1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập quốc tế
của đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo và
phẩm chất đạo đức tốt. Để đáp ứng nhu cầu đó nghành giáo dục cần đổi mới
toàn diện. Do vậy với văn kiện đại hội đảng lần thứ X của ban chấp hành
trung ương đảng khoá IX đã khẳng định '' .ưu tiên hàng đầu cho việc nâng
cao chất lượng dạy và học. Đổi mới trương trình, nội dung, phương pháp dạy
và học . Phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh .’’
Điều 28 luật giáo dục qui định ''phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học cho học sinh".
Thực hiện yêu cầu trên, ngành giáo dục nước ta có chủ trương đổi mới
nội dung, chương trình sách giáo khoa. Với nội dung chương trình sách giáo
khoa mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt
động nhận thức của học sinh là thật sự cần thiết.
Vật lí học là một môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học của nhà
trường phổ thông ở nước ta hiện nay. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học
trong nhà trường phổ thông trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học
đối với môn vật lí là điều tất yếu. Do đặc thù của vật lí học là môn khoa học
thực nghiệm nên một trong những khâu quan trọng của quá trình đổi mới
phương pháp dạy học vật lý là tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học
sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, việc đưa thí nghiệm vào dạy học đã làm
cho học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học
và tiếp thu các kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Thông qua thí
nghiệm vật lý, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp,
hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể. Thông qua việc tiến
hành thí nghiệm, học sinh được làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa
học, có một số kĩ năng sử dụng các máy móc thiết bị cơ bản làm cơ sở cho việc
sử dụng những công cụ trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Qua điều tra thực tế, chúng tôi thấy: Việc dạy và học theo chương trình
mới đã có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, dạy học nội khoá vẫn còn rất nặng nề,
chưa kích thích được sự hứng thú học tập và chưa phát triển được năng lực
sáng tạo của học sinh. Do vậy, để đạt được mục tiêu đã đề ra của nền giáo
dục, cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học
sinh, và cần phải khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên
lớp (hay hoạt động ngoại khoá). Đây là một hình thức dạy học mang lại hiệu
quả cao nhưng hiện nay chưa được chú trọng ở các trường phổ thông nước ta.
Nó không những giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học ở nội khoá mà
còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học
sinh. Đây là những điều mà nội khoá làm chưa tốt do điều kiện thời gian,
phương tiện dạy học hay do sức ép thi cử.
Qua quá trình nghiên cứu sách giáo khoa vật lí 11, chúng tôi nhận thấy
kiến thức về dòng điện không đổi có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ
thuật. Trong dạy học nội khóa đã được trang bị một số thiết bị thí nghiệm tối
thiểu về dòng điện không đổi, nhưng qua điều tra chúng tôi nhận thấy các
giáo viên chưa khai thác, tận dụng được hết khả năng của các thiết bị thí
nghiệm này trong dạy học. Có giáo viên sử dụng các thiết bị này trong dạy
học nhưng chưa nghiên cứu để đưa thí nghiệm vào giảng dạy theo hướng tổ
chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Ngoài ra, phần này cũng có những thí
nghiệm đơn giản, có thể tự chế tạo được hoặc khai thác từ những thiết bị đã
có sẵn trong thực tế nhưng giáo viên đã không tổ chức cho học sinh tự thiết kế
và làm thí nghiệm. Do vậy, trong học nội khóa, học sinh không có cơ hội
được rèn luyện các kĩ năng, các thao tác làm thí nghiệm, cũng như không
được hình thành kiến thức một cách đúng đắn dễ dẫn đến sai lầm, hay không
có sự hứng thú, tích cực trong học tập và không được rèn luyện tư duy sáng tạo.
Thực tiễn trong những năm gần đây ở các nhà trường phổ thông hiện
nay, hoạt động ngoại khoá nói chung và hoạt động ngoại khoá vật lí nói riêng
ít được tổ chức, lãnh đạo nhà trường và giáo viên bộ môn chưa có sự đầu tư
cho hoạt động này. Về mặt lí luận, việc nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt
động ngoại khoá vật lí trong nhà trường phổ thông cũng chưa được sự quan
tâm nghiên cứu thích đáng của các nhà lí luận dạy học bộ môn.
Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy và học vật lí ở trường trung học phổ thông (THPT), chúng tôi
chọn nghiên cứu đề tài: NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
VỀ "DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI" VẬT LÍ LỚP 11 (THPT) NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá về Dòng điện không đổi vật lí lớp 11 nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣợc các dụng cụ cần thiết trong mỗi thí nghiệm
và các em tỏ ra rất hứng thú với nhiệm vụ này. Nhóm đã dự kiến mắc mạch
hình trái tim, mạch hình bản đồ Việt Nam, mạch hình cổng Văn miếu Quốc
Tử Giám, tạo ra trò chơi về mạch điện.
Sau khi thảo luận, học sinh nhóm 2 đã tổng kết lại các thí nghiệm cần
tiến hành và xác định các dụng cụ cần thiết cho mỗi nhiệm vụ. Dƣới sự hƣớng
dẫn của giáo viên, nhóm 2 đã phân nhóm thành hai nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ
có nhiệm vụ riêng nhƣ đã dự kiến. Các em đã tự phân công nhau chuẩn bị các
dụng cụ thí nghiệm, hẹn lịch làm việc riêng cho nhóm trong tuần sau. Giáo
viên cũng yêu cầu nhóm gặp mặt cùng trao đổi công việc cũng nhƣ báo các
tiến độ vào sáng ngày 26/05/2010.
+ Nhóm 4: Thiết kế, chế tạo các thí nghiệm về đèn pin, chuông điện
- Thời gian: buổi sáng ngày 21/05/2010
- Địa điểm: Tại nhà học sinh Khƣơng, lớp 11a2
- Số lƣợng học sinh: 8 em.
Sau một tuần tìm hiểu lại lí thuyết liên quan đến hƣớng nghiên cứu của
mình, các em đã xác định các thí nghiệm cần tiến hành là: Tạo ra những chiếc
đèn pin và tạo chuông điện dùng nguồn một chiều.
Trong mỗi thí nghiệm, giáo viên yêu cầu các em nêu sơ đồ mạch, dụng
cụ cần thiết và các bƣớc tiến hành.
Sau khi thảo luận các em đã định hình đƣợc công việc và đƣa ra hƣớng
giải quyết: Dùng dây dẫn, bóng điện, công tắc, vỏ lon, dấy bac...để tạo đèn
pin. Dùng bảng gỗ, dây dẫn, cuộn dây, bộ gõ, chuông để tạo chuông điện.
Dƣới sự hƣớng dẫn, định hƣớng của giáo viên, nhóm 3 đã chia thành
hai nhóm nhỏ, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ nhƣ giáo viên dự kiến. Kết thúc
buổi làm việc này, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị các dụng cụ và
hẹn làm việc tiếp vào sáng ngày 27/05/2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
+ Nhóm 5: Thiết kế, chế tạo các thí nghiệm đo suất điện động và
điện trở trong của pin
- Thời gian: buổi chiều ngày 21/05/2010
- Địa điểm: Tại trƣờng THPT Tân Yên số 2
- Số lƣợng học sinh: 8 em.
Để thuận lợi trong quá trình nhóm nghiên cứu, giáo viên cũng hƣớng
dẫn nhóm chia thành hai nhóm nhỏ, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ nhƣ dự
kiến. Các em cũng tự hẹn lịch làm việc riêng, phân công nhau thực hiện các
nhiệm vụ trong nhóm sao cho hiệu quả và nhanh chóng nhất. Giáo viên cũng
yêu cầu các em phải nghiên cứu kĩ cấu tạo, các xử dụng, nguyên tắc hoạt
động của các dụng cụ đo nhƣ vôn kế và ampe kế, cách thu thập và xử lí số
liệu. Cuối buổi làm việc, giáo viên yêu cầu các em về tích cực thực hiện
nhiệm vụ của mình và hẹn gặp các em vào buổi sáng ngày 28/05/2010.
+Nhóm 6: Thiết kế, chế tạo các thí nghiệm kiểm nghiệm định luật
Jun - Lenxơ, nghiên cứu sự nạp và phát điện của acquy
- Thời gian: buổi sáng ngày 22/05/2010
- Địa điểm: Tại trƣờng THPT Tân Yên số 2
- Số lƣợng học sinh: 8 em.
Sau khi nghiên cứu kĩ lí thuyết về định luật Jun - Len-xơ, thảo luận
nhóm, nhóm cũng đã đƣa đƣợc phƣơng án thiết kế thí nghiệm và lựa chọn
dụng cụ để lắp đặt thí nghiệm tƣơng đối hiệu quả. Với thí nghiệm về sự nạp
và phát điện của acquy, các em cũng đã tham khảo các ý kiến từ phụ huynh và
những ngƣời thợ sửa xe máy. Giáo viên hen ngày báo cáo tiến độ của nhóm
vào chiều 28/05/2010.
+ Qua các buổi làm việc riêng với từng nhóm học sinh, chúng tôi thấy:
- Mặc dù đã rất tích cực trong việc ôn tập kiến thức, tìm tòi để thiết kế
các thí nghiệm cần thiết theo hƣớng nghiên cứu của mình nhƣng do các em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
chƣa từng đƣợc làm quen với công việc nhƣ thế này nên các em còn lúng
túng, thiếu tự tin và rụt rè khi đƣa ra ý kiến của mình cũng nhƣ đề nghị giúp
đỡ từ phía giáo viên.
- Khi nhận đƣợc sự gợi ý của giáo viên, các em cũng rất tích cực suy
nghĩ, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để thiết kế các phƣơng án
thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm.
Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ và giáo viên giúp đỡ khi các nhóm
gặp khó khăn
Qua theo dõi quá trình học sinh chế tạo dụng cụ và tiến hành thí
nghiệm, đối chiếu với những khó khăn mà chúng tôi dự kiến học sinh có thể
gặp phải, chúng tôi nhận thấy các nhóm ít nhiều đều gặp phải nhƣng khó khăn
mà giáo viên đã dự kiến. Khi các em gặp phải những khó khăn, các em cũng
chƣa tham khảo ngay ý kiến của giáo viên mà các em đã tích cực suy nghĩ để
vƣợt qua bằng cách thay đổi phƣơng án lắp đặt hoặc sử dụng các bộ phận
bằng những chất liệu khác... Chúng tôi nhận thấy chỉ khi các em thực sự bế
tắc thì các em mới tham khảo ý kiến của giáo viên hoặc các chuyên gia, khi
đó các em cũng đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình.
* Chuẩn bị cho buổi báo cáo kết quả và hội vui vật lí
- Dự kiến buổi tổng kết diễn ra từ 7h30phút, ngày 10/07/2010, tại hội
trƣờng của trƣờng THPT Tân Yên số 2.
- Các nhóm học sinh hoàn thiện dụng cụ thí nghiệm của mình, chuẩn bị
lời giới thiệu về nhóm và về dụng cụ thí nghiệm của nhóm. Ngoài ra, trong
hội thi có một phần các nhóm học sinh đƣa ra các câu đố hoặc trò chơi cho
khán giả, nên các em cũng phải chuẩn bị thêm phần này.
- Giáo viên chuẩn bị quà cho các đội chơi và khán giả tham gia trả lời
câu hỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
- Học sinh mời ban giám hiệu nhà trƣờng, các thầy cô trong tổ tự nhiên và
học sinh trong trƣờng đến dự buổi tổng kết, đồng thời mời các thầy cô trong nhóm
vật lí làm ban giám khảo và trao quà cho các đội chơi.
Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả và tham gia hội vui vật lí
Trong buổi tổng kết và tổ chức hội vui vật lí này có các thầy cô đƣợc
mời, học sinh trong các nhóm ngoại khóa và học sinh khối lớp 11 trong
trƣờng đến dự.
Buổi tổng kết hoạt động ngoại khóa đƣợc tổ chức dƣới dạng hội vui vật
lí. Trong đó, 6 nhóm lớn tham gia hoạt động lập thành 3 đội chơi. Hội vui có
ba phần chính. Mỗi phần thi ban giám khảo đều công bố điểm cho từng đội.
Các phần thi diễn ra cụ thể nhƣ sau:
+ Phần thứ nhất: Các đội chơi tự giới thiệu về các sản phẩm mà đội đã
chế tạo được
Trong phần thi này, trƣớc tiên các đội sẽ phải bốc thăm trình tự lƣợt thi
của đội mình. Sau đó, các đội sẽ lên giới thiệu các thành viên của mình và các
sản phẩm đã chế tạo đƣợc. Thời gian cho mỗi đội là 5 phút. Sau khi mỗi đội
tự giới thiệu xong, thì theo yêu cầu của ban giám khảo đội đó sẽ trình bày một
thí nghiệm mà đội tâm huyết nhất. Sau khi các đội chơi tự giới thiệu hết lƣợt
thì ban giám khảo sẽ căn cứ vào cách thể hiện của mỗi đội và cho điểm trong
phần thi thứ nhất.
Chúng tôi nhận thấy, khi đến lƣợt đội mình trình bày, các em đều cố
gắng tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ nhất cho cuộc vui. Các em rất say sƣa
giới thiệu các sản phẩm và trình bày rất tự nhiên yêu cầu giới thiệu sản phẩm
tâm huyết của đội. Khi giới thiệu sản phẩm các em cũng đã nêu rất rõ ràng
mục đích, các dụng cụ, cách lắp giáp thí nghiệm của đội. Các thí nghiệm mà
các đội giới thiệu trong hội vui này đều tiến hành thành công và nhận đƣợc sự
cổ vũ nhiệt tình từ phía các thầy cô và khán giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
Phần thi đầu tiên này diễn ra khá lâu vì sau khi các đội giới thiệu song
sản phẩm đã có rất nhiều câu hỏi cho mỗi đội từ phía ban giám khảo, các đội
khác và khán giả. Các nhóm cũng cố gắng giải thích hết sức cặn kẽ các yêu
cầu đó. Ví dụ nhƣ khi đội 1 giới thiệu sản phẩm thí nghiệm để xác định sự
xuất hiện của nguồn điện trong quả chanh thì các bạn đội khác đã đƣa ra dự
đoán là không thể xác định đƣợc và yêu cầu nhóm biểu diễn thí nghiệm. Khi
đội 1 biểu diễn thí nghiệm này thành công thì khán giả cùng các đội chơi đã
cổ vũ hết sức nhiệt tình. Ban giám khảo cũng đƣa ra rất nhiều câu hỏi, ví dụ
nhƣ thầy Hoàng Anh Tuấn đã hỏi đội 1: nếu dùng quả dƣa hấu hoặc quả
chanh khô cho thí nghiệm của các em thì hiện tƣợng sẽ nhƣ thế nào? và yêu
cầu đội 1 giải thích kết quả.
+ Phần thứ hai: Phần thi olympia
Ở phần thi này chủ yếu là các câu hỏi lí thuyết về phần kiến thức dòng
điện không đổi gắn liền với những bài học và liên hệ với thực tế.
Phần thi này các đội phải trả lời các câu hỏi do ban tổ chức đƣa ra. Các
em đã rất cố gắng suy nghĩ thật nhanh để dành quyền trả lời và ghi điểm cho
đội mình. Sau mỗi câu trả lời đúng các em đã nhận đƣợc sự cổ vũ rất nhiệt
tình từ phía các thầy cô và các bạn học sinh khác, nếu trả lời sai các em cũng
nhận đƣợc sự giải thích, phân tích rất bổ ích từ phía các thầy cô giáo. Ví dụ
nhƣ với câu hỏi: Vì sao ngƣời ngƣời ta thƣờng xuyên kiểm tra và đổ nƣớc
thêm cho các ắc quy của xe máy và xe ô tô? (ở phần thi về đích), hầu các đội
chơi và khán giả đã đƣa ra lời giả thích nhƣng đều chƣa chính xác hoặc chƣa
đầy đủ, khi đó các em đã nhận đƣợc lời giải thích rất cặn kẽ và bổ ích từ cô
giáo Phạm Thị Niệm trong ban giám khảo.
+ Phần thứ ba: Giao lưu cùng khán giả
Phần thi này từng đội chơi cùng với khán giả sẽ tham gia vào các trò
chơi mà chính các đội tự chế tạo. Các đội chơi đƣa ra luật chơi, ý nghĩa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
trò chơi và yêu cầu khán giả lên chơi, giải thích sơ đồ mạch điện của trò chơi.
Khán giả thực hiện thành công sẽ đƣợc nhận nhƣng phần quà của đội chơi và
của ban tổ chức. Nếu thực hiện không thành công thì các bạn vẫn có thể nhận
đƣợc những phần quà khi trả lời đúng các câu hỏi đặt ra.
Ở phần thi này khán giả đã rất sôi nổi và hăng hái tham gia tạo ra một
không khí rất sôi động.
+ Trên cơ sở phần thi olympia của các đội và các sản phẩm mà các đội
đã chế tạo, thƣ kí tổng kết điểm thi của các đội, ban giám khảo đã thống nhất
và trao giải cho các đội. Cụ thể nhƣ sau:
- Đội đạt giải nhất: đội 3 với các thí nghiệm về nguồn điện hoá.
- Đội đạt giải sáng tạo: đội 1 với thí nghiệm về mạch điện trang trí.
- Đội đạt giải phong cách: đội 2 với thí nghiệm máy phát điện một chiều.
Sau khi ban giám kháo công bố kết quả, Thầy giáo Lã Ngọc Lƣợc, bí
thƣ chi bộ, hiệu trƣởng nhà trƣờng lên trao giải và phát biểu ý kiến nhận xét,
đánh giá về đợt hoạt động ngoại khoá. Thầy nói: " Đây là lần đầu tiên trường
ta tổ chức ngoại khoá vật lí theo chuyên đề, là một dấu hiệu đáng mừng.
Những buổi ngoại khoá không những giúp các em khắc sâu hơn nữa về mặt
kiến thức chuyên môn mà còn là một sân chơi bổ ích, tạo điều kiện cho các
em được giao lưu, học hỏi và rèn luyện kĩ năng sống... Thầy rất mong là
những buổi ngoại khoá như hôm nay sẽ được các thầy cô và các em tiếp tục
mở rộng...".
Cuối cùng ngƣời dẫn chƣơng trình lên tổng kết hội vui, tuyên bố kết
thúc buổi tổng kết và cảm ơn các thầy cô và các khán giả đến dự. Mặc dù đã
tuyên bố kết thúc hội vui, nhƣng các đội chơi chƣa về ngay. Các em đã ở lại
giao lƣu và trao đổi thêm một số vấn đề khoảng 20 phút.
Buổi tổng kết đã diễn ra lâu hơn 20 phút so với dự kiến do có nhiều câu
hỏi trong các phần thi giới thiệu sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
Tóm lại, buổi tổng kết sản phẩm và tổ chức hội vui vật lí đã thành công
tốt đẹp. Đây là một dịp để các em học sinh vừa học vừa chơi, vừa bồi dƣỡng
kiến thức, kĩ năng vật lí vừa rèn luyện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp. Hơn nữa,
thông qua quá trình hoạt động ngoại khóa mà chủ yếu là hoạt động thiết kế,
chế tạo và tiến hành thí nghiệm đã giúp cho các em học sinh lấy đƣợc sự tự
tin trong học tập, phát huy đƣợc tính tích cực và rèn luyện khả năng sáng tạo
trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống sau này.
3.4.2. Sơ bộ đánh giá tính khả thi của quy trình đã lập
Qua quá trình theo dõi, hƣớng dẫn học sinh hoạt động ngoại khóa,
chúng tôi sơ bộ đánh giá tính khả thi của quy trình đã lập nhƣ sau:
+ Về nội dung của hoạt động ngoại khóa nhìn chung là phù hợp với
kiến thức mà học sinh đã đƣợc học trong giờ nội khóa.
- Học sinh tham gia vào hoạt động ngoại khóa rất nhiệt tình. Trong các
buổi do nhóm tự tổ chức, các thành viên của nhóm đều có mặt đầy đủ.
- Các em luôn cố gắng tìm hiểu để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ và đã có
nhiều sáng kiến trong quá trình chế tạo dụng cụ cũng nhƣ tiến trình thí
nghiệm. Các nhóm đều có sản phẩm để báo cáo trong buổi tổng kết.
- Các hoạt động ngoại khóa về chế tạo dụng cụ thí nghiệm đã thu hút cả
những em ở lớp khác tham gia. Ví dụ: nhóm chế tạo thí nghiệm xác định sự
xuất hiện của nguồn điện hoá đã có các em Nguyễn Tiến Sang, Trịnh Hƣơng
Lan (11a1) và một em học sinh cấp 2 cùng tham gia. Hay trong nhóm chế tạo
thí nghiệm nghiên cứu máy phát điện một chiều đã có em Giáp Thị Huyên
(11a5 - trƣờng THPT Tân Yên 1) tham gia cùng.
- Các em rất tích cực, háo hức chuẩn bị cho hội vui từ lời giới thiệu các
thành viên trong đội; lời thuyết trình và trình diễn thí nghiệm; chuẩn bị các
câu hỏi mà bán giám khảo hoặc các bạn khác có thể đặt ra cho đội mình,…kể
cả phần quà giành cho khán giả trả lời đúng câu hỏi của đội mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
- Trong hội vui, các giáo viên hƣớng dẫn chỉ đóng vai trò giám sát, làm
trọng tài hoặc giám khảo, còn các hoạt động khác do học sinh tiến hành và
điều khiển.
- Sau khi kết thúc hội vui vật lí các em đã tỏ ra rất vui vẻ và thoải mái, rất
nhiều em còn hỏi: Thƣa thầy, sang năm chúng em có đƣợc tiếp tục hoạt động
nhƣ thế này nữa không a? Ví dụ: Chinh ở lớp 11a3, Hải ở lớp 11a1, Khƣơng ở
lớp 11a2, ...
+ Về phƣơng pháp dạy học: Với những dự kiến về phƣơng pháp dạy
học mà chúng tôi đã đƣa ra và qua theo dõi quá trình hoạt động của học sinh,
chúng tôi nhận thấy hoạt động của các em cơ bản diễn ra theo dự kiến. Tuy
nhiên cũng có những điểm khác so với dự kiến, cụ thể nhƣ sau:
- Với những thí nghiệm định tính: HS có tổ chức thảo luận để giải thích
kết quả, nhƣng chƣa đƣợc chính xác. Giáo viên đã phải gợi ý thêm cho các
em bằng các câu hỏi nhỏ.
- Với thí nghiệm định lƣợng: Đo suất điện động và điện trở trong của
nguồn điện. Đầu tiên, HS không biết lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hợp lí,
không biết vẽ sơ đồ mạch và không đƣa ra đƣợc phƣơng án vẽ đồ thị . Giáo
viên đã phải hƣớng dẫn các em xem lại kiến thức về định luật Ôm cho các
loại đoạn mạch, định luật Ôm cho toàn mạch và rút ra hệ quả, Từ đó, giáo
viên cùng học sinh thảo luận để tìm ra phƣơng án. Giáo viên cũng đã phải bổ
túc thêm cho các em về cách vẽ đồ thị thực nghiệm, nhận xét và rút ra kết
luận từ đồ thị.
- Ở bƣớc 2 và bƣớc 4 do học sinh không chắc kiến thức lí thuyết và
chƣa từng làm việc này với bộ môn vật lí bao giờ nên giáo viên phải hƣớng
dẫn thêm nhiều. Nên thời gian thực hiện bƣớc 2 với mỗi nhóm đều đã vƣợt
quá dự kiến khoảng 15 phút. Hội vui vật lí vƣợt quá dự kiến 30 phút. Các
bƣớc khác đều diễn ra theo nhƣ dự kiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
+ Về hình thức tổ chức: nhƣ chúng tôi dự kiến
Việc phân chia học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm khiến cho mỗi
học sinh chỉ phải thực hiện một hoặc hai nhiệm vụ, chứ không phải thực hiện
tất cả các nhiệm vụ mà chúng tôi dự kiến. Mỗi nhóm đều có thời gian đủ để
thực hiện nhiệm vụ của mình, không nhóm nào phải bỏ dở công việc.
Trong quá trình các nhóm hoạt động, thƣờng là các em tập trung ở
trƣờng hoặc nhà một vài em gần trƣờng. Tất cả các hoạt động của nhóm đều
do nhóm trƣởng và các thành viên trong nhóm tự sắp xếp và thực hiện. Chỉ
khi cần giúp đỡ hoặc báo các tiến độ thì nhóm trƣởng liên lạc với giáo viên.
3.4.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa
Để đánh giá hiệu quả của quy trình hoạt động ngoại khoá đã dự kiến,
chúng tôi dựa vào các tiêu chí đánh giá tính tích cực và năng lực sáng tạo của
học sinh qua quá trình thực nghiệm.
* Những biểu hiện của tính tích cực trong hoạt động của học sinh
- Các em đều tự nguyện tham gia vào các hoạt động ngoại khóa một cách
tích cực, thoải mái, nhiệt tình. Các thành viên của mỗi nhóm đều thực hiện
nghiêm túc và hiệu quả nhiệm vụ của nhóm mình. Trong mỗi buổi làm việc của
nhóm, các em đều tham gia đầy đủ, tích cực thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.
- Sau buổi gặp mặt và giao nhiệm vụ chung cho mỗi nhóm lớn, các em
đều tích cực suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu mà
giáo viên giao cho. Đến khi giáo viên gặp riêng từng nhóm thì hầu nhƣ nhóm
nào cũng đƣa ra đƣợc danh sách các thí nghiệm cần thiết theo hƣớng nghiên
cứu của nhóm mình và có phƣơng án cụ thể cho các thí nghiệm đó.
- Khi có vấn đề chƣa hiểu hoặc khó khăn không giải quyết đƣợc thì các
em đã mạnh dạn nhờ giáo viên giúp đỡ.
- Khi giáo viên hƣớng dẫn để các em vƣợt qua khó khăn bằng cách sử
dụng những câu hỏi gợi mở hoặc những yêu cầu vận dụng kiến thức thì các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
em rất chăm chú lắng nghe và suy nghĩ rất tích cực theo hƣớng giáo viên gợi
mở. Sau đó, đa số các nhóm đều có thể tự tìm ra cách giải quyết cho mình.
- Có nhiều em nghĩ ra phƣơng án thí nghiệm để giải quyết nhiệm vụ
đƣợc giao thì các em đã mạnh dạn trình bày ý tƣởng với giáo viên và các bạn
cùng nhóm và mong muốn giáo viên giúp đỡ cũng nhƣ mong muốn đƣợc tƣ
vấn thêm để các em thực hiện theo phƣơng án này.
- Có nhiều thí nghiệm khó thành công, nhƣ: chế tạo máy phát điện một
chiều, chế tạo chuông điện…nhƣng các em cũng không nản chí. Các em cố
gắng biểu diễn thí nghiệm nhiều lần và cố tìm hiểu nguyên nhân cũng nhƣ tìm
cách để thí nghiệm thành công hơn.
- Tất cả các nhóm đều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Ngoài ra, các em còn cố gắng để có sản phẩm đẹp, bền và có thể sử dụng
trong giờ học của các em khóa sau.
- Các em đều rất háo hức mong đợi đến buổi tổng kết để đƣợc ra mắt
các sản phẩm mà các em đã chế tạo đƣợc và giao lƣu với nhóm khác. Các em
cũng chuẩn bị hết sức chu đáo cho buổi tổng kết: từ việc phân công thành
viên chuẩn bị lời giới thiệu thành viên sao cho vừa ngắn gọn lại vừa hài hƣớc,
chuẩn bị lời giới thiệu cho sản phẩm, chuẩn bị kiến thức để tham gia tranh
luận, chuẩn bị câu hỏi cho khán giả hay phần quà cho khán giả trả lời đúng
câu hỏi của đội mình.
- Trong khi tham dự hội vui, các nhóm rất say xƣa báo cáo sản phẩm
của nhóm mình. Đồng thời, khi nhóm khác báo cáo sản phẩm xong, các em
cũng tích cực tham gia đặt câu hỏi cho đội bạn hoặc nhờ các bạn giải thích
những điều mà các em chƣa hiểu.
* Một số biểu hiện của tính sáng tạo của học sinh
- Hầu hết các nhóm đều đƣa ra đƣợc một hoặc vài phƣơng án chế tạo
dụng cụ thí nghiệm. Ví dụ nhƣ nhóm lớn 1: các em đã tìm đƣợc cách chế tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
các điện cực từ các dây đồng, dây nhôm dùng búa tán mỏng; đƣa ra đƣợc cách
mắc mạch; đƣa ra đƣợc cách xác định dòng điện chạy qua mạch là dùng ampe
kế, dùng đèn LED; các em cũng tìm ra đƣợc dụng cụ tạo ra nguồn một chiều
trong thực tế đó là chiếc đinamô; đƣa ra đƣợc cách mắc nối tiếp nhiều đinamô
giống nhau với nhau để tạo ra nguồn điện lớn hơn; đƣa ra đƣợc mô hình để
vận hành máy phát...
- Trong khi chế tạo dụng cụ thí nghiệm các nhóm đều đề xuất đƣợc
sáng kiến để dụng cụ bền, đẹp hơn.
- Trong thí nghiệm có nhiều phƣơng án, các em luôn có những ý tƣởng
độc đáo, các em có thể dự đoán đƣợc phƣơng án chính xác nhất, phƣơng án
kém chính xác nhất và nguyên nhân của nó. Ví dụ nhƣ trong thí nghiệm xác
định nguồn điện hoá từ quả chanh, các em đã đƣa ra đƣợc phƣơng án rất hay,
đó là sử dụng nguồn bằng quả chanh để làm các phép tính với chiếc máy tính
cá nhân.
- Học sinh có thể vận dụng kiến thức thu đƣợc một cách linh hoạt trong
việc giải thích các hiện tƣợng thực tế. Các câu hỏi trong phần thi olympia
đƣợc dùng để kiểm nghiệm điều này.
- Trong việc tạo ra các trò chơi vể mạch điện đã có những trò chơi đƣợc
các em thiết kế rất sáng tạo và mang tính giáo dục cao. Ví dụ nhƣ mạch điện
hình cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Thông qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm về việc tổ chức hoạt động ngoại
khóa về “Dòng điện không đổi” cho học sinh lớp 11 ở trƣờng THPT Tân Yên số
2, Bắc giang theo nội dung, hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học nhƣ đã dự
kiến, đặc biệt là qua kết quả mà học sinh biểu hiện trong đợt hoạt động ngoại khóa
này, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức học ngoại khóa theo hình thức hƣớng dẫn
học sinh thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm là có hiệu quả.
Nội dung của hoạt động ngoại khóa đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm
trong dạy học nội khóa. Học sinh đã đƣợc tự tay thiết kế, chế tạo các dụng cụ
thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và diễn đạt thí nghiệm. Qua đó, học sinh
đƣợc rèn luyện kĩ thuật tổng hợp, khả năng ngôn ngữ và phát triển tƣ duy.
Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa mà chúng tôi đã xây dựng khá
hấp dẫn, thu hút đƣợc nhiều học sinh tham gia nhiệt tình, có hiệu quả. Quá
trình hoạt động cũng chính là quá trình học sinh học tập và rèn luyện nhƣng
do hình thức tổ chức mang tính mới lạ nên học sinh thấy rất thoải mái, không
bị gò bó, không bị áp lực nhƣ các giờ học nội khóa. Chính điều này khiến cho
các em chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, hiệu quả đồng thời khiến cho
các em tìm đƣợc sự liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn. Ngoài ra, còn giúp cho
các em rèn luyện tác phong làm việc khoa học, tinh thần đoàn kết và tinh thần
làm việc tích cực.
Phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh theo hƣớng gợi mở nên kích thích
học sinh tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tích cực. Thông qua
việc các em đề xuất các phƣơng án thí nghiệm, chế tạo dụng cụ, tìm ra các
giải pháp kĩ thuật độc đáo, đƣa ra đƣợc các dự đoán về kết quả thí nghiệm, so
sánh sự khác biệt giữa các phƣơng án thí nghiệm…đã giúp cho các em phát
triển đƣợc khả năng sáng tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN
* Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã đạt đƣợc những kết quả sau:
- Vận dụng đƣợc cơ sở lý luận về việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và
việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí cho học sinh THPT vào việc tổ chức
hoạt động ngoại khóa về “Dòng điện không đổi” cho học sinh lớp 11 THPT.
- Trên cơ sở điều tra tình hình dạy và học, tình hình thiết bị thí nghiệm
phục vụ cho việc dạy và học về chƣơng "Dòng điện không đổi" chúng tôi đã
tìm ra đƣợc những khó khăn, hạn chế và sai lầm của học sinh khi học về phần
kiến thức này. Từ đó, chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức hoạt động ngoại
khóa về phần kiến thức này cho học sinh lớp 11 để khắc phục những hạn chế
trong dạy học nội khóa đồng thời góp phần phát huy tính tích cực và phát
triển năng lực sáng tạo của học sinh.
- Chúng tôi đã xây dựng thành công một số thí nghiệm về “Dòng điện
không đổi” từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm để phục vụ cho quá
trình dạy học, bổ xung tốt cho cho phòng thí nghiệm của nhà trƣờng và có thể
làm mẫu để chế tạo các dụng cụ thí nghiệm thực hành cho học sinh trong giờ
học nội khóa.
- Chúng tôi đã xây dựng đƣợc nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa
là hƣớng dẫn học sinh thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm và sử dụng các
dụng cụ này tiến hành các thí nghiệm về “Dòng điện không đổi”, tổ chức một
buổi để học sinh báo cáo sản phẩm và tham dự hội vui vật lí. Qua buổi này,
các em có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện
tƣợng vật lí và các ứng dụng kĩ thuật có liên quan.
- Chúng tôi cũng đã dự kiến hình thức tổ chức và phƣơng pháp hƣớng
dẫn các hoạt động ngoại khóa nói trên. Đồng thời chúng tôi cũng dự kiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải và dự kiến phƣơng pháp giúp đỡ
các em vƣợt qua khó khăn.
- Kết quả của quá trình thực nghiệm sƣ phạm cho thấy việc tổ chức
hoạt động ngoại khóa vật lí về “Dòng điện không đổi” ở lớp 11 THPT là khả
thi và đạt đƣợc những mục tiêu mà đề tài đã đặt ra.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài không nhiều, tài liệu về tổ chức
hoạt động ngoại khóa còn ít, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí ở trƣờng phổ
thông dành cho hoạt động ngoại khóa chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu…nên đề tài
không tránh khỏi những hạn chế nhƣ: Các phƣơng án thiết kế thí nghiệm chƣa
nhiều, sản phẩm học sinh làm ra có tính thẩm mĩ hoặc tính chính xác chƣa
cao, chƣa có điều kiện thực nghiệm trên nhiều đối tƣợng khác nhau.
* Để cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa phát huy hết tác dụng của nó
trong việc dạy và học chƣơng "Dòng điện không đổi" nói riêng và chƣơng trình
vật lí THPT nói chung, chúng tôi đề xuất các hƣớng nghiên cứu tiếp theo:
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm với số lƣợng học sinh lớn, ở nhiều
trình độ để có đƣợc sự đánh giá tổng quát.
- Tập trung nghiên cứu kĩ hơn về các thí nghiệm để chế tạo ra những
dụng cụ thí nghiệm bền, đẹp, chính xác hơn và có thể sử dụng trong dạy học
nội khóa.
- Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa với các nội dung
khác trong chƣơng trình vật lí phổ thông để kích thích hứng thú của học sinh
trong học tập vật lí, giúp phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo
của học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dƣơng Quốc Anh (1999), Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao - Vật lý học,
NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn ngoạc Bảo, Hà thị Đức (2001), Hoạt động dạy học ở trường
THCS, NXB Giáo dục.
3. Bộ chính trị (1996), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội VIII. Đảng cộng sản
Việt Nam, NXB Xuân Hoà.
4. Lƣơng Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân,
Đoàn Duy Hinh, Vũ Quang (2007), Vật lý 11 cơ bản, NXB Giáo dục.
5. Lƣơng Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy
Hinh, Vũ Quang (2007), Bài tập vật lý 11 cơ bản, NXB Giáo dục.
6. Ngô Thị Bình (2009), Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về
Tĩnh học vật rắn ở lớp 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực và phát triển
năng lực sáng tạo của học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
7. Tô Văn Bình, Thí nghiệm vật lí THPT, Tài liệu dùng cho cao học.
8. Phạm Đình Cƣơng (2002), Thí nghiệm vật lý ở trường THPT, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
9. Trƣơng Đức Cƣờng (2007), Nghiên cứu xây dựng và tổ chức một số chủ
đề ngoại khóa phần điện học lớp 12(THPT) nhằm góp phần giáo dục
KTTH cho học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
10. DAVID HALLIDAY, ROBERT RESNICK, JEART WALKER (1998),
Cơ sở vật lý, tập IV – Điện học, NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Tất Đạt (1996), Lôgic học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Quang Đông, Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí,
Thái Nguyên - 2006.
13. Nguyễn Văn Đồng (Chủ biên), An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Lƣu
Văn Tạo (1980), Phương pháp dạy học vật lý ở trường THPT, tập I, II,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
14. Phùng thị Hằng (2007), Đề cương bài giảng tâm lí học lứa tuổi và tâm lí
học sư phạm, ĐHSP Thái Nguyên .
15. Đặng Vũ Hoạt (1997), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Hƣng (2002), “Thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền trong dạy học
Vật lý”, Tạp chí GD, (số 42).
17. Nguyễn Văn Khải (Chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai
(2007), Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông, Tài liệu dùng cho cao
học k16.
18. Phan Đăng Khải (2008), Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục.
19. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc
Hƣng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần
Trác (2007), Vật lý 11 nâng cao – Sách giáo viên, NXB Giáo dục.
20. Nguyễn Thế Khôi (Tổng Chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc
Hƣng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần
Trác (2007), Vật lý 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
21. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần (đồng Chủ biên), Nguyễn Ngọc
Hƣng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần
Trác (2007), bài tập Vật lý 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
22. M.E TUNCHINXKI, đường lên đỉnh OLYMPIA, Những bài toán nghịch
lí và ngụy biện vui về vật lí, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội - 2002.
23. Hoàng Đức Nhuận (1994), “Những vấn đề lí luận cơ bản trong đổi mới
phương pháp dạy học”, Tạp chí NCGD, (số 45).
24. Trần Hữu Phƣớc (2007), Nghiên cứu việc tổ chức ngoại khóa về cơ học
chất lưu chuyển động nhằm phát triển tính tích cực, sáng tạo của học
sinh THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
25. Vũ Quang - Nguyễn Phúc Thuần (đồng Chủ biên), Lƣơng Duyên Bình,
Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Chi, Đoàn Duy Hinh, Vũ Thanh Khiết,
Phạm Xuân Quế, Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Xuân Hành, Phạm Đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
Thiết, Bùi Gia Thịnh (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện
chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn vật lí, NXB Giáo dục.
26. Thái Duy Tuyên, Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Giáo
dục - 1999.
27. Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hƣng – Phạm Xuân Quế: “Phương
pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông”, NXB Đại học sƣ phạm – 2003.
28. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng (1999), Tổ chức hoạt động
nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB
ĐHQG, Hà Nội.
29. Phạm Hữu Tòng (2001), Lý luận dạy học Vật lý ở trường trung học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Phạm Hữu Tòng (2008), Tổ chức – định hướng hoạt động tích cực, Tài
liệu dùng cho cao học k16.
31. Đỗ Hƣơng Trà: “Phát triển năng lực học tập Vật lý cho học sinh thông qua
phương pháp và phương tiện dạy học mới”, Tài liệu tham khảo cho học
viên cao học.
32. Đỗ Hƣơng Trà, Nguyễn Đức Thâm (2006), Lôgic học trong dạy học vật
lý, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
33. Viện Hàn Lâm Khoa học Giáo dục Liên Xô, Viện Hàn Lâm Khoa học Giáo
dục CHDC Đức, Phương pháp giảng dạy vật lí trong các trường phổ thông ở
Liên Xô và CHDC Đức, tập 1, NXB Giáo dục - 1983.
34. Trần Đức Vƣợng (2004), “Thiết bị dạy học tự làm, thực trạng và xu thế
phát triển”, Tạp chí GD, (số 103).
35 . Web site:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN VỀ VIỆC DẠY
HỌC PHẦN KIẾN THỨC “DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” Ở LỚP 11 THPT
Họ và tên:............................................................
Trƣờng:................................................................
Năm vào nghành:................................................
Xin đồng chí vui lòng trao đổi với chúng tôi một số ý kiến sau đây:
1. Đơn vị trƣờng nơi đồng chí công tác có đủ dụng cụ để làm tất cả các thí
nghiệm thuộc phần “Dòng điện không đổi” không?
Có □ Không □
- Học sinh có đƣợc làm thí nghiệm khi xây dựng bài mới không?...................
- Nếu có, bao nhiêu học sinh trong một nhóm sử dụng một bộ thí nghiệm khi
nghiên cứu bài mới?..........................................................................................
2. Đồng chí vui lòng đánh dấu x vào nội dung mà đồng chí nhọn:
* Khi dạy học các bài sau đây, đồng chí có sử dụng thí nghiệm không?
- Bài: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Có □ Không □ Thỉnh thoảng □
- Bài: Pin và Acquy
Có □ Không □ Thỉnh thoảng □
- Bài: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun - Len-xơ
Có □ Không □ Thỉnh thoảng □
- Bài: Định luật Ôm cho toàn mạch
Có □ Không □ Thỉnh thoảng □
- Bài: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc nguồn điện thành bộ
Có □ Không □ Thỉnh thoảng □
* Những bài đồng chí không sử dụng thí nghiệm là do:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
- Không có đủ dụng cụ thí nghiệm ................................................................ □
- Không có phụ tá thí nghiệm ........................................................................ □
- Không có thời gian chuẩn bị ....................................................................... □
- Chƣa chắc đã thành công trên lớp ............................................................... □
- Bài học quá dài không đủ thời gian ............................................................. □
3. Khi sử dụng phƣơng pháp dạy học mới ở phần “Dòng điện không đổi”,
trong mỗi bài học, đồng chí thấy số học sinh:
- Đề xuất đƣợc các dự đoán đơn giản khoảng ...............................................%
- Đề xuất đƣợc phƣơng án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán khoảng..............%
- Trả lời đƣợc câu hỏi trong cột phụ ở mỗi bài học khoảng...........................%
- Tự lực khái quát để hình thành khái niệm khoảng.......................................%
4. Những khó khăn của học sinh khi học phần này là gì?
* Về kiến thức
- Các khái niệm học sinh không hiểu rõ, hiểu sai:..............................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
................................................................................................................... ..........
-Các sailầmkhác: ................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
* Về kĩ năng
- Kĩ năng bố trí thí nghiệm theo mẫu hoặc theo hƣớng dẫn của giáo viên ...... □
- Kĩ năng thực hành thí nghiệm ..................................................................... □
- Kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lƣờng vật lí............................................... □
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ thí nghiệm ........................................ □
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tƣợng vật lí đơn giản ........ □
- Kĩ năng diễn đạt chính xác bằng ngôn ngữ vật lí ......................................... □
* Về thái độ, tình cảm
- Sự hứng thú, đam mê .................................................................................. □
- Thái độ trung thực, tỉ mỉ ............................................................................. □
- Tinh thần hợp tác trong học tập ................................................................... □
5. Những đề xuất, góp ý của đồng chí khi dạy về “Dòng điện không đổi”
* Về thí nghiệm
- Những thí nghiệm không thành công .............................................................
.........................................................................................................................
- Những thí nghiệm khó thực hiện trên lớp .........................................................
...........................................................................................................................
- Cách khắc phục ..............................................................................................
.........................................................................................................................
* Về phương pháp dạy học
- Phƣơng pháp dạy học mới đã thực sự đổi mới chƣa? Còn phải sửa hay bổ
sung thế nào?.....................................................................................................
...........................................................................................................................-
Nên cho học sinh hoạt động nhƣ thế nào để đáp ứng đƣợc mục tiêu của môn
học mà vẫn đảm bảo thời gian và thực hiện đúng chƣơng trình ........................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
6. Đồng chí đã tổ chức hoạt động ngoại khoá về vật lý ở trƣờng THPT chƣa?
Thƣờng xuyên □ Chƣa bao giờ □ Thỉnh thoảng □
- Nếu có tổ chức thì kết quả hoạt động ngoại khoá nhƣ thế nào?
...........................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
7. Đồng chí đã tổ chức hoạt động ngoại khoá về “Dòng điện không đổi” ở lớp
11 THPT lần nào chƣa?
Thƣờng xuyên □ Chƣa bao giờ □ Thỉnh thoảng □
8. Những khó khăn của giáo viên khi dạy phần này
- Thiếu dụng cụ thí nghiệm của học sinh ....................................................... □
- Thiếu phòng thí nghiệm thực hành .............................................................. □
- Nhiều bài học quá dài nên không đủ thời gian ............................................. □
- Các lí do khác ............................................................................................. □
9. Các phƣơng pháp dạy học mà các đồng chí đã sử dụng khi dạy học phần này?
- Thuyết trình ................................................................................................ □
- Đàm thoại ................................................................................................... □
- Phƣơng pháp thực nghiệm........................................................................... □
- Phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề ................................................................ □
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
VỀ “DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” Ở LỚP 11 THPT
Họ và tên:............................................................
Lớp:.....................................................................
Trƣờng:................................................................
Các em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau, nếu em chọn phương án nào
thì đánh dấu x vào ô trống (Trừ các câu hỏi mở)
1. Trong các giờ học vật lí trên lớp về “Dòng điện không đổi”, em có được
xem giáo viên tiến hành thí nghiệm vật lí không?
Có □ Không □
Nếu giáo viên có tiến hành thí nghiệm thì đó là những bài học nào?
- Bài: Dòng điện không đổi. nguồn điện ........................................................ □
- Bài: Pin và Acquy ....................................................................................... □
- Bài: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun - Len-xơ ........................... □
- Bài: Định luật Ôm cho toàn mạch ............................................................... □
- Bài: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc nguồn điện thành bộ ... □
2. Khi học về “Dòng điện không đổi” ở chương trình vật lí lớp 11 THPT, em
có được làm thí nghiệm không?
Có □ Không □
- Nếu có, em hãy kể tên các thí nghiệm đã đƣợc làm:
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................-
Hoàn cảnh các em đƣợc làm thí nghiệm:
+ Trong giờ xây dựng kiến thức mới ............................................................. □
+ Trong giờ thực hành ................................................................................... □
3. Trong thời gian tự học ở nhà, môn vật lí về “Dòng điện không đổi” ở lớp
11 THPT, em học khi:
- Giáo viên dặn hôm sau có giờ kiểm tra vật lí .............................................. □
- Hôm sau thời khoá biểu có môn vật lí ......................................................... □
- Thƣờng xuyên học vật lí ............................................................................. □
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
4. Khi học các bài thuộc phần “Dòng điện không đổi” ở trên lớp, em cảm
thấy mình có khả năng nắm vững kiến thức đến mức nào?
Hiểu kĩ □ Bình thƣờng □ Không hiểu □
5. Em có muốn được làm các thí nghiệm về “Dòng điện không đổi” không?
Rất muốn □ Bình thƣờng □
Không muốn □ Tuỳ vào thí nghiệm □
6. Em có muốn được tham gia vào hoạt động ngoại khoá về “Dòng điện
không đổi ” không?
Rất muốn □ Tuỳ vào nội dung ngoại khoá □
Không muốn □ Tuỳ vào điều kiện thời gian □
7. Nếu được tham gia vào hoạt động ngoại khoá về “Dòng điện không đổi”
thì em thích làm gì nhất?
□ Thiết kế, chế tạo thí nghiệm
□ Luyện giải bài tập
□ Đọc thêm tài liệu về “Dòng điện không đổi”
□ Tham quan, tìm hiểu về thiết bị điện
□ Đề xuất khác:
8. Em có thể thiết kế và tiến hành các thí nghiệm khảo sát định luật Ôm cho
toàn mạch không?
Có □ Không □
9. Em có thể thiết kế và tiến hành các thí nghiệm đo suất điện động và điện
trở trong của một nguồn điện không?
Có □ Không □
10. Em có thể chế tạo mạch đèn Pin không?
Có □ Không □
11. Em có thể chế tạo mạch chuông điện không?
Có □ Không □
12. Em có thể thiết kế và tiến hành các thí nghiệm khảo sát định luật Jun -
Len-xơ không?
Có □ Không □
13. Em có thể thiết kế và tiến hành các trò chơi về mạch điện không?
Có □ Không □
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
Phụ lục 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐỢT HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHÓAVỀ “DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI ”
Thí nghiệm về nguồn điện
hoá từ nước quả chanh
Học sinh tìm kiếm vành và
lốp xe đạp cũ để sử dụng
Học sinh thành lập nhóm
và thảo luận
Học sinh thảo luận phương án thí
nghiệm khảo sát định luật Ôm
Học sinh chế tạo đèn pin
Học sinh lắp giáp máy
phát điện một chiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
Thí nghiệm đo suất điện động và
điện trở trong của pin con thỏ
Học sinh tạo hình cổng
Văn miếu Quốc Tử Gám
Học sinh tạo mạch
điện hình trái tim
Học sinh tìm hiểu sự nạp
và phát điện của acquy
Học sinh tạo mạch điện
hình bản đồ Việt Nam
Học sinh lắp giáp trò chơi
"Xâm nhập Trái Đất"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
Học sinh cắt vành
xe làm dây cua roa
Học sinh chụp ảnh kỉ
niệm với người thợ hàn
Học sinh tiến hành thí nhiệm
với máy phát điện
Học sinh làm thí nghiệm xác
định sự xuất hiện của nguồn
điện từ quả chanh
Học sinh làm thí nghiệm xác
định cực của acquy bị mất dấu
Học sinh thi olympia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
Học sinh báo cáo
sản phẩm
Học sinh báo cáo
sản phẩm
Học sinh báo cáo
sản phẩm
Giám khảo đặt câu hỏi
nhận xét, đánh gía
Học sinh giới thiệu
thành viên trong đội
Khán giả thực hiện phép tính với
máy tính cá nhân được cấp điện
từ quả chanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 3
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .................................................................. 4
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................. 5
9. CẤU TRÖC VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN ................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ........................................................ 6
NGOẠI KHOÁ VẬT LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG .... Error! Bookmark not defined.
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ....................................................... 6
1.2. Một số nội dung về lí luận dạy học ở trƣờng phổ thông ....................... 7
1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc dạy học ở nhà trường PT............. 7
1.2.2. Các vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học ở trường PT ..... 10
1.3. Các nhiệm vụ cơ bản của dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông .............. 13
1.4. Phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
trong dạy học vật lí ................................................................................... 14
1.4.1. Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập ................... 14
1.4.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập ............ 15
1.5. Vị trí, tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức
tổ chức dạy học ở trƣờng phổ thông ......................................................... 18
1.5.1. Vị trí của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ
chức dạy học ở trường phổ thông ........................................................ 18
1.5.2. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa vật lí .................................. 19
1.6. Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa ........................................... 20
1.7. Nội dung, các hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học ngoại khóa
về vật lí .................................................................................................... 20
1.7.1. Nội dung ngoại khóa về vật lí ..................................................... 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
1.7.2. Các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí ............................. 21
1.7.3. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khóa vật lí ..................... 28
1.8. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí .............................. 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................. 33
CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VẬT LÍ VỀ .......................... 34
“DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT ................................. 34
2.1.1. Mục tiêu về kiến thức .................................................................. 34
2.1.2. Mục tiêu về kĩ năng ..................................................................... 36
2.1.3. Mục tiêu phát triển tư duy ........................................................... 36
2.1.4. Các thí nghiệm cần tiến hành trong quá trình dạy học về “Dòng
điện không đổi” .................................................................................... 37
2.2. Tìm hiểu tình hình dạy và học về “Dòng điện không đổi” ở lớp 11
THPT thuộc một số trƣờng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ........................... 37
2.2.1. Mục đích điều tra ........................................................................ 37
2.2.2. Phương pháp điều tra ................................................................. 38
2.2.3. Đối tượng điều tra ...................................................................... 38
2.2.4. Kết quả điều tra .......................................................................... 38
2.2.5. Nguyên nhân của những sai lầm của học sinh và một số giải pháp
khắc phục ............................................................................................. 44
2.3. Xây dựng quy trình hoạt động ngoại khoá về “Dòng điện không đổi” ở
lớp 11 THPT ............................................................................................ 46
2.3.1. Ý định sư phạm chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động
ngoại khóa ............................................................................................ 46
2.3.2. Nội dung của hoạt động ngoại khóa về “Dòng điện không đổi” . 49
2.3.3. Các thí nghiệm mà giáo viên đã nghiên cứu, chế tạo và dự kiến nội
dung của hội vui vật lí về “Dòng điện không đổi” ................................ 54
2.3.4. Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa .......... 73
2.3.5. Dự kiến những khó khăn mà học sinh gặp phải trong khi thực hiện
nhiệm vụ và phương pháp hướng dẫn học sinh ..................................... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................. 80
CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................................. 81
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm .................................................. 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
3.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm sƣ phạm .................................... 81
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ................................................... 81
3.4. Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm .......... 82
3.4.1. Phân tích diễn biến của các hoạt động ngoại khóa trong qusá trình
thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 82
3.4.2. Sơ bộ đánh giá tính khả thi của quy trình đã lập ......................... 91
3.4.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa .................... 93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................. 96
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 99
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 102
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_LLPPDH_Nguyenvanhao.pdf