Luận văn Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)" MS: LVDL-DLH013 SỐ TRANG: 91 NGÀNH: Địa lý CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học NĂM: 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những thập niên gần đây, du lịch - ngành công nghiệp không khói có tốc độ phát triển cực nhanh trên toàn thế giới. Nó trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ngày nay, du lịch trở thành nhu cầu thiết thực không thể thiếu trong cuộc sống của con người khi mà: cuộc sống vất chất của họ ngày càng được nâng cao; thời gian nhàn rỗi nhiều hơn do chính sách điều chỉnh về lao động của chính phủ các nước; xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho việc vượt ranh giới các quốc gia dễ dàng hơn; đời sống đô thị đầy tiếng ồn, bụi bặm và sự căng thẳng trong công việc đã làm xuất hiện nhu cầu được hưởng thụ, giải trí đồng thời nâng cao hiểu biết của mình về lịch sử, văn hoá của các dân tộc trên thế giới, sự kỳ bí của thiện nhiên Vì thế, con người đến với du lịch ngày càng nhiều. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và Hiệp hội lữ hành quốc tế (WTTC), năm 2000 thu nhập của ngành du lịch chiếm tới 10,7%GDP của toàn thế giới; năm 2006 là 11,5%. Tổ chức Du lịch thế giới nhận định rằng, số khách du lịch quốc tế năm 2005 là 720 triệu lượt người thì đến năm 2010 sẽ là 1100 triệu lượt người và năm 2020 sẽ là 1600 triệu lượt người. (nguồn: Under Construction: worldtourism.org). Ngành du lịch đại diện cho một trong năm lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất cho 83% quốc gia và là nguồn ngoại tệ chính cho 38% quốc gia trên thế giới (Conservation International 2003). Ngành du lịch và lữ hành hỗ trợ 200 triệu công việc trên toàn thế giới. Đến 2010, dự kiến số công việc được hỗ trợ từ ngành này sẽ tăng lên 250 triệu (WTTC and WEFA, 2000). Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam ngày càng được quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước: năm 2008, Việt Nam đã đón được 4,2 triệu lượt khách quốc tế và 20 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 60 tỉ đồng(Theo Báo cáo Tổng kết công tác 2008 của TCDL). Dự báo năm 2010, nước ta sẽ đón 5,5 - 6 triệu lượt du khách quốc tế và 25 -26 triệu lượt khách du lịch nội địa; thu nhập từ du lịch sẽ đạt 4 - 4,5 tỉ đô la Mĩ (nguồn: chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, tạp chí du lịch Việt Nam, 8/2002). Tuy nhiên, hơn bất cứ hoạt động nào khác, ngành du lịch rất phụ thuộc vào chất lượng của môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn. Nhưng du lịch lại mang đặc tính phát triển nhanh, ngắn hạn và "bùng nổ" - đặc biệt ở các nước đang phát triển, làm tổn hại đến tài sản của chính mình: sự phá huỷ, xuống cấp nghiêm trọng tài nguyên du lịch; môi trường bị suy thoái và tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Vậy "Làm thế nào để ngành du lịch được phát triển bền vững?" là câu hỏi đã được đặt ra và thu hút sự quan tâm của những người làm du lịch của tất cả các nước trên thế giới. Bản thân là công dân của một nước có tiềm năng lớn về du lịch nhưng chưa được khai thác bao nhiêu; lại được học về Địa lý Du lịch, tôi hiểu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời cùng trăn trở với những người làm du lịch trước câu hỏi "Làm thế nào để ngành Du lịch được phát triển bền vững?" bởi một số nơi có tiềm năng du lịch lớn ở nước ta khai thác chưa hiệu quả, mang nặng tính tự phát và có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Là người làm công tác giáo dục bộ môn Địa lý trong đó có Địa lý Du lịch , tôi tự hỏi có bao nhiêu người (kể cả những người trực tiếp tham gia hoạt động Du lịch) hiểu được "Thế nào là Du lịch bền vững?", "Các nguyên tắc phát triển bền vững Du lịch là gì?" và “Làm thế nào để phát triển bền vững Du lịch?”. Để củng cố lý thuyết về phát triển bền vững Du lịch trong một phạm vi không gian nhất định; đồng thời góp phần nhỏ trong việc nghiên cứu sự phát triển bền vững du lịch quê hương Côn Đảo - nơi được thế giới biết đến với cái tên "địa ngục trần gian", với hệ sinh thái tự nhiên rừng - biển đa dạng hầu như còn nguyên vẹn thuộc diện bảo tồn, chưa chịu tác động của các ngành kinh tế khác và là nơi đáp ứng được xu thế du lịch hiện đại của thế giới: Du lịch Sinh thái, tôi chọn:"NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH Ở HUYỆN CÔN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU)"làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học của mình. Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Xuân Hậu - Viện trưởng Viện giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, sự đóng góp ý kiến quý báu của thạc sĩ Lê Xuân Ái - giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo và sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng du lịch huyện Côn Đảo, phòng Du lịch Vườn quốc gia Côn Đảo. Tôi xin chân thành tri ân. Đây là công trình nghiên cứu khoa học về Du lịch bền vững dưới góc nhìn của người làm công tác giáo dục nên chắc chắn có nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý vị. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài 2.1. Mục tiêu: - Xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển bền vững du lịch. - Thấy được tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo. - Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch Côn Đảo đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới. 2.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phát triển bền vững du lịch. - Phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến ngành Du lịch huyện Côn Đảo. - Điều tra thực trạng hoạt động Du lịch huyện Côn Đảo từ năm 1996 - 2007. - Đánh giá tính bền vững của ngành du lịch huyện Côn Đảo và lợi thế so sánh du lịch địa phương với các địa phương khác trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Dựa vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện liên quan, đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo. 2.3. Ý nghĩa của đề tài: - Củng cố lý thuyết về phát triển bền vững du lịch. - Xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển bền vững du lịch cho huyện Côn Đảo. - Hiểu đúng khái niệm “phát triển bền vững” để đưa ra định hướng và giải pháp hợp lý. 3. Lịch sử nghiên cứu: Cho tới nay, chưa có một báo cáo quy hoạch hay chiến lược nào để định hướng phát triển bền vững cho du lịch Côn Đảo. Năm 2004, Ủy ban Kinh tế Trung ương triển khai dự án “Phát triển Côn Đảo”, và VNAT cũng hoàn thành báo cáo “Định hướng Phát triển Du lịch Côn Đảo”. Những tài liệu này đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch của Côn Đảo, đồng thời tổng kết về tình hình hoạt động du lịch của huyện. Những vấn đề được quan tâm bao gồm “huy động sức lực” để phát triển du lịch cùng với việc quan tâm tới nguồn tài nguyên đất và nước trên quần đảo. Những báo cáo này cũng đưa ra những giải pháp cho việc phát triển du lịch cũng như khẳng định quy hoạch du lịch đóng vai trò then chốt 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: - Nội dung nghiên cứu:  Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch  Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.  Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo. - Thời gian: từ năm 1996 đến năm 2007 - Không gian: toàn huyện Côn Đảo. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: 5.1.1. Quan điểm và chính sách sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước: Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng lần thứ IX và X đều khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu phấn đấu của nhà nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đồng thời Nhà nước cũng có những chính sách phát triển du lịch thể hiện trong điều 6, chương I - Luật Du Lịch Việt Nam (năm 2005) như sau: - Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi năng lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. - Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tính dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sau:  Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch.  Tuyên truyền, quảng bá du lịch.  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.  Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch.  Hiện đại hoá các hoạt động du lịch.  Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nhập khẩu phương tiện cung cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và du lịch quốc gia.  Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo. - Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ dân trí, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. 5.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thổ: Phát triển du lịch ở bất kỳ cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần cấu thành không thể tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và các môi trường xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa hệ thống lãnh tổ du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hoá theo lãnh thổ từ cấp quốc gia đến cấp vùng và điểm. Mặc khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên một lãnh thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. 5.1.3. Quan điểm phát triển du lịch bền vững: Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì vậy quan điểm phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt động du lịch trong nghiên cứu phát triển du lịch. 5.1.4. Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lý học nói riêng và nghiên cứu tự nhiên nói chung được xét dưới hai góc độ khác nhau: - Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch đứng từ góc độ tự nhiên và nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố, quy luật phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lý. - Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý. 5.1.5. Quan điểm môi trường – sinh thái: Du lịch hiện nay đã thật sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh tế rõ ràng phải tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa kinh tế và văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường. Do đó phải tính đến những thiệt hại về môi trường, các hệ sinh thái ở các điểm - tuyến du lịch do tác động của hoạt động du lịch. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững du lịch bởi sự tồn tại của loại hình du lịch này phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng của các hệ sinh thái và môi trường. 5.1.6. Quan điểm viễn cảnh - lịch sử: quan điểm này thể hiện ở chỗ: - Chú ý tới khía cạnh địa lý, lịch sử khi xác định tổ chức không gian du lịch trên phạm vi khu vực và cả nước nói chung. - Phân tích quá trình hình thành và phát triển điểm - tuyến du lịch trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu: 5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ du lịch. Phát triển bền vững có liên quan chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; vì vậy, trong nghiên cứu đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 5.2.2. Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và các tài liệu liên quan khác; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan du lịch và sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức không gian du lịch. 5.2.3. Phương pháp thống kê du lịch: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trính nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và qúa trình , đối chiếu biến động, phát triển trong hoạt động du lịch. Phương pháp này áp dụng để thống kê các hệ sinh thái đặc thù, các tài nguyên du lịch quan trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; thống kê đánh giá lượng khách; đánh giá tỷ lệ doanh thu; tỷ trọng và mức tăng trưởng du lịch nói chung để đưa ra bức tranh chung về hiện trạng. 5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Phương pháp này cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân bố trong không gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hoá, biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của các đối tượng du lịch. Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững du lịch nói chung và tổ chức không gian hoạt động du lịch nói riêng. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ của các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Phương bản đồ sẽ đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng công nghệ GIS (Geographic Information System - hệ thông tin địa lý) để phân tích đánh giá tiềm năng du lịch căn cứ vào mức độ quan trọng và phân hoá lãnh thổ của các tài nguyên và điều kiện có liên quan cũng như để phân tích phát hiện các mối quan hệ trong tổ chức không gian du lịch. 5.2.5. Phương pháp xã hội học: Phương pháp này nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối tượng du lịch. Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia. Trong du lịch bền vững dùng để điều tra về sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tài nguyên du lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực ; điều tra thái độ nhận thức của dân cư đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, mức sống của họ Phương pháp điều tra xã hội học bao gồm các bước: xác định các vấn đề cần điều tra, thiết kế bảng hỏi, lựa chọn khu vực và đối tượng để điều tra, thời gian tiến hành điều tra, xử lý các kết quả điều tra. 5.2.6. Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia: Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ rất quan trọng là xác lập cơ sở khoa học để tổ chức phát triển bền vững du lịch của huyện Côn Đảo. Vì vậy phương pháp dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tổ chức hướng khai thác xây dựng các điểm, tuyến du lịch; sử dụng tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững du lịch là dự báo về nguồn khách, cơ cấu khách và thị trường khai thác khách; dự báo về khả năng đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch bổ trợ; dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng, mức tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch. Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập những ý kiến đóng góp để đề tài mang tính khách quan, đảm bảo kết quả của đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao, vì vậy phương pháp này cũng hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO (BÀ RỊA – VŨNG TÀU) Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO phụ lục

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3658 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng : Đi đường bộ bằng xe ô tô từ thị trấn Côn Đảo đến sân bay Cỏ Ống, sau đó leo qua núi Con Ngựa khoảng 2km là sang tới Đầm Tre. Đi trên biển bằng tàu thuỷ từ thị trấn Côn Đảo qua vịnh Côn Sơn, vịnh Đông Bắc rồi vào vịnh Đầm Tre. - Tham gia tuyến này, du khách được tham quan các điểm :  vịnh Côn Sơn.  vịnh Đông Bắc.  Cỏ Ống.  vịnh Đầm Tre. (Đã giới thiệu ở phần các điểm du lịch) - Các hoạt động du lịch ở tuyến này : Ngắm cảnh, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, lặn biển, đi bộ, leo núi, tắm biển.  Tuyến 7: Thị trấn Côn Đảo – Cỏ Ống – Bãi Đầm Trầu - Bãi Đầm Trầu nằm ở phía Tây sân bay Cỏ Ống, cách trung tâm huyện Côn Dảo khoảng 12km theo đường xe ô tô. - Khu vục Đầm Trầu có một số bãi các vàng dài khoảng 1km dọc theo bờ biển và thoải dàn ra khơi. Đây là bãi tắm đẹp nhất ở Côn Đảo. - Ven theo bãi các có rừng phi lao trồng, và gần đó có một mố nước nhỏ với dòng nước nóng từ trong núi chảy ra. - Du khách đến bãi Đần Trầu sẽ được tham gia các hoạt động du lịch như :  Cắm trại, ngắm biển mênh mông lúc hoàng hôn.  Tắm biển.  Đi dao trên bãi cát.  Câu cá. - Nếu sau này khi sân bay Cỏ Ồng được mở rộng và nâng cấp tổng thể đã được duyệt, các chuyến bay trở nên nhộn nhịp hơn, thì các hoạt động của sân bay có thể sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch ở tuyến này.  Tuyến 8: Thị trấn Côn Đảo mũi Cá Mập Cảng Bến Đầm  Hòn Trọc - Tham gia tuyến du lịch này, du khách sẽ đi bằng xe ô tô từ thị trấn Côn Đảo theo con đường nhựa mới được khánh thành chạy dọc theo bờ biển phía Nam và Tây Nam đảo Côn Sơn. Du khách có thể quan sát được các hòn đảo ngoài khơi xa, thăm khu công nghiệp và Khu Cầu Cảng Bến Đầm đang xây dựng. - Ngoài ra du khách có thể tắm biển ở Bãi Nhát, một bãi biển đẹp và hoang dã nằm cạnh đỉnh núi “ái ân”, nơi hai ngọn núi như bóng dáng của hai người con trai và con gái đang âu ýêm nhau, có trời cao và biển rộng chứng kiến mối tình của họ.  Tuyến 9: Vườn quốc gia Côn Đảo Hồ An Hải  Núi Thánh Gía - Từ trung tâm VQGCĐ, du khách đi ô tô đến khu vực hồ An Hải, sau đó đi bộ theo con đường xi măng (đường làm cho xe ô tô) dài 3km lên đỉnh núi Thánh Giá. Tại khu vực hồ An Hải, du khách sẽ ngắm cảnh thiên nhiên với các loài thực vật của một hồ nước ngọt trên hòn đảo giữa biển khơi, thưởng ngoạn các công trình du lịch và kiến truc xung quanh khu vực hồ sẽ được phát triển trong thời gian sắp tới. - Núi Thánh Giá là ngọn núi cao nhất Côn Đảo, độ cao tương đối so với mặt biển 3.2.2.3 . Cụm du lịch : Du lịch Côn Đảo có thể chia thành 5 cụm: - Cụm 1: Đảo Côn Sơn – hạt nhân, trung tâm phát triển của cụm, là điểm kết nối giữa các đảo. - Cụm 2: Gồm hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau và vùng biển vịnh Đông Bắc, nơi đây diễn ra những hoạt động nghiên cứu và cứu hộ rùa biển, trung tâm huấn luyện bơi, lặn biển. - Cụm 3: gồm các đảo lẻ như hòn Tài Lớn, hòn Tài Nhỏ, hòn Trác Lớn, hòn Trác Nhỏ và vùng biển Vịnh Côn Sơn. Các hoạt động của cụm này gắn với các hoạt động của đảo Côn Sơn. - Cụm 4: gồm hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Trứng và vùng biển phía tây, tây bắc đảo Côn Sơn: nghiên cứu biển. - Cụm 5: gồm Hòn Bà và cảng Bến Đầm. 3.3. Giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo: 3.3.1. Những giải pháp chung: Du lịch phát triển bền vững gắn chặt với việc gín giữ tài nguyên, môi trường du lịch vì đó là yếu tố sống còn, quyết định đến sự phát triển bền vững du lịch. Vì vậy, để du lịch được phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau: Về quy hoạch: Cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên quan điểm tổng hợp các ngành kinh tế để tránh chồng chéo trong quan hệ khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự tính toán khoa học vững chắc trong các mối quan hệ giữa các ngành kinh tế với ngành du lịch. Đảm bảo việc khai thác và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên du lịch và đảm bảo việc gìn giữ bền vững môi trường, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên. Về kỹ thuật: biện pháp kỹ thuật cụ thể nhằm khắc phục một cách hiệu quả các sự cố môi trường như: tràn dầu, thiên tai, cháy rừng…đồng thời dự đoán xảy ra các sự cố trong tương lai; cần có các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ với đội ngũ nhân lực được đào tạo, tập huấn hàng năm với phương án triển khai khắc phục các sự cố hiệu quả nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Về đào tạo: Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Vì vậy, để đảm bảo môi trường du lịch được phát triển bền vững, cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật hiểu biết các vấn đề về tài nguyên, môi trường; hiểu biết về mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành kinh tế tác động đến môi trường; hiểu biết về pháp luật, chính sách về môi trường của Việt Nam và thế giới. Việc tuyển dụng lao động là người địa phương vào hoạt động du lịch là biện pháp hiệu quả cả về kinh tế và xã hội, đó là giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường hiệu quả nhất. Cần đào tạo lực lượng lao động tại chỗ và giúp họ hiểu giá trị của tài nguyên du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường cũng chính là bảo vệ đời sống kinh tế của chính họ. Về tuyên truyền: Việc bảo vệ môi trường không chỉ nằm trong khuôn viên của các khu du lịch, các khách sạn, là trách nhiệm của cán bộ quản lý mà cần triển khai trong cộng đồng dân cư và cả khách du lịch. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tờ rơi, các buổi nói chuyện chuyên đề về tài nguyên, môi trường, để truyền đạt những hiểu biết về pháp luật, chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường, ảnh hưởng của tài nguyên môi trường đến đời sống kinh tế, sức khỏe cộng đồng, hoạt động kinh tế địa phương; đưa vấn đề này vào trường phổ thông như một môn học nhằm giúp học sinh – lực lượng lao động nòng cốt trong tương lai của huyện hiểu được giá trị của tài nguyên du lịch và ý thức được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường; đồng thời đây cũng là lực lượng tuyên truyền hiệu quả nhất góp phần nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch. Về kinh tế: Đây là biện pháp hỗ trợ đảm bảo tính khả thi và có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực có độ nhạy cảm cao như Côn Đảo. Việc nâng cao nhận thức và tạo công ăn việc làm của người dân địa phương gắn liền với các hoạt động kinh doanh du lịch sẽ là yếu tố vững chắc trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc tái tạo, bảo tồn và làm phong phú hơn tài nguyên du lịch là trách nhiệm của những người làm du lịch, du khách và đặc biệt là cư dân địa phương; là cơ sở đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững. 3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể: 3.3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng, có tính chiến lược lâu dài, đảm bảo các hoạt động kinh tế - xã hội tuân thủ các quy định pháp luật trọng việc gìn giữ tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc. Hiện nay đã có luật Môi trường và quy chế ban hành với quy định bắt buộc các dự án đầu tư du lịch đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong xây dựng, đơn vị thi công phải thực hiện các phương án bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp du lịch phải có biện pháp xử lý chống gây ô nhiễm … đó là những biểu hiện tích cực nhằm phát triển bền vững du lịch. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách bao gồm: Chính sách vĩ mô: Nhà nước cần hoạch định các chính sách, pháp luật cần thiết liên quan đến phát triển bền vững du lịch. Du lịch sẽ phát triển bền vững và phát huy được vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển lâu dài của mỗi quốc gia và từng địa phương nếu Chính phủ hỗ trợ bằng chính sách và kế hoạch cụ thể : thực hiện việc giáo dục từ trung ương đến địa phương, hình thành các tổ chức chuyên môn hóa… - Cần có chính sách phát triển bền vững du lịch của cả quốc gia, trong đó có những quy định nghiêm ngặt về phát triển bền vững du lịch để điều chỉnh hành vi của người làm du lịch, dân địa phương và du khách. - Cần có kế hoạch tổng thể và chi tiết, xác định rõ các địa phương khả thi phát triển bền vững du lịch; các sản phẩm du lịch ưu tiên, độc đáo của địa phương phù hợp với xu thế du lịch của thế giới. - Cần có những quy định rõ ràng hơn về chính sách đầu tư, khuyến khích những dư án du lịch mang tính bền vững. Quy định rõ việc sử dụng đất lâm nghiệp và quản lý nghiêm ngặt quy hoạch, kiến trúc, xây dựng các hạng mục công trình nằm trong các khu bảo tồn, vườn quốc gia. Chính sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Côn Đảo: Không thể tổ chức phát triển bền vững du lịch cho ngành du lịch và doanh nghiệp nếu không có một kế hoạch phát triển phù hợp. Để ngành du lịch Côn Đảo phát triển bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Côn Đảo cần: - Có kế hoạch tổng thể và chi tiết đánh giá đúng mức tiềm năng du lịch, xác định rõ các khu vực ưu tiên phát triển, loại hình hoạt động và sản phẩm ưu tiên phù hợp với sự phát triển du lịch của huyện. - Đề ra các tiêu chuẩn, các nguyên tắc hoạt động du lịch đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chung của môi trường. - Chính sách phát triển bền vững du lịch phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong mọi giai đoạn: kế hoạch, xây dựng, hoạt động… - Thực hiện nghị định 264/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo với quan điểm: “Xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng, nâng cao giá trị Vườn quốc gia Côn Đảo”, “phát triển Côn Đảo phải có tầm nhìn dài hạn hướng tới hiện đại và trong thế ổn định, bền vững…” - Cần thực hiện tốt việc giữ gìn an ninh trật tự các bãi tắm, các điểm du lịch, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Kiên quyết xử lý nạn phá rừng, săn bắt, buôn bán động vật, lấn chiếm đất và xây dựng trái phép để đảm bảo phát triển bền vững du lịch.. - Đề ra các tiêu chuẩn và phân loại công ty lữ hành. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được phép cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp lữ hành có chất lượng cao, giấy chứng nhận xanh cho hãng lữ hành có những hoạt động bảo vệ môi trường, xí nghiệp vận chuyển và những phương tiện đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn về môi trường… - Thực hiện chính sách bảo hiểm du lịch đầy đủ cho du khách hoặc các công ty lữ hành. 3.3.2.2. Giải pháp về quản lý, phát triển, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch: - Xây dựng trung tâm chuyên quản lý các tài nguyên du lịch của huyện Côn - Tăng cường bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên:  Đối với tài nguyên tự nhiên:  Lập kế hoạch và tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc bảo vệ tài môi trường biển, hệ sinh thái biển – đảo; nghiên cứu quy luật du nhập của các loài động vật như cá Heo, chim, Dugong và các loài khác nhằm phát triển không gian sinh sống của chúng góp phần làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch.  Nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương (bao gồm cả cán bộ Vườn quốc gia Côn Đảo, các cơ quan ban ngành, bộ đội) về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm năng đến chúng trong quá trình khai thác.  Hiểu được các giá trị và tác động tiềm ẩn của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nòng cốt trong việc bảo tồn và gìn giữ môi trường du lịch cho các thế hệ tương lai và phục vụ khách du lịch. Đối với các đối tượng liên quan trên quần đảo, cần phải nhận thức rõ rằng tài nguyên thiên nhiên chính là tài sản du lịch quan trọng nhất của Côn Đảo, đặc biệt để thu hút khách quốc tế. Thêm nữa, ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn (đề án phát triển Côn Đảo 2003 – 2010) cho tương lai của Côn Đảo, nền kinh tế và sinh kế trên đảo phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của quần đảo này.  Nâng cao nhận thức về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm ẩn của chúng cho người dân địa phương và khách du lịch (đặc biệt khi lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh) không chỉ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và đảm bảo tính bền vững lâu dài cho Côn Đảo, mà còn xây dựng nên hình ảnh một Côn Đảo – điểm đến của “du lịch sinh thái”.  Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong việc quản lý tài nguyên du lịch thiên nhiên.  Phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo là việc làm có tính khả thi cao. Điều này có i, chưa có những hướng dẫn cụ thể đối với các hoạt động du lịch tại Côn Đảo, ngoại hông chỉ quan trọng đối với toàn bộ quá trình động đặc biệt mà còn phải tăng giá cho các hoạt động đó. nghĩa là các bên liên quan tới du lịch cần phải chủ động tham gia tích cực vào quá trình quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của Côn Đảo. Để làm được điều này cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, các qui chuẩn tiến hành cụ thể, và nếu có thể xây dựng luật nhằm đảm bảo mọi tác động có hại tiềm ẩn đều phải được giảm thiểu và những tác động có lợi sẽ được phát huy tối đa.  Hiện tạ trừ những quy chuẩn chung về lặn biển như tiêu chuẩn lặn PADI (quy định nội bộ của tổ chức Rainbow Divers). Cần phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho du lịch biển và thiên nhiên hoang dã, bởi đây là loại hình dể gặp sự cố và tài nguyên sinh vật biển rất nhạy cảm. Các hoạt động lặn ống thở và bình khí cũng cần phải được đưa ra như tiêu chuẩn (đặc biệt phải quan tâm tới vấn đề bảo vệ san hô và chỗ neo đậu thuyền) và quan sát rùa (tiếp cận rùa như thế nào, không xâm phạm đến rùa)...  Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất k quản lý du lịch bền vững mà còn cần thiết đối với việc tạo nên hình ảnh Côn Đảo- một điểm du lịch sinh thái độc đáo. Hơn thế nữa, việc xây dựng các tiêu chuẩn cũng là vấn đề mấu chốt tạo ra hiệu quả kinh tế đối với một số hoạt động du lịch. Các tiêu chuẩn nói chung buộc các hãng lữ hành không chỉ phải hạn chế số lượng du khách đến một số khu vực có các hoạt  Phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan để chia sẻ đồng đều trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong việc bảo vệ khai thác và sử dụng tài nguyên này (đặc ản lý các khu di tích lịch sử và văn hóa tại Côn Đảo khách quốc tế biết đến Côn Đảo với biệt danh “địa ngục h sử của Côn Đảo nh ực ịch sử và văn hóa ng. các tù nhân trong các trại giam. ng công trình văn hoá và không gian du lịch oá kiến trúc thời Pháp ỏ hoang, phần còn ảo và những công trình văn hóa lịch sử bị bỏ hoang cần ph ược công ế giới, biệt đối với Vườn quốc gia Côn Đảo- đơn vị trực tiếp quản lý và bảo vệ phần lớn tài nguyên thiên nhiên tại Côn Đảo).  Đối với tài nguyên nhân văn:  Xây dựng một kế hoạch qu Nhân dân Việt Nam và một phần du trần gian”. Bất cứ một hoạt động phát triển du lịch nào cũng phải quan tâm tới yếu tố lịc ằm gìn giữ tính tổng thể văn hóa lịch sử cua. Để có thể quản lý bảo tồn một cách đúng đắn, việc diễn giải và phát triển du lịch tại các di tích lịch sử và văn hóa cần phải có kế hoạch tư vấn chi tiết. Một bản kế hoạch quản lý các khu di tích lịch sử và văn hóa có thể bao gồm:  Xác định di tích lịch sử và văn hóa có thể khai thác phát triển du lịch – như nhà tù hoặc khu v nào có thể mở các tuyến tham quan tìm hiểu hệ thống nhà tù; Các di tích l nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch  Nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các di tích lịch sử văn hoá đang bị xuống cấp do thời gian, thiên tai…  Phục hồi lại các công trình bị bỏ hoa  Đưa ra kế hoạch tôn tạo cụ thể.  Đầu tư tái tạo mô hình các hoạt động của  Cần trả lại cho Côn Đảo nhữ Ngoài hệ thống nhà tù, tại thị trấn Côn Đảo còn có nhiều công trình văn h thuộc quanh khu vực Cầu tàu 914. Một phần trong các công trình này xuống cấp bị b lại đã được thay đổi mục đích sử dụng: kinh doanh (nhà hàng, cà phê, cho du khách thuê…); đồng thời nơi này còn có sự toạ lạc của khu du lịch Sài Gòn- Côn Đảo II tạo nên khung cảnh hỗn tạp, làm mất đi không gian yên tĩnh cần có quanh khu trại giam. Để ngành du lịch phát triển bền vững, những yếu tố góp phần dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa quan trọng. Trả lại không gian du lịch cho Côn Đ ải được tu bổ lại. Cần phải đưa ra các quy định và chính sách về công trình xây dựng nhằm bảo vệ các lịch sử và văn hóa, giảm thiểu những công trình dân sinh và kinh doanh không hợp lý. - Tìm cơ hội để Côn Đảo được công nhận là di sản hay khu dự trữ sinh quyển thế giới. Côn Đảo có hệ thống di tích lịch sử văn hóa và hệ sinh thái có ý nghĩa quốc tế. Nếu đ nhận là di sản thế giới (hoặc thiên nhiên hoặc văn hóa, hoặc cả hai) và khu dự trữ sinh quyển th Côn Đảo sẽ có cơ hội nhận được sự đầu tư rất lớn của quốc tế, của các tổ chức phi chính phủ, tư nhân… vào tài nguyên du lịch. Từ đó nâng cao khả năng phát triển bền vững du lịch của Côn Đảo. Đây là việc làm cần sự chung sức từ trung ương đến địa phương. 3.3.2.3. Về tài chính, đầu tư du lịch và các biện pháp khuyến khích - Các ặc biệt là đầu tư phát triển tài pháp hữu hiệu và thông dụng để lịch; kết hợp vui chơi giải trí trên bờ, dưới nước, trên núi, dưới ới hệ thống xử lý chất thải và thân thiện với môi iển bền vững du lịch. tương lai cần được quy hoạch cẩn thận tránh làm tổn hại đến tính toàn v g lợi từ ngành du lịch. khu vực Vườn quốc gia đều phải được sự cho phép của Vư dự án đầu tư kinh doanh du lịch luôn cần nguồn vốn rất lớn, đ nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch. Biện thu hút các nhà đầu tư là ban hành chính sách ưu đãi về thuế và tài chính. Cần xây dựng mô hình khuyến khích đặc biệt về thuế và tài chính cho ngành du lịch Côn Đảo (dạng quỹ Bảo tồn Việt Nam). Việc xây dựng mô hình trên cần tham vấn các cơ quan Chính phủ như: Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ công thương, Tổng cục Du lịch. - Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các khu du lịch đã được quy hoạch, đa dạng hoa các loại hình và sản phẩm du biển, các khu du lịch sinh thái và đầu tư nâng cấp bảo vệ cảnh quan môi trường, các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử.du lịch Côn Đảo; trên cơ sở đó UBND tỉnh đề xuất trình Chính phủ cơ chế chính sách đặc thù về phát triển du lịch của Côn Đảo. Đồng thời quy định công tác phối hợp quản lý các dự án đầu tư cho Côn Đảo. - Ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực chuyên môn, đặc biệt nắm vững các nguyên tắc phát triển bền vững du lịch; các dự án phát triển bền vững gắn v trường. - Tìm kiếm các nguồn tài trợ khác từ các cơ quan phát triển và các tổ chức phi chính phủ đối các dự án phát tr Côn Đảo là một điểm du lịch đang được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là thời điểm quyết định và mọi nhu cầu phát triển trong ẹn thống nhất của các di sản lịch sử văn hoá và tính nhạy cảm của môi trường tự nhiên. Các dự án dạng bảo tồn như dự án quy mô vừa của UNDP – GEF: “Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững vùng biển và ven biển tại Côn Đảo nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho địa phương và hỗ trợ cơ chế phát triển bền vững du lịch ở Côn Đảo”. Nguồn tài trợ từ nguồn ngân sách chính phủ có hạn, vì vậy việc tìm kiếm nguồn tài trợ khác từ các tổ chức phi chính phủ là việc làm hết sức cần thiết và cần xúc tiến ngay từ bây giờ. - Xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư cho Vườn quốc gia Côn Đảo và đảm bảo rằng Vườn quốc gia Côn Đảo cũng được hưởn Vườn quốc gia Côn Đảo chịu trách nhiệm bảo vệ phần lớn diện tích trên đảo và khu bảo tồn biển, ven biển. Vì thế, bất cứ hoạt động nào trong ờn quốc gia. Để đảm bảo quyền lợi cho Vườn quốc gia Côn Đảo từ du lịch, cần lập ra một cơ chế ưu đãi với mục đích là tạo ra quỹ để chi trả cho các chi phí quản lý các hoạt động du lịch trong phạm vi Vườn quốc gia. - Xây dựng hệ thống thu phí tại các điểm du lịch đặc thù Đây cũng là giải pháp nhằm đảm bảo sức chứa tại các điểm du lịch nhạy cảm. Việc xây dựng hệ thống từ hệ thống thu phí này có thể được sử dụng trong việc xúc tiến du lịch, đào tạo du lịch ha iển, rừng, lịch sử văn hóa để có chiến lược quản lý thật hợp Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa du lịch với các ngành có liên quan như: giao thông vận tải, uả hành thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo kinh hức các hội thảo có sự tham gia quan chuyên trách về quản lý du lịch và tiếp thị. n Côn Đảo – đây sẽ là lực lượng quản lý, cả các cơ quan Chính phủ và đơn vị kinh doanh, cần có hiểu biết một cách hệ ành nơi tiên phong trong du lịch bền vững tại Việt Nam. Để đạt được thu phí đã được phổ biến tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước và trên thế giới như: di sản thế giới vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Sagamartha (Everest – Nêpan), khu di sản thế giới Angkor Wat (Campuchia)… Doanh thu y xây dựng một trung tâm chuyên trách cho Côn Đảo. 3.3.2.4. Về quản lý, tiếp thị và xúc tiến du lịch - Hiện đại hóa bộ máy quản lý du lịch:  Phân vùng chức năng biển – ven b lý.  ngư nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn trong vấn đề hoạt động và khai thác tài nguyên.  Đảm bảo cân đối giữa lực lượng sản xuất trực tiếp và gián tiếp, tăng cường sự phối hợp hiệu q giữa lữ hành, hàng không, khách sạn để tránh tình trạng tự phát, tạo mối quan hệ phụ thuộc để cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro.  Thường xuyên tiến doanh du lịch không gây tác động xấu đến tài nguyên môi trường.  Thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tổ c của các chuyên gia, các nhà khoa học để đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.  Thành lập cơ  Tăng cường năng lực cho Ban Quản lý các khu du lịch huyệ quản lý và tiếp thị du lịch dưới sự chỉ đạo của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đồng thời cũng là lực lượng thúc đẩy phát triển du lịch cho Côn Đảo và liên kết giữa ngành du lịch và các phòng ban chính quyền (cấp tỉnh và huyện), Ban Quản lý Phát triển Côn Đảo, VQGCĐ và các bên liên quan đến du lịch.  Các nhà thống về du lịch bền vững  Côn Đảo phấn đấu trở th điều này, việc phát triển du lịch bền vững tại huyện Côn Đảo đòi hỏi phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ lãnh đạo, các ban ngành của huyện và tỉnh cũng như của các đơn vị kinh doanh du lịch từ khối tư nhân. Vì vậy, việc hiểu biết đầy đủ về những nguyên tắc căn bản của du lịch bền vững có ý nghĩa chiến lược trong việc hoạch định, đầu tư phát triển.  Cần phải đào tạo cho các lãnh đạo, ban ngành của tỉnh và huyện cùng với các đơn vị kinh doanh du lịch về quản lý du lịch và nhận thức được rằng kinh nghiệm làm du lịch phải tích lũy từ hành động thực tế phát triển du lịch bền vững. - Quản lý khách du lịch bền vững để đảm bảo sức chứa: Theo quyế định 264/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì lượng khách du lịch dự tính vào năm 2010 là 200 ngàn và 2020 là 700 ngàn. So với năng lực hiện tại của Côn Đảo (được trình bày ở phần thực trạng) thì đó là con số không khả thi. Vì thế cần xem xét thật kỹ tính nhạy cảm của tài nguyên- môi trường du lịch Côn Đảo để đưa ra chỉ tiêu quản lý du khách bền vững là vấn đề không thể thiếu trong hoạch định quy hoạch phát triển bền vững du lịch tại Côn Đảo. “Du lịch có chất lượng” cũng là giải pháp hữu hiệu để quản lý khách du lịch đảm bảo sức chứa. - Tiếp thị du lịch và xúc tiến du lịch:  Chủ động xây dựng các thị trường mục tiêu quan tâm đến các di sản văn hóa, động vật hoang dã và các hoạt động du lịch biển tại Côn Đảo Phân tích thực trạng khách du lịch của huyện Côn Đảo, ta thấy phần lớn khách đến đây là khách nội địa chủ yếu nghỉ ngơi, tắm biển, thăm các di tích lịch sử văn hóa trong tâm thế hết sức thụ động. Khách quốc tế dù chiếm tỷ trọng rất ít nhưng có xu hướng tăng nhanh. Để ngành du lịch của huyện phát triển bền vững theo hướng “du lịch dịch vụ chất lượng cao” thì thị trường mục tiêu chính hướng tới của ngành du lịch huyện Côn Đảo là du khách quốc tế và nội địa có thu nhập cao. Thị trường mục tiêu cho khách du lịch của huện Côn Đảo:  Nội địa: Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc Đông Nam Bộ  Quốc tế: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, châu ÂU, Bắc Mỹ, Úc…  Kế hoạch tiếp thị du lịch chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến cho Côn Đảo Hiện tại việc tiếp thị và xúc tiến du lịch cho Côn Đảo mới chỉ ở mức độ tối thiểu. Cần chủ động thu hút khách du lịch tới tham quan Côn Đảo, đặc biệt là những người coi trọng những gì mà Côn Đảo có thể đem đến cho họ, đồng thời làm tăng tối đa lợi ích của du lịch và nuôi dưỡng việc phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, cần phải có bản kế hoạch tiếp thị chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến cho Côn Đảo, bao gồm:  Xây dựng một phòng ban chính quyền – trung tâm chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tiếp thị và xúc tiến du lịch  Phương pháp tổng hợp để tiếp thị và xúc tiến du lịch đại diện cho cả khối nhà nước và tư nhân  Xây dựng các kênh phân phối cụ thể - xác định các công ty lữ hành và đại lý du lịch chính ở Việt Nam và quốc tế  Tập trung vào các thị trường mục tiêu  Giải quyết tính mùa vụ của Côn Đảo – chẳng hạn các chiến dịch xúc tiến đặc biệt để thu hút khách du lịch vào mùa đông.  Một kế hoạch hành động tiếp thị phác họa và điều phối các hoạt động xúc tiến  Tập trung vào phát triển du lịch bền vững và “du lịch có chất lượng” cho Côn Đảo Khuyến nghị Ban Quản lý các khu du lịch huyện Côn Đảo sẽ là cơ quan thực hiện kế hoạch tiếp thị chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến Côn Đảo có sự hợp tác chặt chẽ với VQG Côn Đảo.  Tạo sản phẩm du lịch đặc thù: Côn Đảo có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn mang tầm cỡ quốc tế. Để thu hút thị trường mục tiêu cần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù như:  Xem Vích đẻ và thả Vích về đại dương ở Bảy Cạnh, hòn Bà  Lặn cùng cá Heo ở Vịnh Đầm Tre.  Trồng cỏ nuôi Dugong ở vùng biển ven các hòn Tài Lớn, Trác Lớn. Bông Lan.  Du ngoạn thủy cung lung linh sắc màu ở vùng biển quanh Hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ.  Bay lên cùng vô số loài chim ở Hòn Trứng, hòn Bông Lan.  Đêm Vú Nàng với ông Đụng:  “Ai qua Đất Thắm, Bãi Bàng  Hỏi thăm ông Đụng, Vú Nàng lớn chưa?”  Nghịch ngợm với khỉ ở Núi Chúa, Sở Rẫy, hòn Tre Nhỏ  Đêm huyền diệu với những con mực lấp lánh ở Cầu Tàu 914  Thám hiểm rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh.  Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch đến thị trường mục tiêu và thế giới  Trung Tâm xúc tiến du lịch huyện cần thực hiện tốt chức năng đầu mối để công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch có hiệu quả và làm tốt công tác Marketing cho toàn ngành du lịch trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan hữu quan.  Cần nâng cao hơn nữa việc tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp địa phương, tạo mối quan hệ phối hợp với các công ty du lịch lớn ở các thị trường gởi như: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu…  Xây dựng các chương trình du lịch đặc thù theo mùa (đặc biệt là mùa Đông) để thu hút du khách quốc tế; tăng cường đa dạng hóa các ấn phẩm tuyên truyền để đưa những sản phẩm du lịch của Côn Đảo đến tay càng nhiều người càng tốt.  Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Vườn Quốc Gia Côn Đảo để đưa ra ấn phẩm tốt nhất về loại hình du lịch sinh thái.  Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các hãng thông tin đại chúng đặc biệt là Internet qua đó giới thiệu các sản phẩm du lịch của huyện; thành lập trang web riêng giới thiệu về chương trình hành động, sản phẩm du lịch địa phương, qua đó có thể trao đổi thông tin với khách hàng nhằm rút ra những kinh nghiệm quý báu cho ngành du lịch.  Liên kết với các tổ chức du lịch quốc tế, tham gia các hội hiệp du lịch đặc biệt là du lịch bền vững của các nước trên thế giới; liên doanh liên kết vơí các công ty lữ hành nước ngoài để mở rộng thị trường. 3.3.2.5. Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch - Giao thông vận tải: Cần tăng thêm chuyến bay đến Côn Đảo Côn Đảo nối với đất liền chủ yếu bằng 2 loại hình: tàu biển và hàng không. Tàu biển chở khách có 2 chiếc Côn Đảo 9, 10 chủ yếu dành cho dân địa phương và du khách nội địa bởi giá cả phù hợp và luôn ở trong trạng thái quá tải, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời tiết nên không thuận tiện cho du khách . Phần lớn du khách quốc tế và một phần khách nội địa đi bằng đường hàng không. Theo số liệu hiện tại, mỗi năm có khoảng 20.000 chỗ ngồi trong các chuyến bay đến Côn Đảo (xem Bảng ). Hiện nay, Côn Đảo đang đón gần 18.000 lượt khách và vào lúc cao điểm du lịch (mùa hè và các ngày lễ) . Tăng thêm chuyến bay mỗi tuần lên 10 hoặc 12 chuyến và tăng thêm chuyến bay 2 chiều giữa Vũng Tàu và Côn Đảo, giải pháp này mới có thể đủ sức chuyên chở đáp ứng được nhu cầu trong tương lai. Bên cạnh đó, thêm chuyến bay sẽ giúp du khách có thêm cơ hội và nhiều lựa chọn hơn để lên kế hoạch cho các chuyến đi của mình tới Côn Đảo – ví dụ như các chuyến đi cuối tuần từ Thành phố Hồ Chí Minh. - Thông tin liên lạc: Nhìn chung thông tin liên lạc của Côn Đảo đã đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, thông tin du lịch chưa được quan tâm. Vì vậy cần xây dựng trung tâm du lịch gần cảng du lịch nhằm cung cấp các thông tin về các điểm hấp dẫn và các hoạt động du lịch tại Côn Đảo một cách nhanh nhất; đồng thời trung tâm này còn có chức năng đặt giữ chỗ cho các tuyến cũng như các hoạt động du lịch. Trung tâm du lịch nên được hoạt động phối hợp với Vườn quốc Gia Côn Đảo, phòng quy hoạch và quản lý du lịch huyện, bảo tàng và các bên liên quan trong hoạt động du lịch. - Điện: Cần tăng cường khai thác và sử dụng năng lượng Mặt Trời. - Nước: Đảm bảo việc cung cấp nước sạch là phần cốt lõi trong quá trình quy hoạch phát triển bền vững du lịch. Quần đảo Côn Đảo chỉ có nước sạch trên đảo Côn Sơn và hòn Cau; các hòn còn lại không có nước ngọt. Nước ngọt trên đảo Cô Sơn chủ yếu được cung cấp từ hồ Quang Trung và mạch nước ngầm với công suất khoảng 2000m3/ ngày , trong đó mỗi ngày nước sinh hoạt và sản xuất tiêu thụ khoảng 1816m3 (năm 2007); như vậy khả năng cung cấp nước trong tương lai cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế là vấn đề cấp thiết của huyện Côn Đảo. - Cơ sở lưu trú:  Tăng cường xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao Cơ sở lưu trú hiện nay ở Côn Đảo chủ yếu tập trung ở 3 khu du lịch với tiêu chuẩn 2 sao. Các khu du lịch này có xu hướng chủ yếu phục vụ khách nội địa và Tây balô. Cần xây dựng cơ sở lưu trú cấp hơn cho thị trường khách mục tiêu dưới khách sạn nhỏ nhưng tiện nghi, nhà nghỉ sinh thái. Nên phát triển cơ sở lưu trú trong tương lai không dựa vào số lượng phòng hay giường mà là chất lượng.  Xây dựng các tiêu chuẩn hay quy chế về phát triển cơ sở lưu trú du lịch Hiện tại chưa có tiêu chuẩn hay quy chế nào cho vấn đề xây dựng cơ sở lưu trú tại Côn Đảo. Trong khi môi trường Côn Đảo rất nhạy cảm mà việc xây dựng cơ sở lưu trú tác động lớn đến cơ sở hạ tầng, tài nguyên và môi trường du lịch. Để ngành du lịch được phát triển bền vững, nhất thiết mọi dự án xây dựng cơ sở lưu trú mới phải có đủ các dịch vụ hỗ trợ nhằm tránh gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng, tài nguyên và môi trường du lịch. Tại những khu vực nhạy cảm, nên xây dựng cơ sở lưu trú phù hợp (nhà nghỉ sinh thái) để giảm thiểu tác động đến tài nguyên và môi trường tự nhiên. 3.3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Lực lượng lao động đặc biệt là lao động địa phương là nhân tố quan trọng của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, do đó cần phải: - Trang bị kiến thức liên quan đến sự phát triển bền vững ngành du lịch cho các cơ quan quản lý, cho các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động du lịch - Cần xây dựng các chương trình giáo dục về phát triển bền vững, làm cho người dân Côn Đảo hiểu rằng: tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) trên đảo là món quà vô giá mà tạo hóa ban cho họ, là di sản lớn lao, là nền tảng của sự sống và sự phát triển bền vững. Vì vậy họ phải trân trọng, cân nhắc khi sử dụng, không lạm dụng một cách thái quá và có bổn phận bảo vệ các nguồn tài nguyên. - Thống nhất chương trình giảng dạy khoa học du lịch cho các cấp, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa cao, kết hợp lý thuyết lẫn thực hành, đảm bảo chất lượng toàn diện. Mở rộng nghiên cứu thêm các chương trình đào tạo của các nước nhất là phương pháp thực hiện phát triển bền vững du lịch. - Nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử khi giao tiếp với du khách và du lịch bền vững… thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tổ chức các cuộc thi về du lịch bền vững. - Giáo dục và nâng cao tri thức và kinh nghiệm về phát triển bền vững du lịch trong mọi cấp, từ đội ngũ quản lý đến hướng dẫn viên và cả cộng đồng địa phương sao cho họ là lực lượng có đủ năng lực truyền đạt, hướng dẫn, thuyết minh về cách bảo vệ tài nguyên, môi trường cho du khách. - Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và các cơ sở đào tạo. Tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ đào tạo của các nước và các tổ chức quốc tế về mọi mặt để nâng cao nhận thức như: tham dự các khóa học, khảo sát thực tế, tham quan và học kinh nghiệm của nước ngoài; tổ chức mời các chuyên gia nước ngoài đến dạy; truyền đạt kinh nghiệm, cung cấp tư liệu về du lịch bền vững. - Đào tạo kỹ nâng du lịch và ngoại ngữ cho nhân viên vườn quốc gia Côn Đảo bởi họ quản lý và bảo vệ phần lớn tài nguyên thiên nhiên tại Côn Đảo. 3.3.2.7. Về môi trường du lịch Xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội phục vụ phát triển bền vững du lịch: - Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong huyện về trách nhiệm đẩy mạnh kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Côn Đảo; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện đề án : “Đảm bảo trật tự trị an tại các điểm, khu du lịch” của tỉnh phối hợp với chương trình xây dựng đời sống văn hóa của ngành Văn hóa Thông tin cho 9 khu dân cư về thực hiện văn minh du lịch phục vụ cho sự phát triển bền vững du lịch. - Tổ chức sắp xếp các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ cá thể theo mô hình hợp tác xã hoặc tổ hợp các dịch vụ thương mại; phát triển và củng cố những ngành truyền thống hộ gia đình hoặc làng nghề thủ công mỹ nghệ, hải sản… nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ du lịch. - Xây dựng quy các quy định bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của huyện; hướng dẫn các doanh nghiệp, tư nhân, nhân dân đảo và khách du lịch cùng thực hiện. - Cần xây dựng cơ chế quản lý đặc thù về quản lý, bảo vệ môi trường để kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Khuyến khích khai thác sử dụng nguồn năng sạch (Mặt Trời, Gío…) sản xuất điện, gas cho phương tiện giao thông. - Đảm bảo xử lý, tái chế và quản lý nước thải, chất thải rắn theo kinh nghiệm quốc tế tốt nhất Tổ chức quản lý môi trường hiện tại của Côn Đảo vẫn còn rất yếu kém. Những vấn đề mấu chốt liên quan đến phát triển du lịch bền vững chủ yếu liên quan đến quản lý nước thải và chất thải rắn. Hiện tại ở Côn Đảo chưa có một hệ thống xử lý nước thải tinh vi nào, đồng thời việc tiêu hủy những chất thải và rác thải rắn thu được đang còn là một vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường. Việc quản lý và xử lý nước thải và chất thải rắn một cách hợp lý là vấn đề trọng yếu đối với việc triển khai du lịch bền vững và tương lai của huyện Côn Đảo. Môi trường ở nơi đây rất nhạy cảm, và nếu như du lịch phát triển, những tác động tiêu cực của nước và chất thải rắn sẽ ngày một nhiều hơn. Lưu ý rằng triển khai bất cứ hoạt động du lịch nào cũng cần phải được thông qua một quá trình đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm ngặt, làm được việc này không chỉ giúp hỗ trợ các dự án riêng biệt mà còn góp phần vào tính bền vững ở mọi lĩnh vực trên huyện Côn Đảo. Các quy định và chính sách tăng cường quản lý môi trường Côn Đảo cũng cần được đưa ra. Lập kế hoạch quản lý chất thải đối với mọi lĩnh vực quy hoạch của Côn Đảo là một việc làm cấp bách hiện nay. - Xây dựng một chương trình theo dõi trực tiếp để đánh giá các tác động du lịch đối với môi trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua việc thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CÔN ĐẢO (BÀ RỊA – VŨNG TÀU”, trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và nghiên cứu được, tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau: - Phát triển bền vững du lịch: được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu du lịch hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của những thế hệ tương lai; phát triển bền vững du lịch phải cân nhắc đến việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch ( tái tạo và không tái tạo), đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau; phát triển bền vững du lịch là sự phát triển có trách nhiệm với môi trường và quyền lợi kinh tế của cư dân địa phương. - Côn Đảo có nhiều tiềm năng về du lịch: tài nguyên thiên nhiên phong phú, độc đáo, tính đa dạng sinh học cao; hệ thống di tích cách mạng, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước; có môi trường xã hội lành mạnh; thu hút ngày càng nhiều đầu tư; được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước; cơ sở hạ tầng tương đối tốt; thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước; doanh thu ngày càng tăng nhanh… đây là tiềm năng lợi thế quan trọng để xây dựng Côn Đảo trở thành trung tâm du lịch dịch vụ tầm cở khu vực và quốc tế - Phát triển bền vững du lịch Côn Đảo không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế và cư dân địa phương mà còn có thể trở thành mô hình kiểu mẫu cho sự phát triển bền vững du lịch ở các địa phương khác, góp phần phát triển bền vững du lịch cả nước. - Ngành du lịch của huyện Côn Đảo còn rất mới mẽ, hoạt động du lịch gần như chưa tác động gì đối với tài nguyên du lịch và các ngành kinh tế khác. Chính sự mới mẽ này cộng với sự hoang sơ của tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo nên sức hút cho ngành du lịch của Côn Đảo. 2. Kiến nghị: Để xây dựng Côn Đảo trở thành huyện đảo có ngành du lịch phát triển bền vững phù hợp với mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch của đất nước cũng như mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020 được quy định tại Quyết định 264/2005/QĐ-TTg ngày 25/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, tôi xin có một số đề nghị sau: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cường đầu tư ngân sách và ban hành những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đầu tư du lịch nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư phát triển du lịch Côn Đảo. Ngành Du lịch cần có những chỉ đạo sát sao và hợp lý đối với việc phát triển du lịch Côn Đảo, đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển bền vững du lịch Côn Đảo. Huyện Côn Đảo cần xúc tiến ngay những vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững du lịch; các cấp, các ngành cần phối hợp nhịp nhàng nhằm tránh làm tổn hại đến tài nguyên du lịch; đồng thời các cấp có thẩm quyền kêu gọi, khuyến khích các nhà khoa học - những người nghiên cứu về du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu trọng tâm sau:  Nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững cho huyện Côn Đảo, trong đó quy hoạch phát triển du lịch sinh thái rừng và biển là một bộ phận quan trọng trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị về lịch sử, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên của Côn Đảo. Cần có cơ chế thu hút chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trên lĩnh vực du lịch sinh thái tham gia trong quá trình xây dựng quy hoạch.  Nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ những cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù cho Côn Đảo về chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi về các loại thuế, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, quan hệ quốc tế…  Nghiên cứu xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược cho quá trình phát triển tại Côn Đảo để đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị về lịch sử, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên tại Côn Đảo.  Nghiên cứu sức chứa tại các điểm du lịch nhạy cảm nhằm đảm bảo tác động tối thiểu đến tài nguyên du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá (Chủ biên), Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2006), Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Bùi Thị Ngọc Yến (2006), Quy hoạch Du lịch, NXB Giáo dục. 4. WWF, Cục Môi trường (1998), “Bên kia chân trời xanh”, Báo cáo tham luận các nguyên tắc du lịch bền vững. 5. Khoa học Lịch sử Bà Rịa – Vũng Tàu (1996), Lịch sử Bà Rịa – Vũng Tàu, trang 13  trang 18. 6. UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban chỉ đạo Phát triển Du lịch (2003), Đề án Phát triển Du lịch Huyện Côn Đảo giai đoạn 2003 – 2010, trang 10, 11, 12, 13. 7. Vườn Quóc gia Côn Đảo và Phân viện Điều tra quy hoạch rừng II (12 – 1999), Dự án Phát triển Du lịch Sinh thái Vườn Quốc gia Côn Đảo, trang 5  trang 35. 8. UBND Huyện Côn Đảo, Ban Quản lý các khu Du lịch (2007). Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư của các Dự án du lịch trên địa bán Huyện Côn Đảo. 9. Ban Quản lý các khu Du lịch Côn Đảo, Báo cáo kết quả hoạt động Du lịch trong các năm từ năm 1996 đến năm 2007. 10. Dave Bamford, Phạm Trung Lương, Lê Văn Lành, .. (2008). Chiến lượcđịnh hướng phát triển Du lịch bền vững cho Côn Đảo, thời kỳ 2008 – 2012. 11. Lập kế hoạch Du lịch bền vững cho các khu bảo tồn biển trong biển Đông. 12. Thủ tướng Chính phủ (2005), quyết định phê duyệt đề án phát triển KT – XH huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 13. Website Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 14. Website Côn Đảo Natianal Park PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các dự án phát triển đề xuất hiện thời tại huyện Côn Đảo UBND huyện Côn Đảo Phòng Kinh tế Danh mục các dự án đầu tư du lịch tại Côn Đảo (tính đến tháng 12/ 2007) STT Doanh nghiệp Mục đích đầu tư Ngày đệ trình/ chấp thuận Tình trạng Vốn đầu tư (triệu đồng) A. Các dự án đầu tư kinh doanh du lịch 1.016.906 1 Công ty Saigontourist Côn Đảo Xây dựng khách sạn Đang hoạt động 2.200 2 Công ty TNHH Biển Đảo Xây dựng khu du lịch thể thao và giải trí 30/6/2004 Đang hoạt động 1.900 3 Nhà khách Phi Yến Du lịch Đang hoạt động 2.061 4 Nhà nghỉ Công đoàn Xây dựng khách sạn Đang hoạt động 8.000 5 Công ty TNHH Trần Gia Ăn uống, vận chuyển khách du lịch và quảng cáo 2006 Đang hoạt động 60 6 BQL Dự án Côn Đảo Trung tâm văn hóa 2003 Đã hoàn thành 10.000 7 BQL dự án Côn Đảo Nhà nghỉ 29/10/2003 Đã hoàn thành 8 Công ty TNHH Cầu Vồng Lặn biển 2/3/2004 Đã hoàn thành 750 9 Công ty TNHH Xuân Anh Lăn biển 7/4/2005 Đã hoàn thành 350 10 Công ty TNHH Tiến Thi Lữ hành 20/2/2004 Đã hoàn thành 1.000 11 Công ty TNHH Tuấn Phát Du lịch và dịch vụ 4/4/2005 Đã hoàn thành 3.000 12 Chi nhánh công ty ATC tại Côn Đảo Xây dựng khu du lịch 15/9/2003 Đang đầu tư 12.800 13 Công ty Saigontourist Côn Đảo Xây dựng khách sạn 22/4/2005 Đang đầu tư 80.000 14 Công ty TNHH Khu DL Côn Đảo Xây dựng khu du lịch 12/5/2006 Đang đầu tư 320.000 15 Công ty dịch vụ dầu khí OSC Khu du lịch sinh thái Đang đầu tư 395.000 16 Công ty dịch vụ dầu khí OSC Dịch vụ du lchj 20/7/2004 Đang đầu tư 46.685 Tổng phụ 883.806 1 Tập đoàn đầu tư Indochina Capital Xây dựng khu du lịch 1/6/2003 Đã chấp thuận 79.000 2 Công ty TNHH Hoàng Anh Đào Xây dựng khách sạn và bãi biển 6/10/2004 Đã chấp thuận 5.000 3 Công ty TNHH San Hô Xanh Khu du lịch sinh thái 31/3/2003 Đã chấp thuận 12.000 4 Công ty TNHH Thu Tâm Khu du lịch sinh thái 14/6/2004 Đã chấp thuận 10.000 5 Công ty TNHH Hiền Nga Xây dựng khách sạn 19/9/2003 Đã chấp thuận 7.500 6 Ban liên lạc tù chính trị Xây dựng khách sạn 9/8/2003 Đã chấp thuận 7 Văn phòng tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Nâng cấp nhà khách Phi Yến 2/12/2004 Đã chấp thuận 8 Công ty TNHH Thái Bình Xây dựng khách sạn và bãi biển Đã chấp thuận 5.500 9 Công ty TNHH Xuân Việt Xây dựng khách sạn 7/2/2004 Đã chấp thuận 10 VQGCĐ Du lịch sinh thái (Giai đoạn 1 + 2) Đã chấp thuận 14.100 11 Công ty du lịch và thể thao Sibgaz Treiding (Nga) Lữ hành, vận chuyển và khu du lịch Đã chấp thuận 12 BQL khu di tích lịch sử Côn Đảo Xây dựng bảo tàng 16/1/2003 Đã chấp thuận 13 BQL khu di tích lịch sử Côn Đảo Phân khu bảo tồn 27/7/2004 Đã chấp thuận Tổng phụ 133.100 B. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: 1 Bưu điện huyện Bưu điện và viễn thông Đang hoạt động 2 Nhà máy cấp điện và nước Cấp điện và nước Đang hoạt động 3 BQLDA đầu tư xây dựng Cấp nước 17/1/2002 Đã hoàn thành 4 BQLDA Trạm xử lý chất thải 24/4/2003 Đang đầu tư 5 BQLDA Cảng Bến Đầm Cầu tầu du lịch 22/9/2004 Đang đầu tư 6 Tổng công ty viễn thông Vietel Viễn thông 16/11/2005 Đang đầu tư 7 Công ty dịch vụ hàng không miền nam Xây dựng phòng vé máy bay 29/10/2003 Đang đầu tư 8 Công ty MH Golden Sands Cord Quy hoạch tổng thể khu du lịch Đầm Trâu – Suối Ót Đã chấp thuận 9 Công ty E & T Điện gió, nhà máy nước, trạm xử lý chất thải, khu du lịch Đã chấp thuận 10 VQGCĐ Xây dựng văn phòng 23/1/2003 Đã chấp thuận Phụ lục 2: Danh mục các cơ sở lưu trú và nhà hàng tại Côn Đảo Cơ sở lưu trú Số phòng Số giường (1 phòng = 1,75 giường) Hạng Khu DL Saigon Côn Đảo 38 phòng 67 giường 2-sao KS Công đoàn 34 phòng + 7 biệt thự (21 phòng) 96 giường 2 sao Khu DL ATC 13 phòng + 4 nhà sàn (12 phòng) 44 giường 2 sao Nhà khách Phi Yen 10 phòng 18 giường Nhà nghỉ Nhà khách Hai Nga 8 phòng 14 giường Nhà nghỉ Nhà khách VQGCĐ 8 phòng 14 giường Nhà nghỉ Nhà khách huyện đội 5 phòng 9 giường Nhà nghỉ Nhà khách huyện ủy 5 phòng 9 giường Nhà nghỉ Nhà khách công an huyện 4 phòng 7 giường Nhà nghỉ Tổng số hiện tại 158 phòng 278 giường Khu DL Saigon Côn ĐảoII (đang xây dựng) 85 phòng 149 giường 4-sao Evason Hideaway (đang xây dựng) 35 phòng + 16 villas (32 rooms) 117 giường 5-sao Tổng số tương lai (2010) 310 phòng 544 giường Danh mục các nhà hàng tại Côn Đảo Nhà hàng Công suất Nhà hàng Saigon Côn Đảo 80 ghế ăn Nhà hàng Công đoàn 250 ghế ăn Nhà hàng Phi Yến 100 ghế ăn Nhà hàng ATC 300 ghế ăn Nhà hàng Phương Hạnh 100 ghế ăn Nhà hàng Tri Kỷ 50 ghế ăn PHỤ LỤC 3: DỰ THẢO HƯỚNG DẪN XEM RÙA TẠI CÔN ĐẢO Dự thảo hướng dẫn xem rùa tại Côn Đảo Cần nhờ rằng bạn đang quan sát một loài động vất rất đặc biệt và đang bị đe dọa – bạn phải có trách nhiệm góp phần bảo vệ loài sinh vật tuyệt vời này. Mọi hoạt động quan sát rùa phải được tiến hành theo các nhóm nhỏ dưới sự chỉ dẫn của một cán bộ Vườn Quốc Gia. Hoạt động ngắm rùa phải được mở đầu bằng một bài giới thiệu ngắn của cán bộ vườn về cách hành xử thích hợp, xem gì và ở đâu. Chỉ được tiếp cận với những khu vực có sự cho phép của Cán bộ Vườn Quốc gia và du khách phải tuân theo mọi sự chỉ dẫn. Những thông tin về rùa:  Mọi loại rùa biển đều đang bị đe dọa và cần được bảo vệ  Rùa có thể bị chết đuối nếu không được ngoi lên mặt nước để thở  Rác thải rất nguy hiểm, đặc biệt là các túi ny lông thường dễ bị nhầm lẫn với loài sứa – một loại thức ăn yêu thích của rùa.  Rùa sống ở một khu vực nhiều năm, khi trưởng thành, năm nào chúng cũng trở lại nơi tổ cũ. Nếu khu vực tổ bị phá hủy, nhiều khả năng rùa sẽ không bao giờ quay trở lại nơi đó.  Không bao giờ mua hoặc bán các sản phẩm từ rùa – rùa được bảo vệ nghiêm ngặt theo CITES (Hiệp định Thương mại Quốc tế về Các loài bị đe dọa trong Hệ động vật và thực vật Hoang dã) và theo luật của Việt Nam. Trên mặt nước và dưới nước:  Ngắm rùa khi đang đi thuyền: Một lần khua mái chèo có thể giết hại một con rùa  Khi ở dưới nước, giữ khoảng cách và tránh gây động với rùa. Không xâm phạm đến những con rùa đang nằm nghỉ, ngủ hoặc cho con ăn  Từ từ và bình tĩnh tiếp cận với rùa và phải rời đi nếu chúng tỏ dấu hiệu bị quấy nhiễu  Không được phép chọc, quấy rối, bắt hoặc cưỡi lên rùa.  Không chạm vào hoặc cho rùa ăn  Mang mọi rác thải theo bạn về nhà; rác thải có thể giết hại rùa, đặc biệt là các lọai túi ny lông rất dễ bị nhầm với thức ăn Trên bãi biển:  Tránh gây hại với các tổ đang ấp trứng. Tránh đi xe trên các bãi biển có tổ rùa hoặc sử dụng các bãi này để đốt lửa trại hoặc tiệc nướng ngoài trời  Không để lại những đồ vật lớn (như ghế, ô hoặc phương tiện đi lại) trên bãi biển có tổ rùa vào ban đêm, vì những vật này có thể sẽ cản đường đi của rùa và ngăn không cho rùa đẻ trứng.  Trông chừng thú nuôi của bạn, đặc biệt là chó, giữ chúng xa không làm hại tới trứng và rùa non. Chỉ dẫn về ánh sáng:  Giảm thiểu thắp sáng trên bãi biển; ánh sáng nhân tạo có thể làm rùa mất phương hướng và ngăn chúng không đẻ được trứng  Che hoặc tắt các loại ánh sáng có thể thấy từ bãi biển. Gợi ý: đặt một tấm vải đỏ hoặc giấy bóng kính đỏ để che đèn. Ánh sáng không được phép có cường độ vượt quá một chiếc đèn pin 3 vôn, 2 pin. Không chiếu thẳng đèn vào rùa đang lên khỏi mặt nước, lên bờ, xây tổ và đẻ trứng. Chỉ dẫn về chụp ảnh Chụp ảnh có đèn lóe sáng với các tổ rùa ở một số khu vực là vi phạm quy định và sẽ ngăn không cho rùa cái đẻ trứng và gây ra nguy hiểm cho rùa. Hạn chế sử dụng đèn flash máy ảnh trong mọi trường hợp và chỉ nên chụp ảnh từ phía sau để tránh làm chột mắt rùa. Sử dụng giá ba chân và để chế độ chụp ảnh ban đêm. Nên thử chụp từ trước Quan sát rùa đang làm tổ  Rùa rất dễ bị tổn thương khi ở trên cạn, và nếu bị giật mình, chúng có thể quay lại biển ngay khi chưa kịp đẻ trứng.  Giữ yên lặng và di chuyển từ từ  Không tiến lại gần hoặc chụp ảnh khi rùa chưa đẻ xong trứng  Hạn chế tối đa việc sử dụng đèn pin và không bao giờ được chiếu sáng thẳng vào mặt của rùa  Tiến lại từ phía sau và cúi thấp xuống  Phải rời đi ngay nếu rùa tỏ dấu hiệu của sự sợ hãi  Không bao giờ được xâm hại đến trứng rùa hoặc rùa con  Giới hạn mỗi lần xem tối đa là 30 phút. Quan sát rùa con  Che chở cho rùa con khỏi ánh sáng từ biển. Tắt ánh sáng trong khoảng thời gian đủ để rùa con chạm tới biển  Không ngăn cản rùa con bò ra biển  Không được phép sử dụng máy chụp ảnh có flash để chụp rùa con vì chúng rất nhạy cảm với ánh sáng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH013.pdf
Tài liệu liên quan