MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dịch tiêu chảy cấp đang có chiều hướng gia tăng ở các địa phương, tính từ 23/10/2007 miền Bắc đã xảy ra ba đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, số bệnh nhân tiêu chảy cấp đã lên đến 1.335 người, có 136 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả tại 18 tỉnh / thành phố trong cả nước trong đó có tỉnh Thái Nguyên [13].
Khống chế dịch tả là mục tiêu lớn trong chương trình quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy của Việt Nam. Với những thành tựu và kinh nghiệm phòng chống dịch tả trong nhiều năm qua, ngày nay bệnh tả không còn là nỗi khiếp đảm của mỗi người dân, của các tổ chức chính quyền và xã hội. Các điều kiện chuẩn mực về kiểm soát môi trường ở nước ta còn lạc hậu. Các vấn đề cung cấp nước, vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng an toàn và vấn đề xử lý vệ sinh chất thải chưa làm được bao nhiêu, nhiều nơi còn bị buông lỏng hoặc quên lãng. Trong thời kỳ giao lưu phát triển kinh tế và ngoại giao trong quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực và toàn cầu ngày càng được mở rộng thì bên cạnh đó là những điều kiện rất dễ bùng phát các vụ dịch nói chung, trong đó có dịch tả nói riêng [30].
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, là cửa ngõ giao lưu Kinh tế - Văn hoá – Xã hội thuận lợi giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, là trung tâm đào tạo quan trọng đứng thứ 3 trong cả nước. Trường Đại học Thái Nguyên với 6 trường đại học thành viên và trên 20 trường cao đẳng trung học dạy nghề. Toàn tỉnh hiện có gần 4000 cơ sở sả n xuất kinh doanh và chế biến dịch vụ phục vụ, trong số 1.150 cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp có hàng ngàn bếp ăn tập thể của công nhân, học sinh, sinh viên Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi như vậy tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn nếu không được quản lý chặt chẽ đó sẽ là nguồn lây nhiễm gây ngộ độc thực phẩm hoặc nguồn chứa mầm gây nên bệnh dịch.
Thực hiện công điện khẩn của Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ y tế gửi các Trung tâm y tế Dự phòng các tỉnh thành trong cả nước “Tăng cường giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, giám sát chặt chẽ và phát hiện sớm nhất căn nguyên gây tiêu chảy, xử lý khoanh vùng ổ dịch và triển khai điều trị kịp thời, không để bệnh nhân tử vong” [30].
Cần phải báo cáo khẩn cấp khi có ít nhất một ca bệnh (kể cả ca đã xác định hoặc nghi ngờ), dù ở khu vực dịch xâm nhập hay bệnh lưu hành, y tế cơ sở nơi phát hiện phải báo cáo ngay theo chế độ báo cáo khẩn cấp của Bộ Y tế. Bệnh nhân mắc bệnh tả nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ bị mất nước và chất điện giải dẫn đến tử vong. Bệnh tả lây truyền rất nhanh qua đường tiêu hoá và môi trường (nước, chất nôn, phân, rác .) do vậy việc phát hiện sàng lọc mẫu âm tính ngay tại cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những giúp đỡ bệnh nhân có ngay phác đồ điều trị mà còn giúp các nhà dịch tễ có hướng xử lý khoanh vùng, chủ động trong phòng chống dịch, không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng [4], [6].
Đáp ứng với tình hình thực tiễn kể trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật chẩn đoán nhanh Vibrio cholerae gây dịch tiêu chảy cấp tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008"
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định tỷ lệ bệnh nhân dương tính với Vibrio cholerae (V. cholerae ) trong giai đoạn từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 7 năm 2008.
- Đánh giá hiệu quả các kỹ thuật phát hiện Vibrio cholerae (soi tươi, nhuộm soi, test nhanh, nuôi cấy, PCR)
- Lựa chọn những kỹ thuật phù hợp để áp dụng sàng lọc chẩn đoán nhanh
Vibrio cholerae tại labo tuyến huyện khi có dịch tiêu chảy cấp.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài nghiên cứu đã đánh giá các kỹ thuật phát hiện Vibrio cholerae trên mẫu phân của bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đáp ứng tính ứng dụng và hiệu quả tại labo tuyến huyện.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu ngắn nên ứng dụng đánh giá hiệu quả sau phân tích chưa có số liệu đánh giá cụ thể.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và bàn luận .
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật chẩn đoán nhanh vibrio cholerae gây dịch tiêu chảy cấp tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác định các vi khuẩn
Các loại vi sinh vật
Nuôi cấy
Số mẫu (+) / 270 mẫu Tỷ lệ (%)
V. cholerae O1 16 5,92
E. coli 47 17,40
N.A.G 4 1,49
Nghiên cứu của tác giả Đinh Sỹ Hiển và cộng sự tại 25 xã của huyện
Từ Liêm, Hà Nội với 2.601 mẫu trong 5 năm cho thấy tỷ lệ dương tính của
các loại vi khuẩn gây tiêu chảy là 11,54% [11]. Phải chăng V. cholerae xuất
hiện khi các căn nguyên khác phát triển hay V. cholerae là yếu tố mồi từ đó
xuất hiện các căn nguyên khác.
Nghiên cứu của Lê Lan Hương và cộng sự (1995) đã nghiên cứu trên
121 mẫu phân bệnh nhân có 32 mẫu dương tính với một số vi khuẩn gây tiêu
chảy (V.cholerae O1 , Shigella, Salmonella, E. coli ) chiếm tỷ lệ 26,45 %
[15], kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Thế Trâm và cộng sự (1985) tại
phường Vĩnh Phước, Nha Trang cho thấy tỷ lệ dương tính đối với các vi
khuẩn gây bệnh tiêu chảy là 11,34% [42].
Còn tại các bệnh viện có ổ dịch ở khu vực 5 tỉnh Duyên Hải miền
Trung qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thế Trâm, Nguyễn Thị Kê với
5.171 mẫu thu thập cho thấy tỷ lệ dương tính với 4 tác nhân gây bệnh là
24,34% (V. cholerae O1, Shigella, Salmonella, Echerichia coli ) [42].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đánh giá nghiên cứu của chúng tôi về phân lập các loại vi khuẩn trong
quá trình nuôi cấy mẫu phân ở bệnh nhân tiêu chảy cấp nghi mắc tả trên 270
mẫu bệnh phẩm cho thấy đối với chủng V. cholerae O1 có 16 mẫu dương
tính, với vi khuẩn E. coli có 47 mẫu dương tính, các phẩy khuẩn không phải
vi khuẩn tả (N.A.G) có 4 mẫu, trong nghiên cứu chúng tôi các vi khuẩn gây
tiêu chảy có tỷ lệ phát hiện dương tính tương đương với các công bố của các
tác giả khác. Ngoài ra có một số loaị vi khuẩn khác nhưng vì điều kiện và thời
gian ngắn nên chúng tôi chưa đánh giá hết được.
Bảng 3.8. Tỷ lệ V. cholerae O1 dƣơng tính bằng kỹ thuật nuôi cấy
Kết quả Nuôi cấy Tỷ lệ %
Âm tính 254 94,07
Dương tính 16 5,93
Tổng 270 100
Tỷ lệ V. cholerae O1 phát hiện bằng kỹ thuật nuôi cấy cho kết quả 16
mẫu dương tính trên 270 mẫu chiếm tỷ lệ 5,93% ( Bảng 3.8; biểu đồ 3.6 ), kỹ
thuật này cho kết quả rất chính xác nhưng phải qua nhiều bước khác nhau, đặc
biệt phải có phòng xét nghiệm vi sinh hợp lý đúng tiêu chuẩn, đủ môi trường
nuôi cấy, cán bộ xét nghiệm phải có kinh nghiệm phán đoán để có các hướng
cấy chuyển cần thiết tiếp theo, khâu cuối cùng của kỹ thuật là khẳng định
bằng ngưng kết kháng huyết thanh đa giá, đơn giá trước khi kết luận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tỷ lệ phát hiện dương tính V.cholerae O1bằng kỹ thuật nuôi cấy
5.93%
94.07%
Âm tính
Dương tính
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ dƣơng tính V. cholerae bằng kỹ thuật nuôi cấy
Phương pháp nuôi cấy được coi là " tiêu chuẩn vàng” tuy nhiên vẫn còn
mặt hạn chế đó là thời gian trả lời kết quả khẳng định lâu phải mất thời gian
từ 24 giờ - 48 giờ và không phát hiện được V. cholerae khi bệnh nhân đã
dùng kháng sinh.
Kỹ thuật nuôi cấy đã chọn lọc được khuẩn lạc thuần khiết và đặc hiệu
ngoài kinh nghiệm của cán bộ xét nghiệm thì yếu tố môi trường nuôi cấy
đóng vai trò rất quan trọng, môi trường phải đảm bảo chất lượng. Trên môi
trường thạch kiềm rất tốt cho sự phát triển của V. cholerae nhưng ngược lại
các loại vi khuẩn khác lại không phù hợp do vậy tính chất môi trường nuôi
cấy phải có tính chọn lọc ức chế loại vi khuẩn này nhưng lại tốt với loại vi
khuẩn khác.
Môi trường thạch TCBS ( Thiosulfate Citrate Bile Salts Sucrose) là môi
trường chọn lọc tốt nhất để phân lập V. cholerae và được dùng rộng rãi trên
thị trường, môi trường đã được thương mại hoá đông khô nên dễ pha chế, môi
trường có màu xanh sau khi pha chế nhưng chỉ lưu giữ được một thời gian
ngắn (3 - 5 ngày ) những khuẩn lạc mọc trên môi trường này không thích hợp
cho phản ứng ngưng kết với phản ứng kháng huyết thanh, khuẩn lạc nghi ngờ
mọc sau 12 giờ có khuẩn lạc tròn, hơi dẹt, bóng, màu vàng do lên men đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
saccharose, những vi khuẩn không lên men saccharose có khuẩn lạc màu xanh
lơ có thể là V. parahaemolyticus, khuẩn lạc nghi ngờ là V. cholerae cần phải
cấy trên các môi trường ít chất ức chế như thạch thường, môi trường KIA.
Chọn những khuẩn lạc nghi ngờ V. cholerae trên môi trường TCBS để xác
định các tính chất sinh hoá, các tính chất sinh hoá rất quan trọng để phát hiện
và phân biệt V. cholerae.
Bảng 3.9. Nhận xét tính chất khuẩn lạc trên môi trƣờng TCBS
Kích thƣớc
khuẩn lạc
Màu sắc khuẩn
lạc
n Tỷ lệ %
nhỏ 2-3 mm vàng, bóng 67 24,81
nhỏ 1-3 mm không màu 203 75,19
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả 67 mẫu có khuẩn lạc màu vàng
trên môi trường TCBS chiếm tỷ lệ 24,81 % ( Bảng 3.9 ). Môi trường TCBS
( Hình 3.7 ) là môi trường chọn lọc rất tốt trong việc phân lập V. cholerae tuy
nhiên khuẩn lạc này không trực tiếp thực hiện phản ứng Oxidase tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hình 3.7. Hình ảnh khuẩn lạc V. parahemoliticus và V. cholerae O1
Hình 3.8. Khuẩn lạc V. cholerae trên môi trƣờng thạch kiềm
* Nhận xét tính chất khuẩn lạc trên môi trƣờng thạch kiềm: Là môi
trường thạch thường nhưng có pH kiềm ( pH = 9 ) thích hợp cho V. cholerae
phát triển, khuẩn lạc V. cholerae nhỏ, tròn, trong, long lanh như hạt sương, có
thể dùng khuẩn lạc này để ngưng kết phản ứng Oxidase.
Bảng 3.10. Nhận xét tính chất khuẩn lạc trên môi trƣờng thạch kiềm
Kích thƣớc Màu sắc khuẩn n Tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
khuẩn lạc lạc %
nhỏ 1-3 mm Nhỏ, trong, không
màu.
62 22,96
nhỏ 1-3 mm Đục, hoặc có các
màu khác nhau
218 80,74
Tính chất khuẩn lạc trên môi trường thạch kiềm ( Hình 3.8 ) cho thấy
môi trường thạch kiềm thích hợp cho V. cholerae O1 phát triển, khuẩn lạc
nhỏ, tròn, trong, long lanh như hạt sương, có thể dùng khuẩn lạc này để
ngưng kết phản ứng Oxidase nên khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi cấy cả 2
loại môi trường kết hợp là TCBS và thạch kiềm và luôn ưu tiên cấy trên thạch
kiềm nhiều hơn vì môi trường này V. cholerae O1 mọc nhanh hơn từ 6-24h đã
mọc khuẩn lạc và khuẩn lạc này được dùng để thực hiện phản ứng Oxidase và
các bước tiếp theo. Trong khi đó trên môi trường TCBS thời gian mọc khuẩn
lạc muộn hơn so khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch kiềm, nhưng khi mọc
đã bổ sung cho nhau về ưu điểm của mỗi loại môi trường, trong kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho 62 mẫu quan sát khuẩn lạc nhỏ trong không
màu chiếm tỷ lệ 22,96 % ( Bảng 3.10 )
* Thời gian mọc khuẩn lạc trên 2 loại môi trƣờng nuôi cấy
Thời gian mọc khuẩn lạc đóng vai trò quan trọng trong nuôi cấy chẩn
đoán nhanh V. cholerae O1. Như đã đề cập trong phần tổng quan, nếu có điều
kiện nên cấy trên cả 2 loại môi trường là TCBS và thạch kiềm, đặc biệt trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
môi trường thạch kiềm sau 6 giờ khuẩn lạc đã mọc sẽ được dùng trong phản
ứng Oxidase và ngưng kết kháng huyết thanh.
Bảng 3.11. Thời gian mọc khuẩn lạc trên 2 loại môi trƣờng nuôi cấy
Theo dõi thời gian mọc khuẩn lạc trên môi trường TCBS và môi trường
thạch kiềm chúng tôi nhận thấy trên môi trường thạch kiềm khuẩn lạc mọc 6
giờ sau khi cấy có 21 mẫu mọc chiếm tỷ lệ 7,78 % trong khi đó trên môi
trường TCBS chưa có khuẩn lạc nào mọc ( Bảng 3.11 ). Trong phần phương
pháp nghiên cứu chúng tôi đã đề cập với thời gian mọc khuẩn lạc trên 2 môi
trường không giống nhau nhưng có ý nghĩa rất quan trọng cho việc khảng
định tính chất sinh hóa sau này.
Khuẩn lạc nghi ngờ là V. cholerae được định hướng dựa vào tính chất
sinh vật hóa học để phân biệt được các vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn đường
ruột bằng cách chọn những khuẩn lạc nghi ngờ V. cholerae trên môi trường
TCBS để xác định các tính chất sinh hoá. Các tính chất sinh hoá rất quan
trọng để phát hiện và phân biệt các loài V. cholerae, đánh giá tính chất sinh
vật hóa học chúng tôi chọn 31 mẫu có phản ứng Oxidase dương tính để thực
hiện nuôi cấy tiếp trên môi trường sinh vật hóa học.
Môi trƣờng
Thời gian mọc
khuẩn lạc
n Tỷ lệ
%
Môi trường TCBS < 6h 0/270 0
Môi trường thạch kiềm < 6h 21/270 7,78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hình 3.9. Các môi trƣờng sinh vật hóa học trong chẩn đoán V. cholerae
Bảng 3.12. Bảng đọc kết quả trên môi trƣờng sinh vật hoá học
Kết quả thực hiện trên môi trường sinh vật hóa học với 24 mẫu glucoza
dương tính, 21 mẫu âm tính đường lactoza, trên môi trường ma nit có 27 mẫu
dương tính và 23 mẫu quan sát đường cấy thấy di động, môi trường Indol có 2
mẫu dương tính, đặc biệt trong 3 loại đường thì Arabinoza có 21 mẫu âm tính,
mannoza có 20 mẫu dương tính, saccaroza có 20 mẫu dương tính (Bảng 3.12 )
Tính chất sinh vật hóa học có thể phân biệt được các vi khuẩn thuộc
nhóm vi khuẩn đường ruột, tuy nhiên để rút ngắn quá trình chẩn đoán ta cần
STT Sinh vật hóa
học
Tiêu chuẩn đánh
giá dƣơng tính
Kết quả
1 Oxidaza + 31
2 Glucoza / H2S + / + 24 / 23
3 Lactoza - 21
4 Manit + 27
5 Di động + 23
6 urê - 22
7 Indol + 21
8 Arabinoza - 21
9 Mannoza + 20
10 Saccaroza + 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dùng một số đặc điểm chính để phân biệt (loại trừ ngay các vi khuẩn âm tính
với oxidase ).
* Nhận biết phản ứng dƣơng tính Oxidase
Khuẩn lạc trên môi trường không chọn lọc được dùng để thực hiện phản
ứng Oxidase, đây là phản ứng rất quan trọng để phân biệt V. cholerae với các
vi khuẩn đường ruột khác, V. cholerae có phản ứng oxidase (+). Cách tiến
hành đơn giản khi có khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch kiềm bằng cách
nhỏ một giọt dung dịch Oxidase lên mảnh giấy lọc, dùng que cấy lấy khuẩn
lạc từ ống thạch nghiêng dàn đều trên giấy lọc đã thấm thuốc thử, quan sát sự
đổi màu trong vài phút, có thể coi phản ứng Oxidase như chìa khóa để chẩn
đoán vi khuẩn tả vì nếu âm tính thì sẽ loại tìm theo hướng khác, nếu phản ứng
dương tính sẽ thực hiện các bước để chẩn đoán vi khuẩn tả.
Để rút ngắn quá trình chẩn đoán chúng tôi đã thực hiện một số đặc điểm
chính để phân biệt bằng thử phản ứng Oxidase bằng cách nhỏ một giọt dung
dịch Oxidase lên mảnh giấy lọc, dùng que cấy lấy khuẩn lạc từ ống thạch
nghiêng dàn đều trên giấy lọc đã thấm thuốc thử, quan sát sự đổi màu trong
vài phút kết quả thể hiện ở ( Hình 3.10 )
Bảng 3.13. Phản ứng Oxidase
Kết quả Oxidase Tỷ lệ %
Dương tính 31 11,48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Âm tính 239 88,52
Tổng cộng 270 100
V. cholerae có phản ứng Oxidase (+), không nên lấy khuẩn lạc trực tiếp
từ môi trường TCBS để làm phản ứng Oxydase từ đó có thể cho kết quả
không chính xác mà nên cấy chuyển khuẩn lạc nghi ngờ từ môi trường TCBS
sang môi trường không chọn lọc như thạch thường hoặc thạch máu rồi từ đó
tiếp tục làm phản ứng Oxidase.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy có 31 mẫu dương tính với phản ứng
Oxidase chiếm tỷ lệ 11,48 % ( Bảng 3.13), nếu so kỹ thuật soi tươi phát hiện
mẫu nghi ngờ dương tính V. cholerae O1 là 28 mẫu chiếm tỷ lệ 10,37 %. Vấn
đề đặt ra trong thực tế nếu các phòng thí nghiệm chưa hoàn chỉnh để thực
hiện các bước nuôi cấy thì có thể áp dụng cấy bệnh phẩm từ môi trường tăng
sinh vào môi trường thạch kiềm sau 6 giờ ta có thể chọn khuẩn lạc thực hiện
phản ứng Oxidase.
Hình 3.10. Hình ảnh phản ứng Oxidase
* Nhận biết vi khuẩn mọc trên môi trƣờng pepton kiềm
Môi trường pepton kiềm được dùng để vận chuyển V. cholerae trong
một thời gian ngắn nếu không có môi trường Carry – Blair. Không thể dùng
được lâu nếu việc vận chuyển chậm quá 6 giờ vì các vi khuẩn khác như
Pseudomonas sẽ mọc lấn át V. cholerae. Pepton kiềm mặn là môi trường tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sinh nên được cấy chuyển liên tiếp 3 lần, mỗi lần 3 giờ ở nhiệt độ 370C. Đây
là môi trường tăng sinh tốt nhất cho sự phát triển V. cholerae, vì vi khuẩn này
mọc rất nhanh trong pepton kiềm do pH của nó rất thích hợp (pH 8,4-9,2).
Khi xét nghiệm mẫu thực phẩm hoặc mẫu nước tìm V. cholerae trong vụ dịch
tả người ta thường dùng hai bước tăng sinh bằng pepton kiềm, bước tăng sinh
thứ hai nhằm loại bớt các tạp khuẩn, hơn nữa người ta còn dùng môi trường
Monsur tellurit-taurocholat để tăng sinh vì môi trường này có nhiều chất ức
chế hơn.
Theo dõi tính chất mọc của V. cholerae trên môi trường pepton kiềm
(môi trường tăng sinh) chúng tôi có một số nhận xét về tính chất mọc váng
của V. cholerae trên môi trường pepton kiềm mặn là môi trường tăng sinh có
ý nghĩa quan trọng trong các bước của quá trình nuôi cấy vì nếu trong mẫu
bệnh phẩm có ít vi khuẩn tả như một số mẫu thực phẩm thì việc cấy môi
trường tăng sinh càng đóng vai trò quyết định nếu không sẽ không bao giờ
phân lập được vi khuẩn tả trong nước, thực phẩm, là môi trường có độ kiềm
cao pH = 8,5 và lượng muối mặn đến 30g trên một lít môi trường, nên khi cấy
ở 2-3 giờ đầu các vi khuẩn khác bị ức chế chưa mọc được thì vi khuẩn tả mọc
lấn át, do vậy nuôi cấy trên môi trường này có ý nghĩa làm tăng sinh lượng vi
khuẩn lên nhiều mặt khác làm thuần khiết đồng nhất khuẩn lạc. Nếu bị nhiễm
khuẩn trong quá trình lấy mẫu hoặc nuôi cấy bị nhiễm cũng như bệnh nhân đã
điều trị bằng kháng sinh phải sau 3 lần cấy chuyển mỗi lần 3 giờ lúc đó mới
có thể phân lập được vi khuẩn tả.
Trong nhiều mẫu phân có mật độ vi khuẩn cao ( 107-108/ml phân ) việc
tăng sinh là không cần thiết. Canh thang giàu dinh dưỡng thường được sử
dụng để phục hồi vi khuẩn, nước pepton kiềm thường được sử dụng nhất, pH
của canh thang từ 8,4 - 9,2 thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. V. cholerae là vi
khuẩn hiếu khí, nhiệt độ thích hợp là 37oC, phát triển tốt trong môi trường
kiềm có độ pH 8,5 - 9,5 và nồng độ muối đến 15%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.14. Đặc điểm nuôi cấy trên môi trƣờng pepton kiềm
Môi trƣờng
tăng sinh
Môi trƣờng
thạch kiềm 1
Môi trƣờng
thạch kiềm 2
Môi trƣờng
thạch kiềm 3
Kết luận
Pepton 1 8 8
Pepton 2 0 6 6
Pepton 3 0 0 2 2
Tổng cộng 16
Kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nếu bệnh nhân nào mới vào
viện chưa điều trị kháng sinh thì việc nuôi cấy phân lập rất dễ và trả lời kết
quả nhanh hơn nhiều so với các bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng sinh.
Qua theo dõi phiếu điều tra và kết quả phân lập trên môi trường pepton
kiềm mặn chúng tôi có một số nhận xét ( Bảng 3.14) với 8 bệnh nhân khi vào
viện được lấy bệnh phẩm ngay trước khi điều trị bằng kháng sinh thì nhận
thấy trên môi trường peptone cấy lần thứ nhất xuất hiện váng nghi tả hơi xám,
mỏng, lắc khó tan, sau 4 giờ xen lẫn với váng của tạp khuẩn, sau 8 giờ bằng
các phương pháp khác nhau chúng tôi đã trả lời dương tính với V. cholerae.
Đồng thời có 6 bệnh nhân phân lập được vi khuẩn tả phải sau 2 lần cấy tăng
sinh và 2 bệnh nhân phải sau 3 lần cấy tăng sinh như vậy mới phân lập được
điều đó hoàn toàn giống các nghiên cứu khác vì bệnh nhân đã điều trị bằng
kháng sinh nên tỷ lệ vi khuẩn ít do vậy khó phân lập hơn. Nếu lấy bệnh phẩm
sau 2 ngày sử dụng kháng sinh thì khả năng phát hiện mầm bệnh là rất khó.
Một số nhận xét của Thẩm Chí Mục, Phạm Trọng Năm nhận xét về
khuẩn lạc trên môi trường đặc và váng của V. cholerae mọc trên môi trường
lỏng sẽ dẫn tới sự nhanh chóng chính xác trong khâu trả kết quả. Trong đó có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đưa ra trên những bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng điển hình không phải cấy
chuyển giai đoạn 2. Những bệnh nhân đã dùng kháng sinh và người lành
trong ổ dịch mang vi khuẩn thì phải tăng sinh đến giai đoạn 3 hoặc 4 mới phát
hiện được. Trong quá trình nuôi cấy nếu kết hợp quan sát váng của vi khuẩn
và khuẩn lạc nghi ngờ trên thạch kiềm thì tỷ lệ phát hiện dương tính rất cao. Ở
tuyến huyện chỉ cần môi trường pepton kiềm qua cấy truyền nhiều lần theo
dõi váng của vi khuẩn tả, lấy váng nghi ngờ làm phản ứng ngưng kết sơ bộ
nếu ngưng kết gửi lên tuyến trên xác định đồng thời có biện pháp chống dịch
ngay [29].
* Phân biệt vi khuẩn tả với các phẩy khuẩn khác thuộc nhóm N.A.G trên
3 loại đƣờng Mannoza, Sacaroza, Arabinoza
Thử nghiệm khả năng lên men đường bằng cách dùng que cấy lấy
khuẩn lạc nghi ngờ V. cholerae cấy vào ống môi trường basicop, sau đó ủ
nhiệt độ 37oC/ 18-24 giờ . Đối với V. cholerae thử nghiệm khả năng lên men
của 3 loại đường (saccaroza 30%, mannoza 10%, arabinoza 30%), vi khuẩn
lên men đường sẽ làm axít hoá môi trường và môi trường chuyển từ xanh lá
cây sang vàng. Do vậy khi tiến hành đọc kết quả môi trường chuyển sang màu
vàng là dương tính và giữ nguyên màu môi trường xanh lá cây là âm tính.
Bảng 3.15. Phân biệt vi khuẩn tả với các phẩy khuẩn khác thuộc nhóm
N.A.G trên 3 loại đƣờng Mannoza, Sacaroza, Arabinoza
Nhóm Mannoza Sacaroza Arabinoza Tổng số
I + + - 16
II - + - 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
III + + + 2
IV - + + 2
V + - - 0
VI - - - 0
Kết quả phân biệt vi khuẩn tả với các phảy khuẩn khác thuộc 6 nhóm
N.A.G trên 3 loại đường với mục đích phân biệt tính chất lên men trên 3 loại
đường Mannoza, Sacaroza, Arabinoza nhằm phân biệt các phẩy khuẩn thuộc
nhóm N.A.G. Vi khuẩn tả thuộc nhóm I, từ nhóm II đến nhóm VI thuộc các
phẩy khuẩn nhóm N.A.G. Có 16 mẫu dương tính nhóm I, trong đó 2 mẫu
dương tính nhóm III và 2 mẫu dương tính nhóm IV ( Bảng 3.15).
* Kết quả phản ứng kháng huyết thanh
Kết quả nghi ngờ trên môi trường sinh vật hóa học và khả năng lên men
3 loại đường là 20 mẫu do vậy từ khuẩn lạc trên môi trường thạch kiềm chúng
tôi thực hiện bước định danh cuối cùng và quan trọng là ngưng kết kháng
huyết thanh đa giá và đơn giá như sau:
Bảng 3.16. Kết quả ngƣng kết kháng huyết thanh đa giá và đơn giá
Kết quả
Kháng
huyết thanh
đa giá
Kháng huyết
thanh đơn giá
Ogawa Inaba
Âm tính 4 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Dương tính 16 16 0
Tổng 20 16 0
Phản ứng ngưng kết trên phiến kính đủ để xác định sơ bộ là V. cholerae
hay không mà không phải làm thử nghiệm nào thêm. Tuy nhiên việc sàng lọc
bằng thử nghiệm sinh hóa rất có lợi trước khi thử nghiệm với kháng huyết
thanh.
Kết quả nhận được từ 2-3 phút sau khi trộn khuẩn lạc với kháng huyết
thanh đa giá nếu dương tính các hạt ngưng kết sẽ nổi lên trên nền nước trong,
nếu âm tính không thấy hạt nổi và nước sẽ đục. Sau khi ngưng kết với kháng
huyết thanh đa giá chúng tôi tiếp tục thực hiện với 2 loại kháng huyết thanh
đơn giá là Ogawa và Inaba.
Phản ứng ngưng kết kháng huyết thanh là bước định danh cuối cùng và
quan trọng nhất là ngưng kết với kháng huyết thanh đặc hiệu sau khi đã sơ bộ
bằng các tính chất sinh vật hóa học. ( Bảng 3.16) cho thấy 16 mẫu dương tính
với kháng huyết thanh đa giá sau đó ngưng kết tiếp với kháng huyết thanh
đơn giá cho kết quả 16 mẫu dương tính Ogawa.
3.2.4. Nhận biết V. cholerae O1 bằng phƣơng pháp test nhanh
Chẩn đoán nhanh chính xác bệnh tả là bước rất quan trọng để bước đầu
có hướng điều trị bệnh nhân nhanh chóng hiệu quả và biện pháp dịch tễ hợp
lý nhằm khống chế bệnh tả. Kit Crystal VC xác định kháng nguyên
lipopolysaccharid (LPS) của cả hai nhóm huyết thanh V. cholerae O1 và
O139, sử dụng dễ dàng không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, có kết quả
nhanh sau 10 phút, độ nhạy của kít theo công bố của nhà sản xuất là 94% đối
với khả năng phát hiện ra V. cholerae O1 và 99% đối với khả năng phát hiện
ra V. cholerae O139. Độ đặc hiệu 84% với V. cholerae O1 và 96 % với O139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
[23], rất có ý nghĩa cho những phòng xét nghiệm tuyến huyện, đặc biệt trong
thời gian đầu của vụ dịch.
Với nguyên lý Kit Crystal VC là thử nghiệm định tính, dựa trên
nguyên tắc miễn dịch sắc ký kỹ thuật rất đơn giản, cho kết quả nhanh, dễ đọc
kết quả bằng mắt thường, thời gian 15-20 phút quan sát vạch chứng dương
xuất hiện màu đỏ, nếu dương tính ở mẫu thử xuất hiện thêm vạch đỏ thứ hai
( Hình 3.11).
Hình 3.11. Hình ảnh test nhanh Crystal VC
Bảng 3.17. Phát hiện V. cholerae bằng kỹ thuật test nhanh
Kết quả Test nhanh Tỷ lệ %
Dƣơng tính 17 6,29
Âm tính 253 93,71
* Phản ứng
dương
tính(+): Xuất
hiện 2 vạch
màu đỏ
* Phản ứng
âm tính(-):
Xuất hiện
một vạch
kiểm chứng
màu đỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tổng 270 100
Nghiên cứu của chúng tôi ( Bảng 3.17 ) nhận thấy trong 270 mẫu thu
thập có 17 mẫu dương tính bằng test nhanh chiếm tỷ lệ 6,29%, kết quả này
phù hợp với các nghiên cứu khác và cũng phù hợp với độ nhạy của kít như đã
công bố.
Nguyễn Bình Minh và cộng sự đánh giá kít chẩn đoán nhanh V.
cholerae cho thấy tổng số 65 mẫu thu thập từ bệnh nhân tiêu chảy của Viện
Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới Quốc gia và Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
so sánh giữa 2 phương pháp test nhanh và nuôi cấy cho thấy 15 mẫu dương
tính cả hai phương pháp, 43 mẫu âm tính, có 6 mẫu kết quả dương tính bằng
phương pháp nuôi cấy nhưng lại âm tính với test nhanh. Do vậy test nhanh
tuy phát hiện nhanh nhưng vẫn còn tỷ lệ nhỏ âm tính giả nên không thể thay
thế phương pháp nuôi cấy để xác định týp huyết thanh [23].
Việc áp dụng test nhanh có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán
nhanh V. cholerae sử dụng tương đối đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị
phức tạp, có kết quả nhanh sau 10 phút, kít bảo quản dễ dàng ở nhiệt độ
phòng thí nghiệm, dễ vận chuyển, tuy nhiên trên thị trường chưa phổ biến
rộng rãi do vậy trong nghiên cứu này chúng tôi vẫn phải đề cập áp dụng các
phương pháp khác tùy điều kiện cụ thể của từng phòng xét nghiệm.
3.2.5. Chẩn đoán V. cholerae bằng kỹ thuật PCR
Kỹ thuật PCR dùng để phát hiện gen ctx, kỹ thuật này có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao hơn nhiều kỹ thuật khác. Kỹ thuật PCR là phương pháp hiện đại,
nhanh sau 4-5 giờ, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhưng đòi hỏi trang thiết bị
hiện đại sinh phẩm đắt tiền, kỹ thuật PCR ưu việt hơn các kỹ thuật khác có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thể phát hiện bệnh nhân dương tính với V. cholerae ngay khi đã dùng thuốc
kháng sinh .
* Tỷ lệ V. cholerae O1 dƣơng tính bằng kỹ thuật PCR
Việc áp dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh tả đã cung cấp một
công cụ nhiều triển vọng đáp ứng nhu cầu cấp thiết phương pháp chẩn đoán
nhanh có hiệu quả, khắc phục những nhược điểm của phương pháp nuôi cấy.
Kỹ thuật PCR xác định vi khuẩn tả trực tiếp trong mẫu phân nhờ khả năng sao
chép khuếch đại số lượng đoạn trình tự đặc hiệu trên genome của vi khuẩn,
kết quả cuối cùng của phản ứng PCR là sau n chu kỳ, tính theo lý thuyết từ
một đoạn khuôn mẫu sẽ có 2n bản sao, từ một đoạn có thể lên tới hàng tỷ sau
30 đến 40 chu kỳ, các bản sao này do có cùng kích thước phân tử và đủ lớn về
mặt số lượng nên có thể phát hiện dễ dàng nhờ điện di trên gel agarose.
Bảng 3.18. Tỷ lệ V. cholerae O1 dƣơng tính bằng kỹ thuật PCR
Kết quả PCR Tỷ lệ %
Âm tính 254 94,07
Dương tính 16 5,93
Tổng 270 100
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ( Bảng 3.18) trên 20 mẫu nghi ngờ
dương tính, bằng phương pháp nuôi cấy và kỹ thuật PCR cho kết quả 16 mẫu
dương tính với V. cholerae O1, còn lại 4 mẫu không phải là V. cholerae O1.
Tỷ lệ V.cholerae O1 dương tính bằng kỹ thuật PCR, cho kết quả chính xác,
kết quả mẫu dương tính V. cholerae O1 của kỹ thuật PCR giống như kết quả
của kỹ thuật nuôi cấy đều là 16 trường hợp và tỷ lệ dương tính V. cholerae O1
bằng kỹ thuật PCR chiếm tỷ lệ 5,93 % ( Hình 3.12 )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hình 3.12. Band 2 đến 12 là V. cholerae , band 13 đến 16 là âm tính
3.3. Đánh giá các kỹ thuật chẩn đoán V. cholerae
3.3.1. Kỹ thuật soi tƣơi với kháng huyết thanh đặc hiệu
So sánh kỹ thuật soi tươi kết hợp kháng huyết thanh đặc hiệu cho thấy
vi khuẩn di động trên vi trường khi soi tươi bằng kính hiển vi, nếu kết hợp
nhỏ kháng huyết thanh đặc hiệu vi khuẩn tả đa giá hoặc đơn giá thì khả năng
sàng lọc nhanh V. cholerae hiệu quả hơn, sau khi tiến hành nhỏ vài giọt kháng
huyết thanh lên lam kính vi khuẩn đang di động, sau đó quan sát vài phút, nếu
là vi khuẩn tả sẽ không thấy di động nữa tức vi khuẩn bị bất hoạt bởi kháng
huyết thanh tả đặc hiệu.
Bảng 3.19. Đánh giá kỹ thuật soi tƣơi với kháng huyết thanh đặc hiệu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Kết quả
Phƣơng pháp
Âm
tính
Dƣơng
tính
Tỷ lệ dƣơng
tính (%)
Soi tươi di động 242 28 10,37
P > 0,05 Bất hoạt di động với kháng
huyết thanh đặc hiệu
252 18 6,66
Sử dụng kháng huyết thanh đặc hiệu bất động vi khuẩn tả, kết quả soi
trên kính hiển vi thường cũng cho kết quả tốt phù hợp với nền kinh tế tại các
cơ sở. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện 28 mẫu di động khi soi tươi, nhưng
sau khi nhỏ kháng huyết thanh đặc hiệu cho kết quả 18 mẫu dương tính
( Bảng 3.19). , không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc chẩn
đoán vi khuẩn V. cholera giữa phương pháp soi tươi di động kết hợp với bất
hoạt của kháng huyết thanh đặc hiệu ( P > 0,05 ) Tuy nhiên không phải cơ sở
nào cũng có kháng huyết thanh chẩn đoán vi khuẩn tả vì hạn sử dụng ngắn và
phải bảo quản 4-8oC điều quan trọng là gần 10 năm nay không có dịch tả nên
việc duy trì luôn có kháng huyết thanh sẽ gặp nhiều khó khăn.
3.3.2. Kỹ thuật soi tƣơi và kỹ thuật nhuộm Gram
Bảng 3.20. So sánh kỹ thuật soi tƣơi và kỹ thuật nhuộm Gram
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phƣơng pháp Dƣơng tính Âm tính Tổng
Soi tươi 28 242 270 P < 0,05
Nhuộm Gram 45 225 270
So sánh kỹ thuật soi tươi và kỹ thuật nhuộm Gram cho thấy phương
pháp nhuộm Gram phát hiện 45 mẫu nghi ngờ dương tính, phương pháp soi
tươi phát hiện 28 mẫu nghi ngờ dương tính ( Bảng 3.20). Phương pháp soi
tươi kết hợp với bất hoạt kháng huyết thanh tả tỷ lệ sàng lọc phát hiện là
6,66% nếu kết hợp với phương pháp nhuộm Gram chúng tôi nghĩ rằng sự bổ
trợ các phương pháp với nhau sẽ làm tăng thêm ý nghĩa khoa học cho việc
sàng lọc mẫu bệnh phẩm, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong chẩn
đoán V. cholerae ( P < 0,05 ).
3.3.3. Kỹ thuật soi tƣơi với kỹ thuật nuôi cấy
Nếu có điều kiện kết hợp 2 phương pháp soi tươi với kỹ thuật nuôi cấy
này thì hướng chẩn đoán sẽ được áp dụng đúng theo sơ đồ phân lập. Nghiên
cứu chúng tôi ( Bảng 3.20) cho kết quả 16 mẫu dương tính bằng phương pháp
nuôi cấy, trong khi đó phương pháp soi tươi phát hiện 28 mẫu nghi ngờ
dương tính, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc chẩn đoán
V. cholerae giữa phương pháp soi tươi và nuôi cấy ( P < 0,05 ).
Bảng 3.21. Bảng so sánh kỹ thuật soi tƣơi với kỹ thuật nuôi cấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phƣơng pháp Dƣơng tính Âm tính Tổng
Soi tươi 28 242 270 P<0,05
Nuôi cấy 16 254 270
3.3.4. Kỹ thuật nhuộm Gram với kỹ thuật nuôi cấy
So sánh kỹ thuật nhuộm Gram với kỹ thuật nuôi cấy ( Bảng 3.22 ) cho
thấy kỹ thuật nhuộm Gram phát hiện 45 mẫu nghi ngờ dương tính trong khi
đó phương pháp nuôi cấy cho kết quả khảng định dương tính 16 mẫu, có sự
khác biệt ý nghĩa thống kê trong việc chẩn đoán vi khuẩn tả giữa phương
pháp nhuộm Gram và phương pháp nuôi cấy ( P < 0,05 ).
Bảng 3.22. Bảng so sánh kỹ thuật nhuộm Gram với kỹ thuật nuôi cấy
Phƣơng pháp Dƣơng tính Âm tính Tổng
Nhuộm Gram 45 225 270
P < 0,05
Nuôi cấy 16 254 270
3.3.5.Phƣơng pháp test nhanh với kỹ thuật nuôi cấy
Bảng 3.23. Bảng so sánh phƣơng pháp test nhanh với nuôi cấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phƣơng pháp Dƣơng tính Âm tính Tổng
Test nhanh 17 253 270 P > 0,05
Nuôi cấy 16 254 270
So sánh kỹ thuật nuôi cấy với kỹ thuật test nhanh ( Bảng 3.23 ) cho
thấy sự khác biệt giữa 2 kỹ thuật không đáng kể, kỹ thuật nuôi cấy khảng định
16 mẫu dương tính, kỹ thuật test nhanh phát hiện 17 mẫu nghi ngờ dương
tính, không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê trong việc chẩn đoán
V. cholera O1 giữa phương pháp test nhanh và phương pháp nuôi cấy
( P > 0,05 ). Vấn đề đặt ra nếu tại các phòng xét nghiệm tuyến huyện chưa
thực hiện phương pháp nuôi cấy thì nên dùng phương pháp test nhanh cho kết
quả sàng lọc nhanh, độ chính xác cũng tương đối chính xác.
Chúng tôi không so sánh kỹ thuật soi tươi với thử nghiệm oxidase
nhưng trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã ghi lại số liệu mang tính chất
tham khảo cho thấy không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê trong việc
chẩn đoán V. cholerae giữa thử nghiệm oxidase và phương pháp soi tươi
( P > 0,05 ) tuy nhiên nếu soi tươi thấy vi khuẩn di động và kỹ thuật nuôi cấy
chỉ dừng lại ở mức độ quan sát khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch kiềm thì
kết quả oxydase dương tính kết hợp với soi tươi cũng có ý nghĩa trong việc
phát hiện V. cholerae.
Kỹ thuật nuôi cấy khâu đầu tiên là cấy trên môi trường tăng sinh và
khâu cuối cùng là khảng định bằng kháng huyết thanh đặc hiệu, oxidase là
phản ứng đặc trưng ở giữa giai đoạn nuôi cấy mà oxidaza dương tính có thể
đưa ra chỉ điểm trong chẩn đoán nhanh V. cholerae có nếu chưa đủ điều kiện
thực hiện toàn bộ phương pháp nuôi cấy.
Bảng 3.24. Đánh giá kết quả của phƣơng pháp thử Oxidase với kỹ thuật
soi tƣơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phƣơng pháp Dƣơng tính Âm tính
Oxidase 31 239
P > 0,05
Soi tƣơi 28 242
3.3.6. Kỹ thuật nuôi cấy với phƣơng pháp PCR
So sánh phương pháp nuôi cấy và phương pháp PCR( Bảng 3.25 ) cho
2 kết quả giống nhau, tuy nhiên mỗi kỹ thuật lại có mặt mạnh và yếu khác
nhau, kỹ thuật PCR cho kết quả nhanh trong 4 giờ đã phát hiện mầm bệnh
nhưng không phù hợp với tuyến cơ sở vì giá thành cao, trang thiết bị phức
tạp, kỹ thuật cũng như trình độ của cán bộ chưa đáp ứng được. Kỹ thuật nuôi
cấy cho kết quả khảng định từ 24 – 48 giờ mới trả lời kết quả và cần một số
môi trường nuôi cấy cũng như trang thiết bị phòng vô khuẩn nhưng giá thành
phù hợp chỉ cần cán bộ xét nghiệm có kinh nghiệm và có khả năng phân tích
kết quả, kết quả nuôi cấy với kỹ thuật PCR cho kết quả dương tính như nhau
là 16 mẫu.
Bảng 3.25. Bảng so sánh phƣơng pháp nuôi cấy và PCR
Phƣơng pháp PCR Nu«i cÊy
D•¬ng tÝnh 16 16
¢m tÝnh 254 254
Tổng 270 270
3.4. Tổng hợp kết quả các phƣơng pháp và thời gian đƣợc áp dụng các kỹ
thuật xét nghiệm trong chẩn đoán V. cholerae
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Kêt quả phân tích, so sánh đánh giá các phương pháp và thời gian áp
dụng các kỹ thuật chẩn đoán V. cholerae chúng tôi tổng hợp ( Bảng 3.26)
Bảng 3.26. Tổng hợp kết quả các phƣơng pháp và thời gian thực hiện
Phƣơng pháp
XN
Đánh giá
Dƣơng
tính
Tỷ lệ
%
Thời gian
thực hiện
1
Soi tươi
Di động nhanh 28 10,37 20 phút
Bất động kháng
huyết thanh
18 6,66 15 phút
2 Nhuộm Gram Gram âm, hình cong 45 16,66 20 phút
3 Test nhanh Dương tính 17 6,29 15 phút
4 Nuôi cấy Ngưng kết KHT 16 5,93 24 – 48 giờ
5 PCR Dương tính 16 5,93 4 giờ
Tổng hợp kết quả giữa các phương pháp và thời gian áp dụng các kỹ
thuật xét nghiệm trong chẩn đoán V. Cholera ( Bảng 3.26; biểu đồ 3.13 ) có ý
nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn các kỹ thuật phù hợp theo điều kiện của
từng phòng xét nghiệm. Với bảng tổng hợp này chúng tôi đã đưa ra chỉ tiêu
đánh giá, tỷ lệ dương tính, thời gian thực hiện, với mục đích làm cơ sở để cán
bộ xét nghiệm nghiên cứu áp dụng sàng lọc nhanh nhất các mẫu nghi ngờ
dương tính. Nếu mẫu âm tính sẽ có ngay phác đồ điều trị theo hướng chẩn
đoán khác, nếu nghi ngờ sẽ có phác đồ điều trị ngay đồng thời phải tìm hiểu
ngay yếu tố dịch tễ nguồn lây bệnh. Kỹ thuật nuôi cấy và kỹ thuật PCR có tỷ
lệ phát hiện dương tính là 5,93% sau đến kỹ thuật test nhanh tỷ lệ phát hiện
dương tính là 6,29%.
Bảng 3.27. Một số phƣơng pháp có thể áp dụng để chẩn đoán nhanh
V. cholerae O1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phƣơng pháp
XN
Đánh giá Tỷ lệ
Thời gian
thực hiện
Soi tươi Di động nhanh 10,37 20 phút
Bất động KHT Không di động 6,66 15 phút
Nhuộm Gram Gram âm, hình cong 16,66 20 phút
Test nhanh Dương tính 6,29 15 phút
Tổng thời gian thực hiện: 75 phút
Bảng các kỹ thuật ( Bảng 3.27 ) đưa ra để các cán bộ xét nghiệm
nghiên cứu có thể áp dụng, các kỹ thuật đơn giản, thời gian thực hiện nhanh,
giá thành phù hợp, nếu áp dụng các phương pháp nêu trong bảng thời gian
1giờ cho phép đưa ra kết quả có ý nghĩa sàng lọc mẫu nghi ngờ rất tốt.
Phương pháp soi tươi đánh giá dương tính bằng quan sát tính di động
cho thấy tỷ lệ dương tính là 10,37% thời gian thực hiện 20 phút đây là kỹ
thuật đơn giản dễ thực hiện, dụng cụ là lam kính, kính hiển vi là đã thực hiện
được.
Phương pháp nhuộm Gram đánh giá dương tính bằng quan sát hình thể
cong và bắt màu Gram âm, thời gian thực hiện 20 phút, tỷ lệ phát hiện dương
tính 16,66% là kỹ thuật dễ thực hiện có ý nghĩa trong việc sàng lọc mẫu tại cơ
sở.
Phương pháp test nhanh có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao dùng
để áp dụng sàng lọc mẫu rất tốt, trong nghiên cứu tỷ lệ phát hiện nghi ngờ
dương tính là 6,29% cho kết quả nhanh sau 15 phút.
Tổng thời gian thực hiện của 4 phương pháp xét nghiệm trên là 75 phút
với tỷ lệ phát hiện cao nhất là 6,29 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16 16
17 18
28
45
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Nuôi cấy PCR Test
nhanh
Soi tươi +
Kháng
huyết
thanh
Soi tươi Nhuộm
Gram
Biểu đồ 3.13. Biểu đồ tổng hợp các phƣơng pháp chẩn đoán V. cholerae
Bảng 3.28. Bảng so sánh kỹ thuật nuôi cấy với bảng lựa chọn ƣu tiên
chẩn đoán nhanh V. cholerae O1
Phƣơng pháp XN n
Dƣơng
tính
Âm
tính
1
Kỹ thuật nuôi cấy ( Tiêu
chuẩn vàng )
270 16 254
P > 0,05
2
Bảng áp dụng chẩn đoán
nhanh (bảng 3.27)
270 17 253
So sánh phương pháp nuôi cấy với bảng ngắn gọn của 4 phương
pháp ( Bảng 3.27 ) với P > 0,05 không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong
việc chẩn đoán V. cholera giữa 2 bảng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Qua nghiên cứu cho thấy mỗi phương pháp đều có mặt mạnh nhưng
vẫn có mặt hạn chế, vì vậy cần phối hợp đồng thời các phương pháp chẩn
đoán trong phòng thí nghiệm như vậy sẽ tăng thêm hiệu quả tỷ lệ phát hiện
dương tính.
Trong 10 năm gần đây dịch tả hầu như không xuất hiện, đôi khi có một
vài bệnh nhân dương tính nhưng mang tính rải rác không thành dịch, nên tài
liệu tham khảo gần như không có tài liệu mới. Các tài liệu phần lớn đánh giá
về đặc điểm dịch tễ của các vụ dịch, về nghiên cứu ứng dụng các phương
pháp chẩn đoán nhanh V. cholerae áp dụng thực tế tại các phòng xét nghiệm
tuyến huyện thì chưa có đề tài nào đánh giá đầy đủ, nếu có thì cũng chỉ đưa ra
số liệu đánh giá một phương pháp nhưng chỉ phù hợp với phòng thí nghiệm
tuyến Trung ương hoặc tuyến tỉnh.
Với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên địa bàn của phòng
thí nghiệm tuyến tỉnh, việc đánh giá so sánh hiệu quả các phương pháp có ý
nghĩa rất quan trọng từ đó sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất nhằm
sàng lọc mẫu ngay tại cơ sở. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ ứng
dụng triển khai được những phương pháp đã nghiên cứu để giúp các phòng
xét nghiệm tuyến huyện làm được một số kỹ thuật, từ đó sẽ có số liệu đánh
giá rộng hơn, đáp ứng thực tiễn, tiết kiệm chi phí ít nhất cho đơn vị, giúp cho
thầy thuốc có hướng điều trị bệnh kịp thời, đặc biệt giúp các nhà dịch tễ có
hướng xử lý nhanh và khoanh vùng ổ dịch giảm lây lan trong cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KẾT LUẬN
Nghiên cứu, đánh giá các phương pháp phát hiện Vibrio cholerae O1 trên
270 mẫu phân của bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp có triệu chứng lâm
sàng nghi mắc bệnh tả thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2008, chúng tôi
có một số kết luận sau:
1. Tỷ lệ bệnh nhân dương tính Vibrio cholerae O1 được chẩn đoán xác định
là 5,93 %.
2. Đánh giá các kỹ thuật phát hiện V. cholerae O1 cho thấy:
2.1. Kỹ thuật nuôi cấy (được coi là tiêu chuẩn vàng ) tỷ lệ phát hiện dương
tính là 5,93%
2.2. Kỹ thuật PCR tỷ lệ phát hiện dương tính là 5,93% phát hiện kết quả
nhanh sau 4 – 5 giờ, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhưng đòi hỏi trang thiết
bị và sinh phẩm đắt tiền, phương pháp này phát hiện được cả bệnh nhân
dương tính khi đã dùng thuốc kháng sinh.
2.3. Kỹ thuật test nhanh có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao tỷ lệ phát
hiện dương tính 6,29 % như vậy so với kỹ thuật nuôi cấy có độ sai lệch
dương tính là 0,36 %, kỹ thuật cho kết quả nhanh, dễ thực hiện, không đòi
hỏi trang thiết bị .
2.4. Kỹ thuật soi tươi đánh giá bằng di động tỷ lệ dương tính là 10,37 % có
độ sai lệch so với kỹ thuật nuôi cấy là 4,44% nhưng nếu sử dụng thêm
kháng huyết thanh đặc hiệu để bất động vi khuẩn thì tỷ lệ sai lệch giảm từ
4,44 % xuống còn 0,73% rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh cũng như
hướng điều trị.
2.5. Kỹ thuật nhuộm soi bằng quan sát tính chất bắt màu và hình thể vi
khuẩn tỷ lệ phát hiện dương tính là 16,66 % so với kỹ thuật nuôi cấy tỷ lệ
sai lệch là 10,73 %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3. Lựa chọn những kỹ thuật hiệu quả, phù hợp để áp dụng sàng lọc chẩn
đoán nhanh V. cholerae O1 tại labo tuyến huyện trong giai đoạn hiện nay:
3.1. Kỹ thuật soi tươi kết hợp kháng huyết thanh đặc hiệu của V. cholerae
O1 cho kết quả phát hiện là 6,66 % thời gian kết hợp để thực hiện là 25
phút, sự kết hợp của phương pháp này có ý nghĩa rất cao trong việc phát
hiện nhanh, phù hợp với phòng thí nghiệm tuyến huyện vì kháng huyết
thanh dễ mua có bán trên thị trường và đặc biệt trong nước đã sản xuất, giá
thành rẻ phù hợp với tuyến cơ sở.
3.2. Kỹ thuật nhuộm soi thời gian thực hiện 15 phút, tỷ lệ phát hiện dương
tính 16,66 % thực hiện kỹ thuật mang tính định hướng giúp cho các kỹ thuật
tiếp theo
3.3. Test nhanh tỷ lệ phát hiện dương tính 6,29 % cho kết quả nhanh dễ thực
hiện, độ nhạy cũng như độ đặc hiệu tương đối cao. Bảng 3.27. Đã đưa ra số
liệu nghiên cứu cụ thể cho từng phương pháp ( Soi tươi, soi tươi bất động
kháng huyết thanh, nhuộm Gram, test nhanh ), nên có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các phương pháp để giảm bớt tỷ lệ sai lệch trong phát hiện, với thời
gian 55 phút nếu thực hiện đủ các phương pháp theo bảng trên thì tỷ lệ phát
hiện dương tính Vibrio cholerae O1 là 6,29 % góp phần đáng kể kịp thời
điều trị sớm cho bệnh nhân , mặt khác có biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch
trong cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐỀ NGHỊ
1. Các phòng xét nghiệm vi sinh cần áp dụng đồng thời các phương pháp để
nâng cao tỷ lệ phát hiện Vibrio cholerae O1 trong mẫu bệnh phẩm.
2. Tăng cường năng lực cho phòng thí nghiệm: Hóa chất, thiết bị, con người.
Tổ chức tốt mạng lưới những cán bộ làm công tác xét nghiệm thường xuyên
trao đổi, thống nhất phương pháp, học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tăng Ấm, Đặng Đức Trạch, Nguyễn Duy Thanh (1983), Bệnh tả
El Tor, dịch tễ học và lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội, tr.7-195.
2.Nguyễn Đình Bảng (1992), Vi khuẩn tả, Nxb Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội, tr.169-170.
3. Vũ Thanh Bình, Phùng Đắc Cam (1992), “TCP một thành phần kháng
nguyên của Vcholerae”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 2(4), tr.87-89.
4. Bộ môn Vi sinh vật (2003), Vibrio. vi sinh Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội, Nxb Y học, Hà Nội, tr.193-203.
5. Phùng Đắc Cam (2003), Vibrio cholerae và bệnh dịch tả, Nxb Y học, Hà
Nội, tr.53-74.
6. Nguyễn Anh Dũng (1991), “Bệnh tả và công tác chuẩn bị phòng chống
dịch”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 5(1), tr.3-7.
7. Bùi Đại (1997), Bệnh tả dịch tễ học và điều trị, Học viện quân y - Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr.58-65.
8. Lương Văn Đàm, Nguyễn Bá Cẩn, Hoàng Văn Sinh, Vũ văn Nhung
(2003), “Một số nhận xét về các vụ dịch tả tại Thanh Hoá”, Công trình nghiên
cứu khoa học, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thanh Hoá, tr.58-65.
9. Phan Đạo, Hoàng Thị Phiếm, Nguyễn Đình Sơn (1995), “Nhận xét kết quả
xét nghiệm vi sinh vật vụ dịch tả”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 5(3), tr.18-22.
10. Lê Thị Hồng Hạnh (2002), Tìm hiểu một số đặc tính của Vibrio cholerae
O1 ở Việt Nam (1991-2002), Luận văn thạc sỹ Y khoa, trường Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội.
11. Đinh Sỹ Hiển (1988), “Tìm hiểu tình hình bệnh tiêu chảy cấp và hiệu quả
của chương trình CDD thí điểm ở Từ Liêm, Hà Nội”, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr.7-15.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12. Nguyễn Đăng Hiền, Nguyễn Thị Mai Hương, Đặng Ngân Hà (2008),
“Nghiên cứu dịch tễ học bệnh tiêu chảy do virut Rota tại Việt Nam từ 2007-
2008”, Tạp chí Y học dự phòng, 5(7), tr.19-20.
13. Nguyễn Trần Hiển, Phạm Ngọc Đính (2007), “Tài liệu qui trình xét
nghiệm, điều tra, giám sát, phòng chống bệnh tả”, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch
tễ Trung ương, Hà Nội, tr.1-28.
14. Vũ Quang Huy, Trần Văn Sâm, Vũ Chiến Thắng, Nguyễn Thanh Bình,
Đoàn Trọng Tuyên (1993), “Nhận xét cơ cấu và một số đặc điểm của 117
chủng Vibrio phân lập được từ bệnh nhân tiêu chảy cấp tại thành phố Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 5(3), tr.50-55.
15. Lê Lan Hương, Đinh Sỹ Hiền, Nguyễn Thị Thế Trâm, Trần Văn Tùng,
Nguyễn Thanh Vân (1995), “Tìm hiểu sự tồn tại của phẩy khuẩn tả ở môi
trường nước ngoại sinh và người tại một địa bàn đã nhiều lần xảy ra dịch tả”,
Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 5(5), tr.347-349.
16. Vũ Minh Hương, Nguyễn Đình Muôn, Nguyễn Văn Hiếu (1994), “Một số
trường hợp mắc tả tại Hải Phòng năm 1994”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch,
5(2), tr.60-75.
17. Nguyễn Gia Khánh (2008), “Trẻ em Việt Nam mắc bệnh tiêu chảy cấp
đứng thư 3 Châu Á”, Mục Y Tế sức khỏe (sggp.org.Vn/y te suc khoe/2008/10).
18. Hạ Bá Khiêm (1995), “Phẩy khuẩn tả”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 5(5),
tr.715-717.
19. Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn Đình Sơn, Hoàng Thị Phiếm, Hoàng Hữu
Nam (1992), “Kết quả phòng chống dịch tả tháng 5/1992 tại thừa thiên Huế”,
Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 2(3), tr.22.
20. Hoàng Thuỷ Long (1991), Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học, Nxb Văn
hoá, Hà Nội, tr.65-80.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21. Nguyễn Bình Minh (2003), “Áp dụng kỹ thuật ADN đa dạng khếch đại
ngẫu nhiên (RAPD) nghiên cứu Vibrio cholerae O1”, Tạp chí Y học dự
phòng, 13(2), tr.27-30.
22. Nguyễn Bình Minh (2003), “Sự thay đổi tính nhạy cảm kháng sinh của
Vcholerae O1 ở Việt Nam và Lào”, Tạp chí Y học dự phòng, 8(4), tr.27.
23. Nguyễn Bình Minh, Ngô Tuấn Cường, Lê Thanh Hương, Nguyễn Hoài
Thu (2008), “Đánh giá kít chuẩn đoán nhanh Vibrio cholerae O1 gây bệnh
tả”, Tạp chí Y học dự phòng, 18(2), tr.51-56.
24. Nguyễn Bình Minh, Hoàng Thu Thuỷ, Đặng Đức Trạch (2003), “Miễn
dịch dự phòng bệnh tả và hiệu lực của vaccine”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr.187-193.
25. Nghiêm Ngọc Minh (2008), Vi sinh vật học phân tử, giáo trình giảng dạy,
Viện công nghệ Sinh học, Hà nội, tr.62-76.
26. Lê Thị Ngọc Minh, Nguyễn Đình Sơn, Hoàng Thị Phiếm, Đỗ Diệu Thư,
Võ Thu Thuỷ (1992), “Kết quả xét nghiệm vi sinh vật chỉ điểm ở các cơ sở
chế biến thực phẩm tại Thừa Thiên Huế, 1992 - 1993”, Tạp chí Vệ sinh phòng
dịch, 5(3), tr.8-11.
27. Thẩm Chí Mục (1996), Đặc điểm dịch tễ học bệnh tả qua các vụ dịch ở
Nam Hà, Luận án Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà nội.
28. Thẩm Chí Mục (1994), “Một số nhận xét về bệnh tả năm 1976 tại Hà Nam
Ninh (1994)”, Tạp chí Y học dự phòng, 4(2), tr.19-84.
29. Thẩm Chí Mục, Phạm Trọng Năm (1995), “Một số nhận xét tính chất mốc
của phẩy khuẩn tả trên môi trường lỏng và môi trường đặc qua vụ dịch tả
1976 và 1980 tại Hà Nam Ninh”, Hội nội khoa Việt Nam, (1), tr.28-30.
30. Nguyễn Huy Nga (2008), “Về việc tăng cường phòng chống dịch tiêu
chảy cấp nguy hiểm”, Công điện khẩn gửi giám đốc Sở Y tế, giám đốc Trung
tâm Y tế Dự phòng tỉnh / thành phố, Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng và Môi
trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31. Lê Bá Nho (1993), “Một số nhận xét về bệnh tả tại huyện Đông Sơn,
Thanh Hoá”, Công trình nghiên cứu khoa học, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh
Thanh Hoá, tr.66-68.
32. Đào Ngọc Phong, Dương Đình Thiện, Nguyễn Duy Thiết (1997), Bệnh
dịch tả, Nxb Y học, Hà Nội, 2, tr.309-315.
33. Nguyễn Thị Kiều Phương, Đào Quế Anh, Nguyễn Vĩnh Liên (1994), “Kết
quả xét nghiệm vi khuẩn đường ruột từ năm 1975 - 1994”, Tạp chí Vệ sinh
phòng dịch, 4(3), tr.16.
34. Nguyễn Phú Quí (1993), “Chẩn đoán vi khuẩn học bệnh tả do V. cholerae
O139”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 3(3), tr.52.
35. Nguyễn Phú Quý, Phùng Đắc Cam, Lương Ngọc Trâm (1991), Kỹ thuật
xét nghiệm vi sinh vật y học, Nxb Văn hoá, Hà Nội, tr.78-81.
36. Phạm Song, Nguyễn Tăng Ấm, Đào Đình Đức (1991), Bệnh tả, bách khoa
thư bệnh học, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1,
tr.70-75.
37. Nông Thanh Sơn, Lương Thị Hồng Vân (2003), Phương pháp nghiên cứu
khoa học, ứng dụng trong y sinh học, Nxb Y học Hà Nội, Hà Nội, tr.20-96.
38. Phạm Kim Thanh, Nguyễn Văn Hiếu (1994), “Kết quả phân lập Vibrio
Eltor từ ngoại cảnh trong các vụ dịch tả tại Hải Phòng”, Tạp chí Vệ sinh
phòng dịch, 5(3), tr.109-110.
39. Trần Tiến (2001), “Giám sát và phòng chống một số bệnh truyền nhiễm
gây dịch”, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr.19-25.
40. Đặng Đức Trạch (1993), “Dịch tả do Vibrio cholerae O139”, Tạp chí Vệ
sinh phòng dịch, 3(3), tr.52.
41. Đặng Đức Trạch, Đỗ Gia Cảnh, Phạm Kim Sắc, Đỗ Thung, Nguyễn Đức
Khiển (1993), “Bệnh dịch tả tại Việt Nam trong những năm gần đây”, Tạp chí
Vệ sinh phòng dịch, 3(3), tr.50.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42. Nguyễn Thị Thế Trâm, Nguyễn Thị Kê (1985), “Nguyên nhân vi sinh vật
gây bệnh tiêu chảy ở các tỉnh miền Trung (1980-1984)”, Công trình nghiên
cứu khoa học (1981-1985) Viện Paster Nha Trang, tr.23-31.
43. Nguyễn Đồng Tú, Ngô Tuấn Cường, Nguyễn Hoài Thu, Lê Thanh
Hương, Nguyễn Bình Minh, Đỗ Kim Ninh, Phạm Văn Dịu, Trần Minh Thuỷ
(2008), “Giám sát Vibrio cholerae O1 và Vibrio phage trong môi trường nước
ngoại cảnh - Các yếu tố dự báo dịch tả”, Tạp chí Y học dự phòng, 18(4), tr.13-
18.
44. Nguyễn Đồng Tú, Ngô Tuấn Cường, Nguyễn Hoài Thu, Lê Thanh
Hương, Nguyễn Bình Minh (2008), “Nghiên cứu thực khuẩn thể tả phân lập
từ mẫu nước ngoại cảnh tại Thái Bình”, Tạp chí Y học dự phòng, 18(4), tr.19-
23.
Tiếng Anh
45. Adesina H.O. (1984), “Ident ification of the Cholerae diffusion process in
Ibana”, Soc Sci, 18(5), pp.429-440.
46. Akopyanz N., Bukanov N.O., Westblom T.U., Kresovich S. and Berg
D.E. (1992), “DNA diversity among clinical isolates of Helicobacter pylori
ditected by PCR-based RAPD fingerprinting”, Nucleic Acids Res, 20,
pp.5137-5142.
47. Binh Minh Nguyen, Dac Cam Phung, Noboru Nakasone, Claudia Toma,
Naomi Higa, Sunao Iyoda, and Masaaki Iwanaga (2004), “Shiga-Toxin
producing Escherichia coli in Vietnam”, Japannese J Tropical Medicine and
Hygiene, 32(4), pp.339-341.
48. Briko I.I., Bachtarzi T., Ourtani A., Laouar M. (1985), “Cholerae
morbidity problems in 1 of the departments of the Democratic and Popular
Republic of Angeria”, Microbiol Epidemiol Immunobiol, 37(5), pp.45-51.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49. CDC (2004), “Cholera and other Vibrio illness surveillance summaries:
summary of human Vibrio isolates reported to CDC, 2004”, Atlanta, GA: US
Department of Health and Human Services, CDC, MMWR, 47, pp.654-658.
50. CDC (1992), “Cholera associated with international travel 1992”,
MMWR, 41, pp.664-667.
51. CDC (1991), “Cholera -- New York”, MMWR, 40, pp.516-518.
52. CDC (1995), “Update: Vibrio cholerae O1 -- western hemisphere, 1991-
1994, and Vibrio cholerae O139 Asia”, MMWR, 44, pp.215-219.
53. CDC (1995), “Update: Vibrio cholerae O1 -- western hemisphere, 1991 -
1994, and V. cholerae O139 -- Asia, 1994”, MMWR, 44, pp.215-219.
54. Dalsgaard A., Skov M.N., Taylor D.N. (1997), “Molecular evolution of
Vibrio cholerae O1 strains isolated in Lima, Peru, from 1991 to 1995”,
Journal of Clincal Microbiology, 35(5), pp.1151-1156.
55. Ehara M., Nguyen B.M., Nguyen D.T., Toma C., Higa N. (2004), “Drug
susceptibility and its genetic basic in epidemic Vibrio cholerae O1 in
Vietnam”, Epidemiol Infect, 132, pp.595-600.
56. Koch R. (1894), “An adress on Cholerae and its bacillus”, BMJ, 2,
pp.453-459.
57. Macnamara C. (1876), “A History of Asiatic Cholerae”, London,
MacMillan and Co.
58. Morris J.G., Picardi J.L., Lee J.V., Roberts A. (1984),“Isolation of
nontoxigenic Vibriocholerae Ogoup 1 from a patient with severe gastro
intestinal disease”, J Clin Microbio, 19(2), pp.297-297.
59. Nato F., Boutonnier A., Rajerison M., Grosjean P., Dartevelle S., Guenolo
A., Bhuyan N.A., Sack D.A., Nair G.B., Fournier J.M. and Chanteau S.
(2003), “One-step immunochromatographic dipstick tests for rapid detection
of Vibrio cholerae O1 and O139 in stool samples”, Clinical Diagn Lab
Immunolo Euphytica, 10, pp.476-478.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60. Peak S.H., Lee S.H.,Cho J.H. and Kim Y.S. (2000), “Development of
rapid one-step immuno-chromato graphic assay”, Methods, 22, pp.53-60.
61. Sinh D.V., Maria H.M., Matte G.R., Jiang S., Sabeena F., Shukla B.N.,
Sanyal S.C., Huq A. and Colwell R.R. (2001), “Molecular Analysis of V.
cholerae O1, O139, non - O1, and non - O139 Strains: Clonal Relationships
between Clinical and environmental Isolates”, Applied and Environmental
Microbiology, Rajiv Gandihic entrefor Biotechnology, Jagathy,
Thiruvananthap uram 695014, India, Center for Marine Biotechnology,
University of Maryland Biotechnology Institue, Baltimore, Maryland.
62. WHO (1994), “Guidelines for cholerae control”, Genever, pp.1-47.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25LV09_SP_SHPhamTheVu.pdf