Luận văn Nghiên cứu kiến thức - Thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội, năm 2005

1. Tổ chức đào tạo, tập huấn về tác dụng, lợi ích của các can thiệp sớm ngay sau sinh như ủ ấm da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, trước hết ở các CBYT trực tiếp làm việc hoặc có liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. 2. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh, trong đó có ủ ấm da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh. - Sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông: cán bộ y tế nói chuyện, tư vấn, tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông về lợi ích và sự cần thiết của CSSK trẻ sơ sinh.

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2958 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu kiến thức - Thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội, năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đặc trưng cá nhân của trẻ sơ sinh (tuổi, giới, thứ tự sinh, cân nặng khi sinh) không phải là yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến cho trẻ bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh. Chương 4 bàn luận 4.1. Kiến thức - thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ Kiến thức - thực hành phương pháp ủ ấm da kề da Nghiên cứu trên 540 bà mẹ sinh con tại 4 bệnh viện Hà Nội cho thấy: đại đa số bà mẹ (98,7%) cho rằng cần phải giữ ấm trẻ sau sinh nhưng chỉ có 13,9% bà mẹ biết về phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh, còn lại 86,1% số bà mẹ chưa biết hoặc chưa nghe nói gì về phương pháp này. Tỉ lệ các bà mẹ biết về phương pháp da kề da thấp là điều dễ hiểu vì phương pháp này hầu chưa được giới thiệu và áp dụng cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh ở 4 bệnh viện trong nghiên cứu cũng như trên cả nước. Đối với nhiều bà mẹ, đây là lần đầu tiên họ nghe thấy khái niệm này, một số bà mẹ khác biết da kề da như là phương pháp ủ ấm cho trẻ đẻ non/ nhẹ cân hoặc trẻ bị lạnh. Kết quả này tương tự với kết quả điều tra ban đầu thực hiện tại Khoa Sản của một Trung tâm y khoa Anh quốc vào tháng 3/2000, nơi mà ủ ấm da kề da chưa phải là thực hành thường quy trong chăm sóc trẻ sơ sinh nên phần lớn các bà mẹ được hỏi đều trả lời rằng họ chưa nghe nói và chưa biết thế nào là phương pháp da kề da [38]. Khi phân tích sâu hơn, sự hiểu biết của bà mẹ về phương pháp này cũng chưa đầy đủ. Với câu hỏi nhiều lựa chọn về lợi ích của giữ ấm tiếp xúc da kề (biểu đồ 3.2) thì tần số về tác dụng giữ ấm chiếm tỉ lệ cao nhất (66,6%), còn tần số về lợi ích giữ ấm + dễ cho bú sớm+ dễ theo dõi có tỉ lệ thấp nhất (1,3%) mặc dù phương pháp da kề da còn nhiều lợi ích khác nữa cho cả trẻ sơ sinh và bà mẹ [26], [57]. Với kết quả về kiến thức như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ các bà mẹ ủ ấm trẻ sơ sinh bằng phương pháp da kề da ngay sau đẻ rất thấp, chỉ có 9 bà mẹ (1,7%) có thực hành này cho con mình. Một thực hành không tốt nữa trong việc giữ ấm trẻ sau sinh là tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ của các bà mẹ trong nghiên cứu vẫn chiếm tỉ lệ cao (40%). Theo nghiên cứu của Lozoff, ở các nước kém phát triển, phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh ít được thực hiện vì không có nỗ lực đặc biệt nào giúp mẹ con tiếp xúc da kề da với nhau trong những phút đầu sau khi sinh [47]. Tại Bắc ấn Độ, một nghiên cứu về thân nhiệt trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ trên những trường hợp sinh tại nhà cho thấy 97,3% trong số 189 trẻ sơ sinh được nằm cạnh mẹ sau khi đẻ nhưng không trẻ nào được tiếp xúc da kề da với mẹ [45]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tại những nơi có áp dụng, có sự hỗ trợ, hướng dẫn các bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh thì thực hành này cao hơn đáng kể. Theo Awi, tỉ lệ bà mẹ áp dụng phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ trong vòng 30 phút sau sinh tại một bệnh viện của Nigeria (2005) là 38,4% [19], tại một số Bệnh viện Thân thiện Trẻ nhỏ ở Zambia là 24% [68]. Tại khoa sản của một trung tâm chăm sóc sức khỏe Anh (2000) thực hành da kề da là 16% [38]. Cũng như kết quả của các nghiên cứu được thực hiện ở nơi mà phương pháp ủ ấm da kề da chưa được giới thiệu và áp dụng [45], [47], tỉ lệ bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho con rất thấp trong nghiên cứu của chúng tôi là do đây chỉ là kết quả điều tra ban đầu ở các bệnh viện mà phương pháp này hầu như không được áp dụng trong chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Các bà mẹ trong nghiên cứu chưa bao giờ được tư vấn, đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện da kề da từ cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cũng như tại các lần khám thai trước sinh. Các bà mẹ biết về phương pháp này chủ yếu là qua tự tìm hiểu sách báo trước khi chuẩn bị sinh con (biểu đồ 3.6). Điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của nước ta cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho con thấp. Một số bà mẹ thấy không cần thiết hoặc không thoải mái ở tư thế này khi thời tiết nóng. Ngoài ra, sự hiểu biết ít và chưa đầy đủ về phương pháp da kề da như đã nói đã lý giải cho sự chênh lệch giữa mức kiến thức và thực hành của các bà mẹ (13,9% số bà mẹ biết nhưng chỉ có 1,7% áp dụng phương pháp này để ủ ấm cho con). Về nguồn tiếp cận với thông tin về phương pháp ủ ấm da kề da. Trong số 75 (13,9%) bà mẹ biết về phương pháp da kề da, đa số (72%) bà mẹ biết được lợi ích của phương pháp qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài, tivi, chỉ 9,3% bà mẹ biết qua cán bộ y tế trong bệnh viện và 8% qua gia đình và bạn bè, không bà mẹ nào được biết qua cán bộ y tế xã phường (biểu đồ 3.6). Chứng tỏ vai trò của nhân viên y tế chưa được phát huy, hơn nữa chính bản thân cán bộ y tế chưa thực sự hiểu về lợi ích, cách thực hiện cũng như chưa được tập huấn về kỹ thuật này. Theo kinh nghịêm từ các nước khác, để thúc đẩy thực hành da kề da giữa mẹ và trẻ sơ sinh, cán bộ y tế phải là người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ bà mẹ [17]. Vì vậy, trước tiên cần phải tăng cường kiến thức thực hành của cán bộ y tế trực tiếp hoặc có liên quan đến lĩnh vực chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh về phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh. Một khi được áp dụng, phương pháp này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ và trẻ sơ sinh như tăng tỉ lệ và thời gian bú mẹ, giảm tỉ lệ hạ nhiệt ở trẻ sơ sinh, giảm số ngày nằm viện. Đối với cộng đồng, can thiệp này làm giảm tỉ lệ tử vong và mắc bệnh, nhất là ở các nước đang phát triển; giảm bớt tiêu hao các nguồn tài chính và thúc đẩy sức khỏe gia đình nói chung [17]. Một điều quan trọng trong việc giữ ấm trẻ sơ sinh là không tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh mà chỉ nên tắm trẻ sau 24 giờ hoặc 72 giờ khi trẻ ổn định và có thân nhiệt bình thường [84]. Một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng ở Uganda cho thấy tắm trẻ sơ sinh ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh làm tỉ lệ hạ nhiệt ở trẻ tăng có ý nghĩa thống kê mặc dù trẻ đã được tắm nước ấm và được ủ ấm da kề da với mẹ [13]. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, vẫn còn tới 40% bà mẹ cho con tắm trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ (thực hành không tốt trong việc giữa ấm trẻ), 1/3 số trẻ này được tắm trong vòng 6 giờ đầu, là thời điểm dễ gây hạ nhiệt ở trẻ. ở hầu hết các cộng đồng thuộc các nước kém phát triển, trẻ sơ sinh gần như luôn được tắm ngay sau đẻ [47]. Một nghiên cứu trên 240 bà mẹ sinh con tại nhà Pokhara, Tây Nepal từ tháng 1-2/ 2006, phần lớn trẻ (93,8%) được tắm ngay sau khi sinh [64]. Theo thực hành cổ truyền ở Canada, trẻ sơ sinh không được ở cùng với mẹ ngay khi sinh, mà được cán bộ y tế chăm sóc và thường thì trẻ được tắm ngay sau đẻ [48]. Tại Bắc ấn Độ, tỉ lệ trẻ sơ sinh được tắm trong vòng 24 giờ sau khi sinh là 65% [45]. Tỉ lệ tắm trong ngày đầu sau sinh theo kết quả của chúng tôi là 40% thấp hơn so với các nghiên cứu trên. Sở dĩ như vậy là do đối tượng của các nghiên cứu trên [45], [64] là các bà mẹ sinh con tại nhà, chắc chắn là sẽ có kiến thức hiểu biết thấp hơn so với đối tượng các bà mẹ sinh con tại bệnh viện như trong nghiên cứu của chúng tôi. ở nước ta chưa có số liệu cụ thể về thực hành trong vòng 24 giờ sau đẻ nhưng với những số liệu hạn chế cũng cho thấy đây là một thực hành phổ biến trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Theo báo cáo của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Mỹ thực hiện vào năm 2002 khi khảo sát thực địa ở một số bệnh viện ở Cần Thơ, Quảng Trị và Huế: trẻ sơ sinh không được lau khô, ủ ấm ngay sau đẻ mà phải chờ đến khi hút nhớt và làm rốn xong [37]. Khi trời nóng, người ta thường bật quạt trần trong khi chăm sóc trẻ, không quấn tã, mặc áo khi cân trong phòng không đủ ấm và tắm trẻ ngay sau khi đẻ là nguyên nhân gây hạ nhiệt. Không những thế, tắm sớm còn làm mất lớp chất gây trên người trẻ có tính chất bảo vệ và chống nhiễm khuẩn [87]. Tóm lại, thực hành ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh thấp, thực hành tắm trẻ sớm trong vòng 24 giờ sau sinh tương đối cao cũng phù hợp với những số liệu (tuy còn hạn chế) về thực trạng giữ ấm cho trẻ sơ sinh ở nước ta nói chung cũng như trên thế giới. Theo số liệu của Viện Nhi Trung ương 1998-2000, có tới 65,9% số trẻ sơ sinh nhập viện liên quan đến hạ thân nhiệt. Đặc biệt trong tổng số sơ sinh tử vong tại bệnh viện trong 24 giờ đầu sau đẻ có đến 32% có dấu hiệu hạ nhiệt. Một nghiên cứu tại Hải Phòng cho thấy hạ thân nhiệt chiếm 35% trong tổng số tử vong sơ sinh sớm [7]. Tương tự, tại Hà Tây cũng có đến 35% trẻ sơ sinh tử vong có biểu hiện hạ thân nhiệt [26]. Có khoảng 20% số trẻ được đẻ tại nhà có nhiều nguy cơ hạ thân nhiệt hơn do bà mẹ và gia đình không hiểu rõ về về tầm quan trọng của việc lau khô và ủ ấm ngay sau đẻ. Tổng kết của TCYTTG cũng cho thấy hạ nhiệt ở trẻ sơ sinh là một vấn đề khá phổ biến ở nhiều nước trên toàn thế giới. Tại một bệnh viện ở Ethiopia, 67% số trẻ sơ sinh nhẹ cân và trẻ có nguy cơ cao vào khoa chăm sóc đặc biệt có biểu hiện hạ thân nhiệt. Tương tự ở ấn Độ, trẻ sơ sinh hạ nhiệt có tỉ lệ tử vong cao gấp đôi so với trẻ không bị hạ nhiệt [84]. Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy, cần nâng cao hơn nữa hiểu biết của bà mẹ và cán bộ y tế về kiến thức, thực hành giữ ấm trẻ sau sinh, qua các chiến lược truyền thông, giáo dục, cung cấp thông tin thích hợp nhằm hạn chế tình trạng hạ nhiệt, góp phần phòng tránh các trường hợp bệnh tật và tử vong liên quan đến nguyên nhân hạ nhiệt ở trẻ sơ sinh. Kiến thức- thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh còn thấp ( 44,3%). Tuy nhiên, thực hành tốt là không cho trẻ ăn/uống các thứ khác trước khi bú mẹ lần đầu khá cao (74,8%). Tư thế đúng của mẹ và trẻ sơ sinh khi cho con bú chiếm tỷ lệ thấp (24,1%), trong khi đó tư thế không đúng cao gấp 3 lần (75,9%). Hiện nay, trên thế giới, nuôi con bằng sữa mẹ là một thực hành phổ biến nhưng tỉ lệ bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh nói chung rất thấp. ở châu á, chỉ có gần 20% số trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh [79]. Nghiên cứu tại thành phố Jinan, Trung Quốc cho thấy 51% bà mẹ cho con bú lần đầu sau một giờ [44]. Tại Khoa Sản, Trường y Quốc gia Calcutta ấn độ 1997, chỉ có 14,3% số trẻ đẻ thường được bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau khi sinh [33]. Tại các bệnh viện thuộc bang Nassarawa, Nigeria 1999 tỉ lệ trẻ sơ sinh được bú trong vòng 24 giờ đầu 28,6% [55]. ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu chiếm 57% [12], tỉ lệ này có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng. ở miền Trung tỷ lệ cho con bú sớm chỉ chiếm 39%, trong đó ở miền núi miền Bắc là 68%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang về thực hành nuôi con của các bà mẹ nội ngoại thành Hà Nội cho thấy tỉ lệ tỉ lệ bú sớm trong vòng 1/2 giờ đầu sau khi sinh là 30% [10]. Theo một nghiên cứu về sức khỏe và dân số [54] chỉ có 28% trẻ sơ sinh được bú trong một giờ sau đẻ. Lý do không cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau đẻ chủ yếu là do các bà mẹ thiếu hiểu biết về lợi ích của sữa non, lợi ích của việc cho con bú sớm và nhiều nơi là do phong tục tập quán cũ và lâu đời của địa phương [52]. Tỉ lệ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả một số nghiên cứu nước ngoài, nhưng thấp hơn so với kết quả phân tích của Viện Dinh dưỡng [12] có thể do nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở một quần thể bà mẹ với các đặc trưng riêng nên không thể đồng nhất với kết quả trên các bà mẹ trên cả nước. Nói chung, tỉ lệ 44,3% bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau sinh vẫn tương đối thấp so với thực trạng chung là các bà mẹ trong nghiên cứu đều sống ở nơi có mức phát triển kinh tế xã hội cao, nơi có nhiều thông tin về chăm sóc trẻ sơ sinh nói chung cũng như nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, với các quảng cáo sữa cho trẻ nhỏ tràn lan như hiện nay, các bà mẹ ở thành phố có điều kiện kinh tế hơn và cũng tiện lợi hơn khi cho trẻ ăn sữa ngoài so với các bà mẹ ở nông thôn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, còn một yếu tố nữa là những bà mẹ và trẻ được đưa ra phòng sau đẻ vào thời gian người nhà chưa được phép vào thăm (thường là từ 7h 30 đến 10h 30 sáng) sẽ không dễ dàng trong việc cho con bú sớm, nhất là bà mẹ sinh con lần đầu và có khó khăn như còn đau do khâu tầng sinh môn, có vấn đề về núm vú.... Đây cũng là những yếu tố góp phần làm tỉ lệ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu trong nghiên cứu của chúng tôi còn thấp (bảng 3.11). Điều này chứng tỏ việc tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ dù đã nâng cao đáng kể hiểu biết của các bà mẹ nhưng cần toàn diện hơn và chuyên sâu hơn để bà mẹ và gia đình trẻ hiểu biết hơn về lợi ích của việc cho con bú sớm. Thực hành cho trẻ ăn các loại thức ăn hoặc nước uống khác ngoài sữa mẹ trước khi bú lần đầu. Theo kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bà mẹ cho trẻ ăn uống các thứ khác trước khi bú mẹ lần đầu là 23,7%, thấp hơn so với một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực hành hành vi này cho trẻ. Nghiên cứu ở một thành phố thuộc Trung Quốc cho thấy có 34% trẻ được cho ăn nước, sữa ngoài, nước đường hoặc các thứ khác trước khi bú mẹ lần đầu [44]. ở ấn Độ, 70% số bà mẹ nông thôn và hơn 50% các bà mẹ trí thức thuộc tầng lớp kinh tế xã hội cao ở Bombay cho trẻ ăn uống các thứ khác trước khi bú mẹ lần đầu [22]. Một nghiên cứu khác của Chhabra ở thành phố Delhi, ấn Độ cũng cho thấy, 76,9% trẻ được cho ăn các thức ăn nước uống khác trước lần bú đầu tiên [27]. ở một số vùng nông thôn Nigeria, 100% bà mẹ cho con uống nước, sữa công thức, hoặc trà thảo dược trước khi bú lần đầu [55]. Trong một khảo sát ở vùng nông thôn Hoima, Tây Uganda, trên 720 cặp bà mẹ /trẻ , 43% bà mẹ cho con ăn uống các thứ khác trước khi bú lần đầu [39]. Các kết quả trên cho thấy thực hành này rất phổ biến ở nhiều nước. ở châu á, thường thì trẻ sơ sinh không được bú sữa non và vì vậy lần bú đầu tiên thường xảy ra sau 24 giờ đầu sau đẻ [59]. ở nước ta, theo báo cáo gần đây của Bộ Y tế, hầu như các bà mẹ đều dùng mật ong để làm sạch miệng hoặc cho trẻ uống nước để tránh khát [51]. Theo điều tra sức khỏe và dân số, chỉ 28% trẻ sơ sinh được bú trong một giờ sau đẻ, còn các trẻ khác được cho ăn bằng nước đường, sữa bò, mật ong trước khi bú mẹ lần đầu [54]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, loại thức ăn trẻ hay được cho ăn nhất là sữa hộp trẻ em (43,4%), sau đó là mật ong (40,7%). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác ở nước ta [51], cũng như một số nghiên cứu tại ấn Độ [57] và Nigeria [55]. Cho ăn trước khi bú mẹ có hại cho trẻ vì thức ăn nước uống đó có thể gây nhiễm khuẩn, dị ứng với protein lạ hoặc trì hoãn việc bắt đầu cho bú mẹ [87]. Tuy nhiên, tỉ lệ bà mẹ cho trẻ ăn/uống các thứ khác trước khi bú mẹ lần đầu thấp (23,7%) chưa phản ánh đúng thực trạng về việc cho trẻ ăn các thứ khác ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên vì nghiên cứu này được thực hiện trên bà mẹ và trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ, thực tế, nó sẽ còn cao hơn nhiều cùng với tháng tuổi của trẻ. Về tư thế của bà mẹ và trẻ sơ sinh khi thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tư thế đúng của bà mẹ và trẻ sơ sinh khi thực hành nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ thấp 24,1% trong khi đó tư thế không đúng của người mẹ và trẻ sơ sinh khi cho con là 75,9%. Theo kết quả một số nghiên cứu của các tác giả khác như Hastings và Naylor, tại một Trung tâm Y tế của Anh tỉ lệ cho con bú đúng tư thế của bà mẹ và trẻ sơ sinh là 34% [38]. ở Zambia, 95% bà mẹ sinh con lần đầu không có tư thế đúng hoặc ngậm bắt vú đúng khi cho con bú [68]. Tỉ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh có tư thế không đúng khi thực hành cho con bú cao trong nghiên cứu của chúng tôi cao gấp 3 lần so với tỉ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh có tư thế đúng có thể do đa số bà mẹ sinh con lần đầu (68,1%) nên còn ít kinh nghiệm khi cho trẻ bú. Hơn nữa, vào thời điểm được phỏng vấn 64,0% số bà mẹ mới sinh con trong vòng 12 giờ tuổi, là thời điểm bà mẹ còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ khi cho con bú. Trong thực tế, nhiều bà mẹ cho con bú mà không chú ý nhiều đến tư thế như nào và ngậm bắt vú ra sao là đúng và thực hành không đúng sẽ dẫn đến hậu quả gì. Kết quả từ nhiều nghiên cứu cũng như trong thực tế cho thấy, nếu tư thế ngậm bắt vú không đúng, bà mẹ dễ bị nứt đau vúm trẻ bú không đủ sữa và không tăng cân. Vì vậy, tư thế không đúng khi cho con bú còn là một yếu tố dự báo trẻ sẽ bị ngừng bú sớm [58]. Đây cũng là một điểm cần được chú trọng trong việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cả vào thời điểm trước và sau khi sinh. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của đối tượng nghiên cứu Có rất nhiều yếu tố liên quan đến thực hành của bà mẹ về các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh nói chung trong đó có ủ ấm da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm. Trong đó, phải kể đến các yếu tố về tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ cũng như các yếu tố từ trẻ như giờ tuổi, thứ tự sinh, cân nặng khi sinh có ảnh hưởng đến các thực hành này. Một số yếu tố liên quan đến thực hành ủ ấm da kề da Theo kết quả nghiên cứu, thực hành da kề da ở các bà mẹ thuộc nhóm tuổi cao hơn có xu hướng thấp hơn so với các nhóm tuổi khác nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tất cả các yếu tố khác như nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ và nhóm tuổi, cân nặng khi sinh, thứ tự sinh, giới tính của trẻ không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thực hành này. Một nghiên cứu được thực hiện ở trên các bà mẹ đẻ thường ở Nigeria 2004 về thực hành tiếp xúc da kề da cho thấy trình độ học vấn của bà mẹ không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến da kề da với mẹ. Ngược lại, các yếu tố tuổi bà mẹ dưới 25, sinh con lần đầu, con dưới 12 giờ tuổi liên quan có ý nghĩa thống kê với thời gian da kề da muộn giữa mẹ và con [19]. Tuy nhiên, phát hiện có ý nghĩa là các thực hành thường quy sau đẻ như làm sạch, cân trẻ, và thời gian khâu tầng sinh môn là các yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến thời gian tiếp xúc lần đầu giữa mẹ và con. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, không thấy bất kỳ yếu tố nào có liên quan đến thực hành ủ ấm da kề da có thể là do số bà mẹ áp dụng phương pháp da kề da còn quá ít, chỉ có 9 bà mẹ nên khó có thể kết luận về mối liên quan giữa một số yếu tố của bà mẹ và trẻ sơ sinh đến thực hành này. Nếu nghiên cứu có số lượng bà mẹ tham gia nhiều hơn hoặc có tỉ lệ thực hành da kề da cao hơn thì có lẽ mối liên quan này sẽ khác đi. Về thực hành tắm trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh: có 3 yếu tố là tuổi mẹ cao, trình độ văn hóa mẹ thấp và tuổi sơ sinh từ 12 giờ trở lên có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tắm trẻ trong vòng 24 giờ sau đẻ. Trẻ sơ sinh từ 12 giờ tuổi trở lên được tắm nhiều hơn 2,6 lần so với trẻ khác có thể là do nhóm trẻ ở độ tuổi này đã ổn định hơn so với trẻ < 12 giờ tuổi. Hơn nữa, vào thời điểm này cả mẹ và con đều ổn định hơn nên các bà mẹ thường có xu hướng tắm cho con nhiều hơn. Về phía người mẹ, bình thường thì tuổi cao hơn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong chăm sóc trẻ sơ sinh nhưng trong nghiên cứu, các bà mẹ nhiều tuổi lại tắm trẻ nhiều hơn. Điều đáng nói là không phải bất cứ kinh nghiệm nào trong chăm sóc trẻ sơ sinh cũng đúng. Tắm trẻ ngay sau sinh cũng vậy, đây chỉ là một thực hành mà mọi người trước nay vẫn làm theo kinh nghiệm cho rằng tắm trẻ để giữ sạch sẽ mà không biết là có thể gây hạ nhiệt cho trẻ [37]. Trong phân tích đa biến, những bà mẹ có trình độ văn hóa cao hơn lại có xu hướng tắm cho trẻ nhiều hơn ở những bà mẹ có trình độ văn hóa thấp (Bảng 3.24). Kết quả này có thể giải thích là do ở nước ta, hầu như chưa có tài liệu chính thức nào nói về thời điểm thích hợp để tắm trẻ sơ sinh cũng như chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan giữa tắm trẻ sớm và hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh. Cho nên dù trình độ học vấn cao hơn thì bà mẹ cũng không có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin đúng về thực hành này. Các nghiên cứu trước đây cũng cho biết tắm trẻ sơ sinh ngay sau đẻ là thực hành phổ biến ở nước ta cũng như một số nước khác trên thế giới [47], [48], [45] nhưng hầu như chưa có số liệu thống kê về mối liên quan giữa các yếu tố khác với thực hành này để so sánh. Cần có những nghiên cứu khác để khẳng định mối liên quan này. Bàn luận về khó khăn và cách khắc phục để nâng cao kiến thức- thực hành da kề da Phương pháp này có nhiều lợi ích và không phải là một dịch vụ sản khoa tốn kém và không cần nhiều thời gian hoặc kỹ năng chuyên sâu nhưng hiện nay việc áp dụng nó vẫn chưa phổ biến. ở các nước phát triển sự chậm trễ trong việc thực hiện da kề da cho trẻ là do sự sẵn có và dễ dàng tiếp cận với các phương tiện và kỹ thuật hiện đại, còn ở các nước kém phát triển, chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của phương pháp [26]. Bằng chứng từ các bệnh viện thân thiện trẻ em ở Anh cho thấy trở ngại lớn nhất cho việc thực hành phương pháp ủ ấm da kề da là nó đòi hỏi sự thay đổi đáng kể trong thực hành thường ngày của cán bộ y tế tham gia đỡ đẻ và chăm sóc sức khỏe sơ sinh. Vì trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh người có ảnh hưởng lớn nhất đến thực hành này ở bà mẹ chính là cán bộ y tế. Điều này cũng đúng khi áp dụng cho Việt Nam. Trong khi phần lớn khoa sản ở các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải và nhiều nhân viên y tế phải làm việc quá sức, thì ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh lại cần rất ít nỗ lực từ cán bộ y tế vì chính bà mẹ mới là người thực hiện da kề da. Các thực hành thường quy phòng đẻ cản trở bà mẹ cho con tiếp xúc da kề da ngay sau sinh đều có thể khắc phục được. Ví dụ các bà mẹ mổ đẻ có thể ủ ấm da kề da cho con trên bàn mổ hoặc ở phòng hồi sức. Khi người mẹ không thể ủ ấm da kề da với con, người bố có thể làm thay. Trong trường hợp mẹ và con không được đưa từ phòng đẻ ra trong vòng một giờ sau sinh vẫn có thể dễ dàng chuyển mẹ và con trong tư thế da kề da với mẹ, đảm bảo trẻ được ấm áp và an toàn. Các thực hành thường quy như khâu tầng sinh môn cho mẹ vẫn có thể được thực hiện trong khi cho con tiếp xúc da kề da với mẹ. Một nghiên cứu tại Anh còn cho thấy cho con tiếp xúc da kề da với mẹ trong khi mẹ được khâu tầng sinh môn còn giúp người mẹ quên đau do khâu. Phần lớn các thực hành khác đều có thể hoãn lại mà không gây hại cho bà mẹ và trẻ [17]. Về phía các bà mẹ: Theo nghiên cứu của Ashmore ở các bệnh viện Anh, khi ủ ấm da kề da trở thành thực hành thường quy phòng đẻ, thì rất hiếm bà mẹ không thực hiện can thiệp này cho con [17], những bà mẹ đã cho con tiếp xúc da kề da rất ủng hộ trải nghiệm này và phần lớn cho biết họ sẽ chọn chăm sóc da kề da khi sinh con lần sau [53]. Nên cho bố mẹ của trẻ biết về lợi ích của da kề da trước khi sinh con. Dán tranh ảnh về lợi ích của da kề da cả ở phòng trước sinh và ở phòng đẻ, chiếu video trong lớp đào tạo cha mẹ. Những phụ nữ có thai cũng nên có cơ hội thảo luận về phương pháp da kề da như một phần của chăm sóc trước sinh thường qui. Trước tiên, để da kề da trở thành thường qui, tất cả cán bộ y tế phải hiểu rõ lợi ích và cách thực hiện phương pháp. Trước tiên, phải coi can thiệp này như một phần trong chương trình đào tạo cán bộ y tế phòng đẻ và cán bộ y tế khoa sơ sinh. Phát tờ rơi, sách báo và tranh ảnh giải thích về lợi ích của phương pháp da kề da đến từng cán bộ y tế hoặc dán áp phích trên bảng tin bệnh viện. Khi đã hiểu rõ về lợi ích, có thể yêu cầu cán bộ y tế phòng đẻ tìm ra đâu là trở ngại và cách khắc phục để có thể thực hành da kề da cho tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh đủ tiêu chuẩn áp dụng. Một khi da kề da được áp dụng ở phòng đẻ, người ta có thể nhận thấy ngay các lợi ích khác của phương pháp này như làm trẻ bớt quấy khóc, giảm bớt các khó khăn về nuôi con bằng sữa mẹ thông thường. Vì với trẻ phải tách mẹ sau sinh, nỗ lực học cách ngậm bắt vú mẹ có thể bị cản trở khiến trẻ ác cảm với bú mẹ mà biểu hiện là khóc và quay đi khi mẹ cho bú [40]. Hiểu được nguyên nhân của việc trẻ từ chối bú mẹ sẽ giúp cán bộ y tế có kiến thức tốt hơn để giúp bà mẹ giải quyết vấn đề này [50] . Theo dõi và giam sát: kiểm tra sổ sách thường qui, thông báo kết quả kiểm tra về thực hành da kề da của bà mẹ đến tất cả nhân viên y tế có liên quan để động viên quá trình thực hiện và khắc phục thiếu sót. Một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sớm Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, không có bất kỳ yếu tố nào từ phía bà mẹ (tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn) cũng như từ phía trẻ (tuổi, cân nặng, thứ tự sinh) có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ đầu sau sinh. Trình độ học vấn mẹ được cho là yếu tố quan trọng nhất quyết định thực hành nuôi con bằng sữa mẹ vì học vấn giúp bà mẹ nắm bắt được thông tin về lợi ích của sữa đầu đối với trẻ cũng như lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ sớm đối với bản thân mình ngay sau khi sinh. Vì vậy, bà mẹ dễ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh hơn [22]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về mối liên quan này cũng rất khác nhau. ở các nước đang phát triển, trình độ học vấn của mẹ cao liên quan với tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp. Ngược lại, ở các nước phát triển, học vấn càng cao và tầng lớp xã hội cao thì tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ càng cao [31]. Nghiên cứu tại Trường Đại học Skovde, Thụy Điển trên 488 bà mẹ cho thấy, những bà mẹ tuổi mẹ cao hơn cho con cho bú sớm sau sinh nhiều hơn, thứ tự sinh không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên các hành vi về nuôi con bằng sữa mẹ [35]. Một nghiên cứu tại 5 vùng nông thôn Nigeria trình độ học vấn của mẹ không tác động có ý nghĩa thống kê đến thời gian bú lần đầu của trẻ [55]. Nghiên cứu dựa trên Điều tra Dân số và Sức khỏe Việt Nam 1997 (1999) [66] cho thấy tỉ lệ trẻ được bú lần đầu trong vòng 6 giờ sau khi sinh cao hơn có ý nghĩa thống kê ở những bà mẹ có trình độ học vấn cao, bà mẹ không làm nông nghiệp, ở trẻ là con thứ 2 hoặc thứ 3. Tuy nhiên, nghiên cứu này phân tích tỉ lệ trẻ được bú lần đầu trong vòng 6 giờ sau khi sinh mà không phải là trong vòng một giờ đầu như trong nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy, các yếu tố liên quan đến thực hành bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh ở các bà mẹ khác nhau ở các vùng khác nhau thì cũng khác nhau. Mối liên quan này còn phải tính đến sự tương tác giữa các yếu tố về đặc trưng cá nhân với môi trường sống, với sự tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các bà mẹ có trong nghiên cứu của chúng tôi có những đặc trưng riêng nên mối liên quan này cũng có những khác biệt riêng với mối liên quan trên các bà mẹ khác với các đặc trưng khác. Hơn nữa, kết quả từ các nghiên cứu về sức khỏe và tử vong trẻ em cho thấy ở những vùng có sự phát triển kinh tế xã hội cao và dễ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thì tác động của trình độ học vấn mẹ lên sức khỏe và sự sống của trẻ nhỏ là không đáng kể [66]. Nghĩa là không có sự khác biệt nhiều ở những bà mẹ trình độ văn hóa cao sống dù họ sống ở các vùng có mức phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Ngược lại, những bà mẹ có học vấn thấp sống ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì sẽ thực hành tốt hơn những người sống có cùng trình độ nhưng sống ở vùng có sự trợ giúp xã hội kém. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với mô hình này vì Hà Nội là thành phố có sự phát triển kinh tế xã hội cao, nguồn thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ đa dạng và dễ tiếp cận nên những bà mẹ chỉ với mức kiến thức bình thường cũng có thể nhận được kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh từ môi trường xung quanh mình. Đồng thời, có thể coi trình độ học vấn của các bà mẹ trong nghiên cứu là cao (đại đa số có trình độ từ trung học cơ sở trở lên, không bà mẹ nào mù chữ) nên dù họ sống ở các vùng có mức phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì họ vẫn có thể áp dụng kiến thức của mình trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Thực hành tư thế cho con bú đúng và ngậm bắt vú đúng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, những bà mẹ ³35 tuổi có tỉ lệ cho con bú đúng tư thế cao hơn 2 nhóm kia, khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tương tự, tỉ lệ ngậm bắt vú đúng ở con của những bà mẹ ³35 tuổi cao hơn gấp 3,1 lần so với con của những bà mẹ ít tuổi hơn. Kết quả này có thể giải thích là những bà mẹ trên 35 tuổi thường đã có kinh nghiệm bản thân từ thực hành cho con bú ở những lần sinh con trước hoặc từ người xung quanh nên họ dễ dàng làm đúng hơn những bà mẹ ít tuổi khác. Vì khả năng cho con bú đúng tư thế là kỹ năng học được chủ yếu qua thực hành, nên muốn thành thạo, các bà mẹ bắt buộc phải có quan sát và thực hành. ở các nước đang phát triển, phụ nữ trẻ thường có nhiều cơ hội hơn để học từ những phụ nữ có kinh nghiệm, vì cho con bú ở các nước này là sự kiện có tính xã hội hơn ở các nước phương Tây. ở các nước phát triển, phụ nữ có thể không có cơ hội quan sát việc cho con bú trước khi bản thân họ làm việc này, và có thể có ít bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ ở những phụ nữ xung quanh mình. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy các thực hành về ủ ấm cho trẻ sơ sinh ngay sau đẻ như áp dụng phương pháp da kề da và cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu sau đẻ của các bà mẹ sinh con ngay tại các bệnh viện của Hà Nội thấp (tương ứng là 1,7% và 44,3%). Gần như không có sự khác biệt giữa các nhóm bà mẹ khác nhau về các thực hành này. Như chúng ta đã biết, nhiễm trùng là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ (24%). Nếu trẻ thực hiện da kề da ngay sau đẻ làm trẻ dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn từ mẹ, thường không phải là tác nhân gây bệnh và giúp trẻ được bú sữa mẹ có nhiều kháng thể. Nếu tách mẹ, trẻ có thể sẽ phải tiếp xúc với vi khuẩn từ cán bộ y tế và từ phương tiện, dụng cụ bệnh viện, là vi khuẩn dễ gây bệnh hơn và thường đề kháng lại nhiều kháng sinh và trẻ được dùng sữa ngoài không có kháng thể. Vì vậy, cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ và cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh sẽ loại trừ được nguy cơ nhiễm khuẩn chéo nguy hiểm, giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong trẻ sơ sinh, góp phần giảm tỉ lệ tử vong nói chung ở trẻ em [87]. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy vai trò quan trọng của cán bộ y tế trong việc thúc đẩy các thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh. Kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy để bà mẹ thực hiện ủ ấm da kề da cũng như các hướng dẫn đúng về nuôi con bằng sữa mẹ, tất cả cán bộ y tế phải được học về các phương pháp này, để giúp bà mẹ chấp nhận và thực hành đúng. Đặc biệt là với một can thiệp mới như phương pháp ủ ấm da kề da. Một khi vượt qua những trở ngại ban đầu, các bà mẹ thường dễ dàng chấp nhận phương pháp này đồng thời tỉ lệ cho con bú và thời gian cho con bú cũng tăng thêm nhờ bà mẹ tự tin vào khả năng chăm sóc và cho con bú của mình [48]. 4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu, trong số 540 bà mẹ được điều tra, 82,2% có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên, chỉ có 0,9% bà mẹ có trình độ tiểu học và không có bà mẹ nào mù chữ. Số bà mẹ ở nhóm tuổi 25-34 chiếm tỉ lệ cao nhất (66,3%). Với trình độ học vấn và tuổi như vậy, chắc chắn các bà mẹ sẽ có đủ kiến thức kinh nghiệm sống và đủ khả năng nhận thức để hiểu và trả lời chính xác những câu hỏi mà điều tra viên đưa ra. Để thu được số liệu tin cậy và chính xác, chúng tôi đã nêu ra các định nghĩa, các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cùng với tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu một cách rõ ràng. Thiết kế nghiên cứu: do các chuyên gia hàng đầu thực hiện. Trong nước là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc bà mẹ và trẻ em từ Vụ Sức khỏe Sinh sản, Vụ Điều trị, Bộ Ytế, Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Trung tâm Phát triển Sức khỏe cộng đồng ánh sáng. Về phía nước ngoài, có các giáo sư bác sĩ tại Đại học Birmingham Young, Hoa Kỳ. Với thiết kế nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang, chúng tôi đã xác định được thực trạng về kiến thức, thực hành của các bà mẹ tại 4 bệnh viện ở Hà Nội về phương pháp da kề da và cho trẻ bú sớm sau sinh. Đồng thời, chúng tôi cũng đánh giá được mối liên quan giữa một số yếu tố từ phía bà mẹ và trẻ sơ sinh về các thực hành này. Bộ câu hỏi áp dụng trong nghiên cứu là bộ câu hỏi về da kề da và NCBSM của Tổ chức Y tế Thế giới, đã được sử dụng tại các quốc gia khác. sau đó được chỉnh sửa dựa trên mẫu công cụ thu thập số liệu của cuộc điều tra sức khỏe và nhân khẩu học cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Trước khi tiến hành thu thập số liệu, bộ câu hỏi đã được thử pretest tại Khoa Sản, Bệnh viện E Hà Nội- để điều chỉnh lại cho phù hợp. Giám sát thu thập số liệu: Điều tra viên những cán bộ có kinh nghiệm trong điều tra cộng đồng về kiến thức thái độ thực hành và cũng đã từng tham gia một số nghiên cứu khác về nuôi con bằng sữa mẹ trước đó. Điều tra viên và giám sát viên được được đào tạo kỹ về kỹ năng phỏng, tập huấn sử dụng bộ câu hỏi. Các phiếu điều tra được giám sát viên kiểm tra lại hàng ngày. Phân tích số liệu: Số liệu được nhập trên phần mềm Epi. Info 6.04. có sử dụng chương trình CHECK để hạn chế sai số nhập số liệu; sau đó được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 10.0. Phân tích đa biến được sử dụng để hạn chế các yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Sử dụng P yates để biểu thị mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với thực hành da kề da để đảm bảo tính chính xác cho kết quả nghiên cứu. kết luận 1. Kiến thức - thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ * Kiến thức- thực hành phương pháp ủ ấm da kề da Số bà mẹ biết và thực hành phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh còn rất thấp (tương ứng là 13,9% và 1,7%). Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ tắm trong vòng 24 giờ sau đẻ (thực hành không tốt trong việc giữ ấm trẻ sơ sinh) tương đối cao 40%. Vẫn còn tới 1/3 trong số này cho con tắm ngay trong vòng 6 giờ đầu sau đẻ. Nguồn tiếp cận thông tin về lợi ích của phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ: chủ yếu (72%) qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài, tivi, chỉ 9,3% biết qua cán bộ y tế bệnh viện. * Kiến thức- thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sớm Tỷ lệ bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh còn thấp (44,3%). Tỉ lệ bà mẹ cho con ăn hoặc uống thứ khác trước khi bú mẹ lần đầu tương đối thấp là 20,4%. Tỉ lệ bà mẹ có tư thế đúng và cho con ngậm bắt vú đúng khi cho con bú còn thấp, tương ứng là 24,1% và 41,4%. 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức- thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm. - Thực hành da kề da: các bà mẹ tuổi cao hơn ít thực hiện da kề da với con hơn so với các nhóm tuổi khác, nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố khác về phía mẹ (tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn) và trẻ sơ sinh (tuổi, cân nặng, thứ tự sinh) cũng không liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành này. - Thực hành tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Có 3 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ là tuổi mẹ, trình độ văn hóa mẹ và tuổi sơ sinh. Những bà mẹ có tuổi cao và trình độ văn hóa cao hơn thì cho trẻ tắm nhiều hơn; trẻ sơ sinh từ 12 giờ trở lên có xu hướng được tắm nhiều hơn so với trẻ <12 giờ tuổi. - Thực hành cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ sau sinh: không có yếu tố nào về phía mẹ (tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn) và trẻ sơ sinh (tuổi, cân nặng, thứ tự sinh) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ sau sinh. - Tư thế bú đúng và ngậm bắt vú đúng: những bà mẹ tuổi cao hơn có thực hành cho con bú đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các bà mẹ ít tuổi hơn. Những bà mẹ ³35 tuổi có tư thế cho con bú đúng và cho con ngậm bắt vú đúng cao hơn ở những bà mẹ ³35 tuổi so với 2 nhóm tuổi kia. kiến nghị 1. Tổ chức đào tạo, tập huấn về tác dụng, lợi ích của các can thiệp sớm ngay sau sinh như ủ ấm da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, trước hết ở các CBYT trực tiếp làm việc hoặc có liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. 2. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh, trong đó có ủ ấm da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh. - Sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông: cán bộ y tế nói chuyện, tư vấn, tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông về lợi ích và sự cần thiết của CSSK trẻ sơ sinh. - Phổ biến sâu rộng kiến thức về chăm sóc SKTSS nói chung và các can thiệp thiết yếu ngay sau sinh đến các bà mẹ cũng như các thành viên trong gia đình, nhấn mạnh đến lợi ích của việc thực hành tốt công tác này đối với từng trẻ sơ sinh, từng gia đình và toàn quốc gia. 3. Đầu tư nguồn lực và kinh phí để tổ chức nghiên cứu một cách hệ thống về phương pháp tiếp xúc da kề da và NCBSM sớm ở Việt Nam để đánh giá sự hiểu biết, chấp nhận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thực hành các phương pháp này. 4. Xây dựng và ban hành chính sách về các thực hành thường quy chăm sóc trẻ sơ sinh ở các cơ sở y tế, xây dựng hệ thống các can thiệp thường quy dựa trên bằng chứng khoa học về lợi ích của phương pháp. Tài liệu tham khảo I. Tài liệu tiếng Việt Bệnh viện Nhi đồng 1- Thành phố Hồ Chí Minh (2004). Báo cáo về các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh ở miền Nam Việt Nam . Bộ Y tế. Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ. Báo cáo đánh giá hoạt động 1998, 1999, 2000, 2001, 2002. Nhà xuất bản y học Hà Nội. Bộ Y tế (2001). Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 21-24. Bộ Y tế (2003). Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh. Số 04/2003/CT-BYT. Hà Nội 10/10/2003. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự (1983). Tìm hiểu cách nuôi dưỡng trẻ em trong thời kỳ bú mẹ. Hội thảo sữa mẹ, Viện Dinh dưỡng, 1983, tr 79. Đỗ Thị Hòa (1996-1997). Tình hình nuôi dưỡng trẻ < 36 tháng tuổi tại một số vùng ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số yếu tố liên quan. Đoàn Thị Thanh Hường (1998). Mối liên quan giữa cân nặng, nhiệt độ và điểm Apgar khi sinh với tử vong sơ sinh. Hải Phòng 1996-1997. Hội nghị khoa học Đại học Y Hà Nội lần thứ IV. Hà Huy Khôi, Từ Giấy (1994). Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 71-74, 185-198. Quan Lệ Nga, Phạm Thúy Hòa, Cao Thu Hương và cộng sự (1993). Tình hình NCBSM và các yếu tố ảnh hưởng đến việc NCBSM ở một số vùng sinh thái khác nhau. Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học Viện Dinh dưỡng 1993, tr 4. Nguyễn Đình Quang (1996). Thực hành nuôi con của các bà mẹ nội ngoại thành Hà Nội giai đoạn hiện tại. Luận án thạc sĩ dinh dưỡng cộng đồng Hà Nội 1996, tr 10-14, 80. Viện Dinh dưỡng/UNICEF (2000). Tình trạng dinh dưỡng mẹ và con năm 1999. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Viện Dinh dưỡng (2002). Nghiên cứu quốc gia về dinh dưỡng 2000. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. II. Tài liệu tiếng nước ngoài Anna B., Romano B; Pius O (2005). “The impact of newborn bathing on the prevalence of neonatal hypothermia in Uganda: A randomized, controlled trial”. Acta Paediatrica, October 94; 10(6), pp. 1462-1467. Anderson GC, Moore E, Hepworth J, Bergman N (2006). “Kangaroo Mother Care-Understanding Definition”. Cochrane Library, Issue 1/2006. Availabel at 37. Anderson GC, Moore E, Hepworth J, Bergman N (2003). “Early skin-to-skin contact for mothers and their healthy newborn infants”. The Cochrane Database of Systematic Reviews 2003, Issue 2. Art. No.: CD003519. DOI:10.1002/14651858.CD003519. American Academy of Pediatrics (AAP) and American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) (2002). Guidelines for perinatal care. Elk Grove Village , IL : AAP or Washington , DC : 4. Ashmore S (2001). “Implementing Skin-to-Skin Contact in the Immediate Postnatal Period MIDIRS”. Midwifery Digest, vol 11, no 2, Jun, pp. 247-250. Association of Women's Health, Obstetric and Neonatal Nurses (AWHONN) (2000). Evidence-based clinical practice guideline: Breastfeeding support: Prenatal care through the first year. Washington , DC : AWHONN. Awi DD, Alikor EA (2005). “The influence of pre- and post-partum factors on the time of contact between mother and her new-born after vaginal delivery”. Niger J Med. Oct-Dec;14(4), pp. 460-464. Bergman NJ. “What is KMC: Where it started?. Brief History of Kangaroo Mother Care”. Available at: com/birth.htm. Bhutta Z, Darmstard GL and Hasan B (2005). “Community-based interventions for improving perinatal and neonatal outcomes in developing countries: review of the evidence”. Pediatrics; 115:519-617. Bindeshwar P, Anthony M (1995). “Impact and sustainability of a "baby friendly" health education intervention at a district hospital in Bihar, India”. BMJ; 11 March; 310:621-623 Black RE, Moris SS, Bryce J. (2003). “Where and Why are 10 million children dying every year”. The Lancet, Jun 28, 361: pp. 2227. Bystrova K, Widstrom AM, Matthiesen AS, Ransjo-Arvidson AB, Welles-Nystrom B & Wassberg C et al. (2003). “Skin-to-skin contact may reduce negative consequences of "the stress of being born"”: A study on temperature in newborn infants subjected to different ward outines in St. Petersburg. Acta Paediatrica, 92 (3), pp. 320-326. Carfoot S, Williamson P, Dickson R. (2005) “Randomised controlled trial in the north of England examining the effect of skin to skin contact care on breast feeding”. Midwifery, Mar 21 (1), pp. 80-3. Charpak N, Ruiz JG, Cattaneo A et al (2005). “Kangaroo Mother Care: 25 years after”. Acta Pediatr, May 94(5), pp. 514-22. Chhabra P, Grover VL, Aggarwal OP, Dubey KK. (1998). “Breast feeding patterns in an urban resettlement colony of Delhi”. Indian J Pediatr. Nov-Dec 65(6), pp. 867-72. Christensson K, Siles C, Moreno L, Belaustequi A, De La Fuente P, Lagercrantz H et al. (1992). “Temperature, metabolic adaptation and crying in healthy full-term newborns cared for skin-to-skin or in a cot”. Acta Paediatrica, 81 (6-7), pp. 488-493. Christensson K, Bhat GJ, Amadi B.C, Eriksson B., & Hojer B. (1998). “Randomised study of skin-to-skin versus incubator care for rewarming low-risk hypothermic neonates”. Lancet, 352 (9134), pp. 1115. Committee for Population, Family and Children population and Family health Project (2003). Vietnam Demographic and Health Survey, 2002. Hanoi September, p 78. Conde-Agudelo A, Diaz-Rossello JL., Belizan JM (2003). “Kangaroo Mother Care to reduce morbidiry and mortality in low birthweight infants”. Cochrain Database Sys Rev; (4): CD002771. Conde-Agudelo, A., Diaz-Rossello, J., & Belizan, J. (2003). “Kangaroo mother care: 25 years after”. Acta Paediatric, 94 (5), 514-522.... en.wikipedia.org/wiki/Kangaroo_care_27k. Dasgupta A, Bhattacharya S, Das M, Chowdhury KM, Saha S. (1997) “Breast feeding practices in a teaching hospital of Calcutta before and after the adoption of BFHI (Baby Friendly Hospital Initiative)”. J Indian Med Assoc, Jun 95(6), pp. 169-71, 195. DiGirolamo A, Grummer-Strawn L, Fein S. (2001). “Maternity care practices: implications for breastfeeding”. Birth, 28(2), pp.94-100. Ekstrom A, Widstrom AM, Nissen E. (2003). “Duration of breastfeeding in Swedish primiparous and multiparous women”. J Hum Lact, May19(2), pp. 172-8. Fairbank L, O'Meara S, Renfrew MJ, Woolridge M, Sowden AJ, Lister-Sharp D (2000). “A systematic review to evaluate the effectiveness of interventions to promote the initiation of breastfeeding”. Health Technol Assess; 4(25), pp. 1-171. Ha PB, Vu NA, Huong NT, Xuan TT; Marsh, David R (2003). “Why minority mothers do not practice optimal maternal, newborn, and child health behaviours in Quangtri province, Vietnam”: A baseline behavioural determinant study. Vietnam: Save the Children/US. April, pp. 12. Hastings J, Naylor J. (2001). “Breast feeding in Tower Hamlets: Evaluation of breastfeeding workshops”. October 2000-March 2001 Final report to CELEC. Available on: research_reports/naylo_j/breastfeed.pdf. Henry W, Anne NA, Stefan P, Thorkild T and James K. Tumwined. J. (2005). “Infant and Young Child Feeding in Western Uganda: Knowledge, Practices and Socio-economic Correlates”. Trop Pediatr, December 51(3), pp. 356 - 361. Henschel D (1996). Breastfeeding. A guide for midwives. Books for Midwives Press. Hoa DP, Nga NT and Lars Ake P. “Time trends in child mortality in different socio-economic group during 1970-2000 in Bavidistric, Vietnam” (unpublished). Hoa DP (2005) “Neonatal morbidity and mortality at hospital level in Vietnam”. Journal of Medical research; Ministry of Health, Hanoi Medical University 2005; 35: pp.36-40. Hyder AA, Morrow RH, Wali S, McGuckin J. (2001). “Burden of disease for neonatal mortality in South Asia and Sub-Saharan Africa”. Preliminary report submitted to Save the Children, USA. Baltimore. Johns Hopkins University University. Zhao Y, Niu AM, Xu GF, Garrett MJ, Greiner T. (2003). “Early infant feeding practices in Jinan City, Shandong Province, China” Asia Pac J Clin Nutr,12(1), pp.104-8. Kumar R, Aggarwal AK (1998). “Body temperatures of home delivered newborns in north India”. Trop Doct. Jul 28(3), pp.134-6. Lawn J, Cousens B, Bhutta Z, Darmstatd G, Martines J, Paul V (2004). “Why are 4 million newborn babies dying each year”?. The Lancet; 364: 399-40. Lozoff B (1983). “Birth and 'bonding' in non-industrial societies”: Dev Med Child Neurol. Oct 25(5), pp. 595-600. London, M., Ladewig, P., Ball, J., & Bindler, R. (2006). “Maternal and child nursing care (2nd ed.)”. Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall. (p. 573, 791 - 793). Madame Adame Ba Konare. (2001). “Speech at regional forum on maternal and neonatal mortality reduction. Vision 2010”. Bamak, Mali: UNICEF, May. Mandy and Matt 1994. Midwifery Birthing Services. Mandy and Matt. Trans Image, Melbourne. Ministry of Health- Breast feeding program. Activity and evaluation report in 1998, 1999, 2000, 2001, 2002. National Institute of Nutrition/UNICEF (2000). Maternal and child nutrition situation in 1999. Medical publishing house, Hanoi National Institute of Nutrition/UNICEF (2003). Maternal and child nutrition situation in 2002. Medical publishing house, Hanoi. National Institute of Nutrition/UNICEF (2003). Vietnam nutrition situation in Vietnam during 3 years: 2000-2002. Medical publishing house, Hanoi. Okolo SN, Adewunmi YB, Okonji MC. (1999). ‘Current breastfeeding knowledge, attitude, and practices of mothers in five rural communities in the Savannah region of Nigeria”. J Trop Pediatr. Dec 45(6), pp. 323-6. Patty Spanjer., Dalton GA (2001). “Kangaroo Mother Care”. NEW BEGINNINGS (15,) Vol. 18 No. 5, September-October, pp. 178. Rathore AS, Ramesh P. (1994). “Breast feeding practices among rural mothers of Delhi”. Nurs J India. May 85(5), pp. 103-4. Righard L & Alade MO (1992). “Suckling technique and its effect on success breastfeeding”. Birth;19, pp. 185-9. Rogers IS, Emmett PM, Golding J. (1997). “The incidence and duration of breast feeding”. Early Hum Dev. Oct 29;49 Suppl:S45-74. Sazawal S, Black RE. (2003). ‘Effect of management of pneumonitis on neonatal, children under 1 year and children pre-school mortility”. mta analisys trials at communities”. Lancet, 3: 547-556. Save the Children. State of the World’s Newborns. 2001, ISBN 1-888393, 05-X, pp. 44-47. Saving Newborn lives. State of the World’s Newborn. Washington, DC: Save Children 2001, pp. 20-22. Sloan NL, et al (1994). “KM method: randomized controlled trial of alternative method of care for stabilized low birthweight infants”. The Lancet, 344: 782-785, pp. 27. Sreeramareddy CT, Joshi HS, Sreekumaran BV, Giri S, Chuni N. (2006) “Home delivery and newborn care practices among urban women in western Nepal: a questionnaire survey”. BMC Pregnancy Childbirth. Aug 23;6(1), pp. 27. Tesier R, et al. (1998). “KMC and the bonding hypothesi”. Pediatrics, 102: 390-391. Thanh-Huyen Vu. Hewlett Postdoctoral Fellow Population Research Center, The University of Chicago, Chicago, IL 60637. “Maternal education and place of residence in the timing of the initiation of breastfeeding in Vietnam”. Available at prc/pdfs/vu 03.pdf United National Children Fund (2003). The State of the World’s children. NewYork: UNICEF. 2002. pp. 91. UNICEF. Report on the Asessement of the Baby Friendly Hospital Intervention. National Food and Nutrition Commision. unicef. org/ evaldatabase/files/Zambia_2001-016.pdf. Uvnas-Moberg K. (1998). “Oxytocin may mediate the benefits of positive social interactions and emotions”. Psychoneuroendocrinology, 23 (8), pp. 819-838. Vaivre-Douret L, Papiernik E, Relier JP. (1996). “Kangaroo method and care”. Arch Pediatr, Dec 3(12), pp. 1262-9. Vietnam Demographic Health Survey (2003). VDHS 2002, pp. 80 Vietnam Demographic Health Survey (2003). VDHS 2002, pp. 85 Vietnam National Health Survey 2001-2002 (2003). Ministry of Health, Vietnam, pp. 27. Vietnam Demographic Health Survey (2003). VDHS 2002, pp. 101-102. World Health Oganization (2001). Neonatal survival intervention reseache workshop. Kathmandu, Nepal. WHO, April 29-May 3. World Health Assembly (2001). Resolution on infant and young child nutrition. Geneva: WHO, May/2001. Available at: World Bank Health. Nutrition, population and poverty/Vietnam 2000. World Health Organization (2006). Newborn care principles. Department of Reproductive Health and Research (RHR). Available at: www.who.int/ reproductive-health/impac/Clinical-Principles/Newborn-care-C77-C78.html World Health Organization (1998). Division of Child Health and Development. Evidence for the ten steps to successful breastfeeding (Revised editition). Geneva: World Health Organization, World Health Organization (2006). Mother-baby package: implementing safe motherhood in countries. Skin-to-skin contact: This means utilizing the mother as a heat source for the baby. www.who.int/reproductive- health/publications/MSM-94-11/MSM-94-11-annexe3.en.html World Health Organization (1998). health /publications/MSM_98_4/ MSM_98_4_glossary.en.html World Health Organization (2001). Estimates based on data collected around 1999. World Health Organization (2005). “Effect of breastfeeding on infant and child mortality due to infectious diseases in less developed countries: a pooled analysis”. Lancet 2005; 355, pp. 451-455. World Health Organization (1997). The thermal protection of the newborn: a practical guide. WHO/RHT/MSM/97.2. Geneva/WHO. World Health Organization (2005). World’ Health Report 2005. For all mothers and childs. World Health Organization (2004). Practices at family and community prove child survival, growth anh development. Review on evidence based. Geneva. WHO/UNICEF (2006). Regional strategy for Child survival. Promote and maintain action forward Millennium Development Goals. ISBN 92 9061 087 5. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32821.doc
Tài liệu liên quan