NGHIÊN CỨU QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH
[Vigna radiata (L.) Wilczek]
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã số: 60 42 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
1. Lý do chọn đề tài
Đậu xanh [Vigna radiata (L.) Wilczek] là một trong ba cây đậu đỗ
chính trong nhóm các cây đậu ăn hạt, đứng sau đậu tương và lạc. Đậu xanh
cũng chính là cây trồng có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều
nước, trong đó có Việt Nam [9], [17].
Trồng đậu xanh không những cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm,
đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của con người và vật nuôi, mà còn có tác
dụng cải tạo và bồi dưỡng đất do rễ của cây đậu xanh có các nốt sần chứa
một số loài vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh [3], [4].
Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu chọn tạo các giống đậu xanh có chất
lượng tốt, phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Hiện nay, việc
nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nói chung và đậu xanh nói riêng nhờ
chỉ thị phân tử đã và đang được áp dụng rộng rãi. Các nhà khoa học đã sử
dụng một số kỹ thuật sinh học phân tử như RAPD, AFLP, RFLP, SSR .để
xác định quan hệ di truyền của cây trồng nhằm tạo cơ sở khoa học cho công
tác chọn tạo giống cây trồng. Trên thế giới, kỹ thuật RAPD đã được nhiều
tác giả sử dụng để nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh
như: Afzal và cs (2004), Betal và cs (2004), Lakhanpaul và cs (2000) . [33],
[35], [45]. Ở Việt Nam, kỹ thuật RAPD cũng đã được các tác giả Chu Hoàng
Mậu, Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Điêu Thị Mai Hoa sử dụng để xác định
quan hệ di truyền của các giống đậu xanh đột biến, các giống đậu xanh chịu
hạn, các giống đậu xanh chín tập trung và không tập trung [8], [20], [26].
Nhằm tạo cơ sở cho việc lựa chọn giống đậu xanh có chất lượng tốt phục
vụ công tác lai tạo giống, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh [Vigna radiata
(L.) Wilczek ]”.
MỤC LỤC
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Những chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng .vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.CÂY ĐẬU XANH . 3
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây đậu xanh 3
1.1.2. Đặc điểm nông sinh học của cây đậu xanh . 3
1.1.3. Tầm quan trọng của cây đậu xanh 7
1.1.4. Đặc điểm hoá sinh của hạt đậu xanh 8
1.1.4.1. Protein . 8
1.1.4.2. Lipid . 9
1.2. NGHIÊN CỨU QUAN HỆ DI TRUYỀN Ở THỰC VẬT . 9
1.2.1. Một số phương pháp sinh học phân tử trong phân tích quan hệ
di truyền ở thực vật 9
1.2.1.1. Kỹ thuật RAPD . 9
1.2.1.2. Kỹ thuật AFLP 12
1.2.1.3. Kỹ thuật RFLP 12
1.2.1.4. Kĩ thuật SSR . 13
1.2.1.5. Bản đồ QTL 14
1.2.2. Nghiên cứu quan hệ di truyền ở thực vật sử dụng kỹ thuật RAPD . 14
1.2.3. Nghiên cứu quan hệ di truyền ở đậu xanh sử dụng kỹ thuật RAPD . 19
1.3. NHẬN XÉT CHUNG . 21
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU . 22
2.1.1. Vật liệu thực vật . 22
2.1.2. Hoá chất và thiết bị 24
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu . 24
2.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
2.2.1. Phương pháp hoá sinh 24
2.2.1.1. Định lượng lipid tổng số . 24
2.2.1.2. Định lượng protein . 25
2.2.2. Phương pháp sinh học phân tử . 27
2.2.2.1. Phương pháp tách chiết DNA tổng số 27
2.2.2.2. Phương pháp xác định hàm lượng và độ tinh sạch DNA tổng số . 28
2.2.2.3. Phương pháp RAPD . 29
2.2.2.4. Phân tích số liệu RAPD . 31
2.2.3. Phương pháp xử lý kết quả và số liệu . 31
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, HOÁ SINH HẠT CỦA CÁC GIỐNG
ĐẬU XANH NGHIÊN CỨU 32
3.1.1. Đặc điểm hình thái và khối lượng 1000 hạt của 30 giống đậu xanh . 32
3.1.2. Hàm lượng protein, lipid của 30 giống đậu xanh nghiên cứu 34
3.2. PHÂN TÍCH ĐA HÌNH DNA BẰNG KỸ THUẬT RAPD . 38
3.2.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số từ lá đậu xanh . 38
3.2.2. Kết quả nghiên cứu quan hệ di truyền DNA bằng kĩ thuật RAPD . 40
3.2.3. Mối quan hệ di truyền giữa các giống đậu xanh dựa trên phân
tích RAPD 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
1. KẾT LUẬN . 62
2. ĐỀ NGHỊ 62
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN . 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh [Vigna radiata (L.) wilczek], để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
d (%)
Hàm lƣợng
protein (%)
T1 22,75 ± 0,18 24,96 ± 0,42 T16 2,65 ± 0,07 25,67 ± 0,41
T2 3,30 ± 0,24 23,75 ± 0,27 T17 2,21 ± 0,32 27,34 ± 0,27
T3 3,60 ± 0,50 22,77 ± 0,33 T18 3,46 ± 0,27 23,37 ± 0,34
T4 2,72 ± 0,26 25,26 ± 0,41 T19 2,39 ± 0,23 26,78 ± 0,55
T5 2,24 ± 0,06 26,99 ± 0,25 T20 3,76 ± 0,30 22,68 ± 0,15
T6 2,15 ± 0,03 27,59 ± 0,50 T21 3,93 ± 0,10 22,37 ± 0,32
T7 3,45 ± 0,02 23,45 ± 0,12 T22 3,12 ± 0,45 24,56 ± 0,40
T8 2,18 ± 0,07 24,62 ± 0,22 T23 4,30 ± 0,29 20,04 ± 0,52
T9 3,94 ± 0,52 21,39 ± 0,40 T24 3,35 ± 0,30 23,58 ± 0,21
T10 3,50 ± 0,40 22,89 ± 0,20 T25 3,89 ± 0,34 21,35 ± 0,32
T11 2,79 ± 0,24 24,83 ± 0,52 T26 2,68 ± 0,37 25,47 ± 0,18
T12 3,28 ± 0,05 23,82 ± 0,57 T27 3,32 ± 0,39 23,64 ± 0,16
T13 3,89 ± 0,31 22,54 ± 0,18 T28 1,70 ± 0,30 29,12 ± 0,87
T14 2,12 ± 0,08 28,37 ± 0,49 T29 2,85 ± 0,21 24,65 ± 0,14
T15 4,62 ± 0,27 19,27 ± 0,43 T30 3,48 ± 0,37 22,96 ± 0,19
Bảng 3.2 cho thấy hàm lượng protein và lipid của các giống khác nhau
là khác nhau.
Kết quả phân tích hàm lượng protein trong hạt đậu xanh của 30 giống
nghiên cứu dao động từ 19,27% đến 29,12%. Trong đó, giống có hàm lượng
protein cao nhất là T28 (29,12%), giống có hàm lượng protein thấp nhất là
36
T15 (19,27%). Hàm lượng protein trong hạt đậu xanh của 30 giống nghiên
cứu có thể xếp theo thứ tự giảm dần như sau: T28 >T14 > T6 > T17 > T5 >
T19 > T16 > T26 > T4 > T1 > T11 > T29 > T8 > T22 > T12 > T2 > T27 >
T24 > T7 > T18 > T30 > T10 > T3 > T20 > T13 > T21 > T9 > T25 > T23 >
T15.
Theo Trần Đình Long (1991), hàm lượng protein trung bình trong hạt
đậu xanh không tách vỏ đạt 23% - 28% [17]. Theo Chu Hoàng Mậu (2001),
hàm lượng protein của các dòng đậu xanh đột biến và giống gốc tương đối
cao (15,12% - 20,58%) [20]. Như vậy, các giống đậu xanh mà chúng tôi
nghiên cứu đều có hàm lượng protein mức trung bình giống như thống kê của
Trần Đình Long nhưng lại cao hơn so với những dòng đậu xanh đột biến của
tác giả Chu Hoàng Mậu nghiên cứu.
Phân tích hàm lượng lipid của 30 giống đậu xanh nghiên cứu cho thấy
hàm lượng lipid của 30 giống đậu xanh dao động trong khoảng 1,70% đến
4,62%. Trong đó, giống có hàm lượng lipid cao nhất là T15 (4,62%), giống có
hàm lượng lipid thấp nhất là T28 (1,70%). Hàm lượng lipid trong hạt đậu
xanh của các giống nghiên cứu có thể xếp theo thứ tự giảm dần như sau: T15
> T23 > T25 > T9 > T21 > T13 > T20 > T3 > T10 > T30 > T18 > T7 > T24 >
T27 > T2 > T12 > T22 > T8 > T29 > T11 > T1 > T4 > T26 > T16 > T19 > T5
> T17 > T6 > T14 > T28.
Theo Trần Đình Long (1991), hàm lượng lipid trung bình trong hạt đậu
xanh không tách vỏ đạt 1,3% [17]. Theo Chu Hoàng Mậu (2001), hàm lượng
lipid của các dòng đậu xanh đột biến và giống gốc tương đối cao (4,15% -
6,53%) [20]. Như vậy, các giống đậu xanh mà chúng tôi nghiên cứu đều có
hàm lượng lipid cao hơn mức trung bình so với thống kê của Trần Đình Long
nhưng lại thấp hơn so với những dòng đậu xanh đột biến của tác giả Chu
Hoàng Mậu nghiên cứu.
37
y = -0.3019x + 10.446
R2 = 0.977
0
1
2
3
4
5
0 5 10 15 20 25 30 35
% protein
% lipid
% protein
Linear (% protein)
Mặt khác qua bảng 3.2 nhận thấy, các giống có hàm lượng protein cao
thì có hàm lượng lipid thấp và ngược lại, những giống có hàm lượng protein
thấp thì hàm lượng lipid lại cao hơn. Điều này cho thấy giữa hàm lượng lipid
và protein dự trữ trong hạt của các giống đậu xanh có thể có mối tương quan
nghịch. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Chu Hoàng Mậu (2001)
và Trần Thị Phương Liên (1999) [15], [20].
Để xác định mối tương quan giữa hàm lượng protein và lipid, chúng tôi
đã xử lý số liệu bằng phần mềm Excel theo Chu Văn Mẫn (2003) để xác định
hệ số tương quan R [19].
Kết quả thu được R= 0,988, vì hệ số tương quan R > 0,9 nên đây là mối
tương quan chặt. Phương trình biểu diễn mối tương quan giữa hàm lượng
lipid và protein của các giống đậu xanh nghiên cứu là : Y= -0,3019 + 10,446
Hình 3.1. Mối tương quan giữa hàm lượng protein và lipid của các giống đậu
xanh nghiên cứu
38
3.2. PHÂN TÍCH ĐA HÌNH DNA BẰNG KỸ THUẬT RAPD
Công nghệ sinh học đang có nhiều đóng góp có giá trị sản xuất nông
nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống cây trồng với việc sử dụng các kỹ
thuật sinh học phân tử với mục đích phân tích quan hệ di truyền và đánh giá
hệ gen của thực vật thì RAPD là một kỹ thuật khá thuận lợi và có hiệu quả.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả ứng dụng RAPD vào việc
phân tích đa hình DNA của 30 giống đậu xanh.
3.2.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số từ lá đậu xanh
Lá non đậu xanh 7 ngày tuổi được sử dụng để tách chiết DNA tổng số.
Kiểm tra chất lượng tách chiết DNA bằng phương pháp điện di trên gel
agarose, kết quả thể hiện ở hình 3.2.
Hình 3.2. Ảnh điện di DNA tổng số của 30 giống đậu xanh nghiên cứu
39
Hình 3.2 cho thấy, điện di đồ của DNA chỉ có một băng duy nhất,
không có các vệt DNA bị đứt gãy trong quá trình thao tác. Đồng thời với
phương pháp điện di, chúng tôi còn kiểm tra chất lượng DNA bằng phương
pháp quang phổ hấp thụ. Kết quả được thể hiện ở hình 3.3.
Hình 3.3. Phổ hấp thụ DNA của giống T15 ở bước sóng 260 nm
Phổ hấp thụ DNA của các giống đậu xanh chỉ có một đỉnh duy nhất ở
260 nm và tỷ số A206/A280 dao động trong khoảng 1,8 - 2,0. Hình 3.2 và hình
3.3 cho thấy các mẫu DNA tách chiết được đều có chất lượng tốt, đủ tiêu
chuẩn để tiến hành phản ứng RAPD và có thể được sử dụng cho các nghiên
cứu tiếp theo.
Sau khi kiểm tra chất lượng DNA bằng phương pháp quang phổ hấp
thụ, chúng tôi đã xác định được hàm lượng DNA tách chiết từ các giống đậu
xanh (bảng 3.3). Hình 3.2 và bảng 3.3 cho thấy, các mẫu DNA tổng số được
tách từ lá non của các giống đậu xanh có hàm lượng cao dao động từ 82,5 -
3010 μg/ml.
G
iá
t
rị
m
ậ
t
đ
ộ
q
u
a
n
g
Bước sóng (nm)
40
Bảng 3.3. Hàm lượng DNA của 30 giống đậu xanh nghiên cứu
Tên giống A260 nm
Hàm lƣợng
(µg/ml)
Tên giống A260 nm
Hàm lƣợng
(µg/ml)
T1 0,097 242,5 T16 0,394 872,5
T2 0,076 190 T17 0,324 810
T3 0,044 110 T18 0,630 1575
T4 0,048 120 T19 0,510 1275
T5 0,033 82,5 T20 0,904 2260
T6 0,056 140 T21 0,633 1583
T7 0,080 300 T22 0,490 1225
T8 0,120 300 T23 0,506 1265
T9 0,101 252,5 T24 1,204 3010
T10 0,034 85 T25 0,750 1875
T11 0,116 290 T26 0,201 525
T12 0,068 170 T27 0,895 2238
T13 0,135 337,5 T28 0,116 290
T14 0,063 157,5 T29 0,262 655
T15 0,088 220 T30 0,229 572,5
3.2.2. Kết quả nghiên cứu quan hệ di truyền DNA bằng kĩ thuật RAPD
Sau khi tách chiết DNA tổng số, chúng tôi pha loãng DNA về nồng độ
10ng/μl và tiến hành các phản ứng RAPD với 10 mồi ngẫu nhiên.
Đánh giá tính đa hình thông qua giá trị PIC (giá trị PIC càng lớn thì
tính đa hình của mồi đó càng cao), khoảng cách di truyền được xác định thông
qua hệ số tương đồng và biểu đồ hình cây.
41
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên (OPP08,
OPV06, OPD13, OPB10, RA142, RA159, RA50, RA32, OPA15, RA40) để
phân tích mối quan hệ di truyền của 30 giống đậu xanh.
Sản phẩm RAPD với các mồi khác nhau được điện di trên gel agarose
1,8% để phân tích tính đa hình DNA của 30 giống đậu xanh nghiên cứu.
Phân tích RAPD với 10 mồi kết quả thu được, số lượng các phân
đoạn DNA được nhân bản với mỗi cặp mồi dao động từ 77 đến 201 phân
đoạn. Kích thước các phân đoạn DNA được nhân bản trong khoảng từ 0,2
kb đến 2,75 kb.
Tổng số phân đoạn DNA nhân bản được của 10 đoạn mồi RAPD
khi phân tích 30 giống đậu xanh là 1208 phân đoạn. Kết quả thể hiện trên
bảng 3.4.
Từ bảng 3.4 cho thấy, trong số 10 mồi phân tích, số phân đoạn DNA
được nhân bản của 30 giống đậu xanh ở mồi OPA15 là nhiều nhất (201 phân
đoạn DNA) và số phân đoạn được nhân bản ít nhất là ở mồi OPD13 (77 phân
đoạn DNA).
Đối với từng giống thì số phân đoạn được nhân bản có sự khác nhau.
Tổng số phân đoạn DNA được nhân bản của 30 giống đậu xanh dao động từ
31 phân đoạn đến 48 phân đoạn.
Từ phân tích bảng 3.4 cho thấy, giống có tổng số phân đoạn DNA
được nhân bản với 10 mồi nhiều nhất là giống T1 (48 phân đoạn), và
giống có tổng số phân đoạn DNA được nhân bản với 10 mồi ít nhất là
giống T11 (31 phân đoạn).
42
Bảng 3.4. Tổng số phân đoạn DNA của sản phẩm RAPD với 10 mồi ngẫu
nhiên
Mồi
Giống
OPP08 OPV06 OPD13 OPB10 RA142 RA159 RA50 RA32 OPA15 RA40 Tổng
T1 7 3 5 6 6 3 4 4 7 3 48
T2 4 4 6 5 6 2 4 4 7 3 45
T3 4 4 5 6 6 3 4 4 7 3 46
T4 4 5 2 1 4 2 2 3 7 3 33
T5 4 4 2 7 2 1 2 3 7 3 35
T6 4 4 1 4 5 2 7 4 7 3 41
T7 6 4 1 3 8 2 4 4 7 3 42
T8 4 5 3 5 7 2 3 4 7 3 43
T9 7 3 2 2 5 2 6 8 7 3 45
T10 4 4 2 4 8 1 5 5 7 3 43
T11 4 2 2 5 2 2 2 2 7 3 31
T12 5 5 2 5 8 2 2 4 7 3 43
T13 4 5 2 6 4 4 2 2 7 4 40
T14 4 4 2 5 4 4 2 2 6 3 36
T15 5 7 2 6 6 1 3 4 7 4 45
T16 5 5 2 6 7 2 2 3 6 3 41
T17 4 7 2 5 8 2 2 2 6 4 42
T18 4 4 2 5 4 2 5 5 6 4 41
T19 4 3 2 4 5 2 2 5 6 4 37
T20 4 3 4 4 4 3 3 2 6 4 37
T21 4 6 2 4 4 5 3 2 7 3 40
T22 4 4 3 8 6 4 2 3 7 3 44
T23 4 4 3 7 5 7 2 4 7 3 46
T24 4 2 3 6 6 4 3 4 7 3 42
T25 4 3 3 6 5 5 2 4 7 3 42
T26 4 4 3 7 5 1 2 4 7 4 41
T27 4 1 2 3 4 3 3 3 6 3 32
T28 4 6 3 3 6 2 3 3 7 4 41
T29 4 3 2 2 5 2 2 4 6 3 33
T30 4 4 2 2 4 2 2 3 6 4 33
Tổng 131 122 77 142 159 79 90 108 201 99 1208
43
Tính đa hình thể hiện ở sự xuất hiện hay không xuất hiện của các phân
đoạn khi so sánh giữa các giống đậu xanh với nhau trong cùng 1 mồi. Điều
này được tổng kết và thể hiện qua tỷ lệ phân đoạn đa hình ở mỗi mồi nghiên
cứu. Kết quả tổng hợp trên bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tỷ lệ phân đoạn đa hình khi sử dụng 10 mồi RAPD
Mồi
Số phân đoạn
DNA
Số phân đoạn
đa hình
Số phân đoạn
đơn hình
Tỷ lệ phân
đoạn đa
hình (%)
OPP08 14 14 0 100
OPV06 16 16 0 100
OPD13 7 7 0 100
OPB10 12 12 0 100
RA142 11 11 0 100
RA159 10 10 0 100
RA50 14 12 2 85,71
RA32 10 10 0 100
OPA15 7 1 6 14,28
RA40 4 1 3 25
Tổng 105 94 11 89,52
Qua phân tích bảng 3.5 nhận thấy, tổng số phân đoạn DNA của 30
giống đậu xanh khi phân tích 10 mồi ngẫu nhiên là 105 phân đoạn, trong đó
có 94 phân đoạn cho tính đa hình (chiếm 89,52%) và không đa hình là 11
phân đoạn (chiếm 10,48%). Kích thước các phân đoạn DNA được nhân bản
trong khoảng từ 0,2 kb đến 2,75 kb. Số lượng các phân đoạn tương ứng với
mỗi mồi nằm trong khoảng 4 đến 16 phân đoạn, trong đó mồi nhân bản được
ít phân đoạn DNA nhất là mồi RA40 (4 phân đoạn), và mồi nhân được nhiều
phân đoạn DNA nhất là mồi OPV06 (16 phân đoạn).
Bảng 3.5 cũng cho thấy, cả 10 mồi đều biểu hiện tính đa hình. Tuy
nhiên, mức độ đa hình giữa các mồi là khác nhau. Mức độ đa hình của 10 mồi
nghiên cứu dao động từ 14,28% đến 100%. Mồi biểu hiện tính đa hình thấp
44
nhất đó là mồi OPA15 (14,28%), mồi biểu hiện tính đa hình cao nhất là các
mồi OPP08, OPV06, OPD13, OPB10, RA142, RA159, RA32 (100%).
Giá trị PIC (Polymophism Information Content) được sử dụng khi
phân tích thông tin đa hình. Giá trị PIC không chỉ liên quan tới tỷ lệ phân
đoạn DNA đa hình mà còn liên quan trực tiếp với số lượng cá thể cùng xuất
hiện phân đoạn đa hình lớn hay nhỏ. Giá trị PIC càng lớn thì sự đa hình càng
cao và ngược lại.
n
i
ifPIC
1
21
Trong đó, fi là tần số của alen thứ i
Bảng 3.6. Thông tin tính đa hình (PIC) của 30 giống đậu xanh
STT Tên mồi PIC STT Tên mồi PIC
1 OPP08 0,7348 6 RA159 0,8546
2 OPV06 0,8528 7 RA50 0,8498
3 OPD13 0,7316 8 RA32 0,7453
4 OPB10 0,7501 9 OPA15 0,0729
5 RA142 0,6630 10 RA40 0,2275
Tính đa hình của các mồi RAPD còn được đánh giá thông qua giá trị
PIC, giá trị PIC càng lớn thì sự đa hình càng cao và ngược lại. Từ bảng 3.6
cho thấy, giá trị PIC dao động từ 0,0729 (mồi OPA15) đến 0,8546 (mồi
RA159), trong đó, có 8/10 mồi RAPD (OPP08, OPV06, OPD13, OPB10,
RA142, RA159, RA50, RA32) cho kết quả đa hình cao, với giá trị PIC > 0,5,
(số liệu bảng 3.6 phù hợp với tỷ lệ đa hình của các phân đoạn DNA được
nhân bản ở bảng 3.5). Tuy nhiên, sự đa hình của các mồi không tỷ lệ thuận
với số lượng các phân đoạn DNA được nhân bản. Chẳng hạn, đối với mồi
45
RA159 chỉ có 10 phân đoạn DNA được nhân bản nhưng lại có giá trị PIC cao
nhất (0,8546), trong khi đó mồi OPV06 có tới 16 phân đoạn DNA được nhân
bản nhưng giá trị PIC lại thấp hơn (0,8528), và tương tự, mồi RA40 chỉ có 4
phân đoạn DNA được nhân bản lại có giá trị PIC cao (0,2275) hơn mồi
OPA15 có 7 phân đoạn DNA được nhân bản nhưng lại có giá trị PIC thấp hơn
rất nhiều (0,0729).
Số liệu bảng 3.6 cho thấy, hầu hết các mồi đều cho tính đa hình cao
(PIC > 0,5). Trong 10 mồi thể hiện tính đa hình về phân đoạn DNA được
nhân bản chỉ có 2 mồi OPA15 và mồi RA40 là thể hiện tính đa hình thấp
(PIC < 0,5). Điều này cho thấy mức độ đa dạng về phân đoạn DNA của các
mẫu đậu xanh mà chúng tôi nghiên cứu đều cao. Như vậy, với 10 mồi ngẫu
nhiên đã chỉ ra được sự đa dạng di truyền của 30 giống đậu xanh có nguồn
gốc khác nhau.
Kết quả điện di kiểm tra phản ứng RAPD trên gel agarose 1,8% của 10
mồi được chúng tôi phân tích chi tiết thông qua các ảnh điện di được trình bày
dưới đây:
Mồi OPP08
Kết quả diện di sản phẩm RAPD của 30 giống đậu xanh nghiên cứu với
mồi OPP08 thu được các phân đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên dao
động trong khoảng 4 đến 7 phân đoạn. Các phân đoạn xuất hiện ở 14 vị trí
khác nhau trên ảnh điện di. Kích thước các phân đoạn dao động 0,35 - 2,0 kb.
Trong đó, giống T1, T9 có số phân đoạn là 7, giống T7 có số phân đoạn
là 6, giống T5, T16 có số phân đoạn là 5, và các giống còn lại có 4 phân đoạn
được nhân bản. Tại vị trí 1,4 kb xuất hiện phân đoạn DNA ở 1 giống T9. Tại
vị trí 1,3 kb xuất hiện phân đoạn DNA ở 1 giống T16. Tại vị trí 1,1 kb, 0,4 kb
chỉ xuất hiện phân đoạn DNA ở 2 giống T6 và T9. Tại vị trí 1,0 kb chỉ có T6
và T9 không xuất hiện phân đoạn DNA còn lại đều xuất hiện số phân đoạn ở
46
Ký hiệu: M: Marker 1kb
1.T1, 2.T2, 3.T3, 4.T4, 5.T5, 6.T6, 7.T7, 8.T8, 9.T9, 10.T10, 11.T11,
12.T12, 13.T13, 14.T14, 15.T15, 16.T16, 17.T17, 18.T18, 19.T19,
20.T20, 21.T21, 22.T22, 23.T23, 24.T24, 25.T25, 26.T26, 27.T27,
28.T28, 29.T29, 30.T30.
các giống còn lại. Vị trí 0,9 kb có T6 xuất hiện và ở vị trí 0,8kb chỉ có giống
T9 xuất hiện phân đoạn DNA. Tại các vị trí 0,6 kb, 0,7 kb và 0,75 kb chỉ có
giống T6 là không có đoạn DNA được nhân bản, các giống còn lại đều xuất
hiện số phân đoạn DNA. Ở vị trí 0,35 kb và 0,45 kb chỉ xuất hiện số phân
đoạn ở giống T1, còn không xuất hiện số phân đoạn ở các giống còn lại. Vậy
trong số 14 phân đoạn DNA xuất hiện cả 14 phân đoạn biểu hiện tính đa hình.
Như vậy, với mồi OPP08 tổng số có 131 phân đoạn được nhân bản ở 30
giống đậu xanh và thể hiện sự sai khác trong cấu trúc DNA giữa các giống
đậu xanh tại 14 vị trí 2,0 kb, 1,5 kb, 1,4 kb, 1,3 kb, 1,1 kb, 1,0 kb, 0,9 kb, 0,8
kb, 0,75 kb, 0,7 kb, 0,6 kb, 0,45 kb, 0,4 kb và 0,3 kb.
Hình 3.4. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi OPP08 của 30 giống đậu
xanh
0,25 kb
M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
0,75 kb
0,5 kb
1,0 kb
16 17 18 19 20 21 22 13 24 25 26 27 28 29 30 M
1,0 kb
0,5 kb
0,25 kb
0,75 kb
47
Hình 3.5. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi OPV06
từ mẫu T11 đến mẫu T30
Ký hiệu: M: Marker 1kb
11.T11, 12.T12, 13.T13, 14.T14, 15.T15, 16.T16, 17.T17, 18.T18,
19.T19, 20.T20, 21.T21, 22.T22, 23.T23, 24.T24, 25.T25, 26.T26,
27.T27, 28.T28, 29.T29, 30.T30
Mồi OPV06
Kết quả điện di sản phẩm RAPD với mồi OPV06 được thể hiện ở hình
3.5. Hình 3.5 cho thấy, đã có từ 1 - 7 phân đoạn DNA được nhân bản. Các phân
đoạn này có chiều dài ước tính từ 0,3 - 2,5 kb. Giống xuất hiện nhiều phân đoạn
DNA nhất là giống T15 và T17 (7 phân đoạn). Giống T27 có số phân đoạn DNA
ít nhất (1 phân đoạn).
Với mồi OPV06 có 16 phân đoạn biểu hiện tính đa hình tương ứng
với kích thước 2,5 kb, 2,0 kb, 1,9 kb 1,7 kb, 1,6 kb, 1,5 kb, 1,4 kb, 1,35 kb
1,2 kb, 1,0 kb, 0,9 kb, 0,75 kb, 0,55 kb, 0,5 kb, 0,45 kb và 0,3 kb. Ở kích
thước 2,5 chỉ có 3 giống T15, T17, T21 xuất hiện phân đoạn DNA. Ở vị trí
2,0 kb chỉ có 1giống T5 và ở vị trí 1,5 kb có 1 giống T17 xuất hiện phân
đoạn DNA. Ở vị trí 1,9 kb có chỉ 3 giống T7, T8, T9 xuất hiện phân đoạn
DNA. Còn ở vị trí 1,7 kb có 9 giống xuất hiện số phân đoạn DNA trong
tổng số 30 giống đậu xanh nghiên cứu, đó là các giống T15, T16, T17, T18,
T21, T22, T23, T28, T29. Hai giống xuất hiện số phân đoạn DNA ở vị trí
48
1,6 kb là T12, T13. Đặc biệt ở 3 vị trí 1,35 kb, 0,9 kb, và 0,45 kb chỉ có
duy nhất giống T30 xuất hiện số phân đoạn DNA được nhân bản, còn 29
giống còn lại đều không thấy xuất hiện. Tại 2 vị trí 1,4 kb và 1,2 kb có tới
25 giống xuất hiện số phân đoạn DNA và chỉ có 5 giống là không xuất
hiện. Tại vị trí 1,0 kb có 12 giống xuất hiện số phân đoạn DNA là T2, T3,
T4, T5, T6, T9, T15, T16, T17, T18, T21, T28. Tại vị trí 0,75 kb có 7
giống T7, T9, T11, T18, T24, T27, T29 không xuất hiện phân đoạn DNA,
còn lại các giống đều xuất hiện. Tại vị trí thấp nhất 0,3 kb có 2 giống T5 và
T9 xuất hiện số phân đoạn DNA còn các giống khác không xuất hiện phân
đoạn này. Như vậy, với mồi OPV06 tất cả các các phân đoạn DNA đều thể
hiện tính đa hình.
Mồi OPD13
Kết quả điện di cho thấy, tính đa dạng thể hiện một cách rõ nét giữa các
mẫu đậu xanh nghiên cứu. Từ giới hạn kích thước 0,4 - 1,35 kb có 7 băng
DNA xuất hiện, tương ứng với tổng số 77 phân đoạn DNA được nhân bản
trên tổng 30 mẫu đậu xanh nghiên cứu (hình 3.6). Có cả 7 băng cho tính đa
hình phân đoạn DNA nhân bản.
Ký hiệu; M: Marker
22. T22
23. T23 27. T27
24. T24 28. T28
25. T25 29. T29
26. T26 30. T30
Hình 3.6. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi OPD13 từ mẫu T22 đến mẫu
T30
49
Hình 3.7. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi OPB10 từ mẫu T1 đến
mẫu T15
Ký hiệu: M: Marker 1kb
1.T1, 2.T2, 3.T3, 4.T4, 5.T5, 6.T6, 7.T7, 8.T8, 9.T9, 10.T10, 11.T11,
12.T12, 13.T13, 14.T14, 15.T15
Cụ thể ở kích thước khoảng 1,35 kb chỉ có 2 giống T1 và T2 xuất hiện
phân đoạn DNA nhân bản, 28 mẫu còn lại không xuất hiện. Ở kích thước
0,85 kb có 12 mẫu xuất hiện phân đoạn DNA được nhân bản là T1, T2, T3,
T8, T11, T20, T22, T23, T24, T25, T26, T28, các mẫu còn lại đều không thấy
xuất hiện. Hai mẫu T2, T3 xuất hiện số phân đoạn DNA ở vị trí 0,8 kb, còn lại
các giống không xuất hiện. Ở vị trí 0,75 kb có 5 giống xuất hiện số phân đoạn
DNA là T1, T2, T3, T8, T20. Chỉ có duy nhất ở T1 xuất hiện số phân đoạn
DNA, còn 29 giống còn lại không thu được phân đoạn DNA ở kích thước
khoảng 0,6 kb. Ở kích thước khoảng 0,5 kb có tới 28 mẫu thu được phân
đoạn DNA nhân bản. Và cuối cùng là kích thước khoảng 0,4 kb có tới 27 mẫu
có phân đoạn DNA nhân bản và 3 mẫu T1, T7, T11 là không thấy xuất hiện
ở phân đoạn này.
Mồi OPB10
Kết quả điện di sản phẩm RAPD từ hệ gen của 30 giống đậu xanh với
mồi OPB10 được thể hiện ở hình 3.7. Kết quả điện di sản phẩm RAPD với
mồi OPB10 có 12 phân đoạn DNA được nhân bản và cả 12 phân đoạn đều thể
hiện tính đa hình.
50
Mồi RA142
Kết quả phân tích điện di sản phẩm RAPD của 30 giống đậu xanh với
mồi RA142 được thể hiện ở hình 3.8. Kết quả cho thấy xuất hiện từ 2 - 8 phân
đoạn DNA được nhân bản, chúng có chiều dài ước tính từ 0,3 - 2,0 kb.
Giống T7, T10, T12, T17 có số phân đoạn DNA được nhân bản nhiều
nhất với 8 phân đoạn. Giống T5, T11 có số phân đoạn DNA ít nhất là 2 phân
đoạn. Tại vị trí kích thước 2,0 kb có 3 giống T22, T24, T28 xuất hiện phân
đoạn DNA, trong khi đó các giống khác không xuất hiện phân đoạn này. Tại
vị trí 0,4 kb duy nhất không xuất hiện phân đoạn DNA ở giống T11. Tại vị
trí 1,35 kb xuất hiện số phân đoạn DNA ở 28 giống, còn 2 giống không xuất
hiên số phân đoạn là T5 và T18. Tại vị trí 1,5 kb có 11 giống không xuất
hiện số phân đoạn DNA là T1, T4, T5, T6, T9, T11, T14, T18, T20, T21,
T27, các giống còn lại đều xuất hiện số phân đoạn ở vị trí này. Và ngược lại
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1718 19 20 M
0,5 kb
0,75
kb
1,0 kb
1,5 kb
Hình 3.8. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi RA142 từ mẫu T1 đến
mẫu T20
Ký hiệu; M: Marker 1kb
1. T1, 2. T2, 3.T3, 4. T4, 5. T5, 6. T6, 7. T7, 8. T8, 9. T9, 10. T10, 11.
T11, 12. T12, 13. T13, 14. T14, 15. T15, 16. T16, 17. T17, 18. T18
19. T19, 20. T20
51
là ở vị trí 1,1 kb lại có 11 giống xuất hiện số phân đoạn DNA trong tổng số
30 giống đậu xanh nghiên cứu. Các giống T4, T5, T8, T11, T13, T15, T16,
T19, T20, T30 không xuất hiện số phân đoạn ở vị trí 1,0 kb các giống còn lại
thì đều xuất hiện số phân đoạn DNA. Tiếp theo, tại vị trí 0,85 kb chỉ có 4
giống T15, T16, T18, T19 xuất hiện số phân đoạn DNA còn lại 26 giống
không xuất hiện ở phân đoạn này. Ngược lại, ở vị trí 0,75 kb lại chỉ có 4
giống T5, T6, T9, T18 là không xuất hiện số phân đoạn DNA còn lại là 26
giống thì đều thấy xuất hiện số phân đoạn DNA ở tại vị trí này. Tại vị trí 0,7
kb có 4 giống T5, T6, T9, T18 lại xuất hiện số phân đoạn DNA các giống
còn lại không xuất hiện. Có 7 giống T6, T7, T8, T9, T10, T12, T18 xuất hiện
phân đoạn DNA ở vị trí 0,6 kb và 23 giống còn lại không xuất hiện phân
đoạn DNA ở vị trí này. Ở vị trí 0,4 kb chỉ có duy nhất 1 giống T11 không
xuất hiện số phân đoạn DNA, 29 giống đều xuất hiện số phân đoạn DNA.
Cuối cùng là ở vị trí 0,3 kb có 8 giống xuất hiện số phân đoạn DNA là T1,
T7, T8, T10, T12, T15, T16, T17 và 22 giống còn lại không thấy xuất hiện
phân đoạn DNA ở vị trí này. Như vậy, với mồi RA142, các phân đoạn thể
hiện tính đa hình ở 11 vị trí khác nhau (0,3 kb, 0,4 kb, 0,6 kb, 0,7 kb, 0,75
kb, 0,85 kb, 1,0 kb, 1,1 kb, 1,35 kb, 1,5 kb, 2,0 kb).
Mồi RA159
Kết quả điện di sản phẩm RAPD của mồi RA159 cho thấy, trong phạm
vi vùng phân tích từ 0,4 - 2,5 kb có 10 phân đoạn DNA được nhân bản, trong
đó có tới 10 phân đoạn cho tính đa hình. Cụ thể ở kích thước khoảng 2,5 kb ,
chỉ có 2 giống T3, T24 nhân được phân đoạn DNA. Ở kích thước khoảng 2,0
kb cũng có 2 giống T21, T23 xuất hiên phân đoạn DNA. Và ở 1,7 kb có 3
giống T21, T23, và T24 nhân được phân đoạn DNA. Ở vị trí 1,4 kb có duy
nhất 1 giống T23 nhân được phân đoạn DNA, 29 giống còn lại không thấy
52
xuất hiện. Tại vị trí 1,0 kb 24 giống không nhân được phân đoạn DNA, trong
khi đó 6 giống T13, T14, T22, T23, T25, T27 đều xuất hiện phân đoạn DNA
nhân bản. Ở phạm vi kích thước khoảng 0,9 kb 25 mẫu có phân đoạn DNA
được nhân bản, 5 giống còn lại không xuất hiện phân đoạn này là T3, T15,
T21, T24, T26. Phân đoạn tiếp theo cho tính đa hình ở kích thước khoảng
0,75 kb với sự xuất hiện phân đoạn DNA ở các mẫu số T1, T3, T11, T12,
T13, T14, T20, T21, T23, T24, và T25 các mẫu còn lại không thu được phân
đoạn này. Với kích thước 0,6 kb chỉ có 4 mẫu nghiên cứu là T21, T22, T25 và
T30 nhân được phân đoạn DNA. 8 giống không thể hiện số phân đoạn DNA ở
vị trí 0,5 kb là T2, T5, T10, T11, T12, T21, T24, T30, 22 giống còn lại đều
thể hiện sự đa hình ở vị trí này. Cuối cùng là vị trí 0,4 kb chỉ có 3 giống xuất
hiện phân đoạn đa hình là T2, T21, T24 và 27 giống còn lại không xuất hiện
ở phân đoạn này (hình 3.9).
Hình 3.9. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi RA159 từ mẫu T1 đến mẫu
T15
Ký hiệu; M: Marker
1. T1, 2. T2, 3.T3, 4. T4, 5. T5, 6. T6, 7. T7, 8. T8, 9. T9, 10. T10, 11.
T11, 12. T12, 13. T13, 14. T14, 15. T15
53
Mồi RA50
Kết quả điện di sản phẩm RAPD với mồi RA50 của 30 giống đậu xanh
ở hình 3.9 cho thấy, trên các giếng của bản điện di có từ 2 đến 7 phân đoạn
DNA được nhân bản với kích thước tương ứng khoảng 0,4 kb đến 2,0 kb.
Giống T6 có số phân đoạn được nhân bản nhiều nhất 7 phân đoạn.
Giống T9 có 6 phân đoạn, giống T10, T18 có 5 phân đoạn, giống T1, T2, T3,
T4, T5, T7 có 4 phân đoạn, giống T8, T15, T20, T21, T24, T27, T28 có số
phân đoạn DNA được nhân bản là 3 phân đoạn. 13 giống còn lại có số phân
đoạn DNA ít nhất là 2 phân đoạn.
Đặc biệt, ở vị trí 0,6 kb và vị trí 1,2 kb tất cả các giống xuất hiện
phân đoạn DNA được nhân bản. Ở các vị trí 2,0 kb, 1,5 kb, và 1,3 kb chỉ thấy
có 1 giống duy nhất xuất hiện số phân đoạn DNA được nhân bản tương ứng
Hình 3.10. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi RA50 từ mẫu T11 đến
mẫu T30
Ký hiệu: M: Marker 1kb
11. T11, 12. T12, 13. T13, 14. T14, 15. T15, 16. T16, 17. T17, 18. T18
19. T19, 20. T20, 21. T21, 22. T22, 23. T23, 24. T24, 25. T25, 26. T26,
27. T27, 28. T28, 29. T29, 30. T30
54
với các giống là T28, T18 và T15, 29 giống còn lại không xuất hiện số phân
đoạn ở vị trí này.
Ở vị trí 1,8 kb có 3 giống xuất hiện số phân đoạn DNA là T6, T9, T18
còn lại các giống không thấy xuất hiện. Xuất hiện số phân đoạn ở 2 vị trí 1,6
kb và 0,4 kb chỉ có 2 giống T6 và T9. Tại vị trí 1,4 kb cũng chỉ có 2 giống T1
và T10 trong tổng số 30 giống xuất hiện số phân đoạn DNA được nhân bản.
Có 3 giống T1, T2, T3 xuất hiện số phân đoạn ở vị trí 1,1 kb, còn lại không
xuất hiện. 4 giống T20, T21, T34, T28 xuất hiện số phân đoạn ở vị trí 1,0 kb.
Tại vị trí 0,75 kb có 5 giống liền nhau từ T6 đến T10 xuất hiện số phân đoạn
DNA, các giống còn lại không thấy xuất hiện số phân đoạn DNA được nhân
bản. Tại 2 vị trí 0,65 kb và 0,6 kb cũng chỉ có 3 giống trong tổng số 30 giống
xuất hiện số phân đoạn DNA được nhân bản.
Như vậy, với mồi RA50 có 12 kích thước (0,4 kb, 0,6 kb, 0,65 kb, 0,75
kb, 1,0 kb, 1,1 kb, 1,3 kb, 1,4 kb, 1,5 kb, 1,6 kb, 1,8 kb và 2,0 kb) thể hiện
tính đa hình và có 2 kích thước (0,5 kb và 1,2 kb) không biểu hiện tính đa
hình . Thông qua giá trị PIC thấy mồi RA50 không phải là thể hiện 100% tính
đa hình và tổng số phân đoạn DNA thu được cũng không phải là lớn nhất
nhưng giá trị PIC vẫn cao vì số cá thể khác biệt nhau nhiều nên vẫn có giá trị
PIC lớn (PIC = 0,8498).
Mồi RA32
Kết quả điện di cho thấy, tính đa dạng thể hiện một cách rõ nét giữa các
mẫu đậu xanh nghiên cứu. Từ giới hạn kích thước 0,35 - 1,8 kb, có 10 phân
đoạn DNA xuất hiện, tương ứng với tổng số 108 phân đoạn DNA được nhân
bản trên tổng 30 mẫu đậu xanh nghiên cứu. Có 10 phân đoạn cho tính đa hình
phân đoạn DNA nhân bản. Cụ thể ở kích thước khoảng 1,8 kb chỉ có 1 mẫu
T9 xuất hiện phân đoạn DNA nhân bản, 29 mẫu còn lại đều không xuất hiện
55
phân đoạn DNA nhân bản. Ở kích thước 1,3 kb lại có tới 28 mẫu xuất hiện
phân đoạn DNA nhân bản và chỉ còn lại 2 mẫu T6 và T18 là không xuất hiện .
Năm mẫu T6, T9, T17, T19, T20 không thu được phân đoạn DNA ở kích
thước khoảng 0,8 kb. Ở kích thước khoảng 1,0 kb có tới 8 mẫu không thu
được phân đoạn DNA nhân bản. Trong khi đó ở phạm vi kích thước khoảng
0,35 kb chỉ có 2 mẫu có phân đoạn DNA nhân bản là T1 và T19. Ở tất cả các
kích thước xuất hiện đều biểu hiện tính đa hình.
Hình 3.11. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi RA32 của 30 giống đậu
xanh
Ký hiệu: M: Marker 1kb
1.T1, 2.T2, 3.T3, 4.T4, 5.T5, 6.T6, 7.T7, 8.T8, 9.T9, 10.T10, 11.T11,
12.T12, 13.T13, 14.T14, 15.T15, 16.T16, 17.T17, 18.T18, 19.T19,
20.T20, 21.T21, 22.T22, 23.T23, 24.T24, 25.T25, 26.T26, 27.T27,
28.T28, 29.T29, 30.T30.
56
Mồi OPA15
Đây là mồi điển hình trong số 10 mồi cho tính đa hình các phân đoạn
DNA được nhân bản. Tổng số phân đoạn DNA được nhân bản với 30 mẫu
đậu xanh thu được 201 phân đoạn DNA tương ứng với 7 băng khi kiểm tra
trên gel agarose 1,8%.
Mặc dù số lượng phân đoạn DNA được nhân lên lớn nhất trong số
các mồi sử dụng nhưng chỉ có một băng ở vị trí 1,1 kb cho tính đa hình phân
đoạn DNA được nhân bản. Toàn bộ các băng vạch ở các phân đoạn khác đều
giống nhau hoàn toàn giữa 30 mẫu đậu xanh nghiên cứu. Thể hiện tính đa
hình thấp. Điều này được khẳng định thông qua giá trị PIC = 0,0727 (giá trị
PIC thấp nhất). Kích thước các phân đoạn được nhân bản rất đa dạng dao
động từ 0,35 kb tới trên 2,75 kb. Ảnh điện di cũng được tổng hợp và thể hiện
trên hình 3.12.
Hình 3.12. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi OPA15 từ mẫu T1 đến mẫu
T20
Ký hiệu: M: Marker 1kb
1.T1, 2.T2, 3.T3, 4.T4, 5.T5, 6.T6, 7.T7, 8.T8, 9.T9, 10.T10, 11.T11,
12.T12, 13.T13, 14.T14, 15.T15, 16.T16, 17.T17, 18.T18, 19.T19, 20.T20.
M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
0,25kb
0,75 kb
1,0 kb
0,5kb
1,5 kb
2,0 kb
57
Mồi RA40
Mồi RA40 khuếch đại được 4 phân đoạn với kích thước từ 0,2 - 1,6 kb.
Biểu hiện đa hình của các giống đậu xanh nghiên cứu thể hiện ở một băng
kích thước 1,6 kb. Ở ba kích thước còn lại (0,2 kb, 1,0 kb, 1,4 kb) không biểu
hiện đa hình. Ảnh điện di được thể hiện qua hình 3.12.
Hình 3.13. Ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi RA40 từ mẫu T1 đến mẫu
T20
3.2.3. Mối quan hệ di truyền giữa các giống đậu xanh dựa trên phân
tích RAPD
Từ kết quả phân tích hình ảnh điện di sản phẩm RAPD, chúng tôi thống
kê các băng điện di (xuất hiện = 1, không xuất hiện = 0) và xử lý số liệu phân
tích RAPD bằng phần mềm NTSYSpc version 2.0i nhằm xác định khoảng cách
di truyền giữa các mẫu đậu xanh nghiên cứu thông qua hệ số tương đồng di
truyền và biểu đồ hình cây.
Ký hiệu: M: Marker 1kb
1.T1, 2.T2, 3.T3, 4.T4, 5.T5, 6.T6, 7.T7, 8.T8, 9.T9, 10.T10, 11.T11,
12.T12, 13.T13, 14.T14, 15.T15, 16.T16, 17.T17, 18.T18, 19.T19, 20.T20.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1213 14 15 16 1718 19 20 M
MM
0,25 kb
0,5 kb
0,75
kkmk
mkkk
kkkkk
kkbkk
kkkkk
kkkbk
bkb
1,0 kb
1,5 kb
58
Để xác định quan hệ di truyền, chúng tôi đã tiến hành xác định giá trị
tương quan kiểu hình theo ba phương pháp tính hệ số di truyền giống nhau
(phương pháp của Jaccard, SM và Dice) với bốn kiểu phân nhóm (WPGMA,
UPGMA, liên kết hoàn toàn và liên kết đơn lẻ) (bảng 3.7). Biểu đồ hình cây
được thiết lập dựa trên giá trị tương quan cao nhất với các giá trị khi r 0,9:
tương quan rất chặt, 0,8 ≤ r < 0,9: tương quan chặt, 0,7 ≤ r < 0,8: tương quan
tương đối chặt, r < 0,7: tương quan không chặt.
Bảng 3.7. Giá trị tương quan kiểu hình (r)
UPGM
A
WPGMA Liên kết hoàn toàn
TO toàn
Liên kết đơn lẻ
SM 0.8794 0.8352 0.7439 0.8600
Dice 0.8741 0.8331 0.7737 0.8418
Jaccard 0.8733 0.8228 0.7549 0.8324
Kết quả bảng 3.7 cho thấy, giá trị tương quan kiểu hình (r) của 30 mẫu đậu
xanh nghiên cứu đều cao, trong phạm từ tương quan tương đối chặt đến tương
quan chặt. Cụ thể giá trị (r) dao động từ 0,7439 đến 0,8794. Giá trị tương quan
kiểu hình (r) lớn nhất 0,8794 khi tính theo hệ số di truyền SM và kiểu phân nhóm
UPGMA. Vì vậy, sơ đồ hình cây được thiết lập theo hệ số di truyền giống
nhau SM và kiểu phân nhóm UPGMA (hình 3.14).
Kết quả xác định hệ số đồng dạng di truyền được thể hiện ở bảng 3.8.
Hệ số đồng dạng di truyền phản ánh mối quan hệ di truyền của các giống đậu
xanh với nhau. Các giống đậu xanh càng gần nhau về mặt di truyền thì hệ số
đồng dạng di truyền giữa chúng càng lớn và ngược lại, các giống có hệ số
đồng dạng di truyền thấp thì mối quan hệ di truyền giữa chúng càng xa nhau.
59
Bảng 3.8. Bảng hệ số tương đồng di truyền của 30 giống đậu xanh nghiên cứu
Giống T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T13 T14 T15 T16 T17 T18 T19 T20 T21 T22 T23 T24 T25 T26 T27 T28 T29 T30
T1 1,00
T2 0,82 1,00
T3 0,85 0,91 1,00
T4 0,76 0,83 0,82 1,00
T5 0,74 0,79 0,80 0,83 1,00
T6 0,61 0,65 0,67 0,68 0,70 1,00
T7 0,79 0,80 0,79 0,84 0,74 0,69 1,00
T8 0,82 0,83 0,86 0,85 0,79 0,70 0,90 1,00
T9 0,59 0,66 0,65 0,71 0,73 0,81 0,72 0,70 1,00
T10 0,80 0,83 0,82 0,85 0,79 0,71 0,91 0,90 0,71 1,00
T11 0,82 0,79 0,82 0,83 0,83 0,68 0,80 0,83 0,68 0,81 1,00
T12 0,84 0,80 0,86 0,83 0,81 0,70 0,88 0,87 0,68 0,90 0,85 1,00
T13 0,77 0,76 0,81 0,82 0,80 0,69 0,77 0,82 0,65 0,80 0,88 0,86 1,00
T14 0,82 0,81 0,86 0,85 0,83 0,71 0,82 0,85 0,68 0,85 0,90 0,89 0,93 1,00
T15 0,80 0,81 0,86 0,83 0,81 0,66 0,82 0,85 0,64 0,83 0,81 0,89 0,84 0,85 1,00
T16 0,74 0,81 0,80 0,85 0,81 0,64 0,78 0,81 0,66 0,79 0,79 0,83 0,80 0,85 0,87 1,00
T17 0,76 0,81 0,80 0,85 0,79 0,66 0,80 0,81 0,68 0,81 0,79 0,81 0,80 0,85 0,87 0,89 1,00
T18 0,68 0,76 0,75 0,76 0,78 0,70 0,79 0,76 0,74 0,80 0,74 0,76 0,75 0,80 0,78 0,78 0,82 1,00
T19 0,77 0,80 0,79 0,86 0,80 0,69 0,79 0,82 0,72 0,80 0,82 0,80 0,83 0,86 0,82 0,86 0,90 0,81 1,00
T20 0,77 0,82 0,81 0,86 0,80 0,67 0,79 0,82 0,69 0,80 0,86 0,82 0,85 0,88 0,80 0,84 0,90 0,79 0,92 1,00
T21 0,72 0,77 0,78 0,81 0,73 0,58 0,72 0,75 0,58 0,75 0,79 0,77 0,80 0,83 0,77 0,73 0,77 0,70 0,74 0,78 1,00
T22 0,80 0,83 0,83 0,83 0,81 0,68 0,80 0,83 0,66 0,83 0,83 0,85 0,86 0,90 0,85 0,83 0,83 0,80 0,84 0,82 0,83 1,00
T23 0,79 0,80 0,85 0,83 0,78 0,63 0,77 0,82 0,65 0,80 0,82 0,84 0,83 0,88 0,82 0,80 0,78 0,75 0,81 0,81 0,82 0,90 1,00
T24 0,74 0,77 0,84 0,81 0,75 0,58 0,74 0,77 0,62 0,77 0,81 0,81 0,78 0,81 0,77 0,73 0,71 0,70 0,76 0,78 0,85 0,83 0,88 1,00
T25 0,83 0,84 0,89 0,86 0,82 0,69 0,83 0,80 0,69 0,86 0,88 0,88 0,89 0,93 0,84 0,80 0,82 0,79 0,85 0,87 0,84 0,93 0,92 0,86 1,00
T26 0,81 0,86 0,87 0,86 0,82 0,69 0,83 0,86 0,69 0,86 0,84 0,86 0,83 0,86 0,86 0,80 0,84 0,79 0,87 0,89 0,76 0,88 0,87 0,84 0,89 1,00
T27 0,73 0,80 0,79 0,86 0,78 0,65 0,83 0,80 0,72 0,82 0,82 0,82 0,81 0,88 0,78 0,80 0,80 0,79 0,85 0,85 0,78 0,88 0,85 0,84 0,89 0,83 1,00
T28 0,80 0,85 0,86 0,89 0,81 0,71 0,84 0,87 0,71 0,87 0,85 0,85 0,86 0,89 0,87 0,83 0,85 0,82 0,86 0,86 0,79 0,89 0,88 0,81 0,90 0,91 0,86 1,00
T29 0,78 0,85 0,84 0,59 0,81 0,70 0,88 0,85 0,75 0,87 0,85 0,87 0,84 0,90 0,85 0,87 0,87 0,86 0,90 0,88 0,81 0,89 0,88 0,83 0,90 0,88 0,93 0,92 1,00
T30 0,70 0,79 0,76 0,85 0,83 0,64 0,78 0,79 0,70 0,81 0,83 0,81 0,82 0,85 0,79 0,83 0,81 0,76 0,86 0,86 0,77 0,82 0,78 0,75 0,84 0,82 0,86 0,85 0,89 1,00
60
Kết quả phân tích bảng 3.8 cho thấy, hệ số tương đồng di truyền của 30
giống đậu xanh nghiên cứu dao động từ 0,58 đến 0,93.
Trong đó, 4 cặp giống có hệ số đồng dạng di truyền cao nhất (0,93) là:
T13 và T14, T14 và T25, T22 và T25, T27 và T29. 3 cặp giống có hệ số đồng
dạng di truyền nhỏ nhất (0,58) là: T6 và T21, T6 và T24, T9 và T21.
Hình 3.14. Sơ đồ quan hệ di truyền của 30 giống đậu xanh
Sơ đồ hình cây tính theo hệ số SM và kiểu phân nhóm UPGMA (hình
3.14) đã chỉ ra mức độ sai khác di truyền giữa 30 giống đậu xanh. Mức độ
khác nhau được biểu hiện bằng hệ số sai khác giữa các giống. Các giống có
hệ số di truyền giống nhau tương tự sẽ được xếp thành một nhóm, giữa các
nhóm lại có sự liên hệ với nhau.
Nhóm I
Nhóm II
P I
P II
61
Biểu đồ hình cây tạo được khi phân tích 30 giống đậu xanh với 10 mồi
ngẫu nghiên chia làm 2 nhóm chính:
* Nhóm I: Bao gồm 2 giống T6 có nguồn gốc từ Xuất Hoá - Bắc kạn và
T9 có nguồn gốc từ Hàm Yên - Tuyên Quang, hai giống này có hệ số tương
đồng là 0,81 và có hệ số di truyền sai khác so với các giống khác thuộc nhóm
II là 33% (1 - 0,67).
* Nhóm II: Bao gồm 28 giống còn lại và tiếp tục phân thành 2 nhánh
phụ (PI và PII):
+ Nhánh phụ I: Gồm 1 giống T18 có nguồn gốc từ Đình Bảng - Bắc
Ninh, giống này có hệ số di truyền sai khác với các giống ở nhánh phụ II 23%
(1 - 0,77).
+ Nhánh phụ II: Gồm 27 giống còn lại, và chia thành 2 cụm:
- Cụm I: Gồm 2 giống T21, T24, có hệ số tương đồng di truyền là 0,85
và có hệ số di truyền sai khác với cụm II là 21% (1 - 0.79).
- Cụm II, gồm 25 giống còn lại, trong đó 4 cặp giống T13 và T14, T14
và T25, T22 và T25, T27 và T29 giống nhau nhiều hơn cả, hệ số sai
khác giữa chúng là 7% (1 - 0,93).
Từ kết quả phân nhóm trên chúng tôi nhận thấy tính đa hình của 30
giống đậu xanh trong phạm vi phân tích 10 mồi ngẫu bằng phản ứng RAPD
đã chứng minh cho sự khác nhau trong cấu trúc DNA giữa các giống đậu
xanh. Tuy nhiên, đậu xanh là cây tự thụ phấn cho nên hệ gen rất bảo thủ,
chính vì vậy hệ số sai khác giữa các giống nghiên cứu là rất thấp. Điều này,
cũng thể hiện ở kết quả của Nguyễn Vũ Thanh Thanh (2008) và Điêu Thị Mai
Hoa (2006) khi nghiên cứu về quan hệ di truyền ở đậu xanh [8], [26].
62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Khối lượng 1000 hạt của các giống đậu xanh dao động từ 40,27g đến
65,44g. Trong đó, giống T8 có khối lượng hạt cao nhất (65,44g), thấp
nhất là giống T15 (40,27g).
1.2. Đánh giá chất lượng hạt cho thấy, hàm lượng protein và lipid đạt mức
trung bình. Hàm lượng protein trong hạt của 30 giống đậu xanh dao động
trong khoảng 19,27% đến 29,12%, hàm lượng lipid trong khoảng 1,7%
đến 4,2%.
1.3. Đã tách chiết DNA tổng số từ lá non của 30 giống đậu xanh nghiên cứu.
Qua kiểm tra cho thấy, các mẫu DNA tổng số tách chiết được đều có
chất lượng tốt, có thể sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.4. Bằng kỹ thuật RAPD với việc sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên đã nhận được
1208 phân đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên từ hệ gen của 30 giống
đậu xanh. Trong 10 mồi ngẫu nhiên sử dụng có cả 10 mồi biểu hiện tính
đa hình. 1.5. Kết quả phân tích cho thấy, 30 giống đậu xanh nghiên cứu
chia thành 2 nhóm chính, hệ số tương đồng di truyền giữa 2 nhóm là
67% (tức sai khác 33%).
2. ĐỀ NGHỊ
Cần tiếp tục sử dụng kỹ thuật RAPD với nhiều mồi ngẫu nhiên và kết
hợp nhiều kỹ thuật khác như SSR, AFLP, RFLP...để xác định mối quan hệ di
truyền giữa các giống đậu xanh có độ tin cậy hơn nhằm tạo cơ sở cho việc lai
tạo giống đậu xanh có hiệu quả.
63
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Hoàng Thị Thao, Đỗ Tiến Phát, Chu Hoàng
Mậu (2010), “ Phân tích mối quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh
(Vigna radiata (L.) Wilczek) dựa trên chỉ thị RAPD”. (Bài gửi đăng tạp chí
khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đái Duy Ban (2006), Công nghệ gen, NXB KH & KT.
2. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường (1998), Thực
hành Hoá sinh học, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Mạnh Chính, Nguyễn Mạnh Cường (2008), Trồng đậu xanh, NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 3-9.
4. Đường Hồng Dật (2006), Cây đậu xanh. Kỹ thuật thâm canh và biện pháp
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, NXB Lao Động - Xã Hội, tr. 5 - 31.
5. Trần Thị Ngọc Diệp (2009), Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số
giống ngô (Zea mays L.), Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên.
6. Vũ Anh Đào (2009), Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống
đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) địa phương, Luận văn thạc sĩ Sinh
học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
7. Phạm Thành Hổ (2006), Di truyền học. NXB Giáo dục.
8. Điêu Thị Mai Hoa (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm nông học, sinh lý và
sinh học phân tử liên quan đến tính trạng chín tập trung của đậu xanh.
Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tr.51-63.
9. Nguyễn Đăng Khôi (1997), “Các cây đậu ăn hạt ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh
học, số 2, tr. 5 - 6.
10. Kết quả nghiên cứu khoa học đậu đỗ 1991 - 1995 (1996), Viện Khoa học
kỹ thuật Nông nghiệp, Việt Nam, tr. 4 - 188.
11. Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 2000 (2001), NXB Nông
Nghiệp.
12. Trần Văn Lài, Trần Nghĩa, Ngô Quang Thăng, Lê Trần Trung, Ngô Đức
Dương (1993), Kỹ thuật gieo trồng đậu lạc vừng, NXB NN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
13. Võ Thị Thương Lan và cộng sự (1999), “Nghiên cứu tính đa dạng của một
số loài rong câu ở vùng ven biển miền nam Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD
- PCR”, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc, tr. 1321 - 1327.
14. Nguyễn Thị Kim Liên (2003), Nghiên cứu định vị locus của một số tính
trạng hình thái ở lúa cạn phục vụ cho việc chọn dòng lúa chịu hạn, Luận
án Tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ Sinh học Hà Nội, tr. 24 - 34.
15. Trần Thị Phương Liên (1999), Nghiên cứu đặc tính hoá sinh và sinh học
phân tử của một số giống đậu tương có khả năng chịu nóng, chịu hạn ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội.
16. Đỗ Tất Lợi (1997), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB KH &
KT Hà Nội.
17. Trần Đình Long, Lê Khả Tường (1998), Cây đậu xanh, NXB NN.
18. Lê Đình Lương, Quyền Đình Thi (2002), Kỹ thuật di truyền và ứng dụng,
NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
19. Chu Văn Mẫn (2003), Ứng dụng tin học trong sinh học, NXB Đại học
Quốc Gia, Hà Nội, tr. 20 - 215.
20. Chu Hoàng Mậu (2001), Sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm để
tạo các dòng đậu tương và đậu xanh thích hợp cho miền núi Đông Bắc Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội.
21. Chu Hoàng Mậu, Nông Thị Man, Lê Xuân Đắc, Đinh Thị Phòng, Lê Trần
Bình (2002), “Đánh giá genome của một số dòng đậu tương đột biến bằng
kỹ thuật phân tích đa hình của DNA được nhân bản ngẫu nhiên”, Tạp chí
sinh học 22, tr. 21 - 27.
22. Đinh Thị Phòng (2001), Nghiên cứu khả năng chị hạn và chọn dòng chịu
hạn ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện
Công nghệ Sinh học, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
23. Nguyễn Minh Quế (2009), Đánh giá mối quan hệ di truyền của một số mẫu
dẻ và nghiên cứu bảo tồn nguồn gen dẻ Trùng Khánh - Cao Bằng bằng kỹ
thuật nuôi cấy mô - tế bào thực vật, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
24. Khuất Hữu Thanh (2006), Kỹ thuật gen nguyên lý và ứng dụng, NXB
KH & KT.
25. Nguyễn Vũ Thanh Thanh (2003), Nghiên cứu thành phần hoá sinh hạt và
tính đa dạng di truyền của một số giống đậu xanh có khả năng chịu hạn
khác nhau, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên.
26. Nguyễn Vũ Thanh Thanh (2008), Nghiên cứu tính đa dạng di truyền và
phân lập một số gen liên quan đến tính chịu hạn của cây đậu xanh (Vigna
radiata (L.) Wilczeck), Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ Sinh
học, Hà Nội.
27. Phạm văn Thiều (1997), Cây đậu xanh kỹ thuật trồng và chế biến sản
phẩm, NXB Nông nghiệp.
28. Nguyễn Thị Tâm (2003), Nghiên cứu khả năng chịu cóng và chọn dòng
chịu nóng ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án tiến sĩ Sinh học,
Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội.
29. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu
thực nghiệm trong nông lâm ngư nghiệp trên máy vi tính, NXB Nông nghiệp
Hà Nội.
30. Vũ Thanh Trà, Trần Thị Phương Liên (2006), “Nghiên cứu sự đa dạng di
truyền của một số giống đậu tương địa phương có phản ứng khác nhau với
bệnh gỉ sắt bằng chỉ thị SSR”. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông
thôn, tr. 21, 30 - 32.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
31. Trương Quang Vinh, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Tiến Phát, Nguyễn Thành
Danh (2008), “Đánh giá sự đa hình DNA một số giống khoai tây (Solanum
tuberosum L.) bằng kỹ thuật RAPD”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển
nông thôn, số 1.
32. Vander Maesen L. J. G. (1996), Tài nguyên thực vật Đông Nam Á, Tập 1 -
Các cây đậu ăn hạt, NXB KH & KT, tr. 16 - 86.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
33. Afzal M.A., Muynul Haque M., and Shanmugasundaram S (2004),
“Random Amplified Polymorphic DNA (RAPD) analysys of selected
mung bean (Vigna radiata L. Wilczek) cultivars”, Asian Journal of
Sciences, 3(1), pp. 20 - 24.
34. Awan F. S., (2007), “Study of genetic divergence among wheat genotypes
through random amplied polymorphic DNA, centre of Agricultural
biochemistry and biotechnology”, Unversity of Agricultural Faisalabad
Pakistan, 6(3), pp. 476 - 481.
35. Betal S., (2004) Roy C.P., Kundu S., Sen R.S, “Estimation of geneetic
variability of Vigna radiata cultivars by RAPD analysis”, Biologia
plantrum, 48(2), pp. 205 - 209.
36. Chen Y., Wang D., Arelli P., Ebrahimi M., Nelson R.L., (2006),
“Molecular marker diversity of SCN-resistant sources in soybean”,
Genome; 49, 8; ProQuest Central.
37. Dey N., Subarsana B., Chaudhuri T.R.,Dey S.R., mitu De,Ghose T.K.,
(2005), “RAPD - base genetic diversity analysis of aromatic rice”,
Cababstractsplus, 6(3/4), pp. 133 - 142.
38. Doldi M., Vollmann J., Lellry T., (1997), Genetic doversity in soybean as
determined by RAPD and microsatellite analysis, pp. 331 - 335.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
39. Foolad M. R., Arulsekar S., Rodrigues R.L.,(1995), “Application of
polymerase chain reaction (PCR) in plant genome analysys”, In:Gamborg
OL, Pjillips GC (eds), Fundamental methods of plant cell, tissue and
organ culture and laboratory operation, Springer Verlag, Berlin,
Heidelberg-New York-Tokyo, pp. 281 - 298.
40. Gawel N.J., Jarret R.H., (1991), Geneomic DNA isolation.
41. Humphry M.E., Magner T., McIntyre C.L., Aitken E.A., Liu C.J., (2003),
“Identification of a major locus conferring resistance to powdery mildew
(Erysiphe polygoni DC) in mungbean [Vigna radiata (L.) Wilczek] by
QLT analysis”, Geneome, 46(5), pp. 738 - 744.
42. Hyung - Jin Baek, Jung - Hoon Kang, Tae - San Kim, Nam - Chon Paek
(2008), “Genetic Diversity and Population Structure of Korean Soybean
Landrace [Glycine max (L.) Merrill]”, J. Crop Sci. Biotech. (June) 11 (2),
pp. 83 - 90.
43. Jorge (2003), “Genetic diffrentiation of Portugues tea plant using RAPD
markers”, Hrt Science, 38(6), pp. 1191 - 1197.
44. Karuppanapandian T., Karuppudurai T., Sinha P. B., Kamarul Haniya A,
Ma noharan K (2006), “Genetic diversity in green gram (Vigna radiata
L.) landraces analyzed by using random amplified polymorphic DNA
(RAPD)”, African Jounal of Biotechnology, pp. 1214 - 1219.
45. Lakhanpaul S., Chadha S., Bhat K.V (2000), “Random amplified
polymorphic DNA (RAPD) analysis in Indian mung bean (Vigna radiata
L. Wilczek) cultivars”, Genetica, 109(3), pp. 227 - 234.
46. Lambrides C. J., Lawn R. J., Godwin I. D., Manners J., Imrie B. C.
(2004), “Two genetic linkage maps of mungbean (Vigna radiata L.
Wilczek) using RFLP and RAPD markers”, Australian Journal of
Agricultural Research , 51(4), pp. 415 - 425.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
47. Li Z., Nelson R.L., (2002), “RAPD Marker Diversity among Cultivated
and Wild Soybean Accessions from Four Chinese Provinces”, Crop Science,
42, pp. 1737 - 1744.
48. Moretzsohn M.C., Hopkins M.S., Mitchell S.E., Kresovich S, valls J.F.,
Ferreira M.E. (2004), “Genetic diversity of peanut (Arachis hypogaea L.)
and its wild relatives based on the analyis of hypervariable regions of the
genome”, BMC plant Biol, 14,4(1).
49. Muthusamy S., Kanagarajan S., Ponnusamy S.(2008), “Efficiency of
RAPD and ISSR markers system in accessing genetic variation of rice
bean (Vigna umbellata) Landraces”, Electronic Journal of Biotechnology,
11(3).
50. Orozco C., Chalmers K. J., Powell W., Waugh R., (1996), “RAPD and
organelle specific RCR re-affirms taxonomic relationships within the
genus Coffea”, Plant Cell Reports, 15(5), pp. 337 - 341.
51. Paulo S., (2004), “Genetic diversity among maize (Zea mays L.) landraces
assessed by RAPD markers”, Genetics and molecular biology, 27(2).
52. Raghunathachari P., Khanna V. K., Singh U. S., Singh N. K., RAPD analysis
of genetic variability in Indian Scented germplasm (Oryza sativa L.).
53. Raina S.N.V, Kojima T., Ogihara Y., Singh K.P., Devarumath R.M.,
(2001), “RAPD and ISSR figerprints as useful genetic marker for analysis
of genetic diversity, varietal identification, and phylogenetic relationships
in peanut (Arachis hypogaea L.) cultirs and wild species”, Genome, 44(5),
pp. 763 - 72.
54. Ranade R., Gopalakrishna T. (2001), “Characterization of blackgram
[Vigna mungo (L.) Hepper] varieties using RAPD”, Plant varieties &
Seeds, 14(3), pp. 227-233.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
55. Saini A., Reddy S. K., Jawali N., (2004), “Evaluation of long primers for
AP-PCR analysis of mungbean [Vigna radiata (L.) Wilczek]: Genetic
relationships and fingerprinting of some genotypes”, Indian Journal of
Biotechnology, pp. 511 - 518.
56. Sangsiri C., Sorajjapinun W, Srinivesc P., (2005) “Gamma Radiation
Induced Mutations, function, gene expression and regulation”. Colloids
and surface, B. Biointerfaces, 45(3-4), pp. 131 - 135.
57. Santalla M., Power J. B, Davey M. R., (1998), “Genetic diversity in
mung bean [Vigna radiata (L.) Wilczek] germplasm revealed by RAPD
markers”, Plant Breeding, pp. 473 - 478.
58. Li Z., Nelson R.L., (2002), “RAPD Marker Diversity among Cultivated
and Wild Soybean Accessions from Four Chinese Provinces”, Crop Science,
42, pp. 1737 - 1744.
59. Sholihin, Hautea D.M., (2002), “Molecular mapping of drought resistance
in mungbean (Vigna radiata L.): 1.QTL linked to drought resistance,
2.Linkage map in mungbean using AFLP markers”, Jurnal Bioteknologi
Pertanian, 7(1-2), pp. 17 - 61.
60. Singh S., Reddy K.S., Jawali N., (2000), “PCR analysis of mungbean
genotypes using anchored simple sequence repeat primer”, In: DAE-BRNS
symposium on the use of nuclear and molecular techniques in crop
improvement, BARC, pp. 359 - 369.
61. Subramanian V., Gurtu S., Nageswara R.C., Nigam S. N., (2000),
“Identification of DNA polymorphism in cultivated groundnut using
random amplified polymorphic DNA (RAPD) assay”, Maharastra
Hybrid Seeds Company (MAHYCO) Ltd., Andhra Pradesh, India, 43(4),
pp. 656 - 660.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
62. Venkata C. L., Sreedhar R.V., Bhagyalakshmi N., (2007), “The use of
genetic markers for detecting DNA polymorphism among banana
cultivars”, Plant Cell Biotechnology Department, Central
FoodTechnological Research Institute, KRS Road, Mysore, Karnataka 570
020, India, 18(12).
63. William J.G.K., Kubelik A.R., Livak K.J., Rafalski J.A., Tingey S.V.,
(1990), “DNA polymorphisms amplified by arbitrary primers are useful as
genetic markers”, Nucleic Acids Reseach, pp. 6531 - 6535.
64. Young N.D, Kumar L., Menancio - Hautea, Danesh D., Talekar
N.S,Shanmugasundarum S., Kim D.H., (1992), “RFLP mapping of a major
bruchid resistance gene in mungbean (Vigna radiata L. Wilczek)”,
Theoretical and Applied genetics, 44(7-8), pp. 839 - 844.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc521.pdf