Luận văn Nghiên cứu nghề nấu rượu thủ công khu vực Gò Đen ở xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức

Long An cùng với quá trình phát triển kinh tế- x ã hội (KT-XH) hơn 300 năm, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn đã hình thành và phát triển như: nghề thủ công mỹ nghệ : chạm trổ gỗ mỹ nghệ; thêu ren, dệt chiếu, v.v; nghề chế biến nông sản : bánh tráng, bún, sản xuất (SX) rượu thủ công,v.v; nghề TTCN: đóng tàu xuồng, làm trống, nghề rèn, v.v. Ngành nghề TTCN đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nông thôn Việt Nam. Ngành ng hề TTCN vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, vừa tạo dấu ấn bản sắc văn hoá các vùng, miền qua các sản phẩm (SP) truyền thống. Với xu thế hội nhập thế giới, SP TTCN ngoài yếu tố truyền thống còn phải tinh tuý, đa dạng đáp ứng tiêu chuẩn của ngành, quốc gia và quốc tế. Ngành nghề TTCN của Long An như nghề dệt chiếu Long Định, nghề SX rượu thủ công khu vực Gò Đen , nghề làm trống xã Bình Lãng (huyện Tân Trụ) v.v. tạo ra SP giá trị cao, tinh xảo. Rượu đế Gò Đen nổi tiếng với truyền thống SX lâu đời. Hiện nay những người SX rượu thật đang lao đao vì rượu giả, rượu kém chất lượng, không ít điểm đề bán rượu Gò Đen (dọc theo Quốc lộ 1A qua huyện Bến Lức) nhưng chất lượng bên trong chưa được kiểm định. Đây thực sự là thách thức đối với những ai quan tâm đến thương hiệu rượu đế Gò Đen. Để nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen sản xuất kinh doanh (SX-KD ) có tổ chức, khắc phục được những tồn tại cơ bản về m ẫu mã, chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ, v.v thì nghề này mới phát triển ở mức độ cao hơn. Vì vậy, rất cần thiết có nghiên cứu để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến SX- KD nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen sẽ là cơ sở khoa học tin cậy cho các cấp chính quyền hoạch định và lựa chọn chính sách hỗ trợ. Do hạn chế về thời gian, tác giả chỉ nghiên cứu nghề nấu rượu thủ công khu vực Gò Đen ở xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức.

pdf90 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu nghề nấu rượu thủ công khu vực Gò Đen ở xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý ở Long An và tác giả (phụ lục 15). 4.5.1 Điểm mạnh (1) LĐ sản xuất rượu thủ công có kỹ năng: lực lượng LĐ có kinh nghiệm SX, có tính kế thừa, tất cả những kinh nghiệm được truyền lại. (2) Sản phẩm nổi tiếng: nghề SX rượu đế Gò Đen có lịch sử lâu đời, trở thành chỉ dẫn địa lý của địa phương. (3) Thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên lúa, gạo, nguồn nước, thời tiết khí hậu. (4) Nghề SX rượu thủ công với quy mô nhỏ nên dễ phát triển ở vùng sâu vùng xa, thiết bị dùng cho SX đơn giản, nguồn vốn đầu tư cho SX ít nên các cơ sở SX với nguồn vốn tự có, SP ít tồn đọng. 4.5.2 Điểm yếu (1) Các cơ sở SX quy mô nhỏ, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, thiết bị công nghệ SX lạc hậu, chậm đổi mới, chưa đa dạng hoá SP nên sức cạnh tranh của SP kém trên thị trường. (2) Rượu SX ở khu vực Gò Đen chưa đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, chất lượng SP chưa đáp ứng theo quy định của nhà nước về VSATTP. (3) Nguồn nhân lực là một trong những khó khăn lớn trong phát triển nghề SX- KD rượu đế Gò Đen: về LĐ kế thừa và trình độ học vấn thấp. 4.5.3 Cơ hội (1) Vị trí địa lý thuận lợi: QL 1A là trục giao thông chính của quốc gia nối liền vùng KTTĐPN với vùng ĐBSCL qua địa bàn huyện Bến Lức tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá. (2) Nhà nước và chính quyền địa phương đã và đang có chủ trương phát triển mạnh ngành nghề TTCN truyền thống. Việc quan tâm chỉ đạo và ban hành cơ chế chính sách mới sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho ngành nghề TTCN truyền thống tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững hơn. 4.5.4 Thách thức (1) Nghề hạn chế SX-KD. (2) Sử dụng SP có tác hại đến sức khoẻ: yêu cầu về VSATTP, về tiêu chuẩn chất lượng đối với SP ngày càng cao. (3) Thách thức của nghề đối với tâm lý của người SX là họ không quan tâm đến thay đổi công nghệ phù hợp để tăng chất lượng, đảm bảo yêu cầu về VSATTP. 4.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG Nghề SX rượu thủ công khu vực Gò Đen có lịch sử rất lâu đời trở thành SP nổi tiếng cả nước.Vị trí địa lý, vùng đất, nguồn nước, khí hậu, thời tiết, các công trình hạ tầng kỹ thuật thuận lợi để phát triển nghề nghiên cứu. Nghề này đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người LĐ. Những cơ sở SX rượu truyền từ đời này sang đời khác, nấu với quy mô nhỏ mang tính hộ gia đình nhưng nếu tập hợp lại thì số lượng không nhỏ. Nếu bình quân mỗi cơ sở thủ công SX 27 lít/ngày thì một năm, khu vực nghiên cứu có thể SX 1,3 triệu lít. Tính giá bình quân 14 ngàn đồng/lít, mỗi năm khu vực này thu khoảng 1 triệu USD, chưa kể thu nhập từ hèm của những hộ SX rượu nuôi heo và tạo việc làm từ chuỗi SP của rượu. Nghề này đã góp phần phát triển KT, tăng giá trị hàng hoá, dịch vụ tại địa phương; góp phần phát huy thế mạnh nội lực của địa phương về nguồn nguyên liệu, LĐ; góp phần bảo tồn giá trị nghề truyền thống, hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch. Nghề SX rượu thủ công truyền thống chịu tác động của nhóm nhân tố bên ngoài là tác động của chính sách Nhà nước và chính quyền địa phương về thuế, về an toàn giao thông, về VSATTP v.v và nhóm nhân tố bên trong gồm năng lực của các cơ sở về nguồn vốn, nhân lực, công nghệ, thiết bị, v.v. Nếu phát triển đúng hướng, SX có tổ chức, khắc phục được những tồn tại cơ bản về mẫu mã, chất lượng, giá thành, vốn, thị trường tiêu thụ, v.v thì nghề này mới phát triển ở mức độ cao hơn góp phần không nhỏ vào phát triển KT-XH của địa phương. 28. Kiến Văn (2008), ‘Rượu đế Gò Đen: Ai quen mới dám uống’) Vietnamnet, ngảy: 59’ 17/05/2008 (GMT+7), tham khảo ngày 20/3/2009. Hình 5. 28.Vừa SX rượu thủ công vừa chăn nuôi. Ảnh: K.Văn CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1 KẾT LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu đã đưa vào phân tích theo phương pháp tiếp cận bên trong và tiếp cận bên ngoài. Tiếp cận bên trong nghiên cứu về kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng của người SX, nguồn nguyên liệu SX, giá trị tinh thần của SP. Tiếp cận bên ngoài về thị trường SP, tác động của chính sách đến nghề nghiên cứu. Theo cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu phân tích được mối tương quan giữa nghề nghiên cứu trong tổng thể ngành nghề TTCN truyền thống của tỉnh Long An và huyện Bến Lức. Qua đó, phân tích được hiệu quả và vai trò của nghề nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích được mối tương quan giữa nghề nghiên cứu với kết cấu nông nghiệp- TTCN- CN và dịch vụ, giữa KT- XH- môi trường và trong tổng thể ngành công nghiệp của huyện. Kết quả nghiên cứu này xuất phát từ phương pháp tiếp cận cả định tính lẫn định lượng, mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến việc SX- KD của nghề rượu đế Gò Đen, đi sâu vào phân tích từng nguyên nhân của từng nhân tố ảnh hưởng. Nghiên cứu này phối hợp nhiều phương pháp trong tiếp cận và đánh giá, có sự tham gia của các cơ sở SX và các cấp chính quyền địa phương tại các cuộc họp thành lập Hội sản xuất rượu đế Gò Đen. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng gặp hạn chế trong việc họp nhóm các cơ sở để phân tích SWOT. Nghiên cứu này dựa trên bộ số liệu điều tra số cơ sở của tác giả, với bảng câu hỏi có kết cấu chặt chẽ, tuy nhiên kết cấu của bảng câu hỏi vẫn chưa tính đến CP vận chuyển (nguyên liệu, nhiên liệu, thành phẩm) và hao hụt trong quá trình SX như rượu không đạt chất lượng, bán hàng không thu hồi được vốn, chưa tính đến CP trả lương cho LĐ, CP quản lý, v.v nên tính lợi nhuận (lương trả cho LĐ cao hơn thực tế). Ngoài ra, tính chính xác của số liệu bị hạn chế do các cơ sở SX chưa thực hiện chế độ kế toán. Thí dụ: tổng sản lượng, sản lượng rượu bán lẻ và bán buôn, sản lượng hèm là như nhau qua các năm; chưa đánh giá đầy đủ về kênh tiêu thụ, yêu cầu của thị trường về sản phẩm, v.v. Nghiên cứu chỉ đề cập đến lao động TTCN toàn thời gian (cho đối tượng không tham gia SX nông nghiệp), chưa phân tích được đối tượng SX nông nghiệp chỉ SX rượu trong lúc nông nhàn. Nghiên cứu chỉ phân tích sâu các yếu tố nội tại của các cơ sở SX cũng như tác động của chính sách Nhà nước và chính quyền địa phương ảnh hưởng đến SX-KD nghề nghiên cứu. Nghiên cứu chưa phân tích về xu hướng tiêu dùng rượu nói chung và rượu đế Gò Đen nói riêng. GNP/người sẽ tăng lên do chuyển dịch CCKT từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh công nghiệp và dịch vụ, sự ổn định trong thu nhập dẫn đến sự thay đổi tập quán trong tiêu dùng từ chấp nhận mọi SP đang có xu hướng chuyển sang yêu cầu SP có chất lượng cao và an toàn hơn sẽ ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển nghề nghiên cứu. Dữ liệu của nghiên cứu từ nhiều nguồn: cục Thống kê Long An, điều tra ngành nghề nông thôn Long An, điều tra của tác giả, internet, v.v dẫn đến so sánh, phân tích số liệu còn nhiều bất cập. 5.2 KẾT LUẬN VỀ CÁC PHÁT HIỆN CỦA ĐỀ TÀI Thái độ cũng như suy nghĩ của người SX rất vô tâm với xã hội bên ngoài, SX bán ra được là cứ bán không cần để ý đến thay đổi công nghệ cho rượu ngon hơn, bảo đảm VSATTP hơn ảnh hưởng đến khả năng phát triển của nghề SX rượu và thương hiệu rượu đế Gò Đen. Bản thân SX và người tiêu dùng cũng không quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng SP theo quy định của Nhà nước. Người SX chỉ quan tâm quyền lợi cá nhân, đây là điểm phát hiện quan trọng của đề tài đặc biệt là phát hiện quan trọng về mặt chính sách bắt buộc các cơ sở nếu muốn tiếp tục SX phải thay đổi quy mô, quy trình công nghệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng SP theo quy định của Nhà nước. Nhận thức nội tại của các cơ sở là rất nguy hiểm đối với nghề này. Trước mắt, các cơ sở chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ, không quan tâm về ATVSTP, không quan tâm đến yêu cầu của người tiêu dùng. Với tâm lý này, trong tương lai, khó ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghề SX rượu đế khu vực Gò Đen để tăng chất lượng, đa dạng hoá SP. Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ về vốn, đổi mới công nghệ nhưng bản thân họ không có nhu cầu, đây là phát hiện rất quan trọng của đề tài này. Nguồn nhân lực là một trong những khó khăn lớn trong phát triển nghề SX- KD rượu Gò Đen. LĐ kế thừa và trình độ học vấn thấp sẽ là hai cản ngại chủ yếu. Chất lượng của rượu đế Gò Đen chưa ổn định, chưa đồng nhất có thể do SX thủ công, loại men, nguồn nước, kinh nghiệm SX của từng cơ sở, v.v cũng như chưa có quy trình công nghệ được kiểm định và chứng nhận. Chất lượng của rượu đế Gò Đen có hàm lượng các độc tố như aldehyt axetic vượt quá TCVN: 7043:2002 gấp 2 đến 6 lần, hàm lượng ethylaxetat vượt quá TCVN: 7043:2002 từ 1,5-3,5 lần. Đối với các cơ sở sản xuất TTCN nói chung và nghề SX rượu thủ công nói riêng, tình hình tự SX và tự tiêu thụ còn rất phổ biến. Đa số chưa quan tâm đến việc quảng bá SP. Trong quá trình chế biến, bảo quản các cơ sở sử dụng thùng nhựa không đảm bảo VSATTP có thể thay thế bồn lên men bằng inox, nên bảo quản bằng chai thuỷ tinh, bình sứ (đa dạng hoá SP vừa bảo đảm VSATTP). 5.3 ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ 5.3.1 Các nghiên cứu tiếp theo Qua các phát hiện của đề tài, đề xuất các nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu chọn các giống men đang được các cơ sở sử dụng để lên men rượu, so sánh hoạt lực lên men của các giống, hỗn hợp giống, chọn ra giống men có hoạt lực lên men tốt, hiệu suất thu hồi rượu cao, mùi vị đặc trưng. - Nghiên cứu nguồn nước khác nhau để thực hiện quá trình lên men, chọn ra nguồn nước cho chất lượng lên men rượu tốt nhất và kết hợp hệ thống xử lý nước tinh khiết cho quá trình phối trộn tốt nhất. - Nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, thiết bị theo một quy trình bán thủ công: thiết bị ngưng tụ để tách các độc tố trong quá trình chưng cất rượu, rót chai, đóng nắp, dán nhãn đảm bảo tính hiện đại của quy trình đồng thời vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của SP. - Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng SP rượu, bia nói chung và rượu đế Gò Đen nói riêng. - Nghiên cứu xây dựng trung tâm bảo tồn phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch. 5.3.2 Các gợi ý chính sách Các kết quả thống kê, phân tích SWOT cho thấy nghề SX rượu thủ công khu vực Gò Đen chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các nhân tố: kỹ năng của LĐ; SP nổi tiếng nhưng chưa có nhãn hiệu, sử dụng SP có hại đến sức khoẻ; kỹ thuật công nghệ SX; vị trí địa lý; lực lượng LĐ có kinh nghiệm nhưng hạn chế về trình độ học vấn và lực lượng LĐ kế thừa, tác động của quản lý, chính sách. Với mục đích nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến SX- KD nghề rượu đế Gò đen và trên quan điểm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của Long An, chúng tôi kiến nghị ba nhóm chính sách đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hỗ trợ cho nghề SX-KD rượu đế Gò Đen phát triển. i. Chính sách Nhà nước Tác động của chính sách Nhà nước và tỉnh Long An gồm phương thức tác động trực tiếp và phương thức động gián tiếp. Thứ nhất, phương thức tác động trực tiếp bằng cách dùng vốn ngân sách cho vay vốn ưu đãi; hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào SX, đổi mới công nghệ, thiết bị; quảng bá SP, đào tạo nguồn nhân lực, hình thành trung tâm trưng bày SP, v.v, cụ thể: Nâng cao năng lực cơ sở sản xuất Về vốn Các chính sách về vốn và tín dụng cần giải quyết tốt để các cơ sở cải tiến công nghệ, thiết bị, có nhu cầu mở rộng SX. - Ngoài ra, theo Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính: các dự án kinh doanh có hiệu quả được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư; được vay vốn từ quỹ hỗ trợ việc làm theo quy định tại Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Được vay vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình kích cầu của Nhà nước cho các cơ sở TTCN được vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, hoạt động có hiệu quả các nguồn vốn từ quỹ xoá đói, giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, v.v. - Xây dựng danh mục dự án đầu tư của trung tâm bảo tồn phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch trên địa bàn để thu hút vốn trong- ngoài nước và các thành phần kinh tế. - Thành lập quỹ Khuyến công để hỗ trợ cho việc phát triển ngành nghề TTCN, đây là chính sách quan trọng để đẩy mạnh phát triển ngành nghề TTCN. Đào tạo nguồn nhân lực: Hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ, phát triển kỹ năng LĐ (tập huấn nơi khác, người khác), khởi sự DN. Về phát triển sản phẩm: hỗ trợ nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, thiết bị, chuyển giao nghiên cứu ứng dụng, thông tin về công nghệ. - Nguồn kinh phí thực hiện các nghiên cứu và hỗ trợ một phần đổi mới thiết bị, chuyển giao công nghệ, xây dựng làng nghề ghép với chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật của tỉnh; chương trình khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương; chương trình phát triển du lịch, chương trình “ mỗi làng một nghề” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chương trình phát triển KT- XH của địa phương. Thứ hai, phương thức tác động gián tiếp thông qua tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, gồm: các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề TTCN nói chung và nghề nghiên cứu nói riêng, bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, trong sạch, môi trường thông tin đa dạng, đầy đủ, chính xác, kịp thời, v.v. Về quản lý Nhà nước Để nghề nghiên cứu phát triển các cơ sở cần hợp tác trong SX- KD. - Các cơ sở SX rượu thủ công bắt buộc phải thực hiện nghiêm Nghị định 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về SX-KD, ngoài ra các cơ sở thuộc Hội sản xuất rượu đế Gò Đen phải bắt buộc tuân thủ quy định của Hội về quy trình công nghệ, men sử dụng, hệ thống xử lý nước, v.v để đồng nhất sản phẩm. - Các cơ sở cần liên kết SX, tiêu thụ SP và tiến tới thành lập các hợp tác xã (HTX) theo luật HTX kiểu mới: vận động thành lập các HTX rượu ở xã Mỹ Yên, Long Hiệp, Phước Lợi với lực lượng nồng cốt từ Hội viên của Hội sản rượu đế Gò Đen. Các hoạt động chính của HTX là làm dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào (gạo, nếp, nhiên liệu,v.v) với giá hợp lý để chủ động nguyên liệu trong hợp tác và phân công trong SX, tìm thị trường,v.v. Về khuyến khích phát triển nghề Chính sách về thuế - Các cơ sở sản xuất TTCN truyền thống được hưởng các chính sách miễn giảm thuế thu nhập DN theo quy định tại Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện thuế thu nhập DN. - Theo NĐ 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/1008 SX- KD rượu là nhóm hàng hoá Nhà nước hạn chế kinh doanh sẽ áp dụng thuế TTĐB. Kiến nghị nếu các cơ sở SX-KD tham gia Hội, sản xuất chất lượng SP theo đúng quy định về VSATTP thì được miễn thuế TTĐB. Chính sách về khoa học công nghệ - Hướng dẫn, tư vấn cơ sở TTCN nói chung và nghề nghiên cứu nói riêng đầu tư xây dựng dây chuyền SX mới, mở rộng quy mô SX, đổi mới và ứng dụng khoa học- công nghệ, nâng cao năng lực SX, quản lý chất lượng SP. - Hỗ trợ nghiên cứu về giống men, nguồn nước; cải tiến quy trình công nghệ, thiết bị theo một quy trình bán thủ công ứng dụng khoa học công nghệ vào SX. Giải pháp xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Đưa thông tin kịp thời đến người SX bằng cách tăng thời lượng và chất lượng đối với chương trình phát thanh, truyền hình, báo địa phương (nội dung liên quan đến công nghiệp- TTCN, kinh tế thị trường, hội nhập, v.v). Định hướng phát triển nghề SX rượu thủ công (ưu tiên cho rượu đế Gò Đen do SP nổi tiếng cả nước), các nơi khác vẫn tiếp tục chủ trương hạn chế. Kết hợp SX thủ công có cải tiến công nghệ ở các làng nghề với thu gom xử lý theo quy mô công nghiệp ở các công ty, để SX ra rượu màu sắc truyền thống, không độc hại, giá rẻ phục vụ cho nhu cầu địa phương, và xuất khẩu. - Tham gia hội chợ triễn lãm trong nước thường niên để quảng bá SP. Dự án đầu tư xây dựng trung tâm bảo tồn phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch (UBND tỉnh Long An-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 29, 2008). Mục tiêu dự án: phát triển ngành nghề thủ công gắn với du lịch để du lịch và ngành nghề nông thôn hỗ trợ nhau cùng phát triển. Địa điểm xây dựng dự án: xã Phước Lợi (huyện Bến Lức), là giao lộ của QL 1A với tỉnh lộ 825; phía Đông QL 1A đi thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây đi các tỉnh ĐBSCL; phía Bắc đi huyện Đức Hoà và từ đó đi thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh; phía Nam đi QL 50, và các huyện phía Nam. Vị trí này thuận lợi để du khách có thể ngừng chân, nghỉ ngơi, mua sắm trước khi đến thành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động chính của dự án: xây dựng một trung tâm bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với nơi dừng chân của khách du lịch, quy mô khoảng 3 ha để kêu gọi những cơ sở có tay nghề cao của các nghề TTCN đến đầu tư phát triển nghề (nghề SX rượu, nghề làm trống, nghề dệt chiếu, nghề đan mây tre lá, v.v). Đồng thời xây dựng khu trưng bày giới thiệu và bán SP. Ban quản lý trung tâm có thể liên kết tour du lịch khác để vận chuyển và giao SP cho khách du lịch từ các tỉnh khác (nước mắm Phú Quốc, bưởi Năm Roi, nem Lai Vung, v.v). ii. Chiến lược phát triển đối với cơ sở: (1) Về lao động: nâng cao kỹ năng của LĐ bằng cách tập huấn ở những nơi SX cùng nghề, định hướng cho LĐ kế thừa tự hào về SP nổi tiếng của địa phương để lực lượng LĐ kế thừa tiếp tục nghiên cứu, phát triển SP. (2) Về sản phẩm: nâng cao chất lượng SP; hạn chế số cơ sở SX bằng cách cải tiến công nghệ, thiết bị. (3) Về nhãn hiệu hàng hoá: phát triển thương hiệu bằng cách đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. 29 UBND tỉnh Long An-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Long An đến năm 2020. (4) Quảng bá SP: SP tham gia hội chợ, triễn lãm; phát triển SP kết hợp với du lịch, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Sách 1. Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển: Lý Thuyết và thực tiễn, TP.HCM: NXB Thống Kê. 2. Hội Văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam, tỉnh Long An (2004). Làng nghề trống Bình An (huyện Tân Trụ). Tân An: Công ty cổ phần in Phan Văn Mãng. 3. Thạch Phương- Lưu Quang Tuyến. (1989). Địa chí Long An. NXB Long An và NXB Khoa học xã hội. 4. Tổng cục Thống kê. (2003). Phương án điều tra thống kê. Hà Nội: NXB Thống kê 5. Tổng cục Thống kê- Cục Thống kê Long An. (2006). Niên giám thống kê 2005. Tp Hồ Chí Minh: Xí nghiệp in Thống kê. 6. Tổng cục Thống kê- Cục Thống kê Long An. (2007). Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2006. Tp Hồ Chí Minh: Xí nghiệp in Thống kê. 7. Tổng cục Thống kê- Cục Thống kê Long An. (2008). Niên giám thống kê 2007. Tp Hồ Chí Minh: Xí nghiệp in Thống kê. 8. Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP.HCM: NXB Thống Kê. (2) Tài liệu hội thảo 1. UBND tỉnh Bến Tre- Hiệp hội làng nghề Việt Nam (2006) ‘Hội thảo xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển làng nghề và thủ công mỹ nghệ Đồng bằng sông Cửu Long’, tài liệu trình bày tại Hội thảo làng nghề, Bến Tre, 27 tháng 4. (3) Tài liệu trên Internet 1. Lan Anh (2008), ‘Cội nguồn rượu Bàu Đá’ 64. Tạp chí khoa học công nghệ, tham khảo ngày 20/12/2008. 2. Hương Cát (2008) ‘ Dù thật hay giả rượu vẫn là chất độc’, tham khảo ngày 05/01/2009. 3. Nguyễn Trọng Tín- Đoàn Đạt (2006). ‘Điểm cuối của cuộc hành trình’. : c%E1%BB%A7a-cu%E1%BB%99c-hanh-trinh/, tham khảo ngày 10/12/2008. 4. Minh Hạnh (2007), ‘Rượu Bầu Đá: Thật giả khó phân’, truong/Ruou_Bau_Da_That_gia_kho_phan/, tham khảo ngày 15/01/2009 5. Vũ Đình Thung (2008), ‘ Rượu Bàu Đá, còn đâu hương vị xưa?’ , tham khảo ngày 20/12/2008. 6. Kiến Văn (2008), ‘Hầu hết rượu thủ công đều là chất độc’. 7. BáoTuổi Trẻ, thứ Năm, ngày 18/12/2008, 02:00 (GMT+7), tham khảo ngày 20/12/2008. 7. Background About OTOP Consulted Oct 20th 2008 8. Oita OVOP international Exchange promotion committee OVOP movement, Consulted Oct 20th 2008 9. Special Events, National Conference on ‘One Village, One Product’ Movement [ref. on June 5th 2007]. Available on World Wide Web: < Consulted Oct 20th 2008. (4) Tài liệu không xuất bản 1. Bộ Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn và JICA (Nhật Bản). (2003). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn do đã tiến hành ở Việt Nam năm 2003. 2. Bộ Công Thương-Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp ( 2008) ‘Dự thảo báo cáo tổng hợp dự án “ Quy hoạch phát triển ngành bia- rượu- nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Hà Nội: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp. 3. Thủ tướng Chính phủ (2004), Nghị định về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Nghị định số 134/2004.NĐ-CP ngày 09 tháng 6. 4. UBND tỉnh Long An- Sở Kế hoạch & Đầu tư (1999) ‘ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Bến Lức, tỉnh Long An thời kỳ 1998- 2010’. Tân An: Sở Kế hoạch & Đầu tư. 5. UBND tỉnh Long An (2006), Báo cáo tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010. 6. UBND tỉnh Long An (2008), Quyết định V/v phê duyệt phương án hỗ trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản tỉnh Long An, ngày 03 tháng 9. 7. UBND tỉnh Long An (2008), Quyết định V/v tổ chức thành lập Hội sản xuất rượu đế Gò Đen., ngày 05 tháng 9. 8. UBND tỉnh Long An- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008) ‘ Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Long An đến năm 2020’. Long An: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 9. UBND tỉnh Đồng Nai-Sở Công nghiệp (2005) ‘Đề án Khôi phục và phát triển ngành nghề TTCN truyền thống tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010’. 10. 12.UBND tỉnh Đồng Tháp- Sở Công ngiệp (2005) ‘Quy hoạch phát triển ngành nghề & làng nghề TTCN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010’. Đồng Tháp: Sở Công nghiệp Đồng Tháp. DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Dân số huyện Bến Lức năm 2007 Phụ lục 2. Lao động huyện Bến Lức năm 2007 Phụ lục 3. Ngành nghề TTCN tỉnh Long An năm 2008 Phụ lục 4. Ngành nghề TTCN huyện Bến Lức năm 2008 Phụ lục 5. Nghề SX rượu thủ công Phụ lục 6. Nghề SX rượu thủ công Phụ lục 7. So sánh mức độ nguy hiểm do các độc tố trong rượu Phụ lục 8. Cơ cấu vốn cố định Phụ lục 9. Vốn lưu động năm 2006 Phụ lục 10. Vốn lưu động năm 2007 Phụ lục 11. Vốn lưu động năm 2008 Phụ lục 12. Nhân tố ảnh hưởng đến SX-KD rượu đế Gò Đen Phụ lục 13. Tương quan DT, CP, lợi nhuận và học vấn năm 2006 Phụ lục 14. Tương quan DT, CP, lợi nhuận và học vấn năm 2007 Phụ lục 15. Phân tích SWOT Phụ lục 16. Phiếu thu thập thông tin PHỤ LỤC Phụ lục 1. Dân số huyện Bến Lức năm 2007 Đơn vị hành chính Dân số (người) Diện tích (km2) Mật độ (người/km2) TOÀN HUYỆN 131.964 285,83 462 I. Vùng phía Bắc 44.491 192,68 231 Thạnh Lợi 6.436 49,51 130 Thạnh Hoà 5.072 28,55 178 Lương Bình 6.690 17,72 378 Lương Hoà 10.046 32,25 312 Tân Hoà 1.253 15,07 83 Bình Đức 5.361 23,14 232 An Thạnh 9.634 26,44 364 II. Vùng phía Nam 87.473 93,24 938 Tân Bửu 8.668 17,66 491 Thanh Phú 8.117 12,3 660 Thạnh Đức 10.409 11,96 870 Nhựt Chánh 10.683 13,56 788 Thị trấn Bến Lức 18.335 8,73 2.100 Long Hiệp 12.627 12,36 1.022 Mỹ Yên 8.366 9,26 903 Phước Lợi 10.267 7,41 1.386 Nguồn: phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Bến Lức Phụ lục 2. Lao động huyện Bến Lức năm 2007 Nguồn: phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Bến Lức, 2008 Đơn vị hành chính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ TOÀN HUYỆN 72.844 37.621 74.330 38.389 75.846 39.172 I. Vùng phía Bắc 24.615 13.427 25.117 13.701 25.630 13.980 Thạnh Lợi 3.615 1.768 3.689 1.804 3.764 1.841 Thạnh Hoà 2.797 1.354 2.854 1.382 2.913 1.410 Lương Bình 3.689 3.057 3.765 3.119 3.841 3.183 Lương Hoà 5.541 2.729 5.654 2.785 5.769 2.842 Tân Hoà 6.746 266 688 271 702 277 Bình Đức 2.984 1.533 3.045 1.564 3.107 1.596 An Thạnh 5.314 721 5.422 2.776 5.533 2.833 II. Vùng phía Nam 48.229 24.194 49.213 24.688 50.217 25.192 Tân Bửu 4.781 2.433 4.879 2.483 4.978 2.533 Thanh Phú 4.477 2.212 4.568 2.257 4.661 2.303 Thạnh Đức 5.705 2.868 5.821 2.926 5.940 2.986 Nhựt Chánh 5.892 3.046 6.012 3.109 6.135 3.172 Thị trấn Bến Lức 10.131 5.222 10.338 5.329 10.549 5.437 Long Hiệp 6.965 3.106 7.107 3.170 7.252 3.234 Mỹ Yên 4.614 2.338 4.709 2.385 4.805 2.434 Phước Lợi 5.663 2.969 5.778 3.029 5.896 3.091 Phụ lục 3. Ngành nghề TTCN tỉnh Long An năm 2008 Stt Ngành nghề TTCN Số hộ LĐ Giá trị sản lượng (triệu đồng) I Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản 3.143 8.544 296.97 1 Xay xát (lúa, gạo) 626 1.877 124.533 2 SX rượu thủ công 1.635 2.365 35.965 3 Làm mắm, nước mắm 26 121 4.068 4 Chế biến thực phẩm khác (bún, bánh, cốm ngò, v.v 224 737 20.088 5 Làm mứt 19 47 985 6 Chế biến hạt điều 613 3.397 111.331 II Sản xuất đồ gỗ, mây, tre, v.v 10.936 23.238 434.153 7 Dệt chiếu 2.301 4.875 48.301 8 Mộc gia dụng 647 1.652 39.513 9 Dệt may (may gia công, may công nghiệp) 1.636 3.301 30.157 10 Se nhang 2.735 5.156 29.154 11 Sản xuất vật liệu xây dựng ( làm gạch, ống cống, khuôn cửa,v.v) 184 1.439 62.003 12 Lò rèn 102 256 12.192 13 Cơ khí nhỏ 593 1.267 95.491 14 Đóng tàu, xuồng, ghe 132 439 64.158 15 Chằm nón lá 306 338 1.514 16 Mây tre đan 705 1.237 4.831 17 Đan lục bình 373 763 8.584 18 Làm trống 23 61 5.366 19 Bó chổi 48 88 2.17 20 Gốm sứ 3 8 444 21 Xếp vàng mã 550 899 3.16 22 Sản xuất TTCN 210 628 4.238 23 Đúc gang, đúc đồng 388 831 22.877 III Sản xuất thủ công mỹ nghệ 294 672 6.702 24 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ 294 672 6.702 Tổng cộng 14.373 32.454 737.825 Nguồn: điều tra ngành nghề nông thôn 6/2008 Toàn tỉnh có 1.635 cơ sở SX rượu, thu hút 2.365 LĐ (bình quân 1,62 LĐ/cơ sở), giá trị sản lượng 35.965 triệu đồng/năm (chiếm gần 4,9% tổng giá trị sản lượng của ngành nghề TTCN của tỉnh). Phụ lục 4. Ngành nghề TTCN huyện Bến Lức năm 2008 Stt Ngành nghề TTCN Số hộ LĐ Giá trị sản lượng ( triệu đồng) I Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản 408 769 12.158 1 Xay xát (lúa, gạo) 10 20 211 2 SX rượu thủ công 383 652 9.008 3 Làm mắm, nước mắm 1 30 1.5 4 Chế biến thực phẩm khác (bún, bánh, cốm ngò, v.v 14 67 1.439 II Sản xuất đồ gỗ, mây, tre, v.v 985 2.254 27.002 5 Dệt chiếu 198 456 3.307 6 Mộc gia dụng 50 179 4.161 7 Dệt may (may gia công, may công nghiệp) 594 1.176 10.072 8 Se nhang 33 66 435 9 Lò rèn 3 5 600 10 Cơ khí nhỏ 33 136 5.72 11 Mây tre đan 42 46 299 12 Sản xuất TTCN 32 190 2.408 III Sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ 3 8 150 14 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ 3 8 150 Tổng cộng 1.396 3.031 39.310 Nguồn: điều tra ngành nghề nông thôn 6/2008 Bến Lức có ngành nghề TTCN chủ yếu như SX rượu thủ công, dệt chiếu, dệt may, se nhang, mộc gia dụng, v.v. Số hộ tham gia ngành nghề TTCN là 1.396 hộ (so với toàn tỉnh chiếm 9,7%), với 3.031 LĐ (so với toàn tỉnh chiếm 9,3%) và giá trị sản lượng là 39.310 triệu đồng (so với toàn tỉnh chiếm 5,3%). Bến Lức có 383 cơ sở SX rượu thủ công, tạo việc làm cho 652 LĐ, giá trị sản lượng là 9.008 triệu đồng. Phụ lục 5. Nghề SX rượu thủ công Đơn vị hành chính Số hộ LĐ Giá trị sản lượng (triệu đồng) Tỉnh Long An 1.635 2.365 35.965 Huyện Bến Lức 383 652 9.008 Huyện Cần Đước 413 416 7.535 Huyện Tân Trụ 177 335 3.835 Huyện Đức Hoà 167 244 2.978 Thị xã Tân An 70 157 1.181 Huyện Thạnh Hoá 139 145 1.495 Huyện Vĩnh Hưng 82 130 2.468 Huyện Tân Hưng 51 51 1.019 Huyện Mộc Hoá 6 6 24 Huyện Cần Giuộc 36 37 99 Huyện Thủ Thừa 111 118 4.152 Nguồn: điều tra ngành nghề nông thôn 6/2008 Nghề SX rượu thủ công có 11/14 huyện thị của Long An, tập trung ở huyện Bến Lức, Cần Đước, Tân Trụ, thị xã Tân An, Thạnh Hoá, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Cần Giuộc và Mộc Hoá, Thủ Thừa, Đức Hoà. Phụ lục 6. Nghề SX rượu thủ công Đơn vị hành chính Số hộ LĐ Giá trị sản lượng (triệu đồng) Tỉnh Long An 1.635 2.365 35.965 Huyện Bến Lức 383 652 9.008 Xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp 203 332 3.259 Nguồn: điều tra ngành nghề nông thôn 6/2008 Có 203 cơ sở SX rượu thủ công ở 3 xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên (chiếm tỷ lệ chiếm 53% so với nghề SX rượu thủ công của huyện Bến Lức), 332 LĐ (chiếm tỷ lệ 50,9% LĐ so với nghề SX rượu thủ công của toàn huyện), giá trị sản lượng là 3.295 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 36,2% so với nghề nấu rượu thủ công của toàn huyện). Phụ lục 7. So sánh mức độ nguy hiểm do các độc tố trong rượu Tên chỉ tiêu TCVN 7043:2002 Rượu đế Gò Đen Vodka nếp mới Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Độ cồn % (v/v) ở 200C TC cơ sở TC cơ sở TC cơ sở TC cơ sở TC cơ sở Aldehyt axetic, mg/l ethanol 1000 <50 142 92 311 8 Ethylaxetat (mg/l) <200 768 134 343 - Metanol <0,1 0,03 0,03 0,03 0,06 Nguồn: Trung tâm Khuyến công Long An, 2008 (Mẫu rượu đế Gò Đen) Mẫu rượu đế Gò Đen có hàm lượng aldehyt axetic vượt quá TCVN: 7043:2002 gấp 2 đến 6 lần, hàm lượng ethylaxetat của mẫu rượu đế Gò Đen (mẫu 1 và mẫu 3) vượt quá TCVN: 7043:2002. Phụ lục 8. Cơ cấu vốn cố định ĐVT: % CP sản xuất NhómDT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao Gía trị nhà 71,19 69,31 72,81 Nồi 6,36 4,84 6,65 Thùng 12,3 11,44 11,97 Hồ 2,94 5 5,39 Giếng 0 2,32 1,59 Chi phí khác (thao, thúng,v.v) 7,2 7,08 7,85 Tổng cộng 100 100 100 Nguồn: kết quả điều tra của tác giả, 2008 Cơ cấu vốn cố định: giá trị nhà xưởng chiếm tỷ lệ bình quân 71%; thùng 12%; nồi 6%; chi phí khác 7%, v.v. Phụ lục 9. Vốn lưu động năm 2006 ĐVT: triệu đồng/cơ sở/năm Chi phí sản xuất Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao Nguyên liệu (gạo, nếp) 26,54 48,56 82,5 Men 1,7 2,97 5,28 Nhiên liệu 2,62 4,68 9,81 Nước 0,65 1,26 1,49 Điện thoại 0,73 1,33 1,99 Tổng cộng 32,24 58,8 101,07 Nguồn: điều tra của tác giả, 2008 Phụ lục 10. Vốn lưu động năm 2007 ĐVT: triệu đồng/cơ sở/năm Chi phí sản xuất Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao Nguyên liệu (gạo, nếp) 32,14 58,08 96,65 Men 2,98 4,95 8,22 Nhiên liệu 3,73 7,07 11,38 Nước 0,72 1,33 1,53 Điện thoại 0,77 1,47 2,07 Tổng cộng 40,34 72,9 119,85 Nguồn: điều tra của tác giả, 2008 Phụ lục 11. Vốn lưu động năm 2008 ĐVT: triệu đồng/cơ sở/năm Chi phí sản xuất Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao Nguyên liệu (gạo, nếp) 35,23 63,27 106,65 Men 2,98 4,95 8,22 Nhiên liệu 4,78 9,24 14,14 Nước 0,75 1,33 1,69 Điện thoại 0,77 1,47 2,07 Tổng cộng 44,51 80,26 132,77 Nguồn: kết quả điều tra của tác giả, 2008 Phụ lục 12. Nhân tố ảnh hưởng đến SX-KD rượu đế Gò Đen Nhóm DT Nhóm DT thấp Nhóm DT TB Nhóm DT cao Total Chi- square A B A B A B 1. Nhân tố bên trong 1.1 Công nghệ Trình độ công nghệ 17,5% 0% 40% 7,5% 22,5% 12,5% 100% 0,341 Cải tiến công nghệ 17,75 - 47,55 - 27,5% 7,5% 100% 0,049 1.2. Sản phẩm VSATTP 10% 7,5% 32,5% 15% 22,5% 12,5% 100% 0,865 Đáp ứng VSATTP 17,5% - 37,5% 10% 27,5% 7,5% 100% 0,406 Đáp ứng clsp 5% 12,5% 42,5% 5% 35% - 100% 0,000 Thương hiệu 17,5% - 15% 32,5% 7,5% 27,5% 100% 0,001 1.3. Lao động Trình độ LĐ 17,5% - 30% 17,5% 5% 30% 100% 0,000 LĐ kế thừa 15% 2,5% 42,5% 5% 5% 30% 100% 0.938 Năng lực quản lý 17,5% - 30% 17,5% 7,5% 27,5% 100% 0,002 Tiếp thị 17,5% - 35% 12,5% 17,5% 17,5% 100% 0,055 Thay đổi quy mô 17,5% - 12,5% 35% - 35% 100% 0,000 1.4.Thông tin Điện thoại cố định 2,5% 15% - 47,5% - 35% 100% 0,089 Điện thoại di động 17,5% - 40% 7,5% 12,5% 22,5% 100% 0,002 2. Nhân tố bên ngoài 2.1. Nhà nước hỗ trợ Thuế - 17,5% - 47,5% - 35% 100% Hằng số Vốn, thiết bị 17,5% 0% 42,5% 5% 22,5% 12,5% 100% 0,432 Tiếp cận thị trường 7,5% 10% 17,5% 30% 10% 25% 100% 0,945 Thành lập Hội 2,5% 15% - 47,5% - 35% 100% 0,089 Chuẩn hoá quy trình SX 17,5% - 32,5% 15% 15% 20% 100% 0,091 Xây dựng thương hiệu 2,5% 15% - 47,5% - 35% 100% 0,042 Dịch vụ vật tư kỹ thuật 7,5% 10% 27,5% 20% - 35% 100% 0,002 Đa dạng hoá SP 10% 7,5% 25% 22,5% - 35% 100% 0,003 Tiêu thụ SP 15% 2,5% 32,55 15% 2,5% 32,5% 100% 0,000 2.2 Khách hàng Đăng ký chất lượng SP 15% 2,5% 2,5% 45% - 35% 100% 0,000 Nồng độ cồn - 17,5% - 47,5% - 35% 100% Hằng số Mùi thơm 2,5% 15% 12,5% 35% 2,5% 32,5% 100% 0,322 Màu sắc 15% 2,5% 30% 17,5% 7,5% 27,5% 100% 0,049 Vị 12,5% 5% 2,5% 45% - 35% 100% 0,000 2.3 Đối thủ cạnh tranh Cơ sở SX cá thể - 17,55 - 47,5% - 35% 100% Hằng số DNNN 17,5% - 35% 12,5% 10,0% 25% 100% 0,013 SP ngoại 17,5% - 35% 12,5% 12,5% 22,5% 100% 0,035 2.3. Hình thức cạnh tranh Chất lượng SP - 17,5% - 47,5% - 35% 100% Hằng số Giá - 17,5% - 47,5% 2,5% 32,5% 100% 0,386 Dịch vụ 15% 2,5% 20% 27,5% 7,5% 27,5% 100% 0,056 Nguồn: điều tra của tác giả, 2008 Ghi chú: A: Không quan trọng, không có cũng được; B: Quan trọng, rất quan trọng Phụ lục 13. Tương quan DT, CP, lợi nhuận và học vấn năm 2006 DT 2006 CP 2006 Lợi nhuận 2006 Học vấn DT 2006 r Pearson 1.000 .930** .867** .647** CP 2006 r Pearson .930** 1.000 .623** .623** Lợi nhuận 2006 r Pearson .867** .623** 1.000 .532** Học vấn r Pearson .647** .623** .532** 1.000 N 40 40 40 40 ** Hệ số tương quan hạng Pearson với mức ý nghĩa 0.01 (Kiểm định 2 phía). Nguồn: điều tra của tác giả, 2008 Học vấn, DT, CP và lợi nhuận có mối quan hệ thuận và rất chặt năm 2006. Phụ lục 14. Tương quan DT, CP, lợi nhuận và học vấn năm 2007 Học vấn DT 2007 CP 2007 Lợi nhuận 2007 Học vấn r Pearson 1.000 .640** .623** .527** DT 2007 r Pearson .640** 1.000 .937** .874** CP 2007 r Pearson .623** .937** 1.000 .649** Lợi nhuận 2007 r Pearson .527** .874** .649** 1.000 N 40 40 40 40 ** Hệ số tương quan hạng Pearson với mức ý nghĩa 0.01 (Kiểm định 2 phía). Nguồn: điều tra của tác giả, 2008 Học vấn, DT, CP và lợi nhuận có mối quan hệ thuận và rất chặt năm 2007. Phụ lục 15. Phân tích SWOT SWOT Cơ hội (O) O1. Vị trí thuận lợi O2. Chính quyền tạo điều kiện phát triển Thách thức (T) T1. Nghề hạn chế SX- KD T2. SP gây hại cho sức khoẻ Điểm mạnh (S) S1. LĐ có kỹ năng S2. SP nổi tiếng SO 1. S1O1: LĐ có kỹ năng, vị trí thuận lợi: -Chính sách: Nâng cao kỹ năng LĐ, xây dựng khu trưng bày SP + Cơ sở: Định hướng LĐ kế thừa + Nhà nước: hỗ trợ tập huấn, khởi sự DN, khu trưng bày SP. 2. S1O2: LĐ có kỹ năng, chính quyền tạo điều kiện Chiến lược: Nâng cao kỹ năng, đào tạo LĐ kế thừa; Khởi sự DN + Cơ sở: Nâng cao kỹ năng LĐ, định hướng LĐ kế thừa + Nhà nước: hỗ trợ tập huấn 3. S2O1: SP nổi tiếng, vị trí thuận lợi - Chiến lược: Phát triển SP kết hợp với du lịch, quảng bá SP + Cơ sở: cải tiến quy trình SX, thiết bị + Nhà nước: hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng KH-KT; cho vay ưu đãi đổi mới công nghệ, thiết bị; thành lập Hội, đăng ký nhãn hiệu, khu trưng bày SP; khởi sự DN, tập huấn LĐ. 4. S2O2: SP nổi tiếng, chính quyền tạo điều kiện - Chiến lược: Phát triển SP, quảng bá SP + Cơ sở: cải tiến quy trình SX, thiết bị + Nhà nước: hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng KH- CN; đăng ký nhãn hiệu; thành lập Hội, khu trưng bày SP; khởi sự DN, tập ST 1. S1T1:LĐ có kỹ năng; Hạn chế SX - Chính sách:Tăng chất lượng; hạn chế cơ sở; cải tiến công nghệ; phát triển thương hiệu; nâng cao kỹ năng LĐ, khởi sự DN. + Cơ sở: Đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu. + Nhà nước hỗ trợ: nghiên cứu ứng dụng KH-KT; xây dựng làng nghề, hiệp hội, quảng bá SP; khởi sự DN, tập huấn LĐ 2. S1T2:LĐ có kỹ năng, SP có hại Chiến lược: Nâng cao kỹ năng LĐ, định hướng LĐ kế thừa; khởi sự DN; tăng chất lượng SP, hạn chế cơ sở. + Cơ sở: Nâng cao kỹ năng LĐ, định hướng LĐ kế thừa; đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng KH-KT; tập huấn LĐ, vốn vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị; khởi sự DN 3. S2T1: SP nổi tiếng, hạn chế SX Chiến lược: Tăng chất lượng, hạn chế cơ sở. + Cơ sở: đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ n/c ứng dụng KH-KT; tập huấn LĐ, vốn vay ưu đãi để cơ sở đổi mới công nghệ, thiết bị. 4. S2T2: SP nổi tiếng, SP có hại Chiến lược: Tăng chất lượng, hạn chế số cơ sở. + Cơ sở: đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ n/c ứng dụng KH-KT; tập huấn, vốn vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị. huấn LĐ. Điểm yếu (W) W1.Thiết bị, công nghệ lạc hậu W2. SP chưa có nhãn hiệu W3. LĐ học vấn thấp WO 1. W1O1:Thiết bị, công nghệ lạc hậu; vị trí thuận lợi Chính sách: Cải tiến công nghệ, thiết bị; phát triển SP với du lịch + Cơ sở: đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ n/c ứng dụng KH-KT; vốn vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị, xây dựng khu trưng bày SP. 2. W1O2:Thiết bị, công nghệ lạc hậu; chính quyền tạo điều kiện phát triển Chính sách: Cải tiến công nghệ, thiết bị. + Cơ sở: đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ n/c ứng dụng KH-KT; vốn vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị; thông tin về ứng dụng công nghệ, xây dựng khu trưng bày SP. 3. W2O1: SP chưa có nhãn hiệu, vị trí thuận lợi Chiến lược: Đăng ký nhãn hiệu SP; kết hợp với du lịch + Cơ sở: tăng chất lượng: đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng KH-KT; vốn vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị; thông tin về công nghệ, xây dựng khu trưng bày SP 4. W2O2: SP chưa có nhãn hiệu, chính quyền tạo điều kiện phát triển. Chiến lược: Đăng ký nhãn hiệu SP + Cơ sở: Xây dựng thương hiệu, SP theo quy định + Nhà nước: hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu 5. W3O1: LĐ học vấn thấp; vị trí thuận lợi Chiến lược: + Cơ sở: Tập huấn, định hướng cho LĐ kế thừa WT 1.W1T1:Thiết bị, công nghệ lạc hậu; hạn chế SX Chiến lược: Tăng chất lượng, hạn chế cơ sở; đổi mới công nghệ, thiết bị. + Cơ sở: đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ n/c ứng dụng KH-KT; tập huấn, vốn vay ưu đãi để cơ sở đổi mới công nghệ, thiết bị. 2. W1T2:Thiết bị, công nghệ lạc hậu; SP có hại Chiến lược: Tăng chất lượng, hạn chế số cơ sở; đổi mới công nghệ, thiết bị. + Cơ sở: đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng KH-KT; tập huấn LĐ, vốn vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị. 3. W2T1:SP chưa có nhãn hiệu; SP hạn chế SX-KD Chiến lược: Tăng chất lượng, hạn chế số cơ sở; đăng ký nhãn hiệu + Cơ sở: đổi mới công nghệ, thiết bị; xây dựng thương hiệu + Nhà nước: Hỗ trợ n/c ứng dụng KH-KT, tập huấn, vốn vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị, đăng ký nhãn hiệu SP. 4. W2T2:SP chưa có nhãn hiệu; SP gây hại cho sức khoẻ Chiến lược: đăng ký nhãn hiệu ; hạn chế số lượng, tăng chất lượng + Cơ sở: đổi mới công nghệ, thiết bị; xây dựng thương hiệu + Nhà nước: Hỗ trợ n/c ứng dụng KH-KT, tập huấn, vốn vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị, đăng ký nhãn hiệu SP. 5. W3T1: LĐ học vấn thấp, SP hạn chế SX-KD Chiến lược: tập huấn LĐ, hạn chế cơ sở, tăng chất lượng SP + Nhà nước: Hỗ trợ tập huấn, xây dựng khu trưng bày SP 6. W3O2: LĐ học vấn thấp, chính quyền tạo điều kiện phát triển. Chiến lược: Định hướng cho LĐ; + Cơ sở: Tập huấn, định hướng cho LĐ kế thừa + Nhà nước: Hỗ trợ tập huấn + Cơ sở: định hướng LĐ kế thừa, đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ n/c ứng dụng KH-KT, tập huấn LĐ, cho vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị. 6. W3T2:LĐ học vấn thấp, SP có hại Chiến lược: tập huấn LĐ, định hướng LĐ kế thừa; hạn chế cơ sở, tăng chất lượng SP + Cơ sở: tập huấn, định hướng LĐ kế thừa, đổi mới công nghệ, thiết bị. + Nhà nước: Hỗ trợ n/c ứng dụng KH-KT; tập huấn, cho vay ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị. Phân tích SWOT của nghề SX rượu Gò Đen được thực hiện thông qua tổng hợp các kết quả nhận định của một số cơ sở SX rượu đế Gò Đen, một số cán bộ chuyên gia quản lý ở Long An và tác giả những gợi ý chính sách về phía cơ sở SX và Nhà nước là: 1. Chính sách cơ sở: cải tiến quy trình công nghệ, thiết bị; xây dựng thương hiệu. * LĐ: Nâng cao trình độ, phát triển kỹ năng (tập huấn nơi khác, người khác), định hướng cho LĐ kế thừa. * SP: Tăng chất lượng, hạn chế số cơ sở: đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu SP. * Phát triển SP kết hợp với du lịch: tham gia trưng bày SP ở khu trưng bày SP, tham gia hội chợ triển lãm, từng bước hướng đến xuất khẩu. 2. Nhà nước: * LĐ: Hỗ trợ kinh phí nâng cao kỹ năng LĐ (tập huấn nơi khác, người khác), khởi sự DN. * SP: hỗ trợ nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, thiết bị; chuyển giao nghiên cứu ứng dụng; hỗ trợ vốn vay ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị; hỗ trợ thành lập Hội, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; thông tin về công nghệ; xây dựng làng nghề. * Thông tin tuyên truyền: quảng bá SP, dự án khu trưng bày SP, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Mã số Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu Lượng sản xuất lít Thuế- phí Phụ lục 16 TRƯỜNG ĐH KINH TẾ T.P HCM LỚP CAO HỌC KTPT ( FULBR 3) Phiếu ĐT/TTCN PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN Những thông tin Hộ/ cơ sở cung cấp cho phiếu này chỉ nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu của chúng tôi. Rất mong được ông/bà hợp tác giúp đỡ I. Thông tin chung về hộ, cơ sở sản xuất - Huyện/thị xã: Bến Lức - Xã/phường/thị trấn: …………………………………………. - Ấp/khóm/Khu phố (Số nhà, đường phố nếu có) ……………………. - Điện thoại giao dịch: …………………………… Tên cơ sở : ………………………………………………… Năm bắt đầu sản xuất kinh doanh Ngành sản xuất, kinh doanh chính: Rượu đế Thông tin về chủ hộ và người được phỏng vấn: Stt 1 2 3 5 6 - Tên người được phỏng vấn (ghi dòng số 1) - Tên chủ cơ sở (ghi dòng số 2) Giới tính Nam: 0 Nữ: 1 Quan hệ của người được phỏng vấn với chủ hộ: - Chủ hộ: 1 -Vợ/chồng: 2 - Con: 3 - Bố/mẹ: 4 - Khác: 5 Trình độ học vấn (Lớp/ hệ) Nơi đăng ký hộ khẩu -Trong tỉnh: 0 -Ngoài tỉnh: 1 1 2 - Ông/ bà có phải là người mở ra hoạt động sx-kd này hay có sẵn từ trước - Sáng lập 0 - Có sẳn từ trước 1 - Nguyên nhân của việc mở ra hoạt động sx-kd này - ổn định cuộc sống 1 - Không tìm được việc làm 2 - Nghề truyền thống đã có từ 3 - Khác ( ghi rõ) ……………. 4 II. Các chỉ tiêu về hoạt động SXKD của cơ sở Năng lực sản xuất Số nồi/ngày Số lít/nồi Số lít/tháng Doanh thuBình q uân tháng Số lượng Giá Thành tiền Rượu Hèm Tổng cộng III Các khoản mục chi phí SX bình quân/tháng ĐVT: 1000 đồng i Số lượng Số nồi Đơn giá 06 C.P tháng 06CP 06 Tổng cộng - Chi phí nguyên vật liệu Gạo, nếp Men Nhiệt cung cấp ( củi, than, trấu Nước Trong đó - Ch + Khấu hao nhà xưởng, MMTB + Trả tiền lãi vay i trả các dịch vụ phục vụ sản xuầt + Chi trả tiền điện thoại - Chi phí khác i Số lượng Số nồi Đơn giá 07 C.P tháng 07CP 07 Tổng cộng - Chi phí nguyên vật liệu Gạo, nếp Men Nhiệt cung cấp ( củi, than, trấu Nước Trong đó - Ch + Khấu hao nhà xưởng, MMTB + Trả tiền lãi vay i trả các dịch vụ phục vụ sản xuầt + Chi trả tiền điện thoại - Chi phí khác i Số lượng Số nồi Đơn giá 08 C.P tháng 08CP 08 Tổng cộng - Chi phí nguyên vật liệu Gạo, nếp Men Nhiệt cung cấp ( củi, than, trấu Nước Trong đó - Ch + Khấu hao nhà xưởng, MMTB + Trả tiền lãi vay i trả các dịch vụ phục vụ sản xuầt + Chi trả tiền điện thoại - Chi phí khác IV Tình hình lao động và sử dụng lao động năm qua 2 năm 2007, ước 2008 (lao động bình quân) Đơn vị tính Số LĐ bình quân năm ( người) 2007 2008 Tổn 1. P g số lao động hân theo tính ổn định - Lao động gia đình 16 - Thuê lao động hân theo giới tính - Nam - Nữ hân theo độ tuổi - Trong độ tuổi LĐ - Ngoài độ tuổi LĐ hân theo trình độ học vấn Tốt nghiệp cấp 1 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3 4. Số năm trong nghề 2. P 3. P 3. P V Tài sản và nguồn vốn ĐVT: 1000 đồng Stt Nhà cửa, MMTB dùng cho SX Số lượng Đơn giá Thành tiền T/g sử dụng(năm) Khấu hao 1 Nhà cửa dùng cho SX 2 Nồi nấu cơm nếp 3 Khạp ( thùng nhựa ủ men) 4 Nồi nấu rượu 5 Hồ njước làm mát 6 Ống dẫn 7 Xây giếng TỔNG CỘNG VI Sau đây là một số phát biểu liên quan đến sản xuất- kinh doanh, xin ông ( bà) vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một số ở từng dòng . Những số này thể hiện mức độ ông ( bà) đồng ý hay không đồng ý đối với phát biểu theo quy ước sau: Rất không quan trọng : Không quan trọng: 2 ình thường: 3 uan trọng: Rất quan trọng: 5 1. Lao động Thâm niên lao động 1 2 3 4 5 Được truyền nghề 1 2 3 4 5 Trình độ học vấn 1 2 3 4 5 2. Trình độ công nghệ Cần cải tiến quy trình sản xuất 1 2 3 4 5 3. Cần hỗ trợ vốn, thiết bị 1 2 3 4 5 4. Kinh nghiệm gia truyền nghề rượu đế Gò Đen Nguyên liệu đầu vào Nguyên liệu ( gạo, nếp) 1 2 3 4 5 Loại men rượu 1 2 3 4 5 Nguồn nước 1 2 3 4 5 Kỹ thuật sản xuất Tỷ lệ men và cơm nếp 1 2 3 4 5 Kỹ thuật ủ cơm rượu 1 2 3 4 5 Chưng cất ( to và thời gian chưng cất) 1 2 3 4 5 Vệ sinh an toàn thực phẩm 1 2 3 4 5 Khả năng đáp ứng về quy định CLSP-VSATTP 1 2 3 4 5 5. Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước Thuế 1 2 3 4 5 Hỗ trợ máy móc, thiết bị 1 2 3 4 5 Tiếp cận thị trường 1 2 3 4 5 Thành lập hội 1 2 3 4 5 Xây dựng quy trình sản xuất chuẩn 1 2 3 4 5 Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá 1 2 3 4 5 Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất: - Trong tỉnh: 0 16 - Ngoài tỉnh 1 16 Bán lẻ tại địa phương Bán sỉ - Tiệm tạp hoá - Nhà hàng, khách sạn - Giao mối t.p HCM - Giao mối tại các tỉnh khác Tổng cộng 100% Loại nguyên liệu - Gạo trắng 1 - Gạo lức 2 - Nếp trắng 3 - Nếp lức 4 Men - Trung quốc 1 - Men gia truyền 2 -Tại địa phương 3 - Men hỗn hợp ( TQ + Men gia truyền) 4 Nguồn nước - Nước máy có đồng hồ riêng 1 - Nước máy không có đồng hồ riêng 2 - Nước giếng đóng 3 Nếu là nước giếng đóng xin vui lòng trả lời các câu hỏi sau: - Giếng này đã đóng bao nhiêu năm?............................ - Độ sâu của giếng ?................................................... - Giá trị đầu tư làm giếng?........................................... Nguồn vốn được hình thành từ: - Vay người thân 1 - Vay từ Hội phụ nữ, Ban xoá đói giảm nghèo 2 - Vay ngân hàng 3 ( Cách thức vay)………………………. - Vốn tự có 4 - Khác ( ghi cụ thể)…………………….. 5 Thị trưởng của sản phẩm - Trong tỉnh 0 - Ngoài tỉnh 1 Kênh tiêu thụ sản phẩm ( khách hàng là ai) Khách hàng đặt ra tiêu chuẩn nào để mua sản phẩm? - Cảm quan 0 - Quy định của nhà nước về chất lượng sản phẩm 1 Sau đây là một số phát biểu liên quan đến chất lượng cao của rượu xin ông ( bà) vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một số ở từng dòng . Những số này thể hiện mức độ ông ( bà) đồng ý hay không đồng ý đối với phát biểu theo quy ước sau: Rất không quan trọng : Không quan trọng: 2 ình thường: 3 uan trọng: Rất quan trọng: 5 Nồng độ cồn 1 2 3 4 5 Mùi thơm 1 2 3 4 5 Màu sắc 1 2 3 4 5 Vị rượu 1 2 3 4 5 Số tháng hoạt động SXKD trong năm 2008: Những nguyên nhân làm cho hoạt động diễn ra dưới 6 tháng: (Khảo sát tối đa 3 nguồn chính) - Hoạt động mới bắt đầu: 1 - Không có khách hàng 2 - Đây là công việc thời vụ: 3 - Thu nhập quá thấp: 4 - Không có thị trường tiêu thụ: 5 - Khác: 7 16 ông/bà có nộp thuế cho nhà nước khi sxkd không? - Có 1 16 - Không 2 - Không phải nộp thuế 3 VII Trước khi điều hành/quản lý hoạt động này, ông/bà có kỹ năng gì ? - Được truyền nghề: 1 (Khảo sát 1 kỷ năng chính) VIII Ông bà có những thuận lợi nào sau đây trong việc SXKD: - Được đào tạo chính quy: 2 - Là người làm công cho việc có liên 3 - Người quen hướng dẫn: 4 - Quan sát và làm theo: 5 IX Những khó khăn lớn khi ông/bà mở ra hoạt động này: - Vị trí địa lý 1 - Tài nguyên thiên nhiên 2 + Khí hậu, thời tiết + Vùng đất + Nguồn nước - Tay nghề, kinh nghiệm SXKD: 3 - Sự quan tâm của Nhà nước TW, Đ/p đến 4 - Thương hiệu sản phẩm 5 - Khác ( nêu rõ) ………………………… 6 - Lực lượng LĐ có trình độ thấp 1 - Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm: 6 - Không có LĐ kế thừa ( do LĐ trong Khu,CCN, việ 2 - Chưa đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hà 7 - Năng lực quản lý kém 3 - Thiếu liên kết giữa các hộ, cơ sở sản xuấ 8 - Kỹ thuật, công nghệ lạc hậu: 4 - Khả năng tiếp thị kém 9 - SP không đáp ứng được yêu cầu thị trường: 5 - Khác (ghi cụ thể) ……………………… 10 X Thách thức Những đối thủ cạnh tranh - Các cơ sở sản xuất cá thể 1 - Các DN nhà nước 2 - Sản phẩm ngoại 3 Đối với các khu vực doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất cùng loại hình thì cách thức cạnh tranh của họ là: - Chất lượng SP: 1 - Hạ giá thành SP: 2 - Dịch vụ phục vụ tốt: 3 - Bán phá giá: 4 - Khác: 5 XI Tính liên kết giữa các hộ, cơ sở sản xuất Mối quan hệ của hộ sản xuất kinh doanh của ông bà với những hộ khác trong khu vực - Có quan hệ họ hàng 1 - Cùng khu vực 2 Ông/bà có là hội viên câu lạc bộ hay hiệp hội KD nào không - Có ( tên cụ thể)…………………… 1 ( Nếu có chuyển sang câu kế tiếp) - Không 2 Hỗ trợ từ câu lạc bộ hay hiệp hội cho cơ sở: - Phương pháp quản lý: 1 (Chọn 1 đến 3 hỗ trợ chính) XII Thông tin thị trường Giao dịch trên thị trường bằng phương tiện gì? Giao dịch bao nhiêu lần một ngày? ………………. XIII Xu hướng phát triển - Phương pháp SX 2 - Hỗ trợ xây dựng chất lượng SP và đa dạng ho 3 - Tiếp thị, quãng cáo SP 4 - Thông tin và chính sách: 5 - Hỗ trợ tài chính: 6 - Hỗ trợ tiếp cận tài chính: 7 - Điện thoại cố định 1 - Điện thoại di động 2 - Internet 3 16 Hiện nay ông/bà có ý định thay đổi gì trong phát triển ngành nghề SXKD không: - Có 1 - Không 0 + Nếu có xin cho biết cụ thể: - Mở rộng quy mô sản xuất: 1 - Giữ nguyên: 2 - Giảm bớt quy mô 3 - Phát triển nghề mới: 4 - Khác ( ghi cụ thể) 5 + Nếu phát triển ngành nghề mới xin cho biết ngành nghề gì ? .............................................................. Lý do thay đổi: ………………………………………………………………………………………… XIV Kiến nghị của chủ cơ sở với Nhà nước để phát triển ngành, nghề: Các hình thức hỗ trợ khác: '-Hỗ trợ các dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật 1 - Bảo hộ SX các ngành nghề TTCN truyền thống: 4 - Hỗ trợ các hoạt động tiếp thị: 2 - Hỗ trợ tiêu thụ SP: 5 - Hỗ trợ đa dạng hoá sản phẩm 3 - Khác: (Ghi cụ thể) ……………………………… 6 Ngày……….., tháng 10 năm 2008 Điều tra viên (Ký, ghi rõ họ tên) Chủ cơ sở (Ký, ghi rõ họ tên) ������������������������������� ������������������������������������������� ���������������������������� ���������������������������������������������������� ��������������������������������������������� �������

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_san_xuat_kinh_doanh_ruou_de_go_den.pdf
Tài liệu liên quan