Luận văn Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng" MS: LVDL-DLH014 SỐ TRANG: 87 NGÀNH: Địa lý CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học NĂM: 2009 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng và xã hội hóa cao: là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho xã hội, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo việc làm cho người lao động. Trong những năm gần đây ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng có bước tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng hằng năm 10,4%. Chỉ tính từ 2005 – 2007 đã đón và phục vụ cho hơn 4.084.042 lượt khách, tổng giá trị đầu tư đạt khoảng 350 tỷ đồng. Doanh thu xã hội từ du lịch của tỉnh khoảng 900 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động trong ngành du lịch và 7.000 lao động xã hội. (Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng, 2007). Trình độ tay nghề, nghiệp vụ của cán bộ quản lý và đội ngũ lao động từng bước được nâng cao, chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng được cải thiện. Thành phố Đà Lạt, với những đặc trưng của mình: là trung tâm du lịch của khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, sự đa dạng của các dân tộc và tài nguyên du lịch từ lâu đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tuy nhiên hoạt động du lịch chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó. Thực lực kinh tế và cơ sở vật chất hạn chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lặp, nghèo nàn, chất lượng phục vụ còn yếu kém, môi trường tự nhiên xuống cấp ngày một trầm trọng hơn. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp và đây cũng là vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với phát triển du lịch thành phố Đà Lạt trong tương lai của tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên hết sức phong phú và đa dạng, đó cũng là tiền đề để phát triển du lịch thành phố Đà Lạt, đặc biệt là du lịch sinh thái. Vậy tài nguyên du lịch thành phố Đà Lạt bao gồm những gì ? Ngành du lịch thành phố Đà Lạt đang phát triển như thế nào và có theo hướng bền vững hay không? Chúng ta sẽ phải làm gì để du lịch thành phố Đà Lạt phát triển theo hướng bền vững? Đề tài “Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt (Tỉnh Lâm Đồng)” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên. 2. Lược sử nghiên cứu Theo nghiên cứu thì vấn đề phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt chưa có nhiều và không tập trung đầy đủ, chủ yếu là nghiên cứu một phần. Có những công trình nghiên cứu sau:  Những nghiên cứu chuyên về các điểm du lịch của Sở du lịch, các công ty du lịch khai thác.  Định hướng chung trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.  Hà Thị Lý – Nghiên cứu và đánh giá sự thay đổi của môi trường tự nhiên Thành phố Đà Lạt trong quá trình phát triển du lịch – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các định hướng phát triển bền vững du lịch thành phố Đà Lạt. Đây là nguồn kiến thức, thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch thành phố Đà Lạt nghiên cứu, điều chỉnh các hoạt động du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển lâu dài. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và đề ra giải pháp phát triển du lịch thành phố Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái. 4. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu  Không gian: Đề tài được giới hạn trong phạm vi địa giới của thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).  Thời gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2007 (các số liệu được thu thập để phục vụ cho đề tài).  Nội dung: Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt trên quan điểm bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững. 5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm  Tổng hợp – Hệ thống Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt không thể tách khỏi hệ thống kinh tế - xã hội của cả nước. Các yếu tố cần được nghiên cứu, đánh giá trong mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và cả nước.  Quan điểm lãnh thổ Việc nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở thành phố Đà Lạt không thể tách rời với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Do quá trình phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt là một phần trong quá trình phát triển du lịch với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và cả nước.  Quan điểm lịch sử Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Quá trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ.  Quan điểm sinh thái Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá tác động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự phát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.  Quan điểm phát triển bền vững Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu  Phân tích tổng hợp Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với mục đích của từng phần. Quá trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về du lịch thành phố Đà Lạt. Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao nhất.  Thống kê Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như ngành du lịch thành phố Đà Lạt.  Thực địa Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình thực hiện luận văn, phương pháp này rất được coi trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề tài mà luận văn nghiên cứu.  So sánh Đây là phương pháp sử dụng dùng để so sánh các số liệu thống kê thu thập từ đó đưa ra những nhận định cần thiết (rút ra kết luận). Phương pháp này còn được dùng để so sánh sự phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt qua các năm.  Bản đồ Đây là phương pháp đặc trưng của địa lý. Sử dụng các bản đồ, biểu đồ làm tăng tính trực quan của đề tài, không chỉ cho biết đặc điểm, phân bố, mạng lưới mà còn thể hiện một số kết quả của công trình nghiên cứu. 6. Cấu trúc của luận văn Mở Đầu Nội Dung Chương 1. Cơ sở lý luận và phát triển bền vững du lịch Chương 2. Những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt Chương 3. Định hướng và các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt Kết Luận – Kiến nghị

pdf87 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ tiếp đón khách. 2.4.7. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương Đây cũng là một trong những vấn đề cấp bách mà thành phố Đà Lạt cần quan tâm, bởi lẽ nếu như con người ở tại địa phương mà không đủ sống thì họ sẽ không mặn mà gì đối với việc bảo vệ môi trường. Chính điều đó cần đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải chú trọng: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân thấy được tầm quan trọng của việc phải bảo vệ môi trường; Cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân địa phương thông qua các chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; Khuyến khích học hỏi, tăng cường kiến thức du lịch bền vững, tạo việc làm ổn định cho cộng đồng cư dân địa phương. 2.4.8. Giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường Đây là vấn đề quan trọng, cấp bách và cần thiết. Cần tiến hành phân vùng chức năng trên địa bàn du lịch lớn, xác định các khu vực cần bảo vệ nguyên vẹn, khu vực quy hoạch dự trữ đất đai, ví dụ các khu vực đồi thông thì không nên chặt bỏ để quy hoạch các khu dân cư mới. Còn các khu cần phục hồi như các khu Thung lũng tình yêu, Thác Cam Ly, Hồ Xuân Hương,… cần phải khôi phục lại đúng theo hiện trạng ban đầu. 2.4.9. Đầu tư du lịch Khuyến kích cả đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước (cả khu vực Nhà nước lẫn tư nhân), tham gia đầu tư xây dựng phát triển du lịch theo qui hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Đặc biệt là đối với các khu đang có tiềm năng phát triển du lịch mạnh trong tương lai như Hồ Tuyền Lâm, Đankia – Suối vàng. Liên doanh đầu tư các khách sạn lớn, cao cấp, các khu du lịch cũ đang khai thác không hiệu quả hoặc đầu tư mới các khu du du lịch mới. 2.4.10. Thị trường Các cơ quan có thẩm quyền, nhất là ngành du lịch thành phố Đà Lạt cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. So sánh tốc độ phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt với các trung tâm khác như Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh,… Từ đó xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường du lịch của Đà Lạt để sớm hoà nhập vào thị trường du lịch của khu vực và thế giới. 2.4.11. Sự phối hợp giữa các ngành Sự phối hợp giữa các ngành: Kinh tế, giao thông đô thị, du lịch chưa thật sự đồng bộ. Các ngành vẫn còn tự phát triển theo hướng riêng, chưa có tiếng nói chung để nhằm mục đích phát triển du lịch của Thành phố mạnh hơn nữa. Đối với từng ngành: - Sản xuất rau: đây là đặc trưng của Thành phố Đà Lạt bởi khí hậu ôn hòa, tương đối máy mẻ phù hợp với phát triển nông nghiệp. Nhưng hiện nay với việc nhiệt độ ngày một tăng thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất rau. - Phá rừng: Do tốc độ phát triển nhanh một cách ồ ạt các tòa nhà, sự tăng trưởng của dân số đã làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng, chính vì lẽ đó buộc phải phá rừng, dẫn đến tình trạng không khí sẽ không còn trong lành như trước nữa do nhiễm khói, bụi. - Công trình giao thông: Không đồng bộ và chưa hoàn chỉnh, các tuyến đường gia thông kết nối các điểm du lịch còn quá xa. - Khai thác các điểm du lịch: Các điểm du lịch khai thác chưa hiệu quả, chỉ biết khai thác chứ chưa biết cách bảo tồn, tôn tạo nó. - Sản phẩm du lịch: nghèo nàn, nhàm chán, không có sự đổi mới. Gây cảm giác nhàm chán, không mới lạ cho du khách. Chính vì lẽ đó đã làm giảm sức cuốn hút đối với du khách. Nên cần phải có những định hướng và giải pháp đồng bộ đảm bảo cho phát triển bền vững du lịch nói riêng và kinh tế nói chung. Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT (TỈNH LÂM ĐỒNG) 3.1. Những căn cứ để định hướng 3.1.1. Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội Phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phát triển hài hòa giữa các vùng, ngành kinh tế và các lĩnh vực văn hóa – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đồng thời kết hợp giữa tình hiện đại và tính đặc thù của du lịch thành phố Đà Lạt, đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm. Tầm nhìn dành cho thành phố Đà Lạt được xác định là: Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng lớn của cả nước”. Vận dụng những quan điểm dẫn dắt trên trên vào thực tế địa phương, có thể đưa ra những quan điểm cụ thể hơn đối với phát triển du lịch của địa phương như sau:  Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững: Trong quá trình khai thác, một mặt phải ngăn chặn sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên. Mặt khác cần tìm cách tôn tạo, tái tạo những nguồn tài nguyên bị xuống cấp hay bị hao mòn.  Về tính đa dạng: Duy trì và tôn trọng tính đa dạng sinh học của tự nhiên, văn hóa và xã hội địa phương. Ngăn ngừa sự phá hủy đang dạng sinh thái tự nhiên bằng cách tôn trọng sức chứa của mỗi điểm, mỗi khu du lịch.  Quá trình quy hoạch: Phải hợp nhất du lịch vào quy hoạch phát triển. Phải tính toán cẩn thận các nhu cầu trước mắt của cư dân địa phương cũng như khách du lịch. Cần phải có sự hỗ trợ về mặt kinh phí của thành phố Đà Lạt cũng như của tỉnh Lâm Đồng.  Sự tham gia của cộng đồng: Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cư dân địa phương. Khuyến khích cộng đồng địa phương tính cực tham gia vào các dự án du lịch, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương.  Nguồn lao động: Đào tạo và nâng cao sự hiểu biết của cá cán bộ quản lý địa phương. Đào tạo và nâng cao tay nghề nguồn lao động phục vụ du lịch. Đặt ra những yêu cầu cần thiết nhằm phát triển ngành du lịch địa phương một cách hệ thống, chuyên nghiệp và bền vững.  Hoạt động tiếp thị: Ngành du lịch cần phải đảm bảo việc tiếp thị du lịch phải phản ánh tung thực các chính sách và các hoạt động có lợi ích cho môi trường. Giáo dục và hướng dẫn cho khách du lịch những điều cần làm và những việc không nên làm đối với môi trường, văn hóa. Qua đó giúp khách du lịch nhận thức một cách đúng đắn vai trò cũng như sự tác động của họ đối với sự phát triển sau này. 3.1.2.Tiềm năng Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao trung bình 1.500 mét so với mặt nước biển, thành phố Đà Lạt là vùng đất hiếm có của khu vực Đông Nam Á có khí hậu ôn đới trong vùng nhiệt đới, thời tiết quanh năm mát mẻ ôn hòa, không cách xa các trung tâm dân cư và đô thị lớn của vùng và của khu vực. Từ lâu, thành phố Đà Lạt đã nổi tiếng là một trung tâm du lịch, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, hiện nay thành phố Đà Lạt được xếp là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nói đến thành phố Đà Lạt là nói đến thành phố của các loài hoa. Do khí hậu mát và ẩm nên thành phố Đà Lạt thích hợp cho nhiều loài hoa có nguồn gốc ôn đới, đặc biệt là hoa lan. Hoa Đà Lạt có thể trồng quanh năm với hàng ngàn chủng loại khác nhau. Các loại hình du lịch tại Đà Lạt – Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng như du lịch lữ hành- tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn…. 3.1.3. Thực trạng phát triển Trong những năm gần đây du lịch thành phố Đà Lạt có bước tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng hằng năm khoảng 30%. Tính từ 2000 - 2006 đã đón và phục vụ cho hơn 1.840.000 lượt khách, tổng giá trị đầu tư đạt khoảng 350 tỷ đồng; tạo ra doanh thu xã hội từ du lịch khoảng 1215 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 9.000 lao động trong ngành du lịch và 20.000 lao động xã hội. Trình độ tay nghề, nghiệp vụ của cán bộ quản lý và đội ngũ lao động từng bước được nâng cao, chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng được cải thiện. Năm 2003 thành phố Đà Lạt có 33 khu, điểm du lịch đang hoạt động kinh doanh với tổng vốn đầu tư đạt trên 250 tỷ đồng với các sản phẩm chủ yếu: tham quan, vui chơi giải trí, thể thao, dã ngoại,… Dự báo trong thời gian tới Thành phố Đà Lạt sẽ hoàn tất việc xây dựng các khách sạn, các điểm du lịch mới nhằm khai thác hết tiềm năng du lịch của Thành phố Đà Lạt. Chú trọng hoàn thành dự án Dankia – Suối Vàng, Hồ Tuyền Lâm,… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch thành phố Đà Lạt còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại, đó là: du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình du lịch còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp, chưa tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững; tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành tuy có tăng nhưng chưa mang tính đột phá và chưa đạt so với mục tiêu đề ra, mức đóng góp của ngành dịch vụ - du lịch vào GDP còn thấp, trung bình khoảng 30%. Về loại hình du lịch sinh thái: chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức các loại hình dã ngoại, leo núi, cắm trại… chưa khai thác có hiệu quả các khu du lịch theo đúng quy hoạch và bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Về du lịch nghỉ dưỡng: chỉ mới khai thác ở lĩnh vực nghỉ thuần tuý là chính mà chưa đầu tư cho lĩnh vực nghỉ dưỡng như: nghỉ mát, thư giãn, dưỡng sức có chất lượng, kết hợp dịch vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Về du lịch hội nghị - hội thảo: hiện nay mới chỉ có khoảng từ 5 – 6 cơ sở tổ chức hoạt động hội nghị hội thảo với tổng sức chứa khoảng 1.000 chỗ ngồi; những cơ sở này chủ yếu là kết hợp kinh doanh giữa lưu trú với hội nghị hội thảo (như khách sạn Palace, khách sạn Công Đoàn, Vietsovpetro… và một số hội trường cơ quan của tỉnh); trang thiết bị và chất lượng phục vụ cho loại hình đặc thù này chưa đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng đặc biệt là tổ chức các hội nghị hội thảo quốc gia và quốc tế có quy mô lớn. Từ thực tế trên và để phát triển thành phố Đà Lạt thành một trung tâm du lịch có tầm quốc gia và quốc tế việc xây dựng chương trình phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội nghị - hội thảo là rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu, chiến lược và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của ngành du lịch nói riêng. 3.1.4. Nhu cầu xã hội Tại cuộc hội thảo khoa học về du lịch được tổ chức tại thành phố Đà Lạt gần đây, nhiều ý kiến cho rằng, nơi nào biết bảo vệ môi trường thiên nhiên cùng với nền văn hóa bản địa thì nơi đó sẽ là điểm thu hút khách du lịch, đồng thời đảm bảo sự phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững. Như vậy có thể nhận thấy nhu cầu của khách du lịch ngày nay là càng gần, càng hòa đồng với thiên nhiên thì càng tốt, đặc biệt là đối với khách du lịch nước ngoài, họ luôn thích khám phá những nơi còn mang vẽ hoang sơ, đó là điều kiện rất thuận lợi cho thành phố Đà Lạt, bởi đây là một trong những điểm du lịch được đánh giá là có vẻ đẹp tự nhiên cón khá hoang sơ. Vấn đề là phải biết khai thác lợi thế này để phát huy toàn bộ tiềm lực vốn có thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu. Khu du lịch sinh thái phải là một mảng liên tục, hội tụ đầy đủ những yếu tố thiên nhiên, đa dạng về sinh học, đa dạng về màu sắc, gắn liền với du lịch văn hóa cộng đồng. Phải biết khơi dậy và phát huy cho được bản sắc văn hóa dân tộc để cùng hòa quyện với thiên nhiên. Hoạt động du lịch sinh thái phải có tính cộng đồng cao, phải biết chăm lo phúc lợi cho người dân trong vùng, có như thế mới có sự phát triển bền vững. Thiên nhiên là nguồn nguyên liệu sống quý giá nhất, để chế biến ra sản phẩm du lịch, du khách được sống hòa trộn với thiên nhiên với tiếng hót của chim, tiếng kêu của côn trùng, nghe tiếng thác đổ, tiếng suối róc rách, nhất là nhận được sự phục vụ chân tình và mộc mạc của người dân tại chỗ, sẽ tạo nên sự gần gũi hiểu biết giữa khách và thiên nhiên, giữa núi rừng và du khách. Những thiện cảm ấy đã gây được ấn tượng đẹp trong lòng du khách và họ đã quay trở lại hoặc giới thiệu cho nhiều người khác đến với thành phố Đà Lạt. 3.1.5. Những yếu tố đảm bảo phát triển bền vững du lịch Để phát triển bền vững du lịch sinh thái không phải là một sớm một chiều. Mà là cả một quá trình, trong đó hiện nay Thành phố Đà Lạt đang đạt được những yếu tố đảm bảo được cho nhu cầu phát triển du lịch: - Sự quan tâm của chính quyền. - Kinh tế đang phát triển. - Giáo dục bảo vệ môi trường đang mở rộng đến toàn dân. - Lực lượng lao động du lịch đang được đào tạo nâng cao trình độ. - Sức hấp dẫn của các điểm du lịch có lợi thế hơn so với các nơi khác của Việt Nam. - Sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn liền với dân địa phương. Với những yếu tố lợi thế đó giúp cho Thành phố Đà Lạt có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái. 3.2. Định hướng phát triển Cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu ôn hoà, thành phố Đà Lạt còn có một di sản kiến trúc và nét văn hoá đặc sắc sau 115 năm hình thành và phát triển. Ngoài hai công trình đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia là Ga Hoả xa và Trường Cao đẳng sư phạm, thành phố Đà Lạt còn có gần 2.000 ngôi biệt thự cổ, tạo nên cảnh quan đô thị độc đáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều năm qua do tốc độ đô thị hoá tăng cao đã làm cho nhiều công trình kiến trúc ở đây bị xuống cấp, công tác quy hoạch và quản lý đô thị chưa chặt chẽ, tình trạng xây dựng trái phép tràn lan, nạn phá rừng và khai thác khoáng sản diễn biến phức tạp… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cảnh quan thành phố Đà Lạt. Tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ các thành phố xanh khác trên thế giới, thành phố Đà Lạt đang nỗ lực khắc phục những tồn tại yếu kém, phát huy lợi thế vốn có, phát triển kinh tế du lịch bền vững. Trong đó tập trung quản lý và sử dụng đúng công năng hai công trình đã được xếp hạng cấp quốc gia: kiến nghị Trung ương khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm, làm tốt công tác duy tu bảo dưỡng, không làm thay đổi hình dáng kiến trúc công trình; Thực hiện nghiêm túc đề án “Sử dụng quỹ biệt thự ” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt. Đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp xây nhà trái phép, phá vỡ cảnh quan môi trường. 3.2.1. Phát triển các điểm du lịch Tùy theo thời gian tổ chức tour hoặc tùy theo khí hậu ở thành phố Đà Lạt, có thể lên những tuyến tham quan khác nhau với điều kiện thuận đường và hợp lý về mặt thời gian tham quan du lịch cho khách mà đưa ra. Trong đó đáng lưu ý là phải làm sao giới thiệu và đưa khách đi tham quan được các điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố Đà Lạt như: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng là nơi trưng bầy nhiều hiện vật truyền thống và lịch sử của địa phương, đặc biệt là những hiện vật thể hiện truyền thống văn hóa của vùng đất Lâm Đồng. Đây là nơi có điều kiện lý tưởng để tổ chức tham qan nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là cần phải có các biện pháp đối với công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các thế mạnh bằng việc sơn sửa cho đẹp, khang trang, trưng bày phải hợp lý. Vườn hoa Đà Lạt: Vườn hoa thành phố Đà Lạt là một bộ sưu tập khá đầy đủ các loại hoa quý của Việt Nam và thế giới. Có thể xem đây như là một vườn thượng uyển hay là một Đà Lạt – thế giới hoa thu nhỏ. Cần phải cải tạo, nâng cấp, bổ sung các loài, giống hoa mới, đẹp và quyến rũ hơn. Ngoài việc thu hút khách du lịch, điểm còn có điều kiện rất tốt để thu hút số lượng lớn các nhà nghiên cứu về hoa đếm tham quan. Chợ Đà Lạt: Chợ Đà Lạt nằm ngay khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt. Chợ Đà Lạt có dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh nhã, mỹ thuật. Chợ là là sự kết hợp tinh tuý các vẽ đẹo cổ điễn lẫn hiện đại, phong cách tây phương kết hợp với phong cách địa phương khiến chợ trở nên nổi bật giữa trung tâm Đà Lạt. Cần phải cải tạo khu vực xung quanh chợ, nhất là các quán lề đường, cần phải có những kiểm tra về chất lượng, nâng cao phong cách phục vụ. Bán các mặt hàng có uy tín và chất lượng hơn nữa. Thác Đatanla: Thác Đatanla nằm khoảng giữa đèo Prenn, cách thành phố Đà Lạt 5 km. Gần như ai đến Đà Lạt đều phải ghé qua điểm du lịch này. Thác Đatanla tuy không hùng vĩ, ồn ào như nhiều dòng thác khác của Đà Lạt nhưng lại có một sức cuốn hút đặc biệt đối với những ai thích mạo hiểm phiêu lưu. Thác có đường đi xuống rất quanh co, nhưng không phải vì thế mà thác mất đi vẻ đẹp trời cho vốn có của nó. Có thể nhận thấy được rằng thác Đatanla là một trong những thác đẹp nhất của khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra Thác có một điểm nổi bật mà ít thác nào ở Việt Nam có đó là hệ thống máng trượt, đây là điểm nhấn đặc biệt. Kể từ ngày khánh thành hệ thống này khả năng khai thác du lịch của điểm này lại càng tốt hơn. Cho thấy một điều nếu như không có sự thay đổi đó thì sẽ khó có một thác Đatanla nổi tiếng đến bây giờ. Hồ Than Thở: Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung - Hồ Xuân Hương. Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy. Là một hồ nước nhân tạo với diện tích ban đầu là 13 ha. Hiện nay, mặt hồ bị bồi lấp chỉ còn khoảng 6 ha. Lượng khách du lịch đến hồ Than Thở cao nhất vào năm 1993,1994 (chiếm 26.99% so với tổng số khách du lịch đến Đà Lạt). Sau đó giảm dần, đây là điều đáng lo ngại bởi lẽ sức hút của khu du lịch hồ Than Thở ngày một giảm đi do tình trạng cảnh quan xuống cấp trầm trọng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, các dịch vụ du lịch yếu kém, quản lý chồng chéo. Để góp phần giải quyết tình trạng trên, dự án đầu tư, tôn tạo khu Du lịch hồ Than Thở ra đời. Đây là dự án kinh doanh kết hợp với bảo vệ cảnh quan, môi trường, trồng rừng mới, nạo vét hồ, phục vụ cho việc cải tạo môi trường khu vực. Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan nên đến nay Dự án hồ Than Thở chưa triển khai được nhiều. Nếu được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, chắc chắn hồ Than Thở có đủ điều kiện để hoá thân thành một thắng cảnh xinh đẹp nổi tiếng và hấp dẫn du khách trong tương lai của Thành phố Đà Lạt. Chính vì vậy, cần xúc tiến dự án hơn nữa để khôi phục lạ điểm du lịch này. Nhà thờ Domaine de Marie: nằm trên một ngọn đồi thoáng đẹp thuộc đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 1 km về hướng Tây Nam. Lãnh địa mang một kiến trúc độc đáo theo phong cách Châu Âu thế kỷ 17 nhưng đã được thực hiện với vật liệu hoàn toàn của Việt Nam. Đây là một trong những điểm du lịch không tốn tiền vé, và đây cũng là điểm du lịch rất yên tĩnh và đẹp. Cách bố trí không gian khiến cho chúng ta như được bay bổng trên thiên đường. Cần phải giữ vẻ đẹp này cho điểm, giúp điểm trở thành một trong những điểm đến lý tưởng đối với mọi du khách. Ga Đà Lạt: Ga Đà Lạt nằm cách hồ Xuân Hương 500 m về phía đông. Ga Đà Lạt – tuyến đường sắt nối Đà Lạt với Tháp Chàm (Tourcham) - khánh thành năm 1938 đã được đánh giá là nhà ga đẹp nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Đây là nhà ga cổ nhất Việt Nam, chính vì lẽ đó có thể thấy được giá trị về mặt du lịch rất là cao. Hiện nay ga chỉ hoạt động tuyến từ Đà Lạt đi Trại Mát và ngược lại. Đây là điều chưa được bởi tầm quan trọng của nhà ga. Chính vì lẽ đó cần phải có những chính sách phù hợp thu hút vốn đầu tư phát triển lại nhà ga này. Có một vấn đề mà chúng ta cần lưu ý nữa là đây là nhà ga xây dựng trên cao nên việc di chuyển từ cao xuống thấp hay ngược lại là rất thú vị và hấp dẫn. Đây là một điểm có thể hứa hẹn sẽ cải tạo chất lượng sản phẩm du lịch cho Thành phố Đà Lạt vốn ngày một ít khách do sản phẩm quá nghèo nàn. Vì lẽ đó có thể thấy được khả năng thu hút khách từ điểm du lịch này là rất cao. Vấn đề là cần phải có đầu tư bài bản, lâu dài. Dinh I, II, III: Dinh I nằm trên một ngọn đồi, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 4 km về hướng đông nam. Là nơi vua Bảo Đại dùng làm Tổng hành dinh và làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình. Dinh II tọa lạc trên một đồi thông cao 1.540 m ở đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 2 m về hướng đông nam. Dinh II hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10. Dinh III tọa lạc trên một đồi thông ở đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2 km về hướng tây nam. Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Xét về lịch sử thì cả 3 dinh đều có những điểm nhấn riêng, xét về mặt du lịch cũng như vậy. Mỗi dinh đều có một vẽ đẹp riêng mà không phải ở đâu cũng có. Có một điều đặc biệt là vị trí của ba dinh đều là những vị trí tốt, có thể nhìn ngắm cảnh xung quanh dễ dàng. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển du lịch. Vấn đề hiện nay là cả ba dinh đều chưa phát huy hết khả năng vốn có mà đang có chiều hướng xấu đi. Cần phải thay đổi cách quản lý, trùng tu, sửa chửa, bảo quản các điểm du lịch này lại. Kết hợp phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu. Thác Prenn: Thác Prenn nằm ngay dưới chân đèo Prenn - nơi cửa ngõ ra vào Đà Lạt, sát quốc lộ 20, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10km. Đây là một điểm mà mọi đoàn khách khi muốn đến Đà Lạt đều phải ghé qua. Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời kỳ xa xăm vào khoảng thế kỷ 15 - 17, khi vùng núi đồi nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là "vùng xâm lăng", còn các dân tộc bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm. Khu du lịch thác Prenn là một điểm thắng cảnh đẹp của Đà Lạt. Cùng với cảnh thiên nhiên, đồi thông, thác nước tạo nên một khung cảnh vừa hoang sơ vừa hùng vĩ đã thu hút khách đến tham quan nghỉ dưỡng ở Đà Lạt. Việc đầu tư tôn tạo trong những năm gần đây được chú trọng, tổ chức kinh doanh được chỉnh đốn, hoàn thiện về bộ máy quản lý và đội ngũ đã đưa đến hiệu quả kinh doanh rõ rệt. Song, do điều kiện tích luỹ vốn của đơn vị còn hạn hẹp nên việc đầu tư xây dựng, mở thêm các loại hình dịch vụ để đa dạng hoá sản phẩm du lịch khó thực hiện được. Các hoạt động dịch vụ ở đây còn đơn điệu và quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành trên địa bàn nói riêng và nhu cầu phát triển chung của xã hội. Khai thác và bảo vệ, tạo ra nhiều hoạt động làm cho thắng cảnh bớt đơn điệu và làm đa dạng hoá nhằm tăng sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Hồ Đa Thiện - Thung lũng Tình yêu: Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5 km về phía bắc. Thung lũng Tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc. Nằm trên sơn nguyên Đà Lạt có độ cao tuyệt đối 1500 m, song địa hình khu vực hồ Đa Thiện lại có độ cao tương đối bằng phẳng khoảng từ 50 đến 60 m. Cao nhất là khu vực Tây Bắc (80 m- 85 m). Với độ cao đó, nếu thiết kế một điểm tham quan trên khu vực sóng đỉnh, kéo từ phía Tây Bắc(1570 m – 1582 m) theo hướng Bắc Nam, nối xuống các đỉnh kế tiếp bằng một đường cáp treo, sẽ tạo một nên một tuyến tham quan đẹp trên cao, không chỉ nhìn thấy hồ Đa Thiện, Thung Lũng Tình Yêu mà còn có thể nhìn thấy các thung lũng khác ở phía Tây. Đối với khu du lịch Đa Thiện, trong định hướng phát triển các công trình xây dựng, chỉ ưu tiên phát triển khu vui chơi giải trí, các điểm tham quan, thể thao và các công trình dịch vụ du lịch khác. Việc xây dựng các cơ sở lưu trú sẽ không được ưu tiên đầu tư xây dựng ở đây. Tuy nhiên, có thể xây dựng một số cơ sở lưu trú nhỏ mang tính dân tộc như Camping, lều trại, Bungalow để phục vụ khách tham quan nghỉ ngơi trong ngày. 3.2.2 Phát triển các loại hình du lịch  Loại hình du lịch sinh thái Hoàn thành cơ bản việc đầu tư đưa vào kinh doanh các khu du lịch Thung lũng Tình yêu (thành phố Đà Lạt); khu du lịch văn hoá Lang Biang (huyện Lạc Dương). Đến năm 2010 tập trung đầu tư phát triển các dự án du lịch trọng điểm Đan Kia - Suối Vàng, khu hồ Tuyền Lâm. Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng - Tập trung phát triển khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng thành khu du lịch tổng hợp có tầm quốc gia và quốc tế với đầy đủ các loại hình như: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, làng nghề, canh nông, thể thao,… và phát triển thành khu đô thị du lịch mới. Đồng thời đầu tư phát triển các khu du lịch văn hoá Lang Biang và khu du lịch Thung lũng tình yêu thành các khu vực hỗ trợ. - Hướng khai thác chủ yếu: tham quan nghiên cứu tính đa dạng sinh học của núi Lang Biang; tham quan nghiên cứu làng nghề xã Lát, làng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề phù hợp với từng đối tượng khách gắn kết các tour tuyến đi các tỉnh Tây Nguyên…, kết hợp phát triển du lịch sinh thái với du lịch nghỉ dưỡng và các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao… - Tập trung hoàn chỉnh quy hoạch du lịch trong khu vực này như quy hoạch du lịch sinh thái, quy hoạch du lịch dưới tán rừng ở Lạc Dương, quy hoạch chi tiết khu văn hoá du lịch Lang Biang. - Hướng đầu tư: tập trung hoàn chỉnh đường xã Lát – Đan Kia – Suối Vàng, đường vòng khu Đan Kia – Suối Vàng để thu hút các nhà đầu tư, với tổng số vốn là 120 tỷ đồng (trong đó vốn Trung ương 30 tỷ, vốn địa phương 40 tỷ, còn lại huy động các nguồn vốn khác). - Làm việc với phía đối tác đầu tư để sớm triển khai các dự án cụ thể và đẩy mạnh công tác xúc tiến để thu hút vốn đầu tư vào khu vực này theo phương thức một chủ quản lý nhiều nhà đầu tư. Khu du lịch hồ Tuyền Lâm - Tập trung phát triển khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm với các loại hình như: nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị- hội thảo. - Hướng khai thác chủ yếu: tham quan nghiên cứu du lịch sinh thái văn hoá và nghỉ dưỡng; tổ chức các, tuyến dã ngoại, thể thao; tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, … - Trước mắt tập trung đầu tư hạ tầng tuyến đường vòng quanh hồ Tuyền Lâm, đường từ Dinh 3 đi hồ Tuyền Lâm gắn với đầu tư điện, nước để thu hút các nhà đầu tư.  Loại hình du lịch nghỉ dưỡng Hoàn chỉnh và đưa vào khai thác khu biệt thự nghỉ dưỡng Nguyễn Du – Phó Đức Chính, khu nghỉ dưỡng hồ Xuân Hương, khu biệt thự Trần Hưng Đạo, khu biệt thự Lê Lai. Đến năm 2010: đầu tư phát triển các khu nghỉ dưỡng quan trọng như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng; khu vực thành phố Đà Lạt, thành khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp du lịch sinh thái. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, một số giải pháp liên quan được thống nhất như sau: - Do tính chất của du lịch nghỉ dưỡng luôn gắn kết với điều kiện khí hậu, cảnh quan môi trường, vì vậy chương trình phát triển du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu tập trung tại thành phố Đà Lạt. - Phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm và khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng kết hợp du lịch sinh thái: sẽ xây dựng theo dạng biệt thự thấp tầng dưới tán rừng, các nhà nghỉ phân tán, làng nghỉ dưỡng, xây dựng các phòng khám, cơ sở phục hồi sức khoẻ (vật lý trị liệu, xông hơi,…), cơ sở y tế. Các dịch vụ hỗ trợ khác như: tuyến đi bộ, bơi thuyền, thể thao nhẹ (cầu lông, bơi, phòng tập đa năng trong nhà…), dịch vụ chăm sóc sắc đẹp,… - Các Khu biệt thự cũ hiện không còn sử dụng sẽ cải tạo thành một khu biệt thự nghỉ dưỡng và xây dựng thêm một số dịch vụ hỗ trợ khác đan xen trong khu biệt thự như: sân cầu lông, công viên, khu đi bộ, nhà an dưỡng, khu chăm sóc sức khoẻ - Quy hoạch xây dựng mới các khu nghỉ dưỡng tại khu vực phía đông hồ Xuân Hương theo dạng kiến trúc biệt thự thấp tầng, có đầy đủ các dịch vụ khép kín trong khu nghỉ dưỡng.  Loại hình du lịch hội nghị - hội thảo Hoàn thành đưa vào khai thác khu hội nghị khách sạn Duy Tân, khách sạn Công Đoàn, khách sạn Seri. Đến 2010 hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới một số điểm hội nghị - hội thảo có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế để đưa thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm hội nghị - hội thảo của cả nước và quốc tế. Các giải pháp tập trung thực hiện bao gồm phần đầu tư cải tạo, nâng cấp đưa vào khai thác các công trình trọng điểm như sau: - Dự án đầu tư nâng cấp khách sạn Duy Tân (liên doanh giữa Công ty Du lịch Lâm Đồng với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn) đạt tiêu chuẩn 4 đến 5 sao, với 150 phòng ngủ và phòng hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 450 – 500 chỗ ngồi, đầy đủ các dịch vụ cao cấp. - Dự án đầu tư nâng cấp, phát triển Trung tâm văn hoá nghỉ dưỡng Liên đoàn Lao động tỉnh trở thành trung tâm hội nghị - hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế 600 – 700 chỗ, với tổng số vốn 22 tỷ đồng. - Dự án đầu tư nâng cấp khách sạn Seri với nguồn vốn 6,5 tỷ đồng, để đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, có phòng hội nghị - hội thảo (250 – 300 chỗ). - Đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng của các cơ sở hội nghị - hội thảo hiện có: khách sạn Sofitel Palace, Ngọc Lan, Vietsovpetro…  Ngoài ra một số chương trình khác cũng được đầu tư phát triển - Các dự án phát triển làng nghề phục vụ du lịch: Làng nghề dệt thổ cẩm ở xã Lát (huyện Lạc Dương), Định An (huyện Đức Trọng); Làng nghề gốm B’ró; Làng nghề đan lát mây, tre, lá ở Đạ Huoai; Làng nghề tranh thêu tay nghệ thuật; Khu giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ tại Đà Lạt (cưa lộng, tranh bút lửa…) - Các dự án phát triển dịch vụ thương mại phục vụ mua sắm cho du khách: Trung tâm siêu thị Phan Đình Phùng; Trung tâm thương mại quốc tế (hồ Xuân Hương – Đà Lạt); Trung tâm thương mại Phan Chu Trinh (phường 9 – Đà Lạt); Trung tâm thương mại Đức Trọng. 3.2.3. Phát triển các tuyến du lịch Tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng các điểm – tuyến du lịch, cải tổ phương thức khai thác. Giới thiệu, quảng cáo nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Kết hợp với các công ty du lịch – lữ hành, khai thác các tour mới để cho khách du lịch tìm thấy được sự mới lạ, tránh trùng lập những tour cũ khiến khách du lịch nhàm chán. Có thể tổ chức một số tuyến sau: Tuyến Prenn – Đatala hoặc Prenn – Hồ Tuyền Lâm : Tuỳ theo nhu cầu có thể ghép hai điểm Đatanla và Tuyền Lâm trong một buổi hay một ngày. Nếu muốn chinh phục vực tử thần ở thác Đatanla thì có thể xếp Prenn và Đatanla vào một buổi tham quan. Tuyền Lâm cũng có thể chiếm trọn một ngày tham quan nếu có thời gian. Đây là tour được thiết kế dựa trên nền tảng tự nhiên, thiên nhiên hoang dã, khi tham gia tour này, du khách sẽ được hoà mình với thiên nhiên nhiều hơn, Tuyến dinh Bảo Đại - biệt thự Hằng Nga – Nhà thờ con Gà – Dinh 2 - vườn hoa Minh Tâm – chùa Tàu - bảo tàng Lâm Đồng – chùa Linh Phong – Dinh 1: Trong tuyến này tùy theo sở thích có thể thiết kế chương trình tham quan phù hợp sở thích nhưng tuyến này có đặc điểm là đều nằm trên một trục đường chính phía đông – tây của thành phố gồm Hoàng Văn Thụ - Trần Phú - Trần Hưng Đạo – Hùng Vương. Đây là tour được thiết kế dựa trên nền tảng văn hoá xã hội, khi tham gia tour này, du khách sẽ được tìm hiểu nhiều hơn về văn hoá xã hội của địa phương. Tuyến thác Hang Cọp – chùa Linh Phương: Theo trục đường Trần Hưng Đạp – Hùng Vương đi thẳng về Trại Mát. Tuyến này có loại hình tham quan bằng xe lửa, nếu chỉ tham quan chùa Linh Phước thì nên đi tàu lửa cả đi và về. Nếu kết hợp tham quan thác Hang Cọp thì phải kết hợp cả xe ô tô để đi tiếp từ Trại Mát đến thác. Tuyến thung lũng Tình yêu – vườn hoa thành phố - hồ Than Thở; hoặc Phân viện sinh học nhiệt đới – thung lũng tình yêu - vườn hoa thành phố - hồ Than Thở: Cũng có thể tách ra 2 điểm cho một buổi tham quan. Trong tuyến này, khi đi đến thung lũng tình yêu có thể kết hợp tham quan vườn dân của một số lò mứt ở trên đường Phù Đổng Thiên Vương. Tuyến vườn hoa thành phố - hồ Xuân Hương - đồi Cù: nên đi vào buổi chiều nếu trời không mưa. Có thể tham quan vườn hoa thành phồ và đồi Cù (kết hợp làm quen với môn đánh golf) trong một buổi. Đây là tour được thiết kế dựa trên nền tảng tự nhiên, thiên nhiên hoang dã, khi tham gia tour này, du khách sẽ được hoà mình với thiên nhiên nhiều hơn Vào ngày trời mưa, có thể thiết kế một chương trình tham quan như sau: Dinh 3 (Dinh Bảo Đại) - biệt thự Hằng Nga - Dinh 2 và Dinh 1 hoặc Dinh 3 và Dinh 2 - bảo tàng Lâm Đồng. 4 tour sau là những tour được thiết kế dựa trên nền tảng hết hợp giữa tự nhiên và văn hoá xã hội, khi tham gia tour này, du khách sẽ được tham gia khám phá kết hợp nét độc đáo hoà quyện giữa thiên nhiên và văn hoá xã hội địa phương. Du khách sẽ thấy các công trình kiến trúc này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên. 3.2.4. Qui hoạch, tôn tạo, bảo vệ môi trường phát triển bền vững du lịch Ngành du lịch trong quá trình khai thác các tài nguyên cần thực hiện tốt các giải pháp sau nhằm bảo vệ và tôn tạo chúng để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và thành phố Đà Lạt nói chung:  Bảo vệ và tôn tạo hệ sinh thái Rừng thông thuần chủng của địa phương. Bảo vệ hình ảnh “Thành phố trong rừng – Rừng trong thành phố” của thành phố Đà Lạt. Bảo vệ các khu rừng thông nguyên sinh, hạn chế thấp nhất sự chặt phá rừng trong quá trình triển khai các dự án du lịch mới. Thay thế các khu rừng có thể bị mất bằng những khu rừng khác. Phát triển kinh tế một cách bền vững.  Quy hoạch một số khu chuyên trồng những rừng hoa đặc trưng của địa phương như hoa mimosa, hoa cẩm tú cầu…, duy trì sự phát triển tự nhiên của hoa dại (hoa cúc dả quỳ…). Nghiên cứu trồng các rừng hoa sao cho thời gian nở hoa có thể phân bố đều đặn trong năm, đặc biệt đối với những khu vực ít khách du lịch thì càng phải thực hiện. Vì điều này có thể sẽ thúc đẩy, thu hút khách du lịch đến để thưởng ngoạn.  Bảo vệ hệ sinh thái hồ, thác có vai trò kiến tạo cảnh quan và những điểm đặc trưng cho du lịch nghĩ dưỡng của thành phố Đà Lạt. Chống rác đọng, bồi lắng và luôn bổ sung những yếu tố bị hao mòn trong quá trình khai thác du lịch như cây xanh, thảm cỏ… Xử lý tốt nguồn nước của hồ, thác nhằm đảm bảo tính mỹ quan và vệ sinh môi trường.  Bảo vệ kiến trúc cảnh quan và kiến trúc công trình cổ nổi tiếng của thành phố Đà Lạt. Cải tạo, thu hồi các khu biệt thự sử dụng không hiệu quả. Đối với các công trình mới cần đảm bảo những công trình đó không phá vỡ cảnh quan đô thị cổ đặc trưng của thành phố Đà Lạt.  Bảo vệ văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số tại địa phương. Lựa chọn và phát triển một số lễ hội đặc trưng trong số các lễ hội đó để phát triển nó thành một lễ hội với chất lượng tốt hơn và quy mô ngày một lớn hơn. Tuy nhiên vẫn phải chú ý đảm bảo tinh chất độc đáo của lễ hội nhằm tạo thêm các điểm nhấn torng ngành du lịch. Đồng thời phải chú ý đến việc phải ngăn chặn những tác động tiêu cực vào đời sống của dân tộc bản địa. 3.2.5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật Cần thực hiện cũng như đặt ra chỉ tiêu đối với hệ thống cơ sở vật chất – hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho du lịch. Đến 2010 hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới các tuyến đường cao tốc nối Đà Lạt với các trung tâm du lịch khác như Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư xây dựng các khách sạn đạt chuẩn trong đó yêu cầu tại các khách sạn phải là nơi có thể tổ chức các hội nghị - hội thảo có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế để đưa thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm hội nghị - hội thảo của cả nước và quốc tế. 3.3. Các giải pháp chủ yếu. 3.3.1. Nâng cao nhận thức và đời sống cho cộng đồng địa phương Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010: “Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch văn hóa - lịch sử và du lịch sinh thái, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Trong thời gian sắp tới, những hoạt động cần tiến hành để nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong ngành du lịch gồm:  Tăng cường phổ biến thông tin về nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức bảo vệ môi trường du lịch tại các điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch.  Giáo dục cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch từ đó hướng dẫn khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường.  Áp dụng những biện pháp, kinh nghiệm hay của quốc tế trong bảo vệ môi trường du lịch.  Tăng cường quản lý công tác bảo vệ môi trường thông qua kiểm tra, hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn. Đối với hệ thống khách sạn Việt Nam, Tổng cục Du lịch sẽ tiến hành xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện cấp nhãn sinh thái, giúp hướng dẫn quản lý công tác bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch, phù hợp với nhu cầu và xu hướng quốc tế.  Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch, UBND các cấp, các bộ ngành hữu quan để thực hiện kế hoạch và quản lý môi trường du lịch; nâng cao chất lượng môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững.  Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm duy trì nề nếp trong công tác bảo vệ môi trường, kịp thời động viên, khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt để khuyến khích, nhân rộng. Như vậy, để phát triển du lịch bền vững cần phải có chiến lược và quy hoạch phù hợp với kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch quốc tế, phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường (tự nhiên và nhân văn), có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia và mỗi người dân sống trong xã hội. 3.3.2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Khi đã xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, động lực để phát triển kinh tế thì nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch phải được quan tâm hàng đầu vì cũng như bất cứ ngành kinh tế nào thì sự thành công của của ngành đó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ lao động của ngành. Hiện nay nguồn lao động chuyên ngành về du lịch còn thiếu và yếu. Do đó cần phải có những biện pháp nâng cao chất lượng lao động về mặt lâu dài cho thành phố Đà Lạt:  Cần chú ý đến việc giữ chân vào mời gọi nguồn nhân tài của địa phương quay về phục vụ địa phương. Vì rõ ràng những sinh viên khá giỏi không chỉ riêng thành phố Đà Lạt mà còn bất cứ nơi nào khi đi học tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay bất kỳ những nơi có nền giáo dục phát triển đều gần như không muốn trở lại địa phương làm việc vì cơ hội việc làm cũng như khả năng phát triển không nhiều.  Tuyển chọn và gửi những người có năng lực đia học ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay bất kỳ những nơi có nền giáo dục phát triển có chuyên môn cao trong các lĩnh vực hoạt động du lịch như: quản lý và nghiệp vụ du lịch, thiết kế và tổ chức sự kiện, lễ hội…  Thu hút nguồn nhân lực giỏi trong ngành du lịch đến Đà Lạt công tác lâu dài bằng các chế độ đãi ngộ đặc biệt như: nhà ở, tiền lương, tiền thường,… Cần phải bố trí, sử dụng nguồn nhân lực này một cách hiệu quả để có thể giữ chân họ lại làm việc lâu dài tại địa phương. 3.3.3. Tiếp thị, quảng cáo du lịch Trong ngành du lịch, chức năng quảng bá, xúc tiến có vai trì hết sức to lớn trong việc phát triển địa phương. Hoạt động này góp phần rất lớn trong việc tạo ra những cảm nhận của du khách về hình ảnh và sự hấp dẫn của địa phương. Trước mắt, thành phố Đà Lạt nên chú trọng những hoạt động sau:  Cần đổi mới nhận thức của du khách về du lịch thành phố Đà Lạt, thông qua đa dạng hóa cách thức quảng bá và thực hiện việc quảng bá một cách thường xuyên hơn. Do du lịch được xác định là ngành kinh tế động lực của địa phương, cần đầu tư mạnh hơn nữa nhằm nâng cao tối đa hình tượng của địa phương và tạo ra ấn tượng sâu sắc hơn trong tâm trí các khách hàng. Cần sử dụng các tài liệu quảng bá chuyên nghiệp và hiệu quả để làm nổi bật những đặc trưng, những điểm hấp dẫn vốn có của thành phố Đà Lạt.  Việc sản xuất các loại băng đĩa, các ấn phẩm quảng bá cho thành phố Đà lạt phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp và chất lượng. Cần phải chú trọng đến chất lượng, thẩm mỹ và hiệu quả tác động của chúng. Phải định hướng được thị trường, đối tượng khách mà sản xuất các loại ấn phẩm sao cho phù hợp với các sản phẩm du lịch khác nhau của thành phố Đà Lạt. Phải có sự phân biệt rạch ròi giữa đối tượng là khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài. Phải đảm bảo được tính phát triển bền vững ngay cả trong ấn phẩm quảng cáo.  Kêu gọi và tạo điều kiện cho các đoàn làm phim, ca nhạc đến thực hiện các cảnh quay. Chúng ta có thể nhận thấy rằng tác dụng của phim ảnh trong quảng bá du lịch là rất lớn. Mặc dù các hình ảnh đó chỉ là gián tiếp, xong nó lại thu hút một số lượng lớn khán giả theo dõi.  Tăng cường các Tour khảo sát cho các hãng lữ hành nước ngoài đề khuyến khích họ đưa thành phố Đà Lạt vào một trong những điểm, tuyến đến được ưu tiên của họ. Đôi khi làm việc này sẽ có tác động tốt hơn là đưa cho họ xem các tài liệu quảng cáo.  Tích cực tham gia các hội nghị, hội chợ về du lịch trên thế giới. Để đạt được điều đó cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài liệu, nhân sự. Cần phải có sự thiết kế gian hàng hội chợ độc đáo, bảo đảm tính đặc trưng riêng nhằm thu hút các đối tác.  Song song với việc quảng cáo ra nước ngoài, cần phải tiến hành quảng cáo trong nước bằng nhiều hình thức khác nhau như tham dự các buổi họp báo về du lịch, tổ chức các hội chợ du lịch về các chương trình, lễ hội đặc sắc của Đà Lạt. Việc hình thành việc tổ chức đó sẽ giúp tạo nên sự đa dạng các sản phẩm du lịch. Công tác này cần phải thực hiện thường xuyên và phải luôn tạo ra được cái mới, cái lạ, ấn tượng trong tâm trí của khách hàng và thu hút họ đến tham quan, du lịch tại thành phố Đà Lạt ở các thời điểm khác nhau trong năm. 3.3.4. Tăng cường đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển du lịch Từ lâu, thành phố Đà Lạt đã nổi tiếng là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng với sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng và đóng vai trò quan trọng đối với cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông ở thành phố Đà Lạt. Cùng với sông suối, hồ đập, thác nước, rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Thành phố Đà Lạt hiện nay đang kêu gọi các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước vào đầu tư khai thác du lịch, thông qua các gói mời thầu đầu tư xây dựng mới hoặc tiếp nhận lại các khu du lịch hoạt động không hiệu quả. Trong đó đáng chú ý và nổi bật nhất vẫn là các khu du lịch mới, vẫn còn đang ở dạng tiềm năng. Và trong đó thì đáng kể nhất là khu du lịch Hồ Tuyền Lâm và khu du lịch ĐanKia – Suối Vàng. Cả hai khu du lịch này đều đang có tiềm năng phát triển rất cao, chính vì lẽ đó mà hai khu du lịch này luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Dự án ĐanKia – Suối Vàng: dự án khu du lịch Đan Kia - Đà Lạt có qui mô lớn nhất với vốn đầu tư dự kiến trên 1 tỉ USD. Theo đó, dự án Đan Kia - Đà Lạt sẽ được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 5.000ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp ở khu vực Đan Kia - Suối Vàng thuộc huyện Lạc Dương với các sản phẩm, dịch vụ chính: khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo cao cấp... Từ năm 1995, khu vực Đan Kia - Suối Vàng được các cơ quan chức năng qui hoạch là một trong những khu du lịch cấp quốc gia và đã được các nhà đầu tư từ Singapore, Nhật Bản... đăng ký xây dựng nơi đây thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với số vốn đầu tư từ 706 triệu USD đến hơn 1 tỉ USD. Tuy nhiên đến thời điểm này thì dự án vẫn chưa thành hiện thực. Dự án Hồ Tuyền Lâm: có thể nói ngoài ĐanKia – Suối Vàng thì khu vực Hồ Tuyền Lâm là khu vực có số dự án đầu tư nhiều đáng kể. Theo thống kê thì Khu du lịch hồ Tuyền Lâm đã thu hút được 27 dự án với tổng số vốn 4.500 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó bao gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. 3.3.5. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật Thành phố Đà Lạt hiện nay đang kêu gọi các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước vào đầu tư khai thác du lịch, trong đó chú ý đầu tư nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng – vật chất kỹ thuật. Thành phố cần tập trung giải quyết các vấn đề:  Giao thông: Tập trung sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông đã hoạt động. Xây dựng mới các tuyến đường giao thông. Đặc biệt là các tuyến cao tốc nối Đà Lạt với Nha Trang, Đà Lạt với Thành phố Hồ Chí Minh. Biến việc di chuyển trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nhằm khai thác tốt du lịch.  Khách sạn: Cải tạo, nâng cấp các khách sạn cũ không đạt chuẩn. Xây dựng các khách sạn mới đạt tiêu chuẩn, nhằm phát huy hết tiềm lực của Đà Lạt. KẾT LUẬN Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và đã phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Đặc biệt, du lịch nghỉ dưỡng là loại hình giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Trải qua hơn 115 năm hình thành và phát triển Đà Lạt vẫn giữ vững chức năng nghỉ dưỡng được đặt ra từ đầu. Thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, nền nhiệt độ của thành phố Đà Lạt khá thấp so với các nơi khác trong miền cùng vĩ độ do đó thành phố Đà Lạt trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước ta có được. Trong những năm qua, du lịch thành phố Đà Lạt có những bước phát triển rõ rệt. Du khách đến thành phố Đà Lạt với mục đích tham quan nghỉ ngơi, thành phố Đà Lạt thật sự là một điểm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá,… Bên cạnh những kết quả đạt được ngành du lịch thành phố Đà Lạt còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại đó là: tình hình phát triển du lịch thành phố Đà Lạt chưa cao, các loại hình du lịch còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm du lịch chưa tốt, khả năng cạnh tranh thấp,… Để các loại hình du lịch tại thành phố Đà Lạt ngày càng phát triển, trước hết phải định hướng phát triển du lịch bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, có các biện pháp bảo vệ môi trường. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp. Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Cần xây dựng thêm các khách sạn, khu biệt thự, nhà hàng phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch. Phải có chiến lược tuyên truyền, quảng bá và mở rộng thị trường cho du lịch thành phố Đà Lạt ngày càng phát triển. KIẾN NGHỊ Để phát triển bền vững du lịch nhất là du lịch sinh thái tại thành phố Đà Lạt, tôi thấy cần phải kiến nghị đối với Tỉnh Lâm Đồng, Thành phố Đà Lạt, Công ty du lịch như sau:  Đầu tư: Kêu gọi các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước vào đầu tư khai thác du lịch, thông qua các gói mời thầu đầu tư xây dựng mới hoặc tiếp nhận lại các khu du lịch hoạt động không hiệu quả.  Khai thác: Tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng các điểm – tuyến du lịch, cải tổ phương thức khai thác. Giới thiệu, quảng cáo nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.  Quản lý sử dụng: Trong quá trình khai thác, một mặt phải ngăn chặn sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên. Mặt khác cần tìm cách tôn tạo, tái tạo những nguồn tài nguyên bị xuống cấp hay bị hao mòn.  Giáo dục du khách: Giáo dục và hướng dẫn cho khách du lịch những điều cần làm và những việc không nên làm đối với môi trường, văn hóa. Qua đó giúp khách du lịch nhận thức một cách đúng đắn vai trò cũng như sự tác động của họ đối với sự phát triển sau này.  Giáo dục người dân địa phương: Khuyến khích, giáo dục, tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cư dân địa phương. Khuyến khích người dân tính cực bảo vệ môi trường, tham gia vào các dự án du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Lê Huy Bá (2004), Du lịch sinh thái, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 2. GS.TS Lê Huy Bá (chủ biên) (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Quốc gia Hà Nội. 4. Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự nghiệp phát triển bền vững (2007), Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hoá, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. PGS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS. PTS. Vũ Tuấn Cảnh, PGS. PTS. Lê Thông, PTS. Phạm Xuân Hậu, PTS. Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, Nxb Giáo dục. 7. Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục. 8. Trần Văn Thông (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM. 9. Văn phòng Quốc hội (1994), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995 – 2010, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata. 10. La Nữ Ánh Vân (2005), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận, Luận án Thạc sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 11. Hà Thị Lý (2003), Nghiên cứ và đánh giá sự thay đổi của môi trường tự nhiên thành phố Đà Lạt trong quá trình phát triển du lịch, Luận án Thạc Sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM 12. Hồng Vân (2006), Đường vào nghề du lịch, Nxb Trẻ. 13. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Tp.Hồ Chí Minh 14. Cục thống kê Lâm Đồng (2008), Niên giám thống kê Lâm Đồng. 15. Cục thống kê Lâm Đồng (2008), Thực trạng cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp tỉnh Lâm Đồng. 16. Uỷ ban dân tộc. URL: 17. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam. URL: 18. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ. URL: 19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. URL: 20. Food and agriculture organization of the United Nations. URL: 21. The global development research center. URL: 22. Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam. URL: 23. Bộ kế hoạch và đầu tư. URL: 24. National geographic. URL: 25. Báo nhân dân. URL: 26. Bộ tài nguyên và môi trường. Cục bảo vệ môi trường. URL: 27. Tourism watch. URL: 28. Du lịch Việt Nam. URL: 29. Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam. URL: 30. Sustainable tourism research interest group. URL: 31. Bách khoa toàn thư tiếng Việt. URL: 32. Trang web thành phố Đà Lạt: URL: PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Nước ô nhiễm có màu trắng, sủi bọt với mùi hôi thối tại Thác Cam Ly Đankia – Suối vàng Thác Đatanla Festival Hoa Đà Lạt Chùa Ve Chai Nhà thờ Domain De Marie Nhà lồng trồng rau sạch ở thành phố Đà Lạt Thung lũng Lang Biang Thung lũng Tình yêu Tượng Chàng Lang - Nàng Biang trên đỉnh LangBiang Chợ Đà Lạt Sân bay Liên Khương Khu du lịch Đồi Mộng Mơ LÖÔÏC ÑOÀ HAØNH CHÍNH TÆNH LAÂM ÑOÀNG LÖÔÏC ÑOÀ HAØNH CHÍNH THAØNH PHOÁ ÑAØ LAÏT BAÛN ÑOÀ DU LÒCH THAØNH PHOÁ ÑAØ LAÏT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH014.pdf
Tài liệu liên quan