+ Chính sách thuế
- Điều chỉnh thời gian thu thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý hơn nữa để nông dân có thời gian lựa chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất và giảm thiểu mức thuế nông nghiệp cho người nông dân nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống.
- Điều chỉnh tỷ lệ thuế để lại cho địa phương theo hướng tăng dần để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn.
- Miễn giảm thuế nông nghiệp trong thời gian các địa phương gặp thiên tai hay các vấn đề khác làm ảnh hưởng đến sản xuất.
- Thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi gặp khó khăn.
- Giảm thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, máy móc hay công nghệ hiện đại.
+ Chính sách xuất khẩu
Trước hết bãi bỏ giấy phép kinh doanh xuất khẩu đối với những mặt hàng nông sản không nằm trong danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý xuất khẩu, tiến tới thay đổi cota cà phê bằng thuế, khi chưa bỏ được hạn ngạch thì áp dụng đấu thầu công khai. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh được tự do giao dịch trên thị trường thế giới về xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp hình thành tổ chức, hiệp hội hợp tác để thống nhất về quy cách hàng hóa, ký kết hợp đồng dài hạn, đảm bảo thanh toán để hạn chế bớt rủi ro, tránh hiện tượng ép giá trong buôn bán.
+ Chính sách đầu tư
Nhà nước cần đặc biệt quan tâm về đầu tư toàn bộ tới quá trình sản xuất và xuất khẩu, cụ thể đầu tư vào các mặt sau:
- Đầu tư cho vùng sản xuất tập trung, hình thành các vùng chuyên canh phục vụ cho xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện.)
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong đó đầu tư vào nghiên cứu cải tạo giống mới năng suất hiệu quả hơn.
- Đầu tư cho nâng cấp đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm xây dựng chiến lược thị trường.
+ Chính sách ruộng đất
Giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho các hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ yên tâm khai thác và sử dụng đất sản xuất cà phê có hiệu quả. Các chính sách về đất cần áp dụng phổ biến, cặn kẽ cho người dân hiểu rõ để thực hiện tốt.
+ Chính sách kích cầu:
Mục tiêu là khuyến khích người tiêu dùng và các đối tượng trong chuỗi ngành hàng tham gia khôi phục lại hình ảnh của sản phẩm và tăng tiêu thụ nội địa. Ngoài ra hướng tới hai mục tiêu cụ thể: Liên kết với người tiêu dùng và tăng cường quan hệ thể chế.
Chính sách này là vấn đề quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước áp dụng các biện pháp sau nhằm thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng trong nước:
- Tăng thu nhập cho người tiêu dùng bằng nhiều cách.
- Tạo ra mẫu mã phong phú, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
- Giá cả phải luôn đảm bảo hợp lý với phần đông người dân.
83 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
b. Tình hình thu mua ngoài Công ty
Công ty có thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước. Để quá trình tiêu thụ có thể tiến hành trôi chảy, thuận lợi, có hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ thì hàng năm Công ty còn mua một lượng lớn từ Công ty và các hộ nông dân mua ngoài để tạo nguồn hàng dồi dào cho xuất khẩu cà phê.
BIỂU 4.3 KẾT QUẢ THU MUA CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: Tấn
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL
(Tấn)
CC
(%)
SL
(Tấn)
CC
(%)
SL
(Tấn)
CC
(%)
07/06
08/07
BQ
Tổng mua
4.116
100
4.106
100
3.126
100
100
76
90
Nông trường 1/5
812
19,73
774
18,85
465
14,88
95
60
80
Nông trường 19/5
1.126
27,36
1.089
26,52
1.020
32,63
97
94
95,5
Công ty khác
1.785
43,37
1.826
44,47
1.120
35,83
102
61
80
Các hộ dân
393
9,55
417
10,16
521
16,67
106
125
120
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty)
Qua biểu trên ta thấy Công ty đã chuẩn bị tốt cho đầu vào cũng như khâu tiêu thụ cả tự sản xuất và mua ngoài.
Qua hai biểu 4.2 và 4.3 ta thấy lượng đầu vào của Công ty chủ yếu là do nông trường trực thuộc tự sản xuất, chiếm hơn 60% lượng cà phê có của Công ty.
Qua 3 năm từ 2006 đến 2008, sản lượng cà phê sản xuất ra có xu hướng tăng với tốc độ không cao nhưng thể hiện được sự quan tâm của Công ty đối với mặt hàng này. Mặt hàng này có khả năng xuất khẩu rất cao, cao nhất trong các loại cây trồng của công ty. Nên công ty phải chú tâm vào loại hàng này và đầu ra của công ty phải hợp lý để nâng cao mức tiêu thụ. Doanh thu của công ty phần lớn là do xuất khẩu cà phê, cao su và bù trừ được chi phí trồng các loại cây khác.
Khối lượng cà phê mua ngoài chủ yếu là do nông trường 19/5 cung cấp, một số khác là do công ty và các hộ nông dân khác.
Sản lượng cà phê mua ngoài của công ty năm 2007 giảm nhưng không đáng kể (0,03%) tương đương với 10 tấn. Năm 2008 khối lượng từ sản xuất tăng lên khá cao làm cho lượng cà phê mua ngoài của năm 2008 giảm đi đáng kể. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy lượng cà phê tự sản xuất của công ty tăng lên do công chăm sóc và mức độ quan tâm của công ty có phần hiệu quả hơn. Đáp ứng được tình hình tiêu thụ của công ty trong những năm trở lại đây và giảm sự phụ thuộc do biến động giá cà phê mua ngoài công ty.
Nhìn chung lượng cà phê mua ngoài của công ty không ổn định qua các năm, lượng thu mua ngoài có xu hướng giảm dần, đặc biệt đến năm 2008 lượng mua ngoài giảm chỉ còn 76,13% so với năm 2007, tốc độ giảm bình quân 12,05%.
Qua đây ta thấy giá cả ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thu mua sản phẩm cà phê của công ty. Vì vậy để đẩy mạnh công tác thu mua sản phẩm cà phê hàng năm của công ty lên. Công ty phải tổ chức tốt công tác thu mua, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thu thập những thông tin chính xác và kịp thời, cử cán bộ thu mua đến tận cơ sở để giảm được giá trong các khâu trung gian.
4.1.2 Tình hình tiêu thụ cà phê của công ty
Toàn bộ cà phê của Công ty Đầu tư sản xuất xuất nhập khẩu cà phê, cao su Nghệ An đều nhằm mục đích tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Phần tiêu thụ trong nước chỉ chiếm một phần nhỏ trong khâu tiêu thụ của công ty. Tuy nhiên công ty cũng coi thị trường trong nước là một môi trường kinh doanh tốt, cũng chiếm vị trí quan trọng trong khâu tiêu thụ cà phê của công ty.
4.1.2.1 Tình hình tiêu thụ ở thị trường nội địa
Mấy năm gần đây lượng tiêu thụ cà phê trong nước có nhiều biến đổi, năm 2007 có chiều hướng giảm hơn so với năm 2006. Đó là do thay đổi cơ cấu tiêu thụ của công ty, chuyển đổi cà phê tiêu thụ trong nước của công ty sang xuất khẩu đi các nước Đức, Mỹ, một số thị trường nhỏ khác.
Một phần quan trọng khác là do nhiều năm liên tục bị cuộc khủng hoảng thừa trên phạm vi toàn cầu (từ năm 1999 đến 2004) nhưng đến năm 2006, toàn thế giới có dấu hiệu phục hồi đáng kể, nên lượng tiêu thụ cà phê trong nước đã được tăng lên đáng kể. Qua đây ta thấy chính sách chuyển đổi cơ cấu và đầu tư vào thị trường tiềm năng là một trong những chiến lược tiêu thụ của công ty. Công ty đã có những thay đổi kịp thời phù hợp với sự biến đổi của thị trường trong và ngoài nước để đưa số lượng tiêu thụ của công ty lên cao, làm tăng doanh thu của công ty, có thể bù đắp được chi phí làm tăng lợi nhuận cho công ty, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Với gần 84 triệu dân Việt Nam và nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu uống cà phê của mọi người cũng tăng lên, thì đây cũng là một tiềm năng lớn đối với các nhà sản xuất kinh doanh cà phê.
Cà phê tiêu thụ tại thị trường trong nước của công tu ở dưới dạng chính vẫn là cà phê nhân (chiếm trên 60%), còn cà phê rang xay được tiêu thụ chủ yếu qua các công ty chế biến cà phê như Tổng công ty cà phê Việt Nam. Ở nước ta hiện nay, cà phê hòa tan và cà phê sữa được tiêu thụ nhiều ở những nơi có nền kinh tế phát triển, các thành phố lớn vì người tiêu dùng muốn thưởng thức cà phê nhưng không có nhiều thời gian. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường, nhưng công ty chưa chế biến được những sản phẩm này vì cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị chưa đủ để đáp ứng quá trình chế biến. Trong những năm tới đây công ty sẽ đầu tư vào cà phê hoà tan và cà phê sữa với công nghệ mới và chất lượng cà phê được đảm bảo, mang thương hiệu Cà phê Phủ Quỳ.
Cà phê nhân và cà phê rang tiêu thụ trong nước của công ty đều có những biến đổi không ổn định, nhưng nhìn chung qua 3 năm đều diễn biến theo chiều hướng tăng.
Theo số liệu thống kê cho thấy, lượng cà phê thụ trong nước của công ty giai đoạn 2006 - 2008 biến động giảm (giảm 10,66%), nguyên nhân chính là do chuyển đổi từ cà phê tiêu thụ trong nước sang cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế trên cho thấy nhu cầu uống cà phê của người dân Việt Nam đang tăng mạnh, các quán tư nhân bán cà phê mở ra rất nhiều và cà phê bán tự động cũng được áp dụng vào một số công ty của các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhận thức được thị trường tiềm năng, nên công ty đang hướng tới những thay đổi trong sản xuất các sản phẩm khi xâm nhập thị trường.
Biểu đồ 4.1 Sản lượng cà phê tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, lượng tồn kho của công ty giai đoạn 2006 - 2008
BIỂU 4.4 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL (tấn)
CC
(%)
SL (tấn)
CC
(%)
SL
(tấn)
CC
(%)
07/06
08/07
BQ
A. Tổng sản lượng
12.520,33
100
15.019,42
100
17.959,37
100
119,96
119,57
120
I. SL tiêu thụ
11.843,19
94,59
14.162,38
94,29
15.280,19
85,08
119,58
107,89
113,58
1.Nội địa
3.823,1
32,28
2.700,82
19,07
3.052,27
19,97
70,64
113,01
89,34
- Cà phê nhân
2.618,7
81,12
1.678,4
62,21
2.712,5
88,87
64,09
161,61
101,77
- Cà phê rang xay
1.204,4
18,88
1.022,42
37,79
1.239,77
11,13
84,89
121,26
101,46
2. Xuất khẩu
8.020,09
67,72
11.461,56
80,93
12.227,92
80,03
142,91
106,69
123,48
- Cà phê nhân
7.914,59
96,68
11.341,56
98,95
12.092,92
98,89
143,29
106,62
123,60
- Cà phê rang xay
105,5
3,32
120
1,05
135
1,11
113,74
112,50
113,12
II. Tồn
677,14
5,41
857,04
5,71
2.679,18
14,92
126,57
312,69
198,94
B. Hệ số tiêu thụ
0,946
-
0,943
-
0,851
-
-
-
-
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty)
4.1.2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty
Công ty đầu tư sản xuất xuất nhập khẩu cà phê cao su Nghệ An đã được kế thừa và phát triển loại cà phê đặc trưng từ thời Pháp thuộc sang xâm chiếm nước ta. Loại cà phê này được thực dân Pháp đem sang trồng ở vùng đồn điền cao su Nghệ An, do khí hậu thời tiết đất đai ở đấy rất phù hợp với loại cà phê này nên cà phê Phủ Quỳ mang một chất lượng, hương vị đặc trưng riêng mà không một nơi nào có thể có được.
Lượng cà phê xuất khẩu của công ty trong thời gian qua đều tăng lên, nhưng tốc độ tăng không đồng đều giữa các năm. Năm 2007 tăng 42,91% so với năm 2006, nhưng năm 2008 chỉ tăng 6,96% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2008 kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng, do đó nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hóa mà trong đó có cà phê đều giảm. Cũng chính vì lý do này mà lượng cà phê tồn kho của công ty năm 2008 tăng rất cao so với những năm trước.
Sản lượng cà phê rang xuất khẩu tăng khá ổn định, năm 2007 tăng 13,74% và năm 2008 tăng 12,5%. Tuy nhiên, cà phê nhân xuất khẩu lại biến động lớn, năm 2007 tăng 43,29% nhưng năm 2008 chỉ tăng 6,62%. Chính sự biến động này dẫn đến sự biến động của lượng cà phê xuất khẩu của công ty trong thơi gian qua.
BIỂU 4.5 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY SANG CÁC NƯỚC
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL
(tấn)
CC
(%)
SL
(tấn)
CC
(%)
SL
(tấn)
CC
(%)
07/06
07/08
BQ
Tổng KNXK
8.020,09
100
11.461,56
100
12.227,92
100
142,91
106,68
123,47
Đức
3.697,04
46,09
5.674,30
49,51
6.560,3
53,65
153,48
115.61
133,21
Mỹ
1.912,00
23,84
2.815,89
24,59
3.327,5
27,21
147,27
118,69
132,21
Philippines
1.011,05
12,60
1.471,32
12,84
1.740,1
14,23
145,52
118,27
131,19
Nước khác
1.400
17,47
1.499,96
13,06
600,02
4,91
107,14
40,00
65,45
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty)
Thị trường tiêu thụ cà phê của công ty qua các nước lớn còn hạn chế. Công ty chủ yếu xuất khẩu cà phê cho CHLB Đức, Mỹ và một số nước châu Á khác như Philippines, Trung Quốc, Đài Loan,..
Biểu đồ 4.2 Thị trường xuất khẩu cà phê của công ty năm 2008
Thị trường Đức: Đây là thị trường truyền thống của công ty, là nước mà công ty xuất khẩu lượng cà phê nhiều nhất. Đức nhập khẩu một lượng cà phê lớn, năm 2000 đã nhập của công ty một lượng khá lớn như 6.520,5 tấn cà phê nhân. Theo nghiên cứu của công ty thì trước đây Đức nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Phi (năm 1995 Đức nhập cà phê của các nước châu Phi 80% tổng lượng nhập khẩu). Nhưng nay lượng nhập khẩu của nước này có hướng sang các nước châu Á. Năm 2006 Đức nhập khẩu chiếm 46,09% với tổng sản lượng xuất khẩu của công ty, đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 49,51% và năm 2008 là 53,56%. Trong những năm tới thị trường này sẽ ký thêm hợp đồng nhập khẩu cà phê của công ty do hương vị cà phê Phủ Quỳ có thể làm hài lòng người tiêu dùng ở Đức.
Thị trường Mỹ: Đây là một thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, trung bình hàng năm một người dân Mỹ tiêu thụ cà phê khoảng 4,2 kg cà phê và là nhiều triển vọng của cà phê Việt Nam nói chung và công ty cà phê nói riêng. Hàng năm Mỹ nhập khoảng 25 triệu bao cà phê (nhập từ Việt Nam khoảng 4,6 triệu bao cà phê, trị giá khoảng 3,12 tỷ USD). Mỹ là một trong những nước có dân số đông, khí hậu thời tiết lạnh, nhu cầu uống cà phê có thể coi là không thể thiếu. Tuy nắm được nhu cầu của thị trường này nhưng do điều kiện về kinh tế và chính trị nên Việt Nam tham gia vào thị trường này còn rất hạn chế, trong năm 2006 Việt Nam đã gia nhập vào trung tâm thương mại lớn nhất thế giới WTO nên việc tham gia vào các nước thành viên cũng đa được thuận lợi hơn rất nhiều.
Năm 2006 thị trường Mỹ đã nhập của công ty là 1.912 tấn cà phê, chiếm 23,84 tổng lượng cà phê xuất khẩu của công ty, đến năm 2007 lượng cà phê xuất khẩu sang Mỹ tăng lên đáng kể, tăng 47,27% so với năm 2006, tương đương 903,89 tấn. Tính đến năm 2008 lượng cà phê nhập cho Mỹ tăng 18,69%, và chiếm 27,21% tổng lượng cà phê xuất khẩu của công ty. Tốc độ tăng trưởng bình quân của cả 3 năm là 32,21%. Đây cũng là một thị trường lớn, có nhiều tiềm năng của công ty, nhưng công ty chưa thật sự thành công khi xâm nhập thị trường này.
Thị trường Philippines: Đây là một thị trường mới trong những năm gần đây của công ty, tuy số lượng bán ra cho các thị trường này không cao so với các thị trường như Đức và Mỹ, nhưng qua đây cũng đã thấy được chất lượng cà phê của công ty đã được thị trường khó tính như Philippines lựa chọn. Khối lượng cà phê Philippines nhập chủ yếu là cà phê nhân thô. Giai đoạn 2007- 2008 xuất khẩu cà phê của công ty cho nước này có xu hướng giảm so với giai đoạn 2006 - 2007. Nguyên nhân chủ yếu là công ty quá chú trọng đến các thị trường lớn như Đức và Mỹ.
BIỂU 4.6 TIÊU CHUẨN CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Chỉ tiêu
Đơn vị
Robusta
Arabica
R1
R2
R1
R2
1- Độ ẩm tối đa
% khối lượng
12-12.5
13
12
12.5
2- Tạp chất tối thiểu
% khối lượng
0.1-0.3
0.5
0.1
0.4
3- Tỷ lệ đen, vỡ
% khối lượng
1-3
5
-
-
4- Tỷ lệ vỡ
% khối lượng
-
-
1-2
3-5
5- Cỡ hạt
% khối lượng
-
-
-
-
- Trên sàng 16
-
90
-
90
-
- Trên sàng 13
-
-
90
-
90
Kinh tế Việt Nam đang mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nước ta vừa phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại thị trường nội địa với nhiều công ty quốc tế lớn. Việc giữ và phát triển thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề công ty quan tâm và đầu tư giải quyết để đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả lâu dài.
4.1.2.3 Mẫu mã và chất lượng sản phẩm của công ty
Để gia tăng lượng cà phê tiêu thụ ở thị trường trong nước cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nghệ thuật kinh doanh. Muốn sản phẩm của mình được nhiều người biết đến thì đầu tiên là phải cho sản phẩm của mình tiếp cận với người tiêu dùng bằng cách khuyến mại và quảng cáo. Đây cũng là chi phí lớn nhất mà Công ty đã đầu tư vào nó. Bao bì của Công ty được thay đổi liên tục, từ bao gói ngoài bằng nilon chuyển sang hộp caton, với đầy đủ loại to, nhỏ, hợp lý với người tiêu dùng và tiện lợi nhất. Vì xu thế hiện nay của người tiêu dùng là ngoài chất lượng cà phê được đảm bảo thì kiểu dáng và hình thức tiện lợi, thu hút bên ngoài là một trong những yếu tố thành công của sản phẩm.
Còn cà phê xuất khẩu của Công ty chủ yếu được đựng vào bao đay với trọng lượng 60kg mỗi bao và đảm bảo bảo quản chất lượng tốt về độ ẩm và chất lượng. Bao bì ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, tiêu chuẩn và một số thông tin khách hàng cần biết khác.
Chất lượng cà phê đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành giá cà phê và thương hiệu sản phẩm của Công ty trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tiêu chuẩn đánh giá cà phê được thể hiện qua các yếu tố sau: kích cỡ hạt, hạt lỗi, tạp chất, độ ẩm. Hiện nay có 3 mức R1, R2A, R2B. Nhận thức được điều này trong những năm qua Công ty đã chú tâm hơn đến chất lượng cà phê của Công ty. Điều này thể hiện qua bảng sau:
BIỂU 4.7 TỶ LỆ HẠT CÀ PHÊ LỌT SÀNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2000 - 2008
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2004
Năm 2008
- Hạt trên sàng 16 (R2A)
38
47
57
- Hạt trên sàng 18 (R1)
18
14.6
10
- Hạt lọt sàng 12
< 4
< 4
< 5.5
- Hạt trên sàng 13 (R2B)
49.6
43.8
48.5
(Nguồn: Phòng kế hoạch xuất khẩu)
BIỂU 4.8 CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU HÀNG NĂM CỦA CÔNG TY
ĐVT:%
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
- Loại R1
17,5
18,5
20,5
- Loại R2A
68,6
70,8
725
- Loại R2B
13,9
10,7
8
Qua những năm đầu tư vào chất lượng cà phê của Công ty thì chất lượng cà phê một phần nào được cải thiện. Tuy nhiên chỉ cải thiện được một phần chất lượng về mặt chăm sóc, điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến cà phê nên giá cả cà phê xuất khẩu cũng chưa được cao lắm. Chất lượng xuất khẩu chủ yếu là cà phê loại R2A chiếm tỷ lệ trung bình gần 70%. Chất lượng cà phê tăng làm cho tăng sản lượng xuất khẩu tăng lên rõ rệt, lượng tiêu thụ cà phê trong nước cũng từ đó mà tăng lên. Loại R2A tăng từ 68,6% đến 72,5% qua hai năm. Còn cà phê loại R1 cũng có xu hướng tăng lên từ 17,5% tăng lên 18,5% đến năm 2008 thì tăng lên 20,5%. Đây là con số đáng mừng vì chất lượng cà phê ngày càng được đảm bảo, chất lượng cà phê loại R2B giảm đáng kể từ 13,9% xuống chỉ còn 8%.
4.1.2.4 Kênh phân phối và các hoạt động xúc tiến thương mại của công ty
Công ty có bạn hàng chủ yếu là ba nước trên thế giới như Đức, Mỹ và Philippines nên sự hình thành kênh tiêu thụ hàng hóa chưa được rõ rệt lắm. Hầu như sản lượng cà phê của Công ty được tiêu thụ chủ yếu qua xuất khẩu và các doanh nghiệp tư nhân khác, một lượng các tư thương mua bán lại với Công ty nên sản lượng cà phê tiêu thụ của Công ty qua kênh chưa thật hiệu quả.
Sản phẩm của Công ty chủ yếu là kênh phân phối dài qua xuất khẩu chiếm gần 90%, sản lượng cà phê có của Công ty. Còn kênh ngắn thì chỉ là tiêu thụ nhỏ lẻ, xung quanh các bạn hàng trong tỉnh của Công ty.
Đối với xuất khẩu, việc bố trí kênh phân phối một cách có hiệu quả và thuận lợi thì việc đặt ra cho Công ty hình thức kênh phân phối được sử dụng chủ yếu là kênh trực tiếp vì Công ty quy mô chưa được lớn lắm, việc thông qua văn phòng đại diện để xuất khẩu là ngoài tầm tay của Công ty.
Nhưng trong những năm tới thì điều này cũng đã được Công ty chú ý đến để đưa sản phẩm của mình cho nhiều nước hơn trên thế giới và có thể biết được chất lượng cà phê mang thương hiệu cà phê Phủ Quỳ.
Để mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ cũng như xây dựng hình ảnh sản phẩm, công ty đã có một số hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu thương mại. Khuyến mại được chủ yếu áp dụng trong nước và là mặt hàng cà phê rang xay. Còn lượng cà phê nhân thì mua với sản lượng lớn sẽ được trích chiết khấu bán hàng và khi xâm nhập vào thị trường mới thì yếu tố khuyến mại là được Công ty ưu tiên hàng đầu.
4.1.3 Kết quả và hiệu quả tiêu thụ cà phê của công ty
Cũng giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác, để có kết quả, lợi nhuận trong kinh doanh, bắt buộc công ty phải bỏ vốn đầu tư, chi phí. Trong kinh doanh cà phê cũng vậy, để có sản lượng và chất lượng cà phê tốt nhất khi trao cho người tiêu dùng thì công ty phải bỏ một lượng vốn nhất định để đầu tư sản phẩm. Muốn chi phí cho cà phê thấp nhất mà chất lượng cà phê cao đòi hỏi người đi mua cà phê phải thật sự khéo léo, như mua tận gốc bán tận ngọn. Nhưng để làm được điều này không phải dễ bởi cơ chế thị trường "thuận mua vừa bán", người mua muốn giá thấp, còn người bán lại muốn giá cao, vậy người sản xuất phải làm gì khi họ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng để mình có lợi nhất.
Chi phí cho một tấn cà phê xuất khẩu ngoài giá vốn phải trả cho người sản xuất còn phát sinh nhiều chi phí trong khâu lưu thông như:
BIỂU 4.9 CHI PHÍ CHO MỘT TẤN CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU
ĐVT: 1000 đồng/tấn
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh%
07/06
08/07
BQ
Giá vốn hàng
21.200
26.400
33.300
125
126
125
Chi phí thu mua
17
15
12
88
80
84
Bao bì
167
167
167
100
100
100
Vận chuyển
276
283
300
103
106
104
Tái chế
145
145
155
100
107
103
Giao nhận
167
175
186
105
106
106
Chi phí quản lý
2.600
2.900
3.300
112
114
113
Hao hụt
25
32
36
128
113
120
Khấu hao TSCĐ
22
22
22
100
100
100
Thuế DT-XNK
0
0
0
Lãi vay ngân hàng
4,48
4,88
5,88
109
120
115
Tổng chi phí
2.023
27.244
34.184
122
024
123
Giá bán bình quân
23.801
29.052
35.781
122
123
123
(Nguồn: Phòng tài vụ công ty)
Số liệu biểu trên cho thấy năm 2007 - 2008 thì chi phí luôn tăng, không có xu hướng giảm, chỉ có chi phí khấu hao tài sản cố định là không thay đổi và chi phí thu mua của công ty giảm rõ rệt do công ty đã có phương pháp thu mua cà phê hiệu quả hơn. Qua đây ta thấy mọi chi phí đầu vào đều tăng giá, có thể là do giá điện tăng, chi phí đầu vào của người sản xuất tăng kéo theo mọi chi phí chế biến cà phê của công ty tăng lên rõ rệt và tiền Việt Nam mất giá nên giá trị hàng hoá tăng nhưng có thể giá trị sử dụng không thay đổi. Qua 3 năm chi phí tăng nên giá bán cà phê phải tăng lên để bù đắp chi phí chế biến cà phê. Năm 2007 tổng chi phí chế biến cà phê tăng 22% so với năm 2006, còn năm 2008 tăng 24% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng bình quân 1,23%. Còn giá bán cà phê của công ty tăng lên rõ rệt, do các yếu tố đầu vào của công ty tăng lên và chất lượng cà phê của công ty tăng, giá bán cà phê của năm 2008 tăng do thị trường cà phê thế giới phục hồi đáng kể.
Mặc dù chi phí lao động của ngành cà phê Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nơi khác với GDP bình quân trên đầu người chưa thấp đến mức không thể cạnh tranh được. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân Việt Nam tăng đầu tư phân bón, nước tưới tiêu lên mức cao làm giảm hiệu quả của đầu tư và nâng cao giá thành sản xuất.
Giá cả luôn là biểu hiện của mọi mối quan hệ kinh tế, trong đại đa số trường hợp, giá cả luôn đóng vai trò là nhân tố điều chỉnh quan hệ cung - cầu, theo đó điều chỉnh dung lượng và nhịp độ tiêu thụ của thị trường.
Việc công ty tìm ra công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong đó giảm thiểu đầu tư vào phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và lượng tưới tiêu để đạt năng suất chưa phải là cao nhất nhưng bảo đảm được lợi nhuận tốt nhất. Tổ chức FAO ước tính độ co giãn của giá đối với tiêu dùng cà phê ở các nước công nghiệp phát triển là -0,34%, có nghĩa là giá cà phê tăng lên 1% thì lượng người tiêu dùng cà phê giảm xuống 0,34% và ngược lại. Nếu giá cà phê tăng lên 1% thì lượng người tiêu dùng cà phê tăng lên 1%. Các nhà nghiên cứu khác cho rằng giá ở các nước có thu nhập cao thì độ co giãn của giá đối với tiêu thụ cà phê là -0,2% đến -0,3% trong khi cả nước có mức thu nhập thấp thì con số này lại là -0,4 đến -0,5% có nghĩa là mức tiêu thụ của người tiêu dùng cà phê ở các nước có mức thu nhập thấp đối với sự thay đổi giá là lớn, ở đó được coi cà phê là loại hàng xa xỉ.
Chính vì sự phản ứng của người tiêu dùng đã làm cho giá cả thay đổi, bởi họ có phản ứng quay sang người tiêu dùng một loại sản phẩm khác thay thế sẽ làm cho lượng cà phê dư thừa gây ảnh hưởng đến giá bán, từ đó làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty.
Theo quy luật thương mại quốc tế, nước nhỏ tham gia vào thị trường thế giới phải chấp nhận giá vì lượng hàng hóa quá ít, việc khống chế mức cung cà phê không làm ảnh hưởng đến thị trường. Mặc dù Việt Nam đứng thứ hai trong xuất khẩu cà phê thế giới nhưng việc điều chỉnh lượng cung không ảnh hưởng nhiều lắm đến thị trường thế giới. Mặc khác cà phê là mặt hàng có tính đồng nhất cao, ít có khả năng tạo ra sự khác biệt, nếu đặt giá cao sẽ làm cho khách hàng chọn đối thủ cạnh tranh của mình. Chính vì thực tế này nên khi đưa ra giá sản phẩm công ty chấp nhận giá bán của thị trường đi từ chi phí trên cơ sở mức giá thị trường là mục tiêu cần đạt được là khả năng cạnh tranh về giá.
Công ty thường xác định giá của mình một phần dựa vào chi phí sản xuất và chế biến, phần khác dựa vào mức giá theo giá FOB, bán trừ lùi so với giá của trường NEWYORK là 100 - 150 USD/tấn. Sau khi định giá FOB trừ đi phần lợi nhuận của công ty thì lúc đó công ty xác định mức giá thu mua cà phê của các hộ nông dân, ngoài các công ty và nông trường khác thì tùy thuộc vào hợp đồng của họ.
Qua đây ta thấy mức giá của công ty bị ảnh hưởng rất lớn bởi thị trường thế giới. Năm 2007 giá bán cà phê của thế giới giảm nên công ty cũng có mức giá bán thấp so với năm 2006 và năm 2008.
Biểu 4.10 Giá bán cà phê của công ty giai đoạn 2006 – 2008
ĐVT: USD/tấn
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
07/06
08/07
BQ
1. Giá trong nước
-
-
-
-
-
-
- Cà phê nhân
978,6
858
998,5
87,68
116,38
101,01
- Cà phê rang xay
1.980
1.780
2.100
89.90
117,98
102,99
2. Giá xuất khẩu
-
-
-
-
-
-
- Cà phê nhân
817,9
759.5
976,9
92,29
128,62
108,95
- Cà phê rang xay
2.180
2.105
2.300
96,55
109,26
102,71
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ công ty)
Đối với thị trường trong nước mặc dù giá cả có biến đổi tuy nhiên biến đổi này là không đáng kể, chỉ có năm 2007 là giá cà phê của công ty xuống thấp do ảnh hưởng của thế giới, năm 2007 giá cà phê nhân của công ty giảm xuống 12.32% so với năm 2006, còn đến năm 2008 cà phê nhân lại tăng lên khá cao 998,5 USD/tấn, tăng 16,38% so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,01%.
Giá cà phê nhân xuất khẩu cũng có thay đổi, ảnh hưởng lớn nhất của năm 2007 làm giá cà phê của năm đó xuống giá đến mức thấp nhất giảm từ 817,9 USD/tấn xuống còn 759,5 USD/tấn, giảm 7,71% so với năm 2006, còn đến năm 2008 giá cà phê nhân xuất khẩu được tăng lên đến mức khá cao 976,9 USD/tấn, tăng 28,62% so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,95%. Cà phê rang xay là loại sản phẩm mới mà công ty mới đầu tư vào sản xuất, có tăng nhưng không đáng kể, vì cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty chưa đảm bảo cho việc sản xuất cà phê rang xay có hiệu quả, nên công ty chỉ sản xuất ở mức cầm chừng. Tuy nhiên đến năm 2007 thì cà phê rang xay có giảm, do số lượng xuất khẩu không lớn lắm và giá cà phê rang biến động không lớn, đồng thời giá tăng lên vào năm 2008 nên không có ảnh hưởng nhiều đến tổng thu nhập của công ty. Tốc độ tăng giá cà phê rang xuất khẩu bình quân cả 3 năm là 2,71%.
Xuất khẩu cà phê của công ty chủ yếu là cà phê nhân nên giá cả hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Giá cả lên xuống thất thường làm ảnh hưởng rất nhiều đến các chiến lược hoạch định của công ty trong sản xuất kinh doanh.
Biểu 4.11 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 -2008
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
07/06
08/07
BQ
Tổng doanh thu
192.23
200.56
284.65
104.33
141.93
121.69
DT tiêu thụ trong nước
81.63
54.28
87.65
66.50
161.48
103.62
Doanh thu từ xuất khẩu
110.60
146.28
197
132.26
134.67
133.46
Tổng chi phí
189.46
197.93
280.42
104.47
141.68
121.66
Lợi nhuận
2.77
2.63
4.23
94.95
160.84
123.57
Lợi nhuận/Chi phí
1.46
1.33
1.62
90.88
113.52
101.57
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ công ty)
Sản lượng hàng hóa tiêu thụ công ty chủ yếu là xuất khẩu, chính vì vậy, doanh thu của công ty cũng chiếm phần lớn là từ hoạt động xuất khẩu, chiếm trên 60% tổng doanh thu. Doanh thu của công ty trong 3 năm đều gia tăng. Tuy nhiên doanh thu tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước có sự biến động: năm 2007 giảm 33,5% so với năm 2006, tương ứng với 27,35 tỷ đồng; năm 2008 lại tăng 61,48% so với năm 2007, tương ứng với 33,37 tỷ đồng. Sự biến động này là do việc giá cà phê rang trong nước giảm mạnh vào năm 2007 và sau đó tăng cao vào năm 2008. Mặc dù giá cà phê xuất khẩu năm 2007 cũng giảm nhưng do sản lượng xuất khẩu tăng nên giá trị xuất khẩu không giảm. Trung bình cả 3 năm doanh thu của công ty tăng 21,69%. Kết quả kinh doanh của công ty tuy có biến động nhưng xét chung trong thời gian qua công ty đều kinh doanh có lãi và tốc độ tăng lợi nhuận trung bình 3 năm là 23,57%. Hệ số lợi nhuận – chi phí của công ty khá cao cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Đó chính là sự cố gắng nỗ lực của công ty trong việc đầu tư sản xuất theo chiều sâu, giảm giá thành sản phẩm và thay đổi chiến lược về thị trường tiêu thụ cà phê.
4.2 Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty
4.2.1 Phương hướng đẩy mạnh sản xuất
Khi đất nước đang dần chuyển sang một nền kinh tế mới, đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong giai đoạn cần vốn. Để hòa mình cùng không khí đất nước đi lên của nền kinh tế hóa toàn cầu, nhập vào WTO và các tổ chức kinh tế nhỏ khác như AFEC thì Công ty Đầu tư sản xuất xuất nhập khẩu cà phê cao su Nghệ An đã có những phương hướng cụ thể cho kế hoạch sản xuất cà phê của Công ty. Trong những năm tới đây thì Công ty đang dần cổ phần hóa nên khả năng về quản lý và sản xuất có những mặt thay đổi tích cực trông thấy.
Quy hoạch đất trồng cà phê một cách hợp lý, thực hiện chính sách giao đất cho từng hộ nông dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn, công sức, đầu tư khai phá đất chưa sử dụng để tăng diện tích trồng mới cà phê của Công ty. Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng như hiện nay của cả thế giới và cả tình hình tiêu thụ cà phê có xu hướng tăng mạnh như hiện nay.
Thực hiện hiện đại hóa công nghiệp, đi sâu vào chất, nghiên cứu những loại cà phê mới có chất lượng đảm bảo cho xuất khẩu cà phê trong những năm tới, thuần chủng và đồng bộ hóa giống, phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật. Thực hiện thâm canh theo chiều sâu ngay từ đầu làm tăng năng suất và chất lượng cà phê, nâng cao sản lượng cà phê năm 2010 hơn gấp 1,5 lần so với năm 2008.
Hiện đại hóa công nghệ chế biến, xây thêm xí nghiệp chế biến cà phê nhân và cà phê rang xay. Cải tiến và xây dựng những bộ máy đã quá cũ và lỗi thời của Công ty. Vì vó đã làm cho chi phí sản xuất tăng lên mà chất lượng cà phê lại không được tốt hơn, thay đổi gần hết những bộ máy quá cũ đó thì có thể làm giảm một lượng chi phí giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Phủ Quỳ hơn.
Tích cực huy động vốn đầu tư hỗ trợ phát triển, làm cho đời sống của công nhân ổn định, từ đó làm cho họ yên tâm sản xuất và thu hoạch cà phê trong thời gian chín nhất.
4.2.2 Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu
Đẩy mạnh công tác thu hút nhân tài, có cơ chế mới trong tuyển nhân tài, về khâu marketing và chiến lược xuất khẩu cà phê hợp lý và hiệu quả. Đồng thời cũng phân công hợp lý về cán bộ phòng xuất khẩu cà phê. Đẩy mạnh công tác thị trường nước ngoài. Mở thêm văn phòng đại diện ở nước ngoài nhằm nghiên cứu thêm về thị hiếu người tiêu dùng nước bạn và học hỏi thêm cơ chế quản lý hiệu quả. Công ty phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu tăng từ hơn 13 nghìn tấn lên đến 20.000 tấn với giá chênh lệch không quá cao so với giá trung bình chung của cả nước không quá lớn đến 90%.
Thực hiện đầu tư khoa học kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chế biến, đa dạng hoá sản phẩm để tăng cường xuất khẩu cà phê với giá cao hơn nữa và đã qua chế biến. Nâng dần chất lượng cà phê của Công ty ngang tầm với chất lượng cà phê xuất khẩu của thế giới.
4.2.3 Phương hướng về tổ chức quản lý
Tăng cường kiểm tra, thanh tra về công tác thực hiện, tránh thất thoát trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Làm đúng theo quy chế của Nhà nước về luật lao động, luật bảo vệ môi trường và quy chế chế độ kế toán.
Công ty hiện nay vẫn là Công ty nhà nước nên việc cải cách tổ chức hành chính trong cơ quan là việc cần thiết mà xã hội ta đang nóng bỏng về chủ đề này. Công ty đang dần chuyển sang cổ phần hoá nên việc cải cách hành chính là một việc rất cần thiết của Công ty. Công ty làm việc phải nhất quán với nhau từ trên xuống duới, hợp lý từ các phòng ban với nhau. Nâng cao trình độ quản lý của Công ty lên cao hơn nữa. Công ty phải làm việc vừa nhanh gọn vừa có hiệu lực, năng động sáng tạo, phù hợp với tình hình đất nước đổi mới như hiện nay.
4.3 Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cà phê của công ty
4.3.1 Giải pháp về chất lượng sản phẩm
Cải tiến và nâng cao chất lượng cà phê đang là vấn đề nóng bỏng của ngành cà phê Việt Nam.
Chương trình nâng cao chất lượng cà phê đi từ sản xuất - thu hoạch- chế biến - bảo quản và cuối cùng là khâu tiêu thụ. Bao gồm cả nâng cao trình độ người trồng và chăm sóc, chế biến cà phê.
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới về tất cả các loại cà phê nhân cà phê rang xay v.v... bao gồm:
Phát triển và mở rộng sản xuất cà phê Arabica nhằm tăng tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay Nhà nước có khoảng 530.000 ha cà phê chủ yếu là cà phê vối, tập trung ở các tỉnh phía nam. Hiện nay giống cà phê Catimo đang được trồng thí nghiệm. Các vùng từ các tỉnh phía Trung và Bắc bộ phù hợp với loại cà phê Arbica. Chúng ta cần đầu tư tích cực, có hiệu quả để phát triển có hiệu quả hơn nữa, đồng thời nhân rộng cà phê hơn nữa. Vì loại cà phê này có hương vị phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn, được người tiêu dùng ưu ái hơn.
Hiện nay chúng ta đang thí điểm một số nơi về giống cà phê Catimo, đây là loại cà phê đảm bảo chất lượng tốt, năng suất cao, thích ứng được nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau. Làm được điều này chúng ta cần:
1- Chọn giống và chọn đất thích hợp
2- Chế độ phân bón hợp lý và theo quy trình trồng mới của trung tâm nghiên cứu giống cây mới.
3- Phòng trừ sâu, bệnh kịp thời
Hiện nay ta đang cố gắng nâng cao số lượng xuất khẩu cà phê với giá không được quá chênh lệch với giá thị trường giao dịch thế giới.
Quản lý tốt quy trình công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thu hoạch và chế biến bảo quản sản phẩm. Vì một lý do nào đó mà phải thu hoạch sớm lúc quả còn xanh thì sẽ gây thiệt hại rất lớn như: Vừa hụt sản lượng vừa kém chất lượng, hương vị cà phê sẽ không được như của chính nó. Thu hoạch lúc còn non là nguyên nhân cà phê có màu đen và có vị đắng, không được dịu và có vị chát.
Những mùi vị lạ như: Cà phê có mốc, mùi men, mùi có vị khói, mùi hóa chất... đều sản sinh trong quá trình chế biến không đúng quy trình và công nghệ. Vì vậy thu hoạch quả chín là nguyên nhân dẫn đến bước đầu làm cà phê có chất lượng tốt. Ngoài ra còn cần chế biến đúng quy trình công nghệ và bảo quản lúc chế biến là yếu tố dẫn đến chất lượng cà phê được đảm bảo và giữ nguyên tính chất vốn có của nó.
Hiện nay Công ty đang thực hiện phổ biến 3 phương pháp chế biến quả khô, chế biến quả ướt và chế biến nửa ướt. Dù thực hiện đúng quy trình nào đi chăng nữa cũng đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ chế biến, bảo quản và luôn lưu ý cà phê không vượt độ ẩm 13%.
4.3.2 Giải pháp về mở rộng thị trường
a. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
* Nâng cao công tác tiếp thị để không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu.
Để xuất khẩu cà phê ngày càng nhiều với mức lợi nhuận thu về lớn nhất, giá bán cao nhất, đội ngũ nhân viên của Công ty phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng về chiến lược thị trường và kế hoạch marketing cho sản phẩm cà phê của mình. Lựa chọn được phương thức thích hợp nhất với chất lượng cà phê của Công ty đang có lợi thế. Áp dụng các quy luật cung cầu, giá trị và giá cả, thị hiếu người tiêu dùng và cả phong tục tập quán của họ... giúp cho thương hiệu cà phê Phủ Quỳ được biết đến nhiều hơn.
Trong thời gian tới yêu cầu về thị trường của Công ty là vô cùng quan trọng và được ưu tiên hàng đầu. Vì nước ta đã tham gia vào thị trường thương mại thế giới WTO, đây là thị trường tiềm năng với những thuận lợi về thuế quan và các vấn đề. Nhưng đây cũng là thị trường khá nguy hiểm nếu chúng ta không thật sự hiểu về nó. Đây cũng chính là con dao hai lưỡi nếu ta "sử dụng" nó không hợp lý. Cần khôi phục những thị trường truyền thống và mở rộng những thị trường tiềm năng.
* Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng con đường thương mại
Thứ nhất: Chọn thị trường và đào tạo người có khả năng môi giới tốt nhất, nếu không được chúng ta có thể tuyển mộ những người có chuyên môn về lĩnh vực này (có thể là cán bộ công nhân viên của Công ty, có thể là người Việt Nam đang ở nước đó, có thể là lưu học sinh, Việt kiều v.v...) chụp ảnh mẫu sản phẩm tiến tới gửi sản phẩm mới.
Ví dụ: Công ty có thể chọn một số nước hợp lý nhất để gửi sang đó và nhiệm vụ của người môi giới phải làm thế nào đó để người tiêu dùng ở nước đó chấp nhận. Người môi giới, giới thiệu sản phẩm và cũng là trung gian trao đổi thay cho Công ty, hợp đồng với nước đó phải đúng theo quy định của pháp luật và luật thương mại toàn cầu. Khi hoàn tất phải được cả hai ngân hàng hai bên bảo lãnh.
Hai là: Thực hiện chính sách "mưa dầm thấm lâu" bằng cách tìm môi giới thương mại làm đại lý cho sản phẩm của Công ty ngay bên nước bạn. Phương thức này Công ty sẽ áp dụng trong năm nay, tuy nhiên chưa thật sự đạt hiệu quả và chưa áp dụng một cách đa dạng và rộng khắp mà chỉ thông qua các đại lý của nước ngoài là chủ yếu. Một hình thức của môi giới thương mại này mà nó có thể kết hợp cả hai bên. Người tiêu dùng nước ngoài với Công ty theo cách này là thông qua một số người Việt Nam ở nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật... có cửa hàng bán các sản phẩm tiêu dùng có thể làm đại lý cho cà phê của Công ty mình. Mô hình này có lợi thế là giảm bớt chi phí cho người trung gian không chuyên nghiệp, góp phần làm giảm giá bán của sản phẩm cà phê khi xâm nhập thị trường mới này làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Mô hình có thể trực tiếp với một nhân thân của Công ty làm trung gian, làm cơ sở bảo lãnh cho việc thanh toán tiền hàng. Tất nhiên phải đúng với quy định của Nhà nước và địa lý của nước ngoài.
* Tăng cường nghiên cứu thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới tiềm năng.
Thứ nhất: Cà phê Công ty phải tiếp tục có vị trí xứng đáng ở các thị trường truyền thống trước đây như: Đức, Mỹ, Phillipines, ở những nước này sức mua của người tiêu dùng tăng lên. Thị trường này theo nghiên cứu trong mấy năm qua có xu hướng tăng nhanh, vì tiêu dùng cà phê được mọi người sử dụng rộng rãi hơn trong cơ quan, công sở.
Thứ hai: Nhật, Úc, Mỹ là 3 thị trường lớn và tiềm năng của cả ngành cà phê Việt Nam, có sức tiêu thụ lớn nhất nhì thế giới. Các nhà xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ hơn về thị trường tiềm năng này nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất để đưa tiêu thụ cà phê của Công ty lên cao nhất.
Thứ ba: Trung Quốc là một nước có dân số đông nhất thế giới với nền kinh tế phát triển. Trước đây có tập tục hay nói cách khác có xu hướng uống cà phê những năm gần đây đã có chiều hướng thay đổi theo thị hiếu chung của thế giới hơn. Các nước Brazin, Combia đang có chiến lược xâm nhập vào thị trường này nhưng Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn là giáp với Trung Quốc, làm giảm chi phí rất nhiều mặt. Bởi vậy trong giai đoạn tới Công ty có những chiến lược tiêu thụ xuyên quốc gia và xâm nhập vào thị trường gần nhất, hiệu quả nhất. Điều này Công ty phải nghiên cứu được tập quán, hương vị và nhu cầu về cà phê của họ như thế nào và cũng có thể xuất khẩu cà phê nhân của Công ty khi chưa thực sự có khả năng bán cà phê tinh chế rồi.
b. Giải pháp mở rộng thị trường nội địa
Bên cạnh việc kích cầu về tiêu dùng cà phê nội địa, cần chú trọng giáo dục tâm lý cho khách hàng dùng cà phê đúng chất lượng, tin dùng cà phê của Công ty, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm nội địa bằng chất lượng và thương hiệu, cạnh tranh với sản phẩm nổi tiếng như Trung Nguyên, Mê Trang v.v... bằng chất lượng mới và tinh thần mới với giá thành giảm, nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh đó cần thành lập các trung tâm hướng thị nhằm cung cấp các thông tin về thị trường cho người sản xuất và tiêu dùng dưới hình thức cung cấp dịch vụ, tổ chức tốt hệ thống kênh tiêu thụ hàng hóa
Người sản xuất
Người tiêu dùng thành phố
Thu gom
Buôn bán
Thu gom
Buôn bán
Bán lẻ
Bán lẻ
Bán lẻ
Bán lẻ
SƠ ĐỒ 4.1 KÊNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRONG THÀNH PHỐ
Hạn chế kênh 1 vì không thể có hàng hóa lớn, kênh này đang chiếm tỷ trọng lớn, duy trì kênh 2, 3, tăng cường kênh 4, 5, đặc biệt phải chú ý chợ trung tâm buôn bán và cơ chế vận hành
Người sản xuất
Thu gom
Thu gom
HTX NN
HTX NN
DN CB
DN CB
Các doanh nghiệp xuất khẩu
Hệ thống kênh tiêu thụ và người tiêu dùng nước ngoài
SƠ ĐỒ 4.2 KÊNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ NƯỚC NGOÀI
Phát triển kênh 1, 2, 3, đặc biệt kênh 2, 3 trên cơ sở hình thành các vùng hàng hóa tập trung, nâng cao năng lực cạnh tranh từ tiêu thụ nước ngoài. Phương thức chủ yếu ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Duy trì kênh 4, 5 ở vùng hàng hóa không tập trung.
4.3.3 Giải pháp về vốn
Tạo nguồn vốn cho xuất từ các nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài.
+ Vốn trong nước:
- Tận dụng triệt để và bổ sung thêm nguồn vốn khấu hao của các đơn vị thành viên.
- Sử dụng những nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi.
- Sử dụng có hiệu quả vốn của Nhà nước giao cho: Vốn đầu tư từ ngân sách, vốn tín dụng đầu tư lãi suất ưu đãi, các chương trình quốc gia khác, chương trình y tế.
- Huy động mọi nguồn đóng góp của cán bộ công nhân viên trong ngành thông qua liên kết, hợp đồng khoán sản phẩm.
- Khai thác các nguồn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác trong nước bằng lãi suất thương mại.
- Sử dụng điều hòa nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị thành viên.
+ Vốn nước ngoài:
- Các khoản vay ngân hàng và tổ chức kinh tế nước ngoài theo lãi suất thương mại: Tín dụng xuất khẩu, vốn vay lưu động...
- Vay vốn thông qua liên doanh liên kết: Việc vay vốn là một vấn đề khó khăn, tuy nhiên Việt Nam đã gia nhập WTO, APEC v.v... nên vấn đề vay vốn kinh doanh xuất nhập khẩu phần nào được cải thiện và thuận lợi hơn. Vậy nên kinh doanh có hiệu quả luôn là yêu cầu đầu tiên cho việc vay vốn.
Ngoài ra Công ty cần củng cố và xây dựng thành một hệ thống kinh tế với các Công ty cùng loại để cùng nhau bảo vệ lợi ích cho nhau và cùng phát triển hơn nữa. Tạo được hình mẫu cho sản phẩm của mình để thuận lợi hơn cho việc ký kết hợp đồng xuất khẩu.
4.3.4 Một số giải pháp khác
a. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ xuất khẩu
Đổi mới công nghệ sản xuất và chế biến xuất khẩu tốt nhất, yêu cầu phải có một đội ngũ chuyên môn đạt trình độ như ngoại thương, ngoại ngữ, có thể áp dụng được máy móc, thiết bị tiến bộ, hiện đại vào ngay điều kiện của Công ty mình. Vì vậy công tác đào tạo, tập huấn và truyền thông rộng rãi đến với tận người sản xuất cuối cùng là rất cần thiết cho Công ty.
Mở rộng mạng lưới khuyến nông đến tận vùng trồng cà phê để đưa kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực thâm canh cà phê. Tổ chức tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý công nhân trong lĩnh vực chế biến và kiểm tra chất lượng cà phê.
b. Hoàn thiện chính sách vĩ mô
+ Chính sách tỷ giá
Có chính sách tỷ giá chủ động và hỗ trợ năng lực cạnh tranh. Chính phủ gần đây đã tiếp tục nới lỏng chính sách bằng việc giảm tỷ lệ kết hối ở mức phổ biến hơn và cho phép tỷ giá được linh hoạt hơn, không cố giữ tỷ giá VND/USD một cách cứng nhắc nữa. Chính phủ cũng đã cải cách những chính sách trong ngân hàng theo hướng thị trường. Đồng thời khi đã tham gia vào nhiều tổ chức thương mại và kinh tế thế giới thì đã có nhiều ngân hàng có chính sách phù hợp hơn với các yêu cầu về vốn của các doanh nghiệp, lãi suất hấp dẫn hơn. Những thay đổi cơ bản này chắc chắn sẽ làm cho sự thành công của các doanh nghiệp được thuận lợi, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới hơn. Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và cải cách về các chính sách vĩ mô, điều chỉnh tỷ giá giữa VND/USD thì phần nào đã khép dần khoảng cách tỷ giá quy định của ngân hàng Trung ương với thị trường tự do.
+ Chính sách thuế
- Điều chỉnh thời gian thu thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý hơn nữa để nông dân có thời gian lựa chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất và giảm thiểu mức thuế nông nghiệp cho người nông dân nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống.
- Điều chỉnh tỷ lệ thuế để lại cho địa phương theo hướng tăng dần để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn.
- Miễn giảm thuế nông nghiệp trong thời gian các địa phương gặp thiên tai hay các vấn đề khác làm ảnh hưởng đến sản xuất.
- Thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi gặp khó khăn.
- Giảm thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, máy móc hay công nghệ hiện đại.
+ Chính sách xuất khẩu
Trước hết bãi bỏ giấy phép kinh doanh xuất khẩu đối với những mặt hàng nông sản không nằm trong danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý xuất khẩu, tiến tới thay đổi cota cà phê bằng thuế, khi chưa bỏ được hạn ngạch thì áp dụng đấu thầu công khai. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh được tự do giao dịch trên thị trường thế giới về xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp hình thành tổ chức, hiệp hội hợp tác để thống nhất về quy cách hàng hóa, ký kết hợp đồng dài hạn, đảm bảo thanh toán để hạn chế bớt rủi ro, tránh hiện tượng ép giá trong buôn bán.
+ Chính sách đầu tư
Nhà nước cần đặc biệt quan tâm về đầu tư toàn bộ tới quá trình sản xuất và xuất khẩu, cụ thể đầu tư vào các mặt sau:
- Đầu tư cho vùng sản xuất tập trung, hình thành các vùng chuyên canh phục vụ cho xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện...)
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong đó đầu tư vào nghiên cứu cải tạo giống mới năng suất hiệu quả hơn.
- Đầu tư cho nâng cấp đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm xây dựng chiến lược thị trường.
+ Chính sách ruộng đất
Giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho các hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ yên tâm khai thác và sử dụng đất sản xuất cà phê có hiệu quả. Các chính sách về đất cần áp dụng phổ biến, cặn kẽ cho người dân hiểu rõ để thực hiện tốt.
+ Chính sách kích cầu:
Mục tiêu là khuyến khích người tiêu dùng và các đối tượng trong chuỗi ngành hàng tham gia khôi phục lại hình ảnh của sản phẩm và tăng tiêu thụ nội địa. Ngoài ra hướng tới hai mục tiêu cụ thể: Liên kết với người tiêu dùng và tăng cường quan hệ thể chế.
Chính sách này là vấn đề quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước áp dụng các biện pháp sau nhằm thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng trong nước:
- Tăng thu nhập cho người tiêu dùng bằng nhiều cách.
- Tạo ra mẫu mã phong phú, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
- Giá cả phải luôn đảm bảo hợp lý với phần đông người dân.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chính của Việt Nam, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng từ xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân trong ngành này, đặc biệt là nông dân và tiểu thương. Trong gần chục năm trở lại đây cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau xuất khẩu gạo, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazin. Nhiều hộ ở các vùng trồng cà phê nhanh chóng trở nên giàu có trong thời gian này. Tuy nhiên việc dựa quá nhiều vào thị trường thế giới mà không có biện pháp hỗ trợ thương mại hiệu quả đã khiến Việt Nam nói chung và Công ty đầu tư xuất nhập khẩu cà phê cao su Nghệ An lâm vào cuộc khủng hoảng cà phê trầm trọng khắp cả thế giới năm 1998.
Điều kiện sản xuất cà phê của Công ty khá thuận lợi cũng đã đáp ứng phần nào chất lượng và sản lượng cho Công ty khi trong giai đoạn đổi mới chiến lược kinh doanh, xuất khẩu cà phê của Công ty. Công ty có nguồn nhân lực khá dồi dào, thuận lợi về đất đai, điều kiện tự nhiên và giao thông nông thôn. Kéo theo những thuận lợi về điều kiện sản xuất và nguồn nhân lực của Công ty thì số lượng tiêu thụ của cà phê của Công ty qua các năm tăng lên đáng kể, đẩy lợi nhuận của Công ty lên cao hơn so với thời gian trước.
Công ty đang có chiến lược mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu khác. Đây cùng là bước đi đúng của Công ty, tuy nhiên đến bây giờ mới triển khai là hơi muộn. Nhìn chung Công ty đầu tư sản xuất xuất nhập khẩu cà phê cao su Nghệ An đang có quy mô nhỏ với số lượng bạn hàng xuất khẩu như trên cũng là một thành công của Phòng kế hoạch và Phòng xuất khẩu nhập khẩu.
Công ty cũng gặp một số khó khăn trong giai đoạn này như công nghệ sau thu hoạch còn yếu kém, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu, không đồng bộ nên chất lượng cà phê chưa được cao, không đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cà phê chất lượng cao của một số nước và khách hàng.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với Nhà nước
- Hình thành tổ chức hỗ trợ xuất khẩu
- Thường xuyên tiến hành điều tra mức tổng cầu trong nước, xu hướng và đối tượng tiêu thụ.
- Thiết lập nhóm chuyên gia xây dựng chiến lược tiêu thụ cà phê nội địa, học tập kinh nghiệm phát triển thị trường trong nước của các tổ chức quốc tế và các nước tiêu thụ lớn khác, đặc biệt là nước sản xuất.
- Chính phủ cần hỗ trợ về tài chính cho chương trình xúc tiến thương mại thị trường cà phê trong nước và chương trình phát triển toàn diện cà phê bền vững. Đưa nội dung xúc tiến thương mại trong nước trong nội dung phát triển tổng thể ngành cà phê phát triển bền vững, đặc biệt chú trọng đến phương thức quản lý và định hướng.
* Đối với ngành cà phê Việt Nam:
- Đổi mới tiêu chuẩn chất lượng và hoàn thiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng. Đây là công việc mang tính cấp thiết mà ngành cà phê Việt Nam cần thực hiện để nâng cao hiệu quả cụ thể.
- Đầu tư thêm cho Viện nghiên cứu cà phê để có thể tiến hành nghiên cứu và đưa các loại giống mới tốt hơn về năng suất và chất lượng đảm bảo môi trường.
- Nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội cà phê, cao su Việt Nam.
- Cần đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu.
5.2.2 Về phía Công ty
- Cần tích cực tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, mở rộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm cà phê của Công ty. Ngoài ra Công ty cần tăng cường công tác khai thác tiềm năng tiêu thụ cà phê trong nước. Trong vòng 5 năm tới số lượng tiêu thụ cà phê tăng lên 10 - 20%.
- Cần đào tạo cán bộ quản lý và người lao động của Công ty, đặc biệt là cán bộ chuyên ngành về xuất khẩu, tạo thêm cơ hội để họ tiếp cận với thị trường hơn nữa.
- Cần xem xét kỹ hơn và cẩn thận các tình huống khi thành lập văn phòng đại diện ở nước bạn. Mở rộng mạng lưới khách hàng, đồng thời nghiên cứu cách đưa cà phê sang nước bạn để bán lẻ tới tận nhà rang xay và người tiêu dùng.
- Cần quảng bá thương hiệu của mình hơn nữa, tạo mới sản phẩm của mình mà không làm khách hàng nghi ngờ về chất lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình Maketting nông nghiệp – TS Đỗ Thành Xương. NXB Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
2- Giáo trình nghiên cứu Maketting - Đại học KTQD Hà Nội
3- Giáo trình kinh tế vĩ mô - Đại học KTQD Hà Nội
4- Cẩm nang nghiệp vụ Marketing dùng cho các doanh nghiệp. TS. Phan Thăng. NXB Thống kê. 2008
5- Khách hàng và doanh nghiệp hợp tác cùng phát triển. Vũ Thị Phượng. NXB Thống kê. 2008
6- Giáo trình kinh tế thương mại và dịch vụ. TS. Đinh Văn Đãn và ThS. Nguyễn Viết Đăng. NXB Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
7- Báo cáo của các Ban xuất nhập khẩu tại các hội nghị tổng kết của Công ty.
8- Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty
9- Báo cáo của các phòng ban, phòng kế toán tài vụ Công ty
10- Các website:
PHỤ LỤC 1. QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ
Nguồn từ các
nước nông nghiệp
Tự tiêu thụ của
người trồng cà phê
Sản xuất
cà phê
Kinh doanh
trung gian
Chế
biến
Các nguồn
hàng khác
Xuất khẩu
cà phê nhân
Chế biến cà phê
hòa tan
Chế biến cà phê
rang xay
Nhập kho
tái chế
Thị trường
trong nước
Xuất
khẩu
Thị trường
nước ngoài
Bán buôn
và bán lẻ
Bán buôn
và bán lẻ
PHỤ LỤC 2. DÒNG CHẢY HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ ĐỐI VỚI CÀ PHÊ NHÂN
Người trồng
CP cỡ nhỏ
Người trồng
CP trung bình
Người trồng
CP cỡ lớn
Nhà buôn
HTX cỡ nhỏ
Người chế biến
Hãng chế biến
Nhà nước, tư nhân
HTX cỡ lớn
Nhà buôn
hãng đại diện
Bán đấu giá
Người môi giới
Tiêu thụ
trong nước
Hãng nhập
khẩu độc lập
Đại diện, văn
phòng mua bán
Tổ chức tiếp thị Nhà nước, nửa Nhà nước
Tổ chức tiếp thị Nhà nước, nửa Nhà nước
Kinh doanh tại New York, London
Thị trường CK New York
Thị trường
Loko, New York
Thị trường
Hãng nhập khẩu độc lập
Hãng rang xay, hãng nhập khẩu
Ngành công nghiệp cà phê
Sự lưu thông hàng hóa Dòng chảy tiền tệ
Trồng trọt
Kinh doanh
Chế biến
Kinh doanh
Kinh doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 55. HOANG CONG DUC.doc