Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đối với giống vải Hùng Long tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Cây vải (Litchi Chinesis Sonn) thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae) có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Vải thiều là cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao với hương vị thơm ngon, nhiều chất bổ, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Quả vải chín có nhiều chất dinh dưỡng như đường, vitamin C và nhiều chất khoáng khác. Hoa vải hàng năm là nguồn nguyên liệu, nguồn phấn hoa cho người nuôi ong. Cây vải có bộ tán lớn, tròn tự nhiên hình mâm xôi, cành lá xum xuê quanh năm. Do vậy, cây vải không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi, tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi phía Bắc thuộc tỉnh Thái nguyên, Việt Nam. Khí hậu ở đây thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả, trong đó có cây vải. Tính đến năm 2008 diện tích cây vải lên tới 1496 ha, sản lượng đạt 6340 tấn với hơn 90% diện tích trồng vải Thanh Hà [22]. Tuy nhiên, sản xuất vải hiện nay trên địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn do giá thu mua vải quả vào lúc chính vụ thấp. Hiện nay trên địa bàn huyện bắt đầu trồng giống Hùng Long là giống vải chín sớm được phát hiện, tuyển chọn tại xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, giống vải này đã được công nhận là giống quốc gia năm 2000. Quả của giống Hùng Long chín sớm hơn vải Thanh Hà từ 2 - 3 tuần, giá bán trên thị trường thường cao hơn vải Thanh Hà do vậy được người tiêu dùng và các hộ nông dân ưa chuộng. Nhiều hộ nông dân có nhu cầu mở rộng diện tích và thay thế một phần diện tích trồng vải Thanh Hà để nâng cao hiệu quả kinh tế của vườn quả. Tuy nhiên, giống vải này có năng suất không ổn định do tỷ lệ số cây ra quả cách năm cao. Do vậy, để có thể phát triển giống vải Hùng Long tại huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái nguyên, Việt Nam nói chung cần có những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật nhằm khống chế lộc đông giúp cây ra hoa ổn định. Xuất phát từ thực tiễn của nhu cầu sản xuất trên địa bàn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đối với giống vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam”. Mục đích của đề tài 1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc của giống vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam. 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đến năng suất vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam Yêu cầu của đề tài + Theo dõi thời gian xuất hiện và sinh trưởng của các đợt lộc giống vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên, Việt Nam. + Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng lộc và năng suất vải + Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp khống chế lộc đông đến năng suất vải. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Mục lục .ii Danh mục các bảng v Danh mục các đồ thị .vii Danh mục các sơ đồ .vii Danh mục các ảnh viii Danh mục các chữ viết tắt .ix PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu thời gian và sinh trưởng của các đợt lộc . 4 2.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu biện pháp tác động cơ giới 4 2.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY VẢI .5 2.2.1. Nguồn gốc cây vải . 5 2.2.2. Một số giống vải chính trên thế giới . 6 2.2.3. Một số giống vải chính của Việt Nam 8 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 9 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới 9 2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam . 12 2.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Thái nguyên, Việt Nam . 15 2.3.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại huyện Đồng Hỷ . 16 2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NưỚC VỀ CÂY VẢI .17 2.4.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái 17 2.4.1.1. Đặc điểm thực vật học . 17 2.4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải . 21 2.4.1.3. Yêu cầu về sinh thái của cây vải 22 2.4.2. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vải . 27 2.4.3. Nghiên cứu về sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cho vải . 29 2.4.4. Những nghiên cứu về các biện pháp tác động cơ giới 31 2.5. NHỮNG KẾT LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TỔNG QUAN 34 PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 35 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .35 3.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc của vải Hùng Long 35 3.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông cho Hùng Long 35 3.3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của vải Hùng Long . 35 3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm khống chế lộc đông, nâng cao năng suất vải Hùng Long . 36 3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 38 4.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRưỞNG LỘC CỦA VẢI HÙNG LONG .39 4.1.1. Mét sè yÕu tè khÝ hËu n¨m 2007-2008 . 39 4.1.2. Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trưởng của các đợt lộc . 42 4.1.3. Thêi gian xuÊt hiÖn vµ sinh trãëng cña léc ®«ng 46 4.1.4. Nguồn gốc và phân hóa của lộc xuân năm 2008 47 4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHỐNG CHẾ LỘC ĐÔNG .50 4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến năng suất . 50 4.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp khống chế lộc đông cho vải .57 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .64 5.1. Kết luận .64 5.2. Đề nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .66 A. Tài liệu tiếng Việt 66 B. Tài liệu tiếng Anh 70 PHỤ LỤC ẢNH 73 .

pdf81 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đối với giống vải Hùng Long tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ 4.1 : 80,76% 19,24% Sơ đồ 4.1. Nguồn gốc phát sinh lộc đông 2007 Qua sơ đồ 1 cho thấy có 80,76% lộc đông được phát sinh từ những cành thu thành thục sớm, chỉ có 19,24% được mọc từ cành thu muộn và một số có nguồn gốc từ những cành khác không rõ nguồn gốc. 4.1.4. Nguồn gốc và phân hóa của lộc xuân năm 2008 Theo thời tiết hàng năm, lộc xuân ra chủ yếu vào tháng 1 và đầu tháng 2, nhưng do thời tiết năm 2008 có nhiệt độ tháng 1 thấp hơn trung bình nhiều năm lại kéo dài, đầu năm 2008 có những đợt rét kéo dài lên tới 26 ngày do vậy làm khả năng phát sinh lộc xuân chậm hơn so với trung bình nhiều năm, đến ngày 5/2/2008 mới bắt đầu xuất hiện lộc xuân. Kết quả theo dõi nguồn gốc của lộc xuân được thể hiện qua sơ đồ 4.2: Sơ đồ 2 cho thấy trong tổng số 857 lộc vụ xuân năm 2008 chỉ có 13,77 % được phát triển từ lộc thu sớm, tức là đợt lộc thu thành thục vào khoảng tháng 9, còn lại 72,35% lộc xuân được phát triển từ đợt lộc thu muộn. Chính vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cây phát triển đợt lộc thu muộn. Cành khác Lộc thu sớm 2007 Lộc đông 2007 (130 lộc) Léc ®«ng 2005 (176 léc) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 13,77% 72,35% 13,88% Sơ đồ 4.2. Nguồn gốc phát sinh lộc xuân 2008 Sau khi nhú lộc, lộc xuân sẽ phát triển theo 3 hướng đó là: phát triển hoàn toàn thành lộc dinh dưỡng, lộc xuân vùa mang hoa vừa mang lá và lộc xuân ra hoa hoàn toàn. Kết quả theo dõi sinh trưởng của lộc xuân được trình bày qua bảng 4.4 và đồ thị 4.3. Bảng 4.4. Thời gian xuất hiện và sự phân hóa của lộc xuân 2008 C©y Thêi gian ra léc Tæng sè léc xu©n/ c©y Ph©n hãa léc xu©n Hoa hoµn toµn (léc) % Hoa lÉn léc (léc) % Cµnh dinh d•ìng (léc) % 1 15/2/08 80 43 53,75 30 37,5 7 8,75 2 05/2/08 70 8 11,43 50 71,43 12 17,14 3 15/2/08 91 48 52,75 34 37,36 9 9,89 4 05/2/08 77 5 6,49 30 38,96 42 54,55 5 15/2/08 86 40 46,51 33 38,37 13 15,11 6 15/2/08 82 38 46,34 40 48,78 4 4,89 7 05/2/08 81 6 7,41 35 43,21 40 49,38 8 15/2/08 98 45 45,92 41 41,84 12 12,24 9 05/2/08 90 12 13,33 43 47,78 35 38,89 10 15/2/08 102 36 35,29 52 50,98 14 13,73 Tổng cộng 857 281 - 388 - 188 - Lộc xuân 2008 (857) Cành thu muộn Lộc đông Cành thu sớm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 32,79% 45,27% 21,94% 1 2 3 Ghi chú: 1: Lộc xuân ra hoa hoàn toàn 2: Lộc xuân ra hoa có lẫn lộc 3: Lộc xuân thành cành dinh dưỡng Đồ thị 4.4. Phân hóa lộc xuân năm 2008 Kết quả bảng 4.4. và đồ thị 4.4 cho thấy lộc xuân xuất hiện trên tất cả các cây thí nghiệm, trong đó lộc xuân ra hoa hoàn toàn chiếm tỷ lệ thấp, đạt trung bình 32,79%, lộc xuân ra hoa lẫn lộc 45,27%. Lộc xuân phát triển hoàn toàn thành cành dinh dưỡng chiếm tới 21,94%. Đối với cây vải, sự phân hóa của lộc xuân có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, nếu lộc xuân phát triển hoàn toàn thành cành dinh dưỡng thì sẽ không có hoa do vậy sẽ không có năng suất. Các chùm hoa có lẫn lộc thì năng suất cũng rất thấp. Chính vì vậy cần chú trọng các biện pháp kỹ thuật để giúp cây giảm được tỷ lệ lộc phát triển thành cành dinh dưỡng, tăng tỷ lệ lộc xuân ra hoa hoàn toàn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến lộc xuân của vải phát triển thành cành dinh dưỡng có liên quan đến sự phát sinh của lộc đông. Ảnh hưởng của lộc đông đến khả năng phân hóa hoa của lộc xuân năm 2008 được trình bày qua bảng 4.5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của lộc đông đến khả năng phân hóa lộc xuân vụ vải năm 2008 Chỉ tiêu theo dõi Cây xuất hiện lộc đông Cây không xuất hiện lộc đông Số lộc Tỷ lệ (%) Số lộc Tỷ lệ (%) Tổng số lộc xuân 416 100,00 441 100,00 Lộc xuân ra hoa hoàn toàn 76 18,27 205 46,49 Lộc xuân ra hoa lẫn lộc 199 47,84 189 42,86 Lộc xuân thành cành dinh dưỡng 141 33,89 47 10,66 Số liệu bảng 4.5 cho thấy với nhóm cây có xuất hiện lộc đông, tỷ lệ lộc ra hoa hoàn toàn chỉ đạt có 18,27%. Đồng thời có tới 199 lộc trong tổng số 416 lộc xuân trở thành cành dinh dưỡng, chiếm tỷ lệ 47,84%. Với nhóm cây vải không xuất hiện lộc đông, tỷ lệ lộc xuân phát triển thành cành dinh dưỡng chỉ có 10,66%, tỷ lệ lộc xuân ra hoa hoàn toàn đạt 46,49%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong sản xuất vải sự xuất hiện của lộc đông làm tăng tỷ lệ cành dinh dưỡng, do vậy cần phải có biện pháp kỹ thuật hạn chế khả năng xuất hiện lộc đông. 4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHỐNG CHẾ LỘC ĐÔNG 4.2.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các phƣơng pháp cắt tỉa đến năng suất Sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây do vậy cắt tỉa nhằm mục đích làm giảm chiều dài cành, tỉa bớt cành nhánh, hướng cành ra phía ngoài làm giảm số lượng mầm sinh trưởng dẫn tới việc phân phối lại các chất giữa các cơ quan còn lại làm cho quả phát triển to hơn. Cắt tỉa bớt chiều dài cành và cành nhánh sẽ làm gọn tán cây, tăng cường độ chiếu sáng và thoáng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 khí trong tán, màu sắc quả đẹp hơn. Việc cắt tỉa còn làm hạ bớt chiều cao cây, giữ được ánh sáng tối ưu chiếu vào cây ăn quả, nâng cao năng suất lao động khi chăm sóc vườn. Trong kỹ thuật làm vườn hiện đại, cắt tỉa là khâu kỹ thuật then chốt, cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề (Phạm văn Côn, 2004). Theo phương pháp canh tác truyền thống cây vải thường được cắt tỉa ngay sau khi thu hoạch, phương pháp là cắt tỉa bỏ những cành tăm, cành dày trong tán. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa theo phần trăm số đầu cành tới sinh trưởng của lộc thu được trình bày qua bảng 4.6. Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của phƣơng pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc và sinh trƣởng lộc thu năm 2007 Chỉ tiêu Công thức Đợt lộc thu sớm (thành thục cuối tháng 9) Đợt lộc thu muộn (thành thục cuối tháng 10) Số lộc /cành (lộc) Thời gian từ ra lộc (ngày) Chiều dài lộc (cm) Đường kính lộc (mm) Số lộc/ cành (lộc) Thời gian từ ra lộc đến thành thục (ngày) Chiều dài lộc (cm) Đường kính lộc (mm) CT 1 (đ/c) 25, 25 5/8- 25/9 14,63 2,97 13,25 5/9- 30/10 14,26 3,06 CT2 17, 33 10/8-20/9 14,88 3,17 19,25 12/9 - 28/10 15,62 3,12 CT 3 12, 50 14/8-20/9 15,10 3,37 23,00 12/9-28/10 15,48 3,32 CT 4 11, 50 14/8-20/9 15,64 3,45 17,45 15/9- 30/10 15,06 3,34 Cv% 9,2 4,3 6,5 5,3 LSD05 1,8 0,18 1,3 0,16 Đối với giống vải Hùng Long một năm thường xuất hiện hai đợt lộc thu: đợt lộc mọc vào tháng 8, thành thục cuối tháng 9 (gọi là đợt lộc thu sớm). Đợt lộc thứ hai mọc vào tháng 9, thành thục cuối tháng 10. Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy các công thức cắt tỉa đều có đợt lộc thu thành thục trong tháng 9 (đợt lộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 thu sớm) ít hơn so với công thức cắt tỉa theo truyền thống. Trong khi công thức đối chứng số lộc thu sớm trên cành theo dõi lên tới 25,25 lộc/cành thì công thức có cắt tỉa số lộc thu thành thục sớm chỉ còn từ 5,75-17,33 lộc/cành, thời gian ra lộc tập trung hơn. Thời gian từ mọc đến thành thục lên tới 50 ngày ở công thức 1, công thức 2 là 40 ngày, công thức 3-4 chỉ còn 37 ngày. Không có sự sai khác về chiều dài lộc của công thức cắt tỉa so với đối chứng. Đường kính lộc ở các công thức có cắt tỉa có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Kết quả bảng cho thấy các công thức có cắt tỉa số cây ra đợt lộc thứ 2 nhiều hơn so với công thức đối chứng. Trong khi công thức 1 số lộc chỉ đạt 13,25 lộc/cành, còn công thức cắt tỉa số lộc đạt trung bình từ 19,25- 23 lộc/cành. Công thức cắt tỉa 30% số đầu cành có số lượng cành thu đợt 2 là 17,45 lộc ít hơn so với công thức cắt tỉa 10% và 20%. Nguyễn Văn Dũng (2005) khi cắt tỉa thường xuyên vào vụ xuân, hè, thu và đốn phớt tất cả đầu cành cho quả năm trước cho giống vải sớm Yên Hưng cũng cho thấy: các loại hình cắt tỉa có lộc thu ra tập trung hơn so với công thức cắt tỉa truyền thống, thời gian lộc thu thành thục rút ngắn được 3-5 ngày so với đối chứng. Khi thành thục đợt lộc thu của cây vải sẽ ra đợt lộc đông. Sự xuất hiện lộc đông thường không có lợi do lộc đông tiêu hao nhiều dinh dưỡng và các cây ra lộc đông thường không nở hoa. Kết quả theo dõi sự phát sinh và sinh trưởng của lộc đông được trình bày qua bảng 4.7. Kết quả bảng 4.7 cho thấy tất cả công thức cắt tỉa đều xuất hiện lộc đông nhưng số lộc xuất hiện trên các cây là không giống nhau giữa các công thức. Trong khi công thức cắt tỉa khoảng 30% số đầu cành thì chỉ có 20% số cây theo dõi có xuất hiện lộc đông, với số lộc đông chỉ là 3,5 lộc/cành theo dõi. Trong khi công thức đối chứng có tới 60 % số cây theo dõi có xuất hiện lộc đông và số lộc trung bình/cành theo dõi lên tới 8,33 lộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của cắt tỉa đến sinh trƣởng của lộc đông năm 2007 Chỉ tiêu Công thức Thời gian ra lộc (ngày) Số lộc/cành theo dõi (lộc) Số cây xuất hiện lộc đông (%) CT 1 (đ/c) 18/11 - 25/12 8,33 60,00 CT2 10/11 - 20/12 5,40 60,00 CT 3 10/11 - 20/12 3,50 40,00 CT 4 10/11 - 20/12 3,20 20,00 Đối với giống vải Hùng Long, hàng năm lộc xuân xuất hiện vào khoảng đầu và giữa tháng 1, tuy nhiên do thời tiết tháng 1 năm 2008 lạnh hơn trung bình nhiều năm nên lộc xuân xuất hiện vào tháng 2. Lộc xuân khi xuất hiện được phân hóa thành 3 loại: lộc xuân phát triển thành cành dinh dưỡng, lộc xuân ra hoa có lẫn lộc và lộc xuân mang hoa hoàn toàn. Kết quả theo dõi phân hóa lộc xuân được trình bày trong bảng 4.8. Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của công thức cắt tỉa đến phân hóa lộc xuân Chỉ tiêu Công thức Tổng số lộc (lộc) % Lộc xuân ra hoa Lộc thành cành dinh dƣỡng Lộc % Lộc % Lộc % 1 (đ/c) 25,67 100 6,12 23,84 11,45 44,60 8,11 31,56 2 27,32 100 12,45 45,57 10,26 37,55 4,61 16,88 3 23,15 100 12,60 54,42 8,30 35,85 2,25 9,73 4 21,78 100 13,24 60,79 6,60 30,30 1,94 8,91 Kết quả bảng 4.8 cho thấy cắt tỉa 20% và 30% số đầu cành chỉ có 8,91% - 9,73 % lộc xuân thành cành dinh dưỡng trong khi công thức đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 chứng tỷ lệ này lên tới 31,56%. Công thức cắt tỉa 30% số đầu cành tỷ lệ lộc xuân ra hoa hoàn toàn đạt 60,79% trong khi công thức đối chứng chỉ đạt 23,84%. Kết quả cho thấy biện pháp cắt tỉa có ảnh hưởng đến khả năng phân hóa lộc xuân của giống vải Hùng Long. Kết quả theo dõi khả năng ra hoa cũng như tỷ lệ đậu qủa của vải được thể hiện qua bảng 4.9. Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của các biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả Công thức Số chùm hoa/cây (chùm) Số hoa/chùm (hoa) Số hoa cái/chùm Số quả đậu/chùm sau tắt hoa Số quả đậu/chùm sau rụng quả sinh lý Số quả đậu/chùm khi thu hoạch 1 (đ/c) 98,6 1567,4 287,92 45,6 23,25 7,32 2 112,4 1715,3 307,600 41,3 26,4 7,92 3 84,6 1689,5 327,54 52,4 31,3 10,44 4 78,6 1764,5 332,78 46,1 32,7 10,64 Cv% 8,6 13,5 LSD05 36,38 1,64 Kết quả bảng 4.9 cho thấy cắt tỉa làm giảm tổng số hoa trên chùm so với công thức đối chứng nhưng làm tăng tổng số hoa cái/chùm. Hai công thức cắt tỉa 20% và 30% số đầu cành đều có số hoa cái trên chùm cao hơn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy đạt 95%. Không chỉ tăng tỷ lệ hoa cái, số quả trên chùm khi thu hoạch ở hai công thức này đều đạt trung bình từ 10,44 quả/chùm đến 10,64 quả/chùm trong khi công thức đối chứng chỉ đạt 7,32 quả/chùm. Cắt tỉa không chỉ làm cho cây có bộ khung tán cân đối mà còn góp phần loại bỏ cành vô hiệu nâng cao hiệu suất quang hợp do vậy có thể làm nâng cao năng suất cũng như chất lượng. Theo Menzel C.M và cộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 sự (1994): cắt tỉa khoảng 40% số cành của vải và tỉa đều trên toàn cây cho năng suất cao hơn từ 30-40% so với cây không cắt tỉa. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến năng suất vải Hùng Long được thể hiện qua bảng 4.10. Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp cắt tỉa đến năng suất khi thu hoạch Công thức Chiều cao quả (cm) Đƣờng kính quả (cm) Trọng lƣợng quả (g) Tỷ lệ ăn đƣợc (%) Năng suất (kg/cây) 1 3,60 3,0 27,6 65,26 9,8 2 3,60 3,1 28,3 65,32 10,9 3 3,75 3,2 29,5 65, 71 12,7 4 3,80 3,2 29,7 65,57 11,9 Cv% 10,2 LSD05 1,56 Kết quả bảng 4.10 cho thấy năng suất không có sự sai khác giữa công thức cắt tỉa 10% số đầu cành với cắt tỉa theo phương pháp truyền thống. Sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% giữa công thức cắt tỉa 20% số đầu cành và 30% số đầu cành. Cắt tỉa 20% số đầu cành kết quả thu được tốt nhất trong các công thức thí nghiệm, năng suất thu được 12,7 kg/cây. Cắt tỉa 30% số đầu cành mặc dù có số quả/chùm cao hơn nhưng do số lượng cành hoa ít hơn so với công thức cắt tỉa 20% nên năng suất thu được ít hơn, đạt 11,9 kg/cây. Kết quả chỉ ra rằng phương pháp cắt tỉa có ảnh hưởng đến năng suất vải. R.A.Stern và cộng sự (2005) cho thấy: nếu vải không cắt tỉa thì chỉ có 65- 79% số cây trong vườn nở hoa, tuy nhiên nếu thời gian cắt tỉa muộn và tỉa quá nhiều số cành/cây sẽ làm cho tỷ lệ số cành nở hoa giảm đi và năng suất giảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 rõ rệt. Kết quả so sánh năng suất giữa phương pháp cắt tỉa truyền thống với phương pháp cắt tỉa theo % số đầu cành được trình bày qua đồ thị 4.5. 100 111,2 129,6 121,4 0 20 40 60 80 100 120 140 CT1 (đ/c) 2 3 4 Năng suất (%) Đồ thị 4.5. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp cắt tỉa đến năng suất vải Đồ thị 4.5. cho thấy phương pháp cắt tỉa 20% số đầu cành cho năng suất cao hơn đối chứng 29,6%. Cắt tỉa 10% và 30% cho năng suất cao hơn phương pháp cắt tỉa truyền thống từ 11,2% đến 21,4%. Kết quả sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của biện pháp cắt tỉa được trình bày qua bảng 4.11. Bảng 4.11: Sơ bộ hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Năng suất (tấn /ha) Tổng chi (tr. đồng) Tổng thu (Tr. đồng) Tổng thu- tổng chi (triệu đồng) Lãi so với đ/c (tr. đồng) 1 (đ/c) 3,06 8,50 30,06 21,56 - 2 3,27 9,40 32,70 23,30 1,74 3 3,81 10,3 38,10 27,80 6,24 4 3,57 11,2 35,70 24,50 2,94 Ghi chú: Giá bán tại vườn 10.000 đ/1kg Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Kết quả bảng 4.11 cho thấy việc áp dụng phương pháp cắt tỉa theo % số đầu cành mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp cắt tỉa truyền thống. Trong đó công thức cắt tỉa 20% số đầu cành thu được 27,80 triệu đồng/ha, cao hơn công thức cắt tỉa truyền thống 6,24 triệu đồng. Công thức cắt tỉa 10% và 30% số đầu cành lãi hơn đối chứng từ 1,74-2,94 triệu đồng/ha. Kết quả chỉ ra rằng nếu có phương pháp cắt tỉa đúng cách thì hoàn toàn có thể nâng cao thu nhập cho người trồng vải trên cùng một đơn vị diện tích. Tóm lại: Cắt tỉa theo phần trăm số đầu cành đã rút ngắn thời gian sinh trưởng của lộc thu từ 5-10 ngày so với công thức cắt tỉa truyền thống, đồng thời giảm được tỷ lệ lộc thu sớm, tăng tỷ lệ lộc thu muộn. Các công thức cắt tỉa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân hóa của lộc xuân của giống vải Hùng Long. Công thức cắt tỉa 20% số đầu cành tỷ lệ lộc xuân ra hoa hoàn toàn đạt 54,42%, công thức cắt tỉa 30% đạt 60,49% trong khi công thức đối chứng chỉ đạt 23,84%. Tỷ lệ lộc xuân trở thành cành dinh dỡng ở các công thức cắt tỉa đều giảm hơn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Cắt tỉa 20-30% số đầu cành đã góp phần tăng tỷ lệ hoa cái, tăng tỷ lệ đầu quả và tăng năng suất. Công thức cắt tỉa khoảng 20% số đầu cành cho năng suất tăng 29,6% so với công thức cắt tỉa bình thường, thu được 27,8 triệu đồng một ha, cao hơn so với đối chứng 6,90 triệu đồng. 4.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp khống chế lộc đông cho vải Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của cây vải cho thấy, nếu để phát triển tự nhiên thì số cây vải trong vườn xuất hiện lộc đông khá cao, có tới 30% số cây theo dõi xuất hiện lộc đông trên toàn bộ cây, còn lại có 20% số cây có xuất hiện lộc đông một phần của cây. Chính vì vậy cần phải có các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự phát triển của lộc đông. Một số biện pháp khống chế lộc đông đang được sử dụng hiện nay là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Khoanh vỏ: Khoanh vỏ có tác dụng trong thời gian nhất định ngừng vận chuyển sản phẩm quang hợp từ tán ngọn xuống phía dưới, mặt khác làm tăng gluxit tổng số trên cành, tạo cơ sở thuận lợi cho hình thành mầm hoa và các bọ phận của hoa, hơn nữa có tác dụng giảm năng lượng cung cấp cho bộ rễ, giảm cơ năng hoạt động bộ rễ, giảm hấp thu nước, nâng cao nồng độ dịch tế bào, từ đó kích thích phân hóa mầm hoa. Cách khoanh vỏ nên dùng dao sắc hoặc cưua khoanh một vòng xung quanh cành cấp I. Tuy nhiên phương pháp khoanh và thời gian khoanh phải dựa trên tình hình sinh trưởng của cây và phụ thuộc vào giống vải cụ thể Phun Ethrel: Hóa chất Ethrel là hợp chất hữu cơ với tên viết tắt là CEPA, chế phẩm này ở dạng dung dich, khi phun lên cấy chất này xâm nhập vào cây và do sự biến đổi pH ở trong cây mà nó bị thủy phân để giải phóng ra etylen gây hiệu quả sinh lý, kích thích sự chín, sự rụng lá của cây. Nhiệt độ thích hợp nhất để Ethrel phát huy tác dụng là 20- 300C. Nó chịu ảnh hưởng của độ pH, khi pH =4,1, trở nên dễ phân giải ra axetylen. Khi phun Ethrel cho cây vải một năm làm chết lộc non, lá non do đó bị rụng, giảm tiêu hao dinh dưỡng, thúc đẩy phân hóa hoa, nồng độ thường dùng từ 800-1000 ppm. Cuốc gốc: đối với cây sung sức có thể ra lộc đông hoặc khi lộc đông ra khoảng 2 cm, cuốc sâu xuống khoảng 20 cm, cắt đứt rễ ngang, phơi khoảng 2- 3 tuần, sau đó lấp đất màu. Làm vậy vừa khống chế rễ hấp thu, điều hoa sinh trưởng của cây, thay đổi chiều dài hướng trao đổi, thuận lợi cho viẹc hình thành hoa lại vừa có tác dụng cải tạo đất. Cây già yếu không nên cuốc đứt nhiều rễ vì sẽ làm cho cây suy yếu nhanh. Cũng có thể áp dụng biện pháp sau khi lộc thu thành thục, cuốc gốc một vòng xung quanh tán để cho rễ phơi lộ thiên, giảm bớt nước, bức ngừng sinh trưởng, giảm sức hấp thu, nâng cao nồng độ trong dịch cây có hiệu quả nhất định với quá trình hình thành hoa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đến khả năng ra hoa của cây được trình bày qua bảng 4.12: Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đến khả năng ra hoa của cây Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ số cây ra hoa (%) Tổng hoa (hoa) Tổng số hoa cái (hoa) Tỷ lệ (%) Đối chứng 77,77 2050,00 331,7 16,19 Cuốc gốc 88,88 2106,33 373,2 17,77 Phun Ethrel 800 ppm 100,00 2190,34 400,3 18,38 Khoanh vỏ vào 15/11 100,00 2721,67 425,4 15,60 Cv% 6,8 5,4 8,3 LSD05 289,67 38,61 2,64 Kết quả bảng 4.12 cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ cây ra hoa của các công thức thí nghiệm. Công thức khoanh vỏ vào ngày 15/11 và phun Ethrel vào lúc xuất hiện lộc đông cho khả năng ra hoa cao nhất, 100% số cây thí nghiệm đều ra hoa so với công thức đối chứng để tự nhiên trong vườn chỉ có 77,77% số cây. Biện pháp khống chế lộc đông không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ cây ra hoa mà còn ảnh hưởng đến số lượng hoa cái/chùm. Công thức khoanh vỏ và phun Ethrel có số hoa cái và hoa lưỡng tính/chùm đạt từ 400 - 425 hoa/chùm cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức khống chế lộc đông bằng biện pháp cuốc gốc không có sự sai khác so với công thức chứng. Biện pháp khoanh cành trong một thời gian nhất định đã làm ngừng sinh trưởng sinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, ra hoa và đậu quả. Phun Ethrel khi sử dụng phun lên lộc non Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 của vải đã làm thui lộc non, hủy đỉnh sinh trưởng của cây, làm thay đổi hàm lượng auxin và phân bố lại hàm lượng auxin của cây và thúc đẩy quá trình phân hóa hoa. Đỗ Xuân Bình (2003) khi phun Ethrel nồng độ 1000 ppm cho các cây vải có xuất hiện lộc đông cũng cho thấy các cây có xử lý đều ra hoa 100%, năng suất tăng từ 15,8-20,5 kg/cây. Lê Đình Danh và Nguyễn Thị Thanh (1999) khi dùng Ethrel nồng độ 1000 ppm khi lộc thu đã thành thục kết hợp với khoanh vỏ cho giống vải Phú Hộ và Thanh Hà trồng tại Phú Hộ cho thấy biện pháp này đã có tác dụng tích cực trong việc hạn chế sự sinh trưởng sinh dưỡng không cần thiết trước và trong thời kỳ vải ra hoa, tập trung dinh dưỡng và nội chất cho phân hóa mầm hoa, tăng tỷ lệ đậu quả và số quả được thu hoạch trên cây. Biện pháp cuốc gốc đã làm hạn chế sự hút các chất dinh dưỡng lên nuôi cây trong một thời gian ngắn, tạo điều kiện cho cây có thời gian tích lũy hàm lượng đường bột. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các công thức khống chế lộc đông đến năng suất vải được trình bày qua bảng 4.13. Bảng 4.13. Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật không chế lộc đông đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vải Chỉ tiêu Công thức Số quả /chùm (quả) Chiều cao quả (cm) Đƣờng kính quả (cm) Trọng lƣợng quả (g) Năng suất (kg/cây) Đối chứng 6,53 3,5 3,3 27,0 9,13 Cuốc gốc 6,84 3,6 3,2 27,5 10,60 Phun Ethrel 800 ppm 8,10 3,5 3,3 26,8 11,90 Khoanh vỏ vào 15/11 8,50 3,5 3,2 26,2 13,70 Cv% 7,9 12,7 LSD05 1,1 2,0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Qua bảng trên cho thấy công thức phun Ethrel và khoanh cành có tác dụng tăng số qủa /chùm ở mức có ý nghĩa 95%. Công thức khoanh cành có số quả/ chùm đạt 8,5 quả trong khi số quả trung bình/chùm ở công thức đối chứng chỉ đạt 6,53 quả /chùm. Các công thức khống chế lộc đông đã góp phần nâng cao tỷ lệ nở hoa của cây, tăng số hoa cái /chùm do vậy năng suất cũng tăng. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp khống chế lộc đông đến năng suất được trình bày qua đồ thị 4.6. 100 116.1 130.3 150.1 0 20 40 60 80 100 120 140 160 1 (đ/c) 2 3 4 Đồ thị 4.6. Ảnh hƣởng của các biện pháp khống chế lộc đông đến năng suất Trong giai đoạn có mưa ở giai đoạn phân hóa mầm hoa, cây trồng nói chung và cây vải nói riêng có quá trình cinh trưởng sinh dưỡng lấn át sinh thực. Biện pháp khống chế lộc đông có tác dụng là gián đoạn quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây, do vậy đã làm tăng khả năng phân hóa hoa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Qua đồ thị 4.6 cho thấy các biện pháp khống chế lộc đông đã có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao năng suất vải. Công thức khoanh vỏ vào 15/11 có tác dụng rõ rệt nhất làm tăng năng suất đến 50,1% so với đối chứng. Công thức phun Ethrel cũng cho năng suất cao hơn đối chứng 30,3%. Công thức cuốc xung quanh tán có năng suất cao hơn đối chứng 16,1%. Ảnh hưởng của một số biện pháp khống chế lộc đông đến năng suất được trình bày qua bảng 4.14. Bảng 4.14. Ảnh hƣởng của một số biện pháp khống chế lộc đông đến chất lƣợng quả Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ ăn đƣợc (%) Hàm lƣợng đƣờng (%) Hàm lƣợng chất khô (%) VitaminC (mg/100g) Đối chứng 65,53 13,90 17,40 15,53 Cuốc gốc 65,46 14,20 17,56 15,80 Phun Ethrel 800 ppm 64,81 12,90 17,08 14,98 Khoanh vỏ vào 15/11 65,21 13,40 17,28 15,20 Cv% 2,7 2,8 2,3 LSD05 0,45 0,41 0,59 Số liệu bảng 3.14 cho thấy các chỉ tiêu về chất lượng quả của các công thức có xử lý khống chế lộc đông so với công thức đối chứng không có sự sai khác. Với p>0,05 cho thấy mặc dù hàm lượng các chất như Vitamin C, đường, chất khô của công thức thí nghiệm giảm nhẹ so với đối chứng nhưng sự sai khác là không có ý nghĩa ngoại trừ công thức phun Etrel nồng độ 800 ppm có hàm lượng đường giảm hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Do vậy, có thể kết luận rằng các biện pháp xử lý không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Kết quả sơ bộ hạch toán kinh tế được trình bày qua bảng 4.15. Số liệu bảng 4.15 cho thấy các công thức có áp dụng các biện pháp khống chế lộc đông đều có năng suất thu được cao hơn so với đối chứng. Khoanh vỏ năng suất thu được cao nhất trong các công thức thí nghiệm năng suất đạt 4,11 tấn/ha, trong khi công thức đối chứng năng suất chỉ đạt 2,74 tấn/ha. Phun Ethrel nồng độ 800 ppm cho năng suất đạt 3,57 tấn/ha. Kết quả sơ bộ hạch toán kinh tế cho thấy, nếu áp dụng biện pháp không chế lộc đông sẽ thu được lợi nhuận từ 22,50 - 32,00 triệu đồng/ha, cao hơn so với đối chứng từ 3,6 - 13,1 triệu đồng /ha. Bảng 4.15: Sơ bộ hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Năng suất (tấn /ha) Tổng chi (tr. đồng) Tổng thu (tr. đồng) Tổng thu - tổng chi (tr. đồng) Lãi so với đ/c (tr. đồng) Đối chứng 2,74 8,50 27,40 18,90 - Cuốc gốc 3,18 9,30 31,80 22,50 3,6 Phun Ethrel 800 ppm 3,57 9,10 35,70 26,60 7,7 Khoanh vỏ 4,11 9,10 41,10 32,00 13,1 Tóm lại: Các biện pháp kỹ thuật nhằm không chế lộc đông cho vải như: cắt tỉa, khoanh cành, cuốc gốc, phun Ethrel đều có tác dụng hạn chế sự xuất hiện của lộc đông, góp phần nâng cao năng suất. Khoanh cành là biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao, thông qua việc thu được năng suất cao nhất trong các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng để khống chế lộc đông với giống vải chín sớm Hùng Long trồng tại Thái Nguyên, Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận a) Về sinh trƣởng lộc - Một năm vải Hùng Long ra bốn đợt lộc: hè, thu đông, xuân trong đó lộc thu là đợt lộc quan trọng nhất. Có hai đợt lộc thu: lộc thu sớm (đợt lộc thành thục vào cuối tháng 8), lộc thu muộn (thành thục cuối tháng 10). Có 72,35 % lộc xuân phát sinh có nguồn gốc từ lộc thu đợt hai. - Lộc xuân của vải Hùng Long được phân hóa thành 3 loại: lộc xuân ra hoa hoàn toàn chiếm tỷ lệ 32,79 %, lộc xuân ra hoa lẫn lộc chiếm tỷ lệ 45,27%, lộc xuân thành cành dinh dưỡng lên tới 21,94%. - Các cây vải có xuất hiện lộc đông, tỷ lệ số lộc xuân mang hoa thấp hơn so với nhớm cây vải không xuất hiện lộc đông. b) Về kỹ thuật khống chế lộc đông - Cắt tỉa theo phần trăm số đầu cành đã làm giảm tỷ lệ lộc đông, rút ngắn thời gian sinh trưởng của lộc thu từ 5-10 ngày so với cắt tỉa truyền thống, đồng thời giảm được tỷ lệ lộc thu sớm, tăng tỷ lệ lộc thu muộn. - Cắt tỉa 20% số đầu cành tỷ lệ lộc xuân ra hoa hoàn toàn đạt 54,42% và cho năng suất cao nhất, tăng 29,59 % so với đối chứng. Sơ bộ hạch toán cho thấy lãi thu được 27,8 triệu đồng/1ha, cao hơn so với đối chứng là 6,24 triệu đồng/1ha. Các biện pháp khống chế lộc đông đều có tác dụng nâng cao năng suất vải từ 30,3 - 50,1%, lãi thu được từ 3,6-13,1 triệu đồng/1ha so với đối chứng. Trong đó khoanh vỏ vào thời điểm 15/11 dương lịch cho kết quả tốt nhất, làm tăng năng suất đến 50,1%, lợi nhuận thu được tăng 13,1 triệu đồng/1ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 5.2. Đề nghị Biện pháp khoanh vỏ có tác dụng tốt nhất trong các biện pháp khống chế lộc đông, tuy nhiên cần nghiên cứu những vụ tiếp theo để tìm ra thời vụ khoanh thích hợp cũng như đánh giá ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật này tới sinh trưởng lâu dài của cây. Có các thí nghiệm nghiên cứu về đất, phân bón, từ đó đề xuất các biện pháp bón phân cân đối, hợp lý nhằm cải tạo độ phì đất cũng như đảm bảo an toàn cho môi trường cũng như chất lượng vải quả. Vải là cây ăn quả lâu năm, các thí nghiệm của đề tài mới chỉ tiến hành trên một vụ, vì vậy, các thí nghiệm cần được nghiên cứu trong các vụ tiếp theo để có kết luận chính xác hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Đỗ Xuân Bình (2003), Điều tra nguyên nhân và nghiên cứu một số biện pháp khắc phục hiện tượng hoa ra không ổn định hàng năm trên cây vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, trường Đaị học Nông lâm Thái nguyên, Việt Nam. 2. Ngô Xuân Bình (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng đối với cây vải tại Thái nguyên, Việt Nam, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mã số B 2004-02-49. 3. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 4. Chu Văn Chuông, Nguyên Văn Dũng, Vũ Mạnh Hải (1995), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm đến tỷ lệ đậu quả của cây vải, kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả (1990 -1994 ) Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Trang 71 - 74. 5. Phạm Văn Côn (2004), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái, Nxb Nông nghiệp 2004. 6. Phạm Minh Cương và cộng sự (2005), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất vỉa,Tập chí khoa học và phát triển nông thôn2005. 7. Lê Đình Danh, Nguyễn Quang Huy (1999), Kết quả điều tra tuyển chọn giống vải chín sớm, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm 3-1999. 8. Nguyễn Văn Dũng và cs (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng quá lá đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, phẩm chất vải chín sớm, Tập chí khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 2-2004. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 9. Nguyễn Văn Dũng và cs (2005), Điều tra, tuyển chọn giống vải chín sớm ở miền bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu rau quả giai đoạn 2000-2005. 10. Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu khả năng ra lộc của một số giống vải chín sớm trồng tại Viện nghiên cứu rau quả. Tạp chí Khoa học và phát triển nông thôn số 5- 2005. 11. Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cắt tỉa góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu rau quả giai đoạn 2000-2005. 12. Vũ Mạnh Hải và CTV (1986), Một số kết quả nghiên cứu tổng hợp về cây vải, Kết quả nghiên cứu cây công nghiệp và cây ăn quả 1980 - 1984, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 129 - 133. 13. Vũ Mạnh Hải (2004), Chọn tạo giống và kỹ thuật thâm canh một số cây ăn quả chủ đạo ở Việt Nam, Tạp chí khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 2-2004. 14. Vũ Công Hậu (1982), Trồng cây ăn quả trong vườn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tr. 330 - 362. 15. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tr. 430 - 455. 16. Vũ Công Hậu (1999), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Quốc Hùng (2005), Ảnh hưởng của pactobutrazol đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và năng suất của cây vải chín sớm Bình Khê, Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu rau quả giai đoạn 2000-2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 18. Hoàng Chúng Lằm và cộng sự (2005), Hoàn thiện quy trình công nghệ thâm canh giống vải chín sớm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, Kết quả nghiên cứu Viện nghiên cứu rau quả giai đoạn 2000 - 2005. 19. Hoàng Chúng Lằm và cộng sự (2000), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm ngăn chặn bệnh chết rũ vải thiều, Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả 1988 - 2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tr. 106 - 115. 20. Hoàng Lâm (1999), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm ngăn chặn bệnh rũ vải thiều, Kết quả nghiên cứu khoa học Viện nghiên cứu rau quả 1998 - 2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 21. Nguyễn Thị Nga (1999), Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật rải vụ thu hoạch vải tại Thái nguyên, Việt Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên, Việt Nam. 22. Niên giám thống kê tỉnh Thái nguyên, Việt Nam năm 2008. 23. Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần (1991), Kỹ thuật trồng vải, NXB Bắc Kinh (Tài liệu dịch) 24. Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần (1998), Lệ chi tài khoa học (tài liệu dịch). 25. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2004), Kết quả phun Gibberelin cho vải ở giai đoạn ra hoa đến chín, Tập chí khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, 12 - 2004. 26. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006), Kết quả thăm dò ảnh hưởng của việc đốn phớt cành đến sinh trưởng và năng suất vải, Tập chí khoa học và phát triển nông thôn số 2-2006. 27. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (1994), Giáo trình sinh lý thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 28. Lê Văn Thuyết và công tác viên (1999), Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tr. 44. 29. Tôn Thất Trình (1997), Tìm hiểu về các loại cây ăn trái có triển vọng xuất khẩu, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Hà Minh Trung (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại trên cây ăn quả ở Việt Nam (1997 - 1998), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tr. 164. 31. Vũ Văn Tùng (2002), Nghiên cứu một số biện pháp sinh học nhằn tăng năng suất cây vải ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học Viện KHKT Việt Nam 2003. 32. Trần Thế Tục và cộng sự (1997), Điều kiện tự nhiên và cây vải thiều ở vùng đông Bắc Bộ, kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả, Viện nghiên cứu rau quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1998. 33. Trần Thế Tục (1997), Hỏi đáp về nhãn vải, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 34. Trần Thế Tục, Ngô Bình (1997), Kỹ thuật trồng vải, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 35. Trần Thế Tục (1988), Giáo trình cây ăn quả. Nhà xuất bản Hà Nội. 36. Trần Thế Tục (2004), 100 câu hỏi về vải, Nxb Nông nghiệp 2004. 37. Đào Thanh Vân (1999), Điều tra tình hình sản xuất vải tại Thái nguyên, Việt Nam, Tạp chí khoa học số 3 của trường đại học Nông Lâm Thái nguyên, Việt Nam. 38. Tổ hỗ trợ khoa học kỹ thuật cây vải tỉnh Quảng Đông (1996), Thông tin khoa học nhãn vải Quảng Đông số 3- 1996 (tài liệu dịch). 39. Tổ hợp tác khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Đông (1997), Hỏi đáp kỹ thuật trồng vải, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Quảng Đông (tài liệu dịch) 40. Tổng công ty rau quả Việt Nam (1987), Quy trình trồng nhãn vải, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 41. Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài"Tập đoàn giống vải", năm 1996-1998. 42. Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú hộ. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài "Duy trì, đánh giá tập đoàn giống vải tại Lục Ngạn VIE 86/005 và Phú Hộ" năm 1999. 43. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái nguyên, Việt Nam, Quy hoạch phát triển cây ăn quả giai đoạn 2000-2010 tỉnh Thái nguyên, Việt Nam. B. Tài liệu tiếng Anh 44. Anonymous (2000), Litchee on Taiwan, Department of Agricultural and forestry, Taiwan Provincal Council. 45. Anupunt P. and Sukhvibul N. (2003), Lychee and longan Production in Thailand, Second International symposium on Litchi, Longan, Rambutan and other sapindceae plant, Chiang Mai, Thailand, 25 - 28 August, 2003, pp.8. 46. Chen, H and H.Hung (2000), Litchi cultivars of West Bengal, India. Symposium on litchi and longan, Guangzhou, China, p19. 47. GALAN SAUCO, V (1989), Litchi cultivation. FAO plant Production paper No.83, FAO, Rome, Italy, pp136. 48. Ghosh, S. P. (2000), World trade in litchee: Past, present and future. Symposium on litchi and longan, Guangzhou, China, p.16. 49. Groff, G. W (1954), Varieties of litchee, The litchee and longan, orange Judd Co. New York. 50. Kadman A.and Gazid S. (1970), Plowering and fruiting of litchi, En the Divition of Subtropicul horicultura. Thevolcali Israel of Agricultural Research 1960 - 1969, pp 120 - 122. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 51. L.X. Lu (2004), A review of embryo development in litchee, International Society for Horticultural Science, ISHS Acta 558. 52. Menzel and D.r. Simpson (1992), Flowering and fruit set in lychee in ubtropical Qeensland, Australian Jornal of Experimental Agricultural 3291,105-111. 53. Menzel C.M (1983), The coltrol of foloralintination in lychee a review, Sciencia Horculture 21 Sciencia Publischesb, V/Amsterdam, Prited in the Netthrian. 54. Menzel. C.M, (1998), Control Blossirulud diffentration on litchi. Maroochy Horticultural Research Station. 55. Menzen.C.M and Sumpson D>R (1988), Effect of temperature on growth and floweering of litchi (Litchi sinensis Sonn) cultivars, Maroochy Horticultural Research Station, Qreensland Depatment of Primary Industries P.O-jounal of horticultural Science, pp 349-360. 56. Menzel (2000), Maketing profit from litchees in Australia. Pro.5th National Lychee Conf. 57. Menzel C.(2002), The lychee crop in Asia and the Pacific, FAO. 58. S.K. Mitra và cs (1991), Description and performance of some lychee cultivar in West Bengal, India, Autralian Lychee Years Book, 1: 64-70. 59. S.K. Mitra và cs (2000), Effect of cincturing and some chemical on flowerring of litchee. Symposium on litchi and longan. 60. S.K. Mitra (2005), Overview of lychee production in the Asia-Pacific. 61. Morton, J. (1987), Lychee, Fruit of warm climates. 62. Prasal A và cs (1983), Effect of 2, 4, 5 trichlorophenoxy axetic acid and α- Nepthalece acetic acid on drop and side of litchee, Madras V50. 63. R.A. Stern và cs (2005), The effect of shoot pruning during the fall and Winter on litchee flowering and yield, International Society for Horticultural Science 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 64. Victor Galan Sanco (1998), Growth regulator, Haryana J. Hort. Sci.19: 241. 65. X. Xiang và cs, Embryo abortion and pollen parent effects in Nuomici and Guiwei litchi, International Society for Horticultural Science 2005. 66. Xuming H. and Lien Z. (2003), Lychee production in China, Second International symposium on Litchi, Logan, Rambutan and other sapindaceae plant, Chieng Mai, Thailand, 25 - 28 August, 2003, pp.3. 67. Yapwattanaphun, C. and cs (2000), Litchi cultivars in Thailand. Abst. Symposium on litchee and longan. Guangzhoa, China, p.24. 68. Yee, W. (1972), The litchee in Haoai, Univ. Haoai Crop. Et. Sery.366. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 PHỤ LỤC ẢNH MỘT SỐ HÌNH ẢNH VẢI HÙNG LONG TRỒNG TẠI ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN, VIỆT NAM Ảnh 1. Vườn vải Ảnh 2. Cắt tỉa Ảnh 3. Khoanh vỏ Ảnh 4. Khoanh vỏ Ảnh 5. Hoa nở rộ Ảnh 6. Bắt đầu hình thành quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Ảnh 7. Giai đoạn kết thúc nở hoa Ảnh 8. Theo dõi quả sau đậu quả Ảnh 9. Giai đoạn quả phát triển Ảnh 10. Bắt đầu chín Ảnh 11. Giải đoạn quả chín Ảnh 12. Thu hoạch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn .......................................................................................................... i Mục lục ...............................................................................................................ii Danh mục các bảng ............................................................................................ v Danh mục các đồ thị .........................................................................................vii Danh mục các sơ đồ .........................................................................................vii Danh mục các ảnh .......................................................................................... viii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. ix PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 4 2.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu thời gian và sinh trưởng của các đợt lộc ................................................................................................. 4 2.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu biện pháp tác động cơ giới .......... 4 2.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY VẢI ....................................... 5 2.2.1. Nguồn gốc cây vải ........................................................................... 5 2.2.2. Một số giống vải chính trên thế giới ............................................... 6 2.2.3. Một số giống vải chính của Việt Nam ............................................ 8 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .................................................................................. 9 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới .............................. 9 2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam ........................... 12 2.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Thái nguyên, Việt Nam ....... 15 2.3.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại huyện Đồng Hỷ ................. 16 ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ CÂY VẢI ..................................................................................................... 17 2.4.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái .......... 17 2.4.1.1. Đặc điểm thực vật học ........................................................... 17 2.4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải ..................... 21 2.4.1.3. Yêu cầu về sinh thái của cây vải ............................................ 22 2.4.2. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vải ................................... 27 2.4.3. Nghiên cứu về sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cho vải ........... 29 2.4.4. Những nghiên cứu về các biện pháp tác động cơ giới .................. 31 2.5. NHỮNG KẾT LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TỔNG QUAN .................. 34 PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 35 3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................ 35 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 35 3.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc của vải Hùng Long ...... 35 3.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông cho Hùng Long .............................................................................. 35 3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 35 3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của vải Hùng Long ............................................................................... 35 3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm khống chế lộc đông, nâng cao năng suất vải Hùng Long ..................................... 36 3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................................. 38 PhÇn IV. KÕt qu¶ nghiªn cøu vµ th¶o luËn .......................... 39 4.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG LỘC CỦA VẢI HÙNG LONG ........................................................................... 39 4.1.1. Mét sè yÕu tè khÝ hËu n¨m 2007-2008 ......................................... 39 4.1.2. Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trưởng của các đợt lộc ....... 42 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 4.1.3. Thêi gian xuÊt hiÖn vµ sinh tr•ëng cña léc ®«ng .......................... 46 4.1.4. Nguồn gốc và phân hóa của lộc xuân năm 2008 .......................... 47 4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHỐNG CHẾ LỘC ĐÔNG ............................................................................... 50 4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến năng suất ..... 50 4.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp khống chế lộc đông cho vải ........... 57 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 64 5.1. Kết luận ................................................................................................. 64 5.2. Đề nghị .................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 66 A. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................... 66 B. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................... 70 PHỤ LỤC ẢNH .............................................................................................. 73 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới ................. 9 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất vải ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam .................... 13 Bảng 2.3: Sản lượng các sản phẩm chế biến vải năm 2007 ............................. 14 Bảng 2.4. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng năm 2007 ......... 15 Bảng 2.5. Diện tích một số cây ăn quả của tỉnh Thái nguyên, Việt Nam ........ 15 Bảng 2.6. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chính ở huyện Đồng Hỷ ......... 16 Bảng 2.7. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ ...... 27 Bảng 2.8: Lượng phân bón cho vải ở một số nước .......................................... 28 Bảng 4.1. Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc hè năm 2007 ............... 43 Bảng 4.2. Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc thu năm 2007 .............. 45 Bảng 4.3. Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc đông năm 2007 ........... 46 Bảng 4.4. Thời gian xuất hiện và sự phân hóa của lộc xuân 2008 .................. 48 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của lộc đông đến khả năng phân hóa lộc xuân ............. 50 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc và sinh trưởng lộc thu năm 2007 ............................................................. 51 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của cắt tỉa đến sinh trưởng của lộc đông ...................... 52 Bảng 4.8: Ảnh hưởng của công thức cắt tỉa đến phân hóa lộc xuân ................ 53 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả ..................................................................................... 54 Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến năng suất khi thu hoạch ............................................................................ 55 Bảng 4.11: Sơ bộ hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm ........................ 56 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật không chế lộc đông đến khả năng ra hoa của cây ........................................................ 59 Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật không chế lộc đông đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vải đến năng suất ...................................................................................... 61 Bảng 4.14. Ảnh hưởng của một số biện pháp khống chế lộc đông đến chất lượng quả ............................................................................. 62 Bảng 4.15: Sơ bộ hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm ........................ 63 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1. Tỷ lệ diện tích cây vải so với các loại cây ăn quả khác của huyện Đồng Hỷ năm 2008 ........................................................... 17 Đồ thị 4.1. Diễn biến nhiệt độ vụ vải năm 2007 - 2008 so với trung bình 6 năm ........................................................................................... 40 Đồ thị 4.2. Diễn biến lượng mưa vụ vải năm 2007-2008 so với trung bình 6 năm ................................................................................... 41 Đồ thị 4.3. Diễn biến giờ nắng vụ vải năm 2007-2008 so với trung bình 6 năm ........................................................................................... 42 Đồ thị 4.4. Phân hóa lộc xuân năm 2008 ......................................................... 49 Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến năng suất vải ........... 56 Đồ thị 4.6. Ảnh hưởng của các biện pháp khống chế lộc đông đến năng suất ........ 57 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Nguồn gốc phát sinh lộc đông 2007 .................................................. 47 Sơ đồ 2. Nguồn gốc phát sinh lộc xuân 2008 .................................................. 48 vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh 1. Vườn vải ............................................................................................... 73 Ảnh 2. Cắt tỉa ................................................................................................... 73 Ảnh 3. Khoanh vỏ ............................................................................................ 73 Ảnh 4. Khoanh vỏ ............................................................................................ 73 Ảnh 5. Hoa nở rộ .............................................................................................. 73 Ảnh 6. Bắt đầu hình thành quả ......................................................................... 73 Ảnh 7. Giai đoạn kết thúc nở hoa .................................................................... 74 Ảnh 8. Theo dõi quả sau đậu quả ..................................................................... 74 Ảnh 9. Giai đoạn quả phát triển ....................................................................... 74 Ảnh 10. Bắt đầu chín ........................................................................................ 74 Ảnh 11. Giải đoạn quả chín.............................................................................. 74 Ảnh 12. Thu hoạch ........................................................................................... 74 viii

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_09_NL_TT_KONGSINHRATSAMY.pdf
Tài liệu liên quan