Luận văn Nghiên cứu môi trường đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội

* Điểm mạnh 1) Các doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đều là những doanh nghiệp được thành lập từ lâu hoặc được chuyển đổi từ những đơn vị hoạt động trước đó nên rất có kinh nghiệm trong việc xây dựng các dự án đầu tư phù hợp với từng vùng, miền. 2) Đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, thường xuyên đi tham quan, đào tạo nước ngoài nên tay nghề chuyên sâu. Điều này góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng – uy tín. Hầu hết các doanh nghiệp đều có số lượng lao động có trình độ tăng dần. Do chất lượng các hoạt động đầu tư cũng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng mặc dù số lượng dự án tăng lên không đáng kể. 3) Một số loại sản phẩm có uy tín và sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp đã cố gắng nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình nhưng vẫn chú trọng vào những sản phẩm chủ đạo để nâng cao vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường trong thời kỳ hiện nay có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài. 4) Giá cả sản phẩm hấp dẫn các đại lý và người nông dân. Chất lượng tốt mà giá cả phải chăng, công ty thực hiện chế độ chiết khấu, thưởng và hỗ trợ các đại lý và người chăn nuôi khá tốt nên sản phẩm chiếm được nhiều cảm tình từ phía khách hàng, ngay cả tiêu thụ ở những thị trường khó tính. *Điểm yếu 1) Quy mô vốn nhỏ nên bị hạn chế trong kinh doanh. Phục vụ sản xuất cần phải có vốn để mua sắm nguyên liệu, đầu tư kĩ thuật. Đặc biệt hiện nay giá cả nguyên liệu đầu vào đang tăng vọt khiến cho sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn. 2) Công ty cũng thiếu nhiều cán bộ kĩ thuật ở nhiều thị trường. Do vậy công tác chăm sóc khách hàng vẫn chưa được đồng bộ. Chưa nắm bắt được tình hình của các vùng khác để có phương hướng đầu tư phù hợp. 3) Theo đánh giá của người nông dân thì các dịch vụ chăm sóc khách hàng như: mở hội thảo, hội nghị khách hàng, tư vấn kĩ thuật của các doanh nghiệp còn thưa thớt và chưa hiệu quả sau khi thực hiện các dự án của mình.

doc93 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu môi trường đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có dự án đầu tư vào trồng trọt hoặc một phần đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản. Như đã phân tích ở những phần trên những dự án đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi ngày càng giảm nên số doanh nghiệp năm trong quy mô này cũng giảm dần. Năm 2006 có 4 doanh nghiệp, nhưng năm 2007 còn 3 doanh nghiệp, giảm 25% so với năm 2006, đến năm 2008 chỉ có 1 doanh nghiệp là doanh nghiệp tập thể có quy mô vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng. Quy mô 2 có số doanh nghiệp đầu tư lớn hơn nhóm 1. Nguyên nhân là nhóm này chủ yếu tập trung đầu tư vào các dự án của ngành chăn nuôi, một phần nhỏ đầu tư vào các dự án dịch vụ nông nghiệp và những dự án trồng trọt có quy mô vừa. Tuy nhiên số doanh nghiệp hoạt động trong quy mô này cũng không ổn định. Năm 2006 và 2008 có 8 doanh nghiệp, năm 2007 có 6 doanh nghiệp hoạt động. Mặc dù quy mô 3 có số lượng vốn đầu tư là lớn nhất nhưng trong quy mô này đã thu hút được tương đối nhiều các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vì những doanh nghiệp này đầu tư vào lĩnh vực hiện nay ở nước ta đang còn hoạt động chưa hiệu quả đó là ngành chế biến. Đầu tư vào lĩnh vực này cần phải có lượng vốn nhiều hơn so với những ngành nông nghiệp truyền thống như trồng trọt và chăn nuôi. Trong những doanh nghiệp này cũng có doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Nhưng không nhiều doanh nghiệp đầu tư theo hình thức này vì phải có lượng vốn lớn, độ rủi ro cao. Đồ thị 4.1 Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành các doanh nghiệp thuộc quy mô 3 Qua đồ thị 4.1 chúng ta thấy lượng vốn đầu tư vào ngành chế biến chiếm 89,17% tổng lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp mặc dù số lượng dự án đầu tư năm sau có tăng so với năm trước nhưng tổng lượng vốn của các doanh nghiệp trong quy mô này không nhiều, chỉ chiếm 7,35% tổng vốn đầu tư các doanh nghiệp. Còn lại được phân bổ cho các ngành chăn nuôi, trong ngành chăn nuôi này lượng vốn đầu tư còn được chia cho ngành thủy sản 1,89% tổng lượng vốn. Bảng 4.3 Tình hình đầu tư phân theo quy mô vốn Diễn giải Năm 2006 (DN) Năm 2007 (DN) Năm 2008 (DN) So sánh (%) 08/07 07/06 BQ - Quy mô 1 4 3 1 33,33 75,00 50,00 - Quy mô 2 8 6 8 133,33 75,00 100,00 - Quy mô 3 3 10 13 130,00 333.33 208.17 (Nguồn: Số liệu điều tra) 4.1.4 Cơ cấu vốn đầu tư của các doanh nghiệp Qua bảng số liệu 4.4 dưới đây chúng ta thấy được tình hình huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp qua từng năm. Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp đều gồm có vốn chủ sở hữu, vốn vay và một phần nguồn vốn khác. Tổng nguồn vốn theo từng quy mô tăng dần qua các năm, tuy nhiên doanh nghiệp quy mô 1 năm 2008 giảm mạnh nên nguồn vốn cũng ít nhất so với năm 2006 và 2007, đồng thời cũng là ít nhất so với quy mô 2 và quy mô 3. Nhìn chung nguồn vốn cố định của các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nguồn vốn lưu động. Năm 2008 có tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cao nhất trong 3 năm. Ngoài vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp còn huy động vốn từ nhiều nguồn như vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thống và phi chính thống, hoặc có thêm nguồn vốn từ việc liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. Đồ thị 4.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong quy mô 1 năm 2008 Nhìn vào đồ thị 4.2 chúng ta thấy cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng. Nguồn vốn của doanh nghiệp có được từ nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 39,87%, vốn vay chiếm 28,23% và nguồn vốn có được từ nguồn vốn hỗ trợ của địa phương với tỷ lệ là 31,9%. Dự án đầu tư của doanh nghiệp này tập trung mở rộng ngành thuỷ sản của địa phương nên quy mô vốn không nhiều. Đồ thị 4.3 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong quy mô 2 năm 2008 Quy mô 2 các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu là 48,34%, Vốn vay là 34,23% và vốn khác có từ việc liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp hoặc vốn góp của nhà nước là 17,43%. Qua đây chúng ta thấy được vốn của doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư nên các doanh nghiệp chủ động hơn trong các dự án đầu tư của mình. Đồ thị 4.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong quy mô 3 năm 2008 Cũng như các doanh nghiệp thuộc quy mô vốn đầu tư 2, các doanh nghiệp thuộc quy mô 3 cũng có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao là 76,65% tổng nguồn vốn đầu tư. Ngoài ra các doanh nghiệp còn có vốn vay từ các tổ chức tín dụng với 21,59% và 1,76% tổng nguồn vốn là có được từ sự hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc nguồn vốn từ liên kết thực hiện giữa các doanh nghiệp với nhau. Bảng 4.4 Tình hình vốn đầu tư của các doanh nghiệp Diễn giải Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) 1. Quy mô 1 113.630 100,00 52643 100,00 627 100,00 - Vốn cố định 58.456 51,44 23.164 44,00 557 88,84 - Vốn lưu động 55.174 48,56 29.479 56,00 70 11,16 - Vốn chủ sở hữu 73.106 64,34 28.842 54,79 250 39,87 - Vốn vay 40.524 35,66 2.600 4,94 177 28,23 - Vốn khác 0 0 21.201 40,27 200 31,9 2. Quy mô 2 103.677,14 100,00 110.129,47 100,00 292.581,6 100,00 - Vốn cố định 90,640,64 87,43 60.254,88 54,71 201.568,1 68,89 - Vốn lưu động 13.036,5 12,57 49.874,59 45,29 91.013,5 31,11 - Vốn chủ sở hữu 88.648,4 85,5 90.639,87 82,3 141.424 48,34 - Vốn vay 15.028,74 14,5 19.489,6 17,7 100.157,6 34,23 - Vốn khác 0 0 0 0 51.000 17,43 3. Quy mô 3 161.258 100,00 567.993,9 100,00 636.727,5 100,00 - Vốn cố định 88.596 54,94 268.723,22 47,31 292.084,8 45,87 - Vốn lưu động 72.662 45,06 299.270,68 52,69 344.642,7 54,13 - Vốn chủ sở hữu 93.406 57,92 245.137 43,16 488.078 76,65 - Vốn vay 47.006 29,15 122.856,9 21,63 137.466 21,59 - Vốn khác 20.846 12,93 200.000 35,21 11.183,5 1,76 (Nguồn: Số liệu điều tra) 4.2 Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp 4.2.1 Hiệu quả đầu tư phân theo loại hình doanh nghiệp Bảng 4.5 Hiệu quả đầu tư các dự án phân theo loại hình doanh nghiệp năm 2008 Chỉ tiêu ĐVT DNNN Công ty TNHH Công ty cổ phần Xí nghiệp DN tập thể 1. Các chỉ tiêu KQ - GO Trđ 205.059 204.273 466.877,1 53.100 831,5 - TC Trđ 154.084 91.664 321.025,6 23.000 627 - VA Trđ 50.975 112.609 145.851,5 30.100 204,5 2. Các chỉ tiêu HQ - GO/TC lần 1,33 2,23 1,45 2,31 1,33 - VA/TC lần 0,33 1,23 0,45 1,31 0,33 Thông qua bảng 4.5 chúng ta thấy được hiệu quả đầu tư của các loại hình doanh nghiệp. Tổng GTSX của các loại doanh nghiệp khác nhau có sự khác nhau đáng kể. Cũng như thế GTGT của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Đối với các DNNN có tỷ lệ GO/TC là 1,33 lần tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được GTSX là 1,33 đồng và tỷ lệ VA/TC là 0,33 tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,33 đồng GTGT. Phân tích tương tự đối với các loại hình doanh nghiệp khác thì ta thấy rằng các doanh nghiệp đều có lãi từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, qua những số liệu đó chúng ta vẫn chưa xác định được loại hình doanh nghiệp nào đầu tư có hiệu quả hơn bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có một điều kiện, cơ sở vật chất, nguồn vốn… riêng. 4.2.2 Hiệu quả đầu tư phân theo lĩnh vực Qua bảng số liệu 4.6 chúng ta thấy được hiệu quả của các hoạt động đầu tư của từng lĩnh vực đầu tư. Trong số các lĩnh vực đầu tư thì doanh nghiệp chế biến có tổng GTSX lớn nhất trong các lĩnh vực đầu tư. Doanh nghiệp trồng trọt có tổng GTSX thấp nhất trong các lĩnh vực đầu tư của năm 2008. Tỷ lệ GO/TC của doanh nghiệp trồng trọt là 1,24 lần có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,24 đồng tổng GTSX, tỷ lệ VA/TC là 0,24 lần tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,24 đồng lãi. Đối với doanh nghiệp chế biến có GO/TC là 2,33 lần tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 2,33 đồng tồng GTSX và tỷ lệ VA/TC là 1,33 lần tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp thu được 1,33 đồng GTGT. Cũng phân tích tương tự đốí với các doanh nghiệp khác chúng ta thấy mặc dù trong những điều kiện khác nhau, quy mô khác nhau nhưng các doanh nghiệp đều đầu tư có hiệu quả. Bảng 4.6 Hiệu quả đầu tư các dự án phân theo lĩnh vực năm 2008 Chỉ tiêu ĐVT DN trồng trọt DN chăn nuôi DN chế biến DN DVNN DN tổng hợp 1. Các chỉ tiêu KQ - GO Trđ 59.770,6 190.103 323.304 191.400 165.563 - TC Trđ 48.157,6 111.030 139.000 170.600 121.613 - VA Trđ 11.613 79.073 184.304 20.800 43.950 2. Các chỉ tiêu HQ - GO/TC lần 1,24 1,71 2,33 1,12 1,36 - VA/TC lần 0,24 0,71 1,33 0,12 0,36 4.2.3 Hiệu quả đầu tư phân theo quy mô vốn Từ bảng 4.7 chúng ta thấy tổng GTSX (GO) của các doanh nghiệp thuộc các quy mô có sự khác nhau rõ rệt. Quy mô 3 có nguồn vốn đầu tư lớn nhất nên các doanh nghiệp thuộc quy mô này cũng thu được GTSX lớn nhất, GTSX thấp nhất là các doanh nghiệp thuộc quy mô 1. Điều này cũng dễ hiểu vì vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc quy mô này thấp nhất. Nhìn vào các chỉ tiêu tỷ lệ GO/TC và VA/TC của các doanh nghiệp thuộc các quy mô cho thấy các dự án của các doanh nghiệp đều hoạt động có lãi. Bảng 4.7 Hiệu quả đầu tư của các dự án theo quy mô vốn năm 2008 Chỉ tiêu ĐVT Quy mô 1 Quy mô 2 Quy mô 3 1. Các chỉ tiêu KQ - GO Trđ 831,5 292.581,6 636.727,5 - TC Trđ 627 196.430 393.343,6 - VA Trđ 204,5 96.151,6 243.383,9 2. Các chỉ tiêu HQ - GO/TC lần 1,33 1,49 1,62 - VA/TC lần 0,33 0,49 0,62 4.3 Đánh giá môi trường đầu tư của các doanh nghiệp 4.3.1 Môi trường đầu tư phân theo loại hình doanh nghiệp Theo đánh giá của các loại hình doanh nghiệp khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được các dự án của DNNN không chỉ vì mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn là thực hiện những chủ trương đường lối của Nhà nước nên ngoài nguồn lực của mình các doanh nghiệp còn được cơ quan địa phương giúp đỡ cả về một phần vốn và việc tiếp cận các chủ trương chính sách của Nhà nước cũng như địa phương. Bên cạnh những thuận lợi đó thì DNNN cũng gặp những khó khăn nhất định như mọi hoạt động đầu tư đều phải thông qua cơ quan địa phương để quyết định về lĩnh vực, lượng vốn, nguồn vốn…có phù hợp với tình hình hiện có hay không. Điều này các loại hình doanh nghiệp khác cũng phải lưu tâm nhưng họ được chủ động quyết định đầu tư để phù hợp với đơn vị mình. Ngược với DNNN, công ty TNHH luôn chủ động trong mọi quyết định đầu tư của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên công ty TNHH lại gặp phải những khó khăn như họ phải chủ động về nguồn vốn đầu tư, không được sự hỗ trợ một phần từ nhà nước, có chăng cũng chỉ là được ưu đãi lãi suất vay ngân hàng nếu đầu tư vào lĩnh vực được nhà nước khuyến khích đầu tư. Từ đó dẫn tới các công ty TNHH chỉ có các dự án đầu tư với quy mô nhỏ, thường thuộc quy mô 2 là từ trên 1 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng, chỉ có rất ít công ty TNHH có lượng vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng. Đồng thời, thường các công ty TNHH có quy mô hoạt động hạn chế nên cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu sản xuất cũng như cho các dự án đầu tư có chất lượng chưa cao. Công ty cổ phần có nhiều thuận lợi hơn cả trong các loại hình doanh nghiệp bởi do tính chất hoạt động của loại hình doanh nghiệp này. Quy mô vốn của các công ty cổ phần tương đối lớn, ngoài vốn cổ phần và vốn tự bổ sung còn có vốn góp của nhà nước. Chính vì thể khả năng tham gia các hoạt động đầu tư là cao hơn so với các loại doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, người lao động của công ty luôn có trách nhiệm với công việc của mình vì họ hưởng lương theo chất lượng công việc, không những thế các công ty còn có cơ sở vật chất đầy đủ, tận dụng tốt tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp mình. Cuối cùng là công ty liên doanh. Cũng như công ty cổ phần, loại doanh nghiệp này cũng có nguồn vốn lớn hơn so với các loại doanh nghiệp còn lại. Đội ngũ lao động có trách nhiệm, trình độ nên chất lượng công việc luôn được nâng cao. Tuy nhiên doanh nghiệp loại này cũng gặp không ít khó khăn giống như công ty cổ phần là mặt bằng để tiến hành đầu tư, các thủ tục còn rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bảng 4.8 Đánh giá môi trường đầu tư phân theo loại hình doanh nghiệp Diễn giải Thuận lợi Khó khăn DNNN - Được sự hỗ trợ của địa phương - Tiếp cận với các chính sách của nhà nước cũng như địa phương nhanh - Mọi hoạt động phải thông qua sự chỉ đạo của cơ quan mà doanh nghiệp trực thuộc Công ty TNHH - Chủ động hoạt động, thực hiện mục tiêu - Khó khăn về nguồn vốn đầu tư - Các dự án với quy mô trung bình - Cơ sở vật chất chưa tốt Công ty cổ phần - Có nguồn vốn lớn - Cơ sở vật chất đầy đủ - Đội ngũ lao động làm việc có hiệu quả - Các thủ tục còn phức tạp - Có nhiều đối thủ cạnh tranh Công ty liên doanh Nguồn vốn lớn Đội ngũ lao động có trình độ, có trách nhiệm Mặt bằng thực hiện dự án Thủ tục đầu tư phức tạp 4.3.2 Môi trường phân theo lĩnh vực đầu tư Các doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn nhưng đối với mỗi ngành khác nhau lại có những khó khăn không giống nhau. Cụ thể là: Ngành trồng trọt mang đầy đủ tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp nói chung nên có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào ngành này. Số lượng doanh nghiệp đầu tư năm sau giảm so với năm trước, kéo theo đó là lượng vốn đầu tư vào ngành này cũng giảm đáng kể. Điều này có thể là thuận lợi đối với một số doanh nghiệp đầu tư vào ngành này bởi có ít đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm của ngành trồng trọt được tiêu thụ rộng rãi không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn được tiêu thụ ra các tỉnh lân cận. Thuận lợi ít mà khó khăn thì nhiều. Đất sử dụng của các doanh nghiệp thường phải thuê lại của ngưòi nông dân nên tình trạng đất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún không tập trung đã gây cho các doanh nghiệp không ít khó khăn nếu có những dự án lớn, đó cũng là lý do khiến các doanh nghiệp ngại đầu tư vào ngành này. Ngoài ra ngành trồng trọt còn có một vài khó khăn như quả trình sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Việc kiểm tra để có được giống chất lượng tốt cũng gặp không ít khó khăn. Ngành chăn nuôi có đặc điểm tương tự ngành trồng trọt đó là mức độ rủi ro cao do hàng năm thường xuyên xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Do đó những năm gần đây các dự án đầu tư vào ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ không cao. Bên cạnh đó việc kiểm soát giống gặp rất nhiều khó khăn vì giống được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau với số lượng không lớn. Đồng thời để có được địa điểm đầu tư phù hợp các doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian cho việc quy hoạch vùng dự án của doanh nghiệp mình Ngành chế biến nông nghiệp ở nước ta nói chung hiện nay đang còn hoạt động chưa rộng và chất lượng cũng chưa cao nên những năm gần đầy đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực này. Điều này cũng là một thuận lợi đối với những doanh nghiệp đang tham gia vào lĩnh vực mới mẻ này. Ít đối thủ cạnh tranh trong nước tuy nhiên ngành chế biến trong nước phải đối mặt với những mặt hàng của ngành chế biến trên thế giới. Nhìn chung sản phẩm từ ngành chế biến của nước ta chất lượng không đáp ứng được sự đòi hỏi của khách hàng, bên cạnh đó giá thành sản phẩm còn khá cao đối với mức chi tiêu của người dân nên ngành chế biến hàng nông sản còn gặp rất nhiều khó khăn. Và một khó khăn nữa đó là vốn đầu tư cho ngành này rất lớn, đòi hỏi có cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ sản xuất. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp có thể khắc phục nhược điểm và tận dụng lợi thế vốn có thì trong tương lai sẽ cho kết quả khả quan hơn. Dịch vụ nông nghiệp không phải là lĩnh vực quá mới mẻ đối với ngành nông nghiệp nước ta nói chung và đối với Hà Nội nói riêng nhưng hình thức hoạt động còn chưa được cải thiện cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Đầu vào còn phụ thuộc nhiều vào sản phẩm của các ngành sản xuất khác như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến… nên tính chất của nó cũng mang nhiều yếu tố giống như những ngành này. Bảng 4.9 Đánh giá môi trường đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư Diễn giải Thuận lợi Khó khăn Trồng trọt Ít doanh nghiệp đầu tư Thị trường tiêu thụ rộng Phát triển ngành trồng trọt công nghệ cao Đất đai manh mún, nhỏ lẻ Phụ thuộc thiên nhiên Khó khăn về giống Vốn đầu tư ít Chăn nuôi Sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ mạnh Nguyên liệu cho ngành chế biến Thường xảy ra dịch bệnh Địa điểm thực hiện dự án Khó khăn về giống Chế biến Lĩnh vực mới Thị trường tiềm năng rộng Cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài Quy mô vốn lớn Dịch vụ - Thị trường rộng - Nguyên liệu đầu vào phụ thuộc các ngành khác Tổng hợp - Ít đối thủ cạnh tranh - Vốn đầu tư lớn - Rủi ro cao 4.3.3 Môi trường phân theo quy mô vốn đầu tư Những doanh nghiệp nằm trong quy mô 1 thường là những doanh nghiệp nhỏ. Có lĩnh vực đầu tư là trồng trọt hoặc chăn nuôi thuỷ sản với lượng vốn đầu tư tương đối ít. Do đó việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp thường rất phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình, tránh cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro như những doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư lớn hơn. Tuy nhiên các dự án đầu tư của các doanh nghiệp này thường không ứng dụng KHKT hiện đại vào trong quá trình sản xuất. Đó chỉ đơn thuần là đầu tư để mở rộng hoặc cải tạo quy mô cũ. Đối với những doanh nghiệp trong quy mô thường có nguồn vốn ở mức khá. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nằm trong quy mô này là công ty cổ phần và công ty TNHH nên các doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên các dự án của các doanh nghiệp này phải trải qua nhiều công đoạn thủ tục hành chính, đặc biệt là việc xác định khả năng tài chính của các doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn để đầu tư. Số lượng doanh nghiệp có dự án nằm trong quy mô này tương đối ổn định, biến động không nhiều nên việc nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình luôn được các doanh nghiệp chú trọng. Quy mô b3 gồm những doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án của các doanh nghiệp thường là đầu tư vào lĩnh vực chế biến và đầu tư tổng hợp vào các lĩnh vực. Các dự án này thường có quy mô lớn có cơ sở vật chất đầy đủ và có ứng dụng các KHKT tiên tiến vào các sản phẩm của doanh nghiệp mình nên có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Các dự án của các doanh nghiệp thường có tính khả thi cao nên được sự ủng hộ của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Các doanh nghiệp có các dự án thuộc quy mô vốn này thường liên kết với các đơn vị khác cùng hợp tác để thực hiện dự án. Tuy nhiên, việc tìm mặt bằng cho các dự án của các doanh nghiệp còn khó khăn. Mặc dù có sự liên kết giữa các đơn vị nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về vốn đầu tư. Bảng 4.10 Đánh giá môi trường đầu tư phân theo quy mô vốn Diễn giải Thuận lợi Khó khăn Quy mô 1 - Phù hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Ít gặp rủi ro. - Các dự án đầu tư có quy mô nhỏ. - Không nhiều dự án ứng dụng KHKT cao. Quy mô 2 - Chủ động được nguồn vốn. - Rủi ro không cao. - Có nhiều nhà đầu tư tham gia. - Thủ tục đầu tư phức tạp. Quy mô 3 - Các dự án đầu tư quy mô lớn. - Được sự ủng hộ của địa phương. - Mặt bằng dành cho dự án. - Nguồn vốn tự có không nhiều. 4.3.4 Nhận xét chung Theo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội khó khăn chung đối với doanh nghiệp là các vấn đề tiếp cận tài chính, các yếu tố về bất ổn chính sách, thuế, quy định thương mại. Mặc dù những khó khăn này là khó khăn chung nhưng vẫn có sự khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì vấn đề tiếp cận tài chính, quy định lao động, trình độ lao động là những cản trở chính. Nhưng họ có lợi thế hơn trong vấn đề cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân chịu tác động mạnh mẽ bởi các tác động tới hoạt động mở rộng đầu tư đó là mặt bằng, vốn, cơ sở hạ tầng hay các chính sách của các cơ quan liên quan. Cụ thể là: Mặt bằng sản xuất kinh doanh Về vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh hiện nay mặc dù địa phương có quan tâm tới việc tạo điều kiện cho việc mở rộng đầu tư vào nông nghiệp nhưng mâu thuẫn và bất cập trong việc giải phóng mặt bằng. Hầu hết mặt bằng kinh doanh của các doanh nghiệp có được do tập hợp từ các hộ nông dân nhỏ lẻ gộp lại nên còn khá nhỏ và manh mún không tập trung và đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp được khảo sát thì hầu như đều cho biết họ thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để có thể mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu là khó khăn về các khâu như thủ tục phiền hà, không có đất do quy hoạch đất nông nghiệp làm khu công nghiệp hay phát triển các khu đô thị mới. Nguồn vốn kinh doanh Nhìn chung các doanh nghiệp nông nghiệp ở Hà Nội đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên quy mô hạn chế, nguồn vốn khiêm tốn không đủ mạnh nên yếu tố tiếp cận tài chính là một trong những cản trở đối với các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần cũng chỉ có vốn từ 2 đến 6 tỷ đồng. Việc vay vốn của các doanh nghiệp tuy đã có sự thuận tiện hơn nhưng trên thực tế thủ tục vay vốn còn quá phức tạp, lãi suất cao là những khó khăn chính đối với doanh nghiệp. Việc thiếu tài sản thế chấp các doanh nghiệp cũng trong tình trạng này. Hầu hết các doanh nghiệp đều không có nhiều tài sản đảm bảo, trong khi đó có doanh nghiệp vẫn hoạt động nhờ những máy móc đã lạc hậu còn tồn tại từ những năm 80 của thế kỷ trước. Và thường thì các chủ doanh nghiệp không sẵn sàng đem thế chấp ngôi nhà của mình để đảm bảo vay vốn. Trường hợp nếu có thể đảm bảo để được vay vốn thì ngân hàng lại chỉ cho vay với quy mô nhỏ, không đủ trang trải các nhu cầu kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó yếu tố lãi suất cao còn làm giảm khả năng chịu đựng rủi ro của doanh nghiệp. Và một câu hỏi đặt ra là tại sao phải “liều lĩnh” trong khi chỉ vay được một khoản nhỏ với mức lãi suất cao? Đây quả là gánh nặng đối với các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá không cao về thủ tục vay vốn tín dụng, nó được xếp vào yếu tố điểm tương đối thấp. Việc vay vốn lúc đầu khi các doanh nghiệp mới được thành lập cũng khá khó khăn vì chưa có chỗ đứng trên thị trường. Không như các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân không được dựa trên tín chấp để vay vốn, mà phải thế chấp. Việc vay vốn khó khăn sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến các doanh nghiệp còn non yếu, sẽ gây cản trở cho việc đầu tư vào nông nghiệp. Việt Nam vẫn là một nước nghèo, nên việc đối tác Việt Nam cung cấp được vốn để mở rộng kinh doanh là khá hiếm. Cơ sở hạ tầng Một rào cản nữa đối với việc đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh đấy là cơ sở hạ tầng. Hiện nay cơ sở hạ tầng còn yếu. Cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp chế biến vẫn còn quá thấp. Vì vậy, việc xuất khẩu vẫn còn khó khăn. Đây là vấn đề quan trọng không kém vấn đề về đầu ra. Các yếu tố như hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thuỷ lợi… đều được các doanh nghiệp đánh giá cao, điều đó cũng dễ hiểu vì các doanh nghiệp đều hoạt động trên địa bàn Hà Nội có sự đầu tư của nhà nước đầy đủ hơn so với các địa phương khác mặc dù còn gặp khó khăn trong việc đi lại trong những lúc cao điểm hoặc những tuyến đường không cho phép xe chở hàng đi qua. Nhưng điều thuận lợi đối với các doanh nghiệp hầu hết nằm ở ngoại thành Hà Nội nên điều đó không mấy ảnh hưởng tới việc đi lại của các phương tiện của doanh nghiệp. Điểm yếu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đó chính là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của chính các doanh nghiệp. Đa số còn hoạt động trong không gian hẹp thiếu trang thiết bị sản xuất, nhà xưởng cũ lạc hậu không phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay. Khoa học công nghệ của các doanh nghiệp Khó khăn tiếp theo của các doanh nghiệp địa phương chính là khả năng trang bị và đầu tư công nghệ kém dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả là đa phần các doanh nghiệp chỉ đảm nhận các hoạt động như thu gom, đóng gói, vận chuyển, sơ chế những công việc khá là đơn giản không đòi hỏi công nghệ cao, giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó các chủ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lí và đặc biệt là các áp lực về pháp lí do không được đào tạo về quản lí doanh nghiệp cũng như tư vấn pháp lí thường xuyên. Các quy định về thủ tục quản lí doanh nghiệp (chế độ theo dõi, báo cáo và quản lí sổ sách) và thủ tục về thuế lại luôn thay đổi, gây áp lực đáng kể cho người quản lí, đứng đầu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp địa phương tuy đăng kí đầy đủ thủ tục nhưng lại không xây dựng hệ thống sổ sách theo quy định mà chỉ thực hiện thu chi báo sổ giống như một hộ kinh doanh. Về hệ thống luật Đối với các khó khăn liên quan đến luật và các quy định có ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều luật tác động đến hoạt động của doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật khuyến khích đầu tư, Luật hợp tác xã. Tuy nhiên chỉ có luật doanh nghiệp, luật thuế giá trị gia tăng là có ảnh hưởng mạnh mẽ, thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi lần luật doanh nghiệp được chỉnh sửa, doanh nghiệp đều được tham dự các cuộc họp để phổ biến các thay đổi này. Tuy nhiên, phổ biến không chi tiết, và thời gian không đủ để doanh nghiệp hiểu đầy đủ. Mỗi lần sửa đổi luật đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp rất nhiều. Các thủ tục hành chính còn rất rườm rà. Ví dụ như thủ tục xuất khẩu. Công ty thương mại chế biến thực phẩm Thông Tấn cho biết thường mất 2 ngày sau khi đã đóng hoa quả xong xuôi. Một ngày cho hải quan, còn một ngày cho kiểm dịch. Công ty cũng phải mất các chi phí phụ mỗi khi xuất khẩu. Trong khi đó, bên Trung Quốc, các kê khai hải quan đều được làm qua mạng rất nhanh gọn. Về kiểm dịch thì nhân viên kiểm dịch phải đến tận doanh nghiệp để kiểm tra sản phẩm, không có tình trạng doanh nghiệp phải mang hàng đến kiểm dịch như ở Việt Nam. Điều này sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến các mặt hàng tươi sống. Thủ tục hành chính ở khâu nhập giống qua cục bảo vệ thực vật. Hàng năm, các công ty nhập giống vài lần, nếu nhập với số lượng ít thì không đủ để trồng. Còn nhập nhiều thì gặp phải nhiều khó khăn về thủ tục, thời gian nhập vào. Hơn nữa, giống nhập về bị tắc ở cửa khẩu phải trữ lại ở kho lạnh do công ty tự bỏ tiền ra thuê. Chính sách đầu tư của Việt Nam là khá hấp dẫn. Vấn đề duy nhất là các chính sách chưa đồng bộ nên còn gây cho các doanh nghiệp lúng túng khi quyết định đầu tư. Ngoài các khó khăn trên, những đợt xảy ra dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng đến các công ty rất nhiều. Nguyên liệu đầu vào Về vấn đề nguyên liệu các công ty hiện nay phải mua nguyên liệu từ nông dân để chế biến. Tuy nhiên, nông nghiệp là ngành có nhiều rủi ro nhất, mà mỗi rủi ro này lại gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Ở Việt Nam, một trong những rủi ro lớn nhất là tình hình cung cấp nguyên liệu từ nông dân. Vì chưa có các vùng chuyên canh, nông dân vẫn chạy theo lợi nhuận và đổi cây trồng tuỳ theo thời vụ chứ không phải theo hợp đồng lâu dài với các doanh nghiệp và sau khi nhà nước khoán đất cho dân, người dân được tự do sản xuất các mặt hàng mình muốn thì lại ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp. Người dân được khoán đất thường chạy theo thị trường, sản xuất hoặc ngừng sản xuất các mặt hàng ồ ạt. Các doanh nghiệp muốn tìm nguồn nguyên liệu ổn định rất khó. Các công ty cũng mong muốn được bảo trợ giá cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu để có điều kiện cạnh tranh với các nước khác. Lý do nông dân không ổn định với một cây trồng là vì chưa có động lực đủ mạnh để bù lại được khoản lợi nhuận họ có thể có được nếu chuyển sang giống mới. Ngoài ra, họ cũng không có đủ thông tin thị trường để quyết định trồng cây gì có lợi lâu dài hơn. Rất nhiều công ty đang chịu hậu quả của việc nhập nguyên liệu manh mún này. Một giải pháp có thể có hiệu quả để làm giảm rủi ro về đầu vào này là khoanh vùng chuyên canh. Tuy nhiên, nông dân sẽ chịu rủi ro. Mỗi khi thiên tai mất mùa hay giá cả biến động, nông dân có thể trắng tay. Vì vậy, việc chọn vùng chuyên canh có điều kiện thời tiết phù hợp và ít thiên tai là rất quan trọng. Ngoài ra, cũng nên có những biện pháp bảo đảm đầu ra cho người dân. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Bất kỳ ngành sản xuất nào thì việc tìm kiếm thị trường hay giải quyết khâu tiêu thụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp hay bất kỳ một ngành nghề sản xuất, kinh doanh nào. Để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn hướng vào một nhân tố quan trọng đó là nhân tố thị trường. Tầm quan trọng của thị trường là như vậy nhưng nông nghiệp là ngành sản xuất có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với các ngành khác nên thị trường của lĩnh vực này cũng có những điểm khác biệt rõ rệt. Như chúng ta đều biết thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp đấy là các vùng có diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù chỉ tiêu thụ trong nước nhưng hầu hết các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đối với thị trường Hà Nội càng khó khăn hơn cho việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Số sản phẩm tiêu thụ trong thị trường Hà Nội hầu hết là cung cấp cho các đơn vị nông nghiệp hoạt động trên địa bàn hoạt động có quy mô nhỏ hơn mình. Hầu hết các doanh nghiệp đều có thị trường tiêu thụ khá rộng ở các tình ven Hà Nội. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại Hà Tây, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hoà Bình nhưng cũng chưa thể vươn xa hơn trong cả nước. 4.3.5 Cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của các doanh nghiệp Sau khi các chỉ số cấu thành được tính trọng số thể hiện mức độ quan trọng tương đối và được chuẩn hoá về thang điểm 10. Dưới đây là điểm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Bảng 4.11 Bảng điểm yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các DN Chỉ tiêu Thị trường Đất đai Kinh tế-tài chính Lao động Chính sách Dịch bệnh CSHT Thủ tục HC Điểm 8,6 8,3 7,7 7,6 7,5 7,5 7,4 6,75 Qua bảng 4.11 chúng ta thấy mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Yếu tố thị trường được đánh giá cao nhất. Nguyên nhân là thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn rộng lớn là những tỉnh ven Hà Nội, tuy nhiên cũng cần phải nói thêm là khả năng xâm nhập thị trường Hà Nội còn kém bởi nhu cầu về số lượng và đặc biệt là yêu cầu chất lượng sản phẩm tại Hà Nội là rất cao đồng thời sản phẩm của các công ty không thể cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại tại thị trường tiềm năng này nếu không có sự thay đổi trong phương thức sản xuất. Xếp thứ hai là yếu tố đất đai, tuy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thuê địa điểm sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó các doanh nghiệp còn gặp khó khăn vì tình trạng đất thuê của các hộ nông dân thường nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung nhưng việc thuê đất tại đây không phải là vấn đề được các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn. Yếu tố lao động, chính sách, dịch bệnh, cơ sở hạ tầng được xếp ở mức độ như nhau. Nổi bật lên là yếu tố thủ tục hành chính bị xếp cuối cùng vì điểm số đánh giá của các công ty là trung bình cho yếu tố này. Như đã phân tích ở phần trên các thủ tục hành chính còn rườm rà gây cản trở cho hoạt động của các doanh nghiệp. CÂY VẤN ĐỂ KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHI ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. Đầu ra Lãi suất cao Môi trường đầu tư khó khăn Cơ sở vật chất Thiếu vốn Tiếp cận tài chính Mặt bằng sản xuất Chính sách Quy mô vốn vay nhỏ Thủ tục vay phức tạp Giải phóng mặt bằng Đất đai manh mún Thủ tục rườm rà Khó khăn từ hệ thống Luật Luật doanh nghiệp Máy móc lạc hậu Cơ sở hạ tầng kém Không có đất do ĐTH- KCN Luật thuế GTGT Khoản vay nhỏ Không có tài sản thế chấp Thị trường Công nghệ kém Đầu vào 4.3.6 Phân tích điểm mạnh điểm yếu của các công ty Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp cho ta thấy tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, những cơ hội – thách thức các doanh nghiệp phải đương đầu. Tận dụng cơ hội - thế mạnh để các doanh nghiệp phát huy năng lực của mình, doanh nghiệp còn phải thường xuyên tìm cách khắc phục điểm yếu và tránh những thách thức. Phân tích ma trận SWOT là một công cụ hữu ích kịp thời đưa ra những giải pháp và chiến lược một cách khoa học - hợp lý - hiệu quả. * Điểm mạnh 1) Các doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đều là những doanh nghiệp được thành lập từ lâu hoặc được chuyển đổi từ những đơn vị hoạt động trước đó nên rất có kinh nghiệm trong việc xây dựng các dự án đầu tư phù hợp với từng vùng, miền. 2) Đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, thường xuyên đi tham quan, đào tạo nước ngoài nên tay nghề chuyên sâu. Điều này góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng – uy tín. Hầu hết các doanh nghiệp đều có số lượng lao động có trình độ tăng dần. Do chất lượng các hoạt động đầu tư cũng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng mặc dù số lượng dự án tăng lên không đáng kể. 3) Một số loại sản phẩm có uy tín và sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp đã cố gắng nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình nhưng vẫn chú trọng vào những sản phẩm chủ đạo để nâng cao vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường trong thời kỳ hiện nay có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài. 4) Giá cả sản phẩm hấp dẫn các đại lý và người nông dân. Chất lượng tốt mà giá cả phải chăng, công ty thực hiện chế độ chiết khấu, thưởng và hỗ trợ các đại lý và người chăn nuôi khá tốt nên sản phẩm chiếm được nhiều cảm tình từ phía khách hàng, ngay cả tiêu thụ ở những thị trường khó tính. *Điểm yếu 1) Quy mô vốn nhỏ nên bị hạn chế trong kinh doanh. Phục vụ sản xuất cần phải có vốn để mua sắm nguyên liệu, đầu tư kĩ thuật... Đặc biệt hiện nay giá cả nguyên liệu đầu vào đang tăng vọt khiến cho sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn. 2) Công ty cũng thiếu nhiều cán bộ kĩ thuật ở nhiều thị trường. Do vậy công tác chăm sóc khách hàng vẫn chưa được đồng bộ. Chưa nắm bắt được tình hình của các vùng khác để có phương hướng đầu tư phù hợp. 3) Theo đánh giá của người nông dân thì các dịch vụ chăm sóc khách hàng như: mở hội thảo, hội nghị khách hàng, tư vấn kĩ thuật của các doanh nghiệp còn thưa thớt và chưa hiệu quả sau khi thực hiện các dự án của mình. *Cơ hội 1) Ngành chế biến và dịch vụ từ nông nghiệp đang rất có tiềm năng phát triển: Nhu cầu sản phẩm đã qua chế biến tiếp tục tăng mạnh. Trong khi ngành chế biến trong nước mới cung cấp được một phần nhỏ, đa số sản phẩm từ ngành chế biến vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành chế biến đang được Nhà nước khuyến khích phát triển theo điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp. 2) Quá trình hội nhập, có nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nhập về chất lượng tốt, nên càng có điều kiện phát triển. Xu thế xây dựng mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ nông dân đang tạo đà cho cả hai bên cùng phát triển tốt – an toàn. 3) Tiến trình liên doanh, liên kết đang được xúc tiến nhanh tạo điều kiện cho việc thu hút vốn sản xuất, phát huy tinh thần làm chủ của doanh nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong công ty. 4) Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng như khu vực nông thôn. *Thách thức 1) Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là các đối thủ nước ngoài có công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm tốt trên thị trường. Có rất nhiều các công ty liên doanh và công ty nước ngoài, có tiềm lực về tài chính. Đây là một thách thức lớn đối với các công ty trong nước. 2) Dịch bệnh tiếp tục gia tăng và lây lan trên diện rộng, khó kiểm soát nên gây nhiều thiệt hại cho ngành nông nghiệp nói chung và các công ty nói riêng. 3) Nguyên liệu đầu vào trong nước chất lượng thấp, không đủ cung cấp cho sản xuất, giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng khiến khó khăn chồng lên khó khăn. Hiện nay một số nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài giá cả bấp bênh, biến động theo xu hướng tăng. 4) Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tăng, điều này sẽ khiến cho nhiều công ty nhỏ trong nước khó lòng cạnh tranh được trong tương lai. 5) Cơ chế chính sách, hệ thống luật vẫn còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Thủ tục hành chính rườm rà cản trở nhiều đối với quá trình đầu tư của các doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích những điểm trên chúng tôi tiến hành tổng hợp và đưa ra những giải pháp thông qua bảng phân tích ma trận SWOT : Bảng 4.12 Ma trận SWOT Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài Điểm mạnh (S) Các DN có kinh nghiệm. Công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm. Sản phẩm có uy tín và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Giá bán và chế độ bán hàng phù hợp. Điểm yếu (W) Quy mô vốn nhỏ. Nhân viên thị trường và cán bộ kĩ thuật thiếu. Thiếu nhiều cán bộ kĩ thuật. Dịch vụ chăm sóc khách hàng còn thưa thớt, chưa hiệu quả. Cơ hội (O) Ngành chế biến và dịch vụ đang rất có tiềm năng phát triển. Quá trình hội nhập, có nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nhập về chất lượng tốt. Xu hướng mô hình liên kết bền vững. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư. Kết hợp (OS) Phát triển ngành dịch vụ và chế biến, mô hình liên kết các doanh nghiệp và người nông dân. Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm chủ lực. Xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp. Tranh thủ sự khuyến khích của nhà nước. Kết hợp (OW) Thu hút vốn để chủ động trong kinh doanh. Tuyển dụng thêm nhân viên thị trường, cán bộ kĩ thuật có đủ năng lực, nhiệt tình. Hỗ trợ bán hàng, tăng sản lượng cho các đại lý. Thách thức (T) Có nhiều đối thủ cạnh tranh. Dịch bệnh tái phát, gia tăng. Nguyên liệu giá cao, chất lượng kém, không ổn định. Yêu cầu chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tăng. Cơ chế chính sách, hệ thống luật, thủ tục hành chính rườm rà. Kết hợp (TS) Nâng cao uy tín và hình ảnh công ty trên thương trường. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chủ đạo. Xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp. Có chế độ bán hàng hấp dẫn. Có kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện từng địa bàn. Kết hợp (TW) 1) Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Hạn chế tối đa sự cạnh tranh trực tiếp của các đối thủ. 4.4 Phương hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, ven đô, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quanh các đô thị, các vành đai rau an toàn, hoa, cây ăn quả sạch, phát triển rừng và cây xanh phục vụ cho các đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái của thủ đô. Dự kiến năm 2010, Hà Nội sẽ hoàn thiện đồng bộ Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Từ Liêm (SX rau, hoa, quả). Do đó các công ty đã có kế hoạch để thực hiện các chương trình này, các đơn vị đã phải huy động nhiều nguồn vốn đầu tư, trong đó có cả việc liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế tốt nhất từ sử dụng đất. Để có một nền NNĐT phát triển thì vai trò của lực lượng khuyến nông là vô cùng quan trọng, bởi nó là cầu nối giữa nhà khoa học, nhà quản lý và nhà nông, giúp nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật. Được biết, hiện công tác khuyến nông của Thủ đô Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng các mô hình khuyến nông tiêu biểu, đạt giá trị 100 – 200 triệu đồng/ha/năm. Các doanh nghiệp ngoài việc dựa vào khả năng của mình còn liên kết, hợp tác với các cơ sở khuyến nông trên địa bàn. Ông Nguyễn Bá Sướng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, trong chương trình phát triển NNĐT đến năm 2012, khuyến nông Hà Nội xác định 4 chương trình trọng điểm, đó là rau an toàn, lợn nạc, vùng hoa và vùng cây cảnh. Phát triển nền nông nghiệp phải phù hợp với chủ trương, quan điểm về phát triển của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới; chính sách phát triển của doanh nghiệp cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp giai đoạn 2005-2010. Phát triển phải đảm bảo tính bền vững, những lợi ích về kinh tế cũng như lợi ích về xã hội, môi trường luôn được chú trọng. Giải quyết mối quan hệ lợi ích hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Phát triển nông nghiệp phải đóng góp vào sự phát triển của các ngành kinh tế như ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tổ chức quản lý sử dụng hợp lý các điều kiện phục vụ sản xuất, đồng thời tổ chức sản xuất và cung cấp các sản phẩm địa phương phục vụ nhu cầu như trồng các loại cây cảnh, thiết kế vườn cây ăn quả, cây bóng mát… Ngoài ra còn đầu tư mở rộng nhà xưởng, địa điểm sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực, ngành nghề sản xuất. 4.5 Giải pháp Để cải thiện môi trường đầu tư vào nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải có các chính sách phù hợp, chú ý vào cải thiện về quản lý đầu tư, môi trường hỗ trợ đầu tư, trong đó: Cần thành lập cơ quan chuyên trách về việc quản lý các dự án đầu tư, làm cầu nối giữa các nhà đầu tư và các nhà lập sách đầu tư. Mục tiêu của cơ quan này là hỗ trợ các nhà đầu tư trong giai đoạn hình thành dự án đầu tư, giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, cơ quan cũng có nhiệm vụ hỗ trợ cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc lập chính sách đầu tư. Để phần nào giải quyết vấn đề thủ tục rườm rà, ngoài việc điều chỉnh chính sách chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, địa phương về tinh thần của Luật doanh nghiệp, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư nhân. Việc giáo dục đạo đức đối với cán bộ cũng nên chú trọng không kém để giảm tình trạng tiêu cực vẫn xảy ra ở một số nơi. Việc hoàn thiện Luật doanh nghiệp chung và luật đầu tư chung cũng hết sức cần thiết hiện nay còn nhiều điểm gây nhầm lẫn cho các doanh nghiệp. Việc luật không rõ cũng tạo ra cơ hội lách luật, gây phiền hà cho nhiều doanh nghiệp. Mặc dù bộ luật này vẫn đang liên tục được hoàn thiện, nhưng các luật này cũng cần chỉnh sửa lại để tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Những chính sách khác nhằm cải thiện môi trường đầu tư là: tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là ở khu vực nông thôn; đào tạo cho đội ngũ lao động nông thôn; hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất, như thị trường lao động, thị trường bất động sản, sao cho khả năng tiếp cận các thị trường này là dễ dàng, linh hoạt về giá cả, không gian, thời gian. Nhằm khắc phục tình trạng nguyên liệu manh mún, sản xuất không hiệu quả, ta cần hình thành danh mục ưu tiên để tập trung vào một số ngành mong muốn, không đầu tư thiếu chiến lược như hiện nay. Để đạt được điều này, ta cần tìm hiểu thế mạnh hiện có và tập trung tăng cường các thế mạnh này. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó, theo định hướng của Bộ NN & PTNT thôn cần nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp, sử dụng tài nguyên bền vững, ngành nông nghiệp sẽ tập trung vào những giải pháp vốn đầu tư quan trọng sau: Điều chỉnh lại cơ cấu vốn đầu tư phát triển vào các lĩnh vực nông nghiệp hướng tới hiệu quả hơn; Đổi mới xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực phát triển, gắn xây dựng kế hoạch với ngân sách chặt chẽ hơn; Đa dạng hoá huy động vốn đầu tư, tạo điều kiện để tăng nguồn vốn huy động đầu tư vào phát triển cả trong lĩnh vực hạ tầng, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn; Tăng cường hệ thống thông tin, công khai, minh bạch các định hướng phát triển, quy hoạch và kế hoạch để nhiều chủ thể được tham gia, thực hiện và giám sát thực hiện. Phần thứ năm KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Môi trường đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các ngành trong cả nước nói chung và của ngành nông nghiệp thủ đô nói riêng. Mặc dù môi trường đầu tư của các doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng trên thực tế hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Có những khó khăn mà hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải nhưng cũng có những vấn đề chỉ có từng loại doanh nghiệp phải đối mặt. Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá mạnh nên ngành nông nghiệp đang dần chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Mặc dù mục tiêu là vậy nhưng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Hà Nội là địa phương có môi trường đầu tư kém thân thiện nhất, tuy đã có những biện pháp khắc phục nhưng thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nội còn nổi lên một số vấn đề như: Về thực trạng đầu tư phân theo loại hình doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tham gia đầu tư đều là các doanh nghiệp trong nước. Số lượng doanh nghiệp đầu tư có tăng nhưng không đáng kể. Loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư có số lượng nhiều nhất là công ty cổ phần. Thực trạng đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư: Số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư theo từng lĩnh vực có sự thay đổi so với những năm trước đây. Số doanh nghiệp đầu tư vào ngành trồng trọt và chăn nuôi giảm dần, số doanh nghiệp đầu tư vào các ngành như chế biến, dịch vụ nông nghiệp và tổng hợp tăng lên đáng kể so với những năm trước đây. Thực trạng đầu tư phân theo quy mô vốn đầu tư: Qua việc xem xét tình hình vốn của các doanh nghiệp chúng ta thấy lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn tương đối ít. Số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng còn khá ít. Hầu hết các dự án đầu tư của các doanh nghiệp đều đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp mặc dù kết quả đầu tư chưa cao. Tuy qua phân tích chúng ta thấy được những con số thể hiện sự chênh lệch giữa từng loại hình đầu tư nhưng mỗi loại hình lại có tính chất khác nhau, mức độ đầu tư khác nhau… hay nói cách khác mức độ ảnh hưởng của môi trường đầu tư nói chung đến các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp không giống nhau nên việc đưa ra nhận xét cụ thể còn gặp khó khăn. Từ việc tìm ra những yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp chúng ta đánh giá được yếu tố về thủ tục hành chính gây cho các doanh nghiệp đầu tư khó khăn nhất. Các doanh nghiệp nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình và các yếu tố bên ngoài để tìm phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Đồng thời đưa ra các giải pháp để giải quyết được các khó khăn mà các doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt. 5.2 Khuyến nghị 5.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần có những quy hoạch rõ ràng về phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp cả nước nói chung và của nền nông nghiệp thủ đô nói riêng. Hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân để làm đất phi nông nghiệp. Cần khai thức quỹ đất hoang hoá hoặc sử dụng không hiệu quả để phục vụ việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp cho các doanh nghiệp có dự án cần mặc bằng để đầu tư. Hướng dẫn cụ thể việc thi hành luật đầu tư và các văn bản dưới luật cũng như chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để các dự án đầu tư đạt hiệu quả. Khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo nguyên tắc: tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Cần hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô vốn đầu tư bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp vốn, khoa học kỹ thuật cho các doanh nghiệp. 5.2.2 Đối với các doanh nghiệp Cần chủ động trong việc tìm kiếm, chuyển đổi lĩnh vực đầu tư cho phù hợp với sự phát triển của chung của đất nước cũng như trên thế giới để đưa nền nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp đô thị. Phát huy tiềm lực của doanh nghiệp mình nhằm tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có công việc ổn định, tăng thu nhập cho các cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp mình. Thay đổi tác phong làm việc của một số bộ phận người lao động trong doanh nghiệp. Tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đầu tư, nâng cao kết quả đầu tư, phát triển đa dạng mô hình sản xuất kinh doanh và nhạy bén với thị trường. Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp hoạt động tốt trên địa bàn và trong nước. Tìm kiếm các đối tác có khả năng tham gia góp vốn cùng doanh nghiệp mình để quy mô đầu tư rộng hơn. Cần đặt ra mục tiêu hàng năm để các doanh nghiệp có thể nắm được trong năm doanh nghiệp đã làm được những gì. Đánh giá các hoạt động đó đã đạt kết quả tốt hay chưa để khắc phục cho những năm sau. Chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao cơ cấu người lao động có trình độ để hoạt động của doanh nghiệp đạt kết quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Nghiep/Mot_s0_khai_niem_ve_doanh_nghiep/ 8. 9. ính%20sách%20đầu%20tư/577/7875 10. 20%C4%91%E1%BA%A7u%20t%C6%B0/577/3218 11. 12. -day-manh-dau-tu-vao-nong-nghiep/1671373.epi 13. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp. NXB nông nghiệp 2006. Trang 6 – trang 7 14. GS. TSKH Nguyễn Văn Chọn. Kinh tế đầu tư tập 1. NXB Thống kê 11/2005. Trang 13 15. Vũ Thị Ngọc Quỳnh. 2006. Giáo trình kinh tế phát triển. NXB Lao động xã hội. Trang 233 16. Vũ Thị Ngọc Quỳnh. 2006. Giáo trình kinh tế phát triển. NXB Lao động xã hội. Trang 236 17. Vũ Thị Ngọc Quỳnh. 2006. Giáo trình kinh tế phát triển. NXB Lao động xã hội. Trang 239 18. Theo mục 4 - điều 3 - Chương I - Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29-11-2005 của Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 01-07-2006) 19. Theo điều 13 đến điều 19 - chương III - Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29-11-2005 của Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 01-07-2006) 20. Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam. 11/2005. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Viện chính sách chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trang 5 21. Nguyễn Lê Hà. Luận văn tốt nghiệp đại học năm 2008. Đại học Nông nghiệp Hà Nội 22. Trần Hào Hùng. 2006. Báo cáo “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Bộ NN và PTNT 23. Mundlax, Larson, Butzer. 1998. Các nhân tố quyết định trong sản xuất nông nghiệp: Phân tích số liệu chéo giữa các quốc gia. Trang 3. 24. World Bank. 2007. World bank’s World Development Report. Trang 45 25. World Bank. 2007. World bank’s World Development Report. Trang 47

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28. BC lan cuoi.doc
Tài liệu liên quan