Luận văn Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1990-2000 và dự báo đến năm 2005

Cơ cấu nông nghiệp là một bộ phận của cơ cấu kinh tế, bị chi phối bởi cơ cấu ngành kinh tế khác, có khả năng ảnh hưởng rất lớn trên mọi phương diện về mặt kinh tế cũng như xã hội của đất nước ta. Trong điều kiện tự do hoá thương mại và bên cạnh đó cũng để chuẩn bị tiền đề đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá vào năm 2005, đòi hỏi ngay từ bây giờ phải có định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá . . . vì vậy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ đóng góp một phần lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. Đề tài : “Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1990-2000 và dự báo đến năm 2005. ” Đã cố gắng phân tích, luận giải các nội dung nhằm mục đích hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, từ lý luận, thực trạng và triển vọng về thị trường của Việt Nam trên con đường tự do hoá thương mại, đề tài chỉ thấy những tồn tại, cơ hội, thách thức cần giải quyết trên con đường phát triển để tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu, ngày càng nâng cao khả năng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới.

doc72 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1990-2000 và dự báo đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời cơ mới cho phát triển nông nghiệp các loại hình sản xuất trong nông nghiệp mở rộng về cả qui mô lẫn hình thức. Kết quả là cơ cấu nông nghiệp sẽ chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng và lĩnh vực xã hội, thể hiện ở các mặt: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cho nông nghiệp vốn trong hơn 10 năm qua (1991-2002) đạt 67,2 tỷ (mặt bằng giá năm 1995) chiếm 10,37% trong đó 5 năm 1991-1995 là 8,5%, 7 năm 1996-2002 là 11,45% như vậy 7 năm 1996-2002 có sự tập trung cao hơn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là trong 2 năm gần đây nhất thì tỷ trọng này đã lên đến 15%. Nguồn vốn ngân sách đã có tăng đáng kể cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, các nguồn vốn khác như vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước vốn các chương trình quốc gia (chương trình 327,773). Ngoài ra, các dự án đàu tư trực tiếp nước ngoài cũng xuất hiện trong nông nghiệp. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm là 21,15%, vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp năm 2000 gấp 6 lần năm 1991. Nhiều chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp được thực hiện như chương trình 327 và phủ xanh đất trống đồi núi trọc (bắt đầu từ năm 1993), chương trình 773 về khai thác bãi bồi ven sông ven biển (1995), chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (1998), Trong nông nghiệp nhờ kết quả đầu tư phát triển đã hình thành được hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp tpáht triển kinh tế nói chugn và nông nghiêp nói riêng. đến nay các công trình thuỷ lợi có thể tưới cho 3,2 triệu đất canh tác tiêu úng cho 1,5 triệu ha dất canh tác, ngăn mặn cho 70 vạn ha, Năm 1999, đã đảm bảo tưới cho 6,3 triệu ha gieo trồng lúa 1triệu ha hoa màu và cây công nghiệp. Hầu hết các công trình thuỷ lợi đều phát huy hiệu quả ở mức độ khác nhau. các công trình thuỷ lợi Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện khai hoang, tăng vụ, chuyển từ vụ lúa hè nổi năng suất thấp sang 2 vụ đông xuân và hè thu có năng cao. Nhiều năm trở lại đây chúng ta đã xây dựng và hình thành được hệ thống giống con, giống cây cho phát triển nông nghiệp, năng suất cây trồng vật nuôi hiện nay là có sự đóng góp đáng kể của lĩnh vực này. Chương trình 327 trước đây (mức đầu tư 3000 tỷ đồng) và dự án trồng 5 triệu ha rừng hiện nay đã và đang thu được những kết quả đáng khích lệ. Thành quả đạt được của ngành nông nghiệp trong mấy năm qua đã cho thấy vai trò quan trọng tác động trực tiếp của nguồn đầu tư trong phát triển nông nghiệp chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Nhờ đầu tư, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện nông thôn đã từng bước cơ khí hoá điện khí hoá công tác giống tưới tiêu đã đem lại hiệu quả thiết thực. Năng suất cay tròng ngày một nâng cao, tỷ suất hàng hoá trong sản phẩm nông nghiệp đã tăng. Đã tạo lập khôi phục một số ngành nghề mới nhờ nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp. Đời sống nhân dân dần được cải thiện và đi vào ổn định. Tuy nhiên đầu tư trong nông nghiệp còn gặp nhiều vấn đề bất cập cần sớm giải quyết, một trong những vấn đề đó là: - Huy động chưa hết tiềm năng và khả năng của nền kinh tế . - Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý - Sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả. Giải pháp trước mắt là cần nâng cao việc quản lý trong lĩnh vực đầu tư thể hiện ở tất cả các khâu từ xác định chủ trương , lập , thẩm định dự án , ra quyết định đầu tư đến khâu triển khai thực hiện, theo dõi, cấp phát và thanh toán, đánh giá kết quả sau dự án. Khác với đầu tư lao động được coi là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất nông nghiệp. Nếu như trước đây với một nền sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa, phụ thuộc chủ yếu vào lao động thì lao động luôn được coi trọng. Ngày nay cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật vai trò của lao động có xu hướng ngày càng giảm sút về quy mô , nhưng yêu cầu về chát lượng ngày một tăng. Điều này cho tháy sự thay đổi căn bản về cơ cấu sử dụng nguòn lao động trong nông nghiệp phù hợp với xu thế CNH-HĐH nông nghiệp trong thời gian trước mắt và sau này. Lao động nước ta được đánh giá là lao động cần cù sáng tạo, kỹ năng ngày một cao, tiền công rẻ . . đây là một thuận lợi rất lớn để nước ta phát huy lợi thế so sánh về lao động trong sản xuất. Trong sản xuât nông nghiệp lao động chiếm một vị trí hét sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô năng suất nông nghiệp. Do đặc điểm là mọt nước nông nghiệp tuy mấy năm qua đã có sự cỏi tiến áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhưng nhìn chung sản xuát nông nghiệp vẫn chịu chi phối bởi lao động thủ công. Thực tế cho thấy hơn 76% lao động tập trung ở khu vực này và tỷ lệ này hàng năm giảm không đáng kể. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH tất yếu sẽ làm giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp tăng tỷ trọng máy móc, công nghệ trong sản xuất lao đọng có kỹ năng tăng lên, thời gian lao động giảm đi lao động nông thôn sẽ có xu hướng chuyển dịch ra các khu vực phi nông nghiệp như các ngành nghề thủ công, chế biến nông nghiệp . . góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tăng thu nhập cho nông dân, xoá đói giảm nghèo. Bảng biểu 7: chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành KTQD. Đơn vị: nghìn người, % Qua biểu cho thấy cơ cấu lao động theo ngành kinh tế nước ta trong những năm qua đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 69,8%năm 1996 xuống còn 62,56% năm 2000; lao động các ngành công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ tăng lên trong đó tăng nhanh nhất là lao động dịch vụ từ 19,65% năm 1996lên 23,9% năm 2000. Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời diễn ra sự tích tụ chuyên môn hoá sản xuất và chuyên môn hoá lao động. Trong quá trình CNH-HĐH đất nước các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp các đô thị mới sẽ xuất hiện dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao động giữa các vùng. Bảng biểu 8 : chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ. Đơn vị: nghìn người, % Trong thời gian qua trên phạm vi cả nước đã có những tiến bộ trong việc phân bố lao động giữa các vùng lãnh thổ theo chiều hướng tích cực ở các vùng chậm phát triển khó khăn dân cư thưa thớt thiếu lao động nhưng lại có tài nguyên thiên nhiên phong phú có chiều hướng tăng lê, tỷ trọng lao động của vùng Tây Nguyên đã tăng lên từ 4,08% năm 1990 lên 4,19% năm 1995 và 5,36% năm 1999, vùng miền núi Bắc Bộ cũng có xu hướng biến đổi cơ cấu lao động tương tự trong khi đó tỷ trọng dân cư và lao động ở các vùng đồng bằng có xu hướng giảm như vùng đồng bằng sông Hồng cơ cấu lao động đã giảm từ 22,7% xuống 17,9%. Tuy nhiên tình trạng tập trung dân số và lao động ở các đô thị ở đồng bằng sông Hồng và một số nơi ven biển vẫn còn quá cao năm 1999 mật độ dân cư ở đồng bằng sông Hồng đã lên đến 1130 người/ km2 bằng 2,7 lần đồng bvằng sông Cửu Long bằng 2,8 lần Đông Nam Bộ và từ 7-10 lần các vùng khác. nguồn lao động đồng bằng sông Hồng và đồng bằng và đôngg bằng sông Cửu Long là hai khu vực tập trung nhiều nhất đồng bằng sông Hồng 20,29% đồng bằng sông Cửu Long 22,46%. Trong khi ở các vùng trung du miền núi đất hoang hoá còn lớn tài nguyên thiên nhiên cso thể khai thác còn nhiều tìm năng, tỷ lệ dân cư và lao đọng còn rất thấp. Ví dụ như Tây Nguyên chỉ chiếm 3,86% nguồn lao động cả nước diện tích đất chưa sử dụng bình quân đầu người ở nước ta năm 1994 là 1900m2/người ; miền núi và trung du Bắc Bộ có diện tích đất chưa sử dụng bình quân đầu người cao nhất đạt tới 5590m2/người sau đó đến Tây Nguyên 5270m2/người,đồng bằng sông Cửu Long đất chưa sử dụng chỉ còn 421m2/người. Nhìn chung cơ nước ta còn tồn tại nhiều bât hợp lý về cơ cấu trình độ cơ cấu ngành nghề cơ cấu vùng miền và sử dụng lãng phí . Việc sử dụng lao động qua đào tạo còn bất hợp lý : tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động đang làm việc của cả nước đã tăng lên từ 10,45 ( thành thị 23,04%, nông thôn 5,74%) năm 1998 lên 13,3% ( thành thị 33,4% nông thôn 8,1%) năm 1998 . Tỷ lệ huy động có sự khác biệt rất lớn giữa các ngành KTQD, giữa các vùng, nên không phát huy được hết năng lực của đội ngũ này. + Sự phân bổ khác nhau giữa các ngành : nggành nông nghiệp với hơn 70% lao động nhưng chỉ có khoảng 14% lao động kỹ thuật trong khi đó khu vực dịch vụ theo hướng chiếm hơn 52% chủ yếu trong ngành giáo dục và y tế, khu vực công nghiệp và xây dựng là 34%. Điều này dẫn tơid sự khác nhau về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lực lượng lao động đang làm việc trong cac ngành (Công nghiệp và xây dựng là 27,7%; dịch vụ 21,8%; nông nghiệp 3,85%). Trong tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp có tới 89,3% số cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn thuộc lĩnh vực này lại làm việc ở các cơ quan trung ương ; 8,9% làm việc ở cấp thành phố và tỉnh, 1,8% ở cáp huyện còn ở cấp xã hầu như không có ai nên đã hạn chế đưa khoa học công nghệ vào sản xuát nông nghiệp và nông thôn. + Mặc dù lao động kỹ thuật chiếm một tỷ lệ nhỏ trong lực lượng lao động, song lại phân bố không đồng đều giữa các vùng, tỉnh/ thành phố Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng nghiêm trọng : Theo điều tra lao động, việc làm( 1/7/1998) ở nông thôn có 8,2 triệu người tăng 0,9 triếuo với năm 1997 thiếu việc làm, trong đó 84% là độ tuổi 15-44 : tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động hoạt động kinh tế thường xuyên ở nông thôn mới đạt 72,9%. Điều đó có nghĩa là khoảng 10 triệu người, chiếm 28,5% lực lượng lao động cả nước đang thất nghiệp và thiếu việc là Nước ta, tăng trưởng kinh tế các ngành khác nhau đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế kéo theo sự biến đổi về cơ cấu phân công lao động xã hội: trong thời kỳ 1991-1997, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm 40,5% xuống còn 25,7% kéo theo tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm 72,6% cuống 69%. Tình trạng thiếu việc làm của lao động nông nghiệp ở nông thôn là rát nghiêm trọng. Do đó cần có chính sách phát triển về quy mô và cơ cấu của các ngành phi nông nghiệp ở cả hai khu vực nông thon và thành thị sao cho tạo đủ việc làm một cách có hiệu quả. Mặt khác phải có kế hoạch đào tạo cho lực lượng lao động này đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành phi nông nghiệp đó. CHƯƠNG III Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp việt nam đến năm 2005. một số kiến nghị. I. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp I.1. Định hướng phát triển nông nghiệp theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX. I.1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đạt mức trung bình tiến tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước tăng đáng kể thị trường tiêu thụ nông sản chủ lực trên thị trưoừng thế giới. Đẩy mạnh điện khí hoá cơ giới hoá nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ liên kết nông nghiệp–công nghiêp-dịch vụ trên toàn địa bàn và trong cả nước. Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy hoạch các khu dân cư phát triển cac thị trấn, thị tứ, xây dựng cuộc sống văn minh, dân chủ, công bằng ở nông thôn. I.1.2. Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp Quy hoạch phù hợp và ổn định các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hoá. Tận dụng điều kiện phù hợp trên các địa bàn khác để sản xuất lương thực trong mọi tình huống. Nâng cao giá trị hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích củ người sản xuất lương thực. Phát triển các vùng cây công nghiệp đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nông nghiệp và xuất khẩu như bông, dâu tằm, mía, lạc, thuốc lá, cà phê, chè. . . hình thành các vùng cây ăn quả có hạt cao, khai thác tiềm năng rau quả vụ động gắn với phát triển các cơ sở bảo quản, chế biến. Phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm ; áp dụng rộng rãi phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. I.1.3 Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ Trong nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học trong lai tạo sản xuát giống và nâng cao trình độ thâm canh. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất thu hoạch, bảo quản, chế biến, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng và chế biến rau quả, thực phẩm. Tăng cường đội ngũ khuyến nông. I.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đến năm 2005 I.2.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trong hơn 10 năm 1990-2002, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thành quả nổi bật của sản xuất nông nghiệp là sự phát triển khá toàn diện và bền vững năng suất của nhiều loại cây, con. Trình độ sản xuất có nhiều tiến bộ rõ rệt, thể hiện ở việc hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung như cà phê ở Tây Nguyên và ĐBSH; cao su và cây ăn quả ở ĐNB; ngoài ra nước ta còn có những miệt vườn cây trái có giá trị xuất khẩu cao ở Nam Bộ. Sản xuất lúa gạo không ngừng phát triển, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà kim ngạch xuất khẩu thu được từ lúa gạo ngày càng tăng. Hoạt động sản xuất và chế biến nông sản đang đi vào chuyên môn hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những thành tựu đạt được nền nông nghiệp nước ta cũng đang đối mặt với những tồn tại và thách thức mới trước những biến động của thị trường trong và ngoài nước cũng như những vấn đề xã hội nảy sinh khác. Thực tế là, mặc dù khả năng cung ứng hàng xuất khẩu của nông nghiệp nước ta là rất lớn nhưng vấn đề an toàn thực phẩm cũng như tiêu chuẩn để xuất khẩu chưa cao, còn ở dạng thô sơ, nên dễ bị ép giá. Mặt khác vấn đề tìm bạn hàng và tìm hiểu giá cả để điều tiết cũng còn hạn chế. Điển hình cho những khó khăn không đáng có qua việc tìm hiểu thị trường thế giới đó là vụ cá Basa của Việt Nam trên thị trường Mỹ( năm 2001, năm 2002); dưa hấu ở Trung Quốc ( năm2002) vụ kiện về giá cả cá Basa còn kéo dài đến bây giờ gây những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trong nước. Trước những thực tế đó Đảng và Nhà nước đã có những phương hướng cụ thể trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đến năm 2005 một mặt khắc phục những hạn chế trên đồng thời mở đường cho nền nông nghiệp đi lên, phát triển những ưu thế của mình. Những mục tiêu cụ thể: - Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch, phát triển hài hòa nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản - Tập trung hóa, thâm canh hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp, chế biến sản xuất nông nghiệp, từ thô sơ thành sản phẩm công nghiệp hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. - Nền nông nghiệp phải sản xuất những sản phẩm thay thế nhập khẩu, đáp ứng được nhu cầu trong nước, về lâu dài hướng tới xuất khẩu lớn từ mức 4,5 tỷ USD/năm vươn tới 10 tỷ USD/ năm Thực hiện những mục tiêu tiêu trên đây nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm trong nước một cách đầy đủ, phong phú và an tòan, tốc độ tăng công nghiệp dịch vụ ở nông thôn 10-12%/năm, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp 4-4,5%/năm; kim ngạch xuất khẩu đến năm 2005 đạt 5 tỷ USD. I.2.2.Nội dung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp . I.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành hàng : Phát triển các cây trồng vật nuôi có giá trị cao gắn với thị trường trong nước và khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Trong những năm tới, những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng như sau: A. Trồng trọt. 1.Cây lương thực a. Lúa gạo : là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là 2 vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đảm bảo an toàn lương thực , đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và có số lượng cần thiết để xuất khẩu. Mức sản lượng lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn /năm , trong đó, lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/ năm( chưa kể lượng bột mì được tiêu thụ ngày càngtăng , chủ yếu dựa vào nhập khẩu) số còn lại để xuất khẩu và cho các nhu cầu có chất lượng cao, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Gĩư ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới, tiêu chủ động để sản xuất lúa . Với các loại đất ven đô thị chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả . . . ở vùng sâu, vùng xa vẫn đầu tư để phát triển sản xuất lúa ở nơi có điều kiện ( nhất là về thuỷ lợi nhỏ và xây dựng đồng ruộng ) để đảm bảo đời sống nhân dân b. Màu lương thực : Hiện nay nước ta mới sản xuất được trên 2triệu tấn/ năm đáp ứng 40% nhu cầu thị trường trong nước. Trong thời gian tới với việc đầu tư về giống, thâm canh tăng vụ sản xuất ngô của Việt Nam có thể phát triển đạt mức 5-6 triệu tấn/ năm đủ nhu cầu trong nước và còn có thể cạnh tranh với các nước xung quanh 2. Cây công nghiệp ngắn ngày : a. Mía đường: không xây dựng thêm các nhà máy đường mới mà phát triển thêm một số diện tích đẻ đảm bảo đủ nguyên liệu, phát huy công suất cho các nhà máy hiện có, sử dụng giống mới, áp dụng công nghệ thâm canh để nâng cao năng suất đường từ 4 tấn/ha lên khoảng 6-7 tấn/ha. Ngoài ra cần phát triển công nghiệp chế biến khác để nâng cao hiêụ quả của nhà máy đường, như phát triển công nghiệp thực phẩm ( kẹo bánh, sữa, nước quả. . ) đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. b. Cây có dầu: nước ta có điều kiện tự giải quyết nhu cầu dầu thực vật, nhất là dầu ăn. phát triển mạnh các loại cây có dầu như: lạc, đậu tương, vừng, hướng dương,. . . để cung cấp dầu ăn cho nhân dân với mức 4-5 kg/người/năm, tiến tới không cần nhập khẩu. Trong quá trình phát triển nếu có thị trường lớn, bán được giá thì tranh thủ điều kiện phát triển mạnh để có thể xuất khẩu dầu ăn. c. Các loại cây có sợi ; bông, dâu tằm có vị thế lâu dài trong cơ cấu nông nghiệp. Phát triển bông sợi ở các vùng có điều kiện, để tiến tới tự túc được một phần quan trọng nhu cầu sợi bông cho ngành dệt , hạn chế nhập khẩu. Tiếp tục phát triển dâu tằm gắn với ngành ươm tơ , dệt lụa, tạo têm công ăn việc làm và gia tăng hàng xuất khẩu. d. Thuốc lá: ở một số vùng có điều kiện, phát triển sản xuất cây thuốc lá làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá trong nước, giảm nhanh lượng nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu. 3. Một số cây lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao; a. Cà phê : Chế biến là ngành sản xuất hàng hoá lớn của nông nghiệp nước ta. Giữ mức 400.000 ha cà phê vối hiện có, có trồng thay thế hàng năm, chú trọng thâm canh cao và toàn diện, không mở thêm diện tích mới. Tập trung phát triển cà phê chè ở nơi thực sự có điều kiện. Sản lượng cà phê của Việt Nam trong tương lai giữ mức khoàng 600.000 tấn/năm. b. Điều: Phát triển mạnh cây điều, dựa vào cải tạo vườn điều cũ và mở thêm diện tích mới, chủ yếu ở miền trung, nâng diện tích điều lên khoảng 500.000 ha, đạt sản lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/năm. c. Hồ tiêu: là một loại cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao . Diện tích nâng lên khoàng 500.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/ năm. Phải bám sát nhu cầu thị trường thế giới đẻ xem xét mức sản xuất phù hợp đảm bảo hiệu quả bền vững của ngành sản xuất này. d. Cao su: tập trung thâm canh 400.000 ha hiện có đạt năng suất cao. Tiếp tục phát triển cao su ở những nơi thích hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả chủ yếu ở miền trung và tây nguyên, nhất là vùng biên giới . Trong tương lai, sản lượng cao su mủ khô đạt khoảng 600.000 tấn /năm. Phát triển ngành công nghiệp gỗ cao su nhằm nâng cao hiệu quả của cây cao su. e. Chè: là cây dài ngày chủ lực ở các tỉnh miền núi phía bắc. Đưa diện tích chè lên 100.000 ha với công ngệ thâm canh đặc biệt là các loại chè cao cấp trồng ở vùng cao. Phải sản xuất được các loại chè phù hợp với thị hiếu thị trường trong nước và yêu cầu đa dạng của thị trường quốc tế. Sản lượng chế biến hàng năm khoảng 100.000 tấn chè các loại. 4. Rau, quả, hoa, cây cảnh. a. Rau: phát triển các loại rau, hướng chủ yếu là rau có chất lượng tốt. Ngoài các loại rau truyền thống , phát triển các loại raucao cấp mới như các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn và nấm dược liệu. . là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có triển vọng lớn về thị trường tiêu thụ, tạo thêm nhiều công ăn việc làm xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn nước ta. b. Cây ăn quả: phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới, khai thác có hiệu quả mọi lợi thế của các vùng sinh thái tương lai. Ngoài các cây ăn quả thông dụng cần chú trọng đầu tư các loại cây ăn quả có khả năng cạnh tranh để xuất khẩu như vải, nhãn, dứa, thanh long. . . c. Hoa và cây cảnh : là loại cây có nhu cầu ngày càng lớn, nhất là ở đô thị. Cũng cố và xây dựng những vùng sản xuất hoa và cây cảnh lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 5. Cây có giá trị kinh tế cao: Tiếp tục chỉ đạo thực tốt chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Ngoài bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng đặc dụng, phòng hộ thì phải phát triển mạnh rừng sản xuất tập trung vào một số định hướng lớn sau đây: Các loại cây làm nguyên liệu giấy ván gỗ nhân tạo; Phát triển các loại tre, trúc, keo, thông, các loại bạch đàn. . . làm nguyên liệu phát triển sản xuất lớn nhất về chế biến lâm sản của nước ta hàng năm sản xuất được khoảng 1 triệu tấn giấy các loại tiến tới có thể xuất khẩu về bột giấy và giấy. Từng bước phát triển ngành sản xuất ván gỗ nhân tạo gồm ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi đủ cung cấp nhu cầu trong nước. Các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ và cây làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ. Phát triển các loại quế, hồi, . . . ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nâng cao sản lượng hàng năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và phù hợp nhu cầu thị trường quốc tế. Phát triển một số loại cây lấy gỗ quý hiếm như giáng hương, sao. Lim, lát, pơmu, tếch,. . . phát triển các loại cây lấy gỗ khác làm trụ mỏ và xây dựng. Phát triển ngành sản xuất đồ gỗ ngoài trời, gỗ gia dụng, gỗ mỹ nghệ và các sản phẩm mây, tre đan, . . . chủ yếu để xuất khẩu. B.Chăn nuôi: 1. Lợn : Việt Nam có lợi thế về chăn nuôi lợn (đứng đầu khu vực Đông Nam á) và hướng ra xuất khẩu cần tập trung phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu dùng trông nước, ở một số vùng có điều kiện, phảt triển nuôi lợn có chất lượng cao theo hướng sản xuất công nghiệp, đảm bảo an toàn về dịch bệnh chủ yếu để xuất khẩu. 2. Bò: Phát triển bò thịt chủ yếu theo hướng bò Zebu có năng suất cao, thịt ngon, đáp ứng nhu cầu thịt và da, miền núi. Trong vòng 10 năm tới đưa đàn bò sữa lên khoảng 200.000 con, trong đó có khoảng 100.000 con vắt sữa, sản lượng sữa tươi khoảng 300.000 tấn/ năm để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sữa, giảm bớt sữa nguyên liệu phải nhập khẩu. 3. Gia cầm và trứng: phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt đáp ứng nhu cầu thịt và trứng cho nhân dân. Phát triển mạnh ngành chăn nuôi gà vịt chất lượng cao để xuất khẩu thịt trứng lông. . . C. Phát triển công nghiệp chế biến Tập trung đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu sau thu hoạch để giảm tổn thất sau thu hoạch ( hao hụt gạo còn 8-9%, rau quả dưới 10%). Đặc biệt quantâm đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản lúa, bảo quản và chế biến hoa, quả, rau, đậu và thịt, thuỷ sản nâng cao chất lượng sản phẩm để đến năm 2005 đảm bảo chế biến 80% cao su, cà phê chè điều 70% mía , 20 % rau đậu. D. Phát triển cơ sở hạ tầng: Kêu gọi đầu tư đồng thời không ngừng tìm kiếm thị trường và bạn hàng để nâng cao tỷ trọng xuất khẩu. Như vậy, qua việc phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành, hàng trên ta thấy cần phải có những định hướng, lựa chọn một số ngành hàng lớn có lợi thế đầu tư phát triển. Tránh đầu tư nhiều vào những ngành mà nhu cầu thị trường đã bảo hoà như lúa, gạo, cà phê. Với những ngành này cần điều chỉnh giảm sản lượng, sản xuất theo hướng thâm canh, không mở rộng thêm diện tích. Sản xuất tăng ở mức vừa phải với những ngành, hàng: cao su, hồ tiêu, điều, chè, míavì sức cạnh tranh kém ngoài ra thị trường đối với những ngành hàng này khó tăng thêm nhiều. Đối với những ngành hàng có thể phát triển với tốc độ cao như ngô, bông, rau quả, chăn nuôi, đặc biệt là thuỷ sản, những ngành hàng này nhu cầu thị trường trong nước và thế giới đang mở rộng, có khả năng xuất khẩu lớn. I.2.2.2. Chuyển dịch cơ cáu nông nghiệp theo vùng - Vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước đồng thời cũng là vung lúa xuấtkhẩu trọng điểm của cả nước. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong việc lại tạo giống cũng như các giải pháp thâm canh tăng vụ, tăng năng suất gieo trồng nên để ổn định diện tích lúa 4 triệu ha, trong 5 năm 2001-2005 chuyển đổi 400-500 ngàn ha sang nuôi trồng thuỷ sản, gieo trồng các cây khác như bông, đậu tương, ngô. - Vùng Tây Nguyên : là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp. Tuy nhiên trong những năm 2001-2005 đã giảm 70 nghìn ha cà phê với diện tích khó khăn về nước tưới , già cỗi, năng suất thấp. . sang cà phê giống với năng suất , chất lượng cao và giao giống cây khác như bông, đậu , ngô . . bảo vệ diện tích rừng hiện có đồng thời khoanh nuôi tái sinh mới rừng, nâng cao độ che phủ rừng. Việc phát triển rừng phải gắn với việc trồng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến bột giấy, ván . . - Vùng Miền núi Bắc Bộ : là vùng trọng điểm phát triển lâm nghiệp cây công nghiệp cây ăn quả . . cần bảo vệ diện tích rừng hiện có đồng thời khoanh nuôi tái sinh trồng mới rừng tăng độ che phủ. Việc phát triển rừng phải gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu các nhà máy chế biến bột giấy, giấy, ván nhân tạo. - Vùng Đồng bằng Sông Hồng : là vùng trọng điểm sản xuất lúa thâm canh góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước. Xây dựng vùng lúa xuất khẩu đặc sản khoảng 300 nghìn ha. Ngoài vùng lúa Đồng bằng Sông Hồng còn là vùng trọng điểm nuôi lợn xuất khẩu, trồng rau sạch, trồng hoa cung cấp trong vùng và cả nước. - Vùng ven biển: các tỉnh ven biển có tiềm năng phát triển đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản lớn cần phát huy tối đa lợi thế tự nhiên vùng và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy ngành thuỷ sản có bước phát triển đột phá trong những năm tới. Đây là địa bàn chủ yếu thực hiện mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản. II.Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp . II.1. Công tác quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ Để chương trình chuyển dịch cơ cấu nông, lâm,ngư nghiệp, có hiệu quả trước hết phải sớm nghiên cứu rà soát lại quy hoạch ngành và lãnh thổ nhằm phát huy lợi thế của từng ngành trên từng lãnh thổ. Gắn các lợi thế cuả ngành, vùng với thị trường trong nước và quốc tế. Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các ngành liên quan tập trung chỉ đạo hướng dẫn các ngành điạ phương xây dựng, quy hoạch ngành, vùng phát triển hàng hoá tập trung quy mô lớn, gắn với cơ sở chế biến công nghiệp, thị trường tiêu thụ, quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi giao thông cơ sở công nghiệp chế biến; tổ chức hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, thông tinh thị trường, hình thành các chương trình, dự án đầu tư có mục tiêu. II.2. Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tập trung nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, nân nhanh các giống tốt đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Nghiên cứu và đẩy mạnh mẽ chuyển giao công nghệ mới về chế biến và bảo quản nông sản cũng như các tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi; trang thiết cơ khí hoá nông nghiệp, điện khí hoá nông thôn. Tiếp tục sắp xếp và từng bước đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu khoa học. Có chính sách động viên các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu của nhà nước hoạt dộng có hiệu quả cao hơn, đồng thởi khuyến khích các doanh nghiệp hộ gia đình nông dân giỏi tham gia phát triển và chuyển giao công nghệ đảm bảo cho công tác nghiên cứu trong nước và nhập nội các loại giống tốt, công nghệ tiên tiến của các nước ngoài để nông nghiệp nước ta sớm dạt tới trình độ công nghệ ngang bằgn vưói các nước trong khu vực. Đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ phải được coi là ưu tiên hàng đầu để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. II.3.Phát triển có sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp II.3.1.Tiếp tục đẩy mạnh thuỷ lợi Thực hiện đa dạng hoá mục tiệu hiện đại hoá quản lý và xã hội hoá công tác thuỷ lợi. Phát triển thuỷ lợi theo hướng lợi dụng tổng hợp khai thác theo lưu vực sông phục vụ đa mục tiệu: cấp nước cho sản xuất nông nghiệp nước cho dân sinh, phát điện, giao thông . . . Trong nông nghiệp chuyển mạnh sang đầu tư làm thuỷ lợi phục vụ tưới cà phê ở Tây Nguyên, chè và cà phê, chè ( Trung du miền núi phía bắc), mía (miền trung) và các cây rau màu khác. Đầu tư thoả đáng cho thuỷ lợi nuôi trồng thuỷ sản. Tiếp tục cũng cốhệ thống đê sông Hồng và sông Thái bình để chống đỡ an toàn với các trận lũ lịch sử đã xảy ra. Nâng có mức bền vững của hệ thống đê biển, đê ngăn mặn ở ĐBSCL, các tỉnhven biển miền Bắc, miền trugn đảm bảo chống được các trận bão biển có sức gió cấp 9, cấp 10. Tăng cường khả năng thoát lũ phân lũ, thích nghi phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai. - Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng, quản lý và khai thác cáccông trình thuỷ lợi, bảo vệ tài nguyên nước chống ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước. - Tăng cường hơn nữa quyền hạn trách nhiệm của các cấp địa phương trong đầu tư, quản lý, vận hành và khkai thác thuỷ lợi, phát huy cao sự tham gia của công dân, nhất là thông qua các Hợp tác xã. II.3.2. Tăng cường hệ thống thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông Ngang trình độ trong khu vực để tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập của nông nghiệp. II.3.3. Đẩy mạnh cơ khí hoá nông nghiệp - Tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ nông dân sử dụgn ngày càng nhiều các loại máy móc, thiết bị cơ khí trong sản xuất chế biến, bảo quản , tiêu thụ mppmh ;â, sảm, trước hết là các khâu lao động nựng nặng nhọc, độc hại , nâng có năgn suất lao động. Nâng tỷ lệ làm đất bằng cơ giới hoá lên 55% vàp năm 2005 sử dụng máy cấy lúa hè thu ở ĐBSCL. - Phát triển công nghiệp chế tạo trong nướ, đáp ứng 100% nhu cầu về công cụ cầm tay bơm nước, máy làm đất , máu tuốt lúa, xay xát lúa, chế biến II.3.4. Điện khí hoá nông thôn. Nhà nước hỗ trợ vốn, kỹ thuật cùng với sức dân để phấn đấu trong 5 năm phải hoàn thành cơ bản việc đưa điện lưới đến 90% xã để cấp điện sản xuất và tiêu thụ ở nông thôn; phát triển thuỷ điện nhỏ và các loại hình cấp điện khác phục vụ các vùng có, vùng xa. II.3. 5. Phát triển giao thông nông thôn. Nhà nước ưu tiên dành vốn hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn, hình thành mạng lưới đảm bảo giao thông thông suất mọi thời tiết để lưu thông vận chuyển hàng hoá, trước hết là ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; nối các thị trấn thị tứ khu công nghiệp với mạng lưới đường quốc gia. Phấn đấu đến năm 2005 có đường cho phương tiện cơ giới đi đến tất cả thị xã hoặc cụm xã, các tụ điểm công nghiệp ở nông thôn có đường cho xe hoặc đường dân sinh đến xã, cụm xã ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới khó khăn; xoá bỏ cầu khỉ, tiếp tục mở rộng đường ô tô đi được, nhựa hoá 15-20% mặt đường nông thôn, riêng đối với đồng bằng là 50%. II.3.6. Hệ thống thông tin ở nông thôn. Xây dựng và phát triển nhanh mạng lưới bưu chính viễn thông ở nông thôn, bảo đảm tính sẵn sàng , tính tiếp cận và tính phổ cập thông tin trong mọi lĩnh vực, mọi thời tiết, mọi diều kiện và mọi đối tượng. II.3.7. Phát triển các chương trình phục vụ thương mại. - Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, mỗi xã có ít nhất một cợ; xây dựng hệ thống chợ bán buôn ven đô thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh , chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long, chợ các đường biển , chợ khu vực , đầu tư xây dựng trung tâm bán buôn ở cá vùng hàng hoá tập trung. - Xây dựng các bến cảng sông biểm phục vụ xuất nhập khẩu nông sản , nhanh chóng nâng cấp cảng Cần Thơ làm đầu mối xuất khẩu nôgn snr và nhập khẩu vật tư hàng hoá cho đồng bằng sông Cửu Long . - Đầu tư xay dựng các kho ngoại quan, phòng trưng bày giao dịch hàng nông snả và công nghiệp, thủ công mỹ nghệ từ nông thôn ở các thị trường lớn như Nhật Bản, Châu Âu,. . . II.4.Tiếp tục đổi mới chính sách tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. II.4.1. Chính sách đất đai. Các địa phương rà soát lại quy hoạch đất đai, công bố hướng dẫn nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Hộ có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất được tạo điều kiện làm thủ tục chuyển đổi nhanh và thuận lợi. Quy hoạch bố trín diện tích xay dựng các khu công nghiệp nông thôn, đơn giản hoá thủ tục cho các hộ, HTX, tư nhân thuê đất để phát triẻn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; thuê đất cây dựng trang trại chăn nuôi quy mô lớn theo hướng công nghiệp. II.4. 2. Chính sách thị trường Giảm thuế nhập khẩu phân bón, bỏ khấu trừ đầu vào, đơn giản hoá và thông thoáng thủ tục nhập khẩu nguyên liệu và vật nông nghiệp. Thực hiện quản lý xuất khẩu theo tiêu chuẩn, chất lượng. Phát triển thống tin thị trường và xúc tiến thương mại. II.4.3. Chính sách thuế. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, bỏ chính sách thu thuế thu nhập bổ sung. II.4.4. Chính sách đầu tư Tăng đầu tư cho nong nghiệp và nông thôn Tiến hành đầu tư theo chương trình Mở rộng phân cấp đầu tư cho địa phương Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu đầu tư theo hướng tăng mạnh cho việc đầu tư các công trình thuỷ lợi tưới cho công nghiệp cây ăn quả xây dựnh các cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, bao gồm đường sá , hệ thống thông tin liên lạc, các chợ, trung tâm buôn bán hàng hoá nông sản, kho tàng, bến cảng, phương tiện vận tải chuyên dùng, cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng. Dành kinh phí thoả đáng cho nghiên cứu và chuyển giao khoa học Tăng vốn trung hạn và dài hạn cho các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân vay vốn sản xuất kinh doanh ở nông thôn, ưu tiên cho vay đối với các sản phẩm mới chuyển đổi, vay phát triển ngành nghề mới. II.4.5.Phát triển nguồn nhân lực Tăng cường các cơ sở đào tạo, kể cả đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn chỉnh chương trình nội dung giảng dạy phù hợp; có chính sách hỗ trợ con em nông dân, nhất là dân nghèo, dồng bào dân tộc thiều số, để họ có điều kiện theo học ở các bậc đầu tư . ưu tiên đầu tư cán bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, chú trọng đào tạo nông dân chủ trang trại mỗi năm khoảng 1 triệu người. II.4.6.Tổ chức sản xuất : - Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá tập trugn tiêu thụ sản phẩm dễ dàng đạt hiệu quả kinh tế cao. - Củng cố hợp tác xã hiện có, thành lập các HTX mới theo luật để làm tốt dịch vụ sản xuất và chuyển giao công nghệ cho nông thôn; tổ chức quỹ tính dụng nhân dân đáp ưntgs kịp thời nhu caauf vón cho sản xuất và huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hợp đồng sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của nông dân. phấn đấu năm 2005 có ít nhất 30% nông dân sản xuất và bán sản phẩm thông qua hợp đồng với doanh nghiệp. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng với sản xuất với nông dân như cho vay vốn ưu đãi, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, ưu đãi tiêu thụ . . . Đổi mới hoạt động các nông lâm trường theo hướng đảm bảo các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân trong vùng. III- Một số kiến nghị. Phần trên là số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam đến năm 2005. Để các giải pháp trên có tính khả thi cần tập trung vào các vấn đề sau: III.1. Đổi mới có cấu ngành nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện tiến trình cơ khí hoá nông nghiệp có hiệu quả vấn đề là cần tổ chức lại nông nghiệp, coi đây là giải pháp chính hàng đầu. Trước mắt vẫn là quy mô của hộ gia đình là chính, từng bước chuyển đổi ruộng đất, bố trí lại ruộng đất tạo điều kiện cho cơ giới hoá. Từ kinh tế hộ gia đình làm nòng cốt phát triển qui mô kinh tế trang trại. ưu điểm của hình thức kinh tế trang trại là khắc phục sự manh mún, nhỏ lẻ chất lượng thấp của kinh tế hộ gia đình. Tạo ra quy mô kinh tế rộng hơn, hiện đại hơn và rõ ràng với năng suất có hơn. Trên các vùng chuyên canh tập trung hình thành mô hình trang trại sản xuất lớn, kỹ thuật hiện đại hơn, gắn sản xuất với chế biến và xuất khâủ tạo những tiền đề cơ bản để phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn với thị trường xuất khẩu. Trong sản xuất nông nghiệp nên hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến, vận chuyển và tiêu thụ theo nguyên tắc đất nào cây ấy. . . để phát huy thế mạnh và tiềm năng đất đai khí hậu, nguồn nước trong sản xuất nông sản hàng hoá với chất lượng cao nhằm tạo ta mọt số sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế như cà phê, cao su . . . Muốn CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn phải theo trình tự: mỗi vùng mỗi địa phướng và cả nước trước hết phải chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở đó tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. HĐH nông nghiệp bắt đầu phải HĐH trong lĩnh vực sinh học đổi mới khâu giống bao gồm cả giống cây, giống con theo hướng có năng suất chất lượng cao, hiệu qủa kinh tế cao. Từng bước trang bị cơ khí hoá, HĐH các khâu canh tác trong nông nghiệp để tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh cao, đồng thời trang bị HĐH khâu bảo quản sản phẩm. III.2. Tổ chức lại nền nông nghiệp hàng hóa. Những diễn biến trong nông nghiệp những năm gần đây, cho thấy nề nông nghiệp nước ta cần được tổ chức lại nhằm đáp ứng được những yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Một mâu thuẫn lớn đang đặt ra đối với nền nông nghiệp nước ta là : có nhiều sản phẩm có khối lượng hàng hoá lớn nhưng lại được sản xuất ra ở những nông hộ có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ. Vì thế mà chất lượng nông sản hàng hoá thấp, người sản xuất trực tiếp không nắm bắt được thông tin thị trường hậu quả là sản xuất và phân phối nông phẩm của nước ta chịu những thua thiệt không nhỏ. Tuy thế, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và những đặc thù của nước ta lại không thể tổ chức những doanh nghiệp lớn trực tiếp sản xuất nông phẩm nguyên liệu. Về điểm này, bài học về tập thể hoá trước đây còn nguyên giá trị. Con đường giải quyết mâu thuẫn này là phải tìm ra hình thức kinh tế ngõ kết hợp được hoạt động khinh doanh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông phẩm trước hết là các doanh nghiệp nhà nước với hàng triệu hộ nông dân. Tổ chức nột nền nông nghiệp hợp đồng. Thông qua việc ký kết hợp đồng với các hộ nông dân hoặc những tổ chức kinh tế của họ, những doanh nghiệp này hướng dẫn kinh tế hộ nông dân sản xuất cái gì, bao nhiêu, với chất lượng, chủng loại như thế nào nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường trong nước và ngoài nước. Đây chính là vai trò dẫn dắt, chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước với nông dân. Đến lượt mình, các doanh nghiệp này cũng phải tự cải tạo mình đủ mạnh để đứng vững trên thị trường trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, cũng cần phải kuyến khích các doanh nghiệp khác ( doanh nghiệp tư nhân , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) tham gia vào nền nông nghiệp hợp đồng. Nền nông nghiệp hợp đồng còn đòi hỏi các hộ nông dân phải liên kết lại, để có thể trở thành những đối tác có đủ sức mạnh với các doanh nghiệp cũng cần đến những hợp tác xã của nông hộ trong việc ký kết và đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế. Như vậy sẽ ra đời những hợp tác xã trên cơ sở tất yếu của những quan hệ hợp đồng giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại kinh doanh hàng nông sản. Những hợp tác xã thể nhân này của nông dân có thể cùng với các doanh nghiệp tổ chức nên các hợp tác xã pháp nhân, tạo thành những doanh nghiệp nông – công nghiệp mạnh, trong đó, hộ nông dân có thể tham gia vào các doanh nghiệp chế biến, thương mại dưới hình thức cổ động. Điều nói trên không phải bắt nguòn từ sự suy luận logic thuần tuý. Nó có những căn cứ thực tiễn cụ thể của nền nông nghiệp nước ta thông qua các hoạt động của một số doanh nghiệp như hội mía đường Lam Sơn và các HTX của những đồng mía, như Nông trường Sông Hữu mà thực chất đang hoạt động như một công ty thương mại, gắn kết chặt chẽ với nông dân, với các doanh nghiệp chế biến nông sản, với các cơ quan nghiên cứu – triển khai như nhiều doanh nghịêp khác như ngành chè, cao su. . . Vấn đề là ở chỗ cần nhận thức rõ khuynh hướng đúng đắn này, chủ động tổ chức nên một nền nông nghiệp mới, nền nông nghiệp hợp đồng nhiều tầng gắn kết chặt chẽ các thành phần kinh tế tạo thành một thể thống nhất. Bằng cách đó nông nghiệp nước ta sẽ đáp ứng tốt những đòi hỏi của thị trường ngoài nước cũng như trong nước. III.3. Đổi mới tín dụng nông thôn, huy động vốn trong nước và các nguồn viện trợ nước ngoài phục vụ phát triển nông nghiệp . Tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, không phải chỉ thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế lực lượng sản xuất, mà còn thay đổi căn bản cả quan hệ sản xuất, tư duy và lối sống của mọi tầng lớp dân cư trong khu vực này. Cần có được sự giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề kinh tế, tổ chức, quản lý và kỹ thuật. . . trong đó cung ứng đủ vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhu cầu CNH phải là mục tiêu hàng đầu. Khó khăn là nguồn vốn đầu tư từ đâu? lấy nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước và nguồn viện trợ ODA. Nhưng ngân sách thì có hạn, thu hút vốn tiết kiệm của nhân dân là giải pháp tốt nhất để huy động vốn. Tuy vậy hiệu quả chưa thực sự cao, gần đây trước tình trạng khan hiém tiền mặt các tổ chức tín dụng, ngân hàng đưa ra biện pháp tăng lãi suất huy động vốn, ngân hàng và người khách hàng có thể tự thoả thuận mức lãi suất đã tỏ ra có chuyển biến tích cực, đó là dấu hiệu đáng mừng. Bằng mọi hình thức huy động đổi mới cơ cấu đầu tư giành vốn đâù tư, tăng nhanh cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn. Hiện nay nguồn vốn“chảy”về nông thôn khá đa dạng. Ngoài các ngân hàng thương mại còn có các tổ chức quốc tế, tổ chức tín dụng như quỹ tín dụng nhân dân, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, quỹ hộ trợ nông dân, quỹ xoá đói giảm nghèo . . . nhưng hầu hết các tổ chức tín dụng lại chỉ cho vay đơn điệu chưa vượt qua khung cửa xoá đói. Tình trạng phổ biến là việc cho vay món nhỏ, thời gian ngắn, thường là 5-6 tháng, theo một chu kỳ trồng vật nuôi. Bên cạnh nhu cầu vay vốn để sản xuất nông nghiêp theo thời vụ nông dân còn chuyển đổi mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hoá. Vốn này không thể ngắn hạn ăn ngay mà phải có thời gian chuyển đổi. Dường như ngân hàng chưa nhìn ra tầm chiến lược này để giúp nôngdân tạo ra sản phẩm hàng hoá giải quyết việc làm. Mà thường nóng vội, sợ mất vốn hoặc thiếu một tầm nhìn vĩ mô đối với nông nghiệp và nông thôn đang trên đường tiến lên CNH-HĐH. Một thực tế ai cũng thừa nhận : nông thôn là một thị trường rộng lớn , chiếm trên 76 % dân số cả nước. Thế nhưng cho đến vya nước ta hầu như chưa có tín dụng nông thon, tín dụng hiện nay còn rất ít và chỉ sr dụng vào mục đích sản xuất. Nguồn cung cấp tín dụng từ ngân hàng cho tiêu dùng phục vụ nhu cầu căn bản của đời sống nhân dân, bao gồm từ ăn mặc, ở, đi lại học hành đến trị bện mua sắm các phương tiện sinh hoạt gia đình ở khu vực nông thôn còn rất khiêm tốn. Những chương trình tín dụng của các đoàn thể khác ngoài ngân hàng ngày càng mở rộng và có tác dụng cụ thể nhưng không mang tính chuyên nghiệpvà cũng không vượt qúa xoá đói giảm nghèo. Vì thế, bức tranh tín dụng ở nông thôn chưa mấy sáng sủa. Giải pháp là : cần phải tạo ra cách nhìn mới đối với nông thôn. Nhìn một cách toàn diện kênh tín dụng tiêu dùng ở nông thôn phải được cấp cho cả hai phía. Phía người mua( nông dân), phía người bán( dịch vụ). Nếu thực hiện được tín dụng loại này ngân hàng làm một công được ba việc: - Thứ nhất : giải toả được nguồn vốn đang ứ đọng - Thứ hai : kích thích được nhu cầu tiêu dùng - Thứ ba : phát triển sả n xuất kinh doanh Hiện tại có nhiều loại hình thức tín dụng được áp dụng một cách khá rộng rãi như bán trả góp. . . tại sao các loại hình tín dụng này không được áp dụng ở nông thôn? nơi mà các nhà kinh doanh tiền tệ đã phải thừa nhận rằng thì trường cho vay vốn an toàn nhất, nợ qúa hạn thấp nhất( dưới 5%) Mặc dù chính phủ quy định đối với nông dân khi vay vốn không cần phải thế chấp. Nhưng trong thực tế muốn vay vốn nông dân vẫn loay hoay với thủ tục rườm rà cũng chỉ vay được tối đa 10 triệu đồng. Đã đến lúc nông dân cần một cách nhìn mới của ngân hàng và các tổ chức tín dụng : rằng nông nghiệp nông thôn nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển rất cần các điều kiện sinh hoạt để xích lại gần với cuộc sống thành thị, với cơ chế thị trường. Nông thôn đang cần nhiều loại hình tín dụng để phát triển nông thôn từng bước nâng cao thu nhập của nông dân từ đó tạo ra sức mua tăng sức bán cho thị trường. Một thuận lợi đối với Việt Nam trong thời gian tới các nhà trọng tài cũng cam kết sẽ ưu tiên tập trung ODA vào đầu tư cho khu vực nông nghiệp và nông thôn. II. 4. Đổi mới cơ chế điều hành xuất nhập khẩu. Trước hết thủ tục xuất khẩu cần đơn giản hơn nữa, tránh tình trạng chồng chéo, rườm rà trong khâu thủ tục. Thứ hai cơ chế cần có tính dài hạn việc sửa đổi cơ chế xuất khẩu nên hoàn thành trong thời gian nhanh nhất có thể. Để doanh nghiệp có thể chủ động lập kế hoạch làm ăn, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu cả năm. Tránh tình trạng hàng tại cảng chờ thủ tục từ các cơ quan chức năng. II.5. Hàng hoá nông sản, những giải pháp để gia tăng xuất khẩu tiêu thụ. Về lâu dài, các giải pháp “tạm trữ, ưu đãi lãi suất, ưu đãi thuế” chỉ là giải pháp tình thế. Nhà nước đã áp dụng mức thuế 0% với tất cả các loại nông sản, xoá bỏ hầu hết các biện pháp phi thuế như đầu mối, giấy phép, hạn ngạch. . . để thúc đẩy xuất khẩu. Việc phải làm là tiếp cận thị trường và xúc tiến các hoạt động giao dịch thương mại nông sản, trước mắt ở các thị trường lớn dự kiến triển khai ngay một số nội dung xúc tiến thương mại nông sản; phối hợp tổ chức các hội chợ chuyên đề về nông sản, chăn nuôi, rau quả , . . . hỗ trợ một phần kinh phí và tổ chức đầu mối giúp các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm các nước; tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất nơi trưng bày hàng hoá, hội thảo để giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước, giới thiệu và hướng dẫn các doanh nghiệp hàng hoá qua trang Web. Các phương tiện thông tin đại chúng nên giảm chi phí quảng cáo với hàng nông sản, các cơ sở phải đào tạo cán bộ thị trường xúc tiến tiêu thụ nông sản giúp nông dân. Như vậy sẽ tiêu thụ hết lượng nông sản hàng hoá chất lượng cao làm ra. II.6. Về công tác khuyến nông. Cần tập trung vào hai khâu then chốt: giống và bảo quản, chế biến nông sản. Để đảm bảo chất lượng nông sản, đặc biệt là của nông sản xuất khẩu, phải đảm bảo cung ứng cho nông dân các giống tốt mà trước hết là các giống cây con truyền thống đặc sản. Trong bảo quản chế biến, nghị quyết 09/CP đã khẳng định sẽ áp dụng công nghệ hiện đại. Công tác khuyến nông không chỉ do hệ thống khuyến nông của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện mà các doanh nghiệp các tổ chức tham gia thị trường và nghiên cứu thị trường cũng phải có trách nhiêm và phải tham gia tích cực vào công tác khuyến nông. Kết luận Cơ cấu nông nghiệp là một bộ phận của cơ cấu kinh tế, bị chi phối bởi cơ cấu ngành kinh tế khác, có khả năng ảnh hưởng rất lớn trên mọi phương diện về mặt kinh tế cũng như xã hội của đất nước ta. Trong điều kiện tự do hoá thương mại và bên cạnh đó cũng để chuẩn bị tiền đề đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá vào năm 2005, đòi hỏi ngay từ bây giờ phải có định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá . . . vì vậy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ đóng góp một phần lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. Đề tài : “Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1990-2000 và dự báo đến năm 2005. ” Đã cố gắng phân tích, luận giải các nội dung nhằm mục đích hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, từ lý luận, thực trạng và triển vọng về thị trường của Việt Nam trên con đường tự do hoá thương mại, đề tài chỉ thấy những tồn tại, cơ hội, thách thức cần giải quyết trên con đường phát triển để tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu, ngày càng nâng cao khả năng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên khoảng cách giữa mong muốn và khả năng, giữa mục tiêu và kết quả, giữa lý thuyết và thực tế lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc không ít vào cách tiếp cận và giải quyết vấn đề đang đặt ra cho qúa trình chuyển dịch kinh tế nói chung và chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nói riêng của Việt Nam từ nay đến 2005. Hy vọng rằng Việt Nam với những tiềm năng dồi dào sẵn có trong sản xuất nông nghiệp cả về đất đai, điều kiện tự nhiên và nguồn lao động với định hớng phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng trong việc tăng cường phát huy nội lực, từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hưóng CNH-HĐH sẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển tạo ra những sản phẩm nông nghiệp phong phú về chủng loại với nhiều tầng về chất lượng, có khối lưọng lớn và giá trị xuất khẩu ngày càng được cải thiện, tạo nên sức lan toả mạnh mẽ của “ hương vị” sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Danh mục tài liệu tham khảo : 1. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 1991- 2000 (tổng cục thống kê- nhà xuất bản thống kê) 2. Tư liệu kinh tế các nước thành viên Asean( nhà xuất bản thống kê0 3. Động thaí và thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm đổi mới (1986-1995) ( nhà xuất bản thống kê) 4. Thực trạng CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam ( nhà xuất bản thống kê) 5. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ( bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ) 6. Các số báo : kinh tế và dự báo, thời báo kinh tế, 7. Sách giáo trình : lý thuyết thống kê, thống kê nông nghiệp, thống kê kinh tế,. . . 8. Niên giám Thống kê 2000 (nhà xuất bản Thống kê) 9. Và một số tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT132.doc
Tài liệu liên quan