Luận văn NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN XÃ HẢI NAM HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

Đây là một giải pháp quan trọng và cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhất là thương hiệu của sản phẩm. Tại Việt Nam có nhiều địa phương đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản của mình như: nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch,. Có được những thương hiệu này việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trở nên rất dễ dàng với người dân nơi đó. Ở Hải Hậu hiện đã có một nông sản được xây dựng thương hiệu, đó là gạo tám Hải Hậu được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Sản phẩm này thường được bán tại các siêu thị với giá rất cao. Đây là một thị trường hấp dẫn cho người dân trồng lúa tám. Tuy nhiên Hải Nam là một xã không có điều kiện thuận lợi để trồng được gạo tám ngon nhưng không thể vì thế mà không chú ý đến thương hiệu của các loại sản phẩm còn lại như gạo Bắc Thơm, cá vược, tôm hùm. Trước hết thương hiệu phải được xây dựng trên cơ sở chất lượng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến và thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng. Như vậy giải pháp này cần phải được xúc tiến hoạt động, cần phải cho người sản xuất thấy được tầm quan trọng của việc làm này để họ thay đổi thái độ và phương thức sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường chứ không phải chỉ để phù hợp với nhu cầu của bản thân.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN XÃ HẢI NAM HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội học bằng cách chọn ra 6 vấn đề khó khăn và lấy ý kiến của 60 phụ nữ. Mỗi phụ nữ sẽ cho điểm từ 1 - 6 đối với sáu vấn đề, điểm 1 cho vấn đề ít khó khăn nhất và sau đó tăng dần cho đến vấn đề thứ 6. Tiến hành cộng điểm được kết quả ở bảng 3.14 Bảng 3.14 : Khó khăn trong quá trình tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ Hải Nam STT Các vấn đề khó khăn Tổng điểm Xếp loại 1 Thông tin thị trường 235 3 2 Cơ sở hạ tầng 250 2 3 Phương tiện 200 4 4 Chất lượng sản phẩm 140 6 5 Các mối quan hệ 160 5 6 Giá cả 280 1 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Kết quả ở bảng 3.14 nói lên rằng những phụ nữ ở Hải Nam gặp khó khăn nhất về giá cả, nhất là trong năm 2008. Giá mua đầu vào liên tục tăng, nhất là giá phân bón và giá cám. Trong khi đó giá đầu ra luôn thấp hơn so với thị trường tự do làm cho hiệu quả sản xuất của các hộ giảm đi so với khả năng có thể đạt được của các hộ, kể cả trong lĩnh vực trồng lúa và NTTS. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề khó khăn xếp thứ 2 trong việc tiếp cận thị trường của phụ nữ Hải Nam. Ở nông thôn, chợ là nơi họp bàn, giao lưu buôn bán, trao đổi thông tin của phần lớn phụ nữ nông thôn. Và một thực tế là ở Hải Nam vẫn chưa có chợ để mọi người tập trung để trao đổi, buôn bán. Mọi hoạt động của thị trường đều diễn ra ở các chợ của các xã lân cận như Hải Vân, Hải Hà. Tuy nhiên các chợ này cách khá xa một số thôn trong xã khiến cho nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Ngoài ra hệ thống thông tin thị trường trong xã hầu như chưa phát triển khiến cho nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc nhận định xu hướng thị trường, thông tin giá cả đầu vào hay đầu ra, chất lượng sản phẩm của các địa phương khác. Chẳng hạn như có rất ít phụ nữ ở Hải Nam biết được thông tin giá gạo tăng đột biến trong tháng 6, tháng 7 năm 2008, hoặc thông tin về thị trường xuất khẩu thuỷ sản của nước ta đang có nhiều thuận lợi,…Hệ thống phát thanh của xã hoạt động thực sự chưa có hiệu quả, hầu như chỉ để thông báo những quyết định của UBND xã, lịch bón phân, phun thuốc trừ sâu, tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, không hề có một thông tin nào về thị trường hoặc định hướng thị trường cho nông dân. Bên cạnh đó họ còn phụ thuộc vào sự hoạt động của đối tượng thương lái ở nông thôn - đối tượng vừa là người mua vừa là người cung cấp thông tin giá cả và thông tin thị trường khác cho nông dân. Đây là một bất lợi rất lớn của phụ nữ nông thôn khi tham gia vào thị trường. Chính điều này khiến cho nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng “mua đắt, bán rẻ” mà vẫn phải chấp nhận. Qua bảng 3.14 ta thấy bên cạnh những khó khăn trên thì phụ nữ Hải Nam cũng có được những thuận lợi, những cơ hội để tiếp cận tốt với thị trường như: họ có toàn quyền quyết định cách thức sản xuất và phương hướng sản xuất trong gia đình; giao thông đi lại thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá; sản phẩm tiêu thụ dễ dàng không bị ế;….Để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho bản thân mình mỗi phụ nữ ở Hải Nam cần phải biết tận dụng những thế mạnh của địa phương, cơ hội của bản thân để vượt qua những khó khăn. Bảng 3.15 :Bảng SWTO phân tích những khó khăn, thuận lợi trong tiếp cận thị trường của phụ nữ Hải Nam. Điểm mạnh (S) Cơ hội (O) -Nông nghiệp là ngành nghề truyền thống của xã. -Trong hộ trồng lúa, nam giới đi vắng thường xuyên, phụ nữ đảm nhận công việc sản xuất. - NTTS có thị trường tiêu thụ tốt (các nhà hàng ở Quất Lâm). - Hệ thống đường trong xã được bê tông hoá toàn bộ. - Có chính sách quan tâm đến việc hỗ trợ vốn cho phụ nữ => dễ tiếp cận vốn vay. - Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu nông sản. - Nông sản là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày nên có thị trường tiêu thụ rộng cả ở trong nước cũng như nước ngoài - Vận chuyển dễ dàng nên giảm được chi phí vận chuyển. - Có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ nông sản. Điểm yếu (W) Thách thức (T) - Trình độ học vấn của phụ nữ đa số còn rất thấp nên trình độ hạch toán kinh tế còn nhiều hạn chế. - Trong xã chưa có chợ - Hệ thống thông tin về thị trường trên địa bàn xã hầu như không có - Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trong từng hộ nông dân. - Sản phẩm chưa có thương hiệu nhất là thuỷ sản. - Công nghệ sản xuất thấp nên năng suất lao động thấp. - Nâng cao năng lực TCTT cần phải có thời gian để nâng cao trình độ của phụ nữ cả về mặt kỹ thuật và kinh doanh nông nghiệp. - Người phụ nữ phải tự tìm kiếm và phân tích những thông tin này để phục vụ cho sản xuất của mình. - Không có nhiều cơ hội để tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm TCTT ở địa phương khác. - Phải nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm 3.3 Năng lực tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin về thị trường nông sản của phụ nữ nông thôn xã Hải Nam 3.3.1 Nguồn tiếp cận và nội dung tiếp cận thông tin Trong thời buổi kinh tế thị trường, thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà không nắm bắt được thông tin thì thất bại là điều khó tránh khỏi. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng vậy, người sản xuất kinh doanh cũng cần phải có được những thông tin về thị trường như: giá cả, nhãn hiệu, chất lượng, người bán, người mua, đối thủ cạnh tranh,…Nắm bắt được tất cả những điều này thì người sản xuất kinh doanh sẽ là người chiến thắng. Bảng 3.16 : Tình hình cập nhật thông tin về thị trường của phụ nữ Hải Nam Chỉ tiêu SL (hộ) CC (%) Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Chợ 60 100 12 100 18 100 24 100 6 100 Hàng xóm, người thân 58 96,7 83,3 100 18 100 24 100 6 100 Ti vi, đài 28 46,7 8 66,7 7 38,9 11 45,8 2 33,3 Sách, báo, quảng cáo 29 48,3 7 58,3 10 55,6 10 41,7 2 33,3 Internet - - - - - - - - - - Thương lái 55 91,7 9 75,0 16 88,9 24 100 6 100 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 3.16 ta thấy nguồn cập nhật thông tin về thị trường của phụ nữ xã Hải Nam khá đa dạng và họ cũng đã chú ý đến những thông tin về thị trường mình tham gia. Tuy nhiên hạn chế dễ thấy trong TCTT ở Hải Nam là tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá, thương phẩm hoá sản phẩm nông nghiệp còn rất chậm. Cho nên quan hệ thị trường vẫn chỉ ở mức sơ khai, trao đổi giản đơn, quy mô nhỏ. Chợ địa phương đối với phụ nữ nông thôn vẫn là nơi định giá truyền thống (100%), sau đó mới đến các nguồn thông tin khác nhau như bà con, bạn bè (96,7%), thương lái (91,7%). Việc tiếp cận với các nguồn thông tin về thị trường của phụ nữ Hải Nam như nghe đài, xem ti vi, đọc sách báo còn ở mức thấp. Đây là một điều dễ hiểu bởi vì phụ nữ ở nông thôn có rất ít thời gian để xem ti vi hoặc đọc báo, hoặc nếu có họ cũng chỉ quan tâm đến giải trí. Những thông tin về thị trường trên ti vi, đài, báo dường như không thu hút được sự chú ý của họ. Một nguồn thông tin về sản phẩm nông nghiệp mà họ cũng hay tiếp cận đó là thông qua các chương trình quảng cáo trên ti vi. Thông thường giữa mỗi chương trình giải trí đều có các mục quảng cáo và hiển nhiên họ biết được về thông tin về sản phẩm. Tuy nhiên đây cũng là một “rắc rối” đối với họ vì họ không biết chọn lựa sản phẩm nào do :“…họ quảng cáo sản phẩm nào cũng hay, cũng tốt cả, chẳng biết thực hư thế nào”. (Bác Minh, đội 5 Hải Nam). Sách, báo còn là một thứ “xa xỉ” đối với người dân nhất là phụ nữ nông thôn ở đây. Tại trung tâm xã tuy có thư viện xã nhưng số lượng người dân đến đọc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nguyên nhân do trong thư viện chỉ có một vài cuốn truyện dành cho thiếu nhi, vài số báo Nhân dân của tỉnh, sách về kỹ thuật nông nghiệp, liên quan đến thị trường hầu như không có. Hộp 3.1: Xem ti vi chỉ là để giải trí. “Cũng có lần tôi xem ti vi và thấy họ thông báo giá thóc trên thị trường trong tỉnh. Nhưng tôi thấy giá thóc tại địa phương tôi lại thấp hơn những gì ti vi thông báo. Tôi thấy rất lạ nhưng chẳng biết làm gì. Ở xã này có phải một mình mình bán thóc đâu, mình cần những người mua hơn là họ cần mình mà. Cho nên họ bảo giá bao nhiêu thì tôi cũng chấp nhận bấy nhiêu miễn sao không thấp hơn của hàng xóm là được. Xem ti vi chỉ để giải trí thôi chứ không phải để xem thông tin thị trường đâu.” (Ý kiến của cô Bùi Thị Tâm, 43 tuổi – xóm 8 Hải Nam) Trong những nguồn thông tin trên thì Internet còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với phụ nữ nông thôn ở Hải Nam. Đối với họ Internet chỉ là nơi dành cho giới trẻ “chat chit”, chơi điện tử chứ không phải để cập nhật thông tin. Như vậy phụ nữ Hải Nam đã phần nào chú ý đến việc cập nhật thông tin nhưng vẫn còn ở mức độ đơn giản, phạm vi địa phương chưa có sự hướng ra bên ngoài hoặc tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Họ vẫn còn bị phụ thuộc rất lớn vào thông tin của các đối tượng khác. Phạm vi thông tin của họ còn rất nhỏ hẹp, chỉ biết được thông tin về thị trường quanh khu vực mình sống mà chưa hề chú ý đến thị trường nông sản trong phạm vi rộng hơn như tỉnh, trong nước hay quốc tế. Chính điều này đã hạn chế đến năng lực TCTT của phụ nữ Hải Nam dẫn đến nhiều trường hợp mua đắt, bán rẻ, bị thương lái ép giá vẫn còn tồn tại khá rõ ở Hải Nam. Qua phỏng vấn trực tiếp những phụ nữ này ta thấy rằng thông tin họ quan tâm bao gồm: giá cả sản phẩm cả đầu vào và đầu ra, chất lượng sản phẩm mua vào, nhãn hiệu, nhu cầu thị trường đầu ra,… Hộp 3.2: Quan tâm về thông tin thị trường của một phụ nữ trồng lúa “ Khi muốn mua một giống lúa, loại phân bón hay thuốc trừ sâu tôi thường tham khảo những người hàng xóm của tôi xem họ mua ở đâu, sản phẩm gì, chất lượng có được không và quan trọng nhất là giá cả bao nhiêu. Khi đi bán thóc tôi thường không quan tâm lắm tới chuyện nhu cầu thị trường trong nước như thế nào mà tôi thường quan tâm xem giá thóc tăng lên hay giảm xuống và giá hiện nay là bao nhiêu. Đó là những gì tôi hay tìm hiểu và tôi muốn biết.” (Ý kiến của bác Nguyễn Thị Tuyết, 50 tuổi – xóm 12, Hải Nam) Hộp 3.3: Quan tâm về thông tin thị trường của một phụ nữ NTTS “Nhà tôi nuôi tôm và cá. Đây là lĩnh vực chăn nuôi khá bấp bênh, lúc được thì lãi rất nhiều nhưng lúc mất thì mất cũng chẳng ít. Công việc này đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về giống, thức ăn, thuốc và đặc biệt là mình bán ở đâu thì được giá cao hơn. Nhà tôi thường bán hàng cho các nhà hàng ở bãi tắm Quất Lâm cho nên tôi và chồng tôi luôn luôn tìm hiểu xem khách hàng đang ưa chuộng loại nào để cung cấp kịp thời. Ở đây khách du lịch nhiều nên họ có yêu cầu rất cao về sản phẩm (thường là đặc sản như cá vược, tôm hùm) nên chúng tôi quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn. Bên cạnh đó chúng tôi cũng rất quan tâm đến giá bán ra và giá đầu vào như cám, giống.” (Ý kiến của chị Hoàng Thị Kiên,38 tuổi xóm 16, Hải Nam) Hộp 3.2 và 3.3 là hai ý kiến đại diện cho những phụ nữ thuộc hai lĩnh vực sản xuất ở Hải Nam là trồng lúa và NTTS. Qua hai hộp ý kiến trên ta thấy trong mỗi lĩnh vực sản xuất lại có sự quan tâm đến những loại thông tin khác nhau. Thóc, gạo là những sản phẩm chủ đạo và gần như là truyền thống của địa phương nên những phụ nữ trồng lúa rất ít quan tâm đến nhu cầu của khách hàng hay chất lượng sản phẩm của gia đình mình mà họ chỉ quan tâm đến giá cả nhất là giá đầu ra. Còn phụ nữ của những hộ NTTS lại quan tâm đến nhu cầu của khách hàng nhiều hơn bởi sản phẩm của gia đình họ không có nhiều thị trường và thị trường không rộng như thóc, gạo. Bởi vậy quan tâm đến nhu cầu của khách hàng là một trong những chiến lược kinh doanh đang được họ thực hiện. Đặc điểm chung giữa những phụ nữ của hộ trồng lúa và hộ NTTS là họ đều quan tâm đến sự biến động của giá cả sản phẩm đầu vào và đầu ra vì đây là một yếu tố quan trọng để tính toán được phần lợi nhuận thu về của gia đình. Như vậy mỗi phụ nữ ở Hải Nam tuỳ theo đặc điểm sản xuất của gia đình mình mà có những cách tiếp nhận và xử lý thông tin về thị trường khác nhau. Nhìn chung năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin về thị trường của họ vẫn chưa được toàn diện. Họ mới chỉ quan tâm được một vài khía cạnh của thị trường như giá cả, nơi tiêu thụ. Họ vẫn chưa chú trọng đến chất lượng, đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường, hay chất lượng của cả đầu vào và đầu ra. Đây là những yếu tố quan trọng không kém gì giá cả và còn có tính chất quyết định tới mức giá của sản phẩm bán ra. Rất nhiều phụ nữ đã không nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này nên đã bỏ qua nhiều cơ hội nâng cao chất lượng, giá cả cũng như thị trường cho sản phẩm của gia đình. 3.3.2 Những trở ngại đối với việc tiếp cận thông tin của người phụ nữ nông thôn Hải Nam Không tiếp cận được đủ các nguồn tin và thụ động trong việc tiếp nhận thông tin: Như trên đã phân tích người phụ nữ Hải Nam chỉ tiếp cận được với các nguồn thông tin không chính thống như chợ, thương lái,… Những nguồn thông tin này thường riêng lẻ, hay tạo ra sự nhiễu tin khiến cho người phụ nữ khó có thể xác định được tính chính xác. Có nhiều phụ nữ khi đi mua hoặc bán một sản phẩm nào đó thì chênh lệch giá giữa các hàng rất cao khiến họ không thể xác định được giá đúng của sản phẩm đó là bao nhiêu nữa. Mặc dù biết là những thông tin đó là chưa chính xác nhưng họ vẫn tiếp nhận và phản ứng rất yếu ớt trước sự chênh lệch này. Nội dung thông tin chưa có tính kịp thời, khó hiểu, khó làm theo: Đối với những phụ nữ được tiếp cận với nguồn thông tin trên ti vi, đài đều cho biết thông tin cho nông dân trên các chương trình ti vi phù hợp với những người nông dân có qui mô lớn hơn là đối với những người sản xuất qui mô nhỏ. Một phụ nữ ở Hải Nam tâm sự: “Chẳng hạn như chương trình Nhà nông làm giàu phát trên sóng VTV1 lúc 6:30 giờ các sáng trong tuần toàn thấy đưa ra những cách làm giàu cho nông dân như nuôi ba ba, trồng phong lan,… Tôi chẳng hiểu và chẳng biết những thông tin đó có tác dụng gì đối với những nông dân nghèo và trình độ thấp như chúng tôi”. Chưa có sự đầu tư vào hệ thống thông tin Hiện tại ở Hải Nam vẫn chưa có tổ chức/cá nhân có tính chuyên môn cao tập trung vào việc tạo ra các kênh thông tin phát huy lợi thế của công nghệ mới gắn với việc tạo nguồn tin có nội dung phù hợp với người nông dân nghèo trong đó có người phụ nữ. Chẳng hạn như lập bảng tin thông báo tin tức thị trường tại các chợ địa phương như Mô hình thông tin đã được áp dụng tại tỉnh Phú Thọ năm 1998,… 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Hải Nam Qua đặc điểm và vị trí của phụ nữ nông thôn nói chung và thực tế ở Hải Nam cho ta thấy đa số phụ nữ tham gia sản xuất đều dựa vào kinh nghiệm của bản thân mình và những người xung quanh, kể cả trong việc tiếp cận với thị trường. Do vậy nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ Hải Nam là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho họ vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. 3.4.1 Các yếu tố khách quan - Hoàn cảnh gia đình: Hoàn cảnh gia đình là muốn nói tới khía cạnh kinh tế của mỗi hộ gia đình. Nếu là một phụ nữ của một gia đình có điều kiện về kinh tế, tức là họ có tiền thì việc mua, bán sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Họ sẽ không cảm thấy dè dặt, tự ti khi tham gia vào các thị trường kể cả đầu ra và đầu vào. Hơn nữa kinh tế khá giả thì việc mua sắm các phương tiện hỗ trợ việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Bảng 3.16 cho ta thấy sự khác biệt này. Bảng 3.17: Các phương tiện hỗ trợ tiếp cận thị trường của phụ nữ Hải Nam Chỉ tiêu Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo BQ (chiếc/ hộ) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Xe máy 12 100 18 100 15 62,5 3 50 0,8 Ô tô - - - - - - - - - Điện thoại di động 8 66,7 10 55,6 11 45,8 1 16,7 0,5 Điện thoại cố định 12 100 16 88,9 16 66,7 4 66,7 0,8 Ti vi, đài 12 100 18 100 20 83,3 4 66,7 0,9 Sách, báo 4 33,3 3 16,7 1 4,2 0 - 0,13 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Bảng 3.17 cho ta thấy được xe máy, ti vi, đài, điện thoại cố định là những phương tiện hỗ trợ chủ yếu cho việc tiếp cận thị trường của các hộ nông dân. Hầu hết mỗi hộ nông dân đều đã có những phương tiện trên (bình quân 0,8 -0.9 chiếc/ hộ). Tuy nhiên những phương tiện này vẫn tập trung chủ yếu trong các hộ giàu và hộ khá (chiếm 100%), đối với các hộ nghèo thì những phương tiện hỗ trợ này còn khá ít. Chính vì vậy đã tạo nên sự khác biệt rõ rệt trong việc tiếp cận thị trường nông sản của mỗi phụ nữ trong từng loại hộ nông dân. Với các phương tiện hỗ trợ cho tiếp cận thị trường như xe máy để vận chuyển, điện thoại cố định để liên lạc với khách hàng, ti vi để giải trí hoặc nắm bắt thông tin các hộ giàu và khá đã có những điều kiện thuận lợi nhất định. Trong khi đó chỉ có 16,7% hộ nghèo, 45,8% hộ trung bình có điện thoại di động để liên lạc cho việc buôn bán. Tuy nhiên chưa có hộ nào có ô tô để vận chuyển với khối lượng hàng hoá lớn. Chưa có ô tô để vận chuyển nghĩa là quy mô sản xuất chưa đủ lớn và chưa có sự liên kết để trao đổi, mua bán giữa các hộ nông dân ở Hải Nam. Một số phụ nữ ở hộ TB và hộ nghèo chưa có được một trong số các phương tiện hỗ trợ đó có tâm sự rằng: “ ...Nhiều khi tôi muốn sang Giao Thuỷ hoặc xuống Hải Quang lấy giống tôm, cá cho rẻ và chất lượng tốt nhưng nhà không có xe máy, từ đây xuống đó rất xa mượn xe thì ngại nên nhiều khi gia đình tôi đành phải lấy lại của người ta vừa đắt lại không đảm bảo chất lượng” (Chị Mai, 35 tuổi, NTTS). Như vậy việc có được những phương tiện hỗ trợ tốt thì việc tiếp cận thị trường của chị em sẽ trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. - Thời gian: Trong những năm gần đây hiện tượng nông dân, chủ yếu là lao động nam bỏ nông thôn di cư ra thành phố kiếm sống đã tạo nên hiện tượng “ phụ nữ hoá nông thôn”, “lão nông hoá nông thôn”. Ở Hải Nam cũng xảy ra tình trạng như vậy. Trong gia đình người phụ nữ dần trở thành trụ cột, gánh vác hầu hết tất cả mọi công việc từ chăm sóc con cái cho đến sản xuất trong gia đình. Hiện tượng này diễn ra phổ biến nhất là ở các hộ trồng lúa, còn những hộ NTTS đa số nam giới vẫn còn ở lại nhà. Liệu giữa phụ nữ của hai loại hộ này có gì khác nhau về thời gian làm việc và liệu những phụ nữ có chồng ở nhà có rảnh rỗi hơn so với phụ nữ có chồng đi vắng? Hộp 3.4: Lịch làm việc trong một ngày của một phụ nữ trồng lúa ở Hải Nam 5:00 giờ: Thức dậy, nấu ăn sáng cho cả nhà, nấu cám lợn (nếu có) 6:00 giờ: Ăn sáng cùng gia đình 6:30 giờ: Cho lợn, gà ăn 7:30 - 11:00 giờ: Ra đồng làm việc như làm cỏ, tát nước, hoặc phun thuốc 11:00 giờ: Trở về và nấu ăn trưa cho gia đình 12:00 - 13:00 giờ: Ăn trưa và nghỉ trưa tại gia đình 13:00 - 17:00 giờ: Tiếp tục công việc buổi sáng (nếu chưa xong), ở nhà làm cỏ vườn trồng rau 18:00 - 19:30 giờ: Nấu bữa tối, giặt giũ quần áo, tắm cho các con, rồi ăn tối 20:00 - 21:00 giờ: Sang nhà hàng xóm chơi 21:00 - 22:00 giờ: Xem phim trên ti vi 22:00 giờ: Đi ngủ Hộp 3.5 : Lịch làm việc trong một ngày của một phụ nữ NTTS ở Hải Nam 5:00 - 6:00 giờ: Thức dậy, nấu ăn cho cả nhà 6:00 giờ: Ăn sáng cùng gia đình, mang bữa sáng cho chồng ở ngoài ruộng, đầmi 6:30 - 7:30 : Cùng chồng cho tôm, cá ăn ở ngoài ruộng, đầm 7:30 - 11:00 giờ: Vệ sinh, thay nước cho ruộng, đầm nuôi 11:00 - 12:00 giờ: Về nhà nấu cơm trưa cho cả nhà 12:30 - 13:30 giờ: Ăn trưa và nghỉ trưa 13:30 - 17:00 giờ: Cùng chồng kiểm tra từng ruộng nuôi, hoặc đi mua thức ăn cho tôm, cá ở các đại lý 17:00 - 18:00 giờ: Cùng chồng cho tôm, cá ăn 18:00 - 19:30 giờ: Nấu cơm tối, giặt quần áo, tắm cho con, và ăn tối 19:30 - 21:30 giờ: Chuẩn bị thức ăn cho tôm, cá như rau xanh, bã rượu cho cá vào sáng mai. 22:00 giờ: Đi ngủ Qua hai lịch làm việc trên của hai phụ nữ ta thấy họ đều rất bận rộn, công việc hàng ngày rất là nhiều. Tuy nhiên những phụ nữ trồng lúa lại có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn so với phụ nữ NTTS, nhất là vào các buổi tối mặc dù họ không được chồng giúp đỡ nhiều. Nguyên nhân là do NTTS có khối lượng công việc nhiều hơn trồng lúa, đòi hỏi thời gian nhiều hơn nên thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn. Tuy nhiên thời gian mà mỗi phụ nữ dành cho việc tìm hiểu các thông tin về thị trường lại rất ít. Do khối lượng công việc nhiều như thế nên khi được hỏi có muốn tham gia một lớp tập huấn để tăng khả năng tiếp cận thị trường thì có tới hơn 80% số phụ nữ trả lời là muốn tham gia nhưng lại sợ không có thời gian để đến tham gia, số còn lại không muốn tham gia do họ ngại tham gia các hoạt động xã hội. Từ đó ta cũng rút ra kết luận rằng nếu muốn tổ chức các lớp tập huấn cho phụ nữ thì không nên tổ chức vào ban ngày vì khi đó họ rất bận rộn không thể có thời gian tham gia được. - Điều kiện thông tin kinh tế - xã hội, môi trường sống Đây là một yếu tố chi phối khá nhiều đến năng lực tiếp cận thị trường của người phụ nữ ở nông thôn. Nếu được sống trong một khu vực có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thương mại mở rộng, hệ thống thông tin phát triển thì người phụ nữ cũng sẽ nhanh nhạy hơn trước những phản ứng của thị trường, nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng hơn. Điều này cũng lý giải được tại sao những phụ nữ ở các thành phố, đô thị tiếp cận với thị trường tốt hơn phụ nữ ở nông thôn. Trên thực tế, Hải Nam là một xã nằm cách trung tâm huyện gần 10km, khu dân cư ăn sâu vào bên trong trục đường 21 nên cuộc sống của người dân ở đây khá yên bình. Sự buôn bán, cạnh tranh không được sôi nổi, nhộn nhịp do không có chợ trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất canh tác, nông nghiệp là một nghề sản xuất truyền thống nên trong cơ cấu kinh tế của xã nông nghiệp chiếm 64,7%, công nghiệp, dịch vụ vẫn chiếm số lượng nhỏ. Chính những điều này khiến cho người phụ nữ ở đây vẫn chưa thực sự hoà nhập được với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn ở Hải Nam cần phải có thời gian lâu dài và cần có sự thay đổi của nền kinh tế tại địa phương. - Các yếu tố liên quan đến chủ trương chính sách Hải Nam là một xã trong huyện Hải Hậu nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh cho người nông dân trong đó có người phụ nữ. Điển hình như việc hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất cho phụ nữ nghèo của dự án Việt - Bỉ thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nam Định. Bên cạnh đó xã còn tổ chức một số lớp học khuyến nông nhằm phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân. Tuy nhiên các lớp học này vẫn chưa chú trọng đến đối tượng quan trọng ở nông thôn là phụ nữ nên chưa nhận được sự hưởng ứng nhiều của các chị em trong xã. Bên cạnh đó tuy có một số lớp học đã chú trọng đến đối tượng tham gia là phụ nữ nông thôn nhưng lại không bố trí thời gian tập huấn hợp lý khiến cho nhiều chị em muốn tham gia nhưng lại bị hạn chế về thời gian. Một điều quan trọng nữa là hầu hết các lớp tập huấn đều chú trọng nhiêu đến các vấn đề về kỹ thuật nên không thu hút được chị em. Chính những điều này đã ảnh hưởng đến lòng tự tin của phụ nữ khi tham gia các hoạt động xã hội khiến cho cơ hội tiếp cận thị trường của họ bị giảm đi. 3.4.2 Các yếu tố chủ quan - Trình độ học vấn của người phụ nữ Đây là yếu tố có tính chất quyết định tới năng lực tiếp cận thị trường của mỗi phụ nữ. Như chúng ta đã biết phụ nữ Hải Nam có trình độ học vấn còn ở mức độ thấp, khả năng tính toán mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản hoặc không quá phức tạp. Số phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, kể cả trồng lúa và NTTS có trình độ cao hầu như không có. Thực tế này là một khó khăn rất lớn trong việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Hải Nam. - Tâm lý của người phụ nữ Do phụ nữ Hải Nam hầu hết đều tham gia vào hoạt động sản xuất của gia đình nên họ rất quen thuộc với những công việc mua bán như giống, phân bón, thức ăn,....Đây là những công việc gần như thành thói quen trong mỗi vụ sản xuất. Bởi vậy ở phụ nữ nông thôn Hải Nam không hề xuất hiện tâm lý ngại ngùng, e dè khi tham gia hoạt động nào liên quan đến thị trường. Tuy nhiên đối với các hoạt động xã hội như tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật mới thì vẫn còn một số phụ nữ không muốn tham gia vì họ tự ti về trình độ của mình. - Vị trí trong gia đình Việc xác định vị trí trong gia đình cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ. Nếu trong gia đình người phụ nữ là người cầm chìa khoá, có kế hoạch chi tiêu thì họ sẽ có năng lực TCTT tốt hơn những phụ nữ có chồng nắm giữ kinh tế trong gia đình. Khi đó người phụ nữ cầm chìa khoá sẽ chủ động tiếp cận mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào người chồng. Ở nông thôn hiện nay vẫn còn có trường hợp người vợ không bao giờ đi chợ và không biết đếm tiền. Tuy nhiên ở Hải Nam hiện tượng này đã không còn nữa và người phụ nữ đã chủ động hơn rất nhiều. PHẦN 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CHO PHỤ NỮ NÔNG THÔN XÃ HẢI NAM 4.1 Những yếu tố để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho nông dân Việt Nam nói chung Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ : CSHT giao thông, liên lạc và thị trường có vai trò quan trọng trong quá trình thu mua, trao đổi hàng hoá. Phát triển hệ thống giao thông vận tải có thể làm tăng lượng người tham gia vào thị trường, rút ngắn thời gian vận chuyển và làm giảm chi phí sản xuất cho người sản xuất. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc có thể làm tăng sức mạnh liên lạc của nông dân do giảm sai lệch thông tin hai chiều, giảm chi phí và rủi ro do sai lệch thông tin mang lại. Phát triển thiết bị công nghệ, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ làm cho vị thế của nông dân trong chuỗi sản xuất ngày càng được nâng cao. Phát triển hệ thống thông tin thị trường nông sản: Một hệ thống cung cấp thông tin thị trường hiệu quả có thể làm giảm chi phí giao dịch và góp phần giảm thiểu rủi ro sản xuất cho nông dân. Việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, với những dự đoán, định hướng xu hướng tiêu dùng sẽ giúp cho từng nông dân quyết định chính xác quy mô sản xuất, chủng loại hàng hoá và thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật liên quan. Thông tin về giá cả hàng hoá cũng giúp nông dân tăng khả năng mặc cả của chính họ trên thương trường. Một trong những con đường được xem là rất nhanh và rất hữu hiệu để phát triển thông tin thị trường cho người dân chính là tăng cường phổ biến thông tin hữu ích đến nông dân, nông thôn qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Những năm gần đây, báo chí nước ta phát triển nhanh, không ngừng được cải tiến về nhiều mặt, ngày càng bám sát cuộc sống để phản ánh, phân tích, nghị luận, định hướng dư luận và phục vụ thiết thực cho sự phát triển đất nước. Nhờ đó, ngày càng có nhiều thông tin hữu ích như: các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; những tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nông, lâm, ngư nghiệp; kiến thức về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường, mua sắm, tiêu dùng... được chuyển tải đến nông dân - nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên do một bộ phận nông dân còn hạn chế về trình độ học vấn, dẫn đến nhận thức hạn chế, không tận dụng được các nguồn thông tin; do điều kiện khó khăn, không có đủ sách báo, phương tiện nghe nhìn để nắm thông tin; do không có cán bộ hướng dẫn khai thác sử dụng các thông tin hữu ích phục vụ sản xuất, đời sống; cũng có trường hợp do vùng sâu vùng xa, phương tiện giao thông đi lại khó khăn nên “đói” thông tin... Những nguyên nhân đó khiến nhiều nông dân, nhiều vùng nông thôn rơi vào tình trạng “đói” thông tin, khó phát triển nhanh, tiếp tục tạo ra sự cách biệt ngày càng lớn giữa nông thôn và thành thị. Bởi vậy để khắc phục tình trạng này mỗi địa phương cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm đưa thông tin về tận nơi cho nông dân như: hình thành các điểm đọc sách báo và giao cho các tổ chức như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh...ở mỗi xã phụ trách. Nguồn sách báo sẽ do ngân sách đầu tư, do nông dân tự nguyện đóng góp để mua trực tiếp ít nhất 3-5 loại báo thật cần thiết; Tại mỗi điểm nêu trên, nếu có điều kiện nên trang bị máy vi tính và nối mạng internet để nông dân có thể khai thác thông tin kinh tế, chính trị, giáo dục, kỹ thuật nông nghiệp, pháp luật... Có thể cho tư nhân cộng tác khai thác các dịch vụ trên cơ sở qui định giá dịch vụ hợp lý và thống nhất quan điểm là: nội dung phải đảm bảo mục tiêu nâng cao trình độ nông dân, nhất là về kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế. Mỗi điểm đọc sách báo, khai thác thông tin trên internet nêu trên cũng có thể là nơi sinh hoạt khoa học kỹ thuật, giúp nông dân có điều kiện trao đổi thông tin trong sản xuất, đời sống. Phát triển các mối quan hệ thị trường theo chiều dọc: Quan điểm thương trường là chiến trường vẫn luôn luôn tồn tại. Tuy nhiên cải thiện và phát triển mối quan hệ giữa nông dân và đối tượng trung gian trong chuỗi giá trị sẽ phần nào làm giảm sự khắc nghiệt của cạnh trạnh trên thị trường, làm chuyển hướng cạnh tranh để tồn tại thành cạnh tranh để phát triển. Trong thị trường nông sản, mối quan hệ này được thể hiện bằng sự hợp tác giữa nông dân với thương lái; nông dân với nhà máy, cơ sở chế biến thông qua giao kèo hoặc hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên mối quan hệ này chỉ thực hiện tốt được với những người sản xuất lớn vì họ có thể đảm bảo được sản lượng đầu vào theo yêu cầu, giảm chi phí vận chuyển và chi phí quản lý đồng thời thuận tiện cho quá trình truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần. Do vậy những hộ nông dân sản xuất đơn lẻ sẽ gặp khó khăn trong mối quan hệ này. Thay vào đó sự kết hợp giữa các hộ sản xuất đơn lẻ với các cơ sở sản xuất chế biến thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có thể làm tăng lợi nhuận cho cả hai phía đối tác. Hợp đồng bao tiêu sản phẩm có thể là một trong những phương thức hiệu quả giúp nông dân kết nối với thị trường bất kể sản phẩm họ làm ra phục vụ cho thị trường nội địa hay xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các loại hợp đồng này dường như không phát triển nhiều ở thị trường các nước đang phát triển do sự bấp bênh về giá cả và thiếu một khuôn khổ thể chế, pháp lý đi kèm để có thể ràng buộc hai bên thực hiện tốt nghĩa vụ hợp đồng. Bởi vậy để hợp đồng bao tiêu sản phẩm có hiệu quả ở nước ta cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế pháp lý đi kèm. Phát triển các mối quan hệ sản xuất theo chiều ngang (nhóm sản xuất nông hộ): Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá, việc phát triển theo hướng đơn lẻ, cá nhân sẽ không mang lại kết quả lâu dài, bền vững, ngay cả đối với nông dân, đối tượng được cho là sản xuất độc lập, tự phát ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy họ cần phải phối hợp với nhau thành một khối tổ chức để tăng sức mạnh thương thảo trên thị trường, tăng khả năng đàm phán để mua sản phẩm đầu vào và bán sản phẩm đầu ra với giá hợp lý, đảm bảo quyền lợi của chính bản thân họ. Nhóm sản xuất nông hộ được xem như là một trong những chiến lược trọng yếu để nông dân nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh tế, cơ hội tham gia thị trường ở một tư thế mạnh hơn, ổn định và bền vững hơn. Ngoài ra nhóm sản xuất nông hộ này còn có thể ứng dụng những dịch vụ mang tính định hướng thị trường như quản lý chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận nhãn mác hàng hoá, sản phẩm,… 4.2 Những giải pháp để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn Hải Nam 4.2.1 Những giải pháp chung Người phụ nữ nông thôn cũng chính là những nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên họ là phụ nữ - là đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi về mọi thứ từ trước đến nay như: ít được học hành hơn, làm nhiều công việc hơn, ít được quan tâm, là đối tượng của nhiều định kiến,....Khi tham gia vào nền sản xuất hàng hoá hiện nay những điều đó đã tác động không nhỏ đến phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn. Bởi vậy bên cạnh những giải pháp nâng cao năng lực TCTT cho nông dân thì song song với những giải pháp đó cần phải có giải pháp riêng để giúp người phụ nữ nông thôn hoà nhập với nền kinh tế thị trường hiện nay mà không phải chịu thiệt thòi. Chủ động hơn trong việc xây dựng các giải pháp sáng tạo nhằm hỗ trợ nữ nông dân: Nhìn chung các dịch vụ khuyến nông cần được cải thiện, mở rộng phạm vi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nông dân trong các hệ thống nông nghiệp đa dạng. Cần có bước cải tiến để đáp ứng trực tiếp hơn nữa nhu cầu của nữ nông dân. Ví dụ, qua các chương trình phát thanh nhằm vào thính giả là nữ giới và thông qua các chương trình phát thanh này có thể lồng ghép những kiến thức về thị trường cho nông dân nói chung và phụ nữ ở nông thôn nói riêng. Hỗ trợ việc đào tạo kỹ năng cho phụ nữ: Hoà nhập kinh tế và thương mại không có nghĩa là phụ nữ đã được đảm bảo an toàn về công việc. Để đảm bảo chắc chắn sự an toàn trong điều kiện hiện nay cần phải tạo cơ hội cho phụ nữ nâng cao kỹ năng và trình độ giáo dục của mình. Cần tiến hành đánh giá hiệu quả các chương trình hiện có và các chương trình cần được xem xét và điều chỉnh để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tương lai về kỹ năng trong nền kinh tế thị trường định hướng xuất khẩu, nhất là kỹ năng tiếp cận thị trường. Tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận với các nguồn lực tài chính Tài chính chính là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để phụ nữ nông thôn có thể tham gia vào thị trường. Để phụ nữ có cơ hội này, trước hết cần thực hiện Luật đất đai mới, đảm bảo cho 100% phụ nữ được đứng tên trong giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Chỉ có như vậy, khi có điều kiện, chị em mới có thể chủ động sử dụng quyền sở hữu nhà đất để đi vay vốn sản xuất mà không phải phụ thuộc nhiều vào quyết định của người chồng. Bên cạnh đó, các kênh tín dụng của Nhà nước và Hội phụ nữ cần tạo điều kiện thuận lợi cho chị em tiếp cận được với các nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh và có cơ hội nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho chính bản thân mình. Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của phụ nữ nhằm nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ trong gia đình dẫn đến nâng cao năng lực TCTT cho chị em. Để thực hiện được điều này đòi hỏi vai trò rất lớn của Hội Phụ nữ kết hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội khác như Hội nông dân, Tổ chức khuyến nông ...trong việc hỗ trợ về vốn, về kỹ thuật sản xuất v.v... Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một trong 6 chương trình lớn của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Mở ra các cơ hội kinh tế đối với phụ nữ Phụ nữ Việt Nam là lực lượng lao động cần cù, tích cực ở mọi ngành nghề, đặc biệt trong ngành nông nghiệp của nước ta hiện nay (ngành có số lao động đông nhất), khi nhiều nam giới rời bỏ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm thì 70% lao động trong nông nghiệp là phụ nữ. Những bà me, chủ gia đình, những nữ thanh niên đi tiên phong trong lao động, sản xuất cải tạo giống, tăng năng suất cây trồng,... Tại các ngành buôn bán và kinh doanh, dịch vụ phụ nữ tham gia cũng rất đông. Vì vậy, việc tạo cơ hội ngang bằng cho nam nữ trong hoạt động kinh tế là yêu cầu cấp bách. Cần tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận với các ngành nghề mới, kỹ thuật mới, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế. Trên thực tế phụ nữ bị hạn chế về trình độ và năng lực không phải vì họ nhận thức kém hơn nam giới, mà do gia đình chưa thực sự quan tâm cũng như Nhà nước thiếu những chính sách chú ý đến việc đào tạo bồi dưỡng lao động nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. 4.2.2 Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn Hải Nam. 4.2.2.1 Phát triển kinh tế xã hội xã Hải Nam Về kinh tế: Như chúng ta đã biết, Hải Nam là một xã sản xuất nông nghiệp truyền thống. Trồng lúa trở thành một tập quán canh tác có từ lâu đời của người dân nơi đây, còn NTTS mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Chính vì thế nền kinh tế ở Hải Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp - dịch vụ phát triển còn rất chậm. Khu nhà dân không nằm trên trục đường quốc lộ nên các hoạt động buôn bán, trao đổi không diễn ra sôi nổi, nhộn nhịp. Đây chính là một yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Hải Nam. Do vậy để có nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Hải Nam cần phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Như vậy chính quyền xã Hải Nam cần phải có những phương hướng phát triển mới, khuyến khích nền kinh tế hàng hoá phát triển ở địa phương như: mở rộng đường liên xã, liên thôn để vận chuyển hàng hoá được dễ dàng, nhanh chóng; xây dựng chợ ngay tại trung tâm xã để người dân trong xã có thể trao đổi, buôn bán với nhau và thu hút những người dân ở các xã lân cận. Ngoài ra xây dựng chợ sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh, hàng hoá nhiều hơn người dân sẽ được tiếp cận với nhiều loại sản phẩm nên cơ hội lựa chọn cao hơn. Do đó sẽ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho người phụ nữ. Về mặt xã hội: Tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả trẻ em trong xã đều được đi học, không để tình trạng thất học xảy ra đối với các bé gái. Đây là vấn đề có tính chiến lược lâu dài để nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ nông thôn trong tương lai. Bên cạnh đó xã cần khuyến khích các em đang học cấp II (nhất là học sinh nữ) không nên bỏ học mà tiếp tục học lên. Điều này tuy rất khó khăn vì nó liên quan tới tâm lý, quan điểm của các bậc phụ huynh và hoàn cảnh gia đình các em nên cần phải có biện pháp lâu dài. Đối với những phụ nữ nông thôn Hải Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ xã cần quan tâm đến những phụ nữ nghèo, hỗ trợ vốn sản xuất, kết hợp với tổ chức khuyến nông của xã mở các lớp tập huấn cho chị em, nhất là những lớp về tiếp cận thị trường. Những hoạt động này sẽ củng cố thêm lòng tin cho chị em phụ nữ trong xã giúp họ tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. 4.2.2.2 Nâng cao vai trò và trình độ cho phụ nữ trong việc tiếp cận thị trường nông sản Phụ nữ nông thôn Hải Nam là người có vai trò quyết định trong lĩnh vực sản xuất của gia đình. Tuy nhiên trong vai trò là người quyết định họ vẫn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là trong việc tiếp cận nguồn vốn. Đối với các nguồn vốn phi chính thống, không đòi hỏi thủ tục rườm rà thì uy tín của người phụ nữ chính là điều kiện cơ bản để tiếp cận được. Chỉ cần người vay vốn cam kết sẽ trả lãi suất hàng tháng và trả gốc đúng thời hạn là được. Nguồn vốn này ở nông thôn thường do người vợ trong nhà đứng ra lo liệu. Nhưng đối với nguồn vốn chính thống như các Ngân hàng, tổ chức thì một mình người vợ không thể thực hiện được vì họ không phải là chủ hộ trong gia đình. Do không là chủ hộ thêm vào đó là quyền sở hữu đất đai lại chỉ đứng tên người chồng nên nếu người chồng không đồng ý vay thì người vợ cũng không thể thay đổi được. Không có vốn sản xuất thì cơ hội để tiếp cận với các loại thị trường sẽ ít đi. Như vậy để nâng cao vai trò của phụ nữ trong tiếp cận thị trường thì cần nâng cao được vai trò của họ trong việc tiếp cận với các nguồn vốn. Điều này đồng nghĩa với việc để người vợ và người chồng có quyền như nhau trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Khi đó vai trò của người phụ nữ sẽ được nâng cao lên rất nhiều. Bên cạnh đó thì nâng cao trình độ cho người phụ nữ cũng là một giải pháp tối ưu để nâng cao năng lực TCTT nông sản cho bản thân họ. Nâng cao trình độ ở đây không có nghĩa là cho họ đi học trở lại - đây là một điều rất khó thực hiện được. Nâng cao trình độ cho họ có nghĩa là tăng cường đưa những kiến thức mới trong nông nghiệp vào chính công việc sản xuất của họ thông qua những hoạt động thực tiễn như : mở các lớp đào tạo nghề, cho phụ nữ tham gia các lớp học về kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt, đưa các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức thị trường cho phụ nữ nông thôn Hải Nam. 4.2.2.3 Nâng cao chất lượng và thương hiệu cho nông sản của xã Đây là một giải pháp quan trọng và cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhất là thương hiệu của sản phẩm. Tại Việt Nam có nhiều địa phương đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản của mình như: nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch,.... Có được những thương hiệu này việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trở nên rất dễ dàng với người dân nơi đó. Ở Hải Hậu hiện đã có một nông sản được xây dựng thương hiệu, đó là gạo tám Hải Hậu được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Sản phẩm này thường được bán tại các siêu thị với giá rất cao. Đây là một thị trường hấp dẫn cho người dân trồng lúa tám. Tuy nhiên Hải Nam là một xã không có điều kiện thuận lợi để trồng được gạo tám ngon nhưng không thể vì thế mà không chú ý đến thương hiệu của các loại sản phẩm còn lại như gạo Bắc Thơm, cá vược, tôm hùm. Trước hết thương hiệu phải được xây dựng trên cơ sở chất lượng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến và thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng. Như vậy giải pháp này cần phải được xúc tiến hoạt động, cần phải cho người sản xuất thấy được tầm quan trọng của việc làm này để họ thay đổi thái độ và phương thức sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường chứ không phải chỉ để phù hợp với nhu cầu của bản thân. 4.2.2.4 Đưa mô hình nhóm sản xuất nông hộ cho hộ nông dân trong xã Mô hình nhóm sản xuất nông hộ còn là một khái niệm rất mới trong nông thôn hiện nay. Tuy nhiên nó đang dần được nhiều nông dân ưa chuộng và áp dụng bởi tác dụng của nó không hề nhỏ. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, sức cạnh tranh lớn cộng với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ ở nước ta thì nhóm sản xuất nông hộ sẽ tạo cho các hộ nông dân có rất nhiều thuận lợi. Ở Hải Nam, đối với các hộ trồng lúa và NTTS nên có sự liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm và mua phân bón. Mỗi nhóm hộ khoảng 10 - 15 hộ liên kết với nhau để cùng mua vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của mỗi gia đình. Việc làm này sẽ giảm được rất nhiều chi phí đầu vào, tăng giá thành sản phẩm cho mỗi hộ thành viên trong nhóm sản xuất. Bên cạnh đó còn tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường của mỗi hộ. Để đưa được mô hình này vào trong đời sống của nông dân Hải Nam thì đội ngũ cán bộ địa phương cần phải thấy rõ được tác dụng của mô hình này và tuyên truyền cho nông dân hiểu và thấy được, nếu cần thì đưa thử nghiệm một số mô hình tiên phong cho nông dân học tập và làm theo. Song song với việc đó thì cần tăng cường kết hợp với việc đưa các kiến thức về thị trường tới từng hộ nông dân. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Trong nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hoá mỗi đối tượng tham gia đều phải hiểu về thị trường và tiếp cận được nó. Ở nước ta phụ nữ là lực lượng chính tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên khả năng hiểu biết về thị trường của phụ nữ ở nông thôn còn khá ít do trình độ học vấn chưa cao, tâm lý tự ti về bản thân vẫn còn tồn tại. Do đó để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như kinh doanh cho phụ nữ thì nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho những phụ nữ ở nông thôn là một điều cần thiết. Hải Nam là một xã thuần nông của huyện Hải Hậu, trong đó trồng lúa và NTTS là hai thế mạnh của xã, dịch vụ chưa phát triển. Do vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tiếp cận thị trường của những phụ nữ nơi đây. Qua điều tra, phân tích chúng tôi thấy năng lực tiếp cận thị trường của PNNT Hải Nam chưa thực sự tốt trong nền kinh tế phát triển như hiện nay. Với hai thế mạnh là trồng lúa và NTTS thì phụ nữ nông thôn Hải Nam tiếp cận với hai loại thị trường chính là: thị trường đầu vào (giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, đặc biệt là vốn), thị trường đầu ra (các sản phẩm chủ yếu là lúa, cá, tôm). Nguồn vốn được nhiều chị em chọn tiếp cận là thông qua chơi phường/ hội và vay tư nhân. Đây là cách tiếp cận rất tiện lợi, số tiền một lần vay lớn (trung bình 12 triệu đồng/ hội) nên chị em có thể dùng vào đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế cho gia đình mình mà không phải chờ trong thời gian dài. Như vậy phụ nữ Hải Nam đã tiếp cận rất hợp lý vốn sản xuất cho gia đình. Đối với phụ nữ trong hộ trồng lúa thì nguồn tiếp cận các vật tư nông nghiệp như giống lúa, phân bón, thuốc BVTV phần lớn từ ba HTX nông nghiệp của xã với hình thức mua chịu đến mùa thu hoạch trả tiền, chịu lãi suất bằng lãi suất của Ngân hàng. Vì diện tích trồng lúa của mỗi hộ đều không nhiều nên số lượng đầu vào không lớn, do đó hình thức tiếp cận từ HTX là cách tiếp cận tối ưu vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo có vốn sản xuất đến mùa thu hoạch. Đối với phụ nữ của hộ NTTS thì phải đi rất xa để mua giống ở các trại giống như sang Giao Thuỷ, Xuân Trường, xuống Hải Quang thì mới có giống tốt, chất lượng cao. Mặc dù xa nhưng 100% phụ nữ NTTS ở Hải Nam chọn những địa điểm này là nơi cung cấp giống. Ngoài ra họ còn tiếp cận tốt với thị trường cám, thuốc BVTV sao cho phù hợp với điều kiện, quy mô và nhu cầu sản xuất mình. Tất cả những vật tư nông nghiệp này đều được các chị em mua khi cần chứ không mua về để dự trữ do họ không có nhiều vốn và một phần do thói quen sản xuất được hình thành từ rất lâu. Điều này đã phần nào hạn chế tính chủ động trong việc mua đầu vào nhất là trong điều kiện giá cả bấp bênh như hiện nay Khi có nhu cầu bán sản phẩm thì phần lớn phụ nữ Hải Nam đều bán thông qua các đối tượng trung gian như người bán buôn, người thu gom là chủ yếu (chiếm khoảng 60% lượng sản phẩm bán ra). Đối tượng này rất linh hoạt, thu mua với bất kể số lượng nào và thường thanh toán tiền ngay nên được ưa chuộng hơn. Bởi vậy thị trường tiêu thụ của phụ nữ Hải Nam phần lớn là ở ngay tại địa phương. Tuy nhiên chỉ ở Hải Nam mà ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam do đa số họ tiếp cận khi tiếp cận với hình thức tiêu thụ này phụ nữ Hải Nam đã làm giảm đi một phần lợi nhuận mà họ tạo ra được. Đây là hiện tượng rất phổ biến không với một số nguồn thông tin phi chính thống như từ chợ, thương lái, hàng xóm. Khi tiếp cận với các nguồn thông tin này thì khả năng xử lý chưa cao nên phụ nữ Hải Nam vẫn lâm vào tình trạng “mua đắt, bán rẻ”. Như vậy năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thôn Hải Nam thực sự vẫn chưa có sự tiến bộ so với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá hiện nay của nước ta. Trước thực trạng trên chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn Hải Nam. 2 Kiến nghị - Đối với Nhà nước: cần có những chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn cho phụ nữ nông thôn, chính sách CSHT để giảm chi phí đầu vào rút ngắn khoảng cách giữa giá cổng trại và giá thị trường; chính sách chuyển giao kỹ thuật cho nông dân mà đối tượng hướng tới của chính sách là những phụ nữ nông thôn, đặc biệt là những phụ nữ nghèo; tiếp tục có những Dự án, chương trình hợp tác với các tổ chức nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho nông dân trong đó có phụ nữ nông thôn. - Đối với chính quyền xã: Cần tăng cường đầu tư để xây dựng chợ trên địa bàn xã tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu buôn bán. Hoàn thiện hệ thống khuyến nông xã để đưa tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân, tập trung vào đối tượng phụ nữ. Bên cạnh đó cần đầu tư một hệ thống thông tin như loa phát thanh, bảng thông tin nhằm thông báo những thông tin liên quan đến thị trường cho nông dân. Ngoài ra UBND xã và tổ chức Khuyến nông xã nên tổ chức liên kết với các xã lân cận để tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm làm ăn giữa nông dân nói chung và phụ nữ nói riêng. - Đối với bản thân phụ nữ nông thôn Hải Nam: Cần tiếp cận thông tin nhiều, đa dạng hơn. Nên cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và chọn lọc thông tin chính xác nhất sao cho không bị ép giá, không bị “mua đắt, bán rẻ”. Ngoài ra các chị em nên năng động, chủ động hơn trong việc tiếp cận với thị trường đầu vào và đầu ra. Một điều quan trọng nữa là tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, các lớp kỹ năng tiếp cận thị trường nếu xã tổ chức. Đây là cơ hội rất lớn để nâng cao năng lực TCTT của chị em và phát triển kinh tế gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân (1996). Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002). Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Đỗ Long, Vũ Dũng (2002). Tâm lý nông dân trong thời kỳ đầu phát triển kinh tế thị trường, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Lê Trọng (2001). Kinh tế hợp tác của nông dân trong nền kinh tế thị trường, NXB Văn hoá dân tộc Mai Ngọc Cường (2001). Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. Đinh Văn Đãn (2005). Giáo trình kinh tế thương mại - dịch vụ, NXB Nông nghiệp Hà Nội Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005). Giáo trình phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Đưa vấn đề giới vào phát triển (2001). Báo cáo Nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin Hà Nội Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam (2006). WB, ADB, Vụ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh và Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada. Chiến lược giới trong phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2010. Ngân hàng Phát triển Châu Á. Sổ tay đánh giá nghèo đói và thị trường có sự tham gia. Ngân hàng phát triển Châu Á (2005). Báo cáo tổng hợp tin thị trường và phát triển (2007). Ngân hàng phát triển Châu Á Nguyễn Phương Thảo (2004). “ Giới và vấn đề việc làm của phụ nữ”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ - Số 5, trang 13 - 20. Bùi Thị Gia, Phạm Tiến Dũng, Đặng Việt Quang (2004). “Khả năng tiếp cận thị trường với sản xuất và tiêu thụ nông lâm sản ở bản Tát, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, Hoà Bình”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Tập II, số 4 - 2004. Vũ Thành Hiếu (2004). Một số giải pháp xâm nhập và mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty ESAT HOPE Việt Nam tại Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường ĐHNN I Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Hà (2005).Thực trạng và những giải pháp nâng cao trình độ tiếp cận thị trường cho các chủ trang trại huyện Gia Lâm - Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế. Báo cáo tốt nghiệp, Trường ĐHNN I Hà Nội. Hồ Thị Minh Hợp (2007). “Xâm nhập thị trường - Giải pháp phát triển và nâng cao thu nhập nông hộ.” - Ngô Minh Đức, Nguyễn Như Thắng, Vũ Văn Liết, Nguyễn Lân Bàng. “Nhu cầu thông tin của người dân - cơ hội và trở ngại đối với tiếp cận thông tin.” Sơn Nghĩa (Sài Gòn tiếp thị). “Vì sao nông dân tin vào thương lái hơn thông tin của đài báo?” Ngày truy cập 06/10/2008 Phạm Quang Diệu ( 1998). “Mô hình thông tin thị trường Phú Thọ”. Nguồn: Văn Trí (2007). “IFAD giúp đỡ người nghèo tiếp cận thị trường”. Nguồn: ngày truy cập 16/01/2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan