Luận văn Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thị nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình

- Hoàn thiện việc bố trí sản xuất nấm ăn trong huyện Để ngành sản suất nấm ăn trở thành ngành sản xuất hàng hóa, việc phân bố cơ cấu sản xuất nấm ăn trong các xã hiện nay là chưa thực sự hợp lý. Vì vậy, từ nay đến năm 2010 phải có sự điều chỉnh lại để sản xuất nấm ăn đi vào ổn định nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Ưu tiên phát triển các loại nấm ăn sử dụng nhiều nguyên liệu là rơm rạ như nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, khôi phục phát triển nấm mộc nhĩ đặc biệt ở Khánh Nhạc để tận dụng lượng mùn cưa từ trong các xưởng mộc thải ra. Bố trí lại sản xuất ở các làng nấm theo hướng giảm mật độ giảm mật độ hộ trồng nấm tại nhà, chuyển dần sang khu vực sản xuất tập trung. Phát triển them một số làng nghề nấm mới ở các xã có điều kiện và nhu cầu nhằm tăng quy mô sản xuất nấm ăn trên địa bàn theo kế hoạch phát triển của huyện đến năm 2010. - Đẩy mạnh việc áp dụng những kỹ thuật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn Với việc thực hiện các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong huyện cần phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện đồng bộ. Song quan trọng nhất hiện nay là chủ yếu vẫn là công tác giống, công nghệ sản xuất và vấn đề chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Công tác giống: Giống được coi là một yếu tố quyết định nâng cao năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm và thực sự nó quy định hiệu quả kinh tế cao hay thấp trong việc trồng nấm ăn. Một số giống được cung cấp hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ Trung tâm giống Chi cục BVTV tỉnh Ninh Bình, DN Hương – Nam, Viện di truyền sinh học. Đây là những cơ sở rất thuận lợi tạo điều kiện cho huyện chủ động được giống phục tốt cho công tác sản xuất nấm ăn. Huyện cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền và kiểm tra nguồn gốc giống để tránh trường các hộ nông nuôi trồng giống không đảm bảo ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện sử dụng những giống nấm đã được chọn tạo và đã được khảo nghiệm cho năng suất cao và phẩm chất tốt, giá thành hạ. Công nghệ và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất: Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia lực lượng khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất nấm ăn trực tiếp, giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và các ngành kinh tế khác nói riêng. Ngành sản xuất ở nước ta phát triển cũng chưa được lâu nhưng khi các nước có nghề nấm đã phát triển đi xa về lĩnh vực công nghệ và đạt trình độ tiên tiến. Chính vì vậy được thừa hưởng những thành quả đó thì nghề trồng nấm ăn của nước ta đã phát triển mạnh, đã ứng dụng những tiến bộ sản xuất phù hợp với điều kiện ở Việt Nam trong đó có thành quả của DN Hương – Nam. Tuy nhiên việc áp dụng này không mang tính giai đoạn mà phải liện tục, lâu dài trên cả ba mặt là nuôi trồng, bảo quản, tiêu thụ nấm ăn.

doc120 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thị nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu gom là chủ yếu, rất ít còn tình trạng mang sản phẩm nấm ra chợ. Hình thức này chỉ gặp ở những nông hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, năng suất thường không cao. Riêng đối sản phẩm là nấm mộc nhĩ thì có thêm hình thức bán tại nhà cho người tiêu dùng, bán tại chợ. Sản phẩm này không tiêu thụ khi con tươi mà đã qua chế biên sấy khô. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng 18 dưới đây: #) Nấm sò tươi: là mặt hàng dễ tiêu thụ do giá thấp, phù hợp với sở thích và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân trên địa bàn nên khối lượng sản phẩm sản xuất ra thì được tiêu thụ rất nhanh, hầu hết là tiêu thụ tươi(80%), sản lượng tươi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh đạt khoảng gần 60%, mức cao so với các loại nấm trong huyện. Do quy mô sản xuất ngày càng mở rộng nên tiêu thụ chủ yếu qua hình thức là người trung gian thu gom, vì vậy thị trường tiêu thụ ngày càng phát triển. Đối tượng thu gom là tư thương trong vùng hoặc từ Hà Nội về, sản phẩm thu gom được phân phối cho nhiều đối tượng, các hình thức tiêu thụ đa dạng. #) Nấm sò khô: nhìn chung các sản phẩm nấm ăn sản xuất ra dưới dạng tươi tiêu thụ không mấy khó khăn, do tâm lý người sản xuất muốn tiêu thụ ngay, để qua chế lại tốn kém thêm một khoản chi phí. Từ đầu năm 2007 một số hộ mới xây dựng lò để sấy nấm, do chế biến mang tính thử nghiệm nên tỷ lệ chế biến thấp, năm 2007 là 15%, năm 2008 là 19,6%. Sản phẩm nấm sò khô chủ yếu được tiêu thụ qua trung gian với tỷ lệ khoảng 70% phần còn lại bán lẻ cho người tiêu dùng theo 2 cách là bán tại nhà và bán ở chợ chiếm 30%. #) Nấm mỡ tươi: do ít có trình độ hiểu biết về quy trình chế biến nấm mỡ thành món ăn, cộng với mức giá cao nên sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ qua trung gian để bán một phần trong tỉnh còn chủ yếu tiêu thụ ở Hà Nội. Nhưng trong tỉnh mấy năm nay nhu cầu tiêu dùng cũng nâng lên, tăng dần và đạt 39.6% (2008), phục vụ trong nhà hàng, các lễ tiệc lớn… chiếm khoảng 60% lượng tiêu thụ, còn lại là những cá nhân có thu nhập khá. #) Nấm rơm tươi: là món ăn khá quen thuộc đối với người tiêu dùng, nên mặc dù giá khá cao nhưng sản phẩm nấm tươi được sản xuất và tiêu thụ khá nhanh và dễ dàng. Lượng nấm tươi được bán khá nhanh, dao động trong khoảng từ 45-50%, trong đó lượng nấm tươi tiêu thụ tại nhà tăng nhanh. Lượng nấm rơm tươi tiêu thụ qua trung gian ở mức trên dưới 50 % và theo hai hướng là giảm lượng tiêu thụ tại địa phương, tăng lượng tiêu thụ nơi khác, chủ yếu là Hà Nội 80,7(%) Bảng 18 Tình hình tiêu thụ nấm ăn trong các nông hộ điều tra năm 2008 Hình thức tiêu thụ Nấm sò tươi Nấm sò khô Nấm mỡ tươi Nấm rơm tươi SL (kg) CC (%) SL (kg) CC (%) SL (kg) CC (%) SL (kg) CC (%) Bán tại nhà cho người tiêu dùng 6396,7 13,4 1626,1 13,4 2535,8 11,2 4798,8 25,6 Bán lẻ tại các chợ trong huyện 10680,3 22,3 1604,3 13,2 3305,5 14,6 4187,7 22,3 Bán cho người thu gom để tiêu thụ tại địa phương 9944,1 20,8 4443,3 36,6 3124,4 13,8 3899,0 20,8 Bán cho người thu gom tiêu thụ nơi khác 20787,0 43,5 4484,7 36,9 13684,1 60,4 5867,3 31,3 Tổng 47708,1 100,0 12153,5 100,0 22649,8 100,0 18752,7 100,0 4.2.2.2 Đối với các HTX nấm Hiện nay trên địa bàn huyện chỉ tồn tại 1 HTX nấm Khánh Phú sản xuất, tiêu thụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm cho các hộ nuôi trồng nấm ăn. 4.2.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm trong Huyện Tiêu thụ sản phẩm nấm ăn của huyện theo các kênh: kênh phân phối gián tiếp gồm kênh cấp 1, 2, 3. Hệ thống kênh này được nối với một, hai hoặc bai khâu trung gian. Sản phẩm được tiêu thụ nhanh với khối lượng lớn, tuy nhiên theo hình thức này thì giá bán nấm thường thấp hơn giá bán lẻ và nhiều khi bị tư thương ép giá. Các tổ chức trung gian trong phân phối sản phẩm chủ yếu bao gồm: - Tư thương thu gom nấm ăn: chủ yếu là những người sinh sống trong vùng có sản xuất nấm ăn, có người vừa sản xuất vừa thu gom nấm ăn và các đầu thu gom khác ở Hà Nội. Đối tượng thu gom có rất nhiều cách thức khác nhau để tiêu thụ sản phẩm như: bán buôn cho các đối tượng thu gom lớn hơn, bán buôn cho các công ty chế biến, bán buôn cho các cửa hàng, bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là một đối tượng rất linh hoạt trong thu gom cũng như tiêu thụ, thu lợi nhuận từ chênh lệnh giá và rất ít bị chịu thua lỗ trong kinh doanh. Hoạt động buôn bán trên cơ sở mua đứt bán đoạn không có hợp đồng ký kết hay những cam đoan với cả người bán và người thu gom khác. Từ khi nghề trồng nấm phát triển đây là đối tượng gắn bó và chủ yếu nhất thu gom các sản phẩm nấm ăn của nông hộ. Hàng năm các sản phẩm nấm ăn được tiêu thụ qua các đối tượng này chiếm khoảng 50-60% khối lượng nấm tiêu thụ qua trung gian, nhưng còn tùy thuộc vào từng thời điểm, từng vùng. - Các cửa hàng bán buôn, bán lẻ các sản phẩm nấm ăn: chủ yếu nằm ở các chợ trung tâm tỉnh, các cửa hàng chủ yếu nhận sản phẩm do nông hộ đem đến tận nhà, do người thu gom cung cấp hoặc trực tiếp thu mua trong nông hộ. Các đại lý có thể phân phối sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn, bán trực tiếp cho người tiêu dùng… - Các công ty chế biến nấm ăn hoặc các sản phẩm sử dụng nấm ăn: các công ty này đều ở địa phương khác, chủ yếu là ở Hà Nội, việc thu mua nấm ăn thông qua các nhà cung cấp trung gian, ít khi trực tiếp mua từ người sản xuất. Người sản xuất (các hộ trồng nấm) Người thu gom, bán buôn Người bán lẻ Công ty chế biến nấm ăn Người tiêu dùng Sơ đồ 1 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Huyện 4.2.4 Giá cả sản phẩm nấm ăn - Nấm mỡ tươi Do chu kỳ phát triển của nấm mỡ dài, mặc dù nguyên liệu được xử lý trong tháng 10 nhưng khoảng đầu tháng 12 mới bắt đầu thu hoạch. Số lượng nấm tập trung nhiều nhất trong các tháng 12, tháng 1và tháng 2. Giá nấm mỡ bình quân là 14400đ/kg. Giá nấm cao ở thời điểm đầu vụ khi nhu cầu sản phẩm nhiều, lượng tiêu thụ ít và cuối vụ khi lượng cung cấp giảm dần. - Nấm sò tươi Là sản phẩm được tiêu dùng phổ biến nhất trong số các sản phẩm nấm ăn do nấm sò có giá thấp, ăn ngon và sản lượng cung ứng nhiều. Người nông dân chủ yếu trồng nấm sò vào mùa thu và mùa đông nên nấm thường được bán vào tháng 9 cho đến tháng 4 năm sau. Khối lượng và giá bán thay đổi theo các tháng trong năm, vào chính vụ sản lượng nhiều nên giá giảm nhưng nhìn chung giá không có chênh lệch lớn so với giá trung bình cả năm, cho thấy thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu nấm sò tươi khá ổn định. - Nấm rơm tươi Do chu kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn nên số lượng sản phẩm nấm rơm bán quá các tháng trong năm biến động nhỏ hơn so với nấm sò và nấm mỡ, sản lượng cao nhất tập trung trong tháng 7, tháng 8, chỉ riêng tháng 10 sản lượng giảm do các hộ chuyển dần sang trồng nấm sò. Giá cả cũng biến động lên xuống theo sản lượng sản xuất và cung ứng trên thị trường. Giá nấm rơm khá cao và liên tục tăng qua các năm, giá nấm bình quân năm 2008 là 16550đ/kg, nhưng sản lượng cung ứng lại giảm dần. Nguyên nhân do năng suất nấm thấp, người sản xuất lãi ít trong khi các sản phẩm khác đặc biệt là nấm sò dễ sản xuất, tiêu thụ và có lãi lớn hơn, vì vậy các hộ giảm dần quy mô sản xuất nấm rơm để tập trung đầu tư cho nấm sò và nấm mỡ. - Nấm sò khô Được các nông hộ chế biến từ năm 2007 với 2 cơ sở. Các cơ sở được xây dựng mang tính chất tận dụng cơ sở vật chất có sẵn, năng suất chế biến thấp nên sản lượng chế biến và tiêu thụ chưa nhiều. Giá nấm sò khô ổn định ở mức thấp, nếu tính tiêu hao 10kg nấm sò để được 1kg nấm sò khô mức giá bình quân là 38100đ/kg năm 2007 và 44640đ/kg năm 2008 nhưng vẫn thấp hơn giá nấm sò tươi, nhưng về lâu dài thì đây là một giải pháp hữu hiệu để điều tiết thị trường và bảo quản sản phẩm. Bảng 19 Sản lượng tiêu thụ và giá trung bình của các loại nấm trong nông hộ năm 2008 Tháng Nấm sò tươi Nấm sò khô Nấm mỡ tươi Nấm rơm tươi SL(kg) Giá (1000đ /kg) SL(kg) Giá (1000đ /kg) SL(kg) Giá (1000đ /kg) SL(kg) Giá (1000đ /kg) 1 0,0 - 988,50 45,00 6100,00 15,00 0,00 - 2 5987,00 5,80 928,20 45,50 3255,00 12,70 0,00 - 3 5767,60 4,00 782,70 44,50 2340,1 11,00 0,00 - 4 7052,80 4,60 739,30 43,00 587,20 14,80 0,00 - 5 0,00 - 519,75 45,20 0,00 - 502,50 23,00 6 0,00 0,00 - 0,00 - 432,60 17,40 7 0,00 0,00 - 0,00 - 208,50 15,40 8 0,00 0,00 - 0,00 - 576,20 11,50 9 7580,50 6,00 0,00 - 0,00 - 388,40 15,00 10 9896,30 5,70 0,00 - 0,00 - 120,01 17,00 11 5208,80 5,70 0,00 - 0,00 - 0,00 - 12 4466,34 6,30 0,00 - 158,10 18,50 0,00 - Cộng 45959,34 5,40 3958,45 44,64 12440,4 14,40 2228,21 16,55 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 4.3 Đánh giá chung kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn 4.3.1 Kết quả đạt được 4.3.1.1 Năng suất và sản lượng nấm ăn Nhìn chung năng suất các loại nấm ăn giữ ổn định qua các năm trừ mộc nhĩ do chịu ảnh hưởng của chất lượng nguyên liệu, và do biến động của thời tiết. Năng suất các loại nấm ăn đều ở mức trung bình so với năng suất cùng loại trong cả nước. Có hai loại nấm năng suất tăng lên qua 2 năm là nấm rơm và nấm mỡ. Nấm rơm đạt kg/tấn NL năm 2006, đến năm 2008 năng suất là kg/tấn NL, tuy năng suất có nhích lên nhưng vẫn đạt mức thấp so với định mức kinh tế kỹ thuật là từ đến kg/tấn NL. Nấm mỡ năng suất tăng từ kg/tấn NL (2006) lên kg/tấn NL (2008) mức năng suất bình quân chung cả nước. Riêng nấm sò năng suất giảm đi khi quy mô nguyên liệu tổng số tăng là do cơ sở vật chất nhà xưởng không đảm bảo, nhưng vẫn ở mức khá cao. Sản lượng nấm ăn các loại của huyện Yên Khánh năm 2008 đạt tấn, đạt bình quân một hộ là trên 1 tấn nấm ăn một năm, mức bình quân thấp do nông hộ vẫn chủ yếu tập trung nguyên liệu để sản xuất hai loại nấm ăn có năng suất thấp là nấm rơm và nấm mỡ. Sản lượng qua các năm tăng nhanh do các hộ tăng nhanh quy mô sản xuất nấm sò, nấm mỡ, giảm quy mô sản xuất nấm rơm 4.3.1.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chế biến một số loại nấm ăn Nhìn chung sản xuất và chế biến nấm ăn trên địa bàn huyện đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, biểu hiện rõ rệt nhất là giá trị sản xuất nấm ăn tăng nhanh qua các năm, năm 2006 đạt triệu đồng, năm 2008 đạt triệu đồng. Giá trị sản xuất của nấm sò tăng nhanh nhất trong số các loại nấm được trồng hiện nay của huyện, nấm mỡ cũng có mức tăng trưởng khá cao từ triệu năm 2006 lên triệu năm 2008 nhờ sản lượng và giá nấm tăng lên. Riêng nấm rơm giá trị không tăng đáng kể qua 3 năm do quy mô nguyên liệu giảm. Theo Báo Cáo hàng năm của Phòng Kinh tế huyện Yên Khánh, thu nhập hỗn hợp trong sản xuất nấm sò toàn huyện tăng từ triệu đồng năm 2006 lên triệu đồng năm 2008. Lợi nhuận đạt được sản xuất nấm sò tăng từ triệu đồng năm 2006 lên triệu đồng năm 2008. Đối với nấm mỡ thu nhập hỗn hợp toàn huyện đạt được là triệu đồng năm 2006 đến triệu đồng năm 2008. Lợi nhuận tăng từ triệu đồng đến triệu đồng năm 2008. Đối với nấm rơm nhìn chung mức thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận đạt thấp so với hai sản phẩm trên, tuy nhiên qua 3 năm đã có sự tăng trưởng khá, đặc biệt là lợi nhuận tăng từ triệu đồng năm 2006 đến năm triệu đồng năm 2008 nhờ giá bán nấm rơm tăng nhanh. Riêng đối với nấm mộc nhĩ lợi nhuận sụt giảm nhanh từ triệu đồng năm 2006 đến triệu đồng năm 2007 mặc dù nguyên liệu vẫn tăng. - Hiệu quả kinh tế trong các hộ điều tra #) Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm sò tươi: Đối với nấm sò tươi, chi phí sản xuất tính cho một tấn nguyên liệu tăng dần qua các năm và cao hơn các loại nấm khác, giá bán sản phẩm cũng tăng. Giá trị sản xuất nấm sò tính cho 1 tấn nguyên liệu đạt đ, trong đó phần phụ phẩm bã nấm thu được dao động trong khoảng từ đồn. Chính vì vậy chi phí sản xuất nấm sò cao hơn các sản phẩm nấm tươi khác nhưng lợi nhuận đem lại lớn nhất . Tính trên 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được đ thu nhập hỗn hợp. Kinh nghiệm sản xuất tốt cũng làm cho thu nhập hỗn hợp tính trên ngày – người lao động là đ, cao hơn các sản phẩm nấm ăn khác. #) Hiệu quả kinh tế sản xuất, chế biến nầm sò khô: Nấm sò mới được chế biến bắt đầu năm 2006, công tác tổ chức còn hạn chế đẩy chi phí chế biến lên cao, mặt khác giá nấm khô thấp làm cho các chỉ tiêu hiệu quả đạt thấp trong thời gian qua. Thu nhập hỗn hợp một tấn nấm sò khô chỉ đạt đ, thu nhập hỗn hợp cho 1 đồng chi phí trung gian chỉ đạt đ. Thu nhập hỗn hợp cho một ngày- người là đ đến đ. Các chỉ tiêu hiệu quả được cải thiện qua 2 năm nhưng vẫn ở mức thấp đòi hỏi các hộ cần tìm cách hạ chi phí để làm giảm giá thành trong khâu chế biến và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với đầu ra. #) Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm mỡ tươi Nhìn chung sản xuất nấm mỡ hiện nay vẫn thu được lợi nhuận cao, trung bình với tận dụng với một tấn nguyên liệu sản xuất nông hộ thu về thu nhập hỗn hợp, tương đương với nấm sò tươi. Các chỉ tiêu hiệu quả tính cho một đồng chi phí trung gian đều cao hơn nấm sò tươi do chi phí sản xuất nấm mỡ thấp. Thu nhập hỗn hợp cho ngày-người lao động thấp hơn nấm sò tươi nhưng vẫn ở mức cao. #) Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tươi: Được đưa vào sản xuất ngay những năm đầu khi có những dự án về được tiến hành trên địa bàn huyện, nhưng do kỹ thuật không tiến triển nhiều nên năng suất đạt thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nấm rơm thời gian qua. Các chỉ tiêu hiệu quả đều thấp hơn so với nấm sò tươi và nấm mỡ tươi. Thu nhập hỗn hợp chỉ đạt đ. Một đồng chi phí trung gian bỏ ra chỉ thu về đ thu nhập hỗn hợp, tương đương với nấm sò khô. Thu nhập hỗn hợp cho một ngày-người rất thấp đạt đ. 4.3.1.3 Hiệu quả xã hội Ngoài hiệu quả kinh tế, sản xuất nấm ăn còn giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội quan trọng như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa,… Sản xuất nấm ăn phát triển làm cho người dân trong vùng có điều kiện cải thiện đời sống vật chất tinh thần. Nhờ đó họ càng tin tưởng vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, vào chủ trương của Chính Phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. 4.3.1.4 Hiệu quả môi trường Sản xuất nấm ăn đã tận thu nguồn phế phẩm trong ngành nông nghiệp, tạo nguồn phân bón hữu cơ rất tốt, hạn chế việc người nông dân đốt rơm rạ, do sử dụng làm chất đốt không hết, với tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm với người dân xung quanh, và tình trạng rơm rạ thối mốc ngoài ruộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến không khí, ô nhiễm môi trường. Như vậy, sản xuất nấm ăn đã góp phần làm lành mạnh hóa môi trường. Theo các nhà khoa học nông dân có khả năng mắc một số căn bệnh nghề nghiệp “bệnh phổi nông dân”[8 ] trong sản xuất nấm ăn nếu không có bảo hộ lao động cũng dễ dàng mắc bệnh đó. Bởi người sản xuất tiếp xúc thường xuyên nguồn nguyên liệu ẩm ướt chứa nhiều loại bào tử nấm vi khuẩn. Các loại nấm ăn trong quá trình già phát tán rất mạnh, đặc biệt là nấm sò, người sản xuất hít phải loại bào tử này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế trong sản xuất nấm ăn cần thiết phải có thiết bị bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất. 4.3.1.5 Kết quả và nguyên nhân đạt được Sản xuất nấm ăn tại huyện Yên Khánh trong những năm qua đã có những bước phát triển tốt thể hiện trên các mặt: số hộ tham gia trồng nấm, lượng nguyên liệu sử dụng đưa vào trồng nấm, năng suất, sản lượng nấm ăn các loại. Hình thức tổ chức sản xuất phát triển theo chiều hướng từ sản xuất tự phát, nhỏ lẻ rải rác trên khắp các xã trong huyện sang sản xuất tập trung quy mô lớn. Cơ cấu sản xuất nấm ăn của huyện đang từng bước được hoàn thiện. Vị trí của nấm sò được khẳng định, nấm mỡ và nấm rơm ngày càng được chú trọng hơn. Việc tăng cường các biện pháp khoa học kỹ thuật ngày càng được chú ý nhất là khâu giống và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất. Như với việc thành lập DN Hương – Nam năm 2002 với chức năng sản xuất giống, chuyển giao công nghệ, nuôi trồng và chế biến các loại nấm ăn, tiếp theo là Tổ hợp sản xuất nữ thương binh 27/7, HTX nấm xã Khánh Phú. Thị trường nấm ăn đang từng bước được mở rộng và khá đa dạng. Hệ thống kênh tiêu thụ đa dạng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ tốt hơn. Để đạt được những thành tựu trên là do: việc nhanh chóng chuyển đổi cơ chế quản lý, cũng như hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn thích hợp trong vùng là động lực cho phát triển sản xuất nấm ăn. Hình thức kinh tế hộ vẫn là chủ đạo trong nuôi trồng nấm ăn. Sản xuất trong nông hộ đã có lãi, nếu tận dụng tốt hơn nguồn nguyên liệu có sẵn thì lợi nhuận thu được tiếp tục tăng lên. Tóm lại, sản xuất nấm ăn bước đầu đã có hiệu quả về kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện mọi mặt cho đời sống của người dân trong vùng. 4.3.2 Những khó khăn và tồn tại, nguyên nhân của tình hình #) Nghề trồng nấm còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. #) Sản lượng nấm ăn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Yên Khánh, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đóng góp cho xuất khẩu chưa cao. #) Giá thành sản phẩm cao, đôi khi chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. #) Việc bố trí các chủng loại nấm ăn chưa phân vùng rõ rệt, nên rất khó tập trung cho sản xuất thành vùng chuyên môn hóa. Do nấm sò dễ trồng, tốn ít nguyên liệu nên quá chú trọng việc trồng nấm sò, chưa thực sự quan tâm tiềm năng lớn từ nấm mỡ và nấm rơm mang lại. #) Cơ sở phục vụ nuôi trồng nấm còn thiếu, hệ thống máy móc phục vụ sản xuất chế biến còn thiếu nhiều. Và trình độ người lao động chưa cao. #) Thị trường chưa có sự ổn định rõ ràng, nên tình trạng người sản xuất bị tư thương ép giá còn xảy ra nhiều, gây tổn hại cho người trồng nấm ăn. #) Mặt khác khó khăn hiện nay người nông dân chưa gắn kết được sản xuất với khâu tiêu thụ, nên khi có hợp đồng lớn thì bà con nông dân chưa đáp ứng kịp số lượng. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do: - Chưa có định hướng và quy hoạch tổng thể cả huyện trong sản xuất,chế biến nấm ăn nên việc mở rộng còn gặp nhiều bất cập. - Tuy giống đã được cung cấp đủ cho người sản xuất, nhưng việc kiểm tra giống chưa thực sự tốt, vẫn còn tình trạng giống không đảm bảo chất vẫn được đưa vào sản xuất. - Chính quyền ở một số cơ sở trên địa bàn huyện còn sao nhãng với việc trồng nấm của người nông dân, ban chỉ đạo một xã thành lập nhưng mang tính hình thức, nên hiệu quả không cao. - Công tác tuyên truyền về kỹ thuật trồng… còn ít không thường xuyên. - Chính sách hỗ trợ tuy đã có nhưng thực sự không rõ ràng, chưa áp dụng được tốt. 4.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Huyện Yên Khánh 4.4.1 Kỹ thuật và công nghệ Những năm qua người sản xuất ở huyện Yên Khánh đã tiếp thu công nghệ nuôi trồng các loại nấm ăn từ Viện di truyền Nông nghiệp. Hầu hết các hộ đã thực hiện quy trình hướng dẫn, tuy nhiên việc thực hiện các khâu còn tùy tiện, chưa khống chế được các điều kiện về sinh trưởng và phát triển của từng loại nấm nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng. Trong đó khâu xử lý nguyên liệu làm chưa tốt, chưa đảm bảo độ pH của nước vôi khử trùng đặc biệt là đối nấm sò, nấm rơm. Do đó nấm bị nhiễm bệnh, điển hình là nấm sò tỷ lệ nhiễm mốc bình quân hàng năm từ 7-10%. Một vấn đề khác là hiện nay trên địa bàn huyện Yên Khánh hầu hết các hộ trồng nấm đã chuyển sang sử dụng bông phế thải làm nguyên liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất chủ yếu trong sản xuất nấm sò và nấm mỡ. 4.4.2 Giống nấm Giống nấm là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, bởi vì nó quyết định đến năng suất và phẩm chất của các loại sản phẩm nấm ăn, vì vậy công tác tồn trữ và nhân giống nấm để phục vụ cho sản xuất là điều kiện hết sức quan trọng (tổ chức sản xuất và cung cấp giống nấm theo sơ đồ ) Giống gốc: Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam Giống cấp 1: Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam Giống cấp 2: Trung tâm giống- Chi cục BVTV tỉnh Ninh Bình Giống cấp 2,3: DN Hương – Nam, HTX nấm xã Khánh Phú, Tổ hợp sản xuất nữ thương binh 27/7 Các sản phẩm nấm ăn: Hộ nông dân sản xuất nấm ăn Sơ đồ 2 Sản xuất và cung cấp giống nấm ăn tại huyện Yên Khánh Hiện nay, nhờ có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị sản xuất nấm trong tỉnh và một số nhà cung cấp tỉnh khác nên việc cung cấp giống nấm đã tương đối kịp thời cho nhu cầu sản xuất, chất lượng tương đối đảm bảo và ổn định cho quá trình phát triển. Vấn đề hiện nay là lực chọn chủng loại giống nấm nào trong quá trình phát triển phù hợp với địa phương, nhất là điều kiện thời tiết. Theo nghiên cứu thử nghiệm đã giống nấm tương đối tốt: Nấm mỡ A2, A11, giống này cho năng suất đạt từ 20-30% so với nguyên liệu. Nấm sò trắng (F) cho phép sản xuất quanh năm v.v… 4.4.3 Thời vụ Việc lựa chọn cũng rất quan trọng đối với nghề trồng nấm. Trồng đúng mùa vụ tận dụng được điều kiện khí hậu phù hợp tạo điều liện cho quá trình sinh trưởng, phát triển của nấm được thuận lợi, làm đúng thời vụ kết hợp với trình độ kỹ thuật công nghệ tốt thì năng suất tăng lên rất nhiều. 4.4.4 Thu hái và chế biến Trong sản xuất nấm ăn muốn thành công phải luôn chú ý đến quá trình thu hái và chế biến vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nấm. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề thu hái và chế biến nấm đang có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm, các sản phẩm đem chế biến do không kịp tươi nên chất lượng nấm chế biến không đảm bảo chất lượng. 4.4.7 Vốn sản xuất Trong các hộ có điều kiện đất đai, lao động không mở rộng được quy mô sản xuất là do thiếu vốn. Trong quá trình điều tra có tới 50% số hộ cho rằng việc mở rộng quy mô sản xuất với họ là vô cùng cần thiết nhưng lại thiếu vốn đầu tư, đặc biệt là ở xã Khánh Công là một xã nghèo của huyện Yên Khánh. Vì vậy cần có biện pháp thông thoáng hơn cho các đối tượng thiếu vốn sản xuất. 4.4.8 Thị trường tiêu thụ Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Tuy nhiên khi sản xuất ngày càng phát triển thì càng phải mở rộng thị trường hơn nũa, cần khuyến khích phát triển các cửa hàng, đại lý tiêu thụ nấm trong tỉnh và ngoài tỉnh, đặc biệt là Hà Nội, có hợp đồng giữa người sản xuất và người thu mua để ổn định giá cả cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm. 4.4.9 Giá cả sản phẩm Giá cả những năm qua liên tục tăng và ở mức người sản xuất có lãi hơn so với các sản phẩm nông nghiệp khác. Tuy nhiên giá các thời điểm khác nhau cớ sự chênh lệch đáng kể. Vào chính vụ giá hạ làm cơ sở cho tư thương ép giá ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất, chẳng hạn giá nấm sò năm 2008 lúc cao nhất lên tới 7500đ/kg nhưng vào chính vụ giá chỉ có 4200đ/kg, các sản phẩm khác cũng có biến động tương tự. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô nguyên liệu trong nông hộ. Mặt khác giá cả cũng ảnh hưởng đến số lượng người tiêu dùng. Với mức giá như hiện nay người đan địa phương chỉ tiêu thụ tốt nhất nấm sò còn nấm mỡ và nấm rơm chỉ những hộ có thu nhập khá mới tiêu dùng nhiều. 4.4.10 Kênh tiêu thụ Kênh tiêu thụ trong vùng đang phát triển theo chiều hướng giảm dần tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp và tăng cường tiêu thụ qua mạng lưới trung gian(chủ yếu là người thu gom). Nhìn chung kênh tiêu thụ hiện nay chi phối lượng sản phẩm bán ra trên thị trường theo sự biến động của giá cả. Hiện nay đang tồn tại kênh tiêu thụ sau: - Kênh trực tiếp Hộ nông dân Người tiêu dùng Kênh này là kênh quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm nấm ăn, sản lượng kênh này tiêu thụ tới 35,2% sản lượng nấm sò tươi; 26,6% sản lượng nấm sò khô; 25,8% nấm mỡ tươi; 48% nấm rơm tươi trong tổng số sản lượng nấm tiêu thụ trên thị trường. - Kênh 1 cấp Hộ nông dân Người thu gom, cửa hàng Người tiêu dùng Kênh này tiêu thụ mang lại hiệu quả lớn hơn trong tiêu thụ nấm ăn nhất là sản lượng sản phẩm sò tươi, nấm sò khô và nấm tươi khô. Hộ nông dân tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 20,8% sản lượng nấm sò khô và nấm rơm tươi; 36,6% sản lượng nấm sò khô trên thị trường. - Kênh 2 cấp Đại lý bán buôn,cửa hàng Hộ nông dân Người thu gom Người tiêu dùng Kênh này phát huy hiệu quả trong hầu hết các loại nấm nấm ăn trong huyện. Hiện nay kênh này tiêu thụ tới 60% số lượng nấm mỡ tươi; 31,3% nấm rơm tươi; 43,5% nấm sò tươi; 36,9% nấm sò khô. 4.4.11 Hành vi của người tiêu dùng Thu nhập tăng, nhu cầu tiêu dùng tâng lên cả về số lượng và chất lượng . Đối với những sản phẩm nấm ăn, người thu nhập cao có xu hướng tăng tiêu dùng nấm mỡ và nấm rơm, còn những người có thu nhập trung bình thì thường tiêu thụ nấm sò hơn, tuy nhiên không phải là họ không thể tiêu dùng được 2 loại nấm kia. 4.4.12 Công tác quảng cáo và tiếp thị Hầu như công việc này còn đang bỏ ngỏ, chưa có một đơn vị hoặc cá nhân nào thực hiện việc quảng cáo cho sản phẩm của mình. Do vậy các nơi khác cũng như các vùng khác ít biết đến sản phẩm nấm ăn ở Yên Khánh. Do đó gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong việc tìm kiếm thị trường và bạn hàng. 4.5 Những định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn 4.5.1 Cơ sở khoa học của định hướng và giải pháp 4.5.1.1 Khí hậu thời tiết Yên Khánh phù hợp cho sản xuất nấm ăn Những đặc điểm về tự nhiên, nhất là điều kiện khí hậu thời tiết tạo cho Yên Khánh có một khả năng rất tốt để phát triển một số loại nấm ăn chủ yếu. Khí hậu thời tiết ở đây từ khoảng tháng 11 trở đi có sự chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông, nhiệt độ giảm dần và bắt đầu rét vào cuối tháng 11 cho đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Khi lập xuân trời ấm hơn, nhưng có kèm theo các đợt mưa phùn ẩm ướt, sau đó đến tháng 8 trời lại dịu mát dần chuẩn bị sang thu. Sự biến đổi của thời tiết khí hậu đã tạo thành quy luật chi phối sự hình thành của các mùa vụ trong quá trình sản xuất nông nghiệp, cũng như trong sản xuất nấm ăn. Hộ nông dân đã dựa hoàn toàn vào tự nhiên để sản xuất nấm ăn, vì vậy những năm thời tiết thuận lợi thì năng suất và sản lượng nấm ăn các loại cũng tương đối cao. Tất nhiên loại trừ những biến đổi bất thường của thời tiết đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và việc trồng nấm ăn nói riêng. 4.5.1.2 Nguồn nguyên liệu dồi dào tạo ra khả năng để phát triển nấm ăn Nguồn nguyên liệu sản xuất ở Yên Khánh rất dồi dào không những từ khối lượng lớn rơm rạ và mùn cưa ở địa phương mà cả nguồn bông phế thải nhập từ các địa phương khác cũng rất dễ dàng. Vì vậy, trong sản xuất nấm ăn hộ vẫn sử dụng cả hai nguồn nguyên liệu là rơm rạ và bông phế thải để sử dụng để sản xuất nấm rơm và nấm sò, nhưng do việc chủ động rơm rạ không thường xuyên còn phải phụ thuộc vào việc trồng nấm, mà để việc trồng nấm ăn được diễn ra theo đúng mùa vụ thì hiện nay các hộ sử dụng bông phế thải là chủ yếu thay cho rơm rạ trong lúc không tự túc được, chi phí cho bông phế thải lại thấp, trồng nấm lại mang lại năng suất cao hơn. Còn mùn cưa hiện nay không được dùng làm trồng mục nhĩ do hiệu quả kinh tế mang lại quá thấp. 4.5.1.3 Lực lượng lao động còn nhàn rỗi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nấm ăn Trong sản xuất nấm ăn người lao động quyết định năng suất cũng như sản lượng nấm ăn rất là cao. Lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trên 75% trong tổng số lao động của Yên Khánh. Huyện Yên Khánh phần đa dân sống bằng nghề trồng lúa nước, thời gian nông nhàn rất nhiều nên để cải thiện thêm nguồn thu nhập khác từ việc trồng lúa nước thì nghề trồng nấm đáp ứng đủ nhu cầu đó của người dân trong huyện, tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, tránh các tai tệ nạn, giúp người dân có thêm một nghề mới. 4.5.1.4 Phát triển nấm ăn hiện nay khai thác một cách có hiệu quả khả năng sản xuất của hộ nông dân trong huyện Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Khánh hầu hết là sản xuất nấm ăn theo quy mô nông hộ. Theo cách sản xuất này người sản xuất đã tận dụng được nhà kho,chuồng trại bỏ trống để thực hiện nuôi trồng, điều đó đã giảm được vốn đâu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho trồng nấm, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cho người dân đấu thầu những mảnh đất bỏ hoang với giá rất rẻ. So với một số ngành sản xuất khác vốn đầu tư cho sản xuất nấm ăn thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện, các hộ còn được tư vấn về giống được Viện di truyền nông nghiệp, DN nấm Hương – Nam chuyển giao kỹ thuật công tác cho các hộ nuôi nấm, hỗ trợ giống cho các hộ. Mặt khác trong một không gian nhất định người lao động có thể tổ chức và quản lý một cách chặt chẽ quy trình công nghệ, vật tư kỹ thuật và tiết kiệm chi phí. Có thể tận dụng lao động nhàn rỗi một cách có hiệu quả trong sản xuất. Kỹ thuật trồng không phức tạp và lại phù hợp với trình độ của nông hộ. Các tác nghiệp chủ yếu trong quá trình nuôi trồng nấm ăn là: ngâm ủ rơm rạ (bông phế thải), ủ nguyên liệu, vào khuôn với nấm rơm, đóng bịch với nấm sò, lên luống với nấm mỡ,cấy giống, tưới ẩm, phủ đất với nấm mỡ, treo và rạch bịch với nấm sò, tác nghiệp thu hái và chế biến nấm. Những tác nghiệp trên đều đơn giản , dễ làm không chỉ với lao động chính mà cả những lao động phụ cũng hỗ trợ gia đình trong việc nuôi trồng nấm. Mặt khác nấm ăn có chu kỳ sản xuất ngắn nên hộ nông dân có thể hạn chế được rủi ro và chuyển hướng canh tác dễ dàng. Với những đặc điểm đó phát triển sản xuất nấm rất phù hợp với tiềm năng sản xuất trong kinh tế hộ. 4.5.1.5 Thị trường tiêu thụ nấm đã mở rộng trong nội địa cũng như xuất khẩu ra nước ngoài là điều kiện quyết định cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Yên Khánh Thị trường tiêu thụ nấm ăn trong nước và trên thế giới đang tăng nhanh do sự phát triển chung của xã hội về sản phẩm nấm ăn và do tình trạng dân số tăng nhanh. Thị trường trong nước đang trở nên sôi động hơn khi người tiêu dùng đã quen thuộc hơn với ăn là nấm giàu dinh dưỡng. Các khách sạn, nhà hàng lớn đã trở nên quen thuộc đối món ăn từ nấm. Là một tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là một tỉnh có thế mạnh phát triển thành thành phố du lịch, Ninh Bình đang có kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển lĩnh vực này. Trong lĩnh vực dịch vụ đáng chú ý là Ninh Bình chủ trương khôi phục lại các làng nghề truyền thống nấm cũng là một chủ trương đang được thực hiện. Như vậy việc xây dựng mô hình sản xuất nấm tập trung không những để sản xuất tốt hơn mà cả phát triển thị trường và quảng bá thương hiệu sản phẩm trong ngày gần đây nhất, đó là mong muốn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những hộ trồng nấm. 4.5.2 Những quan điểm – định hướng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn *Những quan điểm phát triển chủ yếu - Quan điểm hệ thống Theo quan điểm này thì sản xuất kinh doanh nấm ăn được coi là một hệ thống chặt chẽ gồm 3 khâu chính: + Sản xuất: Ta phải lựa chọn vùng tổ chức sản xuất nấm sao cho ít bị ảnh hưởng của thời tiết, gần vùng dân cư, gần đường để có thể tiêu thụ một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời phải lựa chọn công nghệ sản xuất như là giống, chuyển giao công nghệ để nấm ăn cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Chế biến: Phải chọn sản phẩm nấm ăn để chế biến sao cho đạt kết quả cao, công nghệ chế biến phải phù hợp. Đồng thời địa điểm chế biến và hợp đồng thu mua nguyên liệu phải thật thuận lợi. + Tiêu thụ : Phải tìm kiếm thị trường, bạn hàng, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để khi sản phẩm làm ra, chế biến xong phải tiêu thụ được nhanh, được nhiều. Với một trình tự như trên thì việc sản xuất kinh doanh nấm ăn bắt đầu bằng việc nuôi trồng nấm (khâu sản xuất), tiếp theo là khâu chế biến công nghiệp các sản phẩm về nấm ăn, khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định thành bại của sản xuất. Cái chính của khâu này là tìm thị trường và bạn hàng ổn định lâu dài. Đồng thời tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng cũng rất quan trọng, làm tốt điều này để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. - Quan điểm sản xuất hàng hóa Khi nền kinh tế thị trường phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng tỉ mỉ, năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng lên thì việc sản xuất nấm ăn từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đây là xu thế có tính quy luật của sự phát triển. Vì vậy, việc sản xuất nấm ăn trong huyện muốn đạt hiệu quả cao thì nhất định phải chú ý đến vấn đề này. Như vậy, trong quá trình phát triển phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn, hợp lý từng bước cho việc hình thành các trang trại…chỉ có như vậy thì mới có thể đưa những tiến bộ kỹ thuật vào, làm tăng một cách đáng kể năng suất và sản lượng nấm ăn hàng hóa. - Quan điểm hiệu quả: Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN. Trong điều kiện đó thì việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương ngày càng phát triển và được Nhà nước khuyến khích nhất là trong việc thu mua bán trao đổi những sản phẩm của nông nghiệp như sản phẩm nấm ăn. Mặt khác, việc giao lưu về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng mở mang và phát triển nhanh chóng[,tr.103]. Trong điều kiện mua bán trao đổi một loại sản phẩm đã trở nên bình thường thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội. Việc sản xuất nấm ăn phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, tức là sản xuất phải đạt được lợi nhuận cao/ một ngày công lao động, / 1 tấn nguyên liệu, / 1 đồng vốn bỏ ra. Việc sản xuất , chế biến và tiêu thụ nấm ăn phải góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn. + Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái: Bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi đã làm hủy hoại môi sinh một cách nghiêm trọng. Mặt khác,việc lựa chọn hóa chất không khoa học (thuốc trừ sâu, sử dụng phân bón hóa học quá nhiều) đã làm cho nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề. Sản xuất nấm ăn không sủ dụng hóa chất, không nuôi trồng trực tiếp trên đất (trừ nấm mỡ) nên có thể tạo sản phẩm sạch, tạo ra lượng phân hữu cơ cho đồng ruộng, góp phần vào bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững. * Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Chủ trương của tỉnh Ninh Bình từ năm 2008 đến 2010 chuyển dịch nhanh và mạnh cơ cấu kinh tế trong đó khuyến khích phát triển đa dạng hóa các ngành nghề trong nông thôn làm phá vỡ thế độc canh cây lúa, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn – cơ cấu nông – công nghiệp, dịch vụ có tỷ trọng hàng hóa lớn, hiệu quả kinh tế cao, góp phần đắc lực vào quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Thực hiện chủ trương của tỉnh Ủy – UBND tỉnh Ninh Bình, huyện Yên Khánh đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Trong đó xác định nghề trồng nấm là một trong các giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Thông qua việc phát triển nghề trồng nấm đã không ngừng tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông hộ. Trên cơ sở tổng kết các mô hình và rút kinh nghiệm triển khai sản xuất, phấn đấu trong 20 xã và thị trấn thì xã nào cũng có hộ trồng nấm, trung bình mỗi năm sản xuất được 2.000 đến 2.500 tấn thương phẩm các loại. Trong những năm tiếp theo của thời kỳ CNH – HĐH phấn đấu sử dụng 40% sản lượng nguyên liệu rơm rạ trong năm, cùng với các nguyên liệu khác có thể tạo ra trên 7.000 tấn nấm thương phẩm các loại từ năm 2010 trở đi. Phấn đấu tạo nguồn nguyên liệu ổn định để thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến nấm và các mặt hàng nông sản khác[ ]. Chiến lược phát triển nghề trồng nấm của huyện hoàn toàn có thể thực hiện được, do các lợi thế có sẵn của huyện. Mặt khác khoa học công nghệ về giống và công nghệ nuôi trồng đã được cải tiến tạo bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng nấm khi tham gia vào thị trường nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (xem chi tiết bảng ). Với kế hoạch sản xuất nấm trong bảng thấy rằng: Lượng nguyên liệu sử dụng vào nuôi trồng nấm mỡ, nấm rơm tăng nhanh bởi đây là lợi thế của vùng sản xuất lúa của Đồng bằng Sông Hồng, hơn thế nữa thị trường tiêu thụ rất lớn nhất là cho xuất khẩu; riêng nấm sò số lượng nguyên liệu giảm do thị trường tiêu thụ có giới hạn chỉ tập trung vào thị trường nội tiêu. Riêng mộc nhĩ do huyện không có lợi thế về vùng nguyên liệu là mùn cưa phải phụ thuộc vào việc cung cấp từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình hoặc các xưởng cưa trong tỉnh nên mức độ phát triển chưa ổn định mặc dù thị trường tiêu thụ nội tiêu và xuất khẩu có nhu cầu rất lớn. Đến năm 2010, sản lượng nấm đạt trên 7.000 tấn, giải quyết được hàng vạn lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông hộ. Trong đó nấm mỡ có sản lượng cao nhất và đạt 3.000 tấn/năm, nấm rơm đạt 840 tấn/năm, mộc nhĩ đạt 2001 tấn/năm, nấm sò giảm về sản lượng chỉ đạt 1.008 tấn/năm. Loại nấm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nguyên liệu sử dụng(tấn) Năng suất BQ tươi (kg/tấnNL) Sản lượng nấm tươi (tấn) Nguyên liệu sử dụng (tấn) Năng suất BQ tươi (kg/tấnNL) Sản lượng nấm tươi (tấn) Nguyên liệu sử dụng (tấn) Năng suất BQ tươi (kg/tấnNL) Sản lượng nấm tươi (tấn) Nấm sò 1.855 621 1.151,955 1.785 600 1.071 1.600 630 1.008 Nấm mỡ 1.000 250 250 1.000 251 251 12.000 250 3.000 Nấm rơm 400 250 100 421 140 58,940 6.000 140 840 Mộc nhĩ 860 800 688 855 800 684 2.300 870 2.001 Cộng 3.115 2.189,955 2.277,785 684.311,011 13.800 6.849 Bảng 21 Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện đến năm 2010 ĐVT: (tấn) Nguồn : Các báo cáo đánh giá tình hình sản xuất các năm 2007; 2008 và kế hoạch sản xuất năm 2010 Ghi chú: Sản lượng quy khô mộc nhĩ = 68,8 tấn Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch sản xuất ra trong chiến lược huyện Yên Khánh cũng đã đề ra phương án tiêu thụ sản phẩm từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo. Trước mắt duy trì việc cung ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến của Trung Quốc tại khu công nghiệp Nam Sách tỉnh Hải Phương. Nhà máy chế biến nông sản Vạn Đắc Phúc, Công ty Đồng Giao…mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm nấm ăn trong và ngoài tỉnh nhằm tạo sự thu hút thị trường tiêu thụ cho huyện tiến tới khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nấm ăn và các mặt hàng nông sản khác ngay trên địa bàn huyện[ ]. Bảng 22 Dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ một số loại nấm ăn của huyện đến năm 2010 ĐVT (tấn) Loại nấm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Nấm mỡ Tổng sản lượng tươi 1.151,955 1.071 1.008 Tiêu dùng nội bộ 114,902 1001 100 Tiêu thụ tươi 129 19 97 Tiêu thụ qua chế biến 908,053 51 811 2. Nấm rơm Tổng sản lượng tươi 250 251 3.000 Tiêu dùng nội bộ 17 200 2184 Tiêu thụ tươi 199 7 15 Tiêu thụ qua chế biến 34 44 801 3. Nấm sò Tổng sản lượng tươi 100 58,940 840 Tiêu dùng nội bộ 55 27,76 561 Tiêu thụ tươi 19 19 11 Tiêu thụ qua chế biến 26 12,18 268 Nguồn: Dự kiến của người viết có tham khảo ý kiến của các chuyên gia Huyện Phương hướng tiêu thụ nấm ăn trong những năm tiếp theo Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trong huyện Yên Khánh giai đoạn 2007 cho đến 2010 chúng toi cho rằng nên đi theo hướng tổ chức tốt thị trường trong vùng là huyện và tỉnh sau đó tiếp cận và mở rộng thị trường khu vực phía Bắc. Trong đó, quan trọng là thị trường Hà Nội và các thành phố ở các tỉnh, đồng thời tích tìm kiếm thị trường thế giới, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tiến tới trong những năm 2010 có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Đồng thời tăng cường tiêu thụ sản phẩm đã qua chế biến. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, với năng lực sẵn có tại địa phương, chúng tôi dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ 3 loại nấm ăn chính trong 3 năm 2007,2008, 2010 của huyện Yên Khánh như ở bảng 20 trên. 4.5.3 Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện - Hoàn thiện việc bố trí sản xuất nấm ăn trong huyện Để ngành sản suất nấm ăn trở thành ngành sản xuất hàng hóa, việc phân bố cơ cấu sản xuất nấm ăn trong các xã hiện nay là chưa thực sự hợp lý. Vì vậy, từ nay đến năm 2010 phải có sự điều chỉnh lại để sản xuất nấm ăn đi vào ổn định nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Ưu tiên phát triển các loại nấm ăn sử dụng nhiều nguyên liệu là rơm rạ như nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, khôi phục phát triển nấm mộc nhĩ đặc biệt ở Khánh Nhạc để tận dụng lượng mùn cưa từ trong các xưởng mộc thải ra. Bố trí lại sản xuất ở các làng nấm theo hướng giảm mật độ giảm mật độ hộ trồng nấm tại nhà, chuyển dần sang khu vực sản xuất tập trung. Phát triển them một số làng nghề nấm mới ở các xã có điều kiện và nhu cầu nhằm tăng quy mô sản xuất nấm ăn trên địa bàn theo kế hoạch phát triển của huyện đến năm 2010. - Đẩy mạnh việc áp dụng những kỹ thuật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn Với việc thực hiện các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong huyện cần phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện đồng bộ. Song quan trọng nhất hiện nay là chủ yếu vẫn là công tác giống, công nghệ sản xuất và vấn đề chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Công tác giống: Giống được coi là một yếu tố quyết định nâng cao năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm và thực sự nó quy định hiệu quả kinh tế cao hay thấp trong việc trồng nấm ăn. Một số giống được cung cấp hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ Trung tâm giống Chi cục BVTV tỉnh Ninh Bình, DN Hương – Nam, Viện di truyền sinh học. Đây là những cơ sở rất thuận lợi tạo điều kiện cho huyện chủ động được giống phục tốt cho công tác sản xuất nấm ăn. Huyện cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền và kiểm tra nguồn gốc giống để tránh trường các hộ nông nuôi trồng giống không đảm bảo ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện sử dụng những giống nấm đã được chọn tạo và đã được khảo nghiệm cho năng suất cao và phẩm chất tốt, giá thành hạ. Công nghệ và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất: Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia lực lượng khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất nấm ăn trực tiếp, giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và các ngành kinh tế khác nói riêng. Ngành sản xuất ở nước ta phát triển cũng chưa được lâu nhưng khi các nước có nghề nấm đã phát triển đi xa về lĩnh vực công nghệ và đạt trình độ tiên tiến. Chính vì vậy được thừa hưởng những thành quả đó thì nghề trồng nấm ăn của nước ta đã phát triển mạnh, đã ứng dụng những tiến bộ sản xuất phù hợp với điều kiện ở Việt Nam trong đó có thành quả của DN Hương – Nam. Tuy nhiên việc áp dụng này không mang tính giai đoạn mà phải liện tục, lâu dài trên cả ba mặt là nuôi trồng, bảo quản, tiêu thụ nấm ăn. Phần V KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Anh (2000), Đôi điều về nấm, Báo Nông nghiệp Việt Nam số 32 (922) ngày 15/03/2000. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), “thực trạng và giải pháp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn”, Hội nghị Triển khai sản xuất và chế biến nấm, măng ngày 23/3/2003, Hà Nội: 3. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Fedirico (2001), nấm ăn- cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2002), “kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sẩn xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn-nấm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996-2001”, hội thảo tiềm năng và hướng phát triển ngành sản xuất nấm ăn Viêt Nam 16-17/5/2002, Hà Nội. 4. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Fedirico (2005), nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Đường Hồng Dật(2002), kĩ thuật nuôi trồng nấm mỡ, nấm sò, nấm hương và mộc nhĩ, NXB Hà Nội. 6. Trần Đình Đằng, Nguyễn Hữu Ngoan (2003), kĩ thuật nuôi trông nấm mơ, nấm rơm, nấm sò, NXB Nông nghiệp, TP HCM. 7. Phòng thống kê huyện Yên Khánh 2007 8. Phòng nông nghiệp huyện Yên Khánh-báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn năm 2006, 2007, 2008. 9. Viết Liên (1997), nghề trông nấm ăn đang phục hồi báo Hà Nội mới số 10095 ngày 13/3/1997. 10. văn phòng chính phủ (2000), về việc hỗ trợ phát triển sản xuất nấm rơm, công văn số 24/CP-NN & PTNT ngày 14/3/2000. 11. Trung tâm chuyển giao KH & CN Thạch Hà,Hà Tĩnh 2004, “báo cáo kết quả thực hiện mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu”, hội thảo và phát triển nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu 14/2/2004, Ninh Bình. 12. Mai Ngọc Cường (1995), các học thuyết kinh tế-lịch sử phát triển tác giả và tác phẩm NXB thống kê Hà Nội. 13. Nguyễn Lân Dũng(2001), công nghệ nuôi trông nấm tập 1,NXB Nông nghiệp Hà Nội. 14. Văn Mĩ Dung (179) kĩ thuật nuôi trồng một số loại nấm ăn thông dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Duy Gia (2002), bàn về mâu thuẫn và định hướng phát triển trong quản lý phát triển” nghiên cứu kinh tế, 9(9), tr 10- 12. 16. Ngô Đình Giao (1996), kinh tế học vi mô NXB Hà Nội. 17. Trịnh Tam Kiệt, Vũ Mai Liên, Đoàn Văn Vệ (1986), sinh học và kĩ thuật trồng nấm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Thảo Lan (2003) “nghề trông nấm ở Việt Nam, tiền năng và triển vọng, báo lao động và xã hội, tr 15- 16. 19. Phòng thống kê huyện Yên Khánh, Niên giám thống kê huyện Yên Khánh (2006), Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình. 20. Sở NN& PTNT tỉnh Ninh Bình (2000), “báo cáo kết quả thực hiện thử nghiệm dự án nấm sạch Ninh Bình. 21. Lê Hữu Tầng (1997), về động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2000), sổ tay hướng dẫn trồng nấm NXB Nông nghiệp TP HCM. 23. Lê Duy Thắng (2001), kĩ thuật trồng nấm và nuôi trông một số loại nấm ăn thông dụng ở Vieetn Nam, NXB Nông nghiệp TP HCM. 24. Đặng Văn Tiến (1996) nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau sạch ở Hà Nội, luân văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học Noongh nghiệp I Hà Nội. 25. Trung tâm công nghệ sinh học thực vật 2004, nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quí ở Việt Nam, đề tài độc lập cấp nhà nước. 26. UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình (2008), báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn huyện năm 2008. 27. Chi cục BVTV Ninh Bình (2001), “tiềm năng và giải pháp phát triển nghề trông nấm ở Ninh Binh. 28. Viện chiến lược và phát triển (2001), Việt Nam hướng tới 2010.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 29. Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Xuân Linh (2992), “Kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn – nâm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996 – 2001”. Hội thảo tiềm năng và hướng phát triển nghề sản xuất nấm ăn Việt Nam ngày 16 -17/5/2002, Hà Nội. 30.Văn phòng chính phủ (2000), Về việc hỗ trợ phát triển phát triển sản xuất nấm rơm, Công văn số 241/CP- NN ngày 14/3/2000. 31.Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (1999), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Sản xuất thử nấm ăn và hoàn thiện công nghệ trồng nấm”. 32. Nguyễn Công Tạn (2001), “ Nghề sản xuất ở Phúc Kiến – Trung Quốc”, hội nghị phát triển nấm ăn và nấm dược liệu nagyf 17/2001. 33. Tổng cục thống kê(1996), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm đổi (185 -1995),NXB Thống kê, Hà Nội. 34.Lê Thụ (1996), Đánh giá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. 35. Trung tâm công nghệ sinh học thực vật (2003), Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống nấm ăn và nấm dược liệu, Báo cáo tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm, Hà Nội. 36. Trung tâm Khóa học xã hội & Nhân văn (2000), Tư duy mới về phát triển cho thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Viện kinh tế nông nghiệp (2000), Báo cáo khoa học đề tài “Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghệ nhằm nâng cao và đa dạng hóa thu nhập cho nông hộ gia đình ở khu vực nông thôn vùng nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng”, Hà Nội. 38. Bộ NN & PTNT(1999), Dự án phát triển nấm xuất khẩu, Đề án phát triển rau quả 1999 – 2010. 39. Bộ NN & PTNT (2005), Báo cáo tóm tắt “Ba năm thực hiện Nghị quyết 15 – NQTW (khóa IX) về đẩy nhanh công nghệ hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn Việt Nam,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi. 40. Bộ môn kinh tế phát triển – Đại học kinh tế quốc gia (1997), Kinh tế học phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội. 41. Các lý thuyết kinh tế học phương tây hiện đại(1993), NXB Khoa học và ê 42. Phạm xuân Phương (2003), Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ Đông bắc Bắc bộ, Luận án TS kinh tế, trường đại học nông nghiệp hà nội. 43. Lưu Đức Hải , Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 44. Bùi Ngọc Quyết (2000), Giáo trình kinh tế môi trường, NXB Tài chính Hà Nội. 45. Ngô Doãn Vinh, (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển xã hội ở Việt Nam – Học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (2000), tư duy mới về phát triển cho thê kỷ 21,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 47.Lê Hữu Tầng (1997), về động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 48. Tổng cục thống kê (1996), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm đổi mới (1986 – 1995), NXB Thống kê, Hà Nội. 49. Viện chiến lược và phát triển (2001), Việt Nam hướng tới 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Trần Văn Chử (2000), Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 51. Vũ Thị Ngọc Phùng và tập thể tác giả (2005), Kinh tế phát triển NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 52. Bộ môn kinh tế phát triển – Đại học kinh tế quốc dân (1997),Kinh tế học phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội. 53. Ngô Đình Giao (1996), ,kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, hà Nội. 54. Lê Thụ (1993), Định giá và tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. 55. Đặng Thanh Hà (2002), Hội nhập thị trường, an ninh lương thực và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số làng vùng cao, Đại học Nông lâm, TP.HCM 56. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2004), “Báo cáo tham luận”, Hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, ngày 14/02/2004, Ninh Bình. 57. Nguyễn Hữu Ngoan (1996), một số vấn đề kinh tế tổ chức sản xuất nấm mỡ xuất khẩu ở vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện nay, luận án PTS khoa học kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 58. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Huỳnh Thị Dung (2003), nuôi trồng và sử dụng nấm ăn, nấm dược liệu, NXB Nghệ An, Nghệ An. 59.UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình (2008), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Khánh giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2020. 60. UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình, Đề án phát triển các mô hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh. 61.Lao Thị Nga (1987), kỹ thuật sản xuất nấm men bánh mì và một số loài nấm ăn, NXB TP.HCM, TP.HCM 62. Phòng nông nghiệp và địa chính huyện Yên Khánh – Báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn năm 2006,2007,2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34. Luận văn tốt nghiệp _Hoa.doc
Tài liệu liên quan