Qua nghiên cứu, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:
* Về dược liệu:
Đã mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm bột của từng vị thuốc trong THT, thấy chúng phù hợp với các đặc điểm trong dược điển Việt Nam, các tài liệu thực vật khác đã công bố.
* Về hoá học:
- Về định tính thấy trong nước sắc THT vẫn tồn tại cả hai nhóm Flavonoid và Alcaloid. Về SKLM thấy rằng THT có đầy đủ các vết alcaloid và flavonoid của HL, HB, HC. Về hàm lượng HL chứa 4,15% alcaloid, HB chứa 1,68% acaloid, HC chứa 4,96% flavonoid, THT chứa 2,05% alcaloid và 1,68% flavonoid.
- Đã tiến hành so sánh hai loài HL chân gà là HL Sapa và HL thị trường thấy rằng chúng có thành phần alcaloid tương tự nhau. Do đó có thể thay thế khi cần thiết.
* Về tác dụng kháng khuẩn:
Đã chứng minh được tác dụng kháng khuẩn của HL, HB, HC trên các vi khuẩn kiểm định. Đồng thời chứng minh được tác dụng kháng khuẩn hiệp đồng của 3 vị thuốc khi phối hợp trong phương THT.
46 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng kháng kháng khuẩn của phương thuốc tam Hoàng Thang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
Để tồn tại và phát triển, con người đã luôn tìm ra những phương cách nhằm chống lại, hạn chế những tác động của thiên nhiên và môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình. Một trong những phương cách đó là sử dụng thuốc y học cổ truyền.
Lúc đầu, con người sử dụng cây cỏ quanh mình để chữa bệnh theo kinh nghiệm bản thân. Theo thời gian các kinh nghiệm đó được đúc kết lại thành những nguyên tắc, lý luận tương đối hoàn chỉnh, giúp việc sử dụng thuốc cổ truyền mang tính khoa học hơn.
Hiện nay thuốc y học cổ truyền đã và đang trở thành một xu thế mạnh không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới. Một số bệnh nan giải như gan, thận, bệnh mạn tính... cũng được chữa bằng thuốc cổ truyền cho kết quả tốt. Vì thuốc cổ truyền có tác dụng điều hoà âm dương, cân bằng sự hoạt động giữa các bộ phận trong cơ thể. Mặt khác, khi sử dụng hầu như không có tác dụng phụ.
Để góp phần nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng của phương thuốc, chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng kháng kháng khuẩn của phương thuốc tam hoàng thanG ” - một phương thuốc kinh điển của y học cổ truyền với mục tiêu sau đây:
Nghiên cứu về thành phần hoá học chính của phương thuốc THT.
2. Nghiên cứu tính kháng khuẩn của phương thuốc THT.
Phần 1 tổng quan
1.1 vàI nét về thuốc thang của yhct.
- Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc được phối ngũ ( lập phương ) và bào chế theo phương pháp của YHCT từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật, có tác dụng chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khoẻ con người [2].
- Trên thực tế, người ta thường phối hợp các vị thuốc với nhau hơn là dùng riêng lẻ. Việc phối hợp thành phương thuốc ( đặc biệt là thuốc thang ) nhằm làm tăng tác dụng, giảm độc tính trong điều trị bệnh.
- Thuốc thang là một trong những dạng thuốc của YHCT được cấu tạo từ những dược liệu đã chế biến và được bào chế bằng cách sắc với nước ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 1000C. Thuốc thang có thể ngâm với rượu ở nhiệt độ thường trong thời gian dài [7].
- Thuốc thang được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá do đó đưa lại hiệu quả nhanh, hay dùng trong bệnh cấp tính [7].
- Thuốc thang được cấu tạo dựa trên nguyên lý của YHCT, theo nguyên tắc có đủ các thành phần: Quân ,Thần, Tá, Sứ [5].
1.2 phương thuốc tam hoàng thang.
THT là phương thuốc kinh điển, được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp nhiệt nhập vào phần dinh, phần huyết, phần tâm bào, gây sốt cao, mê sảng, bất tỉnh, thần chí không ổn định, đôi khi phát cuồng co giật [2,5,8,17,18].
THT được cấu tạo từ 3 vị thuốc thuộc loại thanh nhiệt táo thấp. Do 3 vị có màu vàng nên có tên phương THT.
* Công thức của tht:
Hoàng Liên
Hoàng Bá ýđồng lượng
Hoàng Cầm
Trong đó HL có tác dụng tả hoả ở tạng tâm, lại có thể dẫn thuốc đến các tạng phủ bị bệnh nên vừa là Quân vừa là Sứ. HC có tác dụng tả hoả ở thượng tiêu, ở tạng phế, làm tăng tác dụng hạ sốt của HL; HB có tác dụng thanh nhiệt chủ yếu ở hạ tiêu, bàng quang, làm tăng tác dụng hạ sốt của HL nên HC, HB vừa là Thần vừa là Tá.
* Cách dùng-liều dùng.
- Thường được dùng dưới dạng sắc.
- Uống 2 lần trong ngày.
* Chú ý khi dùng:
- Không nên dùng với người âm hư, tỳ hư, tiết tả.
- Các vị thuốc trong bài đều có vị rất đắng, do đó khi sử dụng cần chú ý về liều lượng và thời gian sử dụng. Không nên dùng liều cao kéo dài, vì sẽ làm tê liệt thần kinh vị giác, gây cảm giác ăn không biết ngon hoặc buồn nôn [2,4].
- Gần đây người ta đã bào chế dưới dạng cải tiến – Viên nén.
* Một số bài thuốc có nguồn gốc từ phương THT.
Từ cổ phương THT, các lương y đã gia giảm tạo nên những phương thuốc mới như:
(1). Tam Hoàng Giải Độc Thang [17].
Hoàng liên 8g Hoàng cầm 8g
Hoàng bá 8g Chi tử 12g
Có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, giải độc ở tam tiêu. Chủ trị phiền táo, nhiệt độc, sốt cao, nôn ra máu, chảy máu cam.
Bài thuốc còn có tên Hoàng Liên giải độc thang và đã được nghiên cứu về ảnh hưởng của phương pháp sắc đến hàm lượng hoạt chất trong bài [14].
(2). Tam Hoàng Cự Thắng Thang [17,18].
Hoàng Liên 3,2g Mang Tiêu 4g Thạch Cao 12g
Hoàng Bá 8g Chỉ Thực 8g Cam Thảo 3,2g
Hoàng Cầm 8g Đại Hoàng 8g
Có tác dụng trị dương độc, phát cuồng, phiền khát, đại tiện táo bón, thở gấp.
(3). Tam Hoàng Thục Ngải Thang [17,18].
Hoàng Liên Hoàng Cầm
Hoàng Bá Thục Ngải
Lượng bằng nhau.
Có tác dụng trị chứng đậu, sởi, ỉa chảy ra máu mủ hôi thối, cơ thể phát sốt, phiền khát.
(4). Tam Hoàng Thạch Cao Thang [17,18].
Hoàng Bá 4g Thạch Cao 10g Tri Mẫu 6g
Hoàng Liên 8g Huyền Sâm 4g Cam thảo 2,8g
Hoàng Cầm 6g
Có tác dụng trị tam tiêu thực nhiệt.
* Hiện nay, Bệnh viện Y học Dân Tộc Cao Bằng đang sử bài thuốc có tên Bột Tam Hoàng; trên cơ cở gia giảm một số vị thuốc của phương THT để phòng nhiễm khuẩn sau khi thắt trĩ. Bài thuốc có thành phần:
Hoàng Liên 1 kg
Hoàng Bá nam 1 kg
Hoàng Đằng 1 kg
CuSO4 100 g
1.3 Các vị thuốc trong phương.
1.3.1 Hoàng Liên
* Đặc điểm thực vật, phân bố, thu hái.
Có nhiều loại HL chân gà: Coptis chinensis Franch.; Coptis teeta Wall.; ( 2 loài này có ở Việt nam [11] ); Coptis teetoides C.Y. Cheng.; Coptis deltoidea C.Y. Cheng et Hsiao.; Coptis quinqueseeta W.T. Wang., Coptis omeiensis ( Chen ) C.Y.Cheng, Họ Hoàng Liên-Ranunculaceae. ở Trung Quốc có tất cả các loài HL trên.
Hình 1: Hoàng Liên
HL chân gà Coptis chinensis Franch., thuộc cây thảo, sống nhiều năm.Thân rễ màu vàng thường phân nhánh. Lá có cuống dài tập trung ở gốc, phiến lá chia thành 3 thuỳ chính, mép răng cưa không đều. Hoa nhỏ màu vàng mọc thành tụ tán trên một cuống dài khoảng 25cm, có khoảng 20 nhị, 8-12 lá noãn rời nhau. Quả đại [3,9,10,11,13,21].
HL thường mọc ở vùng núi cao 1500-1800m. ở nước ta, HL mọc trên núi Hoàng Liên Sơn ( Lào Cai ), Quảng Bạ ( Hà Giang ). ở Trung Quốc, HL mọc hoang và trồng ở Vân Nam,Tứ Xuyên, Kiến Bình, Hồ Nam...[3,13].
Sau khi trồng 4-5 năm, người ta đào cả cây, loại bỏ đất cát, cắt loại thân lá, đem phơi, sấy khô rồi đóng gói.
* Bộ phận dùng.
Thân rễ - Rhizoma Coptidis
Là những mẩu cong queo, dài 3-5cm, rộng 0,2-0,5cm, có nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhánh nhiều. Nhánh trông giống hình chân gà, mặt ngoài màu
vàng nâu mang vết tích rễ phụ và cuống lá. Thể chất cứng rắn, vết bẻ ngang
không phẳng, phần gỗ màu vàng tươi, không mùi, vị rất đắng [1,3,6,20,21].
Các loại HL khác, thân rễ màu vàng, ít phân nhánh cũng có bán trên thị trường Việt Nam.
- Bột: Màu vàng ,vị rất đắng. Dưới tia tử ngoại có huỳnh quang màu vàng tươi. Soi kính hiển vi thấy: tế bào mô cứng hình tròn hay nhiều cạnh; hạt tinh bột hình trứng hay bầu dục; mảnh bần màu vàng nâu; mạch mạng; sợi có thành rất dày [1,3,6].
* Chế biến.
HL được chế biến theo nhiều cách khác nhau, cụ thể được chế biến thành: HL phiến, HL ủ rượu, HL trích nước gừng, HL trích với ngô thù du, HL sao vàng, HL sao đất, HL thán, HL chế giấm, HL trích muối, HL trích mật lợn [16].
* Thành phần hoá học.
Thân rễ HL chứa nhiều Alcaloid ( 5-8% ) trong đó chủ yếu là Berberin. Ngoài ra còn có Palmatin, Worenin, Coptisin, Jatrorizin, Magnoflorin, Columbamin, Urbenin, Acid ferulic [3,19,22].
OCH3
OCH3
R1O
R2O
Công thức cấu tạo của một số Alcaloid phân lập từ rễ HL:
Berberin R1+ R2 = - CH2 -
Palmatin R1 = R2 = - CH3
Jatrorizin R1= - H
R2= - CH3
Coptisin
Worenin
H3C
H3CO
CH
Acid ferulic
COOH
CH
HO
OCH3
OCH3
Columbamin
H3CO
HO
H3CO
HO
H3CO
CH3
CH3
Magnoflorin
HO
Từ Berberin, Palmatin người ta hydro hoá tạo Tetrahydroberberin và Tetrahydropalmatin có công thức:
Tetrahydroberberin: R1+ R2 = - CH2 -
Tetrahydropalmatin: R1 = R2= - CH3
R1O
R2O
OCH3
OCH3
* Tác dụng sinh học của HL.
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc HL có phổ kháng khuẩn rất rộng. Nước sắc thể hiện tác dụng ức chế vi khuẩn ở những nồng độ pha loãng sau: nồng độ 1:5120 có tác dụng trên Shigella shiga; nồng độ 1:2560 có tác dụng với Shigella dysenteriae; nồng độ 1:1640 có tác dụng với Staphylococcus aureus; nồng độ 1:640 có tác dụng với Bacillus cholerae; nồng độ 1:80 với Bacillus coli, Bacillus proteus; nồng độ 1:5 với Bacillus pyocyaneus [3].
Cơ chế tác dụng do Berberin ức chế sự tổng hợp ARN, protein và ngăn ngừa sự chuyển hoá hydradcarbon của vi khuẩn.
- HL có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và quá trình thực bào; là tác
nhân kháng độc tố, kháng viêm. HL có thể gây hạ huyết áp do tác dụng vào thụ thể M ( muscarinic ) và làm giảm hoạt động của enzym cholinesterase. HL có tác dụng chống thiếu máu cục bộ ở não do giảm sự ngưng kết tiểu cầu và giảm lượng Thomboxan A2. Nó tăng cường chức năng tâm thất trái khi đã suy yếu bởi tính hướng cơ đặc hiệu và giãn mạch nhẹ toàn cơ thể [19].
- HL chế gừng có tác dụng hạ sốt tốt, HL chế giấm có tác dụng lợi mật tốt [1].
- Ngoài ra HL còn có tác dụng trên virus cúm, amip và một số nấm gây bệnh ngoài da [14].
- Sản phẩm hydro hoá của Berberin là Tertrahydroberberin, có tác dụng an thần, mềm cơ, hạ huyết áp nhẹ [3].
* Công dụng, liều dùng.
Theo đông y HL vị đắng tính hàn, qui vào 5 kinh: can, đởm, tâm, vị, đại
tràng. HL có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, giải độc hạ hoả, chỉ huyết, thanh tâm trừ phiền, thanh can sáng mắt. Dùng để chữa sốt cao, mê sảng, lỵ, tâm hoả thịnh, nôn ra máu, đau mắt đỏ, mất ngủ.
Ngày dùng 2-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột [2,4,8,23,24].
1.3.2 Hoàng bá
* Đặc điểm thực vật, phân bố , thu hái.
Có 2 loài HB: Phellodendron amurense Rurp. và Phellodendron chinense Schneider, thuộc họ Cam - Rutaceae.
Hình 2: Hoàng Bá
HB thuộc cây gỗ, cao 10-25cm, cành rất phát triển.Vỏ màu nâu hoặc màu xám nhạt, vỏ phân thành hai lớp; lớp bần dày có đường rách dọc, lớp trong màu vàng tươi. Lá kép lông chim, có khoảng 5-13 lá chét, mép lá có răng cưa. Phần gốc của gân mang lông che chở mềm. Hoa nhỏ màu vàng, mẫu 5, đơn tính khác gốc. Quả mọng hình cầu [3,7,10,13,21].
HB mọc hoang và trồng nhiều ở Trung Quốc, Xiberi. Việt Nam đã di thực và trồng thí nghiệm thấy cây mọc tốt nhưng chưa trồng trên qui mô lớn, còn phải nhập của Trung Quốc [3].
Vỏ thu hái ở cây đã trồng trên 10 năm, thường thu hái vào mùa hạ, cạo sạch lớp bần, cắt thành từng miếng phơi khô [3,13].
* Bộ phận dùng.
Vỏ thân, vỏ cành già - Cortex Phellodendri.
Vỏ thân màu nâu, dày 0,3 - 0,5cm, dài 20 - 40cm, rộng 3-6 cm. Mặt ngoài có chỗ còn sót lại lớp bần mầu nâu đất, có những vết lõm sần sùi và rãnh dọc. Mặt trong màu nâu nhạt, có các vết nhăn dọc nhỏ, dài. Vết bẻ lởm chởm màu vàng rơm.Thể chất chắc, nhẹ [3,7,20,21].
- Bột: Màu vàng tươi, vị rất đắng. Soi kính hiển vi có: đám sợi màu vàng có vách dày hoá gỗ; sợi chữa tinh thể hình lăng trụ; mảnh mô mềm với các tế bào hình tròn; mảnh bần màu vàng nâu hình chữ nhật [3,7].
* Chế biến.
HB được chế biến bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể được chế thành: HB phiến, HB sao, HB trích rượu, HB trích muối, HB thán [16].
* Thành phần hoá học.
Obakunon
H3C
CH3
H3C
CH3
H3C
Thành phần hoá học chính là Alcaloid trong đó chủ yếu là Berberin còn có một lượng nhỏ Palmatin, Phellodendrin, Magnoflorin, Jatrorizin, Candixin,…. Ngoài ra còn có một hợp chất Sterolic, chất béo [3,19,22].
OH
OCH3
CH3
H3CO
HO
Phellodendrin
Công thức hoá học của một số chất trong cây:
HO
CH2
CH2
N(CH3)3
Candixin
OH
OR
OH
R1O
R2O
R R1 R2
Phellodendrozid glucose H H
Phellamurin H glucose H
Dihydrophellozid H glucose glucose
* Tác dụng sinh học của Hoàng Bá.
- Tác dụng kháng khuẩn: HB có tác dụng kháng khuẩn tốt, đặc biệt tốt trên Bạch hầu, Liên cầu, Tả, Lỵ, Salmonella [3,14,19].
- HB có tác dụng kích thích hoạt động thực bào của bạch cầu. Nó có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn vành, hạ huyết áp [15,19].
- Hợp chất Lacton trong HB có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và gây hạ đường huyết ở thỏ [13].
- Phellodendrin có tác dụng ức chế miễn dịch nhưng khác Prednisolon và Cyclophosphamid do không ảnh hưởng đến sự sản xuất kháng thể của hồng cầu cừu và chuột [19].
* Công dụng, liều dùng.
Theo đông y, HB vị đắng tính hàn quy vào 3 kinh: thận, bàng quang, tỳ.
HB có tác dụng tư âm giáng hoả, thanh nhiệt táo thấp, giải độc tiêu viêm được dùng trong các trường hợp âm hư, phát sốt, hạ tiêu thấp nhiệt ( như bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiện ngắn đỏ hoặc buốt rắt ), còn dùng khi cơ thể bị thấp chẩn, lở ngứa, mun nhọt.
Ngày dùng: 6 - 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột [2,4,23,24].
1.3.3 hoàng cầm.
* Đặc điểm thực vật, phân bố, thu hái.
HC - Scutellaria baicalensis Georgi, Họ hoa môi - Lamiaceae.
Hình 3: Hoàng Cầm
HC là cây thuộc thảo nhiều năm, cao khoảng 20 - 50 cm, thân đứng vuông, lá mọc đối, cuống ngắn hoặc không có. Phiến lá hình mác, mép nguyên. Hoa mọc hướng về một phía ở ngọn. Hoa hình môi, màu xanh lơ, có 4 nhị, bầu 4 ngăn [3,7,9,10,13,21].
HC mọc hoang và trồng nhiều ở Trung Quốc ( Hắc Long Giang, Hà Bắc, Vân Nam...). Hiện nay HC còn phải nhập từ Trung Quốc [3,13].
Rễ HC được thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu. Khi thu hái, bỏ rễ con, thân lá, phơi gần khô thì đập bỏ lớp vỏ ngoài rồi lại phơi khô.
* Bộ phận dùng.
Là rễ cây HC Radix Scutellariae.
Dược liệu hình truỳ, vặn xoắn, dài 8 - 25 cm, đường kính 1 - 3 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hoặc vàng thẫm, rải rác có vết rễ con hơi lồi. Trên vỏ có những vết dọc vặn vẹo hoặc vân dạng mạng. Phần dưới có các sọc dọc và các vết ngăn nhỏ. Thể chất chắc, dòn, dễ bẻ. Mặt bẻ màu vàng thẫm, giữa có lõi màu nâu đỏ. Rễ già bên trong có bột vụn màu nâu hoặc đen nâu. Dược liệu bị ẩm sẽ chuyển thành màu xanh vàng [3,7,20].
- Bột màu vàng hay màu nâu, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: sợi rải rác hay tập trung thành bó, hình thoi, thành dày, ống lỗ nhỏ; mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột; tinh bột kép đôi hay kép ba; tế bào mô cứng có thành dày; mảng mạch chấm và mạch điểm [3,7].
* Chế biến.
HC được chế biến bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể được chế thành: HC phiến, HC tẩm rượu, HC sao tồn tính, HC sao cháy cạnh, HC trích mật, HC trích gừng [16].
* Thành phần hoá học.
Thành phần chính là flavonoid như Baicalein, Baicalin, Scutellarein, Scutellarin, Wogonin, Wogonosid, 7- Metroxynorwogonin, Scullcapflavon I, II. Ngoài ra còn có Tanin thuộc nhóm Pyrocatechin, nhựa [3,19,22].
RO
HO
HO
O
R1
Baicalein R= - H; R1= - H
Baicalin R= - Gluc; R1= - H
Scutellarein R= - H; R1= - OH
Scutellarin R= - Gluc; R1= - OH
Công thức cấu tạo một số chất trong rễ Hoàng Cầm:
RO
O
OR1
Wogonin R= - H; R1= - CH3
Wogonosid R= - Gluc; R1= - CH3
7- Metroxynorwogonin
R= - CH3; R1= - H
OH
Skullcapflavon I R= - H; R1= - CH3
Skullcapflavon II R= - OCH3; R1= -OCH3
R
O
OCH3
H3CO
HO
R1
OH
* Tác dụng sinh học của Hoàng Cầm.
- Tác dụng kháng khuẩn: HC có tác dụng trên Staphylococcus, Streptococcus, E. coli, Tả, Lỵ, Thương hàn, Bạch hầu... [3,13].
- Tác dụng chống Virus: HC có tác dụng ức chế đối với Virus Influenza [19].
- HC có tác dụng hạ nhiệt, chữa ho, lợi tiểu, an thần, hạ huyết áp [3,15].
- Baicalein có tác dụng hạ sốt yếu hơn Aspirin, còn là tác nhân kháng độc tố.
Glycosid của Baicalein là baicalin có tác dụng chống viêm, chống khối u. Baicalin ngăn ngừa lây nhiễm HIV do ức chế HIV - 1 RT [19].
- Cả Baicalin và Baicalein đều có tác dụng bảo vệ hồng cầu tốt hơn a- tocoferol. Ngoài ra Baicalein có tác dụng lợi mật tốt hơn Baicalin [19].
* Công dụng, liều dùng.
HC vị đắng tính hàn, qui vào kinh: tâm, phế, can đởm, đại tràng, tiểu tràng.
HC có tác dụng thanh thấp nhiệt, trừ hoả độc ưu tiên ở thượng tiêu ( tạng phế ), lương huyết an thai; dùng cho các bệnh phế ung, phế có mủ, viêm phổi... gây sốt cao. Ngoài ra còn có tác dụng trừ thấp nhiệt ỏ vị tràng, thanh can nhiệt, chỉ huyết.
Ngày dùng 6 - 15 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột [2,4,23,24].
Phần 2 thực nghiệm và kết quả
Nguyên vật liệu.
* Nguyên liệu.
- Thân rễ HL chân gà (Coptis chinensis Franch.) thu hái trên dãy núi Hoàng Liên Sơn - Thôn Séo Mý Tỷ, Xã Tả Van, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai.
- Thân rễ HL Trung Quốc mua ở Phố Lãn Ông - Hà Nội.
- Rễ HC (Scutellaria baicalensis Georgi) mua ở Phố Lãn Ông - Hà Nội.
- Vỏ HB ( Phellodendron sp. ) mua ở Phố Lãn Ông - Hà Nội.
- Hoá chất đạt tiêu chuẩn phân tích mua tại CTTNHH hoá học ứng dụng- Phố Lê Thánh Tông - Hà Nội.
- Berberin chuẩn từ trung tâm kiểm nghiệm Sở Y Tế Hà Nội.
- Palmatin chuẩn từ Bộ môn Dược Liệu trường Đại Học Dược Hà nội.
- Các môi trường dùng cho nghiên cứu kháng khuẩn được bào chế theo đúng tiêu chuẩn tại phòng thí nghiệm Vi Sinh - Kháng Sinh, Bộ môn Công nghiệp Dược Trường Đại Học Dược.
* Đối tượng nghiên cứu.
- Phương thuốc THT được bào chế từ 3 loại dược liệu: HL, HB, HC có cùng trọng lượng.
- Khả năng kháng khuẩn của THT trên một số vi khuẩn kiểm định.
* Dụng cụ thí nghiệm.
- Máy xác định độ ẩm dược liệu “Precisa HA 6.0 ”.
- Máy cất quay thu hồi dung môi “Buchi”.
- Máy đo tử ngoại UV “Camag”.
- Tủ sấy “Shellab” và “Memert”.
- Nồi hấp tiệt trùng.
- Các dụng cụ đo lường đạt tiêu chuẩn kiểm định.
2.2 Phương pháp thực nghiệm
2.2.1 Sắc thuốc
Cân 15 g dược liệu ( HL, HB, HC, THT ), thêm 90 ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 1 giờ, gạn lấy dịch sắc. Tiến hành sắc 3 lần, gộp các dịch sắc, cô nhỏ lửa còn 15 ml; được dịch sắc 1:1.
2.2.2 Nghiên cứu về thành phần hoá học chính của phương THT và từng vị thuốc trong phương.
* Định tính Alcaloid bằng phản ứng hoá học.
- Tiến hành sắc như mục (2.2.1) đối với THT và các vị thuốc có alcaloid trong thành phần.
- Chiết Alcaloid: Lần lượt kiềm hoá từng dịch sắc bằng NaOH 10 %, sau đó chuyển vào các bình gạn tương ứng. Lắc với chloroform (3 lần x 15ml). Tách lấy lớp chloroform vào các cốc tương ứng, acid hoá dịch chloroform bằng HCl 10%. Tách lấy lớp acid làm phản ứng với các thuốc thử chung Alcaloid.
- Các phản ứng:
+ Phản ứng với TT Mayer: 1 ml dịch chiết, thêm 2-3 giọt TT Mayer. Nếu xuất hiện tủa trắng vàng là phản ứng dương tính.
+ Phản ứng với TT Bouchardat: 1 ml dịch chiết, thêm 2-3 giọt TT. Nếu xuất hiện tủa nâu đỏ là phản ứng dương tính.
+ Phản ứng với TT Dragendorff: 1 ml dịch chiết , thêm 2-3 giọt TT. Nếu xuất hiện tủa màu da cam là phản ứng dương tính.
+ Phản ứng với acid Picric: 1 ml dịch chiết, thêm 2-3 giọt TT. Nếu xuất hiện tủa màu vàng là phản ứng dương tính.
* Định tính Flavonoid bằng phản ứng hoá học.
- Sắc thuốc như mục ( 2.2.1 ) được 15 ml dịch sắc HC, 15 ml dịch sắc THT .
- Chiết Flavonoid: thêm từ từ vào từng dịch sắc trên cồn 950 cho đến khi không thấy xuất hiện tủa thêm. Để lắng, lọc, cô dịch lọc trên nồi cách thuỷ
đến dạng cao mềm. Thêm 10 ml nước sôi, lắc đều cho tan, lọc vào bình gạn.
Thêm ethylacetat ( 3 lần x 10 ml ), lắc, tách lấy lớp ethylacetat làm phản ứng:
+ Phản ứng với NaOH 10%: 1 ml dịch chiết, thêm 0,5 ml NaOH 10%. Nếu xuất hiện màu vàng là phản ứng dương tính.
+ Phản ứng với Acetat chì 30%: 1 ml dịch chiết, thêm 0,5 ml Acetat chì. Nếu thấy xuất hiện tủa nâu là phản ứng dương tính.
+ Phản ứng với FeCl3 5%: 1 ml dịch chiết, thêm 0,5 ml FeCl3 5%. Nếu xuất
hiện tủa màu xanh đen là phản ứng dương tính.
+ Phản ứng với NH3: nhỏ 1-2 giọt dịch chiết lên giấy lọc, để khô, đem hơ trên
hơi NH3. Nếu màu vàng tăng lên là phản ứng dương tính.
+ Phản ứng Cyanidin: 1ml dịch chiết, thêm 0,1g Mg, vài giọt HCL đặc, đun cách thuỷ vài phút. Nếu xuất hiện màu đỏ là phản ứng dương tính.
* Định tính Alcaloid bằng SKLM.
- Chuẩn bị dung dịch phân tích.
Sắc thuốc như mục (2.2.1 ) ta được 15 ml dịch sắc HL, 15 ml dịch sắc HB, 15 ml dịch sắc THT. Cô dịch sắc tới cắn, hoà tan bằng acid HCl 10%, lọc qua giấy lọc vào bình gạn, kiềm hoá dịch lọc bằng NaOH 10%, lắc với chloroform (3 lần x 15 ml), tách lấy lớp chloroform, cô trên nồi cách thuỷ còn khoảng 1 ml, ta được dịch phân tích.
- Chuẩn bị dung dịch đối chiếu.
+ Cân 0,005 g Berberin chuẩn, hoà vào 1 ml chloroform.
+ Cân 0,005 g Palmatin chuẩn, hoà vào 1 ml chloroform.
- Chất hấp phụ:
Sử dụng Silicagel G của Merck, bản nhôm tráng sẵn Silicagel GF254 Merck.
- Hệ dung môi khai triển.
+ Hệ 1: Toluen : Aceton : Ethylacetat : Acid formic ( 5 :2 :2 :1 ).
+ Hệ 2: n-Butanol : Acid acetic : Nước ( 7 :1 :2 ).
- Dung dịch hiện màu.
+ Soi đèn tử ngoại ở bước sóng 366 nm.
+ Dung dịch Iod 1% trong chloroform.
+ Dung dịch Dragendorff.
* Định tính Flavonoid bằng SKLM .
- Dịch chấm sắc ký
Dùng dịch chiết trong ethylacetat nói trên.
- Chất hấp phụ
Sử dụng Silicagel G của Merck, bản nhôm tráng sẵn Silicagel GF254 Merck.
- Hệ dung môi khai triển.
+ Hệ 1: Toluen : Chloroform : Aceton ( 8 :5 :7 ).
+ Hệ 2: Chloroform : Acid acetic ( 9:1 ).
- Thuốc thử hiện màu.
+ Soi đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm.
+ Hơi NH3 đặc.
+ H2SO4 20% trong MeOH.
* Định lượng Alcaloid.
- Định lượng Alcaloid toàn phần bằng phương pháp cân.
+ Nguyên tắc: dựa vào độ tan khác nhau của Alcaloid trong dung môi phân cực và không phân cực.
+ Cách tiến hành: cân chính xác một lượng dược liệu, xác định độ ẩm, sắc, loại tạp bằng cách chuyển alcaloid từ dạng bazơ sang dạng muối và ngược lại. Chiết alcaloid bazơ bằng chloroform.
* Định lượng Flavonoid.
- Nguyên tắc: dựa vào độ tan của Flavonoid trong cồn cao độ ( 950 ) và ethylacetat.
- Tiến hành: cân chính xác một lượng dược liệu, xác định độ ẩm, sắc, loại tạp
bằng cồn cao độ, chiết bằng ethylacetat.
* Xử lý kết quả [12].
- Hàm lượng Alcaloid và Flavonoid được tính theo công thức:
(a-b) x 100
X% = x 100%
m x (100-d)
Trong đó X%: là hàm lượng phần trăm alcaloid hoặc flavonoid
a : là khối lượng cắn ( kể cả bì )
b : là khối lượng bì
m : là khối lượng dược liệu
d : độ ẩm dược liệu ( % )
- Dùng phương pháp thống kê toán học trong nghành dược để sử lý kết quả:
Sxi
x =
n
S(xi - x)2
n - 1
S t. S
k = x ±
n
Trong đó: n Số mẫu làm
x Giá trị trung bình
S Độ lệch chuẩn
k Khoảng tin cậy
t thay đổi tuỳ thuộc độ tự do n-1 của mẫu
với P = 95% ta có t = 2,776
2.2.3 nghiên cứu tính kháng khuẩn.
Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Vi sinh - Kháng sinh, Bộ môn công nghiệp Dược Trường Đại học Dược Hà Nội theo phương pháp sử dụng khoanh giấy lọc.
* Chủng vi khuẩn
10 chủng vi khuẩn đã sử dụng gồm:
- 5 chủng vi khuẩn Gram ( + ):
Bacillus subtilis ATCC 6633 viết tắt là BS.
Bacillus cereus ATCC 9946 viết tắt là BC.
Sarcina lutea ATCC 9341 viết tắt là SL.
Staphylococcus aureus ATCC 12228 viết tắt là Sta.
Bacillus pumilus ATCC 10241 viết tắt là BP.
- 5 chủng vi khuẩn Gram ( - ):
Shigella flexneri DT 112 viết tắt là Shi.
Salmonella typhii DT 220 viết tắt là Typh.
Escherichia coli ATCC 25922 viết tắt là EC.
Proteus mirabilis BV 108 viết tắt là Pro.
Pseudomonas aeruginosa VM 201 viết tắt là Pseu.
* Môi trường nuôi cấy vi khuẩn.
Dùng môi trường canh thang nuôi cấy vi khuẩn kiểm định.
Công thức: Cao thịt 0,3%.
Pepton 0,5%.
NaCl 0,5%.
Nước cất vừa đủ 100ml.
pH trung tính.
Pha 100ml môi trường, lấy 10 ống nghiệm sạch, cho vào mỗi ống 5ml môi trường. Đem hấp tiệt trùng ở 117 - 118oC trong 30 phút. Sau đó lấy ra, để nguội, cấy các chủng vi khuẩn kiểm định vào, mỗi chủng vi khuẩn cấy vào một ống môi trường ( tiến hành trong tủ cấy vô trùng ). Sau khi cấy xong, nuôi vi khuẩn trong tủ ấm ở 370C, thời gian nuôi từ 18 - 24 giờ.
* Chuẩn bị chế phẩm thử và mẫu thử.
- Chuẩn bị chế phẩm thử.
Sắc như mục ( 2.2.1 ) ta được các dịch sắc: HL tỷ lệ 1:1, HB tỷ lệ 1:1, HC tỷ lệ 1:1, THT tỷ lệ 1:1.
- Mẫu thử.
+ Dung dịch Penicillin G 30 UI = 18 mg/ml.
+ Dung dịch Gentamicin 20 UI = 20 mg/ml.
* Chuẩn bị khoanh giấy thử.
- Đục khoanh giấy lọc có đường kính D = 6,0 mm, khối lượng từ 33,5 - 34,0mg.
- Hấp tiệt trùng các khoanh giấy ở nhiệt độ 117 - 1180C trong 30 phút, sau đó sấy khô ở 600C trong khoảng 5 - 10 giờ.
- Cho các khoanh giấy đã tiệt trùng vào 6 đĩa petri sạch khác nhau. Mỗi đĩa tẩm một trong các dịch: Pen, Gen, HL, HB, HC, THT. Sau mỗi lần tẩm, đem sấy ở nhiệt độ 500C cho đến khô. Tẩm 3 lần.
Kết quả: Mỗi khoanh giấy tẩm dịch sắc chứa khoảng 0,8g dược liệu. Mỗi khoanh giấy tẩm Pen chứa khoảng 1 UI kháng sinh. Mỗi khoanh giấy tẩm Gen chứa khoảng 0,7 UI kháng sinh.
* Chuẩn bị môi trường thử kháng khuẩn.
Sử dụng môi trường thạch thường có công thức:
Cao thịt 0,3%
Pepton 0,5%
NaCl 0,5%
Thạch 1,6%
Nước cất vừa đủ 1000ml
pH trung tính
Pha 1000 ml môi trường, chia vào 10 bình nón dung tích 250ml mỗi bình 100ml, đem hấp tiệt trùng ở 117-118oC trong 30 phút. Để nguội đến 45-50oC rồi lần lượt cho mỗi vi khuẩn kiểm định đã nuôi vào mỗi bình nói trên; lắc đều rồi phân ra 10 hộp petri. Để nguội xuống nhiệt độ phòng.
* Thử tính kháng khuẩn.
- Mỗi vi khuẩn làm trên 5 đĩa petri.
- Trên mỗi đĩa petri đã đổ thạch, đặt các khoanh giấy đã tẩm kháng sinh và
dịch sắc theo sơ đồ:
.KS
HL .
HB.
.THT
.HC
Trong đó: KS : Khoanh giấy tẩm kháng sinh
HL : Khoanh giấy tẩm dịch sắc Hoàng Liên
HB : Khoanh giấy tẩm dịch sắc Hoàng Bá
THT : Khoanh giấy tẩm dịch sắc Tam Hoàng Thang
HC : Khoanh giấy tẩm dịch sắc Hoàng Cầm
Sau khi cấy, để vào tủ lạnh ở nhiệt độ 4 - 100C trong 2 giờ cho hoạt chất khuếch tán trong môi trường thạch. Sau đó để các hộp petri vào tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong 18 - 24 giờ.
Khi đủ thời gian, đưa ra đọc kết quả và đo các vòng vô khuẩn ( nếu có ).
2.3 Kết quả thực nghiệm và nhận xét.
2.3.1 nghiên cứu về nguyên liệu.
* Mô tả đặc điểm dược liệu.
- Hoàng Liên
Thân rễ HL thu hái từ Sapa cong queo dài 5 - 7cm, đường kính trung bình 0,3 - 0,5cm, có nhiều rễ phụ, nhỏ, cứng. Thể chất cứng, khi bẻ vết bẻ không phẳng. Vỏ rễ màu vàng nâu nhạt, bên trong màu vàng, vị rất đắng tồn tại lâu trong miệng, không mùi ( hình 4, hình 5 ).
Thân rễ HL mua ở Lãn Ông dài 4 - 6cm, đường kính trung bình 0,5 - 0,7cm, phân nhánh.Vỏ mầu vàng nâu, bên trong mầu vàng đậm. Thể chất cứng, khi bẻ vết bẻ không phẳng. Vị rất đắng tồn tại lâu trong miệng ( hình5).
- Hoàng Bá
Vỏ HB có chiều dài không đồng nhất, dày 3- 4mm. Mặt ngoài màu vàng lục có vết rãnh dọc, bần sót lại màu vàng. Mặt trong màu vàng sáng. Thể chất cứng, vết bẻ xơ, màu vàng tươi. Dược liệu gần như không mùi, vị đắng.(hình4)
- Hoàng Cầm
Đầu trên to dưới nhỏ, có vết tích rễ con, có thớ vặn, chiều dài 8 - 20cm, đường kính trung bình 1 - 2,5cm. Mặt ngoài màu vàng thẫm. Thể chất dòn, dễ bẻ. Mặt bẻ màu vàng, giữa có lõi màu nâu ( hình 4).
Hình 4: Bài thuốc THT Hình 5: HL Sapa và HL thị trường
* Đặc điểm bột.
- Bột Hoàng Liên
Bột HL màu vàng, vị rất đắng. Soi kính hiển vi thấy: tế bào mô mềm chứa tinh bột; tế bào mô cứng màu vàng; hạt tinh bột hình trứng hoặc hình bầu dục; mảnh bần màu nâu; sợi màu vàng sẫm có thành dày đứng riêng rẽ hoặc tụ với nhau thành từng bó; mảng mạch màu nâu ( hình 8 ).
- Bột Hoàng Bá
Bột HB màu vàng lục, dưới đèn tử ngoại có huỳnh quang màu vàng sáng, vị rất đắng. Soi kính hiển vi thấy: đám sợi màu vàng có vách rất dày; sợi chứa tinh thể canxioxalat hình lập phương; tế bào mô cứng màu vàng tươi đứng riêng rẽ hoặc tụ tập thành từng đám; tinh bột hình cầu nhỏ ( hình 6 ).
- Bột Hoàng Cầm
Bột HC màu vàng, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: mô mềm chứa tinh bột; các hạt tinh bột kép đôi, kép ba; sợi hình thoi đứng riêng rẽ hoặc tụ với nhau thành từng bó; tế bào mô cứng có thành dày; mạng chấm và mạng điểm ( hình 7 ).
Hình 6: Đặc điểm bột Hoàng Bá
1
2
4
3
5
4
6
Sợi và bó sợi chứa
Tinh thể canxioxalat hình lập phương.
Tinh thể canxioxalat
Hình lập phương.
Tinh bột.
Tế bào mô cứng.
6
4
5
2
3
1
Hình 7: Đặc điểm bột Hoàng Cầm
Mạch mạng.
Mạch điểm.
Tế bào mô cứng.
Bó sợi.
Mô mềm chứa tinh bột.
Tinh bột.
1
2
3
4
5
6
Mảnh mô mềm
chứa tinh bột.
Hạt tinh bột.
Mảnh bần.
Tế bào mô cứng.
Bó sợi.
Mảng mạch điểm.
Mảng mạch
Hình 8: Đặc điểm bột Hoàng Liên
Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu phần dược liệu và vi học thấy rằng các vị thuốc nghiên cứu phù hợp với các tài liệu thực vật đã công bố [7,9,10,11,13].
2.3.2 Nghiên cứu về thành phần hoá học chính.
* Định tính Alcaloid bằng phản ứng hoá học.
Bảng 1: Kết quả định tính Alcaloid
DC TT
Dragendorff
Mayer
Buchardat
Acid picric
HL
Vàng cam
Trắng vàng
Nâu đỏ
Vàng
HB
Vàng cam
Trắng vàng
Nâu đỏ
Vàng
THT
Vàng cam
Trắng vàng
Nâu đỏ
Vàng
Chú thích: ( tủa )
Nhận xét : Qua bảng 1 thấy rằng trong dịch chiết HL, HB, THT đều có Alcaloid.
* Định tính flavonoid bằng phản ứng hoá học.
Bảng 2 : Kết quả định tính flavonoid.
TT
DC
NaOH 10%
Pb acetat 30%
FeCl 5%
NH3 dặc
Phản ứng
Cyanidin
HC
Màu vàng
Nâu
Xanh đen
Vàng tăng
Màu đỏ
THT
Màu vàng
Vàng
Xanh đen
Vàng tăng
Màu đỏ
Chú thích: ( tủa )
Nhận xét: Ta thấy trong dịch chiết HC, THT đều có flavonoid.
* Định tính Alcaloid bằng SKLM.
- Hệ dung môi 1
1
2
3
4
5
{Toluen : Aceton : Ethylacetatacetat : Acid formic = 5:2:2:1 ]
Palmatin chuẩn.
Berberin chuẩn.
Dịch chiết HL.
Dịch chiết HB.
Dịch chiết THT.
Hình9: Sắc ký đồ của Alcaloid trên hệ dung môi 1.
Bảng 3: Kết quả SKLM của Alcaloid trên hệ dung môi 1.
Vết
Rf x 100 và màu của các vết
Pal
Ber
HL
HB
THT
Rf
Màu
Rf
Màu
Rf
Màu
Rf
Màu
Rf
Màu
1
27
Vàng
27
Vàng
27
Vàng
27
Vàng
2
29
Vàng
29
Vàng
29
Vàng
29
Vàng
3
33
Vàng
33
Vàng
33
Vàng
3
35
Vàng
35
Vàng
35
Vàng
5
48
Vàng
48
Vàng
6
62
Vàng
62
Vàng
7
71
Vàng
71
Vàng
71
Vàng
Nhận xét: ở hệ dung môi này ta thấy phương thuốc THT có 7 vết alcaloid tương tự các vết của từng vị thuốc trong phương và có Berberin
( Rf x100 = 29 ); Palmatin ( Rf x 100 = 27 ).
Hệ dung môi 2
1
2
3
4
5
[n-Butanol : A.acetic : H2O = 7:1:2 ].
Palmatin chuẩn.
Berberin chuẩn.
Dịch chiết HL.
Dịch chiết HB.
Dịch chiết THT.
Hình 10: Sắc ký đồ Alcaloid trên hệ dung môi 2.
Bảng 4: Kết quả SKLM của Alcaloid trên hệ dung môi 2.
Vết
Rf x 100 và màu sắc của các vết
Pal
Ber
HL
HB
THT
Rf
Màu
Rf
Màu
Rf
Màu
Rf
Màu
Rf
Màu
1
39
Vàng
39
Vàng
39
Vàng
39
Vàng
2
44
Vàng
44
Vàng
44
Vàng
44
Vàng
3
48
Vàng
48
Vàng
48
Vàng
4
53
Vàng
53
Vàng
5
72
Vàng
72
Vàng
72
Vàng
6
76
Vàng
76
Vàng
76
Vàng
Nhận xét: ở hệ dung môi này thấy phương THT có alcaloid tương ứng với các vết của từng vị thuốc trong phương và đều có Berberin ( Rf x100 = 44), Palmatin( Rf x100 = 39).
Nhận xét chung: Qua 2 hệ dung môi trên, sơ bộ kết luận về thành phần hoá học của phương THT đều tồn tại các vết alcaloid tương ứng với các vết của HL, HB; đặc biệt 2 alcaloid chính là Berberin, Palmatin .
* Định tính flavonoid bằng SKLM
- Hệ dung môi 1
[ Toluen : Chloroform : Aceton = 8:5:7 ]
1
2
Dịch chiết HC.
Dịch chiết THT.
Hình 11: Sắc ký đồ của flavonoid trên hệ dung môi 1.
Bảng 5: Kết quả SKLM của flavonoid trên hệ dung môi 1.
Vết
Rf x 100 và màu sắc của các vết
HC
THT
Rf
Màu
Rf
Màu
1
14
Vàng
14
Vàng
2
21
Vàng
21
Vàng
3
29
Vàng
29
Vàng
4
38
Vàng
38
Vàng
5
42
Vàng
42
Vàng
6
59
Vàng
59
Vàng
Nhận xét: ở hệ dung môi 1 thấy phương THT có 6 vết tương tự các vết của HC.
- Hệ dung môi 2
1
2
[ Chloroform : Acid acetic = 9:1 ]
Dịch chiết HC
Dịch chiết THT
Hình 12: Sắc ký đồ flavonoid trên hệ dung môi 2.
Bảng 6: Kết quả SKLM của flavonoid trên hệ dung môi 2.
Vết
Rf x 100 và màu sắc của các vết
HC
THT
Rf
Màu
Rf
Màu
1
14
Vàng
14
Vàng
2
29
Vàng
29
Vàng
3
40
Vàng
40
Vàng
4
45
Vàng
45
Vàng
5
70
Vàng
70
Vàng
6
73
Vàng
73
Vàng
Nhận xét: ở hệ dung môi 2 thấy rằng phương thuốc THT có 6 vết tương tự với 6 vết của HC.
Nhận xét chung: Qua 2 hệ dung môi trên ta sơ bộ kết luận ở phương THT các vết flavonoid vẫn tồn tại tương tự ở HC.
* Định lượng Alcaloid toàn phần
- Cân chính xác 15g dược liệu HL, HB, THT đã được xác định độ ẩm. Đem sắc như mục (2.2.1 ) ta dược 15ml dịch sắc HL, 15ml dịch sắc HB, 15 ml dịch sắc THT. Đem kiềm hoá dịch sắc bằng NaOH 10% để chuyển alcaloid về dạng bazơ. Chiết alcaloid bazơ bằng chloroform ( 3 lần x 15ml ). Gộp dịch chiết từng loại lại, cất thu hồi dung môi. Hoà tan cắn bằng H2SO410%, lọc vào bình gạn, kiềm hoá dịch lọc bằng NaOH 10%, chiết lại bằng chloroform ( 3 lần x 15ml ). Gạn lấy lớp chloroform, thêm Na2SO4 khan vào dịch chloroform. Lọc vào cốc đã sấy khô ở trọng lượng không đổi. Bay hơi dung môi trong hốt tới khô. Sấy cắn ở 1000C đến trọng lượng không đổi. Cân cắn.
Có thể tóm tắt quá trình chiết xuất alcaloid theo sơ đồ:
Dược liệu
Sắc như mục ( 2.2.1 )
Kiềm hoá bằng NaOH 10%
Dịch sắc
Chiết bằng chloroform
Dịch chloroform
H2SO4 10%
Thu hồi dung môi
Cắn
Kiềm hoá lại bằng NaOH 10%
Lọc
Dịch lọc
Na2SO4 khan
Chiết bằng chloroform
Dịch chloroform
Lọc
Dịch chloroform
Bốc hơi dung môi
Cắn alcaloid toàn phần
Hình 13: Sơ đồ chiết xuất alcaloid.
- Kết quả định lượng được trình bày ở bảng 7 và hình 14.
Bảng 7: Kết quả định lượng Alcaloid của HL, HB, THT.
STT
Hàm lượng alcaloid (% )
HL
HB
THT
1
4,18
1,72
2,00
2
4,20
1,65
2,07
3
4,10
1,62
2,11
4
4,12
1,70
2,08
5
4,15
1,72
1,99
x
4,15
1,68
2,05
S
0,04
0,05
0,05
k
4,10 - 4,20
1,62 - 1,74
1,99 - 2,11
Nhận xét: Qua bảng ta thấy hàm lượng alcaloid trung bình của HL là 4,15%, HB là 1,68%, THT là 2,05%.
1,00
2,00
3,00
4,00
5,00
Hình 14: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng alcaloid.
4,15
1,68
2,05
Hàm lượng
(%)
HL HB THT Dược liệu
* Định lượng flavonoid toàn phần
- Cân chính xác 15 g dược liệu HC, THT, đem sắc như mục ( 2.2.1 ) được 15ml dịch sắc mỗi loại. Nhỏ từ từ cồn 950 vào mỗi dịch sắc cho đến khi không thấy tủa xuất hiện thêm. Để lắng, lọc, cô dịch lọc trên nồi cách thuỷ đến cao mềm. Hoà tan cao mềm bằng 15ml nước sôi, lọc vào bình gạn, thêm ethylacetat ( 3 lần x 15ml ), gạn lấy ethylacetat ở trên vào cốc đã sấy khô ở trọng lượng không đổi. Cô trên nồi cách thuỷ cho bay hết ethylacetat. Sấy cắn ở 60-700C đến trọng lượng không đổi. Cân.
Có thể tóm tắt quá trình chiết xuất flavonoid theo sơ đồ:
Dược liệu
Sắc như mục ( 2.2.1 )
Dịch sắc
Tạp Cồn 950, lọc
Dịch lọc
Cô
Cao mềm
Hoà tan bằng nước sôi
Dịch lọc
Lắc nhiều lần với Ethylacetat
Dịch Ethylacetat
Bốc hơi Ethylacetat
Cắn flavonoid toàn phần
Hình 15: Sơ đồ chiết xuất flavonoid.
- Kết quả định lượng được trình bày ở bảng 8 và hình 16.
Bảng 8: Kết quả định lượng flavonoid toàn phần của HC, THT.
STT
Hàm lượng flavonoid (%)
HC
THT
1
5,00
1,75
2
4,95
1,65
3
4,91
1,69
4
5,03
1,70
5
4,90
1,62
X
4,96
1,68
d
0,06
0,06
K
4,89 - 5,03
1,61 - 1,75
Nhận xét: Từ kết quả ta thấy hàm lượng flavonoid trung bình của HC là 4,96%, của THT là 1,68%.
1,00
2,00
3,00
4,00
5,00
Hình 16: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng flavonoid.
4,96
1,68
Hàm lượng
( % )
HC THT Dược liệu
* So sánh về hoá học giữa HL Sapa với HL thị trường
Trên thị trường có rất nhiều loại HL chân gà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ về hoá học của một loài HL trên thị trường để so sánh với mẫu HL Sapa. Phương pháp nghiên cứu tương tự đối với HL Sapa và đã thu được kết quả:
- Về định tính bằng phản ứng hoá học
Đều cho phản ứng dương tính với thuốc thử chung Alcaloid.
- Về định tính bằng SKLM
Toluen:Aceton:Ethylacetat:Formic n- Butanol:Acetic:Nước
[ 5:2:2:1 ] [ 7:1:2 ]
1
2
3
4
1
2
3
4
1. Palmatin chuẩn
2. Berberin chuẩn.
3. HL Sapa.
4. HL thị trường.
Hình 17: Sắc ký đồ của HL Sapa và HL thị trường.
Nhận xét:Ta thấy HL thị trường có các vết alcaloid tương tự như các vết alcaloid của HL Sapa. Đặc biệt chúng đều chứa thành phần chính là Berberin và Palmatin.
- Về định lượng: Hàm lượng alcaloid của 2 loại HL được thể hiện ở bảng 9.
Bảng 9: So sánh hàm lượng alcaloid giữa HL Sapa với HL thị trường.
TT
Mẫu
Hàm lượng alcaloid ( % )
Nhận xét
1
HL Sapa
4,15
Hàm lượng alcaloid ở HL Sapa cao hơn HL thị trường
2
HL thị trường
3,66
Nhận xét chung: Qua kết quả nghiên cứu trên, ta thấy rằng HL Sapa và HL thị trường đều có các thành phần alcaloid tương tự nhau, đặc biệt đều cóác thành phần chính Berberin và Palmatin. Về hàm lượng alcaloid đều có tỷ lệ tương đối cao ( trong đó HL Sapa cho hàm lượng cao hơn 0,49%). Điều này rất có ý nghĩa về mặt sử dụng.
2.3.3 Nghiên cứu tính kháng khuẩn
Kết quả được thể hiện ở bảng 10 và hình 18, 19.
Bảng 10:
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của THT và từng vị thuốc trong phương.
STT
KQ
VK
Đường kính vòng vô khuẩn ( mm ).
Pen
Gen
HL
HB
HC
THT
1
BP
17,26
14,40
8,00
7,50
14,74
2
BC
21,70
17,00
16,20
17,12
20,81
3
SL
18,80
18,34
13,50
11,00
14,38
4
BS
18,86
12,90
10,00
11,50
18,14
5
Sta
15,80
15,00
12,15
12,30
18,60
6
Pro
24,55
16,25
13,20
11,13
18,32
7
Pseu
16,58
8,34
0,00
8,00
13,20
8
Typh
15,50
13,20
9,15
12,15
19,46
9
Shi
19,21
13,12
7,00
7,00
17,35
10
EC
23,84
16,40
10,12
12,51
16,93
Nhận xét: - HL, HB, HC đều có tác dụng kháng khuẩn; HL tác dụng trên 10 chủng vi khuẩn thử; HB tác dụng trên 9 chủng vi khuẩn (trừ Pseu); HC tác dụng trên 10 chủng. Trong đó vòng vô khuẩn của HL lớn nhất.
- THT tác dụng cả trên 10 chủng trong đó có 9 chủng tác dụng tốt hơn các thành phần. Đặc biệt trên các chủng Sta, Typh THT có tác dụng mạnh hơn kháng sinh chuẩn.
Hình 19: Biểu đồ biểu diễn vòng vô khuẩn của Gen, HL, HB, HC, THT
Hình 18: Biểu đồ biểu diễn vòng vô khuẩn của Pen, HL, HB, HC, THT
Hình 20: Phổ kháng khuẩn của kháng sinh và các mẫu thử trên vi khuẩn Gram (-)
Proteus mirabilis
Shigella flexneri
Escherichia coli
Pseudomonas aeruginosa
Salmonella typhii
Hình 21: Phổ kháng khuẩn của kháng sinh và các chế phẩm thử trên vi khuẩn Gram ( + )
Bacillus cereus
Sarcina lutea
Bacillus pumilus
Bacillus subtilis
Staphylococcus aureus
2.4 Bàn luận
- Về dược liệu HL
Có rất nhiều loài HL chân gà. ở Việt Nam có 2 loài Coptis chinensis Franch. và Coptis teeta Wall.. Hiện nay ở nước ta HL chưa được trồng trên qui mô lớn, nguồn nguyên liệu còn hạn chế. Mặt khác HL trên thị trường chủ yếu lại là HL Trung Quốc.
Qua nghiên cứu, so sánh HL Sapa và HL thị trường thấy rằng chúng đều chứa các thành phần alcaloid tương tự nhau và đặc biệt là Berberin và Palmatin. Điều này rất có ý nghĩa về mặt sử dụng và có thể dùng HL Trung Quốc để thay thế cho HL Sapa và ngược lại.
- Về tác dụng kháng khuẩn
HL, HB, HC đều có tác dụng kháng khuẩn tốt trên các vi khuẩn thử, đặc biệt tác dụng tốt khi phối hợp thành phương THT. Điều đó chứng tỏ phương THT là một phương thuốc có ý nghĩa trong điều trị. Hiện nay, phương thuốc THT được dùng chữa nhiều bệnh khác nhau như: Viêm gan, viêm thận...
- Về dạng bào chế
Qua nghiên cứu thấy rằng: khi phối hợp 3 vị thuốc thành phương THT đồng thời sử dụng phương pháp sắc để lấy dịch thuốc vẫn tồn tại các thành phần alcaloid và flavonoid trong dịch sắc THT. Điều đó gợi mở cho chúng ta thấy rằng dùng phương pháp sắc ( phương pháp mà YHCT vẫn làm ) có sức thuyết phục lớn.
Phần3: kết luận và đề xuất
3.1 Kết luận
Qua nghiên cứu, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:
* Về dược liệu:
Đã mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm bột của từng vị thuốc trong THT, thấy chúng phù hợp với các đặc điểm trong dược điển Việt Nam, các tài liệu thực vật khác đã công bố.
* Về hoá học:
- Về định tính thấy trong nước sắc THT vẫn tồn tại cả hai nhóm Flavonoid và Alcaloid. Về SKLM thấy rằng THT có đầy đủ các vết alcaloid và flavonoid của HL, HB, HC. Về hàm lượng HL chứa 4,15% alcaloid, HB chứa 1,68% acaloid, HC chứa 4,96% flavonoid, THT chứa 2,05% alcaloid và 1,68% flavonoid.
- Đã tiến hành so sánh hai loài HL chân gà là HL Sapa và HL thị trường thấy rằng chúng có thành phần alcaloid tương tự nhau. Do đó có thể thay thế khi cần thiết.
* Về tác dụng kháng khuẩn:
Đã chứng minh được tác dụng kháng khuẩn của HL, HB, HC trên các vi khuẩn kiểm định. Đồng thời chứng minh được tác dụng kháng khuẩn hiệp đồng của 3 vị thuốc khi phối hợp trong phương THT.
3.2 Đề xuất.
THT là phương thuốc kinh điển của Đông y, chữa được nhiều bệnh nan giải. Cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về mặt hoá học, tác dụng sinh học và dạng bào chế để hiện đại hoá một phương thuốc có hiệu quả điều trị tốt của YHCT.
Tài liệu tham khảo
Phạm Thị Phương Anh ( 2001 ) – Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến vị thuốc HL đến thành phần hoá học và tác dụng sinh học - Luận văn Thạc sĩ Dược học.
Bộ môn Dược Học Cổ Truyền Trường Đại Học Dược Hà Nội ( 2000 )- Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học Hà nội, trang 115, 220 - 223.
Bộ môn Dược Liệu Trường Đại Học Dược Hà Nội ( 1998 ) - Bài giảng dược liệu tập 1, 2 chế bản và in tại trung tâm thông tin Đại Học Dược Hà Nội năm, trang 83 - 95, 301.
Bộ môn Dược Liệu Trường Đại Học Dược Hà Nội ( 1999 )- Thực tập Dược Liệu chế bản và in tại trung tâm thông tin Đại Học Dược Hà Nội năm, trang 55 - 58.
Bộ môn YHCT Dân Tộc Trường Đại Học Y Hà nội ( 1995 )- Y học cổ truyền ( Đông Y). Nhà xuất bản Y học Hà nội, trang 258; 274.
Bộ Y Tế ( 1991 )- Dược Diển Việt Nam tập 2. Nhà xuất bản Y học Hà nội, trang 23.
Bộ Y Tế ( 2002 ) - Dược Diển Việt Nam tập 3, Nhà xuất bản Y học Hà nội, trang 372; 373.
Tào Duy Cần ( 2001 ) - Thuốc nam, thuốc bắc và các phương thang chữa bệnh. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, trang 258.
Võ Văn Chi ( 1997 ) - Từ Điển cây thuốc Việt nam, Nhà xuất bản Y học Hà nội, trang 559 - 565.
Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh ( 1999 ) - Từ Điển Bách khoa Dược Học, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa Hà nội, trang 299 - 301.
Phạm Hoàng Hộ ( 1999 ) - Cây cỏ Việt nam I, Nhà xuất bản Trẻ, trang 525.
Phạm Gia Khôi ( 1982 ) - Tạp Chí Dược Học. Bộ Y Tế xuất bản số 2, trang 19 - 26.
Đỗ Tất Lợi ( 1999 ) - Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, Nhà xuất bản Y học, trang 189 - 198; 311 - 313.
Nguyễn Quang ( 1996 ) - Tạp Chí Dược Học. Bộ Y Tế xuất bản, số 11 trang 20 - 22.
Phạm Xuân Sinh ( 2001 ) - Thuốc cổ truyền phòng bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, trang 63 - 71.
Phạm Xuân Sinh ( 1999 ) - Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, trang 115 - 120.
Hoàng Duy Tân, Trần Văn Nhủ ( 1995 ) - Tuyển tập phương thang Đông Y, Nhà xuất bản Đồng Nai, trang 1141.
Nguyễn Bá Tĩnh ( 1995 ) - Tuệ Tĩnh toàn tập, Nhà xuất bản Y học Hà nội, trang 572 - 573.
Tiếng Anh.
Kee Chang Huang, The pharmacology of Chinese Herbs, CRC Press, page: 381 - 386.
Pharmacopoeia of the people’s republic of the China 1997, page 33 - 34, 170, 187 - 188.
Tiếng Trung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29901.doc