Luận văn Nghiên cứu về Hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện cho công tác bảo dưỡng sửa chữa đường bộ và đề xuất giải pháp để áp dụng tại Việt Nam

mục lục Chương 1: Bộ máy quản lý đường bộ và cơ chế quản lý thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ 1.1 Hệ thống quản lý 1 1.2 Công nghệ và thiết bị thực hiện bảo dưỡng đường bộ 5 1.3 Kết luận 9 Chương 2: Nghiên cứu về Hợp đồng bảo trì đường dựa trên chất lượng thực hiện (PBC) và công tác quản lý hợp đồng 2.1 Giới thiệu chung 10 2.2 Lý do để cân nhắc phương pháp tiếp cận PBC 10 2.3 Đánh giá và quản lý rủi ro 13 2.4 Các mẫu hợp đồng 18 2.5 Tài sản và thời hạn hợp đồng 20 2.6 Tiêu chí đánh giá chất lượng 21 2.7 Tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu 30 2.8 Khung chất lượng 31 2.9 Thủ tục đánh giá, lựa chọn nhà thầu 32 2.10 Thanh toán Hợp đồng 33 2.11 Trách nhiệm các bên Chương 3: Vấn đề chi phí cho mô hình quản lý dự án dựa trên cơ sở chất lượng thực hiện 3.1 Vốn Ngân sách Nhà nước 35 3.2 Hành lang pháp lý 36 3.3 Các hạn chế về vốn và thủ tục thanh toán 38 3.4 Tác động đối với chiến lược dài hạn Bảo dưỡng đường bộ 38 3.5 Bảo đảm thực hiện và bảo lãnh thanh toán Chương 4: Giới thiệu về yêu cầu kỹ thuật 4.1 Giới thiệu chung về gói thầu thực hiện thí điểm tại Việt Nam 41 4.2 Các dịch vụ được cung cấp 41 4.2.1 Yêu cầu kỹ thuật chung 41 4.2.2 Công việc cải tạo 45 4.2.3 Lớp phủ định kỳ 46 4.2.4 Đảm bảo và quản lý chất lượng 48 4.2.5 Yêu cầu kỹ thuật chất lượng thực hiện 50 4.2.6 Phương pháp kiểm tra mức độ phục vụ trên đường có rải mặt 60 4.2.7 Trừ tiền và các thiệt hại phải đền bằng tiền 72 4.2.8 Chương trình chất lượng thực hiện 73 4.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật 78 4.4 Yêu cầu kỹ thuật sửa chữa khẩn cấp 79 4.4.1 Định nghĩa “Hiện tượng tự nhiên bất ngờ” 79 4.4.2 Thủ tục yêu cầu sửa chữa khẩn cấp 79 4.4.3 Thanh toán sửa chữa khẩn cấp 80 4.4.4 Khoản dự phòng cho sửa chữa khẩn cấp 80 4.4.5 Nghĩa vụ của Nhà thầu 80 4.4.6 Sửa chữa nhỏ cần làm do “Hiện tượng tự nhiên bất ngờ” gây ra 81 4.5 Yêu cầu kỹ thuật về môi trường và xã hội 81 4.5.1 Kế hoạch quản lý môi trường 81 4.5.2 Quản lý tác động trong giai đoạn bảo trì 81 4.5.3 Bố trí thực hiện Chương 5: Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận 5.1.1 Đặc điểm chính của hình thức Hợp đồng và Quản lý hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện áp dụng cho bảo dưỡng đường bộ 88 5.1.2 Các khó khăn thuận lợi chính cho việc áp dụng hình thức Hợp đồng và Quản lý hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện cho việc thực hiện và quản lý thực hiện bảo dưỡng đường của Việt Nam hiện nay 88 5.2 Các kiến nghị để nâng cao khả năng áp dụng thành công hình thức hợp đồng PBC cho công tác bảo dưỡng đường bộ Việt Nam 89 Tài liệu tham khảo

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu về Hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện cho công tác bảo dưỡng sửa chữa đường bộ và đề xuất giải pháp để áp dụng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ 1.1 - Hệ thống quản lý 1.1.1 - Hệ thống cấp quản lý Nhà nước Quản lý khai thác và bảo trì đường là một công việc rất quan trọng nhằm mục đích quản lý đường (hệ thống công trình đường bộ) ở thời kỳ khai thác (vận hành) để đường đảm bảo hoạt động bình thường theo chức năng của nó; sửa chữa, bảo dưỡng nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác. Như ta đã biết đặc điểm của quản lý, khai thác đường bộ là một công việc có nội dung rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ trong một hệ thống, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng. Quản lý khai thác đòi hỏi mức độ sử dụng kỹ thuật hiện đại theo yêu cầu về chất lượng kỹ thuật công trình và chất lượng kỹ thuật giao thông. Quản lý khai thác đường cần được xem là một dịch vụ tổng hợp, đáp ứng tối đa mọi yêu cầu về giao thông: đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, kỹ thuật sửa chữa, cung ứng xăng dầu …và ngay cả dịch vụ theo yêu cầu (đặc biệt là đối với giao thông đường dài). Với những đặc điểm trên đây, nhiệm vụ của công tác quản lý khai thác đường là: - Đảm bảo một cơ cấu điều hành, hoạt động quản lý một cách hợp lý có năng lực và hiệu quả. Tổ chức bộ máy theo đúng chức năng hoạt động. - Bảo vệ, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ luôn ở mức đạt yêu cầu. - Bảo đảm chất lượng kỹ thuật giao thông theo yêu cầu “Giao thông, an toàn, thuận tiện và kinh tế” ở các mức độ khác nhau. - Không ngừng đưa tiến bộ khoa học vào các nội dung quản lý: số liệu đầu vào, kỹ thuật công trình, kỹ thuật giao thông và xây dựng luật, tiêu chuẩn có liên quan. Hiện nay nước ta đang áp dụng cơ cấu quản lý khai thác đường theo mô hình sự nghiệp, đây là mô hình quản lý tập trung theo kế hoạch, đơn vị hoạt động theo hình thức vốn sự nghiệp, các đơn vị thành viên thuộc Nhà nước quản lý. Với cách quản lý này thực tế cho thấy bộ máy quản lý còn rất cồng kềnh, số lượng cán bộ, công nhân viên rất đông nhưng hiệu quả lại thấp, không tạo được sự cạnh tranh trong công tác quản lý, công tác thực hiện duy tu, sửa chữa thường xuyên, gây thất thoát và lãng phí rất lớn vốn ngân sách nhà nước; ví dụ như: Hàng năm Nhà nước giao kế hoạch phân bổ vốn quản lý, duy tu, sửa chữa thường xuyên các tuyến đường, sau khi được phân bổ vốn các đơn vị này tìm mọi cách để sử dụng hết số tiền đã phân bổ hoặc đề xuất bổ sung thêm kế hoạch 06 tháng cuối năm…, trong khi thực tế công trình không cần sử dụng hết số vốn đó. Hiện nay, ngoài mô hình quản lý sự nghiệp nêu trên, còn có hai mô hình quản lý khác là: - Quản lý theo doanh nghiệp: Dưới cơ quan quản lý Nhà nước là các doanh nghiệp; doanh nghiệp tự chủ về mọi mặt, thuận lợi về vấn đề khai thác vận hành, tự chủ kinh doanh, nhưng khó khăn khi gặp những vấn đề liên quan đến quản lý hành chính như bảo vệ, an toàn giao thông, ban hành quy chế; - Quản lý theo mô hình Công ty hóa đơn vị sự nghiệp: Đơn vị này có một phần là hoạt động theo quản lý sự nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản lý hành chính, nhưng quản lý kinh doanh thì theo hình thức doanh nghiệp. Ngoài ra khi phân loại theo nội dung quản lý, còn có 02 mô hình: - Mô hình vừa quản lý xây dựng, vừa quản lý khai thác; - Mô hình quản lý xây dựng, quản lý khai thác. Tựu chung lại, chúng ta có thể phân cấp quản lý về khai thác và bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ hiện nay như sau: + Bộ Giao thông vận tải: Là cơ quan quản lý cấp Nhà nước cao nhất, có chức năng quản lý chung, có trách nhiệm lập kế hoạch, phương hướng giải quyết và đầu tư để dựa trên đó các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện việc bảo dưỡng và khai thác đường bộ được hợp lý nhất. + Cục Đường bộ Việt Nam: Là đơn vị chịu trách nhiệm thống nhất ngành đường bộ trong cả nước, kể cả mạng lưới đường Trung ương và đường địa phương. Cục Đường bộ có các nhiệm vụ và chức năng sau: - Trình Bộ trưởng quyết định các dự án đầu tư theo thẩm quyền; quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý; quyết định đầu tư và tổ chức quản lý các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; - Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật; - Quản lý nguồn vốn bảo trì đường bộ theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; công bố đóng, mở các quốc lộ theo uỷ quyền của Bộ trưởng; - Xây dựng trình Bộ trưởng cơ chế tạo nguồn vốn cho công tác bảo trì đường bộ và tổ chức thực hiện; - Xây dựng trình Bộ trưởng  quyết định điều chỉnh và công nhận các quốc lộ, phân cấp uỷ thác cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý một số đoạn, tuyến quốc lộ; - Thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc cấp giấy lưu hành và hoạt động của xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích trong phạm vi toàn quốc; - Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ; thẩm định an toàn giao thông; tổ chức đảm bảo giao thông trên đường đang khai thác; tham gia quản lý tai nạn giao thông trên đường bộ; - Theo dõi và phối hợp chỉ đạo công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai của ngành đường bộ. + Các Khu quản lý đường bộ: Khu đường bộ là đơn vị quản lý cơ sở của Cục Đường bộ, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý mạng lưới đường quốc lộ trong phạm vi của mình (vài nghìn km). Thực hiện kế hoạch duy tu sửa chữa thường xuyên, kế hoạch sửa chữa lớn, xây dựng mới các công trình kỹ thuật hạ tầng giao thông trên địa bàn được phân công quản lý; quản lý chất luợng và thực hiện kiểm tra chất lượng các công trình chuyên ngành giao thông theo phân cấp và uỷ quyền của Cục Đường bộ; quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp dành cho công tác duy tu và sửa chữa thường xuyên công trình cầu, đường bộ, thoát nước, chiếu sáng công cộng và bảo quản công viên - cây xanh theo đúng quy định của Nhà nước; thực hiện cơ chế đấu thầu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp khác để sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích có liên quan đến việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản thường xuyên hệ thống công trình cầu, đường, thoát nước, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh theo phân cấp. + Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ: Là đơn vị kinh doanh độc lập hoặc sự nghiệp của Khu Quản lý đường bộ hoặc UBND tỉnh, thành phố, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý mạng lưới đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ trong phạm vi của mình (vài trăm km). + Hạt quản lý và sửa chữa đường bộ: Là đơn vị hoạt động trực tiếp của các Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý mạng lưới đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ trong phạm vi của mình (vài chục km). Bộ GTVT Cục Đường sắt Cục Đường bộ Cục Đường sông Cục Hàng không... Khu QLĐB 1 Khu QLĐB 2 Khu QLĐB 4 Khu QLĐB 5 Khu QLĐB 7 Cty QL&SCĐB... Cty QL&SCĐB... Hạt QLĐB... Hạt QLĐB... Sơ đồ cơ cấu hệ thống tổ chức mạng lưới quốc lộ: Sơ đồ cơ cấu hệ thống tổ chức mạng lưới tỉnh lộ: Bộ GTVT, UBND tỉnh - thành phố Sở GTVT ... Sở GTVT ... Cty QL&SCĐB... Cty QL&SCĐB... Hạt QLĐB... Hạt QLĐB... 1.1.2 - HÖ thèng quy tr×nh, quy ph¹m 1.1.3 - HÖ thèng tiªu chuÈn thi c«ng vµ nghiÖm thu Công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn nghiệm thu trong các công tác thi công đường bộ hiện vẫn đang được áp dụng tại Việt Nam như: Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường: 22TCN 09-77, 22TCN 246-98, 22TCN 249-98, 22TCN 250-98, 22TCN 345-06..., và các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu các lớp móng: 22TCN 334-06, 22TCN 271-01..., tiêu chuẩn Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ 22TCN 306-03. 1.1.4 - HÖ thèng quy tr×nh thanh to¸n Theo quy định chung của Bộ Tài chính về công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ, việc thanh quyết toán trong thi công bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ được chia theo các nguồn kinh phí: - Kinh phí sự nghiệp kinh tế sửa chữa đường bộ do ngân sách Nhà nước cấp để sửa chữa thường xuyên, sửa chữa không thường xuyên cầu, đường bộ (gọi chung là đường bộ) được quản lý, cấp phát, thanh quyết toán theo đơn giá và khối lượng sửa chữa; - Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa không thường xuyên đường quốc lộ do ngân sách Trung ương bảo đảm; - Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa không thường xuyên đường địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm. 1.2 - Công nghệ và thiết bị thực hiện bảo dưỡng đường bộ 1.2.1 - Các công nghệ và thiết bị truyền thống Công tác sửa chữa vừa và lớn đối với mặt đường cấp thấp chủ yếu là phục hồi đúng trắc ngang thiết kế, đảm bảo thoát nước, cải thiện mặt đường bằng vật liệu hạt hoặc gia cố bằng vôi hoặc xi măng. Đối với đường cấp thấp là mặt đường đất, có thể dùng vật liệu hạt như: cát, sét, gạch vỡ, xỉ lò hoặc đá dăm, sỏi sạn... rải thành nhiều đợt và lợi dụng xe ô tô đi qua để lèn vật liệu sâu vào đất, hoặc trộn vật liệu hạt với đất rồi rải thành lớp dày 10-15cm và đầm chặt. Đối với đường có mặt đường cấp phối, đá dăm, biện pháp sửa chữa thường là xáo xới rồi thêm vật liệu mới vào với lượng khoảng 500m3/1 km mặt đường rồi lu lèn chặt. Khi đường có nhiều xe chạy thì biện pháp tạm thời là rải trên mặt đường một lớp hao mòn và tráng nhựa lên trên mặt đường đá dăm, biến nó thành mặt đường cấp cao giản đơn. Khi sửa chữa toàn bộ mặt đường, thường xáo xới đến độ sâu của ổ gà phổ biến nhất trên mặt đường trong đoạn đường cần sửa chữa, nhưng không nhỏ hơn 5cm. Thiết bị thi công là máy san, bừa đĩa, đầm cóc, lu rung loại nhỏ 0.8T và máy lu 5-8T. Đối với mặt đường cấp cao, biện pháp sửa chữa thông thường là làm lại lớp láng nhựa hoặc láng thêm một lớp hỗn hợp vật liệu khoáng và nhựa để khôi phục chiều dày bị bào mòn, nâng cao độ nhám, độ bằng phẳng của mặt đường. Hỗn hợp vật liệu khoáng thường dùng là các loại bê tông nhựa như: bê tông nhựa có độ nhám cao, bê tông nhựa nóng hạt nhỏ hoặc trung, bê tông nhựa nguội hoặc bê tông nhựa cát. Thiết bị sử dụng thông thường là các loại máy rải bê tông chuyên dụng kết hợp máy lu nhẹ và lu nặng hoặc lu bánh lốp. 1.2.2 - Một số công nghệ và thiết bị hiện đại Công nghệ cào bóc, tái sinh mặt đường mới tại chỗ Công nghệ thi công bảo dưỡng mặt đường mới được Tập đoàn Wirtgen của Đức giới thiệu ở Việt Nam tháng 4 năm 2008. Đây là công nghệ có khả năng tái tạo toàn bộ lớp nền (đất, nhựa) cũ để sử dụng tái lập mặt đường mới tại chỗ, tiết kiệm được chi phí đổ bỏ lớp nền cũ, không phải tốn chi phí cho nguồn vật liệu làm nền đường mới, đồng thời giảm được phân nửa thời gian thi công. Hình 1: Dây chuyền máy cào bóc Wirtgen Thiết bị của công nghệ này là hệ thống dây chuyền máy cào bóc, tái sinh và các thiết bị phụ trợ hiện đại phù hợp với mọi điều kiện địa hình, địa chất, nhờ đó mặt đường thi công sẽ được cào cắt, bóc tách, tái lập gọn gàng, bằng phẳng, không gây bụi và giảm tối đa ảnh hưởng đến hoạt động giao thông. Công nghệ Novachip Công nghệ Novachip là một công nghệ thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay đang được áp dụng thí điểm tại một đoạn 500m trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Đây là công nghệ trải lớp bê tông nhựa nóng polyme (được trộn nóng và thảm nóng) có vật liệu dính bám Novabond. Ưu điểm nổi trội và đáng quan tâm nhất của công nghệ này là giúp phương tiện bám đường hơn, chống trơn trượt, tăng độ an toàn. Đây là công nghệ cấp phối mở, nước mưa không đọng lại ở mặt đường, độ nhám rất cao, khác rất nhiều so với cấp phối kín thông thường như ở Việt Nam trước kia vẫn thường sử dụng. Công nghệ Novachip còn giúp mặt đường bằng phẳng hơn, giảm tiếng ồn. Công nghệ này sẽ mở ra hướng thiết kế mới cho các dự án giao thông, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc và duy tu, bảo dưỡng đường bộ. Công nghệ duy tu bảo dưỡng đường bộ - gia cố bằng máy Stabilizer Công nghệ duy tu bảo dưỡng đường bộ mới nhất được giới thiệu tại Việt Nam là công nghệ duy tu bảo dưỡng đường bộ - gia cố đường bằng máy Stabilizer. Đây là công nghệ tái chế mặt đường đã được áp dụng thành công tại Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ trước, và đã được Nhật Bản xây dựng thành tiêu chuẩn quốc gia. Công nghệ này được giới thiệu ở nước ta đầu tháng 3 năm 2009, được giới thiệu là có thể giúp giảm chi phí thi công, thời gian thi công khoảng 30-40% so với thay thế toàn bộ áo đường. Máy gia cố đường Stabilizer là loại máy rải có khả năng vừa đập nhỏ mặt đường asphalt đã bị hỏng đồng thời tiến hành quá trình nghiền - trộn một cách đơn giản ngay tại vị trí đường. Hình 2: Bảo dưỡng đường bằng máy Stabilizer Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường Road stabilizer có những đặc điểm sau: Cải tạo được mặt đường đất và sỏi đá thành mặt đường được rải thảm tại chỗ; Bảo tồn được nguồn tài nguyên bằng cách tái sử dụng bề mặt đường asphalt và vật liệu lớp base cũ; Tiến hành nhanh tiến trình hỗn hợp, trộn vật liệu gia cố; rút ngắn thời gian thi công và giảm giá thành hơn so với việc rải lại mặt đường mới. Đây là công nghệ rất phù hợp với Việt Nam trong điều kiện hiện nay, có thể áp dụng để duy tu, sửa chữa các đường có lưu lượng giao thông lớn như các đường vành đai và đường vòng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 1.doc
  • docBia Luan van.doc
  • docChuong 2.doc
  • docChuong 3.doc
  • docChuong 4.doc
  • docChuong 5 - Ket luan.doc
  • docMuc luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan