LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn trên thế giới cũng như ở Việt Nam giữ một vai trò rất
quan trọng, được phát triển ở hầu khắp các nước trên thế giới. Sở dĩ lợn có thể
phát triển một cách dễ dàng là do nó có nhiều đặc tính ưu việt: ăn tạp, chi
phí/1kg tăng khối lượng thấp, sức chịu đựng tốt với các điều kiện vệ sinh
chăm sóc khác nhau, chu kỳ sinh sản ngắn và tốc độ tăng trưởng nhanh, nên
khả năng cho sản phẩm rất lớn. Mỗi năm, 1 nái có thể đẻ từ 2 đến 2,4 lứa và
lượng thịt lợn được sản xuất từ một lợn nái cũng rất cao, có thể đạt tới 2
tấn/năm. Mặt khác, thịt lợn giàu dinh dưỡng, phẩm chất tốt, dễ chế biến, phù
hợp với khẩu vị của đa số người tiêu dùng, nên mức tiêu thụ rất cao. Lượng
thịt lợn tiêu thụ trên thế giới tương đương với thịt bò, ở mức khoảng 40%
tổng lượng thịt (FAO). Ở Việt Nam, thịt lợn là nguồn thực phẩm chính.
Ngoài việc cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng, thì chăn nuôi lợn
còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt, khí biogas
phục vụ sinh hoạt ở nông thôn, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến, thuộc da .
Trước sức ép của thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế, cũng như các
ngành khác, ngành chăn nuôi lợn cũng có sự cạnh tranh xuất khẩu rất khắt
khe, đòi hỏi về số lượng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Từ
thực tế đó, Nhà nước đã và đang có những chính sách phát triển ngành chăn
nuôi lợn, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, theo hướng phát triển
chăn nuôi lợn công nghiệp, thực hiện nhập khẩu một số giống lợn ngoại cao
sản trên thế giới như Landrace, Yorkshire, Doroc, Pietrain ., cải tiến giống
lợn nội và nâng cao năng suất, tăng nhanh số lượng thịt lợn, đồng thời nâng
cao chất lượng thịt, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các nhà
khoa học đã nghiên cứu lai tạo thành công giống lợn ngoại với một số lợn nội
tạo ra tập đoàn các giống lợn ngoại và lợn lai tại Việt Nam đáp ứng với tình hình
phát triển chăn nuôi lợn đa dạng, phù hợp với các vùng sinh thái của nước ta.
Bên cạnh việc quan tâm phát triển các giống lợn ngoại, lợn cao sản, thì
con lợn nội ít được đầu tư, chưa có những chính sách, định hướng cụ thể để
phát triển. Lợn nội chỉ được phát triển trong kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, mang
tính tự cung tự cấp, không có sự đầu tư thoả đáng để có thể phát triển thành
hàng hoá. Chúng được nuôi phổ biến ở nông thôn, vùng miền núi và thực sự
đã trở thành loài vật nuôi lâu đời nhất, gần gũi đối với người dân Việt Nam.
Nước ta có tới hơn 60 giống lợn nội, chúng phân bố rộng khắp ở các vùng
sinh thái. Tại mỗi vùng đều có những giống lợn địa phương đặc trưng cho
vùng và thị hiếu riêng của cộng đồng vùng đó. Các giống lợn này đều có
chung đặc điểm là thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, chịu đựng kham khổ
tốt, thành thục sớm. Hiện nay, một số giống lợn nội đang có nguy cơ bị tuyệt
chủng như: lợn Ỉ, số lượng lợn nội ngày càng giảm, trong khi đó, nhu cầu về
thịt lợn nội ngày càng tăng. Lợn Bảo Lạc là một nhóm giống địa phương, có
vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân khu vực miền núi
vùng cao. Mặc dù còn một số hạn chế về tầm vóc và khả năng sinh sản,
nhưng nhóm giống lợn này có nhiều ưu việt như khả năng thích nghi với điều
kiện tự nhiên, tập quán và trình độ sản xuất của người dân, chất lượng thịt
thơm ngon, được người dân ưa chuộng
Trong xu thế hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày càng được
nâng cao, nhu cầu ăn không chỉ dừng lại ở no và đủ, mà hướng tới chất lượng,
an toàn. Thịt lợn Bảo Lạc cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó. Trải
qua quá trình lịch sử lâu đời, con lợn bản địa vẫn tồn tại và phát triển cùng với
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc cho đến ngày nay. Tuy
nhiên, lợn Bảo Lạc còn bị hạn chế bởi tầm vóc nhỏ, khả năng sinh trưởng
chậm, đó là hậu quả của phương thức chăn nuôi lạc hậu. Các nghiên cứu về
đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của chúng còn ít và thiếu hệ thống.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được tập quán chăn nuôi lợn của người dân địa phương.
- Xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn
Bảo Lạc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học và khả năng sản
xuất của lợn Bảo Lạc, để từ đó làm tiền đề cho việc hoạch định những định
hướng, chính sách phát triển chăn nuôi lợn bản địa tại địa phương, đồng thời
góp phần làm cơ sở cho việc bảo tồn nguồn gen lợn Bảo Lạc.
Đề tài đóng góp thêm những số liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu
và giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và Viện nghiên cứu.
Định hướng cho người dân chăn nuôi lợn nội chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm và phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài . 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 4
1.1.1. Cơ sở về việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn . 4
1.1.2. Tập tính của lợn 6
1.1.3. Đặc điểm về sự thích nghi của lợn 8
1.1.4. Đặc điểm ngoại hình, thể chất của lợn 8
1.1.5. Đặc điểm về sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 9
1.1.6. Đặc điểm sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái . 16
1.1.7. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học ở lợn 27
1.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam . 29
1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới 29
1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước 32
1.3. Vài nét về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc, tỉnh
Cao Bằng 37
Chương 2: ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 39
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu . 39
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 39
2.3. Nội dung nghiên cứu . 39
2.5.5. Phương pháp xác định thành phần hoá học của thịt nạc 45
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 46
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 47
3.1. Tình hình phát triển và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc . 47
3.1.1. Biến động về số lượng và phân bố đàn lợn qua 3 năm (2006 - 2008)
của huyện Bảo Lạc 47
3.1.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra của huyện Bảo Lạc . 49
3.1.3. Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc 51
3.2. Một số đặc điểm sinh học của lợn Bảo Lạc 55
3.2.1. Đặc điểm ngoại hình các nhóm lợn theo màu sắc lông 55
3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc . 58
3.3. Khả năng sản xuất của lợn nái Bảo lạc . 60
3.4. Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 83
1. Kết luận . 83
2. Đề nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 90
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, lông thưa và thô, đầu to, mõm nhỏ và dài, tai nhỏ và nhọn có nếp nhăn to,
ngắn ở miệng (Võ Văn Sự, 2004) [41]. Điều đó có thể cho thấy sự khác biệt với
một số giống lợn nội khác. Đó là nét đặc trưng của con lợn Bảo Lạc.
3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc
Máu là tấm gương phản ánh tính trạng sức khoẻ của cơ thể, phản ánh
phẩm giống. Để xác định được tình trạng sức khoẻ, phẩm chất của giống và
khả năng miễn dịch, sự thích nghi của lợn Bảo Lạc chúng tôi tiến hành lấy
mẫu máu Lợn Bảo Lạc ở 3 lứa tuổi khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng
3.4. như sau:
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc
Tuổi
lợn
(tháng)
Số lƣợng
HC
(Triệu/mm3)
Hemo-
globin
(g%)
Số lƣợng
BC
(Nghìn/mm
3
)
Công thức bạch cầu (%)
Lympho
Bào
BCTT
BC đơn
nhân lớn
BC ái
toan
4
(n = 3)
6,55 11,03 17,63 59,73 31,5 6,77 2,0
8
(n = 3)
6,81 11,23 22,30 57,57 31,8 6,63 4,0
12
(n = 5)
7,47 13,48 22,78 59,28 26,6 12,52 1,6
T.bình 6,94 11,91 20,90 58,86 29,97 8,64 2,53
Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy: Số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc
tố (Hb) của lợn Bảo Lạc tăng dần theo tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
- Số lượng hồng cầu tăng dần theo tháng tuổi, lúc 4 tháng tuổi là 6,55
triệu/mm3 , đến 12 tháng tuổi là 7,47 triệu/mm3 , trung bình là 6,94 triệu/mm3 .
Khi so sánh với kết quả của Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006)[44]đưa
ra: Lợn lớn 5,0 triệu/mm3 máu, lợn con 4,5 – 5,8 triệu/mm3 máu, Lợn Móng
Cái 5 – 6 triệu/mm3 máu, Lợn Lang Hồng 5,2 – 5,8 triệu/mm3 máu. Điều này
cho thấy số lượng hồng cầu lợn Bảo Lạc thay đổi theo tuổi, ở tuổi càng cao số
lượng hồng cầu càng tăng. Đồng thời kết quả này cũng thể hiện sự thích nghi
của của giống với điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng miền núi cao, với độ
cao trung bình 1000 m so với mực nước biển và nhiệt độ trung bình/năm là
21,9
0
C, lúc nhiệt độ thấp nhất xuống tới 5 0 C. Chính vì vậy số lượng hồng
cầu của lợn Bảo Lạc tăng cao hơn sơ với một số giống lợn nội khác ở vùng
thấp như lợn Móng Cái, lợn Lang Hồng. Khi di chuyển con giống từ vùng cao
xuống vùng thấp cần cho lợn thích ứng dần dần với điều kiện địa lý mới.
- Số lượng bạch cầu của lợn Bảo Lạc (20,9 nghìn/mm3 máu) cũng
tương đương với lợn Móng Cái (20 - 24 nghìn/mm3 máu), nhưng tỷ lệ lympho
bào (58,86%) cao hơn 11,26% so với lợn Móng Cái (47,6%) (Theo Nguyễn
Xuân Hoạt và CS, 1980) [18]. Điều đó cho thấy khả năng chống chịu bệnh tật,
sức đề kháng của lợn Bảo Lạc cao hơn hẳn so với lợn Móng Cái. Chính vì
vậy, lợn Bảo Lạc chịu đựng kham khổ tốt, chống chịu được với điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, ít mắc bệnh. Đó là
đặc điểm sinh học rất quý của lợn Bảo Lạc.
- Tỷ lệ bạch cầu trung tính (BCTT) của lợn Bảo Lạc (trung bình
29,97%) thấp hơn 16,1% so với lợn Móng Cái (46,1%), điều đó cho thấy, lợn
Bảo Lạc ít bị nhiễm vi khuẩn. Tuy vậy, tỷ lệ bạch cầu đơn nhân của lợn (trung
bình 8,64%) cao hơn 6,54% so với lợn Móng Cái (2,1%), điều này chứng tỏ
lợn Bảo Lạc nhiễm giun sán khá nặng, đặc biệt tuổi lợn càng tăng thì nhiễm
càng nhiều (12 tháng tuổi có tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn cao nhất (12,52%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Do tập quán chăn nuôi thả rông, lợn tự tìm kiếm thức ăn tự nhiên, nên dễ bị
nhiễm giun sán, làm cho khả năng sinh trưởng của lợn giảm.
Từ thực tế trên, cần khuyến cáo các hộ chăn nuôi định kỳ tẩy giun sán cho
lợn, sẽ góp phần nâng cao năng suất sinh trưởng và cho thịt của lợn Bảo Lạc.
3.3. Khả năng sản xuất của lợn nái Bảo lạc
Trong chăn nuôi lợn khả năng sinh sản là chỉ tiêu kinh tế quan trọng
quyết định đến sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Nó phản ánh
trình độ hiểu biết về kỹ thuật của người chăn nuôi. Khả năng sinh sản của lợn
được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sinh sản và tiềm năng tạo ra thế hệ
sau của phẩm giống. Khả năng sinh sản là sự kết hợp của di truyền và sự thích
nghi bởi các tác động của điều kiện tự nhiên môi trường sống. Để thấy được khả
năng sinh sản của lợn Bảo Lạc đang tồn tại và phát triển trong điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo dõi một
số chỉ tiêu sinh sản, kết quả như sau:
3.3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Bảo Lạc
Hoạt động sinh lý sinh dục là một đặc điểm sinh học hết sức quan trọng
trong việc duy trì nòi giống. Khả năng sinh sản của lợn nái phụ thuộc rất
nhiều vào đặc điểm sinh lý sinh dục. Tìm hiểu về đặc điểm sinh lý sinh dục ở
lợn không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa trong thực
tiễn sản xuất, để từ đó người chăn nuôi có thể áp dụng những biện pháp kỹ
thuật, nâng cao năng suất chăn nuôi. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục trên một số lợn cái tại một số hộ
chăn nuôi của huyện Bảo Lạc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái
Bảo Lạc (n =29 con)
STT Chỉ tiêu ĐVT
X
X m
1 Tuổi động dục lần đầu Ngày 165,38 ± 4,75
2 Khối lượng động dục lần đầu Kg 18,03 ± 0,73
3 Chu kỳ động dục Ngày 20,10 ± 0,35
4 Thời gian động dục Ngày 4,21 ± 0,10
5 Tuổi phối giống lần đầu Ngày 235,66 ± 7,19
6 Khối lượng phối giống lần đầu Kg 28,80 ± 1,06
7 Thời gian động dục lại sau đẻ Ngày 95,14 ± 5,93
Qua kết quả bảng 3.5 chúng tôi có nhận xét:
Tuổi động dục lần đầu của lợn cái Bảo Lạc là 165,38 ± 4,75 ngày (5,5
tháng). Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Kết quả
nghiên cứu của Lục Đức Xuân (1997) [60], tuổi động dục lần đầu của lợn
Lang Hạ Lang, Cao Bằng là 116 ngày và theo Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng
và CS (2005) [48], tuổi động dục lần đầu của lợn Ỉ là 120 - 135 ngày; Lợn
Móng Cái là 130 - 140 ngày thì lợn Bảo Lạc có tuổi động dục lần đầu muộn
hơn các giống lợn trên, nhưng lại sớm hơn lợn Mường Khương có tuổi động
dục lần đầu là 6 - 8 tháng (theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn
Phùng, 2004) [38].
Khối lượng động dục lần đầu của lợn Bảo Lạc là 18,03 ± 0,73 kg, thấp
hơn so với kết quả nghiên cứu trên các giống lợn khác của Phạm Hữu Doanh,
Lưu Kỷ (2006) [9], khối lượng động dục lần đầu của lợn Ỉ, Móng Cái là từ 20 - 25 kg.
Chu kỳ động dục của lợn Bảo Lạc là 20,10 ± 0,35 ngày, chu kỳ động
dục này ngắn hơn so với các giống lợn nội khác. Kêt quả nghiên cứu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
nhiều tác giả khác như: Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [9], chu kỳ
động dục của lợn nội là 18 - 21 ngày; Nghiên cứu của Trần Văn Phùng và CS
(2004) [38] đưa ra lợn Mường Khương có chu kỳ động dục là 27 - 30 ngày;
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Linh và CS đã dẫn theo Võ Văn Sự,
Lê Viết Ly (2001) [29] cho biết, lợn Móng Caí có chu kỳ động dục là 21
ngày, lợn Ba Xuyên 20,07 ngày.
Thời gian động dục của lợn Bảo Lạc là 4,21 ngày, gần tương đương với
kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999) [32], lợn Lang Hồng có thời gian
động dục là 3,4 ngày, chu kỳ động dục là 20 - 22 ngày. Thời gian động dục và
chu kỳ động dục của lợn cái huyện Bảo Lạc dài hơn so với lợn Lang Hạ Lang,
Cao Bằng, có chu kỳ động dục là 18,81 ngày và thời gian động dục là 3,81 ngày.
Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng phối giống lần đầu có liên quan
đến trình độ dân trí, điều kiện kinh tế và tập quán chăn nuôi địa phương bị
hạn chế, nên lợn Bảo Lạc có tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống
lần đầu tương ứng là 235,66 ± 7,19 ngày và 28,8 ± 1,06 kg. So sánh quy định
về khối lượng khi phối giống của lợn cái hậu bị lúc phối giống lần đầu khoảng
8 tháng với khối lượng đạt 40 - 45 kg đối với lợn nội là chấp nhận để phối
giống, theo Nguyễn Văn Đức (2005) [11]. Khối lượng phối giống lần đầu của
lợn Bảo Lạc chỉ bằng 64 - 72% khối lượng quy định. Tuy nhiên, với khối
lượng phối giống lần đầu như vậy, lợn Bảo Lạc vẫn sinh trưởng và sinh sản
bình thường. Do đặc điểm của giống và sự thích nghi với tập quán chăn nuôi,
nên đến giai đoạn này chúng chỉ sinh trưởng ở mức thấp. Tuy nhiên, cần phải
quan tâm tới tuổi phối giống và khối lượng phối giống lần đầu vì nó rất quan
trọng, liên quan đến chu kỳ kinh tế của đàn lợn nái, khi phối đúng thời điểm mà
lợn đã thành thục tính dục và đạt tới 2/3 khối lượng trưởng thành sẽ nâng cao
được năng suất sinh sản của lợn nái và nâng cao phẩm chất đời con.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Thời gian động dục lại sau đẻ phụ thuộc vào giống, tuổi, thể trạng gia
súc và chăm sóc nuôi dưỡng của người dân trong quá trình lợn nái nuôi con,
chỉ tiêu này của lợn nái Bảo Lạc là 95,14 ± 5,93 ngày, so với lợn Móng Cái có
thời gian động dục lại sau cai sữa là 6 ngày + thời gian cai sữa là 60 ngày (66
ngày), Trần Văn Thăng (1999) [43], lợn Bảo Lạc lại muộn hơn. Điều này chủ
yếu phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của người dân đối với lợn nái
nuôi con. 3 tuần đầu lợn nái được chăn với khẩu phần tốt hơn các loại lợn
khác, gồm bột ngô số lượng nhiều hơn và rau quả có nhựa, còn giai đoạn sau
khẩu phần nuôi dưỡng chung với cả đàn. Quá trình khảo sát cho thấy lợn nái
nuôi con bị hao mòn nhiều so với trước khi đẻ, đồng thời thời gian lợn con
theo mẹ kéo dài. Mặt khác, đa phần người dân chưa có sự chủ động tách con,
nên thời gian động dục lại sau đẻ chậm. Vì vậy, cần phải hướng dẫn cho
người dân chú ý chăm sóc tốt lợn nái nuôi con, để rút ngắn thời gian động dục
trở lại sau đẻ và tăng số lứa đẻ /năm.
Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nói lên khả năng phát dục của cơ thể
sớm hay muộn. Đó là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của một giống
gia súc. Qua kết quả nghiên cứu trên, nhìn chung, lợn Bảo Lạc khả năng
thành thục về sinh sản tương đối chậm.
3.3.2. Sức sản xuất của lợn nái sinh sản Bảo Lạc
Đánh giá sức sản xuất của lợn nái Bảo Lạc dựa vào một số chỉ tiêu như:
Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống sau 24h, số con còn sống tới cai sữa…. qua
đó mới biết được tiềm năng của phẩm giống và sự tác động của người dân
trong quá trình nuôi lợn nái ở địa phương. Chúng tôi tiến hành điều tra, theo
dõi một số chỉ tiêu sinh sản. Kết quả thể hiện ở bảng 3.6. như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu về sức sản xuất của lợn nái Bảo Lạc
TT Chỉ tiêu ĐVT n
X
X m
1 Số lợn sơ sinh/ổ con 29 7,65 ± 0,40
2 Khối lượng sơ sinh trung bình Kg/con 125 0,48 ± 0,01
3 Số con còn sống sau 24h/ổ Con 29 7,10 ± 0,34
4 Số con còn sống tới cai sữa/ổ Con 29 7,03 ± 0,35
5 Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi Kg 29 15,97 ± 1,03
6 Khối lượng toàn ổ 60 ngày tuổi Kg 29 35,30 ± 2,37
7 Sản lượng sữa Kg 29 80,56 ± 5,74
8 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 29 211,14 ± 6,35
9 Số lứa đẻ/nái/năm Lứa 29 1,74 ± 0,04
Ghi chú: Số thứ tự 2 (125 con = 29 ổ); Số thứ tự 7 (n = 29 ổ = 121 con)
Qua bảng 3.6 chúng tôi có nhận xét:
Số con sơ sinh/ổ của lợn nái Bảo Lạc là 7,65 ± 0,40 con. So với lợn
Móng Cái, số con sơ sinh/ổ là 10 - 12 con, lợn Sóc 6 - 10 con, theo Phạm
Hữu Doanh, Lưu Kỷ [9]. Kết quả của tác giả Lục Đức Xuân (1997) [60] số
con sơ sinh/ổ của lợn Hạ Lang - Cao Bằng là 8,88 con. Lợn Bảo Lạc so với
các giống lợn trên chênh lệch không nhiều, có thể phản ánh được tính đẻ
nhiều con của giống. Tuy nhiên, tính đẻ nhiều con còn phụ thuộc vào khả
năng phát hiện động dục cũng như năng lực phối giống của con đực. Nhưng
với điều kiện chăn nuôi miền núi, thì lợn nái Bảo Lạc đẻ tương đối sai và hầu
như phụ thuộc vào giống, còn bản thân người chăn nuôi chưa có tác động nhiều.
Khối lượng sơ sinh/con là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nói lên trình độ
kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn mẹ.
Khối lượng sơ sinh cao, thì lợn sẽ sinh trưởng nhanh ở các giai đoạn sau.
Giống có tầm vóc lớn, nhưng cho phối giống sớm, khi chưa đạt khối lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
quy định, thì khối lượng sơ sinh của con sẽ thấp, điều này phụ thuộc lớn vào
các biện pháp kỹ thuật của người chăn nuôi. Quy định của lợn nái nội có khối
lượng sơ sinh trung bình/con không nhỏ hơn 0,60kg/con được chọn làm
giống, Nguyễn Văn Đức (2005) [11]. Trong điều kiện chăn nuôi như ở Bảo
Lạc, thì khối lượng sơ sinh là 0,48kg/con là ở mức trung bình và tương đương
với khối lượng sơ sinh của lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng là 0,43kg/con (theo
Lục Đức Xuân, 1997) [60], cũng tương đương với lợn Ỉ là 0,45kg/con, (theo
Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 2006) [9], tương đương với khối lượng sơ sinh
của lợn Sóc là 0,40 - 0,45 kg/con (theo Lê Viết Ly, Võ Văn Sự, 2001), dẫn
theo Nguyễn Quang Linh và CS (2008) [29].
- Số con còn sống sau 24h: Phản ánh khả năng nuôi thai của lợn mẹ,
cũng như năng lực làm mẹ và trình độ chăm sóc quản lý của người chăn nuôi.
Lợn nái Bảo Lạc, chỉ tiêu này đạt khá cao 7,10 con (92,81% so với số con sơ
sinh/ổ). Trong qúa trình theo dõi và phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy, hầu như
các hộ chăn nuôi không có sự hỗ trợ lợn nái trong quá trình đẻ - Không có
người trực đẻ, và can thiệp khi cần thiết. Lợn nái trước khi đẻ tự tìm và chuẩn
bị ổ đẻ ở ngoài tự nhiên, tình trạng này dẫn đến lợn mẹ đè chết con, trong khi
đó, lợn con mới sinh ra còn yếu đã phải chống chịu với môi trường sống mới,
nhưng số con còn sống tới 24h vẫn đạt tỷ lệ cao. Điều đó chứng tỏ lợn có khả
năng thích nghi tốt, sức đề kháng cao, đó chính là do nguồn gen của giống lợn
Bảo Lạc quyết định.
Số con còn sống tới cai sữa/ổ: Là chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến
kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa và khả năng nuôi con của
lợn mẹ, chỉ tiêu này ở lợn nái Bảo Lạc khá cao 7,03 con (đạt 91,89%). Do
truyền thống chăn nuôi ở địa phương là thả rông, lợn con vẫn theo lợn mẹ tìm
kiếm thức ăn và bú sữa cho đến khi lợn nái có chửa. Tuy nhiên, một số ít hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
gia đình có kế hoạch thiến lợn con ở 2 - 3 tháng tuổi thì chủ động tách con và
nhốt lợn mẹ vào chuồng để chăm sóc nuôi dưỡng cho chu kỳ sinh sản tiếp
theo. Điều này cho thấy, đại bộ phận người dân chưa chủ động cai sữa cho
lợn con, mặt khác do điều kiện kinh tế và sự hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi
còn nhiều hạn chế, nên người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của
việc cai sữa sớm cho lợn là cần thiết. Kết quả về số con còn sống tới cai sữa/ổ
của lợn nái sinh sản Bảo Lạc là cao. So với lợn Móng Cái là tương đương,
mặc dù lợn Móng Cái ngày nay có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Trong khi đó
lợn nái Bảo Lạc vẫn sinh sống ở điều kiện vệ sinh kém, tình trạng bệnh phân
trắng lợn con không trầm trọng, khi phải nhốt lợn con thì khả năng bị nhiễm
bệnh phân trắng nhiều hơn so với lợn được thả rông, khi lợn bị nhiễm bệnh
phân trắng hầu như tự khỏi. Do đó, tỷ lệ lợn con sống tới cai sữa cao, mặt
khác thể hiện khả năng nuôi con khéo của lợn mẹ. Điều này cho thấy lợn Bảo
Lạc có sức đề kháng cao, được thích ứng với môi trường khắc nhiệt ngay từ
giai đoạn lợn con.
Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi: Thể hiện khả năng tiết sữa của lợn mẹ,
vì ở 21 ngày tuổi sản lượng sữa đạt cao nhất. Thông qua khối lượng toàn ổ 21
ngày tuổi của đàn con sẽ biết được sản lượng sữa của lợn mẹ. Ở lợn Bảo Lạc
khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi đạt 15,97 kg.
Khối lượng toàn ổ 60 ngày tuổi là 35,30 kg, khối lượng bình quân/con
là 5,02 kg thấp hơn lợn Móng Cái (6,5 - 6,8 kg/con) (theo Phạm Hữu Doanh,
Lưu Kỷ, 2006) [9], nhưng lại gần tương đương với lợn Hạ Lang (Cao Bằng)
có khối lượng bình quân là 5,9kg/con. Nói chung, chỉ tiêu khối lượng toàn ổ
lúc 60 ngày tuổi, so với một số giống lợn nội khác thì hơi thấp. Do tập quán
chăn nuôi quảng canh, hầu hết lợn được thả rông, lợn tự tìm kiếm thức ăn là
chính, nên phát triển chậm hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Khoảng cách lứa đẻ là số ngày tính từ lứa đẻ trước tới lứa đẻ sau. Qua
theo dõi, cho kết quả là 211,14 ± 6,35 ngày và số lứa đẻ/nái/năm là 1,7 lứa.
So với lợn Móng Cái có khoảng cách lứa đẻ là 165 - 175 ngày và số lứa đẻ là
2,1 - 2,2 lứa thì lợn Bảo Lạc thấp hơn.
Sản lượng sữa của lợn Bảo Lạc là 80,56 kg thấp hơn so với một số
giống lợn nội khác như lợn lang Hạ Lang Cao Bằng sản lượng sữa là 115,31
kg. Lợn nái Lang Hồng là 167,13 kg, (Theo Nguyễn Văn Mậu, 1997) [34]. Có
thể nói khả năng tiết sữa của lợn nái Bảo lạc là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như giống, tuổi và lứa đẻ, thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng. Trong thời gian
lợn chửa cho đến khi nuôi con, lợn nái vẫn thả rông, chế độ ăn bình thường,
chung sống với cả đàn… Các tác động giữa môi trường thả rông phần lớn đều
ảnh hưởng đến sản lượng sữa của lợn nái Bảo Lạc thấp. Vì vậy, cần hướng
cho người dân có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý trong chăn nuôi lợn
nái sinh sản.
3.4. Khả năng sinh trƣởng và sức sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc
3.4.1. Sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ
* Sinh trưởng tích luỹ
Sinh trưởng tích luỹ của lợn con bú sữa là một chỉ tiêu quan trọng, giai
đoạn này, lợn có cường độ sinh trưởng cao, phù hợp với quy luật sinh trưởng
theo giai đoạn. Khả năng sinh trưởng của lợn con nói lên tốc độ phát triển của
cơ thể, phản ánh trình độ nuôi dưỡng, quản lý chăm sóc lợn con và ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt. Lợn con có tốc độ phát triển nhanh,
khối lượng lớn thì khả năng cho thịt sau này cao. Dựa vào các yếu tố này
chúng tôi tiến hành theo dõi sinh trưởng của lợn con Bảo Lạc, thông qua khối
lượng từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi. Kết quả thể hiện ở bảng 3.7 như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Bảng 3.7. Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi (kg/con)
Tuần tuổi n (con)
X
X m
SS 169 0,47 ± 0,08
1 166 1,03 ± 0,02
2 166 1,67 ± 0,04
3 162 2,23 ± 0,06
4 161 2,72 ± 0,07
5 161 3,23 ± 0,09
6 161 3,73 ± 0,10
7 161 4,18 ± 0,09
8 161 4,80 ± 0,11
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Khối lượng lợn con tăng dần qua các tuần
tuổi. Lúc sơ sinh khối lượng lợn con là 0,47 ± 0,08 đến 8 tuần tuổi đạt 4,80 ±
0,11 kg. Lúc 3 đến 4 tuần tuổi, lợn con sinh trưởng chậm, do lượng sữa mẹ
giảm nhanh, lợn con chưa biết ăn nên thiếu hụt về dinh dưỡng. Từ tuần 5 đến
tuần 7, sinh trưởng của lợn con chậm lại, do chưa hoàn toàn thích nghi với
thức ăn bên ngoài, lợn con hay bị tiêu chảy. Nhưng từ tuần 7 đến tuần 8 lại
tăng nhanh đáng kể từ 4,18 kg đến 4,8 kg, bởi giai đoạn này chúng đã hoàn
toàn thích nghi với thức ăn bên ngoài, và có hiện tượng sinh trưởng bù sau
thời gian khủng hoảng dinh dưỡng.
So với một số lợn nội khác: Lợn Móng Cái, lợn Sóc khối lượng sơ sinh
lần lượt là: 0,45 - 0,5 kg; 0,4 - 0,45 kg, theo Lê Viết Ly và Võ Văn Sự (2001)
(dẫn theo Nguyễn Quang Linh và CS, 2008) [29], thì khối lượng lợn Bảo Lạc
là tương đương. Nhìn chung, lợn con Bảo Lạc có khả năng sinh trưởng chậm.
Do chịu ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi là thả rông, lợn con hàng ngày
theo lợn mẹ tìm kiếm thức ăn ngoài tự nhiên, số lượng, chất lượng thức ăn thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
được rất ít. Hầu như lợn con không được người chăn nuôi cung cấp thức ăn
đầy đủ theo nhu cầu của chúng, mà chỉ ăn theo thức ăn của lợn mẹ. Đây là cơ
sở để có hướng phát triển và cải tạo chất lượng đàn con theo mẹ, nhằm tối ưu
hoá điều kiện chăn nuôi của địa phương một cách thiết thực nhất.
Sinh trưởng tích luỹ của lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi được minh
hoạ qua đồ thị 3.1
0
1
2
3
4
5
6
SS 1 2 3 4 5 6 7 8
Tuần tuổi
Kh
ối
lượ
ng
(k
g/
co
n)
Đồ thị 3.1: Sinh trưởng tích luỹ của lợn con
từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi
Đường biểu diễn khối lượng đi lên theo chiều tăng dần qua các tháng tuổi
* Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối
Trên cơ sở số liệu ở bảng 3.7 về sinh trưởng của lợn con qua các tuần
tuổi, chúng tôi tính toán được các chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối và tương đối,
để thể hiện rõ hơn khả năng sinh trưởng của lợn con Bảo Lạc. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn con
giai đoạn ss - 8 tuần tuổi
Giai đoạn
(tuần tuổi)
Sinh trƣởng tuyệt đối
(g/con/ngày)
Sinh trƣởng tƣơng đối
(%)
Ss – 1 80,00 74,66
1 – 2 91,43 47,41
2 – 3 80,00 28,72
3 – 4 70,00 19,80
4 – 5 72,86 17,14
5 – 6 71,43 14,37
6 – 7 64,29 11,38
7 – 8 88,57 13,81
T.bình 77,32
Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần
tuổi được minh hoạ qua biểu đồ 3.1 và đồ thị 3.2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
g/c
on
/ng
ày
SS-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 SS - 8
Giai đoạn
tuần tuổi
Biểu đồ 3.1: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
0
10
20
30
40
50
60
70
80
SS-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 Giai đoạn
tuần tuổi
%
Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tương đối của lợn con
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn ss - 8 tuần tuổi có cường độ
sinh trưởng cao ở giai đoạn đầu từ ss - 3 tuần tuổi, giao động từ 80,00 đến
91,43 g/ngày. Từ 4 tuần tuổi đến 7 tuần tuổi, mức tăng trọng giảm xuống biến
động trong khoảng 64,29 - 72,86 g/ngày. Đến tuần thứ 8 mức tăng trọng lại
tăng lên đến 88,57g/ngày. Ở 3 tuần đầu phần lớn lợn con được bú sữa mẹ đầy
đủ đồng thời sản lượng sữa mẹ đạt cao nhất, sau đó giảm dần, trong thời gian
này lợn con đang tập ăn thức ăn theo mẹ. Đến tuần thứ 8 lợn con thích nghi dần
với thức ăn của lợn mẹ, ngoài bú sữa lợn còn được cung cấp thêm thức ăn khác,.
nên giai đoạn này lợn con lại tăng trọng nhanh.
Sinh trưởng tương đối của lợn con giảm dần theo các giai đoạn tuần
tuổi, là hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc.
3.4.2. Sinh trưởng của lợn nuôi thịt Bảo Lạc
Đa số các hộ gia đình nuôi lợn thịt giai đoạn đầu đều thả rông, đến khi
vào mùa hoặc cần vỗ béo để phục vụ kế hoạch cần thiết trong gia đình mới
nhốt chuồng. Chúng tôi tiếp tục theo dõi khả năng tăng trọng của lợn thịt sau
giai đoạn lợn con của các ổ lợn tại các hộ gia đình được chọn theo dõi từ 3 đến
12 tháng tuổi, trước khi nuôi thịt, lợn đã được thiến. Để thấy rõ ảnh hưởng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
tập quán chăn nuôi đến sinh trưởng của lợn nuôi thịt Bảo Lạc, chúng tôi thể hiện
kết quả ở bảng 3.9. như sau:
Bảng 3.9. Khối lượng lợn nuôi thịt Bảo Lạc qua các tháng tuổi (kg/con)
Tuổi (tháng) n (Số con)
X
X m
3 137 8,80 ± 0,22
4 137 12,76 ± 0,28
5 135 17,02 ± 0,32
6 133 21,76 ± 0,36
7 133 26,19 ± 0,40
8 133 31,48 ± 0,41
9 133 36,87 ± 0,42
10 133 41,60 ± 0,42
11 133 46,56 ± 0,44
12 133 51,98 ± 0,44
Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy: Khả năng tăng khối lượng của lợn thịt tăng
dần theo các tháng tuổi. Lúc 3 tháng tuổi là 8,80 ± 0,22 kg, đến 12 tháng tuổi
đạt 51,99 ± 0,44 kg. Từ 3 tháng tuôỉ đến 5 tháng tuổi mức tăng trọng chậm,
trung bình là 4,32kg/tháng; Từ 6 đến 9 tháng mức tăng trọng nhanh hơn, trung
bình tăng trọng là 5,0kg/tháng. Các tháng tiếp theo mức tăng trọng cũng tăng, từ
tháng tuổi thứ 9 đến 12 tháng tuổi mức tăng trọng trung bình là 5,04kg/ tháng.
Những tháng đầu giai đoạn nuôi thịt, lợn chỉ phát triển dài ra, cao lên, từ 7
tháng tuổi trở đi lợn bắt đầu béo ra và tăng trọng nhanh hơn.
Khi so sánh với lợn Sóc lúc 12 tháng tuổi đạt 40,45kg, Trương Tấn
Khanh và CS (1999) [ 23] thì khối lượng lợn nuôi thịt Bảo Lạc ở lứa tuổi này
cao hơn, nhưng so với khối lượng lợn nuôi thịt Mường Khương, lợn Ba
Xuyên ở 12 tháng tuổi lại thấp hơn lần lượt là 69,31kg và 100,52kg (Theo Lê
Viết Ly, Võ Văn Sự, 2001), Dẫn theo Nguyễn Quang Linh và CS (2008) [29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Với tập quán chăn nuôi thả rông và nuôi nhốt tạm thời qua vụ gieo
trồng, bình quân lợn chỉ tăng khối lượng từ 4 đến 5 kg/tháng, nuôi đến 12
tháng tuổi lợn thịt chỉ đạt 51,98 kg/con. Do vậy, người dân thường nuôi kéo
dài, đến khi có việc mới giết mổ, họ coi đó là tài sản dự trữ khi cần thiết,
không tính đến hiệu quả kinh tế. Lợn được giết mổ thường ở tuổi từ 1 đến 2 năm.
Nhìn chung, lợn nuôi thịt trong hộ dân ở huyện Bảo Lạc có khả năng
tăng khối lượng thấp. Do ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi trong điều kiện
thả rông, lợn thịt được nuôi rông dài, chỉ được cung cấp thức ăn 2 bữa/ngày,
chất lượng khẩu phần thức ăn thấp, còn lại lợn tự kiếm thức ăn ngoài tự nhiên.
Tuy nhiên, khối lượng ở 12 tháng tuổi cũng đã có thể giết thịt.
Để thấy rõ hơn sự biến động về khả năng tăng khối lượng này chúng tôi
minh hoạ bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ sau:
0
10
20
30
40
50
60
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng tuổi
Kh
ối
lượ
ng
(k
g/
co
n)
Đồ thị 3.3: Sinh trưởng tích luỹ của lợn nuôi thịt
Qua đồ thị cho thấy, đường biểu diễn khối lượng cơ thể đi lên dần theo
các tháng tuổi.
Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc được thể
hiện qua bảng 3.10 như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc
Giai đoạn
(tháng tuổi)
Sinh trưởng tuyệt đối
(g/con/ngày)
Sinh trưởng tương đối
(%)
3 – 4 132,00 36,73
4 – 5 142,00 28,61
5 – 6 158,00 24,44
6 – 7 147,66 18,48
7 – 8 173,66 18,07
8 – 9 179,66 15,77
9 – 10 157,33 12,03
10 – 11 165,66 11,28
11 – 12 180,60 11,02
Qua bảng 3.10 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối được tăng dần qua các giai
đoạn tháng tuổi, tăng từ 132,0 g/ngày ở tháng tuổi thứ 3 lên 158g ở tháng tuổi
thứ 6, đến tháng tuổi thứ 7 tăng trọng giảm xuống còn 147,66g/ ngày. Ở giai
đoạn từ 3 đến 6 tháng sinh trưởng tuyệt đối tăng chậm nhất trong toàn giai đoạn.
Sở dĩ như vậy là do phần lớn lợn ở giai đoạn này hoàn toàn được thả
rông và được cung cấp thức ăn ít, nên phần nào ảnh hưởng đến khả năng tăng
trọng hàng ngày. Đến tháng tuổi thứ 9 sinh trưởng tuyệt đối lại tăng lên 179,66
g/ngày, đến tháng thứ 11 sinh trưởng tuyệt đối lại giảm xuống còn 165,66
g/ngày, đến tháng thứ 12 lại tăng lên và tăng cao nhất đạt 181g/ngày. Nhìn
chung, giai đoạn từ 9 - 12 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối tăng giảm thất
thường, nhưng sinh trưởng tuyệt đối lại cao hơn giai đoạn đầu. Đây có thể do
chịu ảnh hưởng của phương thức nuôi dưỡng, đa số ở giai đoạn tháng tuổi này
người dân đều có kế hoạch nhốt lợn để vỗ béo, giết thịt, lợn được nuôi nhốt hoàn
toàn và được chú ý nuôi dưỡng chăm sóc tốt hơn, nên khả năng sinh trưởng tuyệt
đối cao hơn giai đoạn đầu.
Sinh trưởng tương đối giảm dần theo thời gian từ 36,73% ở tháng tuổi thứ
3, giảm xuống 18,07% ở tháng tuổi thứ 8 và chỉ còn 11,02% ở tháng tuổi 12. Điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của gia súc. Từ kết quả trên
cho chúng tôi thấy, tuy tăng trọng cao ở giai đoạn sau, nhưng số lượng thức ăn cần
đáp ứng cao và tiêu tốn thức ăn nhiều. Vì vậy, nên giết thịt từ 12 tháng tuổi trở đi.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
g/c
on
/ng
ày
3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11-12
Giai đoạn
tháng tuổi
Biểu đồ 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc
0
5
10
15
20
25
30
35
40
3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11-12
Giai đoạn
tháng tuổi
%
Đồ thị 3.4: Sinh trưởng tương đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc
Qua biểu đổ và đồ thị trên cho thấy sinh trưởng tuyệt đối và tương đối
của lợn hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của gia súc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
3.4.3. Khả năng sinh trưởng của lợn cái hậu bị Bảo Lạc
Khả năng tăng khối lượng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức
độ sinh trưởng và phát dục của gia súc, khối lượng cơ thể ở các tháng tuổi
không chỉ quan trọng với lợn thịt, mà còn quan trọng đối với lợn cái hậu bị.
Việc lợn cái hậu bị tăng trọng nhanh sẽ có khả năng thành thục về tính sớm và
có thể rút ngắn tuổi phối giống lần đầu sớm hơn so với lợn cái hậu bị sinh
trưởng chậm. Để đánh giá khả năng sinh trưởng phát dục của lợn cái hậu bị
Bảo Lạc, chúng tôi đã tiến hành cân khối lượng ở các tháng tuổi. Kết quả
được thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Khối lượng lợn cái hậu bị qua các tháng tuổi (kg/con)
Tháng tuổi
n
(con) XX m
3 28 9,14 ± 0,53
4 28 13,27 ± 0,73
5 28 17,03 ± 1,04
6 28 20,82 ± 1,28
7 28 24,74 ± 1,53
8 28 29,08 ± 1,7
Kết quả bảng 3.11 cho thấy: Khả năng tăng khối lượng của lợn cái tăng
dần qua các giai đoạn tháng tuổi, nhưng tốc độ tăng trọng không cao. Ở 3 tháng
tuổi có khối lượng 9,14 kg, đến 6 tháng tuổi đạt 20,82 kg. Từ 6 - 8 tháng mức
tăng trọng cao hơn, ở 8 tháng tuổi đạt 29,08 kg. So với một số lợn nội khác như
Móng Cái lúc lợn 8 tháng tuổi đạt 64 kg, lợn Ỉ đạt 35 kg, Phạm Hữu Doanh, Lưu
Kỷ (2006) [9] thì lợn cái Bảo Lạc có khối lượng thấp hơn.
Nhìn chung, lợn cái hậu bị Bảo Lạc có khối lượng và khả năng tăng
trọng thấp, có thể do thời điểm theo dõi đề tài, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ
lạnh, trong đầu năm 2008 nhiệt độ xuống thấp đến 50C, đồng thời trong quá
trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn cái hậu bị không được chăm sóc nuôi dưỡng
riêng, mà hầu như được chung sống và ăn chung khẩu phần với lợn thịt khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
người chăn nuôi cung cấp thêm thức ăn tại chuồng. Do vậy, khả năng tăng
trọng của lợn cái không có sự chênh lệch đáng kể so với lợn thịt. Cần phải tư
vấn cho người dân về việc chăm sóc nuôi dưỡng đối với lợn cái hậu bị theo
chế độ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm nâng cao khả
năng sinh trưởng phát dục sớm cho đàn lợn.
Sinh trưởng tích luỹ của lợn nái hậu bị được minh hoạ qua đồ thị sau:
0
5
10
15
20
25
30
35
3 4 5 6 7 8 Tháng tuổi
Kh
ối
lượ
ng
(k
g/
co
n)
Đồ thị 3.5: Sinh trưởng tích luỹ của lợn cái hậu bị Bảo Lạc
Để thấy rõ hơn khả năng sinh trưởng của lợn nái hậu bị qua tháng tuổi.
Chúng tôi tiến hành tính toán khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối, kết
quả thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn nái hậu bị Bảo Lạc
Giai đoạn
(tháng tuổi)
Sinh trƣởng tuyệt đối
(g/con/ngày)
Sinh trƣởng tƣơng đối
(%)
3 - 4 137,66 36,86
4 - 5 125,33 24,82
5 - 6 126,33 20,03
6 - 7 130,66 17,21
7 - 8 144,66 16,13
3 - 8 132,93 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Qua bảng 3.12 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối ở giai đoạn 3 - 4 tháng
tuổi đạt 137,66 g/ngày, đến giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi lại giảm xuống 125,33
g/ngày. Ở giai đoạn này lợn cái hậu bị vẫn được thả rông theo đàn, lượng thức
ăn thu nhận được ít, thiếu dinh dưỡng, nên tốc độ sinh trưởng chậm và không
ổn định ở giai đoạn này. Từ giai đoạn tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 sinh
trưởng tuyệt đối tăng dần lên từ 126,33g/ngày lên đến 144,66 g/ngày. Ở giai
đoạn này lợn được chủ nuôi chú ý chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn để chuẩn bị
cho sinh sản. Sinh trưởng tương đối của lợn cái hậu bị cao ở 3 tháng đầu tiên,
sau đó giảm dần cho đến tháng tuổi thứ 8.
Mức độ tăng khối lượng tuyệt đối và tương đối của lợn cái hậu bị được
biểu thị qua biểu đồ và đồ thị sau:
115
120
125
130
135
140
145
g/c
on/
ngà
y
3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 Giai đoạn
tháng tuổi
Biểu đồ 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn cái hậu bị
0
5
10
15
20
25
30
35
40
3-4 4-5 5-6 6-7 7-8
Giai đoạn
tháng tuổi
%
Đồ thị 3.6: Sinh trưởng tương đối của lợn cái hậu bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Qua biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối và đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn
cái hậu bị đã thể hiện rõ sinh trưởng phát dục theo đúng với quy luật sinh trưởng của gia súc.
3.4.5. Khối lượng và một số chiều đo chính của lợn nái sinh sản Bảo Lạc
Bảng 3.13. Khối lượng và một số chiều đo chính của
lợn nái sinh sản Bảo Lạc
Chỉ tiêu
1 - 2 năm
(n = 22)
>2 - 3 năm
(n = 11)
> 3 - 4 năm
(n = 19)
> 4 năm
(n = 9)
Khối lượng (kg) 57,28 ± 3,03 74,77 ± 2,91 91,17 ± 6,62 82,53 ± 3,67
Vòng ngực (cm) 83,93 ± 1,43 92,09 ± 1,38 97,47 ± 2,33 95,22 ± 1,55
Dài thân (cm) 91,27 ± 1,83 100,27 ± 0,99 103,44 ± 2,11 106,89 ± 1,46
Cao vây (cm) 46,75 ± 0,76 50,27 ± 0,69 51,11 ± 0,79 54,29 ± 1,43
Vòng ống (cm) 13,68 ± 0,26 15,64 ± 0,28 15,79 ± 0,34 15 ± 0,35
Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy: Khối lượng lợn nái Bảo Lạc tăng dần qua
các năm. Giai đoạn từ >2 - 3 tuổi là 74,77 ± 2,91 tương đương với lợn Ỉ pha ở
lứa tuổi này có khối lượng 60 - 75 kg (Võ Văn Sự, 2004) [41], nhưng lại cao
hơn lợn nái Hạ Lang - Cao Bằng, Lục Đức Xuân (1997) [60] lúc 3 năm tuổi là
64,72 kg.
Đến các năm tuổi tiếp theo khối lượng đạt 91,17 ± 6,62 kg, từ >4 tuổi trở
lên khối lượng lại giảm xuống có 82,53 ± 3,67, ở giai đoạn tuổi này do lợn nái
đẻ được nhiều lứa và có sự hao mòn về thể vóc, nên khối lượng có thể giảm
xuống, nhưng chiều DT lại không giảm. Như vậy tốc độ tăng trọng tuyệt đối
tăng ở giai đoạn đầu, tăng 17,49 kg và 16,44kg, nhưng lại giảm xuống ở giai
đoạn sau, chỉ tăng 8,64kg.
Khi so sánh với khối lượng phối giống lần đầu là 28,80 kg thì thấy lợn
nái tiếp tục sinh trưởng và phát triển để hoàn thiện cơ thể, không những tăng
lên về mặt khối lượng, mà còn tăng lên về mặt thể tích và kích thước thể hiện
qua các chiều đo. Các chiều dài thân và vòng ngực đều tăng dần theo tuổi, từ
1 đến 4 năm tuổi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Vòng ngực: Từ 83,93 cm (1 - 2 năm) đến 97,47 cm (3 - 4 năm) và 95,22 cm (> 4 năm).
Dài thân: Từ 91,27cm (1-2 năm) đến 106,89 cm lúc >4 năm tuổi).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Trần Đình Miên (1975)
[35] khi con vật trưởng thành, sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh tế bào ở các
cơ quan tổ chức không nhiều lắm, chỉ béo ra và to thêm, nhưng chủ yếu là
tích luỹ mỡ, còn quá trình phát dục ở trong cơ thể thì ổn định. Lợn nái Bảo
Lạc có tăng lên ở các năm, nhưng đến giai đoạn cuối cũng chỉ là tích luỹ mỡ, quá
trình sinh trưởng chậm lại, phù hợp với sự phát triển chung của gia súc.
3.4.6. Sức sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc
Để đánh giá sức sản xuất thịt của của lợn Bảo Lạc nuôi theo phương
thức truyền thống, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát năng suất thịt. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát sức sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc ở 12
tháng tuổi (n = 4)
TT Chỉ tiêu ĐVT
X
X m
1 Khối lượng hơi kg 50,75 ± 1,89
2 Dài thân thịt cm 59,87 ± 0,87
3 Dày mỡ lưng cm 3,87 ± 0,54
4 Diện tích cơ thăn cm2 23,08 ± 3,06
5 Khối lượng móc hàm kg 40,20 ± 0,15
6 Tỷ lệ móc hàm % 79,56 ± 3,13
7 Khối lượng thịt xẻ kg 33,80 ± 0,94
8 Tỷ lệ thịt xẻ % 84,05 ± 2,13
9 Khối lượng thịt nạc kg 12,00± 0,62
10 Tỷ lệ thịt nạc % 35,50 ± 0,96
11 Khối lượng thịt mỡ kg 14,12 ± 0,67
12 Tỷ lệ thịt mỡ % 41,77 ± 0,89
13 Khối lượng xương kg 4,10 ± 0,13
14 Tỷ lệ xương % 12,22 ± 0,68
15 Khối lượng da kg 3,58 ± 0,30
16 Tỷ lệ da % 10,72 ± 1,17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Qua bảng 3.14 chúng tôi có nhận xét:
So sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả, thì lợn Bảo Lạc
cũng có một số chỉ tiêu về chất lượng thân thịt gần tương đương. Ở lợn
Mường Khương, tỷ lệ móc hàm là 78,85%, lợn Bảo Lạc chỉ tiêu này là tương
đương (79,56%) và tỷ lệ nạc thấp hơn (35,50%) (theo Lê Đình Cường và CS,
2004) [8]. Do lợn Mươn Khương được nghiên cứu trong khẩu phần ăn theo
tiêu chuẩn Việt Nam, trong điều kiện nuôi nhốt, nên tỷ lệ nạc cac hơn.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và CS (2005) [47]
về lợn Ba Xuyên, chỉ tiêu dày mỡ lưng là 4,35 cm, cao hơn lợn Bảo Lạc
0,48cm và diện tích cơ thăn ở lợn Ba Xuyên (21 cm2), thấp hơn so với lợn
Bảo Lạc 2,08 cm2.
Kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (2007) [33] về bảo tồn quỹ gen
lợn Lang Hồng cho biết: Khối lượng giết mổ ở 10 - 12 tháng tuổi là 50 - 60
kg, tỷ lệ nạc là 38 - 42% và tỷ lệ mỡ là 35 - 38% thì lợn Bảo Lạc chênh lệch
không đáng kể.
Nhìn chung, các chỉ tiêu về mổ khảo sát thân thịt của lợn Bảo Lạc ở
mức tương đối khá so với một số lợn nội Việt Nam. Điều đó chứng tỏ lợn
Bảo Lạc có khả năng sản xuất tương đối cao, chất lượng thịt thơm ngon,
nhưng chủ yếu thiên về hướng mỡ. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng cho thịt
của lợn Bảo Lạc, cần có biện pháp nghiên cứu về thức ăn có số lượng và
chất lượng phù hợp theo nhu cầu sinh trưởn của lợn nuôi thịt.
3.4.7 Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn
Để đánh giá phẩm chất thịt của lợn Bảo Lạc chúng tôi đã tiến hành lấy
mẫu thịt lợn giết mổ lúc 12 tháng tuổi để phân tích, kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
Bảng 3.15. Thành phần hoá học của thịt lợn Bảo Lạc (%)
(n = 4)
Chỉ tiêu XX m
Trung bình
Thịt thăn Thịt mông
VCK 27,43 ± 0,63 27,74 ± 0,60 27,58
Protein 19,80 ± 1,05 20,27 ± 0,71 20,03
Lipit 7,11 ± 0,17 4,38 ± 0,15 5,74
Khoáng TS 0,74 ± 0,07 0,83 ± 0,09 0,78
Kết quả ở bảng 3.15. cho thấy:
Các chỉ tiêu ở thịt thăn và thịt mông gần tương đương nhau, tuy nhiên
hàm lượng lipit ở thịt thăn cao hơn thịt mông, thịt thăn là 7,11% và thịt mông
4,38%, trung bình là 5,74%
So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân, Đinh Thu Hà,
2005 [59] cho thấy: Lợn Mẹo Phù Yên - Sơn La có hàm lượng vật chất khô
(27,37%); Protein (21,36%); Lipit (5,23%) tương đương với lợn Bảo Lạc.
Riêng hàm lượng khoáng tổng số (1,1%) cao hơn ở lợn Bảo Lạc chút ít.
Với điều kiện và tập quán chăn nuôi như ở Bảo Lạc, các chỉ tiêu trên
đạt tỷ lệ gần tương đương với một số lợn nội ở miền núi như Lợn Mẹo Phù
Yên – Sơn La.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Căn cứ vào những kết quả điều tra, theo dõi, khảo sát, chúng tôi đưa ra
một số kết luận sau:
- Người dân địa phương đều có chung tập quán chăn nuôi là thả rông và
nhốt chuồng tạm thời, thức ăn trong khẩu phần có số lượng và chất lượng
thấp, không quản lý đực giống, dẫn đến giao phối cận huyết.
- Về đặc điểm ngoại hình theo màu sắc lông: Lợn Bảo Lạc có 6 nhóm
lợn theo màu sắc lông đó là: Loại lông đen có 6 điểm trắng, có khoáy trán
chiếm tỷ lệ cao nhất 38,97% và loại dải lông trắng vắt quanh vai ngực chiếm
22,72. Hai nhóm lợn này chiếm phần lớn trong các hộ gia đình trong huyện.
Các nhóm khác chiếm tỷ lệ thấp.
- Chỉ tiêu huyết học đạt khá cao, tỷ lệ lympho bào trong máu chiếm tới
58,86% tổng số bạch cầu.
- Khả năng sinh trưởng chậm: Khối lượng lợn con lúc 8 tuần tuổi chỉ
đạt 4,80 kg. Lợn nuôi thịt 12 tháng tuổi chỉ đạt 51,98 kg. Lợn nái hậu bị lúc 8
tháng tuổi chỉ đạt 29,08 kg.
- Khả năng cho thịt của lợn Bảo Lạc tương đối cao. Tỷ lệ thịt xẻ đạt
84,05%%, tỷ lệ nạc là 35,50%, tỷ lệ mỡ là 41,77%.
- Thành phần hoá học của thịt lợn Bảo Lạc có tỷ lệ VCK 27,58%,
Protein 20,03%, Lipit 5,74%, thịt thăn có tỷ lệ lipit cao hơn thịt mông;
Khoáng tổng số 0,78%.
- Về đặc điểm sinh dục: Lợn nái hậu bị có tuổi động dục lần đầu là
165,38 ngày; Khối lượng động dục lần đầu là 18,03 kg; Chu kỳ động dục
20,10 ngày; Thời gian động dục 4,21 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 235,66
ngày; Khối lượng phối giống lần đầu là 28,80 kg; Thời gian động dục lại sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
đẻ là 95,14 ngày. Nhìn chung lợn cái Bảo Lạc về khả năng thành thục sinh
dục tương đối chậm.
- Khả năng sinh sản của lợn nái Bảo Lạc thấp: Số con sơ sinh/ổ là 7,65
con; Khối lượng sơ sinh trung bình là 0,48 kg; Số con còn sống tới cai sữa/ổ
là 7,03 con; Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi là 15,97kg; Khối lượng toàn ổ 60
ngày tuổi là 35,30 kg; Sản lượng sữa là 80,65 kg; Khoảng cách lứa đẻ là
211,14 ngày; Số lứa đẻ/nái/năm là 1,74 lứa.
2. Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp để chăn nuôi
lợn Bảo Lạc đạt hiệu quả cao, bằng hình thức quản lý lợn đực giống, không
cho giao phối cận huyết, đổi đực giống giữa các vùng để nâng cao sức sống đàn
con. Chọn lọc, nâng cao khối lượng lợn nái phối giống lần đầu. Qua đó xây dựng
mô hình trình diễn về chăn nuôi lợn Bảo Lạc có hệ thống, phù hợp với điều kiện
ở địa phương.
Nghiên cứu chọn lọc đàn lợn nái Bảo Lạc làm cơ sở cho việc sử dụng
làm đàn nái nền để lai tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng con giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc,
NXBNN, Hà Nội, tr.12.
2. Nguyễn Ân, Hoàng Giám, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Triệu Xuân
Thọ, (1983), Di truyền học động vật, NXBNN Hà Nội.
3. Đặng Vũ Bình (2007), “Lợn Việt Nam dưới mắt nhà khoa học”,
hoc/
4. Trịnh Bình, Phạm Phan Địch, Đỗ Kính (2004), Mô học, Nhà xuất bản Y
học Hà Nội.
5. Cục chăn nuôi (2006), Tình hình chăn nuôi của một số nước trên thế giới
và của Việt Nam. www.cucchannuoi.gov.vn/ccn cms/...../2006111014
6. Cục chăn nuôi (2008), “Kết quả sản xuất chăn nuôi lợn năm 2008”, Báo
cáo sản xuất chăn nuôi năm 2008 và định hướng phát triển năm 2009,
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com.
7. Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi, Cơ sở sinh học và biện pháp nâng cao năng
suất của lợn, NXBNN, Hà Nội, 1985, tr.79.
8. Lê Đình Cường, Lương Tất Nhợ, Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Thành
và CTV (2004), Báo cáo một số đặc điểm của giống lợn Mường Khương.
9. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con
tái bản lần thứ 3, NXBNN, HN, tr.5-6-41- 43- 44.
10. Trịnh Đình Đạt (2002), Di truyền chọn giống động vật, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Đức (2005), Nguồn gen giống lợn Móng Cái, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn - Viện chăn nuôi, NXB Lao động, Tr.23.
12. Dwane R.Zimmerman, e.dale purkhuer, jackw parkar (1996), Quản lý lợn
cái và lợn thịt hậu bị sinh sản để có hiệu quả, Pork industry Hambook, Hà
Nội, Tr.185.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
13. FAO World Food Outlook, 2008.
14. Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục, Khuất Văn An,
Phạm Thị Thuý (2007), “Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn thương
phẩm 3,4 và 5 giống ngoại nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ
Phương”, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, số 6 - 2007, Viện Chăn
nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT.
15. Trần Quang Hân (2004), “Một số kiểu hình di truyền các tính trạng năng
suất sinh sản lợn nái trắng Phú Khánh”, Tạp chí khoa học công nghệ và
phát triển nông thôn, số 2 - 2004.
16. Trần Thị Hân (2008), “Bảo tồn và phát triển nguồn gen giống lợn Vân Pa
tại Quảng Trị”, Bản tin KHCN và Kinh tế, Số 3 - 2008.
17. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2000), Thức ăn và
dinh dưỡng gia súc, giáo trình sử dụng cho cao học, NXBNN, Tr.111.
18. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức học Phôi thai học, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Hội chăn nuôi Việt Nam (2006), Cẩm nang chăn nuôi lợn, NXBNN, Hà
Nội, Tr.35.
20. J.F.LASLEY (1974), Di truyền học ứng dụng vào cải tạo giống gia súc,
Nguyễn Phúc Giác Hải dịch, NXB khoa học và kỹ thuật, HN, tr.134.
21. Johansson.L (1972), Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Đình
Trọng dịch, Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật I, II,
Nhà Xuất bản Khoa học kỹ thuật.
22. John R.Diehl, James R. D anion, Leif H. Thompson (1996), Quản lý lợn
nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả.
23. Trương Tấn Khanh (1999), Báo cáo thực hiện Bảo tồn nguồn gene vật
nuôi Việt Nam, Hà nội, 1999.
24. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ chế di
truyền chọn giống vật nuôi, NXBGD, Tr.87.
25. Trương Lăng (1996), Nuôi lợn gia đình, NXBNN, HN, Tr.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
26. Trương Lăng (1997), Sổ tay nuôi lợn, NXB Thanh Hoá, Tr.148.
27. Trương Lăng, Nguyễn Văn Thiện (1995), Sổ tay chăn nuôi lợn, gà, chó,
chim cảnh ở gia đình, NXBNN, Hà Nội, 1995.
28. Đỗ Ngọc Liên (1999), Miễn dịch cơ sở, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
29. Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt, Phùng Thăng Long (2008),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nguồn phát hành Đại học Nông nghiệp công bố
năm 2008.
30. Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanam (2006), Ảnh hưởng của tuổi phối
giống đậu thai lần đầu đến số con sinh ra còn sống trong sản xuất của lợn
nái, chăn nuôi số 5 - 2005.
31. Lê Viết Ly (1994), Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, một nhiệm vụ cấp bách
giữ gìn môi trường sống, Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi
ở Việt Nam, NXBNN, Hà Nội.
32. Lê Viết Ly (1999), “Bảo tồn quỹ gen lợn Lang Hồng, lợn trắng Phú
Khánh”, Chuyên khảo Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam - Tập I -
Phần gia súc, Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường, Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Viện Chăn nuôi.
33. Lê Viết Ly (2007), Bảo tồn quỹ gen lợn Lang Hồng, Bảo tồn nguồn gen
vật nuôi Việt Nam - Tập I - Phần Gia súc -Chủ biên-GS.Lê Viết Ly, Viện
chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT.
34. Nguyễn Văn Mậu (1997), “Một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát dục, khả năng
sản xuất của các giống lợn nái và lợn thịt tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”,
Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học nông lâm Thái Nguyên.
35. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ kính Trực (1975), Chọn giống và
nhân giống gia súc, Giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học Nông
nghiệp, NXBNN, Tr.50-51- 48- 127.
36. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995), chọn giống nhân giống vật
nuôi, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXBNN, tr.36-37.
37. Phòng thống kê (2008), Số liệu thống kê chăn nuôi năm 2008, Huyện Bảo
Lạc tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
38. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, NXBNN, tr.11-58.
39. Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển, nguyễn Quang Tuyên, Trần Văn Phùng
(1995), Giáo trình chăn nuôi lợn, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tr.134.
40. Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Thiện (1977), Giáo trình thực hành chọn
giống và nhân giống gia súc, NXBNN.
41. Võ Văn Sự (2004), Át lát các giống vật nuôi ở Việt Nam, NXBNN.
42. Võ Trọng Thành (2007), “Làm thế nào để đạt mục tiêu 30 lợn
con/nái/năm”, Trường ĐHNNI Hà Nội - Tạp chí chăn nuôi - số 6 năm
2007.
43. Trần Văn Thăng (1999), “Khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn nái
Móng cái và khả năng sản xuất của lợn thịt F1 nuôi tại huyện Phú Bình
tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học nông
lâm Thái Nguyên, 1999.
44. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học động vật,
NXBNN, 2006.
45. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo lợn, NXBNN,
Hà Nội, tr.42.
46. Nguyễn Thiện, Phan Địch Lân, Hoàng Văn tiến, Võ Trọng Hốt, Phạm Sỹ
Lăng (1996), Chăn nuôi gia đình và trang trại, NXBNN, Hà Nội.
47. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt
Nam, NXBNN, 2005.
48. Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ
Trọng Hốt (2005), Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại,
NXBNN, Hà Nội.
49. Nguyễn Văn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan
(1998), Giáo trình chăn nuôi lợn sau đại học, NXBNN, HN, tr.12-14
50. Trịnh Văn Thịnh (1978), Sổ tay chăn nuôi thú y, NXBNN, HN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
51. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN (2008), Giống vật nuôi - Quy trình khảo
nghiệm lợn nái sinh sản, Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT biên
soạn, Tổng cục tiêu chuẩn, Đo lường và chất lượng đề nghị, Bộ khoa học
và công nghệ công bố. www.vnast.gov.vn/
52. Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Dùng
trong các trường THCN, NXBHN, tr.18-19-151-154.
53. Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến và Đoàn Công
Tuân (2006), “Khả năng cho thịt của giống lợn nội Táp Ná”, Báo cáo
khoa học năm 2006, phần công nghệ sinh học và các ván đề kỹ thuật chăn
nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Viện chăn nuôi, Hà Nội, 2007.
54. Vũ Kính Trực (1994), “Cơ chế di truyền về khả năng sinh sản cao, đẻ sai
con của lợn, vị trí và chức năng của giống lợn Móng Cái”, Tạp chí chăn
nuôi, số 1, Tr.14.
55. Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Văn Đức (2008), “Năng suất sinh sản của
nhóm lợn Móng Cái MC 3000 và khả năng sản xuất của nhóm lợn Móng
cái 15 qua 4 thế hệ chọn lọc”, Viện chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT,
Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuô,i số 11 năm 2008.
56. Giang Hồng Tuyến (2009), “Nghiên cứu chọn lọc tính trạng số con sơ
sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái 3000, khả năng tăng khối lượng
và tỷ lệ nạc đối với nhóm lợn MC 15”, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp.
57. Trần Văn Tường và Nguyễn Quang Tuyên (2000), Giáo trình chăn nuôi
đại cương, NXBNN, HN, tr.68
58. Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Lạc (2005), Tổng quan huyện Bảo Lạc.
59. Trần Thanh Vân, Đinh Thu Hà (2005), “Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất
của lợn Mẹo nuôi tại huyện Phù Yên Sơn La”, Tạp chí chăn nuôi, số 1 -
2005.
60. Lục Đức Xuân (1997), “Một số chỉ tiêu của giống Lợn Lang huyện Hạ
Lang tỉnh Cao Bằng”, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại Học
Nông lâm Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh minh hoạ cho đề tài
Hình 3.1: Dải lông trắng
vắt quanh vai ngực
Hình 3.2: Đen có 6 điểm
trắng (khoáy trán trắng)
Hình 3.3: Nhóm lợn Đen có 6 điểm
trắng (lông thưa, da xám mỏng)
Hình 3.4: Khoang đen
trắng không cố định
Hình 3.5: Nhóm lợn đen tuyền
Hình 3.6: Nhóm lợn nâu đỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
.
Hình 3.7 Lợn nái nuôi con thả rông Hình 3.8.Đực con nhảy lợn mẹ
Hình 3.9.Chuồng nuôi lợn vỗ béo Hình 3.10. Thịt lợn Bảo Lạc
Hình 3.11. Chuồng nhốt chung cả đàn Hình 3.12. Lợn nuôi thịt vỗ béo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Hình 3.13. Chế biến thức ăn cho lợn
Hình 3.14.Chợ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và con giống Bảo Lạc
Hình 3.15. Lợn con thả rông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16LV_09_DHNL_CHANNUOI_MONG THI XUYEN.pdf