Luận văn Nghiên cứu thành phần hóa học của cây gòn ceiba pentandra (l.) gaertner họ gạo (bombacaceae)
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY GÒN CEIBA PENTANDRA(L.) GAERTNER HỌ GẠO (BOMBACACEAE)
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Mục lục
Lời mở đầu
Phụ lục giới thiệu
Phần_1: Tổng quan
Phần_2: nghiên cứu và kết quả
Phần 3: Thực nghiệm
Tài liệu tham khảo
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 10
1.1.1 Mô tả thực vật . 10
1.1.2 Phân bố và sinh thái 10
1.1.3 Kinh nghiệm dân gian 10
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOÁ HỌC TRÊN CÂY GÒN 13
1.2.1 Những nghiên cứu trong nước . 13
1.2.2 Những nghiên cứu trên thế giới . 13
1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRÊN CÂY GÒN 16
1.3.1 Những nghiên cứu trong nước 16
1.3.2 Những nghiên cứu trên thế giới 16
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
2.1 XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU VÀ ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO 22
2.1.1 Thu hái và xử lý nguyên liệu 22
2.1.2 Điều chế các loại cao từ lá gòn 22
2.1.3 Điều chế các loại cao từ vỏ gòn 22
2.2 SẮC KÝ CỘT ĐỂ CÔ LẬP HỢP CHẤT 25
2.2.1 Sắc ký cột trên cao cloroform của lá gòn (sơ đồ 1) 25
2.2.2 Sắc ký cột trên cao etyl acetat của lá gòn (sơ đồ 1) 25
2.2.3 Sắc ký cột trên cao eter dầu hỏa của vỏ gòn (sơ đồ 2) 26
2.2.4 Sắc ký cột trên cao cloroform của vỏ gòn (sơ đồ 2) . 26
2.3 KHẢO SÁT CẤU TRÚC HOÁ HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT CÔ LẬP 29
2.3.1 Xác định cấu trúc hợp chất LGON–CLO7 29
2.3.2 Xác định cấu trúc hợp chất LGON–CLO8 30 4
Nghiên cứu thành phần hóa học của cây gòn Ceiba pentandra (L.) Gaertner
2.3.3 Xác định cấu trúc hợp chất LGON–EA3 32
2.3.4 Xác định cấu trúc hợp chất VGON–ED6 36
2.3.5 Xác định cấu trúc hợp chất VGON–CLO3 . 36
2.4 KẾT LUẬN . 39
PHẦN 3: THỰC NGHIỆM
3.1 NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ 50
3.1.1 Nguyên liệu . 50
3.1.2 Hóa chất 50
3.1.3 Thiết bị 50
3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ VÀ VỎ CÂY GÒN 50
3.2.1 Phương pháp sắc ký cột silica gel . 50
3.2.2 Phương pháp sắc ký bản mỏng silica gel 52
1 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần hóa học của cây gòn ceiba pentandra (l.) gaertner họ gạo (bombacaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu thành phần hóa học của cây gòn Ceiba pentandra (L.) Gaertner
Thiên nhiên là nguồn cung cấp vô cùng phong phú về tất cả các mặt như
nhiên liệu, thực phẩm, nguyên liệu của tất cả các ngành nghề, và là nguồn dược liệu
vô cùng quý giá giúp cho con người có thể chống chọi được với bệnh tật để tồn tại
và phát triển. Có thể nói ngoài thiên tai và chiến tranh ra thì bệnh tật chính là
nguyên nhân gây chết người tàn khốc nhất. Chính vì vậy từ rất xa xưa con người đã
quan tâm đến những cây thuốc trong tự nhiên thông qua việc quan sát những động
vật hoang dã. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành hóa hợp
chất tự nhiên đã đi sâu nghiên cứu và tìm thấy vô vàn những hợp chất ứng dụng
chữa trị cho con người.
Đặc biệt, các nước ở vùng nhiệt đới và ôn đới được thiên nhiên ưu đãi có
thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, có nhiều loại dược liệu quý và hiếm.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, chính vì vậy có một thuận lợi lớn về nguồn
nguyên liệu nghiên cứu cho ngành hóa dược. Cho đến nay có thể nói rằng đa số các
cây có hoạt tính đều đã được nghiên cứu để ứng dụng, chỉ còn lại rất ít giống loài
chưa được nghiên cứu vì vậy mục đích của hóa hợp chất tự nhiên Việt Nam bây giờ
là phải tìm kiếm những nguồn dược liệu mới, những cây chưa được nghiên cứu hay
chỉ mới được nghiên cứu ở nước ngoài. Dựa trên mục tiêu đó, qua các thông tin cho
thấy một loài cây rất gần gũi có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, đã có
những nghiên cứu cây cùng loài ở một vài nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam
ngoài một nghiên cứu về dược tính của cây thì chưa thấy có nghiên cứu về thành
phần hóa học. Đó là cây gòn ta hay gòn gai có tên khoa học là Ceiba pentandra (L.)
Gaertner. Theo các tài liệu cho thấy cây có khả năng chữa được rất nhiều bệnh, đặc
biệt phần lớn các bộ phận của cây đều có ứng dụng trong cuộc sống: Vỏ, lá, cành
nhỏ dùng làm nhang, bông dùng để nhồi gối, mủ gòn có thể ăn được dùng trong
món chè. Vỏ cây và rễ cây thường sử dụng trong các bài thuốc dân gian của nhiều
nước. Gần đây ở miền nam Việt Nam có đề xuất dùng bông gòn làm phao vớt dầu
tràn trên sông hay biển vì sợi bông thấm dầu rất tốt.
Vì những khả năng ứng dụng của cây gòn như trình bày trên nên đề tài này
được thực hiện nhằm nghiên cứu các thành phần hóa học của cây với mục tiêu hy
vọng tìm thấy được những hợp chất có hoạt tính sinh học để làm thuốc chữa bệnh.
9