MS: LVVL-VLNT002
SỐ TRANG: 57
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Trên thế giới, để phục vụ các nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực vật lý neutron
và vật lý lò phản ứng, các Trường đại học (Đại học công nghệ Tokyo, Nhật Bản; Đại học MIT, Mỹ;
Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc, v.v.), Trung tâm đào tạo thuộc các Viện nghiên cứu (như
NuTEC/JAEA, Nhật Bản; NTC/KAERI, Hàn Quốc, v.v.) đều có các phòng thí nghiệm với đầy đủ trang
thiết bị thực hành để để học viên có thể tiến hành đo đạc các đặc trưng vật lý neutron như: đo phổ và
thông lượng neutron, độ dài làm chậm và khuếch tán neutron, kích hoạt mẫu trên nguồn neutron đồng
vị, định liều neutron và thực hiện các tính toán mô phỏng. Ở NuTEC/JAEA, Nhật Bản có phòng thí
nghiệm với đầy đủ trang thiết bị để nghiên cứu, họ đã tiến hành đo đạc thực nghiệm các đặc trưng làm
chậm và khuyếch tán neutron trong môi trường graphite và môi trường nước sử dụng các nguồn
neutron đồng vị như
252
Cf và
241
Am-Be. Các kết quả được công bố trong tài liệu [1], [2].
Vừa qua (năm 2006-2009), một số cán bộ của Viện NCHN Đà Lạt đã sang NuTEC/JAEA, Nhật
Bản thực tập và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm này theo Chương trình đào tạo giảng viên ITP
(Instructor Training Program). Với mỗi phòng thí nghiệm, tùy theo thiết bị đo và nguồn neutron sử
dụng mà có những tính toán, thiết kế không gian làm việc và phép đo đạc thực nghiệm khác nhau nhằm
phục vụ tốt nhất công tác huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu cho các đối tượng học viên khác nhau
(sinh viên, học viên cao học, thực tập sinh, v.v.) cũng như đảm bảo các vấn đề về an toàn bức xạ. Các
phòng thí nghiệm này bắt buộc phải có trong mỗi cơ sở đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực trong
lĩnh vực hạt nhân nói chung và điện hạt nhân nói riêng.
Ở nước ta, có một số cơ sở nghiên cứu (như Viện KHKTHN Hà Nội, Viện Vật lý thuộc Viện KH-
CN Việt Nam) đã có một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về các đặc trưng neutron nhưng còn
rời rạc, nhỏ lẻ, chưa có hẳn phòng thí nghiệm độc lập nào để phục vụ công tác huấn luyện và đào tạo,
mà chỉ thực hiện một số thí nghiệm như đo thông lượng neutron, phân tích kích hoạt neutron cho các
khóa luận tốt nghiệp hay thực tập của học viên. Viện NCHN Đà Lạt là cơ sở nghiên cứu duy nhất có
Lò phản ứng nghiên cứu IVV-9 với công suất danh định 500 kW phục vụ rất tốt cho công tác huấn
luyện, đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực vật lý hạt nhân thực nghiệm nói chung, đặc biệt là
lĩnh vực vật lý neutron và vật lý lò phản ứng nói riêng.
Tuy nhiên, để chuẩn hóa công tác huấn luyện và đào tạo trong lĩnh vực này như ở các
cơ sở đào tạo nước ngoài, trước khi tiến hành các bài thực nghiệm trên lò phản ứng, trên các
kênh ngang của lò phản ứng, cũng như trên các kênh khô (kênh No. 13-2, No. 7-1) thì học viên
cần phải thực hiện các thí nghiệm cơ bản về đo thông lượng và phân bố thông lượng của neutron, phân tích mẫu bằng kích hoạt dùng nguồn neutron đồng vị, làm chậm và khuếch tán
neutron trong các môi trường vật lý khác nhau như graphite, nước nhẹ, . để có những hiểu biết
tốt về các đặc trưng của neutron trong môi trường chất làm chậm, phương pháp phân tích kích
hoạt neutron và định liều neutron dùng nguồn đồng vị. Vì vậy việc xây dựng một cấu hình
Howitzer dùng nguồn neutron đồng vị ở Việt Nam nói chung và ở Trung tâm đào tạo – Viên
NCHN Đà Lạt nói riêng là hết sức cần thiết.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng chương trình MCNP để tính toán mô phỏng nhằm
nghiên cứu thiết kế Howitzer nước cho nguồn đồng vị
252
Cf và
241
Am-Be, là bước đầu tiên trong
đề tài cấp Bộ của Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt để xây dựng một cấu hình thực nghiệm
Howitzer nước cho nguồn
252
Cf và
241
Am-Be, phục phụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về vật
lý hạt nhân nói chung và vật lý neutron, vật lý lò phản ứng hạt nhân nói riêng tại Trung tâm Đào
tạo thuộc Viên nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Luận văn gồm 3 chương:
– Chương 1: Tổng quan lý thuyết: giới thiệu về Howitzer, các nguồn neutron, tương
tác của neutron với vật chất, chương trình MCNP.
– Chương 2: Phương pháp mô phỏng Monte-Carlo và chương trình MCNP: giới
thiệu về phương pháp mô phỏng Monte-Carlo và chương trình MCNP và những ứng dụng trong
lĩnh vực hạt nhân
– Chương 3: Tính toán cấu hình cho Howitzer: Tính toán, tối ưu cho cấu hình
Howitzer đa chức năng: Xây dựng bộ số liệu đầu vào và tính chiều dài khếch tán, chiều dài làm
chậm, theo các khoảng cách khác nhau; Migration area; hoạt độ phóng xạ của thùng nhôm
Kết luận:
+ Đưa ra được cấu hình Howitzer tối ưu và những kết luận.
+ Hướng phát triển của đề tài
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thiết kế Howitzer nước cho nguồn 252Cf và 241Am-Be bằng chương trình MCNP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 9.103
Cf252 2,6 - 3,5 2,7.109
Hình 1.6: Phổ năng lượng neutron của nguồn tương tự phổ neutron phân chia.
Đường đứt nét - phổ tính lý thuyết; đường liền nét – Phổ đo được
1.2.7. Thu neutron nhờ các máy gia tốc
Các máy gia tốc làm nguồn neutron có những ưu điểm rất lớn. Cường độ dòng neutron đạt
được lớn hơn vài bậc so với các nguồn đồng vị. Bằng máy gia tốc, có thể thu được chùm neutron
đơn năng tốt và có năng lượng bất kỳ. Cũng có thể tạo chùm neutron dạng xung thích hợp cho phép
đo theo nguyên lý thời gian bay. Có nhiều loại máy gia tốc để làm nguồn neutron dựa trên các
nguyên lý sau:
a. Có thể thu được các neutron đơn năng dựa trên phản ứng (p, n) hoặc (d, n) với chùm đơtron
hoặc proton bằng máy gia tốc Van - de - Graph. Đôi khi người ta còn sử dụng xicrotron để thay đổi
năng lượng hạt gia tốc và thu được neutron đơn năng.
b. Phản ứng (d, n) rất thích hợp để thu neutron năng lượng thấp (dưới 1 MeV). Bia được sử dụng là
đơtri, liti, triti và berili. Kết hợp với máy gia tốc đơn giản năng lượng thấp có dòng lớn, có thể thu
được chùm neutron mạnh liên tục hoặc xung.
c. Có thể thu được chùm neutron rất mạnh bằng máy gia tốc electron thẳng dựa trên phản ứng (,
n). Những nguồn neutron loại này dùng cho các phổ kế làm việc theo nguyên tắc thời gian bay.
Cũng có khi các chùm neutron thu được từ phản ứng (p, n) và (d, n) trên xiclotron hoặc
xincroxiclotron cũng được phục vụ các mục đích này.
1.3. Lý thuyết vận chuyển neutron
Chúng ta giả thiết rằng trong môi trường tán xạ (môi trường có tiết diện tán xạ lớn hơn rất nhiều
so với tiết diện hấp thụ) có những nguồn neutron phát ra các neutron đơn năng hoặc là những neutron
có phân bố năng lượng theo hàm S(E). Do tán xạ đàn hồi và không đàn hồi, neutron trao đổi động năng
của mình với các hạt nhân nguyên tử của chất tán xạ. Nếu động năng của neutron lớn hơn động năng
dao động nhiệt của nguyên tử tán xạ thì khi va chạm, các neutron sẽ bị mất năng lượng cho đến khi cân
bằng nhiệt với các nguyên tử của môi trường. Khi đó, phân bố neutron theo năng lượng sẽ là phân bố
nhiệt và những neutron tuân theo phân bố như vậy được gọi là neutron nhiệt.
Nói chung không tồn tại môi trường tán xạ mà không hấp thụ neutron đặc biệt là neutron chậm.
Trong vật lý neutron ứng dụng, những chất có tiết diện tán xạ vĩ mô s lớn, làm chậm neutron tốt - có
nguyên tử số nhỏ, và hấp thụ neutron ít (a << s) có ý nghĩa ứng dụng đặc biệt. Những chất như vậy
được sử dụng làm chậm neutron. H2O, D2O, berili, ôxit berili, graphit và các hợp chất hữu cơ có chứa
nhiều hydro là những chất làm chậm tốt nhất.
Cường độ chùm neutron trong môi trường tán xạ và hấp thụ phụ thuộc nhiều vào công suất
nguồn và đặc trưng hàm phụ thuộc có thể là dừng hoặc không dừng; ngoài ra nguồn neutron còn sinh ra
các neutron khuyếch tán.
Tập hợp số neutron trong môi trường tán xạ được mô tả bằng phân bố theo năng lượng, thời
gian và không gian được gọi là trường neutron khuyếch tán hay gọi một cách ngắn gọn là trường
neutron.
1.3.1. Luồng, mật độ và dòng neutron
Xét một yếu tố thể tích dV = dx.dy.dz mà vị trí của nó trong không gian được xác định bằng
vector r. Giả sử n(r, , E)dVddE là số neutron trong thể tích dV có phương chuyển động đặc trưng
bằng vector đơn vị trong góc đặc d bao quanh có năng lượng từ E đến E + dE . Như vậy n(r, ,
E) là số neutron trong 1 cm3 có năng lượng E với hướng chuyển động trong một đơn vị góc đặc.
Chúng ta gọi đại lượng n(r, , E) này là mật độ vi phân, nó có thể phụ thuộc thời gian và nó đủ để mô
tả trường neutron. Khi tích phân mật độ vi phân theo tất cả các giá trị năng lượng, ta thu được số
neutron toàn phần ở toạ độ r theo phương chuyển động đã cho, tức là:
n(r, )dVd=
0
n(r, , E)dVddE (1.8)
Số neutron trong thể tích dV tại r là :
n(r)dV =
4
n(r, )ddV =
0
4
0
n(r, , E)dVddE (1.9)
ở đây n(r) là mật độ neutron tại tọa độ r.
Chúng ta đưa vào khái niệm luồng neutron vi phân được xác định bằng hệ thức sau:
F(r, , E)ddE = n(r, , E)vddE (1.10)
với v là vận tốc của neutron ( 2E/m ). Luồng vi phân chính là số neutron tại r có năng lượng từ E đến
E + dE với hướng chuyển động trong góc đặc vi phân d cắt 1 cm2 đặt vuông góc với hướng
trong 1 giây. Khi tích phân luồng vi phân F(r, , E) theo năng lượng, ta thu được vector luồng F(r, )
là số neutron trong một giây trong một đơn vị góc đặc cắt bề mặt diện tích 1 cm2 đặt vuông góc với
hướng trong góc đặc d.
F(r, )=
0
F(r, , E)dE
Đại lượng:
(r) =
4
F(r, )d = n(r) v (1.11)
với v là vận tốc trung bình của chùm neutron
được gọi là luồng neutron. Thực tế, luồng neutron
(r) là đại lượng thường được sử dụng để mô tả
trường neutron.
Ý nghĩa của (r): Xét hình tròn có diện tích S = R2 = 1 cm2, tâm của hình tròn này cố định ở điểm có
toạ độ r. Hàm số F(r, )d sẽ là số neutron trong 1 giây trong yếu tố góc đặc d cắt hình tròn này
theo hướng vuông góc với hình tròn. Quá trình tích phân để thu được luồng neutron tương đương
quay hình tròn theo mọi hướng, như vậy hình tròn sẽ tạo thành hình cầu có diện tích mặt cầu 4R2 = 4
cm2. ( r ) sẽ là số neutron đi vào hình cầu từ các phía khác nhau trong 1 giây. Trong trường neutron
đẳng hướng - tất cả các phương chuyển động của neutron đều có xác suất như nhau - số neutron cắt
diện tích 1 cm2 trong 1 giây là /2. Thực vậy, trong trường đẳng hướng thì mỗi yếu tố diện tích bề mặt
hình cầu đều có một số neutron như nhau đi qua. Vì diện tích bề mặt 4 cm2 trong 1 giây có 2 neutron
đi qua (mỗi một neutron trong một lần cặt hình cầu có một lần đi vào và một lần đi ra) nên số neutron
cắt 1 cm2 bề mặt trong 1 giây sẽ là /2. Điều này cũng xảy ra với trường neutron bất đẳng hướng yếu.
Hình 1.7: Xác định vector luồng và
luồng neutron
Trong đa số trường hợp, F có thể được biểu diễn chỉ phụ thuộc vào (trường hợp đối xứng trục) và ta
có thể phân tích F theo đa thức Lơgiăngdrơ:
F(r, ) = 14 )1l2(
0l
Fl(r)Pl(cos) (1.12)
Với P0 = 1; P1 = cos; P2 = 12 (3cos2 – 1) ...
d = sindd.
Fl(r) = 2
0
F(r, )Pl(cos)sind (1.13)
Cụ thể:
F0(r) = 2
0
F(r, )P0(cos)sind =
0
4
F(r, )d = (r) (1.14)
Ý nghĩa vật lý của số hạng thứ 2 của đa thức: Để có thể đưa ra ý nghĩa vật lý ta đưa vào khái niệm mới
là mật độ dòng J theo phương trục phân bố. Giá trị của vector này là hiệu số số neutron cắt bề mặt 1
cm2 trong 1 giây trong các phương ngược lại vuông góc với trục. Như vậy:
J(r) =
0
4
F(r, )cosd =2
0
F(r, )cossind (1.15)
So sánh với (1.14) ta sẽ thấy J(r) = F1(r). Nếu lấy hai số hạng đầu của công thức (1.14) ta sẽ có:
F(r, )= 14 (r) +
3
4 J(r)cos (1.16)
1.3.2. Phương trình vận chuyển tổng quát
Có thể mô tả dạng phụ thuộc thời gian và không gian của trường neutron bằng cách khảo sát sự
thay đổi của số neutron. Sự thay đổi số neutron n(r, , E)dVddE trong một yếu tố thể tích dV ở toạ
độ r, có hướng chuyển động , có năng lượng nằm trong khoảng E E + dE do các nguyên nhân sau:
1, Đi ra khỏi thể tích dV:
div[.F(r, , E)]dVddE = .grad F(r, , E)dVddE
2, Thêm neutron do có nguồn với mật độ S (r, , E):
S (r, , E) dVddE
3, Do tán xạ và hấp thụ mà số neutron giảm đi:
t F(r, , E)dVddE với t = a + s
4. Do tán xạ ở hướng khác và năng lượng khác:
4 0
s E)E' , '( F(r, , E)d’dE’dVddE
E)E' , '(s là tiết diện tán xạ mà neutron có năng lượng E’ và phương chuyển động
sau tán xạ thành neutron có phương chuyển động trong góc đặc d có năng lượng từ E đến E+dE.
Vì ở đây ta chỉ xét môi trường đẳng hướng mà trong đó tiết diện tán xạ toàn phần không phụ
thuộc vào hướng chuyển động của neutron thì:
4 0
s E)E' , '( ddE = s(E’) (1.17)
Nếu tán xạ đẳng hướng trong hệ toạ độ phòng thí nghiệm thì:
E)E' , '(s dE = 4
1 s(E’E)dE (1.18)
ở đây s(E’E)dE tiết diện vi phân của quá trình tán xạ của neutron với năng lượng E’ thành
neutron có năng lượng trong khoảng E đến E+dE.
Tổng tất cả các đóng góp trên phải bằng vận tốc thay đổi của mật độ vi phân tức là:
t
)E, (r,n
=
t
)E, (r,F1
= - .gradF(r, , E) - tF(r, , E)+
4 0
s E)E' , '( F(r, ’, E’)d’dE’+ S(r, , E)
(1.19)
Phương trình vi tích phân với 7 biến số độc lập này (ba biến cho không gian, hai biến cho hướng
chuyển động , hai biến còn lại cho năng lượng và thời gian) được gọi là phương trình vận chuyển
tổng quát – hay còn gọi là phương trình Bolzman. Từ phương trình này với các điều kiện biên tương
ứng, sẽ xác định được vector luồng với phân bố nguồn neutron cho trước. Dưới đây là một số điều kiện
biên quan trọng:
1. Tại bề mặt phân tách G giữa hai môi trường tán xạ A và B, đối với tất cả rG, và E, sự liên
tục là bắt buộc:
FA(rG, , E) = FB(rG, , E) (1.20)
2. Tại bề mặt phân cách giữa môi trường tán xạ và chân không hoặc môi trường hấp thụ tuyệt
đối, vì không có một neutron nào có thể quay trở lại sau khi đi qua mặt giới hạn nên:
F(rG, , E) = 0 (1.21)
đối với tất cả các hướng vào môi trường từ phía chân không.
Phương trình (1.19) trong một số trường hợp nhất định có thể đơn giản hơn. Ví dụ như khi không phụ
thuộc năng lượng và thời gian, lúc này phương trình vận chuyển tổng quát sẽ trở thành:
),r(S'd.F)'(FgradF.
4
st
(1.22)
Đây là phương trình mô tả khuyếch tán neutron đơn năng trong môi trường dừng mà va chạm không
làm thay đổi năng lượng. Một trong những trường hợp riêng quan trọng là khi không có sự phụ thuộc
không gian và thời gian. Tích phân theo tất cả các góc khả dĩ ta thu được:
(a + t)(E) =
0
s(E'E) (E')dE') + S(E) (1.23)
Trong đó (E) - luồng neutron với năng lượng E trong khoảng năng lượng đơn vị. Phương trình (1.23)
mô tả quá trình làm chậm neutron trong môi trường vô hạn với nguồn phân bố đều.
1.3.3. Dạng tích phân của phương trình vận chuyển
Khi giải các bài toán ứng dụng, phương trình vận chuyển viết dưới dạng tích phân rất thuận tiện.
Chúng ta xem xét một hình tròn diện tích 1 cm2 và tìm số neutron cắt hình tròn này trong 1 giây ở
trong yếu tố góc đặc d bao quanh vuông góc với hình tròn. Đóng góp của yếu tố thể tích R2dRd
vào số neutron nói trên bằng đại lượng
dRdR),Rr(S'd)'()',Rr(F 2s
Trong đó xác suất để neutron đi đến được mặt phẳng. Có thể thu được giá trị xác suất này bằng cách
lấy tích của giá trị góc đặc với xác suất Rte (để neutron không chịu một va chạm nào trên đoạn đường
R). Chia cho yếu tố góc đặc d ta thu được:
F(r,) = dRRe),Rr(S'd)',Rr(F)'( 2Rt
0 4
s
(1.24)
Nếu môi trường tán xạ là vô hạn thì ngưỡng tích phân là vô hạn; trong trường hợp kích thước môi
trường là hữu hạn thì ngưỡng trên của tích phân là Rmax - khi đó đường thẳng r - R đạt tới mặt phẳng.
Có thể trực tiếp rút ra phương trình (1.24) từ phương trình (1.21). Tiếp theo chúng ta giả thiết rằng
nguồn phát ra bức xạ một cách đẳng hướng, tức là:
S(r,) = 4
1 S(r) (1.25)
Nếu như chúng ta giả thiết rằng tán xạ của neutron là đẳng hướng trong hệ toạ độ phòng thí nghiệm tức
là s(’) = 4
1 s thì phương trình vận chuyển tích phân sẽ có dạng rất đơn giản. Trong trường hợp
này, có thể tích phân theo ’ và kết quả ta thu được:
F(r,) = 4
1 dRRe)Rr(S)Rr( 2Rt
0
s
(1.26)
Nếu ta đưa vào phép đổi biến r - R = r’ thì ta sẽ có:
dRd = R2dRd/R2 = dV’/(r- r’)2
Khi tích phân theo ta sẽ có:
(r) = 'dV
)'rr(4
e)'r(S)'r( 2
'rrt
'V
s
(1.27)
Phương trình này không chứa biến toạ độ nên trong nhiều trường hợp thực tế, giải nó dễ hơn phương
trình vận chuyển tổng quát.
Hình 1.8: Để rút ra dạng tích phân
của phương trình vận chuyển
1.3.4. Khai triển theo hàm cầu điều hoà. Định luật Phich
Dựa trên phương trình (1.22) chúng ta đưa ra một phương trình vi phân dạng đơn giản theo định
luật Phich mà nó cho phép dẫn tới mối liên hệ tuyến tính giữa mật độ dòng và gradien của thông lượng
neutron: phương trình khuyếch tán cơ bản sau:
2
2
dx
d
-
D
)x(S
L
1
2 = 0 (1.28)
Hằng số tỷ lệ D (cm) được gọi là hệ số khuyếch tán.
Và trong trường hợp chung với hình học ba chiều:
2 -
D
)x(S
L
1
2 = 0 (1.29)
Phương trình khuyếch tán đơn giản này cho phép tính thông lượng neutron do nguồn sinh ra.
1.4. Cơ sở lý thuyết của phép đo các đặc trưng làm chậm và khuếch tán neutron trong môi
trường nước
1.4.1. Cơ sở lý thuyết
Neutron sinh ra từ phân hạch hoặc từ một nguồn neutron có năng lượng cao khi di chuyển trong
môi trường vật chất (nước nhẹ, nước nặng, graphite,…) sẽ bị làm chậm do quá trình va chạm mất năng
lượng với các hạt nhân của môi trường (Hydro, Deutrium và Carbon,…). Khi có năng lượng cân bằng
nhiệt với môi trường neutron tiếp tục quá trình khuếch tán trong môi trường cho đến khi nó bị một hạt
nhân của môi trường hấp thụ, hoặc rò thoát khỏi môi trường. Quá trình này có thể minh họa một cách
đơn giản bằng hình vẽ sau:
Hình 1.9: Quá trình di chuyển của neutron trong một môi trường vật chất
Có 2 đặc trưng vật lý của quá trình này là độ dài làm chậm (hay còn có tên gọi khác là tuổi
neutron) và độ dài khuếch tán. Độ dài làm chậm (τ) và độ dài khuếch tán (L) được định nghĩa tương
ứng là:
2
1
1τ
6
r (1.30)
2 2
2
1L
6
r (1.31)
Ngoài ra còn có một đại lượng quan hệ khác Migration area được định nghĩa là:
M2= τ +L2 (1.32)
Trong một lò phản ứng hạt nhân, các đại lượng vật lý này ảnh hưởng lớn đến các đặc trưng tới
hạn và động học của lò phản ứng hạt nhân. Xác định các đại lượng này bằng thực nghiệm và tính toán
là một bài toán vật lý lò phản ứng hạt nhân.
1.4.2. Phương pháp xác định độ dài làm chậm
Cơ sở để xác định thực nghiệm các đặc trưng vật lý này là phương trình khuếch tán 2 nhóm
neutron và nghiệm giải tích của chúng như sau:
21 1 11 0D (1.33)
Nguồn Neutron
Điểm trở thành
neutron nhiệt
Điểm hấp thụ
neutron
22 2 2 12 1 0D (1.34)
/
1 1
sr LeA
r
(1.35)
/ /
2 2
sr L r Le eA
r r
(1.36)
Ở đây: - Φ1 : thông lượng nhiệt
- Φ2 : thông lượng trên nhiệt
- Ls= (D1/∑1)1/2 : độ dài làm chậm
- L= (D2/∑2)1/2 : độ dài khuếch tán
Phương trình (1.35) có thể viết lại dưới dạng: /1 1 sr Lr A e (1.37)
Khi vẽ phương trình số (1.37) theo thang loga tự nhiên, chúng ta thu được đồ thị sự phụ thuộc của tích
1r theo biến r có dạng đường cong tuyến tính như sau:
Hình 1.10: Dạng của đường cong 1r xung quanh 1 nguồn điểm
Bằng cách đo thực nghiệm phân bố thông lượng neutron trên nhiệt Ф1 xung quanh một nguồn điểm r,
tính giá trị của tích 1r , dựng đường cong (1.37) và xác định hệ số góc của đường thẳng như trong hình
vẽ trên, đại lượng độ dài khuếch tán LS có thể được xác định.
1.4.3. Phương pháp xác định đại lượng Migration area
Hình 1.11: Hình vẽ một nguồn neutron đặt trong môi trường nước
Thông lượng neutron xung quanh một nguồn điểm như Hình 1.11 trong một khoảng không gian vi
phân nằm giữa 2 hình cầu bán kính (r) và (r+dr) được xác định bằng công thức:
(1.38)
Ở đây: - là tiết diện hấp thụ neutron của nước
- là thông lượng neutron ở vị trí r
Xác suất p(r)dr để một neurton phát ra từ nguồn S và bị hấp thụ trong khoảng không gian vi phân dr có
thể được xác định bằng công thức:
(1.39)
Theo định nghĩa và từ phương trình (1.39), khoảng cách trung bình bình phương r2 mà neutron di
chuyển từ nguồn S tới điểm bị hấp thụ có thể đựơc xác định bằng công thức (1.40) sau:
(1.40)
Trong một môi trường vô hạn (không có hiện tượng rò neutron), số lượng neutron phát ra từ nguồn S
và bị hấp thụ trong khoảng không gian có bán kính r từ 0 đến vô hạn được xác định bằng công thức:
S r dr
.)(4)( 2 drrrdVrdN aa
a
)(r
./4)(/)( 2 SdrrrSdNdrrp a
.4)(1)(
0
22
0
22 drrrrSdrrprr a
(1.41)
Nếu sử dụng một ống đếm He3 có tiết diện hấp thụ dạng 1/v thì tốc độ đếm neutron (C) ở mức năng
lượng E0 = 0.0253eV có thể được tính bằng:
(1.42)
Khoảng cách bình phương trung bình r2 có thể được xác định qua tốc độ đếm theo phương trình quan
hệ sau đây:
(1.43)
Từ phương trình (1.43) và theo định nghĩa, đại lượng M2 được xác định qua tốc độ đếm của một ống
đếm He3 như sau:
(1.44)
Phương trình (1.44) là cơ sở để đo thực nghiệm đại lượng M2.
.4)(
0
2 drrrS a
),()()()( 00
33 ErErrC Hea
He
a
.
)(
)(
0
2
0
4
2
drrCr
drrCr
r
.
)(
)(
6
1
0
2
0
4
2
drrCr
drrCr
M
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG MONTE-CARLO VÀ
CHƯƠNG TRÌNH MCNP
2.1. Phương pháp Monte Carlo
2.1.1. Giới thiệu về mô phỏng
Trong những năm đầu thập niên 50 sau thế chiến thứ II, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực
quan trọng như: vật lí hạt nhân, lý thuyết nguyên tử, các nghiên cứu về vũ trụ, năng lượng hạt nhân
hoặc chế tạo các thiết bị phức tạp, việc giải quyết những vấn đề này đòi hỏi dựa trên các kỹ thuật toán
học ưu việt, trong khi hệ thống kỹ thuật có vào thời bấy giờ gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế. Mặt
khác, sự phát triển của máy tính điện tử trong thời gian này đã cho phép chúng ta có thể ứng dụng để
tính toán và mô tả định lượng các hiện tượng được nghiên cứu, do đó phạm vi giải các bài toán được
mở rộng, hình thành nên việc thử nghiệm trên máy tính và chính thức khai sinh ra phương pháp mô
phỏng.
Người ta thường sử dụng máy tính để mô phỏng hệ thống, bao gồm những phương tiện, các quy
trình công nghệ, vật liệu hay các quá trình vật lý, thông qua một số giả thiết dưới dạng mô hình. Nếu
các hệ thức hợp thành mô hình thuộc loại đơn giản ta có thể dùng phương pháp toán học để nhận được
chính xác các thông tin cần thiết, đó chính là phương pháp giải tích. Tuy nhiên trong thực tế các hệ
thống cần nghiên cứu thường rất phức tạp, không thể giải quyết bằng phương pháp giải tích, khi đó
phải dùng đến phương pháp mô phỏng trên máy tính.
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu
Mô phỏng liên quan đến phiên bản máy tính hóa của mô hình được chạy theo thời gian để
nghiên cứu những ảnh hưởng của các tương tác xác định.
Mô phỏng là xử lí mô hình nhưng được trình bày dưới dạng số học trên máy tính xem dữ kiện
đầu vào ảnh hưởng thế nào đến kết quả đầu ra.
Mô phỏng có tính lặp trong phát triển: xây dựng mô hình, hiểu biết từ mô hình và tiếp tục các
phép lặp cho đến mức hiểu biết thích hợp.
2.1.2. Phương pháp Monte Carlo
Phương pháp Monte Carlo là kỹ thuật định hướng máy tính, điểm nổi bật nhất là tất cả các quá
trình vật lý của hạt thực được mô phỏng đầy đủ bằng "hạt mô hình". Hiện nay, phương pháp Monte
Carlo đã được chứng tỏ là công cụ mạnh mẽ và linh hoạt để tính toán quá trình vận chuyển của hạt
thực, nó được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu lò phản ứng và thiết kế che chắn nguồn bức xạ, đó là
những công việc mà không thể được mô tả một cách thỏa đáng bằng những kỹ thuật toán học khác. Về
nguyên tắc, phương pháp Monte Carlo chính là việc thực hiện các vấn đề thực nghiệm trên máy tính
bằng việc mô phỏng các quá trình vật lý thực tế có liên quan đến các tính chất của hạt thực. Sự mô
phỏng các quá trình vật lý bằng phương pháp Monte Carlo xuất phát từ việc sử dụng các số ngẫu nhiên
để xác định kết quả của sự kiện ngẫu nhiên kế tiếp. Vì thế phương pháp Monte Carlo cũng được ứng
dụng rộng rãi trong nghiên cứu quá trình vận chuyển của tia trong môi trường vật chất của detector.
Phương pháp Monte Carlo cho phép xây dựng một chuỗi các quá trình tương tác của hạt bằng
cách sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên cùng với các quy luật xác suất có thể mô tả tất cả các tính
chất của một hạt thực và quá trình hạt đi lại ngẫu nhiên trong môi trường vật chất. Quá trình tương tác
của một "hạt mô hình" được theo dõi cho đến khi thông tin về hạt ít hơn giới hạn cho phép, khi đó quá
trình sống của hạt được xem như kết thúc. Một hạt mới được phát ra từ nguồn, quá trình vận chuyển
của hạt mới lại tiếp tục diễn ra tương tự.
Phương pháp Monte Carlo chủ yếu dựa vào các khái niệm thống kê, vì thế thường cho lời giải
không duy nhất. Đây là hạn chế lớn nhất của phương pháp Monte Carlo, do đó hiển nhiên sai số thống
kê tồn tại trong kết quả. Để giảm bớt sai số đến mức có thể chấp nhận được, thông thường đòi hỏi một
lượng rất lớn số các quá trình tương tác của hạt từ khi "sinh ra" đến khi "mất đi", nhưng lại tốn kém
quá nhiều thời gian tính toán. Việc tính toán bằng phương pháp Monte Carlo cho phép chỉ ra sự khác
nhau giữa lý thuyết và thực nghiệm vì lẽ tốc độ ghi nhận của máy tính nói chung là thấp so với quá
trình đo đạc thực tế. Tuy nhiên phương pháp Monte Carlo có tính ưu việt đối với sự đa dạng của cách
bố trí hình học đo và quá trình vật lý phức tạp với khả năng thực sự hơn hẳn các cách khảo sát quá trình
vận chuyển khác.
Mô phỏng một quá trình vật lý bằng phương pháp Monte Carlo, có thể phân biệt theo hai dạng
cơ bản sau:
– Phương pháp tương tự: là việc sử dụng thủ tục lấy mẫu ngẫu nhiên và sơ đồ hoá sao cho tương tự với
quá trình vật lý thực tế. Ở phương pháp này có tính đồng nhất cao giữa các hạt vật lý và các "hạt mô
hình" thường được đi kèm bằng chương trình máy tính.
– Phương pháp không tương tự: thường được sử dụng để cải thiện hiệu quả thống kê, do đó, phương
pháp này cho phép rút gọn đáng kể sai số thống kê của phương pháp Monte Carlo xung quanh giá trị
trung bình. Tuy nhiên, đối với phương pháp không tương tự, các "hạt mô hình" thường khó đồng nhất
với các hạt thực, vì thế cần phải có một chương trình máy tính hoàn thiện để phù hợp với trực giác vật
lý của chúng ta.
2.2. Chương trình MCNP
2.2.1. Giới thiệu
MCNP là phần mềm vận chuyển bức xạ đa năng dựa trên phương pháp Monte-Carlo đã được xây
dựng ở phòng thí nghiệm quốc gia Los-Alamos, Mỹ. Đây là một công cụ tính toán rất mạnh, có thể mô
phỏng số vận chuyển neutron, photon và electron, và giải các bài toán vận chuyển bức xạ 3 chiều, phụ
thuộc thời gian, năng lượng liên tục trong các lĩnh vực từ thiết kế lò phản ứng đến bảo vệ bức xạ và vật
lý y học với các miền năng lượng neutron từ 10-11 MeV đến 20 MeV và các miền năng lượng photon và
electron từ 1 keV đến 1000 MeV.
Chương trình Monte-Carlo vận chuyển hạt Los-Alamos đầu tiên là MCS được viết năm 1963.
Tiếp theo MCS là MCN được viết năm 1965. MCN có thể giải bài toán các neutron tương tác với vật
chất hình học 3 chiều và sử dụng các số liệu vật lý được lưu trong các thư viện riêng rẽ, phát triển cao.
MCN được hợp nhất với MCG (chương trình Monte-Carlo gamma xử lý các photon năng lượng
cao) năm 1973 để tạo ra MCNG – chương trình ghép cặp neutron-gamma. Năm 1973, MCNG được
hợp nhất với MCP (chương trình Monte-Carlo photon với xử lý vật lý chi tiết đến năng lượng 1 keV)
để mô phỏng chính xác các tương tác neutron-photon và trở thành MCNP từ đó. Mặc dù đầu tiên
MCNP có nghĩa là Monte-Carlo neutron-photon song hiện nay nó có nghĩa là Monte-Carlo hạt N. Ở
đây, hạt N có thể là neutron, photon và electron.
MCNP3 được viết lại hoàn toàn và công bố năm 1983. MCNP3 là phiên bản đầu tiên được phân
phối quốc tế. MCNP4 được công bố năm 1990. Nó thích ứng với việc mô phỏng hạt N và cho phép
nhiều tải đặt trên các cấu trúc máy tính song song. MCNP4 đã bổ sung vận chuyển electron.
MCNP4A được công bố năm 1993 với các nét nổi bật là phân tích thống kê được nâng cao, nhiều
tải đặt bộ xử lý được phân phối để chạy song song trên cụm các trạm (workstation) làm việc khoa học.
MCNP4B, được công bố năm 1997, đã đưa vào các toán tử vi phân nhiễu loạn, vật lý photon
được nâng cao.
MCNP4C được công bố năm 2000, mô tả những nét nổi bật của xử lý cộng hưởng không phân
giải, các nâng cao vật lý electron.
MCNP4C2 có các đặc trưng mới là vật lý quang hạt nhân và các cải tiến cửa số trọng số, được
công bố năm 2001.
MCNP5 có bổ sung thêm hiệu ứng giản nở Doppler cùng với các thư viện tiết diện được cập nhật.
MCNP được nhóm X-5, ban vật lý ứng dụng, phòng thí nghiệm quốc gia Los-Alamos, cải tiến và
công bố phiên bản cứ 2-3 năm một lần.
MCNP có thể làm việc trên các máy tính Cray UNICOS, các workstation hay các máy tính (PC)
chạy Unix hay Linux, các máy tính chạy trên Window.
MCNP đã cách mạng hóa khoa học không chỉ ở cách nó được làm mà còn ở thực tế nó đang trở
thành kho kiến thức vật lý. Hiện nay có khoảng 250 người sử dụng tích cực MCNP ở Los-Alamos.
Trên toàn thế giới, có khoảng 3000 người sử dụng tích cực ở khoảng 200 thiết bị. Kiến thức và kinh
nghiệm có trong MCNP là rất lớn.
Trong vài năm gần đây các tính toán bằng phần mềm mô phỏng MCNP đã được triển khai ở Viện
Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm Nghiên cứu &Triển khai Công nghệ Bức xạ thành phố HCM,
Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam… Những tính
toán này chủ yếu là các tính toán tới hạn lò phản ứng và các phân bố trường liều bức xạ.
2.2.2. Các đặc trưng của phần mềm mô phỏng vận chuyển bức xạ đa năng MCNP
2.2.2.1. Các số liệu và phản ứng hạt nhân
MCNP sử dụng các thư viện số liệu hạt nhân và nguyên tử năng lượng liên tục. Các nguồn số
liệu hạt nhân chủ yếu là các đánh giá từ hệ các số liệu hạt nhân ENDF, thư viện các số liệu hạt nhân
ENDL và các thu thập thư viện kích hoạt ACTL từ Livemore, các đánh giá từ nhóm khoa học hạt nhân
ứng dụng ở Los-Alamos. Các số liệu đánh giá được xử lý theo định dạng thích hợp đối với MCNP
bằng mã NJOY. Các thư viện số liệu hạt nhân giữ chi tiết từ các đánh giá ban đầu ở mức độ đủ tin cậy
để tái tạo trung thành ý định của người đánh giá.
Các bảng số liệu hạt nhân được cho đối với các tương tác neutron, các tương tác photon và các
tương tác photon được tạo ra do neutron, phép đo liều hay kích hoạt neutron và tán xạ nhiệt S(α,β). Mỗi
bảng số liệu có trong MCNP được lập danh sách trên tệp thư mục XSDIR. Những người sử dụng có thể
lựa chọn các bảng số liệu đặc thù qua các kí hiệu nhận dạng duy nhất đối với mỗi bảng ZAID. Các kí
hiệu nhận dạng này, nói chung, chứa số nguyên tử Z, số khối A và kí hiệu xác nhận thư viện ID.
Hơn 500 bảng tương tác neutron được xây dựng đối với khoảng 100 đồng vị và nguyên tố khác
nhau trong MCNP. Nhiều bảng đối với đồng vị đơn lẻ chủ yếu được cung cấp từ các số liệu đã được rút
ra từ các đánh giá khác nhau, các chế độ nhiệt khác nhau và các dung sai xử lý khác nhau. Các bảng
tương tác neutron thường xuyên được bổ sung với các đánh giá mới. Các số liệu tạo photon từ phản
ứng của neutron thì được cho trong các bảng tương tác neutron.
Các bảng tương tác photon được xây dựng đối với tất cả các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 94. Các
số liệu trong các bảng tương tác photon cho phép MCNP chú ý đến tán xạ kết hợp và không kết hợp,
hấp thu quang điện với khả năng phát huỳnh quang, và tạo cặp. Các phân bố góc tán xạ được điều
chỉnh bằng các thừa số dạng nguyên tử và các hàm tán xạ không đàn hồi.
Các tiết diện đối với gần 2000 phản ứng kích hoạt liên quan tới 400 hạt nhân bia ở các trạng thái
cơ bản và kích thích là một phần của bó các số liệu MCNP. Những tiết diện này có thể được dùng như
các hàm đặc trưng phụ thuộc năng lượng để xác định các tốc độ phản ứng nhưng không thể được dùng
như các tiết diện vận chuyển.
Các bảng số liệu nhiệt thích hợp để sử dụng với xử lý tán xạ nhiệt S(α,β) trong MCNP. Các số
liệu bao hàm các hiệu ứng liên kết hóa học (phân tử) và tinh thể - những hiệu ứng quan trọng khi năng
lượng của neutron trở nên đủ nhỏ. Đối với nước nhẹ và nước nặng, kim loại berillium, oxit berillium,
benzene, graphite, polyethylene, zirconium và hydrogen trong hydride zirconium có các số liệu ở nhiệt
độ khác nhau.
2.2.2.2. Đánh giá các sai số Monte-Carlo
Các đánh giá MCNP được chuẩn hóa theo hạt xuất phát và được in ra trong tệp đầu ra cùng với số
thứ hai R – sai số tương đối được xác định như một độ lệch chuẩn của trung bình, xS chia cho trung
bình được đánh giá x . Trong MCNP các đại lượng được yêu cầu để đánh giá sai số này là trung bình
và moment bậc 2 của nó. Những đại lượng này được tính sau mỗi lịch sử Monte-Carlo kết thúc với chú
ý đến thực tế là các đóng góp khác nhau vào đánh giá từ cùng một lịch sử có tương quan khác nhau.
Các kết quả Monte-Carlo nhận được bằng lựa chọn ngẫu nhiên bước ngẫu nhiên khả dĩ và gán số
ghi cho bước ngẫu nhiên. Nói chung, bước ngẫu nhiên này sẽ biến đổi. Do đó, các kết quả Monte-Carlo
là trung bình nào đó của các đóng góp từ nhiều lịch sử được lựa chọn ngẫu nhiên trong quá trình mô
phỏng bài toán với các sai số phản ánh các khoảng tin cậy.
Hệ chương trình MCNP sử dụng kỹ thuật đánh giá độ chính xác Monte-Carlo như sau:
Giả sử P(x) là hàm mật độ xác suất lựa chọn bước ngẫu nhiên ghi x cho đánh giá được tính thì giá
trị kỳ vọng của x, E(x), được biểu diễn như phương trình sau:
E(x) xP(x)dx (2.1)
Khoảng tin cậy được đánh giá từ phương sai của tập hợp của x và được xác định bằng
2 2 2 2x E(x) P(x)dx E(x ) (E(x)) (2.2)
Căn bậc hai của phương sai σ, được gọi là độ lệch chuẩn của tập hợp của x.
Chú ý rằng các đại lượng E(x), σ2 thường ít được biết trước vì P(x) không được biết trực tiếp.
Thay vào đó người ta sử dụng x và S2 tương ứng được đánh giá bằng các tính toán Monte-Carlo.
Ở đây N i
i 1
1x x
N
, (2.3)
N
2 2
i
i 1
1S (x x)
N 1
(2.4)
Trong các phương trình (2.3) và (2.4), xi là đặc trưng đánh giá của lịch sử thứ i và N là tổng số
các lịch sử. Các hệ thức giữa x và E(x) được cho bởi luật các số lớn mà theo đó nếu E(x) là hữu hạn,
thì x tiến đến giới hạn của E(x) khi N tiến đến vô hạn. Do đó x được sử dụng như đại lượng đánh giá
của E(x). Nếu x có phân bố Gauss với giá trị trung bình E(x) thì phương sai của x được yêu cầu để
đánh giá khoảng tin cậy. Nó được ký hiệu bằng 2xS và được tính bởi:
2 2 2 2x 1 1S S x (x)N N (2.5)
Đại lượng xS / x được sử dụng như đánh giá độ chính xác Monte-Carlo trong chương trình
MCNP và được xác định bằng:
1
22
x
2
S 1 xR 1
x N (x)
(2.6)
Sai số tương đối R sẽ được tính toán sau mỗi quá trình mô phỏng Monte Carlo. Nó cho phép
người dùng đánh giá những đóng góp khác nhau vào kết quả truy xuất của một quá trình mô phỏng.
Đối với kết quả truy xuất tốt thì R tỉ lệ với N/1 , do đó để giảm R một nửa cần phải tăng số lịch sử
lên gấp 4 lần. Tuy nhiên đối với kết quả truy xuất có chiều hướng xấu thì R có thể tăng khi số lịch sử
tăng. Để theo dõi diễn biến của kết quả truy xuất, MCNP còn đưa ra tiêu chuẩn FOM (Figure Of
Merit) sau mỗi lần truy xuất kết quả. Giá trị của FOM được tính theo công thức:
TR
1FOM 2 (2.7)
trong đó T là thời gian tính toán bằng phút.
Giá trị của FOM càng lớn thì quá trình mô phỏng Monte Carlo càng hiệu quả bởi vì chỉ cần ít thời
gian tính toán cũng có thể đạt được giá trị R mong muốn. Khi N tăng thì giá trị của FOM sẽ tiến đến
giá trị không đổi vì R2 tỉ lệ với 1/N và T tỉ lệ với N.
Chương 3: TÍNH TOÁN CẤU HÌNH CHO HOWITZER
3.1 . Xây dựng cấu hình Howitzer
3.1.1. Mô phỏng hình dạng và kích thước Howitzer
Để có thể tính toán chính xác các thông số tại các vị trí bên trong Howitzer cần mô tả một cách
đầy đủ, chính xác kích thước, hình dạng, vật liệu, vị trí đặt nguồn trong Howitzer.
Hình
dạng
Chiều
cao
Bán kính Vật liệu Vị trí đặt
nguồn
Cường độ nguồn
Hình trụ 14 cm 6 cm Nước,
nhôm,
không khí
Tâm của thùng
nhôm chứa
nước
107n/s
Tất cả những điều này được mô tả trong file input ở phụ lục 1.
3.1.2. Các hình ảnh Howitzer được vẽ từ chương trình MCNP
Hình 3.1: Mặt cắt đứng của Howitzer và tọa độ các điểm tính toán
Hình 3.1: Phần màu xanh là nắp đậy của thùng nhôm, phần màu vàng là nước, chính giữa thùng là vị trí
đặt nguồn neutron. Các điểm chấm vuông nhỏ là vị trí các điểm khảo sát.
Hình 3.2: Vị trí đặt nguồn
Hình 3.2: mô tả vị trí đặt nguồn (phần màu tím ở giữa) ở chính giữa thùng, phần màu vàng là không
khí, phần màu xanh là nước.
Hình 3.3: Mặt cắt ngang của Howitzer
3.2. Thiết bị thực nghiệm
Để đo 2 đại lượng Ls và M2 của neutron phát ra từ một nguồn neutron trong môi trường nước,
người ta sử dụng một thiết bị thí nghiệm như Hình 3.4.
Hình 3.4: Thiết bị đo đặc trưng làm chậm và khuếch tán neutron
Thiết bị là một thùng nhôm chứa nước có chiều cao 1.4m và bán kính 1.2m. Trong thùng đặt
một nguồn neutron ở tâm của thùng. Thiết bị đo gồm 1 ống đếm He-3 và một hệ điện tử gồm các khối
cao thế, tiền khuếch đại, khuếch đại và khối đo tốc độ đếm. Tốc độ đếm phụ thuộc khoảng cách từ
nguồn đến ống đếm He-3 được thu nhận. Từ các giá trị thực nghiệm đo tốc độ đếm và dựa vào phương
trình (1.37) đại lượng Ls và phương trình (1.44) đại lượng M2 được xác định thực nghiệm.
3.3. Mô hình tính toán mô phỏng
Trong khuôn khổ của luận văn, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị thực nghiệm để đo
một số đặc trưng vật lý neutron, phân tích kích hoạt phục vụ công tác đào tạo nhân lực hạt nhân. Một
tính toán mô phỏng thiết bị thực nghiệm như Hình 3.4 đã được thực hiện. Mục tiêu của tính toán mô
phỏng nhằm mục đích tính toán lý thuyết hai đại lượng Ls và M2 so sánh với các kết quả của các thực
nghiệm đã được tiến hành các cơ sở thực nghiệm trên thế giới, từ đó đưa ra một thiết kế tối ưu.
Tính toán mô phỏng được thực hiện bằng chương trình MCNP5 (phụ lục 2). Thiết bị như Hình 3.4
được mô hình hoá với cả 2 loại nguồn Cf-252 và Am-Be. Cường độ nguồn là 107n/s với 2 dạng phổ sau
đây:
0 2 4 6 8 10
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
0.30
In
te
ns
ity
Energy MeV
Hình 3.5: Phổ năng lượng neutron của nguồn Cf-252
Hình 3.6: Phổ năng lượng neutron của nguồn Am-Be
H
oạt độ
Năng lượng MeV
2 4 6 8 10
-0.02
0.00
0.02
0.04
0.06
0.08
0.10
0.12
0.14
In
te
ns
ity
Energy MeV
H
oạt độ
Năng lượng MeV
3.4. Số liệu tính toán các đại lượng
3.4.1. Độ dài làm chậm
Kết quả tính mô phỏng đường cong /1 1 sr Lr A e được trình bày trên Hình 3.7.
y = 36769e-0.1365x
R2 = 0.9987
1.00E+00
1.00E+01
1.00E+02
1.00E+03
1.00E+04
1.00E+05
0 10 20 30 40 50 60
r*C Expon. (r*C)
Hình 3.7: Đường cong /1 1( ) sr Lr A e thu nhận từ tính toán
Từ số liệu ở output ta có được số đếm, chính là các giá trị của thông lượng 1 theo khoảng cách r. Bằng
cách làm khớp bình phương tối thiểu các số liệu tính toán, đại lượng Ls thu được là ≈ 2.66cm. Giá trị
này là phù hợp với các giá trị đo thực nghiệm công bố (2.65-2.84cm) trong tài liệu tham khảo [1].
3.4.2. Migration area
Đại lượng Migration area M2 được tính theo công thức (1.44) với các giá trị tính toán mô phỏng
tốc độ đếm C(r), đại lựơng r2.C(r) và r4.C(r) được trình bày trên các Hình 3.8; 3.9 và 3.10 sau đây:
1.E+00
1.E+01
1.E+02
1.E+03
1.E+04
0 10 20 30 40 50 60
Distance from source r (cm)
C
ou
nt
s r
at
e
C
(r
) (
cp
s)
Hình 3.8: Đường cong tính toán tốc độ đếm
Hình 3.8: mô tả sự phụ thuộc của tốc độ đếm và khoảng cách đến nguồn.
1.E+03
1.E+04
1.E+05
1.E+06
1.E+07
0 10 20 30 40 50 60 70
Distance from source r (cm)
C
ou
nt
s r
at
e
r^
2.
C
(r
) (
cp
s)
a=1.01e4
b=11
Hình 3.9: Đường cong tính toán đại lựơng r2.C(r)
1.E+05
1.E+06
1.E+07
1.E+08
1.E+09
1.E+10
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80
Distance from source r (cm)
C
ou
nt
s r
at
e
r^
4.
C
(r
) (
cp
s )
a=2.72e7
b=22.5
Hình 3.10: Đường cong tính toán đại lựơng r4.C(r)
Từ các giá trị tính toán r2.C(r) và r4.C(r) và theo công thức (1.44), đại lượng M2 được xác định là
≈68.4cm. Giá trị này phù hợp với các giá trị đo thực nghiệm tại Trung tâm đào tạo NuTec Nhật bản
trình bày trong tài liệu tham khảo [2].
3.5. Kết luận
Nghiên cứu tính toán mô phỏng thực nghiệm đo các đặc trưng làm chậm và khuếch tán neutron
đã được thực hiện. Các giá trị tính toán LS ≈ 2.66cm và M2≈68.4cm2 là phù hợp với các kết quả đã công
bố. Bên cạnh đó trong quá trình tính toán chúng tôi đã tính hoạt độ phóng xạ thùng nhôm của thiết bị
thí nghiệm đo các đặc trưng làm chậm và khuếch tán neutron trong môi trường nước (phụ lục 3). Và
nhận thấy hoạt độ phóng xạ của nhôm và các tạp chất trong nó rất thấp. Trên quan điểm về an toàn bức
xạ, với kích thước hình học là 1.4m (theo chiều cao) và 1.2m (theo chiều đường kính), ảnh hưởng về
kích hoạt neutron của nguồn neutron là không đáng kể.
Điều này cho thấy rằng các kết quả tính toán mô phỏng là đáng tin cậy và có thể dùng cho mục
đích thiết kế thiết bị thực nghiệm.
KẾT LUẬN
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ những số liệu tính toán các đại lượng đặc trưng, khi thay đổi kích thước và hình dạng của
Howitzer để tìm ra được kết cấu tối ưu nhất, chúng tôi đã thiết kế được bản vẽ chi tiết của howitzer
thực nghiệm như sau:
Hình 3.11: Bản vẽ thiết kế sơ bộ thiết bị đo độ dài làm chậm và khuếch tán của neutron trong môi
trường nước
Trên hình vẽ bộ phận chính của hệ thống là thùng nhôm bên trong chứa nước, có dạng hình trụ
đường kính 1200mm và chiều cao là 1400mm.
1400 mm
700mm
1400mm
Nguồn neutron
Bộ lọc trao
đổi ion
Thùng nhôm chứa nước
Lớp bảo ôn
Bơm
Nắp đậy
Ống đếm
He3
Hệ đo
1200mm
2400mm
Với kích thước như trên, từ chương trính MCNP, chúng tôi đã tính được giá trị của chiều dài
làm chậm và Migration area như sau: LS = 2,66 cm và M2 = 68,4 cm2 rất phù hợp với giá trị công bố
ở tài liệu tham khảo [1] và [2].
Kết quả của luận văn bước đầu đã đưa ra được bản thiết kế chi tiết cấu hình Howitzer nước cho
nguồn đồng vị 252Cf và 241Am-Be, nhưng để thực sự đạt được cấu hình tối ưu cần có những hiệu chỉnh
sau khi đo đạc thực nghiệm từ hệ thống thực tế được lắp đặt.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN
- Bước tiếp theo của luận văn là thực hiện lắp đặt các thiết bị để có thể tiến hành thực nghiệm.
Từ đó có hiệu chỉnh hợp lý để đạt được kết quả tối ưu.
- Xây dựng các bài thí nghiệm về vật lý neutron và vật lý lò phản ứng hạt nhân, phục vụ cho
việc giảng dạy tại Trung tâm Đào tạo – Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
- Chúng ta có thể tiếp tục tiến hành nghiên cứu để thiết kế Howitzer dùng Graphit.
PHỤ LỤC 1
------------------
file name=source;
c
c cell card
1 1 1.535970e-01 1 -2 -100 imp:n=1
2 5 8.540280e-02 7 -4 -101 (100:-1:2) imp:n=1
c 3 4 4.942500e-02 4 -6 -101 imp:n=1
c 4 2 6.018718e-02 5 -6 -102 (101:-3:6) imp:n=1
5 3 1.001310e-01 7 -6 -103 (101:-7:4)
#40
#50 #51 #52 #53 #54 #55 #56 #57 #58 #59 #60 #61 #62
#63 #64 #65 #66 #67 #68 #69 #70 #71 #72
imp:n=1
6 4 4.942500e-02 6 -8 -103 imp:n=1
7 2 6.018718e-02 9 -10 -104 (103:-7:8) imp:n=1
8 0 (-9:10:104) imp:n=0
c
c
40 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 200 -201 imp:n=1
c
50 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 250 -251 imp:n=2
51 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 252 -253 imp:n=4
52 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 254 -255 imp:n=8
53 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 256 -257 imp:n=16
54 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 258 -259 imp:n=32
55 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 260 -261 imp:n=64
56 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 262 -263 imp:n=128
57 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 264 -265 imp:n=256
58 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 266 -267 imp:n=512
59 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 268 -269 imp:n=1024
60 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 270 -271 imp:n=2048
61 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 272 -273 imp:n=4096
62 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 274 -275 imp:n=8192
63 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 276 -277 imp:n=16384
64 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 278 -279 imp:n=32768
65 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 280 -281 imp:n=65536
66 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 282 -283 imp:n=131072
67 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 284 -285 imp:n=262144
68 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 286 -287 imp:n=524288
69 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 288 -289 imp:n=1048576
70 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 290 -291 imp:n=2097152
71 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 292 -293 imp:n=4194304
72 3 1.001310e-01 202 -203 204 -205 294 -295 imp:n=8388608
c surface cards (origin x=0.0 y=0.0 z=0.0)
c cylinder
1 pz -59.73
2 pz -59.27
c 3 pz -59.00
4 pz -59.00
c 5 pz -0.52
6 pz 60.00
7 pz -60.00
8 pz 80.00
9 pz -60.30
10 pz 80.01
100 cz 0.23
101 cz 0.36
c 102 cz 0.38
103 cz 60.00
104 cz 60.30
c
c theo ban kinh
52 py -0.5
53 py 0.5
c
c theo chieu cao (ben tren)
200 pz -57.77
201 pz -56.77
202 px -0.5
203 px 0.5
204 py -0.5
205 py 0.5
c theo chieu cao (ben duoi)
250 pz -54.77
251 pz -53.77
252 pz -49.77
253 pz -48.77
254 pz -44.77
255 pz -43.77
256 pz -39.77
257 pz -38.77
258 pz -34.77
259 pz -33.77
260 pz -29.77
261 pz -28.77
262 pz -24.77
263 pz -23.77
264 pz -19.77
265 pz -18.77
266 pz -14.77
267 pz -13.77
268 pz -09.77
269 pz -08.77
270 pz -04.77
271 pz -03.77
272 pz 00.77
273 pz 01.77
274 pz 05.77
275 pz 06.77
276 pz 10.77
277 pz 11.77
278 pz 15.77
279 pz 16.77
280 pz 20.77
281 pz 21.77
282 pz 25.77
283 pz 26.77
284 pz 30.77
285 pz 31.77
286 pz 35.77
287 pz 36.77
288 pz 40.77
289 pz 41.77
290 pz 45.77
291 pz 46.77
292 pz 50.77
293 pz 51.77
294 pz 55.77
295 pz 56.77
c data cards
c
mode n $ transport neutrons only
c
c material cards
c
c material cards
m1 4009.60c 8.04826E-01 $ -1.85
95241.60c 1.95174E-01 $ -12.00
c 98249.60c 4.8580E-07
c 98250.60c 5.7757E-05
c 98251.60c 9.6335E-08
c 98252.60c 3.607280e-02
c
c Aluminum 7.93g/cm3 core tank
c
m2 13027.60c 5.91015e-2 14000.60c 5.49973e-4 12000.60c 4.51430e-4
26054.60c 3.40490e-6 26056.60c 5.36243e-5 26057.60c 1.28123e-6
26058.60c 1.93062e-7 29063.60c 1.76797e-5 29065.60c 7.90968e-6
5010.60c 3.57247e-8 5011.60c 1.44735e-7
c
c Water
c H2O N = 1.001310e-01 rho = 0.99823 (20 C)
m3 1001.60c 6.67540e-2 8016.60c 3.33770e-2
mt3 lwtr.01t
c
c Air
m4 7014.60c 3.9016E-05
8016.60c 1.0409E-05
c
c Stainless Steel $ 8.540280e-2
c
m5 26054.60c 3.47384e-3 26056.60c 5.47100e-2 26057.60c 1.30717e-3
26058.60c 1.96970e-4 28058.60c 5.46539e-3 28060.60c 2.11317e-3
28061.60c 9.58700e-5 28062.60c 2.94861e-4 28064.60c 8.70080e-5
24050.60c 7.05444e-4 24052.60c 1.37095e-2 24053.60c 1.56311e-3
24054.60c 3.89549e-4 25055.60c 1.29090e-3 5010.60c 6.01801E-09
c
c criticality cards
c
c kcode 6000 500.0 25 225 2000
c ksrc 0.00 0.00 0.00
phys:n 10 0
sdef pos=0 0 -59.50 cel=1 par=1 erg=d1
c
si1 h 2.0
2.7 3.0 3.3 3.6 4.0 4.3 4.7
5.0 5.3 5.7 6.0 6.3 6.7 7.0
7.3 7.7 8.0 8.3 8.7 9.0 9.3
9.7 10.0
sp1 d 0
.11 .13 .10 .07 .075 .04 .06
.064 .04 .03 .025 .027 .03 .04
.047 .055 .025 .01 .007 .006 .004
.003 .001
c
c prdmp j -100 1 3
c
f4:n 40
50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62
63 64 65 66 67 68 69 70 71 72
mplot tally 4 tfc m freq 1000
c fm4 2.2e+6 $ mCi
c
e4 6.25e-7 8.21e-1 10.0
c
print
dbcn 89038185
c nps 50000000
ctme 15
------------
PHỤ LỤC 2
Kết quả từ một file output
---------
cell 10
energy
6.2500E-07 3.86135E-03 0.0018
8.2100E-01 1.41340E-03 0.0025
1.0000E+01 2.13932E-03 0.0020
total 7.41407E-03 0.0013
cell 11
energy
6.2500E-07 2.64861E-03 0.0022
8.2100E-01 7.67949E-04 0.0034
1.0000E+01 9.16257E-04 0.0034
total 4.33281E-03 0.0017
cell 12
energy
6.2500E-07 1.73548E-03 0.0027
8.2100E-01 4.36116E-04 0.0044
1.0000E+01 4.51890E-04 0.0052
total 2.62348E-03 0.0022
cell 13
energy
6.2500E-07 6.98774E-04 0.0041
8.2100E-01 1.55737E-04 0.0073
1.0000E+01 1.42615E-04 0.0088
total 9.97126E-04 0.0034
cell 14
energy
6.2500E-07 2.83865E-04 0.0064
8.2100E-01 5.99705E-05 0.0117
1.0000E+01 5.05022E-05 0.0145
total 3.94338E-04 0.0054
cell 15
energy
6.2500E-07 1.18616E-04 0.0101
8.2100E-01 2.36944E-05 0.0185
1.0000E+01 1.85859E-05 0.0234
total 1.60896E-04 0.0085
cell 16
energy
6.2500E-07 4.81330E-05 0.0153
8.2100E-01 9.52969E-06 0.0290
1.0000E+01 7.50028E-06 0.0354
total 6.51630E-05 0.0130
cell 17
energy
6.2500E-07 2.09270E-05 0.0240
8.2100E-01 4.09384E-06 0.0444
1.0000E+01 3.28397E-06 0.0552
total 2.83048E-05 0.0204
cell 18
energy
6.2500E-07 9.12460E-06 0.0345
8.2100E-01 1.85492E-06 0.0654
1.0000E+01 1.37817E-06 0.0783
total 1.23577E-05 0.0294
cell 19
energy
6.2500E-07 3.94421E-06 0.0517
8.2100E-01 8.23799E-07 0.0983
1.0000E+01 6.41407E-07 0.1171
total 5.40941E-06 0.0439
cell 20
energy
6.2500E-07 1.83066E-06 0.0832
8.2100E-01 3.45362E-07 0.1502
1.0000E+01 2.54140E-07 0.1824
total 2.43017E-06 0.0698
cell 21
energy
6.2500E-07 1.09689E-06 0.0992
8.2100E-01 2.38839E-07 0.1820
1.0000E+01 1.82180E-07 0.2656
total 1.51791E-06 0.0856
PHỤ LỤC 3
Tính toán hoạt độ phóng xạ thùng nhôm của thiết bị thí nghiệm đo các đặc trưng làm chậm và
khuếch tán neutron trong môi trường nước
1. Mục tiêu và phương pháp
Thiết bị dùng để đo các đặc trưng làm chậm và khuếch tán neutron là một thùng nhôm chứa
nước, bên trong có đặt một nguồn neutron. Về nguyên tắc an toàn, đường kính của thùng nhôm phải
thiết kế đủ lớn cho phép tạo ra một lớp nước che chắn cản xạ, đảm bảo thùng nhôm không bị kích hoạt
neutron trong suốt quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nếu kích thước của thùng nhôm quá lớn đòi hỏi chi
phí chế tạo tốn kém. Một số tính toán trình bày trong báo cáo này nhắm mục đích kiểm tra thông số
thiết kế dự kiến thực hiện cho thùng nhôm.
Tính toán phân bố thông lượng neutron xum quanh nguồn được thực hiện bằng code MCNP5, từ
đó thông lượng neutron tại bề mặt thùng nhôm được xác định. Thùng nhôm giả thiết được làm bằng
nhôm 6061. Từ giá trị thông lượng xác định được tại bề mặt và thành phần hoá học của nhôm 6061,
hoạt độ phóng xạ của nhôm và các thành phần tạp chất (impurities) cho thời gian sử dụng khoảng 1
năm được xác định bằng code ORIGEN2.
2. Sơ đồ thiết kế
Hình 1: Sơ đồ thiết kế
3. Thành phần hoá học
Trong thiết kế, có 2 loại vật liệu chính được sử dụng là nhôm 6061 và thủy tinh hữu có. Nhôm
6061 là vật liệu thường được sử dụng trong công nghệ hạt nhân và có các thành phần hóa học như sau:
Bảng 1: Các thành phần chính của nhôm 6061
Materials Cu % Cr % Mg % Si % Al % Impurities
6061 0.25 0.25 1 0.6 > 97.7
Các thành phần tạp chất của nhôm 6061 được xác định bằng kỹ thuật phân tích kích hoạt, các kết quả
phân tích được cho trong Bảng1.
Bảng 2: Các thành phần tạp chất của nhôm 6061
Sample
Sc Cr Fe Co Ni
Content
(ppm)
Error
(%)
Content
(ppm)
Error
(%)
Content
(ppm)
Error
(%)
Content
(ppm)
Error
(%)
Content
(ppm)
Error
(%)
Al-
6061
(USA)
0,13 6,1 3546 1,0 0,83 1,4 3,68 2,6 53,1 23,2
Zn Hf Th
Content
(ppm)
Error
(%)
Content
(ppm)
Error
(%)
Content
(ppm)
Error
(%)
2435 1,0 2,61 4,1 0,35 28,2
4. Thông lượng và hoạt độ phóng xạ
Phân bố thông lượng trong môi trường nước xung quanh một nguồn neutron có cường độ 107n/s
được xác định nhờ mô hình tính toán dùng MCNP5. Kết quả tính toán thông lượng theo khoảng cách
được trình bày trên Hình 2
1.E+00
1.E+01
1.E+02
1.E+03
1.E+04
1.E+05
0 10 20 30 40 50 60
Distance from source r (cm)
C
ou
nt
s
Hình 2: Thông lượng theo cách so với nguồn (S)
Từ kết quả tính toán, thông lượng neutron tại bề mặt thùng nhôm có giá trị rất thấp khoảng 5/cm2.s.
Cùng với các thành phần vật liệu nhôm 6061 cho trong Bảng 1 và Bảng 2, hoạt độ phóng xạ cho
khoảng thời gian 1 năm được tính toán ước lượng. Kết quả tính hoạt độ phóng xạ cho 1kg nhôm được
chỉ ra trên Bảng 3.
Bảng 3: Hoạt độ phóng xạ cho 1kg nhôm
Các nhân phóng xạ Hoạt độ
NA 4.12E-13
MG 1.97E-12
AL 6.23E-11
CR 3.35E-13
ZN 1.80E-13
TOTAL 6.53E-11
5. Kết luận
Các kết quả tính toán cho thấy hoạt độ phóng xạ của nhôm và các tạp chất trong nó rất thấp. Trên
quan điểm về an toàn bức xạ, với kích thước hình học 1.4m (theo chiều cao) và 1.2m theo chiều bán
kính, ảnh hưởng về kích hoạt neutron của nguồn neutron là không đáng kể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
1. C. B. BESANT and P. J. GRANT (1964), Diffusion length of thermal neutrons in water
between 24 and 82oC, PRIT. J. APPL, PHYS., Vol. 15.
2. T. SUGI and M. OHBU (), Manual for the experiment manual on Moderation and
Diffusion of neutrons, NuTec, JAERI.
3. J. Kenneth Shultis and Richard E. Faw (2000), An Introduction to the MCNP Code,
revised.
4. J. F. Briesmeister (2000), MCNP – A General Purpose Monte Carlo N – Particle
Transport Code, Version 4C2, Los Alamos, LA.
5. G. F. Knoll (2000), Radiation Detection and Measurement, third edition, John Wiley
& Sons, Inc., New Yord.
6. Canberra, Catalogue – Germanium detector, Canberra Industries Inc., 2000.
Tiếng Việt
7. Mai Văn Nhơn (2002), Nhập môn vật lý neutron, Trường ĐHKHTN, NXB ĐHQG
TPHCM.
8. Trương Thị Hồng Loan(2009), Mô phỏng Monte Carlo một số bài toán trong vật lý
hạt nhân, Luận án Tiến sĩ, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.
9. Ngô Quang Huy, Đỗ Quang Bình, Võ Xuân Ân (2005), “Nghiên cứu sự tăng bề dày
lớp germanium bất hoạt trong detector bán dẫn siêu tinh khiết bằng chương trình
MCNP”, Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí
Minh, tập 8, số 12, trang 35-43.
10. Ngô Quang Huy, Đỗ Quang Bình, Võ Xuân Ân (2006), “Mô phỏng các phổ gamma
phức tạp đo trên hệ phổ kế gamma dùng detector HPGe bằng chương trình MCNP”,
Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, tập 9,
số 9, trang 63-70.
11. Trương Thị Hồng Loan, Mai Văn Nhơn, Đặng Nguyên Phương, Trần Ái Khanh, Trần
Thiện Thanh (2007), “Mô phỏng Monte Carlo đường cong hiệu suất đỉnh của đầu dò
HPGe trong hệ phổ kế gamma môi trường sử dụng chương trình MCNP4C2”, Tạp chí
phát triển Khoa học &Công nghệ, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, tập 10, số 5,
trang 33-40.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLVLNT002.pdf