Luận văn Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững

MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bình Phước là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế nông nghiệp phát triển với cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, có diện tích đất nông – lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 82,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông - lâm nghiệp ở Bình Phước. Thị xã Đồng Xoài được thành lập năm 1999, thuộc tỉnh Bình Phước, có 16.957 ha diện tích tự nhiên và 50.758 nhân khẩu. Thị xã Đồng Xoài gồm 8 đơn vị hành chính cơ sở. Đó là các phường Tân Đồng, Tân Xuân, Tân Bình, Tân Phú, Tân Thiện và các xã Tiến Thành, Tân Thành, Tiến Hưng. Thị xã đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa nhưng nhìn chung nông nghiệp vẫn là thế mạnh ở Đồng Xoài, trong đó các vườn nhà với diện tích nhỏ lẻ đã hình thành từ lâu đời cùng một số trang trại xuất hiện gần đây trồng các loài cây công nghiệp như Điều, Tiêu, Cà phê, Nhãn, Cam, Xoài, là nguồn thu nhập chính của người lao động. Vườn nhà ở Đồng Xoài không những mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân bằng nguồn thu từ sản phẩm nông nghiệp, mà còn kéo theo các dịch vụ chế biến sản phẩm như bóc tách vỏ hạt, phơi sấy, đóng gói tạo công việc làm cho nhiều người. Tuy nhiên, giá các mặt hàng nông sản không ổn định, nhiều hộ dân vẫn còn nghèo khổ. Bên cạnh đó, trình độ thâm canh không đồng đều đưa đến chất lượng nông sản chưa được qui chuẩn; thiếu sự liên kết tiểu vùng, liên kết vùng; chi phí sản xuất cao; đầu ra nông sản bấp bênh; điệp khúc trúng mùa - mất giá luôn là nỗi lo của bà con . Cây trồng ở Đồng Xoài chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm. Những năm gần đây vì chạy theo giá cả thị trường nên nhiều hộ nông dân đã chặt bỏ những vườn cây hàng chục năm tuổi để thay bằng cây trồng khác có giá hơn cũng là cây lâu năm. Chi phí chuyển đổi rất tốn kém nhưng có thực sự hiệu quả và lâu dài không thì còn tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, do chưa có mô hình vườn nhà thích hợp nên các vườn nhà hiện nay tuy phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững. Đó cũng là ý kiến đánh giá chung cho mô hình vườn nhà ở tỉnh Bình Phước hiện nay. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững” hy vọng đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp của thị xã Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước. - Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững và tăng hiệu quả kinh tế trong việc canh tác các kiểu sinh thái vườn nhà. 3. Nội dung nghiên cứu Một số nội dung chính được đặt ra trong đề tài này là: - Tìm hiểu một số điều kiện tự nhiên ở thị xã Đồng Xoài có ảnh hưởng đến sự phân bố và hiệu quả sử dụng các kiểu sinh thái vườn: diện tích, địa hình, hệ thống tưới tiêu. - Nghiên cứu thành phần nông hóa thổ nhưỡng của một số loại đất trồng cây ở vườn nhà (đất đỏ bazan, đất xám bạc màu ) - Phân tích hiện trạng các kiểu sinh thái vườn nhà: diện tích, cơ cấu cây trồng và cây dại, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả kinh tế của các vườn. 4. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2009 đến tháng 2/2010. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vườn nhà (trừ các vườn Cao su) được thành lập từ 5 năm trở lên ở thị xã Đồng Xoài. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 8 xã, phường thuộc thị xã Đồng Xoài đó là: Tân Phú, Tân Bình, Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Xuân, Tiến Thành, Tiến Hưng, Tân Thành. Không nghiên cứu về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất, trong rau quả cũng như sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người nông dân trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 6. Ý nghĩa của đề tài Những kết quả nghiên cứu được của đề tài có thể làm cơ sở để xây dựng và nhân rộng những mô hình sinh thái vườn nhà bền vững, hiệu quả kinh tế cao cho thị xã Đồng xoài nói riêng và toàn tỉnh Bình Phước nói chung. Từ đó, góp phần chuyển dịch và thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững các kiểu sinh thái vườn nhà ở tỉnh Bình Phước.

pdf69 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au đó bón thúc ure, DAP. Tưới nước giếng khoan theo hệ thống ống tưới đã lắp đặt sẵn. Do được cán bộ của Sở Khoa học Công nghệ về hướng dẫn kỹ thuật nên cũng có kiến thức đúng đắn trong việc phòng và trị sâu bệnh cũng như chăm sóc rau theo mùa vụ. Ví dụ giảm dùng thuốc trừ sâu bằng cách tăng cường bắt bằng tay hoặc bẫy bằng đèn. Do trồng rau trong nhà lưới nên ít sâu bệnh vì bướm không vào được. Đặc biệt trồng rau trong nhà lưới có thời gian thu hoạch nhanh hơn bên ngoài từ 3-5 ngày/vụ. Hiện nhà anh Thủy vẫn còn khoảng 500 m2 chưa trang bị cột lưới và ống tưới nên dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa luống rau trồng trong nhà lưới với luống trồng bên ngoài có sự khác biệt rõ rệt về sâu hại. Do giảm chi phí thuốc trừ sâu, thời gian thu hoạch nhanh hơn nên thu nhập tăng hơn nhiều. - Cơ cấu các loài trong vườn rau an toàn Cơ cấu các loài trong vườn rau an toàn của hộ anh Nguyễn Văn Thủy, khu phố Xuân Đồng, phường Tân Thiện với diện tích là 2800 m2 (500 m2 ngoài lưới, 360 m2 đang làm đất) được thể hiện qua bảng 3.14. Bảng 3.14. Cơ cấu loài trong vườn rau an toàn Tên cây, con Diện tích 1 luống (m2) Số luống Số con Ghi chú Xà lách 120 3 Đang thu hoạch Cải xanh 120 1 Đang thu hoạch Cải ngọt 120 1 Mới trồng Cải đuôi phụng 120 2 Đang thu hoạch Mồng tơi 120 1 Mới trồng Rau dền 120 2 Đang thu hoạch Cải ăn bông 120 1 Đang thu hoạch (cải ngồng) Thìa là 120 1 Còn ít Húng dũi 120 1 Còn ít Mùi (ngò) 120 2 Đang để giống Heo 2 Sâu ăn lá Hình 3.14. Vườn rau an toàn - Thu nhập từ vườn rau sạch Bảng 3.15. Thu nhập hàng năm từ vườn rau sạch của anh Nguyễn Văn Thủy Năm Thu (triệu đồng/sào) Chi (triệu đồng/sào) Thu nhập (triệu đồng/sào) 2007 40 15 25 2008 42 16 26 2009 50 15 35 Trong các loại rau thì Cải xanh và Xà lách chi phí ít nhất, thu hoạch nhanh nhất. Xà lách 25 ngày được thu hoạch, mỗi luống 500 kg, giá 3000 đồng/kg. Mỗi tháng tiền bán xà lách khoảng 4.500.000 đồng. Tùy tình hình thị trường mà tăng diện tích trồng từng loại rau cho từng vụ. Nhìn chung mỗi năm thu khoảng 40 -50 triệu đồng/sào. Tuy nhiên mùa mưa số loại rau ít hơn mùa khô do nước ngập lâu làm rau bị thối hoặc giập không bán được 3.1.4.7. Vườn Điều thường Vườn Điều thường với địa hình bằng phẳng có diện tích 7.000 m2 của chị Lê Thị Kim Phước, 28 tuổi, ấp Suối Cam, xã Tiến Thành được trồng từ năm 2000 với giống Điều địa phương. Mẫu đất được lấy ở vườn Điều có Cơ cấu nông hóa thổ nhưỡng được thể hiện qua bảng 3.16 Bảng 3.16. Thành phần nông hóa thổ nhưỡng của đất xám vườn Điều (Ngày lấy mẫu: 29/12/2009) Chỉ tiêu Tầng đất 0 - 20cm 20 – 40 cm 40 – 60 cm pH(H2O) 5,4 5,8 6,8 CHC (%) 2,60 2,74 2,03 N_ts (%) 0,14 0,15 0,10 P2O5_ts (%) 0,21 0,18 0,20 K2O_ts (%) 0,14 0,18 0,17 N_dt (mg/kg) 40 21 12 P_Bray 2 (mg/kg) 24 22 18 K_dt (mg/kg) 63 71 60 Cát (%) 56 46 61 Thịt (%) 5 6 6 Sét (%) 36 48 33 Qua các số liệu trên cho thấy đất xám có tỉ lệ thịt thấp (5 – 6%), tỉ lệ cát cao (46 – 61%), pH(H20) hơi chua. Đất xám nhìn chung rất nghèo mùn, đạm, lân và kali. - Chăm sóc vườn Điều Vườn Điều không có chăm sóc gì nhiều, không tưới nước, một năm phun thuốc diệt cỏ 2 lần, chưa bón phân bao giờ. Không có sâu bệnh nên không phun thuốc trừ sâu. Không dùng thuốc ra bông hay dưỡng quả. Chủ vườn hầu như không có kiến thức chăm sóc cây Điều. - Năng suất và thu nhập từ vườn Điều thường + Năng suất năm 2008: 7 tạ/7.000 m2. + Thu nhập từ điều của hộ chị Phước năm 2008 là 8.400.000 đồng + Chi thuốc diệt cỏ 240.000 đ, còn Thu nhập 8.160.000 đ. Hình 3.15. Vườn Điều thường 3.1.4.8. Vườn Điều xen Tiêu - Do ông Võ Nga, 70 tuổi, tổ 1, khu phố Phú Mỹ, phường Tân Phú làm chủ vườn có diện tích 7 ha Điều, trong đó có 1 sào Tiêu trồng xen Điều để tăng thu nhập và mới trồng (năm 2009) 1 ha Cao su xen Điều để chuẩn bị thay thế Điều. - Tiêu được tưới nước từ nguồn nước tưới là suối làng Ba, chảy ra suối Cam. - Các cây điều 15 năm tuổi đang ở độ cao về năng suất, tuy nhiên đây là giống địa phương nên năng suất không cao bằng giống điều cao sản. Giống điều địa phương có ưu điểm không phải chăm sóc nhiều, đặc biệt không cần tưới nước vào mùa khô.Vườn Điều của ông Nga hầu như ít bón phân, mỗi năm 1 lần có khi dùng DAP, có khi ure hoặc lân với số lượng ít, chỉ có đầu tư phun thuốc tăng ra bông, tăng đậu quả và thuốc trừ sâu khi thấy nhiều sâu. Bảng 3.17. Cơ cấu loài trong vườn Điều xen Tiêu Tên cây, con Diện tích Số lượng Ghi chú Điều 15 năm tuổi 7 ha 650 cây Tiêu 10 năm tuổi 1 sào 150 nọc Cao su 1 ha 50 cây Mới trồng, xen trong Điều Cỏ lào Rất ít Tại thời điểm khảo sát Cây dại khác Rất ít - Riêng Tiêu không dùng thuốc sâu vì ông cho rằng khi Tiêu đã bị sâu bệnh thì không thuốc gì cứu nổi. cũng không phun thuốc diệt cỏ mà chỉ phát hoặc nhổ cỏ vì nếu dùng thuốc diệt cỏ tiêu sẽ chết, thậm chí cũng không cuốc cỏ vì sợ đứt rễ tiêu. Chăm sóc tiêu chủ yếu là tưới nước, bón phân chuồng, nhổ cỏ. Nói chung chi phí cho cây Tiêu, cây Điều của hộ ông Nga không nhiều. Thường mỗi năm chi hết 35- 45 triệu tiền phân bón, thuốc tăng đậu quả cho toàn bộ diện tích. Bảng 3.18. Năng suất và thu nhập của vườn Điều xen Tiêu (tính trên 7 ha Điều và 1 sào Tiêu xen cây Điều) Năm Điều Tiêu Tổng thu (triệu đồng) Chi (triệu đồng) Thu nhập Năng suất (kg/ha) Thành tiền (triệu đồng /7ha) Năng suất (kg/sào) Thành tiền (triệu đồng /sào) (triệu đồng) 2008 2 000 140 150 5,4 145,6 35 110,6 2009 1 800 151,2 150 6 157,2 46 111,2 Hình 3.16. Vườn Điều xen Tiêu 3.1.4.9. Vườn rau gia vị Vườn rau gia vị của anh Nguyễn Xuân Hòa, sinh năm 1960, khu phố 3, phường Tân Đồng có diện tích 7.000 m2 nhưng diện tích canh tác chỉ có 3.000 m2. Địa hình hơi dốc 8-15o. Đất thuộc nhóm đỏ vàng trên đá phiến sét.Vườn được trồng các loại rau gia vị như Kinh giới, Tía tô, Rau răm… Mùa mưa diện tích trồng 2.000 m2, mùa khô giảm xuống 1.000 m2 do thiếu nước. Vào thời điểm khảo sát là mùa khô, trong vườn có một ao với diện tích 400 m2 , 1000 m2 đất đang trồng rau gia vị, 1600 m2 đất để trống. Ao có thả một ít cá để ăn chứ không phải để bán. - Cơ cấu loài trong vườn rau gia vị Bảng 3.19. Cơ cấu loài trong vườn rau gia vị Tên cây, con Diện tích (m2) Số cây Ghi chú Tía tô 144 Đang thu hoạch Kinh giới 386 Đang thu hoạch Tía tô 48 Mới trồng Kinh giới 72 Mới trồng Húng quế 1.500 Thu hoạch xong Húng xoăn 1.500 Thu hoạch xong Sung 5 cây Ven bờ ao Vả 3 cây Ven bờ ao Rau răm 4 Ven bờ ao Khế chua 4 cây Rải rác trong vườn Sả 15 bụi Trên bờ ao sát vườn cạn Tre Xung quanh khu đất lập vườn làm hàng rào. Cỏ dại Một ít Xen lẫn trong rau - Chăm sóc vườn rau gia vị Các loại rau thơm không có sâu bệnh nên không sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ phun thuốc đuổi kiến khi gieo hạt. Ngoài trồng rau, anh còn nuôi heo nái để xuất heo giống. Trong chuồng có 10 con heo nái, đẻ mỗi năm 2 lứa được 180 heo con. Tiền vốn nuôi heo lấy từ tiền bán rau, phân heo chuyển qua biogas làm nguồn phân tưới, bón cho rau. Vườn anh Hòa hầu như không dùng phân hóa học, chỉ sử dụng 1 bao phân ure /năm (50 kg) - Thu nhập từ vườn rau gia vị Về thu nhập từ vườn rau gia vị được thể hiện ở bảng 3.20. Bảng 3.20. Thu nhập hàng năm từ vườn rau gia vị (triệu đồng/năm) Năm Rau gia vị Heo Tổng thu Chi Thu nhập 2008 60 30 90 22 68 2009 68 30 98 24 74 Năm 2009 thu nhập từ vườn rau gia vị của anh Hòa được tăng thêm nhờ tận dụng đất bờ ao, ven lối đi để trồng rau. Hình 3.17. Vườn rau gia vị của anh Nguyễn Văn Hòa Nhận xét: Đây là mô hình mới rất có hiệu quả kinh tế và môi trường, cần được sự quan tâm của các bộ phận cơ quan chức năng. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét thường được đánh giá là loại đất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ phì thấp, khả năng sử dụng cho nông nghiệp bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi trồng các loại rau gia vị như tía tô, kinh giới…lại tỏ ra rất có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên số hộ trồng theo mô hình này ít, chỉ có 2-3 hộ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị xã Đồng Xoài. Nếu nhân rộng mô hình này phải tính đến đầu ra cho bà con nông dân. 3.1.4.10. Vườn Quýt đường ở Tân Thành Vườn Quýt đường ở ấp 4, Tân Thành do anh Trần Văn Bảo, 45 tuổi làm chủ. Vườn có diện tích 4 ha. Địa hình vườn tương đối bằng phẳng, độ dốc < 3o. Đất thuộc loại đất xám. Trước đây anh Bảo trồng Điều cao sản từ năm 2003-2007. Với 4 ha trồng Điều, cây Điều rất tốt nhưng cho ít quả, thu hái được 0,8 tấn hạt/ha. Thu hoạch trong 2 năm nhưng không đáng kể. Vì vậy, năm 2006 anh đã chuyển sang trồng Quýt xen trong Điều để thử nghiệm. Sau đó, anh cưa bỏ Điều để chuyển sang trồng Quýt. Trong số 4 ha Điều cưa bỏ anh trồng 1,8 ha Quýt đường, còn lại trồng Vú sữa. - Cơ cấu các loài trong vườn Quýt đường Cơ cấu các loài trong vườn Quýt đường được thể hiện ở bảng 3.21: Bảng 3.21. Cơ cấu loài trong vườn Quýt đường ở Tân Thành Tên cây, con Diện tích Số lượng Ghi chú Quýt đường 3,5 tuổi 1,8 ha 1200 cây Chuẩn bị thu hoạch Vú sữa 6 tháng 1,8 ha 1400 cây Mới trồng Cà tím 300 m2 Xen trong Quýt Khoai lang 100 m2 Gần nhà ở Khoai môn 50 m2 Gần nhà ở Rau răm 2 m2 Gần nhà ở Mía 4 bụi Gần nhà ở Chuối 20 cây Xung quanh vườn theo hàng rào Cỏ mần trầu Xen giữa các hàng Quýt Để giữ đất ẩm Gà 20 con Ngan (vịt xiêm) 6 con Trùng quế 1 bồn 4 m2 Nuôi để làm phân bón Nhện đỏ 3 -5 con/cây Trên cây Quýt - Biện pháp và kỹ thuật chăm sóc vườn Quýt đường + Bón phân: Bón lót bằng phân trùng quế tự nuôi. Anh tự tìm hiểu cách nuôi trùng Quế, mua giống và nuôi bằng phân của Bò sữa. Trung bình bón phân trùng Quế 20 kg/gốc. Bón phân hóa học (DAP) 100g/gốc, mỗi tháng 1 lần. + Tưới nước: 5 ngày /lần tưới xả (tưới xung quanh vùng rễ); 4 ngày/lần tưới thấm. Có hệ thống giàn tưới thấm. Khi cây ra quả thì tưới xả, khi cây nuôi quả thì tưới thấm. Nguồn nước lấy từ sông Bé (sát vườn). + Trừ sâu: biện pháp chủ yếu là trừ Nhện đỏ. Dùng thuốc Alphamai liều lượng 1,5 lít cho 1,8 ha. Mỗi tháng phun 2 lần cho đến khi thấy hết sâu bệnh. + Chăm sóc ra hoa: Phun thuốc Abamatin chống rụng hoa, mỗi tháng 2 lần. + Chăm sóc ra quả: Phun thuốc giữ quả mỗi tháng 2 lần. + Diệt cỏ: Đầu mùa mưa dùng thuốc diệt cỏ, còn lại phát hoặc cuốc bỏ. Hình 3.18. Vườn Quýt đường của anh Trần Văn Bảo - Thu nhập từ vườn Quýt đường Hiện nay vườn Quýt đường của anh Bảo đang vào vụ. Với 1.200 cây Quýt cho quả sai khoảng trên 20 tấn. Giá mua sỉ tại vườn là 12.000 đ/kg, ước tính thu khoảng trên 240 triệu đồng. Lý do chọn cây quýt đường thay cây điều mà không trồng cao su như nhiều gia đình khác là vườn gần sông, bị ngập trong mùa mưa (1 ha) nên không trồng cao su, gia đình không có công cạo mủ. Ngoài ra thấy một số hộ đã trồng quýt cho năng suất cao, thu nhập cao nên cũng làm theo. Mặt khác trồng quýt nhanh được thu hơn cao su, chi phí ban đầu vì thế cũng ít hơn, phù hợp đối với những gia đình ít vốn. Bảng 3.22. Năng suất và thu nhập của vườn Quýt đường ở Tân Thành (tính trên 1,8 ha đang trồng) Năm Năng suất (tấn/ 1,8 ha) Giá (đ/kg) Thu (triệu đ) Chi (triệu đ) Thu nhập (triệu đ) Ghi chú 2008 2 tấn 9000 18 50 - 32 Quả bói 2009 20 tấn 12 000 240 125 115 Có thể hơn Nhận xét: Nhìn chung trồng Quýt chi phí khá cao, khoảng gần 70 triệu /năm, nhưng lời hơn trồng Điều rất nhiều. Đất vườn quýt đường của anh Bảo thuộc loại đất xám là đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, thịt pha sét – cát, nghèo mùn, đạm, lân và kali. Độ phì không cao nhưng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn trái. Cây quýt cũng thích hợp với loại đất này [31]. Chủ vườn cho biết trước đây trồng điều giống cao sản hầu như không cho trái. Hiện nay trồng quýt đường mới có thu hoạch đã cho năng suất cao; 20 – 40 tấn. Có thể cây quýt thích hợp hơn cây điều đặc biệt là giống điều cao sản khi trồng ở loại đất này. Điều này cần có sự quan tâm của các đơn vị chức năng, các trung tâm giống kỹ thuật … để có thể kết luận về việc qui hoạch cơ cấu cây trồng cho thị xã. 3.1.4.11. Vườn Cam – Bưởi ở Tiến Thành Vườn Cam với địa hình hơi dốc ở ấp Suối Cam, xã Tiến Thành do anh Lê Văn Đông, 40 tuổi làm chủ. Diện tích vườn là 5 sào. Thành phần nông hóa thổ nhưỡng của mẫu đất lấy ở vườn Cam thể hiện ở bảng 3.23: Bảng 3.23. Thành phần nông hóa thổ nhưỡng của đất vườn Cam (Ngày lấy mẫu: 29/12/2009) Chỉ tiêu Tầng đất 0 - 20cm 20 – 40 cm 40 – 60 cm pH(H2O) 5,1 5,2 5,0 CHC (%) 0,73 2,26 0,75 N_ts (%) 0,06 0,13 0,05 P2O5_ts (%) 0,27 0,28 0,31 K2O_ts (%) 0,58 0,58 0,48 N_dt (mg/kg) 7,7 14 8,4 P_Bray 2 (mg/kg) 3,1 7,0 3,8 K_dt (mg/kg) 35 58 37 Cát (%) 70 62 72 Thịt (%) 9 13 9 Sét (%) 21 25 19 Mẫu đất khảo sát thuộc nhóm đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan. Đất có thành phần cơ giới với tỉ lệ cát khá cao (62 – 72%), thành phần dinh dưỡng nghèo – trung bình. - Cơ cấu các loài trong vườn Cam – Bưởi Vườn của anh Đông được xây dựng từ năm 2000, chuyên trồng Nhãn, nhưng do hiệu quả kinh tế kém, nên đến năm 2007, anh đã chặt bỏ Nhãn chuyển sang trồng Cam, Bưởi, Tiêu, rau xanh các loại. Trong vườn Cam - Bưởi của anh Đông ở Tiến Thành có các loài sau: Bảng 3.24. Cơ cấu loài trong vườn Cam – Bưởi ở Tiến Thành Tên cây, con Diện tích Số lượng Ghi chú Bưởi 3 tuổi 2 sào 80 cây Đang thu hoạch Cam 3 tuổi 2 sào 30 cây Đang thu hoạch Tiêu 100 nọc Mới trồng Chanh 1 cây Khế 1 cây Nhãn 2 cây Mướp Leo trên cam, giàn Đậu đũa Leo trên cam, giàn Cà tím Gần mặt đất Khoai lang Sát mặt đất Gà 20 con Bò 1 con Heo 2 con Ngan (vịt xiêm) 3 con - Chăm sóc vườn Cam –Bưởi Anh Đông sử dụng phân chuồng ủ hoai để bón lót; còn bón thúc bằng phân hữu cơ, phân đạm lân kali tự trộn. Trung bình bón phân mỗi gốc 0,5 kg, sau mỗi đợt ra quả phải được bón phân. Cam, Bưởi trong vườn chưa phát hiện sâu bệnh, tuy nhiên đợt sau cùng năm 2009 thì có hiện tượng quả rụng nhiều hơn trước đây. Vườn nhà của anh Đông có ao để lấy nước tưới cho Cam, Bưởi lúc còn nhỏ, tưới cho rau, Đậu đũa, Tiêu … Anh Đông có nhiều hiểu biết về chăm sóc các loại cây trồng trong vườn. - Năng suất và thu nhập từ vườn Cam- Bưởi Vườn Cam – Bưởi của anh Đông có 30 cây Cam là giống Cam xoài quả chín màu vàng, ngọt, thơm; 80 cây Bưởi đã cho quả cách đây 2 năm. Anh cho biết trồng Cam, Bưởi từ cành chiết nhanh cho quả, chỉ sau 1,5 năm đã có quả bói, dễ trồng, cây cho quả quanh năm. Trong thời gian đợi Cam, Bưởi cho thu nhập, anh đã trồng xen thêm Mướp, Cà tím, Bầu một số rau, đậu … Các loại rau, đậu, Mướp, Cà tím, Bầu mang lại thu nhập 70 000 – 80 000đ/ngày. Anh cũng đang trồng thêm 100 nọc tiêu trong vườn. Năm 2009, thu nhập từ Cam, Bưởi khá hơn từ Nhãn. Anh cho biết những năm trước trồng Nhãn, mỗi năm anh thu được 30 triệu đồng/5 sào, trừ tiền chi phí cũng gần hết. Từ khi chuyển sang trồng Cam, Bưởi thu lợi khoảng 40 triệu đồng (mỗi cây bưởi trung bình cho 40 quả, mỗi quả giá 10.000 đ, có 80 cây Bưởi có quả; thu từ Cam được 32 triệu đồng). Bảng 3.25. Thu nhập từ vườn Cam – Bưởi của anh Đông (triệu đồng) Năm Bưởi Cam Rau đậu… Tổng thu Chi Thu nhập 2008 15 15 35 2009 32 32 15 79 35 44 Hình 3.19. Vườn Cam xen Đậu, Mướp… 3.1.5. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài 3.1.5.1. Tình hình sử dụng các loại thuốc diệt cỏ dại Trong các vườn thường gặp một số loài cỏ như Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) P. Beauv.), Cỏ gấu (Cyperus rotundus L.), Mắc cỡ (Mimosa pudica L.), Cỏ Mỹ (Pennisetum polystachyon (L.) Schult.), Cứt lợn (Ageratum conyzoides L.). Để diệt cỏ dại, phần lớn các vườn nhà thường sử dụng thuốc diệt cỏ là Dalapon (Omyden) với lượng thuốc từ 10 - 15 kg pha trong 600 lít nước phun lên Cỏ tranh ở giai đoạn còn non cao 20 - 25 cm. Sau khi phun nếu cỏ tranh còn tái sinh thì tiếp tục phun lần thứ 2 với nồng độ thuốc như trên. Sử dụng thuốc 2,4D với 3 - 4 kg pha trong 600 lít nước phun Cỏ gấu lúc non chưa ra hoa. Thường một năm phun thuốc diệt cỏ 1 - 2 lần. Có 94% số hộ nông dân được khảo sát sử dụng thuốc diệt cỏ, trong đó 82,67% phun thuốc cỏ 2 lần/năm. Chỉ có một số ít hộ diệt cỏ bằng cách phát quang hoặc nhổ cỏ (6%) (Phụ lục 10). Chúng tôi nhận thấy không có vườn nào trồng cây phân xanh để hạn chế sự phát triển của cỏ dại. 3.1.5.2. Tình hình sử dụng hóa chất, phân bón và thuốc trừ sâu bệnh - Sử dụng thuốc kích thích Có 81,33% các vườn cây công nghiệp và cây ăn trái có sử dụng thuốc kích thích, trong đó 68,67% số vườn sử dụng 2 lần /năm; 6,67% sử dụng 3 lần/năm (Phụ lục 10). Các loại cây trồng và loại thuốc thường được sử dụng là thuốc tăng đậu quả CAT (Điều, Xoài), thuốc chống rụng quả F.BO (Xoài, Nhãn, Quýt), tăng ra hoa CAT (Điều, Xoài). Đối với cây Điều bà con hay phun thuốc kích thích cùng lượt với thuốc trừ sâu để đỡ phải phun nhiều lần, giảm chi phí thuê mướn vì công phun thuốc cao hơn những công khác gần gấp đôi. (120.000 đ/công phun thuốc kích thích trong khi những công khác thường 60 000- 70 000 đ/công). - Sử dụng phân bón Có 92,67% số vườn sử dụng phân bón hóa học, trong đó có 78% số vườn bón phân 2 lần/năm. Số vườn sử dụng phân hữu cơ là 94,67%, tất cả số này đều bón 1 lần/năm (Phụ lục 10).Tuy nhiên các vườn Tiêu sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn những vườn trồng các loại cây khác. - Các loài sâu bệnh thường gặp Một loài cây có thể có nhiều loại sâu bệnh hại khác nhau. Các loài sâu bệnh thường gặp ở các vườn thuộc thị xã Đồng Xoài là: + Các loài sâu bệnh thường gặp ở vườn Điều Các loài sâu thường gặp trong vườn Điều là: Bọ xít muỗi (Helopeltis antonii Sign.), Sâu đục ngọn (Alcides sp.), Sâu đục thân (Plocaederus obesus Gahan), Bọ trĩ (Scirthrips dorsalis Hood); ngoài ra còn gặp rải rác một số vườn có Sâu róm đỏ (Cricula trifenestrata Helfer.), Nhện đỏ (Oligonychus sp.). Bệnh thường gặp ở cây Điều là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz. gây ra. + Các loài sâu, bệnh thường gặp ở vườn Tiêu Rệp sáp hay rệp dính (Pseudococcus sp.), Rầy (Elasmognathus nepalens Distant.), Tuyến trùng (Meloidogyne incognita) hại rễ tiêu... Các loại bệnh gồm có: bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici gây nên, bệnh chết chậm do các nấm như Fusarium sp., Rhizoctonia sp., diplodia sp., bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên. + Các loài sâu, bệnh thường gặp ở vườn Cà phê Rệp sáp (Pseudococcus spp.) là loài thường gặp gây hại Cà phê + Các loài sâu, bệnh thường gặp ở vườn Nhãn Trong vườn Nhãn thường gặp Sâu đục trái (Acrocercops cramerella), Bọ xít (Tessaratoma papillosa D., Tessaratoma longicorne Dohm.), Sâu ăn bông (Autoba grisescens). Ngoài ra còn hay gặp loài gây hại nặng nhất cho nhãn đó là Dơi (Pipissellus, Scotophilus). + Các loài sâu, bệnh thường gặp ở vườn Cam Sâu hại cam quýt thường gặp ở Đồng Xoài là: Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella), Bọ xít xanh hại trái (Rhynchocoris humerales, Rhynchocoris longirostris). + Các loài sâu, bệnh thường gặp ở vườn rau Thường gặp sâu tơ (Plutella ma culi peunis curtis), sâu khoang (Pronina litura), châu chấu (Patanga sp.). - Sử dụng thuốc trừ sâu Kết quả điều tra cho thấy ở thị xã Đồng Xoài có 88,67% số vườn sử dụng thuốc trừ sâu, trong đó hầu hết sử dụng 2 lần/ năm (75,3%) để tiêu diệt sâu bệnh. (Phụ lục 10) Các hộ thường dùng thuốc trừ sâu Motox, Bassa, Fastac để phun lên vườn Điều; vườn Nhãn thường được phun Basudin; Bassa, Bi 58, Benlate được sử dụng cho vườn Xoài; để diệt sâu bệnh cho vườn Cam Quýt thường được sử dụng Docytox, Alphamai; còn vườn rau thì dùng thuốc Abamectin, Sherpa, Padan để phun xịt. Bà con nông dân ở Đồng Xoài có thói quen phun thuốc trừ sâu phá hại cây Điều một năm 2 - 3 đợt vào các thời kỳ cây ra chồi non, lá non, thời kỳ cây ra hoa và thời kỳ đậu quả. Thuốc trừ sâu được trộn lẫn thuốc kích thích ra hoa, thuốc dưỡng quả để tiết kiệm công phun thuốc. Mặc dù cán bộ khuyến nông hướng dẫn phun riêng từng loại nhưng bà con vẫn pha trộn phun chung vì công phun thuốc rất đắt (120.000 đ/công). Những hộ có nhiều vốn thường dùng thuốc Fastac vì thuốc này không có mùi hôi. Giá thành cao khoảng 480.000 đ/ha. Những hộ ít tiền thường dùng thuốc Motox giá rẻ hơn, khoảng 110.000 đ/ha. Những hộ trồng Cam, Quýt, Xoài thường sử dụng những loại thuốc trừ sâu như: Docytox, Bassa. Những thuốc này thuộc loại cao cấp so với thuốc trừ sâu Điều vì giá rất cao. Docytox có khi lên tới 70.000 đ/chai 100 ml. Cam, Quýt lại phun nhiều (2 tuần/lần). 3.2. Hiệu quả kinh tế của các vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài 3.2.1. Hiệu quả kinh tế vườn nhà 3.2.1.1. Vườn nhà thuần loại - Vườn Điều: Với mật độ khoảng 100 cây/ha, cây Điều 9 - 10 tuổi trung bình cho 100 - 150 kg hạt tươi, tương đương 20 - 25 kg hạt/cây, một ha cho 1,5 - 2,5 tấn hạt. Giá điều năm 2008 dao động xung quanh mức 13.000 đ/kg. Như vậy một ha Điều được khoảng 26- 32,5 triệu đồng. Sau khi tính trừ chi phí các khoản như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích ra hoa, đậu quả, công lao động… còn lại thu nhập cho 1 ha Điều là 14.038.000 đ. (Phụ lục 6) - Vườn Tiêu: Vườn Tiêu ở thị xã thường chỉ vài sào đất (mỗi sào 1.000 m2). Mật độ trồng Tiêu là 2m x 2m, như vậy một sào được 220 trụ Tiêu. Mỗi trụ gần 2,5 kg quả, một sào cho thu khoảng 5 tạ quả. Giá Tiêu năm 2008 khoảng 40.000 đ/kg, mỗi sào cho thu nhập 22 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí các khoản, còn lại 7.339.600 đ/ sào. Rõ ràng thu nhập từ Tiêu cao hơn Điều rất nhiều. Nhưng không phải đất nào cũng trồng được Tiêu. Một số hộ dân cho rằng cây Tiêu chỉ phát triển tốt và cho năng suất cao khi trồng ở đất mới. Ngoài ra những nơi khô hạn không có nguồn nước tưới thì không thể trồng Tiêu vì cây Tiêu đòi hỏi phải tưới liên tục. Một nhược điểm nữa khiến người nông dân không thích trồng Tiêu là vì giá Tiêu lên xuống thất thường và cây Tiêu dễ bị bệnh. Khi đã có bệnh, Tiêu chết hàng loạt không thể cứu nổi (bệnh chết nhanh). (Phụ lục 8) - Vườn Cà phê: Thông thường Cà phê được trồng khoảng 500 cây/ha. Mỗi ha thu trung bình 2,5-3 tấn hạt. Giá cà phê năm 2008 khoảng 25.000 đ/kg hạt. Vậy mỗi ha cho thu nhập 62.000.000 - 75.000.000 đ. Sau khi trừ chi phí còn lại 38.170.000 đ/ha. (Phụ lục 7) - Vườn Nhãn: Mật độ trung bình của vườn Nhãn khoảng 5m x 6m, vào khoảng 400 cây/ha. Mỗi cây cho khoảng 40 kg quả, giá nhãn tại vườn dao động khoảng 5.000 đ/kg, tính ra mỗi cây thu được khoảng 200.000 đ, mỗi ha cho thu nhập khoảng 80.000.000 đồng, sau khi trừ chi phí các khoản còn lại 24.389.000 đ. (Phụ lục 3). Thực tế 2 năm gần đây không được như vậy vì năng suất giảm do bệnh. - Vườn Cam, Quýt: Mật độ trung bình của Cam, Quýt là 3m x 4m, có khoảng 800 - 1200 cây/ha, mỗi cây cho khoảng 15 - 20 kg quả. Giá Cam, Quýt bình quân 9.000 đ/kg quả, tính ra thu nhập từ 1 ha cam Quýt là 144 - 162 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn khoảng 60 - 67 triệu đồng. Thu nhập từ vườn Cam, Quýt rất cao so với vườn Cà phê, Tiêu, Điều, Nhãn… nên hiện nay rất nhiều hộ đã phá bỏ vườn Nhãn, Tiêu, Điều, Cà phê để chuyển sang trồng Cam, Quýt. Tuy nhiên kinh phí đầu tư cho Cam, Quýt khá nhiều nên không phải hộ nào cũng trồng được. (Phụ lục 5, 9) - Vườn Xoài: Mật độ trung bình của vườn Xoài là 5m x 6m, vào khoảng 300 cây/ha, mỗi cây cho 40 kg quả. Giá Xoài tại vườn dao động ở mức 12.000 - 15.000 đ/kg, tính ra mỗi cây Xoài thu được khoảng 600.000 đ, mỗi ha cho thu nhập 180.000.000 đồng, sau khi trừ chi phí các khoản còn lại 84.152.500 đ. (Phụ lục 4) - Vườn rau: Theo anh Thủy nhóm trưởng nhóm rau an toàn ở Tân Thiện, thu nhập từ vườn rau các loại của anh mỗi năm cho 35 triệu đồng/sào. So sánh thu nhập từ các vườn nhà trồng cây khác nhau cho thấy ở bảng 3.26 Bảng 3.26. Thu nhập từ một số vườn cây trồng khác nhau Loại vườn Thu (triệu đ/ha) Chi phí (triệu đ/ha) Thu nhập (triệu đ/ha) Điều 26 11,962 14,038 Tiêu 220 140,66 70,34 Cà phê 75 36,83 38,17 Xoài 180 95,847 84,152 Nhãn 80 55,611 24,389 Cam sành 144 83,189 60,811 Quýt đường 162 94,997 67,002 Nhận xét: Trong các loại vườn trên, vườn Điều cho thu nhập thấp, chi phí đầu tư cũng rất thấp. Trồng cây Điều phù hợp với những hộ không nhiều vốn, chủ hộ ít hiểu biết về kỹ thuật canh tác, chăm sóc, hầu như chỉ đợi đến mùa thì nhặt quả. Mặt khác, ở thị xã Đồng Xoài vốn thiếu nước, không hề có hộ nào tưới Điều trong mùa khô nên không phải đầu tư máy bơm, ống dẫn nước…Trong những năm giá Điều thấp thậm chí nhiều hộ bỏ vườn không chăm sóc nhưng vẫn có quả tuy không nhiều. Hiện nay Trung tâm Khuyến nông thị xã chuyển giao giống Điều cao sản, hướng dẫn kỹ thuật trồng tới tận các hộ dân nên một số hộ đã có vườn Điều năng suất cao 2,5 - 3 tấn/ha. Tuy nhiên do thu nhập từ vườn Điều thấp nên khá nhiều chủ vườn đã chuyển sang trồng Cao su. Hầu hết các vườn Điều ở thị xã Đồng Xoài, đặc biệt là ở xã Tiến Thành, Tân Thành đang được trồng xen Cao su để chuẩn bị thay thế cho cây Điều. Bảng 3.27. Biến động diện tích trồng cây công nghiệp trong thị xã (ha) Cây \ Năm 2006 2007 2008 2009 Cà phê 111.8 110.5 120.5 112.7 Cao su 1661.6 1848.8 3702.5 4186.7 Tiêu 77.2 54.8 49.8 57.8 Điều 5893.2 5755.1 4579.1 4628.9 ( Nguồn: Phòng Kinh tế - Nông nghiệp thị xã, Báo cáo năm 2009)[26] Sự thay đổi diện tích trồng cây công nghiệp ở thị xã thể hiện ở hình 3.20. Hình 3.20. Biến động diện tích trồng cây công nghiệp trong thị xã Đồng Xoài. Những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2008, 2009 diện tích trồng điều đang giảm mạnh trong khi diện tích trồng cao su tăng rất nhanh. Tuy nhiên theo chúng tôi, không nên phá bỏ vườn Điều vì loài cây này tỏ ra thích hợp trên vùng đất xám với khí hậu khô nóng của thị xã Đồng Xoài. Điều là mặt hàng xuất khẩu có thể thu ngoại tệ, với các dịch vụ kéo theo tạo công việc làm cho nhiều người. Vấn đề là phải cải tạo vườn Điều để nâng cao năng suất, chất lượng để có thể tăng thu nhập. 3.2.1.2. Vườn nhà trồng xen - Vườn Điều trồng xen Khoai mì: Vào lúc cây Điều 1 - 3 năm tuổi chưa khép tán và chưa cho thu nhập nên các hộ gia đình thường trồng xen Khoai mì. Lúc này Khoai mì lại trở thành thu nhập chính. Với năng suất 1 tấn/ha, giá bán củ tươi 1.400 – 1.500 đ/kg, thường 1 ha cho khoảng 14 - 15 triệu đồng. - Vườn Điều trồng xen Ca cao: Mỗi ha Ca cao trồng xen cho khoảng 30 triệu đồng, thu nhập từ Điều 25 - 30 triệu đồng, như vậy mỗi ha cho 55- 60 triệu đồng, gấp đôi so với vườn Điều thuần. - Vườn Cam trồng xen rau đậu: Mô hình này vừa có hiệu quả kinh tế vừa có tác dụng cải tạo đất. Nếu tính trên 1m2, thì mô hình này cho thu nhập cao nhất 82.000 đ/1m2 (thu nhập từ Cam là 67.000 đ/m2, từ các rau đậu là 15.000 đ/m2). Tuy nhiên diện tích của những mô hình này thường nhỏ do cần nhiều công chăm sóc. 3.2.2. Một số mô hình vườn có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường 3.2.2.1. Mô hình Điều bền vững Còn gọi là mô hình Điều sạch. Điều sạch ở đây có nghĩa là không sử dụng một số hóa chất độc hại gây ô nhiễm đất như thuốc diệt cỏ 2,4 D; thuốc diệt cỏ Balamat, chỉ được dùng thuốc diệt cỏ có gốc Glyposate do không lưu trong đất lâu. Về thuốc trừ sâu cấm sử dụng DDT, 666, Bi 58. Sau khi phun thuốc phải xử lý bao bì đúng quy định. Kết hợp với dự án trồng xen Ca cao, mô hình này vừa có hiệu quả kinh tế cao (thu nhập gấp đôi Điều thuần) vừa có lợi trong bảo vệ môi trường. 3.2.2.2. Mô hình rau an toàn Do trồng rau trong nhà lưới nên giảm được sâu bệnh do đó giảm chi phí thuốc trừ sâu, thời gian thu hoạch nhanh hơn. Vì vậy thu nhập tăng đáng kể so với các loại hình trồng rau thông thường khác. Mô hình này vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường do giảm sử dụng thuốc trừ sâu. 3.2.2.3. Mô hình trồng xen Ca cao dưới tán Điều Đây là mô hình đang được Dự án Success Alliance – Việt Nam thử nghiệm trồng xen Ca cao dưới tán Điều ở Bình Phước. Bắt đầu từ năm 2005, đến nay một số hộ đã có thu hoạch từ Ca cao. Trong vườn Điều, Ca cao được trồng với mật độ 200 cây/ha, tương đương với diện tích trồng thuần 0,5 ha Ca cao. Với hình thức trồng xen này, cây Điều có tác dụng che bóng và chắn gió cho cây Ca cao phát triển. Có cây Điều che bóng, về mùa khô đất trong vườn trồng xen vẫn giữ được độ ẩm; trong quá trình chăm bón, không cần tưới nước mà cây Ca cao vẫn phát triển tốt. Mùa mưa làm cỏ cho cả Điều và Ca cao. Thu nhập từ vườn Điều – Ca cao gấp đôi so với Điều thuần. Bảng 3.28. Chi phí và tổng thu mô hình vườn Điều trồng thuần và xen Ca cao (triệu đồng/ha) Năm tuổi Mô hình Ca cao- Điều Mô hình Điều thuần Chi phí Tổng thu Chi phí Tổng thu 1 22,4 23,4 9,9 23,4 2 13,7 23,4 9,9 23,4 3 14,4 23,4 9,9 23,4 4 17,4 38,4 9,9 23,4 5 18,8 53,4 9,9 23,4 6 21,8 68,4 9,9 23,4 7 - 20 21,7 68,4 9,9 23,4 (Nguồn: Bản tin Khuyến nông- Khuyến ngư Bình Phước, 2009)[3] 3.2.2.4. Mô hình Cam, Bưởi xen rau đậu Mô hình này cho thu nhập quanh năm. Trong khi nếu chỉ trồng Cam, Bưởi thì thu nhập có mùa. Trong vườn có nhiều tầng, các loại cây trồng bổ sung cho nhau, vừa đỡ công chăm sóc (chẳng hạn tưới nước là tưới luôn cho cây tầng trên cũng như cây tầng dưới), cỏ dại cũng ít hơn. Đối với những hộ diện tích nhỏ, ít vốn càng nên áp dụng mô hình này. 3.2.2.5. Mô hình rau gia vị Đây là mô hình dường như rất mới ở thị xã Đồng Xoài: chỉ chuyên trồng rau thơm và một số rau gia vị khác. Mô hình này có ưu điểm là không tốn tiền mua giống rau, không tốn tiền mua thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cũng được sử dụng rất ít, tiền bán rau lại khá cao so với các loại rau khác, đặc biệt là có một vài rau thơm rất dễ trồng, dễ sống, dễ chăm sóc (Kinh giới, Tía tô). So với mô hình trồng rau trong nhà lưới mô hình này có ưu điểm hơn đó là không tốn tiền đầu tư cho lưới, cột kẽm, ống tưới… mà vẫn ít sâu bệnh. Kết hợp với ao trên bờ trồng cây Sung, Vả, Khế xanh, Chuối chát…, ven bờ gần mặt nước trồng các loại rau Răm, Ngổ…, các khoảng trống đều được tận dụng. Mô hình này có hiệu quả hơn cả trong số các mô hình vườn kể trên. Tuy nhiên để mở rộng diện tích hoặc nhân rộng mô hình này có lẽ phải tính đến đầu ra cho các chủ vườn, vì nhu cầu ở thị xã Đồng Xoài cũng không lớn lắm. 3.3. Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển mô hình sinh thái vườn nhà bền vững tại thị xã Đồng Xoài Qua các kết quả điều tra, phân tích và đánh giá các yếu tố tự nhiên, xã hội và các mô hình canh tác vườn nhà của thị xã Đồng Xoài đã cung cấp cơ sở đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc chuyển đổi một số giống cây trồng, xây dựng mô hình canh tác nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển của thị xã Đồng Xoài. Do đó, việc lựa chọn bố trí cây trồng sao cho hợp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn, để khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên sẵn có, phát huy lợi thế cạnh tranh của địa phương, đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương . 3.3.1. Quan điểm và mục tiêu việc xây dựng và phát triển mô hình sinh thái vườn nhà bền vững tại thị xã Đồng Xoài Khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, nguồn nước tại từng xã, phường để xây dựng mới hay phát triển mô hình sinh thái vườn nhà bền vững thích hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ tốt môi trường. Quan điểm bao trùm toàn bộ giải pháp này là dựa trên cơ sở sinh thái học và kinh tế môi trường mà xây dựng mô hình vườn nhà bền vững thích hợp để cho có Thu nhập nhiều, thu nhập cao và ổn định trên một đơn vị diện tích, góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống người dân. Phát triển hàng hóa theo cơ chế thị trường, xây dựng cơ sơ vật chất đồng bộ cho toàn thị xã (nội và ngoại ô thị xã), hỗ trợ nông nghiệp, thúc đẩy phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến. Trên cơ sở lựa chọn mô hình sinh thái vườn nhà thích hợp, lựa chọn được các cây trồng thích hợp cần phải thâm canh thông qua việc sử dụng giống mới có năng suất và chất lượng cao, phải đảm bảo thực thi đầy đủ quy trình kỹ thuật đối với từng loại cây trồng. 3.3.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và phát triển mô hình sinh thái vườn nhà bền vững tại thị xã Đồng Xoài Ngoài những căn cứ cơ sở về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố xã hội, lao động đã được phân tích và trình bày ở các phần trên, để hướng phát triển các mô hình vườn nhà được hiệu quả hơn, cần phân tích thêm một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp và canh tác vườn nhà như sau: 3.3.2.1. Căn cứ kết quả nghiên cứu các mô hình sinh thái vườn nhà thuộc thị xã Đồng Xoài Toàn thị xã Đồng xoài có rất nhiều mô hình vườn nhà khác nhau như: vườn nhà thuần loại (vườn Điều, vườn Tiêu, vườn Cà phê,…) và vườn nhà trồng xen (vườn Điều - Khoai mì, vườn Điều - Đậu xanh, Điều - Ca cao,…) được canh tác trên 4 loại đất đặc trưng (đất xám; đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan; đất nâu vàng trên phù sa cổ; đất đỏ vàng trên phiến sét) với 3 loại địa hình (địa hình bằng phẳng; địa hình hơi dốc từ 0 - 8o và địa hình dốc từ 8 -15o). Với mỗi loại đất, địa hình khác nhau sẽ có những loài cây trồng thích hợp khác nhau, từ đó sẽ có những mô hình vườn nhà thích hợp khác nhau. 3.3.2.2. Khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Các sản phẩm được sản xuất trên địa bàn thị xã khá phong phú về chủng loại tuy nhiên vẫn không đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nội vùng về một số mặt hàng hóa như rau củ quả và một số mặt hàng xuất khẩu không đảm bảo về chất và lượng như Điều, Cà phê, Tiêu,…Vì vậy, việc xây dựng phát triển mô hình vườn nhà ngoài việc chú ý đến phát triển nguồn hàng hóa nông phẩm dồi dào, đảm bảo chất lượng còn phải chú ý đến tiềm năng tiêu thụ nông sản của thị trường các mặt hàng này. 3.3.2.3. Khả năng mở rộng diện tích vườn nhà bền vững Hiện nay, thị xã Đồng Xoài có tốc độ đô thị hóa ngày càng cao nên diện tích nông nghiệp nói chung, diện tích các vườn nhà nói riêng có xu hướng ngày càng thu hẹp. Do đó, việc mở rộng diện tích đất vườn nhà cho thị xã là một vấn đề khó. Tuy nhiên, chúng ta có thể tăng diện tích vườn nhà bằng cách cải tạo những vườn nhà không hiệu quả, không tốt cho môi trường thành mô hình sinh thái vườn nhà bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, có thể mở rộng canh tác trên phạm vi đất chưa canh tác và chuyển một phần đất có độ dốc từ 15 – 200 sang đất nông lâm kết hợp. 3.3.2.4. Khả năng phát triển công nghiệp chế biến Thị xã Đồng Xoài có thế là một trung tâm tỉnh lị, có nguồn nguyên liệu tập trung được đưa về từ nhiều vùng lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Đà Lạt,…) và có cơ cấu kinh tế đang trên đường chuyển dịch sang hướng công nghiệp hóa. Do đó, có thể hướng công nghiệp hóa vào phát triển các cơ sở chế biến nông sản như: Điều, Cà phê, Tiêu, cây lương thực,… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hút lao động, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu, cùng với phát triển dịch vụ để tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa. 3.3.3. Đề xuất một số mô hình sinh thái vườn bền vững Từ kết quả nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, qua việc tìm hiểu thực trạng vườn và khảo sát tham quan một số mô hình có hiệu quả kinh tế và môi trường, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau: - Tăng hiệu quả sử dụng đất: Hiện nay, đất canh tác cho nông nghiệp có xu hướng giảm ở thị xã Đồng Xoài nên mô hình trồng xen được xem là hiệu quả nhất vì nó làm tăng hiệu quả sử dụng đất cho địa phương: + Trong vườn không nên trồng chỉ một loại cây công nghiệp (Điều, Tiêu, Cà phê,…) hay cây ăn quả (Xoài, Bưởi, Cam, Nhãn,…), mà nên trồng thêm cây khác xen vào cây trồng chính như xen Ca cao hay xen các loại rau màu khác như: Khoai mì, Đậu, rau cải,…). + Một số mô hình vườn nhà đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được phổ biến đến các hộ dân và nhân rộng: * Trên vùng đất xám: mô hình vườn Điều xen Ca cao, Điều xen Khoai mì, Điều xen hoa cảnh. * Trên vùng đất đỏ vàng: mô hình vườn Bưởi xen Quýt, Điều xen Tiêu và rau đậu, vườn rau sạch. rau màu. + Tận dụng diện tích đất ngoài rìa, ven bờ để trồng xen cây ngắn ngày như Khoai môn, Khoai lang, Đậu xanh, Dứa,… - Cải tạo đất: Những năm gần đây, thời tiết khí hậu thay đổi bất thường, ngày càng xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa, mưa lớn gây sạt lở, xói mòn, rửa trôi đất, đặc biệt là ở vùng đất dốc khiến cho năng suất và chất lượng cây Điều ngày càng giảm. Do đó, việc canh tác kết hợp với việc chăm sóc, cải tạo đất ở những loại đất không tốt, có độ dốc cao cần được quan tâm để góp phần bảo vệ đất canh tác và nâng cao hiệu quả canh tác. + Đối với loại đất ở địa hình dốc, ta nên trồng thêm những loại cây làm thảm xanh cho đất, có khả năng cải tạo đất và giữ đất. Ví dụ: Mô hình trồng Lạc dại (Arachis pintoi) trong vườn Điều dốc (150). Trồng Lạc dại không chỉ chống xói mòn cho đất mà còn góp phần cải tạo đất, hạn chế được sự thoát hơi nước của đất, góp phần giữ ẩm cho cây trồng. Đặc biệt, sau một thời gian khi cây lạc dại đã phát triển và phủ kín toàn bộ khu vườn thì bà con nông dân có thể cắt tỉa để làm thức ăn cho gia súc. + Trồng cây phân xanh cải tạo đất: cây Đậu dại (Phaseolus), cây Muồng (Cassia), cây họ Đậu (Fabaceae) khác … - Đảm bảo đa dạng sinh học: + Ngoài việc trồng nhiều loại cây, cần chú ý nuôi thêm một số vật nuôi như bò, heo, gà, ngỗng …v.v. Nuôi bò, heo để có thêm nguồn phân hữu cơ bón cho đất. Ngỗng có thể ăn cỏ trong vườn. + Đào ao thả cá + Trong quá trình phòng trừ sâu bệnh nên chú ý không diệt luôn cả các loài thiên địch của sâu bệnh như kiến vàng. - Hệ thống tưới tiêu: Nên đào ao trữ nước vừa đảm bảo có nguồn nước tưới tiêu vừa nuôi cá góp phần tăng thu nhập cho các hộ làm vườn. Do ở thị xã Đồng Xoài có điều kiện đất đai và khí hậu không thuận lợi như đất xám có tỉ lệ cát cao, nghèo dinh dưỡng, mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng nên vấn đề nguồn nước tưới cho cây trồng là rất quan trọng - Bảo vệ môi trường sinh thái: + Chăm sóc đúng kỹ thuật và đầu tư đúng mức, tránh lạm dụng phân hóa học, phân chuồng phải ủ hoai đúng quy trình. + Sau khi sử dụng phân hóa học, phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ phải xử lý dụng cụ, bao bì đúng quy định. + Sử dụng các biện pháp cơ học trong phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc phòng là chính. Ví dụ bẫy bướm bằng đèn, bắt sâu, dùng lưới chống dơi, trồng rau trong nhà lưới,… + Thường xuyên vệ sinh vườn tược bằng cách phát quang, làm cỏ, tỉa cành cho thông thoáng để hạn chế mầm bệnh. Đối với cỏ dại không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ mà nên có biện pháp hạn chế như trồng cây phân xanh. Một mô hình vườn nhà được minh họa qua hình 3.21: Hình 3.21. Mô hình vườn trồng xen 3.3.4. Đề xuất hệ thống các giải pháp thực hiện xây dựng và phát triển mô hình sinh thái vườn nhà bền vững tại thị xã Đồng Xoài 3.3.4.1. Chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất Vai trò của khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ có vị trí đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển vườn nhà nói riêng. Các lĩnh vực cần được tập trung là chọn, tạo giống (Điều, Cao su, Tiêu; một số loài cây ăn quả đặc sản; các cây lương thực chính) mới; áp dụng công nghệ sinh học, kỹ thuật sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm giá thành sản phẩm và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hỗ trợ cho việc nghiên cứu, nhập, sản xuất, cung ứng, đổi mới giống cây trồng, giúp đỡ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất như chuyển giao quy trình trồng chăm sóc một cách đầy đủ và có hệ thống. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác trên đất dốc nhằm sử dụng lâu bền tài nguyên đất. Nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; nhanh chóng nhân rộng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp. 3.3.4.2. Giải pháp về chính sách - Chính sách đất đai: thị xã cần có kế hoạch xây dựng và phân vùng đất đai cho từng xã, phường với những mô hình vườn bền vững phù hợp với quy hoạch chung của thị xã Đồng Xoài về quỹ đất cho nông nghiệp, công nghiệp và đô thị,… - Chính sách tín dụng: các tổ chức tín dụng như ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng đầu tư, ngân hàng người nghèo,… mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi mô hình vườn nhà bền vững. Khoanh nợ cho các hộ chưa có điều kiện trả vay chu kỳ trước để vay cho chuyển đổi trong thời gian tới. - Chính sách thuế: thực hiện chính sách miễn giảm toàn bộ thuế sử dụng đất vườn cho vùng sản xuất trong khu vực đồng bào dân tộc, hộ nghèo và giảm 50% thuế đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khác. - Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nội và ngoại ô thị xã. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống cấp thoát nước, ưu tiên vốn cho sửa chữa, nâng cấp các công trình phục vụ tưới tiêu cho vùng. 3.3.4.3. Tăng cường công tác tiếp thị và tạo thị trường tiêu thụ nông sản Đây luôn là vấn đề sôi động của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. Bản thân các nông hộ không thể tìm cho mình một thị trường và quyết định giá nông phẩm. Do đó, các ngành chức năng cần giúp người dân tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm, theo dõi nhu cầu tiêu thụ và biến động giá cả thị trường giúp nông dân ổn định sản xuất nông sản chính. Kết hợp với các ngành khác như du lịch để tổ chức các hội chợ, triển lãm…, nhằm tạo điều kiện quảng bá nông sản của vùng. 3.3.4.4. Phát triển công nghiệp chế biến Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào khâu sau thu hoạch, bảo quản và chế biến thô, chế biến thành phẩm tại địa phương để nâng cao chất lượng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhất là đối với các nông sản có giá trị kinh tế cao như: cao su, điều, ca cao, tiêu, rau sạch… Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong tỉnh, cả nước hay xuất khẩu. CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Từ những nghiên cứu về hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, chúng tôi rút ra những kết luận sau: - Các vườn nhà với cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp mà cây Điều chiếm phần lớn (không tính Cao su), cây ăn quả không có nhiều chủng loại, ngoài ra còn một số loài rau gia vị, rau xanh. - Những vườn có diện tích lớn (> 10.000m2) đa số là vườn Điều thuần loại trên đất xám nghèo dinh dưỡng gặp ở 3 xã (Tiến Thành, Tiến Hưng và Tân Thành) của thị xã Đồng Xoài. Một số ít vườn diện tích vừa là vườn Tiêu, Cà phê, Nhãn, Xoài. Còn lại là các vườn có diện tích nhỏ trồng xen các loại cây khác nhau. Có nhiều vườn nhà bố trí theo mô hình vườn - ao - chuồng và các hộ thường nuôi cá rô phi, gà, vịt, heo với qui mô nhỏ. Trong các vườn không trồng cây phân xanh phủ đất hay cây cải tạo đất. - Tính hiệu quả kinh tế thì vườn Điều thuần loại cho thu nhập thấp nhất, trung bình khoảng 15 – 25 triệu đ/ha. Mô hình này chỉ thích hợp cho những hộ không có nhiều vốn, kiến thức canh tác hạn chế, diện tích vườn rộng, thiếu nhân lực hoặc sức lao động yếu. Nhìn chung hiệu quả kinh tế vườn thuần loại không cao bằng vườn trồng xen. Thu nhập của vườn trồng xen bình quân khoảng 60 – 90 triệu đ/ha. - Những mô hình vườn nhà có hiệu quả cao hiện nay là mô hình Điều – Ca cao, mô hình Cam – Chôm chôm, Cam – Quýt đường, Quýt đường – rau đậu đều cho thu nhập cao hơn vườn thuần loại. Tuy nhiên hầu như chủ vườn chưa quy hoạch đúng nên còn mang tự phát, có tính chất vườn tạp, giống như tiết kiệm đất, trồng nhiều loại cây để có tiền thu nhập thêm quanh năm, mùa nào thức nấy, không chủ động trong việc xuất bán với số lượng lớn. 4.2. Đề nghị - Đối với nông dân + Tất cả bà con nên tham gia hội Nông dân và sinh hoạt tích cực để học tập, trao đổi kinh nghiệm và được hướng dẫn khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo vệ sinh môi trường. + Áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật đã được hướng dẫn, từ bỏ những tập quán canh tác không phù hợp. + Tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Đối với phân hóa học và thuốc trừ sâu phải đảm bảo sử dụng đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, xử lý bao bì theo quy định. + Nên trồng cây phân xanh cải tạo đất và trồng cây phủ đất. + Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. + Cải tạo vườn Điều thuần loại bằng cách đầu tư phân bón, tưới nước, trồng xen ca cao dưới tán Điều. - Đối với chính quyền + Giúp đỡ nông dân về vốn sản xuất. + Tạo điều kiện cho nông dân được học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhiều hơn nữa ở trong nước và nước ngoài. + Tập huấn kiến thức kỹ thuật cho nông dân thường xuyên và phải có sức thuyết phục. + Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho nông dân. Phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường đến từng hộ. Động viên khen thưởng kịp thời các tấm gương điển hình trong phong trào làm kinh tế giỏi và bảo vệ môi trường tốt. - Đề xuất một số mô hình vườn nhà thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương + Mô hình vườn cây công nghiệp: * Mô hình trồng xen Ca cao dưới tán Điều. Áp dụng trên loại đất xám. * Mô hình Điều sạch. Áp dụng trên loại đất xám. + Mô hình vườn cây ăn quả: * Mô hình trồng Cam xen Bưởi hoặc Quýt đường. * Mô hình trồng Cam hoặc Bưởi hoặc Quýt đường xen cây ngắn ngày như Mướp hương, Cà, Rau Đậu… + Mô hình vườn rau: * Mô hình trồng rau trong nhà lưới. * Mô hình trồng rau làm gia vị, rau thơm… TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2004), Kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây ăn trái và môi trường, NXB Nông nghiệp. 2. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2006), Hệ sinh thái và môi trường vườn - Một số biện pháp xử lý và phương pháp phát triển, NXB Nông nghiệp, 79 tr. 3. Bản tin Khuyến nông – Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Bình Phước, tháng 6/2009, Đánh giá hiệu quả mô hình trồng ca cao xen điều, Tác giả: Đặng Thanh Hà, Phạm Hồng Đức Phước, Manuel R. Reyes- ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh và ĐH North Carolina A&T, trang 14-16. 4. Bản tin Khuyến nông – Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Bình Phước, tháng 9/2009, Trồng xen cây lạc dại- Một phương pháp chống xói mòn, rửa trôi và cải tạo lại đất sản xuất- , Tác giả: Đào Thị Bình, Phòng Khuyến nông - Khuyến ngư, trang 12-13. 5. Trần Hán Biên (2009), Quá trình phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 1986-2006, Luận án Tiến sỹ. 6. Báo Bình Phước, ngày 7/12/2009, Rau an toàn bao giờ có chỗ đứng trên thị trường? Phương Thảo – Hải Châu, trang 5. 7. Báo Bình Phước, ngày 9/12/2009, Trồng Quýt xen vườn điều, H.L., trang 4. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo dục Môi trường, NXB Giáo dục. 9. Đặng Đình Chân (1981), Kỹ thuật gieo trồng một số cây phân xanh chủ yếu trên đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng (tập 1), NXB khoa học và kỹ thuật. 11. Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (1998), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp. 12. Cục Thống kê tỉnh Bình Phước (2007), Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2007. 13. Cục Thống kê tỉnh Bình Phước (2008), Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2008. 14. Đường Hồng Dật (1999), Nghề làm vườn (Tập 1): Cơ sở khoa học và hoạt động thực tiễn, NXB Nông nghiệp. 15. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam: tập I, II, III , NXB Trẻ. 16. Hội Nông dân thị xã Đồng Xoài (2008), Báo cáo năm 2008. 17. Thanh Hương (2005), Bí quyết trở thành người làm vườn giỏi, NXB Thanh Hóa. 18. Vũ Công Hậu (1987), Cây ăn trái miền Nam, NXB Nông nghiệp. 19. Vũ Công Hậu (1994), Phòng trừ sâu bệnh hại cây họ Cam, NXB Nông nghiệp. 20. Trần Văn Hòa (1994), Kỹ thuật thiết kế vườn, NXB Nông nghiệp. 21. Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường (2008), Trồng Ca cao, NXB Nông nghiệp. 22. Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường (2008), Trồng Điều, NXB Nông nghiệp. 23. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Lưu Đức Hải, Thân Đức Hiền, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Đình Hòe, Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh (2006) - Khoa học môi trường, NXB Giáo dục. 24. Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh (1995), Nông nghiệp bền vững- Cơ sở và ứng dụng, NXB Nông nghiệp. 25. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2008), Nghiên cứu hệ sinh thái và môi trường vườn tại các cù lao thuộc tỉnh Tiền Giang để phát triển du lịch bền vững, Luận văn Thạc sỹ. 26. Phòng Kinh tế- Nông nghiệp Thị xã Đồng Xoài, Báo cáo năm 2009. 27. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002), Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao Việt Nam, NXB Nông nghiệp. 28. Trần Thị Phú (2004), Đa dạng thành phần loài cây trồng ở vườn nhà Huế, Thông báo khoa học số 3/2004 – Đại học Huế, tr 173 – 179. 29. Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Phước, Phòng Thông tin lưu trữ. 30. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước- Phòng Thông tin kỹ thuật (2002), Kỹ thuật trồng tiêu. 31. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Phước. 32. Trần Thế Tục (2008), Kỹ thuật cải tạo vườn tạp, NXB Nông nghiệp. 33. Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2009), Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà nhằm phát triển du lịch ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Nông nghiệp. 34. Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Xoài (2001), DA Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010. 35. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2009), Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Nông nghiệp, tr. 1751-1757. TIẾNG ANH 36. R.K. Brummitt (1992), Vascular Plant Families and Genera, Royal. Botanic gardens, Kew. 37. Nguyen Thi Ngoc An (1997), A study on the home garden ecosystem in the Mekong river delta and the Ho Chi Minh city. 38. Pablo B. Eyzaguirre, L.N. Trinh, J.W. Watson, N.N.Hue, N.N. De, N.V.Minh, P.Chu, B.R. Sthapit (2002), Agrobiodiversity Conservation and Development in Vietnamese Home Gardens. TRANG WEB 39. 40.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH011.pdf
Tài liệu liên quan