MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự hiện hữu của rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ là kết quả của hơn 25
năm phục hồi và phát triển bằng các nổ lực to lớn của chính quyền và nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 21 tháng 1 năm 2000, Ủy ban MAB/
UNESCO đã công nhận RNM Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại
Việt Nam [55].
RNM Cần Giờ là nơi lưu trữ các nguồn gen sinh vật quí hiếm và bền
vững, có khả năng chịu đựng điều kiện sống rất đặc biệt khắc nghiệt. Là nơi
có hệ VSV vô cùng phong phú và đa dạng như nấm sợi, vi khuẩn, xạ
khuẩn ., trong đó nấm sợi chiếm số lượng rất lớn. Nấm sợi đóng vai trò rất
quan trọng trong vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng của hệ sinh thái
RNM, nhờ có khả năng sinh các loại enzym ngoại bào như cellulase, protease,
kitinase, amylase, enzym phân giải dầu Đặc biệt, enzym cellulase do nấm
sợi sống trong RNM sinh ra là rất lớn. Do thảm thực vật dày đặc ở RNM Cần
Giờ là nơi sinh sống tốt nhất, nguồn thức ăn dồi dào nhất cho các chủng nấm
sợi có khả năng sinh enzym này.
Enzym cellulase là hệ enzym bao gồm các loại enzym: C1, Cx, β-
glucosidase, có khả năng hoạt động phối hợp để phân giải cellulose thành
glucose. Enzym cellulase được ứng dụng trong nông nghiệp để chế biến thức
ăn chăn nuôi, trong công nghiệp thực phẩm để chế biến thực phẩm, trong quá
trình li trích các chất từ thực vật, trong việc phân hủy các phế liệu giàu
cellulose .Theo Bhat (2000), xấp xỉ 20% trong số 1 tỷ USD thu được từ
lượng enzym công nghiệp được bán ra trên thế giới gồm các enzym cellulase,
hemicellulase và pectinase. Đến năm 2005, thị trường enzym công nghiệp
trên thế giới tăng từ 1,7- 2,0 tỷ USD. Hàng năm, nước ta phải nhập ngoại một lượng lớn những nguồn
enzym cellulase để giải quyết vấn đề sản xuất và xử lý ô nhiễm MT. Việt
Nam là nước nhiệt đới có nền nông nghiệp rất phong phú, đa dạng và đang
trên đà phát triển. Vì vậy, lượng phế thải nông nghiệp rất dồi dào, cùng với sự
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ô nhiễm MT đang trở thành nguy cơ
thật sự. Thành phần chính trong phế thải rắn trong sinh hoạt công, nông, lâm
nghiệp là cellulose.
Trong khi đó, RNM Cần Giờ là kho dự trữ các chủng VSV có hoạt
tính enzym cao chưa được khai thác. Các công trình khoa học nghiên cứu về
khả năng sinh enzym cellulase của các chủng nấm sợi ở RNM Cần Giờ cho
đến nay vẫn còn bỏ ngõ.
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên gợi ý cho tôi chọn đề tài: “Nghiên
cứu khả năng sinh enzym cellulase của một số chủng nấm sợi phân lập từ
rừng ngập mặn Cần Giờ”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu nấm sợi sinh enzym cellulase
Khả năng sinh enzym cellulase chủ yếu được tổng hợp từ nấm sợi
Trichoderma và Aspergillus.
Ở Mỹ, năm 1983 PTN của Quân đội Mỹ ở Natik và trường đại học
Rutgers, sử dụng chủng Trichoderma viride QM6 hoang dại để sản xuất
cellulase đầu tiên. Sau đó, gây biến chủng và chọn lọc được biến chủng
QM9414 có khả năng sinh ra cellulase cao (theo Rehm, 1983) [74].
Năm 1998, YU đã nuôi cấy T. reesei Rut 30 trong MT chứa 5% bột
cellulose và 1% cám mì, thu được hoạt lực CMCase 232,4 IU/g [68].
Năm 2000, Sonia Couri khảo sát khả năng sinh tổng hợp các enzym
như polygalacturonase, cellulase, xylanase và protease từ A. niger 3T5B8 trên
nguồn phụ phế liệu nông nghiệp khác nhau bằng phương pháp lên men bán rắn và
ứng dụng enzym trong việc tách chiết dầu thực vật [61].
Năm 2002, theo báo cáo gần đây của CORAL, dịch nuôi cấy A. niger
trong MT Czapek-Dox chứa CMC1%, cho chạy điện di trên gel SDS-PAGE
(chứa 0,2% CMC) phát hiện có hai vạch có hoạt tính CMCase và trọng lượng
phân tử lần lượt là 83.000 và 50.000 Dalton [67].
Ở Việt Nam, năm 1989, Lê Hồng Mai nghiên cứu về sinh tổng hợp và
một số đặc tính của cellulase (typ CMCase) ở A. niger VS-1 trên MT lên men
bán rắn [40].
Năm 2001, Huỳnh Anh nghiên cứu về nấm sợi T. reesei sinh tổng hợp
enzym cellulase trên MT lỏng với nguồn cacbon là CMC [40].
Năm 2002, Kiều Hoa nghiên cứu sinh tổng hợp enzym cellulase với
nguồn cacbon là cellulose tinh khiết, cám trấu, bã mía, vỏ cà phê [22].
Năm 2003, Hoàng Quốc Khánh nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp và
đặc điểm cellulase của A. niger Rnnl 363. Châu Hoàng Vũ cũng nghiên cứu
thu nhận và tinh sạch enzym cellulase từ nấm mốc T. reesei bằng phương
pháp lên men bán rắn [24], [57].
Năm 2004, Trần Thạnh Phong khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzym
cellulase từ T. reesei và A. niger trên MT lên men bán rắn [40].
Năm 2005, Lê Thị Hồng Nga nghiên cứu sự sinh tổng hợp cảm ứng
pectinase và cellulase của một số chủng nấm mốc [27].
Các công trình nghiên cứu nấm sợi sinh enzym cellulase từ RNM
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về phân lập và phân loại nấm sợi trong hệ sinh thái RNM. Nhưng kết quả
nghiên cứu còn sơ sài, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết về sự đa dạng
của nấm sợi cũng như vai trò của chúng trong hệ sinh thái RNM [64].
Trước đây, người ta cho rằng điều kiện MT RNM quá khắc nghiệt,
không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm sợi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy trong điều kiện sống đặc biệt như vậy, thì con
đường trao đổi chất của nấm sợi cũng khác hơn con đường trao đổi chất của
các VSV trên đất liền. Vì vậy, sẽ có những sản phẩm trao đổi chất có tính chất
đặc biệt hơn, khác lạ hơn trong đó có các enzym, chất kháng sinh mới [18].
Nhưng đến nay cũng chưa có công trình đi sâu nghiên cứu về hoạt tính
sinh học của các chủng nấm sợi từ RNM.
Ở Việt Nam, cho đến năm 2000 mới chỉ có một thông báo của Mai Thị
Hằng và cs về nấm sợi RNM. Năm 2002, tác giả này tiếp tục nghiên cứu sự
đa dạng, nghiên cứu khả năng diệt côn trùng và khả năng phân giải cacbua
hydro của nấm sợi từ RNM ở hai tỉnh Nam Định, Thái Bình. Riêng ở RNM
Cần Giờ chỉ có một số ít nghiên cứu về phân lập. Cho đến nay, vẫn chưa có
nghiên cứu nào về khả năng sinh enzym cellulase của các chủng nấm sợi ở
RNM Cần Giờ [19], [20], [21].
3. Mục đích nghiên cứu
Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm sợi có khả năng sinh enzym
cellulase từ RNM Cần Giờ.
Đề xuất hướng ứng dụng các chủng nấm sợi phân lập được.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ sinh thái RNM Cần Giờ.
- Nấm sợi có khả năng sinh enzym cellulase ở RNM Cần Giờ.
- Enzym cellulase sinh ra từ nấm sợi.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu phân lập các chủng
nấm sợi ở 6 xã của huyện Cần Giờ: xã Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã
Tam Thôn Hiệp, xã Long Hòa, xã Thạnh An, xã Lý Nhơn. Sau đó, chỉ nghiên
cứu một số chủng nấm sợi có khả năng sinh một loại enzym cellulase trong hệ
enzym này. Đề tài được thực hiện tại PTN Vi sinh, khoa Sinh Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh và PTN Vi sinh, Viện Sinh học Nhiệt đới
Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân lập các chủng nấm sợi từ RNM Cần Giờ.
- Tuyển chọn một số chủng nấm sợi có khả năng sinh enzym cellulase
cao.
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh lí, sinh hóa và phân loại các
chủng nấm sợi được tuyển chọn.
- Nghiên cứu các yếu tố MT ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển
và sinh tổng hợp enzym cellulase của các chủng được chọn.
- Bước đầu thử nghiệm sử dụng nấm sợi sinh enzym cellulase vào
việc phân hủy các chất phế thải, góp phần hạn chế ô nhiễm MT.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lấy mẫu từ RNM Cần Giờ.
- Phương pháp vi sinh.
- Phương pháp hóa sinh.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học.
8. Dự kiến cấu trúc
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận kiến nghị được
trình bày như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và bàn luận
Kết luận và kiến nghị.
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh enzym cellulase của một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c định ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình sinh tổng hợp enzym
cellulase, ta cũng nuôi trên MT 11 với các nồng độ muối khác nhau 0%, 3%,
5%, 10%, 20%.
Ảnh hưởng nhiệt độ
Để xác định ảnh hưởng của nhiệt độ ta cũng nuôi trên MT 11 và ủ ở các
nhiệt độ khác nhau 250C, 300C, 400C, 500C.
Ảnh hưởng thời gian
Để xác định ảnh hưởng thời gian ta cũng nuôi trên MT 11 ở các thời
gian khác nhau 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ, 60 giờ, 72 giờ.
Sau khi nuôi ủ, ly trích enzym cellulase theo phương pháp 2.2.2.6 và
đánh giá khả năng sinh enzym cellulase theo phương pháp 2.2.3.1.
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm
2.2.4.1. Phương pháp xác định khả năng đường hóa giấy in, giấy báo
cũ đã qua sử dụng của enzym cellulase [40]
Giấy in đã qua sử dụng được xay vụn bằng máy xay sinh tố, cho khoảng
0,6g lượng giấy vào ống nghiệm có chứa dịch 6ml enzym cellulase thu được.
Cho phản ứng ở 500C, pH 4,8 trong 24 giờ. Định lượng đường khử bằng
thuốc thử DNS dựa vào đường chuẩn theo phương pháp 2.2.3.1. Khả năng
đường hoá giấy loại của enzym được tính như sau:
Hiệu suất (%) = lượng đường khử (g) x 0,9 x (100/lượng giấy (g))
2.2.4.2. Phương pháp đánh giá độ chín của phân ủ
(Subrao- indian, 1980) [48]
a. Nguyên tắc
Dựa trên khả năng phân giải cellulose có trong rơm rạ của dịch enzym
cellulase thô tạo thành mùn.
b. Cách tiến hành
Mẫu thí nghiệm (TN): Tiến hành ủ đống rơm rạ bằng phương pháp ủ
quy mô nhỏ:
- Ủ trong hộp xốp nhỏ.
- Rơm rạ lấy từ ruộng lúa mới thu hoạch.
- Bổ sung thêm: 0,5% NH4NO3, 0.5% ure và 5% dịch chiết enzym
cellulase thô đã nuôi từ nấm sợi trên MT xốp cơ sở (MT11) trong 4 ngày.
- Điều chỉnh độ ẩm về 60- 65%, pH 6-7.
- Ủ 1 tháng ở nhiệt độ 300C.
Mẫu đối chứng (ĐC): Ủ rơm rạ ở điều kiện tự nhiên không bổ sung
thêm dịch nuôi cấy.
Sau 1 tháng tiến hành so sánh lô ĐC với lô thí nghiệm (TN) ở các chỉ
tiêu:
- Nhiệt độ đống ủ trong tuần đầu.
- Nhiệt độ đống ủ trong tuần cuối.
- Nước chảy ra.
- Độ giảm chiều cao của đống ủ.
- Màu sắc của rơm rạ.
- Độ dai của rơm.
Sau đó, đánh giá độ chín của phân ủ còn gọi là độ “hoai” của phân ủ
bằng phương pháp thử nghiệm đối với cây trồng. Gieo hạt đậu xanh trên khay
chứa lượng phân sau khi đã ủ 1 tháng. Sau 7 ngày thu hoạch kiểm tra trọng
lượng tươi, tỉ lệ hạt nảy mầm của cây đậu. Mức độ chín của phân ủ được đánh
giá thông qua tỷ lệ nảy mầm, trọng lượng tươi trên mỗi khay. Nếu tỉ lệ nảy
mầm trên 60% / 5g hạt đậu xanh/ khay và trọng lượng từ 60-100 g/ 5g hạt đậu
xanh/ khay thì phân ủ đã “chín”.
Chương 3:
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm sợi có khả năng sinh enzym
cellulase từ RNM Cần Giờ
3.1.1. Phân lập các chủng nấm sợi từ RNM Cần Giờ
Qua 3 tháng tiến hành lấy mẫu theo phương pháp ở phần 2.2.2.1 từ đất
mặt, đất sâu 5-10cm, lá vàng còn trên cây, lá mục, thân, cành khô, mục,
chúng tôi đã phân lập được 312 chủng nấm sợi khác nhau như bảng 3.1.
Bảng 3.1. Sự phân bố các chủng nấm sợi
Cơ chất phân
lập
Số lượng chủng
nấm sợi
Tỷ lệ %
Đầt:
- Đất mặt
- Đất sâu 5-10
cm
114
93
21
36,5%
29,8%
6,7%
Lá:
- Lá vàng
- Lá mục
96
34
62
30,8%
10,9%
19,9%
Thân:
- Thân khô
- Thân mục
102
39
63
32,7%
12,5%
20,2%
(Ghi chú: Kết quả bảng 3.1 được tổng hợp từ phụ lục 13)
Từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy ở RNM Cần Giờ hệ nấm sợi vô cùng
phong phú. Chúng phân bố rộng rãi trên tất cả các cơ chất như trên lá, thân,
cành cây, trên mặt đất và cả trong đất sâu 5-10cm. Trong đó, các chủng nấm
sợi có trong MT đất là nhiều nhất (114/312 chủng) chiếm 36,5% tổng số nấm
sợi phân lập được. Số chủng nấm sợi sống trên lớp đất mặt nhiều hơn lớp đất
sâu. Điều này có thể giải thích do nấm sợi là VSV hiếu khí, do đó lớp đất mặt
là nơi có nguồn O2 và nguồn thức ăn là xác lá, thân, cành, động vật, vỏ xác
tôm cua, giáp xác…đang bị phân hủy. Đồng thời, với điều kiện thủy triều lên
xuống hàng ngày nên lớp đất mặt luôn giữ được độ ẩm thích hợp cho các
chủng nấm sợi sinh trưởng phát triển.
Số chủng nấm sợi trên cơ chất lá (30,8%), trên thân cành (32,7%) ít hơn
trong đất. Do RNM Cần Giờ là nơi có thảm thực vật rất dày đặc, thức ăn chủ
yếu là hợp chất hữu cơ giàu cellulose, không đủ các nguồn dinh dưỡng như
trong đất. Đồng thời, nước mưa sẽ làm rửa trôi lượng lớn bào tử nấm sợi. Đặc
biệt, trên cơ chất lá mục và thân cành mục số lượng nấm sợi nhiều hơn. Vì
đây là những nguồn hữu cơ đang bị phân hủy, một phần đã phân giải thành
glucose là nguồn cacbon mà nấm dễ hấp thụ nhất [29].
Như vậy, MT sống ở RNM Cần Giờ mặc dù rất khắc nghiệt nhưng có đầy
đủ các yếu tố cần thiết cho nấm sợi sinh trưởng và phát triển. Chúng sử dụng
các chất hữu cơ sẳn có để tồn tại, đồng thời tham gia phân hủy các chất thải,
giúp giảm bớt ô nhiễm MT ở RNM Cần Giờ.
Từ các chủng thuần khiết phân lập được nói trên, chúng tôi tiến hành
tuyển chọn các chủng nấm dựa trên khả năng sinh enzym cellulase của chúng.
3.1.2. Tuyển chọn những chủng nấm sợi có khả năng sinh
enzym cellulase
Tuyển chọn lần 1
Kiểm tra khả năng sinh enzym cellulase của 312 chủng nấm sợi theo
phương pháp 2.2.3.2. Kết quả trình bày ở bảng 3.2.
Phân tích số liệu từ bảng 3.2 cho thấy:
- Tổng số chủng có enzym : 183/312 chủng chiếm 58,65%
+ Chủng sinh enzym mạnh : 10/183 chủng chiếm 5,5%
+ Chủng sinh enzym khá mạnh : 6/183 chủng chiếm 3,3%
+ Chủng sinh enzym trung bình: 20/183 chủng chiếm 11%.
+ Chủng sinh enzym yếu : 147/183 chủng chiếm 80,2%.
Trong đó:
- Số chủng trên lá là 69/183 chiếm 37%.
- Số chủng trên thân là 50/183 chiếm 27%.
- Số chủng trên đất là 63/183 chiếm 34%.
Bảng 3.2. Khả năng sinh enzym celllase của 312 chủng nấm sợi phân lập
STT Kí hiệu
chủng
D-d
(mm)
STT Kí hiệu
chủng
D-d
(mm)
STT Kí hiệu
chủng
D-d
(mm)
1 Đ1 2,0 62 Đ’3 27,5 123 L13.2 18,0
2 Đ2 4,5 63 Đ24 24,5 124 L1.5 12,0
3 Đ3 15,5 64 L2 10,5 125 L14.5 14,5
4 Đ4 6,5 65 L3 4,5 126 L21.1 3,5
5 Đ20a 23,5 66 L4 3,5 127 L33a 4,5
6 Đ8 5,5 67 L5 7,5 128 L36a 6,0
7 Đk 25,5 68 L6 5 129 L5.3 16
8 Đ11 5,5 69 L7 4,5 130 L41.8 13
9 Đ12 8 70 L8 7,5 131 L41.1 21
10 Đ14 6,5 71 L9 24,5 132 L28.1 17
11 Đ15 5 72 L11 5 133 T4 9
12 Đ18 3 73 L12 6,5 134 T3 1
13 Đ19 5 74 L13 15 135 T2 4
14 Đ20 4,5 75 L14 10 136 T1.4 26,5
15 Đ21 2,5 76 L15 1,5 137 C1.3 3,5
16 Đ23 4 77 L16 8,5 138 C6 4,5
17 Đ25 8 78 L18 2,5 139 C3.3 9,5
18 Đ27 4 79 L19 12,5 140 C3.4 10,5
19 Đ28 5 80 L20 8 141 C1.2 5,5
20 Đ29 14 81 L21 12,5 142 C4.1 3
21 Đ30 7,5 82 L22 6 143 C2 12
22 ĐB1 12,5 83 L23 1,5 144 (T) 24,5
23 Đ’0 29 84 L24 2 145 T4.5 10,5
24 ĐB2 6 85 L25 16 146 T4.4 24,5
25 ĐB3 2,5 86 L26 13 147 C5 4,5
26 ĐB4 2,5 87 L27 7,5 148 C8 8
27 ĐB5 6,5 88 L28 8 149 C8a 25,5
STT Kí hiệu
chủng
D-d
(mm)
STT Kí hiệu
chủng
D-d
(mm)
STT Kí hiệu
chủng
D-d
(mm)
28 ĐB6 8,5 89 L29 5,5 150 C6 10,5
29 ĐB7 16,5 90 L30 8 151 C3.4 7
30 Đ’1 18,5 91 L31 10 152 CT 5,5
31 Đ’2 5 92 L32 14,5 153 T11.6 13
32 Đ’2.1 13 93 L33 1,5 154 C16.2 8
33 Đ’9 2 94 L34 13 155 C15.1 12
34 Đ’9.1 10 95 L1.3 24,5 156 C16.1 21
35 Đ’9.2 6 96 L38 2 157 C18 6,5
36 Đcc 4 97 L39 12,5 158 C34 4,5
37 Đ’1.1 6,5 98 L42 13 159 C11.3 7
38 Đ’1.2 4,5 99 L22.1 5 160 C17 11
39 ĐTH 4 100 L15.1 14,5 161 C18.3 19
40 ĐB 3 101 L5.1 17 162 T5a 8,5
41 Đ34 5,5 102 L1.4 14,5 163 C13.1 6,5
42 Đ34.1 1,5 103 L4.1 12 163 C16.2 4
43 Đ30.1 5,5 104 L1.2 5 165 C12 2,5
44 Đ33a 3 105 L3.5 17 166 T1.3 17,5
45 ĐTH0 17 106 L’12 14 167 C7 13,5
46 Đ’10 8,5 107 L22.2 3 168 C2.2 4,5
47 Đ31 4 108 L6.4 14,5 169 T’1.4 18,5
48 Đ’5.1 6 109 L34.1 12 170 C4.1 5,5
49 Đ’9.1 5 110 L33.1 3 171 C3b 6
50 Đ’9a 6 111 L37.1 15 172 C2a 15
51 Đ’9b 2 112 L30.1 4 173 C3.3 8,5
52 Đ’9.2c 19 113 L33a 9 174 T11.7 7,5
53 Đ30.2 3 114 L32.2 8,5 175 CT10.1 6
54 Đ’24 12,5 115 L36a 10 176 T7.1 10
55 Đ2b 27 116 L16a 12,5 177 T11.6 15,5
56 Đ’2.2 10 117 L6.3 9 178 T1.2 14,5
57 Đ’0a 7 118 L3.2b 6 179 T4.6 8,5
58 Đ’9.2a 9 119 L12.1 10,5 180 C11.4 17,5
59 Đ2a 2,5 120 L13.2 11 181 C16 16
60 Đ2.3 8 121 L15.1 6,5 182 C15b 4
61 Đ’14.1 13 122 L14.2 7 183 C18.3 17,5
(Ghi chú : Số liệu là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm)
Qua phân tích có thể kết luận các chủng nấm sợi ở RNM Cần Giờ có
khả năng sinh enzym cellulase khá cao (183/312 chủng) chiếm 58,65% số
chủng nấm phân lập được.
Số chủng nấm sợi sinh enzym cellulase sống trên lá là 37% cao hơn so
với các chủng nấm sống trên thân cành và đất. Do nguồn thức ăn chủ yếu của
nấm sợi sống trong RNM Cần Giờ là lá cây, nên chúng phải có khả năng tổng
hợp enzym cellulase để phân giải các hợp chất cellulose khó phân hủy.
Số chủng nấm sợi sống trên thân, cành sinh enzym cellulase thấp hơn ở
lá (27%). Do trong vỏ thân, cành của thực vật ở RNM, thành phần lignin khá
cao (trên 20% khối lượng gỗ khô) [49]. Lignin kết hợp với cellulose và
hemicellulose tạo nên thành tế bào gỗ có độ bền cơ cao, rất khó phân hủy
[52]. Enzym phân giải lignin được tổng hợp sẽ làm ức chế một phần sự tổng
hợp cellulase [53].
Trong lớp đất mặt, số chủng nấm sợi sinh enzym cellulase chiếm 34%
cao hơn ở thân nhưng thấp hơn ở lá. Ta thấy trên đất ngoài thức ăn là lá, thân
cành rụng, còn có nhiều thành phần khó phân giải như rác rưởi, vỏ tôm cua,
xác động vật….Nấm sợi phải cùng lúc tổng hợp nhiều loại enzym khác như
protease, amylase, kitinase để phân hủy các thành phần này. Do đó, hiệu suất
sinh enzym cellulase thấp hơn ở trên lá cây.
Tuy nhiên, số chủng có hoạt tính enzym cellulase yếu khá lớn, chiếm
80,2%, trong khi số chủng có hoạt tính mạnh chỉ chiếm 5,5%. Thực tế, quá
trình phân giải các hợp chất chứa cellulose trong tự nhiên diễn ra rất chậm,
không chỉ dựa vào hệ nấm sợi mà phải có sự tham gia của các VSV khác như
vi khuẩn, xạ khuẩn…để có kết quả cao hơn [30].
Trong 183/312 chủng nấm sợi có khả năng sinh enzym cellulase, chúng
tôi bước đầu chọn 10 chủng có hiệu số D-d (mm) cao nhất để tiếp tục nghiên
cứu (xem bảng 3.3).
Bảng 3.3. 10 chủng nấm sợi có khả năng sinh enzym cellulase cao
STT Kí hiệu chủng Nguồn gốc
phân lập
D-d (mm)
1 Đ20a Đất mặt 23,5
2 Đ’0 Đất mặt 29,0
3 Đk Đất mặt 25,5
4 Đ2b Đất mặt 27,0
5 Đ24 Đất mặt 24,5
6 Đ’3 Đất mặt 27,5
7 (T) Thân mục 24,5
8 T1.4 Thân khô 26,5
9 C8a Thân mục 25,5
10 L1.3 Lá khô 24,5
(Số liệu rút ra từ bảng 3.2 và phụ lục 13)
Tuyển chọn lần 2
Để đánh giá chính xác khả năng sinh enzym cellulase của 10 chủng làm
cơ sở cho sự tuyển chọn tiếp theo, chúng tôi tiến hành xác định hoạt độ
CMCase của chúng theo phương pháp trong phần 2.2.3.1. Kết quả ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Hoạt độ CMCase của 10 chủng nấm sợi ( đơn vị IU/g)
STT Kí hiệu
chủng
D-d (mm) Hoạt độ CMCase
(IU/g)
1 Đ20a 23,5 13,48
2 Đ’0 29,0 55,70
3 Đk 25,5 28,17
4 Đ2b 27,0 53,10
5 Đ24 24,5 14,14
6 Đ’3 27,5 55,01
7 (T) 24,5 14,11
8 T1.4 26,5 37,84
9 L1.3 25,5 28,42
10 C8a 24,5 16,80
Kết quả ghi nhận được ở bảng 3.4 cho thấy kết quả định tính và định
lượng enzym này của 10 chủng là thống nhất nhau. Trong đó ba chủng có
hoạt độ CMCase cao nhất là chủng Đ’0 (55,70 IU/g), chủng Đ’3 (55,01 IU/g),
chủng Đ2b (53,10 IU/g). Chúng đều có nguồn gốc từ lớp đất mặt, nơi có
nguồn thức ăn rất phong phú và nhiều cơ chất cảm ứng khả năng sinh enzym
cellulase. Kết quả được minh họa lại ở đồ thị 3.1.
0
10
20
30
40
50
60
Đ2
0a Đ’0 Đk Đ2
b
Đ2
4
Đ’3 (T
)
T1
.4
L1
.3
C
8a
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C
M
C
as
e
(I
U
/g
)
0
5
10
15
20
25
30
35
D
-d
(m
m
)
CMCase (IU/g) D-d (mm)
Đồ thị 3.1. Hoạt độ CMCase của 10 chủng nấm sợi
Từ đó, chúng tôi quyết định chọn 3 chủng Đ’0 (55,70 IU/g), chủng Đ’3
(55,01 IU/g) và chủng Đ2b (53,10 IU/g) để nghiên cứu tiếp tục.
3.2. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và phân loại ba chủng nấm sợi
Tiến hành cấy ba chủng nấm trên các MT khác nhau theo phương pháp
ở phần 2.2.2.3, phần 2.2.2.4.
- Chủng Đ’0 cấy trên MT PGA.
- Chủng Đ’3 và Đ2b cấy trên MT1.
Khuẩn lạc được ghi nhận mô tả. Cấu trúc vi thể của nấm sợi được quan
sát dưới KHV, chụp hình bào tử, sợi nấm… Chúng tôi sử dụng các khóa phân
loại chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái của Saccardo (1897), Bùi Xuân
Đồng (1986), Micheli ex Fries (1832) để phân loại ba chủng nấm sợi đến chi.
Kết quả trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái và phân loại đến chi của ba chủng nấm
Ký hiệu
chủng
Đặc điểm hình thái của ba
chủng nấm
Đặc điểm định loại đến
chi
Xếp loại
thuộc chi
Chủng
Đ’0
- Khuẩn lạc: Tròn, mặt
nhung mịn, có rãnh
phóng xạ. Màu xanh
xám, mép vàng cam, khi
già có màu xám đen.
Không tiết sắc tố. (Hình
3.1)
- Hình thái vi thể: Sợi nấm
không ngăn vách. Cuống
sinh bào tử phân nhánh,
gẫy khúc. Có bào tử túi
hình cầu, bào tử trần
hình quả lê, thể quả hình
quả lê màu đen. (Hình
3.2)
- Khuẩn lạc: màu xanh
đến xanh xám, xám
đen. Kích thước nhỏ.
Có hoặc không có rãnh
phóng xạ. Không hoặc
có tiết sắc tố.
- Sợi nấm không ngăn
vách. Bộ máy mang
bào tử gồm cuống sinh
bào tử, bào tử trần
hình cầu, gần cầu, quả
lê, vách dày. Có bào tử
túi và thể quả .
Ascotricha
(Theo
Saccardo,
1897.)
Chủng
Đ’3
- Khuẩn lạc: Tròn, nhung
mịn, bột rời. Màu xanh
đậm, mép viền trắng, mặt
trái có màu hơi nâu.
Không tiết sắc tố.(Hình
3.3)
- Hình thái vi trể: Sợi nấm
ngăn vách. Chổi hình trụ
dài, thể bình dạng chai,
bào tử trần hình cầu, elíp,
có gai thưa. (Hình 3.4)
- Khuẩn lạc màu lục,
vàng lục, xanh lục, lục
xám, xám. Có hoặc
không có vết khía
xuyên tâm hay đồng
tâm.
- Sợi nấm ngăn vách.
Bộ máy mang bào tử
trần dạng chổi gồm 1
vòng hoặc 2 vòng thể
bình mang bào tử trần .
Penicillium
(Theo Bùi
Xuân Đồng,
1986.)
Kí hiệu
chủng
Đặc điểm hình thái của ba
chủng nấm
Đặc điểm định loại đến
chi
Xếp loại
thuộc chi
Chủng
Đ2b
- Khuẩn lạc: Tròn, mặt trơn,
nhung mịn. Mặt phải màu
xanh ngọc bích sau chuyển
sang xanh xám, có rãnh
nhăn nhúm, mặt trái màu
nâu vàng sau chuyển sang
nâu đen. Không tiết sắc tố.
(Hình 3.5)
- Hình thái vi thể: Sợi nấm
ngăn vách, phân nhánh,
xanh xám. Cuống sinh bào
tử không phân nhánh, đầu
phình to thành bọng hình
chùy ngắn, mang thể bình
hình chai, một tầng. Bào tử
trần hình cầu, vách dày có
gai. (Hình 3.6)
- Khuẩn lạc: màu xanh
lục đến xanh xám, nâu,
đen. Có hoặc không tiết
sắc tố.
- Sợi nấm ngăn vách. Bộ
máy mang bào tử trần
hình hoa cúc gồm giá bào
tử trần, bọng đỉnh giá, thể
bình. Bào tử trần tụ họp
thành hình cột , hình cầu,
hình tia tỏa tròn.
Aspergillus
(Theo
Micheli ex
Fries, 1832)
Hình 3.1 Hình 3.2
Hình 3.1. Mặt phải khuẩn lạc chủng Đ’0
Hình 3.2. Hệ sợi nấm và cuống sinh bào tử của chủng Đ’0 (x40)
Hình 3.3 Hình 3.4
Hình 3.3. Mặt phải khuẩn lạc chủng Đ’3
Hình 3.4. Hình dạng hệ sợi nấm và chổi của chủng Đ’3 (x40)
Hình 3.5 Hình 3.6
Hình 3.5. Mặt phải khuẩn lạc chủng Đ2b
Hình 3.6. Hình dạng sợi nấm và đầu bông cúc chủng Đ2b (x40)
Sau đó, chúng tôi tiến hành định danh đến loài ba chủng nấm trên tại
công ty cổ phần giám định và khử trùng FCC, 45 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1,
Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả định danh đến loài của ba chủng nấm sợi
Kí hiệu chủng Tên loài Khóa phân loại
Chủng Đ’0 Ascotricha guamensis Ames, 1986
Chủng Đ’3 Penicillium oxalicum Thom and Currie, 1905
Chủng Đ2b Aspergillus fumigatus Kenneth B- Raper and
Fennell, 1965
(Ghi chú: Kết quả ở bảng 3.6 dựa theo phụ lục kết quả định danh của
công ty cổ phần giám định và khử trùng FCC)
3.3. Khảo sát một số yếu tố MT ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển
và hoạt độ CMCase của ba chủng nấm sợi
3.3.1. Các yếu tố MT ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của
nấm sợi
Ảnh hưởng nguồn cacbon
Chúng tôi cấy các chủng nấm sợi trên MT1, thay glucose bằng các
nguồn cacbon khác nhau CMC, lactose, sucrose, galactose, tinh bột. Sau đó ủ
ba ngày ở nhiệt độ phòng. Đánh giá mức độ sinh trưởng của nấm bằng cách
đo đường kính khuẩn lạc d (mm) theo phương pháp ờ phần 2.2.3.5. Mẫu đối
chứng cấy trên MT1. Kết quả trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Khả năng đồng hóa nguồn cacbon của ba chủng nấm sợi
Mức độ phát triển (mm) Nguồn
cacbon A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đối chứng 10 12,5 15
Lactose 6,5 10 20
Sucrose 7,5 11 19
Galactose 5,5 10 17
Tinh bột 6,5 10 11
CMC 9,0 11,5 13,0
(Ghi chú: Số liệu là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm)
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy cả ba chủng nấm sợi đều sinh trưởng phát
triển khá tốt trên MT có các nguồn cacbon khác nhau. Tuy nhiên, chúng
không sinh trưởng mạnh bằng mẫu đối chứng.
Cả ba chủng sinh trưởng phát triển khá tốt trên MT có chứa CMC
(9,0mm, 11,5mm, 13mm). Đây là hợp chất giàu cellulose rất khó phân hủy,
chỉ có những chủng nấm sợi nào có khả năng sinh enzym cellulase mới sử
dụng được nguồn cacbon này để chuyển hóa thành glucose để hấp thụ. So với
nuôi trên MT đối chứng có chứa nguồn cacbon là glucose ta thấy chúng sinh
trưởng mạnh tương đương (10mm, 12,5mm, 15mm). Điều này chứng tỏ CMC
là nguồn cacbon thích hợp cho ba chủng này.
Riêng chủng A. fumigatus sinh trưởng mạnh nhất trên MT chứa nguồn
cacbon từ đường như lactose (20mm). Sinh trưởng yếu trên MT chứa tinh bột
(11mm). Sở dĩ có sự khác nhau này là do giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp
thụ của nấm sợi phụ thuộc vào cấu trúc, thành phần hóa học của nguồn
cacbon và tùy vào từng chủng nấm sợi [29].
Kết quả được minh họa lại bằng biểu đồ 3.1
0
2
4
6
8
10
12
14
16
M
ức
độ
p
há
t t
ri
ển
(m
m
CMC Lactose Sucrose Galactose Tinh bột
Nguồn cacbonA. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Biểu đồ 3.1. Khả năng đồng hóa các nguồn cacbon của ba chủng nấm sợi
Như vậy, cả ba chủng này đều rất thích hợp sống trong MT RNM Cần
Giờ, nơi mà nguồn thức ăn chủ yếu là những hợp chất giàu cellulose.
Ảnh hưởng nguồn nitơ
Tiến hành nuôi cấy ba chủng nấm sợi theo phương pháp ở phần 2.2.3.5.
Mẫu đối chứng nuôi trên MT 1. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Khả năng đồng hóa các nguồn nitơ của ba chủng nấm sợi
Mức độ phát triển (mm) Nguồn nitơ
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đối chứng 10 12,5 15
Cao thịt 5,5 3 23
Cao nấm men 5 7 23
NH4NO3 7 11 26
Urea 1 8 11,5
(NH4)2SO4. 4,5 7,5 22,5
Bột đậu 6,0 9,0 21,0
(Ghi chú : Số liệu là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm)
Kết quả bảng 3.8 cho thấy cả ba chủng đều có khả năng đồng hóa các
nguồn nitơ vô cơ và hữu cơ khác nhau. Trong đó NH4NO3 là nguồn nitơ vô cơ
thích hợp nhất cho cả ba chủng.
So với mẫu đối chứng (15mm), chủng A. fumigatus (26mm) thích hợp
với nguồn nitơ NH4NO3 hơn. Chủng A. guamensis (7,0mm), chủng P.
oxalicum (11,0 mm) thích hợp với nguồn NaNO3 hơn.
Nấm sợi đồng hóa nguồn nitơ hữu cơ thấp hơn nitơ vô cơ. Do nguồn
nitơ hữu cơ muốn sử dụng phải được phân giải thành các axit amin và chuyển
hóa thành NH3 nhờ enzym dezaminase. Do đó nấm sợi muốn sử dụng nguồn
nitơ hữu cơ từ axit amin thì phải có khả năng sinh tổng hợp enzym này [53].
Kết quả được minh họa lần nữa bằng biểu đồ 3.2.
05
10
15
20
25
30
m
ức
độ
p
há
t t
ri
ển
(m
m
)
Bột đậu Cao thịt Cao nấm men NH4NO3 Ur ea (NH4)2SO4.
nguồn nitơA. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Biểu đồ 3.2. Khả năng đồng hóa nguồn nitơ của ba chủng nấm sợi
Ảnh hưởng pH đến sinh trưởng phát triển của ba chủng nấm sợi
Tiến hành nuôi cấy ba chủng nấm sợi theo phương pháp ở phần 2.2.3.5.
Sau khi ủ nấm sợi 3 ngày trên các MT có pH khác nhau và mẫu đối chứng là
MT1 pH 6,5. Kết quả xem ở bảng 3.9, đồ thị 3.2.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng, phát triển của ba chủng
nấm sợi
Mức độ phát triển (mm) Độ pH
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đối
chứng
10 12,5 15
3 0 0 4
4 1 5,5 11
5 1,5 7 15
6 6 8 22
7 8,5 11 18
8 3 5 13
(Ghi chú : Số liệu là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm)
Kết quả cho thấy ba chủng nấm sợi có thể hoạt động ở khoảng pH rất
rộng từ 4-8. pH thích hợp nhất cho cả ba chủng là 6-7.
Như vậy, ba chủng nấm này sinh trưởng phát triển mạnh ở pH 6-7, rất
thích hợp với điều kiện sống ở RNM Cần Giờ.
05
10
15
20
25
pH 3 pH 4 pH 5 pH 6 pH 7 pH 8
độ pH
m
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng pH đến sinh trưởng phát triển của ba chủng nấm
Ảnh hưởng độ mặn đến sinh trưởng phát triển của ba chủng nấm
Tiến hành nuôi cấy ba chủng nấm sợi theo phương pháp ở phần 2.2.3.5.
Sau khi ủ nấm sợi 3 ngày trên các MT có độ mặn khác nhau và mẫu đối
chứng là MT 1 không có muối pH 6,5.
Kết quả trình bày ở bảng 3.10, đồ thị 3.3.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng độ mặn đến sinh trưởng phát triển của ba chủng
nấm sợi
Mức độ phát triển (mm) Độ mặn
(%) A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đối chứng 7 10 25
3 7 11 27
5 3 6 18
10 2 5,5 6
20 1 2 2
(Ghi chú : Số liệu là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm)
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy cả ba chủng nấm sợi đều sinh trưởng phát
triển trên MT nước ngọt lẫn nước mặn. Điều này chứng tỏ chúng có nguồn
gốc từ đất liền du nhập vào RNM Cần Giờ và thích nghi điều kiện sống ở đó.
Ta thấy cả ba chủng đều sinh trưởng mạnh nhất ở MT có nồng độ muối
3%, mạnh hơn so với MT không có muối, và giảm dần đến 20%. Mặc dù là
nấm du nhập từ đất liền nhưng chúng thích hợp với điều kiện nước lợ hơn.
Kết quả được minh họa một lần nữa qua đồ thị 3.3.
0
5
10
15
20
25
30
3% 5% 10% 20% Đối chứng
độ mặn
m
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng độ mặn đến sinh trưởng phát triển của ba chủng
nấm sợi
Vậy, độ mặn thích hợp nhất cho ba chủng nấm sợi sinh trưởng là 3%,
phù hợp với điều kiện nước lợ ở RNM Cần Giờ.
Ảnh hưởng nhiệt độ đến sinh trưởng phát triển của ba chủng nấm
Tiến hành nuôi cấy ba chủng nấm sợi theo phương pháp ở phần 2.2.3.5.
Sau khi ủ chúng 3 ngày ở các nhiệt độ khác nhau, kết quả ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng nhiệt độ đến sinh trưởng phát triển của ba chủng
nấm sợi
Mức độ phát triển (mm) Nhiệt độ
(0C) A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
25 1,0 3,0 7,0
30 4,5 11 15
40 3 4 12,5
60 0 0 1
(Ghi chú: Số liệu là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm)
Kết quả cho thấy ở nhiệt độ cao quá 600C nấm không sống được, chỉ có
chủng A. fumigatus là loài ưa nhiệt mới sống được ở nhiệt độ này. Còn ở 250C
nấm phát triển rất yếu. Trong khoảng 300C-400C nấm sinh trưởng mạnh, nhất
là ở 300C vì đây là nhiệt độ tốt nhất cho sợi nấm nảy mầm và tạo bào tử. Kết
quả được minh họa ở đồ thị 3.4.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
25 30 40 60
nhiệt độ
m
ức
độ
ph
át
tr
iển
(m
m
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.4. Ảnh hưởng nhiệt độ đến sinh trưởng phát triển của ba chủng
nấm sợi
Vậy, nhiệt độ thích hợp nhất cho cả ba chủng sinh trưởng phát triển là 300C.
Ảnh hưởng thời gian đến sinh trưởng phát triển của ba chủng
nấm sợi
Cấy các chủng nấm sợi vào MT1, mỗi ngày đo đường kính khuẩn lạc từ
ngày thứ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Kết quả ở bảng 3.12 đồ thị 3.5.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng thời gian đến sinh trưởng của ba chủng nấm sợi
Mức độ phát triển (mm) Thời gian
(ngày) A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
1 0,5 3 3
2 2 6 10
3 6 10 22
4 8 14 25
5 11 19 34
6 13 24,5 35
7 18 25 35,5
(Ghi chú: Số liệu là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm)
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy ba chủng đều sinh trưởng chậm, khuẩn
lạc lớn dần theo thời gian nhưng vẫn bé hơn các chủng nấm sợi ở đất liền.
Đến ngày thứ 7 thì sinh trưởng chậm lại. Đây là điểm đặc trưng của nấm sợi ở
RNM. Riêng chủng A. fumigatus sinh trưởng mạnh và nhanh hơn hai chủng
còn lại.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
1 2 3 4 5 6 7
ngày
m
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.5. Ảnh hưởng thời gian đến sinh trưởng phát triển của ba chủng
nấm sợi
Tóm lại, sau khi khảo sát các điều kiện MT ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của ba chủng nấm sợi, ta có thể rút ra đặc điểm đặc trưng
của ba chủng nấm sống ở RNM Cần Giờ :
- Ba chủng đều sinh trưởng chậm, khuẩn lạc nhỏ hơn các chủng nấm
sống ở đất liền.
- Có khả năng đồng hóa nguồn cacbon CMC tốt nhất.
- Sử dụng nguồn nitơ vô cơ NH4NO3 tốt nhất.
- Độ mặn thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển là 3%.
- pH thích hợp nhất từ 6-7.
- Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng phát triển là 300C.
3.3.2. Nghiên cứu các yếu tố MT ảnh hưởng đến hoạt độ enzym
CMCase của ba chủng nấm sợi
Ảnh hưởng thời gian đến hoạt độ CMCase của ba chủng nấm
Thí nghiệm này nhằm mục đích xác định thời gian tối ưu để thu nhận
enzym cellulase có hoạt lực cao nhất.
Tiến hành nuôi nấm sợi trên MT11 ở các thời gian khác nhau 24 giờ,
36 giờ, 48 giờ, 60 giờ, 72 giờ. Sau khi nuôi cấy, ly trích enzym và xác định
hoạt độ CMCase theo phương pháp 2.2.3.1
Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.13, đồ thị 3.6.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng thời gian đến hoạt độ enzym CMCase
Hoạt độ CMCase (IU/g)
Tên chủng 24 giờ 36 giờ 48 giờ 60 giờ 72 giờ
A. guamensis 55,68 56,55 56,58 37,92 23,71
P. oxalicum 56,49 56,87 53,95 37,72 21,71
A. fumigatus 37,76 56,49 55,98 28,43 28,22
(Kết quả được tính từ phụ lục 10 theo công thức ở phần 2.2.3.1)
Kết quả ghi nhận được ở bảng 3.13 cho thấy ba chủng có hoạt độ
CMCase cao ở khoảng 24- 48 giờ.
- Chủng A. guamensis có hoạt độ CMCase cao nhất sau 48 giờ nuôi cấy
(56,58 IU/g), vì chủng này sinh trưởng chậm hơn hai chủng còn lại nên thời
gian tổng hợp enzym cao nhất chậm hơn.
- Chủng P. oxalicum có hoạt độ CMCase cao nhất 56,87 IU/g và A.
fumigatus có hoạt độ enzym CMCase cao nhất 56,49 IU/g sau 36 giờ nuôi cấy
Thời gian này nấm sợi bắt đầu tạo bào tử nên enzym cellulase được
tổng hợp mạnh nhất [30]. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Trần Thạnh Phong (2004).
Ta thấy thời gian sinh trưởng của các chủng nấm sợi chậm kéo theo
thời gian sinh enzym cellulase cũng chậm hơn so với nấm sợi sống ở đất liền.
Đây là điểm đặc trưng của nấm sợi sống ở RNM Cần Giờ, thời gian
sinh trưởng rất chậm và khả năng sinh enzym cellulase cũng tỉ lệ thuận với
tốc độ sinh trưởng của nấm sợi.
0
10
20
30
40
50
60
24 giờ 36 giờ 48 giờ 60 giờ 72 giờ
thời gian
C
M
C
as
e (
IU
/g
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.6. Ảnh hưởng thời gian đến hoạt độ CMCase của ba chủng
nấm sợi
Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến hoạt độ CMCase của ba
chủng nấm sợi
Thí nhiệm này nhằm mục đích xác định nguồn cơ chất cảm ứng khả
năng sinh enzym cellulase tốt nhất cho ba chủng nấm sợi.
Tiến hành cấy dịch huyền phù bào tử ba chủng nấm trên môi trường
bán rắn với tỉ lệ khác nhau theo phương pháp ở phần 2.2.3.2.
Thời gian nuôi cấy chủng A. guamensis là 48 giờ, hai chủng còn lại là
36 giờ. Ly trích enzym theo phương pháp 2.2.2.6 và xác định hoạt tính
CMCase theo phương pháp 2.2.3.1.
Kết quả trình bày ở bảng 3.14, đồ thị 3.7.
Kết quả ghi nhận được ở bảng 3.14 cho thấy hoạt độ CMCase của cả ba
chủng đều cao trên các nguồn cacbon khác nhau.
Nguồn cacbon hydrat mà chủng nấm sợi sử dụng được trong quá trình
sinh tổng hợp cellulase là rất phong phú.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng nguồn cacbon đến hoạt độ CMCase
Hoạt độ CMCase (IU/g) Tên chủng
6C: 4T 6C:
4BM
6C: 4GL 6C:
4MD
6GL: 4C
A. guamensis 53,69 56,88 56,52 56,59 18,25
P. oxalicum 56,17 54 55,38 56,56 28,25
A. fumigatus 55,35 50,41 60,8 59,34 27,84
(Ghi chú: Số liệu được tính ra từ phụ lục 4 theo công thức ở phần 2.2.3.1)
- Chủng A. guamensis có hoạt độ CMCase cao nhất trên MT 6C: 4BM
(56,88 IU/g), các MT còn lại hoạt lực cũng cao tương đương. Nguyên nhân
do bã mía có khả năng giữ nước tốt, hàm lượng cellulose trong bã mía tương
đối cao nên có thể làm chất cảm ứng cho quá trình sinh enzym cellulase.
Ngoài ra bã mía còn có độ tơi xốp cao, tạo nên độ thoáng khí của MT nuôi
cấy tốt hơn.
- Chủng P. oxalicum có hoạt lực CMCase cao nhất trên MT 6C: 4MD
(56,56IU/g). Chủng A. fumigatus có hoạt lực cao nhất trên MT 6C: 4GL
(60,80 IU/g). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trong các nghiên cứu của
Loginova, 1976 đối với chủng Trichoderma [53].
So với kết quả nghiên cứu của Trần Thạnh Phong (2004), hoạt độ
CMCase của chủng Trichoderma reesei VTT-D-80133 trên MT 6CM: 4BM
là 98,35 IU/g thì chủng A. guamensis có hoạt độ CMCase thấp hơn. Có lẽ vì
đây là chủng hoang dại chưa qua cải tạo bằng các phương pháp gây đột biến
để có hoạt lực cao hơn. Tuy nhiên, so với chủng Aspergillus niger K84 trên
MT 6CM: 4BM có hoạt độ CMCase là 10,22 IU/g thì chủng A. guamensis
cao hơn [40].
Trên MT 6GL:4C, cả ba chủng đều có hoạt lực CMCase thấp nhất. Đây
là MT có độ ẩm và hàm lượng cám thấp không đủ thành phần dinh dưỡng nên
chưa thích hợp cho sự sinh trưởng và sinh enzym cellulase của nấm sợi. Do
đó, cần tìm MT có hàm lượng cám mì cao, giữ được độ ẩm và hàm lượng
cellulose thích hợp thì các chủng mới sinh enzym cellulase cao.
Kết quả được minh họa lại ở đồ thị 3.7.
0
10
20
30
40
50
60
70
6C: 4T 6C: 4BM 6C: 4GL 6C: 4MD 6GL: 4C
Nguồn cacbon
C
M
C
as
e (
IU
/g
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.7. Ảnh hưởng nguồn cacbon đến hoạt độ CMCase của ba chủng
nấm sợi
Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến hoạt độ CMCase của ba chủng
nấm sợi
Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành nuôi ba chủng nấm sợi trên
MT11 có bổ sung thêm 0,5% urê. 0,5% (NH4)2SO4, 0,5% pepton, 0,5% cao
thịt, 0,5% cao nấm men. Nuôi cấy trong 48 giờ đối với chủng A. guamensis,
36 giờ đối với hai chủng còn lại.
Ly trích enzym theo phương pháp 2.2.2.6 và xác định hoạt độ CMCase
theo phương pháp 2.2.3.1
Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.15, đồ thị 3.8.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến hoạt độ CMCase
Hoạt độ CMCase (IU/g)
Tên chủng Cao
thịt
Cao
nấm
men
Pepton NH4NO3 (NH4)2SO4
A. guamensis 12,74 27,88 28,1 55,8 7,86
P. oxalicum 27,34 16,64 12,07 56,56 27,2
A. fumigatus 5,44 27,91 54,81 56,45 27,87
(Ghi chú: Số liệu được tính ra từ phụ lục 5 theo công thức ở phần 2.2.3.1)
Kết quả cho thấy cả ba chủng đều sinh enzym CMCase mạnh nhất trên
MT chứa nguồn nitơ vô cơ NH4NO3. Ở phần 3.2.1 ta đã kết luận ba chủng
này cũng sinh trưởng phát triển tốt nhất trên MT có nguồn nitơ vô cơ
NH4NO3 (kết quả ở biểu đồ 3.2). Do đó, tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh
enzym cellulase tỉ lệ thuận. Đây là đặc điểm rất thuận lợi khi sử dụng các
chủng nấm sợi này để sản xuất enzym cellulase, vừa thu được sinh khối nấm
sợi, vừa thu được lượng cellulase lớn trên cùng một loại MT.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đức Lượng
(2004) là nguồn nitơ thích hợp nhất cho sinh tổng hợp cellulase là NaNO3 và
NH4NO3 [30]. Kết quả này được minh họa chính xác hơn ở đồ thị 3.8.
nguồn nitơ
0
10
20
30
40
50
60
Cao thịt Cao nấm men Pepton NH4NO3 (NH4)2SO4
C
M
C
as
e
(I
U
/g
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.8. Ảnh hưởng nguồn nitơ đến hoạt độ CMCase của ba chủng nấm
sợi
Ảnh hưởng độ pH đến hoạt độ CMCase của ba chủng nấm sợi
Tiến hành nuôi chủng A. guamensis trên MT 6C: 4BM, chủng P.
oxalicum trên MT 6C: 4MD, chủng A. fumigatus trên MT 6C: 4GL. Bổ sung
thêm 0,5% NH4NO3, dùng HCl, NaOH điều chỉnh pH về các độ pH 4, 5, 6, 7,
8. Nuôi ở thời gian 36- 48 giờ. Ly trích enzym và xác định hoạt độ CMCase
theo phương pháp 2.2.3.1.
Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.16, đồ thị 3.9.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng độ pH đến hoạt độ enzym CMCase
Hoạt độ CMCase (IU/g)
Tên chủng pH4 pH5 pH6 pH7 pH8
A. guamensis 28,28 48,85 56,85 56,51 28,26
P. oxalicum 28,18 55,99 56,08 56,15 34,89
A. fumigatus 28,38 53,45 54,5 55,89 53,26
(Ghi chú: Số liệu được tính ra từ phụ lục 6 theo công thức ở phần 2.2.3.1)
- Chủng A. guamensis có hoạt độ CMCase cao nhất ở pH6 (56,86
IU/g).
- Chủng P. oxalicum có hoạt độ cao nhất 56,15 IU/g và A. fumigatus có
hoạt độ cao nhất 55,89 IU/g ở pH7.
Kết quả thống nhất với nghiên cứu của Hoàng Quốc Khánh (2000) về
khả năng sinh enzym cellulase của A. niger RNNL-363 [24].
Ở pH quá thấp (8) hoạt độ CMCase của các chủng
nấm sợi giảm mạnh. Nguyên nhân do pH quá thấp, quá cao sẽ làm bất hoạt
một số enzym cellulase và làm cố định enzym này bên trong khuẩn ty nấm,
enzym không tiết ra ngoài sợi nấm nên hoạt độ giảm [29].
Kết quả được minh họa lại ở đồ thị 3.9.
05
10
15
20
25
pH 3 pH 4 pH 5 pH 6 pH 7 pH 8
độ pH
m
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.9. Ảnh hưởng độ pH đến hoạt độ CMCase của ba chủng nấm sợi
Riêng chủng A. fumigatus trên MT pH8 vẫn tổng hợp được enzym
cellulase rất cao, nên rất thích hợp với điều kiện sống ở RNM Cần Giờ.
Ảnh hưởng độ ẩm đến hoạt độ CMCase của ba chủng nấm sợi
Tiến hành nuôi:
- Chủng A. guamensis trên MT 6C: 4BM, ở pH6.
- Chủng P. oxalicum trên MT 6C: 4MD, ở pH7.
- Chủng A. fumigatus trên MT 6C: 4GL, ở pH7.
Bổ sung thêm 0,5% NH4NO3. Điều chỉnh độ ẩm bằng nước biển vô
trùng về các độ ẩm 50%, 55%, 60%, 70%, 75%. Sau 36-48 giờ nuôi cấy, ly
trích enzym và xác định hoạt tính CMCase theo phương pháp 2.2.3.1. Kết quả
được ghi nhận ở bảng 3.17, đồ thị 3.10.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng độ ẩm đến hoạt độ CMCase của ba chủng nấm sợi
Hoạt độ CMCase (IU/g)
Tên chủng 50% 55% 60% 70% 75%
A. guamensis 38,84 56,28 56,78 55,48 10,35
P. oxalicum 55,9 56,6 56,29 56,15 28,11
A. fumigatus 53,69 56,07 56,41 56,52 36,77
(Ghi chú: Số liệu được tính ra từ phụ lục 8 theo công thức ở phần 2.2.3.1)
- Chủng A. guamensis có hoạt độ CMCase cao nhất ở độ ẩm 60% (56,78
IU/g). Kết quả này phù hợp với báo cáo của Kim và cs (1985) là tốc độ sinh
trưởng tối ưu của Trichoderma reesei ở độ ẩm 60%, nhưng sinh ra enzym
cellulase tối đa là ở độ ẩm khoảng 50% [53].
- Chủng P. oxalicum có hoạt độ CMCase cao nhất ở độ ẩm 55% (56,6
IU/g).
- Chủng A. fumigatus có hoạt độ CMCase cao nhất ở độ ẩm 70% (56,52
IU/g).
Kết quả được minh họa một lần nữa bằng đồ thị 3.10.
0
10
20
30
40
50
60
50% 55% 60% 70% 75%
độ ẩm
C
M
C
as
e
(I
U
/g
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.10. Ảnh hưởng độ ẩm đến hoạt độ CMCase của ba chủng nấm sợi
Các tác giả Toyama và Ogawa (1997) cũng nhận xét rằng các chủng
nấm sợi khác nhau cần độ ẩm khác nhau cho quá trình phát triển của chúng.
Khi tăng độ ẩm thích hợp có tác dụng làm cơ chất phồng lên, tăng độ xốp tạo
điều kiện cho nấm sợi tiếp xúc với cơ chất dễ dàng hơn. Nếu tăng độ ẩm cao
hơn sẽ làm cơ chất quá ẩm, độ xốp giảm và ngăn sự khuếch tán O2 từ bên
ngoài vào MT, sự sinh trưởng của nấm sẽ chậm và khả năng sinh enzym sẽ
giảm [30].
Ảnh hưởng độ mặn đến hoạt độ CMCase của ba chủng nấm sợi
Tiến hành nuôi ba chủng nấm theo các điều kiện giống như ảnh hưởng
độ ẩm. Điều chỉnh độ ẩm bằng nước muối có nồng độ 0%, 3%, 5%, 10%,
20%. Nuôi ở thời gian thích hợp, ly trích enzym theo phương pháp 2.2.2.6 và
xác định hoạt tính CMCase theo phương pháp 2.2.3.1. Kết quả ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng độ mặn đến sinh tổng hợp enzym cellulase
(Ghi chú: Số liệu được tính ra từ phụ lục 9 theo công thức ở phần 2.2.3.1 )
Hoạt độ CMCase (IU/g)
Tên chủng 0% 3% 5% 10% 20%
A. guamensis 51,98 55,32 48,17 28,43 22,41
P. oxalicum 53,49 55,56 40,3 28,31 26,8
A. fumigatus 53,47 54,60 48,44 14,15 13,96
Đối với nấm sợi ở RNM thì khả năng chịu mặn là một đặc điểm đặc
trưng của chúng. Qua kết quả ở bảng 3.18 ta thấy cả ba chủng có hoạt độ
CMCase cao ở MT không có muối, nhưng sinh enzym CMCase cao nhất ở
MT có nồng độ muối ở 3%, sau đó giảm dần đến 20%.
Kết quả được minh họa lại ở đồ thị 3.11.
0
10
20
30
40
50
60
0% 3% 5% 10% 20%
Độ mặn
C
M
C
as
e
(I
U
/g
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.11. Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt độ CMCase của ba chủng
nấm sợi
Ảnh hưởng nhiệt độ đến hoạt độ CMCase của ba chủng nấm sợi
Tiến hành nuôi ba chủng ở MT giống MT xác định ảnh hưởng độ mặn.
Ly trích enzym và xác định hoạt tính CMCase theo phương pháp 2.2.3.1.
Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.19, đồ thị 3.12.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng nhiệt độ đến hoạt độ CMCase
Hoạt độ CMCase (IU/g)
Tên chủng 250C 300C 400C 500C
A. guamensis 26,01 56,81 52,68 36,15
P. oxalicum 28,24 56,88 56,58 46,07
A. fumigatus 28,22 56,49 56,24 47,21
(Ghi chú: Số liệu được tính ra từ phụ lục 7 theo công thức ở phần 2.2.3.1)
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh enzym của nấm sợi.
Kết quả cho thấy ba chủng có hoạt lực cao ở 30 - 400C, cao nhất ở 300C.
Kết quả được minh họa lại ở đồ thị 3.12.
0
10
20
30
40
50
60
25 30 40 50
nhiệt độ
C
M
C
as
e
(I
U
/g
)
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Đồ thị 3.12. Ảnh hưởng nhiệt độ đến hoạt độ CMCase
Nhiệt độ sinh trưởng trùng với nhiệt độ sinh CMCase của ba chủng
nấm nghiên cứu (300C), là nhiệt độ phổ biến ở RNM Cần Giờ. Chứng tỏ các
chủng nấm sợi chúng tôi nghiên cứu có khả năng đưa vào sản xuất với điều
kiện nhiệt độ ở đất liền. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Norkrans
(1967) là các chủng nấm có hoạt tính phân giải cellulose cao đều là các loại
nấm ưa ấm, phát triển thích hợp nhất ở 25-30oC [53].
Tóm lại, các điều kiện MT thích hợp cho sự sinh tổng hợp CMCase của
ba chủng nấm sợi nghiên cứu ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. Các điều kiện MT thích hợp cho sự sinh tổng hợp
CMCase của ba chủng nấm sợi
Chủng nấm
Điều kiện MT
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
1. Nguồn cacbon 6C:4BM
(56,88 IU/g)
6C:4MD
(56,56 IU/g)
6C:4GL
(60,8 IU/g)
2. Nguồn nitơ NH4NO3
(55,8 IU/g)
NH4NO3
(56,56 IU/g)
NH4NO3
(56,45 IU/g)
3. pH pH6
(56,85 IU/g)
pH7
(56,15 IU/g)
pH7
(55,89 IU/g)
4. Độ ẩm 60%
(56,78 IU/g)
55%
(56,6 IU/g)
70%
(56,52 IU/g)
5. Độ mặn 3%
(55,32 IU/g)
3%
(55,56 IU/g)
3%
(54,60%)
6. Nhiệt độ 300C
(56,81 IU/g)
300C
(56,88 IU/g)
300C
56,49 IU/g)
7. Thời gian 48 giờ
(56,58 IU/g)
36 giờ
(56,87 IU/g)
36 giờ
(56,49 IU/g)
3.4. Nghiên cứu đặc tính sinh học khác của ba chủng nấm sợi
Hoạt tính enzym ngoại bào
Chúng tôi tiến hành nuôi nấm sợi trên MT xốp cơ sở (MT11), chiết
dịch enzym theo phương pháp như mục 2.2.16. Sau đó, kiểm tra khả năng
sinh các loại enzym cellulase, protease, amylase, kitinase theo phương pháp ở
phần 2.2.3.2, kiểm tra khả năng phân giải dầu theo phương pháp 2.2.3.4. Kết
quả ở bảng 3.20, đồ thị 3.13, hình 3.7-3.10
Bảng 3.21. Khả năng tạo enzym ngoại bào của ba chủng nấm sợi
Tên chủng cellulase
(D-d), mm
protease
(D-d), mm
amylase
(D-d), mm
kitinase
(D-d) mm
Phân
giải
dầu
A. guamensis 29 15,5 18 24 0
P. oxalicum 27 15,5 14 17,5 0
A. fumigatus 27,5 21 21 21 0
Kết quả bảng 3.21 cho thấy cả ba chủng đều có hoạt tính enzym thủy
phân ngoại bào mạnh. Ngoài khả năng sinh enzym cellulase cao, ba chủng
nấm còn sinh enzym amylase, protease, kitinase rất cao. Sự kết hợp hoạt động
của các enzym trên giúp phân giải mạnh các biopolymer, nguồn cơ chất phổ
biến trong RNM Cần Giờ.
Đặc biệt, ba chủng nấm này có hoạt tính enzym kitinase khá cao (D-d=
24mm; 17,5mm; 21mm). Nhờ đó chúng sẽ phân hủy xác động vật biển như
các loài giáp xác, vỏ tôm, cua…hạn chế mùi hôi thối làm ô nhiễm MT RNM
Cần Giờ.
Tuy nhiên cả ba chủng đều không có khả năng sinh enzym phân giải
dầu. Vì RNM Cần Giờ nằm sát biển nên thường bị ô nhiễm dầu do các tai nạn
chìm tàu dầu. Nếu các chủng nấm sợi sinh trưởng ở RNM Cần Giờ có khả
năng phân giải dầu sẽ góp phần làm sạch MT. Ba chủng nấm đều không có
đặc tính quý giá này.
Kết quả này được minh họa lại bằng biểu đồ 3.3
0
5
10
15
20
25
30
(D
-d
) m
m
cellulase protease amylase Kitinase Phân giải dầu
A. guamensis P. oxalicum A. fumigatus
Biểu đồ 3.3. Khả năng tạo enzym, phân giải dầu của ba chủng nấm sợi
(a) (b) (c)
Hình 3.7. Hoạt tính cellulase của ba chủng nấm sợi
(a) (b) (c)
Hình 3.8. Hoạt tính enzym amylase của ba chủng nấm sợi
(a) (b) (c)
Hình 3.9. Hoạt tính enzym protease của ba chủng nấm sợi
(a) (b) (c)
Hình 3.10. Hoạt tính enzym kitinase của ba chủng nấm
(Ghi chú: a. A. guamensis; b. P. oxalicum ; c. A. fumigatus)
Hoạt tính kháng sinh của ba chủng nấm sợi
Chúng tôi cũng tiến hành nuôi các chủng nấm sợi trên MT xốp cơ sở
(MT11), chiết dịch enzym theo phương pháp như mục 2.2.2.6. Kiểm tra hoạt
tính kháng sinh theo phương pháp 2.2.3.3. Kết quả ở bảng 3.22, hình 3.11-
3.12.
Bảng 3.22. Khả năng sinh kháng sinh của ba chủng nấm sợi
Tên chủng E.coli
(D-d), mm
Bacillus subtillis
(D-d), mm
A. guamensis
P. oxalicum
A. fumigatus
5,0
4,0
1,0
1,0
5,0
2,0
(Ghi chú : Số liệu là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm)
(a) (b) (c)
Hình 3.11. Hoạt tính kháng E. coli của ba chủng nấm
a. A. guamensis; b. P. oxalicum ; c. A. fumigatus
(a) (b) (c)
Hình 3.12. Hoạt tính kháng B. subtilis của ba chủng nấm sợi
a. A. guamensis; b. P. oxalicum ; c. A. fumigatus
Qua kết quả trên ta thấy ba chủng nấm đều có khả năng sinh kháng sinh
tiêu diệt các VSV gây bệnh, nhưng mức độ đối kháng yếu.
Chủng P. oxalicum có hoạt tính kháng sinh cao hơn hai chủng còn lại,
điều này cũng phù hợp với các công trình nghiên cứu về kháng sinh Penicilin
sinh ra từ nấm Penicillium.
Như vậy, qua kết quả khảo sát ta thấy ba chủng nấm sợi đều có thể
tổng hợp cùng lúc nhiều loại enzym thủy phân ngoại bào mạnh như cellulase,
protease, amylase, kitinase, các chất kháng sinh chống lại các VSV gây bệnh
như E.coli, B. subtilis.
3.5. Bước đầu thử nghiệm sử dụng dịch chiết enzym cellulase thô từ ba
chủng nấm sợi
3.5.1. Thử nghiệm khả năng đường hóa giấy in, giấy báo cũ
Để thấy được khả năng ứng dụng của enzym cellulase thu nhận được từ
các chủng nấm sợi phân lập được từ RNM Cần Giờ, chúng tôi tiến hành khảo
sát khả năng đường hóa giấy in, giấy báo cũ. Ba chủng nấm sợi nuôi cấy ở
các điều kiện thích hợp để có hoạt tính CMCase cao nhất như đã nghiên cứu ở
trên. Sau đó ly trích bằng dung dịch đệm Na-acetate 50mM pH5, lọc thu dịch
enzym để đường hóa giấy in, giấy báo cũ theo phương pháp 2.2.4.1. Sau đó
đo hàm lượng đường khử bằng thuốc thử DNS dựa vào đường chuẩn glucose
ở phụ lục 1. Kết quả được trình bày qua bảng 3.23.
Bảng 3.23. Khả năng đường hóa của enzym cellulase từ ba chủng nấm
Dịch chiết enzym cellulase
từ chủng nấm sợi
% đường hóa
Ascotricha guamensis 11,41
Penicillium oxalicum 10,12
Aspergillus fumigatus 14,62
Hổn hợp enzym từ 3 chủng 26,02
Bảng 3.23 cho thấy, enzym cellulase từ Ascotricha guamensis có khả
năng đường hóa khoảng 11,41%, từ Penicillium oxalicum đường hóa khoảng
10,124%, Aspergillus fumigatus có khả năng đường hóa 14,62%. Kết quả này
thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thạnh Phong (2004) đối với dịch chiết
từ Trichoderma.
Hỗn hợp dịch nuôi cấy của 3 chủng theo tỉ lệ 1:1:1 có khả năng đường
hóa cao hơn các chủng riêng rẽ (26,02%). Do có một số chủng nấm chỉ sinh
một loại enzym cellulase không phân cắt triệt để cellulose. Các chủng nấm
khác nhau sẽ sinh ra các loại enzym endoglucanse hay exoglucase nhiều ít
khác nhau. Các enzym này sẽ phối hợp hoạt động phân cắt cellulose thành
glucose mạnh hơn, triệt để hơn.
Như vậy, trong quá trình sử dụng enzym này cần có sự phối hợp dịch
chiết enzym của ba chủng nấm sợi.
3.5.2. Bước đầu thử nghiệm dịch chiết enzym cellulase thô từ 3
chủng nấm sợi vào việc phân hủy rơm rạ làm phân bón
Sau khi chọn được ba chủng, chúng tôi tiến hành ủ đống rơm rạ bằng
phương pháp ủ quy mô nhỏ theo phương pháp 2.2.4.2.
Theo dõi sự thay đổi một số chỉ tiêu của đống ủ
Sau 1 tháng, tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu và so sánh với ủ trong
hộp xốp có bổ sung dịch nuôi cấy nấm sợi. Kết quả ở bảng 3.24.
Ở lô thí nghiệm nhiệt độ tăng cao hơn đối chứng do tác động của dịch
chiết enzym phân cắt thành phần cellulose của rơm rạ, quá trình trao đổi chất
tăng nhanh nên nhiệt độ cũng tăng cao hơn. Đến tuần cuối cùng, quá trình
phân giải rơm rạ đã hoàn tất, nhiệt độ giảm. Trong khi ở mẫu đối chứng mới
bắt đầu phân cắt sợi rơm nên nhiệt độ vừa tăng cao hơn nhưng thấp hơn so
với mẫu thí nghiệm (320C).
Kết quả là ở mẫu thí nghiệm sợi rơm đã bị phân hủy thành mùn nên
màu sẫm lại, nhũn và mềm có thể làm phân bón cho cây trồng. Còn ở mẫu đối
chứng sợi rơm vẫn còn màu nâu nhạt, chưa mềm nhũn.
Bảng 3.24 . Một số chỉ tiêu theo dõi mẫu ủ
Mẫu ủ
Chỉ tiêu Đối chứng Thí nghiệm
- Nhiệt độ đống ủ
trong tuần đầu.
- Nhiệt độ đống ủ
trong tuần cuối.
- Độ giảm chiều cao
của đống ủ.
- Màu sắc của rơm rạ.
- Độ dai của rơm.
Thấp hơn (320C)
Cao hơn (350C)
12cm
Nâu nhạt
Sợi mềm, không
nhũn.
Tăng cao hơn (380C)
Thấp hơn (320C)
20 cm
Nâu sẫm
Sợi rơm mềm, nhũn
Ghi chú: Đối chứng: không bổ sung dịch nuôi cấy
Thí nghiệm: Có bổ sung dịch nuôi cấy
Từ kết quả ở bảng 3.24 ta thấy rằng việc bổ sung VSV vào đống ủ có
hiệu quả hơn ủ nhờ VSV tự nhiên có trong đống ủ, rút ngắn thời gian ủ, giảm
ô nhiễm MT gây ra do thời gian ủ kéo dài.
Mẫu ủ không có bổ sung dịch nuôi cấy nấm sợi cũng phân hủy nhưng
thời gian chậm hơn, phải kéo dài đến 65 ngày mới đạt được độ phân hủy
giống như mẫu ủ có bổ sung dịch enzym.
Đánh giá độ chín của mẫu ủ
Tiến hành trồng đậu theo 2 lô thí nghiệm và đối chứng theo phương
pháp 2.2.4.2 (xem kết quả ở bảng 3.25). Kết quả bảng 3.25 cho thấy mẫu bổ
sung dịch chiết enzym từ ba chủng đều cho kết quả cao hơn mẫu đối chứng.
Như vậy phân ủ đã chín và có hiệu quả cao.
Bảng 3.25. Tỷ lệ hạt nảy mầm, trọng lượng tươi của đậu xanh sau 7 ngày
trồng trên phân ủ từ rơm rạ
STT Bổ sung dịch chiết
từ các chủng nấm
Số hạt nảy
mầm (hạt)
Tỷ lệ hạt
nảy mầm
(%)
Trọng
lượng tươi
thu được(g)
1
2
3
4
5
Đối chứng
A. guamensis
P. oxalicum
A. fumigatus
Nhiễm hỗn hợp
dịch chiết enzym
29/57
48/57
42/57
36/57
50,57
50,8
84,2
73,7
63,2
87,7
55
150
120
95
180
(Đối chứng: Không bổ sung dịch chiết enzym)
Mẫu nhiễm dịch chiết từ A. guamensis có trọng lượng tươi 150g, tỉ lệ
hạt nảy mầm là 84,2% cao nhất. Do chủng này có hoạt độ CMCase cao nhất
(55,70 IU/g) nên phân hủy rơm rạ thành mùn cao hơn hai chủng còn lại.
Mẫu nhiễm hỗn hợp có trong lượng tươi là 180g, cao hơn mẫu nhiễm
A. guamensis là 30g, cao hơn mẫu nhiễm P. oxalicum là 50g, cao hơn mẫu
nhiễm A. fumigatus là 85g, và đặc biệt cao hơn mẫu không bổ sung dịch nuôi
cấy nấm sợi là 125g. Do hoạt động phối hợp của các enzym từ các chủng
khác nhau sẽ phân cắt sợi rơm rạ thành mùn tốt hơn.
Kết quả này có thể được đánh giá là khá tốt. So với báo cáo của Lê Thị
Thanh Thủy (2001) thì kết quả này thấp hơn, nhưng so với mức chuẩn để
đánh giá độ chín của phân ủ là trọng lượng tươi 160g thì chủng A. guamensis
150g (93,75%), mẫu nhiễm hỗn hợp dịch chiết cao hơn 180g (112,5%).
Như vậy, sử dụng hỗn hợp dịch chiết enzym sẽ cho kết quả cao hơn sử
dụng riêng rẽ dịch chiết từng chủng nấm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua các kết quả thí nghiệm, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Đã phân lập được 312 chủng nấm sợi khác nhau từ RNM Cần Giờ.
Trong đó có 114 chủng phân lập từ đất, 96 chủng phân lập từ lá, 102 chủng
phân lập từ thân, cành.
2. Đã xác định được 183/312 chủng chiếm 58,65%. Trong đó:
+ 10/183 chủng sinh enzym mạnh chiếm 5,5% chủ yếu sống
trong đất.
+ 6 /183 chủng sinh enzym khá mạnh chiếm 3,3%
+ 20/183 chủng sinh enzym trung bình chiếm 11%.
+ 147/183 chủng sinh enzym yếu chiếm 80,2%.
Trên cơ sở đó tuyển chọn ba chủng có hoạt độ cellulase cao nhất là:
chủng Đ’0 (55,70 IU/g), chủng Đ’3 (55,01 IU/g) và chủng Đ2b (53,10 IU/g).
3. Ba chủng nấm sợi tuyển chọn có nguồn gốc từ đất mặt ở RNM Cần
Giờ được định danh như sau:
- Chủng Đ’0 : Ascotricha guamensis Ames.
- Chủng Đ’3 : Penicillium oxalicum Currie & Thom.
- Chủng Đ2b : Aspergillus fumigatus Fresenius.
4. Đã xác định được điều kiện MT thích hợp cho sự sinh trưởng và sinh
tổng hợp cellulase của ba chủng nấm sợi là:
- Nguồn cacbon tốt nhất đối với chủng A. guamensis là 6C:4BM
(56,88 IU/g), chủng P. oxalicum là 6C:4MD (56,56 IU/g), chủng A. fumigatus
là 6C:4GL (60,80 IU/g).
- Nguồn nitơ tốt nhất là NH4NO3.
- Độ pH= 6-7.
- Độ ẩm MT 55-70%
- Độ mặn thích hợp nhất là 3%.
- Nhiệt độ thích hợp nhất là 300C.
- Thời gian thu enzym tốt nhất là 36- 48 giờ.
5. Kết quả nghiên cứu đặc tính sinh học của ba chủng nấm sợi cho thấy
ngoài enzym cellulase, chúng còn có khả năng sinh cả 3 loại enzym là
protease, amylase, kitinase. Mạnh nhất là kitinase (24mm). Có khả năng đối
kháng với 2 loại VSV kiểm định (G+, G-) là E. coli, B. subtilis.
6. Bước đầu thử nghiệm sử dụng dịch chiết enzym cellulase thô từ ba
chủng nấm sợi vào việc đường hóa giấy in, giấy báo cũ cho thấy sự phối hợp
của ba chủng với tỉ lệ 1:1:1 cho kết quả cao nhất; Đồng thời, chúng còn có
khả năng chuyển hóa nhanh rơm rạ thành mùn làm phân bón cho cây trồng,
phân ủ được đánh giá đạt hiệu quả cao đối với dịch chiết hỗn hợp (112,5%).
Như vậy, sử dụng phối hợp cả ba chủng nấm sợi sẽ cho hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong ba chủng nấm sợi nghiên cứu ta thấy chủng A. guamensis rất
phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam và có hoạt độ CMCase cao nhất so
với hai chủng còn lại. Trong bước đầu thử nghiệm sử dụng thì chủng này
cũng cho kết quả cao hơn. Do đó, ta có thể chọn chủng A. guamensis nghiên
cứu thêm để có thể ứng dụng vào sản xuất.
Kiến nghị
Nếu có điều kiện nên nghiên cứu thêm một số vấn đề để hoàn chỉnh đề
tài hơn:
- Tách chiết và tinh sạch enzym cellulase với hàm lượng và hoạt tính
cao từ MT nuôi cấy thích hợp của các chủng.
- Tiếp tục thử nghiệm ứng dụng enzym cellulase của ba chủng trên các
nguồn cơ chất khác nhau để làm tăng hiệu quả ứng dụng của đề tài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHVSV004.pdf