Luận văn Nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng

Các chính sách của Nhà nước có tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty nói chung và của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu nói riêng. Theo chúng tôi thì Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn đối với các công ty sản xuất chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông sản như công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu này. Những chính sách có thể tạo điều kiện tốt cho công ty trong sản xuất kinh doanh như là: - Chính sách khuyến nông với nông dân từ đó tạo điều kiện cho nguồn nguyên liệu công ty được ổn định về số lượng, tốt về chất lượng, hạ về giá thành. - Chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu cần được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện hơn nữa sẽ giúp cho công ty có nhiều thuận lợi trong sản xuất chế biến và kinh doanh và các hoạt động xuất khẩu - Đối với việc quản lý thị trường: Nhà nước cũng phải quan tâm hơn để giải quyết tình trạng làm hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, điều này giúp cho các công ty làm ăn chân chính tránh được thiệt thòi trong cạnh tranh trên thị trường.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cả doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế vượt trội về công nghệ sản xuất nên năng lực cạnh tranh của họ là rất cao đặc biệt là khi ngành nông nghiệp của chúng ta chính thức vào WTO. Thuế xuất nhập khẩu được dỡ bỏ. Chính môi trường canh tranh này sẽ tạo nên sức ép đối với công ty. Tồn tại hay là phá sản tùy thuộc vào khả năng của công ty mà thôi. - Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng tới nước ta. Toàn bộ tập đoàn tàu thủy Nam Triệu cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Từ cuối năm 2008 tổng công ty chính thức rơi vào khủng hoảng và đã cắt khoản viện trợ tài chính cho công ty. Mất nguồn hỗ trợ này là một thách thức lớn vào thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó nguồn huy động vốn từ bên ngoài là cũng rất khó khăn do khủng hoảng chung. Vì vậy với công ty lúc này thì mục tiêu trước hết là làm sao công ty trụ vững và thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này, khi mà nguy cơ khủng hoảng sẽ kéo dài hết năm 2009. - Khả năng nắm bắt thông tin về đối thủ, về thị trường mập mờ không rõ nên quyết định ra chính sách kinh doanh là cả một vấn đề lớn đối với công ty lúc này. Chỉ cần một nhận định sai lệch về tình hình kinh tế tại thời điểm này, hay một sự sai lệch về thị trường về đối thủ cạnh tranh là rất có thể công ty sẽ phải trả giá đắt. 4.2.2 Những vấn đề phát sinh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty Qua quá trình thực tập ở công ty, được tham gia giao bán hàng, có điều kiện nhìn nhận quan sát một cách khách quan từ phía khách hàng, từ phía nhân sự trong công ty, từ hoạt động tiêu thụ tôi thấy trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty có những phát sinh sau: - Lãnh đạo công ty ấn định mức giá bán hàng và giao cho nhân viên phòng Kế hoạch thị trường nên khi tiêu thụ sản phẩm thiếu đi sự linh hoạt về giá đặc biệt là tiêu thụ theo kênh trực tiếp. Thời điểm thay đổi nhưng giá bán không thay đổi theo là nguyên nhân chính dẫn tới hiện trạng tồn đọng theo ngày bán của công ty. Mọi sự linh hoạt về giá sẽ làm nên thành công của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. - Quản lý nhân sự trong qua trình cắt cử người đi giao hàng yếu, lỏng lẻo xảy ra hiện tượng “ăn chặn”. Trong nội bộ công ty cũng đã từng phải xử lý hai trường hợp ăn chặn như trên, nhưng sau đó không đưa ra được giải pháp nào đối với vấn đề nhân sự. Hiện tượng lợi dụng sau khi bán hết hàng thời gian còn lại không trở lại phục vụ công ty mà đi làm việc riêng đến lúc gần hết giờ mới quay lại công ty. - Hiện tượng “chờ giải quyết ” từ phía lãnh đạo công ty nên sản phẩm tồn đọng còn nhiều phải đưa vào hủy còn khá lớn. Hoặc chuyển mục đích sử dụng (đưa vào chế biến) đã ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm chế biến mà công ty cung ứng ra thị trường, - Vấn đề không rõ ràng trong việc phân chia khối lượng sản phẩm đưa và sơ chế, chế biến với khối lượng đưa đi tiêu thụ trực tiếp nên khối lượng tiêu thụ trực tiếp lúc thiếu lúc thừa là nguyên nhân của việc tồn đọng hàng. Phản ánh cho hoạt động công tác thị trường, nắm bắt nhu cầu của thị trường còn yếu kém. Chưa tạo được sự liên kết liên tục giữa bên thu hoạch và phòng Kế hoạch thị trường trong việc ngừng hay cung ứng sản phẩm đảm bảo khi thị trường thiếu thì có ngay hay thừa thì nhanh chóng ngừng thu hoạch. - Giao hàng không có doanh thu, thường xuyên xảy ra đối với thanh toán chuyển khoản, xin khất nợ của một số khách hàng. Nhưng do chiến lược khách hàng là ưu tiên số một nên công ty vẫn cung ứng là nguyên nhân dẫn đến nguồn nợ phải thu khó đòi tăng. Vì vậy nguồn thu để trở lại đầu tư kinh doanh hạn chế. - Không kiểm soát giá cả của một số kênh trung gian hoặc hợp đồng không chặt chẽ về giá dẫn đến sự tự động tăng giá một cách vô tội vạ ở một số kênh hãng trung gian làm mất hình ảnh sản phẩm của công ty. - Trong vấn đề phân khúc thị trường, xác định đối tượng khách hàng xảy ra mâu thuẫn. Thị trường chính thì phải xác định khách hàng chủ yếu ở đó. Chẳng hạn xác định Hải Phòng, Quảng Ninh là 2 thị trường trọng tâm thì phải hướng vào những khách hàng có thu nhập trung bình khá là chính. Nhưng công ty lại hướng vào khách hàng “đại gia”. 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu 4.3.1 Khách hàng của công ty Để biết được những phản ứng khác nhau từ phía người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty và sự ảnh hưởng của khách hàng tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty tôi đã tìm hiểu trực tiếp người tiêu dùng trong quá trình bán hàng với tổng số khách hàng được hỏi là 120 người và nhận được kết quả như sau: Bảng 4.7: Sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của công ty Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Tổng số người 120 100 1. Về chất lượng sản phẩm - Tốt 73 60.83 - Trung bình 40 33.33 - Kém 7 5.84 2. Mẫu mã bao bì đóng gói - Đẹp 32 26.67 - Bình thường 77 64.16 - Xấu 11 9.17 1.3 Về giá cả - Đắt 41 34.17 - Trung Bình 70 58.33 - Rẻ 9 7.50 Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra Như ta đã biết khách hàng sẽ quyết định tất cả là mua hay không mua sản phẩm, chúng ta không thể bắt ép người tiêu dùng mua sản phẩm của chúng ta. Mọi quyết định của họ đưa ra sẽ dựa trên thu nhập, thị hiếu, thói quen của họ đối với sản phẩm và sự so sánh giữa sản phẩm của công ty và sản phẩm cùng loại của các hãng khác về giá cả, chất lượng, mẫu mã..., đáp ứng được những điều trên thì sản phẩm của công ty mới được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu thụ rộng rãi. Trong khi đó sản phẩm của công ty mới chỉ tạo được uy tín ở 3 thị trường chính là Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình đối với từng loại sản phẩm. Trong đó lượng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là từ phía khách hàng thường xuyên và khách hàng quen thể hiện như sau: Bảng 4.8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty của khách hàng thường xuyên và không thường xuyên của công ty (quý I năm 2009) ĐVT: tấn Thị trường Loại sản phẩm KH1 KH2 So sánh (lần) KH1/KH2 Hải Phòng Rau 125,45 55,22 2,27 Thịt gia cầm (gà) 9,37 2,64 3,55 Thịt gia súc (lợn) 10,10 6,09 1,66 ĐVQH - Thịt đà điểu 0,87 0,12 7,25 - Thịt hươu 0,38 0,08 4,75 - Thịt nhím 0,31 0,06 5,17 SPCB - Trồng trọt 40,6 14,23 2,85 - Chăn nuôi 0,45 0,10 4,50 hoa lan (giò) 5240 3125 1,67 Thủy sản nước ngọt 9,72 2,34 3,96 Quảng Ninh Rau 35,76 11,88 3,01 Thịt gia súc 10,32 2,16 4,78 Thịt gia cầm 8,30 3,1 2,68 SPCB - Trồng trọt 30,33 10,58 2,86 - Chăn nuôi 0,26 0,08 3,25 ĐVQH - Thịt đà điểu 0,41 0,14 2,93 - Thịt hươu 0,23 0,06 3,83 - Thịt nhím 0,13 0,03 4,33 Hà Nội SPCB - Trồng trọt 32,25 11,62 2,77 - Chăn nuôi 0,18 0,03 6 ĐVQH 0,58 0,21 2,76 - Thịt đà điểu 0,27 0,12 2,25 - Thịt hươu 0,19 0,07 2,71 - Thịt nhím 0,12 0,02 6,00 Hoa Lan (giò) 735 267 2,75 Quảng Bình Tôm 40,26 12,58 3,48 Nguồn: phòng Kế hoạch thị trườngcủa công ty KH1: khách hàng thường xuyên KH2: khách hàng không thường xuyên Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy được tầm ảnh hưởng của khách hàng thường xuyên đối với tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty, có tới khoảng hơn 2/3 lượng sản phẩm các loại của công ty được tiêu thụ bởi khách hàng thường xuyên với mức tiêu thụ gấp khoảng 1,5 – 6 lần đối với từng mặt hàng và ở từng thị trường. Chẳng hạn ở thị trường Hải Phòng sản phẩm ĐVQH được tiêu thụ bởi khách hàng thường xuyên gấp từ 4,75 đến 7,25 lần so với khách hàng không thường xuyên tùy vào từng mặt hàng trong đó thịt nhím có khách hàng thường xuyên tiêu thụ hơn khách hàng không thường xuyên ở mức cao nhất gấp 4,33 lần, nhưng ở thị trường Hà Nội lại không phải là sản phẩm ĐVQH mà nó lại là sản phẩm chế biến từ chăn nuôi như dăm, xúc xích, lạp sườn, thị đông lạnh... khách hàng thường xuyên của công ty thì khá đa dạng bao gồm cả các hộ gia đình tiêu dùng hàng ngày và các quầy hàng bán lẻ của gia đình, đại lý, nhà hàng khách sạn... nhưng sức tiêu thụ lớn nhất trong số khách hàng thường xuyên này là các nhà hàng và khách sạn. Họ liên hệ trực tiếp với công ty hoặc đồng thời họ cũng tiêu thụ trên các kênh trung gian đại lý gần đó, chiếm khoảng trên 60% sản lượng tiêu thụ bởi khách hàng thường xuyên của công ty. Còn khách hàng không thường xuyên của công ty thì phần lớn là các hộ gia đình chi tiêu hàng ngày và một lượng nhỏ quầy hàng bán lẻ của các hộ gia đình mới thành lập hoặc là mới bắt đầu kinh doanh mặt hàng của công ty. Nếu xét theo khách hàng lâu năm và khách hàng mới thì lại có một sự khác biệt về tiêu thụ thể hiện qua bảng số liệu 4.9 Bảng 4.9 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty của khách hàng lâu năm và khách hàng mới (quý I năm 2009) ĐVT: tấn Thị trường Loại sản phẩm KHln Khm So sánh (lần) KHln/Khm Hải Phòng Rau 100,31 80,36 1,25 Thịt gia cầm (gà) 7,67 4,34 1,77 Thịt gia súc (lợn) 9,56 6,63 2,93 ĐVQH 1,67 0,15 11,13 - Thịt đà điểu - Thịt hươu - Thịt nhím SPCB - Trồng trọt 37,79 17,04 2,22 - Chăn nuôi 0,38 0,17 2,23 Hoa lan (giò) 4348 4017 1,06 Thủy sản nước ngọt - 216 - Quảng Ninh Rau 30,25 17,39 1,74 Thịt gia súc 7,83 4,65 1,68 Thịt gia cầm 7,31 4,09 1,79 SPCB - Trồng trọt 27,65 13,26 2,08 - Chăn nuôi 0,21 0,13 1,61 ĐVQH - Thịt đà điểu 0,47 0,07 6,71 - Thịt hươu 0,26 0,05 5,20 - Thịt nhím 0,12 0,03 4,00 Hà Nội SPCB - Trồng trọt 27,94 15,93 1,75 - Chăn nuôi 0,12 0,09 1,33 ĐVQH 0,52 0,27 1,92 - Thịt đà điểu 0,32 0,14 2,28 - Thịt hươu 0,12 0,08 1,50 - Tthịt nhím 0,08 0,05 1,60 Hoa Lan (giò) 601 401 1,50 Quảng Bình Tôm 38,75 14,09 2,75 Nguồn: phòng Kế hoạch thị trườngcủa công ty Trong đó KHln: khách hàng lâu năm KHm: khách hàng mới Qua bảng số liệu trên ta thấy cũng như việc phân chia thành khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên, khách hàng lâu năm vẫn là những người tiêu thụ lương lớn sản phẩm của công ty gấp vào khoảng từ 1,06 – 5,66 lần so với khách hàng mới. Phần lớn là khách hàng thường xuyên của công ty và khách hàng lâu năm là trùng nhau. Nhưng số lượng khách hàng mới và khách hàng không thường xuyên thì lại khác nhau. Khách hàng mới có số lượng nhiều hơn khách hàng không thường xuyên bởi vì nó bao hàm trong đó cả một lượng khách hàng thường xuyên. Có những khách hàng của công ty dù chỉ mới tiêu thụ một hai lần nhưng nhanh chóng trở thành khách hàng thường xuyên. Trong khi khách hàng lâu năm thì trước đây có thể là khách hàng thường xuyên nhưng hiện nay thì không. Qua phân tích hai bảng số liệu trên và thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ khách hàng thường xuyên và khách hàng lâu năm tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Khuyến cáo công ty muốn đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ thì công ty cần phải có những biện pháp lôi kéo khách hàng mới trở thành khách hàng thường xuyên, giữ chân những khách hàng lâu năm và thường xuyên mà công ty đã gây dựng được. Không để khách hàng là khách hàng lâu năm nhưng lại không thường xuyên. 4.3.2 Chất lượng sản phẩm Xét về chất lượng sản phẩm: sự đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm luôn là đứng đầu. Với 73 người trong tổng số 120 được hỏi hơn 60% cho rằng chất lượng sản phẩm tốt cho thấy lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty trong khi trên thị trường họ rất lo ngại với những sản phẩm có sử dụng chất hóa học, chất kích thích đang tràn lan trên thị trường. Họ cho biết nếu không có gì thay đổi, công ty vẫn cung ứng sản phẩm đúng chất lượng như vậy thì họ sẽ vẫn mãi tiêu dùng sản phẩm của công ty. Một số ít người (7 người) cho rằng sản phẩm của công ty kém chất lượng. Không biết rõ từ nguyên nhân nào khiến ảnh hưởng tới sức khỏe của họ nhưng họ đều cho rằng là từ sản phẩm của công ty. Họ cho rằng nếu sau lần tiêu dùng này không có sự biến đổi nào họ sẽ chuyển hướng tiêu dùng. Nếu để họ chuyển hướng tiêu dùng thì công ty sẽ mất đi một lượng khá lớn sản phẩm tiêu thụ bởi không chỉ mất đi lượng tiêu thụ trực tiếp từ những người này mà nó còn ảnh hưởng tai tiếng (gián tiếp) bởi sự lan truyền miệng từ chính họ về sản phẩm của công ty. Gây nên một tâm lý hoang mang trong người tiêu dùng ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó công ty nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên để có hướng giải quyết đúng đắn phù hợp. Con số 40 người cho rằng chất lượng sản phẩm ở mức trung bình thì họ sẽ rễ thay đổi hướng tiêu dùng vì vậy công ty cần có hiến lược nhanh chóng để giữ và thu hút họ tiêu dùng sản phẩm tránh để mất khách hàng. 4.3.3 Hình thức mẫu mã sản phẩm Tác động vào tâm lý, cảm giác của khách hàng. Khi mà công ty xây dựng được hình thức mẫu mã đặc trưng cho sản phẩm của mình, đảm bảo được các thông tin trên bao bì về nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, biểu tượng của công ty thì sẽ tạo ra được tâm lý yên tâm hơn đối với người tiêu dùng, tạo được ấn tượng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty. Dựa vào đó người tiêu dùng sẽ phân biệt được sản phẩm của công với sản phẩm của hãng khác, tránh hàng giả. Qua đó tạo thói quen cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của công ty, trở thành khách hàng thường xuyên của công ty bởi vì khi đã trở thành khách hàng quen thì họ sẽ tiêu dùng sản phẩm của công ty nhiều hơn từ đó hiệu quả tiêu thụ cao hơn, vì qua phân tích qua bảng (14) ta thấy có tới hơn 2/3 sản lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ bởi sức mua từ khách hàng quen, khách hàng thường xuyên. Mặt khác khi tìm hiểu khách hàng của công ty thì có tới 2/3 số khách hàng (77 người) chiếm 64, 16% được hỏi trả lời là mẫu mã của công ty ở mức độ bình thường. Nó cho thấy khả năng tạo ấn tượng về cảm giác đối với khách hàng khi thấy sản phẩm lần đầu còn rất hạn chế. Do đó nó đã ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình giới thiệu quảng bá, nâng cao hình ảnh sản phẩm cung như quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bởi tâm lý của khách hàng khi đi mua hàng là thấy mới, thấy lạ, thấy đẹp, thấy bắt mắt rồi mới mua dùng thử. Muốn giải quyết tốt điều trên về phía công ty phải hiểu rõ tâm lý của người đi mua hàng là họ cho rằng: Sản phẩm có bao bì không đẹp, không tốt thì cũng khó mà có được chất lượng cao bảo đảm an toàn”. Như vậy, hình thức mẫu mã sản phẩm góp phần làm tăng lượng khách hàng quen, làm tăng uy tín của sản phẩm đối với khách hàng. 4.3.4 Giá cả chủng loại sản phẩm Đây được coi là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty. Giá cả, chủng loại sản phẩm chính là một trong những chiến lược chiến lược để loại bỏ đối thủ cạnh tranh và phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty, ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng hàng tiêu thụ và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng. Xét về giá cả: dù sản phẩm có hình thức mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhưng giá bán quá cao vượt xa túi tiền của người tiêu dùng thì sản phẩm cũng không thể tiêu thụ nhanh được. Việc xác định giá bán hàng làm sao để vừa loại bỏ được đối thủ cạnh tranh lại vừa phù hợp với túi tiền người tiêu dùng không phải là chuyện dễ. Hiện nay giá bán sản phẩm của công ty theo sự đánh giá của người tiêu dùng vẫn còn cao so với một số doanh nghiệp khác và người dân nên sức tiêu thụ vẫn còn khiêm tốn chưa tương xứng với khả năng thực tế tiêu thụ dựa trên kết hợp của nhiều nhân tố trong công ty thể hiện qua bảng báo giá sau của công ty và một số công ty khác và của người dân. Qua bảng số liệu 4.10 ta thấy giá bán một số mặt hàng của công ty cao hơn so với người dân trên 1,06 lần đối với sản phẩm thịt gia súc, 1,1 lần thịt gia cầm, 1,36 lần đối với sản phẩm là rau. Nguyên nhân của hiện tượng trên một phần là người dân họ sản xuất lấy công làm lãi, một phần là do sản xuất theo kiểu của người dân không mất khoản chi phí đầu tư cao như sản xuất sản phẩm sạch an toàn như của công ty. Đây là lý do giải thích tại sao sản phẩm của công ty đắt hơn nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận họ chỉ vì hai chữ “an toàn”. Còn đối với các công ty trực tiếp cạnh tranh với công ty như công ty Hương liệu Hải Phòng, công ty Duy Khánh là những đối thủ lâu năm trên thị trường thì giá bán của công ty cao hơn so với họ ở các sản phẩm chế biến bởi vì họ có thâm niên hoạt động trên thị trường lâu hơn công ty, công nghệ dây truyên chế biến tuy là lâu năm nhưng chi phí sản xuất của họ thấp hơn rất nhiều. Mặc dù vây các công ty này lại thiếu đi một “ mác” cần thiết đó là an toàn. Ngoài ra con số về sự đánh giá của người tiêu dùng được hỏi cho rằng sản phẩm của công ty có giá đắt vẫn chiếm một lượng lớn 41% nhưng họ vẫn chấp nhận mua hàng của công ty với lý do phần lớn họ quan tâm tới sức khỏe là chính: “ thà đắt một tý nhưng an toàn không phải vào bệnh viện là được”. Ngoài nguyên nhân giá sản phẩm của công ty cao nhu trên đã phân tích so với các đối thủ cạnh tranh nó còn do nơi sản xuất nguyên liệu thô của công ty ở cách quá xa so với nơi chế biến, chi phí vẫn chuyển tăng nên giá thành cao. Bảng 4.10: Giá bán bình quân của công ty và một số đối thủ cạnh tranh ở thị trường Hải Phòng ĐVT: 1000đ/kg Sản phẩm Cty Nam Triệu (P1) Cty Hương liệu (P2) Cty Duy Khánh (P3) Người dân (P4) So sánh (lần) P1/P2 P1/P3 P1/P4 Rau 2.37 - - 2 - - 1.35 Thịt gia súc 50 - - 47 - - 1.06 Thịt gia cầm 55 - - 50 - - 1.1 SPCB - Trồng trọt 8 7.5 7.7 - 1.06 1.03 - - Chăn nuôi 60 58 58 - 1.03 1.03 - Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra điều tra. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cũng cần phải xây dựng, điều chỉnh giá bán phù hợp với thị trường tiêu thụ để kích thích tiêu dùng nhằm tăng lợi nhuận theo quan điểm mà công ty đã đề ra là bán giá thấp đi một chút nhưng bán được nhiều còn hơn là bán giá cao nhưng tiêu thụ được ít. Tuy vậy hiện nay đẩy nhanh tiêu thụ, cạnh tranh bằng giá không còn là giải pháp hữu hiệu nữa vì nó còn tùy thuộc vào khả năng tái chính của công ty trong việc theo đuổi giá để loại đối thủ mà thay vào đó là là những giải pháp khác. Đa chủng loại sản phẩm là việc nên làm nhưng cần chú trọng vào những sản phảm chính, không nên sản xuất tràn lan theo đuổi nhu cầu của thị trường nông nghiệp mà cần xác định lâu dài đảm bảo chất lượng vì thị trường nông nghiệp thời điểm này thì thừa nhưng một khoảng thời gian ngắn sau là cung lại cao hơn cầu. 4.3.5 Nguồn nhân lực trong công ty Nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ sản phẩm, trong đó quan trọng nhất là CBCNV phòng Kế hoạch thị trường. Bởi chính họ là người trực tiếp tìm kiếm mở rộng thị trường, xây dựng các kế hoạch tiêu thụ cũng như kênh phân phối. Hiện nay với chính sách trẻ hóa đội ngũ CBCNV, đội ngũ lao động cho nên ngoài kinh nghiệm còn non yếu xử lý công việc chậm khi có vấn đề phát sinh đã làm cho hiệu quả tiêu thụ của công ty thấp bởi vì trên thị trường các quy luật của thị trường hàng ngày hàng giờ biến đổi, giá cả thay đổi khó dự báo. Vì vậy khi cán bộ thị trường của công ty dự báo không chính xác một vấn đề nào đó dù nhỏ thì có thể làm tăng một lượng đáng kể sản phẩm tồn kho, hoặc là không “chớp” được thời cơ, cơ hội khi khan hiếm hàng giá đắt đỏ để đẩy nhanh tiêu thụ nâng cao doanh thu cho công ty. Bên cạnh đó mối quan hệ xã hội còn hạn hẹp mà công tác thị trường phần lớn dựa và sự quen biết, giới thiệu trung gian phân phối cũng như tìm hiểu thông tin về thị trường, mở rộng thị trường. Tuy nhiên tuổi trẻ có những thế mạnh của tuổi trẻ, họ năng động, nhanh nhậy nắm bắt các thông tin thị trường nhanh, chính xác, kịp thời báo cáo cấp trên để có hướng giải quyết nhanh gọn cho tiêu thụ, cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi có những biến động trên thị trường. Từ vai trò quan trọng của phòng Kế hoạch thị trường thì theo đánh giá chủ quan của tôi nó ảnh hưởng tới khoảng 40% tốc độ tiêu thụ và sản lượng tiêu thụ. 4.3.6 Điều kiện sản xuất của công ty Công ty có điều kiện sản xuất không được tốt cho lắm bởi khu nuôi trồng cách quá xa khu chế biến nên chi phí vận chuyển cao là nguyên nhân chính làm tăng giá bán sản phẩm gây khó khăn trong cạnh tranh và xâm lấn thị trường nhất là thị trường đã gần như an bài như Hà Nội, và trong thời gian tới là thành phố Hồ Chí Minh một thị trường rộng lớn và năng động với nhiều đối thủ có năng lực cạnh tranh cao nhất là các công ty có nguồn gốc từ phía Nam, nếu giá bán của công ty quá cao thì khả năng len lỏi của sản phẩm sẽ là rất thấp. Hơn nữa điều kiện vận chuyển lại khó khăn, vận chuyển 60km thì có tới hơn một nửa là đường đê được nâng cấp lâu ngày. Nên nhiều khi không vẫn chuyển kịp lúc chính vụ hoặc có sự trục trặc dễ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong khi đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Sản phẩm chế biến thường có giá cao và hạn chế lượng hàng tiêu hủy, đối với các công ty thì thường là khu chế biến có quy mô lớn và khu nuôi trồng có quy mô nhỏ hơn, tạo sự liên kết với người dân trong cung cấp đầu vào cho chế biến nhưng với công ty chế biến thực phẩm Nam Triệu thì ngược lại khu nuôi trồng lại lớn hơn rất nhiều so với khu chế biến, công suất tiêu thụ sản phẩm thô đưa vào chế biến của công ty thấp hơn rất nhiều so với sản lượng sản xuất công ty sản xuất ra. Là nguyên nhân làm cho sản phẩm tho tiêu thụ không hết đành chuyển mục đích sử dụng như rau thì làm thức ăn cho cá, cho chăn nuôi, gia cầm... 4.3.7 Mùa vụ trong sản xuất Là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, đến tời điểm mùa vụ không chỉ có sản phẩm của các công ty cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với cả sản phẩm của lái buôn, người dân nơi khác vận chuyển về thành phố tiêu thụ. Cung lớn hơn rất nhiều so với cầu và điều tất yếu là sẽ có sự chia sẻ khách hàng dù là số lượng nhỏ cũng ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ của công ty. Một khi đã bị chia sẻ khách hàng thì công ty sẽ tiêu thụ được ít đi, tốc độ chậm đi. Tại vụ rau cuối năm 2008 vừa rồi sản lượng rau tiêu thụ của công ty giảm tới 15% phải đưa và bảo quản kho lạnh hoạch bỏ vào chế biến sinh tố hoặc hủy cho chăn nuôi do sản lượng rau ở thành phố quá nhiều. 4.3.8 Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của công ty Từ công tác nghiên cứu, dự báo thị trường của phòng kế hoạch thị trường căn cứ vào đó công ty đưa ra chính sách tiêu thụ như thế nào, giữ hàng hay đẩy mạnh tiêu thụ, chiến lược phân khúc, lựa chọn thị trường, phân chia khách hàng cũng như chiến lược xây dựng hệ thống kênh phân phối trên mỗi thị trường. Chiến lược đúng sẽ là động lực thúc đẩy nhanh tiêu thụ và ngược lại. Trong các chiến lược công ty đưa ra trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ thì chiến lược được đánh giá cao và có hiệu quả nhất là chiến lược xây dựng hệ thống kênh phân phối đa cấp. Trong chiến lược công ty xác định chính khách hàng sẽ là một nhân viên thị trường không chính thức cho công ty trong đó sẽ chú trọng tới khách hàng mới, bởi vì chính khách hàng mới sẽ có sức tuyên truyền cao hơn, khách quan hơn về sản phẩm của công ty. Qua đó mở rộng thị trường tốt hơn, thâm nhập thị trường sâu hơn, và hiệu quả tiêu thụ cũng tốt hơn. “Hiện nay công ty đang áp dụng chính sách này tại thị trường Hải Phòng và Quảng Ninh và đạt được hiệu quả tương đối cao” (theo trưởng phòng Kế hoạch thị trường). 4.3.9 Thị trường công ty tham gia tiêu thụ Xét về mặt lượng quy mô thị trường có ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ, nó liên quan tới quy mô dân số tức là số lượng người tiêu dùng, số lượng người tiêu dùng càng nhiều tức là quy mô thị trường càng lớn, sức tiêu thụ càng cao. Còn xét về mặt chất nó liên quan đến thu nhập của người tiêu dùng. Thị trường chính mà công ty tham gia cung ứng Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh đều là những thị trường có quy mô lớn bởi bởi đây là những trung tâm kinh tế lớn, khu công nghiệp tập trung cho nên thu nhập của người dân cao vì vây mà phần lớn sản lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở các thị trường này với hơn 70% tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Việc xác định đúng tương đối về thu nhập bình quân đầu người của khu vực dân cư đó để xác định các mặt hàng cung ứng cho phù hợp thì mới tăng tốc được tiêu thụ. Công ty không thể đem mặt hàng ĐVQH mức giá 100 – 400 ngàn đồng/kg hay sản phẩm đóng hộp cao cấp ra thị trường nông thôn, ngoại ô là những nơi thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Miếng cơm manh áo vẫn được đặt nên hàng đầu. Số lượng nhà cung ứng tham gia thị trường: thời kỳ mở cửa nền kinh tế các doanh nghiệp được quyền tự chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với điều kiện của mình, được đối xử bình đẳng, cạnh tranh công bằng. Vì vậy một sản phẩm trên thị trường không phải chỉ do một mình công ty cung ứng mà có rất nhiều hãng khác nhau tham gia sản xuất cung cấp, thậm chí là cả từ phía người dân. Do đó muốn tồn tại, muốn tiêu thụ được sản phẩm công ty sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của rất nhiều hãng khác nhau. Sự luồn sâu và thị trường của sản phẩm công ty còn hạn chế rất nhiều so với sản phẩm của một số hãng như công ty Cổ phần Hương Liệu Hải Phòng, công ty chế biến thực phẩm Duy Khánh . . nên sức tiêu thụ sản phẩm của công ty còn yếu hơn rất nhiều so với các đối thủ trên. Sự khắt khe của thị trường, mức độ áp dụng tiêu chuẩn VS ATTP, sự đòi hỏi của người tiêu dùng về các thông tin có liên quan đến sản phẩm trên bao bì. Thường thì những người có thu nhập lớn tập trung chủ yếu ở thành thị, trình độ dân trí cao thì sự đòi hỏi về các vấn đề trên càng lớn. Chính vì vậy mà công ty ra đời sau so với các đối thủ cạnh tranh nhưng nhờ mác “an toàn” sản xuất sản phẩm sạch mà sản lượng lượng tiêu thụ của công ty cũng không ngừng tăng một cách tương đối so với từng thời điểm và từng đối thủ cạnh tranh mặc dù giá bán còn cao hơn so với đối thủ. 4.3.10 Chính sách của Đảng và Nhà nước Gia nhập WTO với cam kết của chính phủ là thuế nhập khẩu nông sản hnagf hóa giảm còn 0-5% vào năm 2010 tuy vào từng mặt hàng. Trong khi đó sản xuất trong nước còn gặp nhiều khó khăn, giá thành cao kéo theo giá bán cao hơn giá nhập khẩu đã thu hút hàng ngoại chủ yếu là hàng Thái Lan và Trung Quốc vào nước ta. Nó gây ra áp lực cạnh tranh trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành nói chung. Với lợi thế về công nghệ sản xuất, về trình độ quản lý và các hoạt động Marketing, nghệ thuật bán hàng các công ty nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ làm xáo trộn thị trường thực phẩm. Chắc chắn rằng họ cũng sẽ ưu tiên số 1 cho ở các thị trường lớn là các trung tâm kinh tế vì vậy việc chia sẻ khách hàng là điều tất yếu nhưng chia sẻ ở mức nào thì công ty chắc chắn sẽ phải tính toán rất kỹ trong hoạch định thị trường tiêu thụ để tránh mất khách giảm sút thị phần. Chính sách khuyến khích phát triển chế biến nông sản, hỗ trợ về vốn, miễn thuế 5 năm đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hỗ trợ trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu đã là động lực thúc đẩy ngày càng nhiều cá nhân tổ chức đi vào sản xuất lĩnh vực này nên sản lượng sản xuất ra lớn, hiện tượng loại bỏ lẫn nhau bằng mọi cách là điều không thể tránh khỏi, cạnh tranh thiếu lành mạnh gây thiệt hại lớn cho các công ty làm ăn chân chính. Tổ chức các cuộc hội trợ thực phẩm như AgroViet 2008, mang tính chất quốc tế để các công ty, doanh nghiệp tìm kiếm đối tác làm ăn, trưng bày giới thiệu quảng bá hình ảnh sản phẩm làm động lực cho tiêu thụ. Là cơ hội để các doanh nghiệp vươn ra thị rường quốc tế, chính nhờ những hội trợ này mà công ty cũng đã ký kết được hợp đồng cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra với một số công ty và thị trường Trung Quốc. Tóm lại: qua nghiên cứu tìm hiểu và phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty chúng ta thấy rằng sản phẩm của công ty kha đa dạng nhưng lại bất cân đối trong tiểu ngành kinh doanh của công ty, thị trường của công ty còn bó hẹp ở các tỉnh thành phía Bắc là chủ yếu nhưng không cân đối giữa các thị trường, ngay cả thị trường lớn như Hà Nội thị phần cũng rất hạn chế. Tốc độ tiêu thụ ở mức trung bình bởi hệ thống kênh phân phối xây dựng còn thiếu đi một kênh phân phối đa cấp cho mọi thị trường, sản phẩm mẫu mã chưa tạo dựng được lòng tin từ phía người tiêu dùng, chất lượng ở mức khá nhưng giá bán lại đắt so với một số đối thủ cạnh tranh nên tốc độ tiêu thụ sản phẩm còn yếu. Bên cạnh đó công ty có đội ngũ CBCNV trẻ là lợi thế trong hoạt động thị trường là có trình độ phù hợp với kinh tế hiện đại bởi sự năng động trong họ, nhưng nó có hạn chế rất lớn là thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động kinh tế hay xử lý trong các vấn đề kinh tế phát sinh. Trong tiêu thụ sản phẩm của công ty còn có nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết trong đó có vấn đề mà có thể giải quyết được ngay đó là linh hoạt về giá cả theo từng thời điểm ở các thị trường, cho phép nhân viên bán hàng được chủ động về giá. 4.4 Các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phaamt Nam Triệu 4.4.1 Phương hướng mục tiêu của công ty Công ty hướng tới mục tiêu là đến năm 2012 sản phẩm của công ty sẽ có mặt ở hầu hết các tỉnh thành miền Bắc, xâm nhập một phần thị trường phía Nam. Đến năm 2015 sẽ có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ mọi nhu cầu đòi hỏi của khách hàng để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Công ty cũng xác định muốn làm được điều đó thì mục tiêu trước mắt là giải quyết triệt để những khó khăn bất cập còn tồn tại, mà trước hết phải vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế hiện nay có nguy cơ kéo dài. Về thị trường: công ty chú trọng hướng tới thị trường xuất khẩu trên nền tảng là thị trường nội tiêu với phương châm “ Xuất khẩu sẽ là mũi nhọn nhưng thị trường trong nước sẽ không bỏ ngỏ mà ngược lại cần phát triển mở rộng” nhằm tạo thành một khu vực thị trường ổn định bền vững lâu dài. Đặc biệt chú trọng hướng tới mở rộng thị trường phía Nam trong đó quan tâm nhiều nhất tới thị truờng thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Biên Hoà, Đồng Nai và tỉnh Bình Dương bởi đây là những thị trường có quy mô lớn cả về lưọng và chất, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Để làm tốt công việc trên trong thời gian tới công ty sẽ rà soát, tìm hiểu phân khúc thị trường sâu hơn nữa để xâm nhập có hiệu quả hơn. Về sản phẩm: Xác định sản phẩm chế biến, ĐVQH sẽ là những sản phẩm chính và là sản phẩm cho xuất khẩu trong tương lai, cố gắng từng bước hoàn thiện dần sản phẩm từ chất lượng tới bao bì nhãn mác nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm công ty vào năm 2015, tối thiểu duy trì sản phẩm hiện có chưa phải là sản phẩm chính chủ lực của công ty như cá nước ngọt, hoa quả tươi. 4.4.2 Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty Từ quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm, từ phân tích ma trận SWOT điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, rồi những vấn đề phát sinh trong trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tôi đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa tiêu sản phẩm của công ty trong thời gian tới mà xa hơn là trong giai đoạn nông nghiệp nước nhà hội nhập. Giải pháp về nhân sự Làm công tác thị trường, kế hoạch thị trường rất cần những con người vừa có trình độ, lại vừa có sức khỏe, năng động. Do đòi hỏi của hoạt động công tác thị trường là phải đi nhiều nơi tìm kiếm nghiên cứu thị trường, khách hàng nên công ty cần tăng tỷ lệ nam giới nhiều hơn để hoàn thành công việc. Khai thác phát huy hết sức mạnh của tuổi trẻ bằng cách thường xuyên khích lệ họ trong sản xuất. Tăng cường nâng cao trình độ nghề nghiệp cho họ, hướng dẫn và mở lớp tập huấn với những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thị trường để bù đắp lại những thiếu hụt lớn nhất của cán bộ trẻ đó là thiếu hụt kinh nghiệm. Bên cạnh đó cần có chính sách nhằm giữ chân những người có trình độ khả năng, nhất là những người đã được đào tạo, tập huấn và làm việc có hiệu quả. Muốn thực hiện được các giải pháp trên thì trong khi tuyển dụng nhân viên ngoài việc đặt các yêu cầu của công việc đối với họ thì không nên tuyển chọn dựa trên mối quan hệ trong công ty hoặc tuyển chọn con em trong ngành, mối quan hệ quen biết. Bởi vì như thế sẽ có những nhân viên không đủ năng lực yêu cầu đảm nhận công việc làm chậm trễ hoặc sai lệch ảnh hưởng tới các hoạt động tiêu thụ từ đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả tiêu thụ. Cần phát huy sự đoàn kết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động thị trường của các cán bộ công nhân viên sau mỗi lần khảo sát nghiên cứu thị trường bằng cách thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo nội bộ trong công ty. Trong sản xuất vào lúc chính vụ để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ thì ngoài việc lãnh đạo trong công ty để cho cán bộ công nhân viên thị trường được chủ động về giá thì cũng nên để cho họ chủ động tuyển chọn nhân viên dưới dạng hợp đồng ngắn hạn Giải pháp về công tác quản lý Trong hoạt động thị trường thì ngoài việc quản lý về nhân sự tức là không để cho họ mượn cớ đi quan hệ giao bán hàng hay liên hệ hệ tiêu thụ mà chốn tránh công việc hoặc làm việc riêng. Lãnh đạo công ty còn phải quản lý giá cả sản phẩm một cách chặt chẽ, nhất là ở các hệ thống bán hàng trung gian do những hệ thống này vì mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh là chính không vì sự phát triển của công ty nên họ sẵn sàng tăng giá lên rất cao khi trên thị trường khan hiếm sản phẩm. Ảnh hưởng tới uy tín hình ảnh công ty, lâu dần sẽ bị mất khách hàng, tiêu thụ sẽ bị chậm lại. Muốn thực hiện được điều trên thì trước hết công ty cần sàng lọc ra những người sẽ gắn bó với công ty lâu dài, hết lòng vì công ty trên cơ sở thử việc họ rồi đưa vào công tác quản lý. Hình thành nên bộ phận chuyên trách về các hoạt động này. Chặt chẽ trong các hoá đơn chưng từ sổ sách, thường xuyên theo dõi giám sát (kín) đối với nhân viên bán hàng, nhân viên thủ kho, thủ quỹ tránh sự móc lốp ăn dây hợp tác giữa họ để rút ruột ngân quỹ công ty tránh lãng phí. Thường xuyên cắt cử người đi điều tra khảo sát các hệ thống kênh phân phối trung gian không để giá cả biến động tuỳ tiện. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Tích cực xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa, mở rộng thị trường chính không nên chỉ bó hẹp ở các tỉnh có kinh tế phát triển mà cần phát triển ở cả các thị xã thị trấn bằng cách: Tích cực tham gia các buổi hội chợ, gian hàng thực phẩm để giới thiệu bày bán sản phẩm. Cần liên hệ với các nhà hàng, khách sạn để quảng bá tiếp thị sản phẩm và xuất khẩu tại chỗ, liên hệ với các trung tâm, đại diện thương mại để trưng bày hàng mẫu. Thường xuyên nghiên cứu rà soát lại thị trường để lắm bắt tâm tư nguyện vọng và sự thay đổi trong tiêu dùng của khách hàng. Chỉ ra được nguyên nhân của sự thay đổi chuyển hướng tiêu dùng đó để nhanh chóng có biện pháp lôi giữ khách hàng. Khi có những biến động về thị trường tiêu thụ cần kiểm tra nhanh thông tin, mức độ tin cậy của thông tin để đưa ra hướng giải quyết trong thời gian ngắn nhất có thể tránh hậu quả không đáng có xảy ra. Cho phép nhân viên bán hàng, cán bộ thị trường có thể tự quyết định về giá bán sản phẩm tùy vào từng điều kiện, thời điểm trong từng trường hợp nhất là đi bán hàng trực tiếp theo kênh I, hoặc là các sản phẩm có thời gian bảo quản ngắn.. Chia nhỏ thị trường hơn nữa để nghiên cứu tìm hiểu xác định khách hàng hợp lý sát với thị trường hơn ở cả mặt lượng và mặt chất trong đó chú ý mặt chất (thu nhập của người tiêu dùng) để có những mặt hàng cung ứng phù hợp. Trong giai đoạn khủng hoảng khó khăn sức mua của người tiêu dùng giảm là điều dễ hiểu nhưng công ty cũng không nên thực hiện chính sách giảm giá để kích thích tiêu thụ. Hạn chế sử dụng chính sách giá cả để loại bỏ đối thủ mà cần linh hoạt trong sản xuất đó là sản xuất những gì mà thị trường cần và đang thiếu mà công ty có thể cung ứng trong thời gian ngắn, đưa khuyến mại giảm giá vào thay cho quảng cáo. Trước tình hình kinh tế diễn biến ngày càng xấu đi, thị trường tiêu dùng có nhiều thay đổi công ty phải căn cứ vào tình hình hiện tại của cuộc khủng hoảng, tiềm lực tài chính của công ty mà thu hẹp hay giữ nguyên quy mô sản xuất. Xây dựng mối quan hệ bền chặt trong cung ứng nguyên liệu đầu vào trong lúc khan hiếm, ngược lại là đầu ra cho sản phẩm với đối tác nhằm hạn chế mức tối đa gián đoạn cung ứng sản phẩm cho khách hàng quen, người lái buôn. Vì họ là người tiêu thụ lớn nhất sản phẩm của công ty. Trong xây dựng kênh phân phối cần căn cứ vào thực tiễn tiêu thụ sản phẩm trong thị trường đó. Với điều kiện hiện tại của công ty muốn mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh lẻ thì nên xây dựng thêm một kênh tiêu thụ nữa đó là kênh tiêu thụ cấp 4 để đẩy nhanh xâm lấn thị trường: SP công ty Đại lý phân phối cấp I Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Sơ đồ 5: Sơ đồ kênh tiêu thụ cấp IV Giải pháp về sản phẩm: Nói là hoàn thiện sản phẩm nhưng hoàn thiện về những mặt nào đó là về chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, bao bì, mẫu mã sản phẩm. Về chất lượng sản phẩm: phải vệ sinh sạch sẽ công nghệ dây chuyền chế biến tránh ảnh hưởng mùi hôi tới sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra cần đẩy nhanh tiêu thụ trong ngày là tốt nhất, không nên để tồn đến ngày sau bán tiếp. Nếu có tồn đọng cần bảo quản tốt hoặc là xử lý ngay. Không để dẫn đến tình trạng hư hỏng giảm chất lượng làm mất khách hàng. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thu hoạch khi đúng thời vụ, nếu thiếu nhân lực thì công ty có thể hợp đồng thời vụ với bên ngoài, tuyệt đối hạn chế để sản phẩm quá giai đoạn thu hoạch vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm. Đối với động vật chăn nuôi gia súc, gia cầm đến tuổi mà quá tải ở lò giết mổ, cơ sở chế biến thì có thể huy động tìm kiếm lái buôn bán ở dạng thịt hơi chưa qua giết mổ. Giá bán sản phẩm: với điều kiện sản xuất xa nhau giữa khu nuôi trồng và khu chế biến không thể thay đổi được thì để giảm giá bán sản phẩm từ việc giảm giá thành không còn cách nào khác là công ty phải hợp tác trong việc cung cấp hệ thống dây chuyền chế biến hiện đại, đổi mới trang thiết bị sản xuất nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra để giảm giá thành sản phẩm công ty nên đặt khu nuôi trồng gần nhau để tận dụng tối đa sự tác động qua lại giữa chăn nuôi và trồng trọt. Hiện nay khu trồng trọt (trên 100 ha) được đặt ở hai huyện là Vĩnh Bảo, An Dương cách xa khu chăn nuôi thuộc Lưu kiếm Thuỷ Nguyên vào khoảng 60 km đã làm tăng chi phí vận chuyển sản phẩm tận dụng sản phẩm phụ nên làm tăng giá thành từ đó nó đẩy giá bán lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh gây khó khăn cho tiêu thụ do sự chấp nhận về giá của người tiêu dùng. Khu trồng trọt hiện nay của công ty vẫn còn đất trống có thể đặt chuồng trại chăn nuôi tại đó không để đất nghỉ lâu dài. Mẫu mã bao bì sản phẩm: phải ấn tượng mang hình ảnh đặc trưng của công ty, đủ các thông tin cần thiết trên bao bì, không được hoặc tối thiểu không nên thay đổi những nét cơ bản trên bao bì mà người tiêu dùng đã quen với hình ảnh đó, mục đích là để tranh sự nhầm lẫn của người tiêu dùng về sản phẩm công ty với sản phẩm của công ty khác. Trong giai đoạn này hạn chế bán “chịu” tới mức tối đa có thể để có nguồn thu tài chính khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, tránh được nó trở thành nợ phải thu khó đòi. Giải pháp về bán hàng: Trong giai đoạn khủng hoảng này công ty nên hạn chế bán “chịu” tới mức tối đa có thể để có nguồn thu tài chính khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, tránh nó trở thành nợ phải thu khó đòi. Muốn làm được điều này thì trong bán hàng công ty cần thiết lập một điều kiện tạm ứng một lượng tiền nhất định trước khi bàn giao hàng theo thoả thuận. Giải pháp về thương hiệu Công ty mới chỉ có được mác “an toàn” trên cơ sở xây dựng theo quy hoạch sản xuất thực phẩm sạch, an toàn của thành phố Hải Phòng mà chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm để nâng cao hình ảnh của công ty, tạo uy tín, niềm tin trong người tiêu dùng. Trong khi thương hiệu quyết định đồng thời hai vấn đề đó là nâng cao hiệu quả tiêu thụ, mở rộng thị trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Thị trường quốc tế luôn căn cứ vào thương hiệu, uy tín và chất lượng sản phẩm là hàng đầu. Muốn xây dựng được thương hiệu trong thời gian ngắn nhất công ty phải chú trọng vấn đề lấy chất lượng sản phẩm làm đầu, làm cơ sở cho việc tạo dựng uy tín trên thị trường. Giải pháp về sản xuất Phải thay đổi cách nghĩ trong sản xuất vì hiện nay trong sản xuất rau cán bộ công nhân viên công ty cho rằng rau sạch là rau được trồng và không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chỉ chăm sóc “tự nhiên”. Đây là nguyên nhân dẫn đến kém hiệu quả trong kinh tế, năng suất thấp hơn so với năng suất tiềm năng là nguyên nhân dẫn đến giá thành cao và kéo theo là giá bán cao. Trong thực tế sản xuất rau sạch không hẳn là như vậy. Chúng ta có thể sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chấy bảo quản nhưng tuân thủ đúng mọi quy định trong sản xuất như đúng nồng độ, cách ly đủ số lượng ngày... Giải pháp về tìm kiếm đối tác tiêu thụ Hiện nay nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp mọc lên. Vì vậy trong hoạt động mở rộng thị trường ra các tỉnh công ty cần chú ý quan tâm tới việc thiết lập mối quan hệ với các công ty để xây dựng một bản hợp đồng cung cấp lương thực thực phẩm cho các nhà bếp của các công. Không nên chỉ chý trọng vào người dân bản địa bởi vì mỗi một công ty, khu công nghiệp “sở hữu” một lượng lớn cán bộ công nhân viên nên sức tiêu thụ sản phẩm trong một ngày là tương đối lớn. Muốn làm được việc này công ty ngoài việc xây dựng một mối quan hệ thân thiết cần phải đảm bảo cung cấp sản phẩm thường xuyên liên tục trong hợp đồng để tránh sự chen ngang của các công ty khác. 5. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận Công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm là một công ty được trực thuộc tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Với sự năng động của đội ngũ cán bộ trẻ cùng với sự đổi mới trong các khâu tổ chức sản xuất chế biến, công ty đã liên tục có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam triệu nói riêng và của ngành chế biến thực phẩm nông nghiệp Việt Nam nói chung, góp phần nâng cao hình ảnh của mặt hàng nông sản Việt Nam. Hàng năm công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, ngoài ra công ty còn tạo việc làm ổn định cho trên 300 lao động ở Hải Phòng và một số tỉnh quanh đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Có được kết quả trên là do công ty có bộ máy quản lý năng động, sáng tạo luôn học hỏi và nắm bắt thông tin thị trường kịp thời đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty, đồng thời công ty cũng không ngừng thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì mẫu mã để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, giữ vững và mở rộng các thị trường truyền thống, thị trường chính do đó mà khối lượng cũng như giá trị kim ngạch thu nhập bình quân không ngừng tăng qua các năm hơn 10 tỷ đồng và chỉ có sự biến động nhỏ về thị trường và doanh thu bán hàng vào cuối năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hiện nay sản phẩm của công ty đã được rất nhiều khách hàng ngày càng tin tưởng và gắn bó tiêu dùng sản phẩm của công ty Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được vẫn còn những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là vấn đề về xâm nhậm thị trường tiêu thụ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao và sản phẩm của công ty chưa thật sự cạnh tranh được với các sản phẩm của một số doanh nghiệp khác, nhất là đối với những thị trường đã an bài như Hà Nội Toàn công ty có tới 3/4 cán bộ kể cả lao động và bảo vệ có tuổi đời còn trẻ do đó mà họ mạnh dạn và có sự đột phá trong kinh doanh, tuy nhiên kinh nghiệm sản xuất còn rất hạn chế. - Về sản phẩm của công ty chúng tôi thấy một số vấn đề tồn tại đó là: + Cơ cấu chủng loại sản phẩm còn chưa hợp lý. Trong trồng trọt vẫn chủ yếu nặng về sản xuất rau chiếm khoảng 80% tổng sản lượng nhưng doanh thu chỉ chiếm khoảng 60% tổng doanh thu ngành trồng trọt. + Chất lượng sản phẩm của công ty ở mức độ bình thường, mới chỉ bảo đảm là an toàn nhưng giá bá còn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh nên không có được ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường. + Giá thành sản phẩm của công ty chưa đạt được mức tối ưu nên làm cho giá cả tiêu thụ sản phẩm cao nên chưa thu hút được nhiều khách hàng về phía mình. - Về vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty có một số hạn chế sau: Hiện nay công ty đã có một thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đốí ổn định nhưng sản lượng tiêu thụ sản phẩm ở mỗi thị trường lại chưa lớn nên làm cho tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm của công ty còn ít. Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này là: mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty còn mỏng, chưa có năng lực cao và phân phối chưa hợp lý, việc tiếp thị quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức làm cho sản phẩm của công ty chưa được nhiều người biết đến. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty trong thời gian tới chúng tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản: ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu cho công ty nhưng đồng thời cũng tăng cường mở rộng quy mô chế biến, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, đồng thời phải tìm cách để hạ giá thành sản phẩm bên cạnh đó phải khai thác hết thế manh của đội ngũ cán bộ trẻ thường xuyên bổ sung kinh nghiệm thị trường cho họ. Tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường trong nước và hướng tới thị trường nước ngoài, quảng bá và nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm công ty. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với công ty Để công việc sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn, theo chúng tôi cần phải tiến hành một cuộc cải cách thông qua việc thực hiện một số biện pháp cơ bản sau: Cần có các biện pháp để nâng cao năng lực tổ chức quản lý của đội ngũ lãnh đạo trong công ty bằng việc tuyển chọn những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên, tránh tình trạng tụt hậu so với các đối thủ. Có các chính sách khen thưởng xứng đáng với những cán bộ, công nhân viên có năng lực cao, có sự sáng tạo và năng động trong công việc. Công ty cần xem xét kỹ hơn để có một cơ cấu sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu của thị trường và cũng đồng thời phù hợp với tiềm năng và năng lực của công ty. Vấn đề mẫu mã, chất lượng và giá cả sản phẩm cần phải được quan tâm hơn nữa để đem lại ưu thế trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trong thời đại thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Đặc biệt là trên thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty cần có những chính sách và chiến lược lâu dài để hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, từ đó có thể xâm nhập vào thị trường được rộng hơn, sâu hơn. Theo chúng tôi thì công ty cần đầu tư để tổ chức một phòng chuyên môn nghiên cứu về thị trường, để từ đó tạo điều kiện cho việc ra quyết định về chiến lược sản phẩm của lãnh đạo công ty có tính hiệu quả cao hơn. Hiện nay sản phẩm của công ty trên thị trường còn chưa cao, chưa tạo được uy tín cao đối người tiêu dùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có phần do việc tuyên truyền, quảng cáo về sản phẩm của công ty còn chưa được chú trọng. Trong tương lai việc quảng cáo cho sản phẩm của mình cần phải được tiến hành thường xuyên, nhiều người biết đến sản phẩm của công ty và kích thích được tâm lý của người tiêu dùng. Để có giá cả nông sản chế biến thực sự cạnh tranh, khi vận hành các dây chuyền sản xuất công ty cần vận hành đồng bộ để các dây chuyền có khả năng hỗ trợ, bổ xung cho nhau. Ví dụ khi sản xuất đồ hộp cần kết hợp cần sản xuất gia vị đi kèm có như thế mới tận dụng được phụ phẩm của dây chuyền đồ hộp góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ được giá thành tạo được lợi thế trong kinh doanh. Công ty cần tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu tập trung kết hợp giữa khu chăn nuôi và trồng trọt thành một hệ thống liên hoàn gần khu chế biến tạo thế chủ động giúp nhà máy hoạt động được liên tục, nâng cao công suất chế biến. Chú trọng mở rộng thị trường trong nước, đặc biệt chú ý đến thị trường phía Nam mà hiện nay công ty còn bỏ ngỏ đối với phần lớn các sản phẩm, và mới chỉ có sản phẩm tôm xâm nhập nhưng thị phần còn ít. 5.2.2 Đối với Nhà nước Các chính sách của Nhà nước có tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty nói chung và của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu nói riêng. Theo chúng tôi thì Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn đối với các công ty sản xuất chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông sản như công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu này. Những chính sách có thể tạo điều kiện tốt cho công ty trong sản xuất kinh doanh như là: - Chính sách khuyến nông với nông dân từ đó tạo điều kiện cho nguồn nguyên liệu công ty được ổn định về số lượng, tốt về chất lượng, hạ về giá thành. - Chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu cần được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện hơn nữa sẽ giúp cho công ty có nhiều thuận lợi trong sản xuất chế biến và kinh doanh và các hoạt động xuất khẩu - Đối với việc quản lý thị trường: Nhà nước cũng phải quan tâm hơn để giải quyết tình trạng làm hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, điều này giúp cho các công ty làm ăn chân chính tránh được thiệt thòi trong cạnh tranh trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Xuân Bình (2001), Marketing lý thuyết và vận dụng, NXB khoa học và xã hội, trung tâm nghiên cứu Nhật Bản. Hoàng Ngọc Bích (2004) Marketing nông nghiệp, NXB trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Phạm Vân Đình – Đỗ Kim Chung (1997) Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Hà Nội Trần Sửu (2001), năng lực cạnh tranh trong iều kiện toàn cầu hóa, NXB Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trần Bình Nam (1/2008), khủng hoảng lương thực thế giới Vũ Đình Thắng – Nguyễn Viết Trung (2005) giáo trình kinh tế thủy sản NXB Lao động xã hội Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo hiện trạng tiêu dùng và triển vọng tiêu dùng thực phẩm 2008 của trung tâm thông tin phát triển NN NT. Phòng Kế hoạch thị trường (2006,2007,2008), Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu. Phòng Kế hoạch thị trường (2008), Định hướng phát triển thị trường năm 2009 và giai đoạn 2010 - 2015. Phòng Tài chính kế toán (2006,2007,2008), báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu. Nguyễn Thị Ngọc (2008), “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần TPXK Đồng Giao - Tam Điệp - Ninh Bình”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Một số hình ảnh sản phẩm của công ty Cổ phần Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Nam Triệu Sản phẩm từ trồng trọt Dưa chuột Bắp cải Su hào Hành tây 2 Sản phẩm chăn nuôi Gà tre Đà điểu Lợn mường Nhím Tôm Quảng Bình hươu 3. Sản phẩm từ chế biến Thị lợn đông lạnh Thịt gà đông lạnh Xúc xích Giò lụa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc41. van duc loi.doc
Tài liệu liên quan