Luận văn Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Sán Chay là một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có số dân là 147.315 người (1999), gồm 2 nhóm chính: Cao Lan và Sán Chỉ (1). Nhóm Cao Lan (còn được gọi bằng tên khác: Hờn Bán, Chùng, ) hiện cư trú ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh , nhưng tập trung đông nhất ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (27.869 người). Theo một số nhà nghiên cứu và lời kể của đồng bào, người Cao Lan vốn từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) sang Việt Nam, cách đây khoảng 300-500 năm. Dân tộc Sán Chay nói chung và người Cao Lan nó i riêng, với vốn văn hoá văn nghệ truyền thống phong phú và độc đáo của họ, đang góp phần làm nên sự đa dạng văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan có thể góp phần giới thiệu và tôn vinh những nét bản sắc văn hoá của nhóm người này. 1.2. Xình ca là dân ca của người Cao Lan, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo truyền thuyết, đây là lời hát của Bà chúa thơ ca Lằu S lam khi đối đáp với người yêu và nỗ i lòng của cô gái Lằu Slam khi tìm tình yêu trong tuyệt vọng. Người Cao Lan ghi nhớ và truyền lại các bài xình ca bằng văn bản chữ “Nôm Cao Lan” (và cho đến nay bằng cả chữ tự chế trên cơ sở chữ Quốc ngữ). Tương truyền một bộ sách xình ca được hát trong 36 ngày đêm chưa hết . (1) Trong Da nh mục các thà nh phần dâ n tộc V iệt Na m ( Tổng c ục thống kê ban hà nh ngày2/3/1979), tê n dâ n tộc này được ghi là Sán Chay, Cao Lan - Sán Chỉ. Có thể nó i, xình ca là một trong những nét đặc sắc, độc đáo làm nên văn hoá truyền thống Cao Lan. Ngôn từ trong xình ca không chỉ là hình thức, là chất liệu nghệ thuật, mà còn là tâm huyết và tài năng của rất nhiều nghệ sĩ dân gian Cao Lan trong sáng tạo, trau chuốt tiếng mẹ đẻ không ngừng. Vì vậy, nghiên cứu ngôn từ trong xình ca sẽ góp phần phát hiện ra nguyên cớ sự hấp dẫn đặc biệt của xình ca về mặt ngôn từ, cũng như tìm hiểu cái hay cái đẹp trong tiếng Cao Lan. 1.3. Là một người con của đồng bào Cao Lan, tác giả của luận văn này rất băn khoăn trước tình trạng nhiều nét văn hoá cổ truyền của dân tộc mình - trong đó có xình ca và cả ngôn ngữ - đang bị mai một, pha tạp, không được co i trọ ng đúng mức, từ đó có nguyện vọng tì m hiểu nhằm bảo tồn và phát triển vốn văn hoá của dân tộc mình, trước hết là vốn văn nghệ truyền thống trong đó có xình ca, từ góc nhìn ngôn ngữ học. Nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan còn phục vụ cho việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang - nơi tác giả đang công tác. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn 11 1.1. Cơ sở lí thuyết 11 1.2. Cơ sở thực tiễn 21 Chương 2: Ngôn từ nghệ thuật của xình ca xét về mặt hình thức 31 2.1. Kết cấu xình ca 31 2.2. Thể, vần và nhịp điệu trong xình ca 49 Chương 3: Ngôn từ nghệ thuật xình ca xét về mặt nội dung 62 3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong xình ca 62 3.2. Sự thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật và một vài biểu 75 tượng thường gặp qua ngôn từ xình ca. KẾT LUẬN 102 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN 104 QUAN ĐẾN LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC Một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm Cao Lan. Một số hình ảnh về phong tục và hát xình ca của đồng bào Cao Lan. .

pdf122 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian không xác định, gắn liền với không gian và những tình tiết trong câu chuyện được kể bằng lời ca này. Dòng thời gian của quá khứ dù lớn nhưng không thể kéo dài từ đầu đến cuối đêm hát. Đôi bạn hát thỉnh thoảng vẫn nhắc nhau về thời điểm hiện tại: cằm di (đêm nay). Có thể nói: Việc đẩy ngược thời gian từ hiện tại về quá khứ và rồi từ quá khứ lại đến hiện tại là một nghệ thuật trong ngôn từ XCCL. Trước thời điểm thời gian bị đẩy về quá khứ hay kéo về hiện tại, trong xình ca luôn có những tín hiệu báo trước. Đó là những câu hỏi tình tứ của đôi trai gái, hay tiếng gà, tiếng trống, tiếng chuông… Ví dụ: Muốn kể lại chuyện Lằu Slam, chàng trai hỏi: Xịnh co pin sì hò nhằn sờu (hát ca- một bên- là- nào- người- làm nên = xin hỏi em rằng ai làm nên lời ca) Cô gái trả lời là Lằu Slam, và đấy là cái cớ để kể chuyện ngày xưa… Sau câu chuyện dài, đến lúc phải chia tay, cô gái nhắc khéo: Pụn dì lằm lằm cạy pạo líu (nửa - đêm - im im - gà -báo – hết ) Mấy sếch chăn tày sì làu kenh (không- biết- thực- gáy- là- báo- canh giờ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Cách đưa đẩy khéo léo bằng những tín hiệu báo trước như trên làm cho người nghe không bị hẫng hụt bởi sự thay đổi thời gian (kéo theo là cả không gian, mạch cảm xúc…) đột ngột. Tiếng chuông, tiếng gà, lời ướm hỏi…, có chức năng như cầu nối giữa hai nhịp thời gian quá khứ và hiện tại, khơi nguồn mạch cảm xúc của đôi bạn hát. Trong các bài dân ca của dân tộc khác như “xường” của người Mường, người hát rất chú ý đến dòng thời gian tuyến tính. Họ ý thức về sự chảy trôi của thời gian hiện tại nên gấp gáp, giục giã, muốn nhanh chóng "lên bậc xường" để hát yêu nhau. Ngược lại, người Cao Lan có xu hướng hồi tưởng lại chuyện đã qua của mình, của cả dân tộc mình. Họ hay nghĩ về quá khứ để "ôn cố tri tân", để suy ngẫm, để tự sự…, và để mãi rồi mới nói chuyện bây giờ. Trong xình ca, thường thì các thời đoạn trong thời gian quá khứ liên tục vận động để về gần thực tại, từ thời gian xa xôi đến chuyện mới hôm qua. Việc trở về và bắt nhịp với thời gian hiện tại cho ta thấy, người Cao Lan có ý thức và cảm nhận rất rõ về quá khứ và cả hiện tại, tương lai. Những câu chuyện quá khứ được kể lại là có chủ đích, là nhằm thể hiện nhân sinh quan của người hát. Có thể nói sự đan xen giữa hai dòng thời gian đã tạo nên kết cấu đa dạng trong tác phẩm về mạch cảm xúc: hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Đêm hát xình ca dường như bị ngắt đoạn ra vì những mạch cảm xúc ấy. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, ta có thể thấy kết cấu mạch cảm xúc và những cảm nhận về dòng thời gian trong xình ca rất hợp lí, hợp tình. Trong suốt đêm hát dài, đôi trai gái không thể chỉ chúc nhau, khen tặng nhau…, mà họ còn tâm tình, thủ thỉ kể cho nhau nghe chuyện xưa. Cảm xúc hồi tưởng là phù hợp với thời gian hiện thực nửa đêm của cuộc hát. Sự đan xen cho thấy người hát luôn ý thức về thời điểm cằm di (đêm nay), mục đích kể câu chuyện quá khứ cũng để thể hiện dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 ý là trao đổi tâm tình để hiểu nhau, để yêu nhau, với ngụ ý sâu xa khác nữa là mong muốn hạnh phúc như Bà chúa thơ ca đã từng mong. 3.2.2. Không gian nghệ thuật KGNT là khái niệm chỉ "hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hoá thế giới của tác giả" [41; tr.134]. KGNT mang tính biểu trưng nên không thể qui nó về không gian địa lí hay không gian vật lí. Thông qua tìm hiểu KGNT, có thể biết được quan niệm thẩm mĩ cũng như ý đồ sáng tạo hình tượng nghệ thuật của các TGDG. Khảo sát XCCL, ta thấy các hình thức không gian nổi bật là: không gian siêu nhiên và không gian hiện thực (bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt). 3.2.2.1. Không gian siêu nhiên Cảm nhận về không gian siêu nhiên trong xình ca trước hết ở sự xuất hiện của những địa danh vốn đã in sâu vào cõi tâm thức của người Cao Lan như: Quảng Đông, Quảng Tây, núi Tuyết Sơn, Khuất Lâm, bến Ô - Man... Những địa danh Quảng Đông, Quảng Tây, núi Tuyết Sơn, Khuất Lâm, bến Ô-Man là nơi nguồn cội của tộc người Cao Lan, tương truyền ở Bạch Vân Sơn, Trung Quốc. Những địa danh ấy biểu tượng cho cội nguồn, gốc rễ, nơi hình thành tộc người, vì vậy trong tâm thức của người Cao Lan, nó mang ý nghĩa thiêng liêng. Sự xuất hiện của những địa danh nói trên trong XCCL không nhiều, nhưng đem lại cho không gian trong xình ca một màu sắc khác thường. Không gian siêu nhiên còn gắn với đời sống tâm linh và quan niệm tín ngưỡng của người Cao Lan. Đó trước hết là những dơu lềnh (miếu thần linh), mìu (cái miếu)…, nơi dân làng thờ lềnh sằn (thần linh). Trong XCCL, không gian miếu thờ xuất hiện 7 lần trên 266 khúc hát. Miếu được xác định ở vị trí: tàu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 lù (đầu đường), liu sịch pha (qua vách đá); hènh (trên đường đi), táy hừ (gốc đa)... Các ví dụ: - Nhằn sờn táy hừ dơu lềnh sằn (người - lời - dưới - đa - có - thần linh = gốc đa có miếu cúng thần linh) - Cụ liu sịch pha cụ mìu tàu (qua hết - đá- vách - qua - miếu đầu = miếu thiêng vách đá dựng kề) - Làng lài hènh cù mìu mùn slăm (anh - lại - đường - qua - miếu - cử a- tâm) Tắc chi mìu tời ạm sằm sằm (thấy - cái miếu - to - âm u - vắng vẻ). (Đường đi qua một miếu thiêng/ Miếu đường lạnh vắng không nhang khói vờn). Theo quan niệm của dân gian Cao Lan xưa, từ khi con người được sinh ra từ quả bầu, thế giới được chia làm ba cõi: cõi trời, cõi trần và cõi âm. Cõi trời do Vua Tiên cai quản, cõi trần do Vua cai quản, cõi âm nơi của hồn ma người chết và Thuỷ cung do Diêm Vương và Vua Thuỷ Tề (Long Vương) cai quản. Trong XCCL, không gian ba cõi được miêu tả khá rõ nét, trong đó không gian cõi trời và cõi âm là không gian siêu thực, chỉ là thế giới thần bí do con người tưởng tượng ra. Chương hát cuối cùng của đêm hát thứ năm là chương Kiện cáo số mệnh. Đôi trai gái không lấy được nhau, họ kiện từ dưới đất lên chín tầng trời, Vua Tiên không phán xử. Họ lại kiện xuống chín tầng âm phủ cũng không được. Hai người yêu nhau đành phải ở vậy cho đến già không ai được lấy vợ lấy chồng. Quan niệm vị trí không gian ba cõi của người Cao Lan cũng tương ứng một phần với quan niệm của người Việt. Cõi trời cao nhất, vì thế người ta thường nói là đi lên trời. Trong chương bảy của đêm hát thứ sáu có khúc ca Hoi tâu bôn (lên mở cổng trời) để chất vấn ông trời vì sao gây hạn hán, lũ lụt…Cõi trần thấp hơn cõi trời, ở giữa cõi trời và cõi âm. Còn cõi âm ở dưới thấp nhất, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 thấp hơn cả mặt đất. Người Cao Lan hay nói "chín tầng trời, chín tầng âm phủ" để ví độ cao và độ sâu của hai không gian này. Họ còn quan niệm rằng, con người ở ba cõi có thể nghe, nói và hiểu được nhau. Các ví dụ: - Dăm nhằn pin cáng dình nhằn vờ (âm- người- bên- nói- dương- người-khóc) Dình nhằn cáng vờ hay slinh thau (dương- người- nói- khóc- rủ- hồn). (Người âm khóc, người dương than/ Trách ai liều mạng vượt ngàn đá cao). Ngoài ba cõi trên, trong xình ca còn có những câu hát nói đến cõi Phật, là nơi ở của thần, thánh như Pắc Po, Lằu Slam. Sau khi mời thần thánh về dự hội, hoặc về phù hộ cho đêm hát ví, trong XCCL luôn có khúc hát tiễn các vị về với thế giới của Phật. - Dắt slông Lằu Slam quay phợt cúc (một - tiễn - Lằu Slam - về - Phật - nước) Ngừy slộng Lằu Slam quay phợt tài (hai - tiễn - Lằu Slam - về - Phật - đài) Slông tạo Po-Tò slai hái ngờn (tiễn - đến - PôTô - qua - biển - đảo) Nình di thụi lài làng thụi lài (em - cùng - quay - lại - anh - quay - lại). (Một tiễn Lằu Slam về Phật quốc /Hai tiễn Lằu Slam về Phật đài/ Tiễn đến PôTô linh sơn miếu /Hai ta quay gót về quê thôi). Có thể nói, không gian siêu nhiên không phải là không gian chủ đạo trong xình ca, nhưng nó đã góp phần đem lại cho những đêm hát ví một màu sắc linh thiêng, huyền thoại. Bước vào không gian này, ta hiểu rõ thêm về thế giới tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú của người Cao Lan, qua đó, tiếp cận với đời sống tâm linh và những quan niệm tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức của tộc người này. 3.2.2.2 Không gian hiện thực Không gian này chính là cõi trần - theo quan niệm về ba cõi của người Cao Lan. So với không gian siêu nhiên, không gian trần thế, không gian đời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 thường bình dị chiếm tỉ lệ cao hơn và đóng vai trò chủ đạo trong KGNT của xình ca. Nó bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt. Hai không gian này luôn gắn bó với nhau và gắn với những cung bậc tình cảm của con người trong không gian ấy. Có thể nói, không gian hiện thực của xình ca mang đậm dấu ấn của làng quê, vì vậy đã đem lại cho thế giới xình ca hơi ấm nhân sinh và màu sắc dân dã. Không gian hiện thực được mở ra từ gần đến xa, từ hẹp đến rộng. Không gian hẹp nhất nhưng nổi lên khá đậm nét là không gian gia đình và làn cao (ngôi nhà sàn) với những nét riêng về phong tục tập quán làm ăn, sản xuất, ứng xử, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ…, của đồng bào Cao Lan. Trong xình ca, không gian gia đình và ngôi nhà sàn luôn hiện lên gần gũi thân thuộc. Đôi lứa yêu nhau thường mơ ước về một cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Su nhợp nình sun chệnh sếch ốc (đi - vào - em - thôn - đúng - biết - nhà) Ốc nỉm pin chang dịnh tông phung (nhà- mặt- bên- định- quay- đông- hướng) Ốc tềnh pin sứ sênh mào cại (nhà - nóc - bên - lấy - cỏ gianh - lợp) Sênh mào cại cụ lểnh phông phông (cỏ gianh- lợp- cũ- linh thiêng-bằng bằng). (Vào thôn anh đến nhà em /Cửa rồng quay hướng đông nam gió về /Mái nhà lợp cọ đề huề / Che mưa che nắng đi về sớm hôm). Người Cao Lan quan niệm rằng mọi vật trên đời đều có linh hồn. Ngôi nhà sàn cũng vậy, linh hồn của nó là con người và cuộc sống con người ở trong đó. Nhà không có người là nhà của làn màn sưng (nhà của ma) mọi người không dám vào. Vì vậy, cảnh sinh hoạt gia đình và lao động luôn gắn liền với không gian nhà sàn. Chẳng hạn những lời xình ca sau kể về bữa cơm gia đình đón khách: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Phùng háy chứ nhằn háo líu slăm (chúc - tới - chủ - người - đẹp - hết - tâm). Kịn nhằn lài tạo slệu phăn phăn (thấy - người- đến - tới - đón - lâng lâng) Lài tạo tềnh sình phồng chịch tắng (lại - đến - nền - sân - gió - lùa - đón) Héc sà mơi liu cháu lài chăm (ăn - trà - mua - hết - rượu - lại - rót) (Thơ ca kính chúc chủ hảo hương /Có khách đến nhà vui lâng lâng /Khách đến sân nhà ra chào đón /Chầu trà chưa mãn rượu xin dâng). Hoặc là nơi cô gái thêu hoa, dệt vải: Hènh cụ slam cai thệnh cú cáng (đi- qua–ba-đường lớn - nghe - chuyện - nói) Hènh cụ va dừn phồng mòi sềnh (đi - qua - hoa - đẹp - dệt - em - tình) (Đi qua bốn núi ba ngòi /Qua nhà trông thấy em ngồi thêu hoa). Cằm di vênh lại tạo mòi châu (đêm nay - anh - lại - về - em - thôn) Kịn nình chếch pậu sời cao lầu (thấy - em - dệt vải - trên - cao - nhà) (Đêm nay anh đến làng em /Thấy em dệt vải trên nền nhà cao). Khung cảnh ngôi nhà trong XCCL thường nổi bật hình ảnh cô gái Cao Lan khéo tay, chăm chỉ thêu hoa, dệt vải. Người con gái Cao Lan khi lớn lên, sắp kết hôn đều phải tự tay dệt nên váy áo cho mình, thêu khăn gối, đệm đẹp cho ngày cưới. Những khúc hát trên đã vẽ nên ước mơ của chàng trai về một cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc với một người vợ đảm đang, khéo léo. Bên cạnh đó, ngôi nhà sàn còn là không gian chính diễn ra những đêm hát xình ca của người dân Cao Lan. Không gian nhà sàn và cảnh sinh hoạt hát ví giao duyên luôn gắn với khoảng thời gian "đêm". Trai gái Cao Lan thường đứng ở bậc cầu thang hát dạm hỏi trước, sau đó mới vào nhà sàn. Gian giữa nhà sàn được trải chiếu hoa đón khách. Điều đó cũng được thể hiện qua lời xình ca: Nình co pin thệnh làng co sếnh (em - hát - bên - cầu - thang -anh - hát - mời) Sếch sú mòi mềnh nhợp ốc lài (mời - đi - em - tiên - vào - nhà - lại) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Sếch sú cưu ngò nhợp ốc su (mời - đi - kiều nga - vào - nhà - giữa) Mục chác sền nhằn sời sừng tài (chiếu - nền - người - mới - cao - bày ra). (Hát ngoài cầu thang trời rét lắm/Mời các nàng tiên vào nhà thôi/Xin rước kiều nga vào gian giữa/Chiếu hoa anh đã trải ra rồi). Không gian ngôi nhà còn là nơi diễn ra những sinh hoạt đời sống tâm linh của người Cao Lan. Đó là những lễ cúng, bái, thờ thần, hương hoả gia tiên … để cầu xin điều lành cho con cháu, không gian thờ cúng của người Cao Lan thể hiện sự tôn nghiêm, linh thiêng. Ví dụ: Vái nơi thượng đường thờ hương hoả Hạ đường bàn lớn thờ gia tiên Hương hỏa gia tiên cùng phù hộ Độ trì con cháu làm ăn nên. Rộng hơn nữa, không gian thiên nhiên trong xình ca là sun (thôn, làng), mảnh vườn (trai), phai (bờ đập), tụi táo (cối nước), thin (bầu trời), pụn nhịt (đêm trăng)… Đây là không gian diễn ra những sinh hoạt đời thường của người dân như lao động, vui chơi, ca hát… Trong không gian thiên nhiên ấy xuất hiện chủ yếu là các chàng trai, cô gái Cao Lan hát ví bày tỏ, tâm sự chuyện tình yêu với nhau: Hai sênh pin xịnh mòi sun tàu (mở - tình -bên - hát - em - thôn - đầu) Sun tàu sun mấy lình dàu dàu (thôn - đầu - thôn - cuối - sáng - lung linh) Chông vừy lơn sun sùi mấy vắn (các -người - già - thôn - ngủ - chưa - yên) Sền làng lài chú kít phông làu (xấu hổ - chàng - dến - kết - chúc - vui) (Mở lời xin hát khen làng đẹp /Đầu thôn cuối bản đèn sáng ngời /Các vị già làng không yên giấc /Vì anh đến hát giọng đầy vơi). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Không gian thiên nhiên không chỉ là nơi đôi trai gái giao duyên mà còn trở thành đề tài, là cái cớ để họ hát ví: Sịnh sưng tím sìn các ậy sếch (đá - cao - nền - sân - khác - ý nghĩ - biết) Xịnh co pắt tắc nỉm chăn vênh (hát - ví - không - được - mặt - thật - anh) Lợp chốc cắn cồng vàn chốc chộng(cây nến- đốt- vội- cháy- vẫn- cháy - sáng) Căn kính tồng lằm các slệnh mềnh (cây- thuốc- cùng - rừng - khác - gọi - tên). (Đôi ta như cây cùng một rừng /Khác gốc, khác cành, hoa cũng khác /Khi gió nổi lên lá cùng rung /Xuân về cùng nở hoa muôn sắc). Tông tài chí (đông - đào - con) Héc pầy khoéng vợt nhợp dừn trai (ăn - quả - vứt - vỏ - vào - tốt - vườn) Làng pin chám tồng nình tạm súi (chàng- bên- chăm- cùng- em- tưới- nước) Tam súi lằm căn tắng dịp hai (tưới - nước - cây thuốc - để - lá - mở). (Quả đào đông /Ăn vỏ đem hạt vào vườn trồng /Em đi làm ống anh gánh nước /Tưới cho đào lớn chóng ra bông). Bên cạnh sinh hoạt hát ví giao duyên, không gian thiên nhiên còn mở ra bằng cảnh lao động sản xuất của đồng bào Cao Lan. Su lài hènh cù tìn sềnh lù (đi - đến - qua - đất - mương - đường) Tắc kịn tìn slăm súi mìn ngò (được - thấy - đất - dưới - nước- ngỗng) Táo sự kenh tìn nhàu slăn hú (khắp nơi - làm ruộng - trâu - lam lũ). (Anh đến đi qua đường bờ mương /Có đàn ngỗng trắng đi trên đường /Con trâu khổ ải đang cày kéo /Mấy nàng khăn thắm cấy khom lưng). Lời hát vẽ nên không gian yên bình của xóm làng người Cao Lan với thiên nhiên tươi đẹp, con người chăm chỉ lao động. Trong khung cảnh ấy, con người và thiên nhiên sống giao hoà, gắn bó, thân thiết với nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 Qua các từ ngữ trong XCCL, vượt ra khỏi không gian thân thiết bình dị với những nếp nhà sàn, nương rẫy, đêm trăng, mảnh vườn… là một khoảng không rộng lớn, bao la của biển rộng núi cao, rừng sâu, những miền đất lạ. Đây là không gian thiên nhiên gắn với dòng thời gian quá khứ trong các chuyện kể của đồng bào Cao Lan. Nó liên quan đến những không gian hiện thực mà tộc người này phải trải qua để đến với Việt Nam. Không gian thiên nhiên rộng lớn này lần lượt được hiện lên trong xình ca qua cuộc hành trình trên biển của đôi trai gái và qua cuộc du hương của chàng trai. Đây là khoảng không gian rộng nhất, xa nhất, vượt ra khỏi tầm nhìn và chỉ có trong sự hình dung, trí tưởng tượng của người dân. Dù vậy, trong xình ca không gian thiên nhiên biển, rừng xa xôi này vẫn gắn liền với cảnh sinh hoạt, lao động của con người như chọn đinh làm thuyền để ra biển, lên núi tìm gỗ… Chẳng hạn đó là những không gian trong những câu ca: Dắt sợp sình san Nam San pụi (một - mười - hát - núi - nam - núi - đỉnh) Ngừy sợp slợi hái pù pù săm (hai - mười - bón - biển - hun hút - sâu) Pin hậy hò chau sếch mục sình (một bên - mới - nào - phố - mời - cây - đinh) Sếch tắc sình nhằn lài họn căn (mời - được - nên - người - đến - chọn). (Núi dài mười một đỉnh cao /Hai mươi bốn biển biển nào cũng sâu /Làm thuyền cần thơ nghệ tinh /Mời về chọn lấy câu đinh làm thuyền). Có cả cảnh mua bán trong phiên chợ ở một nơi nào đó nửa thực nửa hư: Sờu sờn hậy tạo táy cai (bơi - thuyền - mới - đến - nước - dưới - chợ) Tắc kịn ngu lồng su páo tài (được - thấy - ngũ - long - đi - bán - của cải). (Thuyền dừng bến chợ ven sông /Lên mua thêm thịt thêm lương đem về /Có lương lại tiếc đường đi /Cứ theo sông ngược đến khi thượng nguồn). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Các địa điểm được định danh như biển Đông, Kiều nhi quốc (nước toàn con gái), sông Vân, núi Nam Sơn, vịnh rồng (có thể là vịnh Hạ Long) cho ta thấy tính cá thể hoá trong sự việc miêu tả không gian của xình ca, cho dù những trường hợp này không nhiều. Ngược lại, được ưa dùng trong xình ca là những không gian phiếm chỉ, được biểu thị bằng các cụm từ cố định: sun tàu sun mấy (thôn đầu thôn cuối), sồng tàu (đầu sông), nình chau, nình sun, nình ốc (nhà em, thôn em)… Các cụm từ này được thay thế trong lời hát để phù hợp với lối hát ứng đối, đồng thời chỉ tâm trạng chung của nhiều người. Vị trí của các cụm từ như vậy được sắp xếp linh hoạt trong lời hát: - Làng lài lù dưn tạo nình chau - Nình sun lù háo lợp pài sứ - Su nhợp nình sun kịn pắt páo… Một trong những công thức không gian tiêu biểu của xình ca là không gian “con đường” (lù, tời lù, tìu lù, tìu lưy, hènh). “Con đường” là hình ảnh nổi bật trong xình ca, là không gian chủ đạo để dẫn dắt ta đến những không gian khác, từ gần đến xa, từ hẹp đến rộng. Trong đêm hát đầu tiên, các từ mang nghĩa “con đường” xuất hiện 24 lần trên 266 khúc hát. Đó là những loại“con đường” khác nhau: - Tìu lù, tìu lưy: đường nhỏ, khó đi, thường dẫn dắt đến không gian hẹp như nhà sàn, bờ suối, mương, vườn, qua suối… Không gian này thường thể hiện tâm trạng nhớ nhung, buồn sầu… - Lù lìn, hènh slin: đường dài, để cho cuộc hành trình đi chơi đến vùng khác, đi tìm bạn hát, đi thăm người thương... Không gian này thường gắn với những trạng thái tình cảm của đôi trai gái yêu nhau với quyết tâm vượt qua trở ngại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 - Tời lù: đường lớn, rộng, đưa đôi trai gái du hương, thể hiện sự vận động từ không gian hẹp tới không gian rộng. Không gian này thường gắn với cảm xúc hồi tưởng, tâm trạng vui sướng, hạnh phúc. - Lù, hènh: đường đi lối lại nói chung, dẫn dắt đến mọi không gian từ gần đến xa, từ hẹp đến rộng. Thực tế, “con đường” hay “cây cầu” được tạo nên là do nhu cầu thu hẹp khoảng cách. Trong XCCL, người ta thật lòng muốn đến gần nhau hơn nên phải bắc cầu, mở đường. Con đường được mở ra nhiều hướng, nhiều bình diện trong xình ca có một ý nghĩa chung là biểu hiện sự vận động của cuộc sống con người. Đó là cuộc sống lao động (cày, bừa, gặt hái), vui chơi (du hương, lễ hội…), giao duyên hẹn hò, gặp gỡ, tâm tình, hát ví… Con đường có thể dẫn đến mọi không gian khác: từ ngôi nhà sàn, đến vườn cây, ruộng lúa…, rồi đến cả biển lớn, núi cao. Con đường vừa là biểu tượng không gian thiên nhiên vừa là cầu nối tình cảm giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. Tóm lại, KGNT trong xình ca chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ. Đối lập với nó là không gian siêu nhiên linh thiêng, huyền ảo. Cặp không gian này tưởng như đối lập song lại thống nhất với nhau. Mỗi không gian là một phương diện làm nên chỉnh thể của KGNT trong xình ca Cao Lan. Chúng đều là không gian gắn bó với những quan niệm, đời sống của người dân và thể hiện những cung bậc trong tình yêu đôi lứa. KGNT đã góp phần xây dựng nên một thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng trong xình ca. 3.2.3 Biểu tƣợng “phƣợng hoàng”, “cây cầu”, “bông hoa” Những biểu tượng đẹp như “phượng hoàng”, “con rồng”, “cây cầu”, “con đường”, “bông hoa”, “dải thắt lưng”...đã góp phần không nhỏ làm nên sức hấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 dẫn đặc biệt của xình ca về mặt ngôn từ. Ở đây chỉ xin chọn ba biểu tượng tiêu biểu làm đối tượng nghiên cứu: "phượng hoàng", "cây cầu" và "bông hoa" - những biểu tượng có tần số xuất hiện cao nhất trong xình ca. 3.2.1 Phùng vùng (“phƣợng hoàng”) Xét từ góc độ thế giới hiện thực thì phượng hoàng thuộc thế giới động vật. Nó thường xuất hiện với hình ảnh con rồng tạo nên cặp đôi rồng - phượng, biểu tượng cho sự cao đẹp, quyền quý. Nếu như rồng là hình ảnh tưởng tượng của dân gian, không có trong đời thực, thì chim phượng hoàng lại gắn bó mật thiết và gần gũi với đời sống của người Cao Lan xưa. Ông Trần Minh Quang (75 tuổi) ở xóm Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang kể lại rằng: “Trước còn là trẻ chăn trâu, tôi vẫn thấy phượng hoàng bay qua ruộng từ núi Là sang núi Nghiêm. Bộ lông nó đẹp lắm, cái mỏ quặp vào. Nó vẫn thường vào các ngõ nhặt quả cọ ăn…”. Có lẽ vì thế mà từ đời thực, phượng hoàng thường xuyên xuất hiện trong lời xình ca, với hơn 80 lần/366 câu hát. Các chàng trai cô gái Cao Lan mượn hình ảnh “đôi phượng hoàng” để nói với bạn hát những cung bậc tình yêu trong lòng của mình. Đó là nỗi buồn của chàng trai khi ngỏ ý muốn được “cùng gối đầu” với cô gái nhưng không được đáp lời, nhìn đôi phượng mà cất lời hát rằng: Dắt tọi phùng vùng phơi cụ thin (một đôi- phượng hoàng- bay- qua- bầu trời) Phùng vùng phơi cụ tá mùn tàu (phượng hoàng- bay- qua- từ- ô cửa đầu tiên) Phùng vùng hòm sư tếc phạo mồi (phượng hoàng- ngậm- như-quý-ngậm- mồi) Vằn sềnh mù hới phịt nhằn châu (hồn- tình- không đi- tạm biệt -người- huyện) (Một đôi phượng hoàng bay qua bầu trời /Đôi phượng hoàng bay từ ô cửa đầu tiên /Phượng hoàng ngậm con mồi quý như ngậm bông hoa bay tới đích / Như tình yêu ra đi không tạm biệt anh). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Có khi chàng trai lại tự so sánh mình với “phượng hoàng” và buồn vì không tìm thấy “rồng” - là cô gái: Xíp tìu su nhợp xịnh su xịnh (sắp xếp - để - thì - nhập vào - hát- thì -hát) Phùng vùng phây cụ slứt san tàu (phượng hoàng - đi- qua- lướt - đầu- núi) Nìn phùng cao phây tý lợc từy (phượng hoàng- cao- đi - một ít-sà xuống - đất) Pàu săn mù hấy lùng slăm sàu (lặng mình- không có- rồng - tim- buồn). (Nhập vào cuộc hát thì anh hát /Phượng hoàng bay lướt qua đầu núi /Phượng hoàng bay cao rồi sà xuống mặt đất /Lặng mình không thấy có rồng nên tim buồn). Có thể thấy, trong một đêm hát, người Cao Lan thường sử dụng rất nhiều lần từ phùng vùng, vì đây chính là “từ - biểu tượng”. Có những khúc ca bốn câu thì biểu tượng “phượng hoàng” lặp lại ba hoặc bốn lần. Trong XCCL, loài chim này luôn ở tư thế sải rộng cánh bay và gắn với những không gian rộng lớn như bầu trời, ngọn núi, đại dương, châu, phủ... Trong văn hoá truyền thống của người Cao Lan, “phượng hoàng” là biểu tượng của hạnh phúc trong hôn nhân, cho sự kết duyên của đôi trai gái. Lễ cúng tổ tiên nhà gái của chàng rể Cao Lan xưa nay bao giờ cũng phải có một đôi gà phượng hoàng nhỏ. Đôi gà này được tạo thế bay, dán giấy vàng vào mỏ và chân, đầu cánh dán giấy đỏ xanh sao cho thật giống đôi phượng hoàng. Người Cao Lan gọi đó là tọi cạy tù chông (đôi gà trống). Nét văn hoá này in dấu ấn khá đậm trong xình ca. Những lời xình ca kể về đôi trai gái trao tín vật tình yêu cho nhau, và trong giây phút thiêng liêng ấy có đôi phượng hoàng chứng giám: Tưi slính slầy (tôi - không muốn - dời xa) Cao san mấy tụi phùng vùng phơi (cao- núi- mấy- đôi - phượng hoàng- bay) Làng dịu cùng nình tạo sáu sắc (anh-im lặng-cùng-em-trao-ngón tay-tín vật) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 Slính slầy tạo sáu di nàn slầy (không muốn-dời-trao-ngón tay- là -chán- dời). (Tôi không muốn dời xa / Trên núi cao có mấy đôi phượng hoàng đang bay/ Chàng im lặng cùng em trao tín vật/ Đã đeo tín vật vào ngón tay rồi không muốn dời xa nữa). Có thể nói, ngoài đời thực chim phượng hoàng vốn thân thiết, gắn bó với cuộc sống và văn hoá của người Cao Lan, vì thế, trong xình ca, phượng hoàng là một biểu tượng vừa cao đẹp vừa gần gũi. Phượng hoàng thường là biểu tượng cho chàng trai với những trạng thái tình cảm khác nhau (buồn, sầu, thất vọng, hy vọng...). Phượng hoàng biểu tượng cho sự đính ước kết đôi... Tựu trung lại, biểu tượng này thể hiện khát vọng về tình yêu, hôn nhân của người Cao Lan xưa. Trên cơ sở phân tích trên, xin được khái quát ý nghĩa của biểu tượng này trong xình ca như sau: Nghĩa thực Nghĩa biểu tƣợng phượng hoàng - chàng trai đa tình - đính ước kết đôi 3.2.2 Kìu (“cây cầu”) Người Cao Lan thường cư trú ở những thung lũng hay chân núi, nơi có đất rừng bằng phẳng, có suối nước to, nhỏ hoặc gần bờ sông, bờ hồ nên cái cầu có vị trí khá quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Trong thực tế, cái cầu dù lớn hay nhỏ đều là vật nối khoảng cách giữa hai bờ sông, hai làng, thậm chí để nối giữa nhà này với nhà kia, từ ruộng bên này đến ruộng bên ấy. Cái cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 thuộc về thế giới các vật thể nhân tạo, là phương tiện để đi lại, trao đổi, giao lưu phục vụ đời sống hàng ngày. Trong xình ca, cây cầu xuất hiện với nhiều nét nghĩa biểu tượng độc đáo, thể hiện sự liên tưởng của người Cao Lan về nó trong quan hệ với nhiều mặt đời sống, đặc biệt trong tình cảm con người. Người Cao Lan quan niệm rằng con người sống hay chết đã có Nam Tào ở cõi âm quyết định. Số mệnh ở cõi dương đã hết, Nam Tào sẽ gạch sổ trừ tên. Có thể thấy trong XCCL cây cầu số mệnh nối hai cõi: Tợp kích cụ kìu dính tênh tàng (bước-chân - qua - cầu- nhẹ - nhàng- đường) Lồng vùng sui táy mờn lênh san (Long vương- nước-bên-dưới- chết -trên núi) Phềnh chú su dình cấy phéc lụi (người già- thọ- cõi dương-mấy trăm - tuổi) Hò nhằn căn pù nhợp dăm căn (nào-người-định mệnh-nhập về-cõi âm - gian). (Bước chân qua cầu rất nhẹ nhàng /Long vương dưới nước mà chết trên núi/ Người già hưởng thọ ở cõi dương được mấy trăm tuổi / Con người về cõi âm là do định mệnh rồi). Trở thành vật nối giữa hai không gian trong thế giới tâm linh của người Cao Lan, chứng tỏ rằng biểu tượng cây cầu đã trở thành linh thiêng. Đồng thời, với biểu tượng này, người Cao Lan đã làm cho bước chân đi từ cõi dương về cõi âm (vốn đáng sợ) trở nên nhẹ nhàng hơn. Hoặc “cây cầu” trở thành một biểu tượng khác. Chẳng hạn, người Cao Lan có câu xình ca rằng: Tặp kìu nhợp mùn mùng châu phấn (bắc-cầu- vào-cửa- nhìn - huyện tỉnh) Sung nhi nhợp hợc mùng cầu cun (hai - bé/nhỏ- vào - học - nhìn - làm - quan) Chai chin nhợp dừn mùng kéc chí (kiêng- mọi thứ -vào -được- nhìn - ăn -giấy) Cao sênh kít ậy mùng sềnh sun(trao đổi- tình yêu-kết bạn ấy- nhìn- thành hai). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 (Bắc cây cầu để đến cửa huyện, tỉnh lớn/ Đôi bạn nhỏ đi học mong được làm quan/ Giữ gìn mọi điều để được vào, được viết nhiều giấy/ Trao tình kết bạn mong thành đôi). Người Việt có câu ca rằng: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. So sánh “cầu Kiều” trong ca dao người Việt và “cây cầu” trong xình ca Cao Lan thì thấy: mục đích “bắc cầu” hoàn toàn giống nhau - đều vì muốn học lấy cái chữ. Nhưng người Cao Lan ngày xưa còn muốn “hợc mùng cầu cun” - học không phải chỉ để “hay chữ” mà để rồi làm quan. Và mục đích thứ hai bắc cầu là để “cao sênh kít ậy” (trao tình kết bạn). Hành động “bắc cầu” thể hiện sự chủ động của người Cao Lan khi tìm đến thầy, tìm đến bạn. Khi sử dụng hình ảnh cây cầu với ý nghĩa biểu tượng cho những nguyện vọng ấy, người Cao Lan thường mượn tích Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài của Trung Quốc. Chắc hẳn, những chàng trai Cao Lan khi đến trường vừa có ước vọng giỏi giang đỗ đạt làm quan, vừa mong mình có được mối tình đẹp như Anh Đài và Sơn Bá. “Cây cầu” không còn là vật nối giữa hai khoảng cách địa lí cụ thể nào nữa, đi vào lời xình ca nó trở thành “cầu tình”: Ú a slin tá sời kìu tằu (con - quạ - nối - nhau - từ đi -cầu đầu) Phếch sích lai sìu phơi sừng châu (trắng-lại-buổi chiều- bay- trên- huyện) Phơi sừng phụn chao hau va sái (bay-cao- nửa-bay đi, bay lại - hoa -nhị hoa) Phốc slínhphận quay cùn tưi dàu (có phúc-nhớ-thân phận-về-cùng- tôi buồn). (Con quạ nối nhau bay đi từ phía đầu cầu / (Đàn con gì đó) trắng buổi chiều lại bay trên huyện/ Bay đi bay lại đan xen nhau trông giống như bông hoa/Có phúc nhớ thân phận mình thì quay về cùng buồn với tôi). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 “Phía đầu cầu” là nơi tình yêu bắt đầu và cũng là nơi chàng trai cảm nhận được sự lẻ loi, buồn sầu. Qua khảo sát gần 80 lần xuất hiện của biểu tượng “cây cầu”, có thể nhận thấy người Cao Lan không hay nói về “cuối cầu”, “chân cầu” mà chỉ hay nói đến kìu (trên cầu), kìu tàu (đầu cầu). Tình yêu bắt đầu và kết thúc đều ở “đầu cầu”, hẹn hò ở “đầu cầu”, tỏ tình nơi “đầu cầu”. Đây là cách nói, là thói quen, là sự ưa chuộng sử dụng từ “đầu cầu” của người Cao Lan. Một số ít trường hợp các TGDG khai thác biểu tượng cầu ở nét nghĩa biểu vật (là cây cầu có thực) nhưng vòng vo rồi lại đi đến chuyện tình yêu: Tợp kích cụ kìu chi súi dính (bước-chân- qua - cầu - biết- nước- cái bóng) Kìu cao súi lẩng họn mù chăn (cầu-cao-nước-động-nhìn-không thấy-hình thật). (Bước chân qua cầu nhìn xuống xem bóng mình/Cầu cao nước động rung rinh nên nhìn xuống mà không thấy hình). Hôm nay qua cầu nhìn xuống nước Cầu cao nước sóng chẳng rõ hình Không tiền mua gương gạo cũng đổi Lấy một gương soi đôi bóng hình. Có thể nói, biểu tượng “cây cầu” trong xình ca mang nhiều ý nghĩa phong phú và độc đáo: biểu tượng cho số mệnh con người, cho khát vọng học hành làm quan, cho ước muốn kết bạn trao tình. Ngoài ra, biểu tượng này còn làm cầu nối giữa những lời xình ca và những người say hát... Phân tích 78 lần xuất hiện của biểu tượng “cây cầu” trong xình ca, xin được khái quát ý nghĩa của biểu tượng này như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Nghĩa thực Nghĩa biểu tƣợng cây cầu - số mệnh con người - học hành thăng quan - giao duyên 3.2.3 Va (“bông hoa”) Có thể nói “hoa” là một biểu tượng văn hoá của nhân loại có tính phổ quát cao. Trong tôn giáo, điêu khắc, hội hoạ... người ta thường coi hoa là sự thể hiện của những gì cao đẹp. “Hoa” là một biểu tượng văn hoá của nhân loại - vấn đề đó đã mặc nhiên được thừa nhận. Tuy nhiên ở đây chỉ xin nói đến “hoa” với ý nghĩa là một biểu tượng trong NTNT XCCL. Trong xình ca “hoa” có rất nhiều dạng cụ thể: va (hoa), mờu tan (hoa mò), pục chí (hoa chuối), lin (hoa sen), tú va (con hoa)... Qua khảo sát trên 366 câu hát, có thể nhận thấy biểu tượng hoa được sử dụng nhiều gấp đôi hai biểu tượng “cây cầu” và “phượng hoàng”. Từ hoa được xuất hiện với nghĩa gốc là: "một bộ phận trọng yếu của loài cây kết thành quả, cơ quan sinh sản của nhiều thực vật có mầu thường có hương, một số dùng làm cảnh” [12] rất ít. Khi đặt trong ngữ cảnh cụ thể, từ hoa thường được chuyển nghĩa để trở thành biểu tượng cho cái đẹp (cái đẹp nói chung và vẻ đẹp người con gái nói riêng) và tình yêu. Các ví dụ: Mờu tan va hai tú tú slặn (hoa - mò – hoa –nở – con con -xoè ra) Thin slặn vằn mềnh nhịt chệnh chăn(trời-xoè ra- hồn-sáng- đêm-đúng - thật) Căm di slinh phồng vằn sác lợc (cầm - là - linh thiêng -hồn- thể xác - kéo lên) Xíp tìu hai sênh vằn mờn săn (sắp xếp - để- nở- tình yêu- hồn- vạn- thân thể). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 (Bông hoa mò con con đã nở xoè ra /Đúng thật là hồn hoa đã xoè ra dưới trời ngày đêm /Cầm lấy hồn hoa linh thiêng mà ngắt lên /Hồn hoa nở như sắp được cho hàng vạn hồn tình yêu nở). Chàng trai Cao Lan ví bạn hát như bông hoa đã nở xoè ra. Slinh phồng (hồn hoa) linh thiêng đáng trân trọng hay đó chính là cách nói hình ảnh ngợi ca tâm hồn của nàng - người Cao Lan xinh đẹp và tâm hồn trong trắng như hoa mò. Đây quả là lời tỏ tình khéo léo, đáng yêu của chàng trai. Có thể nói, cách dùng biểu tượng “hoa” để đưa đẩy, hỏi thăm, tỏ tình... làm cho lời xình ca rất hình ảnh, sinh động mà vẫn mộc mạc đậm chất Cao Lan. Biểu tượng cho cái đẹp và tình yêu, “hoa” cũng mang nhiều ý nghĩa ứng với các dạng khác nhau: người con gái đẹp giản dị như “hoa mò”, tâm hồn đẹp như “hoa sen”, tình yêu say đượm rực rỡ như “hoa chuối”: Pục chí tồng pầy tồng sự lùm (hoa chuối- nhỏ- cùng- bắp bi -cùng-thật - múi) Chiu chí tồng cồng tồng sự va(chuối tiêu-nhỏ-cùng- hết- cùng- thật -hoa) Pằng dơu tồng sun các cán ốc (bạn - cùng - thôn - khác – gian- nhà) Phu say tồng chắm các di nà (vợ -chồng - cùng - gối - khác- cha- mẹ). (Hoa chuối cùng quả bắp bi thành một múi / Chuối tiêu nhỏ cùng một hoa chuối mà ra/ Bạn cùng thôn nhưng khác gian nhà /Vợ chồng cùng chăn gối nhưng khác cha mẹ). Trong kết cấu một đêm xình ca, sau lời mở đầu chào chủ nhà, già bản, đôi trai gái phải hỏi họ nhau, không trùng họ thì hát, nếu trùng họ thì không hát nữa. Vì thế, lời chàng trai nói rằng những quả chuối tiêu nhỏ từ hoa chuối sinh ra, nhưng muốn nên vợ chồng thì phải khác cha mẹ, ý muốn cô gái cho biết mình họ nào. Cách hỏi họ bằng hình tượng như thế cũng thường được thể hiện qua cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 hỏi “thôn”,“bản”, “đường vào nhà”... Trong nhiều bài XCCL, “hoa” là cái cớ để họ nói chuyện làm quen, tìm hiểu nhau, thậm chí trêu ghẹo, trêu tức, làm cao... Chàng trai mở lời rằng: Nhìn thấy “hoa sen” nở bên đường, anh định mua lấy một bông để hát cùng với hoa sen. Và cô gái đáp: Dơu tú slin va mấy cáng cạ (có- con -liền hoa - không - nói - giá) Dơu tú nháu va mấy cạ ngằn (có-con - sen - hoa -không - giá - tiền) Lìn va chộng táy slam sin lộc ( hoa sen- trồng-dưới -ba - nghìn-sáu) Nháu va chộng táy lộc phặn ngằn (hoa sen- trồng- dưới - sáu -phân -tiền). (Bông hoa không nói giá được/ Bông hoa sen này không có giá tiền/ Hoa sen không dưới ba nghìn sáu/ Hoa sen không dưới sáu phân tiền). Trong lời ca có gì đó như làm cao và hàm ý thách thức của cô gái. Hoa sen không dưới sáu phân tiền và ba nghìn sáu (đắt lắm!), ý rằng anh không đủ tiền để mua, chưa đủ tài để hát được với em đâu. “Hoa” biểu trưng cho tình yêu, mà tình yêu luôn đem đến cho con người nhiều cảm xúc đan xen, có đắng cay, ngọt ngào, niềm vui và cả nỗi buồn. Một bãi nở đầy hoa với gió lùa rung rinh có khi lại là không gian buồn vì chàng trai đi hát một mình: Su xịnh chếch co sừng cắn sliu(đi- hát- một mình- trên cao- vội vàng - hết) Va hai chắt phạ phông lài dìu (hoa - nở- nhiều - bãi- gió- lùa - rung rinh) Va hai chắt phạ phông lài tá (hoa - nở -nhiều- bãi -gió- lùa - bên nọ bên kia) Hấy tưy hòm său chiu cụ chiu (cho- tôi- ngậm- buồn- (ý là từ trẻ đến già)) (Một mình vội vàng đi hát trên núi cao/ Hoa nở đầy bãi gió lùa rung rinh/ Hoa nở đầy bãi gió lùa hoa nghiêng bên này bên kia/Cho tôi buồn mãi không thôi). Xin được khái quát ý nghĩa biểu tượng của “hoa” trong xình ca như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 Nghĩa thực Nghĩa biểu tƣợng bông hoa - cái đẹp - tình yêu Có thể nói, việc sử dụng biểu tượng quen thuộc, gần gũi như “hoa”, “phượng hoàng”, “cây cầu”...với tần số cao làm cho ngôn từ nghệ thuật trong xình ca mang đậm chất mộc mạc, giản dị song cũng vô cùng sinh động và mang tính ẩn dụ cao...Nhờ các ý nghĩa biểu trưng phong phú của những biểu tượng này, các chàng trai cô gái Cao Lan đã gửi đến bạn hát của mình rất nhiều “điều khó nói ” một cách trực tiếp. Đó là những cung bậc tình cảm đa chiều của họ khi yêu, là khát vọng được yêu và đính ước kết đôi, là mong muốn được học hành đỗ đạt, là nếp nghĩ, cách nhìn cuộc sống xung quanh... Những biểu tượng trong XCCL được sử dụng khéo léo còn mang lại “hiệu quả kép”. Chúng làm cho lời xình ca thêm ấn tượng và gần gũi với người hát người nghe, vì thế sức sống của xình ca lâu bền hơn trong dân gian. Đồng thời qua những biểu tượng này, chúng ta có cơ hội hiểu thêm về cách cảm, cách nghĩ, cách bày tỏ tình yêu của các chàng trai cô gái Cao Lan, về những quan niệm và nét đẹp văn hoá của người Cao Lan từ xa xưa thể hiện qua NTNT trong xình ca. TIỂU KẾT Có ba biện pháp tu từ thường được sử dụng trong XCCL, là: so sánh, ẩn dụ và nhân hóa. Với biện pháp so sánh, có hai cách tiêu biểu là sử dụng các từ so sánh sì (là/ như), mấy (không, chẳng bằng), sì hơn (hơn) và ẩn từ so sánh. Hai vế trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 cấu trúc so sánh được xây dựng bằng những sự vật hiện tượng gần gũi với đời sống người Cao Lan. Cái so sánh (vế B) luôn phong phú hơn cái được so sánh (vế A). Hai vế A - B còn tạo thành những cặp song hành, thể hiện mơ ước được kết đôi và sự gắn bó hòa hợp của đôi lứa yêu nhau. Với biện pháp ẩn dụ, trong XCCL có hai loại: ẩn dụ tu từ qua từ ngữ và ẩn dụ tu từ qua phát ngôn. Biện pháp ẩn dụ nhằm biểu thị các nhân vật trữ tình thông qua các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên phong phú, đa dạng. Đồng thời cách ẩn dụ còn giúp biểu đạt được các sự tình, trạng thái, cảnh huống và thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình xoay quanh câu chuyện tình yêu. Có hai hình thức trong biện pháp nhân hóa là: 1. Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hành động của con người để biểu thị tính chất, hành động của đối tượng không phải là người. 2. Coi những đối tượng vốn không phải là người như con người để trò chuyện, tâm tình. Tác dụng của nhân hóa đối với sự biểu đạt trong XCCL là miêu tả và trữ tình. Miêu tả làm cho đối tượng được miêu tả hiện lên chân thực, sinh động, qua đó nhân vật trữ tình đã bộc lộ những tâm trạng, cảm xúc của mình. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa cho thấy cách cảm, cách nghĩ và lối nói của người Cao Lan được thể hiện một phần qua ngôn ngữ xình ca. TGNT trong XCCL được tạo dựng nên với sự đan xen giữa hai dòng thời gian hiện thực và tâm lí. Trong đó, dòng thời gian quá khứ của những câu chuyện kể chiếm dung lượng lớn, xen kẽ với thời gian hiện tại của cuộc diễn xướng. KGNT trong XCCL được tạo nên với hai hình thức không gian là siêu nhiên và hiện thực - cặp không gian này thống nhất với nhau tạo nên chỉnh thể của KGNT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Trong số các biểu tượng thường gặp qua từ ngữ của xình ca, “phượng hoàng” biểu tượng cho chàng trai đa tình và sự đính ước kết đôi; "cây cầu" biểu tượng cho số mệnh con người, sự học hành thăng quan và giao duyên; "bông hoa" biểu tượng cho cái đẹp và tình yêu. TGNT, KGNT và những biểu tượng trong XCCL có chất liệu từ ngôn ngữ đời sống, vì thế luôn gắn bó gần gũi và thể hiện sâu sắc những quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng tình cảm của người dân Cao Lan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 KẾT LUẬN 1. Trong vốn văn nghệ dân gian Cao Lan, xình ca là một hình thức dân ca đặc sắc và độc đáo nhất. Người Cao Lan coi xình ca như kho báu trí tuệ và tình cảm của mình, gắn bó và gần gũi với đời sống của họ như bếp lửa, nhà sàn… Tương truyền những bài hát ví do nàng Lằu Slam sáng tạo ra, được dân gian lưu truyền, ghi chép lại thành những tập sách hát 36 ngày đêm không hết. Ngôn từ trong xình ca không chỉ là hình thức, là chất liệu nghệ thuật mà còn là tâm huyết và tài năng của rất nhiều nghệ sĩ dân gian Cao Lan trong trau chuốt, sáng tạo không ngừng đối với tiếng mẹ đẻ. 2. Khi nghiên cứu xình ca dưới góc độ ngôn ngữ học, việc xác định các cơ sở lí thuyết (với các khái niệm ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn từ nghệ thuật, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, vần, nhịp điệu) và đặt xình ca trong cái nhìn khái quát về văn nghệ dân gian Cao Lan là nhằm mục đích: Hình dung đối tượng này trong phổ niệm về ngôn ngữ của các văn bản văn nghệ dân gian với các phương thức chuyển nghĩa, những cách liên kết văn bản thường gặp. Từ đó có cơ sở để xác định những điểm đáng chú ý về đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật trong xình ca về hình thức và ngữ nghĩa. 3. Về hình thức, xình ca Cao Lan có kết cấu tương đối đa dạng: Kết cấu cố định, không cố định và có cốt truyện. Trong đó, kết cấu không cố định, biến đổi linh hoạt được ưa dùng, vì nó phù hợp với lối ứng đối thông minh, nhanh trí của người Cao Lan trong hát giao duyên. Hai dạng đặc trưng của xình ca là đối đáp và một chiều được đan xen nhau. Biện pháp chính trong kết cấu xình ca là đối chiếu và trùng điệp. Xình ca chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể thất ngôn tứ tuyệt nên hầu hết khúc hát có dạng bốn câu, mỗi câu bảy tiếng. Bên cạnh đó một số ít khúc hát có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 dạng biến thể của tứ tuyệt với sự biến đổi theo hướng lược bớt đi số tiếng trong câu thứ nhất hoặc số câu trong khúc hát. Cách gieo vần, ngắt nhịp trong xình ca chịu ảnh hưởng của thể. Nhịp truyền thống 4/3 giữ vai trò chủ đạo, số ít câu hát được ngắt nhịp 3/, 4/3. Vần đ- ược tổ chức phong phú và khá chặt chẽ. Hai dạng vần chân và vần lưng được sử dụng chủ yếu. Trong đó, vần chân có dạng vần liền, vần cách; vần lưng gồm vần chuỗi (vần gieo cùng dòng) và bắt vần chân ở câu hát trước linh hoạt với vần lưng ở các tiếng trong câu hát sau. 4. Về ngữ nghĩa, xình ca Cao Lan đã phản ánh sâu sắc chân thực đời sống sinh hoạt và tình cảm cùng những quan niệm, triết lí, cách tư duy, lối nói… của đồng bào Cao Lan qua những biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá) phong phú. Thời gian nghệ thuật trong xình ca được tổ chức đan xen nhiều dòng, nhiều nhánh: hiện thực và tâm lí, quá khứ và hiện tại, nhưng chủ đạo vẫn là thời gian quá khứ xa xưa. Không gian trong xình ca được tạo nên bởi hai cặp không gian siêu nhiên và hiện thực. Không gian siêu nhiên mang đến cho thế giới nghệ thuật của xình ca màu sắc huyền bí, linh thiêng, còn không gian hiện thực mở ra trong mối liên hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên và đời sống con người từ nhiều góc độ, chủ yếu là không gian diễn xướng của xình ca. Các tên gọi vật thực như phùng vùng “phượng hoàng”, kìu “cây cầu”, va “bông hoa” có chất liệu từ hiện thực, được sử dụng trong xình ca trở thành những biểu tượng với ý nghĩa chỉ cái đẹp là trung tâm, cùng con người với những ước mơ khát vọng tình yêu, con người và những quan niệm triết lí sâu sắc. 5. Đối với một cộng đồng như Cao Lan, việc gìn giữ và phát triển ngôn ngữ cùng với các thành tố văn hoá khác là một việc cần thiết. Xình ca chính là nơi lưu giữ nhiều nhất những giá trị trong ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng này. Hi vọng nghiên cứu ban đầu về ngôn từ nghệ thuật của xình ca sẽ là gợi mở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 tích cực cho các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và đặc biệt chính là người Cao Lan nói riêng, hướng họ quan tâm sâu sắc đến xình ca, tiếp tục tìm hiểu những khía cạnh ngôn ngữ học khác nữa, để khẳng định những giá trị của xình ca, để những khúc hát duyên dáng và sâu sắc này đ- ược lưu truyền mãi trong đời sống đồng bào Cao Lan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1. Triệu Thị Linh (2007), “Cách biểu thị thời gian nghệ thuật trong cổ tích Cao Lan”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 11. 2. Triệu Thị Linh (2007), "Một số biểu tượng trong xình ca Cao Lan", Hội thảo ngữ học trẻ - Xuân 2008. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương Bằng (1981), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 2. Võ Bình (1985), Vần trong thơ lục bát, Tạp chí Ngôn ngữ số 1. 3. Nguyễn Ngọc Chiến (2003), Chuyên đề đám cưới, đám tang của người Cao Lan ở Tuyên Quang, Sở Văn hóa Thông tin Tuyên Quang. 4. Trịnh Thành Công, "Sầm Dừn và những làn điệu sình ca về tình yêu đôi lứa", Tập kỷ yếu 40 năm Báo Tuyên Quang. 5. Trịnh Thành Công (2005), "Đi tìm câu hát xình ca", Báo Tuyên Quang số tết Xuân Ất Dậu. 6. Phạm Thị Kim Cúc (2000), Đặc điểm dân ca giao duyên dân tộc Giáy Lào Cai, Luận án thạc sỹ khoa học Ngữ văn, Hà Nội. 7. Phạm Thị Kim Dung (2005), Khảo sát đặc điểm xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm 1, Hà Nội. 8. Nịnh Văn Độ (2003), Bảo tồn hát xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, Đề tài nghiên cứu, Sở Văn hóa Thông tin, Tuyên Quang. 9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2002), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Trịnh Thị Hà (2004), Đặc điểm ngôn ngữ trong bài ca đám cưới của người Mường - Thanh Hoá , Luận văn thạc sĩ khoa học, trường Đại học Vinh. 11. Mai Thị Hồng Hải (2003), Dân ca xường của người Mường ở Thanh Hoá - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 12. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2006), "Tìm hiểu những nhân tố tác động tới quá trình biến đổi ý nghĩa của biểu tượng trong ngôn ngữ nghệ thuật", Tạp chí Ngôn ngữ, số 10. 13. Nguyễn Thị Huế (1978), "Qua việc tìm hiểu diễn xướng một số dân ca vùng trung châu Bắc bộ", Tạp chí Văn hóa, số 1. 14. Nguyễn Việt Hùng (2006), "Tính hai mặt của không gian nghệ thuật Truyện cổ tích", Tạp chí Văn hoá dân gian số 1 (103), 2006. 15. Đỗ Đức Hiển, Nguyễn Huệ Chi, Từ điển Văn học, Nxb Thế giới. 16. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 17. Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội. 18. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu Thơ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Lợi (2004), "Quan hệ Cao Lan - Sán Chí xét về mặt ngôn ngữ”, báo cáo khoa học tại hội nghị xác định thành phần dân tộc Sán Chay (Cao Lan - Sán Chí) ở Bắc Giang. 20. Nguyễn Thế Lịch (1998), Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4. 21. Đặng Văn Lung (1973), "Về các hình thức sinh hoạt dân ca", Tạp chí Văn hóa, số 5. 22. Đặng Văn Lung (1977), "Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn xướng dân gian", Tạp chí Văn hóa số 6. 23. Hoàng Kim Ngọc (2004), So sánh và Ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 24. Nguyễn Hoài Nguyên (2007), Nhịp điệu câu thơ mới bảy chữ, Ngữ học trẻ. 25. Phan Đăng Nhật (1997), Cố gắng phân loại văn học dân gian các dân tộc ít người như nó vốn tồn tại trong cuộc sống, Tạp chí Văn hóa số 7. 26. Phan Đăng Nhật (1997), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam - Nxb Văn hóa. 27. Lê Kim Nhung (1998), Vai trò của điệp vần trong thơ lục bát, Ngữ học trẻ. 28. Phù Ninh, Nguyễn Thịnh (1999), Văn hoá truyền thống Cao Lan, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 29. Bùi Mạnh Nhị (1998), "Thời gian nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình", Tạp chí Văn hóa, số 4. 30. Vũ Ngọc Phan (1977), "Những bước tìm hiểu văn học dân gian Việt Nam", Tạp chí Văn hóa số 6. 31. Lê Trường Phát (1997), Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Hà Nội. 32. Hoàng Việt Quân (2001), Lâm Quý hoa của núi, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 33. Lâm Quý (2000), "Người Cao Lan có một Bà chúa thơ ca", Tạp chí văn hóa Dân gian tập 8, Yên Bái. 34. Lâm Quý (2003), Văn hóa Cao Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 35. Lâm Quý (2003), Ngày xuân đi hát "Xình ca", Báo Tân Trào số tết 158+159. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 36. Lâm Quý (2003), Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 37. Lê Hồng Sinh (2003), Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao Lan "Kó Lau Slam", Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, Hà Nội. 38. Trần Đình Sử (1987), Lí luận Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ Nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Nguyễn Thái (2002), Một vài nét so sánh tính đồng nhất của dân tộc Sán Chay và không đồng nhất của dân tộc Bố Y trên bình diện văn hoá - Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 42. Hà Văn Thư (1996), Về văn hoá văn nghệ các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 43. Đặng Đình Thuận (2005), Văn hoá dân gian của dân tộc Cao Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 44. Ngô Văn Trụ (2006), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 45. Vũ Anh Tuấn (1991), Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án Thạc sĩ khoa học, Hà Nội. 46. Nguyễn Như Ý, chủ biên (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. Hà Nội. 47. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 48. Sở Văn hóa Thông tin Tuyên Quang (2007), Bước đầu tìm hiểu Dân ca dân tộc Tày, Sán Dìu, Cao Lan. 49. Dân ca Giáy (1977) Nxb Văn hóa dân tộc. 50. Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc (1994), Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 51. Tư liệu của Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Tuyên Quang. 52. Từ điển Văn học (2006), Viện Ngôn ngữ. 53. Từ điển Tiếng Việt (2006), Viện Ngôn ngữ. 54. Văn học dân gian Việt Nam (2001), Nxb Giáo dục, Hà Nội. -----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_SP_VH_TTL.pdf
Tài liệu liên quan