Nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thực sự có ý nghĩa đối với người tham gia, người bị nạn và đối với toàn xã hội. BHTNDS là chiếc giá đỡ đối với các chủ phương tiện cơ giới khi không may gặp phải những rủi ro, tai nạn khi tham gia giao thông. Nó góp phần ổn định tài chính và tránh những xáo trộn trong cuộc sống cho chủ phương tiện và khắc phục thiệt hại của người thứ ba. Ngoài ra nghiệp vụ này còn đóng góp vào Ngân sách Nhà nước cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Đối với Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tuy chưa phải là một nghiệp vụ chính nhưng nó đã góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh chung của toàn Công ty.
Để việc triển khai nghiệp vụ có hiệu quả hơn, để BHTNDS thực sự phát huy được đầy đủ ý nghĩa và lợi ích đối với toàn xã hội thì một mặt mọi người dân phải nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện an toàn giao thông, tự đề phòng hạn chế tổn thất. Mặt khác Công ty cần phải chủ động, sáng tạo, phát huy những lợi thế và áp dụng các biện pháp tối ưu trong quá trình triển khai để khẳng định hơn nữa uy tín của PJICO trên thị trường bảo hiểm.
Với những gì đã đạt được qua 7 năm hoạt động và phát triển, PJICO chắc chắn sẽ còn vươn xa và đạt được nhiều kết quả hơn nữa.
Do trình độ hiểu biết và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô cùng toàn thể các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện và có chất lượng hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong bộ môn Bảo Hiểm, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Chính.
67 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
70
19.461,15
Doanh thu phí xe máy
484,64
556,19
677,49
1.704,56
2.961,85
Doanh thu phí nghiệp vụ
6.058
6.792,79
9.731,30
15.605,30
22.423
Tổng doanh thu phí BH
gốc toàn công ty
108.740
92.430
109.770
138.300
175.800
Tỷ trọng doanh thu BHTNDS (%)
5,57
7,35
8,86
11,28
12,75
Nguồn: Phòng kế toán công ty PJICO
Số liệu Bảng 6 cho thấy doanh thu nghiệp vụ tăng dần qua các năm. Điều này là hợp lí vì số xe tham gia bảo hiểm cũng tăng lên và không có sự tăng giảm thất thường.
Ba năm 2000, 2001, 2002 doanh thu tăng nhanh do số xe lưu hành tăng đột biến cả ôtô và xe máy dẫn đến số lượng đầu xe tham gia bảo hiểm tại công ty cũng tăng nhanh:
Năm 2000 số xe tham gia bảo hiểm là 79.439 xe, tương ứng với doanh thu là 9731,3 triệu đồng.
Năm 2001 doanh thu phí là 15.605,2 triệu đồng, chiếm 11,28% doanh thu phí toàn công ty.
Năm 2002 doanh thu đem lại là 22.423 triệu đồng, tương đương với 12,93% doanh thu phí của công ty. Đây là năm có doanh thu phí nghiệp vụ cao nhất, tăng trưởng 43,7% so với năm 2001.
Doanh thu phí từ ôtô lớn hơn gấp nhiều lần so với từ xe máy đem lại do các chủ xe máy tham gia bảo hiểm chủ yếu là vì bắt buộc nên thường tham gia mức trách nhiệm thấp nhất. Trong khi đó các chủ xe ôtô thường tham gia với mức trách nhiệm cao và có tính tự nguyện, tự giác vì họ ý thức được sự nguy hiểm cao độ khi điều khiển xe ôtô, từ đó ý thức được trách nhiệm tham gia BHTNDS.
Hiệu quả khai thác nghiệp vụ của PJICO trong một số năm gần đây cũng rất cao, đặc biệt là năm 2002. Thể hiện:
Bảng 7: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ BHTNDS xe cơ giới tại PJICO
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh thu phí
(Triệu đồng)
5355
6058
6.792,9
9.731,3
15.605,3
22.423
Chi phí khai thác
(Triệu đồng)
149
240
272
389
624
897
Tốc độ tăng doanh thu
(%)
-
113,12
112,13
143,25
160,36
143,69
Tốc độ tăng chi phí
(%)
-
161,07
113,33
143,01
160,41
143,75
Hiệu quả khai thác
(Triệu/Triệu)
35,94
25,24
24,97
25,02
25,01
25
Nguồn: Phòng kế toán công ty PJICO
Năm 1998 doanh thu phí đạt được là 6.058 triệu đồng, tăng 13,12% so với năm 1997. Chi phí khai thác năm 1998 là 240 triệu đồng, tốc độ tăng chi phí khai thác là 161,07%. Đây là năm có tốc độ tăng chi phí khai thác lớn nhất. Điều này làm cho hiệu quả khai thác của năm giảm mạnh: từ 35,94% năm 1997 còn 25,24% năm 1998. Tức là trong năm 1998: 1 đồng chi phí khai thác bỏ ra chỉ tạo ra 25,24 đồng doanh thu so với 35,94 đồng doanh thu năm 1997.
Sở dĩ chi phí khai thác năm 1998 tăng cao là do: PJICO mới thành lập và đi vào hoạt động giữa năm 1995, trong những năm đầu công tác quảng cáo và tuyên truyền cho nghiệp vụ này chưa được trú trọng. Những năm đầu khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng trong cổ đông. Từ năm 1998, công ty bắt đầu hoạt động một cách nề nếp và lớn mạnh hơn thì công tác tuyên truyền mới được chú trọng và đầu tư nhiều hơn như: mở rộng mạng lưới đại lí và cộng tác viên bảo hiểm, liên hệ và đặt thêm nhiều điểm bán bảo hiểm…
Năm 1999 tỷ lệ tham gia bảo hiểm không những không tăng mà còn giảm so với năm 1998, làm cho tốc độ tăng doanh thu giảm xuống và chỉ đạt 112,13%. Bên cạnh đó, chi phí khai thác lại tăng 36,25% so với năm 1998. Do đó hiệu quả khai thác năm 1999 là rất thấp. Năm 1999 hiệu quả khai thác chỉ là 24,97, tức là: 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 24,97 đồng doanh thu. Đây là năm có hiệu quả khai thác thấp nhất trong bảng.
Năm 2000 tốc độ tăng doanh thu đã tăng lên 143,25%, hơn nữa tốc độ tăng chi phí lại giảm xuống còn 143,01% làm cho hiệu quả khai thác tăng lên là 25,02.
Năm 2001 chi phí khai thác cũng tăng lên nhiều nhưng do doanh thu khai thác tăng lên rất nhanh (tăng trưởng 60,41% so với năm 2000) nên hiệu quả khai vẫn giữ được ở mức 25,01: 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 25,01 đồng doanh thu. Đây là dấu hiệu phục hồi một cách nhanh chóng, chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư, quan tâm đáng kể đối với nghiệp vụ bảo hiểm này; đồng thời ý thức tham gia bảo hiểm của người dân cũng đã được nâng cao.
Năm 2002 doanh thu nghiệp vụ tiếp tục tăng, tăng trưởng 43,69% so với năm 2001; chi phí khai thác cũng tăng hơn năm 2001 là 43,75%, về số tuyệt đối là 273 triệu đồng. Do đó hiệu quả khai thác năm 2002 giảm so với năm trước: 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo ra 25 đồng doanh thu.
Như vậy hiệu quả khai thác cũng như tổng doanh thu phí nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO tăng lên hàng năm và luôn đạt vượt mức kế hoạch đề ra. Xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch thu phí
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
Số phí bảo hiểm kế hoạch
Số phí bảo hiểm thực thu
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
1998
4639
6058
130,6
1999
6067
6792,8
112
2000
8896
9731,3
109,4
2001
12238
15605,3
127,5
2002
21335
22423
105,1
Nguồn: Phòng quản lí nghiệp vụ
Với tinh thần lấy khai thác làm nhiệm vụ hàng đầu để bảo toàn vốn, công ty bảo hiểm PJICO luôn hoàn thành kế hoạch đề ra về thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, thậm chí còn vượt mức kế hoạch.
Năm 1998 công ty thu được 6.058 triệu đồng, vượt mức kế hoạch 30,6% về số tuyệt đối là 1.414 triệu đồng. Đây là năm có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao nhất, đạt 130,6%.
Năm 1999 công ty thu được 6.792,8 triệu đồng, đạt 112% kế hoạch đề ra.
Năm 2001 tổng phí thu được là 15.605,3 triệu đồng, vượt mức kế hoạch đề ra 3.367,3 triệu đồng.
Năm 2002 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 105,1%, số phí thu được là 22.423 triệu đồng vượt kế hoạch 1.088 triệu đồng.
Tóm lại, công tác khai thác nghiệp vụ BHTNDS của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 5 năm vừa qua (1998-2002) đã đạt được nhiều kết quả khả quan: số lượng đầu xe, tỷ lệ tham gia bảo hiểm, doanh thu phí đạt được và hiệu quả khai thác ngày một tăng. Tuy nhiên số lượng xe tham gia tại PJICO so với tổng xe lưu hành vẫn còn rất nhỏ ( năm 2002 tỷ lệ này là 1,7%).
Như vậy khả năng phát triển nghiệp vụ này vẫn còn rất lớn. Công ty cần tích cực và chú trọng tập trung hơn nữa vào khâu khai thác; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và không ngừng quảng cáo, tuyên truyền về công ty để có thêm nhiều người biết đến công ty, hiểu công ty, tin tưởng và trở thành khách hàng của PJICO. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tiến hành giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia BHTNDS của các chủ phương tiện cơ giới nhằm tăng doanh thu cho công ty và giúp ổn định cuộc sống cho những người không may gặp rủi ro.
Tuy nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chưa phải là nghiệp vụ chính của PJICO nhưng nó đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu bảo hiểm của toàn công ty.
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Đề phòng hạn chế tổn thất là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm. Nó có quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm bảo hiểm đó. Đề phòng hạn chế tổn thất tác động đến xác suất xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ hạn chế được tối đa tai nạn rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm và như vậy công ty bảo hiểm sẽ không phải thực hiện bồi thường. Phí thu về được nhiều mà phải bỏ ra càng ít thí lợi nhuận đem lại càng lớn. Ngược lại hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất không được thường xuyên thực hiện hoặc thực hiện một cách qua loa thì số vụ tổn thất xảy ra sẽ rất lớn, số tiền bồi thường mà công ty phải bỏ ra có thể sẽ lớn hơn cả số phí thu được.
Điều này nếu cứ tiếp tục tiếp diễn thì nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ không thể tồn tại được. Đặc biệt đối với nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, rủi ro giao thông là rất lớn, rất bất ngờ và không thể lường trước. Hơn nữa, tai nạn giao thông trong những năm gân đây xảy ra rất nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản thì công tác đề phòng hạn chế tổn thất càng phải được thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm túc.
Đề phòng hạn chế tổn thất có hiệu quả không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Đề phòng hạn chế tổn thất trong kinh doanh bảo hiểm không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty, vì sự ổn định cuộc sống và tài chính cho chủ xe cũng như người thứ ba mà nó còn vì sự an toàn và trật tự chung của toàn xã hội
Đề phòng hạn chế tổn thất vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là quyền lợi của các công ty bảo hiểm. Bởi vậy ngay từ khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ BHTNDS xe cơ giới, công ty PJICO đã tiến hành rất nhiều hoạt động nhằm hạn chế một cách tối đa tổn thất có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm.
* Các hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất mà công ty đã thực hiện:
Phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng như: Cảnh sát giao thông hay Sở Giao thông công chính tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn về luật lệ an toàn giao thông nhằm xây dựng và nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân nói chung và các chủ phương tiện cơ giới nói riêng.
Xây dựng các đường lánh nạn; các rào chắn; biển báo tại các trục đường đèo dốc nguy hiểm và thường xảy ra nhiều tai nạn; lắp gương cầu ở các đoạn đường cua hẹp như: đèo Hải Vân, đèo Cù Mông…
Đặt các bình cứu hỏa tại các trạm xăng dầu.
Đặt các pano_áp phích trên các đường Quốc lộ, đường cao tốc, nơi giao với đường sắt nhằm nhắc nhở người tham gia giao thông tập trung, cẩn thận tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Phối hợp và yêu cầu các chủ phương tiện thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất như: cùng với Sở Giao thông công chính tổ chức các đợt thi lấy bằng lái cho các chủ xe cơ giới; thường xuyên kiểm định, bảo dưỡng xe đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia lưu hành. Công ty thường có hoạt động khuyến khích các cá nhân và tổ chức chấp hành tốt Luật lệ an toàn giao thông để họ có ý thức tự đề phòng cho bản thân. Yêu cầu các chủ phương tiện phải có biện pháp hạn chế đến mức tối đa thiệt hại cho con người và tài sản, kịp thời cấp cứu và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất khi có tai nạn xảy ra.
Chi phí cho đề phòng hạn chế tổn thất của công ty thường chiếm từ 2%-3% tổng phí thu được hàng năm. Cụ thể như sau:
Chi khác
% Tổng chi
2,92
3,44
8,60
5,90
5,07
Số tiền (Triệu đồng)
5,25
5,07
18,98
21,18
25,59
Hỗ trợ
% Tổng chi
20,14
21,5
20,78
21
22
Số tiền (Triệu đồng)
36,13
31,69
45,70
75,37
111
Khen thưởng
% Tổng chi
24,05
25
23
25,82
25
Số tiền (Triệu đồng)
43,14
36,85
50,58
86,63
122,20
Tuyên truyền
% Tổng chi
52,89
50,06
47,62
52,38
50,27
Số tiền (Triệu đồng)
94,88
73,79
104,73
175,74
245,73
Tổng chi
% Doanh thu
2,96
2,17
2,26
2,30
2,25
Số tiền (Triệu đồng)
179,4
147,40
219,93
358,92
504,52
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Bảng 9: Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất của PJICO (1998-2002)
Nguồn: Phòng quản lí nghiệp vụ
Như vậy từ năm 1998 đến năm 2002 số tiền chi cho đề phòng hạn chế tổn thất ngày một tăng.
Năm 1998 tổng chi là 179,4 triệu đồng, chiếm 2,96% tổng doanh thu phí nghiệp vụ. Đây là năm có tỉ lệ chi so với doanh thu phí là lớn nhất. Nguyên nhân là do công ty mới gia nhập thị trường được 3 năm nên việc quảng cáo tuyên truyền phải được chú trọng. Một mặt để mọi người biết đến công ty, để cái tên PJICO trở nên quen thuộc đối với mọi người dân nói chung và các chủ phương tiện cơ giới nói riêng. Mặt khác, thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất để hạn chế tối đa tai nạn có thể xảy ra như vậy số tiền bồi thường mà công ty phải bỏ ra là ít. Điều này giúp cho công ty có thể tiếp tục duy trì và triển khai nghiệp vụ rộng rãi hơn nữa, góp phần vào sự phát triển chung của toàn công ty.
Năm 1999 chi cho đề phòng hạn chế tổn thất là 147,40 triệu đồng bằng 2,17% doanh thu phí.
Năm 2000 tỉ lệ chi cho đề phòng hạn chế tổn thất so với phí thu là 2,26%.
Hai năm 2001, 2002 số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên toàn quốc rất nhiều, đặc biệt là những tháng cuối năm, do vậy số tiền chi cho đề phòng hạn chế tổn thất của công ty tăng hơn so với những năm trước. Năm 2001 là 358,92 triệu đồng, năm 2002 là 504,52 triệu đồng chiếm 2,25 % doanh thu phí.
Trong tổng chi cho đề phòng hạn chế tổn thất thì chi cho tuyên truyền, quảng cáo chiếm tỉ lệ lớn nhất, thường hơn 50%.
Năm 1998 chi cho tuyên truyền quảng cáo chiếm 52,89%, năm 1999 là 50,06%, năm 2000 giảm xuống còn 47,62%. Năm 2001 chi cho tuyên truyền lại tăng lên 52,38%, năm 2002 tỉ lệ này là 50,17%.
Khoản chi lớn thứ hai trong tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất là chi cho khen thưởng, thường chiếm khoảng 25%. Tiếp đó là chi cho hỗ trợ: năm 1998 chi cho hỗ trợ chiếm 20,14%, năm 2002 tỉ lệ này là 22%. Ngoài ra còn có những khoản chi khác phục vụ cho hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất.
Để đánh giá hiệu quả khâu đề phòng hạn chế tổn thất (H) ta sẽ phân tích tỉ lệ so sánh giữa khoản chênh lệch thu-chi của nghiệp vụ (tạm gọi là lợi nhuận) so với chi phí đề phòng hạn chế tổn thất đã bỏ ra thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 10: Hiệu quả khâu đề phòng hạn chế tổn thất của nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba (1998-2002)
Chỉ tiêu
Lợi nhuận
(Trđ) (1)
Tổng chi ĐPHCTT
(Trđ) (2)
H
(1/2)
1998
281,30
179,4
1,57
1999
551,86
147,4
3,74
2000
642,39
219,93
2,92
2001
1.040,64
358,92
2.90
2002
1.491,13
504,52
2,95
Nguồn: Phòng kế toán
Năm 1998 hiệu quả khâu đề phòng hạn chế tổn thất (ĐPHCTT) của công ty là 1,57 tức là 1 đồng chi cho ĐHCTT tham gia tạo ra 1,57 đồng lợi nhuận.
Các năm tiếp sau 1999-2002 hiệu quả của khâu này giữ ở mức trung bình là 3, tức là 1 đồng chi phí cho ĐHCTT tham gia tạo ra 3 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ hiệu quả công tác ĐPHCTT của công ty nhìn chung đã tăng lên nhưng vẫn còn thấp.
Như vậy PJICO đã rất quan tâm đến hoạt động này. Công ty đã nhận thức được vai trò to lớn của công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Tỷ lệ chi cho hoạt động này so với phí thu được là hợp lí.
Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất vẫn chưa cao, biểu hiện ở số vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng tăng và mức độ nguy hiểm ngày càng trầm trọng. Tỷ lệ bồi thường hàng năm còn rất lớn: năm 2002 tỷ lệ bồi thường là 67,1% rất cao so với tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này trong toàn thị trường.
* Một số điểm còn hạn chế trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ BHTNDS xe cơ giới của công ty:
- Doanh thu phí của nghiệp vụ này còn thấp nên mặc dù tỉ lệ chi cho đề phòng hạn chế tổn thất so với doanh thu phí là hợp lí nhưng về số tuyệt đối lại không lớn do vậy hiệu quả hoạt động chưa cao.
- Trình độ nghiệp vụ và chuyên môn của cán bộ nhân viên trong thực hiện khâu này còn yếu, công ty chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra tổn thất để đưa ra biện pháp phòng ngừa thích hợp.
- Cở sở hạ tầng, kỹ thuật lạc hậu, giao thông không thuận tiện, không an toàn dễ xảy ra tai nạn ở nước ta làm tổn thất cho cả công ty PJICO và toàn xã hội.
Trong thời gian tới công ty chắc chắn sẽ phải có nhiều hoạt động hiệu quả hơn nữa trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất đối với nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đặc biệt trong tình trạng tai nạn giao thông hiện nay xảy ra rất nhiều và mức độ ngày một nghiêm trọng hơn.
3. Công tác giám định-bồi thường
Giám định-bồi thường là công đoạn cuối cùng hoàn thiện một sản phẩm bảo hiểm. Giám định là khâu trung gian giữa khai thác và bồi thường. Quản lí tốt việc giám định đảm bảo cho bồi thường kịp thời, chính xác với thiệt hại thực tế; giảm thất thoát; giảm hiện tượng trục lợi bảo hiểm; nâng cao được chất lượng cho sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty. Thực hiện tốt công tác giám định bồi thường là một cách quảng cáo hiệu quả nhất cho sản phẩm và công ty.
3.1. Công tác giám định
Giám định giúp cho bồi thường được chính xác. Khi có thông báo tai nạn, các giám định viên phải nhanh chóng đến ngay hiện trường để thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn. Đồng thời giám định viên phải phối hợp với cảnh sát giao thông xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn và mức độ lỗi của các bên.
Đối với nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thì công tác giám định là rất phức tạp. Nó liên quan đến lợi ích của nhiều bên đặc biệt là quyền lợi của bên thứ ba. Công việc đòi hỏi cán bộ giám định phải có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, nắm vững Luật dân sự, Luật an toàn giao thông, các lĩnh vực khác có liên quan. Ngoài ra giám định viên phải là người có tư cách đạo đức tốt, tận tụy với công việc và với khách hàng của mình. Tất cả những yêu cầu trên giúp cho việc giám định được chính xác nhất, tránh tình trạng giám định sai sót hoặc cố tình sai sót gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty, đến quyền lợi của khách hàng và tránh hiện tượng trục lợi.
Công ty PJICO ngay từ khi đi vào hoạt động đã rất chú trọng đến công tác giám định. Để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám định, công ty đã trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết như: máy ảnh, phương tiện đi lại, liên lạc…Bên cạnh đó Công ty đã phối hợp cùng với các cơ quan chức năng, với lực lượng cảnh sát giao thông, các chủ xe xác định nguyên nhân tai nạn, mức độ lỗi, mức độ thiệt hại của mỗi bên, từ đó xác định phạm vi bảo hiểm và đưa ra những phương án khắc phục thiệt hại kinh tế nhất. Đồng thời Công ty thực hiện hướng dẫn các chủ xe khắc phục hậu quả của tai nạn, hoàn thành hồ sơ khiếu nại bồi thường.
Sự phối hợp khách quan và chặt chẽ đó trong công tác giám định của PJICO đã tạo được lòng tin cho khách hàng, tạo tâm lí thoải mái giữa các bên, giúp cho quá trình bồi thường được nhanh chóng, tránh những khiếu nại không cần thiết ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Tình hình giám định tổn thất của PJICO giai đoạn 1998-2002 như sau:
Năm 1998 xảy ra 617 vụ tai nạn thuộc trách nhiệm của công ty. PJICO đã tiến hành giám định 646 vụ bao gồm cả 36 vụ của năm trước chuyển sang, còn lại 7 vụ chưa được giải quyết do hồ sơ chưa hoàn chỉnh và thủ tục giám định chưa hoàn thành.
Năm 1999, số vụ được giải quyết là 561 vụ trên tổng số 581 vụ khiếu nại cần giải quyết. Tỷ lệ giải quyết là 96,55%. Như vậy còn tồn lại 20 vụ chưa được giải quyết.
Năm 2000 tổng số vụ tai nạn công ty giám định là 580 vụ (560 vụ phát sinh trong năm, 20 vụ của năm trước chuyển sang), còn lại 18 vụ chuyển sang năm 2001.
Năm 2001 số vụ khiếu nại cần giải quyết là 570 vụ trong đó 18 vụ còn tồn của năm 2000 và 552 vụ phát sinh trong năm. Công ty đã tiến hành giám định 548 vụ, còn lại 22 vụ chuyển sang năm 2002. Như vậy tỉ lệ giải quyết năm 2001 là 96,14%.
Năm 2002 số vụ khiếu nại công ty đã tiến hành giám định là 535 vụ trên tổng số 552 vụ cần giải quyết (530 vụ phát sinh trong năm và 22 vụ của năm trước chuyển sang). Tỉ lệ giải quyết là 96,92%, cao hơn so với năm 2001.
Tình hình giám định trên cho thấy, tỉ lệ giám định giải quyết khiếu nại của PJICO là rất cao tuy số vụ còn tồn đọng ở các năm vẫn còn nhiều. Đây là một kết quả đáng mừng, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng và tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên công ty nói chung và của bộ phận giám định-bồi thường nói riêng. PJICO đã tiến hành giám định rất nhiều vụ tai nạn một cách nhanh chóng, xác định được nhiều vụ tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm và ngăn chặn được các hành vi gian lận, trục lợi.
* Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động giám định của công ty
- Xe cơ giới hoạt động trên địa bàn rộng lớn, do vậy khi có tai nạn xảy ra giám định viên phải mất một thời gian nhất định mới đến được hiện trường, nên nhiều trường hợp không xác định được tình hình một cách chính xác.
- Số vụ tai nạn giao thông xảy ra hàng năm là rất lớn trong khi đó đội ngũ nhân viên giám định lại ít không đủ để có mặt kịp thời tiến hành giám định.
- Nhiều trường hợp khi xảy ra tai nạn các bên thường giải quyết bằng cách thương lượng, tự hòa giải, các chủ xe không thông báo ngay cho công ty bảo hiểm mà phải một thời gian sau đó mới thông báo. Điều này gây rất nhiều khó khăn, trở ngại cho công ty đặc biệt đối với những vụ tai nạn nghiêm trọng.
- Các biên bản giám định, hồ sơ giải quyết bồi thường tai nạn giao thông và tính pháp lí của chúng hầu hết là phải dựa vào hồ sơ của công an, của các cơ quan chức năng, giấy chứng nhận của bệnh viện. Vì vậy khâu giám định đôi khi thiếu chính xác, dễ phát sinh tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị nạn và ảnh hưởng đến khâu bồi thường của công ty.
- PJICO là một công ty bảo hiểm mới đi vào hoạt động được 7 năm nên kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, số lượng cán bộ giám định cũng như trình độ chuyên môn kĩ thuật của đội ngũ này còn bị hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ, ảnh hưởng đến việc ra quyết định và những đánh giá trong khâu giám định.
Tất cả những hạn chế này cần phải được xem xét lại và tìm ra biện pháp cụ thể và hiệu quả nhằm nâng cao cả về số lượng và chất lượng giám định viên để khâu giám định của công ty đạt hiệu quả hơn nữa, nâng cao uy tín cho PJICO.
3.2. Công tác bồi thường
Bồi thường là khâu cuối cùng, là khâu quan trọng trong quy trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm. Bồi thường ảnh hưởng trực tiếp đến cả lợi ích của người tham gia và kết quả kinh doanh của công ty. Đối với nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thì tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó được thể hiện rõ nhất trong khâu bồi thường.
Hoạt động bồi thường của PJICO được đánh giá là có hiệu quả, thể hiện ở quy trình giải quyết bồi thường nhanh gọn, hợp lí; ở thái độ làm việc tích cực, chu đáo; ở số lượng các vụ khiếu nại được giải quyết bồi thường trong năm và chất lượng bồi thường tổn thất. Trước hết ta xem xét tình hình giải quyết khiếu nại thực tế của PJICO giai đoạn 1998-2002 thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 11: Tình hình giải quyết khiếu nại của PJICO (1998-2002)
Chỉ tiêu
Số vụ khiếu
nại cần
giải quyết
(vụ)
Số vụ
khiếu nại đã giải quyết
(vụ)
Số vụ
khiếu nại
tồn đọng
(vụ)
Tỷ lệ
giải quyết
(%)
Tỷ lệ
tồn đọng
(%)
Năm 1998
Ôtô
Xe máy
653
464
189
646
458
188
7
6
1
98,93
98,70
99,47
1,07
1,3
0,53
Năm 1999
Ôtô
Xe máy
581
476
105
561
463
98
20
13
7
96,56
97,17
93,33
3,44
2,83
6,67
Năm 2000
Ôtô
Xe máy
598
500
98
580
490
90
18
10
8
96,99
98,00
91,83
3,01
2,00
8,17
Năm 2001
Ôtô
Xe máy
570
432
138
548
422
126
22
10
12
96,14
97,68
91,30
3,86
2,32
8,7
Năm 2002
Ôtô
Xe máy
552
430
122
535
420
115
17
10
7
96,92
97,67
94,26
3,08
2,33
5,74
Nguồn: Phòng quản lí nghiệp vụ
Tỷ lệ giải quyết bồi thường của PJICO luôn ở mức trên 96%: Năm 1998 tỉ lệ này là 98,93%, năm 2000 là 96,99%, năm 2002 là 96,92%. Đây là một tỉ lệ khá cao chứng tỏ công ty đã rất quan tâm đến khâu bồi thường cho người tham gia.
Tuy nhiên xét riêng với xe máy thì tỉ lệ này lại chưa cao (trừ năm 1998 đạt 99,47%). Năm 1999 tỉ lệ gải quyết bồi thường giảm rất nhiều so với năm 1998, chỉ còn 93,33%. Năm 2000, tỉ lệ giải quyết khiếu nại của xe máy là 91,83%, tỉ lệ tồn đọng 8,17%. Năm 2001 chỉ đạt 91,30%, tỉ lệ tồn đọng lên tới 8,7%.
Số lượng các vụ tồn đọng chưa được giải quyết bồi thường chuyển sang năm sau còn nhiều.
Mỗi năm số lượng các vụ tai nạn xảy ra thuộc trách nhiệm của công ty cũng như số lượng các vụ khiếu nại được giải quyết bồi thường là khác nhau. Do đó số tiền bồi thường (STBT) mà PJICO phải trả và tỷ lệ bồi thường từng năm cũng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
Bảng 12: Tình hình bồi thường của PJICO (1998-2002)
Chỉ tiêu
Số vụ tai nạn đã giải quyết BT (vụ)
STBT
(triệu đồng)
STBT/vụ
(triệu đồng)
Phí BH
(triệu đồng)
Tỷ lệ BT
(%)
Năm 1998
- Ôtô
- Xe máy
646
458
188
4.325,12
3.860,42
464,96
6,7
8,43
2,47
6.058
5.573,36
484,64
71,39
69,26
95,94
Năm 1999
- Ôtô
- Xemáy
561
463
98
4.599,13
4.477,08
122,05
8,2
9,67
1,24
6.792,80
6.236,60
556,19
67,70
71,78
21,94
Năm 2000
- Ôtô
- Xe máy
580
490
90
6.728,12
6.622,73
105,39
11,6
13,51
1,17
9.731,30
9.053,80
677,49
69,14
73,15
15,55
Năm 2001
- Ôtô
- Xe máy
548
422
126
10.616,53
10.440,98
175,55
19,37
24,74
1,4
15.605,30
13.900,70
1.704,56
68,03
75,11
10,30
Năm 2002
- Ôtô
- Xe máy
535
420
115
15.045,83
14.847,40
198,43
28,12
35,35
1,72
22.423
19.461,15
2.961,85
67,10
76,29
6,70
Nguồn: Báo cáo thống kê của PJICO (1998-2002)
Số liệu trên cho thấy, số vụ tổn thất mà công ty phải bồi thường giảm dần từ năm 1998 đến năm 2002 nhưng số tiền bồi thường lại tăng lên.
Năm 1998 số tiền bồi thường là 4.325,12 triệu đồng.
Năm 1999 là 4.599,13 triệu đồng.
Năm 2000 số tiền bồi thường mà công ty phải trả tăng lên 6.728,12 triệu đồng.
Năm 2001 số tiền này đã là 10.616,53 triệu đồng và năm 2002 là 15.045,83 triệu đồng.
Kết quả trên cho thấy, do làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất nên số vụ tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm của công ty có xu hướng giảm xuống nhưng mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn ngày càng tăng. Điều này làm cho số tiền bồi thường của công ty tăng lên.
Số tiền bồi thường bình quân một vụ của ôtô cao hơn nhiều so với của xe máy vì khi đã xảy ra tai nạn thì thiệt hại mà ôtô gây ra bao giờ cũng nghiêm trọng hơn. Hơn nữa ôtô chạy trên đường dài nhiều hơn nên xác suất xảy ra tai nạn lớn hơn so với xe máy, thêm vào đó tỉ lệ tham gia bảo hiểm của ôtô tại PJICO lại cao hơn so với xe máy.
Về tỉ lệ bồi thường: Nhìn chung tỉ lệ bồi thường của công ty giai đoạn 1998-2002 còn khá cao so với các công ty bảo hiểm khác. Do số tiền bồi thường tăng lên rất nhanh trong khi đó phí thu được chưa cao.Tỉ lệ bồi thường của PJICO thường lớn hơn 67%.
Năm 1998 tỉ lệ bồi thường của công ty là 71,39% trong khi đó tỉ lệ này ở Bảo Minh là 53,87%.
Năm 1999 tỉ lệ bồi thường của công ty giảm xuống 67,70%.
Năm 2000 tỉ lệ này là 69,14%, cao hơn so với mức 56,52% của Bảo Minh. Hai năm trở lại đây tỉ lệ bồi thường giảm dần còn 68,03% năm 2001 và 67,1% năm 2002. Tuy tỉ lệ bồi thường đã giảm xuống nhưng năm 2002 tỉ lệ này vẫn còn cao hơn tỉ lệ bồi thường chung của toàn thị trường về nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với nguời thứ ba.
Nhiệm vụ đặt ra cho PJICO trong thời gian tới là phải tích cực khai thác nâng cao doanh thu phí nghiệp vụ và thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất có hiệu quả hơn nữa để giảm bớt số vụ tổn thất thuộc trách nhiệm của công ty, từ đó làm giảm tỉ lệ bồi thường.
* Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác bồi thường của công ty
- Trong nhiều vụ tai nạn, giám định viên không có mặt được kịp thời nên việc giám định để xác định mức độ lỗi và thiệt hại của từng bên thường phải căn cứ vào biên bản của ảnh sát giao thông do vậy khâu bồi thường thường gặp khó khăn, không chính xác.
- Việc gây khó dễ của một số cơ quan chức năng trong việc cấp dấu chứng nhận để hoàn tất hồ sơ khiếu nại bồi thường hoặc hồ sơ yêu cầu bồi thường của chủ xe chưa đầy đủ làm kéo dài và trậm trễ việc giải quyết bồi thường của công ty.
- Nhiều trường hợp mức bồi thường mà chủ xe và người bị hại đưa ra chênh nhau rất nhiều, công ty bảo hiểm phải đóng vai trò là người thương lượng hòa giải giữa hai bên.
- Việc xác định chính xác thiệt hại về mất thu nhập hay chi phí y tế thực tế là rất khó khăn.
Thiệt hại về mất thu nhập: không thể xác định một cách chính xác vì hiện nay không một cơ quan nào quản lí được mức thu nhập thực tế của người lao động.
Về chi phí y tế: sự phối hợp giữa công ty và các cơ sở y tế chưa thực sự chặt chẽ nên việc quản lí chi phí y tế gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp cùng mức độ thương tật nhưng cách điều trị khác nhau làm cho chi phí cũng khác nhau. Người bị nạn rất dễ thực hiện hành vi gia lận như: làm hồ sơ, bệnh án, hóa đơn thanh toán giả…
Từ những phân tích trên cho thấy khâu bồi thường là rất phức tạp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị nạn, của các chủ xe và của công ty bảo hiểm. Công tác bồi thường còn liên quan đến rất nhiều cơ quan ban ngành khác nhau.
Tuy vẫn còn những điểm thiếu sót nhưng qua 7 năm hoạt động, PJICO đã được đánh giá là một trong những công ty có hoạt động bồi thường nhanh gọn, chính xác và kịp thời. Công tác giám định bồi thường của Công ty ngày một hoàn thiện hơn và đã dần khẳng định được uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm.
4. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của PJICO giai đoạn 1998-2002.
Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là một tiêu chí để đánh giá kết quả của quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm từ khâu khác thác cho đến khâu bồi thường. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ của Công ty được biểu hiện cụ thể qua các chỉ tiêu số lượng là: doanh thu và lợi nhuận.
Phân tích kết quả kinh doanh giúp Công ty có thể nhìn được tổng quát tình hình thực tế của nghiệp vụ: tổng phí thu được, tổng chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được.
Doanh thu của nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là toàn bộ phí bảo hiểm mà Công ty thu được từ các chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu hữu hiệu, cho phép đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận của nghiệp vụ (chênh lệch thu-chi) được xác định như sau:
Lợi nhuận = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí
Trong đó, tổng chi phí của nghiệp vụ bao gồm:
Chi bồi thường
Chi đề phòng hạn chế tổn thất
Chi hoa hồng
Chi khác (trong đó có chi quản lí chung, chi khai thác…)
Kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba mà PJICO đã đạt được trong 5 năm trở lại đây cụ thể như sau:
Về doanh thu
Tình hình thu phí của công ty rất tốt. Công ty luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Doanh thu tăng lên qua các năm: từ 6.058 triệu đồng năm 1998 lên 9.731,3 triệu đồng năm 2000. Năm 2002 vừa qua doanh thu nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của công ty đạt 22.423 triệu đồng.
Về chi phí
Chi nghiệp vụ chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng phí thu được, trong đó chi bồi thường chiếm tỉ trọng lớn nhất:
Năm 1998 chi bồi thường chiếm 71,39% doanh thu, chi đề phòng hạn chế tổn thất chiếm 2,96% doanh thu phí.
Năm 2000 chi bồi thường là 69,14%, chi đề phòng hạn chế tổn thất là 2,26%.
Năm 2002 vừa qua tỉ lệ bồi thường là 67,1%, chi cho đề phòng hạn chế tổn thất là 2,25 %.
Chi hoa hồng chiếm 3% doanh thu. Năm 2001 và 2002 hoa hồng nghiệp vụ đã tăng lên 4% và 5% doanh thu phí.
Các khoản chi khác thường chiếm xấp xỉ 19% doanh thu phí (trong đó có chi cho khai thác và chi quản lí)
Về lợi nhuận
Năm 1998 lợi nhuận nghiệp vụ là 281,3 triệu đồng.
Năm 1999 lợi nhuận thu được là 551,86 triệu đồng, tăng 96,18% so với năm 1998.
Năm 2001 lợi nhuận nghiệp vụ là 1.040,64 triệu đồng, tăng trưởng 62%.
Năm 2002 lợi nhuận đạt được là 1.491,13 triệu đồng, tăng trưởng 43,29%.
Như vậy lợi nhuận của nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba mà PJICO đạt được qua 5 năm từ 1998 đến 2002 là khá cao và đều tăng lên qua các năm, nó đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận chung của toàn công ty.
Do Nhà nước thực hiện thu thuế Giá trị gia tăng (VAT: 10%) nên doanh thu của Công ty bị giảm đi, làm cho lợi nhuận của nghiệp vụ giảm một phần đáng kể. So với kết quả kinh doanh nghiệp vụ này của các công ty bảo hiểm khác như Bảo Minh hay Bảo Việt thì PJICO vẫn còn thấp hơn nhiều do vậy nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải tích cực hơn nữa để đạt được nhiều kết quả cao hơn.
Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là thước đo sự phát triển của bản thân Công ty, đồng thời nó phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu mang tính bề sâu, tính chiến lược, lâu dài.
Chỉ tiêu hiệu quả được xác định bằng cách so sánh tỉ lệ giữa kết quả đạt được và chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Các chỉ tiêu hiệu quả bao gồm:
Dưới góc độ kinh tế: Hiệu quả theo doanh thu (Hd) và hiệu quả theo lợi nhuận (He).
Hd = ; He =
D: Doanh thu trong kì
L: Lợi nhuận trong kì
C: Chi phí bỏ ra trong kì
Dưới góc độ xã hội: Hiệu quả hoạt động về mặt xã hội HK(TG) và HK(BT)
HK(TG) = ; HK(BT) =
KTG: Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kì
KBT: Số khách hàng tham gia bảo hiểm được bồi thường trong kì
CBH: Chi phí của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của PJICO ta nghiên cứu bảng số liệu sau:
Bảng 14: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của PJICO (1998-2002)
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu
(triệu đồng)
Tổng chi
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Hd
(D/C)
He
(L/C)
1998
6.058,00
5.776,70
281,30
1,05
0,05
1999
6.792,80
6.240,94
551,86
1,09
0,09
2000
9.731,30
9.088,91
642,39
1,07
0,07
2001
15.605,30
14.564,66
1.040,64
1,07
0,07
2002
22.423,00
20.931,87
1.491,13
1,07
0,07
Như vậy hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của công ty rất thấp.
Chỉ tiêu hiệu quả Hd có sự biến động qua 2 năm 1998 và 1999. Năm 1998 chỉ tiêu Hd là 1,05 tức là cứ 1 đồng chi phí tham gia tạo ra 1,05 đồng doanh thu. Năm 1999 chỉ tiêu Hd là 1,09 tức là 1 đồng chi phí tham gia tạo ra 1,09 đồng doanh thu.
Bắt đầu từ năm 2000, hoạt động kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của công ty đã đi vào ổn định, hiệu quả kinh doanh luôn giữ ở mức 1,07, tức là cứ 1 đồng chi phí tham gia tạo ra được 1,07 đồng lợi nhuận.
Như vậy hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ của PJICO còn rất thấp.
Ngoài những chỉ tiêu về mặt kinh tế nêu trên còn có những chỉ tiêu mang tính xã hội: thể hiện ở số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kì hoặc số khách hàng tham gia bảo hiểm được bồi thường trên 1 đồng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả khai thác nghiệp vụ của công ty nhìn chung còn khiêm tốn, PJICO cần phải duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả của nghiệp vụ trong những giai đoạn kế tiếp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Vì nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba mang một ý nghĩa to lớn, nó đã góp một phần hết sức quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội và bảo vệ quyền lợi cho các chủ xe cũng như người thứ ba khi có tai nạn, rủi ro xảy ra.
Phần III
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và tính bắt buộc trong việc thực hiện bhTnds
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
tại công ty PJICO
I. Những điểm thuận lợi, khó khăn và tồn tại cơ bản của PJICO
1. Thuận lợi
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể qua hơn 10 năm đổi mới. Đời sống của người dân được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng làm xuất hiện thêm nhiều nhu cầu mới và có khả năng đáp ứng. Trong những nhu cầu đó có nhu cầu được bảo hiểm.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam được mở rộng và phát triển. Chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ. PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Công ty có sự tham gia góp vốn của các cổ đông đều là những tổ chức, doanh nghiệp có uy tín cả trong và ngoài nước, đặc biệt là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Như vậy PJICO có một lượng khách hàng lớn và rất ổn định đó là các khách hàng trong cổ đông.
Đối với nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:
- Bảo hiểm hiện nay đã dần trở nên quen thuộc hơn đối với nhiều người và ý thức tham gia BHTNDS của các chủ xe cơ giới cũng đã được nâng cao. Vì vậy ngày càng có nhiều người quan tâm đến bảo hiểm.
- Xe cơ giới mà đặc biệt là xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu ở Việt Nam. Với tốc độ gia tăng lượng xe lưu hành như hiện nay thì đây vẫn là một thị trường còn rất lớn đối với nghiệp vụ bảo hiểm này.
- Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 15 NĐ-CP/2003 quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định xử phạt đối với các chủ xe tham gia giao thông không có giấy chứng nhận bảo hiểm. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho quá trình khai thác của PJICO cũng như các công ty bảo hiểm khác…
2. Khó khăn_tồn tại
Xuất phát từ nguyên nhân khách quan
Gia nhập thị trường bảo hiểm muộn hơn so với một số doanh nghiệp bảo hiểm khác nên PJICO gặp nhiều khó khăn trong việc gây dựng uy tín.
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã ra đời và hoạt động mấy chục năm qua, hơn nữa đây lại là một công ty lớn của Nhà nước nên họ đã có được uy tín trên thị trường và có một lượng khách hàng đông đảo và quen thuộc. Đội ngũ cán bộ của Bảo Việt có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao. Do vậy khi PJICO tham gia vào thị trường đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền và quảng cáo cho sản phẩm của mình. Vì khách hàng thường có thói quen tiếp tục tham gia bảo hiểm tại những Công ty mà họ đã từng tham gia. Mặt khác cũng chính vì là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên nên nhiều người vẫn chưa thực sự tin tưởng để tham gia bảo hiểm tại công ty.
Giữa năm 1995 Công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động thì đến năm 1997-1998 đã phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nền kinh tế nước ta phát triển chậm hơn. Ngoài ra việc áp dụng thu thuế giá trị gia tăng (VAT) của Nhà nước cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của nhiều công ty bảo hiểm mới.
Trước năm 2003 Chính phủ chưa quy định chế tài cụ thể xử phạt đối các chủ xe máy tham gia giao thông không có giấy chứng nhận BHTNDS nên rất khó khăn cho các công ty trong việc khai thác nghiệp vụ này.
Về phía người tham gia bảo hiểm: Nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của bảo hiểm chưa cao, một phần cũng là do lợi ích của sản phẩm bảo hiểm chưa được bộc lộ ngay khi họ tham gia mà đặc biệt là đối với nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Xuất phát từ nguyên nhân chủ quan
Công ty chưa thực sự chú trọng khuyếch trương sản phẩm. Hoạt động quảng cáo và giới thiệu về Công ty cũng như về sản phẩm hầu như không có. Trang web riêng của Công ty ít thông tin và không cập nhật làm hạn chế đến việc tìm hiểu về Công ty của người dân.
Trang thiết bị xử lí thông tin tại các phòng ban còn thiếu. Công ty chưa có hệ thống quản lí một cách hệ thống qua mạng Internet từ trụ sở chính đến các văn phòng khu vực. Tại các văn phòng của Công ty còn thiếu máy tính phục vụ cho việc quản lí và xử lí thông tin.
Tại các phòng ban, văn phòng còn thiếu cán bộ quản lí có nhiều kinh nghiệm. Trình độ cán bộ nhân viên chưa cao, đặc biệt trong khâu khai thác và giám định. ý thức kỉ luật và ý thức làm việc chưa tốt. Biểu hiện ở việc: đi làm không đúng giờ, nói chuyện và làm việc riêng trong giờ làm, nhân viên khai thác làm việc vì lợi ích trước mắt của cá nhân nhiều hơn là quan tâm đến uy tín lâu dài của Công ty.
Việc tuyển chọn nhân viên còn lỏng lẻo. Công ty chưa tạo nhiều cơ hội bình đẳng cho những người có trình độ thực sự mà dựa trên mối quan hệ quen biết, dẫn đến tình trạng thừa người nhưng lại thiếu cán bộ có trình độ và kinh nghiệm.
Việc chi trả hoa hồng cho đại lí chưa hợp lí làm cho mối quan hệ Công ty và đại lí không chặt chẽ, ảnh hưởng đến kết quả khai thác…
II. Một số kiến nghị
1. Mục tiêu của Công ty đặt ra đối với nghiệp vụ trong thời gian tới
Để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, Công ty PJICO đã đặt ra một số mục tiêu chủ yếu sau:
Đẩy mạnh khâu khai thác nhằm tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần.
Cố gắng đạt doanh thu năm sau cao hơn năm trước, tiếp tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch về thu phí đã đề ra. Đóng góp ngày càng nhiều trong tổng doanh thu hàng năm của công ty.
Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và đào tạo cán bộ nhân viên có chuyên môn giỏi trong các khâu khai thác và giám định-bồi thường. Thực hiện bồi thường một cách nhanh chóng, kịp thời cho người bị hại, góp phần cải thiện chất lượng nghiệp vụ và làm tăng uy tín của công ty trên thị trường bảo hiểm .
Tiếp tục thành lập thêm nhiều văn phòng, chi nhánh trên cả nước, góp phần khuyếch trương công ty và mở rộng thị trường…
2. Một số kiến nghị
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, em xin được đưa ra một số kiến nghị cơ bản sau.
2.1. Trong công tác khai thác
Để nâng cao hơn nữa kết quả trong khâu khai thác, Công ty cần phải có những biên pháp làm tăng số xe tham gia cũng như tổng phí thu được.
Thứ nhất về hoạt động tuyên truyền quảng cáo
PJICO cần phải tích cực hơn nữa trong hoạt động này. Thực hiện tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về Công ty và về trách nhiệm tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Các hình thức tuyên truyền, quảng cáo có thể là: quảng cáo qua Tivi, sách, báo; phát tờ rơi có nội dung và hình ảnh sát thực với nội dung của sản phẩm, làm cho người đọc thấy được trách nhiệm và những lợi ích của việc tham gia bảo hiểm; xây dựng một trang Web có hình ảnh và nhiều thông tin bổ ích về các sản phẩm bảo hiểm Công ty đang triển khai, nội dung, tin tức cập nhật và có thể liên hệ mua sản phẩm qua mạng.
Công ty nên tận dụng mối quan hệ trong cổ đông để thực hiện quảng cáo, tuyên truyền và khai thác bảo hiểm tại tất cả các trạm xăng dầu của Petrolimex.
Phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên tổ chức các lớp tìm hiểu về an toàn giao thông và về BHTNDS cho các chủ phương tiện cơ giới.
Thứ hai về chính sách khách hàng
Phải xây dựng được một chính sách khách hàng hợp lí. Phân chia khách hàng thành nhiều loại để tiện khai thác và quản lí. Tập trung khai thác triệt để lượng khách hàng trong cổ đông và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan. Có chính sách ưu đãi hợp lí đối với những tổ chức tham gia với số lượng lớn và lâu dài.
Thứ ba về vấn đề liên quan đến biểu phí, thu phí và thời hạn bảo hiểm
Công ty nên đưa ra nhiều biểu phí để phù hợp với nhiều loại xe cũng như mức thu nhập của từng đối tượng dựa trên mức phí bắt buộc mà Bộ Tài Chính đã quy định. Đồng thời Công ty có thể nâng cao mức trách nhiệm bảo hiểm và có thể kéo dài thời hạn bảo hiểm lên thành 24 tháng thay vì 12 tháng như hiện nay nhằm khuyến khích khách hàng tham gia.
Thực hiện chào bán sản phẩm và thu phí tận nơi khách hàng yêu cầu (chỉ nên thực hiện đối với trường hợp thuận tiện cho Công ty hoặc số lượng khách hàng đủ lớn).
Thứ tư về mạng lưới đại lí và nhân viên khai thác
Xây dựng được mạng lưới đại lí và cộng tác viên có hiệu quả. Đại lí phải là những người có khả năng giao tiếp tốt, có hiểu biết sâu về sản phẩm bảo hiểm và phải có ý thức về uy tín của PJICO. Tăng cường tập huấn nâng cao kĩ năng và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên khai thác trong công ty. Quản lí chặt chẽ hoạt động của các đại lí trên toàn quốc. Công ty nên có hình thức khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chi trả hoa hồng hợp lí. Tổ chức các chiến dịch và các hình thức thi đua trong cán bộ nhân viên để thúc đẩy kết quả khai thác.
Cuối cùng về sự phối hợp với các tổ chức, cơ quan chức năng
PJICO nên có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan, ban ngành chức năng như: Sở giao thông công chính, Cục thuế, các trạm đăng kiểm…kết hợp khai thác bảo hiểm với việc đăng kí xe, cấp bằng lái, nộp thuế trước bạ…
Liên hệ lâu dài với các điểm có đông dân cư hoặc người qua lại như: Các trường Đại học, các Siêu thị, Bệnh viện, các Khu tập thể hay thông qua các tổ dân phố từng địa bàn cụ thể…Phối hợp với Cảnh sát giao thông để thống kê một cách chính xác số lượng xe lưu hành thực tế để mở rộng thị trường khai thác sản phẩm.
2.2. Trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Quản lí tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty và trật tự an toàn của xã hội. Vì vậy cần phải có những biên pháp hiệu quả hơn nữa trong công tác này.
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống…bằng cách: phối hợp với ngành Giao thông công chính trong việc xây dựng, tu sửa và nâng cấp định kì các đoạn đường không đảm bảo an toàn một cách có quy hoạch.
Thứ hai: Nâng cao ý thức của chủ phương tiện cơ giới tham gia giao thông. Tổ chức các lớp tập huấn về an toàn giao thông và thực hiện kiểm tra kỹ thuật của các phương tiện cơ giới. Phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện phạt hành chính một cách nghiêm túc hoặc tăng phí bảo hiểm đối với những đối tượng không có giấy chứng nhận BHTNDS khi tham gia lưu thông, những đối tượng có nhiều vi phạm an toàn giao thông, phương tiện không đảm bảo an toàn kĩ thuật và căn cứ vào quá khứ bồi thường nhằm nâng cao ý thức tự đề phòng hạn chế tổn thất của mỗi cá nhân.
Thứ ba: Thực hiện giảm phí hoặc có hình thức khen thưởng, hỗ trợ động viên đối với các tổ chức có hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất tốt và ít có tai nạn xảy ra.
Thứ tư: Hàng năm công ty phải thống kê được nguyên nhân thực tế của các vụ tai nạn giao thông từ đó mới đề ra được những biện pháp ngăn ngừa, đề phòng có hiệu quả.
2.3. Trong công tác giám định-bồi thường
Giám định chính xác giúp cho bồi thường được nhanh gọn và kịp thời. Thực hiện tốt công tác giám định bồi thường nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tham gia, cho người thứ ba và đảm bảo kết quả kinh doanh của Công ty. Hiệu quả của hoạt động này là bằng chứng tốt nhất quảng cáo cho chất lượng của sản phẩm và uy tín của Công ty.
Do đó cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Thứ nhất về cán bộ giám định-bồi thường
Cán bộ giám định của Công ty phải là những người được tuyển chọn và sàng lọc kỹ dựa trên chuyên môn bảo hiểm, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm công việc, những hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan như: về pháp luật, về kĩ thuật, về giá cả thị trường…để có thể làm việc một cách có hiệu quả nhất, có thể quyết định một cách linh hoạt, đảm bảo thủ tục giải quyết được nhanh gọn nhưng vẫn không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên và của Công ty, ngăn chăn được các hành vi trục lợi bảo hiểm.
Cán bộ nhân viên của PJICO phải hướng dẫn khách hàng làm các giấy tờ cần thiết, hoàn thành hồ sơ yêu cầu bồi thường một cách nhanh gọn để tránh cho khách hàng đi lại nhiều lần, tạo tâm lý thoải mái cho họ khi nhận tiền bồi thường bằng sự ân cần nhanh gọn và thoả đáng để bù đắp kịp thời tổn thất.
Tăng cường cán bộ giám định để việc giám định được kịp thời.
Thứ hai về công tác giám định
Công ty cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan công an trong việc thu thập hồ sơ tai nạn, xác định mức độ lỗi và mức độ thiệt hại để giải quyết bồi thường. Công ty nên đặt mối quan hệ lâu dài với một bệnh viện cụ thể để xác định được chính xác chi phí y tế, tránh tình trạng gian lận của chủ xe và người bị nạn.
Thứ ba về thủ tục và mức trách nhiệm bồi thường
Thủ tục bồi thường cần phải được rút gọn tối đa, tránh những giấy tờ và các thủ tục không cần thiết đảm bảo bồi thường được nhanh chóng.
Trên thực tế việc xác định những tổn thất và các chi phí cần thiết hợp lí trong các vụ tai nạn giao thông là rất khó. Nên chăng công ty thực hiện bồi thường khoán trong phạm vi bảo hiểm bắt buộc với những trường hợp tổn thất không quá nghiêm trọng.
Đối với những trường hợp không thuộc trách nhiệm bồi thường, Công ty cũng nên trích ra một phần nhỏ mang tính nhân đạo đối với người bị nạn.
Thứ tư về phân cấp bồi thường
Công ty nên xây dựng và phân cấp bồi thường cho các văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ về pháp lý, chế độ tài chính theo từng điều khoản bảo hiểm. Nên có những quy định cho các văn phòng tự giải quyết những vụ tai nạn nhỏ để hoạt động bồi thường được nhanh chóng. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình xét duyệt bồi thường của các đơn vị trực thuộc.
2.4. Các công tác khác
Đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức kỷ luật cho cán bộ nhân viên trong công ty để đáp ứng với những yêu cầu ngày càng cao đối với ngành bảo hiểm. Công ty nên chú ý đến việc tuyển chọn và sắp xếp vào vị trí thích hợp những người có trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo và có khả năng giao tiếp tốt. Chú trọng đến việc rèn luyện thái độ, tác phong làm việc để đảm bảo uy tín của PJICO trên thị trường bảo hiểm.
Xây dựng mạng lưới quản lí xuyên suốt từ trụ sở chính đến các văn phòng, các chi nhánh để việc quản lí được nhanh chóng và thống nhất. Tích cực sử dụng công nghệ tin học, thống kê vào quản lí nghiệp vụ, quản lí bồi thường giúp cho việc đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty một cách chính xác.
Đề xuất với các Bộ ban ngành chức năng để hoàn thiện các điều khoản, quy tắc, biểu phí và các hình thức xử phạt thích hợp để BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba phải trở thành một biện pháp đề phòng hạn chế tai nạn trong hoạt động giao thông vận tải….
Kết luận
Nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thực sự có ý nghĩa đối với người tham gia, người bị nạn và đối với toàn xã hội. BHTNDS là chiếc giá đỡ đối với các chủ phương tiện cơ giới khi không may gặp phải những rủi ro, tai nạn khi tham gia giao thông. Nó góp phần ổn định tài chính và tránh những xáo trộn trong cuộc sống cho chủ phương tiện và khắc phục thiệt hại của người thứ ba. Ngoài ra nghiệp vụ này còn đóng góp vào Ngân sách Nhà nước cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Đối với Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tuy chưa phải là một nghiệp vụ chính nhưng nó đã góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh chung của toàn Công ty.
Để việc triển khai nghiệp vụ có hiệu quả hơn, để BHTNDS thực sự phát huy được đầy đủ ý nghĩa và lợi ích đối với toàn xã hội thì một mặt mọi người dân phải nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện an toàn giao thông, tự đề phòng hạn chế tổn thất. Mặt khác Công ty cần phải chủ động, sáng tạo, phát huy những lợi thế và áp dụng các biện pháp tối ưu trong quá trình triển khai để khẳng định hơn nữa uy tín của PJICO trên thị trường bảo hiểm.
Với những gì đã đạt được qua 7 năm hoạt động và phát triển, PJICO chắc chắn sẽ còn vươn xa và đạt được nhiều kết quả hơn nữa.
Do trình độ hiểu biết và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô cùng toàn thể các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện và có chất lượng hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong bộ môn Bảo Hiểm, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Chính.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội_Tháng 6/2003
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm_Trường ĐHKTQD
Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm_Trường ĐHKTQD
Tạp chí Giao thông vận tải
Tạp chí Bảo hiểm
Quy tắc BH xe cơ giới Công ty PJICO
Báo cáo tổng kết và các tài liệu khác có liên quan của công ty PJICO (1998-2002)
Mục lục
Nội Dung Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0016.doc