1. Đặt vấn đề.
Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn và một số sông suối nhỏ có lượng nước rất
phong phú. Tuy nhiên, dòng chảy trên các sông suối phân phối không đều trong
năm; mùa lũ lượng dòng chảy rất lớn dẫn đến thừa nước gây ra lũ lụt, mùa cạn
lượng dòng chảy nhỏ dẫn đến thiếu nước dùng. Do đó, phía thượng lưu của các
sông suối đã xây dựng các hồ chứa, nhằm điều tiết dòng chảy. Nếu có phương án
khai thác hiệu quả, thì đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, để phục
vụ phát triển các ngành kinh tế của đất nước.
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai ở nước ta, chỉ sau hệ thống
sông Mê Kông, được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Hệ thống sông
Hồng gồm 3 nhánh; sông Thao (được coi là nhánh chính của sông Hồng), sông Lô
và sông Đà. Trên hệ thống sông Hồng có nhiều bậc thang có thể xây dựng các hồ
chứa nhằm; phòng lũ cho hạ du, cung cấp nước nhà máy thủy điện, phục vụ giao
thông thủy, cung cấp nước tưới . Hiện nay trên các sông suối đã xây dựng một số
hồ chứa, trong đó phải kể đến là hồ Thác Bà trên sông Chảy, hồ Tuyên Quang trên
sông Gâm, hồ Hòa Bình trên sông Đà. Sự điều tiết của 3 hồ chứa này đã làm thay
đổi chế độ dòng chảy tự nhiên; giảm lượng dòng chảy mùa lũ ở hạ du (đặc biệt là
Hà Nội), làm tăng dòng chảy mùa cạn (đặc biệt là trong thời kỳ cung cấp nước tưới
cho Nông nghiệp).
Vì vậy, tính toán sự điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn sông Hồng ảnh
hưởng đến mực nước vùng hạ du (đặc biệt là Thủ đô Hà Nội) là cần thiết. Trong
khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu ứng dụng mô hình HEC-HMS
tính toán sự điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn sông Hồng, ảnh hưởng đến mực
nước tại Hà Nội trong thời kỳ mùa kiệt.
2. Mục đích của luận văn.
Nghiên cứu ứng dụng của mô hình HEC-HMS tính toán điều tiết của các hồ
chứa thượng nguồn sông Hồng, ảnh hưởng đến mực nước tại Hà Nội vào mùa kiệt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Mô hình HEC-HMS
- Phạm vi nghiên cứu: từ 3 hồ chứa; Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đến trạm
Thủy văn Hà Nội.
- 9 -
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích hệ thống.
- Phương pháp mô hình toán.
5. Bố cục của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, Luận văn gồm 3 chương
chính:
- Chương 1. Tổng quan
- Chương 2. Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-HMS
- Chương 3. Nghiên cứu ứng dụng mô hình HEC-HMS tính toán điều tiết hệ
thống hồ chứa thượng nguồn sông Hồng.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC HÌNH VẼ . 7
MỞ ĐÀU . 8
Chương 1 TỔNG QUAN . 10
1.1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG HỒNG . 10
1.1.1 Vị trí địa lý . 10
1.1.2 Địa hình, địa mạo . 10
1.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng 11
1.1.4 Thực vật . 12
1.1.5 Điều kiện khí hậu, thủy văn . 13
1.2 HỆ THỐNG HỒ CHỨA THƯỢNG NGUỒN SÔNG HỒNG 22
1.2.1 Hồ Thác Bà 22
1.2.2 Hồ Tuyên Quang 22
1.2.3 Hồ Hòa Bình 23
1.3 GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA.
23
1.3.1 Các phương pháp tính toán điều tiết vận hành hồ chứa . 23
1.3.2 Giới thiệu một số công trình nghiên cứu trước đây . 24
1.3.3 Giới thiệu một số mô hình mô phỏng vận hành hệ thống hồ chứa 25
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH HEC-HMS . 27
2.1 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HEC-HMS 27
2.1.1 Giới thiệu . 27
2.1.2 Mô phỏng các thành phần lưu vực . 27
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH HEC-HMS . 27
2.2.1 Mưa 28
2.2.2 Tổn thất 29
2.2.3 Chuyển đổi dòng chảy . 34
2.2.4 Tính toán dòng chảy ngầm 39
2.2.5 Diễn toán dòng chảy 41
- 5 -
Chương 3 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HEC-HMS TÍNH
TOÁN ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG HỒ CHỨA THƯỢNG
NGUỒN SÔNG HỒNG
3.1 SƠ ĐỒ HÓA HỆ THỐNG 50
3.2 THU THẬP VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU 52
3.2.1 Số liệu thủy văn 52
3.2.2 Số liệu đặc trưng hồ chứa 53
3.2.3 Chỉnh lý số liệu 54
3.3 ĐIỀU KIỆN BIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU 55
3.4 HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 57
3.4.1 Lựa chọn mô hình 57
3.4.2 Hiệu chỉnh thông số mô hình . 58
3.5 KIỂM NGHIỆM MÔ HÌNH 64
3.6 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC HỒ CHỨA TRONG MÙA
KIỆT
69
3.7 MỘT SỐ NHẬN XÉT 72
KẾT LUẬN . 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75
PHỤ LỤC 1 . 77
PHỤ LỤC 2 . 89
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ứng dụng mô hình Hec-Hms tính toán điều tiết hệ thống hồ chứa thượng nguồn Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A (2.18)
trong đó: A là tổng diện tích của lưu vực, At là luỹ tích diện tích thành phần
lưu vực trong thời gian t, tc là thời gian tập trung nước của lưu vực.
Tung độ của đường cong thời gian- diện tích được nội suy theo thời đoạn
tính toán. Đường quá trình chuyển đổi thu được, được diễn toán qua một hồ chứa
- 36 -
tuyến tính để tính toán mưa hiệu quả được chuyển thành lưu lượng của dòng chảy
theo thời gian.
Diễn toán qua hồ chứa tuyến tính được thiết lập dùng phương trình sau:
)1(**)2( QCICQ BA += (2.19)
Hệ số diễn toán được tính từ:
2
)2()1( QQQc
+= (2.20)
trong đó: Q(2) là lưu lượng tức thời tại cuối thời đoạn tính toán, Q(1) là lưu
lượng tức thời tại đầu thời đoạn tính toán, I là tung độ của đường quá trình chuyển
đổi ∆t (là thời khoảng tính toán tính bằng giờ) và Qc là tung độ đường quá trình đơn
vị tại cuối của thời đoạn tính toán.
2.2.3.2. Phương pháp đường quá trình đơn vị tổng hợp Snyder.
Snyder (1938) đã tìm ra các quan hệ tổng hợp về một số đặc trưng của một
đường quá trình đơn vị chuẩn. Từ các quan hệ đó ta, có thể xác định được 5 đặc
trưng cần thiết của một đường quá trình đơn vị đối với một thời gian mưa hiệu dụng
cho trước: lưu lượng đỉnh trên một đơn vị diện tích qpR, thời gian trễ của lưu vực tpR,
thời gian đáy tb và các chiều rộng W (theo đơn vị thời gian) của đường quá trình
đơn vị tại các tung độ bằng 50% và 75% của lưu lượng đỉnh. Sử dụng các đặc trưng
này, ta có thể vẽ ra được đường quá trình đơn vị yêu cầu.
Snyder đã đưa ra định nghĩa về đường quá trình đơn vị chuẩn. Đó là một
đường đơn vị có thời gian mưa tr liên hệ với thời gian trễ của lưu vực qua phương
trình:
tp = 5.5*tr (2.21)
Đối với đường quá trình đơn vị chuẩn, ông đã tìm thấy rằng:
* Thời gian trễ tp được tính:
tp = C1Ct (LLc)0.3 (2.22)
trong đó: tp được tính bằng giờ, L là chiều dài của dòng chính (tính bằng km)
từ cửa ra đến đường phân nước, Lc là khoảng cách (tính bằng km) từ cửa ra đến một
- 37 -
điểm trên dòng sông gần nhất với tâm của diện tích lưu vực, C1 = 0,75 và Ct là một
hệ số được suy ra từ những lưu vực có số liệu đo đạc trong cùng vùng nghiên cứu.
* Lưu lượng đỉnh trên đơn vị diện tích lưu vực tính theo m3/s.km2 (hay
cfs/mi2) của đường quá trình đơn vị chuẩn là:
p
p
p t
CC
q
*2= (2.23)
trong đó: C2 = 2,75 và Cp là một hệ số được suy ra từ các lưu vực có số liệu
đo đạc trong cùng vùng nghiên cứu.
Nếu tpR = 5,5 tR thì : tR = tr, tpR = tp, qpR = qp và các hệ số Ct, Cp được tính bởi
các phương trình (2.22), (2.23). Nếu tpR khác đáng kể 5,5 tR, thì thời gian trễ chuẩn
được tính bởi:
4
Rr
pRp
tttt −+= (2.24)
* Mối liên hệ giữa lưu lượng đỉnh trên đơn vị diện tích lưu vực của đường
quá trình đơn vị chuẩn qp và đường quá trình đơn vị tính toán qpR được biểu thị qua
phương trình:
pR
pp
pR t
tq
q = (2.25)
* Thời gian đáy tb (tính bằng giờ) của đường quá trình đơn vị có thể được
xác định dựa theo điều kiện: diện tích nằm bên dưới đường quá trình đơn vị phải
tương đương với độ sâu 1 cm của lượng dòng chảy trực tiếp. Giả thiết, biểu đồ
đường quá trình đơn vị có dạng hình tam giác, ta ước tính được thời gian đáy:
pR
b q
Ct 3= (2.26)
với: C3 = 5,56
* Chiều rộng (tính bằng giờ) của biểu đồ đường quá trình đơn vị tại một lưu
lượng bằng một tỷ số phần trăm nào đó của lưu lượng đỉnh qpR được tính theo hệ
thức:
08.1. −= pRW qCW (2.27)
- 38 -
với: CW = 1,22 đối với chiều rộng 75%
CW = 2,14 đối với chiều rộng 50%
Người ta thường phân bố 1/3 chiều rộng đó trước thời gian xuất hiện đỉnh và
2/3 chiều rộng còn lại cho sau thời gian này.
2.2.3.3. Phương pháp đường đơn vị tổng hợp không thứ nguyên SCS
Từ kết quả phân tích một số lượng lớn đường quá trình đơn vị, cơ quan bảo
vệ thổ nhưỡng Hoa Kỳ đã đề nghị thời gian nước rút có thể được lấy xấp xỉ bằng
1,67 Tp. Bởi vì diện tích nằm bên dưới đường quá trình đơn vị phải bằng với độ sâu
dòng chảy trực tiếp là 1 cm nên ta có:
p
p T
ACq *= (2.28)
với C = 2,08 (483.4 trong đơn vị Anh) và A là diện tích lưu vực tính bằng
km2 (hay mi2).
Hơn nữa, công trình nghiên cứu các đường quá trình đơn vị của nhiều lưu
vực lớn và nhỏ miền nông thôn đã cho thấy có thể ước tính thời gian trễ của lưu
vực: cp Tt 6,0≈ , với Tc là thời gian tập trung nước của lưu vực.
Thời gian nước lên Tp có thể được biểu thị theo thời gian trễ tp và thời gian
mưa hiệu dụng tr như sau:
p
r
p t
tT +=
2
(2.29)
2.2.3.4. Phương pháp đường đơn vị xác định bởi người sử dụng
Cho phép điều khiển chính xác mối quan hệ kinh nghiệm giữa 1 đơn vị
lượng mưa và dòng chảy trực tiếp nhận được. Tung độ của đường quá trình phải
được nhập vào cùng thời đoạn như bước thời gian mô hình. Các thông số yêu cầu là
tung độ đường quá trình và thời đoạn tung độ.
2.2.3.5. Phương pháp sóng động học ( Kinematic Wave)
Phương pháp sóng động học dùng phương trình liên tục và phương trình
động lượng để chuyển lượng mưa hiệu quả thành dòng chảy.
- 39 -
2.2.3.6. Phương pháp Mod Clack
Phương pháp Mod Clack là phương pháp chuyển đổi tuyến tính áp dụng trên
lưu vực có dạng ô lưới. Lượng mưa vượt thấm cho mỗi ô sẽ có một thời gian trễ và
được diễn toán như một hồ chứa tuyến tính. Mỗi ô chứa các thông tin về toạ độ,
diện tích và chỉ số thời gian chảy truyền trong lưu vực. Thời gian trễ cho mỗi ô theo
chỉ số thời gian tập trung nước, các ô trong lưu vực có cùng hệ số trữ. Các thông số
yêu cầu là thời gian tập trung nước của toàn bộ lưu vực, thời gian chảy truyền và hệ
số trữ của mỗi ô lưới.
2.2.4. Tính toán dòng chảy ngầm.
Dòng chảy trong sông bao gồm hai thành phần: dòng chảy mặt do nước mưa
cung cấp, dòng chảy ngầm do nguồn nước ngầm cung cấp. Dòng chảy ngầm không
đo đạc trực tiếp mà chỉ tính theo suy đoán hợp lý.
Mô hình HEC-HMS cung cấp 3 phương pháp tính dòng chảy ngầm:
2.2.4.1. Phương pháp cắt nước ngầm
Có nhiều phương pháp khác nhau để tách dòng chảy trực tiếp và dòng chảy
ngầm như: phương pháp đường thẳng, phương pháp chiều dài đáy cố định và
phương pháp độ dốc biến đổi (hình 2.4).
* Cắt nước ngầm theo đường thẳng nằm ngang: trong phương pháp này, ta
chỉ cần vẽ một đường thẳng nằm ngang từ điểm bắt đầu của dòng chảy mặt đến giao
điểm của nó với nhánh nước hạ của đường quá trình lưu lượng. Theo phương pháp
này, lưu lượng nước ngầm là hằng số bằng lưu lượng thực đo tại chân đường lũ lên.
* Phương pháp đáy cố định: cho rằng dòng chảy mặt kết thúc sau khi xuất
hiện đỉnh là một khoảng thời gian N (N được coi là ngưỡng của dòng chảy ngầm).
Từ điểm bắt đầu của dòng chảy mặt, ta kéo dài đường quá trình dòng ngầm về phía
trước cho đến khi gặp đường thẳng đứng đi đỉnh lũ. Sau đó, dùng một đoạn thẳng
nối giao điểm này với điểm trên nhánh nước hạ cách đỉnh một khoảng thời gian N
(N = F0.2, F là diện tích lưu vực). Công thức tính:
tkQQ 0= (2.30)
trong đó: Q0 là lưu lượng tại điểm chân lũ lên
- 40 -
k là hệ số kinh nghiệm
t là thời gian tính từ chân lũ tới điểm có lưu lượng Q tính toán
* Phương pháp độ dốc biến đổi: Từ điểm bắt đầu dòng chảy mặt, ta kéo dài
đường quá trình dòng chảy ngầm về phía trước như trên, mặt khác, từ điểm kết thúc
dòng chảy mặt ta kéo dài đường quá trình dòng ngầm về phía sau cho đến khi gặp
đường thẳng đứng đi qua điểm uốn trên nhánh nước hạ. Sau cùng nối liền giao điểm
bằng một đoạn thẳng.
Hình 2.4 Các phương pháp cắt nước ngầm
2.2.4.2. Phương pháp dòng chảy ngầm ổn định theo tháng (Constant Monthly)
Phương pháp này sử dụng dòng chảy ngầm ổn định trong một tháng cụ thể
tại tất cả các bước thời gian tính toán. Dòng chảy mặt được tính bằng phương pháp
đường đơn vị và cộng thêm với dòng chảy ngầm để tạo thành dòng chảy tổng cộng
tại cửa ra.
2.2.4.3. Phương pháp hồ chứa tuyến tính (Linear Reservoir)
Phương pháp hồ chứa tuyến tính, tính toán dòng chảy từ tầng ngầm và chỉ có
thể được dùng cùng với phương pháp tổn thất tính toán độ ẩm đất. Lượng nước có ở
trong mỗi tầng ngầm được chuyển thành dòng chảy qua một chuỗi các hồ chứa
tuyến tính. Các thông số yêu cầu là: hệ số lượng trữ và số hồ chứa. Dòng chảy ra từ
hồ chứa cuối cùng trong chuỗi hồ chứa của một tầng ngầm là dòng chảy ngầm của
tầng đó. Dòng chảy ngầm tổng cộng là tổng của dòng chảy ra trong hai tầng ngầm.
Điểm uốn
N
(a)(b)
(c)
t
Q Log Q
t
- 41 -
2.2.5. Diễn toán dòng chảy.
Diễn toán lũ được dùng để tính toán sự di chuyển sóng lũ qua đoạn sông và
hồ chứa. Hầu hết các phương pháp diễn toán lũ có trong HEC-HMS dựa trên
phương trình liên tục và các quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ. Những phương
pháp này là Muskingum, Muskingum- Cunge, Puls cải tiến (Modified Puls), sóng
động học (Kinematic Wave) và Lag.
Trong tất cả những phương pháp này quá trình diễn toán được tiến hành trên
một nhánh sông độc lập từ thượng lưu xuống hạ lưu, các ảnh hưởng của nước vật
trên đường mặt nước như nước nhảy hay sóng đều không được xem xét.
2.2.5.1. Phương pháp diễn toán sóng động học (Kinematic Wave).
Khi giải phương trình sóng động học giả thiết rằng độ dốc đáy kênh và độ
dốc mặt nước là như nhau và các ảnh hưởng của gia tốc trọng trường là không đáng
kể (các thông số theo đơn vị mét được chuyển thành đơn vị Anh để sử dụng trong
phương trình).
Mô hình sóng động học được xác định bằng hai phương trình sau:
Phương trình động lượng đơn giản thành:
St = S0 (2.31)
trong đó: St là độ dốc ma sát và S0 là độ dốc đáy kênh. Vì vậy, lưu lượng tại
bất kỳ điểm nào trong kênh đều được tính theo công thức Maning:
3/22/1
0
49.1 ARS
n
Q = (hệ đơn vị Anh) (2.32)
với: Q là lưu lượng dòng chảy, S0 là độ dốc đáy kênh, R là bán kính thủy lực,
A là diện tích mặt cắt ướt, n là hệ số nhám Manning. Phương trình (2.32) được đơn
giản thành:
mAQ α= (2.33)
trong đó: α và m liên quan tới chế độ dòng chảy và độ nhám bề mặt.
Phương trình động lượng được đơn giản thành quan hệ giữa diện tích và lưu
lượng, sự chuyển động của sóng lũ còn được mô tả bởi phương trình liên tục:
- 42 -
q
x
Q
t
A =∂
∂+∂
∂
(2.34)
Điều kiện ban đầu của vùng dòng chảy tràn trên mặt là đất khô và không có
lưu lượng gia nhập tại đường biên của vùng. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên
cho diễn toán sóng động học trong kênh được xác định dựa trên đường quá trình ở
thượng lưu.
2.2.5.2. Phương pháp diễn toán Muskingum.
Phương pháp Muskingum là một phương pháp diễn toán lũ đã được dùng
phổ biến để điều khiển quan hệ động giữa lượng trữ và lưu lượng. Phương pháp này
đã mô hình hoá lượng trữ của lũ trong một lòng sông bằng tổ hợp của hai loại dung
tích, một dung tích hình nêm và một dung tích lăng trụ.
Giả thiết rằng, diện tích mặt cắt ngang của dòng lũ tỷ lệ thuận với lưu lượng
đi qua mặt cắt đó, thể tích của lượng trữ lăng trụ là KQ, trong đó K là hệ số tỷ lệ.
Thể tích của lượng trữ hình nêm là KX(I - Q), trong đó X là một trọng số có giá trị
nằm trong khoảng 5.00 ≤≤ X . Do đó, tổng lượng trữ sẽ bằng tổng của hai lượng
trữ thành phần:
S = KQ + KX(I - Q) (2.35)
Phương trình lượng trữ của phương pháp Muskingum được viết dưới dạng:
S = K[XI + (1-X)Q] (2.36)
Phương trình này tiêu biểu cho một mô hình tuyến tính để diễn toán dòng
chảy trong các dòng sông.
Giá trị của X phụ thuộc vào hình dạng của dung tích hình nêm đã mô hình
hoá. Giá trị của X thay đổi từ 0 đối với loại dung tích kiểu hồ chứa, đến 0.5 đối với
dung tích hình nêm đầy. Khi X = 0, dung tích hình nêm không tồn tại và do đó cũng
không có nước vật. Đó là trường hợp của một hồ chứa có mặt nước nằm ngang.
Trong trường hợp này, phương trình (2.36) sẽ dẫn đến một mô hình hồ chứa tuyến
tính, S = KQ. Trong các sông thiên nhiên, X lấy giá trị giữa 0 và 0.3 với giá trị trung
bình gần với 0.2. Việc xác định X với độ chính xác cao là không cần thiết, bởi vì
các kết quả tính toán của phương pháp này tương đối ít nhạy cảm với giá trị của X.
Tham số K là thời gian chảy truyền của sóng lũ qua đoạn lòng dẫn. Để xác định các
- 43 -
giá trị của K và X trên cơ sở các đặc tính của lòng dẫn và lưu lượng, ta có thể sử
dụng một phương pháp gọi là Muskingum- Cunge. Trong diễn toán lũ, giá trị của K
và X được giả thiết đã biết và không đổi trên toàn phạm vi thay đổi của dòng chảy.
Các giá trị của lượng trữ tại thời điểm j và j+1 theo (2.36) được viết là :
Sj = K[XIj+(1-X)Qj] (2.37)
Sj+1 = K[XIj+1+(1-X)Qj+1] (2.38)
Sử dụng các phương trình (2.37) và (2.38), ta tính được số gia của lượng trữ
trên khoảng thời gian ∆ t là :
Sj+1- Sj =K{[XIj+1+(1-X)Qj+1]- [XIj+(1-X)Qj]} (2.39)
Số gia của lượng trữ còn có thể biểu thị bằng phương trình:
t
QQ
t
II
SS jjjjjj ∆
+−∆+=− +++ 22
11
1 (2.40)
Kết hợp (2.39) , (2.40) và sau khi rút gọn ta thu được:
Qj+1 = C1Ij+1+C2Ij + C3Qj (2.41)
đó là phương trình diễn toán của phương pháp Muskingum, trong đó
( ) tXK
KXtC ∆+−
−∆=
12
2
1 (2.42)
( ) tXK
KXtC ∆+−
+∆=
12
2
2 (2.43)
( )
( ) tXK
tXKC ∆+−
∆−−=
12
12
3 (2.44)
Lưu ý rằng : C1+C2 +C3 = 1
Ta có thể xác định được K và X nếu trong đoạn sông đang xét đã có sẵn các
đường quá trình lưu lượng thực đo của dòng vào và dòng ra. Giả thiết nhiều giá trị
khác nhau của X và sử dụng các giá trị đã biết của các đường quá trình lưu lượng, ta
tính được các giá trị liên tiếp của tử số và mẫu số trong biểu thức của K được suy ra
từ (2.39) và (2.40).
))(1()(
)]()[(5.0
11
11
jjjj
jjjj
QQXIIX
QQIIt
K −−+−
+−+∆=
++
++ (2.45)
- 44 -
2.2.5.3. Phương pháp diễn toán Muskingum- Cunge
Cunge (1969) đã đề nghị một phương pháp dựa trên phương pháp
Muskingum, một phương pháp đã được áp dụng một cách truyền thống trong diễn
toán lượng trữ thuỷ văn tuyến tính.
Công thức cơ bản của phương trình liên tục và dạng khuyếch tán của phương
trình động lượng:
1qx
Q
t
A =+ δ
δ
δ
δ (2.46)
x
YSSr δ
δ−= 0 (2.47)
Bằng cách kết hợp phương trình (2.46) và (2.47) rồi tuyến tính hoá. Phương
trình khuyếch tán rối sau được thành lập:
12
2
cq
x
Q
x
Qc
t
Q +=+ δ
δµδ
δ
δ
δ (2.48)
trong đó:
Q = lưu lượng dòng vào (cfs)
A = diện tích mặt cắt ngang trung bình (ft2)
t = thời gian tính toán ( giây)
x = khoảng cách dọc theo chiều dài sông( feet )
Y = độ sâu dòng chảy ( feet)
q1 = lượng nhập khu giữa (thứ nguyên là lưu lượng trên 1 đơn vị
chiều dài kênh dẫn)
Sr = độ dốc ma sát
S0 = độ dốc đáy kênh
c = tốc độ sóng động học tương ứng với Q và B, được tính như
sau:
dA
dQc = (2.49)
- 45 -
Hệ số khuyếch tán thủy lực µ được biểu thị như sau:
0 2 BS
Q = µ
(2.50)
trong đó: B là chiều rộng của mặt nước.
Theo công thức của Muskingum, với lượng gia nhập khu giữa phương trình
liên tục được biểu thị:
)( 1413211 xqCQCICICQ tttt ∆+++= −− (2.51)
trong đó: Các hệ số C1, C2, C3 được tính theo công thức (2.42), (2.43) và
(2.44), còn:
)1(2
2
4
X
K
t
K
t
C
−+∆
⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ ∆
= (2.52)
Trong các phương trình này, K là hằng số lượng trữ có thứ nguyên thời gian
và X là một hệ số biểu thị ảnh hưởng tương đối của dòng chảy vào đối với lượng
trữ. Cunge chỉ ra rằng: khi K và t∆ được coi là không đổi thì phương trình (2.51) là
một nghiệm gần đúng của các phương trình sóng động học (2.31) và (2.34). Hơn thế
nữa, ông đã chứng minh rằng (2.51) có thể được coi là một nghiệm gần đúng của
một phương trình khuếch tán dạng sửa đổi, nếu:
c
xK ∆= (2.53)
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∆−= xcBS
QX
o
1
2
1
(2.54)
Các giá trị c, Q, B và các hệ số C1, C2, C3, C4 luôn thay đổi vì K, X đều thay
đổi theo thời gian và không gian. Trong HEC- HMS sử dụng thuật toán do Ponce
đưa ra (1986) để tính toán tại mỗi bước thời gian ∆t và không gian ∆x. Giá trị ∆t
được chọn là giá trị nhỏ nhất trong các cách sau:
- Bước thời gian của đường quá trình thực đo.
- 1/20 thời gian đạt tới đỉnh cao nhất của đường quá trình dòng chảy đến.
- 46 -
- Thời gian chảy truyền của đoạn kênh
và ∆x được ước tính như sau:
∆x = c∆t (2.55)
∆x phải thỏa mãn yêu cầu sau:
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ +∆<∆
cBS
Qtcx
0
0
2
1 (2.56)
)(
2
1
0 BdB QQQQ −+= (2.57)
trong đó: Q0 là lưu lượng tham chiếu, QB là dòng chảy ngầm và Qd lưu lượng
đỉnh lấy từ đường quá trình dòng chảy đến:
Giá trị ∆x, ∆ t được chọn sẽ được in ra cùng với lưu lượng đỉnh lũ tính toán
trong bảng kết quả mô hình.
Số liệu theo phương pháp Muskingum- Cunge bao gồm các đặc trưng kênh
nhánh và kênh chính sau đây:
- Mặt cắt ngang đoạn kênh đặc trưng
- Độ dài đoạn kênh L
- Hệ số nhám Manning n
- Độ dốc đáy kênh S0
Phương pháp Muskingum- Cunge sử dụng một trong hai hình dạng mặt cắt
ngang kênh để tính toán trong mô hình:
+ Mặt cắt ngang tiêu chuẩn: Gồm có các mặt cắt: hình tròn, hình tam giác,
hình vuông, hình chữ nhật và hình thang với các hệ số α , m tương ứng.
+ Phương pháp mặt cắt ngang 8 điểm.
2.2.5.4. Phương pháp Modified Puls
Cho tới nay, hệ phương trình Saint- Venant chưa có lời giải tổng quát bằng
biểu thức giải tích, mà chỉ có cách giải gần đúng. Có hai hướng tìm lời giải gần
đúng của hệ phương trình này, một là các phương pháp thuỷ động lực, hai là các
phương pháp giản hoá. Phương pháp Modified Puls (Chow, 1964) thuộc cách giải
- 47 -
giản hoá, theo phương pháp này người ta dùng phương trình cân bằng nước thay
cho phương trình liên tục (2.34), dùng phương trình lượng trữ thay cho phương
trình động lực (2.31). Phương trình cân bằng nước viết cho đoạn sông bất kỳ là:
rv QQdt
dW −= (2.58)
Nếu lượng nhập khu giữa q = 0, ta có dạng sai phân:
t
WWQQQQ ddtt
∆
−=+−+ 122121
22
(2.59)
Với: Qt1, Qt2 là lưu lượng trạm trên ở đầu và cuối thời đoạn t∆
Qd1, Qd2 là lưu lượng trạm dưới ở đầu và cuối thời đoạn t∆
W1, W2 thể tích nước của đoạn sông ở đầu và cuối thời đoạn tính toán t∆
Phương trình lượng trữ:
W = f (Qd, Qt ) (2.60)
Phương trình (2.60) biểu thị quan hệ giữa lượng trữ của đoạn sông W với lưu
lượng chảy vào Qt và lưu lượng chảy ra Qd . Nếu xác định được quan hệ hàm số này
thì ta có thể tính được giá trị lưu lượng chảy ra tại cuối thời đoạn Qd2 khi biết các
giá trị lưu lượng chảy vào: Qd1, Qt1, Qt2. Nói cách khác, ta dự báo được lưu lượng
chảy ra với thời gian dự kiến là t∆ .
Như thế, đáng lẽ phải giải hệ phương trình Saiint- Venant, ta thay bằng giải
hệ phương trình (2.58), (2.60) đơn giản hơn.
Diễn toán Puls cải tiến được tính toán bằng cách cung cấp quan hệ lượng trữ
với lưu lượng ra là đầu vào trực tiếp của mô hình HEC- HMS. Quan hệ này có thể
lấy được từ việc nghiên cứu thành phần nước hoặc việc phân tích thủy lực khác của
sông hay hồ.
Số liệu lượng trữ và lưu lượng ra dùng trong phương pháp có thể tính toán từ
các đặc tính kênh. Chương trình sử dụng mặt cắt ngang 8 điểm đặc trưng cho đoạn
sông diễn toán. Lưu lượng ra được tính từ độ sâu bình thường dùng phương trình
Manning. Lượng trữ chính là diện tích mặt cắt ngang 8 điểm lấy dọc theo sông. Giá
- 48 -
trị lượng trữ và lưu lượng được tính với các mực nước khác nhau bắt đầu tại điểm
thấp nhất trên mặt cắt ngang tới mực nước lớn nhất xác định.
2.2.5.5. Phương pháp diễn toán Lag
Đây là phương pháp diễn toán lũ đơn giản nhất trong mô hình HEC- HMS.
Phương pháp này quan niệm rằng: lũ ở thượng lưu sẽ truyền nguyên vẹn về hạ lưu
sau một khoảng thời gian trễ nào đó. Dòng chảy không bị suy yếu và hình dạng của
nó cũng không bị thay đổi trong quá trình chảy truyền.
Đường quá trình lũ ở trạm dưới được tính theo biểu thức sau:
⎭⎬
⎫
⎩⎨
⎧
≥
<=
− lagtI
lagtI
Q
lagt
t
t ....
.........
(2.61)
trong đó:
Qt là tung độ đường quá trình dòng chảy ở trạm dưới trong thời gian t
It là tung độ đường quá trình dòng chảy ở trạm trên trong thời gian t
lag là thời gian trễ
Phương pháp này là dạng đặc biệt của các phương pháp khác, kết quả của nó
sẽ giống các phương pháp khác nếu ta chọn lựa các thông số của các phương pháp
này cẩn thận. Ví dụ: trong phương pháp Muskingum, ta chọn X= 0.5 và K= t∆ thì
đường quá trình dòng chảy tính toán ở trạm trên sẽ bằng trạm dưới với thời gian trễ
là K.
Từ đường quá trình thực đo, ta có thể ước lượng thời gian trễ là khoảng thời
gian nằm giữa hai đỉnh của 2 đường quá trình lưu lượng trạm trên và trạm dưới trên
biểu đồ.
2.2.5.6. Diễn toán hồ chứa.
Diễn toán hồ chứa trong mô hình HEC-HMS sử dụng phương trình lượng
trữ:
t
SQI avgavg ∆
∆=− (2.62)
Trong đó:
Iavg: lưu lượng chảy vào trung bình trong khoảng thời gian tính toán
Qavg: lưu lượng chảy ra trung bình trong khoảng thời gian tính toán
- 49 -
∆S: sự thay đổi lượng trữ
Với phép xấp xỉ gần đúng, phương trình 2.62 có thể được viết như sau:
t
SSQQII tttttt
∆
−=−−− +++ 111
22
(2.63)
Với t chỉ số thời gian tính toán, It và It+1 là lưu lượng dòng vào đầu và cuối
thời đoạn tính toán. Qt và Qt+1 là lưu lượng dòng ra đầu và cuối thời đoạn tính toán.
St và St+1 giá trị lượng trữ tương ứng. Công thức 2.63 có thể được biến đổi như sau:
⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ −∆++=⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ +∆ ++
+
t
t
ttt
t Q
t
SIIQ
t
S 2
)(
2
11
1 (2.64)
Tất cả các số hạng ở vế phải của phương trình 2.64 đã biết; It và It+1 là tung
độ của quá trình dòng chảy vào, hoặc có thể được tính toán từ các mô hình mưa
dòng chảy. Qt và St là các giá trị tại thời điểm đầu, tại t = 0, các giá trị đó là điều
kiện ban đầu, mỗi bước thời gian sau sẽ được tính từ các giá trị của bước thời gian
trước. Như vậy, số hạng ⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ +∆ +
+
1
12
t
t Q
t
S có thể được tính toán bằng công thức 2.64.
2.2.5.7. Diễn toán điểm rẽ nhánh.
Phương pháp diễn toán tại điểm rẽ nhánh giống như sự chia nhánh của con
sông và được sử dụng mô hình đơn giản tức là sử dụng công thức liên tục:
bypass
tt
main
t QIQ −= (2.65)
Trong đó:
main
tQ là lưu lượng chảy vào lòng dẫn phía hạ lưu của dòng chính tại thời điểm t, It là
lưu lượng dòng chính phía thượng lưu và bypasstQ là lưu lượng chảy vào dòng nhánh.
2.2.5.8. Diễn toán điểm nhập lưu.
Tương tự như phương pháp diễn toán dòng chảy tại điểm rẽ nhánh, phương
pháp diễn toán tại điểm nhập lưu cũng sử dụng công thức liên tục. Công thức diễn
toán tại điểm nhập lưu được viết như sau:
0=−∑ t
r
r
t QI (2.66)
- 50 -
Trong đó: rtI là lưu lượng của dòng r tại thời điểm t và Qt là dòng chảy ra từ
chỗ nhập lưu tại thời điểm t. công thức 2.66 được viết lại như sau:
∑=
r
r
tt IQ (2.67)
Tức là dòng chảy phía hạ lưu tại thời điểm t bằng tổng dòng chảy phía
thượng lưu tại thời điểm t.
- 51 -
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HEC-HMS TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT
HỆ THỐNG HỒ CHỨA THƯỢNG NGUỒN SÔNG HỒNG
3.1. SƠ ĐỒ HÓA HỆ THỐNG.
Hệ thống hồ chứa và mạng lưới sông được mô phỏng trong luận văn là mạng
sông Hồng đoạn từ các hồ thượng nguồn hồ Hòa Bình-Yên Bái-hồ Thác Bà-Hàm
Yên-hồ Tuyên Quang đến Hà Nội-Thượng Cát, ngoài ra còn 2 sông nhánh là sông
Bứa tính đến Thanh Sơn và sông Phó Đáy tính đến Quảng Cư. Sơ đồ được xây
dựng (hình 3.1) dựa vào tình hình số liệu dòng chảy tại các trạm trên các sông thu
thập được.
Yên Bái
Q đến
Hòa Bình
Q đến
Thác Bà
Q đến
Tuyên Quang
Hồ
Hòa Bình
Hòa Bình
(Bến Ngọc)
Hồ
Thác Bà
Thác Bà
Hàm Yên
Hồ
Tuyên Quang
Na Hang
Ghềnh Gà
Vụ Quang
Sơn Tây
Thượng Cát
Hà Nội
Sông Thao
Sông Đà
Sông C
hảy
Sông Lô
Sông Gâm
Ghi chú
Dòng chảy đến hồ
Hồ chứa
Trạm TV đo lưu lượng
Trạm TV đo mực nước
Ngã ba sông
Thanh Sơn
S. Phó Đáy
Sông Lô
S. Bứa
Quảng Cư
Hình 3.1 Sơ đồ hóa hệ thống hồ chứa và mạng lưới sông Hồng
- 52 -
Căn cứ vào vị trí các hồ chứa, các trạm thủy văn trên sông Đà, sông Thao,
Sông Lô, sông Chảy, sông Hồng, sông Đuống, luận văn đã lựa chọn các biên trên
của sơ đồ là; dòng chảy vào hồ Hòa Bình (trên sông Đà), Thanh Sơn (trên sông
Bứa), Yên Bái (trên sông Thao), dòng chảy vào hồ Thác Bà (trên sông Chảy), Hàm
Yên (trên sông Lô), dòng chảy vào hồ Tuyên Quang (trên sông Gâm) và Quảng Cư
(trên sông Phó Đáy). Biên dưới để kiểm chứng mô hình là 2 trạm Hà nội (trên sông
Hồng) và Thượng Cát (trên sông Đuống).
Bảng 3.1 Bảng thống kê khoảng cách các đoạn sông.
TT Tên vị trí Khoảng cách (km) Sông
1 Hồ Hòa Bình – NB (S.Đà, S.Thao) 49.0 Đà
2 Yên Bái – NB (S.Đà, S.Thao) 92.0 Thao
3 Thanh Sơn – NB (S.Đà, S.Thao) 49.5 Bứa
4 Hồ Thác Bà – NB (S.Lô, S.Chảy) 27.0 Chảy
5 Hàm Yên – NB (S.Lô, S.Gâm) 28.0 Lô
6 Hồ Tuyên Quang – NB (S.Lô, S.Gâm) 65.0 Gâm
7 NB (S.Lô, S.Gâm) – Ghềnh Gà 5.0 Lô
8 Ghềnh Gà – NB (S.Lô, S.Chảy) 45.0 Lô
9 NB (S.Lô, S.Chảy) – Vụ Quang 12.5 Lô
10 Vụ Quang – NB (S.Thao, S.Lô) 43.5 Lô
11 Quảng Cư – NB (S.Thao, S.Lô) 30.0 Phó Đáy
12 NB (S.Đà, S.Thao) – NB (S.Thao, S.Lô) 12.0 Thao
13 NB (S.Thao, S.Lô) – Sơn Tây 15.0 Hồng
14 Sơn Tây – NB Đuống 39.5 Hồng
15 NB Đuống – Thượng Cát 1.5 Hồng
16 NB Đuống – Hà Nội 5.0 Hồng
Trong HEC-HMS, mô hình mạng được định nghĩa bởi các điểm nguồn
(Source), các nút hợp lưu (Junction), các hồ chứa (Reservoir), các điểm phân lưu
(Diversion) và được liên kết với nhau bởi các đoạn sông (Reach).
Sơ đồ diễn toán của hệ thống gồm 5 nhánh nhập lưu và 1 nhánh phân lưu:
- Nhánh từ hồ Hòa bình đến ngã ba Trung Hà trên sông Đà
- Nhánh từ Yên Bái đến ngã ba Trung Hà trên sông Thao, nhập với nhánh sông Đà
sau đó chảy về Việt Trì.
- Nhánh từ Hồ Thác Bà đến ngã ba sông Chảy và sông Lô.
- Nhánh từ Hàm Yên đến ngã ba sông Lô và sông Gâm.
- 53 -
- Nhánh từ hồ Tuyên Quang đến ngã ba sông Lô và sông Gâm. Sau đó diễn toán
qua trạm Ghềnh Gà về ngã ba sông Chảy và sông Lô, sau đó diễn toán qua trạm
Vụ Quang về ngã ba Việt Trì.
- Nhánh phân lưu được diễn toán từ ngã ba Việt Trì qua trạm Sơn Tây về Trạm Hà
Nội và Thượng Cát.
Khoảng cách giữa các đoạn diễn toán được thống kê trong bảng 3.1
3.2. THU THẬP VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU.
Căn cứ vào yêu cầu số liệu đầu vào của mô hình và tình hình số liệu thực tế tại
các trạm Thủy văn trong khu vực nghiên cứu, luận văn đã thu thập và xử lý số liệu.
3.2.1 Số liệu thủy văn.
Số liệu sử dụng là số liệu dòng chảy mùa cạn từ 01/01 đến 31/05 năm 2008
và 2009. Yêu cầu số liệu đầu vào của mô hình gồm lưu lượng tại các biên trên, các
trạm ở khu giữa và các trạm hạ lưu. Theo yêu cầu đó, số liệu lưu lượng trung bình
ngày tại các trạm thu thập được liệt kê trong bảng 3.2, bảng 3.3
Bảng 3.2 Bảng thống kê các trạm thủy văn ở biên trên.
TT Trạm Sông Thời gian
1 Lưu lượng đến hồ Hòa Bình Đà 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
2 Hòa Bình (Bến Ngọc) Đà 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
3 Yên Bái Thao 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
4 Thanh Sơn Bứa 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
5 Lưu lượng đến hồ Thác Bà Chảy 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
6 Lưu lượng ra hồ Thác Bà Chảy 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
7 Hàm Yên Lô 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
8 Lưu lượng đến hồ Tuyên Quang Gâm 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
9 Lưu lượng ra hồ Tuyên Quang Gâm 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
10 Quảng Cư Phó Đáy 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
- 54 -
Trong đó, thời gian từ 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 dùng để hiệu chỉnh mô hình,
thời gian từ 01/01/2009 ÷ 31/05/2009 dùng để kiểm định mô hình
Số liệu tại các trạm ở khu giữa và hạ lưu dùng để kiểm tra ở các đoạn sông
diễn toán được thông kê trong bảng 3.3
Bảng 3.3 Bảng thống kê các trạm thủy văn ở khu giữa và hạ lưu.
TT Trạm Sông Thời gian
1 Ghềnh Gà Lô 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
2 Vụ Quang Lô 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
3 Sơn Tây Hồng 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
4 Hà Nội Hồng 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
5 Thượng Cát Đuống 01/01/2008 ÷ 31/05/2008 01/01/2009 ÷ 31/05/2009
3.2.2 Số liệu đặc trưng hồ chứa. [5]
Số liệu đặc trưng của 3 hồ; Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang được thống
kê trong bảng 3.4, bảng 3.5, bảng 3.6
Bảng 3.4 Quan hệ Z ~ V ~ F hồ Tuyên Quang
TT Z (m) V (103m3) F (103m2) TT Z (m) V (103m3) F (103m2)
1 39.2 0 0 13 100 973000 4835
2 45 1000 11 14 105 1235000 5630
3 50 3000 127 15 110 1534000 6057
4 55 11000 202 16 115 1875000 7281
5 60 26000 391 17 120 2260000 8149
6 65 52000 685 18 125 2693000 9154
7 70 98000 1155 19 130 3183000 10475
8 75 171000 1773 20 135 3736000 11673
9 80 273000 2319 21 140 4351000 12933
10 85 402000 2880 22 145 5027000 14116
11 90 561000 3471 23 150 5765000 15410
12 95 750000 4105
- 55 -
Bảng 3.5 Quan hệ Z ~ V ~ F hồ Thác Bà
TT Z (m) V (103m3) F (103m2) TT Z (m) V (103m3) F (103m2)
1 20 0 0 6 50 1337800 159700
2 30 16500 5000 7 55 2250500 206300
3 35 81100 23100 8 60 3395600 252400
4 40 273800 56100 9 65 4766200 296400
5 45 675600 106900 10 70 6355800 340000
Bảng 3.6 Quan hệ Z ~ V ~ F hồ Hòa Bình
TT Z (m) V (103m3) F (103m2) TT Z (m) V (103m3) F (103m2)
1 25 322000 1930 9 104 7420000 17350
2 50 1222000 5580 10 110 8520000 18650
3 75 3215000 10620 11 115 9450000 19830
4 80 3800000 11900 12 120 10480000 21750
5 85 4360000 13200 13 125 11526000 23770
6 90 5089000 14470 14 135 14007000 25850
7 94 5700000 15200 15 150 19005000 39680
8 100 6634000 16400
3.2.3 Chỉnh lý số liệu.
Số liệu lưu lượng trung bình ngày tại các trạm thủy văn được lấy theo số liệu
thực đo.
Mô hình diễn toán hồ chứa (mô hình Specified Release) có hạn chế là không
đưa được vào một số thành phần trong phương trình cân bằng hồ chứa như Bốc hơi
và mưa khu giữa. Nên luận văn lấy số liệu lưu lượng đến các hồ do Trung tâm dự
báo Trung ương cung cấp và được xử lý như sau:
tonthatkhugiuathuongluuden QQQQ −+= (3.1)
Trong đó:
Qden là lưu lượng đến hồ
Qthuongluu là lưu lượng ở trạm thượng lưu
Qkhugiua tính từ lượng mưa khu giữa
Qtonthat = Qbochoi + Qtham
- 56 -
Lưu lượng ở trạm thượng lưu đối với hồ Hòa Bình là Trạm Tạ Bú (sông Đà),
đối với hồ Thác Bà là trạm Bảo Yên (sông Chảy), đối với hồ Tuyên Quang là trạm
Bắc Mê (sông Gâm) và trạm Đầu Đẳng (sông Năng).
Lượng mưa khu giữa được tính từ các trạm khí tượng, thủy văn và các trạm
đo mưa xung quanh hồ, thống kê trong bảng 3.7.
Lượng bốc hơi được tính từ các trạm đo bốc hơi xung quanh hồ, thống kê
trong bảng 3.7. Lượng thấm được lấy theo giá trị cố định được thống kê trong bảng
3.7.
Bảng 3.7 Bảng thống kê các trạm đo mưa, bốc hơi, lượng thấm của các hồ
Tên hồ Tên trạm đo mưa Tên trạm đo bốc hơi
Lượng
thấm
Hòa Bình
Tạ Bú, Vạn Yên, Tà Hộc, Mộc Châu,
Sơn La, Phù Yên, Cò Nòi, Yên Châu,
Thuận Châu, Chiềng Mai, Tà Nàng,
Km22, Km46, Bản Chiềng, Hòa Bình
Trạm đo bốc
hơi trên lòng
hồ
5m3/tháng
Thác Bà
Bảo Yên, Thác Bà, Lào Cai, Mường
Khương, Bắc Hà, Hoàng Su Phì
Bảo Yên
Tuyên Quang
Bảo Lạc, Bắc Mê, Đầu Đẳng, Na
Hang, Chiêm Hóa, Mèo Vạc, Đồng
Văn, Yên Minh, Chợ rã
Lưu lượng ra khỏi hồ; đối với hồ Hòa Bình lấy số liệu lưu lượng của trạm
Bến Ngọc, đối với hồ Thác Bà và hồ Tuyên Quang lấy số liệu tính toán lưu lượng
qua đập của nhà máy.
Ngoài ra mô hình còn tính được mực nước tại các trạm thông qua đường
quan hệ Q = f(H) thực đo.
3.3. ĐIỀU KIỆN BIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU.
Trong mô hình HEC-HMS, phần diễn toán hồ chứa và diễn toán trong các
đoạn sông thì điều kiện biên là đường quá trình lưu lượng đến các hồ chứa và
đường quá trình lưu lượng đo đạc tại các trạm thủy văn ở thượng lưu, được sơ đồ
hóa trong mô hình thông qua các điểm nguồn (Source). Điều kiện ban đầu được sử
- 57 -
dụng trong mô hình diễn toán là mực nước hoặc dung tích hồ tại đầu thời đoạn tính
toán.
Các điều kiện biên trong khu vực nghiên cứu bao gồm; đường Q~t đến hồ Hòa
Bình, hồ Thác Bà, hồ Tuyên Quang, đường Q~t tại các trạm Yên Bái, Thanh Sơn,
Hàm Yên, Quảng Cư.
Các điều kiện ban đầu trong khu vực nghiên cứu bao gồm mực nước của 3 hồ
Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang ở đầu thời đoạn tính toán.
3.4. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH.
3.4.1. Lựa chọn mô hình.
a) lựa chọn mô đun diễn toán hồ chứa.
Trong HEC-HMS cung cấp 3 mô đun diễn toán hồ chứa; mô đun dòng ra
theo dạng quan hệ (Outflow Curve), mô đun dòng ra theo dạng cấu trúc (Outflow
Structures) và mô đun theo lý thuyết (Specified Release).
Mô đun Outflow Curve chỉ phù hợp với dạng hồ chứa với dòng ra không có
sự điều khiển của con người, tuy nhiên trong thực tế dòng ra của 3 hồ nghiên cứu
trong luận văn đều có sự điều khiển của con người. Mô đun Specified Release đã
khắc phục được điều này bằng cách cho phép đưa vào mô hình đường quá trình Q~t
của dòng ra để tính toán cân bằng hồ chứa. Nhưng nhược điểm của 2 phương pháp
này là không đưa được thành phần bốc hơi và tổn thất để tính toán cân bằng hồ
chứa.
Mô đun Outflow Structures, có thể nói là một mô hình khá đầy đủ và hoàn
chỉnh cho bài toán cân bằng hồ chứa. Trong mô hình này cho phép đưa được cấu
trúc của đập như; hình dạng các cửa xả mặt, cửa xả đáy chiều cao đập và đưa được
thành phần bốc hơi và tổn thất vào mô hình để tính toán cân bằng hồ chứa. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của luận văn không có số liệu của nhà máy về quá trình điều
khiển của các cửa xả, nên mô hình không thể tính được lưu lượng qua các cửa xả
đó.
Do vậy luận văn chọn mô đun Specified Release để diễn toán hồ chứa và để
áp dụng mô đun này tác giả đã xử lý số liệu đầu vào được trình bày ở mục 3.2.3
- 58 -
b) lựa chọn mô đun diễn toán trong sông.
Như đã trình bày ở chương 2, trong HEC-HMS có 5 mô hình diễn toán dòng
chảy trong sông; mô hình sóng động học (Kinematic Wave), mô hình Muskingum,
mô hình Muskingum-Cunge, mô hình Modified Puls và mô hình Lag.
Mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong khuôn khổ của
luận văn là diễn toán dòng chảy trong sông trong thời gian mùa kiệt, tốc độ truyền
sóng lũ không thay đổi nhiều. Do đó trong luận văn, khi diễn toán dòng chảy trong
các đoạn sông tác giả đã chọn mô hình Lag, vì mô hình Lag đơn giản, hiệu chỉnh
thông số nhanh mà vẫn cho kết quả tốt.
3.4.2. Hiệu chỉnh thông số mô hình.
Số liệu dùng để hiệu chỉnh mô hình là chuỗi số liệu dòng chảy từ 01/01/2008
đến 31/05/2008.
Trong khuôn khổ của luận văn chỉ nghiên cứu khu vực từ 3 hồ Hòa Bình, hồ
thác Bà và hồ tuyên quang về đến trạm thủy văn Hà Nội. Mặt khác, diễn toán dòng
chảy trong các đoạn sông là mô hình Lag, nên chỉ hiệu chỉnh thông số thời gian trễ
(lag) cho từng đoạn sông.
Các đoạn sông diễn toán trong sơ đồ tính không đủ trạm đo, tức là không có
đường quá trình dòng vào và đường quá trình dòng ra ở mỗi đoạn sông. Do vậy, lúc
đầu ước lượng thời gian trễ (lag) dựa vào khoảng cách giữa các đoạn sông, sau đó
đưa vào mô hình và tiến hành hiệu chỉnh thông số này bằng phương pháp thử sai.
So sánh đường quá trình dòng chảy tính toán với đường quá trình dòng chảy thực
đo và đánh giá độ hữu hiệu của mô hình bằng chỉ tiêu Nash. Kết quả hiệu chỉnh
thông số thời gian trễ (lag) cho các đoạn sông được thống kê ở bảng 3.8, độ hữu
hiệu của mô hình được thông kê tại bảng 3.9.
Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thấy; tại 3 hồ chứa (hồ Hòa Bình, Thác Bà,
Tuyên Quang) được trình bày trong hình 3.2 đến hình 3.4 và trong bảng 1.1, 1.2, 1.3
phụ lục 1 qua đó có thể thấy đường mực nước hồ tính toán phù hợp với đường mực
nước hồ thực đo. Còn kết quả diễn toán tại các đoạn sông được trình bày tại hình
3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9 và trong bảng 1.4 phụ lục 1.
- 59 -
Bảng 3.8 Kết quả hiệu chỉnh thông số thời gian trễ lag
TT Đoạn sông diễn toán Sông
Khoảng
cách
(km)
Lag (Min)
1 Hồ Hòa Bình – NB (S.Đà, S.Thao) Đà 49.0 720
2 Yên Bái – NB (S.Đà, S.Thao) Thao 92.0 1320
3 Thanh Sơn – NB (S.Đà, S.Thao) Bứa 49.5 1080
4 Hồ Thác Bà – NB (S.Lô, S.Chảy) Chảy 27.0 600
5 Hàm Yên – NB (S.Lô, S.Gâm) Lô 28.0 600
6 Hồ Tuyên Quang – NB (S.Lô, S.Gâm) Gâm 65.0 1000
7 NB (S.Lô, S.Gâm) – Ghềnh Gà Lô 5.0 80
8 Ghềnh Gà – NB (S.Lô, S.Chảy) Lô 45.0 720
9 NB (S.Lô, S.Chảy) – Vụ Quang Lô 12.5 200
10 Vụ Quang – NB (S.Thao, S.Lô) Lô 43.5 720
11 Quảng Cư – NB (S.Thao, S.Lô) Phó Đáy 30.0 600
12 NB (S.Đà, S.Thao) – NB (S.Thao, S.Lô) Thao 12.0 200
13 NB (S.Thao, S.Lô) – Sơn Tây Hồng 15.0 260
14 Sơn Tây – NB Đuống Hồng 39.5 720
15 NB Đuống – Thượng Cát Hồng 1.5 30
16 NB Đuống – Hà Nội Hồng 5.0 100
Bảng 3.9 Kết quả độ hữu hiệu khi hiệu chỉnh mô hình theo chỉ tiêu Nash
TT Tên trạm Nash
1 Ghềnh Gà 0.91
2 Vụ Quang 0.85
3 Sơn Tây 0.90
4 Hà Nội 0.83
5 Thượng Cát 0.78
Qua đó có thể thấy, nói chung về dạng đường quá trình lưu lượng và mực
nước tính toán và thực đo là phù hợp, kết quả đánh giá theo chỉ tiêu Nash khá tốt từ
0.78 đến 0.91. Tuy nhiên, về tổng lượng dòng chảy tại các trạm kiểm tra ở khu giữa
và tại 2 trạm Hà Nội, Thượng Cát đều thiếu hụt. Vấn đề này là do lượng gia nhập
khu giữa ở các đoạn sông từ thượng lưu về hạ lưu chưa được xét đến đầy đủ.
- 60 -
Hình 3.2 Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại hồ Hòa Bình năm 2008.
Hình 3.3 Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại hồ Thác Bà năm 2008.
- 61 -
Hình 3.4 Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại hồ Tuyên Quang năm 2008.
Hình 3.5 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Ghềnh Gà năm 2008.
- 62 -
Hình 3.6 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Vụ Quang năm 2008.
Hình 3.7 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Sơn Tây năm 2008.
- 63 -
Hình 3.8 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Hà Nội năm 2008.
Hình 3.9 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Thượng Cát năm 2008.
- 64 -
3.5. KIỂM NGHIỆM MÔ HÌNH.
Số liệu dùng kiểm nghiệm mô hình là chuỗi số liệu lưu lượng tại các trạm từ
01/01/2009 đến 31/05/2009. Với bộ thông số đã lựa chọn cho các đoạn sông như ở
bảng 3.7, kết quả diễn toán tại 3 hồ chứa được trình bày tại hình 3.10 đến hình 3.12
và bảng 2.1, 2.2, 2.3 phụ lục 2. Kết quả diễn toán ở các đoạn sông được trình bày tại
hình 3.13 đến hình 3.17 và bảng 2.4 phụ lục 2. Độ hữu hiệu của kiểm nghiệm mô
hình tính theo chỉ tiêu Nash được thống kê tại bảng 3.10.
Bảng 3.10 Kết quả độ hữu hiệu khi kiểm nghiệm mô hình theo chỉ tiêu Nash
TT Tên trạm Nash
1 Ghềnh Gà 0.91
2 Vụ Quang 0.93
3 Sơn Tây 0.97
4 Hà Nội 0.91
5 Thượng Cát 0.93
Kết quả kiểm nghiệm mô hình cũng cho thấy; kết quả diễn toán tại 3 hồ rất tốt,
kết quả diễn toán tại các đoạn sông về dạng đường quá trình lưu lượng tính toán và
thực đo là phù hợp, kết quả đánh giá mô hình theo chỉ tiêu Nash rất tốt từ 0.91 đến
0.97. Còn về tổng lượng dòng chảy tại các trạm kiểm tra ở khu giữa và tại 2 trạm
Hà Nội, Thượng Cát vẫn thiếu hụt.
- 65 -
Hình 3.10 Kết quả kiểm nghiệm mô hình tại hồ Hòa Bình năm 2009.
Hình 3.11 Kết quả kiểm nghiệm mô hình tại hồ Thác Bà năm 2009.
- 66 -
Hình 3.12 Kết quả kiểm nghiệm mô hình tại hồ Tuyên Quang năm 2009.
Hình 3.13 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Ghềnh Gà năm 2009.
- 67 -
Hình 3.14 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Vụ Quang năm 2009.
Hình 3.15 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Sơn Tây năm 2009.
- 68 -
Hình 3.16 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Hà Nội năm 2009.
Hình 3.17 Đường Q~t tính toán và thực đo trạm Thượng Cát năm 2009.
- 69 -
3.6. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC HỒ CHỨA TRONG MÙA KIỆT.
Có thể sử dụng HEC-HMS để khôi phục dòng chảy sau hồ chứa và từ đó
đánh giá vai trò của của các hồ chứa thượng nguồn sông Hồng trong mùa kiệt.
Trong thời gian mùa kiệt, đối với các hồ chứa, ngoài nhiệm vụ phát điện còn
phải điều tiết chống hạn cho hạ du, cung cấp nước tưới cho ngành Nông nghiệp.
Bảng 3.11. Lịch thời vụ vụ chiêm xuân ở đồng bằng sông Hồng [5]
Lúa chiêm
Thời đoạn Từ ngày Đến ngày Số ngày
Làm đất - Gieo cấy (Làm ải) 20/I 9/II 20
Cấy- Đẻ nhánh 10/II 17/III 35
Đẻ nhánh – Làm đòng 18/III 17/IV 30
Làm đòng- Trỗ bông 18/IV 23/V 35
Trỗ bông – Chín vàng 24/V 23/VI 30
Cây màu
Gieo – Mọc 3 lá 10/II 24/II 15
3 lá- Trỗ cờ 25/II 24/IV 60
Trỗ cờ-Chín sữa 25/IV 24/V 30
Chín sữa- chín vàng 25/V 8/VI 15
Hiện nay, để chống hạn cho hạ du trong thời kỳ mùa kiệt, thì mực nước tại
Hà Nội duy trì từ 2.3 m đến 2.5 m (đối với vụ chiêm xuân năm 2010 đề nghị là
2.2m). Số liệu thực đo và kết quả tính toán của năm dùng để hiệu chỉnh mô hình
(năm 2008) và năm dùng để kiểm nghiệm mô hình (năm 2009) trong thời gian điều
tiết, ứng với mực nước tại Hà Nội ≥ 2.2 m, được thống kê tại bảng 3.12 và 3.13.
Để thấy rõ vai trò điều tiết của 3 hồ chứa thượng nguồn sông Hồng ảnh
hưởng đến mực nước tại Hà Nội trong thời kỳ mùa kiệt, luận văn đã tính toán và so
sánh kết quả giữa dòng chảy tại trạm Hà Nội có sự điều tiết của 3 hồ chứa và dòng
chảy tự nhiên. Kết quả được trình bày tại hình 3.18 và 3.19.
Từ kết quả được thống kê tại bảng 3.12 và 3.13 thấy rằng; đối với năm 2008,
lưu lượng tính toán thấp hơn lưu lượng thực đo từ 82 đến 227 m3/s, dẫn đến mực
nước tính toán thấp hơn mực nước thực đo từ 0.29 đến 0.53 m. Năm 2009, lưu
lượng tính toán thấp hơn lưu lượng thực đo từ 8 đến 248 m3/s, dẫn đến mực nước
tính toán thấp hơn mực nước thực đo từ 0.01 đến 0.39 m
- 70 -
Bảng 3.12.Kết quả tính toán và thực đo trạm Hà Nội ứng với H ≥ 2.2 m năm 2008
Thời gian Qtính toán (m3/s)
Qthưc đo
(m3/s)
Htính toán
(m)
Hthưc đo
(m)
19-Jan-08 950 1160 1.85 2.34
20-Jan-08 1118 1310 2.12 2.58
21-Jan-08 1185 1390 2.23 2.71
22-Jan-08 1159 1330 2.18 2.62
23-Jan-08 1083 1240 2.06 2.48
24-Jan-08 986 1180 1.91 2.38
25-Jan-08 926 1080 1.82 2.22
26-Jan-08 951 1100 1.86 2.24
27-Jan-08 973 1200 1.89 2.41
03-Feb-08 973 1140 1.89 2.32
04-Feb-08 1165 1360 2.2 2.67
05-Feb-08 1202 1380 2.25 2.70
06-Feb-08 1054 1140 2.02 2.31
28-Feb-08 1062 1150 2.03 2.33
29-Feb-08 1181 1340 2.22 2.64
01-Mar-08 1058 1140 2.03 2.32
05-Mar-08 976 1110 1.9 2.27
Bảng 3.12.Kết quả tính toán và thực đo trạm Hà Nội ứng với H ≥ 2.2 m năm 2009
Thời gian Qtính toán (m3/s)
Qthưc đo
(m3/s)
Htính toán
(m)
Hthưc đo
(m)
20-Jan-09 1131 1260 2.14 2.34
21-Jan-09 1099 1280 2.09 2.37
22-Jan-09 1075 1190 2.05 2.23
23-Jan-09 1093 1220 2.08 2.27
24-Jan-09 1114 1240 2.11 2.30
04-Feb-09 1262 1270 2.34 2.35
05-Feb-09 1347 1360 2.47 2.49
06-Feb-09 1355 1490 2.48 2.67
07-Feb-09 1279 1450 2.37 2.61
08-Feb-09 1191 1330 2.23 2.44
09-Feb-09 1234 1290 2.29 2.39
10-Feb-09 1372 1450 2.50 2.62
11-Feb-09 1317 1480 2.43 2.66
12-Feb-09 1044 1210 2.00 2.26
20-Feb-09 1103 1330 2.09 2.44
21-Feb-09 1094 1290 2.08 2.38
22-Feb-09 962 1190 1.87 2.23
15-Apr-09 1022 1220 1.97 2.27
16-Apr-09 962 1210 1.87 2.26
- 71 -
Theo kết quả nghiên cứu [5], trong nhiều năm hồ Hòa Bình đóng vai trò
quan trọng trong việc chống hạn cho hạ du với sự hỗ trợ của hồ Tuyên Quang, còn
tác động của hồ Thác Bà là không đáng kể. Do vậy, trong các giai đoạn điều tiết
nhằm chống hạn cho hạ du, hồ Hòa Bình có ngày xả với lưu lượng trung bình ngày
lên đến 945 m3/s (năm 2008) và 1544 m3/s (năm 2009), hồ Tuyên Quang xả với lưu
lượng trung bình ngày lên đến 914 m3/s (năm 2008) và 395 m3/s (năm 2009), trong
khi đó lưu lượng đảm bảo hồ Hòa Bình là 600 m3/s và hồ Tuyên Quang là 135 m3/s.
Qua kết quả tính toán thấy rằng; nếu dòng chảy dòng chảy tự nhiên, không
có sự điều tiết của hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông Hồng, thì mực nước tại Hà
Nội trong mùa kiệt rất thấp (dưới 2 m). Khi có điều tiết của hệ thống hồ chứa, thì
mực nước tại Hà Nội nâng lên từ 0.42 đến 1.52 m (năm 2008) và từ 0.33 đến 1.26 m
(năm 2009).
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
01-Jan-08
21-Jan-08
10-Feb-08
01-M
ar-08
21-M
ar-08
10-A
pr-08
30-A
pr-08
20-M
ay-08
Mực nước thực đo
Mực nước tính toán khi có điều tiết
Mực nước tính toán khi không có điều tiết
Hình 3.18 Đường quá trình mực nước Trạm Hà Nội năm 2008
- 72 -
0
1
2
3
4
5
6
01-Jan-09
21-Jan-09
10-Feb-09
02-M
ar-09
22-M
ar-09
11-A
pr-09
01-M
ay-09
21-M
ay-09
Đường mực nước thực đo
Đường mực nước tính toán khi có điều tiết
Đường mực nước tính toán khi không có điều tiết
Hình 3.19 Đường quá trình mực nước Trạm Hà Nội năm 2009
3.7. MỘT SỐ NHẬN XÉT.
Về mặt lý thuyết, mô hình HEC- HMS hoàn toàn có thể sử dụng để tính toán
điều tiết hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông Hồng làm cơ sở cho việc xây dựng
quy trình vận hành hệ thống mùa kiệt. Mô hình có thể diễn toán trên đoạn sông bất
kỳ với 5 mô đun có sẵn, mô hình còn diễn toán được ở các điểm nhập lưu và phân
lưu.
Qua kết quả hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình cho thấy; về dạng đường lưu
lượng và mực nước tính toán phù hợp với thực đo tại các trạm ở khu giữa và 2 trạm
Hà Nội và Thượng Cát. Kết quả đánh giá mô hình theo chỉ tiêu Nash là khá tốt. Tuy
nhiên mực nước tính toán thấp hơn mực nước thực đo.
Kết quả tính toán cho thấy khả năng điềt tiết của hệ thống hồ chứa thượng
nguồn sông Hồng, ảnh hưởng của chúng đến mực nước tại Hà Nội khi so với dòng
chảy tự nhiên.
- 73 -
KẾT LUẬN
Sau quá trình thực hiện luận văn “Nghiên cứu ứng dụng mô hình HEC-HMS
tính toán điều tiết hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông Hồng”, tác giả rút ra một số
kết luận sau:
1. Luận văn đã phân tích đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên lưu vực sông Hồng,
đặc biệt là khu vực nghiên cứu. Từ đó tìm hiểu chế độ dòng chảy trên lưu vực
sông Hồng nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng.
2. Bước đầu tiếp cận bài toán tính toán cân bằng hệ thống hồ chứa. Tổng quan các
công trình nghiên cứu trước đây về tính toán điều tiết hồ chứa để ứng dụng mô
hình HEC-HMS vào tính toán điều tiết hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông
Hồng.
3. Luận văn đi sâu nghiên cứu mô hình HEC-HMS và rút ra một số nhận xét sau:
- Mô hình HEC-HMS là một mô hình thủy văn hoàn chỉnh, mô hình mô tả đầy đủ
các quá trình thủy văn từ lúc mưa rơi xuống lưu vực đến dòng chảy ở mặt cắt
cửa ra.
- Số liệu mưa đầu vào trong các mô hình mưa rào dòng chảy rất đa dạng; có thể là
số liệu trận mưa thực tế, có thể số liệu mưa được mô phỏng từ các trận mưa
trong quá khứ, có thể số liệu mưa được tính từ số liệu Rađa.
- Tuy nhiên mô hình HEC-HMS có một số nhược điểm; trong 2 phương pháp
diễn toán hồ chứa (Outflow Curve và Specified Release) không đưa được một số
thành phần vào để tính cân bằng hồ chứa. Trong các phương pháp diễn toán
dòng chảy trong sông không xử lý được các nhiễm động ở hạ lưu truyền lên
(như ảnh hưởng của nước vật), không dự đoán chính xác quá trình lưu lượng tại
một biên hạ lưu, khi có sự thay đổi lớn về tốc độ sóng động học (như sự thay đổi
tạo nên một vùng ngập lũ lớn).
4. Phân tích và xử lý số liệu về mạng lưới sông, số liệu về hồ chứa, số liệu về dòng
chảy tại các trạm thủy văn. Xây dựng mạng lưới tính toán và cơ sở dự liệu đầu
vào cho mô hình HEC-HMS.
5. Ứng dụng mô hình HEC-HMS để tính toán điều tiết hệ thống hồ chứa thượng
nguồn sông Hồng, ảnh hưởng của sự điều tiết đến mực nước tại trạm Hà Nội.
- 74 -
6. Kết quả tính toán cho thấy; đối với kết quả diễn toán hồ chứa, đường mực nước
hồ giữa tính toán và thực đo là khá phù hợp. Đối với kết quả diễn toán dòng
chảy trong sông, dạng đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo là khá phù
hợp. Đánh giá độ hữu hiệu của mô hình theo chỉ tiêu Nash là rất cao. Tuy nhiên,
lưu lượng tính toán thấp hơn lưu lượng thực đo dẫn đến mực nước tính toán thấp
hơn mực nước thực đo. Vấn đề này là do lượng gia nhập khu giữa trên các đoạn
sông chưa được đề cập trong luận văn.
7. Với kết quả đã đạt được, tác giả cho rằng Mô hình HEC-HMS hoàn toàn có thể
được áp dụng để tính toán sự điều tiết của hệ thống hồ chứa, ảnh hưởng của sự
điều tiết đến mực nước hạ lưu của bất kỳ một khu vực nghiên cứu nào (khu vực
nghiên cứu không bị ảnh hưởng của thủy triều).
8. Hướng phát triển của luận văn:
- Tính toán lưu lượng tại biên trên bằng các mô hình mưa rào dòng chảy có sẵn
trong mô hình.
- Nếu có số liệu về cấu trúc các cửa xả tại các hồ và quá trình điều khiển các cửa
xả ở các nhà máy, thì có thể áp dụng mô hình Outflow Structures để diễn toán
hồ chứa.
- Nghiên cứu đánh giá lượng gia nhập khu giữa trên các đoạn sông để đưa vào mô
hình diễn toán dòng chảy trong sông.
- 75 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Tuấn Anh. Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đà
và sông Lô đảm bảo an toàn chống lũ đồng bằng bắc Bộ và an toàn công trình
khi có các hồ Thác Bà, Hoà Bình, Tuyên Quang. Báo cáo tổng hợp Tiểu dự
án 2 trong dự án “nghiên cứu và soạn thảo quy trình vận hành liên hồ chứa
trên sông Đà và sông Lô phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo an toàn phát triển
kinh tế xã hội đồng bằng Bắc bộ. Hà Nội, 2007
[2] Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt TW. Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện
Hoà Bình và các công trình cắt giảm lũ sông Hồng trong mùa lũ. Hà Nội,
1997.
[3] Lê Thị Huệ (2000), Ứng dụng mô hình HEC-RASSIM, Luận văn Thạc sỹ,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
[4] Nguyễn Hữu Khải, Lê Thị Huệ. Ứng dụng mô hình HEC-RESSIM trong tính
toán điều tiết lũ. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN số 10/2006. Hà Nội, 2006.
[5] Nguyễn Hữu Khải, Nghiên cứu cơ sở khoa học điều hành hệ thống hồ chứa
thượng nguồn sông Hồng phục vụ phát điện và cấp nước chống hạn hạ du,
Đề tài đặc biệt ĐHQG Hà Nội 2007-2008.
[6] Quyết định số: 92/2007/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy
hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, ngày 21 tháng 6
năm 2007.
[7] Nguyễn Văn Tuần, Trịnh Quang Hoà, Nguyễn Hữu Khải. Tính toán thuỷ lợi.
NXB ĐHQG, Hà Nội, 2001
[8] Viện Khí tượng Thủy văn (1985), Đặc trưng hình thái lưu vực sông Việt
Nam, Xí nghiệp in Tổng cục KTTV.
[9] Trần Thanh Xuân (2007), Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước sông Việt Nam,
NXB Nông Nghiệp, Hà Nội
[10] Trang WEB; Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam,www.vncold.vn
- 76 -
Tiếng Anh
[11] DHI MIKE 11 Reference Manual. 2004
[12] Jain S.K. Singh V.P. Water resuorces systems planing and managemant.
Elsevier Science B.V. Netherlands. .2003
[13] Hydrologic Engineering Center (2000), Hydrologic Modeling System HEC-
HMS Technical Reference Manual.
[14] HEC HEC-5. Simulation of Control and Conservation System. Program User
Manual. Davis USA. 1982
[15] Larry W.Mays. Water Resources Engineering. Mc Graw New York. 1996.
[16] US Army Corps of Engineers. HEC-RESSIM Reservoir System Simulaition.
Version 2.0. Users' Manual. 2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LuanVanThSVuManhCuong.pdf