MỞ ĐẦU ZnS là hợp chất bán dẫn thuộc nhóm AIIBVI đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu từ lâu. Do ZnS có độ rộng vùng cấm lớn (ΔEg = 3,7eV) ở nhiệt độ phòng, vùng cấm thẳng, có độ bền lớn khi ở điện trường mạnh, nhiệt độ nóng chảy cao,hiệu súât phát quang lớn nên ZnS được ứng dụng rất nhiều trong linh kiện quang điện tử như màn hình hiển thị, cửa sổ hồng ngoại, chế tạo pin mặt trời, điot phát quang
ZnS là vật liệu lân quang điển hình vì nó có khả năng phát quang tự kích hoạt (SA). Bột lân quang ZnS có một vùng phát quang mở rộng từ vùng gần tia tử ngoại (UV) đến gần vùng hồng ngoại (IR). Hơn nữa, độ rộng vùng cấm của ZnS có thể được thay đổi bằng cách thay đổi nồng độ tạp chất pha vào. Hiệu súât phát quang thường tăng lên khi pha thêm nguyên tố đất hiếm hay kim loại chuyển tiếp. Đặc biệt là vật liệu ZnS pha tạp Ag, Cu, Mn, Co, Al đã và đang được nghiên cứu rộng rãi do phổ phát xạ của chúng thường nằm trong vùng ánh sáng khả kiến được ứng dụng trong đời sống hằng ngày.
Bột lân quang ZnS:Cu,Al được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực phát điện quang như dụng cụ phát xạ electron làm việc ở dải tần rộng. Để đáp ứng cho sự phát triển kĩ thuật nhất là chế tạo linh kiện có hiệu điện thế vận hành thấp, độ phân giải cao nên ZnS:Cu,Al là vật liệu không thể thay thế để chế tạo màn hình huỳnh quang điện tử, ống hình tivi .
Việc nghiên cứu tìm ra các phương pháp tiên tiến, hiệu quả để chế tạo bột lân quang ZnS, chế tạo vật liệu ZnS pha tạp có kích thước nano và nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng lượng tử tới tính chất của vật liệu đã thu hút được nhiều sự quan tâm của của các nhà khoa học trong những năm gần đây. Bởi vì, các hạt có kích thước nhỏ giảm tới cỡ nm (1nm -100nm), khi đường kính hạt xấp xỉ bằng đường kính Bohr thì hiệu ứng giam giữ lượng tử cũng bắt đầu đóng vai trò quan trọng nhiều hơn, ảnh hưởng mạnh đến tính chất của vật liệu làm cho vật liệu nano có khả năng ứng dụng cao hơn.
Các nghiên cứu về vật liệu ZnS:Cu, Al cùng với các kim loại khác như Mn đã chỉ rõ sự khác biệt giữa các hạt nano và mẫu khối tương ứng. Với ý nghĩa thực tiễn quan trọng và dựa trên cơ sở trang thiết bị của tổ bộ môn Vật lí chất rắn-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ là ”Nghiên cứu và chế tạo vật liệu bột và màng ZnS :Cu,Al ” .
Mục đích của luận văn:
*) Tìm hiểu và chế tạo bột ZnS:Cu, Al bằng phương pháp đồng kết tủa, chế tạo mẫu màng bằng phương pháp phun tĩnh điện.
*) Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ chế tạo đến một số tính chất của vật liệu như: cấu trúc tinh thể, kích thước hạt và đặc biệt là tính chất quang, cụ thể là ảnh hưởng của nhiệt độ ủ mẫu bột, nhiệt độ đế của mẫu màng.
*) Tìm ra cơ chế làm giảm kích thước hạt đến kích thước nano.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận này gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về vật liệu ZnS:Cu,Al
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp chế tạo và nghiên cứu vật liệu
Chương 3: Thực hành chế tạo mẫu bột ZnS:Cu, Al, kết quả và thảo luận.
KẾT LUẬN
Do thời gian có hạn nên trong luận văn này, em mới chỉ dừng lại ở việc chế tạo bột ZnS:Cu,Al ở một nồng độ tạp chất giống nhau và nghiên cứu được sự ảnh hưởng của nhiệt độ nung trong khoảng 6000C – 7500C và ảnh hưởng của dung môi đến một số tính chất đặc trưng của vật liệu. Tuy nhiên bước đầu em đã rút ra một số kết luận sau:
Ø Bằng phương pháp phản ứng đồng kết tủa, em đã chế tạo thành công bột ZnS:Cu,Al. Khảo sát mẫu thu được và kết quả cho thấy:
1. Các mẫu dùng dung môi khác nhau có cấu trúc khác nhau nhưng vẫn có pha cấu trúc bền wurtzite và sphalerite đặc trưng của ZnS.
2. Dung môi có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc, kích thước hạt, và tính chất phát quang của mẫu. Mẫu có cấu trúc khác nhau sẽ cho độ rộng của phổ huỳnh quang khác nhau và cho đỉnh phát quang khác nhau. Dung môi formamide có khả năng khống chế kích thước hạt rất tốt, kích thước hạt cỡ 60nm và mẫu cho độ rộng dải huỳnh quang lớn nhất và cho đỉnh phát quang ứng với bức xạ xanh lá cây, vàng da cam và đỏ.
3. Từ phổ DSC, chúng tôi chọn nhiệt độ ủ từ 6000C à 7500C sẽ cho mẫu có chất lượng tốt nhất và phát huỳnh quanh mạnh nhất.
4. Nhiệt độ càng cao thì sự tạo thành tinh thể tốt hơn, kích thước hạt càng lớn, pha zinzite đặc trưng của ZnO càng xuất hiện nhiều. Dung môi cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo thành ZnO. Mẫu dùng dung môi PP không có sự tạo thành ZnO, mẫu dùng dùng môi formamide hình thành rất ít so với mẫu dùng dung môi ethanol.
5. Các mẫu phát quang mạnh trong vùng khả kiến với bước sóng kích thích 325nm. Khi nhiệt độ tăng, đ3nh phát quang sẽ dịch chuyển và cường độ phát quang của mẫu càng giảm. Kích thước hạt cũng ảnh hưởng đến khả năng phát quang của mẫu. Mẫu dùng dung môi formamide có độ phát quang tăng gấp 2 lần so với mẫu dùng dung môi ethanol và gấp 1.2 lần so vớimẫu dùng dung môi PP.
Ø Thực hiện việc phun màng trên đế thuỷ tinh bằng phương pháp phun tĩnh điện từ dung dịch kết tủa và ủ ở nhiệt độ khác nhau và kết quả cho thấy:
1. Tất cả mẫu màng đều có cấu trúc wurtzite đặc trưng của ZnS.
2. Kích thước hạt nhỏ hơn rất nhiều so với mẫu bột.
3. Nhiệt độ càng cao thì màng có độ bám dính càng tốt nhưng kích thước hạt lại tăng. Nhiệt độ ủ trên 3500C thì xuất hiện pha ZnO.
4. Mẫu màng phát quang mạnh trong vùng khả kiến với bước sóng kích thích 325nm. Độ rộng phổ của mẫu màng nhỏ hơn độ rộng của mẫu bột và có đỉnh tại vùng xanh lá cây cỡ 529nm. Đỉnh không dịch chuyển nhưng cường độ phát quang giảm khi nhiệt độ tăng
5. Phổ hấp thụ có bờ hấp thụ cơ bản cỡ 339nm < 350nm (mẫu khối). Chứng tỏ mẫu chế tạo được là mẫu nano. Bờ hấp thụ dịch về phía năng lượng cao khi nhiệt độ tăng do bờ hấp thụ phụ thuộc vào kích thước hạt.
Ø Thực hiện phun màng trên đế thạch anh bằng phương pháp phun tĩnh điện từ dung dịch kết tủa dùng dung môi ethanol và ủ ở nhiệt độ 2500C và kết quả cho thấy:
1. Đế không ảnh hưởng đến tính chất phát quang của mẫu. Phổ huỳnh quang nhận được giống như phổ huỳnh quang phun trên đế thủy tinh.
2. Phổ hấp thụ xuất hiện những bờ hấp thụ phụ
Các phương hướng nghiên cứu tiếp theo Mặt dù đã đạt được một số kết quả như trên nhưng chúng tôi nhjận thấy vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được trong lựân văn này. Để nghiê cứu rõ hơn các tính chất của ZnS:Cu,Al chúng tôi đưa ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo là:
- Khảo sát sự phụ thuộc của cấu trúc tinh thể, kích thước hạt ,tính chất quang vào thời gian ủ và vào dung môi.
- Thay đổi nồng độ tạp chất trong mẫu để nghiên cứu rõ hơn ảnh hưởng của các tạp chất tới các tính chất quang của mẫu.
- Khảo sát các yếu tố hoá học ảnh hưởng đến chất lượng mẫu trong phương pháp phản ứng đồng kết tủa, từ đó tìm ra phương pháp hạ thấp nhiệt độ nung để thu được hạt có kích thước nhỏ hơn.
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và chế tạo vật liệu bột và màng ZnS :Cu,Al, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.98 ở nhiệt độ này. Màng hình thành ở nhiệt độ thấp thí ít kết tinh trong khi ở nhiệt độ cao thì lại thiếu hụt S do S bay hơi khá mạnh trong môi trường áp suất cao.
Nghiên cứu quá trình hình thành màng tác giả nhận thấy rằng khi ở nhiệt độ thấp < 3000C có một vài đảo tinh thể xuất hiện trên đế. Khi nhiệt độ tăng hạt lớn dần và khoảng cách của các đảo là không đáng kể. Các đảo kết hợp lại với nhau hình thành một màng có dạng đồng nhất. Hình 1.18 , AFM cho thấy màng tinh thể hoá và phân bố đồng đều trên mặt đế với kích thước hạt cỡ 40nm.
Hình 1.18:Hình AFM của màng ZnS tại 3000C [15]
Màng ZnS ở 3000C cho truyền qua cao trong vùng khả kiến, hệ số hấp thụ . phụ thuộc tuyến tính với năng lượng photon kích thích trên năng lượng vùng cấm [14, 15, 20]. Hệ thức liên hệ và Eg chỉ áp dụng cho sự chuyển dời trực tiếp giữa các dải năng lượng được biểu diễn như sau:
(1.4)
với A là hệ số không đổi.
Giá trị năng lượng vùng cấm ứng với nhiệt độ 2000C à3000C là 3.42eVà 3.61eV. Kết quả này phù hợp với nhiều báo cáo trước đó.
Phổ huỳnh quang cho 2 đỉnh tại 315nm và 450nm với bước sóng kích thích là 260nm (hình 1.19).
Hình 1.19: Phổ PL của màng nano ZnS trên đế thuỷ tinh trong thời gian lắng đọng khác nhau: a) 10s , b) 20s , c) 30s [20]
Ta nhận thấy rằng đỉnh phát ra tại 450nm không thay đổi vị trí đỉnh khi thay đổi thời gian lắng đọng (hay thay đổi kích thước hạt). Phổ phát ra do hình thành lỗ trống S (VS) trong mạng, các VS sẽ kết hợp với các electron bị bẩy ở khe nông. Khi thời gian lắng đọng tăng, VS tăng dẫn đến cường độ đỉnh tăng. Còn đỉnh tại 315nm bị thay đổi vị trí khi thời gian lắng đọng tăng. Điều này cho biết vị trí đỉnh này phụ thuộc vào kích thước hạt và được tác giả giải thích: đỉnh tại 315nm do sự chuyển mức giữa dải hoá trị lên dải dẫn trong ZnS, mà độ rộng dải cấm lại phụ thuộc vào kích thước hạt cho nên vị trí đỉnh thay đổi.
Theo [14] , độ pH cũng ảnh hưởng đến cấu trúc và tính phát quang của màng ZnS. Độ pH thay đổi từ 10 à 11.5, ZnS được chế tạo ở nhiệt độ 900C, tác giả thấy màng không kết tinh tại 11.5 và bắt đầu kết tinh khi giảm pH. ZnS kết tinh tốt nhất tại pH=10 và có cấu trúc sphalerite và wurtzite, kích thước hạt cỡ 14.8nm, năng lượng vùng cấm được tính theo công thức (1.4) Eg=3.78eV và giảm khi pH tăng.
Đo phổ truyền qua ta thấy hệ số truyền qua tăng khi pH tăng và là lớn nhất cỡ 70% trong vùng khả kiến ứng với pH=11.5 (hình 1.20). Điều này được giải thích là: pH tăng dẫn đến ion OH- tăng trong dung dịch và đến phản ứng với Zn tạo thành Zn(OH)2 vì vậy không có đủ Zn tạo ZnS trên màng rất chậm, bề dày của màng sẽ mỏng và hấp thụ thấp, hệ số truyền qua cao trong cùng thời gian lắng đọng.
Hình 1.20 : Phổ truyền qua của màng ZnS lắng đọng trên đế thuỷ tinh với PH khác nhau: a) 11.5 , b) 10.99 , c) 10.31 , d) 10 [14]
Phát quang của màng ZnS:Cu
Theo [19], màng ZnS:Cu được chế tạo bằng cách pha tạp Cu gián tiếp và trực tiếp vào mẫu ZnS. Cu pha tạp trực tiếp vào phản ứng tạo ZnS và ủ tại 5000C trong khí nitơ và Cu pha tạp gián tiếp vào mẫu ZnS tinh khiết cao ủ tại 5000C trong chân không.
Phổ phát ra của màng bằng cách pha gián tiếp cho cường độ đỉnh tại 520nm vùng ánh sáng xanh lá cây(Green) mạnh, có bờ tại 470nm trong vùng ánh sáng lục (Blue) do tính tự phát của ZnS. Phổ này giống như phổ của mẫu bột nano ZnS:Cu. Phổ phát ra của màng bằng cách pha trực tiếp cho cường độ đỉnh yếu tại 490nm (Blue) do cơ chế tự phát quang của ZnS và các tâm phát quang Cu.
Chế tạo mẫu tương tự với pha tạp Mn, tác giả nhận thấy rằng bằng cách pha tạp gián tiếp thì mẫu màng cho hiệu quả quang tốt hơn, tiện ích hơn bằng cách pha tạp trực tiếp.
Một số ứng dụng của hợp chất ZnS
Trong các hợp chất AIIBVI, ZnS có độ rộng vùng cấm lớn nhất (3.7eV) ở nhiệt độ phòng. Vì thế ZnS có nhiều ứng dụng rộng rãi trong khoa học kĩ thuật cụ thể là trong các tụ điện huỳnh quang, các màng Rơnghen, màng của các ống phóng điện tử,diot phát quang UV, diot phát quang Blue, máy quang điện tử..
Ngoài ra ZnS:Cu,Al đã được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực điện phát quang chẳng hạn trong các dụng cụ phát xạ electron làm việc ở dải tần rộng. Đặc biệt bột ZnS:Cu,Al hiện tại và cho nhiều năm nữa vẫn là vật liệu không thể thay thế được để chế tạo màn hình quang điện tử, kính huỳnh quang quan sát chuyên dụng và ống tia catot của màn hình tivi màu. Việc pha thêm các tạp chất và thay đổi nồng độ tạp chất có thể thay đổi độ rộng vùng cấm. Điều này dẫn đến khả năng chế tạo được những nguồn phát quang và các đầu thu quang làm việc trong phổ trải rộng từ vùng hồng ngoại tới vùng khả kiến.
Đặc biệt trong những năm gần đây ZnS càng thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu do tính chất đặc biệt của nó khi ở kích thước nano, chẳng hạn như khi hạt ở kích thước nano thì chịu sự qui định của các hiệu ứng lượng tử và cưởng độ phát quang tăng 26 lần với kích thước khối. Vấn đề mới mẻ này chỉ ra nhiều triển vọng cho sự ứng dụng của vật liệu nano ZnS trong các linh kiện quang điện tử như : pin mặt trời, các quang trở, diot phát quang…..
CHƯƠNG II
KĨ THUẬT THỰC NGHIỆM
Cho đến nay việc chế tạo và nghiên cứu tính chất của vật liệu ZnS:Cu,Al có kích thước nano chưa được nghiên cứu có hệ thống. Anh hưởng của dung môi lên kích thước hạt cũng là vấn đề đang được nghiên cứu. Do vậy chúng tôi lựa chọn 3 dung môi khác nhau là ethanol, formamide và sodium polyphosphate (PP) dùng để chế tạo mẫu; để so sánh các mẫu ZnS pha cùng nồng độ tạp chất và được ủ ở các nhiệt độ khác nhau trong môi trường khí Ar. Các thí nghiệm trong luận văn đều được thực hiện tại phòng thí nghiệm của khoa Vật lý, trường ĐHSP Hà Nội.
Để khảo sát các tính chất đặc trưng của mẫu, chúng tôi tiến hành các phép đo như nhiễu xạ tia X, hiển vi điện tử quét (SEM), phổ hấp thụ, phổ truyền qua, phổ huỳnh quang, nhiệt vi sai.
2.1 Phương pháp chế tạo mẫu và xử lí mẫu
Hoá chất chính là ZnCl2 (độ sạch 99%) và dung dịch (NH4)2S (nồng độ 38%). Các hoá chất tạo tạp kích hoạt là CuCl2.2H2O (độ sạch 99%), AlCl3.6 H2O, dung môi là cồn tuyệt đối ethanol (98%)
2.1.1. Phương pháp chế tạo mẫu bột
Phương pháp chế tạo mẫu bột là phương pháp đồng kết tủa. Phương pháp này chủ yếu dựa vào phản ứng đồng kết tủa của các muối sunfua trong dung dịch đồng nhất của hỗn hợp các muối ban đầu đưa vào phản ứng.
Mẫu bột ZnS:Cu,Al được chế tạo với nồng độ tạp chất kích hoạt là Cu: 0.025% và Al: 0.05%. Mẫu được chế tạo như sau: (sơ đồ chế tạo mẫu trên hình 2.1)
Các muối được cân theo tỷ lệ thích hợp, sau đó được hòa tan vào trong ethanol tạo thành các dung dịch ZnCl2, CuCl2 , AlCl3 và dung dịch (NH4)2S.
Các dung dịch ZnCl2, CuCl2 , AlCl3 được trộn vào nhau, nhỏ dung dịch (NH4)2S vào bình đựng dung dịch muối với tốc độ 20 giọt/ phút.
Kết tủa được lọc và rửa bằng ethanol và sấy khô ở 800C trong môi trường khí Ar. Bột được ủ ở các nhiệt độ khác nhau (trong khoảng từ 6000C – 7500C) trong Ar trong 30phút. Cuối cùng ta thu được các mẫu
Trong quá trình nhỏ dung dịch (NH4)2S, các quá trình phản ứng xảy ra theo phương trình sau:
Tuy nhiên, các muối kim loại thường có độ hòa tan khác nhau nên để thực hiện phản ứng đồng kết tủa thì cần phải đưa vào dung dịch những chất có khả năng làm giảm sự khác biệt về độ hoà tan của các chất như Glycine, axit HCl. Chúng tôi dùng axit HCl tạo pH = 4 để hạn chế sự hình thành Zn(OH)2 .
Các mẫu làm với dung môi formamide ( CH3NO 99.99%) cũng làm tương tự như đối với dung môi cồn ethanol; dung dịch kết tủa cũng được rửa bằng cồn ethanol 98%.
Đối với mẫu dùng dung môi sodium polyphosphate (PP) có công thức hoá học là Na(PO3)6. Ta pha dung môi như sau: lấy 10,2g PP pha với 159.5ml DI (nước khử ion) ta được dung môi PP. Tiến hành chế tạo mẫu như các qui trình trước và lọc rửa kết tủa bằng nước DI.
Sơ đồ tạo quá trình tạo mẫu
2.726g ZnCl2
Dung dịch
0,004M
Dung dịch
0,4M
8.510-4g CuCl2.2H2O
Dung dịch 0,0027M
Dung dịch 0,36M
24.110-3g AlCl3.6 H2O
1.3631g (NH4)2S
Cho vào bình phản ứng + khuấy từ + điều chỉnh pH
Quay li tâm lọc rửa bột
kết tủa
Xử lí nhiệt ở các nhiệt độ 6000C, 6500C ,7000C, 7500C
(trong môi trường khí Ar)
Sấy khô bột ở 800C (trong Ar)
Hình 2.1: Sơ đồ quá trình tạo mẫu
2.1.2 Phương pháp chế tạo màng
Phương pháp chế tạo màng là phương pháp phun tĩnh điện. Phương pháp phun tĩnh điện là một trong những phương pháp tốt để chế tạo được màng mỏng có chất lượng tương đối tốt và độ dày của màng có thể thay đổi được bằng cách thay đổi thời gian phun. Dựa trên nguyên tắc ion hoá các phân tử dung dịch nhờ vào điện áp cao ở đầu kim phun. Các ion cùng dấu sẽ đẩy nhau vì thế nó tạo các hạt bụi dung dịch rất nhỏ ở đầu kim phun, được tăng tốc trong điện trường mạnh giữa kim phun và đế. Dung môi của các chất dung sẽ bay hơi trên bề mặt đế. Ơ bề mặt đế do nhiệt độ cao nên các hạt sắp xếp và kết tinh tạo thành màng mỏng trên đế,quá trình động học này thoả mãn hệ thức Reyleigh :
(2.1)
Với Q là diện tích bề mặt chất lỏng
R là bán kính của giọt chất lỏng
g là sức căng mặt ngoài chất lỏng
Hệ phun điện có sơ đồ cấu tạo như hình vẽ 2.2:
Nguồn cao thế
Dung dịch
Kim phun
Đế
May so
Hình 2.2 : Sơ đồ khối hệ phun tĩnh điện
Quy trình chế tạo mẫu màng như sau:
Đế thuỷ tinh có kích thước 2.51.5 cm2 được làm sạch được đặt lên giá của thiết bị tạo màng và cung cấp nhiệt độ cho đế bằng nguồn điện xoay chiều.
Lấy 1ml dung dịch chứa kết tủa thu được trong quá trình chế tạo mẫu bột pha thêm cồn để được dung dịch 0.4M đem phun trên đế thuỷ tinh. Tốc độ phun không đổi trong suốt quá trình phun.
Khi phun xong, ngắt nguồn cao áp nhưng vẫn giữ nguồn cung cấp nhiệt cho đế. Giữ đế trên giá khoảng 1h sau đó ngắt nguồn điện cấp nhiệt cho đế. Để đế hạ nhiệt độ xuống nhiệt độ phòng .
Việc chế tạo các mẫu màng ZnS:Cu,Al ở nhiệt độ đế khác nhau được tiến hành tại phòng thí nghiệm khoa Vật lí - ĐHSPHN.
2.2. CÁC KĨ THUẬT KHẢO SÁT MẪU.
2.2.1. Phép đo nhiễu xạ tia X
Phép đo nhiễu xạ tia X (XRD) cho chúng ta những thông tin về cấu trúc của tinh thể. Tia X là những tia có bước sóng cỡ Å, năng lượng khoảng 10- 100 keV. Với năng lượng như vậy, tia X có khả năng thâm nhập sâu vào tinh thể, bởi vậy tia X được ứng dụng để nghiên cứu cấu trúc của vật liệu. Sử dụng phương pháp này, ta thu được những thông tin về vật liệu sau khâu tạo mẫu. Đối với các tinh thể nhỏ kích thước nano, ngoài việc cho biết cấu trúc pha của nano tinh thể, kỹ thuật này cũng cho phép ta ước lượng kích thước hạt của mẫu.
Nguyên lí chung của phương pháp nhiễu xạ tia X: Chiếu tia X vào tinh thể, khi đó các nguyên tử bị kích thích và trở thành các tâm phát sóng thứ cấp. Các sóng thứ cấp này (tia X, điện tử, nơtron) triệt tiêu với nhau theo một số phương và tăng cường nhau theo một số phương tạo nên hình ảnh giao thoa. Hình ảnh này phụ thuộc vào cấu trúc của tinh thể. Từ việc phân tích hình ảnh đó, ta có thể biết được cách sắp xếp các nguyên tử trong ô mạng. Qua đó xác định được cấu trúc mạng tinh thể, các pha cấu trúc trong vật liệu, nồng độ các pha, cấu trúc ô mạng cơ sở...
Phương trình nhiễu xạ Bragg: Một cách giải thích đơn giản về hiện tượng nhiễu xạ và được sử dụng rộng rãi trong lí thuyết nhiễu xạ tia X trên tinh thể, đó là lí thuyết nhiễu xạ Bragg. Theo đó, ta coi mạng tinh thể là tập hợp của các mặt phẳng song song cách nhau một khoảng d. Khi chiếu tia X vào bề mặt, do tia X có khả năng đâm xuyên mạnh nên không chỉ những nguyên tử bề mặt mà cả những nguyên tử bên trong cũng tham gia vào quá trình tán xạ (Hình 2.2).
+ e
e +
1
2
p
....
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý của nhiễu xạ tia X.
Điều kiện có cực đại giao thoa (phương trình Vulf-Bragg):
nl = 2dsinq (2.2)
Trong đó:
n là bậc phản xạ.
q là góc tới.
d là khoảng cách giữa các mặt phẳng mạng.
Nếu tìm được các góc q ứng với cực đại sẽ tìm được d theo điều kiện Vulf-Bragg. Các đỉnh nhiễu xạ trên giản đồ nhiễu xạ tia X đặc trưng cho cấu trúc của các vật liệu. Dựa vào số lượng, khoảng cách, vị trí, cường độ các vạch nhiễu xạ ta có thể suy đoán được kiểu mạng, xác định được bản chất của mẫu gồm những chất nào, ở pha nào.
Phép đo nhiễu xạ tia X của các mẫu được thực hiện trên hệ nhiễu xạ kế D5000-SIEMENS tại nhiệt độ phòng với bức xạ CuKa (l=1,5406 Å) tại Viện khoa học Vật liệu, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam và trên hệ nhiễu xạ kế D5005-SIEMENS tại nhiệt độ phòng với bức xạ CuKa (l=1,54056 Å) tại Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hệ thức liên hệ giữa d,các chỉ số miler và hằng số mạng ứng với
+) Hệ lập phương (a = b = c,== =900)
= (2.3)
+) Hệ lục giác (a = bc, == 900, = 1200 )
= ( ) + (2.4)
Nếu kích thước hạt tương đối nhỏ thì từ phổ nhiễu xạ tia X ta có thể xác định được đường kính trung bình của hạt bằng công thức Debye - SCherrer:
D = (2.5)
Trong đó: (rad) là độ bán rộng của đỉnh (rad).
là góc nhiễu xạ (độ).
là bước sóng của nhiễu xạ tia X (A0).
D là đường kính hạt tinh thể (A0).
2.2.2. Khảo sát hình thái bề mặt và kích thước hạt bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Nguyên tắc hoạt động như sau: tạo chùm tia điện tử mảnh và điều khiển chùm tia này quét theo hàng, theo cột trên diện tích rất nhỏ trên bề mặt mẫu. Chùm điện tử kích thích mẫu phát điện tử thứ cấp, điện tử tán xạ ngược, tia X thoát ra mang một thông tin về mẫu Mỗi loại điện tử, phản ánh một tính chất nào đó ở chỗ tia điện tử tới đập vào mẫu, các điện tử thoát ra này được thu vào đầu thu đã kết nối với máy tính (có cài đặt chương trình xử lí), kết quả thu được là thông tin bề mặt của mẫu được đưa ra màn hình. Năng suất phân giải của máy đo cỡ 5 - 7 nm.
Hình 2.3:Sơ đồ kính hiển vi điện tử quét SEM.
Trong khóa luận này các mẫu được đo bằng máy JSM 5410 LV Nhật Bản – Trung tâm Khoa học Vật liệu – Trường Đại học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2.2.3. Phương pháp đo phổ huỳnh quang.
Trong thực tế có nhiều phép đo huỳnh quang phụ thuộc vào kiểu kích thích. Hiện nay có ba phương pháp để kích thích các chất huỳnh quang: kích thích bằng bức xạ điện từ ta có phổ quang huỳnh quang. Huỳnh quang kích thích bằng tia X ta có phổ huỳnh quang tia X. Nếu kích thích bằng phản ứng hoá học thì ta có phổ hoá huỳnh quang. Phổ huỳnh quang catốt là phổ huỳnh quang thu được khi ta kích thích vật liệu bằng chùm điện tử từ catốt.
Huỳnh quang có nguồn gốc từ chuyển dời bức xạ giữa các mức năng lượng của điện tử trong vật chất. Trong luận văn này có sử dụng phương pháp đo phổ huỳnh quang để nghiên cứu tính chất phát quang của các mẫu ZnS:Cu, Al.
Phổ huỳnh quang biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ huỳnh quang vào bước sóng hay tần số dưới một ánh sáng kích thích nhất định. Sơ đồ khối được minh hoạ như sau:
Nguồn kích thích
Mẫu đo
Máy phân tích phổ
Đầu thu
Hình 2.4 : Sơ đồ khối hệ đo huỳnh quang
Kết quả đo huỳnh quang sẽ cung cấp các thông tin về xác suất chuyển dời điện tử có bức xạ giữa các trạng thái. Trong trường hợp mẫu có chứa nhiều loại tâm tích cực quang thì phổ huỳnh quang có thể là chồng chập của nhiều phổ huỳnh quang có nguồn gốc từ các tâm khác nhau. Để có thể tách được các thành phần phổ huỳnh quang có tâm khác nhau này người ta sử dụng một số kỹ thuật đo huỳnh quang khác. Huỳnh quang có nguồn gốc từ tâm khác nhau có thể có năng lượng kích thích khác nhau do vậy chúng có thể được phân biệt từ phổ kích thích huỳnh quang.
Tính chất huỳnh quang của các mẫu được khảo sát bằng phép đo phổ huỳnh quang tại nhiệt độ phòng với bước sóng kích thích 325 nm. Phép đo phổ huỳnh quang được thực hiện tại Viện khoa học Vật liệu – Trung tâm công nghệ Quốc gia.
2.2.4. Hấp thụ quang học và truyền qua
2.2.4.1. Phép đo phổ hấp thụ
Quan hệ giữa cường độ của chùm sáng truyền qua một môi trường có bề dày x tính từ bề mặt, với sự hấp thụ quang học của môi trường lan truyền ánh sáng, được cho từ định luật Lambert: I = Io exp (-ax). Ở đây Io là cường độ của chùm tia sáng tới, còn a (cm-1) là hệ số hấp thụ của môi trường. Do cường độ của ánh sáng tỷ lệ với bình phương cường độ điện trường E, nên hệ số hấp thụ có thể xác định là: a = 2wk/c, với a là thông số biểu diễn sự dập tắt ánh sáng gây ra bởi sự hấp thụ của môi trường. Sự phụ thuộc của hệ số hấp thụ a vào năng lượng ánh sáng hn được gọi là phổ hấp thụ.
2.2.4.2. Phép đo phổ truyền qua
Khi chùm ánh sáng chiếu tới một bề mặt tinh thể quang học nhẵn thì tỷ số giữa cường độ ánh sáng phản xạ và ánh sáng tới, nghĩa là hệ số phản xạ tại bề mặt Ro, có thể biểu diễn theo các thành phần của chiết suất n và k như sau:
Ro = (2.6)
Hệ số phản xạ là: = R0 [1+ exp (-ad)], với là hệ số truyền qua, là tỷ số giữa ánh sáng truyền qua và ánh sáng tới (I/Io), và được xác định bởi
= (2.7)
Hay = (2.8)
Sự phụ thuộc của hệ số truyền qua T vào vào năng lượng ánh sáng (ħω) được gọi là phổ truyền qua. Nếu hệ số hấp thụ bằng 0 (α = 0) thì:
= (2.9)
Phổ hấp thụ được đo trên máy JASCO-V670 tại khoa Vật lý, trường đại học Sư phạm Hà Nội, hấp thụ và truyền qua của các mẫu màng được ghi trong vùng bước sóng rộng từ 190 nm đến 2500 nm.
Ánh sáng được phát ra từ hai loại đèn, đèn đơtơri tạo ra chùm ánh sáng có các bước sóng ngắn và đèn halogen, cung cấp chùm sáng có các bước sóng nằm trong vùng sóng dài.
2.2.5 Phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng (TG), phương pháp nhiệt lượng kế quét vi sai (DSC)
2.2.5.1 Phương pháp nhiệt lượng kế quét vi sai (DSC)
DSC là kỉ thuật dùng để nghiên cứu những quá trình xảy ra bên trong vật liệu khi vật liệu bị nung nóng. Cơ sở của phép đo DSC là xác định nhiệt độ khác nhau của 1 cân chuẩn và vật liệu cần đo được đặt trên một cân khác đặt trong nguồn nhiệt có thể điều khiển được tốc độ gia nhiệt. Khi đó enthapy sẽ thay đổi trong mẫu vì có sự chênh lệch nhiệt độ với mẫu chuẩn.
Ngoài ra chúng ta còn dùng DSC để nghiên cứu sự chuyển pha nhiệt trong mẫu cụ thể là xác định nhiệt độ tinh thể hóa hay nóng chảy của vật liệu.
Sơ đồ khối hệ đo DSC như hình 2.5
Cân chứa mẫu
Nguồn nhiệt
Máy tính điều khiển nhiệt độ và dòng nhiệt
Cân chuẩn
Mẫu
Hình 2.5 : Sơ đồ khối của hệ đo DSC
2.2.5.2 Phương pháp phân tích nhiệt vi trọng TG
Các chất khi nung nóng thường thay đổi khối lượng do quá trình tách nước, phân ly khí hoặc quá trình oxi hoá. Đường thay đổi khối lượng TG cho biết khối lượng mẫu nghiên cứu bị giảm đi hay tăng lên bao nhiêu % so với khối lượng mẫu kể từ thời điểm đun nóng.
Phương pháp phân tích nhiệt khối lượng TG được ứng dụng để phân tích định lượng thành phần của mẫu hoặc thành phần các chất có hoạt tính nhiệt trong mẫu nghiên cứu.
Cơ sở của phép đo TG liên quan tới tốc độ thay đổi khối lượng và tốc độ chuyển động của cán cân theo mối tương quan tỉ lệ thuận
(2.10)
trong đó dm: lượng mẫu giảm
dt: thời gian nung
ds: quãng đường của cán cân dịch chuyển
Sức điện động E xuất hiện trong cuộn dây có chiều dài l chuyển động với tốc độ ds/dt trong từ trường đều của một nam châm vĩnh cửu có cường độ H được tính theo công thức:
(2.11)
Biết điện trở thuần của điện kế có giá trị không đổi. Do đó ứng với góc quay không quá lớn của khung dây điện kế, ta có góc quay tỷ lệ với cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây:
(2.12)
Khi mẫu nghiên cứu có nhiệt độ tăng tuyến tính với nhiệt độ của lò điện thì góc quay được coi là hàm số của nhiệt độ T hay thời gian t.
(2.13)
Phổ TG và DSC được đo trên máy Differential Scanning calorimetry SDT 2960 - TA instruments(Mỹ) tại khoa vật lý trường Đại Học Tự Nhiên Hà Nội. Mẫu được khảo sát đến 10000C trong môi trường khí Ar, tốc độ gia nhiệt 200C/phút.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả chế tạo mẫu
Sử dụng phương pháp phản ứng đồng kết tủa, chúng tôi đã chế tạo được các mẫu bột ZnS:Cu,Al. Các mẫu bột ZnS:Cu,Al có cùng nồng độ tạp chất nhưng được ủ ở các nhiệt độ khác nhau (từ 6000C đến 7500C) trong môi trường khí Ar để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến các tính chất đặc trưng của mẫu.
Các hệ mẫu bột ZnS:Cu,Al sử dụng các dung môi là ethanol, formamide và sodium polyphosphat (PP). Qua đó so sánh sự ảnh hưởng của dung môi tới các tính chất của mẫu ZnS:Cu,Al như: cấu trúc tinh thể, kích thước hạt, tính chất huỳnh quang của mẫu.
Bảng 3.1 : Các mẫu khối được chế tạo và nghiên cứu trong luận văn:
Tên mẫu
Nhiệt độ ủ
Dung môi
Phổ XRD
Phổ huỳnh quang
ảnh SEM
DTA
N-600
6000C
ethanol
X
X
X
N-650
6500C
ethanol
X
X
N-700
7000C
ethanol
X
X
X
X
N-750
7500C
ethanol
X
X
F-600
6000C
formamide
X
X
F-650
6500C
formamide
X
X
F-700
7000C
formamide
X
X
X
F-750
7500C
formamide
X
X
PP-600
6000C
PP
X
X
PP-650
6500C
PP
X
PP-700
7000C
PP
X
PP-750
7500C
PP
X
Sử dụng phương pháp phun tĩnh điện chúng tôi đã chế tạo được các mẫu màng ZnS:Cu,Al. Mẫu màng được phun từ dung dịch kết tủa và ủ trên đế ở nhiệt độ khác nhau.
Bảng 3.2 : Các mẫu màng được chế tạo và nghiên cứu trong luận văn.
Tên mẫu
Nhiệt độ ủ
Dung môi
Đế
Phổ XRD
Phổ huỳnh quang
Phổ hấp thụ
ảnh SEM
C-60
2000C
ethanol
thuỷ tinh
X
X
C-70
2500C
ethanol
thuỷ tinh
X
X
C-80
3000C
ethanol
thuỷ tinh
X
X
X
X
C-90
3500C
ethanol
thuỷ tinh
X
X
F-70
2500C
formamide
thuỷ tinh
X
X
F-80
3000C
formamide
thuỷ tinh
X
X
X
F-90
3500C
formamide
thuỷ tinh
X
X
C-70
2500C
ethanol
thạch anh
X
X
3.2 Khảo sát mẫu khối
3.2.1 Kết quả phổ nhiễu xạ tia X
Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu N - 600, N- 700 được biểu diễn trên hình 3.2.1, 3.2.2.
Hình 3.2.1: Phổ XRD của mẫu N- 600
Hình 3.2.2: Phổ XRD của mẫu N- 700
Phổ nhiễu xạ tia X của các mẫu cho thấy bột ZnS:Cu,Al ủ ở các nhiệt độ khác nhau từ 6000C à 7500C có cấu trúc lục giác Wurtzite 2H và Wurtzite 8H, là một trong những cấu trúc tinh thể đặc trưng của bán dẫn ZnS thường xuất hiện ở nhiệt độ cao, phù hợp với kết quả với các tác giả [6,17]. Đối chiếu với thẻ chuẩn, các đỉnh tương ứng với chỉ số Miller sau: (100), (002), (101), (110), (103), (112).
Hình 3.2.3: Phổ XRD của các mẫu làm bằng dung môi ethanol
Tuy nhiên, ngoài cấu trúc lục giác đặc trưng của ZnS còn xuất hiện cấu trúc Zincite đặc trưng của ZnO. Điều này có thể là do buồng mẫu chưa kín hoặc do khí Ar chưa sạch không khử được hết khí oxi nên một phần ZnS bị oxi hóa ở nhiệt độ cao chuyển thành ZnO.
So sánh các đỉnh phổ nhiễu xạ tia X của các mẫu ta có thể nhận xét như sau:
- đỉnh phổ phù hợp với thẻ chuẩn của vật liệu ZnS, chứng tỏ mẫu chế tạo đều kết tinh và là vật liệu ZnS.
- trên phổ nhiễu xạ của các mẫu khác nhau đều xuất hiện các đỉnh tương ứng chứng tỏ các mẫu này có chung 1 loại cấu trúc là wurtzite.
- thay đổi nhiệt độ thì độ rộng và cường độ của các đỉnh nhiễu xạ ở các mẫu khác nhau thay đổi chứng tỏ nhiệt độ ảnh hưởng đến kích thước hạt và sự kết tinh của mẫu.Nhiệt độ càng lớn thì kích thước hạt càng to, mẫu càng kết tinh tốt.
- nhiệt độ càng lớn thì ZnO hình thành càng mạnh do sự oxi hóa càng mạnh mẽ.
Khi thay dung môi ethanol bằng dung môi formamide chúng tôi nhận được phổ XRD của các mẫu F-600, F-700 như sau:
Hình 3.2.4: Phổ XRD của mẫu F-600
Hình 3.2.5: Phổ XRD của mẫu F-700
Từ các phổ XRD của các mẫu được chế tạo bằng dung môi formamide chúng tôi có nhận xét sau:
- tồn tại cả hai cấu trúc thường gặp ở ZnS là wurtzite và sphalerite trong đó pha sphalerite chiếm từ 50%-65%.
- thay đổi nhiệt độ thì độ rộng và cường độ của các đỉnh nhiễu xạ ở các mẫu khác nhau thay đổi chứng tỏ nhiệt độ ảnh hưởng đến kích thước hạt và sự kết tinh của mẫu. Nhiệt độ càng lớn thì kích thước hạt càng to, mẫu càng kết tinh tốt.
- trong mẫu vẫn có tạp ZnO nhưng ở nhiệt độ cao thì sự hình thành ZnO không thay đổi đáng kể.
Hệ mẫu ZnS:Cu,Al được chế tạo bằng dung môi PP có những đặc điểm sau:
chỉ tồn tại cấu trúc sphalerite
- trong mẫu không còn ZnO mà có nhiều tạp của dung môi tuy nhiên những tạp này không ảnh hưởng đến tính chất phát quang của hệ mẫu nên kết quả vẫn có thể chấp nhận được.
Hình 3.2.6: Phổ XRD của mẫu PP-600
Ta áp dụng (2.4) để tính hằng số mạng cho mạng lục giác của các hệ mẫu. Kết quả được trình bày trong bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3: So sánh hằng số mạng của mẫu khối và mẫu chuẩn
Mẫu
a(A0)
b(A0)
c(A0)
N-600
3.8104
3.8104
6.2480
N-700
3.8197
3.8197
6.2500
N-750
3.8209
3.8209
6.2508
F-600
3.8112
3.8112
6.2475
F-700
3.8184
3.8184
6.2553
F-750
3.8198
3.8198
6.2568
Mẫu chuẩn
3.82098
3.82098
6.2573
Đối với cấu trúc lập phương sphalerite, áp dụng công thức 2.3 để tính hằng số mạng cho các mẫu chế tạo bằng dung môi formamide và PP có giá trị phù hợp với hằng số mạng của mẫu chuẩn là a = b = c = 5.4020(A0).
Từ kết quả trên ta thấy mẫu ZnS pha tạp có các hằng số mạng khá phù hợp với hằng số mạng chuẩn của mẫu chuẩn. Đối với mẫu pha tạp hằng số mạng co lại (?) chút ít nhưng sự sai lệch không đáng kể
*Tính kích thước hạt tinh thể:
Từ phổ nhiễu xạ tia X, áp dụng công thức Scherrer (2.5) tính đường kính trung bình của hạt tinh thể
Bảng 3.4 : kết quả tính kích thước hạt theo công thức Scherrer
Mẫu
N-600
N-700
N-750
F-600
F-700
F-750
PP-600
1.5406
1.5406
1.5406
1.5406
1.5406
1.5406
1.5406
28.63
28.54
28.54
28.50
28.57
28.62
28.52
0.0019
0.0017
0.0014
0.0039
0.0034
0.0027
0.0022
D(nm)
72.56
83.45
100.36
36.45
41.78
52.64
65.12
Kết quả cho thấy với các mẫu ủ ở nhiệt độ khác nhau thì kích thước hạt khác nhau chứng tỏ nhiệt độ ảnh hưởng đến kích thước hạt, nhiệt độ càng tăng thì kích thước hạt càng tăng, kết quả này phù hợp với [6, 7, 8, 17].
So sánh 3 hệ mẫu được làm với các dung môi khác nhau chúng tôi có nhận xét như sau:
- mẫu dùng dung môi formamide có kích thước nhỏ hẳn (giảm gần một nửa) so với mẫu dùng dung môi ethanol. Hệ mẫu dùng dung môi PP hạt có giảm nhưng không nhiều như đối với dung môi formamide. Điều này cho thấy dung môi có ảnh hưởng trực tiếp lên cấu trúc và kích thước hạt của mẫu.
- sự tạo thành pha ZnO thường gặp ở hệ mẫu ZnS nung ở nhiệt độ cao lại ít hình thành trong dung môi formamide và PP.
Sự ảnh hưởng của dung môi lên hệ mẫu có thể giải thích như sau:
- khi các vật liệu hình thành, dung môi sẽ bao quanh chúng để ngăn sự tạo khối. Đối với formamide, các hạt tạo thành dễ phân tán trong dung môi, khả năng dung môi bao bọc các hạt tốt hơn do đó khống chế kích thước hạt hiệu quả nhất. Sự sắp xếp các hạt hỗn độn hơn nên mẫu tồn tại đồng thời hai cấu trúc của ZnS. Đối với PP, dung môi này có tính kết dính cao nên các hạt tạo thành khó phân tán, khả năng bao bọc hạt kém hơn formamide do đó kích thước hạt có giảm nhưng không nhiều như formamide. Sự sắp xếp của các hạt sẽ ít hỗn độn hơn nên trong mẫu hình thành một loại cấu trúc.
- do trong mẫu dùng formamide tồn tại hai cấu trúc nên khi nung ở nhiệt độ cao thì sự chênh lệch nhiệt dộ trong mẫu chênh lệch không lớn nên sự oxi hoá tạo thành ZnO trong mẫu khó xảy ra. Còn với PP, chúng ta không thể loại bỏ hết các thành phần của PP nên trong mẫu có nhiều tạp chất. Chính các tạp chất này giống như vỏ bọc bao quanh mẫu, ngăn cản nhiệt độ ảnh hưởng đến mẫu nên mặc dù nung ở nhiệt độ cao nhưng cấu trúc mẫu lại là cấu trúc sphalerite (chỉ xuất ở nhiệt độ thấp) và làm ngăn cản sự oxi hoá của mẫuZnO không được tạo thành.
3.2.2 Kết quả chụp ảnh SEM
Khảo sát ảnh SEM của các hệ mẫu như trình bày ở hình 3.2.7 và hình 3.2.8
Hình 3.2.8: ảnh SEM của mẫu N -600
N-600
N-700
Hình 3.2.7: ảnh SEM của mẫu N -700
Từ ảnh SEM có thể thấy được hình dạng của các hạt chủ yếu là hình cầu và lục giác. Hạt tương đối đồng đều, kích thước trung bình của mẫu N – 700 là khoảng 150 nm, còn ở mẫu N6 – 800 kích thước hạt trung bình cỡ 100nm. Có thể cho rằng nhiệt độ nung có ảnh hưởng lớn đến kích thước hạt. Khi nhiệt độ nung tăng làm cho kích thước hạt tăng lên đáng kể. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết luận rút ra từ phổ nhiễu xạ tia X đã khảo sát
Hình 3.2.10: ảnh SEM của mẫu F- 700
Hình 3.2.9: ảnh SEM của mẫu N- 700
F-700
N-700
Kết quả ảnh SEM một lần nữa cho thấy dung môi formamide khống chế kích thước hạt rất hiệu quả. Hạt ở mẫu F-700 là hình cầu, đồng đều, kích thước hạt cỡ 50nm. Kết quả này phù hợp với khảo sát XRD.
So sánh với kết quả tính bằng công thức Scherrer ta thấy, ước lượng kích thước từ ảnh SEM có giá trị lớn hơn. Điều này có thể giải thích như sau: tia X có bước sóng cỡ A0, hằng số cỡ 4A0 nên tia X có thể xuyên sâu vào mẫu và phản ánh cấu trúc tinh thể của vật liệu. Trong khi đó, phép đo ảnh SEM, chùm tia quét trên bề mặt vật liệu nên ảnh SEM chỉ phản ánh hình thái, cấu trúc bề mặt và phản ánh tương đối kích thước hạt. Vì vậy giá trị kích thước hạt thu được từ tính toán phổ XRD phải nhỏ hơn ảnh SEM.
3.2.3 Kết quả đo DTA
Nhiệt độ chuyển pha giữa sphalerite và wurtzite trong ZnS tinh khiết khoảng 10200C nhưng nhiệt độ này sẽ thay đổi, phụ thuộc vào chất pha tạp vào ZnS và môi trường ủ nhiệt. Theo các nghiên cứu trước, nồng độ Cu pha tạp từ 0.01% à 0.2% thì cấu trúc wurtzite (cấu trúc bền của ZnS) trong mẫu chiếm đa số. Theo [20], gọi TCH và TF là nhiệt độ bắt đầu và kết thúc của sự chuyển pha từ sphalerite sang wurtzite. Nghĩa là nếu nhiệt độ dưới nhiệt độ TCH thì cấu trúc ZnS là sphalerite và trên TF là cấu trúc wurtzite, giữa TCH và TF thì ZnS đồng tồn tại cấu trúc sphalerite và wurtzite. Trong quá trình hạ nhiệt độ thì mẫu vẫn tồn tại ở cấu trúc wurtzite; với nồng độ Cu quá 0.5% sẽ xuất hiện THC là nhiệt độ bắt đầu sự chuyển pha từ wurtzite sang sphalerite khi nhiệt độ giảm. Qua thực nghiệm nếu nồng độ Cu là 0.05% thì TCH =7000C, TF = 8200C và không có THC; nếu nồng độ Cu quá 0.05% thì TCH có giảm nhưng nhiệt độ TF sẽ cao hơn 10100C và THC =8000C [20]. Do vậy chúng tôi chọn pha tạp Cu với nồng độ 0.025% để tìm nhiệt độ TF thấp (vì kích thước hạt của mẫu phụ thuộc vào nhiệt độ) và không có THC (mẫu bền, lưu giữ lâu hơn).
Kết quả đo DTA của mẫu dùng dung môi ethanol với tốc độ gia nhiệt là 20K/phút trong môi trường Ar như hình 3.2.11
Hình 3.2.11: Phổ DSC và TG của mẫu ZnS:Cu,Al
Từ kết quả của phổ DSC, đỉnh thu nhiệt TCH = 559.790C ( tại nhiệt độ này mẫu nhận thêm nhiệt để chuyển từ pha sphalerite sang wurtzite) và đỉnh tỏa nhiệt TF = 756.970C ( tại nhiệt độ này mẫu kết tinh tại pha wurtzite). Do đó, chúng tôi đã chọn nhiệt độ ủ cho mẫu từ 6000C à 7500C nếu nhiệt độ dưới 6000C thì mẫu dễ hút ẩm, bảo quản khó và trên 7500C thì kích thước hạt sẽ lớn.
Kết quả này cũng khẳng định kết quả nhận được từ phổ XRD của hệ mẫu dùng dung môi ethanol là hoàn toàn chính xác: mẫu chỉ tồn tại cấu trúc wurtzite.
3.2.4 Kết quả đo phổ huỳnh quang
3.2.4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ủ đến tính chất phát quang của mẫu ZnS:Cu,Al
Kết quả đo huỳnh quang của các mẫu bột ZnS:Cu,Al ủ tại các nhiệt độ 6000C, 7000C và 7500C sử dụng ethanol làm dung môi được kích thích bởi bức xạ 325nm, đo tại nhiệt độ phòng với thời gian chiếu sáng là 100 ms được trình bày như hình 3.2.12:
Hình 3.2.12: Phổ huỳnh quang của mẫu N-6000C, 7000C, 7500C.
Từ phổ huỳnh quang chúng tôi có nhận xét các mẫu đều phát quang mạnh trong vùng khả kiến có bước sóng từ 470 nm – 620 nm thường ứng với các bức xạ xanh da trời, xanh lục và da cam. Phổ không đối xứng và các đỉnh ứng với nhiệt độ càng cao thì lệch về phía bước sóng đỏ.
Nguồn gốc của các bức xạ này có thể chuyển dời D – A: khi pha các tạp chất Cu, Al vào tinh thể ZnS thì Cu đóng vai trò là tạp chất axepto còn Al đóng vai trò là các các dono. Các tính toán cho biết trong trường tứ diện của S2- các mức năng lượng của của ion Cu2+ tách thành hai mức là t2 nằm cao hơn và mức e nằm thấp hơn [9,13]. Còn đối với các dono Al, trong tinh thể ZnS, ion Al3+ tổ hợp cùng với các nút khuyết và sai hỏng riêng của mạng tinh thể hình thành nên các mức dono nông và sâu nằm trong vùng cấm. Sơ đồ các mức năng lượng trong vùng cấm được trình bày như hình 3.2.13
Hình 3.2.13: Sơ đồ chuyển mức năng lượng của ZnS:Cu,Al [9].
Mức dono nông
Vùng dẫn
xanh lục
da cam
t2 của Cu2+
e của Cu2+
Mức dono sâu
Vùng hoá trị
xanh da trời
Theo mô hình trên, dải huỳnh quang màu xanh da trời là sự chuyển dời của bức xạ từ các mức dono nông đến mức e của Cu2+, dải huỳnh quang là sự chuyển dời của bức xạ từ mức dono nông đến mức t2 của Cu2+ và dải huỳnh quang da cam là sự chuyển dời của bức xạ từ mức dono sâu đến mức t2 của Cu2+.
Tuy nhiên trong thực tế khi pha thêm các tạp chất sự hình thành các mức năng lượng trong vùng cấm phức tạp hơn nhiều. Nguyên nhân là do sự tương tác giữa các ion tạp chất với mạng tinh thể cùng với tổ hợp các sai hỏng mạng, nút khuyết (do mạng không hoàn hảo) nên sẽ hình thành rất nhiều mức năng lượng nằm gần nhau trong vùng cấm. Các mức dono và axepto thực tế đều bị “nhoè” ra không chỉ một hay hai mức mà là một dải các mức nằm gần nhau do đó sẽ có nhiều chuyển dời bức xạ của các cặp dono và axepto. Vì vậy phổ huỳnh quang là một dải rộng bao gồm rất nhiều đỉnh gần như liên tục và mang tính bất đối xứng.
Từ những kết quả của các nghiên cứu trước, chúng tôi dự đoán sự bất đối xứng của phổ huỳnh quang có thể là sự chồng chập của hai đỉnh phát quang. Chẳng hạn đối với mẫu N-600, phổ huỳnh quang được phân tích thành hai đỉnh như sau: đỉnh thứ nhất có bước sóng 519.458nm ứng với bức xạ màu xanh lá cây, còn đỉnh thứ hai có bước sóng 558.739 nm ứng với bước sóng màu vàng da cam.
Hình 3.2.14: Đường fit theo đường Gaussian các đỉnh phát quang của các mẫu ethanol ủ ở nhiệt độ khác nhau.
Từ các đường fit ta có thể nhận xét như sau: ánh sáng xanh dịch về phía năng lượng thấp, còn ánh sáng vàng da cam dịch chuyển về phía năng lượng cao khi nhiệt độ tăng, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước [9]. Điều này có thể giải thích như sau: khi nhiệt độ tăng thì dải dẫn và bẫy nông dịch chuyển về phía năng lượng thấp, do đó ánh sáng xanh sẽ dịch về phía năng lượng thấp. Còn đối với bức xạ vàng da cam, bức xạ này phụ thuộc vào vị trí của các tâm huỳnh quang; khi nhiệt độ tăng, mức dao động mạnh hơn của trạng thái kích thích sẽ bị chiếm nên kết quả là bức xạ vàng da cam sẽ dịch chuyển về phía năng lượng cao [9].
3.2.4.2 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dung môi tới tính chất phát quang của mẫu bột ZnS:Cu, Al.
Kết quả đo huỳnh quang của các mẫu bột ZnS:Cu,Al ủ tại các nhiệt độ 6000C, 7000C và 7500C sử dụng dung môi formamide được kích thích bằng bức xạ 325nm, ở nhiệt độ phòng với thời gian chiếu sáng là 100ms được trình bày như hình 3.2.15:
Hình 3.2.15: Phổ huỳnh quang của các mẫu F- 6000C, 7000C, 7500C
Từ phổ huỳnh quang chúng tôi có nhận xét các mẫu đều phát quang mạnh trong vùng khả kiến và trải rộng hơn so với hệ mẫu ethanol. Theo kết quả chụp XRD, hệ mẫu dùng dung môi formamide đồng tồn tại 2 cấu trúc sphalerite và wurtzite nên với phổ không đối xứng ta có thể dự đoán đỉnh nhận được là do sự chồng chập của 3 đỉnh ứng với 3 bức xạ: xanh lá cây, vàng da cam và đỏ (thêm một đỉnh do cấu trúc sphalerite tạo thành) [17]. Nguồn gốc hình thành các bức xạ này đã được nhắc ở 3.2.4.1. Các đỉnh phát quang sẽ lệch so với các đỉnh phát quang của hệ mẫu dùng dung môi ethanol [17]. Qua đường fit của các mẫu như hình 3.2.16 bức xạ xanh, vàng da cam và đỏ dịch chuyển theo đúng qui luật của hệ mẫu ethanol.
Hình 3.2.16: Đường fit theo đường Gaussian các đỉnh phát quang của các mẫu formamide ủ ở nhiệt độ khác nhau.
Ngoài ra ta nhận thấy khi nhiệt độ tăng thì cường độ ánh sáng đỏ tăng. Điều này được Shinoya giải thích: ánh sáng đỏ là do sự kết hợp của lỗ trống ở mức sâu S- và ion Cu2+. Khi nhiệt độ tăng thì nồng độ lỗ trống S- tăng và sự kết hợp của S- và Cu2+ càng nhiều dẫn đến cường độ ánh sáng tăng
So sánh sự phát quang các mẫu N-7500C và F-7500C được ủ ở nhiệt độ 7500C trong môi trường khí Ar nhưng sử dụng hai dung môi khác nhau như hình 3.2.17.
Hình 3.2.17: Phổ huỳnh quang của các mẫu N-7500C, F-7500C.
Từ hình 3.2.17 ta thấy mẫu F - 750 có vùng phát quang rộng hơn so với mẫu N-750, xu hướng mở rộng về phía bước sóng dài. Phổ huỳnh quang của mẫu F-750 có sự bất đối xứng hơn so với mẫu N-750, vì trong mẫu F-750 tồn tại 2 cấu trúc sphalerite và wurtzite do đó trong phổ huỳnh quang sẽ tồn tại nhiều đỉnh hơn mẫu N-750. Đỉnh bức xạ đỏ là do sự chuyển dời tương đối từ dải hoá trị hoặc tổ hợp dono - axepto (D-A) từ [17].
Mặt khác ta thấy cường độ phát quang của mẫu F-750 mạnh hơn nhiều so với mẫu N-750; điều này càng khẳng định kích thước hạt trong mẫu F-750 nhỏ hơn N-750 do kích thước hạt càng nhỏ thì sự phát quang càng mạnh [6, 8, 9].
Kết quả đo huỳnh quang của các mẫu bột ZnS:Cu,Al ủ tại các nhiệt độ 6000C, 7000C và 7500C sử dụng dung môi sodium polyphosphat (PP) được kích thích bằng bức xạ 325nm, ở nhiệt độ phòng với thời gian chiếu sáng là 100ms được trình bày như hình 3.2.18:
Hình 3.2.18: Phổ huỳnh quang của các mẫu PP-6000C, 7000C, 7500C.
Từ phổ huỳnh quang chúng tôi có nhận xét các mẫu đều phát quang mạnh trong vùng khả kiến 410nm à 620nm. Sự phát quang từ 650nm à 900nm là do tạp chất còn lại trong mẫu. Theo kết quả chụp XRD, hệ mẫu dùng dung môi PP có cấu trúc sphalerite nên đỉnh phát quang nhận được sẽ lệch đi một khoảng so với hệ mẫu ethanol. Do đó theo các kết quả nghiên cứu trước [13, 16, 17], từ phổ không đối xứng ta có thể dự đoán đỉnh nhận được là do sự chồng chập của 2 đỉnh ứng với 2 bức xạ: xanh da trời, xanh lục.
Hình 3.2.18: Đường fit theo đường Gaussian các đỉnh phát quang của các mẫu PP ủ ở nhiệt độ khác nhau.
Qua đường fit của các mẫu như hình 3.2.18 bức xạ xanh da trời 449nm là như nhau trong tất cả các mẫu nano ZnS:Cu,Al và bức xạ xanh lục dịch chuyển về phía năng lượng thấp khi nhiệt độ tăng, phù hợp với kết quả [13]. Nguồn gốc phát quang của ánh sáng xanh da trời vẫn chưa giải thích rõ ràng. Bức xạ xanh da trời và tử ngoại (UV) có thể liên quan tới các sai hỏng mạng và các nút khuyết như cơ chế tự kích hoạt của ZnS chưa pha tạp.
Tóm lại, với kết quả nhận được ta thấy nhiệt độ và dung môi ảnh hưởng mạnh đến kích thước hạt, tính chất phát quang của mẫu ZnS:Cu,Al. Đồng thời dung môi cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của mẫu. Tất cả các hệ mẫu đều cho phát quang mạnh và cho phát quang trong vùng khả kiến nhưng nhiệt độ tối ưu nhất là tại 7000C vì mẫu có kích thước hạt < 100nm, cho phát quang mạnh nhất và sự hình thành ZnO không đáng kể.
3.3 Khảo sát mẫu màng
Các mẫu màng được chế tạo từ dung dịch kết tủa thu được từ qui trình làm mẫu bột và tạo bằng phương pháp phun tĩnh điện. Màng được ủ từ 2000C à 3500C vì theo các nghiên cứu trước [3, 6, 7] nếu nhiệt độ ủ trên 3500C thì kích thước hạt lớn, độ phát quang kém. Còn nếu nhiệt độ ủ dưới 2000C thì độ phát quang mạnh hơn nhưng độ bám dính kém. Màng thu được có chất lượng tốt, bề mặt mịn đồng đều, độ bền tốt. Sự phát quang của các màng có thể thấy trực tiếp khi màng được chiếu dưới đèn cực tím.
3.3.1 Kết quả phổ nhiễu xạ tia X
Kết quả phổ tia X của mẫu dùng dung môi ethanol được phun trên đế thuỷ tinh ủ tại 2000C như hình 3.3.1.
Hình 3.3.1: Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu C-60V ủ tại nhiệt độ 2000C
Từ phổ XRD chúng tôi nhận thấy khi ủ tại 200oC thì mẫu ở dạng vô định hình, có dấu hiệu kết tinh ở pha wurtzite.
Kết quả phổ tia X của mẫu dùng dung môi ethanol được phun trên đế thuỷ tinh ủ tại 3000C như hình 3.3.2.
Hình 3.3.2: Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu C-80V ủ tại nhiệt độ 3000C
Mẫu ZnS:Cu,Al kết tinh có cấu trúc bền wurtzite, hoàn toàn đơn pha so với mẫu bột. Các đỉnh nhiễu xạ ứng với các chỉ số Miller (100), (002), (101), (110) và (112). Theo các nghiên cứu trước [3, 6, 7] nếu màng được ủ trên 3000C thì sẽ xuất hiện cấu trúc zincite đặc trưng của ZnO. Nguyên nhân là do điều kiện phun màng ở môi trường không khí có nhiệt độ cao, trong không khí giàu khí oxi lại thêm tác dụng của điện trường mạnh nên rất dễ làm cho một phần ZnS chuyển thành ZnO.
Tương tự như mẫu khối, từ phổ XRD ta tính hằng số mạng của cấu trúc lục giác của ZnS như bảng 3.5
Mẫu
a(0A)
b(0A)
c(0A)
C-80V
3.8184
3.8184
6.2553
Mẫu chuẩn
3.82098
3.82098
6.2573
Từ bảng kết quả cho thấy màng ZnS:Cu,Al có hằng số mạng khá phù hợp với các hằng số mạng của mẫu chuẩn.
Dùng công thức Scherrer chúng tôi tính kích thước hạt của mẫu màng là 17nm nhỏ hơn so với mẫu khối, nguyên nhân là do trong quá trình phun màng các hạt bị xé nhỏ dưới tác dụng của điện trường cao.
Từ kết quả thu được từ mẫu khối chúng tôi tiến hành chế tạo mẫu màng bằng các dung môi formamide và PP. Tuy nhiên với dung môi PP dung dịch kết tủa là dạng keo (do không loại bỏ hết tạp của dung môi) nên không thể phun màng. Màng làm từ kết tủa dung môi formamide có độ mịn, đồng đều và có độ bám dính rất tốt.
3.3.2 Kết quả chụp SEM
Để khảo sát hình thái bề mặt, kích thước hạt của mẫu chúng tôi tiến hành chụp ảnh SEM của mẫu màng dùng ethanol và formamide được phun ở đế thuỷ tinh ủ tại 3000C như hình 3.3.3 và hình 3.3.4.
Hình 3.3.3: ảnh SEM của mẫu ethanol ủ ở 3000C
Hình 3.3.4: ảnh SEM của mẫu formamide ủ ở 3000C
F-80V
C-80V
Quan sát ảnh SEM ta thấy bề mặt mẫu chưa thật đồng đều và có độ xốp hơn mẫu khối,hạt có dạnh hình cầu. Kích thước hạt trong mẫu dùng ethanol cỡ 25nm à 50nm, còn với mẫu dùng formamide cỡ 10nm à 20nm. Từ kết quả này chúng tôi càng khẳng định formamide khống chế kích thước hạt rất tốt.
3.3 Kết quả đo phổ huỳnh quang
3.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đế lên tính chất phát quang của màng
Kết quả đo phổ huỳnh quang của mẫu màng C-70V, 80V và 90V ( ZnS:Cu,Al có cùng nồng độ pha tạp, cùng khối lượng và thời gian phun) phun trên đế thuỷ tinh lần lượt ủ ở 2500C, 3000C, 3500C được kích thích bằng bức xạ 325nm, ở nhiệt độ phòng với thời gian chiếu sáng là 10ms được trình bày như hình 3.3.5:
Hình 3.3.5: Phổ huỳnh quang của mẫu ethanol C-70V, 80V, 90V ủ ở 2500C, 3000C, 3500C.
Từ phổ huỳnh quang chúng tôi có nhận xét đế thuỷ tinh không ảnh hưởng đến tính chất huỳnh quang của mẫu; các mẫu đều phát quang mạnh trong vùng khả kiến 430nm à 590nm, chỉ xuất hiện một đỉnh đối xứng nằm trong vùng bước sóng 529nm (bức xạ xanh lá cây) và đỉnh không dịch chuyển, kết quả này phù hợp với tác giả [3, 7, 19]. Nguồn gốc của bức xạ này giống như nguồn gốc của mẫu khối, có thể là quá trình tái hợp của một electron bị bẫy ở mức dono nông với một lỗ trống ở mức tạp chất của Cu, nguyên nhân được làm rõ ở phần 3.2.3.
Ta thấy dạng phổ của ZnS:Cu,Al có dạng giống như phổ huỳnh quang của ZnS:Cu nên có thể kết luận rằng pha tạp Cu đã làm đỉnh dịch về phía năng lượng thấp và tăng cường độ phát quang, còn Al có vai trò không lớn trong việc thay đổi vị trí đỉnh huỳnh quang nhưng có vai trò là tạp chất cộng kích hoạt, tăng số lượng các tâm phát quang góp phần làm tăng cường độ huỳnh quang.
So sánh phổ huỳnh quang của mẫu bột và mẫu màng có sự khác nhau về độ rộng của phổ. Trong mẫu màng, sự phát quang tập trung ở vùng xanh lá cây (490nm à 540nm) còn trong mẫu bột phổ trải rộng hơn từ xanh lá cây đến vàng da cam (420nm à 590nm). Từ đó có thể thấy khi ở dạng màng thì sự chuyển mức từ tâm dono Al và tâm axepto Cu bị hạn chế nhiều.
Khi nhiệt độ đế tăng thì cường độ huỳnh quang ở các mẫu ZnS:Cu,Al giảm mạnh. Nguyên nhân màng được phun trong môi trường không khí dưới tác dụng của nhiệt độ và từ trường cao làm cho một phần ZnS trong mẫu chuyển thành ZnO làm giảm cường độ huỳng quang. Mặt khác khi nhiệt độ tăng thì kích thước hạt cũng tăng theo làm cho cường độ huỳnh quang giảm.
3.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi đến phát quang của ZnS:Cu,Al
Kết quả đo phổ huỳnh quang của mẫu màng F-70V, 80V và 90V ( ZnS:Cu,Al có cùng nồng độ pha tạp, cùng khối lượng và thời gian phun) phun trên đế thuỷ tinh lần lượt ủ ở 2500C, 3000C, 3500C được kích thích bằng bức xạ 325nm, ở nhiệt độ phòng với thời gian chiếu sáng là 10ms được trình bày như hình 3.3.6:
Hình 3.3.6: Phổ huỳnh quang của mẫu formamide F-70V, 80V, 90V ủ ở 2500C, 3000C, 3500C.
Từ phổ huỳnh quang chúng tôi có nhận xét các mẫu đều phát quang mạnh trong vùng khả kiến và trải rộng hơn so với mẫu màng ethanol, khi nhiệt độ tăng thì cường độ phát quang của mẫu cũng giảm hẳn, kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát mẫu bột. Các đỉnh phát quang không đối xứng và các đỉnh dịch chuyển về phía năng lượng thấp khi nhiệt độ tăng. Nguồn gốc của bức xạ này rõ ràng bao gồm phát quang do tính tự phát của ZnS và phát quang do chuyển dời D-A. Do vậy phổ huỳnh quang nhận được là sự tổ hợp của 2 đỉnh: màu xanh lá cây và màu vàng da cam. Hình 3.3.7 là đường fit của các mẫu màng dung môi formamide
Hình 3.3.7: Đường fit của các mẫu màng formamide F-70V, 80V, 90V ủ ở 2500C, 3000C, 3500C.
Tóm lại việc sử dụng dung môi formamide cho ta được kết quả như mong đợi: kích thước hạt nhỏ cỡ 10nm, phát quang mạnh trong vùng khả kiến, nhiệt độ cao nhưng vẫn còn khả năng phát quang mạnh trong khi đó với mẫu màng dùng dung môi ethanol thì sự phát quang bị dập tắt.
3.3.3 Kết quả đo phổ hấp thụ
Phổ hấp thụ của mẫu C-70V, 80V, 90V phun trên đế thuỷ tinh ủ tại 2500C, 3000C, 3500C được trình bày trên hình 3.3.8.
Hình 3.3.8:Phổ hấp thụ của các mẫu C-70V, 80V, 90Vphun trên đế thuỷ tinh ủ ở 2500C, 3000C, 3500C.
Đối với mẫu nano ZnS, vùng cấm sẽ hướng về phía năng lượng cao (về bước sóng xanh) so với mẫu khối (350nm) do hiệu ứng lượng tử và tỉ lệ với đường kính hạt nano R-2 như công thức (1.1). Vùng hấp thụ này liên quan đến sự dịch chuyển của các hạt tải điện giữa mức dono và axepto [9, 13]. Từ phổ hấp thụ ta thấy dải cấm của mẫu màng ứng với nhiệt độ 2500C, 3000C, 3500C có các bờ hấp thụ ứng với 338.18nm, 339.18nm, 340.16nm, bờ hấp thụ dịch về phía năng lượng cao khi nhiệt độ tăng. Kết quả thu được chứng tỏ có sự ảnh hưởng của kích thước hạt lên lên phổ hấp thụ của các mẫu do hiệu ứng giam giữ lượng tử của mẫu có kích thước hạt nano vì như khảo sát trên nhiệt độ tăng thì kích thước hạt tăng. Kết quả này cần được khẳng định bằng một số phép đo kích thước hạt có độ chính xác cao hơn.
3.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của đế phun
Chúng tôi tiến hành phun thử mẫu dùng dung môi ethanol lên đế thạch anh để nghiên cứu ảnh hưởng của dế lên mẫu. Màng chế tạo cùng công nghệ như với mẫu màng ethanol, màng thu được mịn, bề mặt đồng đều, màng bám dính tốt trên đế.
Phổ huỳnh quang của mẫu C-70V phun trên đế thạch anh ủ tại 2500C được kích thích bằng bước sóng 325nm trong 10ms được trình bày như hình 3.3.9
Hình 3.3.9: Phổ huỳnh quang của mẫu ethanol C-70V ủ ở 2500C phun trên đế thạch anh
So sánh với phổ huỳnh quang của mẫu màng ethanol chúng tôi nhận thấy rằng đế thạch anh không ảnh hưởng đến tính chất phát huỳnh quang của mẫu. Phổ vẫn phát quang mạnh trong vùng khả kiến 430nm à 590nm, chỉ xuất hiện một đỉnh đối xứng nằm trong vùng bước sóng 529nm (bức xạ xanh lá cây) và đỉnh không dịch chuyển vị trí.
Chúng tôi tiến hành đo phổ hấp thụ của màng C-70V và thu được kết quả như hình 3.3.10
Hình 3.3.8: Phổ hấp thụ của các mẫu C-70V, 80V, 90Vphun trên đế thuỷ tinh ủ ở 2500C, 3000C, 3500C.
Phổ hấp thụ xuất hiện 3 bờ hấp thụ: bờ hấp thụ cơ bản 339.18nm giống như phun trên đế thuỷ tinh, ta còn nhận được thêm 2 bờ hấp thụ tại 397.25nm và 687.52nm. Nguyên nhân:
KẾT LUẬN
Do thời gian có hạn nên trong luận văn này, em mới chỉ dừng lại ở việc chế tạo bột ZnS:Cu,Al ở một nồng độ tạp chất giống nhau và nghiên cứu được sự ảnh hưởng của nhiệt độ nung trong khoảng 6000C – 7500C và ảnh hưởng của dung môi đến một số tính chất đặc trưng của vật liệu. Tuy nhiên bước đầu em đã rút ra một số kết luận sau:
Bằng phương pháp phản ứng đồng kết tủa, em đã chế tạo thành công bột ZnS:Cu,Al. Khảo sát mẫu thu được và kết quả cho thấy:
Các mẫu dùng dung môi khác nhau có cấu trúc khác nhau nhưng vẫn có pha cấu trúc bền wurtzite và sphalerite đặc trưng của ZnS.
Dung môi có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc, kích thước hạt, và tính chất phát quang của mẫu. Mẫu có cấu trúc khác nhau sẽ cho độ rộng của phổ huỳnh quang khác nhau và cho đỉnh phát quang khác nhau. Dung môi formamide có khả năng khống chế kích thước hạt rất tốt, kích thước hạt cỡ 60nm và mẫu cho độ rộng dải huỳnh quang lớn nhất và cho đỉnh phát quang ứng với bức xạ xanh lá cây, vàng da cam và đỏ.
Từ phổ DSC, chúng tôi chọn nhiệt độ ủ từ 6000C à 7500C sẽ cho mẫu có chất lượng tốt nhất và phát huỳnh quanh mạnh nhất.
Nhiệt độ càng cao thì sự tạo thành tinh thể tốt hơn, kích thước hạt càng lớn, pha zinzite đặc trưng của ZnO càng xuất hiện nhiều. Dung môi cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo thành ZnO. Mẫu dùng dung môi PP không có sự tạo thành ZnO, mẫu dùng dùng môi formamide hình thành rất ít so với mẫu dùng dung môi ethanol.
Các mẫu phát quang mạnh trong vùng khả kiến với bước sóng kích thích 325nm. Khi nhiệt độ tăng, đ3nh phát quang sẽ dịch chuyển và cường độ phát quang của mẫu càng giảm. Kích thước hạt cũng ảnh hưởng đến khả năng phát quang của mẫu. Mẫu dùng dung môi formamide có độ phát quang tăng gấp 2 lần so với mẫu dùng dung môi ethanol và gấp 1.2 lần so vớimẫu dùng dung môi PP.
Thực hiện việc phun màng trên đế thuỷ tinh bằng phương pháp phun tĩnh điện từ dung dịch kết tủa và ủ ở nhiệt độ khác nhau và kết quả cho thấy:
Tất cả mẫu màng đều có cấu trúc wurtzite đặc trưng của ZnS.
Kích thước hạt nhỏ hơn rất nhiều so với mẫu bột.
Nhiệt độ càng cao thì màng có độ bám dính càng tốt nhưng kích thước hạt lại tăng. Nhiệt độ ủ trên 3500C thì xuất hiện pha ZnO.
Mẫu màng phát quang mạnh trong vùng khả kiến với bước sóng kích thích 325nm. Độ rộng phổ của mẫu màng nhỏ hơn độ rộng của mẫu bột và có đỉnh tại vùng xanh lá cây cỡ 529nm. Đỉnh không dịch chuyển nhưng cường độ phát quang giảm khi nhiệt độ tăng
Phổ hấp thụ có bờ hấp thụ cơ bản cỡ 339nm < 350nm (mẫu khối). Chứng tỏ mẫu chế tạo được là mẫu nano. Bờ hấp thụ dịch về phía năng lượng cao khi nhiệt độ tăng do bờ hấp thụ phụ thuộc vào kích thước hạt.
Thực hiện phun màng trên đế thạch anh bằng phương pháp phun tĩnh điện từ dung dịch kết tủa dùng dung môi ethanol và ủ ở nhiệt độ 2500C và kết quả cho thấy:
Đế không ảnh hưởng đến tính chất phát quang của mẫu. Phổ huỳnh quang nhận được giống như phổ huỳnh quang phun trên đế thủy tinh.
Phổ hấp thụ xuất hiện những bờ hấp thụ phụ
Các phương hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặt dù đã đạt được một số kết quả như trên nhưng chúng tôi nhjận thấy vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được trong lựân văn này. Để nghiê cứu rõ hơn các tính chất của ZnS:Cu,Al chúng tôi đưa ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo là:
- Khảo sát sự phụ thuộc của cấu trúc tinh thể, kích thước hạt ,tính chất quang vào thời gian ủ và vào dung môi.
- Thay đổi nồng độ tạp chất trong mẫu để nghiên cứu rõ hơn ảnh hưởng của các tạp chất tới các tính chất quang của mẫu.
- Khảo sát các yếu tố hoá học ảnh hưởng đến chất lượng mẫu trong phương pháp phản ứng đồng kết tủa, từ đó tìm ra phương pháp hạ thấp nhiệt độ nung để thu được hạt có kích thước nhỏ hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu và chế tạo vật liệu bột và màng ZnS Cu,Al.doc