Luận văn Nghiên cứu khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh và đặc điểm phân bố của một số loài chim ăn côn trùng tại 2 xã La Bằng- Hoàng Nông Huyện Đại Từ V.Q.G Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc

Trên cơ sở kết quả thu được và những tồn tại của đề tài chúng tôi còn một số kiến nghị sau: - Cần phải bố trí thời gian điều tra ngoại nghiệp hợp lý, cụ thể vào thời gian thời tiết thuận lợi chim hoạt động mạnh giúp cho quá trình điều tra quan sát được dễ dàng và chính xác hơn. - Cần có những dụng cụ tốt hơn để giúp cho quá trình định loại những loài quan sát được, nếu có thể dùng lưới mờ để bắt mẫu giúp cho việc chụp mẫu vật, định loại. - Lập thêm tuyến điều tra, tăng số lần quan sát trên tuyến tiến hành điều tra thành nhiều đợt trong năm như vậy sẽ đảm bảo được kết quả điều tra.

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh và đặc điểm phân bố của một số loài chim ăn côn trùng tại 2 xã La Bằng- Hoàng Nông Huyện Đại Từ V.Q.G Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này nằm ở phần cuối của tuyến II. Độ cao biến đổi từ 1250 á 1592m. Độ dốc trung bình từ 300 trở lên, địa hình phức tạp hiểm trở, chiều dài sinh cảnh là: 1350m. 5.2.1.7.2. Đất đai: Đất Feralit mùn màu vàng nhạt, được phát triển trên đá Mắcma axit kết tinh chua như: Rhyonit, Daxit, Granit… Tầng đất mỏng thành phần cơ giới nhẹ, tầng thảm mục ít, rất nhiều đá lộ đầu, độ ẩm, lượng mưa lớn, hơi nước luôn trong tình trạng bão hoà. 5.2.1.7.3. Thực vật: Từ kết quả điều tra. Chúng tôi đã thống kê được 29/61 cá thể (trong đó có 15 loài cây gỗ/21 cá thể điều tra và 14 loài cây bụi/40 cá thể điều tra). Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao: HVN = 22,25m, Hdc = 14,43m; D1.3 = 31,72cm; Dt = 6,54m. Độ tàn che: TC = 65%. Mật độ: N = 210 cây/ha (184m3/ha). Kết quả tính X được 1,4 cây/loài. Từ đó có công thức tổ thành rút gọn là: 5,56 Re hương + 2,22 Kháo xanh + 2,22 Sồi Sp1. Tổ thành của tầng cây bụi gồm: Trầu tiên + ớt sừng + Chè hoa vàng + Hải đường + Lấu (kết quả tính X được 2,85 cây/loài). Chiều cao trung bình: H = 58,66cm; Mật độ: N = 200.000cây/ha Độ che phủ: CP = 45%. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1 = 0,475; d2 = 15,6; d3= 3.71 5.2.1.7.4. Tác động của con người Sinh cảnh này tuy vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên sinh xong hiện nay tình trạng khai thác trộm với hình thức chặt chọn những loài cây có phẩm chất tốt, có giá trị kinh tế cao như: Giổi lông, giổi bà, giổi xanh, re hương… Vẫn còn thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó tình hình khai thác các loài cây thuốc như trầu tiên, mã tiền, lá khôi… Vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng. Chính sự tác động thiếu ý thức và thiếu hiểu biết này đã và đang là nguy cơ đe doạ đến sự tồn tại và phát triển tài nguyên rừng của Vườn Quốc Gia. 5.2.2. Thức ăn là côn trùng, động vật nhỏ theo các dạng sinh cảnh chính Thức ăn và nơi ở là 2 nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng, nó có tính chất quyết định đến sự có mặt và tồn tại của các loài chim trong các dạng sinh cảnh khác nhau. ở đây chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu thức ăn của một số loài chim ăn côn trùng ở các dạng sinh cảnh, từ đó có thể biết được sự liên hệ giữa côn trùng đến sự phân bố của các loài chim. 5.2.2.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản. Đối với sinh cảnh này chúng tôi không tiến hành điều tra về thành phần thức ăn. Bởi đây là sinh cảnh đặc biệt. 5.2.2.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib). Chúng tôi tiến hành điều tra côn trùng đối với sinh cảnh này vào theo số liệu tổng hợp thì chúng tôi thấy: - Sâu dưới đất có 5 loài/9 cá thể. Đó là các loài: Bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bổ củi, dế dũi, sâu đinh. Mật độ: 18000 con/ha. (Mối 2000 tổ/ha, kiến 2000 tổ/ha). - Sâu tầng cây bụi: Có loài 5 loài/11 cá thể đó là các loài: Bọ cánh cứng sp, bọ ngựa xanh, bọ rùa, bọ xít dài, bọ xít sp. Trong đó loài bọ rùa là chiếm ưu thế 4/11 cá thể. Một độ = 5500 con/ha. Như vậy sinh cảnh này có 10 loài/12 cá thể. Chỉ số đa dạng loài sâu như sau: d1 = 0,5, d2 = 6,9176, d3 = 2.236. Theo kết quả điều tra thì chúng tôi thấy rằng sự đa dạng loài côn trùng ở sinh cảnh này là lớn nhất so với các sinh cảnh khác. Tuy nhiên số lượng cá thể lại ít nhất so với các sinh cảnh khác, chiếm 6,622% tổng lượng cá thể của các sinh cảnh. 5.2.2.3. Sinh cảnh thuỷ vực khe suối. ở sinh cảnh này chúng tôi không tiến hành điều tra lượng thức ăn bởi đây là sinh cảnh đặc biệt. 5.2.2.4. Sinh cảnh rừng trồng. Theo số liệu điều tra tổng hợp thì ở sinh cảnh này chúng tôi điều tra được. + Sâu dưới đất có 7 loài /50 cá thể bao gồm: Bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bổ củi, dế dũi, dế mèn nâu nhỏ, sâu đinh. Mật độ: N= 100000 con/ha. Mối 6000 tổ/ha, Kiến 2000 tổ/ha + Sâu hại tầng cây bụi: Chúng tôi thống kê được 7 loài / 24 cá thể gồm: Bọ cánh cứng sp, bọ ngựa xanh, bọ rùa, bọ xít sp, bọ lá, bọ xít dài, châu chấu. Trong đó hai loài bọ xít dài và bọ rùa chiếm ưu thế 8/24 cá thể. Mật độ 96.000 con/ha. + Sâu thân cành lá: Chúng tôi thống kê được 2 loài/11 cá thể: Sâu cuốn lá và sâu ghấp mép trong đó sâu gấp mép chiếm ưu thế 10/11 cá thể. Mật độ = 6095 con/ha, điều tra mức độ bị hại tính được R = 17.87%. Đối với sinh cảnh RT trên chúng tôi tổng hợp được 16 loài/85 cá thể, chiếm 28,14% tổng số cá thể của các dạng sinh cảnh, chỉ số đa dạng loài sâu: d1 = 0,188, d2 = 7,77, d3 = 1,73. Mật độ tính trung bình = 38,565 sâu/ha. Nhìn chung chúng tôi thấy ở sinh cảnh này số lượng loài, số lượng cá thể, mật độ và chỉ số bị hại là lớn nhất so với tất cả các dạng sinh cảnh điều tra. Điều đó chứng tỏ khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh này là lớn nhất. 5.2.2.5. Sinh cảnh rừng non phục hồi (IIb). ở sinh cảnh này chúng tôi điều tra thấy: + Sâu dưới đất có 7 loài/41 cá thể. Mật độ: N = 92.000 con/ha. Mối 2000 tổ/ha. + Sâu hại tầng cây bụi chúng tôi thống kê được 8 loài/20 cá thể gồm: Bọ cánh cam, bọ cánh cứng sp, bọ dừa, bọ ngựa xanh, bọ que, bọ xít sp, bọ lá. Trong đó loài bọ dừa chiếm ưu thế 6/20 cá thể. Mật độ N= 10.000 con/ha. + Sâu thân cành lá: Chúng tôi thống kê được 1 loài là sâu đục thân, có 9 cá thể. Mật độ = 8520 sâu/ha. Sinh cảnh này có chỉ số lá bị hại R = 13,34%. Hệ số tương quan của sâu: d1 = 0,213, d2 = 1,99, d3 = 1,847. Mật độ TB = 36840 con/ha. Từ kết quả cho thấy khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh này là rất cao chỉ đứng sau sinh cảnh rừng trồng. 5.2.2.6. Sinh cảnh tự nhiên (rừng nghèo IIIA1). Theo kết quả điều tra tổng hợp cho thấy ở sinh cảnh này. + Sâu dưới đất: Có 7 loài/41 cá thể. Mật độ N= 82.000 con/ha. Mối 2000 tổ/ha, Kiến 2000 tổ/ha. + Sâu tầng cây bụi có 6 loài/17 cá thể, bao gồm: Bọ cánh cứng sp, bọ dừa, bọ ngựa xanh đều có số lượng như nhau, 4/17 cá thể. Mật độ N = 8500 con/ha. + Sâu hại thân cành lá có 1 loài /6 cá thể. Mật độ = 7077,5 sâu/ha. Mức độ hại lá: Chỉ số lá hại R = 14,51%. Sinh cảnh này chúng tôi tổng hợp được 14 loài/64 cá thể lượng cá thể chiếm 21,19% lượng cá thể của tất cả các sinh cảnh điều tra. Chỉ số đa dạng loàI: d1 = 0,218, d2 = 7,197, d3 = 1,75. Mật độ TB = 32525,83 con/ha. Từ kết quả cho thấy rằng khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh cho các loài chim ăn côn trùng tương đối tốt chỉ đứng sau sinh cảnh IIb. 5.2.2.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2). Từ kết quả điều tra tổng hợp tôi có lượng sâu như sau: + Sâu dưới đất có 5 loài/22 cá thể. Mật độ sâu = 40.000sâu/ha. Mối 4000 tổ/ha. + Sâu trầng cây bụi có 8 loài/13 cá thể trong đó bọ lá là loài chiếm ưu thế 3/13 cá thể chiếm 23%. N=6500 con/ha. Mức độ hại lá của sâu: Chỉ số bị hại R = 8%. + Sâu thân cành lá có 1 loài/3 cá thể. Mật độ 1800 con/ha. Từ kết quả trên tổng hợp tôi thấy sinh cảnh này có 14loài/38 cá thể. Chiếm 2,58% tổng lượng sâu của các dạng sinh cảnh. Chỉ số đa dạng loài sâu: d1 = 0,368, d2 = 8,228, d3 = 2,271. Một số độ sâu TB = 20.433,33 con/ha. Nhận xét: ở sinh cảnh này tôi thấy mức độ hại lá giảm hẳn. Số loài sâu tầng cây bụi tăng lên nhiều hơn so với sinh cảnh khác số lượng sâu thấp hơn. Tuy nhiên nhìn chung khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh đối với các loài chim ăn côn trùng vẫn còn tương đối lớn. 5.2.2.8. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3). Từ kết quả điều tra tổng hợp tôi thống kê được. + Sâu dưới đất: 6 loài/16 cá thể. Mật độ N = 32.000 con/ha. Mối 4000 tổ/ha, Kiến 4000 tổ/ha + Sâu tầng cây bụi có 3 loài/3 cá thể. Mật độ N= 1500 con/ha. + Sâu thân cành lá 1 loài/1 cá thể. Mật độ N= 1610 con/ha. Mức độ hại lá: Chỉ số bị hại R = 11,06%. Từ kết quả trên tổng hợp được sâu ở sinh cảnh này có 10 loài/20 cá thể(Mối 4000 tổ/ha, Kiến 4000 tổ/ha) chiếm 6,62% lượng sâu của các dạng sinh cảnh điều tra. Chỉ số đa dạng các loài sâu: d1 = 0,5, d2 = 6,917, d3 = 2,236. Mật độ sâu TB = 11703,33 con/ha. Nhận xét: Đối với sinh cảnh này tôi thấy lượng thức ăn giảm hẳn khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh này chỉ lớn hơn sinh cảnh Ib một chút, nhưng mức độ hại lá lại lớn hơn sinh cảnh IIb. 5.2.3. Phân bố các loài chim ăn côn trùng, động vật nhỏ theo các dạng sinh cảnh chính Biểu02: Phân bố loài chim ăn côn trùng theo các dạng sinh cảnh: Stt Tên loài Sinh cảnh Ghi chú TVKS RNLB RT Ib IIb IIIa1 IIIa2 IIIa3 1 Diều hâu 10 8 6 2 Cuốc ngực trắng 5 3 Rẽ giun thường 2 4 Bắt cô trói cột 5 5 Tìm vịt 7 6 Bìm bịp lớn 10 21 7 Bìm bịp nhỏ 13 8 Phướn 1 1 3 3 9 Chèo chẹo lớn 3 10 Cú vọ 1 11 Cú vọ lưng nâu 3 12 Cú vọ mặt trắng 1 13 Nuốc bụng đỏ 8 3 14 sả hung 1 15 bói cá nhỏ 2 16 bồng chanh 2 5 17 sả đầu đen 1 18 sả đầu nâu 1 19 đầu rìu 2 20 gõ kiến xanh gáy đen 1 21 gõ kiến Sp 5 22 gõ kiến nâu đỏ 5 1 23 gõ kiến nâu 7 2 2 24 gõ kiến gáy đỏ 3 25 gõ kiến bụng hung 1 26 sơn ca 6 27 nhạn bụng trắng 63 9 28 chìa vôi núi 5 2 29 chìa vôi trắng 1 18 30 chìa vôi rừng 2 31 manh lớn 19 32 manh vân nam 3 33 phường chèo má xám 14 10 34 bách thanh nhỏ 8 35 bách thanh đuôi dài 7 36 chích choè 27 12 37 oanh đuôi trắng 1 38 chích choè nước lưng xám 7 39 chích choè nước lưng đốm 7 40 chích choè nước đầu trắng 4 41 Hoét đen 3 11 42 khướu Sp 12 2 43 khướu bạc má 1 1 44 khướu đất pygmi 45 chích phương bắc 2 46 chích mỏ rộng 14 3 47 chích mày lớn 2 48 chích bụi rậm nâu 10 3 4 49 chích chân xám 2 3 50 chích bông đuôi dài 13 51 chiền chiện bụng hung 3 6 52 bạc má 43 18 53 chim sâu lục vàng 36 23 54 chim sâu lưng đỏ 29 17 55 nhạn rừng 3 56 đớp ruồi xanh xám 3 3 57 đớp ruồi xanh nhạt 2 3 58 rẻ quạt 17 59 ác là 3 60 giẻ cùi 2 5 6 61 chèo bẻo đen 3 25 6 62 chèo bẻo xám 3 2 63 chẻo bẻo bờm 6 5 64 sáo mỏ vàng 2 65 sáo mỏ ngà 2 66 sáo sậu 4 67 vành khuyên 12 6 68 cò trắng 17 69 cò bợ 31 5.2.3.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản Theo biểu 02: cho thấy có 33 loài chim chiếm 37,08%, tổng số loài quan sát. Trong đó số loài chim ăn côn trùng có 23 loài/278 cá thể. Chỉ số đa dạng của các loài chim ăn côn trùng: d1 = 0,083; d2 = 9; d3 = 1,379 Có đến 33,33% các loài chim ăn côn trùng được tập trung tại sinh cảnh, điều đó cho thấy sinh cảnh này có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở và thức ăn để duy trì, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các loài trên. Sự đa dạng về các loài thức ăn của sinh cảnh đã hấp dẫn nhiều loài chim đến kiếm ăn và định cư tại đây trong đó điển hình là các loài trong bộ Sẻ. Một số loài thường gặp đặc trưng cho sinh cảnh đều là những loài có biên độ sinh thái rộng và phù hợp với nhiều loại thức ăn, nơi ở khác nhau. Mặt khác do thành phần thực vật tại sinh cảnh chủ yếu là những cây nông nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả (Lúa, ngô, sung, vải, nhãn, hồng xiêm..), đa số trồng thuần loài cho nên đã tạo điều kiện cho nhiều loài sâu, bọ phát triển. Vì vậy đây là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim ăn côn trùng điển hình như: Vành khuyên, rẻ quạt, bạc má, chích choè, nhạn bụng trắng… Do tính chất đa dạng về thức ăn, còn thích hợp cho nhiều loài chim ăn quả hạt, trong quá trình điều tra chúng tôi gặp như: Chào mào, cành cạch đen, bông lau đít đỏ… Đối với những loài sống ở gần nước như: Cò trắng, cò bợ thì thức ăn của chúng là những loài động vật nhỏ như: Tôm, cá… Nhìn chung đây là sinh cảnh có sự đa dạng về thức ăn rất cao, mà trong mỗi sinh cảnh thì nguồn thức ăn, nơi ở, nước uống là những nhân tố sinh thái quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển lâu dài của động vật. 5.2.3.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib): Tại sinh cảnh này chúng tôi quan sát được 25 loài chiếm 28,09% tổng số loài quan sát. Trong đó có 20 loài chim ăn côn trùng/147 cá thể, chiếm 28,98% tổng số các loài chim ăn côn trùng: d1 = 0,136; d2 = 8,766; d3 = 1,649. Tổ thành thực vật tại sinh cảnh chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Sim, Mua, Cỏ lào… Chính sự phân bố của các loài thực vật trên tại sinh cảnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần các loài chim, những loài thích hợp với nơi trống trải, diện tích không gian đủ lớn, thức ăn chủ yếu là các loại quả, hạt, các loài côn trùng như: Bìm bịp, bách thanh, bông lau đít đỏ, đầu rìu, chim sâu lưng đỏ… Loài bìm bịp lớn và bìm bịp nhỏ là 2 loài chuyên ăn côn trùng và động vật nhỏ chúng thường sống ở những nơi có tầng cây bụi phát triển, bông lau đít đỏ ăn quả mềm và côn trùng, thường làm tổ trong các bụi rậm, đầu rìu ăn nhiều loài côn trùng khác nhau, ấu trùng của côn trùng trong các đám lá khô và có tập tính kiếm ăn sát mặt đất, bên cạnh đó còn có một số loài có tập tính trong quá trình kiếm ăn, hoạt động chủ yếu đi đơn như: Bách thanh nhỏ, bách thanh đuôi dài ngược lại có những loài chuyên kiếm ăn theo đàn (lớn, nhỏ) như: Chào mào, bông lau đít đỏ, cành cạch đen… Nhìn chung với thức ăn dồi dào và nơi ở ổn định đã thu hút nhiều loài chim đến đây để kiếm ăn và định cư. 5.2.3.3. Sinh cảnh thuỷ vực khe suối: ở sinh cảnh này chúng tôi điều tra chỉ thấy một số loài chim có đời sống phụ thuộc vào nguồn nước, gồm 10 loài như: Chìa vôi núi, bồng chanh, chích choè nước lưng xám, chích choè nước lưng đốm, tất cả các loài đã điều tra được ở sinh cảnh này đều ăn côn trùng, có 10 loài/31 cá thể. Chỉ số đa dạng: d1 = 0,0322, d2 = 6,035, d3 = 1,796. Do sinh cảnh không phù hợp với đại đa số những loài chim, mặt khác thức ăn của chúng ở đây chủ yếu là nhuyễn thể, ấu trùng, các loài cá nhỏ… Nơi ở thường là hốc đá, khe đá. Đây là đặc điểm thích nghi riêng của một số loài mà đại đa số các loài khác không có được. Những loài trên đều có biên độ sinh thái hẹp nơi ở của chúng thường ở những khe đá hốc đá, thức ăn là những loài động vật thuỷ sinh: nhuyễn thể, ấu trùng và những loài cá nhỏ. Trong quá trình vận động, kiếm ăn chúng thường có tập tính đi đơn lẻ, hiếm khi thấy đi đôi. Nhìn chung sinh cảnh này không thích hợp với đại đa số những loài chim. 5.2.3.4. Sinh cảnh rừng trồng: Sinh cảnh này chúng tôi đã quan sát được 17 loài trong đó có 15 loài/177 cá thể ăn côn trùng, chiếm 21,73% tổng số loài chim ăn côn trùng. Chỉ số đa dạng của các loài chim ăn côn trùng: d1 = 0,085, d2 = 6,223; d3 = 1,127. Khu vực này được trồng keo lá tràm thuần loài nên không thể tránh khỏi sự xuất hiện các loài côn trùng hẹp thực, như vậy vô hình chung đã tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho một số loài chim ăn côn trùng, theo như kết quả điều tra cho thấy khu vực có mật độ sâu là 38560 con/ha. Mối 6000 tổ/ha, Kiến 2000 tổ/ha. Cao nhất trong tất cả các dạng sinh cảnh điều tra. Tầng cây cao thích hợp cho các loài chim kiếm ăn trong tán, thức ăn chủ yếu là các loài sâu ăn lá keo và các loài côn trùng khác (ong, kiến…) đối với các loài như: Bạc má, giẻ cùi, chèo chẹo lớn, chiền chiện… Mặt khác ở các tầng vượt tán còn xuất hiện những loài chim ăn thịt như: Diều hâu… Tầng cây bụi cũng thích hợp cho một số loài như: Chim sâu lục vàng, chích bụi rậm nâu, bìm bịp lớn, bìm bịp nhỏ… Nhìn chung nguồn thức ăn mà sinh cảnh cung cấp cho các loài chim ăn côn trùng là dồi dào vì vậy ở đây điều tra được số lượng chim là nhiều nhất 177 loài. 5.2.3.5. Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác(IIb) Trong sinh cảnh này với các loài chim ăn côn trùng chúng tôi quan sát được 12 loài/54 cá thể chiếm 17,39% tổng số loài chim ăn côn trùng: d1 = 0,222; d2 = 6,349; d3 = 1,632. Sinh cảnh này trước đây do quá trình khai thác, đốt nương làm rẫy diễn ra trong thời gian tương đối dài cho đến nay do sự quản lý của VQG Tam Đảo nên rừng đang trong giai đoạn phục hồi. Thành phần thực vật chủ yếu là những cây tiên phong ưa sáng phục hồi rừng như: Sau sau, ba soi, ba bét, mán đỉa… Thức ăn và nơi ở là các nhân tố chi phối đến sự có mặt và tồn tại của các loài chim trong các dạng sinh cảnh khác nhau. Theo kết quả điều tra thực địa khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh là tương đối cao mật độ sâu: 36840 con/ha. Mối 2000 tổ/ha. Đây là nguồn thức ăn dồi dào cung cấp cho các loài chim ăn côn trùng như: Phường chèo má xám, gõ kiến, chèo bẻo bờm, giẻ cùi... Phường chèo má xám chỉ kiếm ăn theo đàn, đây là loài chỉ thị cho điều kiện thảm thực vật tốt, thức ăn của chúng là những loài sâu ăn lá và côn trùng cánh cứng gây hại rừng. Gõ kiến nâu thức ăn chủ yếu: Kiến, mối, nhộng, sâu non của những loài côn trùng, loài này có tập tính kiếm ăn riêng biệt, nó thường gõ mạnh vào thân cây tạo ra những tiếng động mạnh làm cho kiến mối chạy ra ngoài rồi chúng dùng lưỡi lấy thức ăn. Nhận xét: chúng tôi thấy ở sinh cảnh này lượng thức ăn cũng rất phong phú, nhưng số lượng chim chúng tôi điều tra được lại không cao, 54 cá thể. Theo chúng tôi thì nguyên nhân chính là do có sự có mặt của con người ở sinh cảnh. Con người đã tác động đến sinh cảnh như săn bắn, khai thác gỗ, củi. Những tác động đó dẫn đến mất ổn định của các loài chim cho nên thức ăn tuy nhiều nhưng số lượng chim lại ít. 5.2.3.6. Sinh cảnh rừng tự nhiên(Rừng nghèo IIIA1): Theo kết quả điều tra tổng hợp ở biểu 02 tổng số loài quan sát được ở sinh cảnh này là 21 loài chiếm 23,59% tổng số loài quan sát, trong đó tổng số loài chim ăn côn trùng là 11 loài/73 cá thể chiếm 15,94% số loài chim ăn côn trùng tại khu vực. Chỉ số đa dạng của các loài chim ăn côn trùng: d1 = 0,15; d2 = 5,367; d3 = 1,287. Sự phát triển của thực vật ở đây đã và đang dần được ổn định, khả năng cung cấp về thức ăn và nơi ở cho những loài chim ở đây rất tốt, ngoài quả hạt cây rừng ra sinh cảnh còn cung cấp lượng lớn thức ăn về côn trùng cho các loài chim ăn côn trùng, mật độ 32525.83 con/ha. Mối 2000 tổ/ha, Kiến 2000 tổ/ha. ở tầng cây cao thường xuất hiện những loài sâu ăn lá, sâu đục thân… ở tầng cây bụi thì xuất hiện những loài bọ cánh cứng và nhiều loại côn trùng khác. Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào cung cấp cho các loài chim ăn côn trùng như: Phường chèo má xám, bắt cô trói cột, khướu, chèo bẻo đen… Nhìn chung khả năng cung cấp thức ăn và nơi ở của sinh cảnh rất tốt. Sinh cảnh thích hợp cho những loài chim ăn côn trùng: Giẻ cùi, chào mào, gõ kiến, chèo bẻo….Vì vậy sự có mặt của các loài chim ăn côn trùng ở sinh cảnh này tương đối lớn,11 loài/73 cá thể. 5.2.3.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2): Trong sinh cảnh đã quan sát được 14 loài chiếm 5,73% tổng số loài quan sát, trong đó có 8 loài/26 cá thể là chim ăn côn trùng, chiếm 11,59% tổng số loài chim ăn côn trùng quan sát được. Chỉ số đa dạng của các loài chim ăn côn trùng: d1 = 0,3, d2 = 0,4947, d3 = 1,569. Do thành phần thực vật ở sinh cảnh này biến đổi tương đối rõ rệt với sinh cảnh khác. Thực vật ở đây sinh trưởng phát triển tốt chính vì vậy mà khả năng cung cấp thức ăn và nơi ở cho các loài chim cũng tăng. Sinh trưởng và phát triển của thực vật đang ở giai đoạn ổn định cho nên khả năng cung cấp thức ăn và nơi ở cho các loài chim là rất tốt, nguồn thức ăn mà sinh cảnh cung cấp cho loài chim đó là các loại quả hạt cây rừng và nhiều loài côn trùng (kiến, mối, bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bổ củi và những loài sâu ăn lá, sâu đục thân..). Mật độ sâu: 20433.33 con/ha. Mối 4000 tổ/ha. Sinh cảnh thích hợp cho những loài chim ăn côn trùng như: Chèo chẹo lớn, gõ kiến, nuốc bụng đỏ, ác là… Và một số loài chim ăn quả hạt như: Cành cạch hung, chào mào, khướu bạc má… Mặt khác ở các tầng vượt tán còn xuất hiện những loài chim ăn thịt như: Diều hâu. Nhận xét: Theo như kết quả điều tra chúng tôi thấy khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh rất tốt, nhưng chúng tôi điều tra được số loài chim ăn côn trùng lại ít hơn rất nhiều so với các sinh cảnh khác, 8 loài/26 cá thể. Tôi cho rằng nguyên nhân là do biên độ sinh thái của các loài chim không phù hợp, vì cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm từ 50C- 60C. Cũng có thể do trong quá trình điều tra dụng cụ ống nhòm còn chưa tốt và phần khác do kinh nghiệm còn hạn chế nên kết quả thống kê được chưa chính sác. 5.2.3.8. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3): ở sinh cảnh này chúng tôi đã quan sát được 11 loài chiếm 12,35% tổng số loài quan sát, có 6 loài/22 cá thể là những loài chim ăn côn trùng như: Phướn, cú vọ mặt trắng, bách thanh đuôi dài, khướu sp và một số loài ăn tạp như gà tiền mặt vàng… Chỉ số đa dạng của các loài chim ăn côn trùng: d1 = 0,273; d2 = 3,725; d3 = 1,279. Do ở sinh cảnh này có sự phân hoá rõ rệt về thành phần loài thực vật (Chiều cao, đường kính…). Càng lên cao cây càng lùn và đường kính càng nhỏ. Chúng tôi đã lên đỉnh cao nhất của dãy Tam Đảo (1592m). Tổ thành thực vật tầng cây cao chủ yếu là các họ Re (Lauracea): Re, Sồi, Giổi lông... Chính vì vậy sự thay đổi rõ rệt về thành phần thực vật mà dẫn tới sự thay đổi về khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh. Theo số liệu điều tra cho thấy lượng côn trùng ở sinh cảnh này giảm đáng kể, 10 loài/20 cá thể, mật độ sâu: 11703.33 con/ha. Mối 4000 tổ/ha, Kiến 4000 tổ/ha. Về nơi ở thì rất tốt, nhưng thức ăn lại giảm đáng kể, và sự có mặt của các loài chim ở sinh cảnh cũng rất ít. Nhận xét: Nguyên nhân số lượng loài động vật điều tra ở sinh cảnh này giảm là do biên độ sinh thái của một số loài không phù hợp với độ cao. Tóm lại: Theo kết quả điều tra tổng hợp chúng tôi thấy rằng càng lên cao số lượng thức ăn và số loài chim càng giảm. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm đó theo tôi là do sinh thái đa số loài côn trùng không phù hợp với độ cao. Theo nghiên cứu về sự ảnh hưởng của độ cao tới nhiệt độ thì cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm từ 50-6oC. Vì vậy càng lên cao thì sự có mặt của các loài là ít đi. Điều này cũng phù hợp với với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học là ở các khu rừng ôn đới thành phần loài bao giờ cũng ít đa dạng hơn so với rừng nhiệt đới. Đây cũng là minh chứng cho kết quả của tôi. Tuy nhiên điều tra ở đỉnh cao nhất của dãy Tam Đảo (1592m) chúng tôi thấy một số loài bướm có mật độ khá lớn. 5.3. Phân tích mối quan hệ giữa phân bố các loài chim với cấu trúc thức ăn. Để tồn tại và phát triển các loài chim cần phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản như: Thức ăn, điều kiện làm tổ , nước uống, và các điều kiện sống khác như: Nhiệt độ môi trường, sự an toàn... Trong đó 2 yếu tố quan trọng bậc nhất đó là thức ăn và nơi ở nhưng 2 yếu tố này lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường (độ ẩm, nhiệt độ...). Như vậy đai cao là một trong những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các loài chim. Để phân tích mối quan hệ giữa chim với thức ăn và đai cao, bước đầu chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu (Số loài, số lượng cá thể, chỉ số đa dạng d1, d2, d3) của chim với các chỉ tiêu tương tự như trên của côn trùng. Kết quả được tổng hợp ở phần phụ biểu, để chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa chim, thức ăn và đai cao trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số phương trình sau: Phương trình tương quan Hệ số tương quan R Kiểm tra sự tồn tạI Mức độ quan hệ ta tb tc t (05) (k=9) KL Y1 = 0.0411 + 0.0943X1 + 0.0002Z 0.833 0.939 0.8516 3.8125 2.262 không tt Chặt Y2 = 12.19 - 0.127X2 - 0.004Z 0.9 3.4327 -0.9102 -6.1815 2.262 không tt Rất chặt Y3 = 0.5446 + 0.5483X3 -0.000323Z 0.731 1.5148 2.8943 -2.4746 2.262 Tồn tại Chặt A1 = 30.97 - 0.669B1- 0.0141Z 0.97 11.588 -3.8854 -12.032 2.262 Tồn tại Rất chặt A2 = 199.525 – 0.2639B2 - 0.145Z 0.892 0.1361 -0.7041 -5.616 2.262 không tt Chặt Ghi chú: Y1, Y2, Y3 chỉ số đa dạng d1, d2, d3 của các loài chim (ở các dạng sinh cảnh RT, Ib, IIb, IIIA1, IIIA2, IIIA3). X1, X2, X3 chỉ số đa dạng d1, d2, d3 của các loài côn trùng (ở các dạng sinh cảnh RT, Ib, IIb, IIIA1, IIIA2, IIIA3). A1, B1; A2, B2; Z: Số loài chim, số loài côn trùng; Số lượng chim, số lượng côn trùng; Độ cao ( ở các dạng sinh cảnh RT, Ib, IIb, IIIA1, IIIA2, IIIA3). Theo như bảng trên tôi có nhân xét như sau: Phương trình Y1 tôi thấy hệ số tương quan kép R rất cao, nhưng phương trình không tồn tại do /ta/,/tb//t (0.5) (k=9) nên có thể tồn tại tương quan tuyến tính 1 lớp giữa độ cao và chim, tương quan này ở mức độ chặt. Phương trình Y2 do /tb/<t (05) (k=9) nên không tồn tại tương quan tuyến tính 2 lớp giữa đa dạng côn trùng và đa dạng chim (theo chỉ số đa dạng d2). Nhưng có thể tồn tại tương quan tuyến tính 1 lớp giữa độ cao và đa dạng chim ở mức độ rất chặt. Phương trình Y3 có /ta/ < t (05) (k=9) tuy nhiên phương trình vẫn tồn tại, vì hệ số tự do a ảnh hưởng rất nhỏ (0.041), nên phương trình được chấp nhận ở mức độ quan hệ chặt. Phương trình A1 có các hệ số thoả mãn cho các tham số tồn tại nên tương quan giữa các đại lượng là tồn tại và ở mức độ quan hệ rất chặt. Phương trình A2 có /ta/,/tb/ t (05) (k=9) nên tương quan tuyến tính 2 lớp không tồn tại. Nhưng có thể tồn tại tương quan tuyến tính một lớp giữa độ cao (Z) và số lượng chim. Do có một số phương trình xét không tồn tại tương quan tuyến tính 2 lớp nên tôi tiến hành xét tương quan tuyến tính một lớp giữa độ cao (Z) với số loài chim và số lượng chim xem có tồn tại tuyến tính một lớp không? Phương trình tương quan Hệ số tương quan r Kiểm tra sự tồn tại Mức độ quan hệ ta tb t (05) (k=10) KL A1 =21.293-0.127Z 0.91 14.1639 -7.336 2.228139 tồn tại Rất chặt A2 = 187.65-0.1373Z 0.88 9.172 -6.039 2.228139 tồn tại Chặt Ghi chú: A1, A2, Z số loài chim, số lượng chim, độ cao (ở các sinh cảnh RT, Ib,IIb, IIIA, IIIA2, III3). Từ kết quả trên cho thấy 2 phương trình đều tồn tại tương quan tuyến tính 1 lớp, ở mức độ chặt và rất chặt. Sự tương quan tuyến tính 1 lớp được thể hiện qua đồ thị sau: Bảng tổng hợp số liệu phân bố các loài chim và côn trùng theo đai cao Độ cao TB Số lượng chim Số lượng côn trùng Số loài Số lượng S loàI S lượng 250 20 147 10 20 350 15 177 16 85 450 20 147 10 20 550 12 54 16 75 650 11 73 14 64 750 11 73 14 64 850 11 73 14 64 950 8 26 14 38 1050 8 26 14 38 Biểu đồ 01: Tương quan giữa số loài/số lượng chim và độ cao Việc xác định tương quan sẽ giúp chúng ta dự đoán được đại lượng khó đo đếm khi biết được các đại lượng dễ đo đếm. Như ở đây chúng ta có thể dự đoán được tổ thành loài chim (Đại lượng khó xác định) khi biết số loài/số lượng côn trùng và độ cao tương ứng (Các đại lượng dễ xác định). 5.4. Tình hình quản lý và các giải pháp bảo tồn Thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên chim tại khu vực này nói riêng. Mỗi Vườn Quốc Gia được thành lập thì phải thực hiện một trong những nhiệm vụ sau: - Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gen động thực vật quý hiếm, đặc biệt là các loài đặc hữu và cảnh quan tự nhiên. - Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ du lịch và nghỉ mát. - Tổ chức tuyên truyền sâu, rộng cho người dân địa phương về tầm quan trọng và những tính năng tác dụng có lợi từ rừng... Trên cơ sở đó cho đến nay Vườn Quốc Gia Tam Đảo đã triển khai rất nhiều chương trình, dự án về các hoạt động bảo tồn thiên nhiên: Bao gồm chương trình bảo vệ rừng, chương trình dự án vùng đệm và phục hồi sinh thái (khuyến nông, khuyến lâm phục hồi sinh thái theo dự án 661), chương trình bảo tồn đa dạng sinh học hướng dẫn tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học... Đồng thời Vườn Quốc Gia Tam Đảo đã từng bước kiện toàn bộ máy quản lý bảo vệ của mình. Với số lượng công nhân viên của Vườn tương đối đầy đủ, hệ thống trạm kiểm lâm được bố trí: 11 trạm và 1 hạt kiểm lâm. Mỗi trạm kiểm lâm có 2 người cộng thêm 1 kiểm lâm viên của xã. Tuy nhiên cán bộ và lực lượng bảo vệ tại đây chưa đáp ứng được tình hình hiện tại của một Vườn Quốc Gia, năng lực chuyên môn của lực lượng kiểm lâm trực tiếp bảo vệ rừng còn hạn chế, mặt khác cơ sở hạ tầng còn đơn sơ, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn thiếu thốn và chưa đảm bảo. Mặc dù vậy nhưng lực lượng kiểm lâm tại các trạm vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tích cực (Tuần tra, kiểm tra, xử lý các vụ việc, những tác động xấu đến tài nguyên rừng của vườn Quốc Gia Tam Đảo: Khai thác gỗ trái phép, săn bắt các loài động vật quý hiếm...). Tại trạm kiểm lâm xã Hoàng Nông Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên, một xã đông dân cư với đời sống của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn, để ổn định được cuộc sống của mình, ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng, bằng các hình thức khác nhau: Khai thác gỗ, săn bắt động vật quý hiếm... Những tác động trên làm ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, nguồn tài nguyên sinh vật rừng. Với sự gia tăng về lực lượng khai thác gỗ tại khu vực xã Hoàng Nông đã và đang là thực trạng đau đầu cho các nhà làm công tác quản lý bảo vệ rừng. Khu vực này chính là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm gỗ được khai thác cùng với các sản phẩm từ động vật săn bắn được. Sở dĩ có những hoạt động trên là do đã từ lâu các hoạt động này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của hầu hết các gia đình tại khu vực. Mặt khác do kinh tế thị trường nhiều người đã chạy theo lợi nhuận trước mắt để làm giàu bằng các hoạt động phi pháp mà không thấy được hậu quả sau này. Trước đây những sản phẩm từ động thực vật chưa trở thành hàng hoá trên thị trường thì việc săn bắn, khai thác gỗ chỉ dùng để trang trí và xây dựng nhà cửa nhưng sau này các sản phẩm đó được đem ra thị trường thì động cơ làm giàu đã thôi thúc họ. Chính vì vậy các hoạt động này đã và đang ngày càng gia tăng. Trên thực tế việc khai thác gỗ người dân thường sử dụng rìu, cưa để đẽo thành tấm, gỗ hộp sau đó có thể dùng sức người hoặc trâu để kéo gỗ trên đỉnh xuống chân núi. Bên cạnh đó việc săn bắt các loài động vật cũng được tiến hành đồng thời, người dân ở đây thường dùng cạm bẫy để bẫy thú. Các hoạt động khai thác tại khu vực chủ yếu tập trung ở các loài động thực vật quý hiếm và có thể đem lại lợi nhuận cao, điển hình đối với các loài thực vật: Sến mật, Thông tre, Giổi xanh và đặc biệt trước đây còn có nạn khai thác và nấu dầu từ gỗ Vù hương… Ngoài ra đối với các loài động vật như: Hươu, Hoẵng, Lợn rừng, Cầy… và các loài động vật nhỏ: Sóc, chuột, rắn, rùa, ếch, nhái và đặc biệt là cá cóc Tam Đảo, rất nhiều loài chim làm cảnh cũng được bẫy, bắt như: Sáo sậu, Sáo mỏ ngà, Yểng, Hoạ mi, Khướu… Ngoài 2 hoạt động chính của người dân tác động vào rừng còn có các hoạt động khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên sinh vật rừng: Hiện tượng người dân vào rừng chặt cây con làm củi, chặt chuối, đốt than, … Chính những hoạt động trên là một trong những lý do đã dẫn tới diện tích rừng trong khu vực đã và đang ngày càng suy giảm và kéo theo sự mất đi nhiều nguồn động thực vật quý hiếm, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái mà trực tiếp đã ảnh hưởng đến chỗ ở, thức ăn của rất nhiều loài động vật mà điển hình là các loài chim khi mất nguồn thức ăn và nơi ở phù hợp thì chúng phải di cư đi nơi khác để tìm điều kiện sống thích hợp hơn cho mình nếu như không có nơi nào phù hợp thì chúng sẽ bị diệt vong, bản thân các loài động vật khác cũng vậy. Chính vì thế sự tồn tại của các loài chim nói riêng và các loài động vật khác nói chung đã và đang bị đe doạ nghiêm trọng về số lượng và chất lượng các loài động vật cũng bị suy giảm một cách nhanh chóng. Để quản lý được nguồn tài nguyên động vật thì ngoài việc quản lý chính bản thân những loài động vật đó mà còn bảo vệ điều kiện sống hay nói cách khác đó là môi trường sống của chúng trong đó 2 bộ phận quan trọng của môi trường sống đó là thức ăn và nơi ở. Muốn bảo vệ được môi trường sống của các loài động vật trên thì phải tìm được nguyên nhân sâu xa, cơ bản của những tác động làm mất đi môi trường sống của những loài động vật rừng hay nói cách khác chính là hệ sinh thái rừng mà nhân tố quan trọng chính là thực vật rừng. Nguyên nhân sâu xa từ những tác động xấu của người dân địa phương vào rừng: - Đời sống của người dân địa phương còn nhiều vất vả nghèo khổ, trình độ dân trí còn hạn chế, mặt khác rất nhiều cá nhân vì chạy theo lợi ích của đồng tiền đã bất chấp pháp luật … Chính vì thế mà họ không thể bảo vệ rừng khi cuộc sống của họ chưa được ổn định và sung túc như bao gia đình khác. Bên cạnh đó mặc dù đã được các cán bộ chuyên trách, lực lượng kiểm lâm khu vực tuyên truyền nhưng đại đa phần người dân địa phương vẫn chưa có ý thức bảo vệ rừng. - Hiện nay còn rất nhiều cơ sở thu mua các loại sản phẩm chim thú rừng để đem bán cho các nhà hàng đặc sản thực phẩm. Việc này đem lại lợi nhuận cao nên đã thôi thúc người dân địa phương vào rừng săn bắt các loài động vật quý hiếm. Chính các nhà hàng đặc sản lá nơi tiêu thụ khuyến khích các hoạt động săn bắt động vật rừng. - Do khả năng, năng lực của các cán bộ kiểm lâm còn hạn chế lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng không đủ để tham gia công tác kiểm tra, thu hồi, xử lý các vụ việc vi phạm đến tài nguyên rừng mặt khác diện tích rừng quản lý tại địa phương lại rộng lớn, địa hình khó đi phức tạp, trang thiết bị cho các cán bộ kiểm lâm như ống nhòm, máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại, súng… và các phương tiện khác phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn thiếu thốn, chính vì thế các cán bộ kiểm lâm mặc dù đã rất nhiều cố gắng, song việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực vẫn còn nhiều yếu điểm và cần được quan tâm nhiều hơn nữa. 5.4.1. Các giải pháp đề xuất trong tương lai Trước thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và tình hình quản lý các loài động vật, đặc biệt là các loài chim nói riêng tại khu vực. Theo tôi thấy cần phải có những giải pháp tập trung vào tác động của người dân địa phương đối với tài nguyên rừng và việc quản lý người dân địa phương đây là 2 mặt của một sự việc cần phải được điều hoà và kết hợp đồng bộ. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: * Giải pháp quản lý tập trung vào những tác động của người dân địa phương tới tài nguyên rừng tại khu vực. - Để quản lý được tài nguyên động vật rừng đặc biệt là các loài chim rừng thì không những chỉ bảo vệ bản thân các loài động vật đó mà còn phải bảo vệ môi trường sống của chúng (hay còn gọi là sinh cảnh sống). Trong môi trường sống thì 2 yếu tố thức ăn và nơi ở là 2 nhân tố quan trọng nhất, chính vì vậy để đảm bảo được nguồn thức ăn nơi cư trú cho các loài chim rừng theo tôi cần phải có biện pháp nghiêm cấm các hiện tượng săn bắt khai thác tài nguyên rừng trái phép tại khu vực. - Trong thực tế thì sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác nương rẫy (IIa), rừng nghèo (IIIa1), rừng trung bình (IIIa2), rừng giàu(IIIa3) đều đang bị tác động mạnh của người dân địa phương điển hình là nạn khai thác gỗ trái phép, săn bắt động vật quý hiếm, chặt cây tái sinh để làm củi… Cho nên đứng trước thực trạng đó những cán bộ chuyên trách trong công tác quản lý bảo vệ rừng cần phải có những hình thức xử lý thật nghiêm, thậm chí đối với những vụ việc vi phạm nghiêm trọng có thể đưa ra truy tố trước pháp luật. Bên cạnh đó các cán bộ kiểm lâm phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm luật bảo vệ thường xuyên và phát triển rừng tại khu vực. - Cần có những hình thức tuyên truyền sâu, rộng đến từng hộ gia đình, giúp người địa phương hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với đời sống kinh tế xã hội, cùng với rất nhiều tính năng tác dụng có lợi khác từ rừng, thu hút đông đảo nhân dân địa phương tham gia bảo vệ rừng. - Ngoài ra để đảm bảo được nguồn thức ăn, nơi cư trú cho các loài chim thì cần có biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, tu bổ rừng nhằm mục đích mở rộng rừng đáp ứng nhu cầu cần thiết về thức ăn, nơi ở cho các loài chim. - Căn cứ kết quả điều tra phân bố các loài theo sinh cảnh và đai cao cho thấy các sinh cảnh ở độ cao thấp (RNLB, RT, Ib) có mức độ đa dạng cao về thành phần loài và cũng như về số lượng cá thể. Tuy nhiên các sinh cảnh này lại chịu tác động mạnh của hoạt động săn bắt, chăn thả gia súc. Vậy cần có biện pháp ngăn chặn các hoạt động này. Sinh cảnh ở các đai cao (Chủ yếu là rừng IIIA1, IIIA2) là nơi có số loài chim phân bố ít tuy nhiên lại gồm nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tại các sinh cảnh này hoạt động săn bắn vẫn diễn ra mạnh cần có biện pháp tăng cường tuần tra. * Vấn đề quản lý con người và phát triển vùng đệm: - Phải biết kết hợp hài hoà giữa việc quản lý của UBND xã Hoàng Nông và Vườn Quốc Gia Tam Đảo trong việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức của người địa phương. Giúp họ hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với đời sống, kinh tế xã hội và hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi, diện tích rừng bị suy giảm. - Cần kết hợp với chính quyền xã điều tra, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm đến luật bảo vệ và phát triển rừng. - Do diện tích rừng tại khu vực chỉ giao cho một số cán bộ xã quản lý mà chưa có hình thức giao khoán cho các hộ gia đình khác. Chính vì vậy để giảm thiểu những tác động có hại của người địa phương vào rừng theo tôi nên tiến hành việc giao đất giao rừng đến cho từng hộ gia đình với mục đích gắn liền cuộc sống của họ vào rừng chính như vậy họ sẽ là lực lượng bảo vệ rừng một cách có hiệu quả nhất. - Thực hiện công tác khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình nhằm tạo công ăn việc làm, giúp người dân địa phương tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. - Phát triển các mô hình Nông lâm kết hợp, xây dựng mô hình canh tác VAC, triển khai công tác khuyến nông, khuyến lâm, xoá đói giảm nghèo bằng việc hỗ trợ vốn, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đồng thời chuyển giao công nghệ kỹ thuật đến từng hộ gia đình. 5.4.2. Những giải pháp cho các cán bộ kiểm lâm: * Bên cạnh những biện pháp trên chúng tôi còn có một số đề xuất đối với lực lượng kiểm lâm (Lực lượng trực tiếp bảo vệ rừng). - Trong quá trình kiểm tra xử lý các vụ việc vi phạm kỷ luật bảo vệ và phát triển rừng các cán bộ kiểm lâm cần phải có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn nữa: Thu hồi, xử lý hành chính và thậm chí có thể đưa ra truy tố trước pháp luật đối với những vụ việc vi phạm nghiêm trọng. Nghiêm cấm tất cả những hành động xâm phạm đến tài nguyên rừng (Khai thác gỗ và săn bắn các loài động vật quý hiếm). - Trang bị những dụng cụ cần thiết cho lực lượng kiểm lâm phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn. - Bên cạnh đó 2 xã Hoàng Nông - La Bằng mới chỉ có 2 cán bộ kiểm lâm, thiết nghĩ với diện tích lớn như vậy, địa hình lại phức tạp lực lượng kiểm lâm còn mỏng do vậy không thể quản lý tốt diện tích rừng tự nhiên của Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Nên cần bổ sung thêm lực lượng cán bộ kiểm lâm tâm huyết với nghề vào biên chế tại trạm kiểm lâm xã Hoàng Nông. (Với lực lượng kiểm lâm hiện tại ở khu vực thì công tác tuần tra, kiểm tra rừng gặp rất nhiều khó khăn, không thể truy đuổi, bắt giữ những đối tượng khai thác, săn bắn động thực vật quý hiếm…). - Thường xuyên mở lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm lâm, bồi dưỡng đào tạo cho họ, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Tóm lại: Với thực trạng quản lý tài nguyên rừng như đã nói ở trên đồng thời trong quá trình thực tập chúng tôi đã chứng kiến hiện trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương, những giải pháp mà tôi nêu trên đây hy vọng phần nào sẽ giúp ích cho lực lượng kiểm lâm, các cán bộ chuyên trách trong công tác quản lý bảo vệ rừng một cách có hiệu quả hơn mặt khác những giải pháp này còn có thể hạn chế được những tác động của người dân địa phương vào rừng đồng thời sẽ thúc đẩy được sự sinh trưởng và phát triển của tài nguyên rừng nói chung, tài nguyên động vật rừng nói riêng đặc biệt là các loài chim rừng đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phần VI kết luận - tồn tại - kiến nghị 6.1. Kết luận Dựa trên kết quả điều tra quan sát, phân tích sau 1 tháng 15 ngày thực tập đề tài chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: 1. Tại các dạng sinh cảnh khác nhau, tổ thành loài thực vật, mật độ, D1.3, HVN, Dt của cây rừng và lượng thức ăn là khác nhau. 2. Tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đã ghi nhận được 89 loài chim thuộc 36 họ 12 bộ. Trong đó có 69 loài thuộc 23 họ là chim ăn côn trùng, động vật nhỏ. 3. Phân bố loài, chỉ số đa dạng loài của các loài chim ăn côn trùng phụ thuộc chặt chẽ vào tổ thành loài, chỉ số đa dạng loài côn trùng và đai cao. 4. - Có thể sử dụng phương trình: Y3 = 0.5446 + 0.5483X3 -0.000323Z A1 = 30.97 – 0.669B1- 0.0141Z Để mô phỏng mối quan hệ giữa đa dạng chim(Y3), số loài chim(A1) ăn côn trùng với đa dạng côn trùng(X3), số loài côn trùng(B1) và đai cao (Z). - Có thể sử dụng phương trình: A1 =21.293-0.127Z A2 = 187.65-0.1373Z Để mô phỏng mối quan hệ phân bố giữa Số loài(A1)/Số lượng(A2) chim ăn côn trùng với đai cao(Z). 6.2. Tồn tại Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.sĩ Đỗ Quang Huy nhưng do thời gian, kiến thức của bản thân còn hạn chế mặt khác trong một số lần điều tra đã gặp phải thời tiết không thuận lợi cho nên đề tài không tránh khỏi những tồn tại sau: - Kiến thức thực tiễn còn hạn chế dẫn đến việc quan sát chim trên thực địa gặp rất nhiều khó khăn vì vậy việc xác định loài chưa được chuẩn xác. - Do thời tiết xấu cho nên ảnh hưởng đến sự hoạt động của rất nhiều loài chim nên kết quả điều tra chưa được đầy đủ. - Kết quả thu được mới dừng lại ở mức độ ban đầu chưa được nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ cho nên phần nào không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. 6.3. Kiến nghị Trên cơ sở kết quả thu được và những tồn tại của đề tài chúng tôi còn một số kiến nghị sau: - Cần phải bố trí thời gian điều tra ngoại nghiệp hợp lý, cụ thể vào thời gian thời tiết thuận lợi chim hoạt động mạnh giúp cho quá trình điều tra quan sát được dễ dàng và chính xác hơn. - Cần có những dụng cụ tốt hơn để giúp cho quá trình định loại những loài quan sát được, nếu có thể dùng lưới mờ để bắt mẫu giúp cho việc chụp mẫu vật, định loại. - Lập thêm tuyến điều tra, tăng số lần quan sát trên tuyến tiến hành điều tra thành nhiều đợt trong năm như vậy sẽ đảm bảo được kết quả điều tra. Tài liệu tham khảo -¯œ- 1. Bộ khoa học công nghệ và môi trường ,1995: “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam”. NXB khoa học kỹ thuật - Hà Nội. 2. Bộ khoa học công nghệ và môi trường,1992. Sách Đỏ Việt Nam phần Động vật. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội. 3. Các Vườn Quốc Gia Việt Nam, 2001. 4. Luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn Quốc Gia Tam Đảo. 5. Lekagul, B. and Round, P.D, 1991. Aguid to the birds of Thai Land. Bangkok: Saha Karn Bhaet. 6. Nguyễn Đức Mạnh, 2001. Báo cáo tốt nghiệp (Trường Đại Học Lâm Nghiệp) (Bước đầu nghiên cứu mối quan hê giữa tổ thành loài chim và sinh cảnh tại phân khu Bản Bung Khu Bảo Tồn thiên nhiên Nà Hang Tuyên Quang) 7. Nguyễn Tiến Dũng, 2001. Báo cáo tốt nghiệp (Trường Đại Học Lâm Nghiêp) (Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa tổ thành loài chim và sinh cảnh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ Hà Tĩnh). 8. Nguyễn cử - Lê Trọng Trải - K. Phillips, 2000. “Chim Việt Nam’’. NXB Lao Động XH Hà Nội. 9. Rich Chard- B. Primack, 1999. “Cơ sở sinh học bảo tồn”, Biên dịch và biên soạn Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng NXBKH- KT Hà Nội. 10. Võ Quý- Nguyễn Cử, 1995. “Danh lục chim Việt Nam”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 11. Võ Quý, 1971 “Sinh học của những loài chim thường gặp ở Việt Nam”. NXBKH- KT Hà Nội. phụ biểu Biểu 01: Danh sách chim điều tra tại 2 xã Hoàng Nông - La Bằng - huyện Đại Từ - (VQG Tam Đảo) tỉnh Vĩnh Phúc Stt Bộ - Họ - Loài Thức ăn Tên phổ thông Tên khoa học Côn trùng Quả hạt I. Bộ cắt Falconnifomes 1. Họ Ưng Accipitridae 1 Diều hâu Mihus migrans + II. Bộ Gà Gallifomes 2. Họ trĩ PhasiaNidae 2 Gà so ngực gụ Arborophila choloropus 3 Gà rừng Gallus gallus 4 Gà lôi trắng Lophura nycthemera 5 Gà tiền mặt vàng Polupleetron bicalcaratum III. Bộ sếu Grijiformes 3. Họ gà nước Rallidae 6 Cuốc ngực trắng Amaurornis phonenicurus + IV. Bộ rẽ Charadriifomes 4. Họ rẽ Scolopachidae 7 Rẽ giun thường Gallinago gallinago V. Bộ bồ câu Columbiformes 5. Họ bồ câu Columbidae 8 Cu gáy Streptopelia Chinensis 9 Gầm ghì đá Columba livia VI. Bộ cu cu Cuculifomes 6. Họ cu cu Cuculidae 10 Bắt cô trói cột Cuculus miroptetus + 11 Tìm vịt Cacomantis meculins + 7. Họ bìm bịp Centropodidae 12 Bìm bịp lớn Centropus sinensis + 13 Bìm bịp nhỏ Cuntropus bengalensis + 14 Phướn Phacnicophacus tristis + 15 Chèo chẹo lớn Hyerococcyx Sparverioider + VII. bộ cú Strigiformes 8. Họ cú mèo Strigidae 16 Cú Vọ Glaucidium cuculoides + 17 Cú vọ lưng nâu Ninox satulata + Cú vọ trắng Glaucidium beadiei + viii. Bộ nuốc trogoni formes 9. Họ Nuốc Trogonidae 19 Nuốc bụng đỏ Harpactes erytheocephalus + IX. Bộ sả Coraciiformes 10. Họ bói cá Alcedinidae 20 Sả hung Halcyon coromanda + 21 Bói cá nhỏ Caryle rulis + 22 Bồng chanh Alcedo atthis + 23 Sả đầu đen Halalafon pileata + 24 Sả đầu nâu Halafon sunyrnensis + 11. Họ đầu rìu Upupa epops 25 Đầu rìu Upupa epops + X. Bộ gõ kiến Piciformes 12. Họ cu rốc Capitonidae 26 Cu rốc lớn Megalaima virens 13. Họ gõ kiến Picidae 27 Gõ kiến xanh gáy đen Picus canus + 28 Gõ kiến Sp + 29 Gõ kiến nâu đỏ Gecinulus grantia + 30 Gõ kiến nâu Celeus brachyurus + 31 Gõ kiến gáy đỏ Dendrocopus major + 32 Gõ kiến bụng hung Dendrocopus hyperythrus + XI. Bộ sẻ Passerifomes 14. Họ sơn ca Alaudidae 33 Sơn ca Alanda gulgula + 15. Họ Nhạn Hirundinidae 34 Nhạn bụng trắng Hirundo rustica + 16. Họ chìa vôI Motacillidae 35 Chìa vôi núi Motacilla cinerea + 36 Chìa vôi trắng Motacilla alba + 37 Chìa vôi rừng Dendronnanthus indicus + 38 Manh lớn Anthus richardi + 39 Manh vân Nam Anthus hodgsoni + 17. Họ phường chèo Campephagidae 40 Phường chèo má xám Rericrocotus solaris + 18. Họ chào mào Pycnonoti dae 41 Chào Mào Pycnonots jocosus 42 Bông lau Trung Quốc P. sinensis 43 Bông lau đít đỏ P.aurigaster 44 Cành cạch đen Hypsipetes lencocephalus 45 Cành cạch núi H.macclellandii 46 Cành cạch hung Hemixos castanonotus 19. Họ Bách Thanh Laniidace 47 Bách Thanh nhỏ Lanius collurioides + 48 Bách Thanh đuôi dài L.schach + 20. Họ chích choè Turididae 49 Chích choè Copsychus saularis + 50 Oanh đuôi trắng Myiomela lcucura + 51 Chích choè nước lưng xám Eniairus sdustaceus + 52 Chích choè nước lưng đốm E. maculatus + 53 Chích choè nước đầu trắng E. leschenaulti + 54 Hoét đen Turdus merula + 21. Họ khướu Timahidae 55 Khướu Sp + 56 Khướu bạc má Garrulax chinensis + 57 Khướu đất Pygmi Punoepyga pusilla + 22. Họ chim chích Sylviidae 58 Chích phương bắc Phylloscopus borealis + 59 Chích mỏ rộng Acrocephalus acdon + 60 Chích mày lớn P.inornaties + 61 Chích bụi rậm nâu Bradypterus lutconentris + 62 Chích chân xám P.tenellipes + 63 Chích bông đỏ Orthotomus sutorius + 23. Họ chiền chiện đồng Cisticolidae 64 Chiền chiện bụng hung Prinia inornata + 24. Họ chim di Estriata 65 Di cam Lonchura striata 25. Họ sẻ Passeridae 66 Sẻ Passer montanus 26. Họ bạc má Paridae 67 Bạc má Parus major 68 Chim sâu lục vàng Dicacum concolor + 69 Chim sâu lưng đỏ D.eruentatum + 28. Họ nhạn rừng Artamidae 70 Nhạn rừng Artamus fuscur + 29. Họ đớp ruồi Muscicapidae 71 Đớp ruồi xanh xám Muscicapa thalassina + 72 Đớp ruồi xanh nhạt Cyornis unicolor + 73 Rẻ quạt Rhipidura albcorllis + 30. Họ quạ Corvidae 74 ác là Pica pica + 75 Giẻ cùi Urocissa crytheorhyncha + 76 Choàng choạc xám Dendrocitta fomosae 31. Họ chèo bẻo Dicruridae 77 Chèo bẻo đen Dicrurus macrocercus + 78 Chèo bẻo xám D.leucophaeus + 79 Chèo bẻo bờm D.hottentottus + 32. Họ sáo Stuenidae 80 Sáo mỏ vàng Acridotheres cinereus + 81 Sáo mỏ ngà A.Cristatellus + 82 Sáo sậu Sturnus nigricpllis + 33. Họ hút mật Nectariniidae 83 Hút mật ngực đỏ Acthopiga saturata 84 Hụt mật Sp 34. Họ vành khuyên Zostreropidae 85 Vành khuyên Zostrerops japonica + 35. Họ sẻ đồng Emberizidae 86 Sẻ đầm lầy Emberiziza schoeniclus 87 Sẻ đồng hung E.rutila XII. Bộ cò ciconni formes 36. Họ diệc Ardeidae 88 Cò trắng Egretta gazetta + 89 Cờ bợ Acdeola bachus + Mục Lục Lời nói đầu 1 phần I 2 Đặt vấn đề 2 phần ii 4 Tổng quan tài liệu 4 2.1. Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam 4 2.2. Tình hình nghiên cứu chim tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo 6 phần iii 7 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 7 3.1. Quá trình hình thành và phát triển Vườn Quốc Gia Tam Đảo 7 3.2. Điều kiện tự nhiên 7 3.2.1. Vị trí địa lý 7 3.2.2. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng 8 3.2.3. Khí hậu thuỷ văn 9 3.2.4. Thực Vật 10 3.2.5. Động vật 11 3.3. Điều kiện kinh tế- xã hội 12 phần iv 13 Đối tượng địa điểm thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu 13 4.1. Đối tượng, địa điểm thời gian nghiên cứu 13 4.2. Nội dung nghiên cứu 13 4.3. Phương pháp nghiên cứu 13 4.3.1. Công tác chuẩn bị 13 4.3.2. Ngoại nghiệp 14 4.3.3. Công tác nội nghiệp 20 phần v 24 Kết quả và phân tích kết quả 24 5.1. Danh sách chim điều tra tại khu vực nghiên cứu 24 Phần phụ biểu: danh sách chim điều tra 5.2. Khả năng cung cấp thức ăn của các dạng sinh cảnh chính 25 5.2.1. Đặc điểm các dạng sinh cảnh chính trong khu vực 25 5.2.1.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản 25 5.2.1.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib) 26 5.2.1.3. Sinh cảnh rừng trồng 27 5.2.1.4. Sinh cảnh rừng non phục hồi (IIb) 28 5.2.1.5. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng nghèo IIIA1) 30 5.2.1.6. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2) 31 5.2.1.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3) 33 5.2.2. Thức ăn là côn trùng, động vật nhỏ theo các dạng sinh cảnh chính 34 5.2.2.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản 34 5.2.2.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib) 34 5.2.2.3. Sinh cảnh thuỷ vực khe suối 35 5.2.2.4. Sinh cảnh rừng trồng 35 5.2.2.5. Sinh cảnh rừng non phục hồi (IIb) 35 5.2.2.6. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng nghèo IIIA1) 36 5.2.2.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2) 36 5.2.2.8. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3) 37 5.2.3. Phân bố các loài chim ăn côn trùng, động vật nhỏ theo các dạng sinh cảnh chính 38 5.2.3.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản 40 5.2.3.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib) 41 5.2.3.3. Sinh cảnh thuỷ vực khe suối 42 5.2.3.4. Sinh cảnh rừng trồng 42 5.2.3.5. Sinh cảnh rừng non phục hồi (IIb) 43 5.2.3.6. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng nghèo IIIA1) 44 5.2.3.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2) 45 5.2.3.8. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3) 46 5.3. Phân tích mối quan hệ giữa phân bố các loài chim với cấu trúc thức ăn 47 5.4. Tình hình quản lý và các giải pháp bảo tồn 50 5.4.1. Các giải pháp đề suất trong tương lai 53 5.4.2. Những giải pháp cho cán bộ kiểm lâm 55 phần vi 57 Kết luận, tồn tại, kiến nghị 57 6.1. Kết luận 57 6.2. Tồn tại 57 6.3. Kiến nghị 58 Tài liệu tham khảo 59 Phần phụ biểu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN263.doc
Tài liệu liên quan