Luận văn Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tăng cường tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu hướng hội tụ kế toán quốc tế là xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay và được lựa chọn bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Chuẩn mực kế toán quốc tế chính là cơ sở khoa học và pháp lý của tiến trình hội tụ kế toán quốc tế. Kế toán doanh nghiệp Việt Nam cũng hòa mình trong xu thế chung đó, đó là hòa hợp và tiến đến hội tụ kế toán quốc tế. Điều này thực tế đã được thực hiện thông qua việc ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện cho chuẩn mực kế toán Việt Nam là một yêu cầu cần thiết. BCKQHĐKD là một báo cáo dễ hiểu, thông dụng và quan trọng trong hệ thống BCTC. Báo cáo này cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh, đó là lợi nhuận. Tuy nhiên, khi đối chiếu BCKQHĐKD được lập và trình bày theo chuẩn mực kế toán Việt Nam so sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế, hiện nay tồn tại một sự khác biệt giữa lập và trình bày kết quả lợi nhuận kế toán. Mặc dù xác định việc hòa hợp và tiến đến hội tụ kế toán quốc tế phải phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước, trình độ phát triển của chúng ta chưa thể áp dụng hoàn toàn chuẩn mực kế toán quốc tế, nhưng rõ ràng nền kinh tế vẫn đang biến đổi không ngừng và nhu cầu của người sử dụng thông tin trên BCTC ngày càng cao, vì vậy tiếp tục rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện các chuẩn mực, cụ thể là các chuẩn mực liên quan đến lập và trình bày kết quả lợi nhuận trên BCKQHĐKD là yêu cầu cần thiết. Tác giả nhận thấy tầm quan trọng của việc hoàn thiện thông tin về lợi nhuận kế toán trên BCKQHĐKD trước yêu cầu hội nhập. Vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tăng cường tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam ”

pdf105 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tăng cường tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tác giả là trình bày trên một báo cáo toàn diện về lợi nhuận gọi là Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. Như vậy, tên gọi “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” được thay thế bằng “Báo cáo lợi nhuận tổng hợp” Chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép lựa chọn trình bày trên một báo cáo hoặc hai báo cáo liên kết. Cho đến hiện nay, IASB vẫn đang tiếp tục thảo luận về việc trình bày Báo cáo lợi nhuận tổng hợp và các thành phần của lợi nhuận tổng hợp. Trong tình hình thực tế tại Việt Nam, các khoản mục ghi nhận vào lợi nhuận tổng hợp khác còn hạn chế; Hệ thống BCTC được quy định thống nhất biểu mẫu theo Chế độ kế toán. Do đó, trước mắt việc lựa chọn trình bày trên một báo cáo nhằm phù hợp thực tiễn và đơn giản cho kế toán cũng như đem đến một sự thay đổi trong nhận thức của người làm kế toán và người đọc BCTC về kết quả lợi nhuận một cách toàn diện, hơn là việc lựa chọn trình bày một báo cáo mới. (2) Các thông tin phải trình bày trong Báo cáo lợi nhuận tổng hợp Như vậy, các thông tin phải trình bày, ngoài các khoản mục chủ yếu đã quy định trong chuẩn mực, cần bổ sung vào Đoạn 56 các nội dung liên quan đến : Lợi nhuận tổng hợp khác; Lợi nhuận tổng hợp. 61 (3) Các khoản mục thuộc Lợi nhuận tổng hợp khác Các khoản mục thuộc Lợi nhuận tổng hợp khác bao gồm: Chênh lệch đánh giá lại tài sản; Chênh lệch tỷ giá hối đoái; Tác động của sự thay đổi chính sách kế toán và sửa chữa sai sót lên từng thành phần của vốn chủ sở hữu,… (4) Khái niệm điều chỉnh phân loại IAS 1 đề cập đến khái niệm điều chỉnh phân loại lại (Reclassification adjustments) cho các khoản đã được ghi nhận trước đây trong thành phần của lợi nhuận tổng hợp khác, ở kỳ hiện tại khi khoản mục này thực hiện và trình bày trong báo cáo thu nhập, sẽ tiến hành ghi giảm lợi nhuận tổng hợp khác ở hiện tại. Dó đó, để làm cơ sở cho việc trình bày chỉ tiêu lợi nhuận tổng hợp khác và lợi nhuận tổng hợp, đề xuất bổ sung khái niệm liên quan đến điều chỉnh do phân loại lại trong chuẩn mực VAS 21. Đề xuất bổ sung: Điều chỉnh phân loại lại là sự điều chỉnh liên quan đến các thành phần của lợi nhuận tổng hợp khác trong kỳ đã được ghi nhận vào kết quả lợi nhuận. Các kết quả đã được ghi nhận trong lợi nhuận tổng hợp khác trong kỳ này hoặc kỳ trước là các khoản lãi lỗ chưa thực hiện. Những khoản này phải được ghi giảm lợi nhuận tổng hợp khác trong kỳ khi đã được thực hiện trong kết quả lợi nhuận để tránh việc ghi nhận hai lần trong kết quả của lợi nhuận tổng hợp. 3.2.1.3 CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN LIÊN QUAN Các chuẩn mực kế toán khác liên quan đến điều chỉnh việc trình bày trên BCTC của các khoản mục trình bày trong Lợi nhuận tổng hợp khác. (1) VAS 03 – Tài sản cố định hữu hình: VAS 03 - Đoạn 28, quy định: “sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ hữu hình được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước”. 62 Dù trong hệ thống VAS hiện hành chỉ có VAS 03 quy định về việc đánh giá lại TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên, khi cần thiết, việc đánh giá lại tài sản có thể mở rộng cho cả TSCĐ vô hình, bất động sản đầu tư và hàng tồn kho. Việc đánh giá lại tài sản phải được thực hiện theo quyết định của Nhà nước, và thông thường chỉ thực hiện khi nền kinh tế lạm phát cao. Ngoài ra, việc đánh giá lại tài sản còn thực hiện khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và những trường hợp khác theo quy định (như chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp…).Giá trị tài sản được xác định lại dựa trên bảng giá do Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản xác lập. VAS 03 không quy định việc trình bày Chênh lệch do đánh giá lại tài sản nếu chưa được xử được xử lý trên BCTC. Tác giả để xuất bổ sung nội dung trong phần “Trình bày báo cáo tài chính”: Nếu số chênh lệch này chưa được xử lý sẽ được trình bày trong thành phần của lợi nhuận tổng hợp khác trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. (2) VAS 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái VAS 10 quy định: “Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau”. Chỉ có hai trường hợp chênh lệch tỷ giá hiện nay được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán, đó là: VAS 10 1- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập) Đoạn 12.a Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh Điều chỉnh Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh 63 giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. 2 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài. Đoạn 14 Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ về bản chất thuộc vốn đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo tại một cơ sở ở nước ngoài thì được phân loại như là vốn chủ sở hữu trong BCTC của doanh nghiệp cho đến khi thanh lý khoản đầu tư này. Bổ sung nội dung Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này được trình bày trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. (3) Tác động của sự thay đổi chính sách kế toán và sửa chữa sai sót lên từng thành phần của vốn chủ sở hữu Việc thay đổi các chính sách kế toán, ước tính kế toán và sửa chữa sai sót được kế toán trên cơ sở chuẩn mực VAS 29 và các văn bản khác có liên quan. Các số liệu kế toán liên quan đến việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sửa chữa sai sót được trình bày trên các khoản mục liên quan và thuyết minh trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Tác giả đề nghị bổ sung trình bày trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sửa chữa sai sót ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu và cũng được thuyết minh trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. 64 3.2.2 GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN 3.2.2.1 CẤU TRÚC – NỘI DUNG – MẪU BIỂU CỦA BÁO CÁO LỢI NHUẬN TỔNG HỢP Chế độ kế toán ban thành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Tác giả đề xuất bổ sung vào chế độ kế toán nội dung về Báo cáo lợi nhuận tổng hợp gồm: cấu trúc, nội dung, phương pháp lập và trình bày Báo cáo lợi nhuận tổng hợp (1) Cấu trúc và nội dung Báo cáo lợi nhuận tổng hợp được chia thành hai phần và trình bày trên một báo cáo thống nhất:  Phần thứ nhất là Báo cáo lợi nhuận: giữ nguyên nội dung của BCKQHĐKD hiện tại để phản ánh các khoản mục thu nhập, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thông thường, hoạt động tài chính, hoạt động khác. Đặt tên phần này là Báo cáo lợi nhuận. Phân tích: Thu nhập và chi phí là hai yếu tố của BCKQHĐKD phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp; Thông tin trên BCKQHĐKD phản ánh kết quả lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp.Vì vậy, đổi tên thành Báo cáo lợi nhuận để phản ánh đúng bản chất thông tin .  Phần thứ hai là thông tin về lợi nhuận tổng hợp khác và lợi nhuận tổng hợp: phần này trình bày các khoản mục thu nhập, chi phí được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu mà không đi vào Báo cáo lợi nhuận; Kết quả lợi nhuận kế toán là Lợi nhuận tổng hợp. (2) Hoàn thiện mẫu biểu Báo cáo lợi nhuận tổng hợp Qua những nội dung đã đề xuất: về hoàn thiện cấu trúc, hoàn thiện các yếu tố của báo cáo lợi nhuận tổng hợp, bổ sung nội dung các khoản mục lợi nhuận tổng hợp khác, tác giả đề xuất mẫu Báo cáo lợi nhuận tổng hợp như sau: 65 BÁO CÁO LỢI NHUẬN TỔNG HỢP CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm Trước 1 2 3 4 5 A- Báo cáo lợi nhuận 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 – 22) - (24 + 25)} 30 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(50=30+40) 50 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 51 52 VI.30 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 – 52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 B- Lợi nhuận tổng hợp 19. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 71 20. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 72 21. Tác động của sự thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sửa chữa sai sót lên từng thành phần của vốn chủ sở hữu 73 22. ... 23. Điều chỉnh do phân loại lại các khoản đã kết chuyển vào lợi nhuận 79 24. Lợi nhuận tổng hợp khác ( 80 = 71 + 72 + 73 + ...+79 ) 80 25. Lợi nhuận tổng hợp ( 90 = 60 + 80 ) 90 - LNTH của cổ đông không kiểm soat - LNTH của cổ đông công ty mẹ 66 3.2.2.2 PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LỢI NHUẬN TỔNG HỢP - Báo cáo gồm có 5 cột:  Cột số 1: Các chỉ tiêu của báo cáo;  Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;  Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính;  Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;  Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh). - Cơ sở lập: căn cứ vào Báo cáo của năm trước và căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 4 đến loại 9. - Phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo lợi nhuận tổng hợp ghi vào cột “Năm nay”: a/ Phần A-Báo cáo lợi nhuận: Căn cứ vào hướng dẫn của Chế độ kế toán về việc lập các chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Các khoản giảm trừ doanh thu; Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; Giá vốn hàng bán; Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ; Doanh thu hoạt động tài chính; Chi phí tài chính; Chi phí lãi vay; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh; Thu nhập khác; Chi phí khác; Lợi nhuận khác; Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế; Chi phí thuế; Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp; Lãi cơ bản trên cổ phiếu. b/ Phần B-Lợi nhuận tổng hợp:  Chênh lệch đánh giá lại tài sản: số liệu lấy từ số dư Có của Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”( không kể các khoản điều chỉnh do phân loại lại), trường hợp tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn phương pháp chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài và thống nhất phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá cho các giao dịch bằng ngoại tệ với Chế độ 67 kế toán hiện hành. Về cơ bản, xử lý chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài thống nhất với Chế độ kế toán hiện hành, do đó, những đề xuất cho việc trình bày khoản chênh lệch tỷ giá này trong thành phần lợi nhuận tổng hợp khác như đã trình bày ở phần trên. Thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 “Hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp”. Thông tư 201 đề cập đến vấn đề và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dự ngoại tệ cuối kỳ: Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì để số dư trên Báo cáo tài chính, tác giả đề xuất bổ sung việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dự ngoại tệ cuối kỳ vào lợi nhuận tổng hợp khác, đầu năm sau ghi giảm ngược lại để xóa số dư.  Chênh lệch tỷ giá hối đoái: số liệu lấy từ số dư Có của Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (không kể các khoản điều chỉnh do phân loại lại), trường hợp tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)  Tác động của sự thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sửa chữa sai sót lên từng thành phần của vốn chủ sở hữu: số liệu lấy từ các bút toán điều chỉnh số dư do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sửa chữa sai sót ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu, ví dụ Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”,... tất nhiên là phải thỏa mãn điều kiện ghi vào lợi nhuận tổng hợp khác. Số liệu điều chỉnh cho năm trước được ghi vào cột “Năm trước”, số liệu điều chỉnh cho năm nay ghi vào cột “Năm nay”. Nếu phát sinh bên Có của tài khoản thuộc vốn chủ sở hữu thì ghi số dương, nếu phát sinh bên Nợ của tài khoản thuộc vốn chủ sở hữu thì ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (...).  Điều chỉnh do phân loại lại các khoản đã kết chuyển vào lợi nhuận: căn cứ vào số liệu của các bút toán điều chỉnh do phân loại lại các khoản mục đã trình bày trong lợi nhuận tổng hợp khác kỳ trước và được xử lý kỳ này. 68 Ví dụ: khi một khoản mục Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện kỳ này được ghi nhận vào chi phí. Căn cứ vào bút toán ghi nhận Nợ chi phí/ Có 413, trình bày ở khoản mục điều chỉnh do phân loại lại số liệu của bút toán trên, ghi dương – tương ứng số ghi Có của Tài khoản 413.  Lợi nhuận tổng hợp: cộng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp – mã số 60 và lợi nhuận tổng hợp khác – mã số 80. Trong trường hợp Lợi nhuận tổng hợp khác bằng không (0); đề nghị rút gọn phần thông tin về lợi nhuận tổng hợp và chỉ trình bày ngắn gọn kết quả lợi nhuận tổng hợp khác bằng không (0). Thay đổi chỉ tiêu số 25-Lợi nhuận tổng hợp thành nội dung: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau: B-Thông tin về lợi nhuận tổng hợp 24. Lợi nhuận tổng hợp khác : 0 25. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: XX (Mã số: 60) Theo ý kiến tác giả, không cộng kết quả về mặt số học lợi nhuận tổng hợp khác bằng không (0) vào lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để có kết quả lợi nhuận tổng hợp bằng kết quả lợi nhuận sau thuế. Bởi vì, nếu doanh nghiệp không phát sinh các giao dịch khác ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu thì kết quả lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp tạo ra trong kỳ chính là kết quả từ các hoạt động kinh doanh thông thường, hoạt động tài chính, hoạt động khác trình bày trong Báo cáo lợi nhuận, việc trình bày này đúng với bản chất của thông tin, đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực kế toán quốc tế. Như vậy, dòng cuối cùng của Báo cáo lợi nhuận tổng hợp sẽ thể hiện kết quả kinh doanh trong kỳ, hoặc là kết quả lợi nhuận tổng hợp hoặc lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có các giao dịch khác ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu (lợi nhuận tổng hợp khác bằng 0). 3.2.3 MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC (1) Ảnh hưởng đến việc trình bày trên Bảng cân đối kế toán Các khoản mục đã trình bày trong Báo cáo lợi nhuận tổng hợp không trình bày lại trên Bảng cân đối kế toán. Việc lập và trình bày kết quả kinh doanh theo Báo 69 cáo lợi nhuận tổng hợp làm thay đổi phương thức trình bày các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán. Phần vốn chủ sở hữu sẽ được trình bày thông qua số liệu từ Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu. Đây là một BCTC bắt buộc trong hệ thống BCTC theo IAS/IFRS, tuy nhiên Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu hiện nay ở Việt Nam chưa có, do đó cần phải tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này xem như là một trong những điều kiện cho việc ra đời Báo cáo lợi nhuận tổng hợp và hoàn thiện thông tin trình bày ở phần vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán. (2) Lợi nhuận tổng hợp liên kết với Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu. Báo cáo lợi nhuận tổng hợp cũng như một khái niệm toàn diện về lợi nhuận kế toán là một bước quan trọng trong việc thực hiện Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu. Kết quả của báo cáo biến động vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến sự biến động và kết quả của vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán. Hiện nay, phần báo cáo biến động của vốn chủ sở hữu được trình bày trong Bản thuyết minh BCTC. Quá trình kinh doanh, vốn và nguồn vốn là đối tượng quan trọng của hạch toán kế toán; Trong khi chuẩn mực kế toán quốc tế đã quy định Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu là một trong số một bộ BCTC đầy đủ cho các công ty áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, thì việc nghiên cứu và áp dụng một bảng Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu là một yêu cầu đặt ra đối với kế toán doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian sắp tới. Việc liên kết lợi nhuận tổng hợp cùng với những biến động có nguồn gốc từ chủ sở hữu (góp vốn hay phân phối vốn) sẽ thể hiện trên Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu, cung cấp đến người đọc những thông hữu ích. Tác giả đề xuất Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu (tóm tắt) để làm rõ ý kiến này như sau: 70 BÁO CÁO BIẾN ĐỘNG VỐN CHỦ SỞ HỮU Chỉ tiêu Vốn đầu tư của của sở hữu Lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận chưa phân phối … Cộng Cổ đông không kiểm soát(*) Công ty mẹ (*) 1 2 3 4 5 Lợi nhuận tổng hợp Vốn đầu năm Tăng vốn trong năm Giảm vốn trong năm … Số dư cuối năm (3) Ý kiến về khái niệm vốn và bảo toàn vốn Chuẩn mực chung VAS 01 không đề cập đến việc bảo toàn vốn. Việc ra đời khái niệm toàn diện về lợi nhuận – Lợi nhuận tổng hợp là đang tiến đến gần với lý thuyết nền tảng về lợi nhuận kế toán và có tham chiếu đến vấn đề bảo toàn vốn. Vì vậy, để hoàn thiện cho lý luận về lý thuyết lợi nhuận tổng hợp, cần nghiên cứu bổ sung khái niệm về vốn và bảo toàn vốn để làm cơ sở xác định lợi nhuận, làm cho lợi nhuận thể hiện đúng bản chất của nó. (4) Ý kiến về vấn đề đo lường các đối tượng kế toán a. Giá trị hợp lý: Sự khác biệt Lợi nhuận kế toán theo VAS và IAS cũng xuất phát từ vấn đề đo lường các đối tượng kế toán theo giá trị hợp lý. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào vấn đề khai báo thông tin , không giải quyết các vấn đề liên quan đến đo lường. Tuy nhiên có thể nhấn mạnh thêm, giá trị hợp lý được chấp nhận rộng rãi của một số quốc gia trên thế giới và chấp nhận giá trị hợp lý làm cho việc đo lường lợi nhuận hướng đến bảo toàn vốn. Các nhà nghiên cứu kế toán có bàn về giá trị hợp lý và nhắc đến nó như là một con đường tất yếu trong tương lai cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng đồng thời phù hợp với khuôn khổ 71 pháp lý, lợi nhuận kế toán theo giá gốc có lưu ý đến sự thay đổi giá trị tài sản theo giá thị trường mà chủ yếu là giá trị có thể thực hiện được vẫn là lựa chọn thích hợp cho hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn trước mắt[15]. Thông qua việc nghiên cứu lợi nhuận kế toán theo IAS, rõ ràng rằng lợi nhuận tổng hợp không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh tạo ra trong kỳ mà còn là những rủi ro đối với các nguồn lực hiện tại. Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện lý thuyết lợi nhuận tổng hợp, vấn đề định giá các đối tượng kế toán cũng cần được nghiên cứu hoàn thiện. b.Kế toán các khoản chứng khoán đầu tư: Hiện nay, thông tin về chứng khoán đầu tư thể hiện trên báo cáo gồm: giá trị khoản đầu tư ban đầu theo giá gốc và giá trị khoản đầu tư thuần được trình bày trên Bảng cân đối kế toán theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Các khoản dự phòng được lập cho rủi ro giảm giá chứng khoán. Như vậy, khi sử dụng giá trị hợp lý, tất cả các khoản lãi/lỗ chưa thực hiện đối với chứng khoán đầu tư ghi vào kết quả kinh doanh trong kỳ và khoản lãi/lỗ này sẽ trình bày trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. c. Kế toán lợi ích nhân viên: IAS dựa trên nguyên tắc: chi phí phát sinh do các khoản phải thanh toán về quyền lợi cho người lao động cần được ghi nhận trong kỳ mà các khoản phúc lợi được người lao động tạo ra, chứ không phải thời điểm chi trả hoặc chuyển thành công nợ. Do đó, trong quá trình quản lý quỹ, những khoản lãi/lỗ phát sinh từ quỹ do các khoản nhận được, sự thay đổi các giả định, ước tính,…được dự trữ trữ trong vốn chủ sở hữu cho đến khi thực hiện. Tại Việt Nam, các khoản phúc lợi cho người lao động ngoài các khoản chi trả theo quy định của Nhà nước như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…còn có các phúc lợi thường được quy định trong Điều lệ công ty và liên quan đến quy định về việc trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi hàng năm tại đơn vị. Quy định này chính là cam kết của công ty đối với người lao động. Quỹ khen thưởng phúc lợi hiện nay được trích từ lợi nhuận chưa phân phối và trình bày ở phần Nợ phải trả thuộc Bảng cân đối kế toán. 72 Kế toán lợi ích nhân viên là nội dung mà chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có. Trong tương lai, khi xây dựng kế toán lợi ích nhân viên, cần xét đến những yếu tố rủi ro do quản lý quỹ mà doanh nghiệp gánh chịu và trình bày như là một khoản dự trữ trong thành phần vốn chủ sở hữu và được trình bày trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. d. Công cụ tài chính: Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 210/2009/TT-BTC hướng dẫn về việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. Thông tư này chỉ dừng lại ở quy định công bố, còn các hướng dẫn liên quan đến việc hạch toán kế toán đối với các nghiệp vụ có liên quan thì chưa có. Khi kế toán về công cụ tài chính phát triển hơn nữa, chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính ra đời tại Việt Nam, thì việc chấp nhận giá trị hợp lý sẽ phát sinh các khoản lãi/lỗ trong nghiệp vụ dự phòng ghi vào vốn chủ sở hữu và trình bày trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. 3.2.4 ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU ÍCH CỦA BÁO CÁO LỢI NHUẬN TỔNG HỢP (1) Đánh giá tính hữu ích qua một số chỉ tiêu phân tích Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Một trong những vai trò quan trọng của thông tin lợi nhuận kế toán là cung cấp thông tin cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. a. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh thông qua Báo cáo lợi nhuận tổng hợp Hiện nay, khi phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh thông qua Báo cáo lợi nhuận bằng cách phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu, người sử dụng có thể tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tăng giảm doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí, thu nhập, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Khi Báo cáo lợi nhuận tổng hợp ra đời, người sử dụng có thêm thông tin phân tích, đánh giá sự biến động các khoản chi phí, thu nhập chưa đi vào kết quả lợi nhuận nhưng là các khoản dự trữ trong vốn chủ sở hữu. Phân tích, đánh giá các khoản chi phí, thu nhập đã tính trong lợi nhuận tổng hợp khác ở các kỳ trước nay đã thực hiện và đi vào kết quả kinh doanh. Từ đó có cái nhìn toàn diện về kết quả lợi nhuận của 73 toàn bộ quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện đối với hàng hóa dịch vụ đã bán được và đối với những giao dịch khác ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu, dựa trên đó để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ. b. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh Xét về bản chất, hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị. Một số các chỉ tiêu phân tích tài chính có liên quan đến lợi nhuận kế toán như: -Sức sinh lời của tài sản = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, Báo cáo lợi nhuận tổng hợp cung cấp thông tin lợi nhuận tổng hợp – bên cạnh kết quả của hàng hóa, dịch vụ đã bán, còn có kết quả của những rủi ro đối với tài sản hiện tại của doanh nghiệp làm cho việc tính toán chỉ tiêu này trở nên chính xác hơn với ý nghĩa của nó. -Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng tốt. Báo cáo lợi nhuận tổng hợp cung cấp thông tin về lợi nhuận tổng hợp – phản ánh tất cả các khoản thu nhập, chi phí làm tăng/giảm vốn chủ sở hữu trong kỳ làm cho việc tính toán chỉ tiêu này chính xác hơn so với việc tính toán chỉ dựa trên một phần tăng/giảm vốn chủ sở hữu do kết quả của hàng hóa đã bán. - Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS): theo hướng dẫn của VAS 30 – Lãi trên cổ phiếu, phương pháp tính EPS như sau: Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Lợi nhuận (lỗ) chia cho các cổ phiếu phổ thông Tổng cổ phiếu phổ thông trong kỳ 74 Chỉ tiêu ở tử số là: Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông là các khoản lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ sau khi được điều chỉnh bởi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, những khoản chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi và những tác động tương tự của cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại vào nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, các cổ đông đầu tư 1 đồng cổ phiếu phổ thông theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, càng hấp dẫn nhà đầu tư. Dựa trên thông tin về lợi nhuận tổng hợp trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp, người sử dụng có thể tính toán EPS đa chiều hơn. Phân tích hiệu quả kinh doanh dành cho nhà đầu tư -Tỷ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần = Lợi nhuận sau thuế x 100 Vốn cổ phần bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, cổ đông đầu tư 100 đồng cổ phiếu theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Báo cáo lợi nhuận tổng hợp cung cấp thông tin về lợi nhuận tổng hợp – lợi nhuận phản ánh toàn diện kết quả quá trình kinh doanh giúp cho việc tính toán chỉ số này được thực hiện toàn diện hơn. Như vậy, thông qua một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh đã phân tích trên đây, sự ra đời của Báo cáo lợi nhuận tổng hợp cung cấp cho người sử dụng thông tin đa chiều hơn, làm cho hệ thống chỉ số phân tích có thể không tồn tại duy nhất một kết quả. EPS có thể có 2 kết quả khác nhau dựa vào lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận tổng hợp. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, mỗi kết quả sẽ có một vai trò nhất định và xuất phát từ bản chất khác nhau của các khái niệm lợi nhuận. Sử dụng khái niệm nào là tùy thuộc vào mục đích phân tích của người sử dụng. Báo cáo lợi nhuận tổng hợp cung cấp thông tin nhiều chiều về lợi nhuận và những rủi ro đối với tài sản hiện hữu, cung cấp thông tin hữu ích đến người sử dụng. (2) Đánh giá ý nghĩa của việc hoàn thiện Báo cáo lợi nhuận tổng hợp Theo ý kiến của tác giả, những ý nghĩa đạt được của việc hoàn thiện là: 75  Thu hẹp khoảng cách kiến thức giữa Việt Nam và Quốc tế.  Tiến gần hơn với bản chất của lợi nhuận.  Đem đến những thay đổi trong tư duy về lợi nhuận.  Cơ sở cho việc ra đời Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu.  Nâng cao tính hữu ích và minh bạch của thông tin lợi nhuận đối với người sử dụng. 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (1) Đối với Quốc hội: Xem xét các điều quy định của Luật kế toán trong mối quan hệ với các luật khác, làm cơ sở triển khai các văn bản dưới luật. Ví dụ như – Điều 7.Nguyên tắc kế toán : “Giá trị tài sản được tính theo giá gốc…” Khái niệm Lợi nhuận tổng hợp ra đời dựa trên quan điểm bảo toàn vốn. Luật kế toán cần bổ sung vấn đề liên quan đến định giá các đối tượng kế toán làm cơ sở triển khai các văn bản khác. Điều 29.Báo cáo tài chính quy định bộ BCTC cho các đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm Bảng cân đối kế toán, BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Để hỗ trợ cho việc ra đời Báo cáo lợi nhuận tổng hợp, cần thay thế báo cáo này cho tên gọi BCKQHĐKD theo Luật, ngoài ra cùng với việc tiếp cận quan điểm lợi nhuận kế toán mới, việc dự thảo chuẩn bị cho một báo cáo về biến động vốn chủ sở hữu bổ sung vào Luật kế toán cũng là một bước đi trong tương lai. Thêm nữa, Luật kế toán cũng quan tâm đến vấn đề công khai và yêu cầu công khai. Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm hơn là sự minh bạch, mà điều này không đề cập đến trong Luật cũng như không có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý. Để nâng cao tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Luật cần nghiên cứu bổ sung vấn đề minh bạch thông tin tài chính. 76 (2) Đối với Bộ Tài Chính: Bộ tài chính cần đưa những dự thảo cho công chúng có thể dễ dàng tiếp cận với những khái niệm mới, thảo luận với công chúng, xin ý kiến các bên liên quan, xây dựng một trình tự thủ tục hợp pháp ban hành những nội dung mới của chuẩn mực. Đối với các nhà hoạch định chính sách cần phối hợp đồng bộ trong việc ban hành chuẩn mực và các văn bản pháp lý liên quan đến những nội dung thay đổi. Trong quá trình xây dựng và sửa đổi chuẩn mực phải từng bước sao cho phù hợp với định hướng hội tụ kế toán quốc tế và xác lập từng bước đi thích hợp cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế không thể xa rời quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. (3) Đối với hội nghề nghiệp: Về phía hội nghề nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi cho những người hành nghề tham gia sinh hoạt và thảo luận những nội dung mới. Hội nghề nghiệp phải nỗ lực thể hiện vai trò tích cực tạo lập một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cũng như chuyên môn để những người quan tâm nâng cao tầm hiều biết về nghiệp vụ; Mở rộng phạm vi và chức năng của các tổ chức giáo dục, các hiệp hội nghề nghiệp trong việc giám sát và đóng góp ý kiến liên quan đến việc ban hành cũng như thực hiện các hướng dẫn. (4) Đối với cơ quan đào tạo Vai trò của nhà trường trong việc nghiên cứu chương trình đào tạo phù hợp để cung cấp kiến thức và kỹ năng cũng như cập nhật những nội dung mới đến người học. Tích cực trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tích cực trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm từ các học viện ở những quốc gia có hệ thống kế toán phát triển cũng như các tổ chức ban hành chuẩn mực quốc tế Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo của nhà trường về lĩnh vực kế toán theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng cho học viên vừa phù hợp với thực trạng Việt Nam vừa chuẩn bị cho những bước tiền đề hội tụ với kế toán quốc tế. 77 (5) Đối với doanh nghiệp Ủng hộ tích cực một vấn đề mới trong chuẩn mực cũng như thiện chí thực hiện cùng với sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Trước hết, đó là nỗ lực đầu tư xây dựng một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực, hệ thống công nghệ đảm bảo xử lý và lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan đến các giao dịch đầy đủ, chính xác đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng; Thêm vào đó, trên cơ sở các vấn đề mới phát sinh được quy định trong chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp phải tự xây dựng chính sách kế toán cho riêng mình để áp dụng tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện huấn luyện cho các nhân viên kế toán hiểu biết các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới và đóng góp các ý kiến về sự ảnh hưởng của việc áp dụng trong thực tế tại doanh nghiệp thông qua các tổ chức nghề nghiệp, các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ. 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế về lập và trình bày Báo cáo lợi nhuận tổng hợp là cơ sở để hoàn thiện cho chuẩn mực kế toán Việt Nam và các Chế độ kế toán liên quan đến việc công bố thông tin về lợi nhuận trên báo cáo tài chính. Việc hoàn thiện và đề xuất công bố kết quả lợi nhuận trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp theo đề tài nghiên cứu đạt được một số ý nghĩa nhất định, đặc biệt là đối với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra là hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Để hoàn thiện hơn nữa, cần có những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề đo lường các đối tượng kế toán để tiến đến một xu thế chung là lợi nhuận kế toán đạt được sau khi đã bảo toàn vốn. Những giải pháp và kiến nghị nêu trên là ý kiến riêng của tác giả nhằm góp phần nghiên cứu vấn đề công bố và tập hợp thông tin trên báo cáo kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Bộ Tài Chính (2006), Chuẩn mực kế toán 01 – Chuẩn mực chung, theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài Chính (2006), Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính, theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài Chính (2006), Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 4. Bộ Tài Chính (2006), Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 5. Bộ Tài Chính (2006), Chuẩn mực kế toán số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót, theo Quyết định số 112/2005/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 6. Bộ Tài Chính (2006), Chuẩn mực kế toán số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 7. Bộ Tài Chính (2006), Chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình, theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 8. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 “Chế độ kế toán doanh nghiệp”, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 9. Thông tư 201/2009/TT-BTC “Hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp”, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 10. Thông tư 210/2009/TT-BTC “Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính”, Bộ Tài Chính, Hà Nội. 11. Walter B.Meigs – Robert F.Meigs (1994), “Kế toán – Cơ sở của các quyết định kinh doanh (Accounting – The basis for business decisions)”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. PSG.TS.Nguyễn Năng Phúc (2008), “Phân tích báo cáo tài chính”, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 13. TS Nguyễn Thế Lộc-TS Vũ Hữu Đức (2010), “Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế”, Nxb Lao Động-Xã Hội, Hà Nội. 14. Vũ Hữu Đức, Trần Thị Giang Tân và Nguyễn Thế Lộc (2010), “Chuẩn mực kế toán Việt Nam-Những vấn đề chung và các yếu tố của báo cáo tài chính”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 15. Nguyễn Thế Lộc (2006), “Định giá tài sản và xác định lợi nhuận”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM. 16. Nguyễn Thị Kim Cúc (2009), “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.HCM. 17. Phạm Thị Thanh Hà (2009), “Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.HCM. 18. Nguyễn Thế Lộc (2010), “Tính thích hợp và đáng tin cậy của “giá trị hợp lý” trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế”, Tạp chí kinh tế phát triển-Số 3-Tháng 02/2010. 19. Phạm Hoài Hương (2010), “Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng-Số 5(40).2010 Tiếng Anh 20. Kevin Homes (2001), “The Concept of Income: A multi – disciplinary analysis”, IBFD Publications, f+income&hl=vi&ei=j67XTs67Csy5iAemnaDSDQ&sa=X&oi=book_result &ct=result&resnum=1&ved=0CCwQ6AEwAA, ngày 12/12/2010. 21. Robert Bloom Pieter T.Elgers (1981), “Accounting Theory & Policy”, Harcourt Brace Jovanovich, Inc. 22. International Accounting Standards Board, IAS 1 Presentation of Financial Statements, IASCF. 23. International Accounting Standards Board, IAS Framework, IASCF. 24. International Accounting Standards Board, Summaries of International Financial Reporting Standards-IAS 1 Presentation of financial statements, 25. International Accounting Standards Board, IAS16-Property, Plant and Equipment, IASCF. 26. International Accounting Standards Board, IAS121-The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates , IASCF. 27. International Accounting Standards Board, IA138-Intangible Assets , IASCF. 28. International Accounting Standards Board, IAS 39-Financial Instrument:Recognition and Measurement , IASCF. 29. International Accounting Standards Board, IAS 32-Financial Instrument:Disclosure and Presentation , IASCF. 30. International Accounting Standards Board, IFRS 9-Financial Instrument , IASCF Phụ lục 1: Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC Đơn vị báo cáo: ................. Mẫu số B 02 – DN Địa chỉ:…………............... (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm……… Đơn vị tính:............ CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 51 52 VI.30 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần. Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP (Ý kiến của DN về thực trạng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hiện nay) NỘI DUNG KHẢO SÁT Xin Anh(Chị) đánh dấu vào chỉ một số (hoặc chọn nút checked) cho mỗi phát biểu. Hoàn toàn không đồng ý: chọn 1 Tương đối không đồng ý: chọn 2 Không ý kiến: chọn 3 Tương đối đồng ý: chọn 4 Hoàn toàn đồng ý: chọn 5 1-Đánh giá chung về Báo cáo tài chính Xin cho biết mức độ đồng ý của Anh(Chị) trong các phát biểu sau đây: Phát biểu Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý Các quy định pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC về cơ bản đã hoàn chỉnh. 1 2 3 4 5 Các quy định về phương pháp đánh giá,ghi nhận và trình bày các yếu tố của BCTC đã phản ánh được tình hình tài chính,tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. 1 2 3 4 5 Về mặt cấu trúc, việc quy định hình thức trình bày làm cho BCTC chưa linh hoạt thích ứng với từng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. 1 2 3 4 5 Các chỉ tiêu trong từng BCTC chưa đầy đủ. 1 2 3 4 5 Về cơ bản, BCTC đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích để ra các quyết định kinh tế. 1 2 3 4 5 2-Đánh giá về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) Xin cho biết mức độ đồng ý của Anh(Chị) trong các phát biểu sau đây: Phát biểu Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý BCKQHĐKD nên được gọi là Báo cáo lợi nhuận. 1 2 3 4 5 Thông tin trình bày trên BCKQHĐKD thật sự dễ hiểu đối với đa số người sử dụng. 1 2 3 4 5 Các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD phản ánh trung thực, hợp lý tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động. 1 2 3 4 5 Thông tin trên BCKQKD chưa phản ánh kịp thời toàn 1 2 3 4 5 bộ kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Thông tin trên BCKQHĐKD được quan tâm nhiều nhất là lợi nhuận. 1 2 3 4 5 Thông tin lợi nhuận thích hợp cho việc đánh giá khả năng sinh lời. 1 2 3 4 5 Thông tin lợi nhuận thích hợp cho việc đánh giá năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc điều hành kinh doanh. 1 2 3 4 5 Thông tin lợi nhuận giúp dự đoán dòng tiền trong tương lai. 1 2 3 4 5 Thông tin về lợi nhuận trên BCKQHĐKD thực sự gắn kết với sự biến động vốn chủ sở hữu. 1 2 3 4 5 Hiện nay còn có các giao dịch, sự kiện khác làm phát sinh các khoản lãi hoặc lỗ trong kỳ ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu chưa được phản ánh trong kết quả lợi nhuận. 1 2 3 4 5 Để cung cấp thông tin trung thực và hợp lý, việc công bố tất cả các khoản lãi/lỗ ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu trong kỳ tập hợp trên một báo cáo là cần thiết. 1 2 3 4 5 3-Ý kiến của doanh nghiệp về BCKQHĐKD hiện hành phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế Xin cho biết mức độ đồng ý của Anh(Chị) trong các phát biểu sau đây: Phát biểu Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý BCKQHĐKD cần liên tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế dù rằng về cơ bản vẫn đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. 1 2 3 4 5 BCKQHĐKD cần đáp ứng yêu cầu về thông tin tài chính hữu ích và minh bạch của doanh nghiệp để phát triển và hội nhập với kinh tế quốc tế. 1 2 3 4 5 Kiến nghị của doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP1 1. Tên doanh nghiệp .................................................................................................... 2. Địa chỉ trụ sở chính ................................................................................................. 3. Loại hình sở hữu doanh nghiệp nơi Anh ( 4. Chị) làm việc: 1.Doanh nghiệp Nhà nước 5.Công ty Hợp danh 2.Công ty Cổ phần 6.Doanh nghiệp tư nhân 3.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 7.Công ty TNHH 4. Công ty Liên doanh 8.Khác (xin ghi rõ).....………….. 5. Quy mô doanh nghiệp tính theo vốn đầu tư của chủ sở hữu: (VND)…..………… 6. Họ tên (tùy ý) Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của Anh (Chị). Kính chào trân trọng. Ngày tháng năm Người cho ý kiến PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT (Ý kiến của nhà đầu tư về thực trạng báo cáo kết quả kinh doanh hiện nay) NỘI DUNG KHẢO SÁT Xin Anh(Chị) đánh dấu vào chỉ một ô(hoặc chọn nút checked) cho mỗi phát biểu. Xin cho biết ý kiến của Anh(Chị) trong các phát biểu sau đây: 1-Đánh giá chung về việc sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính 1. Báo cáo tài chính có tác động đến quyết định đầu tư của Anh/Chị không? Không ảnh hưởng Ảnh hưởng đáng kể Ảnh hưởng một phần Hoàn toàn ảnh hưởng 2. Thông tin hữu ích để ra quyết định cung cấp từ các báo cáo nào? Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Bộ BCTC 3. Báo cáo tài chính đã được chuẩn hóa, đầy đủ, hợp lý? Không đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Không ý kiến 1 Tất cả thông tin trong Phiếu điều tra này sẽ chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích nghiên cứu. Chúng tôi cam kết không công khai các thông tin mà anh/chị đã cung cấp. 2-Đánh giá về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD). 4. Thông tin về lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng tác động đến quyết định đầu tư của anh/chị. Không đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Không ý kiến 5. Theo ý kiến của Anh/Chị, BCKQHĐKD cần xem xét bổ sung về: Cách thức trình bày. Cách thức công bố . Thông tin đánh giá toàn diện khả năng tạo lợi nhuận trong tương lai và khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá, ghi nhận nhằm tăng cường khả năng trình bày trung thực thông tin về kết quả kinh doanh. Không ý kiến. 3 – Ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung thông tin trên BCKQHĐKD hướng đến hội nhập kinh tế quốc tế 6. Sắp xếp lại các chỉ tiêu hướng đến tính hữu ích của thông tin Không đồng ý Đồng ý Ý kiến khác………………………………………………… 7. Hoàn thiện BCKQHĐKD phù hợp với nhu cầu thông tin đa dạng cho các đối tượng và theo thông lệ quốc tế. Không đồng ý Đồng ý Ý kiến khác…………………………………………………………… Ý kiến khác về Báo cáo kết quả kinh doanh hiện nay: …………………………………………………………………………………… …… NGƯỜI CHO Ý KIẾN Họ và tên Địa chỉ Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của Anh (Chị). Kính chào trân trọng. Ngày tháng năm Người cho ý kiến Phụ lục 3 Danh sách doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát STT Tên doanh nghiệp Loại hình sở hữu Quy mô vốn góp chủ sở hữu (ĐVT:đồng) 1 TCTY Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí Công ty Cổ phần 2.000.000.000.000 2 Công ty TNHH MTV TM & DV Kỹ Thuật Khoan Dầu Khí Công ty TNHH 100.000.000.000 3 Công Ty Kỹ Thuật Máy Bay Công ty TNHH 420.000.000.000 4 Công Ty Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn Công ty Cổ phần 400.000.000.000 5 Công Ty Liên Doanh MSC Việt Nam Công ty Liên doanh 12.000.000.000 6 Công ty Cổ Phần Cao Su Sài Gòn Kymdan Công ty Cổ phần 105.000.000.000 7 Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ Tin Học HPT Công ty Cổ phần 59.000.000.000 8 Công Ty Cổ Phần Tín Nghĩa Logistics Tín Nghĩa – ICD Biên Hòa Công ty Cổ phần 133.688.000.000 9 Công Ty Liên Doanh PVD-Tubulars Managerment Công ty Liên doanh 60.000.000.000 10 Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Giếng Khoan Dầu Khí Công Ty TNHH 50.000.000.000 11 Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Biển Công ty TNHH 80.000.000.000 12 Công Ty CP Chứng Khoán Tân Việt Công ty Cổ phần 350.000.000.000 13 Transworld Logistics Công ty TNHH 20.000.000.000 14 Công Ty CP Du Lịch Sài Gòn Công ty Cổ phần 108.000.000.000 15 Công Ty TNHH TFB Việt Nam Công ty TNHH 47.263.800.000 16 Công Ty TNHH ALTHFY Công ty TNHH 6.465.400.000 17 Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thương Mại TP.Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần 1.000.000.000.000 18 Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Đô Thành Công ty Cổ phần 81.518.200.000 19 Công Ty Cổ Phần Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh Công ty Cổ phần 31.970.000.000 20 Công Ty Cổ Phần Trang Trí Nội Thất Mộc Đại Công ty Cổ phần 4.000.000.000 21 Công Ty Quảng Cáo SOL Công ty TNHH 2.000.000.000 22 Công Ty TNHH ASATSU-DK Việt Nam Công ty TNHH 3.000.000.000 23 Công Ty TNHH Nhiên Liệu Sinh Học Phương Đông Công ty TNHH 20.000.000.000 24 Công Ty Địa Vật Lý Giếng Khoan Công ty TNHH 50.000.000.000 25 Công Ty Cổ Phần Đào Tạo Kỹ Thuật PVD Công ty Cổ Phần 26.354.650.000 Phụ lục 4 Quá trình hình thành và những thay đổi của IAS 1 -Tháng 3 năm 1974: bảng dự thảo E1về trình bày các chính sách kế toán được đưa ra để thảo luận điều chỉnh. -Tháng 1 năm 1975: IASC chính thức ban hành IAS 1 “Trình bày các chính sách kế toán” (IAS 1 - Disclosure of Accounting Policies). -Tháng 7 năm 1996: bảng dự thảo E53 về Trình bày báo cáo tài chính được đưa ra nhằm mục đích hợp nhất IAS 1 (1975) “Trình bày các chính sách kế toán”, IAS 5 (1976) “Thông tin công bố trên báo cáo tài chính”và IAS 13 (1979) “ Trình bày tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn”. -Tháng 8 năm 1997 :IAS 1 chính thức được đổi tên thành chuẩn mực về “Trình bày báo cáo tài chính” (IAS 1 - Presentation of Financial Statements) thay thế cho IAS 1 (1975), IAS 5 (1976) và IAS 13 (1979) và có hiệu lực vào ngày 01/7/1998. -Sau khi IASB được thành lập chính thức vào năm 2001, IASB quyết định tất cả các chuẩn mực và hướng dẫn đã ban hành bởi IASC trước đây vẫn tiếp tục được áp dụng trừ khi và cho đến khi được điều chỉnh lại. -Tháng 12 năm 2003: IASB thực hiện xem xét để điều chỉnh lại IAS 1. -Tháng 08 năm 2005: chính thức ban hành bản điều chỉnh IAS 1(sửa đổi 2005) bổ sung yêu cầu công bố thông tin về vốn (Capital Disclosures) và có hiệu lực từ 1/1/2007. -Tháng 3 năm 2006: IASB công bố bản dự thảo mới, hoàn thiện việc trình bày BCTC của doanh nghiệp và tiến tới hoàn thiện IAS 1. Đây là một phần trong kết quả đạt được của Dự án hội nhập với US GAAP, là hoàn thành phần A của dự án có liên quan đến Trình bày báo cáo tài chính. Kết quả của nó là IASB đã ban hành chính thức bản sửa đổi IAS 1 vào năm 2007. -Tháng 9 năm 2007: ban hành chính thức bản sửa đổi IAS 1 (sửa đổi 2007) Trình bày báo cáo tài chính (IAS 1(revise 2007) Presentation of Financial Statements) có hiệu lực sau ngày 1/1/2009 và cho phép áp dụng sớm hơn. Phụ lục 5 Các thành phần của Hệ thống báo cáo tài chính theo IAS 1 IAS 1 quy định hệ thống BCTC đầy đủ bao gồm: 1. Báo cáo tình hình tài chính (Statement of Financial Position). 2. Báo cáo tình hình kinh doanh: - Báo cáo kết quả lợi nhuận (Income Statement): trong trường hợp trình bày báo riêng rẽ, và - Báo cáo lợi nhuận tổng hợp (Statement of Comprehensive Income): những thay đổi trong vốn chủ sở hữu khác với những phát sinh từ giao dịch và phân phối cho chủ sở hữu. 3. Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu (Statement of changes in Equity): mọi thay đổi trong vốn chủ sở hữu. 4.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement). 5.Thuyết minh: bao gồm bảng tóm tắt những chính sách kế toán quan trọng và những ghi chú giải thích. Phụ lục 6 Báo cáo Lợi nhuận tổng hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflap_bao_cao_ket_qua_hoat_dong_kinh_doanh_theo_chuan_muc_ke_toan_quoc_te.pdf
Tài liệu liên quan