Luận văn Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cam của trục cam DS60 động cơ Diesel bằng phương pháp bao hình và các giải pháp công nghệ bề mặt nâng cao chất lượng của cam

TÊN ĐỀ TÀI: "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cam của trục cam DS60 động cơ Diesel bằng phương pháp bao hình và các giải pháp công nghệ bề mặt nâng cao chất lượng của cam" 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay để gia công tinh các bề mặt tròn xoay trong chế tạo máy thường dùng các phương pháp gia công phổ biến như mài và tiện cứng. Đối với các bề mặt định hình không phải là mặt tròn xoay thường dùng phương pháp mài chép hình, gia công tia lửa điện, phay bao hình trên trung tâm phay CNC . Trong thực tế khi sản xuất loạt lớn, hàng khối thường sử dụng mài chép hình và phay bao hình, với phương pháp gia công tia lửa điện chỉ sử dụng đối với các bề mặt phức tạp, đòi hỏi độ chính xác vì giá thành gia công cao và tốn nhiều thời gian [4]. Mài chép hình là phương pháp gia công tinh theo biên dạng chi tiết mẫu trên các máy mài chuyên dùng. Mài chép hình có ưu điểm là cho năng suất và chất lượng cao [7]. Tuy nhiên có nhược điểm là độ chính xác và chất lượng bề mặt của chi tiết phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của chi tiết dùng làm chi tiết mẫu trong suốt quá trình gia công, vào độ chính xác của máy mài và chất lượng của đá mài. Phương pháp này thực hiện bằng cách chi tiết mẫu được lắp lên một trục riêng và thực hiện chuyển động quay, chi tiết gia công được lắp lên trục chính, bề mặt chi tiết luôn tiếp xúc với bề mặt đá mài. Trục chính mang chi tiết gia công có một đầu tỳ luôn tiếp xúc với bề mặt chi tiết mẫu để khi gia công, trục chính sẽ chuyển động tịnh tiến ra vào nhằm tạo ra chuyển động chép hình trên chi tiết gia công. Có một số chi tiết khi chế tạo dùng phương pháp này như: mài chép hình biên dạng cam, biên dạng răng của các bánh răng . Một cách giải quyết khác đối với gia công tinh các bề mặt định hình không tròn xoay, không cần sử dụng chi tiết mẫu trong quá trình gia công đó là phương pháp phay bao hình trên trung tâm phay CNC. Phương pháp này có ưu điểm là : - Có thể thực hiện chuyển động bao hình theo toạ độ biên dạng chi tiết. - Phương pháp này có thể tạo ra trực tiếp biên dạng các chi tiết mà không cần qua chi tiết mẫu và độ chính xác chỉ phụ thuộc vào độ chính xác của máy và biên dạng ban đầu của mẫu. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là do lượng kim loại hớt đi nhiều và gia công thép đã qua nhiệt luyện nên đòi hỏi phải gia công trên máy có độ chính xác cao và dụng cụ cắt phải tốt. Có thể khắc phục bằng cách sử dụng các máy phay CNC và dụng cụ phủ PVD, CVD hay CPN . để gia công. Để thực hiện phương pháp này, biên dạng chi tiết mẫu sẽ được thiết kế dựa vào công nghệ tái tạo ngược. Công việc này được thực hiện như sau: + Xác định tọa độ các điểm trên biên dạng chi tiết mẫu bằng các phương pháp đo tọa độ. + Xây dựng phương trình các đường cong của biên dạng chi tiết mẫu trên cơ sở dữ liệu điểm thu thập đươc [14]. + Xây dựng bản vẽ thực của chi tiết mẫu từ phương trình đường cong. + Sử dụng công nghệ CAD/CAM/CNC thiết kế và gia công. + Kiểm tra độ chính xác hình dáng hình học bằng cách so sánh mô hình CAD và sản phẩm. Với phương pháp này có thể sử dụng để gia công các chi tiết có biên dạng phức tạp mà nhiều khi phương pháp mài chép hình không gia công được hay khó gia công. Xuất phát từ đó đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cam của trục cam DS60 động cơ Diesel bằng phương pháp bao hình và các giải pháp công nghệ bề mặt nâng cao chất lượng của cam” được chọn làm đề tài trong luận văn này. Chi tiết cam sẽ được sử dụng như một chi tiết điển hình trong nghiên cứu sử dụng phương pháp phay bao hình ứng dụng công nghệ tái tạo ngược trong thiết kế và chế tạo. Cam sử dụng trong nghiên cứu này là cam bơm nhiên liệu trong các động cơ Diesel do công ty Diesel Sông Công chế tạo. Loại cam này đang chế tạo bằng phương pháp chép hình trên máy mài chép hình của Nga (3M344) theo biên dạng cam mẫu, sau khi chế tạo xong mới được lắp lên trục cam. Quy trình chế tạo Cam là mài chép hình thô, nhiệt luyện sau đó mài tinh là công đoạn cuối cùng. Đây là phương pháp gia công cam truyền thống được sử dụng chủ yếu trong công nghệ chế tạo cam bơm nhiên liệu nói chung và ở công ty Diesel nói riêng. Cam mẫu được sử dụng để mài biên dạng cam theo nó. Vì vậy, việc chế tạo cam mẫu là một trong những bước quyết định trong chế tạo cam. Cam mẫu phải có độ chính xác cao phù hợp với máy mài hiện có. Trên cơ sở máy mài của Nhà máy, cam mẫu phải có kích thước lớn gấp 4 lần cam thật, nhằm để đảm bảo độ chính xác. Biên dạng của cam mẫu được xây dựng dựa trên biên dạng cam khởi thủy ban đầu có kích thược giống với kích thước cam thật. Như vậy, việc chế tạo cam theo phương pháp chép hình đã có sai số khi chế tạo cam mẫu. Với phương pháp phay bao hình: + Phương pháp phay sau nhiệt luyện không phụ thuộc hoàn toàn vào cam mẫu, độ chính xác của đá mài mà chỉ phụ thuộc vào chất lượng ban đầu của cam mẫu về hình dáng hình học. + Biên dạng chi tiết được thiết kế bằng phương pháp tái tạo ngược cho độ chính xác cao. + Áp dụng được các công nghệ hiện đại như công nghệ CAD/CAM/CNC, công nghệ tái tạo ngược thay cho các công nghệ gia công truyền thống mà vẫn đảm bảo được các tính chất cơ bản của chi tiết. Với đề tài này, ngoài sử dụng cho chế tạo cam bơm nhiên liệu của động cơ Diesel còn có thể mở rộng để ứng dụng chế tạo các chi tiết có biên dạng phức tạp mà phương pháp mài chép hình không thực hiện đươc hay thực hiện không hiệu quả. 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn chủ yếu trong phạm vi thiết kế, chế tạo cam bơm nhiên liệu của đông cơ Diesel DS60 trên máy phay CNC sử dụng dao phay ngón phủ PVD (TiAlN) với vật liệu Cam là thép hợp kim 40X đã qua nhiệt luyện đạt độ cứng trong khoảng 50HRC 55HRC. Biên dạng cam được thiết kế nhờ vào công nghệ tái tạo ngược sử dụng các phương pháp đo và phương pháp toán giải tích. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Ngày nay công nghệ CAD/CAM/CNC và công nghệ tái tạo ngược đang được ứng dụng nhiều trong thực tế sản xuất các sản phẩm cơ khí chất lượng cao, nhờ vào các công nghệ này mà chúng ta có thể sản xuất được những sản phẩm cơ khí chất lượng có tính kinh tế và kỹ thuật cao. Bên cạnh đó không thể không kể đến tầm quan trọng của các loại dụng cụ mới như dụng cụ phủ PVD, CVD . đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong ngành cơ khí chế tạo. Các kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa khoa học: - Nghiên cứu kết hợp công nghệ CAD/CAM/CNC và công nghệ tái tạo ngược. - Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp xây dựng đường cong trong thiết kế CAD/CAM nhằm xây dựng phương trình biên dạng cam. - Nghiên cứu khả năng cắt của dao phay ngón phủ PVD (TiAlN) gia công thép hợp kim 40X đã qua nhiệt luyện đạt độ cứng 50HRC 55HRC trên trung tâm phay CNC kiểu VMC 85S. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Từ các kết quả nghiên cứu tác giả đánh giá được khả năng cắt của dao phay ngón phủ PVD gia công thép hợp kim 40X đã qua nhiệt luyện đạt độ cứng 50HRC 55HRC trên các trung tâm phay CNC, mà ở đây tác giả ứng dụng trực tiếp vào chế tạo Cam của đông cơ DS60 nhằm thay thế cho phương pháp mài chép hình đã được sử dụng từ lâu tại công ty Diesl Sông Công. Ứng dụng được các công nghệ mới như công nghệ tái tạo ngược, công nghệ CAD/CAM/CNC vào sản xuất các sản phẩm cơ khí chất lượng cao. Và đặc biệt ứng dụng kỹ thuật khớp đường cong trong việc xây dựng phương trình biểu diễn biên dạng cam từ đó có thể mở rộng để xây dựng phương trình của các đường cong và bề mặt phức tạp trong công nghệ tái tạo ngược. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu trong phòng Thí nghiệm, về phương pháp xây dựng phương trình các đường cong và bề mặt trong công nghệ tái tạo ngược từ những điểm thí nghiệm có được từ chi tiết mẫu, nghiên cứu khả năng cắt của dao phay ngón phủ PVD (AlTiN) gia công thép hợp kim 40X đã qua nhiệt luyện đạt 50HRC 55HRC, kiểm tra chất lượng bề mặt của chi tiết bằng máy đo độ nhám. Sử dụng máy đo 3 chiều CMM nhằm kiểm tra sai số biên dạng chi tiết với mẫu đo ban đầu. 5. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết + Ứng dụng công nghệ tái tạo ngược vào: - Thu thập tọa độ các điểm thông qua các phương pháp đo trong kỹ thuật tái tạo ngược. - Xử lý dữ liệu tìm ra phương trinh đường cong biên dạng chi tiết. - Xây dựng bản vẽ chi tiết. + Thí nghiệm gia công biên dạng bằng phương pháp phay sau nhiệt luyện bằng dao phủ PVD (TiAlN). + Kiểm tra độ chính xác hình dáng hình học, chất lượng bề mặt sau gia công từ đó đưa ra đánh giá và so sánh với các phương pháp gia công cơ khác. + Phân tích đánh giá hiệu quả của phương pháp gia công phay với phương pháp mài. .

pdf94 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cam của trục cam DS60 động cơ Diesel bằng phương pháp bao hình và các giải pháp công nghệ bề mặt nâng cao chất lượng của cam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn hơn. c/Mô hình đa thức tham số của đoạn cong Các mô hình đa thức tham số thường dùng để biểu diễn các đoạn cong theo điều kiện đặc biệt của hai điểm mút (điểm đầu và điểm cuối đường cong) và tiếp tuyến của đường cong tại hai điểm này. Trên cơ sở hai vector vị trí, hai vector tiếp tuyến người ta xây dựng đoạn cong. Có một số mô hình đường cong như: + Mô hình đường cong đa thức chuẩn + Mô hình đường cong Ferguson Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 + Mô hình đường cong Bezier 3.3.2. Kỹ thuật khớp đƣờng cong (Curve fitting) Một thuật toán được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật nhằm xác định phương trình các đường cong thực nghiệm trong kỹ thuật đó là phương pháp Curve Fitting (vẽ đường cong thực nghiệm). Đây là phương pháp cho phép xây dựng lại đường cong từ các điểm có được bằng phương pháp đo, từ đó có được phương trình biểu diễn của đường cong đi qua các điểm đó. Trong phương pháp này có các thuật toán như bình phương tối thiểu (least – Squares regression), thuật toán nội suy (Interpolation) . . . Thuật ngữ khớp đường cong (curvefitting) hay điều chỉnh dữ liệu được dùng để mô tả bài toán tổng quát của việc tìm các hàm khớp với một tập các giá trị điểm. Cho các điểm: x1, x2,…, xN và các giá trị tương ứng y1, y2,…, yN. Mục đích là tìm các hàm sao cho f(x1) = y1, f(x2)=y2, …, f(xN)=yN , và f(x) sao cho hợp lý với những điểm dữ liệu khác. Tức là x và y được liên hệ bởi hàm f(x) ẩn danh nào đó và mục tiêu của ta là tìm ra hàm đó. Khớp đường cong có ứng dụng phổ biến trong phân tích các dữ liệu thuộc thí nghiệm và còn nhiều ứng dụng khác nữa…Ví dụ, nó có thể dùng trong đồ hoạ máy tính để tạo ra đường cong hợp lý mà không cần phải lưu một số lượng lớn các điểm vẽ. Một ứng dụng có liên hệ nữa là dùng chỉnh đường cong để cho ra một thuật giải nhanh trong tính toán giá trị của hàm chưa biết ở một điểm bất kỳ. Giữ một bảng nhỏ chứa các giá trị chính xác, sự hiệu chỉnh đường cong sẽ suy ra các điểm khác. Phương pháp cơ bản để tiếp cận bài toán này đó là phương pháp nội suy: tìm một hàm liên tục khớp với các giá trị đã cho. Các đa thức bậc thấp là những đường cong đơn giản được sử dụng rộng rãi trong nối đường cong. Thay vì dùng các đa thức khác nhau để nối các điểm kề nhau, nối các đoạn sao cho thật mịn. Một trường hợp đặc biệt liên hệ sự tính toán tương đối trực tiếp, phương pháp này còn gọi là: Nội suy spline. Spline là một thiết bị cơ học được người thiết kế dùng để vẽ các đường cong đẹp, có thẩm mỹ, chỉ cần xác định tập hợp các điểm (nút) rồi bẻ cong một giải Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 plastic hay miếng gỗ linh hoạt (spline) quanh chúng và lấy vết chúng để tạo thành một đường cong. Nội suy spline thì tương đương về mặt toán học với việc này và cho ra cùng một kết quả. Hình dưới minh hoạ một spline qua 10 điểm. Có thể thấy rằng hình dạng của một đường cong tạo bởi spline giữa hai nút kề nhau là một đa thức bậc ba. Trở lại bài toán nối dữ liệu, điều này có nghĩa là ta nên xem đường cong là N-1 đa thức khác nhau có bậc ba. si(x) = aix 3 + bix 2 + cix + di i ; (1, 2…N-1) Với si(x) là đa thức bậc ba xác định giữa khoảng xi và xi+1. Spline có thể được biểu diễn trong một mảng bốn chiều (hay trong 4x(N-1) mảng hai chiều). Việc tạo một spline gồm tính các hệ số a, b,c, d từ các điểm x và các giá trị y đã cho. Ví dụ, ta có: si(xi) = yi và si+1(xi+1) = yi+1 với i = 1, 2, …, N-1 và spline phải đi qua các nút. Điều này có nghĩa là các đạo hàm bậc nhất của các đa thức spline phải bằng nhau ở mỗi nút (s’i-1(xi)= s’i(xi) với i=2, 3, …N-1). Thật sự thì các đạo hàm bậc hai của các đa thức cũng phải bằng nhau ở mỗi nút. Các điều kiện này cho ra (4N-6) phương trình với 4(N-1) hệ số là ẩn. Cần xác định thêm hai điều kiện nữa để mô tả tình trạng ở hai điểm cuối của spline. Ta có: s”i(xi) = 0 và s”N-1(xN) = 0. Các điều kiện này cho ra một hệ đầy đủ (4N-4) phương trình với (4N- 4) ẩn số, hệ phương trình này giải được bằng phép khử Gauss với ẩn là các hệ số. Có nhiều thay đổi tư tưởng điều chỉnh đường cong bằng cách ráp các đoạn đa thức sao cho thật mịn. Việc tính toán các spline thuộc lĩnh vực nghiên cứu đã phát triển rất tốt. Các kiểu spline khác liên hệ đến các chuẩn làm mịn cũng như các thay đổi khác như nới lỏng điều kiện các spline phải chạm đúng vào mỗi điểm dữ liệu. Phƣơng pháp bình phƣơng tối tiểu: Trong toán học, phương pháp bình phương tối thiểu, còn gọi là bình phương nhỏ nhất hay bình phương trung bình tối thiểu, là một phương pháp tối ưu hóa để Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 lựa chọn một đường khớp nhất cho một dải dữ liệu ứng với cực trị của tổng các sai số thống kê giữa đường khớp và dữ liệu. Phương pháp này giả định các sai số của phép đo đạc dữ liệu là ngẫu nhiên. Định lý Gauss-Markov chứng minh rằng kết quả thu được từ phương pháp bình phương tối thiểu không thiên vị và sai số của việc đo đạc dữ liệu không nhất thiết phải tuân theo. Một phương pháp mở rộng từ phương pháp này là bình phương tối thiểu có trọng số. Phương pháp bình phương tối thiểu thường được dùng trong khớp đường thẳng hay đường cong . Nhiều bài toán tối ưu hóa cũng được quy về việc tìm cực trị của dạng bình phương. Giả sử dữ liệu gồm các điểm (xi, yi) với i = 1, 2, ..., n. Chúng ta cần tìm một hàm số f thỏa mãn f(xi) ≈ yi Giả sử hàm f có thể thay đổi hình dạng, phụ thuộc vào một số tham số, pj với j = 1, 2, ..., m. f(x) = f(pj, x) Nội dung của phương pháp là tìm giá trị của các tham số pj sao cho biểu thức sau đạt cực tiểu: 2 2 1 1 ( ( )) n i i R y f x Trong đó: R là tổng bình phương nhỏ nhất. 3.3.3. Ứng dụng xây dựng phƣơng trình đƣờng cong Cam Từ phương pháp đo thực nghiệm, tác giả xác định sơ bộ phương trình biên dạng của cam theo các khoảng nhỏ. Từ các đoạn cong nhỏ ta sẽ khớp dần thành các đường cong lớn của biên dạng tính toán. Sau khi đo tọa độ các điểm xác định được biên dạng của cam được hình thành từ rất nhiều điểm khác nhau. Đồng thời xác định được đường tròn bên trong, và tâm của đường tròn này xác định được tâm cam như hình sau: Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Hình 3.4. Biên dạng cam đo được bằng máy CMM a/ Xây dựng phương trình đường thẳng đi qua các điểm nằm trong đoạn AB Để xác định được đường thẳng đi qua các điểm thực nghiệm trong đoạn AB ta cũng sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu ứng dụng trong tính toán đường thẳng tuyến tính. Ta có công thức tính như sau: 2 2 1 ( ( )) n i i i R y f x (1) Ở đây: f(x) = ax+b Khi đó: 2 2 i 1 ( ( ax )) n i i R y b Theo công thức xác định hệ số, có: 2 1 ( ) 2 ( ( )) ( ) n i i i R y a bx a và 2( ) 0 ( ) R a 2 1 ( ) 2 ( ( )) ( ) n i i i i R y a bx x b và 2( ) 0 ( ) R b Tức là: Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 1 1 2 ( ( )) 0 2 ( ( )) 0 n i i i n i i i i y a bx y a bx x 2 ( . ) 0i i i i i i y a n b x y x a x b x (2) Với xi và yi là các điểm phân bố trên đường thẳng AB như sau: Bảng 3.2.Số liệu điểm trên cung AB xi yi i ix y 2ix -29,956 1,632 -48,89 897,36 -29,121 3,951 -115,1 848,03 -28,285 6,271 -177,4 800,04 -27,450 8,590 -235,8 753,5 -26,615 10,910 -290,4 708,36 -25,780 13,229 -341 664,61 -24,945 15,549 -387,9 622,25 -24,110 17,868 -430,8 581,29 -23,275 20,188 -469,9 541,73 -22,440 22,507 -505,1 503,55 -261,977 120,695 -3002 6920,7 Hình 3.5. Tọa độ các điểm trên cung AB (P1, P2 . . .) Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Thế các giá trị tương ứng ở bảng 3.2 được hệ phương trình sau: 10 261,977b 120,695 261,977a 6920,7b = -3002 a (3) y = 2,8154x + 85,8275 b/Xây dựng phương trình đường cong trên cung AC Theo phương pháp Curvefitting ta sẽ xác định được phương trình đường cong sát nhất so với đường cong thực. Gọi P1, P2, P3 . . . là các điểm nằm trên cung AC có các tọa độ (x,y) tương ứng như hình vẽ Hình 3.6. Tọa độ các điểm trên cung AC (P1, P2 . . .) Tương tự khi khớp đường thẳng, ta đi xác định phương trình đường cong đi qua các điểm trên cung AC theo phương pháp bình phương cực tiểu theo công thức sau: 2 2 1 1 ( ( )) n i i R y f x với n là số điểm được nhập vào. Cung AC có thể biểu diễn theo phương trình bậc 3 như sau: x 2 + y 2 + 2Ax + 2By + C = 0 Trong đó tâm của đường tròn sẽ là I(-A,-B) và có bán kính là: 2 2r A B C Khi đó công thức tính bính phương tối thiểu đối với trường hợp cung tròn xây dựng là đường tròn thì: Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 2 2 2 2 i i i i 1 (x + y + 2Ax + 2By + C ) n i R Để xác định các hệ số A, B, C của phương trình đường tròn ta có: A , B , C . Tức là: 2 xi 2 A+2 xiyi B+ xi C+ (xi 2 +yi 2 )xi = 0 (4) 2 xiyi A+2 yi 2 B+ yi C+ (xi 2 +yi 2 )yi = 0 (5) 2 xi A+2 yi B+n.C+ (xi 2 +yi 2 ) = 0 (6) Bảng 3.2. Số liệu điểm trên cung AC STT x y x 2 y 2 xy x 2 y x 3 xy 2 y 3 1 -16,223 29,228 263,18573 854,27598 -474,2 7692,4 -4269,7 -13859 24969 2 -11,875 31,152 141,01563 970,4471 -369,9 4392,9 -1674,6 -11524 30231 3 -7,289 32,405 53,129521 1050,084 -236,2 1721,7 -387,26 -7654 34028 4 -2,567 32,96 6,589489 1086,3616 -84,61 217,19 -16,915 -2789 35806 5 2,184 32,803 4,769856 1076,0368 71,642 156,47 10,417 2350,1 35297 6 6,859 31,938 47,045881 1020,0358 219,06 1502,6 322,69 6996,4 32578 7 11,353 30,385 128,89061 923,24823 344,96 3916,3 1463,3 10482 28053 8 15,564 28,178 242,2381 793,99968 438,56 6825,8 3770,2 12358 22373 9 19,398 25,367 376,2824 643,48469 492,07 9545,2 7299,1 12482 16323 10 22,77 22,015 518,4729 484,66023 501,28 11414 11806 11036 10670 11 25,603 18,197 655,51361 331,13081 465,9 11928 16783 8477,9 6025,6 12 27,853 13,999 775,78961 195,972 389,91 10860 21608 5458,4 2743,4 13 29,414 9,515 865,1834 90,535225 279,87 8232,2 25449 2663 861,44 14 30,307 4,846 918,51425 23,483716 146,87 4451,1 27837 711,72 113,8 15 30,492 0,095 929,76206 0,009025 2,8967 88,327 28350 0,2752 0,0009 = 183,843 343,083 5926,383 9543,765 2188,1 82945 138350 37190 280073 Thế số liệu vào các phương trình (4), (5), (6) được hệ phương trình sau: 11852,77 4376,25 183,843 175539,9 0 4376,25 19087,53 343,083 363018,2 0 367,686 686,166 15 15470,15 0 A B C A B C A B C (7) Giải hệ phương trình trên bằng Matlab như sau: Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 [Chƣơng trình Matlab] >> a =[11852.77 4376.25 183.843;4376.25 19087.53 343.083;367.686 686.166 15] a = 1.0e+004 * 1.1853 0.4376 0.0184 0.4376 1.9088 0.0343 0.0368 0.0686 0.0015 >> b =[-175539.9;-363018.2;-15470.15] b = 1.0e+005 * -1.7554 -3.6302 -0.1547 >> c = inv(a) c = 0.0004 0.0005 -0.0155 0.0005 0.0008 -0.0251 -0.0309 -0.0502 1.5943 >> kq = c*b kq = A = 1,237 B = -1,237 C = -1005 Khi đó phương trình đường tròn có dạng: x 2 + y 2 + 2(1,237)x + 2(-1,237)y -1005 = 0 2 2 2( 1.237) ( 1.237) (31.75)x y Đây là phương trình đường tròn tâm I(-1,237;1,237) bán kính r = 31.75 Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 c/Xây dựng phương trình đường cong trên cung DB Hình 3.7. Tọa độ các điểm trên cung BD (P1, P2 . . .) Tương tự như xác định với đường cong trên cung AC, ta đi xác định phương trình đường cong đi qua các điểm trên cung BD theo phương pháp bình phương cực tiểu theo công thức sau: 2 2 1 1 ( ( )) n i i R y f x với n là số điểm được nhập vào. Cung BD có thể biểu diễn theo phương trình đường tròn như sau như sau: x 2 + y 2 + 2Ax + 2By + C = 0 Trong đó tâm của đường tròn sẽ là I(-A,-B) và có bán kính là: 2 2r A B C Khi đó công thức tính bính phương tối thiểu đối với trường hợp cung tròn xây dựng là đường tròn thì: 2 2 2 2 i i i i 1 (x + y + 2Ax + 2By + C ) n i R Để xác định các hệ số A, B, C của phương trình đường tròn ta có: A , B , C . Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Tức là: 2 xi 2 A+2 xiyi B+ xi C+ (xi 2 +yi 2 )xi = 0 (8) 2 xiyi A+2 yi 2 B+ yi C+ (xi 2 +yi 2 )yi = 0 (9) 2 xi A+2 yi B+n.C+ (xi 2 +yi 2 ) = 0 (10) STT x y x 2 y 2 xy x 2 y x 3 xy 2 y 3 1 -1,748 -29,949 3,055504 896,9426 52,351 -91,51 -5,341 -1568 -26863 2 -5,337 -29,521 28,483569 871,48944 157,55 -840,9 -152,02 -4651 -25727 3 -8,848 -28,666 78,287104 821,73956 253,64 -2244 -692,68 -7271 -23556 4 -12,230 -27,394 149,5729 750,43124 335,03 -4097 -1829,3 -9178 -20557 5 -15,435 -25,725 238,23923 661,77563 397,07 -6129 -3677,2 -10215 -17024 6 -18,416 -23,682 339,14906 560,83712 436,13 -8032 -6245,8 -10328 -13282 7 -21,130 -21,296 446,4769 453,51962 449,98 -9508 -9434,1 -9583 -9658 8 -23,538 -18,601 554,03744 345,9972 437,83 -10306 -13041 -8144 -6436 9 -25,603 -15,636 655,51361 244,4845 400,33 -10250 -16783 -6260 -3823 10 -27,298 -12,444 745,1808 154,85314 339,7 -9273 -20342 -4227 -1927 11 -28,596 -9,071 817,73122 82,283041 259,39 -7418 -23384 -2353 -746,4 12 -29,479 -5,567 869,01144 30,991489 164,11 -4838 -25618 -913,6 -172,5 13 -29,934 -1,982 896,04436 3,928324 59,329 -1776 -26822 -117,6 -7,786 = -247,592 -249,534 5.820,783 5.879,273 3742,4 -74802 -148026 -74808 -149779,6 Thế số liệu vào các phương trình (8), (9), (10) được hệ phương trình sau: 11641,5 7484,8 -247,592 222834 0 7484,8 11758,5 -249,534 224581,6 0 495,1 499 13 11700 0 A B C A B C A B C (11) Giải hệ phương trình bằng Matlab được: [Chƣơng trình Matlab] >> a=[11641.5 7484.8 -247.592;7484.8 11758.5 -249.534;-495.1 -499 13] a = 1.0e+004 * 1.1642 0.7485 -0.0248 0.7485 1.1759 -0.0250 -0.0495 -0.0499 0.0013 >> b=[222834;224581.6;-11700] b = Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 1.0e+005 * 2.2283 2.2458 -0.1170 >> c=inv(a) c = 0.0029 0.0027 0.1074 0.0027 0.0030 0.1083 0.2148 0.2165 8.3228 >> kq=c*b kq = A = 0.0062 B = 0.0062 C = -899.5258 Vậy phương trình đường tròn có dạng: x 2 + y 2 + 2(0,0062)x + 2(0,0062)y -899,525 = 0 Trong đó I(0,0062;0,0062) và bán kính r = 30. Khi đó phương trình đường cong biên dạng cam được biểu diễn bởi các phương trình sau: 2 2 2 2 y - 2,8154x - 85,8275 = 0 x + y + 2(1,237)x + 2(-1,237)y -1005 = 0 x + y + 2(0,0062)x + 2(0,0062)y -899,525 = 0 Từ các phương trình toán học trên ta đi xây dựng lại đường cong 2D của biên dạng thiết kế nhằm tạo ra một đường cong trơn trong các phần mềm thiết kế cơ khí. Công việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng việc thiết kế quy trình công nghệ và chương trình điều khiển CNC trong CAD/CAM/CNC. Điều này giúp cho chương trình NC ngắn gọn hơn rất nhiều do việc nội suy theo một quỹ đạo xác định và đặc biệt tạo ra cho bề mặt gia công đạt được độ bóng cao. Chương trình tạo biên dạng từ các phương trình toán học bằng phần mềm MasterCAM. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 + Phương trình y = 2,8154x + 85,8275 y=2.8154*x+85.8275” + Phương trình 2 2 2( 1.237) ( 1.237) (31.75)x y y=sqrt((30.513-x)*(x+32.987))+1.237” + Phương trình x2 + y2 + 2(0,0062)x + 2(0,0062)y -899,525 = 0 y=sqrt((30.0062-x)*(x+29,9938))+0,0062” (Biên dạng cam cần tìm) 3.4. Thiết kế biên dạng cam bằng thực nghiệm Cung AB là cung đứng gần, khi cần dịch chuyển trên cung này lượng dịch chuyển s của cần luôn bằng 0. Cung BC là cung đi xa, khi dịch chuyển trên cung này chuyển vị của cần biền thiên từ smin = 0 đến smax = -1,16 (mm) sau đó lại biến thiên từ smax = -1,16 (mm) về smin = 0 (tại điểm C). Cung CD là cung đi xa, chuyển vị của cần biến thiên từ smin = 0 đến smax = 3,44 (mm). Cung DA là cung về gần, chuyển vị của cần biến thiên từ smax = 3,44(mm) về smin = 0. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Cam nghiên cứu ở đây là cam cần đẩy đáy bằng, do vậy để xác định các điểm tiếp xúc giữa biên dạng cam và cần ta thực hiện phương pháp đổi giá, tức là giả sử cam đứng yên còn cần sẽ quay quanh tâm O1. Hình 3.8. Phương pháp đổi giá Bằng các phần mềm(Autocad) ta dễ dàng xác định được các điểm tiếp xúc giữa cần và cam bằng cách xoay cần đẩy quay tâm cam, từ đó xác định được lượng nâng của cần s ứng với mỗi góc quay khác nhau. Gía trị s được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.1 Gía trị chuyển vị của cần ứng với mỗi góc quay cụ thể o 0 15 30 45 60 75 90 105 120 s(mm) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 135 150 165 180 195 210 225 240 255 s(mm) -1.16 -0.8 1.76 3.44 3.25 2.96 2.59 2.16 1.7 o 270 285 300 315 330 345 360 s(mm) 1.25 0.84 0.49 0.32 0.22 0.06 0 Từ đồ thị chuyển vị có thể thấy khi biến đổi từ 0o - 1200 chuyển vị s của cần đẩy bằng 0 tức là biên dạng cam ở đây sẽ là một đường tròn đồng tâm với đường tròn bên trong và có tâm trùng với tâm quay O của cam. Từ hình 3.4 ta đi xác định phương trình đường thẳng đi qua hai điểm AB và xác định phương trình đường cong đi qua AD. Còn cung BC là một phần cung đường tròn đồng tâm với tâm quay. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Đồ thị chuyển vị được thể hiện như hình sau: Hình 3.9. Đồ thị chuyển vị của cần đẩy Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 CHƢƠNG IV NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CAM TỪ BIÊN DẠNG THIẾT KẾ 4.1. Kỹ thuật tái tạo ngƣợc (RE) Từ những năm 90 của thế kỷ trước, kỹ thuật tái tạo ngược đã được nghiên cứu áp dụng trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế các mô hình 3D từ mô hình cũ đã có sự trợ giúp của máy tính. Kỹ thuật tái tạo ngược ngày càng phát triển theo sự phát triển của máy quét hình, máy đo 3 chiều và các phần mềm CAD/CAM. Trong công nghệ gia công truyền thống để chế tạo một sản phẩm từ ý tưởng hoặc nhu cầu sản xuất, người ta thiết kế mô hình CAD rồi đem sang máy công cụ để gia công. Tuy nhiên trong thực tế, đôi khi người ta cần chế tạo theo những mẫu có sẵn mà chưa (hoặc không) có mô hình CAD tương ứng như một số loại sản phẩm sau: - Các sản phẩm đồ cổ - Những chi tiết đã ngừng sản xuất từ lâu - Những chi tiết không rõ xuất xứ - Những tác phẩm điêu khắc - Những chi tiết phức tạp - Bộ phận con người và động vật dùng trong kỹ thuật y sinh Để tạo được mẫu của những sản phẩm này, trước đây người ta đo rồi vẽ phác hoặc dùng sáp, thạch cao để in mẫu. Các phương pháp này cho độ chính xác không cao, tốn nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là những chi tiết có hình dáng hình học phức tạp. Ngày nay người ta đã sử dụng máy đo 3 chiều CMM hoặc máy quét hình để quét hình dáng của chi tiết sau đó nhờ các phần mềm CAD/CAM chuyên dụng để xử lý dữ liệu quét và cuối cùng sẽ tạo được mô hình CAD 3D dưới dạng khối hoặc bề mặt với độ chính xác cao. Mô hình 3D này có thể được chỉnh sửa nếu cần. Ngoài việc chế tạo chi tiết, kỹ thuật tái tạo ngược còn có một số ứng dụng sau: - Kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng cách so sánh mô hình CAD và sản phẩm, từ đó điều chỉnh mô hình hoặc các thông số công nghệ để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 - Mô hình CAD được sử dụng như là mô hình trung gian trong quá trình thiết kế bằng cách tạo sản phẩm thủ công trên đất sét, thạch cao, sáp hoặc cao hơn là tạo hình trên các máy tạo mẫu nhanh…, rồi sau đó quét hình để tạo mô hình CAD, mô hình CAD này có thể chỉnh sửa theo ý muốn. 4.2. Các phƣơng pháp quét hình 4.2.1.Phƣơng pháp quang học Phương pháp quang học là phương pháp dùng ánh sáng để quét vật thể như máy quét laser và máy quét ánh sáng trắng. Cả 2 loại máy này khi quét đều không tiếp xúc trực tiếp với vật. Máy quét laser Laser là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation, nghĩa là khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức. Laser là loại ánh sáng có đặc tính đặc biệt, là loại sóng điện từ nằm trong dãy ánh sáng có thể nhìn thấy được. Bản chất của chùm tia laser là chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng rất ngắn và góc phân kỳ rất nhỏ. Bước sóng phụ thuộc vào vật liệu phát ra tia laser. Không giống như máy CMM thường là hệ máy đặt cố định, ngay cả với máy CMM cầm tay, việc đo đòi hỏi nhiều công sức và không đơn giản; các máy quét laser lại có thể đo các vật từ gần tới xa đến 35 mét, có thể đạt độ chính xác khoảng 25 m với khoảng cách 5 mét. Máy laser có thể thu thập dữ liệu toạ độ với tốc độ cao và vận hành đơn giản. Đối với các vât thể lớn như xe máy, ô tô … có thể dễ dàng, nhanh chóng đo với máy quét laser. Hình 4.1. Một số hình ảnh trong RE Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Máy quét laser hoạt độg theo nguyên tắc bắn tia laser tới một mục tiêu có tính phản hồi trên vật đo. Tia sáng phản hồi từ mục tiêu sẽ quay trở lại và trở về điểm phát ra tại thiết bị đo.Tức là chùm tia laser từ máy chiếu vào vật thể sẽ phản xạ lại cảm biến thu. Hình dạng của toàn bộ vật thể sẽ được ghi lại bằng cách dịch chuyển hay quay vật thể trong chùm ánh sáng ngang qua vật. Độ chính xác và tốc độ đo của máy quét Laser là điểm khác biệt khi so sánh với các thiết bị đo toạ độ cầm tay khác. Bởi người sử dụng có thể nhanh chóng thực hiện các phép đo với ít nguyên công nhất, nên máy quét laser là một trong những thiết bị đo được sử dụng phổ biến Các phần mềm quét sẽ phân tích các dữ liệu quét được và thể hiện kết quả dưới nhiều loại định dạng khác nhau. Độ nhạy của thiết bị luôn là nhân tố quan trọng thỏa mãn nhu cầu quét hình 3D bằng laze của mọi người. Nếu quét bằng laser lên vật thể sống ví dụ như người thì cũng không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ hay làm ô nhiễm môi trường. Máy quét dùng ánh sáng trắng Máy đo thông dụng của phương pháp này là máy COMET 250. Bằng phép đo tam giác (triangulation) dùng ánh sáng trắng hệ thống máy chuyên ứng dụng cho các bộ phận nhỏ, đòi hỏi chính xác cao như các hình điêu khắc bằng tay Bằng kỹ thuật chiếu patented fringe (cho ánh sáng giao thoa), COMET tạo ra đám mây điểm dữ liệu chính xác và dày đặc, từ đó tạo điều kiện để tạo ra mô hình 3D của vật thể. COMET số hóa bề mặt hình học theo từng vùng nhỏ. Các vùng dữ liệu tập trung cao được sắp xếp thẳng hàng với nhiều kỹ thuật khác nhau, chính điều này đã làm cho nó trở thành một hệ thống linh hoạt. Hình 4.2. Hệ thống đo COMET Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Chức năng của phần mềm bao gồm xử lý đám mây điểm với tốc độ cao, tạo ra các mẫu đa giác, tái tạo bề mặt, sắp xếp để thiết kế bằng máy tính và cho báo cáo về biểu mầu, nhập dữ liệu cho bất kì hệ thống CAD nào. Việc quét dùng tia laser hay ánh sáng trắng đều dựa trên nguyên lý tam giác. Ở biểu đồ trên, nguồn sáng ở đáy chiếu một điểm nằm trong tầm quan sát của máy quay đặt ở đỉnh. Vì góc và khoảng cách giữa nguồn sáng và máy quay là không đổi và hướng của tia sáng là xác định nên kích thướccủa bề mặt ánh sáng chiếu đến là có thể tính được. Trong hình trên nếu cửa xe di chuyển gần hơn, máy quay sẽ nhìn thấy điểm được đánh dấu nằm ở dưới hơn và độ dày tính được sẽ lớn hơn. Hệ thống số hóa 3 chiều COMET: Mỗi lần chiếu của COMET 250 có thế tích là 230*180*250 mm và độ chính xác là +/-0.06mm. Mỗi lần chiếu đo được 420000 điểm trong 30 giây. Với những vật lớn hay vật có hình dạng phức tạp cần có nhiều lần chiếu để đảm bảo tất cả các bề mặt đều được đo. Không có hạn chế về số lần chiếu cũng như các vùng để đo với mỗi vật. Sắp xếp 1 cách tổng thể các vùng được số hóa. COMET số hóa các bề mặt hình học theo từng vùng nhỏ, đây là một hệ thống linh hoạt bởi các vùng tập trung dữ liệu cao được sắp xếp theo nhiều kỹ thuật khác nhau. Sau quá trình quét, các vùng được sắp xếp lại 1 cách tổng thể bởi phần mềm COMET để tạo nên 1 dải mây điểm 3 chiều. Không cố định, kích thước của dải mây này có thể lên đến hàng triệu điểm. Tọa độ của những điểm này được hệ thống tính toán và kết quả thu được là đám mây điểm dày đặc chứa nhiều đường hay mô hình đa giác. Định dạng cung cấp là AC, ASCII, TXT, DXF, VDA, IGES, OBJ và STL. Phần mềm cũng cho phép sắp xếp các đám mây điểm cho các mô hình CAD và các tính toán phục vụ cho báo cáo về biểu màu. 4.2.2. Phƣơng pháp cơ học Dùng máy đo dạng tiếp xúc như máy đo toạ độ 3 chiều CMM để đo các thông số hình học hoặc quét hình theo phương pháp toạ độ. Khi quét bằng phương pháp này thì đầu dò của máy tiếp xúc với bề mặt cần đo, mỗi vị trí đo có toạ độ (x,y,z) và tập hợp các điểm đo sẽ cho một đám mây điểm hoặc dữ liệu là tập hợp Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 các biên dạng. Trong giới hạn của đề tài tác giả sử dụng phương pháp cơ học và dùng máy đo toạ độ 3 chiều CMM - C544 tại trường Trung tâm thí nghiệm Đại học kỹ thuật công nghiệp để nghiên cứu và ứng dụng. 4.2.3. Máy đo toạ độ 3 chiều CMM Máy đo toạ độ là tên gọi chung của các thiết bị vạn năng có thể thực hiện việc đo các thông số hình học theo phương pháp toạ độ. Thông số cần đo được tính từ các toạ độ điểm đo so với gốc toạ độ của máy. Các loại máy này còn được gọi là máy quét hình vì chúng còn được dùng để quét hình dáng của vật thể. Có hai loại máy đo toạ độ thông dụng là máy đo bằng tay (đầu đo được dẫn động bằng tay) và máy đo CNC (đầu đo được điều khiển tự động bằng chương trình số). Các máy đo toạ độ CMM hoạt động theo nguyên lý dịch chuyển một đầu dò để xác định tọa độ các điểm trên một bề mặt của vật thể. Máy đo toạ độ thường là các máy đo các toạ độ theo phương chuyển vị X, Y, Z. Bàn đo được làm bằng đá granít, đầu đo được gắn trên giá, đầu đo lắp trên thân trượt theo phương Z, khi đầu đo được điều chỉnh đến một điểm đo nào đó thì 3 đầu đọc sẽ cho ta biết 3 toạ độ X,Y,Z tương ứng với độ chính xác cao, có thể lên đến 0,1 m . Máy CMM thường thiết kế với 4 phần chính: - Thân máy - Đầu dò - Hệ thống điều khiển hoặc máy tính. - Phần mềm đo. Hình 4.3. Cấu tạo máy CMM Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 4.3. Công nghệ CAD/CAM CAD/CAM - Thiết kế và gia công với sự trợ giúp của máy tính. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, CAD/CAM đã được ứng dụng nhanh chóng trong công nghiệp vì nó là công cụ giúp các nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm có thể thay đổi mẫu mã hoặc lựa chọn phương án gia công tối ưu một cách nhanh chóng, chính xác và linh hoạt. Đặc biệt trong tái tạo ngược từ sản phẩm đã có thì việc sử lý các dữ liệu từ máy đo và xây dựng lại bản vẽ 3D thì không thể không dùng các phần mềm CAD/CAM. Khái niệm CAD/CAM dù đã có từ rất lâu nhưng vẫn đang tiếp tục được phát triển và mở rộng. Ban đầu CAD và CAM được sử dụng độc lập để mô tả việc lập trình bộ phận với sự trợ giúp của máy tính và các bản vẽ, đồ họa. Trong những năm gần đây, hai khái niệm này được nối kết với nhau để tạo ra khái niệm thống nhất CAD/CAM, biểu diễn một phương pháp tích hợp máy tính trong toàn bộ quá trình sản xuất bao trùm cả hai khâu thiết kế và sản xuất. Cụ thể trong pha thiết kế bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến các dữ liệu kỹ thuật như bản vẽ, các mô hình, các phần tử hữu hạn, bản ghi các chi tiết và kế hoạch, thông tin chương trình NC. Trong khâu sản xuất, các ứng dụng của máy tính bao trùm trong lập kế hoạch quá trình, điều độ sản xuất, NC, CNC, quản lý chất lượng và lắp ráp. 4.3.1. Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính CAD CAD được định nghĩa là một hoạt động thiết kế liên quan đến việc sử dụng máy tính để tạo lập, sửa chữa hoặc trình bày một thiết kế kỹ thuật. CAD có liên hệ chặt chẽ với hệ thống đồ họa máy tính. Các lý do quan trọng có thể kể đến khi sử dụng hệ thống CAD là tăng hiệu quả làm việc cho người thiết kế, tăng chất lượng thiết kế, nâng cao chất lượng trình bày thiết kế và tạo lập cơ sở dữ liệu cho sản xuất. Các bước tiến hành một thiết kế với CAD: Tổng hợp (xây dựng mô hình động học); phân tích tối ưu hóa (phân tích kỹ thuật); trình bày thiết kế (tự động ra bản vẽ). Mô hình hình học Mô hình hình học là dùng CAD để xây dựng biểu diễn toán học dạng hình học Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 của đối tượng. Mô hình này cho phép người dùng CAD biểu diễn hình ảnh đối tượng lên màn hình và thực hiện một số thao tác lên mô hình như làm biến dạng hình ảnh, phóng to thu nhỏ, lập một mô hình mới trên cơ sở mô hình cũ. Từ đó, người thiết có thể xây dựng một chi tiết mới hoặc thay đổi một chi tiết cũ. Có nhiều dạng mô hình hình học trên CAD. Ngoài mô hình 2D phổ biến, các mô hình 3D có thể được xây dựng cho phép người sử dụng quan sát vật thể từ các hướng khác nhau, phóng to thu nhỏ, thực hiện các phân tích kỹ thuật như sức căng, lý hoá và nhiệt độ. Mô hình lưới Sử dụng các đường thẳng để minh hoạ vật thể. Mô hình này có những hạn chế lớn như không có khả năng phân biệt các đường nét thấy và nét khuất trong vật thể, không nhận biết được các dạng đường cong, không có khả năng kiểm tra xung đột giữa các chi tiết bộ phận và khó khăn trong việc tính toán các đặc tính vật lý. Mô hình bề mặt Là mô hình được xây dựng từ điểm, các đường thẳng và các bề mặt. Mô hình này có khả năng nhận biết và hiển thị các dạng đường cong phức tạp, có khả năng nhận biết bề mặt và cung cấp mô hình 3D có bề mặt bóng, có khả năng hiển thị rất tốt mô phỏng quỹ đạo chuyển động như dao cắt trong máy công cụ hoặc chuyển động của các rôbốt. Mô hình khối đặc Mô tả hình dạng toàn khối của vật thể một cách rõ ràng và chính xác. Nó có thể mô tả các đường thấy và đường khuất của vật thể. Mô hình này trợ giúp đắc lực trong quá trình lắp ráp các phần tử phức tạp. Ngoài ra, mô hình còn có khả năng tạo mảng màu và độ bóng bề mặt. Hơn nữa, người sử dụng có thể kết hợp với các chương trình phần mềm chuyên dụng khác để biểu diễn mô hình và tạo hình ảnh sống động cho vật thể. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Phân tích kỹ thuật mô hình Sau khi có được phương án thiết kế mô hình CAD sẽ trợ giúp biểu diễn các đặc tính của chi tiết.... Hai ví dụ về việc phân tích mô hình là tính toán các đặc tính vật lý và phân tích phần tử hữu hạn. Tính toán các đặc tính vật lý bao gồm việc xác định khối lượng, diện tích bề mặt, thể tích và xác định trọng tâm.Phương pháp phần tử hữu hạn nhằm tính toán sức căng, độ truyền nhiệt… Đánh giá thiết kế Đánh giá thiết kế bao gồm: tự động xác định chính xác các kích thước, xác định khả năng tương tác giữa các bộ phận. Điều này đặc biệt quan trọng trong các thiết kế lắp ráp nhằm tránh hai chi tiết cùng chiếm một khoảng không gian, kiểm tra động học. Điều này cần đến khả năng mô phỏng các chuyển động của CAD. Tự động phác thảo bản vẽ Lĩnh vực trợ giúp đắc lực thứ tư của CAD là khả năng tự động cho ra các bản vẽ với độ chính xác cao một cách nhanh chóng. Điều này rất quan trọng trong quá trình thiết kế và tạo lập hồ sơ thiết kế... 4.3.2. Sản xuất với sự trợ giúp của máy tính CAM Được định nghĩa là việc sử dụng máy tính trong lập kế hoạch, quản lý và điều khiển quá trình sản xuất. Các ứng dụng của CAM được chia làm 2 loại chính: Lập kế hoạch sản xuất và điều khiển sản xuất Lập kế hoạch sản xuất + Ước lượng giá thành sản phẩm: Ước lượng giá của một loại sản phẩm mới là khá đơn giản trong nhiều ngành công nghiệp và được hoàn thành bởi chương trình máy tính. Chi phí của từng chi tiết bộ phận được cộng lại và giá của sản phẩm sẽ được xác định. + Lập kế hoạch sản xuất với sự trợ giúp của máy tính: Các trình tự thực hiện và các trung tâm gia công cần thiết cho sản xuất một sản phẩm được chuẩn bị bởi máy Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 tính. Các hệ thống này cần cung cấp các bản lộ trình, tìm ra lộ trình tối ưu và tiến hành mô phỏng kiểm nghiệm kế hoạch đưa ra. + Các hệ thống dữ liệu gia công máy tính hóa: Các chương trình máy tính cần được soạn thảo để đưa ra các điều kiện cắt tối ưu cho các loại nguyên vật liệu khác nhau. Các tính toán dựa trên các dữ liệu nhận được từ thực nghiệm hoặc tính toán lý thuyết về tuổi thọ của dao cắt theo điều kiện cắt. + Lập trình với sự trợ giúp của máy tính: Lập trình cho máy công cụ hoặc lập trình CNC là công việc khó khăn cho người vận hành và gây ra nhiều lỗi khi các chi tiết trở nên phức tạp. Các bộ hậu xử lý máy tính được sử dụng để thay thế việc lập trình bằng tay. Đối với các chi tiết có hình dạng hình học phức tạp, hệ thống CAM có thể đưa ra chương trình gia công chi tiết nhờ phương pháp tạo ra tập lệnh điều khiển cho máy công cụ hiệu quả hơn hẳn lập trình bằng tay. + Cân bằng dây chuyền lắp ráp với sự trợ giúp bằng máy tính: Việc định vị các phần tử trong các trạm lên dây chuyền lắp ráp là vấn đề lớn và khó khăn. Các chương trình máy tính như COMSOAL và CALB được phát triển để trợ giúp cân bằng tối ưu cho các dây chuyền lắp ráp. + Xây dựng các định mức lao động: Một bộ phận chuyên trách sẽ có trách nhiệm xác lập chuẩn thời gian cho các công việc lao động trực tiếp tại nhà máy. Việc tính toán này khá công phu và phức tạp. Hiện đã có một số chương trình phần mềm được phát triển cho công việc này. Các chương trình máy tính sử dụng dữ liệu về thời gian chuẩn cho các phần tử cơ bản, sau đó cộng tổng thời gian thực hiện của các phần tử và chương trình sẽ đưa ra thời gian chuẩn cho công việc hoàn chỉnh. + Lập kế hoạch sản xuất và quản lý tồn kho: Máy tính được sử dụng trong hai chức năng lập kế hoạch sản xuất và lưu trữ. Hai chức năng này bao gồm ghi nhớ các bản ghi tồn kho, đặt hàng tự động các mặt hàng khi kho rỗng, điều độ sản xuất, duy trì các đặc tính hiện tại cho các đơn đặt hàng sản xuất khác nhau, lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu và lập kế hoạch năng lực. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Điều khiển sản xuất Điều khiển sản xuất liên quan tới việc quản lý và điều khiển các hoạt động sản xuất trong nhà máy. Điều khiển quá trình, điều khiển chất lượng, điều khiển sản xuất và giám sát quá trình đều nằm trong vùng chức năng của điều khiển sản xuất. Ở đây máy tính tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất trong nhà máy. Các ứng dụng của điều khiển quá trình sử dụng máy tính là khá phổ biến trong các hệ thống sản xuất tự động hiện nay. Chúng bao gồm các dây chuyền vận chuyển, các hệ thống lắp ráp, điều khiển số, kỹ thuật rôbốt, vận chuyển nguyên vật liệu và hệ thống sản xuất linh hoạt. Điều khiển hoạt động sản xuất phân xưởng liên quan tới việc thu nhập dữ liệu đó để trợ giúp điều khiển sản xuất và lưu trữ trong nhà máy. Các công nghệ thu nhập dữ liệu máy tính hóa và giám sát quá trình bằng máy tính đang là phương tiện được đánh giá cao trong hoạt động sản xuất phân xưởng hiện nay. Mục đích của tích hợp CAD/CAM là hệ thống hóa dòng thông tin từ khi bắt đầu thiết kế sản phẩm tới khi hoàn thành quá trình sản xuất. Chuỗi các bước được tiến hành với việc tạo dữ liệu hình học, lưu trữ và xử lý bổ sung, và kết thúc với việc chuyển các dữ liệu này thành thông tin điều khiển cho quá trình gia công, di chuyển vật liệu và kiểm tra tự động được gọi là kỹ thuật trợ giúp bởi máy tính CAE (Computer – Aided Engineering) và được coi như kết quả của việc kết nối CAD và CAM. 4.4.Gia công cam bằng thép hợp kim 40X độ cứng 54-55HRC bằng dao phay ngón phủ TiAlN Mục đích: - Thông qua thực nghiệm khi tiến hành dùng dao phay ngón phủ AlTiN phay thép hợp kim 40X (phay biên dạng contour) với các chế độ cắt khác nhau rồi đưa ra nhận xét và kết luận tương ứng. - Xác định bộ thông số (s,v) tối ưu (quan tâm đến độ nhám Ra). Các cơ sở sản xuất có thể dùng kết quả đó cho việc gia công với các điều kiện tương tự Nội dung: + Chuẩn bị trước khi gia công gồm: Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 - Tạo phôi: Bao gồm việc xác định mác thép hợp kim 40X, gia công chuẩn bị phôi, do độ cứng trước khi gia công. - Chuẩn bị đồ gá, phương tiện đo kiểm theo phương án gia công, chọn máy, lập phương trình gia công chi tiết trên máy trên máy CNC theo bộ thông số S, V, t đã chọn. + Tiến hành gia công và kiểm tra kết quả: - Dùng dao phay đầu cầu 10 phủ TiAlN để gia công, quan sát, ghi chép kết quả. - Tiến hành đo lấy kết quả - Sử lý số liệu sau gia công, rút ra kết luận tương ứng chỉ dẫn cần thiết, dùng làm tài liệu cho các nhà sản xuất có quan tâm về lĩnh vực này. 4.4.1.Máy đo 3 chiều CMM trong thiết kế biên dạng Cam Hình 4.4. Máy đo toạ độ CMM 4.4.2.Máy gia công Máy phay CNC- VMC85S. Xuất xứ: Đài Loan Hình 4.5. Trung tâm gia công CNC Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 Thông số kỹ thuật cơ bản của máy Thông số Đơn vị Kích thƣớc Kích thước bàn làm việc mm 515 x 1050 Hành trình theo trục X mm 850 Hành trình theo trục Y mm 560 Hành trình theo trục Z mm 520 Đường kính trục chính mm Φ65 Tốc độ cắt (chạy dao) mm/phút 1÷5000 Tốc độ dịch chuyển nhanh theo X, Y mm/phút 12000 Tốc độ dịch chuyển nhanh theo Z mm/phút 10000 Công suất động cơ chính Kw 3.7÷5.5 Động cơ secvo X, Y, Z Kw 0.5÷3.5 Trọng lượng Kg 4200 Tốc độ quay trục chính Vòng/phút 60÷8000 Đầu dao 16 BT 40 Kích thước tổng thể mm 3500 x 3020 x 2520 4.4.3. Kết cấu dao phay Dao phay ngón phủ PVD (TiAlN) 10 có thông số như sau: L: chiều dài toàn bộ dao Lc: chiều dài phần cắt d: đường kính dao Hình 4.6. Thông số cơ bản của dao Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 4.4.4. Phôi gia công Thép hợp kim 40X đã qua tạo hình dáng. Độ cứng: 54-55HRC Kích thước: D = 70(mm) b = 9 (mm) Thành phần hoá học: 0,44C – 0,66Cr 4.4.5. Dụng cụ đo kiểm Máy đo nhám bề mặt SJ 201 của Mitutoyo. 4.4.6. Dung dịch trơn nguội Dung dịch trơn nguội là Emunxi 4.4.7.Thiết kế chƣơng trình gia công a – Thiết kế biên dạng từ biên dạng cam thiết kế b – Thiết kế quy trình công nghệ gia công cam Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 c – Chạy mô phỏng d - Chương trình CNC phay cam trên trung tâm phay % O0001 N1G21 N2G0G17G40G49G80G90 N4G0G90X50.205Y-36.062S1274M3 N5G43H1Z30.M8 N6Z10. N7G1Z-10.F100. N8X43.134Y-28.991F120. N50X-37.483Y4.342R8. N51G1X-29.132Y27.537 N52G2X-25.021Y33.087R12. N53X26.87Y-26.87R39.75 N54G3Y-41.012R10. N55G1X33.941Y-48.083 N56G0Z30. N57X47.376Y-33.234 N58Z10. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 N9G3X28.991R10. N10G2X-40.939Y2.23R41. N11X-40.305Y5.358R11. N12G1X-31.954Y28.553 N13G2X-26.816Y35.491R15. N14X28.991Y-28.991R42.75 N15G3Y-43.134R10. N16G1X36.062Y-50.205 N17G0Z30. N18X49.497Y-35.355 N19Z10. N20G1Z-10.F100. N21X42.426Y-28.284F120. N22G3X28.284R10. N23G2X-39.941Y2.176R40. N24X-39.364Y5.019R10. N25G1X-31.014Y28.214 N26G2X-26.218Y34.689R14. N27X28.284Y-28.284R41.75 N28G3Y-42.426R10. N29G1X35.355Y-49.497 N30G0Z30. N31X48.79Y-34.648 N32Z10. N33G1Z-10.F100. N34X41.719Y-27.577F120. N35G3X27.577R10. N36G2X-38.942Y2.121R39. N37X-38.424Y4.68R9. N38G1X-30.073Y27.876 N39G2X-25.62Y33.888R13. N40X27.577Y-27.577R40.75 N59G1Z-10.F100. N60X40.305Y-26.163F120. N61G3X26.163R10. N62G2X-36.945Y2.012R37. N63X-36.542Y4.003R7. N64G1X-28.191Y27.198 N65G2X-24.423Y32.286R11. N66X26.163Y-26.163R38.75 N67G3Y-40.305R10. N68G1X33.234Y-47.376 N69G0Z30. N70X46.669Y-32.527 N71Z10. N72G1Z-10.F100. N73X39.598Y-25.456F120. N74G3X25.456R10. N75G2X-35.947Y1.958R36. N76X-35.601Y3.664R6. N77G1X-27.25Y26.859 N78G2X-23.825Y31.484R10. N79X25.456Y-25.456R37.75 N80G3Y-39.598R10. N81G1X32.527Y-46.669 N82G0Z30. N83X45.962Y-31.82 N84Z10. N85G1Z-10.F100. N86X38.891Y-24.749F120. N87G3X24.749R10. N88G2X-34.948Y1.904R35. N89X-34.66Y3.325R5. N90G1X-26.309Y26.521 Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 N41G3Y-41.719R10. N42G1X34.648Y-48.79 N43G0Z30. N44X48.083Y-33.941 N45Z10. N46G1Z-10.F100. N47X41.012Y-26.87F120. N48G3X26.87R10. N49G2X-37.944Y2.067R38. N91G2X-23.226Y30.683R9. N92X24.749Y-24.749R36.75 N93G3Y-38.891R10. N94G1X31.82Y-45.962 N95G0Z30. N96M5 N97G91X0.Y0. N99M30 % 4.5. Chế độ cắt khi phay và kết quả thí nghiệm TT v, m/ph s, mm/ph ar, mm aa, mm n, v/ph T, (ph) Ra ( m) Rz ( m) 1 40 110 0.5 9 1230 18.7 0.37 2.21 2 50 130 0.5 9 1550 14.75 0.5 2.76 3 60 160 0.5 9 1900 12.21 0.49 2.82 4 80 200 0.5 9 2350 10 0.41 2.41 5 100 220 0.5 9 2730 7.32 0.45 2.42 4.6. Phân tích bề mặt sau gia công và cơ chế mòn của dao dùng gia công Phần cắt của dao phay phủ TiAlN sau khi gia công ở chế độ cắt xác định được đưa lên máy cắt dây tia lửa điện CW-322S cắt thành mẫu nhỏ nhằm nghiên cứu cơ chế mòn. Các mẫu được làm sạch bằng máy siêu âm và khảo sát mòn trên kính hiển vi điện tử Hitachi TM-1000 có độ phóng đại 10000 tại Khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Thái nguyên. Kết quả về mòn dao được thể hiện ở hình sau đây: Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 a) b) c) d) Hình 4.7. Ảnh SEM chụp mòn mặt sau của dao sau khi gia công ở chế độ cắt v = 40(m/ph), s = 110(m/ph) với thời gian cắt T = 18,7(ph) a) b) Hình 4.8. Ảnh SEM chụp mòn mặt sau của dao sau khi gia công ở chế độ cắt v = 80(m/ph), s = 200(m/ph) với thời gian cắt T = 10(ph) Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Như vậy có thể thấy mòn dụng cụ xảy ra chủ yếu ở mặt sau của lưỡi cắt sau khi một phần lớp phủ bị phá hủy, mòn xảy ra rất nhanh theo cơ chế mòn do cào xước do biến dạng dẻo và mòn do dính. Sau khi lớp phủ trên mặt sau của lưỡi cắt chính bị vỡ, tiếp xúc kim loại - kim loại là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ ở vùng lưỡi cắt, làm giảm độ cứng ở lưỡi cắt và lưỡi cắt bị phá hủy theo cơ chế biến dạng dẻo. a) b) c) d) Hình 4.9 Ảnh SEM chụp chất lượng bề mặt gia công theo phương pháp mài chép hình(a,b)và chất lượng bề mặt chi tiết thực(c,d) Từ kết quả chụp cho thấy trên bề mặt gia công (hình c, d) xuất hiện các vết cào xước, do biến dạng dẻo tạo lên, do sự chà sát của các hạt cứng, hay của các điểm không bằng phẳng của lưỡi cắt tạo lên. Do TiAlN có tính trơ hóa học cao, nên hiện tượng dính vật liệu gia công vào mặt sau của dụng cụ và dính trở lại bề mặt gia công ít xảy ra . Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 Các kết quả đo độ nhám bề mặt cho thấy độ bóng bề mặt sau khi phay đạt được khá cao và gần bằng phương pháp gia công bằng mài. Hơn thế nữa, bề mặt gia công sau phay có độ mịn rộng và ít nhấp nhô. 5. Kiểm tra hình dáng hình học sau gia công Sau khi gia công, để kiểm tra độ chính xác hình học của chi tiết, sử dụng máy đo CMM nhằm xác định hình dáng và kích thước và thu thập dữ liệu điểm trên biên dạng, sau đó xây dựng lại phương trình đường cong biên dạng và so sánh với các phương trình đã xây dựng trước khi gia công. Tọa độ các điểm được xác định như sau: xi yi xi yi xi yi -29,948 1,543 -1,754 -29,768 -1,876 -29,890 -29,122 3,998 -5,456 -29,289 -5,345 -29,657 -28,185 5,241 -8,812 -28,656 -8,848 -28,446 -27,450 8,677 -12,340 -27,876 -12,230 -27,664 -26,415 10,976 -15,435 -25,733 -15,690 -25,895 -25,380 13,229 -18,446 -23,682 -18,579 -23,096 -24,745 15,549 -21,398 -21,389 -21,409 -21,296 -24,114 17,456 -23,540 -18,609 -23,538 -18,543 -23,280 20,278 -25,633 -15,636 -25,655 -15,724 -22,534 22,507 -27,298 -12,209 -27,387 -12,484 -22,644 22,655 -28,596 -9,071 -28,580 -9,489 -22,890 21,980 -29,479 -5,567 -29,334 -5,541 -21.987 21,549 -29,368 -1,786 -29,899 -1,404 Áp dụng các phương pháp khớp đường cong, ta cũng xác định được phương trình đường cong biên dạng cam như sau: 2 2 2 2 y - 2,4762x - 85,3963 = 0 x + y + 2(1,104)x + 2(-1,04)y -1005 = 0 x + y + 2(0,0262)x + 2(0,0262)y -887,365 = 0 Sai số của các hệ số trong các phương trình trên so với các hệ số của các phương trình ban đầu là rất nhỏ, do vậy độ chính xác về hình dàng hình học và kích thước gia công là chấp nhận được. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 1. Kết luận Việc sử dụng giải tích xây dựng các đường cong trong kỹ thuật có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong công nghệ tái tạo ngược. Điều này cho phép chúng ta có thể tạo ra được các đường cong gia công trơn từ những điểm thực nghiệm đo được từ công nghệ tái tạo ngược (như máy đó 3 chiều CMM) giúp chúng ta tạo ra được những bề mặt, biên dạng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong ngành cơ khí chế tạo máy. Ngoài ra việc sử dụng dao phay phủ PVD TiAlN cắt thép có độ cứng cao (>55HRC) với năng suât cao và chất lượng bề mặt tốt (Ra = 0.37 m) cũng là một hướng quan trọng trong việc sử dụng các công nghệ mới của thế giới vào trong sản xuất thực tế. Do có lớp phủ PVD làm giảm ma sát giữa phôi và vật liệu gia công do vậy độ mòn của dao rât nhỏ đồng thời cho chất lượng bề mặt gia công cao. Như vậy, với việc sử dụng phương pháp phay bao hình để gia công các bề mặt định hình không tròn xoay cho độ chính xác về hình dáng hình học và chất lượng bề mặt cao đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. 2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp nội suy spline và phương pháp bình phương tối thiểu xây dựng các phương trình toán học biểu diễn các đường cong kỹ thuật phức tạp từ đám mây điểm có được bằng các phương pháp sử dụng trong công nghệ tái tạo ngược nhằm ứng dụng trong sản xuất bằng các công nghệ CAD/CAM/CNC. Nghiên cứu ứng dụng các thuật toán trên nhằm xây dựng các bề mặt chi tiết máy từ các đám mây điểm nhằm tạo ra các bề mặt trơn. Nghiên cứu ứng dụng dao phay phủ PVD trong công nghệ phay cứng nhằm gia công thép đã qua nhiệt luyện đạt độ cứng cao (> 55HRC). Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số chế độ cắt đến độ mòn của dao phay phủ PVD. CHƢƠNG V KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Quý Lực, Phương pháp xây dựng bề mặt cho CAD/CAM, NXB Khoa học và kỹ thuật. 2. Trịnh Quang Vinh, Trần Văn Lầm, Phan Quang Thế, Vũ Quý Đạc (2000), Giáo trình Nguyên lý máy, Trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. 3. Nguyễn Trọng Bình (2003), Tối ưu hoá quá trình gia công cắt gọt, NXB Giáo dục. 4. Gia công tia lửa điện, TS. Vũ Hoài Ân. 5. Lê Công Dƣỡng (1996), Vật liệu học, NXB Khoa học kỹ thuật. 6. B.N. Arzamaxov (2004), Vật liệu học, NXB Giáo dục. 7. Các phƣơng pháp gia công tinh (2006), GS.TS Trần Văn Đich, NXB Khoa học và kỹ thuật. 8. Trần Văn Địch (2004), Công nghệ CNC, NXB Khoa học và kỹ thuật. 9. Trần Hữu Đà, Nguyễn Văn Hùng, Cao Thanh Long (1998), Cơ sở chất lượng của quá trình cắt, Trường Đại học KTCN Thái Nguyên. 10. Bành Tiến Long, Trần Thế Lục, Trần Sỹ Tuý (2001), Nguyên lý gia công vật liệu, NXB Khoa học kỹ thuật. 11. Trần Mao, Phạm Đình Sùng (1998), Vật liệu cơ khí, NXB Giáo dục. 12. Trần Ngọc Hiền, Lập trình và điều khiển máy CNC với Mastercam Đại học GTVT. 13. Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Anh (2006), Lập trình Matlab và ứng dụng, NXB khoa học kỹ thuật. 14. NUMERICAL METHODS FOR ENGINEERINGS (Steven C. Chapra .Ph.D-Proessor of civil Engineering The University of Colorado ; Raymond P.Canale. Ph.D-Professor of Civil Engineering The University of Michigan). 15. Operation's manual for machining center Fanuc Series O-MD, Oi Mate-TC 16. Advanced Modelling for CAD/CAM System. (Heidelberg 1991).. 17. Mastercam Version 9.0 User Guide, Software Mastercam Version 9.0, 9.1. 18. Mechanical Design Solutions 1,2,3. Catia V5R16. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật - - Chuyên nghành CN CTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 19. Metrology of engineers - Fifth Edition (Luton College of higher Education). 20. Funddamental of Dimensional Metrology 3RD ED (ADIvision of International Thomson Limited). 21. Handbook of Dimentional Measurement (Industrial press inc - 200 Madison Avenue, New york, N.Y. 10157). 22. Operation's manual for machining center FANUC Series O-MD, O-MD (Fanuc Ltd 1998).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_09_CN_CTM_NNV.pdf
Tài liệu liên quan