Luận văn Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại theo nền kinh tế thị trường, đồng thời đang từng bước gia nhập vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đặt ra yêu cầu xã hội cần có một đội ngũ nhân lực trí tuệ để hội nhập nền kinh tế quốc tế. Muốn đạt được mục tiêu đó bước đầu của khâu đào tạo là cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng được nhu cầu phát triển các mặt của xã hội. Trong hoạt động của con người, để thực hiện có hiệu quả công việc con người cần có một số phẩm chất tâm lý đặc trưng phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của mình. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo, nhất là đối với các trường đại học – nơi đào tạo các chuyên gia trong những lĩnh vực khoa học công nghệ cần tổ chức chương trình đào tạo phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi ngành nghề cụ thể. Có như vậy, sinh viên ra trường mới có những phẩm chất nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động xã hội. Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển với nhiều đóng góp lớn lao vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng như đã đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Với vị trí là một trường đại học đào tạo đa ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, quy mô đào tạo rất lớn, hơn 45.000 sinh viên hàng năm (chính quy và không chính quy), vì vậy, vấn đề nghiên cứu tìm hiểu những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy đề tài “Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp” cần được thực hiện. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tự đánh giá của sinh viên Đại học Kinh tế về phẩm chất nghề nghiệp và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các phẩm chất nghề nghiệp, từ đó đề xuất một số biện pháp để hình thành một số phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu để xác định một số vấn đề lý luận về đặc điểm tâm lý của Sinh viên và phẩm chất nghề nghiệp - Khảo sát thực trạng tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tế về phẩm chất nghề nghiệp của ngành kinh tế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức nội dung giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế 4. KHÁCH THỂ – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể: Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Đối tượng: Sự tự đánh giá một số phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Mặc dù đa số sinh viên tự đánh giá về các phẩm chất nghề nghiệp một cách tích cực và các yếu tố như giới tính, nơi cư trú và việc đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả tự đánh giá, nhưng các phẩm chất nghề nghiệp trên cơ sở tự đánh giá của sinh viên vẫn khác so với yêu cầu mục tiêu đào tạo của trường. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp dưới đây được sử dụng: 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách, tham khảo tài liệu và các vấn đề có liên quan, phục vụ cho việc viết cơ sở lý luận. 6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, gồm: - 1 phiếu thăm dò mở nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các phẩm chất nghề nghiệp, được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ ban đầu qua trao đổi với sinh viên, giáo viên và tham khảo tài liệu - 1 phiếu thăm dò kín (thang đo) nhằm tìm hiểu mức độ tự đánh giá của sinh viên về các phẩm chất nghề nghiệp. 6.3. Phương pháp thống kê: phục vụ cho việc xử lý kết quả thu được từ bảng phỏng vấn, thang đo, bao gồm: - Thống kê tần số (Frequency) - Tính điểm trung bình (Mean) - Phân tích biến lượng (Anova) - So sánh trung bình (F - test) trong phần mềm SPSS for Win 11.0 7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung tự đánh giá của sinh viên qua các khía cạnh đặc biệt chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của lứa tuổi này là những phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề nghiệp tương lai của họ như: đạo đức, học tập, giao tiếp xã hội, ý chí, đặc điểm cá nhân, xu hướng nhân cách và cảm xúc. Sinh viên được chọn là những người đang chuẩn bị vào Giai đoạn chuyên ngành (Sinh viên năm thứ 2). 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài nội dung của phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 2 chương sau: Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2. Thực trạng tự đánh giá về phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

pdf68 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh về phẩm chất nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ruy cập Internet 62 16,3% 162 42,5% 157 41,2% Các hoạt động khác 44 11,5% 304 79,8% 33 8,7% Kết quả bảng 2.5 cho thấy, sinh viên có ý thức chủ động trong việc mở rộng kiến thức, thu thập thông tin góp phần nâng cao khả năng chuyên môn của mình qua tỉ lệ chọn ở mức độ “có nhưng không nhiều” và “thường xuyên” chiếm tỉ lệ cao hơn mức độ chọn “không”, chỉ riêng hoạt động tham gia các khoá học ngắn ngày, chiếm tỉ lệ cao là 59,1% sinh viên chọn mức độ “không” cao hơn hẳn 2 mức còn lại. Đối với các hoạt động khác mà sinh viên cho rằng có liên quan đến hoạt động học tập hoặc hoạt động chuyên môn, bao gồm những hoạt động sau: Tham gia các câu lạc bộ, làm thêm, các hoạt động sinh viên tình nguyện, mùa hè xanh,… cũng thu hút sự tham gia của sinh viên, điều này thể hiện rõ qua số liệu thu được ở mức chọn “có nhưng không nhiều” là 79,8% và mức chọn “thường xuyên” là 8,7%, chỉ có số ít tỉ lệ 11,5% sinh viên chọn là “không”. Có thể thấy rằng các hoạt động này là những hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, góp phần cho sinh viên mở rộng quan hệ giao lưu, giao tiếp xã hội và bước đầu tham gia vào hoạt động nghề nghiệp. Cho dù dưới hình thức nào, là hoạt động thực tiễn (làm thêm, sinh viên tình nguyện, mùa hè xanh,…), hay là những hoạt động thuần tuý mang tính giải trí (đọc báo, tạp chí, xem tivi, nghe radio, truy cập Internet,…), cũng giúp ích cho việc mở mang kiến thức của sinh viên; chính những hoạt động này sẽ góp phần hình thành một số kinh nghiệm sống cũng như các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Các hoạt động mà sinh viên chọn ở mức độ thường xuyên, chứng tỏ rằng sinh viên có tập trung thời gian vào các hoạt động này, chiếm tỉ lệ cao là: - Xem tivi 213/381, chiếm 55,9% - Truy cập Internet 157/381, chiếm 41,2% - Đọc báo, tạp chí Kinh tế 136/381, chiếm 35,7% - Đọc sách, giáo trình 123/381, chiếm 32,3% 2.3.2. KẾT QUẢ TỔNG QUÁT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VỀ PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP 2.3.2.1. Kết quả tự đánh giá của sinh viên về các nhóm phẩm chất nghề nghiệp. - Kết quả tự đánh giá của toàn mẫu sinh viên về nhóm phẩm chất Ý chí. Bảng 2.6. Các phẩm chất thuộc về Ý chí Nội dung ĐTB ĐLC Thứ hạng 1. Tôi có thể tạo dựng lại động lực cho hoạt động sau khi thất bại hoặc không thành công 1,55 0,60 6 2. Tôi có thể định cho mình những mức thành công mang tính thực tế 1,70 0,72 2 3. Tôi tin rằng tôi có đủ khả năng đối mặt với những vấn đề 1,57 0,63 5 4. Tôi độc lập trong suy nghĩ và hành động 1,79 0,67 1 5. Tôi luôn cố gắng để trở thành người thành đạt 1,24 0,48 10 6. Tôi kiên quyết bảo vệ ý kiến đúng của bản thân 1,60 0,63 3 7. Tôi luôn giữ thái độ bình tĩnh khi bị người khác xúc phạm 1,60 0,63 3 8. Tôi muốn tạo dựng cuộc sống của tôi và làm chủ vận mệnh đời mình 1,28 0,56 9 9. Là sinh viên tôi thấy mình tự chủ hơn 1,40 0,64 7 10. Là sinh viên tôi thấy mình độc lập hơn 1,37 0,63 8 Tự đánh giá chung về các phẩm chất ý chí 1,51 0,15 Kết quả của bảng 2.6 cho thấy, điểm trung bình của thang đo các phẩm chất ý chí của sinh viên Đại học Kinh tế bằng 1,51, được xếp vào mức trung bình. Các nội dung trong thang đo này có điểm trung bình dao động từ 1,24 đến 1,70, tức là từ mức thấp cho đến trung bình khá. Xét nội dung cụ thể, các câu có điểm số trung bình xếp thứ hạng cao là: - Tôi độc lập trong suy nghĩ và hành động - Tôi định cho mình những mức thành công mang tính thực tế - Tôi kiên quyết bảo vệ ý kiến đúng của bản thân - Tôi luôn giữ thái độ bình tĩnh khi bị người khác xúc phạm Những nội dung có điểm số trung bình thấp, xếp thứ hạng thấp là: - Tôi cố gắng trở thành người thành đạt, điểm trung bình toàn mẫu là 1,24 - Tôi muốn tạo dựng cuộc sống của tôi và làm chủ vận mệnh đời mình, ĐTB 1,28 - Là sinh viên tôi thấy mình độc lập hơn, ĐTB 1,37. - Là sinh viên tôi thấy mình tự chủ hơn, ĐTB 1,40. Những nội dung sinh viên chọn ở mức thấp vì nó liên quan đến tương lai, cái mà họ chưa biết mình sẽ trải qua như thế nào (người thành đạt, làm chủ vận mệnh đời mình), mặt khác sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, ít nhiều các em cũng còn chịu sự phụ thuộc của gia đình, nên các em nhận thấy mình chưa đạt đến mức tự chủ và độc lập. - Kết quả tự đánh giá của toàn mẫu sinh viên về nhóm phẩm chất Cảm xúc Bảng 2.7. Các phẩm chất thuộc về cảm xúc Nội dung ĐTB ĐLC Thứ hạng 1. Tôi ham hiểu biết và thích thú với những cái lạ 1,44 0,59 9 2. Tôi có đủ khả năng chấp nhận thất bại khi tôi đã cố gắng hết sức mình cho một công việc, một quan hệ nào đó 1,50 0,64 8 3. Tôi làm chủ bản thân để hoàn thành công việc / học tập của mình 1,68 0,61 5 4. Tôi thích tự đánh giá hơn là phụ thuộc vào ý kiến xét đoán của người khác 1,67 0,76 6 5. Tôi dễ dàng nói ra cảm xúc của mình 1,81 0,79 3 6. Tôi yêu thích và an tâm với việc lựa chọn ngành nghề của mình 1,71 0,70 4 7. Tôi tự tin khi đứng trước người lạ hay đám đông 2,11 0,73 1 8. Tôi thích nói về những điểm mạnh của chính mình 2,08 0,79 2 9. Tôi luôn cảm thấy thoải mái, lạc quan và yêu đời 1,60 0,63 7 Tự đánh giá chung về các phẩm chất cảm xúc 1,73 0,15 Kết quả của bảng 2.7 cho thấy: Những nội dung liên quan đến các cảm xúc của cá nhân như là những nhận định của cá nhân về những cảm xúc của bản thân cũng như cách biểu hiện các cảm xúc ấy trong cuộc sống thông qua các mối quan hệ giao tiếp, các biểu hiện của tình cảm, tâm trạng cá nhân. Những cảm xúc này sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tâm lý của chủ thể cũng như những tác động của môi trường sống xung quanh. Khi con người có những cảm xúc tích cực, họ sẽ cảm thấy tự tin trong cuộc sống, tâm trạng thoải mái, lạc quan và yêu đời; ngược lại những người có cảm xúc tiêu cực sẽ cảm thấy tự ti, lo lắng, mức độ tự tin thấp. Nhìn chung các nội dung trong bảng đều được sinh viên lựa chọn ở mức độ trên trung bình, duy nhất nội dung “ham hiểu biết và thích thú với cái mới lạ” ở mức độ thấp, (ĐTB là 1,44). Điểm trung bình chung trên toàn mẫu về mặt cảm xúc ở mức độ tương đối cao là 1,73. Những nội dung xếp thứ hạng cao là: - Tôi tự tin đứng trước người lạ hay đám đông - Tôi thích nói về những điểm mạnh của chính mình - Tôi dễ dàng nói ra cảm xúc của mình - Tôi an tâm với việc lựa chọn ngành nghề của mình Trong kết quả tự đánh giá của sinh viên cho thấy sinh viên có cảm xúc tích cực đối với ngành nghề mà họ đã chọn (ĐTB 1,71, xếp thứ hạng 4); đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động học tập ở giai đoạn học đại học của sinh viên đồng thời sẽ là động lực để giúp họ có được sự say mê, hứng thú với nghề nghiệp sau này. Sinh viên đánh giá cao về sự tự tin của mình trong quan hệ với người khác, xếp thứ hạng 1. Tự tin còn được gọi là lòng tự tin, là trạng thái tâm lý tin tưởng vào năng lực của mình trong quá trình thực hiện mục tiêu mình đặt ra. Tự tin có được trước tiên là xuất phát từ sức mạnh nội tâm của bản thân, trên cơ sở cá nhân biết chính xác các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và khẳng định được tính tích cực khi đánh giá về thực lực của mình, nên nó còn là biểu hiện của sức khoẻ tâm lý, là điều kiện tâm lý có lợi cho sự thành công trong học tập và nghề nghiệp sau này. Sinh viên đánh giá tích cực về những cảm xúc của bản thân như thích nói về những điểm mạnh của chính mình, dễ dàng bày tỏ cảm xúc cá nhân,… điều này chứng tỏ rằng ở tuổi trưởng thành sinh viên đã có khuynh hướng thích tự khẳng định bản thân mình trong mối quan hệ với người khác. - Kết quả tự đánh giá của toàn mẫu sinh viên về nhóm phẩm chất Năng lực. Bảng 2.8. Các phẩm chất thuộc về khả năng, năng lực Nội dung ĐTB ĐLC Thứ hạng 1. Tôi cảm thấy tự hào về các kết quả đạt được trong học tập, trong công việc làm thêm 2,04 0,63 1 2. Tôi nhận biết các kỹ năng và tài năng của tôi 1,77 0,75 6 3. Tôi ý thức được các khả năng và các giới hạn của tôi 1,35 0,54 9 4. Tôi nhạy bén để nắm bắt cơ hội thành công trên thương trường 1,96 0,69 3 5. Tôi có khả năng thương lượng và giải quyết các vấn đề trong những tình huống khó khăn 1,71 0,64 7 6. Tôi cho rằng người học giỏi là người có cơ hội thành công trong nghề nghiệp 1,89 0,72 4 7. Tôi có thể nhớ lâu những gì đã học 1,97 0,67 2 8. Tôi thích ứng tốt với các loại công việc 1,86 0,70 5 9. Tôi luôn biết những ưu điểm và hạn chế của bản thân 1,48 0,61 8 Tự đánh giá chung về các phẩm chất năng lực 1,78 0,14 Kết quả bảng 2.8 cho thấy: Trong 9 nội dung của thang đo về các phẩm chất năng lực bao gồm các nội dung liên quan đến tri thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lĩnh vực nghề nghiệp như lượng kiến thức tiếp thu được, kỹ năng và tài năng, khả năng thích ứng, nhạy bén, khả năng thương lượng và giải quyết công việc, những điểm mạnh và những điểm yếu của cá nhân,…Điểm trung bình chung trên toàn mẫu của sinh viên về các phẩm chất thuộc nhóm năng lực là 1,78; nhìn chung sinh viên tự đánh giá về nhóm năng lực là tương đối cao. Kết quả này cho thấy sinh viên Đại học Kinh tế khá tự tin trong khi đánh giá về khả năng, năng lực. Đây là điểm rất quan trọng, vì khả năng, năng lực của cá nhân sẽ gắn liền với hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trong tương lai, do vậy việc sinh viên có tự tin vào khả năng hay năng lực của bản thân hay không sẽ giúp sinh viên có cách nhìn nhận tích cực hay tiêu cực cả ở các khía cạnh khác trong lĩnh vực nghề nghiệp của bản thân. Xem xét nội dung đánh giá ở bảng trên cho thấy, những nội dung có điểm trung bình cao là những khả năng, năng lực học tập và làm việc như “Tôi tự hào về kết quả đạt được trong học tập và trong công việc làm thêm” (ĐTB là 2,04), “Tôi có thể nhớ lâu những gì đã học” (ĐTB là 1,97), “Tôi nhạy bén nắm bắt cơ hội” (ĐTB là 1,96), “Tôi cho rằng người học giỏi là người có cơ hội thành công trong nghề nghiệp” (ĐTB là 1,89), “Tôi thích ứng tốt với các loại công việc” (ĐTB là 1,86). Điểm số đánh giá của sinh viên cho thấy có kết quả cao hơn những câu thuộc về những đánh giá cụ thể có tính khẳng định về khả năng lực cá nhân như “Tôi nhận biết kỹ năng và tài năng của tôi” (ĐTB là 1,77), “Tôi luôn biết những ưu điểm và hạn chế của bản thân” (ĐTB là 1,48) và “Tôi ý thức được các khả năng và các giới hạn của tôi”(ĐTB là 1,35). - Kết quả tự đánh giá của toàn mẫu sinh viên về nhóm phẩm chất Đạo đức. Bảng 2.9. Các phẩm chất thuộc về đạo đức Nội dung ĐTB ĐLC Thứ hạng 1. Tôi sẵn sàng giúp đỡ người khác 1,46 0,59 4 2. Tôi có thể hoàn thành tốt công việc được giao 1,57 0,56 1 3. Tôi muốn thay đổi nhiều điểm chưa tốt của bản thân mình 1,22 0,51 7 4. Tôi luôn xấu hổ với người khác khi tôi có những hành động sai trái 1,50 0,66 2 5. Tôi luôn chấp hành tốt những quy định của pháp luật 1,47 0,60 3 6. Tôi luôn cố gắng làm đúng với lương tâm của 1,28 0,54 6 mình 7. Tôi biết rõ điều gì có thể làm và điều gì không nên làm 1,45 0,56 5 Tự đánh giá chung về các phẩm chất đạo đức 1,42 0,11 Kết quả bảng 2.9 cho thấy: Trong phần tự đánh giá về mặt đạo đức bao gồm 7 nội dung được trình bày như: chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, lương tâm, trách nhiệm đối với công việc và quan hệ với người khác,… kết quả cho thấy tự đánh giá về các phẩm chất thuộc về đạo đức của toàn mẫu nghiên cứu là 1,42 ở mức trung bình. Đạo đức là một phẩm chất rất quan trọng của con người nói chung, để hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt đòi hỏi một quá trình tự rèn luyện, phấn đấu của bản thân. Việc sinh viên có ý thức về các phẩm chất đạo đức của mình và biết đánh giá nó đúng với hoàn cảnh của mình là một động lực để giúp các em tự hoàn thiện bản thân mình trong cuộc sống sau này. Những nội dung được sinh viên đánh giá xếp thứ hạng cao là: - Tôi có thể hoàn thành tốt công việc được giao - Tôi luôn xấu hổ với người khác khi có hành động sai trái - Tôi luôn chấp hành tốt những quy định của pháp luật Trong tự đánh giá của sinh viên về các phẩm chất đạo đức, các nội dung “Tôi muốn thay đổi nhiều điểm chưa tốt của bản thân “(ĐTB là 1,22), “Tôi luôn cố gắng làm đúng với lương tâm của mình” (ĐTB là 1,28), “Tôi biết rõ điều gì làm và điều gì không thể làm” (ĐTB là 1,45),… có điểm trung bình ở mức thấp và xếp thứ hạng thấp. Như vậy, trên cơ sở những biểu hiện về mặt đạo đức bản thân được các em nhìn nhận và tự đánh giá không cao, chứng tỏ là các em biết “trung thực” nhìn nhận bản thân mình còn nhiều thiếu sót. - Kết quả tự đánh giá của toàn mẫu sinh viên về nhóm phẩm chất Giao tiếp xã hội. Bảng 2.10. Các phẩm chất thuộc về quan hệ giao tiếp xã hội Nội dung ĐTB ĐLC Thứ hạng 1. Tôi có thể có những mối quan hệ với người khác một cách dễ dàng 1,84 0,67 1 2. Tôi có thể thích nghi tốt với các tình hình thực tế mới mẻ thường luôn đưa tới trong cuộc sống 1,73 0,65 2 3. Tôi có thể tạo được lòng tin nơi người khác: bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo, đồng sự, cấp trên (trong công việc làm thêm),… 1,38 0,58 7 4. Tôi cho rằng làm kinh tế tốt phải có sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội 1,28 0,54 9 5. Tôi có ý thức hợp tác với người khác trong công việc 1,51 0,61 4 6. Tôi tạo được niềm vui trong quan hệ với người khác 1,50 0,59 5 7. Tôi học hỏi những kinh nghiệm từ người khác 1,40 0,59 6 8. Tôi thích làm việc hay giao tiếp với nhiều người 1,54 0,66 3 9. Tôi thường lắng nghe ý kiến của người khác khi quyết định một công việc quan trọng 1,32 0,56 8 Tự đánh giá chung về Quan hệ giao tiếp xã hội 1,50 0,14 Kết quả bảng 2.10 cho thấy: Quan hệ giao tiếp xã hội được thể hiện qua tự đánh giá của sinh viên trong mối quan hệ với người khác qua các nội dung như: học hỏi kinh nghiệm, hợp tác trong công việc, tạo được lòng tin trong quan hệ với người khác, có nhu cầu được làm việc với người khác, chia sẻ niềm vui,…Giao tiếp xã hội cũng là một phần rất quan trọng trong giao tiếp công việc và nó có những ảnh hưởng nhất định trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân. Điểm trung bình trên toàn mẫu của sinh viên về quan hệ giao tiếp xã hội là 1,50; trong đó những nội dung được sinh viên đánh giá xếp thứ hạng cao là: - Tôi có thể có những mối quan hệ với người khác một cách dễ dàng - Tôi có thể thích nghi tốt với tình hình thực tế mới mẻ thường luôn đưa tới trong cuộc sống - Tôi thích làm việc hay giao tiếp với nhiều người - Tôi có ý thức hợp tác với người khác trong công việc Nếu như các quan hệ giao tiếp với người khác được sinh viên đánh giá xếp thứ hạng cao đồng thời sinh viên cũng bộc lộ rằng sinh viên ít quan tâm đến các vấn đề thời sự, xã hội, bởi ở nội dung tôi cho rằng làm kinh tế tốt phải có sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề thời sự, chính trị và xã hội có ĐTB thấp. - Kết quả tự đánh giá của toàn mẫu sinh viên về nhóm phẩm chất Xu hướng Bảng 2.11: Các phẩm chất thuộc về mục tiêu, xu hướng Nội dung ĐTB ĐLC 1. Tôi có nhiều mục tiêu vừa cụ thể, vừa rõ rệt trong cuộc sống 1,59 0,72 2. Tôi thường xem xét lại định hướng cho cuộc đời mình 1,60 0,76 3. Tôi thường có những mục tiêu cụ thể để hoạch định nghề nghiệp tương lai của mình 1,59 0,67 Tự đánh giá chung về các phẩm chất thuộc về mục tiêu, xu hướng cá nhân 1,59 0,08 Kết quả bảng 2.11 cho thấy: Xét về đặc điểm phát triển nhân cách thì xu hướng của cá nhân không tách khỏi hoạt động nghề nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu cá nhân đang hướng tới trong cuộc sống. Với ý nghĩa là động cơ của hoạt động, xu hướng nói lên nguyện vọng của con người muốn vươn tới một mục tiêu nào đó; do đó trong nhóm phẩm chất thuộc về xu hướng nhân cách bao gồm các nội dung tự đánh giá của cá nhân về việc đề ra những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống, xem xét những định hướng trong hoạt động của mình,… Trong phần tự đánh giá của sinh viên về nhóm phẩm chất xu hướng nhân cách, tự đánh giá của sinh viên về các nội dung của ý chí không có sự chênh lệch nhiều, điểm trung bình trên toàn mẫu ở tất cả 4 nội dung là 1,59 và 1,60 - Kết quả tự đánh giá của toàn mẫu sinh viên về nhóm Đặc điểm cá nhân Bảng 2.12. Các phẩm chất thuộc về đặc điểm cá nhân Nội dung ĐTB ĐLC Thứ hạng 1. Là sinh viên tôi thấy mình trưởng thành hơn 1,41 0,64 4 2. Tôi luôn tìm đến những hoạt động vui chơi thể 1,76 0,75 2 thao để cân bằng đời sống tâm lý 3. Tôi biết tạo cho mình một phong cách riêng 1,59 0,67 3 4. Tôi tự tin với ngoại hình của mình 1,78 0,69 1 Tự đánh giá chung các đặc điểm cá nhân 1,63 0,08 Theo kết quả bảng 2.12 cho thấy mức độ tự đánh giá của sinh viên trường Đại học Kinh tế về các đặc điểm cá nhân như thể chất, tinh thần,… điểm trung bình toàn mẫu là 1.63, ở mức độ trung bình khá. Xét theo các nội dung cụ thể trong bảng thang đo này cho thấy, các em có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về các đặc điểm của bản thân. Sinh viên có chiều hướng đánh giá cao hình thức bên ngoài, xếp thứ hạng 1 (Tự tin với ngoại hình, ĐTB 1,78), ngoài ra sinh viên cũng có ý thức tìm đến các hoạt động vui chơi, thể thao để cân bằng đời sống tâm lý đồng thời cũng góp phần rèn luyện về thể chất, xếp thứ hạng 2; trong khi đó đánh giá về sự trưởng thành của bản thân thì thấp hơn (Là sinh viên tôi thấy mình trưởng thành hơn, ĐTB 2,41). Tuy vậy việc nhìn nhận và đánh giá về các đặc điểm của cá nhân một cách tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài và yếu tố tâm sinh lý của cá nhân. - So sánh điểm trung bình giữa tự đánh giá của các nhóm phẩm chất nghề nghiệp: Tự đánh giá của sinh viên Đại học Kinh tế về các phẩm chất nghề nghiệp được phân chia theo các nhóm: Ý chí, cảm xúc, giao tiếp xã hội, năng lực, xu hướng, đạo đức và đặc điểm cá nhân, được biểu diễn với biểu đồ sau đây: Biểu đồ 2.3. Điểm trung bình của các nhóm phẩm chất nghề nghiệp Ñieåm trung bình cuûa töï ñaùnh giaù Ñaëc ñieåmcaù nhaânXu höôùngGiao tieápÑaïo ñöùc Naêng löïcCaûm xuùc YÙchí 0 0.5 1 1.5 2 1 2 3 4 5 6 7 Caùc nhoùm phaåm chaát ngheà nghieäp Ñ T B Kết quả biểu đồ 2.3 cho thấy điểm trung bình của các nhóm phẩm chất nghề nghiệp trên mức trung bình, biểu thị trên biểu đồ là điểm trung bình các nhóm phẩm chất nghề nghiệp đều nằm ở trong khoảng từ 1.50 đến 1.78 ( từ mức lựa chọn lúc đúng lúc không cho đến đúng nhiều hơn là không đúng); chỉ duy nhất đánh giá về nhóm phẩm chất đạo đức là ở mức thấp, dưới trung bình (ĐTB là 1,42). Mức xếp hạng về các nhóm phẩm chất nghề nghiệp được phân bố như sau: - 1. Điểm trung bình chung về phẩm chất ý chí là 1,51, xếp thứ hạng 5 - 2. Điểm trung bình chung về phẩm chất cảm xúc là 1,73, xếp thứ hạng 2. - 3. Điểm trung bình chung về phẩm chất Khả năng, năng lực là 1,78, xếp thứ hạng 1 - 4. Điểm trung bình chung về phẩm chất Đạo đức là 1,42, xếp thứ hạng 7 - 5. Điểm trung bình chung về phẩm chất Giao tiếp xã hội là 1,50, xếp thứ hạng 6. - 6. Điểm trung bình chung về phẩm chất của Xu hướng nhân cách là 1,59, xếp thứ hạng 4. - 7. Điểm trung bình chung về phẩm chất thuộc về đặc điểm cá nhân là 1,63, xếp thứ hạng 3. Như vậy: + Tự đánh giá của sinh viên về phẩm chất nghề nghiệp có điểm trung bình của toàn mẫu từ 1,42 đến 1,78, trong đó xếp hạng cao nhất là nhóm phẩm chất khả năng, năng lực. Điều này chứng tỏ rằng trong nhận định của sinh viên thì năng lực gắn liền với hoạt động nghề nghiệp, bởi năng lực chỉ hình thành và phát triển trong hoạt động. Vì vậy khi nói đến những yếu tố tâm lý (chẳng hạn như những phẩm chất tâm lý) phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nào đó, đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao là nói đến năng lực của cá nhân thể hiện trong lĩnh vực hoạt động đó như thế nào. + Tự đánh giá về nhóm cảm xúc xếp thứ hạng 2 cho thấy sinh viên có những đánh giá theo chiều hướng cảm xúc tích cực về những nội dung liên quan đến nghề nghiệp. Nếu như các phẩm chất nghề nghiệp thuộc nhóm cảm xúc được coi như là những chỉ số về trí tuệ cảm xúc, (mặc dù trong nghiên cứu này, thang đo về nhóm cảm xúc không phải là thang đo về trí tuệ cảm xúc (EQ)), thì những phẩm chất này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cá nhân có thái độ, tình cảm như thế nào đối với hoạt động của bản thân liên quan đến nghề nghiệp, bởi nếu cá nhân có những cảm xúc tiêu cực đối với nghề nghiệp của mình, thì chắc chắn họ sẽ khó có được những hứng thú, say mê trong hoạt động nghề nghiệp của mình, mặt khác nó còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tâm lý của cá nhân. + Các nhóm phẩm chất đặc điểm cá nhân, xu hướng nhân cách được sinh viên đánh giá ở mức khá (ĐTB 1,63 và 1,59) + Các nhóm phẩm chất Ý chí và Giao tiếp xã hội được sinh viên đánh giá ở mức trung bình + Tự đánh giá của sinh viên về mặt đạo đức thấp hơn các nhóm phẩm chất khác, cho thấy sinh viên ít quan tâm đến vai trò rèn luyện đạo đức trong cuộc sống, trên cơ sở của tự đánh giá một cách trung thực với bản thân, các em sẽ có ý thức về những thiếu sót của bản thân với mong muốn hoàn thiện mình để trở thành người có nhân cách tốt 2.3.3. SO SÁNH KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN NAM VÀ SINH VIÊN NỮ ĐỐI VỚI CÁC NHÓM PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP. 2.3.3.1. So sánh tự đánh giá giữa sinh viên nam và nữ về các nhóm phẩm chất nghề nghiệp Bảng 2.13. So sánh sự tự đánh giá giữa sinh viên nam và nữ về các nhóm phẩm chất nghề nghiệp Nhóm Giới ĐTB ĐLC F p Nam 10,23 2,34 1,83 Đạo đức Nữ 9,82 1,89 1,71 .067 Nam 13,35 2,79 -0,78 Giao tiếp xã hội Nữ 13,57 2,58 -0,75 0.43 Nam 15,96 2,89 -0,41 Năng lực Nữ 16,08 2,52 -0,39 0.03 Nam 15,48 3,04 -0,60 Cảm xúc Nữ 15,66 2,80 -0,59 0,54 Nam 15,18 3,14 0,24 Ý chí Nữ 15,10 2,70 0,22 0,80 Nam 4,79 1,46 0,10 Xu hướng nhân cách Nữ 4,77 1,47 0,09 0,92 Nam 6,33 1,50 -1,71 Đặc điểm cá nhân Nữ 6,63 1,66 -1,77 0,08 Qua kết quả của bảng 2.13 cho thấy: - Có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ khi đánh giá về nhóm phẩm chất Năng lực - Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ khi đánh giá về nhóm phẩm chất Giao tiếp xã hội, Đạo đức, Cảm xúc, Ý chí , Xu hướng và Đặc điểm cá nhân ở mức ý nghĩa p > 0,05 2.3.3.2. Xét theo từng nội dung của phẩm chất nghề nghiệp trong nhóm năng lực bằng kiểm nghiệm F-test, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt trong tự đánh giá của sinh viên nam và nữ thể hiện ở các nội dung sau đây: Bảng 2.14. So sánh sự khác biệt giữa nam và nữ ở các nội dung phẩm chất của nhóm Năng lực Nội dung Giới ĐTB ĐLC F-test p Nam 1,48 0,64 -2,18 Tôi nhận biết các kỹ năng và tài năng của tôi Nữ 1,65 0,75 -2,29 0,03 Nam 1,85 0,78 -3,52 Tôi nhạy bén nắm bắt cơ hội thành công thương trường Nữ 1,27 0,67 -3,35 0,001 Kết quả bảng 2.14 cho thấy mức ý nghĩa trong kiểm định F là 0,03 < 0,05, cho ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa nam và nữ trong việc tự đánh giá nội dung “tôi nhận biết các kỹ năng và tài năng của tôi”. Sự khác biệt đó thể hiện ở ĐTB của nữ cao hơn nam, cho thấy nữ sinh viên tự đánh giá về các năng lực bản thân có vẻ tự tin hơn so với nam sinh viên Mức ý nghĩa trong kiểm định F là 0,001 < 0,05, cho ta kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình giữa nam và nữ trong việc tự đánh giá nội dung “tôi nhạy bén để nắm bắt cơ hội thành công trên thương trường”. Sự khác biệt đó thể hiện ĐTB của nam cao hơn, chứng tỏ nam sinh viên tự đánh giá về khả năng nhạy bén, năng động trên lĩnh vực thương trường cao hơn so với nữ sinh viên; điều này có vẻ hợp lý, bởi trong giới kinh doanh thường ví rằng “thương trường như chiến trường” vì vậy trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngoài sự nhạy bén nó còn đòi hỏi rất cao ở sự mạo hiểm, phiêu lưu nên nó sẽ là những cơ hội thử thách đối với nam nhiều hơn so với nữ. 2.3.4. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NƠI CƯ TRÚ CỦA SINH VIÊN TRONG TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NHÓM PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP Cụ thể trong phần này, chúng tôi so sánh sự khác biệt giữa các nơi cư trú của sinh viên để tìm hiểu yếu tố môi trường xã hội có ảnh hưởng đến kết quả tự đánh giá về các nhóm phẩm chất nghề nghiệp hay không. Hơn nữa khách thể nghiên cứu có một phần là sinh viên nước ngoài cũng là một yếu tố đặc biệt về đặc điểm khách thể nghiên cứu. Bảng 2.15. So sánh sự khác biệt giữa các nơi cư trú của sinh viên với kết quả đánh giá các nhóm phẩm chất Nhóm Cư trú ĐTB ĐLC F p Các tỉnh 10,15 2,10 TP.HCM 9,48 1,93 Đạo đức Nơi khác 9,25 1,22 4,54 0,011 Các tỉnh 15,24 2,74 TP.HCM 15,56 2,29 Năng lực Nơi khác 15,25 2,63 2,83 0,06 Các tỉnh 15,73 2,90 TP.HCM 15,22 2,71 Cảm xúc Nơi khác 15,75 2,72 1,10 0,33 Các tỉnh 15,10 2,81 TP.HCM 15,28 2,96 Ý chí Nơi khác 14,67 2,81 0,29 0,74 Các tỉnh 4,79 1,43 TP.HCM 4,76 1,54 Xu hướng Nơi khác 4,75 1,86 0,17 0,98 Các tỉnh 13,61 2,71 TP.HCM 13,27 2,52 Giao tiếp Nơi khác 12,75 2,01 1,08 0,03 Các tỉnh 6,57 1,68 TP.HCM 6,43 1,37 Đặc điểm cá nhân Nơi khác 6,33 1,92 0,39 0,67 Kết quả bảng 2.15 cho thấy: So sánh sự khác biệt giữa nơi cư trú của sinh viên với kết quả tự đánh giá về các nhóm phẩm chất nghề nghiệp cho thấy: - Có sự khác biệt giữa sinh viên ở các nơi cư trú khác nhau khi tự đánh giá về nhóm phẩm chất đạo đức và giao tiếp. - Không có sự khác biệt giữa sinh viên ở các nơi cư trú khác nhau khi tự đánh giá về các nhóm phẩm chất Xúc cảm, Ý chí, Xu hướng, Năng lực và Đặc điểm cá nhân. 2.3.5. SO SÁNH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG GIỮA VIỆC “SINH VIÊN CÓ ĐI LÀM THÊM HAY KHÔNG” VỚI CÁC NHÓM PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP Bảng 2.16. So sánh giữa việc làm thêm của sinh viên với kết quả đánh giá các nhóm phẩm chất Nhóm Làm thêm ĐTB ĐLC F p Có 10,11 2,06 Đạo đức Không 9,93 2,06 0,54 0,58 Có 16,04 2,82 Năng lực Không 16,03 2,63 0,01 0,98 Có 15,04 2,65 Cảm xúc Không 15,68 2,91 -1,39 0,16 Có 14,71 2,43 Ý chí Không 15,19 2,90 -1,05 0,29 Có 5,00 1,75 Xu hướng Không 4,75 1,43 1,09 0,27 Có 12,44 2,27 Giao tiếp Không 13,64 2,67 -2,86 0,004 Có 6,04 1,52 Đặc điểm cá nhân Không 6,60 1,61 -2,16 0,03 Kết quả bảng 2.16 cho thấy: - Không có sự khác biệt giữa sinh viên có đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm khi tự đánh giá về nhóm phẩm chất Đạo đức, Ý chí, Xu hướng, Năng lực và Cảm xúc - Có sự khác biệt giữa sinh viên có đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm khi tự đánh giá về nhóm phẩm chất Giao tiếp xã hội và Đặc điểm cá nhân - Sự khác biệt giữa sinh viên có đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm khi đánh giá về nhóm phẩm chất giao tiếp, thể hiện rõ ở nội dung sau đây: Bảng 2.17. Nội dung “Tôi có ý thức hợp tác với người khác trong công việc” Việc làm thêm ĐTB ĐLC F p Có 1,31 0,60 2,56 Không 1,17 0,46 2,35 0,011 Kết quả bảng 2.17 cho thấy, mức ý nghĩa p là 0,011 < 0,05, cho ta kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình giữa sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm trong việc tự đánh giá nội dung “tôi có ý thức hợp tác với người khác trong công việc” Sự khác biệt thể hiện ở điểm trung bình của nhóm sinh viên có đi làm thêm cao hơn nhóm sinh viên không đi làm thêm khi đánh giá nội dung “Tôi có ý thức hợp tác với người khác trong công việc”. Như vậy, chính trong quá trình đi làm thêm qua những hoạt động thực tiễn, họ nhận thấy được sự cần thiết của sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân trong công việc tốt thì sẽ quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động. Mặt khác, kết quả trên cho ta thấy có sự khác biệt giữa sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm khi tự đánh giá về nhóm phẩm chất Đặc điểm cá nhân, với mức ý nghĩa p = 0,03 < 0,05. Sự khác biệt giữa sinh viên có đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm khi đánh giá về nhóm phẩm chất Đặc điểm cá nhân. Khi so sánh các nội dung của phẩm chất đặc điểm cá nhân, sự khác biệt thể hiện rõ ở nội dung sau đây Bảng 2.18: Nội dung “Là sinh viên tôi thấy mình trưởng thành hơn” Việc làm thêm ĐTB ĐLC F p Không 1,42 0,56 -1,96 Có 1,54 0,61 -2,02 0,049 Kết quả bảng 2.18 cho thấy, giá trị p là 0,049 < 0,05, cho ta kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình giữa sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm trong việc tự đánh giá nội dung “Là sinh viên tôi thấy mình trưởng thành hơn”. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ sinh viên có đi làm thêm có ĐTB cao hơn sinh viên không đi làm thêm. Như vậy việc làm thêm có thể giúp cho sinh viên độc lập về kinh tế, ít phụ thuộc hoàn toàn vào sự chu cấp của gia đình làm cho các em cảm thấy mình đã trưởng thành hơn trong cuộc sống và điều này cũng có ý nghĩa quan trọng cho việc định hướng và khẳng định vai trò tự lập của mình trong cuộc sống. Như vậy: Theo kết quả phân tích ở bảng trên (bảng 2.4, trang 49), có sự liên hệ giữa việc sinh viên có hoạt động kinh doanh thời đi học hoặc đi làm thêm với việc hình thành phẩm chất nghề nghiệp. Điều này được chứng minh qua kết quả phân tích của các bảng trên như sau: Có sự khác biệt giữa sinh viên có đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm khi tự đánh giá về các nhóm phẩm chất Giao tiếp xã hội và Đặc điểm cá nhân. Việc sinh viên đi làm thêm, tham gia vào hoạt động nghề nghiệp trong môi trường xã hội dù đó là việc làm không chính thức, nhưng có thể khẳng định rằng chính giao tiếp xã hội sẽ giúp sinh viên trưởng thành hơn trong cuộc sống. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN. Sinh viên có hiểu biết nhất định về các vấn đề liên quan đến phẩm chất nghề nghiệp và vai trò của phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề là một yếu tố quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp. Tuy vậy, sự hiểu biết còn rời rạc, thiếu hệ thống, cụ thể sinh viên chỉ quan tâm nhiều đến nhóm phẩm chất năng lực, cảm xúc và xem nhẹ yếu tố ý chí và đạo đức. Trong thực tế, bất cứ một ngành nghề nào trong xã hội cũng đều có những yêu cầu nhất định về những phẩm chất đạo đức đặc trưng của nghề; hơn nữa trong phẩm chất nhân cách con người thì những phẩm chất đạo đức chiếm một vị trí rất quan trọng. Bác Hồ từng dạy rằng “ Có tài mà không có đức là người vô dụng; Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, người có năng lực và tài năng trong lĩnh vực nghề nghiệp nào chăng nữa cũng yêu cầu phải có đạo đức. Ngày nay, việc học tập của sinh viên đại học không dừng lại ở kiểu học lý thuyết suông, mà bản thân sinh viên đã biết gắn lý thuyết với thực tiễn. Bằng chứng là sinh viên rất năng động, nhạy bén; họ tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, các công việc làm thêm đa dạng với nhiều hình thức khác nhau (thường xuyên hoặc không thường xuyên), để thực tập nghề và để mở rộng quan hệ xã hội, giúp mỗi cá nhân thích ứng với điều kiện, môi trường và hoàn cảnh và để các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Tỉ lệ 88,2% sinh viên tự đánh giá là có đi làm thêm với các mức độ khác nhau (làm việc bán thời gian, làm theo thời vụ như dịp hè, lễ, tết,…) và 86,9% đánh giá rằng “sinh viên có cơ hội trải nghiệm hoạt động kinh doanh thời đi học hoặc đi làm thêm dễ hình thành các phẩm chất nghề nghiệp và sẽ có cơ hội thành công trong nghề nghiệp hơn là chỉ biết tập trung cho việc học đại học” là rất cao. Một số nội dung sinh viên đánh giá thấp liên quan đến các vấn đề sau: (tính trên kết quả tổng quát của từng nội dung phẩm chất có ĐTB thấp): + Vốn kiến thức hiểu biết xã hội không được sinh viên quan tâm (cụ thể câu “Tôi cho rằng làm kinh tế tốt phải có sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội” sinh viên đánh giá thấp) + Khả năng tự điều chỉnh, tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân chưa cao. Cụ thể sinh viên đánh giá thấp các nội dung sau: - Tôi luôn cố gắng làm đúng với lương tâm của mình - Tôi muốn thay đổi nhiều điểm chưa tốt của bản thân + Khả năng tự khẳng định của sinh viên trong cuộc sống thể hiện chưa cao. Cụ thể sinh viên đánh giá thấp các nội dung sau: - Tôi muốn tạo dựng cuộc sống của tôi và làm chủ vận mệnh đời mình - Tôi luôn cố gắng để trở thành người thành đạt - Là sinh viên tôi thấy mình trưởng thành hơn. Sự thành công trong nghề nghiệp được sinh viên đánh cao là những tiêu chuẩn liên quan đến yếu tố nghề nghiệp hơn là yếu tố kinh tế và xã hội; cụ thể là: - Làm đúng nghề mình yêu thích và sống được bằng thu nhập của nghề - Có các phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề. Sinh viên đánh giá cao vai trò hoạt động cá nhân trong việc hình thành phẩm chất nghề nghiệp ( chiếm 66% cao hơn hẳn so với các yếu tố tác động khác như gia đình, nhà trường và xã hội). Điều này càng khẳng định rằng với kết quả đào tạo của trường đại học khi ra trường các em có sự thành công trong nghề nghiệp hay không phụ thuộc vào các em có phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề đến mức độ nào, trong đó yếu tố quyết định phụ thuộc rất lớn ở quá trình tự rèn luyện của bản thân cá nhân. 3.2. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy cần thiết phải giáo dục và rèn luyện các phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề cho sinh viên, để khi ra trường bước chân vào nghề các em có sự thích ứng và phù hợp với nghề, tạo điều kiện để các em phát huy khả năng và đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội. Cụ thể chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau đây: 1. ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG: - Cung cấp thông tin cho sinh viên hiểu biết rõ về vai trò và vị trí của từng ngành nghề cụ thể, những yêu cầu cụ thể của từng chuyên ngành làm cơ sở cho sinh viên tiếp cận dần với nghề và có kế hoạch rèn luyện phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề - Quá trình đào tạo đại học có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý để sinh viên có thể đi vào hoạt động nghề nghiệp trong xã hội một cách chủ động và tích cực. - Có kế hoạch và chiến lược trong giáo dục và đào tạo góp phần hình thành một số phẩm chất nhân cách cần thiết cho từng chuyên ngành cụ thể. 2. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: - Cung cấp cho sinh viên những thông tin về nội dung và tính chất lao động của từng nghề cụ thể có liên quan đến chuyên ngành đào tạo và những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp; qua đó trang bị cho sinh viên lòng yêu nghề, sự tự tin, nghị lực vượt khó khăn,… để họ có được sự thích ứng và phù hợp với nghề nghiệp trong tương lai. - Hình thành ở sinh viên lòng say mê, hứng thú học tập và nghiên cứu khoa học, bởi nó có liên quan chặt chẽ với hứng thú nghề nghiệp. Mà hứng thú nghề nghiệp là động lực quan trọng để cá nhân gắn bó với nghề và qua đó phát huy năng lực, tài năng của mình. Mặt khác, nhờ có hứng thú mà con người có sự phấn đấu và rèn luyện bản thân để phù hợp với nghề. - Tạo cho sinh viên sự say mê học tập những môn học có liên quan mật thiết với nghề nghiệp tương lai và biết vận dụng những kiến thức đó vào trong thực tiễn. 3. ĐỐI VỚI SINH VIÊN: - Có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý luận với việc nâng cao trình độ, kỹ năng và kỹ xảo lao động. - Xây dựng kế hoạch học thật chắc, thật sâu những môn học thuộc chuyên môn, chuyên ngành có liên quan đến nghề nghiệp tương lai. - Phải có kế hoạch chủ động, tự giác tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. - Sinh viên cần nhận thức được rằng: Nghề nghiệp được xem như là việc làm nhưng không phải bất cứ việc làm nào cũng là nghề nghiệp, do đó các em phải biết phân bổ kế hoạch, thời gian hợp lý tránh sa đà vào việc làm thêm mà quên đi nhiệm vụ học tập. Các em phải biết rằng việc làm thêm của sinh viên hiện nay sẽ khác xa với nghề nghiệp sau này khi mà các em đã chính thức chọn cho mình một công việc ổn định khi ra trường. 4. ĐỐI VỚI XÃ HỘI: Các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế có sự liên kết chặt chẽ với trường đại học để tạo môi trường cho sinh viên thực hành, thực tập và có sự hướng dẫn tận tình để các em tiếp cận thật sự với nghề, bởi vì chính môi trường hoạt động nghề nghiệp thật sự các em mới có cơ hội vận dụng kiến thức vào thực tiễn và qua đó hình thành những phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề. 3.3. ĐỐI VỚI NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU SAU. - Cần mở rộng nội dung nghiên cứu, đi sâu vào vấn đề cụ thể ví dụ như là đạo đức kinh doanh, đây cũng là một nội dung quan trọng của phẩm chất nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế. - Nghiên cứu đa dạng hơn các khách thể là sinh viên của các khoa khác nhau trong khối kinh tế 3.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trong điều kiện thời gian và khả năng của bản thân có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định: - Đề tài chưa được nghiên cứu trên toàn thể sinh viên khối kinh tế của các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, để có những thông tin và số liệu mang tính chất toàn diện và khái quát hơn. - Công tác tổ chức và thực hiện các phương pháp nghiên cứu chưa thật sự nhuần nhuyễn và đa dạng. - Đề tài nghiên cứu vẫn còn những sơ sót về cách trình bày, cách diễn đạt và lỗi kỹ thuật in ấn,... Cuối cùng, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến quý báu từ quý thầy cô giáo và những ai quan tâm tới vấn đề này để cho luận văn của chúng tôi được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Đánh giá trong giáo dục 2. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học Nhân cách – Một số vấn đề lý luận, NXB ĐHQG, Hà Nội. 3. I.X.Côn (1987), Tâm lý học Thanh niên, NXB Trẻ. 4. A.G.Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục Hà Nội, Tập 2. 5. Văn Thị Kim Cúc (2003),”Tìm hiểu sự đánh giá bản thân ở trẻ 10-15 tuổi”, Tạp chí Tâm lý học, (7), tr 19. 6. Phạm Tất Dong (1989), Giúp bạn chọn nghề, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB KHXH, Hà Nội. 8. Đại học Kinh tế TP.HCM (2007), “Đổi mới các hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của người học và người sử dụng lao động”, Kỷ yếu hội thảo khoa học. 9. Đại học Kinh Tế TP.HCM (2006), Tự hào Đại học Kinh tế TP.HCM, Đặc san kỷ niệm 30 năm thành lập trường ĐHKT TP.HCM 1976-2006. 10. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 11. Ph.N.Gônôbôlin (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1982), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Tập 1. 14. Phạm Minh Hạc (1989), Hành vi và hoạt động, NXB Giáo dục. 15. Hồ Ngọc Hải, Vũ Dũng (1996), Các phương pháp của tâm lý xã hội, NXB KHXH. 16. Đỗ Ngọc Khanh (2005), Nghiên cứu sự tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lý học, Hà Nội. 17. Kỷ yếu hội thảo Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam (2006), Tâm lý học, Giáo dục học trong thời kỳ đổi mới – Thành tựu và triển vọng. 18. N.P.Lêvitôp (1972), Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học Sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội, Tập 3. 19. B.Ph. Lômôp (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, NXB ĐHQG, Hà Nội. 20. Đỗ Long, Phạm Thị Mai Hương (đồng chủ biên) (2002), Tính cộng đồng, tính cá nhân và “cái Tôi” của người Việt Nam hiện nay, NXBCTQG, HN. 21. Luật Giáo dục (1998), NXB CTQG, Hà Nội. 22. A.v.Petropxki 1982), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 23. Đỗ Văn Thọ (2003), “Nâng cao những phẩm chấy tâm lý phù hợp nghề cho sinh viên bằng tác động trực tiếp trong quá trình giảng dạy – tổ chức học tập”, Tạp chí Tâm lý học, (6), tr 52. 24. Trần Trọng Thuỷ (1997), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận của Tâm lý học, Viện Khoa học Giáo dục. 25. Hoàng Trọng (2002), Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows, NXB Thống kê. 26. Nguyễn Quang Uẩn (chủ nhiệm) (1995), Giá trị, Định hướng giá trị nhân cách và Giáo dục giá trị, Đề tài cấp Nhà nước KX-07-04, Hà Nội. 27. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển Tâm lý, NXB Ngoại văn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em. 28. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG, Hà Nội. 29. Vưgôtxki (1997), Tuyển tập Tâm lý học, NXB ĐHQG, Hà Nội. 30. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GD-ĐT, Trung tâm Ngôn ngữ văn hoá Việt Nam, NXB VHTT. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG XÁC ĐỊNH KIỂU NGHỀ CẦN CHỌN TRÊN CƠ SỞ TỰ ĐÁNH GIÁ Kiểu nghề STT Tự đánh giá Nt Nk Nd Nn N2 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Tôi giao tiếp với người lạ rất thoải mái 0 0 0 0 1 2 Tôi hứng thú làm bằng tay một cái gì đó trong một thời gian dài (may, vá, đan lát, sửa chữa đồ dùng) 0 1 0 0 0 3 Tôi cố gắng làm cho môi trường xung quanh tươi đẹp, sinh động 0 0 0 1 0 4 Tôi thường xuyên và tự nguyện theo dõi và chăm sóc cây trồng hoặc súc vật 1 0 0 0 0 5 Tôi có thể làm thống kê tính toán hoặc vẽ hình trong thời gian dài 0 0 1 0 0 6 Tôi sẵn sàng giúp đỡ các bạn cùng tuổi hoặc các em nhỏ bất cứ lúc nào 0 0 0 0 1 7 Tôi có thể giúp người lớn tuổi chăm sóc súc vật, cây trồng 1 0 0 0 0 8 Thường thường tôi ít mắc sai sót trong công việc viết 0 0 1 0 0 lách 9 Những sản phẩm tự tay tôi làm trong lúc rỗi rãi thường làm cho các bạn và người lớn tuổi thích thú 0 2 0 0 0 10 Nhiều người cho rằng tôi có năng lực đối với một lĩnh vực nghệ thuật nào đó 0 0 0 2 0 11 Tôi rất thích đọc sách báo nói về thế giới động vật, thực vật 1 0 0 0 0 12 Tôi tích cực tham gia hoạt động văn nghệ tự biên, tự diễn 0 0 0 1 0 13 Tôi rất thích tìm đọc các vấn đề về thiết bị và vận hành của máy 0 1 0 0 0 14 Tôi có thể suy nghĩ lâu dài với các bài toán “nát óc” hoặc ngồi giải các bài tập khó 0 0 2 0 0 15 Tôi dễ dàn xếp những mối bất hoà giữa các bạn hoặc các em nhỏ 0 0 0 0 2 16 Nhiều người cho rằng tôi có năng lực kỹ thuật 0 2 0 0 0 17 Những kết quả nghệ thuật của tôi được nhiều người không quen biết khen ngợi, tán thưởng 0 0 0 2 0 18 Một số người nhận xét tôi có năng lực làm việc với những đối 2 0 0 0 0 tượng sinh vật học (thực vật hoặc động vật) 19 Nhiều người thừa nhận rằng, tôi trình bày tư tưởng và ý nghĩ bằng các bài viết mạch lạc và sáng sủa dễ hiểu 0 0 2 0 0 20 Hầu như tôi chẳng cãi nhau với ai bao giờ 0 0 0 0 1 21 Những kết quả sáng tạo nghệ thuật của tôi được những người không quen biết khen ngợi 0 1 0 0 0 22 Tôi học ngoại ngữ dễ dàng 0 0 1 0 0 23 Tôi thường giúp đỡ cả những người không quen biết 0 0 0 0 2 24 Tôi hứng thú học và tham gia bất cứ công tác nghệ thuật nào 0 0 0 1 0 25 Tôi thường tác động đến quá trình phát triển của thực vật hoặc động vật, hoàn thiện và thay đổi chúng 2 0 0 0 0 26 Tôi thích tháo lắp những máy móc, thiết bị 0 1 0 0 0 27 Tôi thường thành công trong việc thuyết phục các bạn hoặc em nhỏ làm kế hoạch hành động nào đó hợp lý 0 0 0 0 1 28 Tôi thường quan sát động 1 0 0 0 0 vật hoặc nghiên cứu thực vật 29 Tôi thường đọc những sách báo mà mọi người cho là “buồn tẻ”(ví dụ: sách khoa học thường thức, phê bình văn học,…) 0 0 1 0 0 30 Tôi thích tìm hiểu bí mật tay nghề của những người làm công tác nghệ thuật và thường lặp lại, hoạ lại những hành động của họ. 0 0 0 1 0 PHỤ LỤC 2 Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM Đề tài:”Nghiên cứu tự đánh giá của sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM về phẩm chất nghề nghiệp” PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Các bạn sinh viên thân mến! Nhằm mục đích tìm hiểu ý kiến đánh giá của sinh viên về các phẩm chất nghề nghiệp liên quan đến hoạt động nghề nghiệp trong tương lai, chúng tôi gởi đến các bạn phiếu thăm dò ý kiến này và mong các bạn hợp tác bằng cách đánh dấu X vào các ô trả lời dưới đây. Các bạn bày tỏ những nhận xét và suy nghĩ của cá nhân mình một cách thoải mái và thẳng thắn.Vì không ghi tên họ của các bạn, đề tài sẽ chỉ công bố những dữ kiện tổng hợp chung từ các ý kiến tham gia cuộc thăm dò này mà thôi. Xin trân trọng cảm ơn. - Bạn là: Nam º Nữ º - Sinh viên năm: Nhất º Hai º Ba º Tư º - Khoa: ……………………………………………………………….. - Nơi cư trú trước khi vào trường: Thành phố Hồ Chí Minh º Các tỉnh º - Hiện nay bạn có đi làm thêm không? Có º Không º 1. Sinh viên tốt nghiệp Đại học Kinh tế thường sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong tìm kiếm việc làm a. Rất đồng ý º d. Không đồng ý º b. Đồng ý º e. Hoàn toàn không đồng ýº c. Lưỡng lự º 2. Yếu tố thể hiện một người thành công trong nghề nghiệp là người… (Ghi số theo thứ tự ưu tiên 1,2,3) a. Chiếm một vị trí cao trong xã hội º b. Kiếm được nhiều tiền º c. Làm đúng nghề mình yêu thích và sống được bằng thu nhập của nghề º d. Có các phẩm chất tâm lý phù hợp với nghề của mình º 3. Phẩm chất nào dưới đây cần cho nguồn nhân lực có trình độ trong các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay, cần … (Ghi số theo thứ tự ưu tiên 1,2,3) a. Năng động, nhạy bén và thích ứng với hoàn cảnh º b. Năng lực nghề nghiệp ở trình độ cao º c. Có năng lực ngoại giao, hợp tác quốc tế º d. Biết liều lĩnh và cương quyết º 4. Theo bạn, những sinh viên ĐHKT ra trường không làm việc đúng với chuyên môn nghề nghiệp của mình, vì… (Chọn 3 ý ) a. Không ứng dụng được kiến thức đã học ở trường Đại học º b. Đồng lương công chức thấp º c. Khó tìm được việc đúng chuyên môn của mình º d. Không có kinh nghiệm º e. Không có khả năng chịu đưng áp lực của môi trường cạnh tranh º f. Không có năng lực phù hợp với việc kinh doanh, thương trường º 5. Hình thành phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên để thích ứng với công việc sau khi ra trường là trách nhiệm của… a. Gia đình º b. Nhà trường º c. Xã hội º d. Bản thân cá nhân º 6. Bạn có cho rằng sinh viên có cơ hội trải nghiệm hoạt động kinh doanh từ thời đi học hoặc có đi làm thêm, dễ hình thành được các phẩm chất nghề nghiệp và sẽ thành công trong nghề nghiệp hơn là chỉ biết tập trung cho việc học ở Đại học Hoàn toàn đồng ý º a. Đồng ý º b. Không biết º c. Không đồng ý º d. Hoàn toàn không đồng ý º 7. Theo bạn nhận xét, chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay là a. Rất tốt º d. Không tốt º b. Tốt º e. Hoàn toàn không tốt º c. Trung bình º 8. Để mở rộng kiến thức, thu thập thông tin và nâng cao khả năng chuyên môn, bạn thường làm gì? (Xin đánh dấu vào ô tương ứng) Mức độ Không Có nhưng không nhiều Thường xuyên a. Đọc sách, giáo trình b. Tham khảo tài liệu chuyên môn c. Dự các khoá học ngắn ngày d. Đọc báo, tạp chí kinh tế e. Xem ti vi f. Nghe radio g. Tuy cập Internet h. Hoạt động khác:……………………… (Xin vui lòng ghi rõ hoạt động gì?) 9. Dưới đây là một số câu hỏi đánh giá mức độ trưởng thành của cá nhân. Xin bạn cho biết ý kiến riêng của bạn bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng ở từng câu một Câu Đúng Lúc đúng lúc không Không đúng 1. Tôi cảm thấy tự hào về các kết quả đạt được trong học tập, trong công việc làm thêm 2. Tôi nhận biết các kỹ năng và tài năng của tôi 3. Tôi có thể có những mối quan hệ với người khác một cách dễ dàng 4. Tôi có nhiều mục tiêu vừa rõ rệt vừa cụ thể trong cuộc sống 5. Tôi ý thức được các khả năng và các giới hạn của tôi 6. Tôi ham hiểu biết và thích thú với những cái mới lạ 7. Tôi có đủ khả năng chấp nhận thất bại khi tôi đã cố gắng hết sức mình cho một công việc, một quan hệ nào đó 8. Tôi làm chủ được bản thân để hoàn thành công việc/học tập của mình 9. Tôi có thể thích nghi tốt với các tình hình thực tế mới mẻ thường luôn đưa tới trong cuộc sống 10. Tôi có thể tạo dựng lại động lự cho hoạt động sau khi thất bại hoặc không thành công 11. Tôi có thể định cho mình những mức thành công mang tính thực tế 12. Tôi có thể tạo được lòng tin nơi người khác: bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo, đồng sự, cấp trên (trong việc làm thêm) 13. Tôi tin rằng tôi có đủ khả năng đối mặt với những vấn đề sẽ gặp và tôi có thể thành công sau khi ra trường 14. Tôi thích tự đánh giá hơn là phụ thuộc vào ý kiến xét đoán của người khác 15. Tôi thường xem xét lại định hướng cho cuộc đời mình 16. Tôi thường có những mục tiêu cụ thể để hoạch định nghề nghiệp tương lai của mình 17. Là sinh viên tôi thấy mình tự chủ hơn 18. Là sinh viên tôi thấy mình độc lập hơn 19. Là sinh viên tôi thấy mình trưởng thành hơn 20. Tôi dễ dàng nói ra các cảm xúc của mình 21. Tôi muốn tạo dựng cuộc sống của tôi và làm chủ vận mệnh đời mình 22. Tôi cho rằng làm kinh tế tốt phải có sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội 23. Tôi nhạy bén để nắm bắt cơ hội thành công trên thương trường 24. Tôi yêu thích và an tâm với việc lựa chọn ngành nghề của mình 25. Tôi có ý thức hợp tác với người khác trong công việc 26. Tôi có khả năng thương lượng và giải quyết các vấn đề trong những tình huống khó khăn 27. Tôi tạo được niềm vui trong quan hệ với người khác 28. Tôi học hỏi những kinh nghiệm từ người khác 29. Tôi thích ứng tốt với các loại công việc 30. Tôi cho rằng, người học giỏi là người có cơ hội thành công trong nghề nghiệp 31. Tôi có thể nhớ lâu những gì đã học 32. Tôi sẵn sàng giúp đỡ người khác 33. Tôi có thể hoàn thành tốt công việc được giao 34. Tôi luôn biết những ưu điểm và hạn chế của bản thân 35. Tôi luôn tìm đến những hoạt động vui chơi, thể thao để cân bằng đời sống tâm lý. 36. Tôi tự tin khi đứng trước người lạ hay đám đông 37. Tôi thích nói về những điểm mạnh của chính mình 38. Tôi độc lập trong suy nghĩ và hành động 39. Tôi thích làm việc hay giao tiếp với nhiều người 40. Tôi luôn cố gắng để trở thành người thành đạt 41. Tôi muốn thay đổi nhiều điểm chưa tốt của bản thân mình 42. Tôi luôn xấu hổ với người khác khi tôi có những hành động sai trái 43. Tôi kiên quyết bảo vệ ý kiến đúng của bản thân đến cùng 44. Tôi luôn chấp hành tốt những quy định của pháp luật 45. Tôi luôn cảm thấy thoải mái, lạc quan và yêu đời 46. Tôi biết tạo cho mình một phong cách riêng 47. Tôi luôn cố gắng làm đúng với lương tâm của mình 48. Tôi luôn giữ thái độ bình tĩnh khi bị người khác xúc phạm 49. Tôi tự tin với ngoại hình của mình 50. Tôi thường lắng nghe ý kiến của người khác khi quyết định một công việc quan trọng 51. Tôi biết rõ điều gì có thể làm và điều gì không nên làm. Xin gởi đến các bạn lời cảm ơn và chúc sức khoẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH005.pdf
Tài liệu liên quan