Luận văn Nghiên cứu tính khả thi khi ap dụng hệ thống ký quỹ hoàn chi trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn tỉnh Long An

6.2.4 Đối với người tiêu dùng Tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện KQHC, đảm bảo tỷ lệ chất thải đem trả lại cho hệ thống. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cũng như về việc phân loại chất thải tại nguồn. Tăng cường sử dụng các sản phẩm tái chế. 6.2.5 Các hướng nghiên cứu tiếp theo a. Tiến hành nghiên cứu khảo sát mức sẵn lòng tham gia hệ thống KQHC của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến sản phẩm thuốc BVTV, tìm hiểu những vướng mắc khó khăn và nguyện vọng của họ nếu được thực hiện để có chính sách hỗ trợ hợp lý khi hệ thống được áp dụng. b. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý, kiểm soát hoạt động của hệ thống cho phù hợp với thực tế dựa trên những hướng đề xuất ở trên, xây dựng cụ thể các văn bản hướng dẫn thực hiện và quy chế hoạt động của hệ thống.

doc66 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tính khả thi khi ap dụng hệ thống ký quỹ hoàn chi trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu đầy đủ, họ cho rằng ký quỹ cũng như tăng giá bán chứ không cần thiết trả lại chất thải. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người dân mặc dù chưa nghe nói đến công cụ KQHC nhưng vẫn muốn tham gia thực hiện chính sách mới và đem trả lại vỏ chai sau khi đã sử dụng. Mặt khác, một số người hiểu rõ về công cụ KQHC, nhưng họ cho rằng hệ thống này chỉ thực hiện tốt ở nước ngoài, còn khi áp dụng ở Việt Nam thì không hiệu quả, dẫn đến họ không muốn tham gia thực hiện chính sách và làm giảm lượng chất thải thu hồi được. Cách thải bỏ và cách thức trả vỏ chai/nhận tiền hoàn trả mong muốn Những yếu tố trên có liên quan với nhau và tác động đến lượng chất thải mà người tiêu dùng có khả năng đem trả lại. Những cách hoàn trả chất thải (cũng như cách ký quỹ-nhận tiền hoàn chi) nào phù hợp, thuận tiện với người tiêu dùng thì họ sẽ chọn lựa. CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quan về kết quả khảo sát Thực hiện khảo sát bằng phiếu khảo sát với đối tượng là những người nông dân được lựa chọn ngẫu nhiên tại 5 xã (Hòa Phú, Nhựt Chánh, Bắc Hòa, Vĩnh Trị, Thạnh Phước) và thị trấn Mộc Hóa thuộc 6 huyện (Châu Thành, Bến Lức, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa) trên địa bàn tỉnh Long An. Phiếu khảo sát là một bảng câu hỏi gồm có thông tin cá nhân của người được khảo sát, 17 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi mở về ý kiến của người được khảo sát (xem phụ lục). Về phần ký quỹ mẫu phiếu điều tra được khảo sát theo 2 hướng đó là ký quỹ theo tỷ lệ và ký quỹ cố định Số phiếu phát ra là 180 phiếu thu lại 180 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 15 phiếu (do người trả lời cung cấp thiếu thông tin cần thiết, các ý kiến trả lời mâu thuẫn nhau). Các phiếu hợp lệ được cập nhật thông tin vào bảng excel và thu được kết quả thống kê như trình bày trong bảng 1.4. Bảng 1.4 – thống kê kết quả khảo sát Yếu tố Tỷ lệ (% tổng số) Giới tính Nam 73 Nữ 27 Tuổi 20-29 tuổi 13 30-39 tuổi 31 40-49 tuổi 32 50-59 tuổi 22 > 60 tuổi 2 Trình độ văn hóa Tiểu học 24 Trung học cơ sở 50 Phổ thông trung học 25 Trung cấp 1 Thu nhập <3.000.000 16 3.000.000 – 10.000.000 41 10.000.000 – 20.000.000 28 > 20.000.000 15 Diện tích đất canh tác < 1 ha 20 1 – 5 ha 55 6 – 10 ha 18 > 10 ha 7 Loại rau màu Lúa 86 Dưa 8 Các loại khác 6 Lượng thuốc 3 – 5 lít 16 5 – 10 lít 36 10 – 20 lít 30 > 20 lít 17 Dạng thuốc sử dụng Dạng nước 0 Dạng bột 0 Cả hai 100 Loại thuốc BVTV thường dùng Thuốc trừ sâu 0 Thuốc trừ bệnh 0 Thuốc trừ cỏ 0 Thuốc diệt chuột 0 Thuốc dưỡng 0 Tất cả các loại trên 96 Tùy theo mỗi mùa vụ 4 Số vụ mùa 1 vụ mùa 12 2 vụ mùa 68 3 vụ mùa 21 Cấp độ độc tính Không hiện tượng 4 Mùi khó chịu 36 Cảm giác khó chịu 33 Độc mãn 0 Độc cấp 11 Tất cả 16 Tác hại của thuốc BVTV Không biết 0 Biết khái quát 62 Hiểu rõ 38 Không quan tâm 0 Cách xử lý vỏ chai thuốc BVTV Vứt bỏ 5 Chôn 12 Đốt 41 Đem bán 42 Ý kiến về việc thải bỏ vỏ chai thuốc BVTV bừa bãi vào MT Đúng 0 Sai 59 Phải chấp nhận vì không còn giải pháp nào khác 41 Không quan tâm 0 Cách xử lý vỏ chai thuốc BVTV hợp lý nhất Tận dụng trực tiếp 1 a b C 1% 0% 0% Qua xử lý và tái chế 84 Các hoạt động phát triển 1 2 3 4 5 6 41% 24% 6% 5% 25% 0% Cách khuyến khích trả bao bì 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 37% 52% 3% 8% 0% Tự tiêu hủy 10 Không cần thiết 5 Không có ý kiến 0 Nghe nói đến KQHC Có nghe 0 Chưa nghe 100 Lợi ích của KQHC Không có lợi 4 Không mang lại lợi ích nhưng có lợi về môi trường 47 Có lợi cả hai mặt về kinh tế và môi trường 49 Không có ý kiến 0 Sự sẵn lòng tham gia Không muốn tham gia 15 a1 b1 c1 d1 39% 34% 15% 12% Tham gia 85 a* b* c* a** b** c** a*** b*** c*** 21.5% 57% 21.5% 23% 50% 27% 20% 68% 12% Cách giữ a2 b2 c2 84% 5% 11% Cách nhận tiền hoàn trả a3 b3 c3 0% 61% 39% Ghi chú: Các hoạt động phát triển: 1: hệ thống thu gom bao bì 2: hệ thống nhà máy tái chế 3: hệ thống tiêu dùng các sản phẩm tái chế 4: thói quen của người sử dụng thuốc là để dành bao bì cho tái chế 5: tất cả các yêu cầu trên 6: không cần thiết xã hội tự phát sinh Cách khuyến khích trả lại bao bì 1.1: Đóng tiền thế chân bao bì và nhận lại khi trả bao bì 1.2: Tăng cường hệ thống thu mua vỏ chai tận các hộ gia đình 1.3: Nghiêm cấm việc vứt bỏ bừa bãi và xử lý khi vi phạm 1.4: Tất cả các yêu cầu trên 1.5: Không cần phải làm gì cả Cách sử dụng lại vỏ chai thuốc BVTV a: rửa sạch chứa những thứ khác b: không cần rửa dùng để chứa thuốc BVTV cùng loại c: sử dụng vào mục đích khác Lý do không muốn tham gia (chỉ tính theo tỷ lệ % số người không tham gia) a1: không đủ tài chính để ký quỹ b1: không tin tưởng vào tính hiệu quả của chính sách c1: không tin tưởng vào nhân viên ký quỹ d1: không cần thiết phải thực hiện *: các mức giá trị DR được khảo sát (chỉ tính theo tỷ lệ % số người đồng ý tham gia. a*: ký quỹ 15% hoàn trả 5% (% giá sản phẩm) b*: ký quỹ 30% hoàn trả 25% (% giá sản phẩm) c*: ký quỹ 50% hoàn trả 50% (% giá sản phẩm) **: Mức ký quỹ ≤ 50.000đ a ** : ký quỹ 10.000 hoàn trả 5.000 b ** : ký quỹ 15.000 hoàn trả 12.000 c ** : ký quỹ 25.000 hoàn trả 25.000 *** : Mức ký quỹ > 50.000đ a *** : ký quỹ 20.000 hoàn trả 10.000 b *** : ký quỹ 30.000 hoàn trả 25.000 c *** : ký quỹ 50.000 hoàn trả 50.000 Cách giữ bao bì trước khi mang trả lại: a2 : gói kỹ tập trung tại một chỗ b2 : rửa sạch để ở đâu đó c2 : khi nào hết một chai lọ mang trả ngay để lấy tiền ký quỹ Cách nhận tiền hoàn trả: a3 : nhận trực tiếp từ các công ty b3 : nhận trực tiếp tại các đại lý c3 : thông qua hệ thống thu gom tận các hộ gia đình Theo kết quả thống kê trong bảng 1.4 thì: Đa số người tham gia phỏng vấn là nam (73%) Độ tuổi chiếm đa số là từ 30-39 (31%) và 40-49 (32%) Trình độ trung học cơ sở chiếm phần lớn (50%) sau đó là trình độ phổ thông trung học, tiểu học. Phần lớn người nông dân có diện tích đất canh tác khoảng 1-5ha (chiếm 55%) Đất canh tác chủ yếu là trồng lúa nước (86%). Mỗi năm làm được hai vụ mùa (68%) Thu nhập trung bình mỗi vụ mùa của hầu hết người được phỏng vấn từ 3-10 triệu (41%). Lượng thuốc trung bình dùng cho mỗi mùa vụ là từ 5-10 lít (36%). Loại thuốc BVTV thường được người nông dân sử dụng ở dạng nước và dạng bột (100%). Các loại thuốc BVTV bán trên thị trường thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc dưỡng đều được người nông dân sử dụng (96%). Đa số người nông dân đều nhận định rằng thuốc BVTV gây ra mùi khó chịu (36%). Có 62% người được khảo sát chỉ biết khái quát tác hại của thuốc BVTV. Đa số vỏ chai thuốc BVTV sau khi sử dụng được người nông dân đem bán ve chai (42%). 59% cho rằng việc thải bỏ vỏ chai thuốc BVTV như hiện nay vào môi trường sống xung quanh là sai. Có 84% ý kiến cho rằng xử lý vỏ chai thuốc BVTV hợp lý là thông qua hệ thống xử lý và tái chế. Có đến 100% người trả lời chưa từng nghe đến công cụ KQHC. Sau khi được phổ biến về công cụ KQHC có 49% tổng số người được khảo sát cho rằng KQHC có lợi cả hai mặt là kinh tế và môi trường. Có đến 85% số người đồng ý tham gia KQHC. Có 57% người được phỏng vấn chọn mức ký quỹ tối đa là 30% (trong tổng số 87 người tham gia thực hiện ký quỹ theo tỷ lệ %). Có 50% người được phỏng vấn chọn mức ký quỹ tối đa 15.000 hoàn trả 12.000 đối với chai thuốc có giá ≤ 50.000, đối với thuốc có giá > 50.000 thì có 68% số người chọn mức ký quỹ 30.000 hoàn trả 25.000 (trong tổng số 78 người tham gia thực hiện cách ký quỹ này). 4.2 Các kết quả tính toán Thông qua kết quả khảo sát các mức ký quỹ ( bảng 1.4 ), ta có kết quả tính toán dựa theo công thức Kaseke như sau: * Kết quả tính toán mức ký quỹ theo tỷ lệ. Theo công thức Kaseke, El trong trường hợp biến thiên từ mức ký quỹ 10% - 5% (1) sang 30% - 25% (2) (đều tính theo tỷ lệ % giá bán sản phẩm) được tính toán: Với QR1, QR2 là tỷ lệ chất thải trả lại tương ứng với mức KQHC là (1) và (2), có: /QR2 – QR1/ 57 – 21.5 %QR1-2 = = = 1.65 = 165% QR1 21.5 5% 25% Với DR1 = = 33% ; DR2 = = 83% 15% 30 /DR2 – DR1/ 83 – 33 % DR1-2 = = = 1.5 = 150% DR1 33 %QR 165 El1-2 = = = 1.1 > 1 %DR 150 Tương tự: mức KQHC từ 30% - 25% sang 50% -50% được tính như sau: 50% Với QR3 = 21.5% , DR3 = = 1 = 100% 50% /QR3 – QR2/ /21.5 – 57/ %QR2-3 = = = 0.62 = 62% QR2 57 DR3 - DR2 100 - 83 %DR2-3 = = = 0.2 = 20% DR2 83 % QR2-3 62 El2-3 = = = 3.1 >1 % DR2-3 20 * Kết quả tính toán mức ký quỹ cố định - Đối với loại thuốc BVTV có giá ≤ 50.000 El trong trường hợp biến thiên từ mức ký quỹ 10.000 – 5.000 (4) sang 15.000 – 12.000 (5) được tính như sau: Với QR5 = 50%, QR4 = 23% QR5 - QR4 50 - 23 %QR4-5 = = =1.17 = 117% QR4 23 5.000 Với DR4 = = 0.5 = 50% 10.000 12.000 DR5 = = 0.8 = 80% 15.000 DR5 - DR4 80 - 50 Vậy: %DR4-5 = = = 0.6 = 60% DR4 50 117 => Hệ số co giãn El4-5 = = 1.95 > 1 60 Tương tự, mức ký quỹ 15.000 – 12.000 sang 25.000 – 25.000 (6) 25.000 Với QR6 = 27%, DR6 = = 1 = 100% 25.000 /QR6 - QR5/ /27 – 50/ %QR5-6 = = = 0.46 = 46% QR5 50 DR6 - DR5 100 – 80 %DR5-6 = = = 0.25 = 25% DR5 80 %QR5-6 46 => El5-6 = = = 1.84 > 1 %DR5-6 25 - Đối với loại thuốc BVTV có giá > 50.000 El trong trường hợp biến thiên từ mức ký quỹ 20.000 – 10.000 (7) sang 30.000 – 25.000 (8): Ta có: QR7 = 20%, QR8 = 68% /QR8 - QR7/ 68 -20 %QR7-8 = = = 2.4 = 240% QR7 20 10.000 DR7 = = 0.5 = 50% 20.000 25.000 DR8 = = 0.83 = 83% 30.000 83 – 50 %DR7-8 = = 0.66 = 66% 50 %QR7-8 240 => El7-8 = = = 3.6 > 1 %DR7-8 66 Tương tự, mức ký quỹ 30.000 – 25.000 sang 50.000 – 50.000(9) 50.000 Với QR9 = 12%, DR9 = = 1 =100% 50.000 /QR9 - QR8/ /12 - 68/ %QR8-9 = = = 0.82 = 82% QR8 68 DR9 - DR8 100 – 83 %DR8-9 = = = 0.2 = 20 DR8 83 %QR8-9 82 => El8-9 = = = 4.1 >1 %DR8-9 20 Dựa vào kết quả tính toán như trên, ta nhận thấy rằng: Qua hai cách ký quỹ theo tỷ lệ hoặc ký quỹ cố định, mức tiền ký quỹ càng cao thì lượng chất thải thu hồi càng tăng dẫn đến hệ số co giãn El càng lớn, khi đó việc áp dụng công cụ KQHC đã ảnh hưởng tốt lên tỷ lệ thu gom phế phẩm. Đây là cơ sở cho việc đưa ra quyết định thực thi công cụ KQHC trong tiến trình tìm kiếm giải pháp tái chế vỏ chai thuốc BVTV có hiệu quả nhất. 4.3 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện KQHC (dựa trên kết quả khảo sát) 4.3.1 Thuận lợi a. Giá bán các loại thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng đến WTP của người sử dụng. Cụ thể khi tiến hành khảo sát ở hai cách ký quỹ khác nhau ta thu được kết quả như sau: Đối với mức ký quỹ theo tỷ lệ có 57% số người được phỏng vấn chọn mức ký quỹ 30% hoàn chiû 25%. Đối với mức ký quỹ cố định các loại thuốc BVTV có giá ≤ 50.000 đồng có 50% trong tổng số 78 nguời được phỏng vấn chọn mức ký quỹ 15.000 đồng hoàn chi 12.000 đồng. Và các loại thuốc BVTV có giá > 50.000 đồng có 68% lựa chọn mức ký quỹ tối đa có thể chấp nhận được là 30.000 đồng hoàn chi 25.000 đồng. Theo số liệu điều tra số người phỏng vấn chọn mức ký quỹ trên phần lớn đều có diện tích đất giao động từ 1-5 ha tương đương mỗi mùa vụ thu nhập của họ từ 3.000.000 đến 10.000.000. Chính vì vậy, đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn các mức ký quỹ như trên. Bên cạnh các mức ký quỹ trên, mức ký quỹ tối đa của hai cách ký quỹ này được đa số người nông dân có diện tích đất < 1ha lựa chọn. Chính vì đất canh tác ít, lượng thuốc BVTV được sử dụng chiếm tỷ lệ thấp, điều này dẫn đến việc lựa chọn mức ký quỹ tối đa để có thể nhận lại toàn bộ số tiền ký quỹ. Tuy nhiên, dù ở cách ký quỹ theo tỷ lệ hay ký quỹ cố định thì đa phần người nông dân đều lựa chọn các mức ký quỹ trung bình trong các định mức ký quỹ - hoàn chi mà người khảo sát đưa ra. Điều này chứng tỏ ở bất kỳ cách ký quỹ nào thì ta cũng có thể thực hiện được KQHC. Thông qua đợt khảo sát theo hai cách áp dụng nêu trên, đa số người được phỏng vấn đều cho rằng mức ký quỹ cố định dễ được chấp nhận hơn cách ký quỹ theo tỷ lệ vì số tiền ký quỹ được ấn địng rõ ràng. Vì vậy, các mức ký quỹ cố định sẽ được lựa chọn làm mức ký quỹ khi hoạch định chính sách. b. Hầu hết người nông dân đều biết tác hại của thuốc BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường và có 38% người sử dụng hiểu rất rõ về tác hại này. Hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng việc xử lý vỏ chai thuốc BVTV như hiện nay là không hợp lý (trong đó có 41% cho rằng là không hợp lý nhưng đành phải chấp nhận vì không còn giải pháp nào khác). Điều này thể hiện nhận thức cũng như sự quan tâm của người dân đối với các vấn đề môi trường là khá rõ ràng. Do vậy khi đưa những chính sách mới được hoạch định cụ thể nhằm mục đích ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống an toàn trong lành thì sẽ dễ dàng nhận được sự hưởng ứng từ phía người dân cùng tham gia thực hiện. Đặc biệt trong việc thu gom và trả lại các vỏ chai. c. 42% người nông dân đem vỏ chai sau khi đã sử dụng đem bán ve chai cho thấy họ đã nhận ra khả năng tái sinh-tái chế của vỏ chai (vì hầu hết chất thải đem bán ve chai đều có khả năng này). Những người thu mua phế liệu là một phần quan trọng đóng góp trong công tác thu gom chất thải ngay cả khi KQHC không được thực hiện thì việc thu gom này cũng giúp hạn chế ô nhiễm của việc thải bỏ vỏ chai bừa bãi như hiện nay. Bên cạnh đó các công ty thuốc BVTV cũng đã tổ chức các buổi hội thảo để hướng dẫn người nông dân cách xử lý các vỏ chai thuốc bằng cách tự thiêu hủy và có 41% số người khảo sát lựa chọn phương án này. Có 84% ý kiến cho rằng cách xử lý vỏ chai thuốc BVTV hợp lý nhất là cần phải xây dựng các hệ thống xử lý và tái chế lại các vỏ chai sau sử dụng điều này chứng tỏ rằng người dân cũng rất quan tâm đến các vấn đề môi trường hiện nay. 4.3.2 Khó khăn Trên thực tế giá bán các loại thuốc BVTV rất đa dạng, có loại chỉ 6.000 đồng/chai, loại khác giá bán có thể lên đến 300.000 đồng/chai. Vì vậy vẫn còn một số hạn chế khi khảo sát tại mức tiền ký quỹ > 50.000. Trong nghiên cứu này, ta chỉ đưa ra mức tiền ký quỹ tương ứng với giá bán trung bình (khoảng 100.000-130.000 đồng/chai) cho mức ký quỹ > 50.000 đồng . Vì thế, nếu trong trường hợp chai thuốc BVTV có giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với mức tiền ký quỹ tối đa (50.000 đồng) thì số tiền ký quỹ này sẽ không còn phù hợp. Có 62% người nông dân chỉ biết một cách rất khái quát và sơ lược về tác hại thuốc BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Cũng như hầu hết những người tham gia phỏng vấn đều chưa nghe nói đến công cụ KQHC. Điều này là một trong những yếu tối ảnh hưởng làm cho 34% trên tổng số người không muốn tham gia hệ thống KQHC với lý do không tin tưởng vào tính hiệu quả của chính sách và 15% số người cho rằng không tin tưởng vào nhân viên ký quỹ. Tuy nhiên những khó khăn này có thể khắc phục bằng những chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng được hoạch định trong chính sách. Sau khi có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tác hại của thuốc BVTV, về tầm quan trọng và lợi ích có được từ việc áp dụng hệ thống KQHC, người sẽ thấy rõ hơn sự cần thiết tham gia thực hiện hệ thống. Đồng thời sau một thời gian đầu thực hiện tốt KQHC cải thiện được các vấn đề môi trường liên quan đến thuốc BVTV cũng như các biện pháp khắc phục được những bất cập trong cách thức quản lý hiện nay sẽ tạo được sự tin tưởng cho người dân vào tính hiệu quả của chính sách để họ tình nguyện tham gia. CHƯƠNG 5 – HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH 5.1 So sánh dữ liệu điều tra và thực tế xã hội Do cuộc khảo sát chỉ tiến hành ở một nhóm nhỏ đối tượng trong tỉnh vì vậy các dữ liệu thu được phải mang tính đại diện phù hợp với dữ liệu nền của địa bàn nghiên cứu thì các kết luận mới được thuyết phục và giải pháp đưa ra mới có tính khả thi cao khi áp dụng cho toàn khu vực. Chính sách áp dụng công cụ KQHC đối với các vỏ chai thuốc BVTV trong trường hợp đang nghiên cứu được dựa trên mức WTP của người tiêu dùng. Như đã phân tích ở phần trước, các yếu tố có tác động đến WTP là trình độ văn hóa, thu nhập trung bình, các hiểu biết và nhận định về hiện trạng môi trườngDo vậy cần xem xét các số liệu trung bình và nền thực tế của các yếu tố này trên địa bàn tỉnh Long An (đã trình bày trong phần tổng quan về Long An, đồng thời quan sát điều tra thựïc địa). Thu nhập trung bình là yếu tố quan trọng đến WTP của người tiêu dùng. Theo số liệu của sở Kế hoạch đầu tư thì thu nhập bình quân đầu người tại Long An là 500 USD/năm trong năm 2005 và nó được phát triển dần lên mỗi năm. Mặt khác đời sống người dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện và nâng cao, số hộ nghèo giảm đáng kể những người có thu nhập trên 1,5 triệu/tháng tăng lên. Trong mẫu khảo sát phần lớn số người nông dân có diện tích đất canh tác từ 1-5 ha chiếm 55% nên thu nhập trung bình của mỗi mùa vụ của người nông dân (một vụ lúa- dưa khoảng 2,5-3,5 tháng) 3-10 triệu chiếm 41%. Do vậy kết quả khảo sát này có thể xem là phù hợp với mặt bằng chung. Về trình độ văn hóa tỉ lệ xã phường đạt phổ cập trung học cơ sở là 58% và 100% xã phường đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Xã hội ngày càng phát triển nên đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao. Với kết quả điều tra có 50% tổng số người trả lời đạt trình độ trung học cơ sở kế đến là nhóm phổ thông trung học chiếm 25%. Mặc dù chưa phải là con số chính xác theo thống kê của tỉnh nhưng cũng đã phản ánh đúng được phần nào thực tế ở tỉnh Long An. Theo số liệu điều tra hầu hết phần lớn đất nông nghiệp ở tỉnh Long An chủ yếu là trồng lúa nước chiếm 86% các loại rau màu khác chiếm 14%. Theo số liệu của Cục thống kê thì diện tích đất trồng lúa nước chiếm khoảng 67% trên toàn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Qua khảo sát cứ 1ha đất trồng lúa nước ở mỗi vụ mùa trung bình người nông dân sử dụng khoảng 5-6 lít thuốc BVTV và theo số liệu thống kê của Chi Cục BVTV mỗi ha đất trồng lúa thì trung bình người nông dân sử dụng khoảng 3-5 lít thuốc BVTV. Do vậy kết quả khảo sát này là tương đối đúng với hiện trạng chung. Với trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao cộng với các thông tin trên các phương tiện báo, đài, các hoạt động tuyên truyền và chương trình môi trường ở tỉnh, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường cũng được tăng lên. Ý kiến của đa số người nông dân tham gia khảo sát đều cho rằng cách thải bỏ, xử lý vỏ chai thuốc BVTV hiện nay là không hợp lý và đã có 84% số người được khảo sát cho rằng các vỏ chai thuốc này cần được đem đi xử lý và tái chế lại. Như vậy cũng đã nói lên mong muốn của người dân muốn có được một môi trường sống trong lành, an toàn nên số người sẵn lòng tham gia KQHC để bảo vệ môi trường chiếm tỷ lệ cao (85%) là hợp lý. Như vậy, mặc dù chỉ khảo sát số lượng ít (165 mẫu hợp lệ), nhưng kết quả thống kê đã cho thấy các mẫu mang tính đại diện tốt ở các yếu tố quan trọng, phản ánh đúng nền thực tế chung của khu vực khảo sát. Do đó có thể dựa trên ý kiến được đa số người nông dân lựa chọn để hoạch định chính sách áp dụng cho toàn tỉnh Long An. 5.2 Giải pháp thực thi Sau khi đã tiến hành điều tra khảo sát người nông dân để tìm hiểu và đưa ra WTP hợp lý, cần nghiên cứu hoạch định các vấn đề có liên quan trong việc thực hiện các chính sách: a. Qui định thống nhất mức KQHC cho tất cả các đơn vị tham gia hệ thống. Cụ thể trong nghiên cứu này, dựa theo kết quả khảo sát có 50% tổng số người lựa chọn mức ký quỹ 15.000 – 12.000 đối với thuốc BVTV có giá ≤ 50.000 đồng và 68% người lựa chọn 30.000 – 25.000 cho thuốc BVTV có giá > 50.000 đồng. Sau khi xem xét các yếu tố tác động và hiện trạng của tỉnh Long An ta có thể chọn hai mức KQHC này để thực hiện. Theo nguyên tắc khi mức ký quỹ thấp thì mức hoàn chi thấp. Tuy nhiên ở hai mức ký quỹ trên thì đây là khoản tiền nhỏ phù hợp với thu nhập của người nông dân, đồng thời cũng đủ lớn để tạo ra sự kích thích kinh tế đảm bảo tỷ lệ chất thải trả lại cao. b. Quy định cụ thể và thống nhất các yêu cầu đối với chất thải đem trả lại. Như đối với các vỏ chai thuốc BVTV đã sử dụng khi đem trả lại thì phải còn nguyên vỏ nhựa của bình và còn đủ nắp chai Điều này để tránh tình trạng người tiêu dùng chỉ hoàn trả một phần chất thải cho có còn những phần khác bị vứt bỏ bừa bãi hoặc dùng với mục đích khác không kiểm soát được về mặt môi trường. c. Xây dựng nhà máy hoặc trung tâm quản lý, là nơi tiếp nhận, lưu giữ chất thải và điều hành trực tiếp hệ thống thu gom. Bên cạnh đó phát triển mạng lưới các kênh thu gom nhỏ tại các đại lý bán thuốc BVTV, có thể xây dựng đội ngũ thực hiện KQHC và nhận chất thải tại các khu dân cư tập trung, tại các địa điểm cụ thể sao cho tạo được sự thuận tiện, phù hợp với người dân để kích thích họ trả lại chất thải. d. Những cửa hàng, cơ sở nhỏ muốn tham gia KQHC với vai trò tiếp nhận chất thải và nhận-hoàn tiền ký quỹ, tuy nhiên lại có nhiều khó khăn khiến họ e ngại. Cần khuyến khích họ tham gia bằng cách hỗ trợ về mặt bằng (để lưu giữ chất thải), nguồn nhân lực, tài chính cũng như các thông tin cần thiết cũng như tư vấn kỹ thuật. e. Quy định thời hạn định kỳ cho các đơn vị để giao nộp lại một phần tiền ký quỹ cũng như chất thải (ví dụ cuối mỗi một mùa vụ các đơn vị phải giao lại cho các cơ quan quản lý chung 80% tổng số tiền ký quỹ và toàn bộ vỏ chai thu được trong mùa vụ đó). Quy định này tùy thuộc vào từng đơn vị, dựa trên doanh số bán ra trung bình trong khoảng thời gian nào đó. Đồng thời phải có các văn bản cam kết của đơn vị, các hồ sơ thống kê (như số lượng sản phẩm mà các đại lý nhận về, lượng bán ra, doanh số) và ghi vào biên bản mỗi lần giao nhận (có xác nhận của đại diện nhân viên hai bên) nhằm kiểm tra quản lý, tránh việc gian lận, thất thoát tiền ký quỹ hoặc đơn vị năng giá bán không đúng. f. Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu về việc KQHC giữa các bộ phận tham gia hệ thống, có sự liên thông, kết nối chặt chẽ tạo sự dễ dàng cho người nông dân tham gia thực hiện (vì người nông dân có thể thay đổi giữa các chỗ mua-chỗ ký quỹ và chổ trả lại chất thải-chỗ nhận tiền hoàn chi khác nhau). Các thông tin phải được theo dõi, cập nhật thường xuyên trên toàn hệ thống tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý. Ví dụ có thể xây dựng mạng nội bộ của hệ thống cho các bộ phận; quy định các biên bản thực hiện KQHC, trả-nhận chất thải có đầy đủ thông tin và xác nhận của người tiêu dùng và nhân viên của hệ thống. g. Lập ra một đơn vị chức năng đảm nhiệm vấn đề tài chính (quản lý tiền lý quỹ, hoàn chi, quản lý thông tin người tiêu dùng có ký quỹ hay không). h. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận, đơn vị tham gia hệ thống KQHC, tránh chồng chéo công việc hay trốn tránh, đỗ lỗi cho nhau khi xảy ra sự cố. i. Tổ chức huấn luyện đào tạo về đạo đức, nhận thức lẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viện làm việc trong hệ thống. j. Khoản tiền mà người sử dụng mất đi khi ký quỹ được dùng để trang trải cho hoạt động của hệ thống trong thời gian đầu. Khoản kinh phí này bao gồm: chi phí thu gom/tập hợp chất thải, chi phí đầu tư các thùng/kho chứa chất thải, chi phí cho công tác tuyên truyền vận động giáo dục, chi phí quản lý, tiền công nhân viên Sau khi kết thúc một mùa vụ người nông dân sẽ nhận lại tiền ký quỹ tại các đại lý nhưng khi bắt đầu mùa vụ mới thì người nông dân lại tiếp tục ký quỹ. Như vậy, khoản tiền ký quỹ không được cố định tuy nhiên nhà quản lý vẫn có thể gửi khoản tiền ký quỹ trên vào ngân hàng và nhận lãi suất hàng tháng, có thể sử dụng lãi suất này làm kinh phí để duy trì hệ thống. Phần mất đi khi ký quỹ không nhằm tạo ra kinh phí hoạt động của hệ thống, mà mục đích chính là tạo sự kích thích cho người sử dụng đem trả lại chất thải. Do vậy, việc lựa chọn và điều chỉnh mức KQHC phù hợp đều phải xem xét đến xu hướng thay đổi của tỷ lệ chất thải (vỏ chai) được thu hồi. k. Thông báo rộng rãi những đơn vị nào tham gia KQHC, dán nhãn phân biệt những sản phẩm tham gia KQHC và những sản phẩm ngoài hệ thống KQHC. Khuyến khích việc tham gia bằng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cụ thể hoặc có những biện pháp pháp lý gián tiếp tác động. Cụ thể, đánh phí bảo vệ và xử lý môi trường cao đối với những đơn vị không tham gia KQHC. Theo lý thuyết kinh tế môi trường, nhà sản xuất buộc phải tăng giá bán để bù vào những khoản phí này. Khi đó, người tiêu dùng có khả năng chọn mua những sản phẩm của hệ thống KQHC, do vừa có thể góp phần cải thiện môi trường, vừa chỉ phải ký quỹ một số tiền lúc mua rồi được hoàn trả sau đó thay vì bị mất hoàn toàn khi phải mua sản phẩm giá cao hơn. Mặt khác, có thể đưa ra các quy định về trách nhiệm tái chế đối với nhà sản xuất với tỷ lệ tái chế yêu cầu cụ thể, nhất là khi vỏ chai thuốc BVTV là sản phẩm có khả năng tái chế tương đối cao và tính chất nguy hại rất lớn khi thải bỏ sau quá trình sử dung. Điều này sẽ thúc đẩy nhà sản xuất tham gia hệ thống KQHC để đảm bảo tỷ lệ thu gom chất thải làm nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế, vì nếu không, nhà sản xuất phải liên tục bỏ ra một khoản chi phí lớn để thu mua phế liệu trong khi khả năng thị trường cung cấp không ổn định là khá cao. l. Cần tạo tâm lý ổn định, xóa bỏ sự e ngại cho các doanh nghiệp, đơn vị khi tham gia. Việc tham gia KQHC có thể khiến một số doanh nghiệp gặp khó khăn, giảm lượng tiêu thụ mặt hàng nào đó do giá bán tăng từ việc ký quỹ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhu cầu sử dụng các loại thuốc BVTV là rất lớn vì mỗi khi rau màu bị sâu bệnh thì bắt buộc người nông dân phải mua các loại thuốc BVTV đặc trị các loại sâu bệnh đó. Vì thế, việc giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm do giá bán tăng chỉ là vấn đề tạm thời. Do vậy, thị trường không dễ bị biến động mạnh gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. 5.3 Các giải pháp hỗ trợ hoạt động tái sinh-tái chế vỏ chai thuốc BVTV Mục tiêu quan trọng khi xây dựng hệ thống KQHC là nâng cao tỷ lệ chất thải (vỏ chai) được thu gom nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vấn đề tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là xử lý lượng vỏ chai này như thế nào. Một trong những mục tiêu khác của KQHC là nâng cao hiệu quả tái sinh-tái chế chất thải, trong khi vỏ chai thuốc BVTV có khả năng tái chế tương đối cao. Tuy nhiên, ở Long An ngành tái sinh-tái chế chất thải vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu áp dụng thực hiện thành công hệ thống KQHC sẽ đảm bảo thu gom triệt để tạo nguồn nguyên liệu cho tái sinh-tái chế, đồng thời nếu ngành tái chế phát triển tốt sẽ góp phần giúp cho KQHC thành công. Chính vì thế, cần có những giải pháp chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực này. Các nhà đầu tư cũng như các thành phần kinh tế thường lo ngại, e dè khi đầu tư vào lĩnh vực tái chế do vấp phải những rào cản như vốn đầu tư lớn, chưa có những ưu đãi về thuế hay hỗ trợ về mặt pháp lý với ngành nghề này, thiếu mặt bằng để xây dựng cơ sở vì nếu nằm trong khu dân cư thì lại gây ô nhiễm môi trường, các sản phẩm sau tái chế không có thị trường để tiêu thụ hoặc không đủ sức cạnh tranh Cần phải xóa bỏ tâm lý này, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. 5.3.1 Chính sách hỗ trợ khung pháp lý a. Cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung cho các cơ sở hoạt động, các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực tái chế nếu đảm bảo các yêu cầu về mặt môi trường (thông qua kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan có thẩm quyền cấp), đảm bảo về nhà xưởng, trang thiết bị và các quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy. b. Các cơ quan chức năng hướng dẫn thủ tục, cấp giấy phép ưu đãi đầu tư đối với các đơn vị, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực tái sinh-tái chế. Đối với những đơn vị bị từ chối hoặc cần xem xét thêm do chưa đạt yêu cầu thì cần phải giải thích rõ nguyên nhân với nhà đầu tư, đồng thời có những hướng dẫn cụ thể bằng văn bản đến đối tượng để khắc phục. 5.3.2 Chính sách ưu đãi đầu tư a. Miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, máy móc, phương tiện chuyên dùng phục vụ cho hoạt động tái sinh-tái chế. b. Miễn giảm thuế doanh thu, VAT cho các đơn vị tái chế mới cũng như giảm thuế thu nhập cho phần thu nhập tăng thêm đối với các cơ sở sản xuất hàng chính phẩm có mở rộng đầu tư tái chế với cơ sở hạ tầng hiện hữu. c. Hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi hoặc bằng 0 trong thời gian nhất định cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực tái chế, hoặc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ khác như vốn ưu đãi của nước ngoài, ngân hàng thế giới hay các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, cần phải xây dựng nguyên tắc hoạt động của các nguồn quỹ này để đảm bảo hiệu quả sử dụng là cao nhất. d. Đối với các cơ sở tái chế đang hoạt động trong các khu dân cư không đáp ứng được các yêu cầu môi trường và cần di dời, các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện, hỗ trợ thủ tục pháp lý cũng như có chính sách ưu đãi về mặt bằng và cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp hay khu sản xuất tập trung như: cho vay vốn di dời với lãi suất thấp dựa trên giá trị tài sản hiện hữu, cho thuê mặt bằng với giá ưu đãi. 5.3.3 Chính sách bảo hộ mậu dịch đến với các sản phẩm tái chế a. Đánh thuế các sản phẩm cạnh tranh của sản phẩm tái chế, thông qua việc tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu tinh, tăng thuế doanh thu đối với các cơ sở sản xuất hàng chính phẩm. Với sức ép của việc nguyên liệu tinh lên giá cùng với sự gia tăng các loại thuế sẽ thúc đẩy các cá nhân, đơn vị đầu tư nhiều hơn cho các sản phẩm tái chế hoặc dùng nguyên liệu tái chế. b. Giảm thuế VAT đối với các sản phẩm tái chế. c. Định hướng sử dụng các sản phẩm tái chế tới người tiêu dùng, giới thiệu quảng bá, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm tái chế. d.Trong trường hợp nhà sản xuất sau khi đã tham gia hệ thống KQHC mà không xây dựng cơ sở tái chế buộc các nhà sản xuất phải ký hợp đồng mua lại các sản phẩm được tái chế từ vỏ chai thuốc BVTV. e. Quy định hạn chế sản phẩm sử dụng một lần đối với nhà kinh doanh. 5.3.4 Chính sách kiểm soát ô nhiễm Một số cơ sở tái chế đang hoạt động, nhất là các cơ sở nằm trong khu vực dân cư tập trung, mặt bằng nhỏ hẹp, máy móc thiết bị và công nghệ đều cũ kĩ, không giúp giảm tác động môi trường xấu khi thải bỏ chất thải bừa bãi hay chôn lấp, mà tạo ra những nguy cơ khác ảnh hưởng đến môi trường sống (nước thải, khí thải). Do đó, để hạn chế điều này cần phải có những chính sách kiểm soát ô nhiễm như: a. Chỉ cấp giấy phép và có những ưu đãi khi các dự án đầu tư đạt yêu cầu môi trường, cam kết thực hiện bảo vệ môi trường, có đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và được cơ quan chức năng thẩm định. b. Các cơ quan có thẩm quyền thường xuyên theo dõi, giám sát và kiểm tra định kỳ các vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn lao động tại các cơ sở thu mua, tái chế. c. Quy định cụ thể những hành vi và mức độ vi phạm mà nếu đơn vị nào phạm vào sẽ không được tiếp tục nhận các chế độ ưu đãi, trong những trường hợp vi phạm nặng hoặc tái phạm mặc dù đã được nhắc nhở thì đơn vị đó có thể bị rút giấy phép đầu tư, kinh doanh hoặc xử phạt hành chính. d. Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới và học tập áp dụng các công nghệ tái chế hiện đại ít ô nhiễm. 5.4 Các giải pháp giáo dục tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng a. Nâng cao nhận thức cho người sử dụng về tác hại to lớn của thuốc BVTV cũng như về tầm quan trọng thu gom xử lý vỏ chai đúng mức, bằng cách thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài hay thông qua các buổi hội thảo do các nhà sản xuất và đại lý tổ chức. Nên sử dụng các hình ảnh minh họa, hoặc các đoạn phóng sự về hiện trạng để người dân thấy rõ hơn và hiệu quả tác động đến người dân cao hơn. Trên các sản phẩm thuốc BVTV bên cạnh các hướng dẫn sử dụng, cần có các hướng dẫn về cách thức thải bỏ/thu gom vỏ chai cho đúng. Trong trường hợp người dân có những lý do không tham gia thực hiện KQHC thì họ cũng đã nhận thức các vấn đề môi trường phát sinh từ vỏ chai và biết cách thải bỏ hợp lý hơn. b. Tổ chức tuyên truyền về sự cần thiết của việc áp dụng KQHC cũng như những hiệu quả đạt được khi chính sách được thực thi, thông qua các băng rôn, áp phích, tờ rơi, tuyên truyền trên đài phát thanh đài truyền hình, Bên cạnh đó có thể lồng ghép thành các buổi nói chuyện trong các buổi hợp tổ dân phố, đồng thời đề ra một số chế độ thi đua khen thưởng giữa các tổ về số tổ viên tham gia, nhằm khuyến khích sự hưởng ứng của người dân. Điều quan trọng nhất là phải giải thích rõ ràng, cụ thể để tạo sự an tâm cho người tiêu dùng khi họ tham gia hệ thống. c. Khi chính sách được áp dụng thực hiện thì các cơ quan chức năng cần ban hành rộng rãi các thông tin cần thiết đến người tiêu dùng: những đơn vị (cụ thể mà người dân quan tâm là nhãn hiệu sản phẩm) nào tham gia hệ thống, mức KQHC là bao nhiêu, những nơi thực hiện, cách thức thực hiện, các yêu cầu đối với vỏ chai đem trả lại d. Tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường và về hệ thống KQHC lẫn các nghiệp vụ cần thiết có liên quan cho các cá nhân, bộ phận, đơn vị tham gia hệ thống. CHƯƠNG 6 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Vỏ chai thuốc BVTV là một loại chất thải nguy hại nhưng lại có khả năng tái sinh-tái chế tương đối cao. Với hiện trạng thu gom, quản lý chất thải cũng như hiện trạng của ngành tái sinh-tái chế vẫn chưa được quan tâm đúng mức như hiện nay thì việc áp dụng công cụ KQHC là cần thiết và đem lại nhiều lợi ích: 6.1.1 Lợi ích về mặt kinh tế xã hội Nâng cao hiệu quả thu gom vỏ chai thuốc BVTV thông qua việc người nông dân đem trả lại chất thải sau quá trình sử dụng. Có thể kiểm soát và quản lý được các cơ sở thu mua và tái chế phế liệu, khiến cho việc thu gom đạt hiệu quả hơn và đồng thời hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Nâng cao hiệu quả tái sinh tái chế chất thải với nguồn phế liệu được thu gom từ việc áp dụng hệ thống KQHC. Tạo công ăn việc làm ổn định cho lực lượng lao động đông đảo hơn lực lượng hiện nay. Và không chỉ những lao động hoạt động trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Long An mà còn mở rộng sang các tỉnh thành khác. Góp phần nâng cao hiệu quả chương trình phân loại rác tại nguồn ở Long An, đồng thời thúc đẩy mục tiêu xã hội hóa việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, với sự tham gia của các cá nhân, đơn vị, các loại hình doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức cho họ về trách nhiệm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” . 6.1.2 Lợi ích về mặt môi trường Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường vì các dòng thải từ hoạt động tái chế đều được xử lý đảm bảo trước khi thải vào môi trường. Nâng cao tỷ lệ và khối lượng chất thải rắn được tái sinh-tái chế. Giảm tối đa lượng chất thải rắn thải vào môi trường cũng như lượng chất thải rắn phải xử lý theo cách chôn truyền thống đặc biệt là đối với nhựa, nilong Là những hợp chất khó phân hủy ngoài môi trường, giảm đáng kể diện tích đất dùng cho bãi chôn lấp với tình hình quỹ đất công hạn hẹp như hiện nay. Thúc đẩy phân loại chất thải tại nguồn là nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn. Sử dụng hợp lý tài nguyên và hạn chế tối đa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. 6.2 Kiến nghị Để đảm bảo công cụ KQHC được áp dụng thực hiện hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ từ nhiều phía. 6.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước a. Xây dựng quy chế, quy định cho việc xây dựng và thực hiện hệ thống, giữ trách nhiệm quản lý, giám sát tổng thể. Đồng thời xây dựng các cơ chế, quy định đối với những loại hình thu gom, tái chế khác. Quy định cụ thể khoảng cách, vành đai an toàn cho các cơ sở, các loại hình tái sinh-tái chế hoạt động trong và ngoài khu dân cư. Đề ra những tiêu chuẩn mà công nghệ sản xuất mới phải đạt được như: - Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được, sử dụng điện hay khí thiên nhiên thu hồi từ hoạt động phân hủy chất hữu cơ - Công suất yêu cầu. - Quy cách cơ bản về nhà xưởng, kho bãi, thiết bị sản xuất và lưu chứa. - Tiêu chuẩn dòng thải - Quy định trình độ quản lý của chủ cơ sở hay nhân viên phụ trách quản lý (ví dụ như kỹ sư, cử nhân hay phải được qua các lớp đào tạo nghiệp vụ) b. Quy định cụ thể, hợp lý nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở, ban ngành có liên quan, phát huy vai trò tự quản lý của các đơn vị dưới sự điều hành chung. c. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình đầu tư xây dựng và phát triển hoạt động tái sinh-tái chế tại cụm tái chế tập trung như các khu công nghiệp, khu liên hiệp Khuyến khích và hỗ trợ di dời các cơ sở thu mua tái chế nằm lẫn trong khu dân cư, cưỡng chế di dời đối các cơ sở gây ô nhiễm. d. Qui định nhà sản xuất phải sử dụng lại 50% các vỏ chai tái chế. e. Qui định rõ ràng và bắt buộc đối với các cơ sở tái chế phải có dây chuyền công nghệ riêng cho việc tái chế vỏ chai thuốc BVTV. Mặt khác, trong trường hợp các cơ sở tái chế không chấp nhận tái chế lại vỏ chai thuốc BVTV do có nhiều thành phần nguy hại phức tạp, tốn nhiều chi phí thì Nhà nước cần có chính sách và biện pháp hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở này. f. Do vỏ chai thuốc BVTV là một loại chất thải có các thành phần nguy hại cao (Aldrin, Chlordane, Dieldrin,). Do vậy trong hoạt động tái sinh-tái chế cần có sự định hướng, giám sát một cách chặt chẽ và phải được kiểm tra thường xuyên. Tiến hành thẩm định đầy đủ về mặt bằng, công nghệ, và các điều kiện khác của dự án, đạt yêu cầu về xử lý chất thải nguy hại thì mới được cấp giấy phép hoạt động. Ngăn cấm các công nghệ lạc hậu không đảm bảo yêu cầu môi trường cũng như sức khỏe người lao động, bắt buộc các cơ sở tái chế phải xử lý theo chu trình khép kín, không để phát tán các chất nguy hại ra môi trường. Trường hợp khác, cơ quan quản lý Nhà nước có thể thành lập một đơn vị trung gian để tách riêng chất nguy hại ra khỏi phế liệu trước khi phân phối đến cơ sở tái chế, đồng thời liên hệ với cơ quan chức năng để vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật. g.Việc xử lý vỏ chai thuốc BVTV là rất phức tạp do có chứa nhiều thành phần nguy hại khác nhau (Aldrin, Chlordane, Dieldrin,). Vì vây, Nhà nước cần có các biện pháp áp đặt, bắt buộc các nhà sản xuất phải bù lỗ cho các cơ sở tái chế (thông qua các khoảng tiền người dân đã ký quỹ) trong trường hợp giá thành tái chế vỏ chai cũ cao hơn việc mua vỏ chai mới. h. Kiểm định chất lượng sản phẩm tái chế (đảm bảo các thành phần nguy hại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và môi trường trong thời gian sử dụng), tạo thị trường thuận lợi cho các sản phẩm này. i. Xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo khoa học và công nghệ: Tăng cường đầu tư cho các dự án, các đề tài nghiên cứu khoa học về tái sinh-tái chế. Nhà nước hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường công tác huấn luyện để nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, trình độ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ của chủ các cơ sở hoạt động tái sinh-tái chế và người lao động. Thực hiện tốt quyền sở hữu công nghiệp, khen thưởng các cá nhân, cơ sở và doanh nghiệp ứng dụng thành công công nghệ tái chế mới vào sản xuất. j. Tổ chức các hoạt động xã hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cũng như về công cụ KQHC cho người dân. 6.2.2 Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến sản phẩm thuốc BVTV a. Nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý cũng như các nhân viên về nghĩa vụ tham gia bảo vệ môi trường, về lợi ích khi thực hiện KQHC đối với sản phẩm của mình. b. Chia sẻ trách nhiệm quản lý đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là từng đơn vị sẽ quản lý, giám sát hoạt động KQHC trên mặt hàng sản phẩm của mình đối với các kênh phân phối thuộc công ty (đại lý, cửa hàng), còn các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm giám sát tổng thể và hỗ trợ một phần. Điều này góp phần thực hiện xã hội hóa việc quản lý chất thải, vừa để các cơ sở tự điều hành, tự chịu trách nhiệm về hoạt động có liên quan đến đơn vị mình theo các quy định thống nhất chung. c. Mở rộng đầu tư sang lĩnh vực tái chế nhằm tận dụng cơ hội, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vừa tiết kiệm chi phí khi nguyên liệu tinh tăng giá do có được một nguồn nguyên liệu từ hoạt động tái chế. Song song đó là sự phát triển việc sản xuất kinh doanh hiện tại, nghiên cứu áp dụng các công nghệ, trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời bảo vệ môi trường. 6.2.3 Đối với các cơ sở tái sinh-tái chế a. Vận dụng tốt các chính sách hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước để đầu tư hoạt động, phát triển sản xuất trong lĩnh vực này. b. Nhận thức được tác động môi trường, tính chất nguy hại của vỏ chai thuốc BVTV sau khi đã sử dụng để áp dụng các công nghệ, máy móc hiện đại, vừa nâng cao công nghệ tái sinh-tái chế vừa giảm tính độc hại trong quá trình hoạt động đối với môi trường cũng như sức khỏe người lao động. Thiết kế xây dựng và vận hành các hệ thống xử lý khí thải (bụi hoặc các khói thải trong quá trình nấu chảy vỏ chai), xử lý nước thải, đồng thời mặt bằng hoạt động của đơn vị phải rộng rãi nhưng có vành đai cách ly với xung quanh. Các kho lưu trữ phế liệu phải được thiết kế, xây dựng theo đúng quy cách và tiêu chuẩn về kho chứa chất thải nguy hại theo các văn bản pháp luật. c. Phối hợp với trung tâm thu nhận chất thải của hệ thống KQHC để thu mua triệt để phế liệu phục vụ sản xuất, phối hợp với các đơn vị có liên quan khác, các cơ quan chức năng để tạo thị trường trao đổi phế liệu cũng như thị trường dành cho sản phẩm tái chế. 6.2.4 Đối với người tiêu dùng Tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện KQHC, đảm bảo tỷ lệ chất thải đem trả lại cho hệ thống. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cũng như về việc phân loại chất thải tại nguồn. Tăng cường sử dụng các sản phẩm tái chế. 6.2.5 Các hướng nghiên cứu tiếp theo a. Tiến hành nghiên cứu khảo sát mức sẵn lòng tham gia hệ thống KQHC của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến sản phẩm thuốc BVTV, tìm hiểu những vướng mắc khó khăn và nguyện vọng của họ nếu được thực hiện để có chính sách hỗ trợ hợp lý khi hệ thống được áp dụng. b. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý, kiểm soát hoạt động của hệ thống cho phù hợp với thực tế dựa trên những hướng đề xuất ở trên, xây dựng cụ thể các văn bản hướng dẫn thực hiện và quy chế hoạt động của hệ thống. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng. (2004). Quản Lý Môi Trường Đô Thị Và Khu Công Nghiệp, NXB. XD. Trang 146 GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ; TS.Ứng Quốc Dũng và TS. Nguyễn Thị Kim Thái (2001). Quản Lý Chất Thải Rắn – Tập 1: Chất Thải Rắn Đô Thị. NXB.XD. Trang 172-173 Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Long An. Tóm tắt tình hình kinh tế – xã hội năm 2005. Trang web: Sở Tài Nguyên Và Môi Trường tỉnh Long An. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Long An năm 2001 – 2006. Cục Thống Kê Long An. (2005). Niêm giám thống kê. Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Tỉnh Long An. (2005). Báo cáo kết quả thống kê tình hình sử dụngï thuốc BVTV. GS.TS. Phạm Văn Biên; PGS.TS.Bùi Cách Tiến; KS. Nguyễn Mạnh Trinh. Cẩm Nang Thuốc Bảo Vệ Thực Vật (2002). NXB Nông Nghiệp. Trang 13 - 20 Nyasha Kaseke. (2003). The use of deposit refunds as pollution control policy in Urban areas: the case of Zimbabwe-Harare (Sử dụng công cụ ký quỹ hoàn chi như một chính sách kiểm soát ô nhiễm ở đô thị: trường hợp Harare, Zibabwe). University of Zimbabwe, Department of Business Studies (Harare, Zimbabwe). Page 6-19. Ecosystem Valuation. Methods-Section 6: Contingent Valuation Methods (Các phương pháp – phần 6: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên). (05/04/2007).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung chinh.doc
  • docmuc luc.doc
  • docPhu luc 1.doc
  • xlsphu luc 2.xls
  • pdfphu luc 3.pdf
Tài liệu liên quan