MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập kỷ qua, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trong đó chăn nuôi gia cầm nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm thịt trứng cho xã hội. Theo Hoàng Kim Giao (2005) [4] trong những năm gần đây tốc độ tăng đầu con của đàn gia cầm từ năm 1990 đến năm 2000 là 5%/năm, năm
2002 so với năm 2001 là 6,69%, năm 2003 so với năm 2002 là 8,9%. Tổng đàn gia cầm trong cả nước 179,3 triệu con năm 1990; 215,8 triệu con năm
2001; 233,29 triệu con 2002; 254,057 triệu con năm 2003. Sản lượng thịt gia cầm 151,7 nghìn tấn năm 1990 tăng lên 261,8 nghìn tấn năm 1999; 338,4 nghìn tấn 2002; 372 nghìn tấn 2003. Sản lượng trứng 1,9 tỷ quả /năm 1990 tăng lên 3,71 tỷ quả năm 2000; 4,53 tỷ quả 2002; 4,85 tỷ quả 2003. Cả nước có 2.260 trang trại trong đó có 119 trang trại giống, 12 trang trại giống gốc do Trung ương quản lý và 16 cơ sở của các địa phương quản lý.
Hình thức chăn nuôi gia cầm của Việt Nam trong những năm gần đây:
85% số nông hộ chăn nuôi gia cầm (có thể chuyên, thường xuyên hoặc chỉ một thời gian ngắn), 15% gia cầm được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, 20% gia cầm được chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp, 65% số gia cầm được chăn nuôi theo phương thức truyền thống, 80% gà công nghiệp thuộc sự quản lý của nước ngoài, 75% gà thả vườn (bán công nghiệp) thuộc quản lý của các Công ty Việt Nam và các nông hộ.
Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học để chọn lọc ra những giống gia cầm nhập nội, năng suất chất lượng cao như gà công nghiệp, gà chăn thả, vịt siêu thịt, vịt siêu trứng, ngan Pháp, chim bồ câu Pháp, đà điểu; đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Các kết quả nghiên cứu trong chăn nuôi và phòng trị bệnh đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.
Ở Việt nam hiện nay chăn nuôi gà ngày càng được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp trong phạm vi cả nước từ thành phố, tỉnh, huyện, đến các hộ nông dân. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm thịt gà như: Thịt gà chắc, thơm ngon, không có thuốc kháng sinh . Mặt khác các giống gà phải phát huy tốt trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp và bán chăn thả tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp.
Từ năm 1996 Việt Nam đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có năng suất khá cao, chất lượng thịt tốt hợp thị hiếu người tiêu dùng và thích hợp với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp như gà Kabir, gà Tam Hoàng, Lương Phượng . Trong đó giống gà Lương Phượng có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng, đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Gà Lương Phượng có dáng bề ngoài gần giống với gà Ri của Việt Nam, lông màu vàng. Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt, hoặc nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi.
Môi trường chăn nuôi và công tác vệ sinh phòng bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng và hiệu quả thành công hay thất bại của việc chăn nuôi gà đặc biệt là trong tình hình hiện nay dịch cúm gia cầm đang có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào, nơi đâu khi không đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá với tính năng khử trùng tương đối hiệu quả và đặc tính an toàn với người sử dụng và vật nuôi cũng là một biện pháp phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi hiện nay. Nhằm góp phần đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá đến khả năng sinh trưởng, sinh sản của gà tìm ra biện pháp tối ưu để sử lý môi trường vệ sinh phòng bệnh thích hợp, rẻ tiền, an toàn sinh học có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng sản phẩm, người trực tiếp chăn nuôi từ đó đem lại lợi ích kinh tế cao nhất trong sản xuất.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Nghiên cứu hiệu quả sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit trong chăn nuôi gà tại Thái Nguyên"
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tác dụng của dung dịch điện hoạt hoạt hoá anolit và catolit với môi trường chăn nuôi gà.
- Nghiên cứu tác dụng hiệu quả của dung dịch anolit và catolit đến khả năng sản xuất và sức đề kháng của gà được nuôi tại Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Qua sử dụng dung dịch điện hoạt hoá, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi gà đối với một số loại khí độc và một số loại vi khuẩn.
- Đánh giá tác dụng của dung dịch anolit và catolit đến khả năng sinh sản, sinh trưởng của gà nuôi tại Thái Nguyên.
- Bổ xung thông tin cho các nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp chăn nuôi gà hiệu quả kinh tế cao trong môi trường chăn nuôi bền vững.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit trong chăn nuôi gà 4
1.1.1.1. Nguyên lý hoạt động của thiết bị ACAWA 4
1.1.1.2. Khả năng khử trùng của dung dịch ĐHH 6
1.1.1.3. Tính ưu việt của dung dịch ĐHH anolit và catolit trong phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm 7
1.1.1.4. Các ứng dụng của dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gia cầm 8
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng năng suất của gia cầm 12
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng, khả năng cho thịt của gà 13
1.1.4. Cơ sở khoa học ảnh hưởng của môi trường tới sức sản xuất của gà thịt 14
1.1.5. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản 18
1.1.6. Sức sống và khả năng đề kháng bệnh của gia cầm 23
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 26
1.2.3. Nguồn gốc và một số đặc điểm của giống gà Lương Phượng 28
Chương 2. ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.1. Nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi 29
2.2.2. Thí nghiệm sử dụng dung dịch điện hoạt hoá trong chăn nuôi gà Lương Phượng 30
2.2.2.1. Đối với gà thịt 30
2.2.2.2. Đối với gà sinh sản 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu và sử lý số liệu 38
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi gà 39
2.3.1.2. Phương pháp thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gà Lương Phượng 39
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 40
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. Kết quả nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi gà Lương Phượng 42
3.1.1. Nồng độ một số khí độc trong chuồng nuôi 42
3.1.2. Mức độ nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli trong chuồng nuôi . 43
3.2. Kết quả thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gà Lương Phượng 45
3.2.1. Đối với gà Lương Phượng nuôi thịt 45
3.2.1.1.Tỷ lệ nuôi sống 45
3.2.1.2. Sinh trưởng tích luỹ của gà Lương Phượng nuôi thịt 47
3.2.1.5. Tiêu thụ thức ăn của gà Lương Phượng nuôi thịt 53
3.2.1.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 55
3.2.1.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà Lương Phượng nuôi thịt 56
3.2.2. Kết quả đối với gà Lương Phượng sinh sản 58
3.2.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng qua các tuần tuổi 58
3.2.2.2. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ bình quân của gà Lương Phượng ở các tuần tuổi 60
3.2.2.3. Khối lượng trứng gà Lương Phượng ở các tuần tuổi 62
3.2.2.4. Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn làm giống 64
3.2.2.5. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của gà Lương Phượng. 65
3.2.2.6. Tình hình mắc bệnh trên gà Lương Phượng sinh sản 67
3.2.2.7. Sơ bộ hạch hiệu quả kinh tế đàn gà thí nghiệm 68
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 70
1. Kết luận 70
1.1. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi 70
1.2. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá đã có tác dụng tích cực đến sinh trưởng, sinh sản của gà Lương Phượng, nâng cao hiệu quả kinh tế 70
2. Tồn tại, đề nghị 72
2.1. Tồn tại 72
2.2. Đề nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hiệu quả sử dụng dung dịch điện hoạt hóa anolit và catolit trong chăn nuôi gà tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trở đi mặc dù thời tiết trong thời gian này
nhiệt độ cao, ẩm độ cao nhưng tỷ lệ gà chết của cả 2 lô thí nghiệm và đối
chứng trong giai đoạn này tương đối ổn định. Tỷ lệ nuôi sống của lô gà TN và
ĐC đến lúc 70 ngày tuổi mặc dù nuôi vào vụ hè thu, nhiệt độ nóng, ẩm độ cao
nhưng vẫn đạt tỷ lệ nuôi sống từ 95% trở lên. Kết quả trên cho thấy do sử dụng
dung dịch điện hoạt hoá nên lô thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống cao hơn lô đối
chứng là 1,34%.
3.2.1.2. Sinh trưởng tích luỹ của gà Lương Phượng nuôi thịt
Khối lượng cơ thể gà là chỉ tiêu hết sức quan trọng và đáng quan tâm
đối với các nhà chăn nuôi, nó quyết định phần lớn hiệu quả trong chăn nuôi
và là mục đích của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm
nâng cao khối lượng cơ thể gia cầm trong một đơn vị thời gian. Để đo tốc độ
sinh trưởng tích luỹ, chúng tôi tiến hành cân khối lượng đàn gà qua các tuần
tuổi. Từ tuần tuổi thứ 1 đến tuần tuổi thứ 3 cân chung trống mái. Từ tuần tuổi
thứ 4 trở đi cân tách riêng trống mái, kết quả được thể hiện qua bảng 3.4 và
đồ thị 3.1 sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Bảng 3.4: Khối lƣợng gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt qua các tuần tuổi (g)
Tuần
tuổi
Tính
biệt
Lô thí nghiệm Lô đối chứng
n
X
mX
Cv
(%)
n
X
mX
Cv
(%)
SS 150 39,40
8,80 3,14 150 38,50
0,69 2,25
1 105 84,78
0,53 7,25 105 84,12
0,26 6,73
2 105 181,76
0,71 7,49 105 181,25
1,22 6,67
3 105 337,44
5,43 10,11 105 334,38
5,38 7,05
4
Trống 105 550,19a
11,98 7,79 105 546,95
a
15,11 9,06
Mái 105 519,42
b
5,96 7,42 105 522,85
b
6,43 8,30
5
Trống 105 810,28
2,19 9,04 105 804,66
13,26 8,53
Mái 105 727,62
11,79 7,85 105 708,19
1,92 7,92
6
Trống 105 1044,57
26,96 14,66 105 1006,01
7,74 9,52
Mái 105 902,47
7,08 9,53 105 895,61
3,62 13,27
7
Trống 105 1285,14
6,59 10,13 105 1270,76
12,98 10,43
Mái 105 1166,00
16,59 12,70 105 1138,10
12,31 11,72
8
Trống 105 1526,77c
18,94 7,36 105 1501,44
c
27,87 6,76
Mái 105 1371,40
d
21,06 7,81 105 1372,39
d
6,45 8,56
9
Trống 105 1660,95
3,09 5,92 105 1640,01
18,49 5,78
Mái 105 1461,23
23,16 6,09 105 1457,14
18,57 6,35
10
Trống 105 1761,52e
24,71 7,19 105 1750,52
e
22,47 5,33
Mái 105 1546,52
g
15,57 5,28 105 1523,52
g
1,78 3,76
* Theo hàng ngang những số có chữ giống nhau thì sai khác không có
ý nghĩa thống kê với P > 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Qua bảng 3.4 chúng tôi có nhận xét sau:
Về khả năng tăng trọng, qua chỉ tiêu khối lượng cơ thể theo tuần tuổi,
chúng tôi thấy đến 28 ngày tuổi là thời điểm kết thúc giai đoạn đầu, khối lượng
cơ thể gà ở lô thí nghiệm con trống là 550,19g cao hơn lô đối chứng (546,95g) là
3,21g sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), con mái lô thí nghiệm có
trọng lượng là 519,42g thấp hơn lô đối chứng (522,85g) là 3,43g sai khác không
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Như vậy trong giai đoạn này sự sinh trưởng của
của gà lô đối chứng và lô thí nghiệm tương đối đồng đều.
Đồ thị 3.1: Sinh trƣởng tích luỹ của gà Lƣơng Phƣợng
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
SS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
(Tuần tuổi)
(gram)
Trống TN
Mái TN
Trống ĐC
Mái ĐC
Giai đoạn 56 ngày tuổi chúng tôi thấy khối lượng con trống lô thí
nghiệm là 1526,77g cao hơn lô đối chứng (1501,44g) là 25,33g sai khác
không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), con mái lô thí nghiệm có trọng lượng là
1371,40g thấp hơn lô đối chứng (1372,39) là 0,99g sai khác không có ý nghĩa
thống kê (P > 0,05).
Kết thúc thí nghiệm 70 ngày lô thí nghiệm con trống có khối lượng
1761,52g cao hơn lô đối chứng (1750,52g) là 11g sai khác không có ý nghĩa
thống kê (P > 0,05) con mái lô thí nghiệm có trọng lượng là 1546,52g cao hơn
lô đối chứng (1523,52g) là 23g sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
So sánh kết quả sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm (con trống
1761,52g, con mái 1546,52g) và khối lượng cơ thể trung bình của gà Lương
Phượng nói chung theo Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương - Viện
chăn nuôi (2006)[18] ở 70 ngày tuổi đạt 1500g - 1600g, thì khối lượng cơ thể
gà trống thí nghiệm ở 70 ngày tuổi lớn hơn so với mức trung bình là 161,52g.
Như vậy sử dụng dung dịch điện hoạt hoá để sát trùng đã có tác dụng
tốt cho gà thí nghiệm.
3.2.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Lương Phượng nuôi thịt
Tiến hành nghiên cứu trên đàn gà Lương Phượng, chúng tôi thấy sinh
trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm và lô đối chứng đều phù hợp với quy luật
phát triển chung của gia cầm, kết quả về sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện
trên bảng 3.5 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.5: Sinh trƣởng tuyệt đối của gà Lƣơng Phƣợng
nuôi thịt qua các tuần tuổi (g/con/ngày)
Tuần tuổi
Lô thí nghiệm Lô đối chứng
Trống Mái Trống Mái
SS-1 6,80 6,59
1-2 13,85 13,87
2-3 22,24 21,87
3-4 30,39 25,99 30,37 26,92
4-5 37,15 29,74 36,81 26,47
5-6 34,47 29,64 34,83 27,11
6-7 37,03 37,64 37,15 34,64
7-8 34,51 29,34 32,95 33,47
8-9 19,17 12,83 19,79 12,10
9-10 12,12 10,18 13,11 9,38
SS - 10 24,60 21,53 24,45 21,21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Qua kết quả ở bảng 3.5 và minh hoạ ở biểu đồ 3.1 về sinh trưởng tuyệt
đối của gà Lương Phượng thí nghiệm cho thấy cả 2 lô thí nghiệm và đối
chứng có quy luật sinh trưởng tuyệt đối giống nhau.
Biểu đồ 3.1: Sinh trƣởng tuyệt đối của gà Lƣơng Phƣợng
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10
Tuần tuổi
(g)
Trống TN Mái TN
Trống ĐC Mái ĐC
Đối với lô thí nghiệm khối lượng tăng dần từ 0 - 5 tuần tuổi và tuần 5-
7 cũng là tuần đạt tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất đối với con trống sinh
trưởng đạt 37,15g/con/ngày, con mái đạt 37,64/con/ngày sau đó giảm dần từ
tuần 8 đến tuần thứ 10 con trống 12,12g/con/ngày và con mái là 10,18g/con/ngày.
Ở lô đối chứng, khối lượng cơ thể tăng cực đại ở tuần thứ 7 con trống sinh
trưởng đạt 37,15g/con/ngày, con mái đạt 34,64g/con/ngày sau đó giảm dần từ
tuần 8 đến tuần 10 con trống 13,11g/con/ngày và con mái là 9,38/con/ngày.
Bình quân trong cả giai đoạn 1- 10 tuần tuổi thì kết quả sinh trưởng tuyệt đối
ở lô thí nghiệm con trống là 24,60g/con/ngày cao hơn lô đối chứng là
0,15g/con/ngày (lô ĐC là 24,45g/con/ngày), con mái là 21.53g/con/ngày cao
hơn lô đối chứng là 0,32g/con/ngày (lô ĐC là 21,21g/con/ngày) sai khác này
không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
3.2.1.4. Sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng nuôi thịt
Trên cơ sở những số liệu về khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng tương đối được thể hiện ở bảng
3.6 và đồ thị 3.2.
Bảng 3.6: Sinh trƣởng tƣơng đối của gà Lƣơng Phƣợng
nuôi thịt qua các tuần tuổi (%)
Tuần tuổi
Lô thí nghiệm Lô đối chứng
Trống Mái Trống Mái
SS-1 77,62 75,53
1-2 72,77 73,19
2-3 59,95 59,38
3-4 47,91 42,47 48,18 43,96
4-5 38,26 33,37 38,16 30,12
5-6 25,21 21,46 22,25 23,37
6-7 20,69 25,47 23,59 23,84
7-8 17,17 16,18 16,63 18,67
8-9 8,43 6,34 8,83 5,98
9-10 7,66 5,68 6,51 4,42
Qua bảng 3.6 cho thấy sinh trưởng tương đối của các lô thí nghiệm và
đối chứng đều tuân theo quy luật chung của quá trình sinh trưởng và phát
triển của gia cầm (sinh trưởng tương đối giảm dần theo lứa tuổi), đều có tốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
độ sinh trưởng tương đối cao nhất ở giai đoạn 0-1 tuần tuổi: 77,62% (lô TN);
75,53% (lô ĐC). Sau đó giảm dần qua các tuần tuổi và thấp nhất ở giai đoạn
10 tuần tuổi 5,68% (lô TN); 4,42% (lô ĐC).
Đồ thị 3.2 Sinh trƣởng tƣơng đối của gà Lƣơng Phƣợng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10
Tuần tuổi
(%)
Trống TN
Mái TN
Trống ĐC
Mái ĐC
Khi so sánh lô thí nghiệm và lô đối chứng cho thấy rằng sinh trưởng
tương đối của gà ở lô thí nghiệm và lô đối chứng tương đối đồng đều nhau. Ở
giai đoạn 0-1 tuần tuổi lô TN cao hơn lô ĐC là 2,09% (77,62% so với
75,53%). Qua bảng 3.6 và đồ thị 3.2 chứng tỏ rằng việc sử dụng dung dịch
điện hoạt hoá cho lô gà thí nghiệm có tác dụng tốt tới quá trình sinh trưởng,
phát triển của gà Lương Phượng.
3.2.1.5. Tiêu thụ thức ăn của gà Lương Phượng nuôi thịt
Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khoẻ, tốc độ
sinh trưởng của đàn gà và chất lượng của thức ăn. Khả năng tiêu thụ thức ăn
của đàn gà phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, chất lượng thức
ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tác động ngoại cảnh .. Chúng tôi đã tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
hành theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của các lô gà thí nghiệm qua các tuần
tuổi, kết quả được biểu hiện ở bảng 3.7.
Qua bảng 3.7 ta thấy lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày của gà tăng dần
từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi thứ 10. Gà ở lô thí nghiệm từ 13,46g/con/ngày
ở tuần tuổi thứ nhất tăng lên 114,35g/con/ngày ở tuần thứ 10.
Bảng 3.7: Tiêu thụ thức ăn của gà Lƣơng Phƣợng
nuôi thịt qua các tuần tuổi (g/con/ngày)
Lô
Tuần tuổi
Thí nghiệm Đối chứng
1 13,46 13,41
2 21,55 20,60
3 35.46 34,71
4 53,92 53,79
5 66,56 66,80
6 78,01 78,59
7 90,51 91,75
8 100,15 101,59
9 106,02 107,55
10 114,35 121,52
Bình quân
(g/con/ngày)
67,99 69,03
So sánh với
đối chứng(%)
98,49 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Tương tự ở lô đối chứng: 13,41g/con/ngày ở tuần tuổi thứ nhất tăng
lên 121,52g/con/ngày ở tuần thứ 10. Sự tăng lên này phù hợp với sự tăng
dần về khối lượng của cơ thể gà. Khi so sánh khả năng tiêu thụ thức ăn của
2 lô trong cả giai đoạn nuôi ta thấy lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng cụ
thể: Tiêu thụ thức ăn bình quân ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng
1,04g (lô TN 67,99g/con/ngày; lô ĐC 68,93g/con/ngày) tương đương lô
TN thấp hơn lô ĐC 1,51%.
3.2.1.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng được thể hiện ở bảng 3.8 như sau:
Bảng 3.8: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của gà Lƣơng Phƣợng
nuôi thịt qua các tuần tuổi (kg)
Lô
Tuần tuổi
Thí nghiệm Đối chứng
Theo tuần Cộng dồn Theo tuần Cộng dồn
1 1,98 1,98 2,03 2,03
2 1,55 1,66 1,48 1,65
3 1,59 1,63 1,58 1,63
4 1,91 1,77 1,86 1,80
5 1,98 1,81 2,11 1,86
6 2,46 2,03 2,54 2,07
7 2,43 2,13 2,55 2,18
8 3,13 2,30 3,07 2,35
9 6,66 2,60 6,91 2,64
10 8,08 2,97 8,61 3,03
So sánh với đối
chứng ( %)
98,01 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Qua bảng 3.8 chúng tôi thấy TTTĂ/kg tăng khối lượng cả 2 lô thí
nghiệm và đối chứng đều tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10, điều này
đúng với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung. Cơ bản trong tất cả các
tuần, mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn của lô thí nghiệm đêu
thấp hơn lô đối chứng. Kết quả cho thấy gà Lương Phượng thí nghiệm có hiệu
quả chuyển hoá thức ăn tốt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 7, tiêu tốn thức ăn cho 1
kg tăng trọng ở các tuần đều thấp dưới 3kg, đến 7 tuần tuổi chỉ số này là
2,43kg ở lô TN, 2,55kg ở lô ĐC. Trong 3 tuần cuối cùng TTTĂ/kg tăng khối
lượng trong tuần của 2 lô là rất khác nhau. Khi gà ăn nhiều hơn, cho sinh
trưởng nhiều hơn thì TTTĂ/kg tăng khối lượng thấp hơn và ngược lại, những
chỉ số này khá cao ở tuần thứ 9 lô TN là 6,66kg và lô ĐC là 6,91kg và tuần
thứ 10 lô TN là 8,08kg ở lô ĐC là 8,61kg. Như vậy đối với gà Lương Phượng
thương phẩm khi từ 1 tuần tuổi đã được ăn khẩu phần tự do với thức ăn đảm
bảo dinh dưỡng nên gà sinh truởng, phát triển rất nhanh ở tuần thứ 8 gà đã có
khối lượng cơ thể trung bình là 1449,09g đối với lô TN và 1436,91g đối với
lô ĐC. Kết thúc giai đoạn nuôi (10 tuần tuổi) thì tiêu tốn thức ăn/kg khối
lượng ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng là 1,99%
3.2.1.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà Lương Phượng nuôi thịt
Trên cơ sở những số liệu về giá con giống, thức ăn, chi phí công lao
động, thuốc thú y, tiền mua hoá chất để sản xuất dung dịch ĐHH, và giá thành
gà thịt. Sau khi kết thúc thí nghiệm, chúng tôi đã sơ bộ hạch toán kinh tế đàn
gà thí nghiệm qua bảng 3.9.
Qua bảng 3.9 chúng tôi thấy rằng: Tất cả 2 lô gà TN và ĐC đều được
nuôi trong cùng một điều kiện như nhau nên chi phí thức ăn, tiền giống… đều
giống nhau. Sự khác biệt ở đây là chi phí thuốc thú y ở lô thí nghiệm thấp hơn
lô đối chứng vì sử dụng dung dịch sát trùng ĐHH rẻ hơn mua dung dịch sát
trùng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Bảng 3.9: Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt
STT Nội dung ĐVT Lô TN Lô ĐC
I PHẦN CHI đ 5.303.500,00 5.940.000,00
1 Con giống đ 500.000,00 500.000,00
2 Lao động đ 450.000,00 450.000,00
3 Thức ăn đ 3.521.500,00 3.518.000,00
4 Thuốc thú y + Dung dịch ĐHH đ 352.000,00 992.000,00
5 Vật rẻ đ 280.000,00 280.000,00
6 Điện nước đ 200.000,00 200.000,00
Chi phí/kg thịt hơi đ 31.766,00 36.657,00
II PHẦN THU đ 6.828.746,00 6.684.966,00
1 Thu gà thit đ 5.628.746,00 5.484.966,00
2 Thu từ phân đ 1.200.000,00 1.200.000,00
III HẠCH TOÁN (II - I) đ 1.525.246,00 744.966,00
Trung bình chi phí thuốc thú y và sản xuất dung dịch ĐHH của lô thí
nghiệm là 352.000đ, trong khi đó của lô đối chứng là 992.000đ (cao hơn lô thí
nghiệm là 640.000đ) làm cho tổng chi phí ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối
chứng là 636.500đồng, chi phí/kg thịt hơi ở lô TN thấp hơn lô ĐC là
4.891đ/kg.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Như vậy việc sử dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gà đã có tác
dụng sát trùng, giảm bớt ô nhiễm môi trường, làm tăng hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi.
3.2.2. Kết quả đối với gà Lương Phượng sinh sản
3.2.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng qua các tuần tuổi
Trong chăn nuôi gà sinh sản tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu rất quan
trọng, nó phản ánh tình trạng sức khoẻ khả năng chống chịu bệnh tật, khả
năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Tỷ lệ nuôi sống có liên quan và ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và giá thành sản phẩm. Tỷ lệ nuôi sống
phụ thuộc vào yếu tố di truyền, chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y. Tỷ lệ
nuôi sống của hai đàn gà được thể hiện qua bảng 3.10 ta thấy: Tỷ lệ nuôi sống
cộng dồn trong 14 tuần theo dõi ở lô đối chứng và lô thí nghiệm tỷ lệ nuôi
sống là 94%.
Trong 3 tuần đầu: Tuần tuổi 27; 28; 29 tỷ lệ nuôi sống của 2 lô rất
cao đạt 100%. Từ tuần tuổi 30 do có sự thay đổi thời tiết đột ngột làm lô
đối chứng bị mắc bệnh Bạch lị, Cầu trùng. Chúng tôi đã dùng thuốc điều
trị nhưng đối với những cá thể ở thể quá cấp vẫn bị chết.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dung dịch ĐHH có
tác dụng sát trùng đặc biệt là bệnh đường tiêu hoá và đường hô hấp như
các loại thuốc sát trùng khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Bảng 3.10: Tỷ lệ nuôi sống ở đàn gà Lƣơng Phƣợng sinh sản (%)
Tuần tuổi
Lô thí nghiệm Lô đối chứng
Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn
27 100,00 100,00 100,00 100,00
28 100,00 100,00 100,00 100,00
29 100,00 100,00 100,00 100,00
30 98,00 98,00 100,00 100,00
31 97,95 96,00 98,00 98,00
32 100,00 96,00 100,00 98,00
33 100,00 96,00 100,00 98,00
34 100,00 96,00 100,00 98,00
35 97,91 94,00 100,00 98,00
36 100,00 94,00 97,95 96,00
37 100,00 94,00 100,00 96,00
38 100,00 94,00 97,91 94,00
39 100,00 94,00 100,00 94,00
40 100,00 94,00 100,00 94,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
3.2.2.2. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ bình quân của gà Lương Phượng ở các
tuần tuổi
Năng suất trứng trong giai đoạn sinh sản là mục tiêu chính của các nhà
chăn nuôi làm sao để đạt được mục tiêu cao nhất và đem lại hiệu quả kinh tế
lớn nhất. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng là 2 chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá
sức sản xuất của gà mái trong giai đoạn sinh sản. Nếu tỷ lệ đẻ cao, năng suất
trứng cao phản ánh quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lí, sức khoẻ đàn gà
tốt. Ở gia cầm nói chung và gà nói riêng, tỷ lệ đẻ thấp ở những tuần đẻ đầu
sau đó tăng dần lên và đạt đỉnh cao trong tháng đẻ thứ 2; 3 rồi giảm dần tới
cuối chu kì đẻ.
Kết quả theo dõi năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm
được trình bày ở bảng 3.11.
Qua những số liệu ở bảng 3.11 chúng tôi có nhận xét như sau:
Năng suất trứng: Năng suất trứng/mái bình quân đạt thấp nhất
trong tuần đầu thí nghiệm ở cả 2 lô (3,93 quả/mái/tuần ở lô đối chứng
và 3,91 quả/mái/tuần ở lô thí nghiệm) sau đó tăng dần và đạt cao nhất ở tuần
29 (4,84 quả/mái/tuần ở lô thí nghiệm) lô đối chứng đạt cao nhất ở tuần 30
(5,70 quả/mái/tuần). Những tuần tiếp theo có sự lên xuống chút ít rồi giảm
dần và đến tuần tuổi 40 đạt 3,71 quả/mái/tuần ở lô đối chứng và 3,98
quả/mái/tuần ở lô thí nghiệm.
Tỷ lệ đẻ: Tỷ lệ đẻ ở cả 2 lô tăng dần từ tuần đầu thí nghiệm và đạt đỉnh
cao ở tuần tuổi thứ 32 (74,64% ở lô đối chứng và 77,50% ở lô thí nghiệm). Từ
tuần tuổi thứ 33 trở đi tỷ lệ đẻ ở cả hai lô giảm dần
Tính chung cho cả giai đoạn theo dõi ở lô đối chứng tỷ lệ đẻ (đạt
68,25%) thấp hơn so với lô thí nghiệm (đạt 71,78%) là 3,53%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Bảng 3.11: Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ bình quân
của gà Lƣơng Phƣợng ở các tuần tuổi
Tuần
tuổi
Lô thí nghiệm Lô đối chứng
Năng suất trứng
quả/mái/tuần
Tỷ lệ
đẻ/tuần
(%)
Năng suất trứng
quả/mái/tuần
Tỷ lệ
đẻ/tuần
(%) Mái ĐK Mái BQ Mái ĐK Mái BQ
27 3,91 3,91 62,86 3,93 3,93 63,21
28 4,33 4,33 69,64 4,16 4,16 66,79
29 4,84 4,84 76,67 4,56 4,56 73,21
30 4,73 4,73 76,07 4,64 4,64 74,64
31 4,58 4,71 75,71 4,58 4,58 73,57
32 4,82 4,82 77,50 4,64 4,64 74,64
33 4,64 4,73 76,07 4,44 4,44 71,43
34 4,62 4,62 74,29 4,31 4,31 69,29
35 4,47 4,47 72,93 4,33 4,33 69,78
36 4,53 4,53 71,43 4,19 4,24 68,27
37 4,38 4,38 70,36 4,07 4,07 65,36
38 4,42 4,42 71,07 4,00 4,02 64,29
39 4,13 4,13 66,43 3,82 3,82 61,42
40 3,98 3,98 63,93 3,71 3,71 59,64
Trung
bình
4,45 4,47 71,78 4,21 4,24 68,25
So
sánh
%
105,70 105,42 105,17 100 100 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Sự sai khác này giữa hai lô do lô thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH
gà ít mắc bệnh, không phải sử dụng thuốc kháng sinh nên đàn gà khoẻ mạnh
và tỉ lệ đẻ cao. Tuy nhiên thí nghiệm mới thực hiện 1lần chưa được lặp lại nên
cần được tiếp tục nghiên cứu để kết quả đưa ra chính xác hơn.
Đồ thị 3.3: Tỷ lệ đẻ của gà Lƣơng Phƣợng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Tuần tuổi
(%)
Lô thí nghiệm
Lô đối chứng
Nếu coi năng suất trứng/mái đầu kỳ, năng suất trứng/mái bình quân, tỷ
lệ đẻ/ tuần của lô ĐC là 100% thì do sử dụng dung dịch ĐHH nên năng suất
trứng/mái đầu kỳ lô TN tăng lên 5,70%, năng suất trứng/mái bình quân lô TN
tăng lên 5,42%, tỷ lệ đẻ/ tuần lô TN tăng lên 5,17%.
3.2.2.3. Khối lượng trứng gà Lương Phượng ở các tuần tuổi
Khối lượng trứng là cơ sở để đánh giá sản lượng trứng tuyệt đối của
một cá thể hay cả đàn. Khối lượng trứng gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Giống, lứa tuổi, mùa vụ, thức ăn dinh dưỡng… Khối lượng trứng gà nuôi
được thể hiện qua bảng 3.12.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Qua bảng 3.12 ta thấy khối lượng trứng của cả hai lô ở tuần đầu thí
nghiệm là 52,50g/quả ở lô đối chứng và 53,50g/quả ở lô thí nghiệm sau đó
tăng dần lên, đạt cao nhất ở tuần 32 với khối lượng 58,50g/quả ở lô đối chứng
và 58,10g/quả ở lô thí nghiệm tại tuần 30. Khi so sánh khối lượng trứng trung
bình của lô thí nghiệm hơn lô đối chứng 0,25g/quả sự sai khác không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05).
Bảng 3.12: Khối lƣợng trứng gà Lƣơng Phƣợng qua các tuần tuổi (g)
Tuần tuổi
Lô thí nghiệm Lô đối chứng
X
± m
x
n = 30
Cv
(%)
X
± m
x
n = 30
Cv
(%)
27 53,50 ± 0,20 4,50 52,50 ± 0,15 3,38
28 56,80 ± 0,15 3,19 55,60 ± 0,17 3,38
29 57,30 ± 0,24 5,02 55,60 ± 0,20 4,42
30 58,10 ± 4,09 8,33 55,90 ± 0,18 3,00
31 57,60 ± 0,30 6,18 57,30 ± 0,08 1,80
32 57,80 ± 0,17 3,40 58,50 ± 0,23 4,71
33 57,40 ± 1,39 2,86 57,90 ± 0,22 4,23
34 57,60 ± 0,19 4,04 56,90 ± 0,26 5,46
35 57,70 ± 0,19 4,00 56,70 ± 0,14 2,88
36 57,00 ± 0,21 4.40 57,60 ± 0,17 3,60
37 57,05 ± 0,19 1,87 56,70 ± 0,25 5,20
38 56,70 ± 0,15 3,22 56,30 ± 0,28 5,58
39 57,90 ± 0,09 1,90 56,90 ± 0,28 5,97
40 57,60 ± 0,13 2,85 56,90 ± 0, 20 4,34
Trung bình 57,19
a
± 0,22 4,53 56,94
a
± 0,26 5,17
* Theo hàng ngang những số có chữ giống nhau thì sai khác không có
ý nghĩa thống kê với P > 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Khi so sánh khối lượng trứng trung bình của lô thí nghiệm hơn lô đối
chứng 0,25g/quả, chúng ta thấy khối lượng trứng có mức tương đương, sự sai
khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
3.2.2.4. Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn làm giống
Tỉ lệ trứng giống phản ánh chất lượng của gà mái sinh sản, tỷ lệ trứng
giống cao cho ta biết chất lượng của đàn gà đó tốt và ngược lại. Tỷ lệ trứng đạt
tiêu chuẩn làm giống của hai đàn gà nuôi được trình bày qua bảng 3.13.
Bảng 3.13: Tỷ lệ trứng giống của gà Lƣơng Phƣợng
Tuần tuổi
Lô thí nghiệm Lô đối chứng
Số trứng
đẻ ra
(quả)
Số trứng
giống
(quả)
Tỷ lệ
(%)
Số trứng
đẻ ra
(quả)
Số trứng
giống
(quả)
Tỷ lệ
(%)
27 176 158 89,77 177 149 84,18
28 195 179 91,79 187 175 93,58
29 218 208 95,41 205 188 91,70
30 213 208 97,65 209 198 94,73
31 212 208 98,11 206 200 97,08
32 217 213 98,15 209 201 96,17
33 213 205 96,24 200 193 96,50
34 208 204 98,07 194 179 92,26
35 201 188 93,53 195 175 89,74
36 204 193 94,60 191 183 95,81
37 197 192 97,46 183 176 96,17
38 199 186 93,46 180 162 90,00
39 186 180 96,77 172 158 91,86
40 179 170 94,97 167 154 92,21
Tổng cộng 2818 2692 95,52 2675 2491 93,12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Qua bảng 3.13 ta thấy: Tỷ lệ trứng giống ở hai lô đều tăng dần từ tuần
27 (84,18%) ở lô đối chứng và (89,77%) ở lô thí nghiệm, đến tuần 31 đạt đỉnh
cao 97,08% ở lô đối chứng và lô thí nghiệm đạt cao nhất 98,15% ở tuần 32.
Đến tuần 40 tỷ lệ trứng giống của cả 2 lô TN và ĐC vẫn giữ ở mức cao trên
92,21%. Tỷ lệ trứng giống ở hai lô tương đối ổn định qua các tuần tuổi nhưng
lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng. Trong cả giai đoạn từ 27 tuần tuổi
đến 40 tuần tuổi lô đối chứng có số trứng giống đạt 93,12%, lô thí nghiệm đạt
95,52 %, lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 2,4%. Sự sai khác trên do
nguyên nhân ở lô thí nghiệm, đàn gà khoẻ mạnh không phải sử dụng thuốc
kháng sinh nên trứng đều hơn, ít méo vẹo.
3.2.2.5. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của gà Lương Phượng
Trong chăn nuôi gà sinh sản, chỉ tiêu mà người chăn nuôi quan tâm là
số con sinh ra từ một gà mái trong một năm và số gà loại 1/tổng số gà nở. Vì
vậy để đạt được số con sinh ra/mái và tỷ lệ gà loại 1 cao thì không những cần
số lượng trứng cao mà còn yêu cầu tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở cao. Kết
quả ấp nở của đàn gà Lương Phượng sinh sản được trình bày ở bảng 3.14.
Qua bảng 3.14 chúng tôi thấy tỷ lệ trứng có phôi khá cao ở cả hai lô, tỷ
lệ trứng có phôi ở lô đối chứng là 90,41%, lô thí nghiệm là 93,49%. Sự chênh
lệch giữa lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 3,08%.
Tỷ lệ nở/trứng ấp: Tỷ lệ nở của hai lô là tương đối cao, tính trung bình
trong cả quá trình ấp lô đối chứng đạt 79,38%, lô thí nghiệm đạt 83,61%. Lô
đối thí nghiệm có tỷ lệ nở/trứng ấp cao hơn lô đối chứng 4,23% do có sự
chênh lệch trên là do lô thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH nên đàn gà khoẻ
mạnh, tỷ lệ phôi cao, trứng được sát trùng bằng dung dịch ĐHH nên tỉ lệ chết
phôi thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
Bảng 3.14: Kết quả ấp nở gà Lƣơng Phƣợng
STT Chỉ tiêu Đơn vị Lô Thí nghiệm Lô đối chứng
1 Số đợt ấp Đợt 19 19
2 Tổng trứng ấp Quả 2692 2484
3 Tổng trứng có phôi Quả 2517 2246
4 Tỷ lệ trứng có phôi % 93,49 90,41
5 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % 89,43 87,80
6 Tỷ lệ nở/trứng ấp % 83,61 79,38
7 Số gà nở Con 2251 1972
8 Số gà loại 1 Con 2185 1896
9 Tỷ lệ gà loại 1 % 97,06a 96,14a
* Theo hàng ngang những số có chữ giống nhau thì sai khác không có
ý nghĩa thống kê với P > 0,05
Như vậy ta thấy tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của lô thí nghiệm có sử dụng dung
dịch ĐHH luôn cao hơn lô đối chứng không sử dụng dung dịch ĐHH.
Tỷ lệ gà con loại 1: Kết quả ấp nở và tỷ lệ gà con loại 1 nói lên hiệu
quả của toàn bộ quá trình ấp. Nó phản ánh chất lượng trứng đưa vào ấp và kết
quả của chế độ ấp đến tỷ lệ ấp nở, đồng thời đây cũng là chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ của đàn gà.
Qua bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ gà con loại 1 nở ra rất cao ở cả hai lô.
Tính trung bình cho toàn bộ quá trình ấp tỷ lệ gà con loại 1 nở ra ở lô đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
chứng là 96,14%; lô thí nghiệm là 97,06%. Sự chênh lệch giữa hai lô là
0,92%, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
3.2.2.6. Tình hình mắc bệnh trên gà Lương Phượng sinh sản
Hiệu quả phòng bệnh của dung dịch ĐHH đựơc đánh giá thông qua
tình trạng sức khoẻ của đàn gà thí nghiệm trong quá trình nuôi dưỡng.
Qua quan sát các cá thể trong mỗi lô, quá trình thải phân hàng ngày và các
triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh chúng tôi xác định chuẩn đoán một số
bệnh của gà ở lô thí nghiệm và lô đối chứng được thể hiện qua bảng 3.15
Bảng 3.15: Kết quả theo dõi một số bệnh thƣờng gặp
Tên bệnh
Lô thí nghiệm (n = 50) Lô đối chứng (n = 50)
Số con
mắc (con)
Tỷ lệ mắc
(%)
Số con
mắc (con)
Tỷ lệ mắc
(%)
CRD 0 0 2 4
Bạch lỵ 3 6 5 10
Newcatsle 0 0 0 0
Gumboro 0 0 0 0
Tụ huyết trùng 0 0 0 0
Qua bảng 3.15 bước đầu chúng tôi thấy sử dụng dung dịch ĐHH trong
chăn nuôi gà sinh sản Lương Phượng đã có tác dụng phòng bệnh, đặc biệt
bệnh đường tiêu hoá và đường hô hấp.
Ở lô đối chứng không sử dụng dung dịch ĐHH gà bị mắc bệnh CRD
4%, mắc bệnh Bạch lị 10%, gây chết 2 con ở tuần tuổi 30 và 31. Lô thí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
nghiệm gà bị mắc bệnh Bạch lị 6% ở thời gian muộn hơn so với lô đối chứng
và mức độ nhẹ hơn nên điều trị đã khỏi hoàn toàn, thời gian an toàn, mức độ
nhiễm bệnh khi sử dụng dung dịch ĐHH ở lô thí nghiệm nhẹ hơn nhiều so với
lô đối chứng không sử dụng dung dịch ĐHH.
3.2.2.7. Sơ bộ hạch hiệu quả kinh tế đàn gà thí nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng dung dịch ĐHH chúng tôi tính
toán chi phí thức ăn, thuốc thú y cho 10 quả trứng giống và cho 01 gà con loại
1, kết quả được thể hiện ở bảng 3.16.
Bảng 3.16: Sơ bộ hạch toán kinh tế gà Lƣơng Phƣợng sinh sản
STT Diễn giải ĐVT
Lô thí
nghiệm
Lô đối
chứng
1 Tổng chi phí thức ăn đ 3.950.203 3.857.263
2 Chi phí dung dịch ĐHH đ 170.880 0
3 Chi phí thuốc thú y đ 27.000 412.000
4
Tổng chi phí thức ăn + thuốc
thú y + dung dịch ĐHH
đ 4.148.083 4.269.263
5 Chi phí /10 trứng giống đ 12.693,03 14.245,12
6 So sánh % 89,10 100
7 Chi phí ấp trứng đ 726.400 720.000
8 Chi phí/ 1gà loại I đ 2.233,92 2.473,94
9 So sánh % 90,30 100
Chi phí cho 10 trứng giống trung bình ở lô đối chứng 14.245,12 đồng,
ở lô thí nghiệm 12.693,03 đồng. Giá thành một quả trứng giống ở lô thí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
nghiệm rẻ hơn so với lô đối chứng là 155 đồng/quả, tương ứng với 10,9%. Do
lô thí nghiệm có sử dụng dung dịch ĐHH gà ít bị mắc bệnh, tỉ lệ đẻ cao hơn,
trứng giống thu được nhiều hơn. Cũng do không bị mắc bệnh đàn gà ổn định,
ít phải sử dụng thuốc thú y nên chi phí cũng giảm hơn so với lô đối chứng
không sử dụng dung dịch ĐHH.
Chi phí cho 1 gà con loại 1 ở lô đối chứng là 2.474 đồng cao hơn lô thí
nghiệm 2.234 đồng là 240 đồng, tương ứng với 9,7%. Do ở lô thí nghiệm tỷ lệ
phôi, tỷ lệ nở và số gà con loại 1 cao hơn lô đối chứng. Trứng được sát trùng
bằng dung dịch ĐHH, tỷ lệ chết phôi thấp, chi phí sản xuất gà giống giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anolit và catolit
trong chăn nuôi gà Lương Phượng tại Thái Nguyên, bước đầu chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
1.1. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá làm giảm mức độ ô nhiễm môi
trƣờng chuồng nuôi
- Đối với một số loại khí độc: Nồng độ khí H2S và NH3 của lô TN đều
thấp hơn lô ĐC. Nồng độ H2S của lô ĐC cao hơn lô TN là 0,14mg/m
3
đối với
gà nuôi thịt và 0,075mg/m3 đối với gà sinh sản, tương tự nồng độ khí NH3 của
lô ĐC cao hơn lô TN là 0,617mg/m3 đối với gà nuôi thịt và 1,089mg/m3 đối
với gà sinh sản.
- Đối với tình hình nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli lô ĐC cao hơn lô
TN: Lượng vi khuẩn Salmonella/1g chất độn chuồng đối với gà nuôi thịt lô
ĐC cao hơn lô TN là 1,4.106 con, lượng vi khuẩn E.coli/1g chất độn chuồng
lô ĐC cao hơn lô TN là 2,6.106 con. Đối với gà nuôi sinh sản lượng vi khuẩn
Salmonella/1g chất độn chuồng lô ĐC cao hơn lô TN là 1,1.106 con, lượng vi
khuẩn E.coli/1g chất độn chuồng lô ĐC cao hơn lô TN là 1,0.106 con.
1.2. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá đã có tác dụng tích cực đến chăn
nuôi gà Lƣơng Phƣợng, nâng cao hiệu quả kinh tế
1.2.1. Đối với gà Lương Phượng nuôi thịt
- Tỷ lệ nuôi sống của lô gà TN và ĐC đến lúc 70 ngày tuổi mặc dù nuôi
vào vụ hè ẩm độ cao nhưng vẫn đạt tỷ lệ nuôi sống từ 95,66% trở lên.
- Khả năng sinh trưởng : Vào thời điểm 70 ngày lô TN con trống có
khối lượng 1761,52g cao hơn lô ĐC (1750,52g) 11g sai khác không có ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
nghĩa thống kê với P > 0,05, con mái lô TN có trọng lượng là 1546,52g cao
hơn lô ĐC (1523,52g) là 23g sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
Trong cả đợt TN sinh trưởng tuyệt đối ở lô TN cao hơn lô ĐC là
0,24g/con/ngày (lô TN là 23,32g/con/ngày, lô ĐC là 23,08g/con/ngày). Sinh
trưởng tương đối của cả 2 lô cũng tuân theo quy luật phát triển của gia cầm.
- Về tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng: Kết thúc giai đoạn nuôi
tiêu thụ thức ăn bình quân ở lô TN thấp hơn lô ĐC là 1,04 g (67,99g so với
68,03g), tương ứng với 1,51%. Tương tự tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng của 2
lô TN và ĐC là 2,97kg/1kg tăng trọng và 3,03kg/1kg tăng trọng. Nếu coi lô
ĐC là 100% thì lô TN là 98,01% giảm 1,99%
- Hiệu quả kinh tế: Lô TN lãi hơn lô ĐC 780.286 đồng (1.525.246 đồng
so với 744.960 đồng).
1.2.2. Đối với gà Lương Phượng sinh sản
- Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (Từ tuần 27- 40) ở lô ĐC và lô TN tỷ lệ
nuôi sống là 94%.
- Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ bình quân: Trung bình năng suất
trứng/mái bình quân ở lô ĐC (4,24 quả/mái/tuần) thấp hơn so với lô TN (4,47
quả/mái/tuần) là 0,23 quả/mái /tuần. Bình quân tỷ lệ đẻ ở lô ĐC 68,25% thấp
hơn so với lô TN (71,78%) là 3,53%.
- Khối lượng trứng: Trung bình lô ĐC đạt 56,94g/quả, lô TN đạt
57,19g/quả, lô TN cao hơn lô ĐC 0,25g/quả.
- Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn làm giống: Lô ĐC đạt 93,12% thấp hơn lô
TN là 2,4% (đạt 95,52%).
- Tỷ lệ trứng có phôi : Trung bình tỷ lệ trứng có phôi ở lô ĐC đạt 90,41%,
lô TN đạt 93,49%, lô TN cao hơn lô ĐC 3,08%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
- Tỷ lệ nở/ trứng ấp tính trung bình lô ĐC (79,38%) thấp hơn lô TN
(83,61%) là 4,23%.
- Tỷ lệ gà con loại 1: Tính trung bình tỷ lệ gà con loại 1 ở lô ĐC 96,14%,
lô TN 97,06%, sự chênh lệch giữa lô TN và lô ĐC là 0,92%.
- Tình hình mắc bệnh ở gà: Lô ĐC không sử dụng dung dịch ĐHH gà bị
CRD 4%, Bạch lị 10%, gây chết 2 cá thể ở tuần tuổi 30 và 31. Lô TN gà bị mắc
bệnh ở mức độ nhẹ hơn và cảm nhiễm bệnh sau lô đối chứng.
- Giá thành một quả trứng giống ở lô TN rẻ hơn lô ĐC là 155 đồng,
tương ứng 10,9%. Chi phí cho 1 gà con loại 1 ở lô TN thấp hơn lô ĐC 240
đồng, tương ứng 9,7%.
2. Tồn tại, đề nghị
2.1. Tồn tại
- Chỉ mới tiến hành thí nghiệm trên gà Lương Phượng mà chưa nghiên
cứu được trên các loại gà khác nhau.
- Do thời gian ngắn nên chưa theo dõi được tất cả các chỉ tiêu về sinh
trưởng và sinh sản của gà Lương Phượng.
- Thí nghiệm đối với gà Lương Phượng sinh sản chưa được lặp lại.
2.2. Đề nghị
- Có thể sử dụng dung dịch điện hoạt hoá làm chất khử trùng trong
chăn nuôi gà thay cho các chất sát trùng thông thường
- Cần lặp lại thí nghiệm để tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của dung
dịch điện hoạt hoá tới sức sản xuất và khả năng sinh trưởng trên các loại gà
khác nhau trên các phương thức chăn nuôi khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Chí Bảo (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia
cầm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
2. Kim Chi (2004), "Anolit dung dịch khử trùng trong chăn nuôi lợn", Báo
Nông Thôn số 247 ngày 10/12/2004.
3. Bạch Mạnh Điều, Nguyễn Huy Lịch (2004), “Ứng dụng dung dịch điện hoá
(anolit) trong phòng bệnh cho Đà điểu Ba Vì - Hà Tây”, báo cáo khoa học
công nghệ Trung Tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương.
4. Hoàng Kim Giao - Nguyễn Thanh sơn (2005), "Chiến lược phát triển chăn
nuôi gia cầm giai đoạn 2005-2020 ở Việt Nam", Thông tin Hiệp hội gia
cầm Việt Nam
5. Nguyễn Văn Hà (2007), “Ứng dụng dung dịch điện hoá trong nuôi lợn con
cai sữa và lợn thịt tại Song An - Vũ Thư - Thái Bình”, báo cáo khoa học
Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.
6. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình Chăn nuôi gia
cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc
(1999), chăn nuôi gia cầm (giáo trình dùng cho cao học ngành chăn nuôi),
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Huân, Dương Công Tuyển, Đinh Công Tiến (2001), 137 câu
hỏi giải pháp kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai
(1994). Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
10. Nguyễn Đức Hưng (1992), “Sự phụ thuộc tương quan giữa các tính trạng
sản xuất chủ yếu của gà”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ
thuật, Miền Trung Huế.
11. Hoàng Xuân Lộc, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Nga, Đỗ Thị Sợi,
Phùng Đức Tiến ( 2004), báo cáo khoa học công nghệ, Trung tâm nghiên
cứu gia cầm Thuỵ Phương.
12. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1992), Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm,
Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
13. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao,
Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
14. Lê Hồng Mận, Trần Công Xuân, Nguyễn Thiện, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Sỹ
Lăng (2007), Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, Nxb Thanh Hoá, Hà Nội.
15. Lê Hồng Mận, Nguyễn Thanh Sơn (2001), Kỹ thuật chăn nuôi gà Ri và Ri
pha, Nxb Nông nghiệp Hà nội.
16. Trần Thị Kim Oanh, (2000) Nghiên cứu sử dụng EM trong chăn nuôi
giống gà thả vườn KaBir tại Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ chăn nuôi -
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
17. Nguyễn Thị Bích Phương, (1999) So sánh phương thức chăn nuôi gà Tam
Hoàng dòng 882 trong chuồng trại và thả vườn giai đoạn từ sơ sinh - 12
tuần tuổi ở vụ hè tại Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ chăn nuôi - Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
18. Nguyễn Khánh Quắc và cộng tác viên, "Kết quả nuôi khảo nghiệm gà chất
lượng cao tại Thái Nguyên" tạp chí chăn nuôi số 06 - 1999.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
19. Vũ Ngọc Sơn, (1999), “Khảo sát một số tính năng sản xuất của giống gà hoa
Lương Phượng tại Hà Tây”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học 1998-1999,
tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
20. Nguyễn Hoài Tao, “Hành trình của một loại nước kỳ diệu”, tạp chí chăn
nuôi số 06 - 2005.
21. Nguyễn Văn Thiện (1997), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998), Di truyền học động vật,
giáo trình dùng cho cao học, Nxb Nông nghiệp Hà Nội - 1998
23. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),
Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, giáo trình sau đại học ngành
chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội - 2002
24. Nguyễn Văn Thiện, "Những vấn đề được quan tâm giải quyết trong ngành
chăn nuôi gia cầm ở thế kỷ 21", Chuyên san Chăn nuôi gia cầm - Hội Chăn
nuôi Việt Nam - 1999
25. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 5938 - 2005
26. Đoàn Xuân Trúc và Nguyễn Đăng Vang (1998), Báo cáo tổng kết tại hội
thảo nuôi gà sạch phục vụ chế biến xuất khẩu tại Thái Nguyên
27. Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ
Phương (2006), Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, ấp trứng và thú
y phòng bệnh cho gà, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.
28. Viện chăn nuôi Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương (2006),
Hướng dẫn chăn nuôi gà Lương Phượng Hoa, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
TÀI LIỆU DỊCH
29. H. Brandschvà H.biiolhel (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi
dưỡng gia cầm ( Người dịch: Nguyễn Chí Bảo), NXB Nông nghiệp, Hà Nội
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
30. J.S Gavora (1990), Poultry breeding and genetic, Cawforrded elsever Amsterdam
31. Ing JI Dik (1995) Climate in Poultry Houses Barnevel College, The
Netherlands,
32. T.M Lerner (1964), Labase genetica de selection, Edicion E.A Barcelona
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng dung dịch điện hoạt hoá
anolit và catolit trong chăn nuôi gà ......................................................... 4
1.1.1.1. Nguyên lý hoạt động của thiết bị ACAWA ............................ 4
1.1.1.2. Khả năng khử trùng của dung dịch ĐHH ............................... 6
1.1.1.3. Tính ưu việt của dung dịch ĐHH anolit và catolit trong
phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm................................ 7
1.1.1.4. Các ứng dụng của dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gia cầm .. 8
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng
năng suất của gia cầm ................................................................. 12
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng, khả
năng cho thịt của gà .................................................................... 13
1.1.4. Cơ sở khoa học ảnh hưởng của môi trường tới sức sản xuất của
gà thịt ......................................................................................... 14
1.1.5. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản ......................................... 18
1.1.6. Sức sống và khả năng đề kháng bệnh của gia cầm ...................... 23
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước......................................... 25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................... 25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................ 26
1.2.3. Nguồn gốc và một số đặc điểm của giống gà Lương Phượng ...... 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 29
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 29
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 29
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 29
2.2.1. Nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi ................ 29
2.2.2. Thí nghiệm sử dụng dung dịch điện hoạt hoá trong chăn nuôi
gà Lương Phượng ................................................................................. 30
2.2.2.1. Đối với gà thịt ...................................................................... 30
2.2.2.2. Đối với gà sinh sản .............................................................. 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu và sử lý số liệu ........................................... 38
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 39
2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường
chuồng nuôi gà...................................................................... 39
2.3.1.2. Phương pháp thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH trong
chăn nuôi gà Lương Phượng ................................................. 39
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 40
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 42
3.1. Kết quả nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường chuồng nuôi gà
Lương Phượng.......................................................................................... 42
3.1.1. Nồng độ một số khí độc trong chuồng nuôi ................................ 42
3.1.2. Mức độ nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli trong chuồng nuôi ... 43
3.2. Kết quả thí nghiệm sử dụng dung dịch ĐHH trong chăn nuôi gà
Lương Phượng.......................................................................................... 45
3.2.1. Đối với gà Lương Phượng nuôi thịt ............................................ 45
3.2.1.1.Tỷ lệ nuôi sống ..................................................................... 45
3.2.1.2. Sinh trưởng tích luỹ của gà Lương Phượng nuôi thịt ............ 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
3.2.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Lương Phượng nuôi thịt .......... 50
3.2.1.4. Sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng nuôi thịt ........ 52
3.2.1.5. Tiêu thụ thức ăn của gà Lương Phượng nuôi thịt ................. 53
3.2.1.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng .................................... 55
3.2.1.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà Lương Phượng nuôi thịt ...... 56
3.2.2. Kết quả đối với gà Lương Phượng sinh sản ................................ 58
3.2.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng qua các tuần tuổi ..... 58
3.2.2.2. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ bình quân của gà Lương Phượng ở
các tuần tuổi .......................................................................... 60
3.2.2.3. Khối lượng trứng gà Lương Phượng ở các tuần tuổi ............ 62
3.2.2.4. Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn làm giống .................................... 64
3.2.2.5. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của gà Lương Phượng. 65
3.2.2.6. Tình hình mắc bệnh trên gà Lương Phượng sinh sản ............ 67
3.2.2.7. Sơ bộ hạch hiệu quả kinh tế đàn gà thí nghiệm .................... 68
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 70
1. Kết luận ................................................................................................ 70
1.1. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá làm giảm mức độ ô nhiễm môi
trường chuồng nuôi ....................................................................... 70
1.2. Sử dụng dung dịch điện hoạt hoá đã có tác dụng tích cực đến sinh
trưởng, sinh sản của gà Lương Phượng, nâng cao hiệu quả kinh tế .. 70
2. Tồn tại, đề nghị..................................................................................... 72
2.1. Tồn tại ........................................................................................... 72
2.2. Đề nghị .......................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Liều lượng sử dụng và thời gian xử lý catolit, anolit ...................... 9
Bảng 1.2: Ứng dụng anolit trong thức ăn và nước uống cho gia cầm .............11
Bảng 1.3: Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng trứng của gà ......................21
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà Lương Phượng nuôi thịt.......................31
Bảng 2.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng cám gà thịt Hi-Gro ...................32
Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà Lương Phượng sinh sản .......................35
Bảng 2.4: Thành phần và giá trị dinh dưỡng cám gà đẻ Novo 9624......................36
Bảng 3.1a: Kết quả đo nồng độ một số khí độc trong chuồng gà Lương
Phượng nuôi thịt ............................................................................42
Bảng 3.1b: Kết quả đo nồng độ một số khí độc trong chuồng gà Lương
Phượng sinh sản.............................................................................43
Bảng 3.2a: Kết quả xét nghiệm mức độ nhiễm khuẩn chuồng nuôi gà
Lương Phương nuôi thịt .................................................................44
Bảng 3.2b : Kết quả xét nghiệm mức độ nhiễm khuẩn chuồng nuôi gà
Lương Phương sinh sản .................................................................45
Bảng 3.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng nuôi thịt (%) .....................46
Bảng 3.4: Khối lượng gà Lương Phượng nuôi thịt qua các tuần tuổi (g) ........48
Bảng 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối của gà Lương Phượng nuôi thịt qua các
tuần tuổi (g/con/ngày) ....................................................................50
Bảng 3.6: Sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng nuôi thịt qua các
tuần tuổi (%) ..................................................................................52
Bảng 3.7: Tiêu thụ thức ăn của gà Lương Phượng nuôi thịt qua các tuần
tuổi (g/con/ngày) ...........................................................................54
Bảng 3.8: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà Lương Phượng
nuôi thịt qua các tuần tuổi (kg) ......................................................55
Bảng 3.9: Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà Lương Phượng nuôi thịt ...............57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Bảng 3.10: Tỷ lệ nuôi sống ở đàn gà Lương Phượng sinh sản (%) ................59
Bảng 3.11: Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ bình quân của gà Lương Phượng
ở các tuần tuổi ...............................................................................61
Bảng 3.12: Khối lượng trứng gà Lương Phượng qua các tuần tuổi (g)...........63
Bảng 3.13: Tỷ lệ trứng giống của gà Lương Phượng .....................................64
Bảng 3.14: Kết quả ấp nở gà Lương Phượng .................................................66
Bảng 3.15: Kết quả theo dõi một số bệnh thường gặp ...................................67
Bảng 3.16: Sơ bộ hạch toán kinh tế gà Lương Phượng sinh sản ....................68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Đồ thị 3.1. Sinh trưởng tích luỹ của gà Lương Phượng................................. 48
Đồ thị 3.2. Sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng ............................. 52
Đồ thị 3.3. Tỷ lệ đẻ của gà Lương Phượng ................................................... 61
Biểu đồ 3.1. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Lương Phượng ............................ 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
MA DOÃN HÙNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Trại giống
gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái nguyên, các thầy cô giáo Khoa Sau Đại
học, Khoa Chăn nuôi Thú y, Viện khoa học sự sống, Thư viện trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên cùng bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS Trần Tố
- Phó trưởng khoa Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thầy
giáo PGS.TS Nguyễn Duy Hoan Giám đốc Trung Tâm học liệu - Đại học
Thái Nguyên, Kỹ sư Luân Quang Nha Trại trưởng Trại giống gia cầm Thịnh
Đán, thành phố Thái nguyên - Phó giám đốc Trung tâm giống vật nuôi - Sở
Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và
đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể
CBCNV trại giống gia cầm Thịnh Đán, thành phố Thái nguyên, các thầy cô
giáo khoa Sau Đại Học, khoa Chăn nuôi Thú y, thư viện nhà trường, bạn bè và
gia đình đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009
Tác giả
Ma Doãn Hùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CS : Cộng sự
ĐC : Đối chứng
ĐHH : Điện hoạt hoá
ĐHNL : Đại học Nông lâm
ĐVT : Đơn vị tính
ECAWA : Electro Chemically Activated Water
KHKT : Khoa học kỹ thuật
HHĐH : Hoạt hoá điện hóa
PGS : Phó giáo sư
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN : Thí nghiệm
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TS : Tiến sĩ
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc4.pdf