Luận văn Nghiên cứu thống kê biến động lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp, luận văn hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau: - Trình bày một cách có hệ thống và làm rõ khái niệm lao động có việc làm và các khái niệm có liên quan. Nêu rõ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến biến động lao động có việc làm. - Vai trò của thống kê: Luận văn đã khẳng định vai trò của công tác thống kê lao động có việc làm trong nghiên cứu biến động lao động có việc làm nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý của Nhà nước về giải quyết việc làm, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động.

doc96 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thống kê biến động lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
854,4 980,4 896,4 1609,6 Công nhân kỹ thuật có bằng 804,7 747,8 817,5 887,5 4593,9 1590,7 Trung học chuyên nghiệp 1369,5 1388,9 1535,2 1606,8 1785,7 Cao đẳng - đại học 810,9 916,7 1123,7 1299,3 1481,9 Trên đại học 11,5 18,4 29,7 17,7 25,3 Tổng số 33760,8 34493,3 35232,9 35975,8 36701,8 37677,4 Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, Kết quả điều tra lao động, việc làm, 1996 –2001. Tính đến năm 2001, cả nước có khoảng 7 triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật (bao gồm: sơ cấp học nghề, công nhân kỹ thuật (CNKT) có bằng và không bằng, trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ), năm 1996 có 4,4 triệu người, mức tăng bình quân trong giai đoạn này là 9,9%/năm. Năm 2001 số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 18,7 % trong tổng số lao động có việc làm (không đạt mục tiêu 22 - 25% như nghị quyết ĐH VIII đề ra), năm 1996 tỷ lệ này là 13%. Với cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ đào tạo và lành nghề như trên đã dẫn đến tình trạng “thày nhiều hơn thợ”, vì vậy nhiều cán bộ đại học, trung học ra trường chưa được khai thác và sử dụng tốt, nguyên nhân chính là do phần lớn họ không chịu về làm việc ở nông thôn và đi các vùng sâu vùng xa [2,62]. Trong tổng số lao động có việc làm có chuyên môn kỹ thuật, công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 69,3% trong tổng số lao động có chuyên môn kỹ thuật; năm 1996 chỉ tiêu này là 68,6%. Mức tăng bình quân giai đoạn này là 10,2%. Cả nước hiện chỉ có 900 ngàn công nhân lành nghề được đào tạo chính qui theo hệ chuẩn quốc gia, trong đó chỉ có 8% là công nhân kỹ thuật bậc cao. Đặc biệt trong thời kỳ 1996 - 2001, lao động có việc làm có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tăng mạnh nhất (cả về quy mô và tốc độ), cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lao động kỹ thuật. Do đó dẫn đến thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là việc cung cấp CNKT cho các khu công nghiệp tập trung gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó xu thế phát triển đào tạo hiện nay là vẫn tiếp tục tăng nhanh quy mô đào tạo đại học, cao đẳng còn qui mô đào tạo CNKT trong khu vực chính quy mặc dù có tăng nhưng qui mô rất nhỏ bé, thấp hơn nhiều lần so với số sinh viên đại học; và một trở ngại là tâm lý người dân chỉ muốn vào trường đại học mà không muốn vào các trường dạy nghề. Tỷ số giữa lao động có trình độ Đại học trở lên - Trung học chuyên nghiệp - Công nhân kỹ thuật thay đổi từ 1 - 2,25 - 7,1 (năm 1979) đến 1- 1,68 - 2,3 (năm 1989); 1 - 1,6 -3,6 (năm 1995) và 1 - 1,31 - 4,8 (năm 2001). Số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tuy đông nhưng nếu tính trên 1000 dân, Việt Nam mới đạt 16 người trong khi Hàn Quốc là 52, Nhật là 70 và tình trạng thiếu CNKT, kỹ sư kỹ thuật, kỹ thuật viên, các nhà quản trị cao cấp... còn nghiêm trọng. Trình độ của đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng, đại học trở lên về khả năng thực hành, ứng dụng và sáng tạo so với các nước NICs và các nước phát triển còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Mặc dù lao động kỹ thuật trong cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều có khuynh hướng tăng, song quy mô và tốc độ tăng của khu vực thành thị lớn hơn hẳn so với khu vực nông thôn. Đến năm 2001, tổng số lao động có việc làm có trình độ chuyên môn kỹ thuật nông thôn khoảng 2,77 triệu người (chiếm 40% tổng số lao động kỹ thuật trong cả nước và chiếm khoảng 12,1% so với tổng lao động có việc làm ở nông thôn). Tốc độ tăng bình quân khoảng 3%/năm trong cả thời kỳ 1996 - 2001. Bảng 3- 5: Cơ cấu lao động các vùng kinh tế theo CMKT giai đoạn 1996 - 2001. Đơn vị : % Năm Vùng kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Cả nước 100 100 100 100 100 100 +Không có CMKT 87,7 87,1 86,6 86,1 85,0 84,49 + Có CMKT 12,3 12,9 13,4 13,9 15,0 15,51 ĐB. Sông Hồng 100 100 100 100 100 100 +Không có CMKT 83,8 82,9 82,4 81,7 79,1 77,6 + Có CMKT 16,2 17,1 17,6 18,3 20,9 22,4 Đông bắc 100 100 100 100 100 100 +Không có CMKT 87,4 88,6 87,4 87,4 86,0 86,1 + Có CMKT 12,6 11,4 12,6 12,6 14,0 13,9 Tây bắc 100 100 100 100 100 100 +Không có CMKT 92,4 92,2 91,8 91,2 90,4 91,2 + Có CMKT 7,6 7,8 8,2 8,8 9,6 8,8 Bắc trung bộ 100 100 100 100 100 100 +Không có CMKT 89,5 88,8 88,6 87,5 86,3 86,6 + Có CMKT 10,5 11,2 11,4 12,5 13,7 13,4 Duyên hải trung bộ 100 100 100 100 100 100 +Không có CMKT 89,6 87,9 87,8 87,6 85,3 83,6 + Có CMKT 10,4 12,1 12,2 12,4 14,7 16,4 Tây nguyên 100 100 100 100 100 100 +Không có CMKT 90,0 88,8 88,2 87,7 87,2 88,0 + Có CMKT 10,0 11,2 11,8 12,3 12,8 12,0 Đông nam bộ 100 100 100 100 100 100 +Không có CMKT 82,6 81,8 81,1 80,6 79,0 72,6 + Có CMKT 17,4 18,2 18,9 19,4 21,0 27,4 ĐB S.Cửu long 100 100 100 100 100 100 +Không có CMKT 92,6 91,9 91,5 91,0 90,2 89,3 + Có CMKT 7,4 8,1 8,5 9,0 9,8 10,7 Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, Kết quả điều tra lao động, việc làm, 1996 –2001. Tổng số lao động kỹ thuật trong khu vực thành thị là 3,2 triệu người (chiếm 60% tổng số lao động kỹ thuật trong cả nước, và chiếm 36,69% trong tổng số lao động có việc làm ở thành thị). Tốc độ tăng khoảng 9,31%/năm. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Năm 2001, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong số lao động có việc làm cao nhất ở Đông Nam Bộ (27,4%), tiếp đến đồng bằng sông Hồng (22,4%), và thấp nhất là Tây Bắc (8,8%). Lao động kỹ thuật tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ. Các vùng còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động kỹ thuật của cả nước, điều này làm hạn chế quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và tạo ra sự phát triển không đều giữa các vùng. - Theo nhóm ngành kinh tế: Có thể chia lao động có việc làm theo các nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Công nghiệp- xây dựng; Dịch vụ- Thương mại- các ngành khác. Bảng 3-6: Lao động có việc làm chia theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 1996 - 2001. Đơn vị:1000 người Năm Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nông -Lâm -Ngư nghiệp 23281,3 22682,1 23303,6 23052,9 22980,7 22794,8 Công nghiệp - Xây dựng 3674,2 4186,7 4099,5 4471,6 4808,7 5425,5 Dịch vụ - Thương mại -các ngành khác 6805,3 7624,5 7829,8 8451,3 8912,4 9457,1 Tổng số 33760,8 34493,3 35232,9 35975,8 36701,8 37677,4 Nguồn: Niên giám thống kê Lao động- Thương binh và xã hội 1996 -2001. Từ số liệu trên và bảng (3-7) cho thấy cơ cấu lao động có việc làm giai đoạn 1996 - 2001 theo ngành kinh tế đã có sự thay đổi. Năm 1996, lao động có việc làm trong nhóm ngành Nông - lâm- ngư nghiệp chiếm 69% tổng số lao động có việc làm, với 23281,3 nghìn người thì đến năm 2001 chỉ còn 60,5% với qui mô 22794,8 nghìn người. Bình quân trong giai đoạn này mỗi năm giảm được 0,42 %, quy mô giảm là 97,3 nghìn người. Trong cùng thời gian đó, tỷ trọng lao động có việc làm trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 11% với quy mô 3674,2 nghìn người lên 14,4% với quy mô 5425,5 nghìn người. Bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2001 số lao động có việc làm trong ngành công nghiệp- xây dựng tăng thêm 8,1% với quy mô tăng là 350,26 nghìn người. Năm 2001 cả nước có 9457,1 nghìn lao động có việc làm trong nhóm ngành dịch vụ chiếm 25,1 % so với tổng số, năm 1996 các chỉ tiêu này là 6805,3 nghìn người và 20%, bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2001 số lao động có việc làm trong ngành dịch vụ tăng thêm 6,8% với quy mô tăng là 530,36 nghìn người. Nhóm ngành dịch vụ đã đóng góp quan trọng làm tăng số lao động có việc làm, giảm thất nghiệp góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tích cực đưa lao động từ ngành Nông -Lâm - Ngư nghiệp sang nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ. Bảng 3- 7: Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế. Đơn vị: % Năm Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nông- Lâm- Ngư nghiệp 69 66 66 64 63 60,5 Công nghiệp- Xây dựng 11 12 12 12,4 13 14,4 Dịch vụ - Thương mại - các ngành khác 20 22 22 23,6 24 25,1 Nguồn: Niên giám thống kê Lao động- Thương binh và xã hội 1996 -2001. - Theo thành phần kinh tế. Có thể chia lao động có việc làm theo 3 thành phần kinh tế (TPKT): thành phần kinh tế Nhà nước, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 3-8: Lao động có việc làm theo thành phần kinh tế giai đoạn 1996-2001. Đơn vị: 1000 người Năm TPKT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nhà nước 2954,07 3104,4 3593,8 3849,4 4000,5 4219,8 Ngoài Nhà nước 30806,7 31257,8 31452,4 31935,7 32481,1 33103,4 Có vốn đầu tư nước ngoài - 131,1 186,7 190,7 220,2 354,2 Chung 33760,8 34493,3 35232,9 35975,8 36701,8 37677,4 Nguồn: Số liệu thống kê lao động - thương binh và xã hội ở Việt Nam 1996 - 2000, niên giám thống kê 2001. Bảng 3-9: Cơ cấu lao động có việc làm theo thành phần kinh tế giai đoạn 1996-2001 Đơn vị: % Năm TPKT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nhà nước 8,75 9,0 10,2 10,7 10,9 11,2 Ngoài Nhà nước 91,25 90,62 89,27 88,77 88,5 87,86 Có vốn đầu tư nước ngoài - 0,38 0,53 0,53 0,6 0,94 Chung 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Số liệu thống kê lao động - thương binh và xã hội ở Việt Nam 1996 – 2000, và niên giám thống kê 2001. Cơ cấu lao động có việc làm theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 1996 -2001 có sự thay đổi. Năm 1996 lao động có việc làm ở thành phần kinh tế Nhà nước chiếm 8,75% tổng số lao động có việc làm, với 2954,07 nghìn người thì đến năm 2001 tăng lên 11,2%, với 4219,8 nghìn người. Bình quân mỗi năm khu vực Nhà nước tăng thêm 7,4% với 253,2 nghìn người. Trong cùng thời gian đó, tỷ trọng lao động có việc làm ở khu vực ngoài Nhà nước đã tăng từ 30806,7 nghìn người lên 33103,4 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng thêm 1,5% với 459,3 nghìn người. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bình quân trong giai đoạn này mỗi năm tăng thêm 28,2% với 55,8 nghìn người. Xét về cơ cấu lao động có việc làm, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất năm 2001 là 86,87%, sau đó là khu vực kinh tế Nhà nước 11,2% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gần 1% trong tổng số. - Theo vùng kinh tế. Bảng 3-10: Cơ cấu lao động có việc làm theo vùng kinh tế giai đoạn 1996 - 2001 Đơn vị:% Năm Vùng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Toàn quốc 100 100 100 100 100 100 Đồng bằng sông Hồng 20,9 20,7 20,6 20,6 20,1 20 Đông bắc 15,27 15,06 15,31 14,97 15,0 14,7 Tây bắc 3,01 3,03 3,06 3,08 3,1 3,3 Bắc trung bộ 12,53 12,7 12,39 12,12 12,2 12,4 Duyên hải miền trung 8,66 8,26 8,45 8,6 8,6 8,7 Tây nguyên 3,37 3,41 3,6 3,8 3,8 4,0 Đông Nam bộ 15,24 15,52 15,2 15,6 16,1 15,9 Đồng bằng sông Cửu long 21,02 21,31 21,4 21,2 21,1 20,9 Nguồn: Số liệu thống kê lao động - thương binh và xã hội ở Việt Nam 1996 - 2000, niên giám thống kê 2001. Phân bố lao động có việc làm theo vùng phản ánh phân bổ dân số trong 8 vùng lãnh thổ của cả nước, lao động có việc làm tập trung nhiều nhất ở 2 vùng có dân số đông nhất là đồng bằng sông Hồng bình quân 20,5% và đồng bằng sông Cửu long 21,15%, ít nhất Vùng Tây bắc 3,1% và Tây nguyên 3,7%. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua xu hướng lao động có việc làm tăng dần ở các vùng có tỷ lệ thấp, bình quân mỗi năm vùng Tây bắc tăng 4,6%, Tây nguyên 5,8%, trong khi các chỉ tiêu tương ứng ở vùng đồng bằng Sông Hồng là 1,3%, đồng bằng Sông Cửu long 2,1% và. Đây là kết quả của các dự án tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo của Nhà nước và việc phân bổ lại lực lượng lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước. 3.1.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động lao động có việc làm. 3.1.2.1. Mức vốn đầu tư toàn xã hội. Bảng 3-11: Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội (theo giá so sánh năm 1994). Năm Tổng vốn đầu tư (1000 tỷ đ) Lao động có việc làm (1000 người) 1990 22,2 29412,3 1991 26,3 30134,6 1992 40,2 30856,3 1993 54,8 31579,4 1994 54,3 32303.4 1995 60,8 33030,6 1996 67,5 33760,8 1997 79,2 34493,3 1998 75,6 35232,9 1999 99,9 35975,8 2000 112,3 36701,8 2001 124,1 37677,4 Nguồn: Số liệu thống kê dân số và kinh tế xã hội Việt Nam 1975 - 2001. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã có tác động lớn đến huy động vốn đầu tư từ nhiêù nguồn cho sản xuất kinh doanh, làm tăng số người có việc làm. Trong giai đoạn 1996 - 2001 các khu vực kinh tế đã thu hút được tổng số 558,6 ngàn tỷ đồng vốn cho đầu tư phát triển (bình quân mỗi năm tăng 12,95%) từ các nguồn vốn: Nhà nước đầu tư trực tiếp từ ngân sách, tín dụng đầu tư Nhà nước, đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư tư nhân (kể cả đầu tư của hợp tác xã). Tăng cường đầu tư trong nước giai đoạn này một mặt bảo đảm bù đắp sự sụt giảm của đầu tư nước ngoài, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho người lao động đang làm việc tiếp tục có việc làm ổn định và tạo ra nhiều chỗ làm việc mới. Sự gia tăng của đầu tư phát triển cũng đã làm cho cơ cấu lao động có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng lao động làm việc ở khu vực công nghiệp - xây dựng từ 11% năm 1996 lên 14,4% năm 2001; lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 69,0 % năm 1996 còn 60,5% năm 2001; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên 74%. Như vậy đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng đến tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Bảng 3-12: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chia theo các ngành bình quân năm thời kỳ 1996 - 2001. Tổng vốn Nông - Lâm - Ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ - các ngành khác Mức vốn bình quân/năm (1000 tỷ đồng, giá năm 1994) 93,1 8,38 35,8 48,92 Tốc độ tăng trung bình/ năm (%) 12,95 5,36 14,32 11,4 Nguồn: Niên giám thống kê 2001 Trong khi vốn của ngành nông nghiệp rất thấp, lại có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng số lao động vẫn tiếp tục tăng làm trầm trọng thêm những mất cân đối lớn trong cơ cấu và chất lượng lao động có viêc làm giữa các khu vực kinh tế, đồng thời còn làm mức đầu tư bình quân cho một lao động trong khu vực nông nghiệp càng thấp. Theo tư liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư thì suất đầu tư trung bình cho một chỗ làm việc mới khoảng 39,3 triệu đồng, trong đó công nghiệp quốc doanh từ 42 - 50 triệu, tiểu thủ công nghiệp khoảng 10 triệu, nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 15 triệu, dịch vụ khoảng 27 - 30 triệu, đầu tư nước ngoài khoảng 400 triệu. Mặt khác suất đầu tư cũng khác nhau giữa thành thị và nông thôn và các thành phần kinh tế suất đầu tư cho một chỗ làm việc tại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ bằng 1/4 (đối với doanh nghiệp tư nhân nông thôn) và bằng 1/3 (đối với doanh nghiệp tư nhân thành thị) so với doanh nghiệp quốc doanh. Đối với hộ kinh tế cá thể suất đầu tư rất thấp chỉ từ 0,5 triệu đồng - 1 triệu đồng, cá biệt thì vài ba triệu đồng cho một chỗ làm việc. Trong khi khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là nơi có triển vọng nhất để thu hút được nhiều lao động thì trên thực tế vốn đầu tư của khu vực này còn rất ít. Mức trang bị vốn/lao động của khu vực Nhà nước cao gấp gần 10 lần so với khu vực ngoài Nhà nước. Trong thời kỳ 1996 - 2001, vốn của khu vực nhà nước tăng trên 20%/năm, trong khi khu vực ngoài nhà nước chỉ tăng khoảng 8 %/năm. Nếu tách riêng khu vực đầu tư nước ngoài ra khỏi khu vực ngoài nhà nước thì sự chênh lệch còn nhiều hơn. Điều này cho thấy, hiệu quả đầu tư vốn dưới giác độ việc làm còn thấp. Bảng 3-13: So sánh mức đầu tư vốn bình quân/LĐ giữa các khu vực kinh tế. Khu vực Nhà nước Ngoài Nhà nước Mức vốn B/lao động (triệu đồng) 9,78 1,01 Tốc độ tăng vốn BQ/năm (%) 21,1 8,1 Nguồn: Niên giám thống kê 2001 Quan sát tài liệu trên bảng 3-11 cho thấy giữa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và số lao động có việc làm có mối liên hệ với nhau, trong đó vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là tiêu thức nguyên nhân và số lao động có việc làm là tiêu thức kết quả. Nhìn chung khi vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng lên thì số lao động có việc làm cũng tăng lên. Song mối liên hệ này cũng không hoàn toàn chặt chẽ mà chúng có mối liên hệ tương quan. Từ bảng số liệu 3-11 sau khi khảo sát các mô hình, ta thấy mô hình xu thế tuyến tính phản ánh mối quan hệ tương quan giữa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội với số lao động có việc làm phù hợp nhất có dạng: = b + bx+ bt Trong đó: x: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội t: Thứ tự thời gian. : Số lao động có việc làm tính theo phương trình hồi quy. b, b, b: Các tham số. Các tham số của phương trình hồi quy được tính bằng cách giải hệ phương trình sau: = nb+ b+ b = b + b+ b = b + b + b Tính toán giải hệ phương trình trên thu được: b= 28565,923 b = 5,2 b= 693,9 Phương trình hồi quy có dạng: = 28565,923 + 5,2x + 693,9t Qua phương trình hồi quy phản ánh mối quan hệ tương quan vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và số lao động có việc làm cho thấy rằng, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng lên 1000 tỷ đồng thì số lao động có việc làm tăng trung bình 5,2 nghìn người. Để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và số lao động có việc làm dùng hệ số tương quan. R = Thay số liệu vào để tính: R = = 0,998 Với R = 0,998 cho phép kết luận mối liên hệ giữa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và lao động có việc làm là tương đối chặt chẽ. 3.1.2.2. Xuất khẩu lao động. Tác động của xu thế toàn cầu hoá đến di chuyển sức lao động nước ta ra thị trường lao động thế giới theo cơ chế thị trường bắt đầu được hình thành từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20. Các năm đầu, quy mô lao động xuất khẩu thấp: năm 1990 mới xuất khẩu 3,069 nghìn người; 1991: 1,022 nghìn người; 1992: 0,810 nghìn người; 1993: 3,960 nghìn người. Kể từ năm 1994 thị trường lao động nước ta đã có sự liên kết chặt chẽ hơn với thị trường lao động quốc tế, cơ chế xuất khẩu lao động được đổi mới, đi vào hoạt động có hiệu quả hơn trong thực tiễn. Do đó các cơ sở dịch vụ xuất khẩu lao động đã có quyền chủ động trong khai thác các đối tác, nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu lao động trên thị trường lao động thế giới, đã tác động đến mở rộng quy mô xuất khẩu lao động. Bảng 3-14: Quy mô lao động xuất khẩu qua các năm. Đơn vị: 1000 người Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Người 12,6 18,4 12,2 20,7 31 37 Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội, niên giám thống kê 2001. Tính đến 2001 đã có khoảng 347 nghìn lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm nghề khác nhau, gửi về nước1,125 tỷ USD [4,40]. Trong đó các nhóm nghề chủ yếu bao gồm: xây dựng, cơ khí, điện, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp và tin học, phục vụ gia đình…Tốc độ tăng lao động xuất khẩu nước ta giai đoạn 1996 - 2001 rất cao, bình quân 37,9%/năm, riêng năm 1998 do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu á làm cho các nền kinh tế trong khu vực gặp khó khăn vì vậy số lao động xuất khẩu của nước ta bị giảm 6,2 ngàn so với năm 1997. Năm 2001 số người có việc làm do xuất khẩu lao động chiếm tỷ lệ 0,9% tổng số người có việc làm trong toàn bộ nền kinh tế. Xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho người lao động. Trong năm 2000 số lao động có việc làm thông qua xuất khẩu lao động gần tương đương số lao động làm việc trực tiếp ở khu vực FDI (31 nghìn so với 34 nghìn lao động) và toàn bộ số lao động và chuyên gia đang làm việc ở nước ngoài gần tương đương số lao động làm việc trực tiếp ở khu vực FDI (310 nghìn và 379 nghìn người). Tuy nhiên tác động của FDI đến biến động lao động có việc làm lớn hơn tác động của xuất khẩu lao động ở chỗ khu vực FDI làm tăng số lao động có việc làm gián tiếp và tạo động lực, cơ hội cho nhiều ngành nghề phát triển và thu hút lao động. Xuất khẩu lao động của nước ta ra thị trường lao động thế giới mặc dù đã giải quyết việc làm đáng kể cho người lao động nhưng so với nhiều nước trong khu vực quy mô còn nhỏ (Philipin hiện có 4,2 triệu lao động làm việc tại 150 nước trên thế giới…). Nguyên nhân là do các chính sách về xuất khẩu lao động mặc dù không ngừng hoàn thiện bổ sung nhưng vẫn còn có bất cập: Đào tạo nguồn nhân lực chưa phù hợp chuẩn mực của thị trường lao động quốc tế, khâu tổ chức quản lý kém, đào tạo bồi dưỡng cho người lao động không được chăm lo vì vậy, lao động còn yếu về tay nghề, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, có hiện tượng vi phạm pháp luật lao động và bỏ trốn; khả năng thu thập, nghiên cứu, tiếp cận thị trường lao động của các cơ sở dịch vụ xuất khẩu lao động và các cơ quan chức năng còn có hạn chế nhất định; thiếu khả năng kinh tế từ những người muốn tham gia thị trường lao động thế giới; tín dụng cho lao động nghèo đi xuất khẩu lao động chưa phổ biến và còn nhiều bất cập. 3.1.2.3. Tác động của đầu tư nước ngoài đến biến động lao động có việc làm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2001 chiếm tỷ lệ 25,8% tổng vốn đầu tư cơ bản của toàn xã hội (riêng năm 1996 là 31,44% ). Dòng vốn FDI chảy vào nước ta đã làm tăng số lao động có việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Bảng 3-15: Số lao động có việc làm được tạo ra trong khu vực FDI. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Người (1000 lao động) 215 250 270 296 379 439 Nguồn: Tổng hợp tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư. So với số lao động có việc làm hàng năm tăng thêm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì số lao động có việc làm tăng thêm trong khu vực FDI chiếm tỷ lệ đáng kể. Dòng FDI là nguồn vốn quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta trong các năm chuyển đổi nền kinh tế. Trong các năm 1996 - 2001 khu vực FDI hàng năm giải quyết việc làm cho số lao động bằng 2 -3% (riêng năm 2000 là 2,83%) số lao động có việc làm tăng thêm hàng năm của toàn bộ nền kinh tế. Số lao động làm việc trực tiếp trong khu vực FDI không ngừng tăng lên. Bình quân trong giai đoạn 1996 - 2001 tốc độ tăng là 15% với quy mô 44,8 nghìn lao động. Tính đến năm 2001 tổng số lao động có việc làm trong khu vực FDI là 439 nghìn chiếm 0,94% tổng số lao động có việc làm trong toàn bộ nền kinh tế. Mức cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật của khu vực này khá cao. Năm 2000 số lao động mới có việc làm có chuyên môn kỹ thuật trong khu vực FDI: Công nhân kỹ thuật và sơ cấp 19,47 nghìn lao động; trung cấp chuyên nghiệp 2,14 nghìn lao động; cao đẳng, đại học trở lên 4,85 nghìn lao động. Khu vực FDI còn tạo ra số việc làm gián tiếp cao hơn gấp nhiều lần so với số việc làm trực tiếp, thông qua các hợp đồng cung ứng dịch vụ, gia công và đại lý…Tổng số lao động có việc làm của khu vực FDI = số lao động làm việc trực tiếp + số lao động làm việc gián tiếp. Khu vực góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động kể cả lao động ở nông thôn liên quan đến sản xuất nguyên vật liệu: như trồng mía, trồng cây lấy gỗ, nuôi trồng thuỷ sản…Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng làm tăng số lao động có việc làm trong các ngành công nghiệp xuất khẩu. 3.1.2.4. Tác động của xuất khẩu hàng hoá. Phát triển xuất khẩu hàng hoá có mối quan hệ khăng khít với tăng số lao đông có việc làm. Nghiên cứu của Rama và Artecona (2000) theo số liệu của WB tại nhiều nước cho thấy, số lao động có việc làm phụ thuộc vào mức độ mở cửa thương mại, tỷ lệ giữa khối lượng thương mại và GDP (XK và NK/GDP) càng lớn thì tỷ lệ người có việc làm trong lực lượng lao động càng cao, khả năng tốt nhất của nền kinh tế là phải có tỷ lệ thương mại tính theo GDP đạt 100% trở lên. Các nhà nghiên cứu nước ngoài (Wood và Mayer, 1999) đã ước lượng được hệ số lao động trong các ngành xuất khẩu thay thế nhập khẩu ở Việt Nam như sau: Bảng 3-16: Hệ số sử dụng lao động trong các ngành xuất khẩu. Khu vực sản xuất Số lượng lao động trên 1000 USD giá trị sản lượng Các ngành công nghiệp xuất khẩu ( DNNN) 0,259 Các ngành công nghiệp xuất khẩu ( ĐTNN) 0,232 Các ngành công nghiệp xuất khẩu ( chung) 0,245 Các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu 0,108 Có thể thấy khu vực xuất khẩu có mức sử dụng lao động cao gấp 2 lần so với khu vực sản xuất thay thế nhập khẩu. Điều này có nghĩa là nếu Việt Nam khai thác được các lợi thế so sánh trong sản xuất hàng công nghiệp để xuất khẩu đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống (có hàm lượng lao động cao)... sẽ tăng được số lao động có việc làm. Bộ Thương mại cũng đã nghiên cứu tổng kết rút ra kết luận: xuất khẩu được 1 triệu USD hàng thủ công, mỹ nghệ thì có thêm 3000 – 3500 lao động có việc làm. Chỉ mới tính ngành công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ số lao động có việc làm đã gấp 2,1 lần tổng số lao động làm việc trực tiếp của khu vực FDI và lao động xuất khẩu đang làm việc ở nước ngoài cộng lại (1339,3 nghìn người so với 640 nghìn người). Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế số lao động có việc làm do xuất khẩu tạo ra rất lớn. Năm 2000 số lượng lao động có việc làm do xuất khẩu tạo ra của một số ngành là: giầy dép 272,7 ngàn người; dệt may 256,9 ngàn người; mây, tre, cói, ngô, dừa 154,5 ngàn người; hàng mỹ nghệ 150,4 ngàn người; hàng thêu 96,6 ngàn người; gốm sứ 241 ngàn người; chế biến hải sản 166,5 ngàn người... Đối với các ngành công nghiệp xuất khẩu và các ngành thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng nhanh số lao động có việc làm do xuất khẩu. 3.1.2.5. Tác động của vốn ODA: Trong các năm 1993 -2000 ODA thực hiện đạt 14,3 tỷ USD ( bằng 81,5% tổng số ODA cam kết ), trong đó vốn vay 12 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại 2,3 tỷ và nguồn vốn này trong các năm gần đây vẫn có xu hướng tăng lên. Bảng 3.17: Tình hình thực hiện vốn ODA qua các năm. Đơn vị: triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 ODA cam kết 2.430 2.400 2.700 2.800 2.400 2500 ODA giải ngân 958 1015 1242 1350 1680 1800 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2001, tỷ trọng lao động có việc làm do vốn ODA tạo ra trong tổng số lao động có việc làm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân là 3,48% (45,27 nghìn lao động/năm). Nguồn vốn ODA góp phần thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu lại vốn cho ngân hàng, phát triển khu vực kinh tế tư nhân hướng vào xuất khẩu (mỗi năm các nguồn vốn ODA có thể thu hút khoảng 40 – 50 nghìn lao động làm việc trực tiếp trong các dự án, công trình bằng vốn ODA). Trong các ngành có vốn ODA, qui mô hoạt động được mở rộng thu hút được nhiều lao động. Tuy nhiên mức độ tác động của vốn ODA tới số lao đông có việc làm thấp hơn nhiều so với FDI và chủ yếu là tác động gián tiếp do vốn ODA được đầu tư phần lớn vào các công trình cơ sở hạ tầng 3.1.2.6. Tác động của đầu tư gián tiếp của nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu từ các công ty siêu quốc gia có vị trí rất quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với nước ta do sự phát triển chậm của thị trường chứng khoán, các chính sách huy động vốn đầu tư vào cổ phiếu từ nước ngoài chưa được chú trọng đúng mức nên thu hút vốn dạng này còn ít, ví dụ, trong các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá số cổ đông là người nước ngoài chỉ chiếm 0,04% tổng số cổ đông. Có 64,37% cổ đông trong tổng số cổ đông là người nước ngoài có cổ phần với mức giá trị cổ phiếu 10 triệu trở xuống và 35,63% cổ đông có cổ phần với mức giá trị cổ phiếu trên 10 – 20 triệu. Trên thị trường chứng khoán tại Thành phố HCM việc giao dịch của người nước ngoài còn rất ít. Trong các doanh nghiệp cổ phần tỷ lệ cổ phiếu của người nước ngoài hầu như không đáng kể. Vì vậy nếu có chính sách mạnh hơn thì có thể huy động được nguồn vốn này góp phần tạo việc làm cho người lao động. 3.1.2.7. Quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm. Trong giai đoạn 1996 –2001 quĩ đã thực hiện cho vay hơn 3000 tỷ đồng, đã thu hút 1,8 triệu lao động trong đó 0,8 triệu người có việc làm mới và khoảng 1 triệu người có thêm việc làm. Nguồn vốn cho vay từ quĩ này đã tạo cú huých kích thích dân đầu tư vốn giải quyết việc làm. Thực tế cho thấy phần vốn đối ứng dân bỏ ra gấp 2 lần (khoảng 6000 tỷ), vì vậy vốn ngân sách đầu tư cho Quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm tuy nhỏ (bằng 0,35% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội) song đã có tác động tích cực làm tăng qui mô số lao động có việc làm. 3.2. Dự đoán lao động có việc làm. 3.2.1. Dự đoán số lao động có việc làm của cả nền kinh tế: Trong các mô hình dự đoán đã được đề cập đến ở trong chương 2, cần chọn ra mô hình dự đoán tốt nhất, tức là mô hình có tổng bình phương sai số: SSE = min. Xuất phát từ tài liệu ở bảng 3-1 (trang 55): Biến động lao động có việc làm giai đoạn 1996-2001, xây dựng các mô hình dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân, dựa vào hàm xu thế, dựa vào san bằng mũ và được kết quả sau đây: SSE 1- Tốc độ phát triển bình quân 43375,67 2- Hàm xu thế tuyến tính 26394,90 3- San bằng mũ 6646981,73 Như vậy, hàm xu thế tuyến tính có tổng bình phương sai số nhỏ nhất. Do đó để dự đoán số lượng lao động của các ngành kinh tế cho các năm tiếp theo, ta có thể dựa vào hàm xu thế tuyến tính: = 32945 + 770t Với khoảng tin cậy 95%, sẽ có: Bảng 3-18: Dự đoán lao động có việc làm của cả nền kinh tế. Đơn vị: 1000 người Năm Cận dưới Cận trên 2002 38028,0 38644,0 2003 38762,0 39449,0 2004 39492,0 40259,0 3.2.2. Dự đoán số lao động có việc làm của các ngành. Xuất phát từ số liệu bảng 3-6 (trang 61), ta có thể xây dựng các mô hình dự đoán số lao động có việc làm trong những năm tiếp theo của các ngành như sau: 3.2.2.1. Dự đoán số lao động có việc làm của ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp. SSE 1- Tốc độ phát triển bình quân 370956,90 2- Hàm xu thế - Tuyến tính - Hypebol 270484,16 264139,00 3- San bằng mũ 316124,14 Như vậy mô hình thích hợp để dự đoán cho lao động có việc làm cho các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp là Hypebol: = 22883 + 325. Với khoảng tin cậy 95%, sẽ có: Bảng 3-19: Dự đoán số lao động có việc làm của ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp: Đơn vị: 1000 người Năm Cận dưới Cận trên 2002 22113,0 23746,0 2003 22100,0 23747,0 2004 22091,0 23748,0 3.2.2.2. Dự đoán số lao động có việc làm của ngành Công nghiệp- Xây dựng. SSE 1- Tốc độ phát triển bình quân 161432,6 2- Hàm xu thế tuyến tính 147710,2 3- San bằng mũ 1487670,27 Như vậy mô hình thích hợp để dự đoán cho lao động có việc làm của ngành Công nghiệp- Xây dựng là hàm xu thế tuyến tính: = 3345 + 314t Với khoảng tin cậy 95%, sẽ có: Bảng 3-20: Dự đoán số lao động có việc làm ngành Công nghiệp- Xây dựng: Đơn vị: 1000 người Năm Cận dưới Cận trên 2002 4815,0 6273,0 2003 5045,0 6671,0 2004 5264,0 7070,0 3.2.2.3. Dự đoán số lao động có việc làm của ngành Dịch vụ và các ngành khác. SSE 1- Tốc độ phát triển bình quân 159771,3 2- Hàm xu thế tuyến tính 64066,3 3- San bằng mũ 131035,58 Như vậy mô hình thích hợp để dự đoán cho lao động có việc làm của ngành Công nghiệp- Xây dựng là hàm xu thế tuyến tính: = 6406 + 507t Với khoảng tin cậy 95%, sẽ có: Bảng 3-21: Dự đoán số lao động có việc làm ngành Dịch vụ và các ngành khác. Đơn vị: 1000 người Năm Cận dưới Cận trên 2002 9474,0 10435,0 2003 9926,0 10997,0 2004 10371,0 11566,0 3.3. Một số kiến nghị và giải pháp. Trong quá trình phân tích đề tài đã chỉ ra những biến động chưa hợp lý của lao động có việc làm. Để đáp ứng các đòi hỏi của nền kinh tế tăng trưởng, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động, đáp ứng các yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đề tài đề xuất một số kiến nghị và giải pháp sau: - Thứ nhất: Nhà nước cần có các chính sách để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại nghề, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để nâng cao năng suất lao động và đủ khả năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới. Giải pháp: Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2005 lên 30% ,trong đó đào tạo nghề là 22% như nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, được phát triển không hạn chế trong tương lai, rèn luyện khả năng thích nghi tự cập nhật kiến thức và năng lực tư duy độc lập, sáng tạo. Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ tri thức. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Thực hiện tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá, đổi mới nội dung , chương trình, phương pháp giảng dạy, đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, đặc biệt trong các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao. Gắn việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống trường đào tạo. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của xã hội. Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước một cách có trọng điểm, khắc phục tình trạng phân tán dàn trải kém hiệu quả. Qui hoạch lại hệ thống trường dạy nghề nhằm phát triển mạnh và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trong địa bàn cả nước. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, năng động. Tránh tình trạng như trước đây đào tạo theo quy trình "cứng" nặng về lý thuyết nhẹ về thực hành và theo công nghệ cũ, không theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, dạy nghề phù hợp với yêu cầu chuyển giao và nâng cấp trình độ công nghệ của các ngành, các doanh nghiệp. Hệ thống các trường đào tạo nghề cần nhanh chóng được trang bị bổ sung, đổi mới các phương tiện, máy móc, thiết bị để thực hiện việc giảng dạy theo phương pháp hiện đại của thế giới. Đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và rèn luyện thực hành hữu ích để cung cấp nguồn lao động có kỹ năng và khả năng sáng tạo nghề nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Đào tạo người lao động phải đạt được yêu cầu phát triển người lao động một cách toàn diện: chú trọng cả tài, đức, sức khoẻ. Vì thực tế hiện nay cho thấy, trong khu vực FDI, trong số lao động Việt Nam được đánh giá không đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thì 46,61% là do trình độ chuyên môn kỹ thuật và 53,395 do các phẩm chất khác như: kỷ luật công nghệ thấp, thiếu tác phong công nghiệp, thiếu khả năng hợp tác, thể lực không đảm bảo, không có ngoại ngữ...(điều tra doanh nghiệp FDI- viện KHLĐXH 1999, 2000) Xây dựng các trường trọng điểm quốc gia về đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và dạy nghề (riêng đào tạo nghề đến 2005 là 25 trường và đến 2010 là 45 trường ). Trong đó có một số trường phải đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Gọi vốn FDI để thành lập các trường đào tạo đại học và dạy nghề 100% vốn nước ngoài. Mở các lớp đào tạo kỹ sư tài năng thuộc các ngành công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn để nhanh chóng có được đội ngũ đầu đàn tầm cỡ quốc tế Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của xã hội, tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước một cách có trọng điểm. Quy hoạch, phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trong cả nước, mở rộng hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, năng động. -Thứ hai: Nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động. Giải pháp thực hiện. Hiện nay trình độ văn hoá bình quân của người lao động nước ta là 7,4 năm/12 thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ tuyển vào PTTH của các nước trong khu vực: Inđônêxia 47% (nữ 39%); Malaixia 58% (nữ 62%); Philipin 71% (nữ 75%); Xingapo 70% (nữ 71%)... so tổng số học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, trong khi đó ở Việt Nam con số này khoảng trên 30%. Để đảm bảo nâng cao chất lượng lao động thì phải nâng trình độ văn hoá bình quân của người lao động lên 9/12 năm vào năm 2005 và 11/12 vào năm 2010 đồng thời với nâng cao chất lượng giáo dục: + Phát triển qui mô giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông tại các vùng miền của đất nước, quan tâm các vùng chậm phát triển (vùng sâu, vùng xa...). + Để nâng cao chất lượng giáo dục, cần tập trung đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với xu thế hội nhập, phát huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo cũng như có tính đến các yếu tố nhận thức tâm sinh lý của từng lứa tuổi học sinh. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên ngang tầm với chương trình cải cách giaó dục. Giảng dạy tin học và ngoại ngữ trong các trường phổ thông. + Thực hiện xoá mù chữ cho bộ phận lao động có việc làm trong độ tuổi đang mù chữ (4,1%), đa dạng hoá các nguồn lực cho phát triển giáo dục (từ Nhà nước, nhân dân, các tổ chức quốc tế...), khuyến khích các hình thức giáo dục khác để nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động như: bổ túc văn hoá, các lớp học thêm. + Đưa ra các quy định khung hợp lý về học phí, các khoản đóng góp thêm để khắc phục các tồn tại trong thực hiện xã hội hoá giáo dục. + Mở rộng hợp tác quốc tế để đào tạo giáo viên và tranh thủ các nguồn lực cho việc nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy. - Thứ ba: Về xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động và chuyên gia được coi là mũi nhọn, trên cơ sở mở rộng thị trường phấn đấu mỗi năm đưa thêm 15-20 vạn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Giải pháp thực hiện. Thực hiện đa dạng hoá thị trường và các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu lao động; đa dạng hoá hình thức và ngành nghề đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Xúc tiến mạnh về thị trường lao động ngoài nước; có chính sách đối ngoại phù hợp với các nước và vùng lãnh thổ có khả năng tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. + Phải có thiết chế quản lý và qui mô đầu tư đủ mạnh, đào tạo nghề, ngoại ngữ, rèn luyện kỷ luật và có chính sách tín dụng cho người đi xuất khẩu lao động. Xây dựng và hoàn thiện chính sách đầu tư cho đào tạo về tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức luật pháp phục vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia. Đưa đào tạo lao động và chuyên gia xuất khẩu vào trong chương trình đào tạo nghề của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông.có chính sách khuyến khích người lao động tự đào tạo, doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo để tăng nguồn lao động và chuyên gia. Cần phải phát triển từng bước hệ thống trung tâm dạy nghề riêng biệt để chuẩn bị đội ngũ lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu lao động của thị trường lao động quốc tế. Đưa chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài cũng là chương trình cần phát triển nhất là một số ngành mà Việt Nam có ưu thế (y tế, giáo dục...), dần dần hình thành đội quân chuyên nghiệp đi làm việc ở nước ngoài, từng bước hoà nhập vào thị trường lao động quốc tế. Đổi mới chính sách mở rộng đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hướng đa dạng hoá phương thức và hình thức (kể cả đưa đi trực tiếp thông qua nước trung gian đưa đến nước thứ ba, làm việc trong các công ty nước ngoài trên đất nước ta), đảm bảo mục tiêu hiệu quả cao. Mở rộng địa bàn sang tất cả các nước có nhu cầu sử dụng lao động của Việt Nam, kể cả các nước có quan hệ truyền thống, các nước phát triển và các nước trong khu vực châu á - Thái Bình Dương. Nhà nước sớm ban hành qui chế hoặc pháp lệnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Bổ sung hoàn thiện chính sách chế độ liên quan đến lợi ích của các bên (Nhà nước, tổ chức kinh tế đưa lao động đi và bản thân người lao động), tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh trên cơ sở quản lý thống nhất của Nhà nước trong một chương trình tổng thể tạo việc làm ở nước ngoài (nhằm khắc phục các tiêu cực). Xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia; thực hiện công khai và giảm tối đa các khoản người lao động đóng góp khi đi làm việc ở nước ngoài. Cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng và giảm phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp. Xây dựng các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động và chuyên gia mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Kết hợp chặt chẽ việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với tạo nguồn thu để phát triển viêc làm trong nước (ít nhất 50% nguồn thu từ lao động ngoài nước để bổ sung vào quĩ quốc gia giải quyết việc làm đề tạo việc làm trong nước). Sắp xếp lại và nâng cao năng lực các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, xây dựng các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động và chuyên gia mạnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Phát triển hệ thống tín dụng đối với lao động xuất khẩu, tạo cho người lao động nghèo, lao động nông thôn có đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật có thể đi lao động ở nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2010 trở đi có từ 0,8 - 1 triệu lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài, góp phần nâng cao tay nghề cho người lao động, thực hiện CNH, HĐH đất nước, thu nhập hàng năm từ xuất khẩu lao động khoảng 1 tỷ USD. - Thứ tư: Về nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Cần có chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển thị trường lao động để tăng trưởng kinh tế giải quyết việc làm. Giải pháp tiến hành: + Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, thu hút đầu tư, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng của dân. + Phát triển thị trường chứng khoán để thu hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài thông qua cổ phiếu. - Thứ năm: Về hoạt động xuất khẩu: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nhất là những hàng hoá mà chúng ta có lợi thế để tăng thêm số người có việc làm trong nước. + Thành lập cục xúc tiến thương mại và các chi cục xúc tiến thương mại ở các địa phương. + Phát triển hệ thống phòng công nghiệp thương mại, các hiệp hội nghề nghiệp có chức năng xúc tiến thương mại. + Hệ thống xúc tiến thương mại thực hiện việc hỗ trợ xuất khẩu như: cung ứng thông tin (thị trường xuất khẩu, giá cả xuất khẩu, công nghệ...), giúp tìm kiếm thị trường, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu, trợ giúp phát triển hệ thống giám định chất lượng hàng hoá thế giới. Phát triển các ngành nghề truyền thống mà chúng ta có thế mạnh xuất khẩu như: mây tre đan ... - Thứ sáu:Về công tác thống kê. - Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động đảm bảo cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời đặc biệt là thông tin về cầu sức lao động theo ngành nghề và cấp trình độ. + Tổ chức điều tra lao động việc làm hàng năm ở nông thôn và hàng qui ở thành thị. + Chuyển 2 nhóm chỉ tiêu: số lao động có việc làm mới và số lao động mất việc làm trong kỳ từ hình thức báo cáo thống kê định kỳ sang hình thức điều tra thống kê lao đông việc làm hàng năm. + Bổ sung vào hoạt động điều tra thống kê hàng năm nhiệm vụ điều tra về nhu cầu lao động, đặc biệt lao động kỹ thuật cao ở những ngành nghề, khu vực, địa phương khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý nhằm giảm bớt mâu thuẫn cung cầu lao động. Hoặc có thể thiết lập các trạm quan sát tại các vùng, các khu vực nhằm phản ánh nhanh một số chỉ tiêu cơ bản về cầu lao động. Kết luận chương 3 Qua phân tích các chỉ tiêu thống kê biến động lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 –2001, có một số nhận xét chung như sau. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, nhất là giai đoạn 1996 – 2001, cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế, thì vấn đề lao động cũng được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng và đã đạt được những tiến bộ nhất định trong thay đổi nhận thức, quan niệm và chủ trương giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường có sự quảnlý của Nhà nưóc. Nghị quyết đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “ Đã tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội:... thêm mỗi năm hơn 1 triệu lao động có việc làm, người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ động hơn trong giải quyết việc làm...” Lao động có việc làm ngày càng tăng về quy mô và có sự biến đổi dần về cơ cấu phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Trình độ học vấn của lao động có việc làm ngày càng nâng cao đáp ứng các yêu cầu để đào taọ nghề. Trình độ chuyên môn kỹ thuật có cải thiện nhưng nhìn chung còn thấp chưa đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế; phân bố lao động còn nhiều bất hợp lý giữa các ngành, vùng, thành phần kinh tế. Có nhiều nhân tố tác động đến biến động lao động có chiều hướng khá thuận lợi làm tăng số lao động có việc làm, tăng khả năng đáp ứng việc làm cho người lao động. Trong quá trình phân tích đề tài cũng chỉ rõ những hạn chế từ đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp để tăng nhanh hơn nữa cả về số lượng và chất lượng lao động có việc làm trong thời gian tới. Phần kết luận Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp, luận văn hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau: - Trình bày một cách có hệ thống và làm rõ khái niệm lao động có việc làm và các khái niệm có liên quan. Nêu rõ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến biến động lao động có việc làm. - Vai trò của thống kê: Luận văn đã khẳng định vai trò của công tác thống kê lao động có việc làm trong nghiên cứu biến động lao động có việc làm nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý của Nhà nước về giải quyết việc làm, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế của hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm hiện hành như: (Một số chỉ tiêu không thực hiện được do không thu thập được số liệu từ các báo cáo thống kê cơ sở. Ví dụ chỉ tiêu “Số lao động được tạo việc làm mới” và chỉ tiêu “Số lao động bị mất việc làm trong kỳ”, hiện chưa có một cơ chế nào khả dĩ có thể phát hiện kịp thời. Chỉ tiêu “Số lao động được giải quyết việc làm từ vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm” không thống kê được chính xác vì rất khó tách bạch đâu là việc làm được tạo ra từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, đâu là kết quả có được từ các nguồn khác. Do đó, số liệu có hiện tượng trùng lắp, nhiều khi mâu thuẫn không giải thích nổi. Trong khi đó ở hầu hết các xã phường đều không có cán sự lao động để làm công tác ghi chép ban đầu và làm báo cáo thống kê). Luận văn nêu lên sự cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và trình bày một số cơ sở khoa học trong việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu lao động có việc làm. Từ đó xây dựng và đề xuất hệ thống chỉ tiêu lao động có việc làm phù hợp (chuyển nguồn số liệu thu thập từ hình thức báo cáo thống kê định kỳ sang hình thức điều tra chuyên môn), có khả năng thực thi trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam và phù hợp với những qui định của Tổ chuức lao động quốc tế. Để có thông tin đảm bảo cho việc tính toán các chỉ tiêu thống kê đã đề xuất, luận văn đề cao vai trò của điều tra thống kê định kỳ về tình hình lao động có việc làm với thông tin ban đầu có chất lượng. - Vận dụng một số phương pháp phân tích để phân tích biến động lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996- 2001, luận văn đã làm rõ sự biến động lao động có việc làm về qui mô, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lao động có việc làm. Các kết quả phân tích có được là cơ sở đề xuất các giải pháp để tăng số lao động có việc làm. Nhiệm vụ của đề tài đã được hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. dAnh mục Tài liệu tham khảo Bộ Lao động thương binh và xã hội: Báo cáo kết quả thiết lập thí điểm hệ thống quan sát cầu về lao động, năm 2001. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng và nhu cầu lao đông kỹ thuật của doanh nghiệp, năm 2001. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Các giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam đúng hướng – năm 2001. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Chính sách lao động - thương binh và xã hội trong công cuộc đổi mới, NXB LĐ - XH, năm 2001. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Đánh giá tác động của xu thế toàn cầu hoá kinh tế đến lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001 -2005, năm 2001. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết việc làm - NXB LĐ - XH năm 2002. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Phát triển hệ thống chỉ tiêu, báo cáo thống kê lao động - thương binh và xã hội, năm 1996. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Quyết định 51/2001/QĐ-LĐTBXH, năm 2001. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tiêu thức thất nghiệp/ thiếu viêc làm và phương pháp xác định chỉ tiêu thất nghiệp, thiếu việc làm ở Việt Nam, năm 2000. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Một số công ước của Tổ chức lao động quốc tế, năm 1993. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Kết quả điều tra lao động việc làm 2001. Bộ Lao động Thương binh và xã hội: Kết quả điều tra lao động - việc làm 1996 - 2000. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Sổ tay thông tin thống kê thị trường lao động, năm 2000. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Số liệu thống kê lao động - thương binh và xã hội ở Việt Nam 1996 -2000, NXB LĐ- XH. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Xây dựng đề án thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành lao động - thương binh và xã hội, năm 2002. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ về lao động - thương binh và xã hội năm 2001. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, NXB Thống kê, năm 2000. Bộ Luật lao động nước CHXHCN Việt Nam, NXB chính trị quốc gia. TS. Trần Xuân Cầu: Giáo trình phân tích lao động xã hội- Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB LĐ-XH, năm 2002. PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung: Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, năm 1997. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đảng VIII, NXB chính trị quốc gia, năm 1996. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đảng IX, NXB chính trị quốc gia, năm 2001. PGS. TS . Phan Công Nghĩa: Giáo trình thống kê lao động, NXB Thống kê, năm 1999. Nolwen HENAFF - Jean-Yves MARTIN: Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, NXB thế giới, năm 2001. PGS. TS. Tô Xuân Phượng: Giáo trình lý thuyết thống kê- Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục, năm 1996. GS. TS Phạm Đức Thành: Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam, tr.3, Tạp chí kinh tế và phát triển số 64 - 10/2002- Đại học KTQD Hà Nội. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia: Thị trường lao động trong cơ chế thị trường, năm 1999. Tổng cục thống kê: Số liệu thống kê dân số và kinh tế- xã hội Việt Nam 1975 -2001, năm 2002. Tổng cục thống kê: Kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới, NXB TK, năm 2001. Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2001. Vũ Văn Toán (1998, Lượng hoá mối quan hệ giữa việc làm với các yếu tố kinh tế - xã hội và ứng dụng trong kế hoạch hoá lao động ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33882.doc
Tài liệu liên quan