Luận văn Nghiên cứu luận cứ khoa học để xây dưng và phát triển môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020

Từ các vấn đề môi trường tỉnh An Giang đã được phân tích và xác định. Để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang cần phải được thực hiện ngay, tổng ghép với các kế hoạch phát triển kinh tế chung của tỉnh. Các vấn đề lưu ý và thực hiện ngay trong giai đoạn này là rà soát chỉnh sửa các kế hoạch phát triển kinh tế ngành dựa trên các thông tin nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2010, có nghĩa là từng ngành phải đánh giá kế hoạch phát triển ngành theo các xu thế diễn biến môi trường do hoạt động ngành mà đề tài đã nêu ra. Quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch phát triển kinh tế tỉnh An Giang chỉ được thành công chỉ khi các mối quan hệ các ngành được thể chế hoá trên cơ sở thực hiện các giải pháp, các dự án, quy hoạch bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo nghiên cứu.

doc115 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu luận cứ khoa học để xây dưng và phát triển môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m3/ha.ngày.đêm) Tải lượng chất thải trong nước thải công nghiệp Thành phần nước thải công nghiệp bao gồm chủ yếu là các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan, kim loại năng và các chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn có sự tồn tại của dầu mỡ phi khoáng, vi khuẩn và vi trùng gây bệnh (E>Coli, Colifrom) Đặc điểm của các khu công nghiệp tập trunglà mỗi KCN bao gồm nhiều nghành nghề công nghiệp khác nhau, sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau, từ đó dẫn đến sự khác nhau về thành phần và tính chất nước thải giữa các khu công nghiệp với nhaucũng như giữa các nhà máy trong một vùng, một khu vực. Thậm chí những nhà máy cùng một nghành nghề nhưng sử dụng công nghệ khác nhaucũng có tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải khác nhau. Điều này cho thấy tính chất phức tạp và đa dạng hoá thành phần tinh1 chất của nước thải từ các KCN tập trung và thật khó có thể xác định được những con số thuyết phục đủ để đặc trưng cho thành phần và tính chất nước thải chung cho tất cả KCN. Tuy nhiên, nồng độ trung bình các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước do dòng nước thải chung từ khu công ngiệp thải ra, ta phải dữa trên các kết quả điểu tra khảo sát thực tế tại một số khu công ngiệp điển hình đang hoạt động tại các vùng ngiên cứu như trong bản sau: Bảng dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải chung từ các khu công nghiệp TT Chỉ tiêu Khoảng dao động nồng độ Dự báo giá trị đại diện chung cho tất cả các KCN 1. SS (mg/l) 43 – 315 210 2. BOD5 (mg/l) 63 – 225 180 3. COD (mg/l) 124 – 467 320 4. Tổng N (mg/l) 18 – 68 50 5. Tổng B (mg/l) 1,03 – 11,4 6 Tải lượng từng chất ô nhiễm của nước thải công ngiệp thải nguồn tiếp nhận được tính toán dựâ trên nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải công nghiệp xả vào khu vực. Tải lượng ô nhiễm từ các khu công nghiệp được xác địng theo công thức: L =C x Q x 10-3 Trong đó: L – Tải lượng ô nhiễm (kg/ng.đ) C – Nồng độ của tác nhân gây ô nhiễm (mg/l) Q – Lưu lượng nước thải công nghiệp (m3ng.đ) Theo quy hoạch phát triển của tỉnh An Giang thì trong vòng vài năm từ nay đến 2010 tỉnh sẽ đầu tư phát triển các KCN tập trung sau: Bảng sự phân bố các KCN trên địa bàn tỉnh An Giang TT Tên huyện/Thành phố KCN tập trung (ha) 2005 2010 1 Thành phố Long Xuyên 2720 5100 2 Thị xã Châu Đốc 1700 4080 3 Huyện Châu Thành 4955 6800 4 Huyện Châu Phú 1419 3629 5 Huyện Phú Tân 340 1020 6 Huyện Tân Châu 510 1020 7 Huyện An Phú 170 1727 8 Huyện Chợ Mới 510 1020 9 Huyện Thoại Sơn 340 680 10 Huyện Tịnh Biên 1951 2720 TC 14615 27.796 Tiêu chuẩn nước cấp cho công ngiệp tại tỉnh Ang Giang là 40m3/ha.ngày (tài liệu nguồn: Quy hoạch tồng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh) Bảng dự báo tải lượng chất ô nhiễm cho đến năm 2005 và 2010 tại các khu công nghiệp tỉnh An Giang. KCN Huyện/ thành phố Tải lượng SS (kg/ng.đ) Tải lượng BOD(kg/ng.đ) Tải lượng COD(kg/ng.đ) 2005 2020 2005 2020 2005 2020 Tp. Long Xuyên 571.2 1071 489.6 918 870.4 1632 Thị xã Châu Đốc 357 856.8 306 734.4 544 1305.6 Huyện Châu Thành 1040 1428 891.9 1224 1585.6 2176 Huyện Châu Phú 297.9 762 255.4 653 454 1161 Huyện Phú Tân 71.4 214.2 61.2 183.6 108.8 326.4 Huyện Tân Châu 107.1 214.2 91.8 183.6 163.2 326.4 Huyện An Phú 35.7 362.6 30.6 310 54.4 217.6 Huyện Chợ Mới 107.1 214.2 91.8 183.6 163.2 326.4 Huyện Thoại Sơn 71.4 142.8 61.2 122.4 108.8 217.6 Huyện Tịnh Biên 479.71 571.2 351 489.6 624 870 Bảng dự báo tải lượng chất ô nhiễm cho đến năm 2005 và 2010 tại các khu công nghiệp tỉnh An Giang KCN Huyện/ thành phố Tải lượng tổng N (kg/ng.đ) Tải lượng BOD(kg/ng.đ) 2005 2020 2005 2020 Tp. Long Xuyên 136 255 16.32 30.6 Thị xã Châu Đốc 85 204 10.2 24.48 Huyện Châu Thành 247.75 340 29.7 40 Huyện Châu Phú 70.9 181.4 8.5 21.7 Huyện Phú Tân 17 51 2.04 6.12 Huyện Tân Châu 25.5 51 3.06 6.12 Huyện An Phú 8.5 85.8 1.02 10 Huyện Chợ Mới 25.5 51 3.06 6.12 Huyện Thoại Sơn 17 34 2.04 4.08 Huyện Tịnh Biên 97.5 136 11.7 16.3 5.2.2.2 Chất thải rắn công nghiệp: Theo tính toán của Viện môi trường và Tài nguyên trong thời gian qua với hàng loạt các đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp Sở thì trung bình lượng rác thải một khu công nghiệp cho một hecta là khoảng 600 kg/ha.ng. Tỉnh An Giang đến năm 2010 sẽ phát triển dự kiến là 50 ha thì lượng rác thải sẽ khoảng: Lượng rác thải = 600 kg/ha.ng*50 = 30 tấn/ng => 1 năm » 10.950 T Tuy rằng đây chưa phải là con số đặc trưng cho các khu công nghiệp của tỉnh An Giang do đặc trưng của các cơ sỡ sản xuất trong các KCN là khác nhau, tuy nhiên cũng cho ta thấy một cái nhìn khái quát về lượng rác thải phát sinh tại các KCN nhằm thấy được việc bức xúc trong vấn đề rác thải công nghiệp và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu lượng rác thải này. 5.2.3 Dự báo diễn biến môi trường nông thôn: Theo mục tiêu qui hoạch tỉnh An Giang đến năm 2005 và 2020 thì đến năm 2005 bảo đảm 80% dân số nông thôn được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 60 l/người. Ngày, đến năm 2010 đạt 70 l/ người. Ngày cung cấp cho khoảng 1.451.700 người chiếm 90% tổng số dân cư nông thôn của tỉnh năm 2010 và đến năm 2020 phải đạt 100% dân số nông thôn được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 80l/người. Ngày. Nhu cầu dùng nước năm 2005 là 73.870 m3/ngày cung cấp cho khoảng 1.323.000 người. Theo dự báo đến năm 2005 dân cư nông thôn tỉnh An Giang có 80% số hộ dùng hố xí tự hoại và đến năm 2020 là 100% số hô dùng hố xí tự hoại. Bằng những mục tiêu qui hoạch như trên và theo cách tính toán ta có thể dự báo được lưu lượng nước thải sinh hoạt của người dân nông thôn tỉnh An Giang và tải lượng chất ô nhiễm đến năm 2005 và 2020 như sau: Dân số nông thôn Lưu lượng nước thải năm (m3/năm) 2005 23.365.548 2010 31.527.294,75 2020 32.836.860 Tải lượng chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn như sau: Bảng dự báo tải lượng chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn tỉnh An Giang. Các chất ô nhiễm (kg/người.ngày) 2005 2010 2020 Chất rắn lơ lửng 60.249,6 50.809,5 46.305 BOD 37.656 36.292,5 33.075 COD 86.282,88 67.866,98 61.850,25 Tổng N 4.970,592 3.919,59 3.572,1 Tổng P 1.255,2 907,312 826.875 Với lượng phát thải rác thải trung bình của dân cư nông thôn là 0.5 kg/người.ngày, dựa vào đó có thể dự báo đến năm 2010 cho khu vực nông thôn tỉnh An Giang là khoảng 808,5 tấn/ngày. Ngoài ra, với diện tích tương đối lớn là phục vụ cho nông nghiệp thì việc sử dụng thuốc BVTV là điều khó tránh khỏi. Vấn đề này hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại, do nếu người dân trong tỉnh sử dụng lượng thuốc quá lớn hay những loại thuốc đã đưa vào danh sách cấm sử dụng thì việc thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi. Tính cho đến thời điểm này thì chưa thấy có vấn đề gì đối với vấn đề sử dụng thuốc BVTV đối với tỉnh An Giang, tuy nhiên tỉnh cũng nên có kế hoạch quan tâm đến vấn đề này bởi đây là vấn đề rất nhạy cảm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân và môi trường sinh thái của tỉnh. 5.2.4 Dự báo diễn biến vệ sinh môi trường cụm tuyến dân cư vùng lũ: An Giang là tỉnh đầu tiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long trực tiếp chịu ảnh hưởng của lũ từ thượng nguồn sông Mêkông đổ về, hàng năm khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ với mực nước 1 – 2.5 mét gây ra những thiệt hại nặng nề như gây chết người, thiệt hại về nhà cửa, thiệt hại về cơ sở hạ tầng như điện, nước, y tế và trường học, sat lỡ đất, mương máng, cầu cống bị hư hỏng và đằng sau nó là hàng loạt các vấn đề về vệ sinh môi trường như sau: Lượng chất thải và các chất độc hại theo dòng nước lan tràn lkhắp nơi. Các công trình như trường học, trạm y tế bị hư hỏng, ngập trong bùn đất. Nguồn nước bị nhiễm bẩn. Đất canh tác bị rửa trôi. Nơi ử các mầm bệnh nguy hiểm. Cầu cống bị hư hỏng ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước. 5.3 Xác định những vấn đề môi trường cấp bách ở tỉnh An Giang: Đối với tỉnh An Giang hiện nay có thể đặc ra những vấn đề cấp bách như sau: 5.3.1 Vấn đề cấp bách đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Hiện nay nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thậm chí nhiều nhà máy đã có hệ thống xử lý nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, chất thải hầu như được thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường nước và gây ô nhiễm không khí ncục bộ tại vùng xun quanh nhà máy. Nhiều nhà máy trong khu vực có trình độ công nghệ thấp, lượng chất thải lớn, việc tái sử dụng các nguồn nguyên liệu dư thừa, chất thải là không có. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp có qui mô nhỏ, phát triển theo hướng làng nghề: sản xúât gạch ngói, hàn tiện, kéo ssắt dập đinh, xay xác name theo cụm tập trung, hay các khu xen lẫn với dân cư gập khá nhiều khó khăn trong công nghệ xử lý môi trường phù hợp. 5.3.2 Vấn đề cấp bách đối với việc ô nhiễm nước mặt tại vùng nuôi cá bè, cá đăng quầng, cá nuôi hầm. Mất độ nuôi cá bè, hầm, đăng quầng quá dày, lượng thức ăn dư thừa tại các bè là khá lớn, lượng rác thải, chất thải sinh hoạt tại các bè thường được thải trực tiếp xuống sông, hồ mà không qua xử lý. việc khai thác một cách quá triệt để, không có sự định hướng, không theo sự qui hoạch rõ ràng như hiện nay cũng là một vấn đề đáng lo ngạy, nhiều khi người dân khai thác một cách tự phát, thấy khu vực này làm được thì bắt chước làm theo, đây thực sự là vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức. Chính vì vậy chúng ta cần có những biện pháp, những hình thức giáo dục sao cho người dân hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện theo qui hoạch và vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo được cuộc sông của họ và gia đình họ. Ví dụ khu vực này chuyên nuôi thuỷ sản, khu vực kia tập trung phát triển nông nghiệp nhưng vấn đề đặc ra là làm thế nào để cuộc sống của người dân tại khu vực phát triển nông nghiệp phải được đảm bảo ở mức tối thiểu thậm chí là ngang bằng với khu vực nuôi thuỷ sản thì mới đảm bảo người dân thực hiện đúng theo qui hoạch Thực ra, đây là một vấn đề khó khăn nhưng cần phải lường trước để khi thực hiện qui hoạch sao cho đúng và thích hợp. Do xu thế phát triển nuôi cá đăng quầng, cá hầm đạt hiệu quả, hiện nay diện tích đất đăng quầng hay nuôi hầm ven sông gia tăng mạnh. Nếu không có giải pháp quản lý ngay từ bay giờ thì đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường nước mặt. 5.3.3 Vấn đề cấp bách từ các vùng bao đê chống lũ: Trước kia hàng năm khi mùa lũ về, đất đai được bổ sung một lượng lớn các chất dinh dưỡng vào trong đất đồng thời rửa trôi đi các chất độc hại có trong đất nhưng đến nay do việc hình tành các đe bao chống lũ, đất hàng năm không được bổ sung chất dinh dưỡng làm việc canh tác ngày càng kém hiệu quả. Bên cạnh đó thì việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng tăng, dẫn đến lượng chất độc hại tích trữ trong đất tại những khu vực này ngày càng lớn, có nhiều hộ dân cư do thiếu hiểu bíêt còn sử dụng các loại thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng do tính bền trong đất gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nuớc trong khu vực. Một số khu vực bao đê name trong vùng đất phèn có khả năng làm tăng điều kiện xì phèn, làm suy thoái chất lượng đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế giảm. Việc cung cấp nước sạch cho người dân tại khu vực này còn tấp, lượng nước sử dụng hiện nay không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Cần có những biện pháp xử lý thích hợp (thu gom hoặc đốt) toàn bộ chất thải rắn trên đồng ruộng trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến trong vòng 48 giờ sau khi thải ra đồng ruộng, kênh mương. 5.3.4 Hoạt đông khai thác khoáng sản: Việc khai thác đá ở Tri Tôn, Tịnh Biên, khai táhc cát trên sông Hậu và sông Tiền chưa có biện pháp xử lý ô nhiễm một cách hiệu quả, chưa dự báo hết được nhũng ảnh hưởng do quá trình khai thác và sau khai thác gây ra như các hoạt động gây ô nhiễm không khí, sạt lỡ bờ sông, cảnh quan môi trường thay đổi xấu. 5.3.5 Chất thải rắn: Hiện nay vấn đề rác thải trên tỉnh cũng chưa có các biện pháp xử lý thích hợp mà chủ yếu là đem chôn lấp, đổ tại các bãi hở, việc thu gom rác thải gặp nhiều khó khăn. Trên toàn tỉnh hiện nay chỉ có bệnh viện thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên là có trang bị lò đốt rác y tế. Trong tương lai tỉnh cần có biện pháp xử lý thích hợp đối với vấn đề này. 5.3.6 Bảo vệ đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường: Việc khai thác bừa bãi tài nguyên rừng hiện nay tại tỉnh cũng đang ở mức báo động, các biện pháp phòng chống chỉ mang tính tức thời mà chưa có kế hoạch rõ ràng và lâu dài, ý thức của người dân về vấn đề này còn thấp Đối với các khu du lịch trọng điểm: Núi Sam, Núi Cấm, Đồi Tức Dụp, khu lưu niệm Bác Tôn đến nay chưa có biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu, lượng rác thải rắn, các rác khó tiêu huỷ còn vức bừa bãi gây mất vệ sinh làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan khu vực. 5.3.7 Vấn đề sạt lỡ bờ sông: Vấn đề này luôn luôn xảy ra do điều kiện tự nhiên về dịch chuyển dòng chảy là chủ yếu. Tuy nhiên cũng đã xảy ra một số điểm cục bộ bị sạt lỡ do tác động của con người mà chủ yếu là hoạt động khai thác cát sông. Vấn đề là không để cuộc sống của dân cư cũng như các công trình ven sông bị thịêt hại. Giải pháp chỉnh trị dòng sông cần phải nghiên cứu một mặt sử dụng được tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích phát triển kinh tế đồng thời vẫn ngăn ngừa được sự cố sạt lỡ bờ sông. chương 6: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG 6.1. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch môi trường tỉnh An Giang: 6.1.1 Quan điểm: Quy hoạch môi trường tỉnh An Giang được xây dựng gắn liền với Quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp của tỉnh đến năm 2010, đồng thời tuân thủ theo quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo của tỉnh và quốc gia với các nội dung chính: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp môi trường của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là mục tiêu không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Mục tiêu và nội dung của quy hoạch môi trường không tách rời mục tiêu và nội dung quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp, được xây dựng theo hướng phát triển bền vững; Quy hoạch dựa trên việc phân tích hiện trạng và dự báo các vấn đề môi trường có khả nảy sinh, biến động trong quá trình phát triển đô thị và công nghiệp của thành phố, phù hợp với nguồn lực địa phương và khả năng đầu tư từ bên ngoài và là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các kế hoạch bảo vệ môi trường ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của tỉnh. 6.1.2. Mục tiêu quy hoạch môi trường tỉnh An Giang: 6.1.2.1. Mục tiêu lâu dài: Bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững tỉnh An Giang trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hóa. 6.1.2.2. Mục tiêu trước mắt: Nghiên cứu quy hoạch tổng thể về môi trường, phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, lồng ghép với phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh An Giang. Đề xuất định hướng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh An Giang, trọng tâm là các vấn đề môi trường tỉnh An Giang, trọng tâm là các vấn đề môi trường bức xúc ở các vùng công nghiệp, vùng đô thị, vùng bảo vệ đa dạng sinh học. Xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư bảo vệ môi trường cho tỉnh. 6.1.2.3.Mục tiêu cụ thể: Tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế dài hạn cho các vùng. Góp phần vào việc lập kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế một cách hợp lý, xem xét và phân tích lựa chọn các dự án đầu tư vào các vùng. Phân tích, điều chỉnh hoặc bổ sung các phương án quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh An Giang đến năm 2010 trên cơ sở gắn kết vào bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững. Tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan phụ trách về phát triển kinh tế – xã hội với các cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý bảo vệ môi trường. Sự hợp tác này sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện các chính sách và chương trình thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ môi trường. Tạo cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp khả thi, cân bằng hài hoà giữa hoạt động phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong các phân vùng quy hoạch. Góp phần vào phê duyệt các dự án đầu tư tốn kém, tạo cơ sở cho việc lựa chọn các địa điểm phù hợp nhất về môi trường và kinh tế cho các dự án. Kiểm soát có hiệu quả hơn các tác động môi trường đến các yếu tố tài nguyên, con người và xã hội. 6.2. Đánh giá một số quy hoạch kinh tế trọng điểm liên quan đến môi trường và quy hoạch môi trường: Đối với từng mục tiêu môi trường được đặt ra cho từng đơn vị quy hoạch, cần có những chiến lược để tiếp cận đến các mục tiêu quy hoạch và sau đó là những kế hoạch hành động cụ thể. Bảng sau sẽ trình bày tóm tắt những chiến lược môi trường của tỉnh An Giang. Bảng 6-1: Chiến lược tiếp cận mục tiêu quy hoạch môi trường tỉnh An Giang Mục tiêu quy hoạch môi trường Chiến lược tiếp cận mục tiêu Khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Phân vùng chức năng sinh thái môi trường, phân vùng chất lượng nước. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Sản xuất sạch hơn, phát triển cơ sở hạ tầng. Cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên. Xử lý các nguồn ô nhiễm (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại). Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Thực hiện Chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng. Tăng cường năng lực quản lý môi trường. Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Các chiến lược môi trường trước mắt nên tập trung vào những vấn đề môi trường bức xúc tại mỗi đơn vị quy hoạch theo cách phân vùng chức năng quy hoạch môi trường như đã đề cập ở trên. 6.2.1. Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu đô thị, khu dân cư tập trung, cụm và tuyến dân cư: Đánh giá: Đối với khu đô thị thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, mặc dù đã có quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, chưa có quy hoạch cụ thể hệ thống xử lý nước thải đô thị. Do đó trong các quy hoạch này cần phải chỉnh sửa bổ sung hạng mục này. Trong đó, chọn xây dựng xử lý nước thải với công nghệ “Cơ học – lý hoá” đối với khu vực thiếu quỹ đất xây dựng, khu vực dôi dư quỹ đất (khu vực ngoài thành) nên lựa chọn công nghệ xử lý sinh học). Quy hoạch khu đô thị: Tách riêng hệ thống thoát nước mưa ra khỏi hệ thống nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Xây dựng các trạm xử lý nước thải công nghiệp cho các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các khu công nghiệp trong tương lai. Xây dựng trạm xử lý nước thải đô thị vừa và lớn của tỉnh. Quy hoạch hệ thống điều tiết nước mưa trong khu vực nội thành để tăng cường khả năng thoát nước, hạn chế tình trạng ngập úng khi mưa lớn (tất cả các đô thị đều phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa với diện tích lưu vực thoát nước chính là diện tích đất đô thị đi qua từng giai đoạn phát triển. Khu dân cư tập trung, cụm và tuyến dân cư: Đánh giá: Mặc dù các cụm, tuyến dân cư đã được quy hoạch, hiện đã có 80% cụm tuyến dân cư đã được san lấp, có khoảng 50% cụm tuyến dân cư đã có dân ở. Tuy nhiên, các nhà xây dựng quy hoạch cụm tuyến dân cư chưa đề cập đến vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt của loại hình này. Do đó, cần phải quy hoạch bổ sung hệ thống xử lý nước thải cho các khu dân cư tập trung, cụm và tuyến dân cư. Quy hoạch: Xây dựng hệ thống thoát nước các cụm tuyến dân cư. Từng bước xây dựng hệ thống xử lý nước thải, có thể sử dụng phương pháp xử lý sinh học như hồ sinh vật, hệ thống xử lý nước thải bằng thực vật nước (lục bình, lau, say, rong tảo). 6.2.2. Quy hoạch xử lý chất thải rắn: Đánh giá: Trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020. Vấn đề xử lý rác thải khu đô thị và công nghiệp cũng đã được nêu ra, tuy nhiên cần phải bổ sung các tiêu chí về quy hoạch xử lý rác ở các khu cụm, tuyến dân. Đồng thời cần nêu rõ với điều kiện nào thì xây dựng nhà máy xử lý rác hoặc bãi chôn lấp rác cũng như các phương án xử lý các bãi rác cần đóng cửa từ nay đến năm 2020. Quy hoạch: Quy hoạch và có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo các điểm trung chuyển rác không gây ô nhiễm môi trường cho khu vực chung quanh. Đóng cửa các bãi rác có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao và tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý khu vực này ở mức độ hợp lý nhất về mặt môi trường. Tiến hành đầu tư xây dựng mối các bãi chôn lấp hợp lý nhất về mặt môi trường; tiến hành đầu tư xây dựng mới các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, đảm bảo công suất xử lý toàn bộ lượng rác phát sinh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Đóng cửa bãi rác Châu Đốc, phục hồi cảnh quan môi trường khu vực bằng giải pháp thu gom lượng rác còn lại tận dụng ủ làm phân cung cấp khu trồng cây công nghiệp, ắn trái ở vùng núi. Xây dựng bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn vệ sinh, diện tích 20 ha (có khả năng chôn lấp 25 năm). Áp dụng công nghệ chôn lấp và tận dụng làm phân compost. Xử lý nước thải, chống thấm vào các mạch nước ngầm, bãi cách xa khu dân cư 2,5 km. Ngoài ra, xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh các huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới. Quy chuẩn quy hoạch: Khoảng cách lựa chọn bãi chôn lấp các thành phố, thị xã, thị trấn tối thiểu cách 3000 m. Không bố trí ở những vùng có tăng nước ngầm lớn. Lưu ý khoảng cách đến khu đô thị, cụm dân cư, sân bay, các công trình văn hoá, du lịch, công trình khai thác nước ngầm, đường giao thông. Diện tích: Quy mô bãi rác theo tỷ lệ dân số, cụ thể: Dân số đô thị đến năm 2020 Lượng rác Tấn/Năm Diện tích TX Châu Đốc 105.000 192.000 10 – 30 ha Các thị trấn TT An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn <100.000 < 20.000 < 10 ha Bãi chôn lấp phải đảm bảo các ô chứa rác. Có hồ chứa và nơi xử lý nước thải, kênh dẫn nứơc thải, đặc biệt đáy và bờ xây dựng lớp chống thấm. Có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, nước thải. Xây dựng nhà máy chế biến rác thành phần compost liên hợp gồm Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú. Công suất xử lý đạt từ 220 – 350 tấn/ngày. Diện tích đất phục hồi nhà máy 20 ha. Sử dụng chất thải nhựa tái chế thành vật liệu xây dựng. Các bệnh viện chính phải trang bị lò đốt rác y tế. Các bệnh viện tư nhân phải liên kết với các bệnh viện, trung tâm y tế huyện nhằm phối hợp thu gom toàn bộ lượng rác. 6.2.3. Quy hoạch môi trường vùng ngập lũ – Đê bao: Đánh giá: Trong báo cáo quy hoạch xây dựng các vùng bao đê chống lũ tỉnh An Giang đến năm 2010, báo cáo đã nêu diện tích các vùng bao đê triệt để sẽ gia tăng từ 72.000 năm 2003 lên đến 150.000 ha đến năm 2010. Trong đánh giá về môi trường đã đánh giá các vùng bao đê triệt để không kiểm soát lũ có khả năng dẫn đến ô nhiễm môi trường. Vì vậy báo cáo quy hoạch này cần bổ sung phần kiểm soát lũ có bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường các vùng đã có dấu hiệu suy thoái chất lượng nước, đất. Quy hoạch: Xây dựng chương trình giáo dục cộng đồng về vệ sinh, an toàn môi trường và sức khoẻ cộng đồng dân cư trong khu bao đê. Quy hoạch các khu vực xử lý vệ sinh môi trường nằm trong khu đê bao (chôn lấp rác thải, khu an táng ). Thành lập các tổ thu gom rác dân lập đảm bảo không có hiện tượng xả rác trực tiếp xuống sông rạch vào mùa ngập lũ. Thành lập các đội tình nguyện, tích cực tham gia tuyên truyền, làm sạch môi trường trong vùng ngập lũ. Xây dựng và thực hiện chương trình cải thiện chất lượng môi trường đất, môi trường nước các vùng bao đê đã có dấu hiệu ô nhiễm và suy thoái chất lượng đất. Trước mắt phải cải thiện môi trường đất vùng bao đê triệt để huyện Chợ Mới. Xử lý rác sau thu hoạch, toàn bộ rác sau thu hoạch được tái sử dụng hoặc bón vào đất. 6.2.4. Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị: Khai thác triệt để mặt thoáng tại các khu đô thị, sông, núi để trồng cây xanh, trồng hoa, đảm bảo đủ diện tích nghỉ ngơi, giải trí cho nhân dân và du khách, phấn đấu đạt tối thiểu 10 – 12 m2/người vào năm 2010 ở các khu đô thị. Hình thành, phát triển các cụm công viên cây xanh và thể dục thể thao, tạo điều kiện sinh hoạt, giải trí, rèn luyện sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân. Quy hoạch các khu du lịch sinh thái, đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát triển các cảnh quan thiên nhiên như núi Cấm, núi Tô, núi Giài, núi Sập, rừng tràm Trà Sư, hệ thống rừng đặc dụng, cảnh quan – di tích núi Sam, núi Sập 6.2.5. Quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản: làng bè, quầng, ao hầm: Đành giá: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản An Giang đã đánh giá sơ bộ lượng nước thải trong nuôi trồng thủy sản đến năm 2010. Tuy nhiên, cần phải bổ sung các cơ sở khoa học liên quan đến vùng nuôi trồng về lựa chọn vùng, diện tích phát triển có thể đảm bảo về chất lượng nước không ô nhiễm gia tăng hơn so với hiện nay. Quy hoạch: Xử lý nứơc thải từ các ao hô, quy hoạch vùng xử lý nước thải cho các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch vùng nuôi có tính toán khả năng tự làm sạch của nước. Xã hội hoá tổ chức thu gom xử lý rác làng bè. Tiếp tục nghiên cứu cầu vệ sinh trên bè, đưa tiêu chí mỗi hộ phải lấp một bồn cầu vệ sinh trên bè. Khuyến khích ngư dân sử dụng thức ăn viên công nghiệp đạt 40% số hộ sử dụng trong suốt quá trình nuôi. 6.3. Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường tỉnh An Giang: 6.3.1. Ứng dụng công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường: 6.3.1.1. Tổng quan: Công cụ kinh tế đưa vào áp dụng trong việc bảo vệ môi trường là dựa trên cơ chế thị trường và mối quan hệ giữa chi phí kinh tế và hành động gây ô nhiễm môi trường nói cách khác công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc: “Người gây ô nhiễm phải trả tiền – PPP (Polluter Pays Principle)”. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là người gây ô nhiễm phải chi trả những chi phí cho việc phòng chống và kiểm soát ô nhiễm. Việc chi trả cho những chi phí này được thể hiện dưới nhiều hình thức như: Thuế, phí, lệ phí hoặc những chi phí cho việc xây dựng lắp đặt các công trình xử lý chất thải. Việc áp dụng công cụ kinh tế phục vụ việc quản lý và bảo vệ môi trường có một số ưu điểm sau: Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được. Người gây ô nhiễm có nhiều cách chọn lựa để đáp ứng với những công cụ kinh tế khác nhau, trong khi đối với công cụ ra lệnh và kiểm soát, người gây ô nhiễm chỉ có 2 chọn lựa: (1) hoặc là phải tuân thủ theo tiêu chuẩn hay quy định, (2) hoặc chấp nhận mức phạt nhất định. Ngoài ra, các phí ô nhiễm thu được có thể đưa vào quỹ môi trường để sử dụng cho việc trợ cấp các đầu tư nhằm cải thiện môi trường. Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm, trong các khu vực tư nhân. Cung cấp cho chính phủ tính linh động trong các công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Loại bỏ được những yêu cầu của Chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm. Ngoài ra, các phí ô nhiễm thu được có thể đưa vào quỹ môi trường để sử dụng cho việc trợ cấp các đầu tư nhằm cải thiện môi trường. Nếu xét về mặt kinh tế thì công cụ kinh tế có hiệu quả cao hơn công cụ ra lệnh và kiểm soát. Dù có nhiều thế mạnh nhưng việc áp dụng các công cụ kinh tế cũng không tránh khỏi một số những bất lợi: Tác động của các công cụ kinh tế đối với chấ lượng môi trường là không thể dự đoán được. Với những trường hợp lệ phí thu không thoả đáng (thấp hơn so với mức phải đầu tư cho xử lý) một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm. Trong những trường hợp giấp phép có thể bán được hay chuyển nhượng, chúng đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành. 6.3.1.2. Thực tế áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam: Ở Việt Nam, công cụ kinh tế hiện nay chưa được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, tuy nhiên có nhiều tiềm năng để có thể ứng dụng công cụ kinh tế trong việc quản lý và bảo vệ môi trường. Nhìn chung, các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường đã được áp dụng ỡ nhiều nước phát triển và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường hiện nay chỉ đang bước đầu nghiên cứu nhưng cho đến thời điểm hiện nay việc ứng dụng các công cụ kinh tế trong việc quản lý va bảo vệ môi trường đang mang lại những kết quả tương đối tốt, trong thời gian không xa nó sẽ là công cụ hữu hiệu giúp quản lý tốt môi trường. 6.3.1.3. Đề xuất các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường tỉnh An Giang: Các hướng nghiên cứu, sử dụng các công cụ kinh tế vào quản lý bảo vệ môi trường hiện nay trên thế giới có thể áp dụng vào quản lý chất thải cho việc xả thải bao gồm: Phí môi trường: Phí môi trường nên có 2 phần: Phần 1: Là phí cố định – gần giống như lệ phí sử dụng tài nguyên. Phí cố định được tính bình quân trên 1 đơn vị khối lượng chất thải không vượt các tiêu chuẩn quy định. Phí cố định này được xác định cho từng ngành sản xuất công nghiệp. Phần 2: Là phí luỹ tiến – là phí được tính lũy tiến trên một đơn vị khối lượng chất thải vượt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Việc xác định hệ số luỹ tiến cũng được tính theo từng ngành hoặc vùng. Áp dụng các lệ phí hành chính và xử phạt vi phạm hành chính: Lệ phí hành chính là các phí phải trả cho các cơ quan Nhà nước vì những dịch vụ đăng ký hoặc do thực hiện cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường. Chúng thường là bộ phận của điều luật trực tiếp và chủ yếu nhằm tài trợ cho các hoạt động cấp giấp phép của các cơ quan kiểm soát ô nhiễm. Việc áp dụng các lệ phí hành chính và xử phạt vi phạm hành chính đang được tiến hành tại các địa phương vùng nghiên cứu, tỉnh An Giang trong năm 2004 đã phạt gần 30 triệu đồng đối với 15 cơ sở vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Thuế và thuế phụ thu: Thuế là khoản đóng góp mang tính pháp lệnh Nhà nước bắt buộc mọi người sản xuất phải nộp. Thuế phải có tác dụng cả 2 mặt: một là công cụ trực tiếp cho kiểm tra ô nhiễm bảo vệ môi trường, mặt khác cũng là công cụ gián tiếp thúc đẩy sản xuất có thu nhập cao, nền kinh tế phát triển bền vững. Ngoài thuế, thuế phụ thu được dùng để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn về môi trường. Đây cũng là một hình thức hỗ trợ tài chính. Các hình thức hỗ trợ tài chính: Các hình thức hỗ trợ tài chính bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay lãi suất thấp, khuyến khích về thuế nhằm khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi hoặc giúp giảm bớt chi phí cho họ trong việc làm giảm thiểu ô nhiễm. Trợ cấp cũng được áp dụng để kiểm soát ô nhiễm, tái chế để sử dụng lại, để khôi phục nguồn lực. Thành lập quỹ dự phòng môi trường: Nguồn đóng góp cho quỹ này là các khoản thu thuế môi trường và các khoản phạt vi phạm Luật môi trường, Quỹ được tồn tại (lấy nó nuôi nó), phát triển, hoạt động không phải như một ngân hàng. Quỹ dự phòng môi trường có thể sử dụng cho các mục tiêu sau: Bù chi cho xử lý nước thải hoặc các công trình xử lý chất thải khác cho ngành công nghiệp. Xây dựng các công trình xử lý nước thải, rác thải công nghiệp. Cho vay lãi xuất thấp, trợ cấp vốn để cải tiến công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải Tăng cường tiềm lực kiểm soát ô nhiễm. Thực hiện dự án xử lý chất thải, dự án cải tạo vệ sinh môi trường Xây dựng mô hình – ứng dụng thí điểm các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cho khu công nghiệp hay nhà máy cụ thể (pilot). Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. Nguồn vốn xây dựng quỹ: Ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước, dự án đầu tư nước ngoài. Vay của tổ chức tài chính và ngân hàng (dự án vay). Trích từ các nguồn thu phí môi trường, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Nhân dân, các tổ chức đóng góp. Trong thực tế, rất hiếm khi sử dụng riêng lẻ các công cụ kinh tế để được thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy cần phải lưu ý một số cân nhắc. Trước hết các công cụ kinh tế không thể thực hiện thành công nếu thiếu các tiêu chuẩn thích hợp và nguồn khả năng giám sát và cưỡng chế thi hành có hiệu lực, mặt khác công cụ kinh tế trong việc kiểm soát môi trường có ít khả năng có thể thay thế được cho các công cụ pháp lý truyền thống, ngay cả khi đã xác lập được các công cụ giám sát và cưỡng chế thi hành hữu hiệu. Vì vậy, trong các chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường, vấn đề cơ bản là phải xác định được sự kết hợp thoả đáng nhất các công cụ pháp lý và kinh tế. Chiến lược lâu dài trong việc áp dụng các công cụ kinh tế là áp dụng phương cách quản lý hỗn hợp. Việc áp dụng phương pháp quản lý hỗn hợp giúp chúng bổ sung cho các quy định môi trường trực tiếp, để nâng cao khoản thu nhập, bổ sung cho các quy định môi trường trực tiếp, để nâng cao khoản thu nhập, nhằm tài trợ cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm hoặc biện pháp môi trường khác, tạo ra sự kích thích để thực hiện các quy định tốt hơn và kích thích sự đổi mới kỹ thuật. Nói cách khác các công cụ kinh tế không thể thực hiện thành công được nếu không có các quy định pháp lý, các tiêu chuẩn môi trường thích hợp và năng lực tổ chức quản lý Nhà nứơc trong giám sát và điều hành thực thi. Nhìn chung, thì các công cụ kinh tế và công cụ pháp lý thường đi đôi và bổ sung cho nhau. Nếu chỉ áp dụng riêng các công cụ kinh tế thôi thì sẽ không bảo đảm được chất lượng môi trường một cách không chắc chắn. Do đó muốn áp dụng tốt và lâu dài các công cụ kinh tế và phương cách pháp lý là tất yếu. Dưới đây là sơ đồ minh hoạ các vị trí khác nhau, để áp dụng đối với các công cụ pháp lý và công cụ kinh tế trong phạm vi vòng đời của các chất ô nhiễm: Các tiêu chuẩn xả thải Đầu ra của sản phẩm Môi trường không khí, nước, đất Xử lý chất tại chỗ hay thu gom Sản xuất, lắp ráp, phân phối, sử dụng Đầu vào Các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ Các tiêu chuẩn vận hành Các loại giấy phép Lệ phí người sử dụng Trợ cấp Phí không thực hiện đúng Cam kết thực hiện tốt Quy trách nhiệm pháp lý Đền bù thiệt hại Các tiêu chuẩn sản phẩm, lệ phí sản phẩm Các tiêu chuẩn môi trường xung quanh Các tiêu chuẩn sản phẩm, các tiêu chuẩn quy định, các loại giấy phép, ĐTM môi trường, các kiểm soát sử dụng đất và nước Thanh tra môi trường Các giấy phép có thể bán được Bảo hiểm trách nhiệm 6.3.2. Tổ chức và tăng cường năng lực: Trong những năm vừa qua, các tỉnh / thành phố trong nước đã phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước của hệ thống sông lớn do quá trình phát triển kinh tế và đô thị một cách nhanh chóng. Đó là các vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm do rác thải Trong khi đó, cơ sở hạ tầng môi trường như thoát nước, giao thông, thu gom và xử lý rác không theo kịp nhu cầu, thậm chí còn xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tiếp nhận hoặc đầu tư nhiều dự án, thiết lập hệ thống quản lý môi trường để ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm; nhưng tình hình môi trường của lưu vực nhìn chung chưa được cải thiện một cách đáng kể. Về mặt quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên thì ở An Giang hiện đang mở rộng ở các huyện thị, thành phố. Tuy nhiên, do mới thàh lập, tổ chức lại bộ máy, các cán bộ quản lý môi trường cấp địa phương còn thiếu kinh nghiệm, ít cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn, do đó việc quản lý môi trường ở cấp địa phương còn gặp nhiều khó khăn. 6.3.2.1. Xác định đối tượng cần được nâng cao năng lực: Để nâng cao năng lực quan lý môi trường và tài nguyên, các cán bộ từ cấp phường/xã, thị xã/huyện, tỉnh/thành phố cần được đào tạo/tập huấn ở trong và ngoài nước. 6.3.2.2. Những nội dung cần tập huấn: Qua kinh nghiệm từ những chương trình đã thực hiện và qua tham khảo ý kiến của các đối tượng những vấn đề sau cần được tập huấn: Các vấn đề về rác thải: Tập trung vào một số khái niệm cơ bản về rác thải như: Các loại rác thải (sinh hoạt, công nghiệp, y tế, độc hại, nông nghiệp ). Số lượng , thành phần các loại rác thải. Tác hại của rác thải đến sức khoẻ và môi trường. Các quy trình thích hợp để thu gom, phân loại, tồn trữ, vận chuyển và xử lý rác; Các tài liệu bướm, hấp dẫn tuyên truyền không xả rác. Sơ lược các quy định về quản lý rác thải, các cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý rác. Các vấn đề về giao thông đô thị và ô nhiễm giao thông: Chủ yếu tập trung các nội dung sau: Vai trò giao thông đô thị trong phát triển kinh tế – xã hội. Nguyên nhân và hậu quả do mạng lưới giao thông yếu kém. Nguyên nhân ô nhiễm giao thông. Các chất ô nhiễm do giao thông và tác hại của chúng đến sức khoẻ và môi trường. Một số biện pháp có thể cải thiện môi trường giao thông đô thị. Trách nhiệm của các chủ phương tiện và của mỗi công dân Các vấn đề về ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rung: Chủ yếu tập trung các nội dung sau: Các khái niệm cơ bản về ô nhiễm không khí. Nguồn ô nhiễm không khí, tác hại đến sức khoẻ và môi trường. Các khái niệm về tiếng ồn, độ rung. Tác động của chúng đến sức khoẻ, công trình xây dựng. Các biện pháp cơ bản cải thiện chất lượng không khí, tiếng ồn, rung. Các vấn đề liên quan đến cấp nước và thoát nước: Tình hình cấp nước ở khu vực. Cần thiết tiến hành thường xuyên chương trình: “Tiết kiệm nước là đảm bảo phát triển bền vững” Các loại nước thải và nguồn nước thải; tác hại do ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ và môi trường. Tình hình thoát nước đô thị và các khu tập trung, ngập lụt (nguyên nhân, tác hại). Biện pháp cơ bản cải thiện nguồn nước. Một số vấn đề môi trường khác: Bao gồm Luật pháp về bảo vệ môi trường, môi trường ngoại thành và trong nông ngiệp, giảm thiểu ô nhiễm trong công nghiệp và tuyên truyền vận động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường (truyền thông môi trường) 6.3.3. Khoa học – Công nghệ: Trong bảo vệ môi trường, các nghiên cứu khoa học và công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo nền tảng cho các định hướng phát triển kinh tế – xã hội vững mạnh và góp phần đắc lực trong việc thực thi các giải pháp đảm bảo an toàn cho môi trường. Đẩy mạnh và khuyến khích công tác đầu tư nghiên cứu sâu về lĩnh vực tận dụng và tái sinh chất thải, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ sản xuất (nhất là đối với các xí nghiệp cũ), từng bước thay đổi công nghệ tiến bộ hơn theo chiều hướng giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, giảm lượng chất thải và các rủi ro. 6.3.4. Giáo dục đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường và vai trò của các phương tiện truyền thông: Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường có ý nghĩa quan trọng trong công tac phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Các hoạt động giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường giúp nâng cao nhận thức về môi trường, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng trong giữ gìn vệ sinh môi trường chung. Một số phương hướng trong công tác tuyên truyền giáo dục môi trường như sau: Đưa các chương trình cơ bản và nâng cao về bảo vệ môi trường vào chương trình học chính khoá, ngoại khoá của các trường học. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường, đặc biệt chú ý sử dụng thế mạnh của tivi, Video, báo chí trong công tác tuyên truyền về môi trường. Tổ chức các hoạt động về bảo vệ môi trường trong cộng đồng như phát động các phong trào bảo vệ môi trường. Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng hay tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến chính sách, thông tư về môi trường của Nhà nước, tỉnh, thành phố, các huyện cho cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp trong địa bàn. 6.3.5. Giải pháp xã hội: Trong trường hợp các khuyến nghị về đầu tư được thực hiện, rõ ràng là các giải pháp và hoạt động của các hệ thống xã hội nêu trên sẽ góp phần quyết định vào việc nhanh chóng thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường được xác định cho giai đoạn từ nay tới năm 2010. Những giải pháp bổ sung được đề xuất được trình bày dưới đây: Tăng cường năng lực thực thi pháp luật và các quy định về bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với thẩm định, giám sát chặt chẽ các đề án, dự án đầu tư lớn, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu dân cư theo quy hoạch nhằm bảo đảm thực hiện không khoan nhượng trong thực tiễn nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải ứng trước tiền hoặc chịu phạt. Tăng cường hơn nữa các nỗ lực của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện “Chương trình hành động bảo vệ môi trường”, theo đó, cùng với việc phát huy và tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng hiện có, cần quan tâm đặc biệt tới sự tham gia của hệ thống các Hội khoa học và công nghệ, hội cựu chiến binh và Hội hưu trí. Đây là những hệ thống mà trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, xuất phát từ những tiền đề lịch sử, sẽ phát triển với số đang kể các hội viên có trình độ, kinh nghiệm và khả năng, kỹ năng rất phù hợp cho các hoạt động nâng cao dân trí, kiểm tra – kiểm soát tại chỗ cũng như đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường trên từng địa bàn. Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại trong giáo dục – đào tạo, nâng cao dân trí trong các hoạt động bảo vệ môi trường. 6.3.6. Giải pháp về hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế: Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác bảo vệ môi trường trong vùng; Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản, phối hợp với các Viện nghiên cứu, trường đại học và sự hỗ trợ của Bộ KH & CN, Bộ TN & MT; Tổ chức các diễn đàn, hội thảo trao đổi thông tin và thảo luận về các chủ đề có liên quan, trong đó lưu tâm đến cơ chế hợp tác và sử dụng hợp lý các nguồn tài trợ; Vận dụng hợp lý các thoả thuận, cam kết quốc tế với các địa phương khác nhằm thu hút các khoản tài trợ và sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc tinh thần; Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của tổ chức trong nước và quốc tế như UNDP, WB, WHO Đặc biệt ưu tiên các vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các khu du lịch và chống xuống cấp các di tích lịch sử. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi, tận dụng các kinh nghiệm, sự trợ giúp của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn cầu. KẾT LUẬN Từ các vấn đề môi trường tỉnh An Giang đã được phân tích và xác định. Để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang cần phải được thực hiện ngay, tổng ghép với các kế hoạch phát triển kinh tế chung của tỉnh. Các vấn đề lưu ý và thực hiện ngay trong giai đoạn này là rà soát chỉnh sửa các kế hoạch phát triển kinh tế ngành dựa trên các thông tin nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2010, có nghĩa là từng ngành phải đánh giá kế hoạch phát triển ngành theo các xu thế diễn biến môi trường do hoạt động ngành mà đề tài đã nêu ra. Quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch phát triển kinh tế tỉnh An Giang chỉ được thành công chỉ khi các mối quan hệ các ngành được thể chế hoá trên cơ sở thực hiện các giải pháp, các dự án, quy hoạch bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo nghiên cứu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMUC LUC.doc
  • docNGHIEN CUU LUAN CU KHOA HOC.doc
Tài liệu liên quan