Để đóng kênh luận lý thuê bao 1 sẽ gởi bản tin CLOSELOGICALCHANNEL đến thuê bao 2 và thuê bao 2 đáp lại bằng bản tin CLOSELOGICALCHANNELACK, thuê bao 2 cũng đóng kênh luận lý lại bằng bản tin CLOSELOGICALCHANNEL và nhận về CLOSELOGICALCHANNELACK từ thuê bao 1.
Tiếp đến thuê bao 1 gởi bản tin ENDSESSION và chờ đến khi nhận lại bản tin này từ thuê bao 2 để đóng kênh báo hiệu điều khiển. Và thuê bao 1 tiếp tục gởi bản tin RELEASECOMPLETE để kết thúc cuộc gọi.
Sau đó thuê bao 1 và thuê bao 2 gởi bản tin DRQ (Disengage Request) đến GK để cho biết nó muốn thoát khỏi kết nối và sẽ nhận được bản tin DCF (confirm) cho biết yêu cầu của nó được chấp nhận và thoát khỏi kết nối.
114 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu mạng thế hệ sau (ngn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
äng của
nó).
2.4 Multipoint Control Unit
Multipoint Control Unit (MCU) là thành phần hỗ trợ trong dịch
vụ hội nghị đa điểm có sự tham gia của từ 2 terminal H.323 trở lên.
Mọi terminal tham gia vào hội nghị đều phải thiết lập một kết nối
với MCU. Và MCU quản lý tài nguyên phục vụ cho hội nghị,
thương lượng giữa các terminal để xác định loại codec (Coder/
Decoder) nào cho tiếng và hình được sử dụng đồng thời xử lý dòng
thông tin truyền.
Một MCU bao gồm 2 thành phần con: bộ điều khiển đa điểm
(Multipoint Controller – MC) và thành phần tùy chọn bộ xử lý đa
điểm (Multipoint Processor – MP).
MC có chức năng quản lý báo hiệu cuộc gọi. Trong lúc đó, MP
xử lý việc trộn và chuyển mạch các dòng thông tin cũng như các
quá trình xử lý thông tin khác.
3. Vùng hoạt động
Một vùng hoạt động H.323 là tập hợp tất cả các đầu cuối, các GW
và các MCU chịu sự quản lý duy nhất của một GK. Vùng hoạt động này
độc lập với topo của mạng thực tế và có thể bao gồm nhiều đoạn mạng
(segment) nối với nhau qua router hay các thiết bị khác.
Mô hình về một vùng hoạt động đơn giản được minh họa trong hình sau:
4. Các giao thức thuộc H.323
4.1 Các giao thức mã hóa, giải mã cho tín hiệu thoại và hình
Các giao thức mã hóa và giải mã cho thoại gồm có: G.711
(64kbps), G.722 (64, 56 và 48kbps), G.723.1 (5.3 và 6.3kbps) và
G.729 (8kbps).
Các giao thức mã hóa và giải mã cho tín hiệu hình bao gồm:
h.261 và H.263.
4.2 Giao thức báo hiệu RAS (H.225.0)
Giao thức RAS (Registration, Admission and Status) là giao
thức được sử dụng để thực hiện việc đăng ký, quản lý việc tham gia
của các điểm cuối, thay đổi băng thông, trao đổi trạng thái và loại
bỏ đăng ký giữa các điểm cuối với GK. Các bản tin RAS sẽ được
trao đổi qua kênh báo hiệu RAS và kênh báo hiệu này sẽ được thiết
lập đầu tiên trước khi các kênh khác được thiết lập. Ngoài ra, các
bản tin RAS được truyền qua giao thức UDP không tin cậy nên việc
trao đổi các bản tin này có thể bị timeout và dẫn đến việc chúng sẽ
được phát lại. Các bản tin RAS truyền qua UDP nhờ các cổng 1718
(cho multicast) và 1719 (cho unicast – có nghĩa là chỉ truyền đến 1
nơi nhận).
Ghi chú: các endpoint ở đây có thể là GW hay terminal.
Phần lớn các bản tin RAS có 3 loại: yêu cầu (request, thường
được viết tắt xRQ), xác nhận (confirm, viết ngắn gọn là xCF) và từ
chối (reject, viết gọn là xRJ). Một số trường hợp đặc biệt sẽ được
đề cập sau.
Báo hiệu RAS có các chức năng cơ bản như sau:
- Khám phá GK hay xác định GK (Gatekeeper discovery):
cho phép một endpoint xác định GK điều khiển nó. Quá
trình này có thể được thực hiện động hay tĩnh. Đối với quá
trình xác định tĩnh thì điểm cuối đã biết trước địa chỉ
truyền tải (transport address) hay địa chỉ mạng của GK
quản lý nó. Đối với quá trình xác định động thì điểm cuối
sẽ phát đi bản tin multicast GRQ (Gatekeeper discovery
Request) để tìm GK điều khiển mình. Các GK sẽ phản hồi
bằng bản tin GCF (confirm) để trả lời cho bản tin trên nếu
nó chính là GK điều khiển của điểm cuối đó. Ngược lại nó
sẽ đáp ứng bằng bản tin GRJ (reject). Có thể có 1 hay
nhiều GK là GK điều khiển của điểm cuối đưa ra yêu cầu.
- Đăng ký điểm cuối (Endpoint Registration): quá trình
đăng ký được các điểm cuối sử dụng để tham gia vào một
vùng hoạt động đồng thời nó thông báo cho GK quản lý nó
địa chỉ truyền tải cũng như bí danh (alias) của mình. Điểm
cuối muốn đăng ký đến 1 GK nào đó sẽ gởi bản tin RRQ
(Registration Request). Nếu GK đồng ý cho điểm cuối
tham gia vào mạng sẽ đáp ứng cho điểm cuối bằng bản tin
RCF (confirm). Nếu không thì điểm cuối sẽ nhận được
phản hồi RRJ (reject) và nó sẽ không được GK cung cấp
bất cứ một dịch vụ nào.
- Xác định vị trí của điểm cuối (Endpoint Location): đây là
quá trình xác định địa chỉ truyền tải của một endpoint
trong trường hợp chỉ biết bí danh của nó. Cả GK hay điểm
cuối có thể thực hiện chức năng này. Bên có yêu cầu xác
định điểm cuối sẽ phát bản tin LRQ (Location Request).
Nơi nhận yêu cầu có đáp ứng được hay không thể hiện
qua bản tin phản hồi LCF (confirm) hay LRJ (reject).
- Điều khiển việc tham gia (Admission control): đây là quá
trình xem xét sự cho phép tham gia của một endpoint nào
đó vào một phiên làm việc. Đầu tiên, endpoint muốn tham
gia vào phiên làm việc thì nó sẽ gởi yêu cầu đến GK quản
lý nó bằng một bản tin ARQ (Admission Request). Nếu
GK chấp nhận thì nó sẽ đáp ứng bằng bản tin ACF
(confirm), ngược lại thì bản tin ARJ (reject) sẽ được trả
về.
- Thoát khỏi kết nối (Disengage): khi có 1 điểm cuối muốn
thoát khỏi một kết nối thì nó sẽ gởi đến GK bản tin DRQ
(Disengage Request). Nếu yêu cầu trên được đồng ý nó sẽ
nhận được đáp ứng DCF (confirm), ngược lại sẽ nhận
được DRJ (reject).
- Sự thay đổi băng thông (Bandwidth change): đây là chức
năng yêu cầu thay đổi băng thông cho một kết nối nào đó,
có thể được yêu cầu bởi endpoint tham gia kết nối đó hay
GK. Bên muốn thay đổi băng thông sẽ phát ra bản tin
BRQ (Bandwidth Request). Bên nhận yêu cầu này nếu
chấp nhận sẽ phản hồi bằng bản tin BCF (confirm), ngược
lại sẽ đáp ứng bằng bản tin BRJ (reject).
- Trao đổi thông tin trạng thái (Status hay còn gọi là
Information): là quá trình được sử dụng bởi GK và
endpoint để EP thông báo cho GK các thông tin trạng thái
của một kết nối nào đó. Khi GK muốn biết thông tin trạng
thái về cuộc gọi nào đó nó sẽ gởi bản tin IRQ
(Information Request). Endpoint gởi trả các thông tin chi
tiết về cuộc gọi yêu cầu bằng bản tin phản hồi là IRR
(Information Response).
- Ngoài ra trong báo hiệu RAS còn có một số chức năng
sau: quá trình loại bỏ đăng ký của một điểm cuối ra khỏi
vùng hoạt động và sự quản lý của 1 GK (Unregistration).
Quá trình này là quá trình ngược lại với quá trình đăng ký,
và các bản tin có thể được trao đổi khi thực hiện chức
năng này là URQ (Unregistration Request), UCF
(confirm), URJ (reject). Ngoài ra điểm cuối có thể biết độ
khả dụng của tài nguyên (xem tài nguyên nó sử dụng đã
đến giới hạn cho phép hay chưa) bằng cách gởi bản tin
RAI (Resource Availability Indicate). GK sẽ phản hồi
bằng bản tin RAC (Resource Availability Confirm). Một
chức năng khác nữa là kích hoạt một số loại dịch vụ đặc
biệt bằng bản tin SCI (Service Control Indication). Bản tin
phản hồi là SCR (Service Control Response). Chức năng
này được sử dụng bởi cả các điểm cuối và GK. Một số bản
tin chức năng khác được sử dụng trong các trường hợp đặc
biệt là “Unknown Message Response” và “Non-standard
Message”.
4.3 Giao thức báo hiệu cuộc gọi H.225
Đây là giao thức hỗ trực các chức năng báo hiệu cho một cuộc
gọi, được sử dụng để thiết lập kênh kết nối giữa các endpoint. Quá
trình trao đổi các bản tin báo hiệu cuộc gọi H.225 được thực hiện
qua kênh báo hiệu cuộc gọi, là kênh truyền tin cậy sử dụng giao
thức TCP.
Các bản tin H.225 được trao đổi trực tiếp giữa các endpoint
nếu không có GK trong mạng H.323. Nếu trong mạng có GK, các
bản tin này có thể được truyền trực tiếp giữa các endpoint hay được
truyền thông qua GK để tới các endpoint. Cách thức truyền sẽ được
xác định trong quá trình thực hiện báo hiệu RAS, qua bản tin tham
gia cuộc gọi.
Các bản tin cơ bản bao gồm:
- Bản tin SETUP: được sử dụng khi một điểm cuối muốn
thực hiện một kết nối với một điểm cuối khác. Nếu nó sử
dụng cách thức truyền thông qua GK thì muốn phát bản tin
này đi trước hết nó phải nhận được bản tin ACF của GK.
- Bản tin CALL PROCEEDING: bản tin này cho biết bản
tin SETUP đã được nhận và thủ tục thiết lập cuộc gọi đang
được tiến hành.
- Bản tin ALERTING: điểm cuối bị gọi sẽ phát bản tin này
cho biết nó đang được cảnh báo có 1 cuộc gọi đến nó.
- Bản tin CONNECT: được phát đi bởi điểm cuối bị gọi,
nhằm thông báo nó đã chấp nhận cuộc gọi.
- Bản tin RELEASE COMPLETE: bản tin này dùng để kết
thúc cuộc gọi.
- Ngoài ra còn có các bản tin sau: bản tin PROGRESS, bản
tin FACILITY, bản tin STATUS, bản tin STATUS
INQUIRY, bản tin SETUP ACKNOWLEDGE và bản tin
NOTIFY.
Hình sau minh họa một báo hiệu cuộc gọi cơ bản sử dụng giao
thức báo hiệu H.225:
Quá trình báo hiệu cuộc gọi cơ bản sử dụng H.225
4.4 Giao thức báo hiệu điều khiển H.245
Báo hiệu điều khiển H.245 giống báo hiệu điều khiển Q.931
nhưng không phải tất cả các bản tin có trong Q.931 đều được sử
dụng trong H.245 mà có những khác biệt nhất định.
Báo hiệu điều khiển H.245 dùng để trao đổi các bản tin điều
khiển H.245 từ đầu cuối đến đầu cuối (end-to-end, không phải là
terminal) giữa các điểm cuối H.323 (endpoint). Các bản tin H.245
được truyền trên kênh điều khiển H.245. Kênh này là kênh luận lý
số 0 và luôn luôn được mở (mở thường trực).
Các bản tin H.245 dùng để trao đổi về khả năng của các
terminal và dùng để yêu cầu mở hay đóng các kênh luận lý. Lưu ý
các kênh luận lý ở đây là các kênh một chiều.
Có 4 loại bản tin H.245 là bản tin yêu cầu (Request), bản tin
đáp ứng (Response), bản tin lệnh (Command) và bản tin chỉ định
(Indication). Một bản tin yêu cầu cần phải được đi kèm theo sau là
một bản tin đáp ứng, trong khi đó bản tin lệnh thì không nhất thiết
cần có bản tin đáp ứng.
Các chức năng chính của H.245 là
- Trao đổi khả năng (Terminal Capability Exchange)
- Báo hiệu kênh luận lý (Logical Channel Signaling)
- Xác định Master/ Slave (Master/ Slave Determination)
- Điều khiển hội nghị (Conference Control)
* Trao đổi khả năng
Quá trình trao đổi khả năng sử dụng các bản tin của các
terminal đang liên lạc với nhau để cung cấp cho điểm cuối ngang
cấp với nó thông tin về khả năng truyền và nhận của mình. Khả
năng truyền là khả năng của các terminal truyền các dòng thông tin,
trong khi đó khả năng nhận bao hàm cả việc nhận và xử lý dòng
thông tin đến của terminal.
Việc trao đổi khả năng giữa 2 điểm cuối là cần thiết để cả 2 có
thể có cùng phương thức CODEC trong quá trình tham gia một kết
nối
Các khả năng sẽ được đánh số trong một bảng gọi là bảng khả
năng (Capabiltity Table). Mỗi khả năng sẽ có kèm theo các thuộc
tính của mình và chúng cũng được lưu trữ trong bảng trên.
Bao gồm các bản tin cơ bản sau:
- TerminalCapabilitySet: là bản tin dạng request được
điểm cuối chủ gọi gởi cho điểm cuối bị gọi nhằm thông
báo cho bên bị gọi biết khả năng của mình.
- TerminalCapabilitySetAck: khi điểm cuối bị gọi đã nhận
được bản tin TerminalCapabilitySet và nhận biết được khả
năng của bên gọi thì nó sẽ trả đáp ứng bằng bản tin này.
- TerminalCapabilitySetReject: là bản tin từ chối của bản
tin TerminalCapabilitySet.
- TerminalCapabilitySetRelease: là bản tin loại chỉ định
nhằm thông báo nó (bên chủ gọi) đã phát đi bản tin
TerminalCapabilitySet nhưng chưa nhận được đáp ứng
trong một thời gian cho trước nào đó.
* Báo hiệu kênh luận lý
Một điểm cuối có thể yêu cầu thiết lập một kênh luận lý bằng
cách gởi bản tin openLogicalChannel. Điểm cuối nhận yêu cầu
này có thể chấp nhận hoặc từ chối. Nếu đồng ý, nó sẽ đáp ứng bằng
bản tin openLogicalChannelAck, ngược lại nó sẽ gởi bản tin phản
hồi openLogicalChannelReject.
Quá trình đóng kênh luận lý cũng diễn ra tương tự như trên với
các bản tin closeLogicalChannel, closeLogicalChannelAck.
Để có thể đóng 1 kênh báo hiệu điều khiển H.245 thì điểm
cuối trước hết phải đóng tất cả các kênh luận lý và chờ tất cả bản
tin đáp ứng cho yêu cầu đóng các kênh luận lý đó. Sau đó nó sẽ gởi
một lệnh (command) endSession cho điểm cuối bị gọi và đợi đến
lúc nhận được đáp ứng endSession từ phía bên kia thì nó mới có thể
đóng kênh báo hiệu điều khiển H.245.
5. Quá trình thực hiện báo hiệu
Quá trình thực hiện 1 cuộc gọi tiêu biểu trong H.323 bao gồm các
giai đoạn sau:
- Khám phá GK và đăng ký: sử dụng báo hiệu RAS.
- Thiết lập cuộc gọi: lần lượt sử dụng báo hiệu RAS (có thể
trong giai đoạn này xảy ra quá trình xác định điểm cuối thông
qua bí danh alias) và H.225.
- Quá trình thương thảo các thông số cuộc gọi và xác định khả
năng của điểm cuối: sử dụng báo hiệu H.245.
- Quá trình trao đổi thông tin: sử dụng giao thức RTP/ RTCP.
- Kết thúc cuộc gọi: lần lượt sử dụng báo hiệu H.245, H.225 và
RAS.
Các hình sau sẽ minh họa các giai đoạn báo hiệu của quá trình thực
hiện 1 cuộc gọi trong mạng H.323. Ở đây không xét đến quá trình phát
hiện Gatekeeper cũng như quá trình đăng ký (giả sử các quá trình này đã
được thực hiện trong giai đoạn đầu mới thiết lập mạng).
Trong các minh họa sau ta sẽ xét đến quá trình báo hiệu giữa 2
terminal có thông qua GK. Lúc này các terminal đã nhận biết được GK
quản lý mình và giả sử không xảy ra quá trình xác định điểm cuối.
Quá trình thiết lập cuộc gọi
Quá trình báo hiệu điều khiển thiết lập cuộc gọi (xác định
khả năng giữa các điểm cuối và mở kênh luận lý)
Quá trình trao đổi thông tin
Quá trình kết thúc cuộc gọi
III. KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu báo hiệu H.323 ta thấy giao thức báo hiệu này phức
tạp hơn giao thức báo hiệu SIP. Nhưng giao thức H.323 cho phép quản lý các
thành phần tham gia vào mạng một cách khá chặt chẽ. Vì vậy tùy thuộc vào
yêu cầu cụ thể của mạng ta sẽ có lựa chọn giao thức báo hiệu thích hợp.
CHƯƠNG VI:
DỊCH VỤ TRONG MẠNG
NGN
----OOO----
I. GIỚI THIỆU
Sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực mạng thông tin cũng như mạng viễn
thông đang diễn ra trong những năm gần đây. Khi sự cạnh tranh gia tăng, điều
đặc biệt quan trọng đối với các công ty là xác định vị trí thích hợp để mang lại
thuận lợi cho bản thân mình, và để chuẩn bị cho môi trường truyền thông mới
đang nổi lên. Trong môi trường này, sự hòa nhập, liên kết và cạnh tranh của
các thành viên mới tham gia vào thị trường phải hoạt động tích cực để tìm ra
phương thức mới, nhằm giữ và thu hút hầu hết các khách hàng có tiềm năng.
Các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay đang cố gắng tìm ra lối đi riêng cho mình
để tạo ra sự khác biệt với các nhà cung cấp khác, chẳng hạn như tìm kiếm
phương thức mới để đóng nhãn và đóng gói dịch vụ, thực hiện giảm các chi
phí hoạt động,
Mạng thế hệ sau NGN là bước kế tiếp của thế giới viễn thông, có thể
được hiểu là mạng dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, nơi mà các chuyển
mạch và các phần tử truyền thông (như các bộ định tuyến, các bộ chuyển
mạch và gateway) được phân biệt một cách luận lý và vật lý theo khả năng
điều khiển thông minh dịch vụ hoặc cuộc gọi. Khả năng điều khiển thông
minh này thường hỗ trợ cho tất cả các loại dịch vụ trên mạng truyền thông, từ
dịch vụ thoại cơ bản (Basic Voice Telephony Services) cho đến các dịch vụ dữ
liệu, hình ảnh, đa phương tiện, băng rộng tiên tiến (Advanced Broadband), và
các ứng dụng quản lý (Management Application).
Mạng đa dịch vụ (góc độ dịch vụ)
Như đã đề cập ở các phần trước, NGN là sự tập trung của ba loại mạng
chính: mạng thoại PSTN, mạng di động và mạng chuyển mạch gói (mạng
Internet). Cấu trúc này phân phối toàn bộ các phương thức truy nhập, hầu hết
các công nghệ và ứng dụng mới. Từ đó tạo ra nhiều dịch vụ mới.
Cấu trúc NGN dạng module
Có ba loại dịch vụ chủ yếu trong NGN: dịch vụ thời gian thực và thời
gian không thực, dịch vụ nội dung, dịch vụ quản lý. Các dịch vụ này giúp cho
các nhà khai thác có sự điều khiển, bảo mật và độ tin cậy tốt hơn đồng thời
giảm chi phí vận hành. Nhờ đó, các nhà cung cấp dịch vụ có thể nhanh chóng
có nguồn thu mới.
Xây dựng trên các thành phần mở và được module hóa, trên các giao
thức chuẩn và các giao diện mở, NGN đã trở thành một phương tiện thực hiện
mục đích là cho phép kết nối giữa con người và máy móc ở bất cứ khoảng
cách nào. Nói cách khác, NGN có khả năng cung cấp các yêu cầu đặc biệt của
tất cả khách hàng công ty, văn phòng ở xa, văn phòng nhỏ, nhà riêng, Nó
hợp nhất thoại hữu tuyến và vô tuyến, dữ liệu, video, bằng cách sử dụng
chung một lớp truyền tải gói. Các lớp dịch vụ của NGN linh hoạt, chi phí hiệu
quả và có khả năng mở rộng hơn đối với các dịch vụ trước đây.
II. NHU CẦU NGN ĐỐI VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Mạng Internet đang xử lý khá tốt tất cả các dịch vụ chúng ta yêu cầu.
Giải pháp của mạng Internet đơn giản là sử dụng các thiết bị đầu cuối thuê
bao CPE (Customer Premise Equipment) tiên tiến như PC, smart phone, settop-
box, Dịch vụ được thực hiện tại các hệ thống đầu cuối. Các xí nghiệp,
các công ty phần mềm và một số trường Đại học, trung học sẽ phát triển các
ứng dụng và tải chúng từ mạng Internet đến các thiết bị CPE. Các yêu cầu đối
với mạng truyền tải công cộng là tính tin cậy và băng thông truyền dẫn cao.
Như vậy tại sao các nhà cung cấp dịch vụ lại quan tâm đến dịch vụ NGN?
Tại sao họ không theo phương thức kinh doanh cũ? Sau đây là một số lý do
tiêu biểu:
· Nhà cung cấp có thể tồn tại với phương thức cũ (nếu họ may mắn), tuy
nhiên chắc chắn họ sẽ không thành công. Các nhà cung cấp đang bắt buộc
cạnh tranh về giá để đảm bảo thu nhập. Trong lúc đó, các đối thủ cạnh
tranh đưa ra các dịch vụ hấp dẫn để được các khách hàng “béo bở” nhất.
Do đó nếu nhà cung cấp dịch vụ muốn thành công trong thời đại mới, họ
buộc phải thêm giá trị vào các dịch vụ truyền thống của mình. NGN hỗ trợ
các dịch vụ mới tiên tiến nên cho phép họ giữ được các khách hàng quan
trọng và mở rộng thị trường trong nhiều khu vực mới.
· Mạng lưới hiện nay không thể cung cấp tất cả các yêu cầu của khách hàng
Một điều không thể nghi ngờ là các dịch vụ của một vài khách hàng đang
chuyển dần ra biên mạng. Nhà cung cấp mạng công cộng không thể chống
lại khuynh hướng này. Tuy nhiên họ không chấp nhận thất bại. Kinh doanh
các dịch vụ thông tin mới trở thành một ngành công nghiệp có thể thu về
hàng tỷ đô la. Cuối cùng có một thực tế là một số người muốn sử dụng các
dịch vụ mới trên nền CPE, trong khi số khác lại thích dịch vụ trên nền
mạng.
· Các dịch vụ trên nền mạng có nhiều ưu điểm. Với một số nhỏ các dịch vụ
đơn giản không yêu cầu làm việc giữa khách hàng với nhau, các dịch vụ
trên nền CPE có thể hiệu quả. Tuy nhiên, khi số lượng khách hàng làm
việc với nhau tăng, các dịch vụ trên nền mạng tỏ ra có nhiều lợi thế hơn.
Ví dụ, các ứng dụng trên nền mạng linh hoạt hơn và có khả năng mở rộng
hơn so với các dịch vụ trên nền CPE. Với các ứng dụng trên nền CPE, thiết
bị CPE cần phải tinh vi, phức tạp hơn (và do đó, đắt tiền hơn) để đảm bảo
các yêu cầu về các ứng dụng tiên tiến hơn. Giải pháp trên nền mạng cho
phép chia sẻ tài nguyên và dễ dàng mở rộng để đáp ứng các yêu cầu đó.
Thứ hai, dịch vụ trên nền CPE khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ
đối với thuê bao di động. Nếu khách hàng muốn truy nhập vào các dịch vụ
của họ tại những địa điểm khác nhau, họ cần phải mang thiết bị CPE theo
hay tải phần mềm từ vị trí mới, lãng phí thời gian và tài nguyên mạng. Với
các dịch vụ trên nền mạng, khách hàng có thể truy nhập vào các dịch vụ
của họ bất kể từ vị trí nào. Cuốâi cùng, các vấn đề khách hàng quan tâm
như tính cước, quản lý cấu hình, dự phòng và các dạng quản lý khác được
xử lý dễ dàng hơn đối với các dịch vụ trên nền mạng.
NGN sẽ cho phép các nhà khai thác cung cấp với chi phí hiệu quả của
các dịch vụ mới phức tạp hơn bằng cách xây dựng một lõi liên hệ với các dịch
vụ truyền tải truyền thống. Thêm vào đó, việc hợp nhất các ứng dụng NGN
làm giảm chi phí bằng cách loại bỏ các nhược điểm của các dịch vụ riêng lẻ
hiện nay. NGN còn giảm thời gian thương mại hóa và xoay vòng vốn nhanh
hơn khi cung cấp các dịch vụ mới. Và sau cùng, NGN mở rộng các dịch vụ
tiên tiến, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng thâm nhập thị trường
của họ.
III. YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Sau đây là phân tích yêu cầu của một số khách hàng đặc trưng:
¨ Công ty lớn:
- Dịch vụ VPN cho kết nối nội bộ, và dịch vụ truyền dẫn (chẳng hạn như
leased line) kết nối với bên ngoài. Có nhu cầu quản lý dịch vụ và
mạng.
- Dung lượng băng thông lớn, phân phối băng thông linh hoạt.
- Yêu cầu QoS là bắt buộc, có sự dự phòng.
¨ Công ty trung bình:
- Dịch vụ VPN cho kết nối nội bộ và các dịch vụ văn phòng kết nối với
bên ngoài như: thoại, Internet, fax,
- Dung lượng băng thông trung bình.
- QoS: quan trọng
¨ Công ty nhỏ, văn phòng đặt tại nhà:
- Dịch vụ kết nối từ xa, dịch vụ văn phòng như thoại, fax, dữ liệu,
Internet,..
- Dung lượng băng thông trung bình.
- QoS: ít quan trọng.
¨ Thuê bao tại nhà
- Dịch vụ kết nối từ xa và các dịch vụ tại nhà như thoại, Internet, di động,
giải trí, điều khiển các thiết bị trong nhà,
- Dung lượng băng thông nhỏ.
- QoS: ít quan trong.
IV. DỊCH VỤ NGN
1. Xu hướng các dịch vụ trong tương lai
Để xác định được các dịch vụ trong mạng thế hệ sau cũng như chiến
lược đầu tư của các công ty, xu hướng phát triển các dịch vụ trong tương lai
là vấn đề rất cần xem xét.
· Trước hết chúng ta cần quan tâm đến xu hướng của dịch vụ thoại. Đây
là dịch vụ phổ biến, lâu đời và thu nhiều lợi nhuận nhất từ những ngày
đầu cho đến nay. Do đó, dịch vụ thoại truyền thống sẽ tiếp tục tồn tại
trong thời gian dài. Sau đó, một phần dịch vụ truyền thống này chuyển
sang thông tin di động và thoại qua IP.
· Đối với dịch vụ truyền thông đa phương tiện, hiện nay H.323 đã là môi
trường cho giải pháp thoại qua giao thức IP và các dịch vụ đa phương
tiện tương đối đơn giản. Tuy nhiên, sau đó SIP sẽ thay thế cho H.232 do
SIP có nhiều ưu điểm hơn và thích hợp với các dịch vụ truyền thông đa
phương tiện phức tạp.
· Trong tương lai, tính cước dịch vụ theo nội dung và chất lượng, không
theo thời gian sẽ chiếm ưu thế.
· Nhiều dịch vụ và truy nhập ứng dụng thông qua các nhà cung cấp dịch
vụ và truy nhập ứng dụng sẽ phát triển mạnh. Các dịch vụ leased line,
ATM, Frame Relay hiện nay sẽ tiếp tục tồn tại thêm một thời gian nữa
do các tổ chức kinh doanh không muốn thay đổi thiết bị chỉ vì thay đổi
dịch vụ kết nối. Dịch vụ IP-VPN sẽ trở thành một lựa chọn hấp dẫn.
· Cuối cùng, phương thức truy nhập mạng, ra lệnh, nhận thông tin, bằng
lời nói (voice portal) sẽ là một chọn lựa trong tương lai. Hiện nay, kỹ
thuật chuyển đổi từ lời nói sang file văn bản và ngược lại đang phát
triển mạnh.
2. Các đặc trưng của dịch vụ NGN
Mặc dù thật khó để dự đoán hết các ứng dụng trong tương lai, nhưng
chúng ta có thể chỉ ra các đặc trưng và các khả năng quan trọng của dịch
vụ trong môi trường NGN bằng cách xem xét các xu hướng công nghiệp
liên quan đến dịch vụ hiện nay. Một điều chắc chắn là chúng ta đang dịch
chuyển từ mạng chuyển mạch kênh, trên nền TDM sang mạng dựa trên
chuyển mạch gói, dựa trên truyền tải tế bào hay khung. Tuy nhiên các thay
đổi này là trong mạng truyền tải và ở đây chúng ta chỉ xem xét ở mức dịch
vụ.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng truyền thống đã cung cấp các dịch vụ
với khuynh hướng thoại băng hẹp, bằng một kết nối đơn điểm-điểm trong
mỗi cuộc gọi trên một thị trường rộng lớn giữa các thuê bao đầu cuối, với
các khả năng sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau. Dù sao, các
dịch vụ này đã làm thay đổi nhanh chóng đến nền kinh tế thế giới và thông
tin cũng được xem như một nguồn tài nguyên cơ sở.
Trong khi các dịch vụ hiện tại vẫn được các nhà cung cấp giữ lại, thì
khách hàng lại sẽ hướng đến các dịch vụ đa phương tiện băng rộng và các
dịch vụ mang nhiều thông tin. Khách hàng có thể tương tác với nhau thông
qua mạng nhờ các thiết bị CPE tinh vi và có thể chọn trên phạm vi rộng
chất lượng dịch vụ (QoS) và dải tần. Trong tương lai, mạng thông minh sẽ
không chỉ tạo ra các tuyến kết nối bằng cách dựa trên cơ sở dữ liệu đơn
giản mà còn có thể mang nhiều thông tin rộng hơn như: quản lý session đa
phương tiện, các kết nối đa công nghệ, điều khiển/quản lý thông minh, bảo
mật cao, các dịch vụ chỉ dẫn trực tuyến, các phần tử giám sát,
Sự phát triển của các dịch vụ truyền thông hiện nay sẽ hướng tới việc
các nhà cung cấp dịch vụ phải có sự mềm dẻo, linh hoạt để phục vụ được
cả thị trường lớn và nhỏ. Các quyết định về việc cung cấp dịch vụ của họ
có thể gặp nhiều vấn đề phải giải quyết như giá cả, việc đóng gói, tiếp thị
cũng như sự tiện ích của dịch vụ thực tế khi cung cấp. Khi có nhiều phương
tiện truyền tin, nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp thiết bị và các doanh
nghiệp thương mại liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, liên mạng và các
hệ thống thương mại sẽ trở nên càng quan trọng.
Mục tiêu chính của dịch vụ NGN là cho phép khách hàng có thể lấy
thông tin họ muốn ở bất kỳ dạng nào, trong bất kỳ điều kiện nào, tại mọi
nơi và dung lượng tùy ý. Dựa trên các khuynh hướng được đề cập ở trên,
sau đây là một số đặc tính dịch vụ quan trọng trong môi trường NGN:
· Liên lạc thông tin rộng khắp, thời gian thực, đa phương tiện, đảm bảo
độ tin cậy, thân thiện trong việc liên kết các thuê bao, truy nhập tốc độ
cao và truyền tải thông tin với bất kỳ phương tiện nào, vào mọi lúc, tại
mọi nơi,
· Nhiều thực thể và các phần tử mạng thông minh được phân bố trên toàn
mạng. Nó bao gồm các ứng dụng cho phép truy nhập và điều khiển các
dịch vụ mạng. Nó cũng có thể thực hiện các chức năng cụ thể thay thế
cho nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng. Ta có thể xem nó như một tác tử
quản lý có thể thực hiện giám sát tài nguyên mạng, tập hợp các số
liệu,
· Dễ dàng sử dụng. Khách hàng không bị ảnh hưởng từ các quá trình tập
trung, xử lý và truyền dẫn thông tin phức tạp của hệ thống. Nó cho
phép khách hàng truy xuất và sử dụng các dịch vụ mạng một cách đơn
giản hơn, bao gồm các giao diện người dùng cho phép tương tác tự
nhiên giữa khách hàng và mạng. Khách hàng được cung cấp các thông
tin hướng dẫn, các tùy chọn, các tương tác quản lý xuyên suốt các dịch
vụ. Ngoài ra nó còn cung cấp các menu khác nhau cho những người
chưa có kinh nghiệm ngược lại với những người đã có kinh nghiệm, và
cung cấp một môi trường thống nhất cho các dạng thông tin.
· NGN cho phép khách hàng quản lý hồ sơ các nhân, tự dự phòng các
dịch vụ mạng, giám sát thông tin tính cước, cá nhân hóa giao diện người
dùng, tạo ra và dự phòng các ứng dụng mới
· Với việc quản lý thông tin thông minh, NGN giúp người dùng quản lý
sự quá tải của thông tin bằng cách cung cấp cho họ khả năng tìm, sắp
xếp và lọc các bản tin hoặc dữ liệu, quản lý chúng cho mọi phương tiện.
3. Các dịch vụ chính trong mạng NGN
Trong thời gian hoàn thành tài liệu này, NGN vẫn đang trên đường
triển khai. Do vậy, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định
hết tất cả các loại hình dịch vụ mà NGN có khả năng cung cấp trong thời
gian tới. Rất nhiều dịch vụ, một số đã sẵn sàng, một số khác chỉ ở mức
khái niệm trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai NGN. Trong khi một
số dịch vụ có thể được cung cấp từ mặt bằng sẵn có, một số khác được
cung cấp từ khả năng báo hiệu, quản lý và điều khiển của NGN. Mặc dù
các dịch vụ mới là động lực chính tạo ra NGN, nhưng lợi nhuận của NGN
trong giai đoạn đầu vẫn do các dịch vụ truyền thống mang lại. Do đó, các
dịch vụ truyền thống được trang trải cho mạng, trong khi các dịch vụ mới
phục vụ cho sự phát triển sau này.
Hầu hết các dịch vụ truyền thống là các dịch vụ dựa trên cơ sở truy
nhập/ truyền dẫn/ định tuyến/ chuyển mạch, dựa trên cơ sở khả năng kết
nối/ tài nguyên và điều khiển phiên, và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
NGN có khả năng cung cấp phạm vi rộng các loại hình dịch vụ, bao gồm:
- Các dịch vụ tài nguyên chuyển dụng như: cung cấp và quản lý các bộ
chuyển mã, các cầu nối hội nghị đa phương tiện đa điểm, các thư viện
nhận dạng tiếng nói,
- Các dịch vụ lưu trữ và xử lý như: cung cấp và quản lý các đơn vị lưu trữ
thông tin về thông báo, file servers, terminal servers, nền tảng hệ điều
hành (OS platforms),
- Các dịch vụ trung gian như: môi giới, bảo mật, bản quyền,
- Các dịch vụ ứng dụng cụ thể như: các ứng dụng thương mại, các ứng
dụng thương mại điện tử,
- Các dịch vụ cung cấp nội dung mà nó có thể cung cấp hoặc môi giới nội
dung thông tin như: đào tạo, các dịch vụ xúc tiến thông tin,..
- Các dịch vụ interworking dùng để tương tác với các dịch vụ khác, các
ứng dụng khác, các mạng khác, các giao thức hoặc các định dạng khác
như chuyển đổi EDI (Electronic Data Interchange).
- Các dịch vụ quản lý, bảo dưỡng, vận hành và quản lý các dịch vụ và
mạng truyền thông.
Sau đây là một số dịch vụ mà chúng ta tin rằng nó sẽ chiếm vị trí
quan trọng trong môi trường NGN, bao gồm một phạm vi rộng các dịch vụ
từ thoại thông thường đến các dịch vụ tích hợp phức tạp như Thực tế ảo
phân tán (Distributed Virtual Reality) nhằm nhấn mạnh rằng kiến trúc dịch
vụ thế hệ sau sẽ cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.
Một số dịch vụ NGN điển hình
3.1 Dịch vụ thoại (Voice Telephony)
NGN vẫn cung cấp các dịch vụ thoại khác nhau đang tồn tại
như chờ cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, gọi ba bên, các thuộc tính AIN
khác nhau, Centrex, Class, Tuy nhiên cần lưu ý là NGN không cố
gắng lặp lại các dịch vụ thoại truyền thống hiện đang cung cấp;
dịch vụ thì vẫn đảm bảo nhưng công nghệ thì thay đổi.
3.2 Dịch vụ dữ liệu ( Data Service)
Cho phép thiết lập kết nối thời gian thực giữa các đầu cuối,
cùng với các đặc tả giá trị gia tăng như băng thông theo yêu cầu,
tính tin cậy và phục hồi nhanh kết nối, các kết nối chuyển mạch ảo
(SVC- Switched Virtual Connection), và quản lý dải tần, điều
khiển cuộc gọi, Tóm lại các dịch vụ dữ liệu có khả năng thiết lập
kết nối theo băng thông và chất lượng dịch vụ QoS theo yêu cầu.
3.3 Dịch vụ đa phương tiện (Multimedia Service)
Cho phép nhiều người tham gia tương tác với nhau qua thoại,
video, dữ liệu. Các dịch vụ này cho phép khách hàng vừa nói
chuyện, vừa hiển thị thông tin. Ngoài ra, các máy tính còn có thể
cộng tác với nhau.
3.4 Dịch vụ sử dụng mạng riêng ảo (VPN)
Thoại qua mạng riêng ảo cải thiện khả năng mạng, cho phép
các tổ chức phân tán về mặt địa lý, mở rộng hơn và có thể phối
hợp các mạng riêng đang tồn tại với các phần tử của mạng PSTN.
Dữ liệu VPN cung cấp thêm khả năng bảo mật và các thuộc
tính khác mạng của mạng cho phép khách hàng chia sẻ mạng
Internet như một mạng riêng ảo, hay nói cách khác, sử dụng địa
chỉ IP chia sẻ như một VPN.
Dịch vụ VPN tiên tiến cho SOHO
3.5 Tính toán mạng công cộng (PNC- Public Network Computing)
Cung cấp các dịch vụ tính toán dựa trên cơ sở mạng công cộng
cho thương mại và các khách hàng. Ví dụ nhà cung cấp mạng công
cộng có thể cung cấp khả năng lưu trữ và xử lý riêng ( chẳng hạn
như làm chủ một trang web, lưu trữ/ bảo vệ/ dự phòng các file số
liệu hay chạy một ứng dụng tính toán). Như một sự lựa chọn, các
nhà cung cấp dịch vụ mạng công cộng có thể chung cấp các dịch
vụ thương mại cụ thể (như hoạch định tài nguyên công ty (ERP-
Enterprise Resource Planning), dự báo thời gian, hóa đơn chứng
thực,) với tất cả hoặc một phần các lưu trữ và xử lý xảy ra trên
mạng. Nhà cung cấp dịch vụ có thể tính cước theo giờ, ngày,tuần,
hay theo phí bản quyền đối với dịch vụ.
3.6 Bản tin hợp nhất (Unified Messaging)
Hỗ trợ cung cấp các dịch vụ voice mail, email, fax mail, pages
qua các giao diện chung. Thông qua các giao diện này, người sử
dụng sẽ truy nhập (cũng như được thông báo) tất cả các loại tin
nhắn trên, không phụ thuộc vào hình thức truy nhập (hữu tuyến
hay vô tuyến, máy tính, thiết bị dữ liệu vô tuyến). Đặc biệt kỹ
thuật chuyển đổi lời nói sang file văn bản và ngược lại được thực
hiện ở server ứng dụng cần phải được sử dụng ở dịch vụ này.
3.7 Môi giới thông tin ( Information Brokering)
Bao gồm quảng cáo, tìm kiếm và cung cấp thông tin đến khách
hàng tương ứng với nhà cung cấp. Ví dụ như khách hàng có thể
nhận thong tin trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể hay trên các cơ sở
tham chiếu cá nhân,
3.8 Thương mại điện tử (E-commerce)
Cho phép khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ được xử lý bằng
điện tử trên mạng; có thể bao gồm cả việc xử lý tiến trình, kiểm
tra thông tin thanh toán tiền, cung cấp khả năng bảo mật, Ngân
hàng tại nhà và đi chợ tại nhà nằm trong danh mục các dịch vụ
này; bao gồm cả các ứng dụng thương mại, ví dụ như quản lý dây
chuyển cung cấp và các ứng dụng quản lý tri thức.
Dịch vụ thương mại điện tử còn được mở rộng sang lĩnh vực di
động. Đó chính là dịch vụ thương mại điện tử di động (m-commerce–
Mobile Commerce). Có nhiều khái niệm khác nhauvề m-commerce,
nhưng ta có thể hiểu đây là dịch vụ cho phépngười sử dụng tham gia
vào thị trường thương mại điện tử (mua vàbán) qua các thiết bị di
động cầm tay.
3.9 Các dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Center Service)
Một thuê bao có thể chuyển một cuộc gọi thông thường đến
trung tâm phân phối cuộc gọi bằng cách kích chuột trên một trang
web. Cuộc gọi có thể xác định đường đến một agent thích hợp, mà
nó có thể nằm bất cứ đâu thậm chí cả ở nhà (như trung tâm cuộc
gọi ảo – Vitual Call Center). Các cuộc gọi thoại cũng như các tin
nhắn e-mail có thể được xếp hàng giống nhau đến các agent. Các
agent có các truy nhập điện tử đến các khách hàng, danh mục,
nguồn cung cấp và thông tin yêu cầu, có thể được truyền qua lại
giữa khách hàng và agent.
3.10 Trò chơi tương tác trên mạng (Interactive Gaming)
Cung cấp cho khách hàng một phương thức gặp nhau trực tuyến
và tạo ra các trò chơi tương tác (chẳng hạn như video games)
3.11 Thực tế ảo phân tán (Distributed Virtual Reality)
Tham chiều đến sự thay đổi được tạo ra có tính chất kỹ thuật
của các sự kiện, con người, địa điểm, kinh nghiệm, của thế giới
thực, ở đó những người tham dự và các nhà cung cấp kinh nghiệm
ảo là phân tán về địa lý. Các dịch vụ này là yêu cầu sự phối hợp
rất phức tạp của các tài nguyên khác nhau.
3.12 Quản lý tại nhà (Home Manager)
Với sự ra đời của cá thiết bị mạng thông minh, các dịch vụ này có thể giám sát và điều khiển các hệ thống bảo vệ tại nhà, các hệ thống đang hoạt động, các hệ thống giải trí, và các công cụ khác tại nhà. Giả sử như chúng ta đang xem ti vi và có chuông cửa, không vấn đề gì cả, ta chỉ việc sử dụng điều khiển ti vi từ xa để xem được trên màn hình ai đang đứng trước cửa nhà mình. Hoặc chẳng hạn như chúng ta có thể quan sát được ngôi nhà của mình trong khi đang đi xa, hoặc quan sát được người trông trẻ đang chăm sóc em bé như thế nào khi ta đang làm việc tại cơ quan.
Ngoài các dịch vụ đã nêu trên còn có rất nhiều dịch vụ khác có thể
triển khai trong môi trường NGN như: các dịch vụ ứng dụng trong y học,
chính phủ điện tử, nghiên cứu nào tạo từ xa, nhắn tin đa phương tiện, Như vậy các dịch vụ thế hệ sau là rất đa dạng và phong phú, việc xây dựng,
phát triển và triển khai chúng là mở và linh hoạt. Chính vì vậy nó thuận
tiện cho các nhà cung cấp dịch vụ và ứng dụng triển khai dịch vụ đến cho
khách hàng trong môi trường NGN.
V. KIẾN TRÚC DỊCH VỤ THẾ HỆ SAU
Cấu trúc mạng đa dịch vụ (từ góc độ mạng)
Sự hiểu biết cấu trúc dịch vụ mạng thế hệ mới sẽ giúp làm sáng tỏ các
yêu cầu đối với mỗi phát hành về công nghệ NGN.
Xét trên lớp ứng dụng dịch vụ, có hai thành phần chức năng được thêm
vào cấu trúc mạng thế hệ sau: chức năng server ứng dụng và chức năng media
server.
Cấu trúc chức năng lớp ứng dụng
¨ Chức năng của Server ứng dụng
- Cung cấp một flatform phân phối dịch vụ đối với các dịch vụ tiên tiến
- SIP là giao thức được sử dụng giữa các bộ điều khiển cuộc gọi (MGC) và
các server ứng dụng.
- Có thể cung cấp các giao diện mở APIs cho việc tạo và triển khai các
dịch vụ (như giao diện JAIN, Parlay,CLP,)
Các API đặt bên cạnh server ứng dụng
- Là nền tảng cho việc thực thi và quản lý các dịch vụ.
- Triển khai các dịch vụ nhanh chóng và nâng cấp các dịch vụ hiện có.
¨ Chức năng của Media Server
- Cung cấp các tài nguyên phương tiện đặc trưng như IVR, hội thảo, fax,
- Các tài nguyên này thường là thu âm thanh, phát hiện nhấn phím, hội
thảo, chuyển văn bản thành thoại, facsimile, nhận dạng tiếng nói,..
- Giao tiếp với server ứng dụng bằng giao thức MGCP và/hoặc SIP
- Kết cuối một dòng RTP, đóng vai trò như một đầu cuối media.
Cấu trúc chức năng này có thể được đặt theo nhiều kiểu cấu trúc vật lý
khác nhau, như các hình sau:
Mô hình cấu trúc vật lý 1
Mô hình cấu trúc vật lý 2
Phần này miêu tả ba đặc trưng quan trọng nhất của môi trường điều
khiển thế hệ mới:
1. Kiến trúc phân lớp
Khái niệm cấu trúc phân lớp là khái niệm trung tâm của môi trường
NGN. NGN chia điều khiển dịch vụ/ session từ các phương thức truyền tải
cơ sở. Điều này cho phép các nhà cung cấp lựa chọn (cho từng trường hợp
cụ thể) các phương thức truyền tải thông tin không phụ thuộc vào phần
mềm điều khiển. Như mô tả trong hình sau, điều khiển NGN có thể được
phân tách thành điều khiển đặc tính (feature), điều khiển dịch vụ/ phiên,
điều khiển kết nối. Sự phân tách giữa truy nhập, dịch vụ và điều khiển
phiên trong lớp dịch vụ cho phép mỗi phiên được xử lý độc lập với các
phiên khác. Do đó, nhiều phiên dịch vụ có thể được bắt đầu từ một phiên
truy nhập. Tương tự, các phiên liên lạc có thể được xử lý riêng lẻ với phiên
dịch vụ nói chung mà chúng là bộ phận (bằng cách đó cho phép cho phép
điều khiển cuộc gọi và kết nối một cách riêng lẻ). Điều quan trọng nhất là
các sự phân tách này cho phép các dịch vụ được phát triển độc lập với
truyền dẫn và kết nối. Do vậy, các nhà phát triển dịch vụ có thể không cần
hiểu hết các dịch vụ họ đang phát triển.
Giao diện các dịch vụ mở API
Đặc biệt, môi trường phát triển mở dựa trên giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà phát triển ứng dụng và các khách hàng tiềm năng tạo và giới thiệu các ứng dụng một cách nhanh chóng. Nó cũng mở ra nhiều cơ hội để tạo ra và phân phối các dịch vụ chonhiều khách hàng hơn. Như vậy, khả năng cung cấp các dịch vụ mới vàsáng tạo sẽ chỉ bị giới hạn bởi chính sự sáng tạo của chúng ta mà thôi.
Kiến trúc phân lớp/ Giao diện dịch vụ mở
3. Mạng thông minh phân tán
Trong môi trường các dịch vụ NGN, phạm vi thị trường của các dịch
vụ có thể sử dụng được mở rộng một cách lớn mạnh gồm các loại hình dịch
vụ khác nhau và mạng liên kết thông minh. Môi trường xử lý phân tán
NGN (DPE – Distributed Processing Environment) sẽ giải phóng tính thông
minh từ các phần tử vật lý trên mạng. Do vậy, tính thông minh của mạng
có thể được phân tán đến các vị trí thích hợp trong mạng hoặc nếu có thể,
đến CPE. Ví dụ, khả năng thông minh của mạng có thể nằm ở các server
cho một dịch vụ nào đó, trên các server nay thực hiện các chức năng cụ thể
( ví dụ như các điểm điều khiển dịch vụ SCP, các node dịch vụ trong một
môi trường AIN), hoặc trên các thiết bị đầu cuối gần khách hàng. Các khả
năng thực hiện sẽ không bị ràng buộc trong các thành phần vật lý của
mạng.
NGN với các nút truy nhập phân tán
VI. KẾT LUẬN
Nhìn từ góc độ người sử dụng, mạng ngày nay đã và đang trở thành
phương tiện cho phép con người và máy móc có thể kết nối với nhau ở bất kỳ
khoảng cách nào. Tuy nhiên, nhân tố quan trọng được tập trung nhiều là nền
công nghiệp truyền thông dựa trên khái niệm dịch vụ NGN được thực hiện
trong môi trường NGN như thế nào từ các góc độ mạng khác nhau.
PHẦN B
PHẦN MỀM MÔ PHỎNG
I. MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CUỘC GỌI SỬ DỤNG CHUYỂN MẠCH MỀM:
Khi có một thuê bao nhấc máy (thuộc PSTN) và chuẩn bị thực hiện cuộc gọi thì tổng đài nội hạt quản lý thuê bao đó sẽ nhận biết trạng thái off-hook của thuê bao. Và Signaling Gateway (SG) nối với tổng đài này thông qua mạng SS7 cũng nhận biết được trạng thái mới của thuê bao.
SG sẽ báo cho Media Gateway Controller (MGC) trực tiếp quản lý mình thông qua CA-F đồng thời cung cấp tín hiệu dial-tone cho thuê bao. Ta gọi MGC này là caller-MGC.
Các số do thuê bao nhấn sẽ được SG thu thập và chuyển tới caller-MGC.
Caller-MGC sử dụng những số này để quyết định công việc tiếp theo sẽ thực hiện. Các số này sẽ được chuyển tới chức năng R-F và R-F sử dụng thông tin lưu trữ của các server để có thể định tuyến cuộc gọi. Caller-MGC sẽ gởi yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến một MGC khác.Nếu chưa đến đúng MGC của thuê bao bị gọi (ta gọi là callee-MGC) thì MGC này sẽ tiếp tục chuyển yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến MGC khác cho đến khi đến đúng callee-MGC. Trong quá trình này, các MGC trung gian luôn phản hồi lại MGC đã gởi yêu cầu đến nó. Các công việc này được thực hiện bởi CA-F.
Đồng thời callee-MGC gởi thông tin đến callee-SG, thông qua mạng SS7 sẽ làm rung chuông thuê bao bị gọi.
Khi callee-SG nhận được bản tin báo trạng thái của thuê bao bị gọi (giả sử là rỗi) thì nó sẽ gởi ngược thông tin này trở về callee-MGC.
Và callee-MGC sẽ phản hồi về caller-MGC để báo mình đang liên lạc với người được gọi.
Callee-MGC gởi thông tin để cung cấp tín hiệu ring back tone cho caller-MGC, qua caller-SG đến người gọi.
Khi thuê bao bị gọi nhấc máy thì quá trình thông báo tương tự các bước trên xảy ra: qua nút báo hiệu số 7, thông tin nhấc máy qua callee-SG đến callee-MGC, rồi đến caller-MGC, qua caller-SG rồi đến thuê bao thực hiện cuộc gọi.
Kết nối giữa thuê bao gọi đi và thuê bao bị gọi được hình thành thông qua caller-MG và callee-MG.
Khi chấm dứt cuộc gọi thì quá trình sẽ diễn ra tương tự như lúc thiết lập.
II. MÔ PHỎNG XỬ LÝ CUỘC GỌI BẰNG GIAO THỨC SIP:
Đầu tiên UserA@yahoo.com sẽ gởi yêu cầu tạo kết nối INVITE đến Proxy Server cho biết mình muốn kết nối với UserB@hotmail.com. Sau đó Proxy Server sẽ truy vấn xem có địa chỉ đó không qua Location Server, sau khi dò tìm Location Server sẽ đáp ứng lại địa chỉ cần kết nối về cho Proxy Server.
Sau đó Proxy Server sẽ gởi yêu cầu tạo kết nối của UserA@yahoo.com đến UserB@hotmail.com. Sau khi nhận được yêu cầu tạo kết nối UserB@hotmail.com sẽ trả về bản tin OK:200 cho biết mình đã nhận được yêu cầu tạo kết nối và đang ở trạng thái sẳn sàng kết nối với UserA@yahoo.com. Tiếp đến UserA@yahoo.com gởi lại bản tin ACK và bắt đầu đàm thoại với UserB@hotmail.com.
Sau khi đàm thoại xong UserA@yahoo.com sẽ gởi lại bản tin BYE để thông báo kết thúc cuộc gọi và UserB@hotmail.com sẽ gởi lại bản tin OK:200 cho biết mình đã nhận được yêu cầu kết thúc cuộc gọi.
III. MÔ PHỎNG XỬ LÝ CUỘC GỌI BẰNG GIAO THỨC H.323:
Thuê bao 1 muốn tham gia phiên làm việc phải gởi bản tin ARQ (Admission Request) đến GK (Gatekeeper) nếu được chấp nhận GK sẽ gởi lại bản tin ACF (Confirm)
Thuê bao 1 sẽ gởi bản tin SETUP đến thuê bao 2 để thiết lập cuộc gọi. Thuê bao 2 gởi lại bản tin CALL PROCEEDING cho biết đã nhận được bản tin SETUP và đang tiến hành thiết lập cuộc gọi.
Thuê bao 2 phải gởi lại bản tin ARQ nếu muốn tham gia cuộc gọi và GK sẽ gởi lại bản tin ACF. Thuê bao 2 tiếp tục gởi bản tin ALERTING và bản tin CONNECT cho biết nó đang được cảnh báo có cuộc gọi đến nó và nó chấp nhận cuộc gọi.
Thuê bao 1 gởi bản tin TERMINALCAPABILITYSET để cho thuê bao 2 biết khả năng của mình và thuê bao 2 sau khi nhận bản tin này nó sẽ đáp lại bằng bản tin TERMINALCAPABILITYSETACK để cho biết nó đã nhận biết được khả năng của bên gọi đồng thời nó cũng phát bản tin TERMINALCAPABILITYSET cho thuê bao 1 và cũng nhận được bản tin TERMINALCAPABILITYSETACK từ thuê bao 1.
Thuê bao 1 sẽ mở một kênh luận lý để thực hiện cuộc gọi bằng cách gởi bản tin OPENLOGICALCHANNEL đến thuê bao 2 và khi thuê bao 2 nhận sẽ đáp lại bằng bản tin OPENLOGICALCHANNELACK đồng thời nó cũng gởi bản tin OPENLOGICALCHANNEL và nhận bản tin OPENLOGICALCHANNELACK từ thuê bao 1.
Hai thuê bao bắt đầu trao đổi thông tin với nhau bằng các bản tin RTP/RTCP.
Để đóng kênh luận lý thuê bao 1 sẽ gởi bản tin CLOSELOGICALCHANNEL đến thuê bao 2 và thuê bao 2 đáp lại bằng bản tin CLOSELOGICALCHANNELACK, thuê bao 2 cũng đóng kênh luận lý lại bằng bản tin CLOSELOGICALCHANNEL và nhận về CLOSELOGICALCHANNELACK từ thuê bao 1.
Tiếp đến thuê bao 1 gởi bản tin ENDSESSION và chờ đến khi nhận lại bản tin này từ thuê bao 2 để đóng kênh báo hiệu điều khiển. Và thuê bao 1 tiếp tục gởi bản tin RELEASECOMPLETE để kết thúc cuộc gọi.
Sau đó thuê bao 1 và thuê bao 2 gởi bản tin DRQ (Disengage Request) đến GK để cho biết nó muốn thoát khỏi kết nối và sẽ nhận được bản tin DCF (confirm) cho biết yêu cầu của nó được chấp nhận và thoát khỏi kết nối.