Luận văn Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể-Bắc Kạn

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiờn cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giỳp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đó được cảm ơn. Cỏc thụng tin, tài liệu trỡnh bày trong luận văn này đó được ghi rừ nguồn gốc. 1. Đặt vấn đề Hoa là một trong các loại cây trồng nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Khi đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu sử dụng hoa càng lớn. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái khi thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn là sản phẩm thiết yếu được dùng trong các dịp lễ tết, hội nghị . Chính vì vậy mà hoa không chỉ mang lại giá trị tinh thần cho con người mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất hoa. Lily là loại hoa đẹp, có hình dáng, màu sắc và hương thơm quyến rũ mới được du nhập và trồng tại nước ta. Lily là cây trồng ôn đới được nhập khẩu từ Hà Lan và phần lớn được trồng trong vụ đông đặc biệt là vụ đông ở các vùng núi cao phía bắc như: Mộc Châu (Sơn La), Cao Bằng, Lạng Sơn . Đồn Đèn – Ba Bể là vùng núi cao phía bắc có điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu . rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa lily. Trong hai năm 2005-2006 tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành thử nghiệm trồng một số loài hoa tại vùng này, kết quả thấy rằng, các giống hoa cơ bản phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, đặc biệt là hoa Lily, có hoa to, màu sắc đẹp, mùi thơm giữ được lâu và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Do đó tỉnh có kế hoạch mở rộng diện tích trồng hoa Lily ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp. Tuy nhiên, Lily là giống cây trồng mới, các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhất là chu vi củ trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại đây . chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ. Chính vì vậy, chúng tôi triển khai đề tài: “ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn” làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc mở rộng sản xuất hoa Lily tại địa phương. 2. Mục đích Xác định một số biện pháp kỹ thuật thích hợp nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn. 3. Yêu cầu - Xác định được loại phân bón lá thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn. - Xác định chế phẩm kích thích sinh trưởng có tác dụng tốt đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn. - Xác định được chu vi củ trồng cho năng suất và chất lượng cao nhất của giống hoa lily sorbonne tại Ba Bể - Bắc Kạn. 4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong h ọc tập và nghiên cứu khoa học: Thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố lý thuyết đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học. - Ý nghĩa trong th ực tiễn sản xuất: Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hoa lily tại Ba Bể. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng diện tích trồng trọt có thu nhập cao tại Ba Bể M ỤC L ỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích 1 3. Yêu cầu 1 4. Ý nghĩa của đề tài 2 Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOA 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá 3 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm KTST 3 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chu vi củ trồng 4 1.2. Cơ sở thực tiễn 5 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 7 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới 7 1.3.1.1. Tình hình sản xuất hoa cắt và cây cảnh trên thế giới 7 1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới 8 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới 9 1.3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới 9 1.3.2.2. Một số đặc điểm chung của ngành sản xuất hoa trên thế giới 12 1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa ở Việt Nam 13 1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam 13 1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 14 1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 14 1.4.2.2. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam 15 1.4.2.3. Một số đặc điểm chung của nghề trồng Lily ở Việt Nam 17 1.4.2.4. Triển vọng của nghề trồng Lily ở nước ta 17 1.4.3. Những thụân lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất hoa ở Việt Nam 17 1.5. Đặc tính sinh vật học, yêu cầu sinh thái và phương pháp nhân giống của cây hoa lily. 19 1.5.1. Đặc tính sinh vật học của cây hoa lily 19 1.5.2. Yêu cầu sinh thái của hoa lily 21 1.5.3. Thu hoạch và bảo quản hoa lily 24 1.5.4. Nhân giống hoa lily 25 1.6. Những nghiên cứu về chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá trong sản xuất hoa 26 1.6.1. Tình hình nghiên cứu chất kích thích sinh tr ưởng 26 1.6.2. Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá 30 1.7. Đặc điểm một số chế phẩm kích thích sinh trưởng và phân bón qua lá sử dụng trong sản xuất hoa 32 Chương II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 35 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 35 2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 35 2.2.1. Nội dung 35 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35 2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 37 2.2.3.1. Chỉ tiêu theo dõi 37 2.2.3.2. Phương pháp theo dõi 39 Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbonne 40 3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 40 3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của hoa lily sorbonne 42 3.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa lily sorbonne 44 3.1.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hoa giống hoa lily sorbonne 46 3.1.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu chất lượng giống hoa lily sorbonne 48 3.1.6. Thành phần vầ tỷ lệ sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne 50 3.1.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến độ bền hoa lily sorbonne 52 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng (KTST) đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbonne. 54 3.2.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne 54 3.2.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá của giống hoa lily Sorbonne 55 3.2.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne 57 3.2.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến một số chỉ tiêu về hoa giống hoa lily Sorbonne 59 3.2.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các chỉ tiêu chất lượng giống hoa lily Sorbonne 61 3.2.6 Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne 63 3.2.7. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến độ bền hoa lily Sorbonne 64 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến năng suất chất lượng hoa lily Sorbonne. 66 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne 66 3.3.2. Ảnh hưởng của cỡ củ trồng đến số lá cây của giống hoa lily sorbonne 3.3.3. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne 67 3.3.4. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến một số chỉ tiêu về hoa giống hoa lily Sorbonne 69 3.3.5. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các chỉ tiêu chất lượng giống hoa lily Sorbonne 70 3.3.6. Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên các cỡ củ 71 3.3.7. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến độ bền giống hoa lily Sorbonne 72 3.4. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm (tính cho 1 sào/vụ) 73 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77 1 Kết luận 77 2. Đề nghị 77 Tài liệu tham khảo Phụ lục

pdf113 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể-Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đối chứng dài hơn công thức phun GA3 1 ngày và công thức phun Atonik 2 ngày (35 ngày). Thời gian từ trồng đến 10% nụ thứ nhất có màu của các công thức ở cả 2 vụ đều có sự chênh lệch không đáng kể. Công thức phun Atonik thời gian nụ thứ nhất có màu 10% là sớm nhất ở cả 2 vụ (vụ 1: 96 ngày, vụ 2: 97 ngày), các công thức phun phân còn lại có thời gian nụ thứ nhất có màu 10% là tương đương nhau dao động từ 97 – 98 ngày. Cả 2 vụ thời gian từ trồng đến 50% nụ thứ nhất có màu của 3 công thức phun phân bón lá đều nhanh hơn công thức đối chứng 1 – 3 ngày. Từ trồng đến 80% số nụ có màu công thức phun Atonik là nhanh nhất. Vụ 1 công thức phun Atonik là 104 ngày nhanh hơn hai công thức phun Thiên Nông (105 ngày) và công thức phun GA3 (107 ngày) và đều nhanh hơn công thức đối chứng (109 ngày). Vụ 2, tác động của phân bón lá đến cây hoa lily có chiều hướng tương đương vụ 1. Thời gian 80% nụ thứ nhất có màu của công thức phun Atonik là sớm nhất (103 ngày) tiếp đến là công thức phun Thiên Nông và công thức phun GA3 (104 ngày), dài nhất là công thức đối chứng (105 ngày). Thời gian từ trồng đến 10% số cây ra hoa ở cả 2 vụ sớm nhất vẫn là công thức phun Atonik và muộn n hất vẫn là cô n g th ức đ ố i ch ứn g. Thời g ian từ trồng đến 50%, 80% số cây ra hoa ở tất cả các công thức cả 2 vụ đều có chiều hướng không đổi, thời gian sinh trưởng ngắn nhất vẫn là công thức phun Atonik (112 ngày ở vụ 1, 113 ngày ở vụ 2) và dài nhấ t vẫn là công thức đối chứng (114 ngày ở cả 2 vụ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 71 Nhìn chung ảnh hưởng của các loại chế phẩm KTST đã có tác động rõ rệt đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily. Công thức phun Atonik có tác dụng rõ rệt rút ngắn các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa dẫn tới thời gian sinh trưởng rút ngắn từ 2 - 3 ngày. Qua 2 vụ trồng và thí nghiệm phun phân bón lá tôi nhận thấy rằng tác dụng của công thức phun Atonik tác động đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa là ổn định qua 2 năm. 3.2.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily Sorbonne Để một giống hoa lily có năng suất,chất lượng cao thì ngoài việc chọn giống tốt, điều kiện ngoại cảnh phù hợp cần có các biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh sự phát triển của cây theo hướng có lợi nhất. Vì năng suất, chất lượng hoa không chỉ bị chi phối bởi đặc tính di truyền của giống mà còn chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh. Số nụ/cây và số hoa/cây là hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất, chất lượng hoa. Số nụ/cây và số hoa/cây không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Qua theo dõi ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily Sorbonne chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.11: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 72 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily Sorbonne Năm Chỉ tiêu Công thức Số nụ hoa (nụ/cây) Số hoa (hoa/cây ) Hoa loại 1 (%) Hoa loại 2 (%) Hoa loại 3 (%) 2006 – 2007 Đ/c 5,0 4,9 49,1 37,6 13,4 Atonik 6,0 5,9 72,5 15,6 11,5 Thiên Nông 5,4 5,3 65,5 20,6 13,9 GA3 5,3 5,1 65,9 20,2 13,9 CV (%) 7,3 2007 – 2008 Đ/c 6,3 6,2 - 69,5 21,8 8,7 Atonik 7,3 7,2* 90,7 5,3 4,0 Thiên Nông 6,2 6,1ns 81,0 11,9 7,1 GA3 6,8 6,5ns 88,3 4,2 7,5 CV (%) 6,1 LSD.05 0,79 Qua bảng số liệu 3.11 cho thấy: Số nụ/cây ở hai vụ trồng có sự khác biệt rất lớn (vụ 1 số nụ/ cây dao động từ 5 – 6 nụ, vụ 2 số nụ/cây dao động từ 6,2 – 7,3 nụ), tuy nhiên ở cả 2 vụ trồng công thức phun Atonik đều có số nụ/cây lớn nhất, vụ 1 công thức đối chứng có số nụ ít nhất nhưng ở vụ 2 công thức phun Thiên Nông có số nụ ít nhất. Số nụ/cây chưa thể hiện rõ nét tác dụng của chế phẩm KTST vì số nụ/cây phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống là phần nhiều, số hoa trên cây sẽ thể hiện chính xác hơn về tác dụng của chế phẩm KTST. Khi tiến hành xử lý thống kê tôi nhận thấy rằng ở vụ 1 số hoa/cây của công thức phun Atonik lớn hơn công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 73 thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, các công thức còn lại đều có số hoa/cây tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Vụ 2 công thức phun Atonik có số hoa/cây lớn hơn hẳn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, các công thức còn lại có số hoa/cây tương đương công th ức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Số hoa/cây nhiều hay ít sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng hoa và được thể hiện qua tỷ lệ % từng loại hoa (hoa loại 1 có trên 5 nụ, hoa loại 2 có từ 3 – 4 nụ, hoa loại 3 có số nụ/cây<3 nụ). Ta nhận thấy rằng công thức phun Atonik có tỷ lệ hoa loại 1 là lớn nhất ở cả 2 vụ (72,2% ở vụ 1 và 90,4% ở vụ 2), công thức đối chứng có tỷ lệ hoa loại 1 thấp nhất ở cả 2 vụ (49,2% ở vụ 1 và 69,9% ở vụ 2). Khi tiến hành thí nghiệm tôi nhận thấy tất cả các chế phẩm KTST đều có tác dụng tốt đến cây hoa lily, trong đó chế phẩm Aonik là có hiệu quả cao nhất trong việc xử lý làm tăng năng suất hoa lily Sorbonne tại Đồn Đèn – Ba Bể – Bắc Kạn. 3.2.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các chỉ tiêu chất lượng giống hoa lily Sorbonne Chất lượng hoa là một trong những chỉ tiêu không thể thiếu để cấu thành nên giá trị của cành hoa, do đó tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến chất lượng của giống hoa lily Sorbonne khi thực hiện đề tài. Qua theo dõi tôi thu được kết quả ở bảng 3.12: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 74 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các chỉ tiêu chất lượng giống hoa lily Sorbonne Đơn vị: cm Năm Công thức Chiều cao phân cành Kích thước lá Chu vi thân Đường kính hoa Chiều dài Chiều rộng 2006 – 2007 Đ/c 56,6 12,0 3,5 3,5 18,6 - Atonik 57,2 13,9 3,9 3,73 21,7* Thiên Nông 58,2 13,8 3,8 3,66 20,0ns GA3 58,3 13,5 3,9 3,64 20,5ns CV (%) 6,5 LSD.05 2,62 2007 - 2008 Đ/c 57,7 12,1 3,3 3,5 17,1 - Atonik 58,3 13,3 3,6 3,67 18,4* Thiên Nông 59,4 12,7 3,6 3,55 18* GA3 59,8 13,9 3,7 3,74 18,2* CV (%) 0,8 LSD.05 0,26 Qua bảng số liệu 3.12 cho thấy: Chiều cao phân cành của các công thức ở hai năm thí nghiệm có sự chênh lệch nhưng chiều hướng tác động của chế phẩm KTST đến chiều cao của các công thức là giống nhau. Cả hai vụ trồng hoa thì chiều cao của công thức phun GA3 đều cao nhất và thấp nhất là công thức đối chứng. Vụ 1 chiều cao phân cành của công thức phun GA3 (58,3cm), cao hơn công thức phun Thiên Nông (58,2cm), công thức phun Atonik Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 75 (57,2cm) và đều cao hơn công thức đối chứng (56,6cm). Vụ 2 chiều cao phân cành của công thức phun GA3 là cao nhất (59,8) tiếp theo là công thức phun Thiên Nông (59,4cm), công thức phun Atonik (58,3cm) và đều cao hơn công thức đối chứng (57,7cm). Qua 2 vụ trồng t a nhận thấy chiều dài và chiều rộng lá của các công thức thí nghiệm đều lớn hơn công thức đối chứng. V ụ 1 công thức phun Atonik có kích thước lá là lớn nhất (dài 13,9cm, rộng 3,9cm), tiếp đến là công thức phun Thiên Nông (dài 13,8cm, rộng 3,8cm), công thức phun GA3 (dài 13,5cm, rộng 3,9cm) cuối cù ng là công thức đối chứng (dài 12cm, rộng 3,5cm). Vụ 2 chiều hướng tác động của chế phẩm KTST lên các công thức có sự khác biệt so với vụ 1. Vụ 2 công thức phun GA3 có kích thước lá lớn nhất (dài 13,9cm, rộng 3,7cm), thấp nhất là công thức đối chứng (dài 12,1cm, rộng 3,3cm). Chu vi thân của các công thức có sự chênh lệch đáng kể giữa các công thức và giữa các vụ dao động từ 3,3 – 3,9cm cao nhất là công thức phun GA3 và thấp nhất là công thức đối chứng. Kết quả xử lý thống kê cho thấy: Đường kính hoa của công thức được phun chế phẩm KTST Atonik lớn hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, các công thức còn lại ở vụ 1 đều tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, trong khi đó ở vụ 2 thì tất cả các công thức phun chế phẩm KTST đều có đường kính hoa lớn hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Qua kết quả phân tích trên ta có thể nhận thấy rằng tác động của chế phẩm Atonik có hiệu quả tốt đến các chỉ tiêu chất lượng hoa là ổn đinh qua 2 năm, các chế phẩm KTST còn lại có tác dụng không đồng bộ và ổn định đến các chỉ tiêu chất lượng hoa qua 2 năm thí nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 76 3.2.6 Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne Bảng 3.13: Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne thí nghiệm Năm Công thức Bệnh hại (bệnh cháy lá) Sâu hại (rệp muội) Tỷ lệ bệnh (%) Mật độ sâu (con/m2) 2006 – 2007 Đ/c 22,4 215 Atonik 13,4 135 Thiên Nông 15,8 164 GA3 17,2 173 2007 - 2008 Đ/c 21,5 195 Atonik 12,6 154 Thiên Nông 14,7 175 GA3 15,3 168 Qua bảng số liệu cho thấy, tất cả các công thức đều xuất hiện bệnh cháy lá. Công thức phun Atonik có khả năng kháng bệnh tố t nhất ở cả 2 năm thí nghiệm (vụ 1:13,4%, vụ 2:12,6%), tiếp đến là công thức phun Thiên Nông(vụ 1: 15,8%, vụ 2: 14,7%) và công thức phun GA3 (vụ 1: 17,2%, vụ 2: 15,3%), công thức đối chứng bị nhiễm bệnh cao hơn ở cả 2 năm (vụ 1: 22,4%, vụ 2: 21,5%). Rệp muội gây hại ở tất cả các công thức, nhưng do phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nên rệp không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa. Qua theo dõi ở vụ 1 công thức phun Atonik bị rệp hại thấp nhất (135 con/m2), tiếp đến là công thức phun Thiên Nông (164 con/m2) và công thức phun GA3 (173 con/m2), cao nhất là công thức đối chứng (215con/m2). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 77 Vụ 2 công thức phun Atonik bị rệp hại thấp nhất (154 con/m2), tiếp đến là công thức phun GA3 (168 con/m2) và công thức phun Thiên Nông (175 con/m2), cao nhất là công thức đối chứng (195 con/m2). Qua 2 năm thí nghiệm sử dụng chế phẩm KTST trên giống hoa lily Sorbonne thì công thức phun Atonik cho khả năng kháng sâu bệnh tốt nhất. Bên cạnh các loại sâu bệnh hại trên thì còn một số bệnh sinh lý là bệnh vàng lá và rụng lá ở gốc do chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quá lớn, cần có các biện pháp che chắn để giữ nhiệt độ cho đất hạn chế rụng lá ở gốc làm ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ vật chất khô cung cấp dinh dưỡng cho cành hoa. 3.2.7. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến độ bền hoa lily Sorbonne Độ bền hoa là một trong những tiêu chuẩn để xuất khẩu chính vì vậy khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm KTST đến năng suấ t chất lượng hoa lily Sorbonne chúng tôi tiến hành theo dõi độ bền hoa ở các công thức thu được kết quả ở bảng 3.14: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 78 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các loại chế phẩm KTST đến độ bền giống hoa lily sorbonne Đơn vị: ngày Năm Công thức Độ bền hoa tự nhiên Độ bền hoa cắt cắm Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn 2006 – 2007 Đ/c 3,4 14,9 23,2 3,6 15,8 21,2 Atonik 5,7 15,3 25,3 5,1 14,4 22,4 Thiên Nông 3,9 15 23,2 3,5 14,6 22,,2 GA3 3,4 14,4 22,9 3,3 14,6 22,8 2007 – 2008 Đ/c 6,2 14,6 25,1 4,6 12,6 19,2 Atonik 7,4 16,1 26,3 5,8 14,9 22,4 Thiên Nông 6,2 15,1 25 4,7 13,9 22,6 GA3 5,2 14,1 22,7 4,2 14,1 22,6 Đối với phương pháp để hoa tự nhiên (độ bền hoa tự nhiên): Vụ 1 thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi nở bông đầu tiên của công thức phun Atonik là dài nhất (5,7 ngày), tiếp đến là công thức phun Thiên Nông (3,9 ngày), công thức phun GA3 và công thức đối chứng thấp nhất (3,4 ngày). Vụ 2 thời gian này dài hơn vụ 1 ở tất cả công thức thí nghiệm, tuy nhiên công thức phun Atonik có thời gian từ khi nụ 1 chuyển màu đến khi nở vẫn là dài nhất (7,4 ngày), công thức đối chứng bằng công thức phun Thiên Nông (6,2 ngày), công thức phun GA3 ngắn nhất (5,2 ngày). Qua 2 vụ ta thấy công thức phun Atonik hoa nở muộn hơn tất cả các công thức thí nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 79 Thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi hoa tàn bông đầu tiên của công thức phun Atonik là dài nhất, dài hơn công thức phun Thiên Nông, công thức phun GA3 và thấp nhất là công thức đối chứng ở cả 2 vụ. Vụ 1 thời gian bông đầu tiên tàn của công thức phun Atonik là 15,3 ngày, công thức phun Thiên Nông là 15 ngày, công thức đối chứng là 14,9 ngày, ngắn nhất là công thức phun GA3 14,4 ngày. Vụ 2 thời gian bông đầu tiên tàn của công thức phun Atonik là 16,1 ngày, công thức phun Thiên Nông là 15,1 ngày, công thức đối chứng là 14,6 ngày, ngắn nhất là công thức phun GA3 14,1 ngày. Thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi hoa tàn bông cuối cùng của công thức phun Atonik là dài nhất và công thức phun GA3 là ngắn nhất ở cả 2 vụ thí nghiệm. Hai công thức phun phân còn lại đều ngắn hơn công thức phun Atonik và dài hơn công thức phun GA3 Phương pháp cắt hoa cắm trong lọ nước sạch (độ bền hoa cắt cắm): Thời gian từ kh i cắt đ ến kh i nở bông đ ầu tiên của công thức phun Atonik là dài nhất ở cả 2 vụ trồng (vụ 1: 5,1 ngày, vụ 2: 5,8 ngày), công thức phun Thiên Nông (vụ 1: 3,5 ngày, vụ 2: 4,7 ngày), công thức đối chứng (vụ 1: 3,6 ngày, vụ 2: 4,6 ngày), công thức phun GA3 (vụ 1: 3,3 ngày, vụ 2: 4,2 ngày). Thời gian từ khi cắt đến khi tàn cả cành hoa của tất cả các công thức phun chế phẩm KTST đều dài hơn công thức đối chứng. Vụ 1 thời gian cành hoa tươi của công thức phun GA3 là dài nhất (22,8 ngày), thấp nhất là công thức đối chứng (21,2 ngày). Vụ 2 công thức phun GA3 và công thức phun Thiên Nông có độ bền hoa cắt tương đương nhau và dài nhất (22,6 ngày), công thức đối chứng thấp nhất (19,2 ngày). Qua 2 vụ thí nghiệm tôi nhận thấy rằng tất cả các công thức có phun chế phẩm KTST đều có độ bền hoa lâu hơn công thức đối chứng không phun. Tất cả các công thức có độ bền hoa tự nhiên cao hơn độ bền hoa cắt cắm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 80 Kết quả theo dõi tất cả các chỉ tiêu qua 2 năm tôi nhận thấy rằng : các công thức có phun chế phẩm KTST đều có tác dụng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của hoa lily, có tác dụng làm tăng chiều cao cây, tăng đường kính hoa, độ bền hoa… trong đó công thức phun Atonik là có tác dụng tốt hơn cả. 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến năng suất chất lượng hoa lily Sorbonne 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoa và là một trong những tiêu chuẩn xuất khẩu. Chiều cao cây phụ thuộc vào chiều dài lóng, số lá trên thân và điều kiện ngoại cảnh. Mỗi một cỡ củ trồng có số lá khác nhau dẫn đến số lóng khác nhau, do đó trong cùng điều kiện ngoại cảnh nhưng trồng với các cỡ củ khác nhau thì chiều cao cây khác nhau. Theo dõi chiều cao cây của các cỡ củ khác nhau của giống hoa lily Sorbonne từ khi mọc mầm đến khi chiều cao cây ổn định chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.15: Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne ở các cỡ củ khác nhau Đơn vị: cm Cỡ củ Số ngày sau trồng 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chu vi 16-18 12,4 26,6 44,9 64,2 79,4 93,3 98,4 101 104,6 108,6 Chu vi 18-20 (đ/c) 13,9 31,6 46,1 66,7 83,1 97,6 104,2 106,5 110,3 112,2 Chu vi 20+ 15,8 32,2 49,8 71,2 90,4 100,9 106,1 115,4 119,6 121,9 CV (%) 5,2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 81 Qua kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy: Sau trồng 10 ngày công thức trồng cỡ củ 20+ có chiều cao cây cao nhất (15,8cm), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (13,9cm) thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 (12,4cm). Những ngày sau các công thức thí nghiệm tăng chiều cao đồng đều và không có sự biến đổi thứ tự và đạt chiều cao tối đa sau trồng 100 ngày. Chiều cao tối đa của công thức trồng cỡ củ 20+ cao nhất đạt 121,9cm sau trồng 100 ngày, chiều cao của công thức trồng cỡ củ 18-20 đạt 112,3cm, thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16- 18 chiều cao cây cuối cùng đạt 108,6cm. 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến động thái ra lá của giống hoa lily Sorbonne Lá là bộ phận chính của cây để quang hợp biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành những chất cần thiết cung cấp cho mọi nhu cầu của cây trồng. Vì vậy thời gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá trên cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng hoa của cây. Qua theo dõi động thái ra lá của giống lily sorbonne thí nghiệm từ khi trồng đến khi bộ lá ổn định chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.16: Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng số lá của giống hoa lily Sorbonne ở các cỡ củ khác nhau Đơn vị: lá/cây Cỡ củ Số ngày sau trồng 10 20 30 40 60 70 Chu vi 16-18 3,9 20,1 29,4 38,4 45,7 47,3* Chu vi 18-20 (đ/c) 4,2 21,6 34,6 45,2 53,9 54,6- Chu vi 20+ 9,5 27,3 37,3 46,8 55,9 55,9ns CV (%) 5,1 LSD.05 6,1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 82 Qua kết quả thu được ở bảng 3.16 cho thấy: Sau trồng 10 ngày công thức trồng cỡ củ 20+ có số lá nhiều nhất (9,5 lá/cây), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (4,2 lá) thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16 -18 (3,9 lá). Sau trồng 20 ngày số lá của các công thức thí nghiệm tăng đồng đều và đạt tối đa sau trồng 70 ngày. Cao nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ đạt 55,9 lá, số lá của công thức trồng cỡ củ 18-20 54,6 lá, thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16 -18 số lá đạt 47,3 lá. Để có kết quả chính xác chúng tôi tiến hành xử lý thống kê và thu được kết quả sau: công thức trồng cỡ củ 16-18 có số lá/cây ít hơn công thức trồng cỡ củ 18- 20 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức trồng cỡ củ 18-20 và công thức trồng cỡ củ 20+ có số lá/cây tương đương nhau ở mức độ tin cậy 95%. 3.3.3. Ảnh hưởng của các cỡ củ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm của từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều khiển các biện pháp kỹ thuật để làm tăng năng suất chất lượng hoa. Kết quả theo dõi các g iai đoạn sinh trưởng, phát triển của các công thức cỡ củ khác nhau chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.17: Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne Cỡ củ Thời gian từ trồng đến ………………(ngày) Ra nụ Nụ thứ nhất có màu Nở hoa 10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80% Chu vi 16-18 27,3 28,7 31,3 103, 3 106, 3 108, 7 112 115 117, 7 Chu vi 18-20 26,7 28 30,3 101, 104, 107 110 112, 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 83 (đ/c) 3 3 3 Chu vi 20+ 25,7 27 29,3 101, 3 104, 3 106, 7 109 111, 7 114, 7 Qua kết quả thu được ở bảng 3.17 cho thấy: Thời gian từ khi trồng đến khi ra nụ 10% công thức trồng cỡ củ 16 -18 có thời gian dài nhất (27,3 ngày), công thức trồng cỡ củ 18-20 có thời gian 26,7 ngày, ngắn nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ thời gian từ trồng đến 10% số cây ra nụ là 25,7 ngày. Thời gian từ trồng đến khi ra nụ đạt tỷ lệ 50% của công thức trồng cỡ củ 16-18 vẫn dài nhất 28,7 ngày và ngắn nhất vẫn là công thức trồng cỡ củ 20+ chỉ mất 27 ngày. Thời gian 80% số cây ra nụ của công thức trồng cỡ củ 20+ là sớm nhất chỉ sau 29,3 ngày tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 mất 30,3 ngày, muộn nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 sau 31,3 ngày. Thời g ian từ kh i trồng đến kh i 10% nụ thứ nhất có màu của công thức trồng cỡ củ 16-18 là dài nhất (103,3 ngày), thời gian này cô ng thức trồng cỡ củ 18-20 và công thức trồng cỡ củ 20+ là tương đương nhau 101,2 ngày. Thời gian từ trồng đến khi 50% nụ thứ nhất có màu cũng tương tự như 10% nụ thứ nhất có màu, công thức trồng cỡ củ 18 -20 và công thức trồng cỡ củ 20+ là tương đương nhau là 104,3 ngày và ngắn hơn công thức trồng cỡ củ 16-18 công thức trồng cỡ củ 18-20 ngày (106,3 ngày). Thời gian từ khi trồng đến khi nụ thứ nhất có màu đạt tỷ lệ 80% của công thức trồng cỡ củ 16-18 là dài nhất (108,7 ngày), tiếp theo là công thức trồng cỡ củ 18-20 (107 ngày), ngắn nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ (106,7 ngày). Thời gian từ khi trồng đến khi nở hoa của các công thức thí nghiệm cũng biến động tương tự như khi ra nụ và nụ thứ nhất có màu. Thời gian từ trồng đến khi hoa nở đạt tỷ lệ 10%, 50%, 80% của công thức trồng cỡ củ 16-18 là muộn nhất tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 và sớm nhất là công thức trồng cỡ củ 20+. Điều này đồng nghĩa là thời gian sinh trưởng của công thức trồng cỡ củ 16-18 là dài nhất (117,7 ngày khi hoa nở đạt tỷ lệ 80% ), tiếp theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 84 là công thức trồng cỡ củ 18-20 (115 ngày khi hoa nở đạt tỷ lệ 80%), sớm nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ (114,7 ngày khi hoa nở đạt tỷ lệ 80%). 3.3.4. Ảnh hưởng của các cỡ củ trồng đến một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily Sorbonne Để một giống lily có năng suất,chất lượng cao thì ngoài các biện pháp kỹ thuật và điều kiện tối ưu cho cây sinh trưởng và phát triển thì cần chọn được giống hoa phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi sản xuất. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng củ giống đem trồng. Số nụ/cây và số hoa/cây là hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất, chất lượng hoa. Đối với sản xuất hoa lily hai chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào cỡ củ trồng do đó khi tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về hoa và thu được kết quả ở bảng 3.18: Bảng 3.18: Ảnh hưởng của các cỡ củ trồng đến một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily Sorbonne Chỉ tiêu Công thức Số nụ hoa (nụ/cây) Số hoa (hoa/cây) Hoa loại 1 (%) Hoa loại 2 (%) Hoa loại 3 (%) Chu vi 16-18 4,5 4,4* 18 69,5 12,5 Chu vi 18-20 (đ/c) 6,4 6,4- 82,4 16 1,6 Chu vi 20+ 8,0 7,9* 100 0 0 CV (%) 7,7 LSD.05 1,1 Qua bảng 3.18 cho thấy: Số nụ/cây và số hoa/cây của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt. Công thức trồng cỡ củ 16-18 có số nụ/cây thấp nhất chỉ đạt 4,6 nụ/cây, công thức trồng cỡ củ 18-20 có số nụ/cây đạt 6,4 nụ/cây, cao nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ đạt 8 nụ/cây. Khi tiến hành xử lý thống kê chỉ tiêu số hoa/cây tôi thu được kết quả sau: công thức trồng cỡ củ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 85 16-18 có số hoa/cây nhỏ hơn công thức trồng cỡ củ 18-20 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, đồng thời công thức trồng cỡ củ 20+ có số hoa/cây lớn hơn công thức trồng cỡ củ 18-20 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Số hoa/cây của công thức trồng cỡ củ 16-18 là thấp nhất đồng nghĩa là tỷ lệ hoa loại 1 của công thức trồng cỡ củ 16-18 rất thấp chỉ đạt 18%, hoa loại 2 chiếm 69,5%, hoa loại 3 chiếm 12,5%. Công thức trồng cỡ củ 18-20 có tỷ lệ hoa loại 1 chiếm 82,3%, loại 2 chiếm 16%, loại 3 chiếm 1,7%. Công thức trồng cỡ củ 20+ có số hoa/cây cao nhất đồng thời cũng là công thức có tỷ lệ hoa loại 1 cao nhất đạt 100%. 3.3.5. Ảnh hưởng của các cỡ củ trồng đến các chỉ tiêu chất lượng giống hoa lily Sorbonne Ngày nay người ta không chỉ quan tâm đến số lượ ng mà chất lượng hoa cũng được đánh giá rất cao. Chất lượng hoa được hình thành dựa trên các chỉ tiêu: chiều dài thân, màu sắc, kích thước hoa… Theo dõi ản h hưởn g của các cỡ củ đ ến chất lượn g g iốn g h o a lily Sorbonne vụ Thu Đông năm 2007 tại Ba Bể - Bắc Kạn chúng tôi thu được kết quả 3.19: Bảng 3.19: Ảnh hưởng của các cỡ củ trồng đến các chỉ tiêu chất lượng giống hoa lily Sorbonne Đơn vị: cm Công thức Chiều cao phân cành Kích thước lá Chu vi thân Đường kính hoa Chiều dài Chiều rộng Chu vi 16-18 50,13 13,03 3,6 3,1 18,4* Chu vi 18-20 (đ/c) 54,1 13,34 3,92 3,6 19,6- Chu vi 20+ 58,4 14,92 4,04 3,8 20,4ns CV (%) 2,5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 86 LSD.05 1,1 Qua bảng 3.19 cho thấy: Chiều cao phân cành của các công thức thí nghiệm có sự khác biệt rõ rệt. Chiều cao phân cành của công thức trồng cỡ củ 16-18 thấp nhất (50,13cm) tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (54,1cm), cao nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ (58,4cm). Chiều dài và chiều rộng lá của các công thức thí nghiệm biến động tỷ lệ thuận theo kích thước cỡ củ trồng. Cỡ củ trồng càng to thì kích thước lá càng lớn cả về chiều dài và chiều rộng. Công thức trồng cỡ củ 16-18 có kích thước lá nhỏ nhất (dài 13,03cm, rộng 3,6cm), công thức trồng cỡ củ 20+ có kích thước lá lớn nhất (dài 14,92cm, rộng 4,04cm). Chu vi thân của công thức trồng cỡ củ 16-18 là nhỏ nhất (3,1cm), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (3,6cm), lớn nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ (3,8cm). Qua đây có thể thấy các chỉ tiêu chất lượng hoa của các công thức thí nghiệm đều khá cao. Kết quả xử lý thống kê cho thấy: Đường kính hoa của công thức trồng cỡ củ 16-18 nhỏ hơn đường kính hoa của công thức trồng cỡ củ 18-20 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, tuy nhiên đường kính hoa của công thức trồng cỡ củ 18-20 là tương đương với công thức trồng cỡ củ 20+ chắc chắn ở m ức độ tin cậy 95%. 3.3.6. Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên các cỡ củ trồng Bảng 3.20 : Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne lily thí nghiệm Công thức Bệnh hại (bệnh cháy lá) Sâu hại (rệp muội) Tỷ lệ bệnh (%) Mật độ sâu (con/m2) Chu vi 16-18 14,3 193 Chu vi 18-20 (đ/c) 14,6 157 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 87 Chu vi 20+ 18,4 164 Qua bảng 3.20 cho thấy: Bệnh cháy lá xuất hiện ở các công thức cỡ củ. Công thức cỡ củ 16-18 bị thấp nhất (14,3%), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (14,6%), cao nh ất là công thức trồng cỡ củ 20+ (18,4%). Rệp gây hại chủ yếu vào giai đoạn ra nụ và phân cành phát sinh nhanh nhưng do phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nên rệp không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa. Công thức trồng cỡ củ 18-20 bị hại thấp nhất (157 con/m2), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 20+ (164 con/m2), cao nhất là công thức trồng cỡ củ 16 -18 (193 con/m2). 3.3.7. Ảnh hưởng của các cỡ củ đến độ bền giống hoa lily Sorbonne Lily thuộc loài hoa có độ bền hoa cao hơn rất nhiều so với các loài hoa khác. Theo dõi thời gian hoa tàn giúp chúng ta xác định thời gian bảo quản phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa. Độ bền hoa được tính từ khi nụ thứ nhất có màu trở đi. Theo dõi độ bền hoa của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 3.21 Bảng 3.21: Ảnh hưởng của các cỡ củ đến độ bền hoa lily sorbonne Đơn vị: ngày Cỡ củ Độ bền hoa tự nhiên Độ bền hoa cắt cắm Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn Chu vi 16-18 3,7 13,5 24,1 3,3 13,1 22,7 Chu vi 18-20 (đ/c) 4,1 13,7 26,3 3 13,6 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 88 Chu vi 20+ 3,4 14,3 27,8 3,4 14,3 27 Phương pháp để hoa tự nhiên (Độ bền hoa tự nhiên): Có thời gian từ khi nụ thứ nhất dưới gốc có màu đến khi nở bông đầu tiên của công thức trồng cỡ củ 20+ là 3,4 ngày, của công thức trồng cỡ củ 16-18 là 3,7 ngày đều sớm hơn công thức trồng cỡ củ 18-20 (4,1 ngày). Thời gian từ nụ thứ nhất có màu đến khi tàn bông đầu tiên của công thức trồng cỡ củ 16 -18 là 13,5 ngày, công thức trồng cỡ củ 18-20 là 13,7 ngày, đều thấp hơn công thức trồng cỡ củ 20+. Thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi tàn cả cành hoa của công thức trồng cỡ củ 16-18 và công thức trồng cỡ củ 18 -20 là 24,1 ngày và 26,3 ngày đều ngắn hơn công thức trồng cỡ củ 20+. Phương pháp cắt hoa cắm trong lọ nước sạch (độ bền hoa cắt cắm): Thời gian từ khi cắt đến khi nở bông đầu tiên của công thức trồng cỡ củ 18-20 là sớm nhất sau 3 ngày, tiếp theo là công thức trồng cỡ củ 16-18 sau 3,3ngày, công thức trồng cỡ củ 20+ sau công thức trồng cỡ củ 20+ 4 ngày. Thời gian từ khi cắt đến khi hoa tàn bông đầu tiên của công thức trồng cỡ củ 16-18 là 13,1 ngày, ngắn hơn công thức trồng cỡ củ 18 -20 (13,6 ngày) và đều ngắn hơn công thức trồng cỡ củ 20+ (14,3 ngày). Thời gian tàn cả cành hoa của công thức trồng cỡ củ 16-18 ngắn nhất (22,7 ngày), tiếp theo là công thức trồng cỡ củ 18-20 (26 ngày), cuối cùng là công thức trồng cỡ củ 20+ (27 ngày). Như vậy phương pháp để hoa tự nhiên có thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi tàn cả cành hoa của công thức thí nghiệm biến động từ 24,1 – 27,8 ngày, dài hơn so với phương pháp cắt hoa cắm trong lọ nước sạch (22,7 – 27 ngày). Qua thí nghiệm ta nhận thấy rằng độ bền của hoa lily tỷ lệ thuận theo kích thước củ giống đem trồng. Tuy nhiên trong quá trình theo dõi tôi nhận thấy rằng: mặc dù công thức trồng cỡ củ 20+ có số nụ nhiều nhất và độ bền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 89 hoa lâu nhất nhưng do số nụ hoa tương đối cao, dinh dưỡng trong cành hoa thì có giới hạn nên khi cắt hoa cắm trong lọ nước sạch những nụ hoa nở sau rất bé và xấu dường như không còn giá trị sử dụng. Chính vì vậy khi tiến hành theo dõi độ bền hoa tôi nhận định rằng số lượng hoa quá cao cũng không đồng nghĩa với tăng giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cành hoa. Từ các kết quả theo dõi trên cho chúng ta có thể sơ bộ kết luận rằng công thức trồng cỡ củ 18 – 20 mang lại giá trị cao nhất bởi có nó có sự kết hợp hài hoà giữa thân, lá và hoa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời đây là cỡ củ trồng có khả năng kháng sâu, bệnh t ương đối tốt. Công thức trồng cỡ củ 20+ có tỷ lệ hoa loại 1 cao nhất nhưng giá trị sử dụng không v ượt lên so với công thức trồng cỡ củ 18 – 20, đây lại là công thức có tỷ lệ cây bị bệnh cháy lá sinh lý nhiều (bệnh hay gặp khi trồng hoa lily) do đó chất lượng hoa không cao. Công thức trồng cỡ củ 16 -18 khi trồng trên địa phận Ba Bể do kích thước củ nhỏ lại trồng vào vụ Thu Đông nên giai đoạn phân hoá mầm hoa thường ánh sáng yếu nên số lượng nụ quá ít không, tỷ lệ hoa loại 1 thấp do vậy chất lượng hoa không cao. 3.4. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm (tính cho 1 sào/vụ) Trong cùng một điều kiện về giống, mật độ, đất đai, chăm sóc như nhau nhưng có sự sai khác ở công thức đối chứng không phun chế phẩm KTST và phân bón qua lá, còn ở mỗi công thức thí nghiệm khác lại được phun một loại phân bón lá hoặc một loại chế phẩm KTST khác nhau. Trong cùng một điều kiện chăm sóc nhưng trồng với các cỡ củ khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Qua hạch toán kinh tế chúng tôi thu được kết quả ở các bảng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 90 Bảng 3.22: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng phân bón lá của giống hoa lily Sorbonne Đơn vị: Đồng/sào Năm Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi Lãi do phân bón lá 2006 – 2007 Đ/c 182.756.64 0 88.450.000 94.303.640 - TQ1 186.773.440 88.474.000 98.299.440 3.995.800 TQ2 186.017.240 88.474.000 97.543.240 3.239.600 SG 185.667.000 88.510.000 97.157.000 2.853.360 2007 - 2008 Đ/c 188.946.52 0 88.450.000 100.496.52 0 - TQ1 196.476.680 88.474.000 108.002.680 7.506.160 TQ2 194.160.320 88.474.000 105.686.320 5.189.800 SG 194.661.800 88.510.000 106.151.800 5.655.280 Qua bảng 3.22 cho thấy: Sử dụng phân bón lá trên giống hoa lily Sorbonne đều cho hiệu quả cao hơn so với không phun. Năm thứ nhất công thức phun phân TQ1 đạt 3.995.800 đồng, tiếp đến là công thức công thức phun phân TQ2 đạt 3.239.600 đồng và công thức phun phân Sông Gianh đạt 2.853.360 đồng. Năm thứ 2, công thức phun phân TQ 1 đạt 7.506.160 đồng, tiếp đến là công thức phun phân Sông Gianh đạt 5.655.280 đồng,cuối cùng là công thức phun Thiên Nông đạt 5.189.800 đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 91 Qua 2 năm thí nghiệm sử dụng phân bón lá trên giống hoa lily Sorbonne thì công thức phun phân TQ1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi suất cao nhất). Qua bảng số liệu chúng ta cũng nhận thấy rằng vụ trồng lily năm thứ 2 cho hiệu quả cao hơn năm thứ nhất bởi vì năm thứ 2 cây hoa lily được trồng ở thời vụ sớm hơn (9/10/2007) năm thứ nhất (7/11/2006) do đó các giai đoạn đầu của cây hoa sinh trưởng và phát triển đều không bị rét đậm, rét hại gây hại mà chỉ bị ảnh hưởng một phần nhỏ ở giai đoạn cuối. Trong khi đó năm thứ nhất trồng hoa lily ở trà muộn nên hầu hết các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của điều kiện thời tiết. Chính vì vậy mà năng suất cũng như chất lượng hoa lily trồng năm thứ nhất thấp hơn năm thứ 2, điều này cũng đồng nghĩa là hiệu quả kinh tế thấp hơn. Bảng 3.23: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng chế phẩm KTST của giống hoa lily Sorbonne Đơn vị: Đồng/sào Năm Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi Lãi do KTST 2006 – 2007 Đ/c 182.756.64 0 88.450.000 94.303.640 - Atonik 188.866.92 0 88.525.000 100.341.92 0 6.038.280 Thiên Nông 186.335.64 0 88.510.000 97.825.640 3.522.000 GA3 186.431.16 0 88.470.000 97.961.160 3.657.520 2007 - 2008 Đ/c 188.946.52 0 88.450.000 100.496.52 0 - Atonik 195.505.56 0 88.525.000 106.980.56 0 6.484.040 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 92 Thiên Nông 192.202.16 0 88.510.000 103.692.16 0 3.195.640 GA3 193.818. 400 88.470.000 105.348.04 0 4.851.520 Qua bảng 3.23 Cho thấy: Khi sử dụng chế phẩm KTST trên giống hoa lily Sorbonne các công thức đề u cho hiệu quả cao hơn đối chứng. Năm thứ nhất, công thức phun Atonik đạt 6.038.280 đồng, tiếp đến là công thức phun GA3 đạt 3.657.520 đồng và công thức phun Thiên Nông đạt 3.522.000 đồng. Năm thứ hai, công thức phun Atonik đạt 6.484.040 đồng, tiếp đến là công thức phun GA3 đạt 4.851.520 đồng và công thức phun Thiên Nông đạt 3.195.640đồng. Qua 2 năm thí nghiệm phun chế phẩm KTST trên giống hoa lily Sorbonne thì công thức phun Atonik cho hiệu quả cao nhất (lãi suất cao nhất). Bảng 3.24: Sơ bộ hạch toán thu chi khi trồng các cỡ củ khác nhau của giống hoa lily Sorbonne Đơn vị: Đồng/sào Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi Chu vi 16-18 171.878.900 76.585.000 95.293.900 Chu vi 18-20 (đ/c) 194.287.680 88.525.000 105.762.680 Chu vi 20+ 199.000.000 100.465.000 98.535.000 Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy : công thức trồn g cỡ củ 1 8-20 cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi 105.706.960 đồng/sào/năm), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 20+ (lãi 98.535.000 đồng/sào/năm) và thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 (lãi 95.293.900 đồng/sào/năm). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 93 Qua quá trình chăm sóc, theo dõi và hạch toán kinh tế tôi nhận thấy công thức trồng cỡ củ 18 -20 có hiệu quả kinh tế cao nhất bởi vì công thức trồng cỡ củ này có chất lượng hoa tương đối tốt (tỷ lệ hoa loại 1 cao 82,3%), chi phí đầu vào (giá củ giống mua vào) không quá cao do đó hiệu quả kinh tế cao. Công thức trồng cỡ củ 20+ có tỷ cây hoa loại 1 đạt 100% nhưng giá củ giống cao, tỷ lệ cây bị bệnh cháy lá sinh lý cao nên khi hạch toán hiệu quả kinh tế không cao. Ngược lại công thức trồng cỡ củ 16 -18 có giá thành củ giống thấp nhưng chất lượng hoa thấp (tỷ lệ hoa loại 1 thấp: 18%) do đó khi hạch toán kinh tế hiệu quả kinh tế không cao. Căn cứ vào kết quả thí nghịêm cho ta thấy cỡ củ 18 – 20 là cỡ củ trồng mang lại hiệu kinh tế cao nhất khi trồng trong vụ Thu Đông ở Đồn Đèn – Ba Bể - Bắc Kạn. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận Sử dụng phân bón lá và chế phẩm KTST có tác dụng tốt đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne trồng tại Bắc Kạn. 1. Sử dụng phân bón lá TQ1 đem lại năng suất chất l ượng cao nhất (chiều cao cây: 101,6cm vụ 1 và 111,7 vụ 2 , số lá đạt 57,3-57,5 lá/cây, thời gian sinh trưởng: 111-114ngày, số hoa cao: 5,5 hoa/cây vụ 1 và 6,9 hoa/cây vụ 2, đường kính hoa lớn và khả năng kháng sâu, bệnh tốt nhất…), cao hơn so với sử dụng phân bón lá TQ2 và phân bón lá Sông Gianh. 2. Sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng Atonik đem lại năng suất, chất lưọng cao nhất, cao hơn so với sử dụng chế phẩm GA3 và chế phẩm kích phát tố hoa trái Thiên Nông. Khi sử dụng chế phẩm Atonik thì cây hoa lily có số lá cao nhất (61,5 vụ 1 và 57,6 vụ 2), thời gian sinh trưởng ngắn nhất(112- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 94 113 ngày), số hoa/cây lớn (5,9 hoa/cây vụ 1 và 7,2 hoa/cây vụ 2) , tỷ lệ hoa loại 1 cao hơn… dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. 3. Với điều kiện thời tiết khí hậu tại Đồn Đèn Ba Bể Bắc Kạn, trồng hoa lily sorbonne thì trồng cỡ củ 18-20 mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất bởi đây là cỡ củ trồn g có năng suất hoa cao, chất l ượng hoa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhất (chiều cao cây 112,2cm; 54,6 lá/cây; 6,4hoa/cây; thời gian sinh trưởng 115 ngày; đường kính hoa 19,6cm …). 2. Đề nghị - Sử dụng phân bón lá TQ1 kết hợp với chế phẩm KTST Atonik trong sản xuất hoa lily làm tăng năng suất, chất lượng của hoa lily sorbonne. - Sử dụng giống hoa lily Sorbonne với cỡ củ trồng 18-20 vào sản xuất trên địa bàn Bắc Kạn - Nghiên cứu khả năng giữ giống của giống hoa lily Sorbonne, kỹ thuật để giống nhằm giảm chi phí đầu vào. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Nguyễn Thị Lý Anh (2005), Sự tạo củ Lily in vitro và sự sinh trưởng của cây Lily trồng từ củ in vitro, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp Tập III số 5, Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội, tr. 349-353. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Quyết định số: 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007, Phê duyệt quy h oạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020. 3. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật-thực vật bậc cao, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tr. 446-448. 4. PhạmThị Mai Chinh (2007), Nghiên cứu sin h trưởn g, phát t riển và áp dụng biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa Lily tại Lạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 95 Sơn, Luận văn Thạc sỹ ngành trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 98 5. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn (2007), Niên gián thống kê tỉnh Bắ c Kạn năm 2006, Nxb Thống kê, tr. 42. 6. Phạm Tiến Dũng (2002), Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy tính bằng IRRISTAT 4.0 trên Window, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 58-64. 7. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004. Công nghệ trồng hoa mới cho thu nhập cao-Cây hoa Lily, Nhà xuất bản Lao động-xã hội, tr: 9-31; 58-76. 8. Nguyễn Thái Hà và CS (2003), Nghiên cứu sự phát sinh của In vitro cá c giống hoa lilium spp, Báo cáo hội nghị sinh học toàn quốc, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr. 875-879. 9. Đỗ Tuấn Khiêm (2007), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu khả năng thích ứng và xây dựng mô hình sản xuất một số loài hoa giá trị cao tại Bắc Kạn, Sở Công nghiệp-Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn, tr. 4-45. 10. Nguyễn Xuân Linh (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa , Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 11. Lê Quang Long, Hà Thị Lệ Ánh, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Từ điển tranh về các loài hoa. Nxb Giáo dục, tr. 249. 12. Lê Quang Long, Nguyễn Thanh Huyền, H à Thị Lệ Ánh, Nguyễn Thanh Tùng (2006), Từ điển tranh về các loài cây, Nxb Giáo dục, tr. 16. 13. Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh 2002 14. Đỗ Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễ n Thế Hùng, Hoàng Thị Bích Thảo (2004), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 30-32. 15. Trần Duy Quý và CS (2004), Giới thiệu một số giống hoa Lily mới nhập nội vào Việt Nam và khả năng phát triển chúng, Bản tin Nông nghiệp giống công nghệ cao số 6, Hà Nội, tr. 10-12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 96 16. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạnh (1994), 17. Nguyễn Văn Tấp (2009), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa Lily tại Ba Bể-Bắc Kạn, Luận văn Thạc sỹ ngành trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 18. Hà Thị Thuý, Đỗ Năng Vịnh, Dương Minh Nga, Trần Duy Quý (2005), Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh In vitro các giống hoa lilium spp, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia. 19. Nguyễn Văn Tới (2007), Ứng dụng Khoa học công nghệ trong sản xuất hoa tại Đà Lạt, Thông tin khoa học công nghệ số 3/2007, Sở khoa học công nghệ Lâm Đồng. 20. Viện bảo vệ thực vật, 2000. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 46-57. II. Tài liệu nước ngoài 21. AIPH. (2004), International statistics flower and plants. Institut für Gartenbauökonomie der Universität Hannover.Volume 52. 22. Buschman.J.C.M., Okubo.H., Miller.W.B., Chastagner.G.A. (2005), Globalisation-flower-flower bulds-buld flowers. Acta Horticulture, 673, pp. 27-33. 23. Chi. H.S., Straathof.Th.P., Löffer.H.J.M and Van Tuyl.J.M., 1999. In vitro pollen sellection for heat-tolerance in lilies. In : Anther from biology to biotechology, chapter 16. Eds.C.Clement, E. Pacini, J.-C. Audran, Spring, Berling. pp. 175-182. 24. De Hertogh.A.A., 1996. Marketing and research requirements for lilium in North America. Acta Horitculture. 414.p.17-24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 97 25. Kim.Y., 1996. Lily industry and research and native lilium species in the Korea. Acta Horticulture.414.p.69-80. 26. Murashige.T, and Skoog., 1962. A revised medium for rapid growth and bioassay with tobaco tissue culture. Physiol.Plant.15.p.473-497. 27. Okazaki.K., 1996. Lilium species native to Japan, and breeding and production of lilium. Acta Horticulture.414.p.81-92. 28. Jo Wijnands., 2005. Sustainable International Networks in the flower Industry Bridging Empirical Findings and Theoretical Approaches. ISHS.p.26-69. 29. Rhee.H.K., 2002. Improvement of breeding efficiency in interspecific hybridization of lilium.Ph.D thesis, Seoul National University.p118. 30. Rhee.H.K, Lim.J.H, Kim.Y.J, Van Tuyl.J.M., 2005. Improvement of breeding efficiency for interspecific hybirdization fo lilies in Korea. Acta Hortic. 673.p.107-112. 31. Van Tuyl.J.M, Van Holsteijn.H.C.M., 1996. Lily breeding research in the Netherlands.Acta Horticulture.414.p.35-45. 32. Yang Xiaohan, Liu Guangshu and Zhu Lu., 1996. 33. Roh.M.S., 1996. New production tecnology of lilium A review on propagation and forcing. Acta. 414. HS. p.219-228. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 98 PHỤ LỤC I SƠ BỘ HẠCH TOÁN THU CHI CỦA CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM I. Phần chi 1. Chi phí chung STT Hạng mục đầu tư ĐVT Số lượng Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Đồng) 1 Nhà lưới m2 360 110.000 4.950.000 2 Giống Củ 7.960 10.000 79.600.000 3 Phân chuồng kg 2.000 500 1.000.000 4 Phân hoá học kg 150.000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 99 5 Thuốc trừ sâu bệnh 250.000 6 Công lao động 2.000.000 7 Vật tư, điện nước 500.000 Tổng 88.450.000 2. Chi phí riêng STT Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Đồng) 1 TQ: 20-20-20 kg 2 12.000 24.000 2 TQ: 30-10-10 kg 2 12.000 24.000 3 Sông Gianh Gói 30 2.000 60.000 4 Atonik Gói 30 2.500 75.000 5 Thiên Nông Gói 4 15.000 60.000 6 GA3 Gói 4 5.000 20.000 7 Chu vi 16-18 Củ 7.960 8.500 67.660.000 8 Chu vi 18-20 Củ 7.960 10.000 79.600.000 9 Chu vi 20+ Củ 7.960 11.500 91.540.000 II. Phần thu Công thức Tổng chi Tổng thu Chi phí chung (1.000 đ) Chi phí riêng (1.000 đ) Hoa loại 1 (Cành) Đơn giá (1.000 đ) Hoa loại 2 (Cành) Đơn giá (1.000 đ) Hoa loại 3 (Cành) Đơn giá (1.000 đ) Năm 2006 – 2007 Đ/c 88.450 3.908,36 25 2.992,96 22 1.066,64 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 100 TQ1 88.450 24 4.393,92 25 3.184,0 22 382,08 18 TQ2 88.450 24 4.099,08 25 3.510,36 22 350,24 18 SG 88.450 60 4.003,88 25 3.589,96 22 366,16 18 Atonik 88.450 75 5.802,84 25 1.241,76 22 915,4 18 Thiên Nông 88.450 60 5.213,8 25 1.639,76 22 1.106,44 18 GA3 88.450 20 5.245.64 25 1.607,92 22 1.106,44 18 Năm 2007 - 2008 Đ/c 88.450 5.532,2 25 1.735,28 22 692,52 18 TQ1 88.450 24 7.218,24 25 581,08 22 111,44 18 TQ2 88.450 24 6.742,12 25 963,16 22 278,6 18 SG 88.450 60 6.789,88 25 963,16 22 206,96 18 Atonik 88.450 75 7.219,72 25 421,88 22 318,4 18 Thiên Nông 88.450 60 6.447,6 25 947,24 22 565,16 18 GA3 88.450 20 7.028,68 25 334,32 22 597 18 16 – 18 8.925 67.66 0 1.432,8 25 5.532,2 22 797,25 18 18 – 20 8.925 79.60 0 6.559,04 25 1.273,6 22 127,36 18 20+ 8.925 91.54 0 7.960 25 PHỤ LỤC II Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 101 * Khí hậu khu vực huyện Ba Bể tại thời vụ thí nghiệm Thời tiết khí hậu là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất cuối cùng của các loại cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Cây hoa lily cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, nó phụ thuộc và chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết khí hậu trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây. Đặc điểm thời tiết, khí hậu của huyện Ba Bể – Bắc Kạn qua hai vụ Thu Đông năm 2006 và 2007 được trình bày ở bảng sau: Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Thu Đông 2006 và 2007 tại Đồn Đèn - Ba Bể - Bắc Kạn. Tháng Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Lượng mưa (mm) Số ngày mưa Số giờ nắng 11/2006 21,3 82 64,4 5 136 12/2006 15,4 82 3,7 4 86 1/2007 14,3 79 3,4 7 54 2/2007 20,2 82 42,9 6 111 3/2007 20,7 83 21,5 6 57 10/2007 23,5 85 8,3 5 124 11/2007 17,7 83 12,2 4 156 12/2007 17,7 86 28,4 7 52 1/2008 13,3 83 4,8 7 74 (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Kạn, 2008) Qua bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình trong các tháng trồng hoa vụ Thu Đông năm 2006 (Tháng 11/2006 – tháng 3/2007) biến động từ 14,3 - 21,30C trong đó nhiệt độ tháng 11/2006 và tháng 2 – 3/2007 là thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây (>200C), tháng 12/2006 và tháng 1/2007 nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối thích (20 - 250C), đây là giai đoạn cây hoa lily phân hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 102 nụ và cũng là giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh nhất nên nhiệt độ thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hoa sau này. Ở vụ Thu Đông năm 2007 nhiệt độ trong các tháng trồng hoa (tháng 10/2007 - tháng 1/2008) là từ 13,3 - 23,50C. Nhìn chung nhiệt độ trong 3 tháng đầu vụ trồng hoa là thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển chỉ riêng nhiệt độ tháng 1/2008 là thấp có thể làm kìm hãm sinh trư ởng phát triển của cây tuy nhiên đây đã là giai đo ạn sinh trưởng cuối cùng của cây hoa nên nó đã không ảnh hưởng nhiều đến năng suất chất lượng hoa mà chỉ kéo dài thời gian sinh trưởng dẫn đến kéo dài thời gian thu hoạch hoa. Tóm lại, nhiệt độ trong những tháng đầu vụ trồng hoa lily (tháng 10 và 11) của cả 2 năm 2006 và 2007 đều rất thích hợp cho cây hoa sinh trưởng và phát triển. Đến giữa và cuối vụ trồng nền nhiệt độ trung bình trong các tháng nhìn chung là không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây tuy nhiên nhiệt độ không phân bố đều cho các ngày trong tháng và chênh lệch giữa ngày và đêm lớn nên có những đợt gió mùa, nhiệt độ thấp kéo dài hàng tuần đã gây bất lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt có những lúc nhiệt độ thấp trùng vào giai đoạn xung yếu của cây đã làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng hoa sau này. Độ ẩm tương đối thích hợp cho cây lily sinh trưởng và phát triển là 80 - 85%. ẩm độ trung bình các tháng trồng hoa cả hai năm khá phù hợp cho cây sinh trưởng, phát dục (năm 2006 ẩm độ biến động từ 79 - 83%, năm 2007 ẩm độ biến động từ 79 - 86%). Hầu hết ẩm độ các tháng dao động trong khoảng thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên ẩm độ tháng 12/2007 (86%) hơi ẩm hơn yêu cầu của cây có thể gây thui nụ và làm cho một số bệnh phát triển như: thối rễ củ, thối nõn, xoăn lá…. Ngư ợc lại tháng 1/2007 và tháng 2/2008 ẩm độ là 79% không nằm trong khoảng ẩm độ tối thích nhưng cũng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 103 Lượng mưa và số ngày mưa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây trồng ngoài trời, tuy nhiên toàn bộ diện tích trồng hoa lily thí nghiệm cũng như diện tích trồng hoa sản xuất đều được trồng trong nhà có mái che nilon nên sự sinh trưởng của cây không phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Lily là cây cần ánh sáng ngày dài, nó cần 10 - 15h chiếu sáng mỗi ngày. Trong giai đoạn phân hoá mầm hoa nếu ánh sáng yếu, trời nhiều mây mù sẽ làm giảm số lượng đầu bông/cành. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh cháy lá ở lily do đó số giờ nắng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hoa sau này. Số giờ nắng trong các tháng trồng hoa nhìn chung là không cao do vậy đã kéo dài thời gian sinh trưởng từ trồng đến ra hoa và đặc biệt có tháng1/2007 và tháng 12/2007 số giờ nắng <55h đã có tác động xấu làm giảm năng suất và chất lượng hoa như: cháy lá, rụng nụ… do đó vào mùa đông nếu có điều kiện thì chiếu sáng bổ sung cho cây 4h/ngày, 20w/m2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11LV09_NL_TTPhanThiDung.pdf
Tài liệu liên quan