NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRưỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Tuân là tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong
cách nghệ thuật độc đáo. Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Tuân đã để lại sự
nghiệp văn học đồ sộ với nhiều trang viết tài hoa, độc đáo. Năm 1996, ông
vinh dự được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Từ trước đến nay, có nhiều huớng nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn
Tuân, nhưng tìm hiểu ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của ông lại chưa
được chú ý thích đáng. Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện
mang tính đặc trưng của văn học. Đó là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng
trong quá trình sáng tạo và cũng là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp xúc khi
đến với tác phẩm văn học nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà M. Gorki đã viết: “Yếu
tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các
sự kiện, các hiện tuợng của cuộc sống - là chất liệu của văn học”. [42, 215].
Ngôn ngữ, theo Martin Hedegeer là “Ngôi nhà của hữu thể”. Vì thế, khám
phá ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân thực chất là tìm đến chiều sâu bản
ngã và tài năng nghệ thuật của ông.
Trong lễ trao giải thuởng cho những nhà văn được “Giải thuởng Hồ Chí
Minh‟‟, nhà thơ Tố Hữu đã gọi Nguyễn Tuân là “Người thợ kim hoàn của
chữ” [Báo Văn nghệ tháng 4 năm 1987]. Văn Nguyễn Tuân là một thế giới
nghệ thuật phong phú, kỳ diệu, mới mẻ và bao giờ cũng đem lại cho người
đọc một sự hứng thú đặc biệt. Hoài Anh nhận xét: “Nguyễn Tuân là người
nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn
học Việt Nam’’ [48, 230]
Có những người viết hàng chục quyển sách nhưng vẫn chẳng ai biết tên,
nhớ mặt. Có những người chỉ viết vài bài thơ, vài truyện mà khắc được bóng
dáng mình vào vĩnh cửu. Nguyễn Tuân là nhà văn được trời phú cho rất nhiều
khả năng trong việc bộc lộ giọng điệu. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà phê
bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tuân đã làm
cho văn giới Việt Nam phải chú ý đến lối hành văn đặc biệt của ông và những
ý kiến cùng tư tuởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay, khinh bạc,
lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi lôi thôi, như một bức phác họa, nhưng
bao giờ nó cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn”.[51, 426,
427]
Tất nhiên khi nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta nhớ đến ông với tư cách
ông vua trong thể tùy bút. Với tài năng nghệ thuật của mình, ông đã đưa tùy
bút thành một thể văn sang trọng, lịch lãm. Bên cạnh đó, truyện ngắn của
Nguyễn Tuân cũng không kém phần đặc sắc. Trong luận văn này, chúng tôi
mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật của
nhà văn trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân trước năm 1945 để hiểu hơn sự
đa dạng của ngòi bút độc đáo này.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Cấu trúc luận văn 7
PHẦN NỘI DUNG . 8
CHưƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, NHÃN QUAN NGÔN
NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN . 8
1.1. Cái nhìn độc đáo về con người . 8
1.2. Quan niệm về nhà văn và nghề văn . 19
1.3. Nhãn quan ngôn ngữ 29
CHưƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 36
2.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật . 36
2.2. Ngôn ngữ người kể chuyện . 36
2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện biết trước 37
2.2.2 Ngôn ngữ người kể chuyện hóa thân vào nhân vật . 40
2.3. Ngôn ngữ nhân vật 41
2.3.1 Ngôn ngữ đối thoại . 42
2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại 50
2.4. Ngôn ngữ giàu màu sắc văn hóa . 51
CHưƠNG 3 : GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT . 59
3.1. Khái niệm giọng điệu 59
3.2. Các giọng điệu chính . 59
3.2.1. Giọng điệu khinh bạc 60
3.2.2. Giọng điệu hoài tiếc . 77
3.2.3 Giọng điệu triết lý . 81
KẾT LUẬN . 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng tám 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai
lầm do chính ông gây ra. Sai lầm ấy đã biến ông thành kẻ có tội. Ông mang
tội ác là giết chết ngọc biết nói, làm biến mất thứ giấy Chu Hồ thơm đẹp đã
tồn tại suốt năm đời nhà họ Chu. Lũ con cháu đem ông ra chôn ở cánh đồng
tỉnh Sơn Tây, huyệt đào sâu mới có nửa thước mà đã thấy lởm chởm lổn nhổn
những đá tổ ong.
Cả hai truyện Lửa nến trong tranh và Xác ngọc lam thuộc loại truyện
yêu ngôn, được sáng tác ở giai đoạn bế tắc nhất trong sự nghiệp của Nguyễn
Tuân. Những truyện yêu ngôn của ông đều mang đậm màu sắc huyền ảo, tràn
đầy màu sắc lãng mạn thần kỳ. Bởi không thể tìm thấy niềm vui, sự hăm hở
trong cuộc sống, Nguyễn Tuân đã tìm đến một thế giới khác, một hiện thực
khác để sống mạnh mẽ hơn, đó là thế giới yêu ngôn. Nhưng trong thế giới ma
quái đó, Nguyễn Tuân vẫn không thể thoát ly hoàn toàn với cuộc sống thực
tại, tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Thế nên giọng điệu khinh bạc đầy
ngạo nghễ kia vẫn vang lên, như chửi thẳng vào mặt hạng người ngu dốt, chỉ
biết những lừa với lọc, sống thực dụng và cơ hội. Hay bọn trọc phú lắm tiền
nhiều của, giàu sụ lên bằng cách hỗn láo, bất lương, nhưng cú tự xưng mình là
người tài hoa, rồi cũng bắt chước mọi người khinh thế ngạo vật, coi thường
đạo đức, luân lý, chà đạp phũ phàng lên nghệ thuật. Nhà văn thể hiện thái độ
kiên quyết, khinh thường những kẻ ngu tối khi coi rẻ nghệ thuật, qua đó ta
thấy một Nguyễn Tuân thật sâu sắc, thâm thúy trong tư tưởng, lối suy nghĩ.
Giọng điệu khinh bạc của Nguyễn Tuân còn thể hiện ở chỗ ông rất hay
dùng lối nói mỉa mai, nhạo báng như nói mát, nói kháy người ta vậy. Trong
Nhà Nguyễn, ông còn sử dụng lối lưỡng nghĩa tức là mượn lời nói của người
khác đặt vào đó sự đánh giá mới, nhấn mạnh nó theo mục đích của mình, biểu
thị thái độ hết sức đa dạng như nghi nghờ, phẫn nộ, bực tức, giễu cợt, nhạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
báng…Truyện Nhà Nguyễn được xây dựng rất đơn giản mà ý thì nhiều.
Nguyễn Tuân mượn việc để mà nói cũng như các cụ nhà ta khi xưa mượn
chén để đưa đẩy câu chuyện. Những cảnh, những việc trong truyện được dàn
xếp đơn giản và khéo léo.
Nguyễn Tuân bày tỏ sự khinh bạc tột cùng của mình bằng lối nói châm
chọc, cứ thủ thì từng lời đi vào lòng người nhưng lại để chế giễu, kẻ không có
đầu óc, ngu tối, mù quáng. Bằng cách nói ngược bề ngoài như khuyến khích,
động viên, đồng tình với người ta, khuyên bảo người ta làm việc ấy.
“Làm giàu đi, kiếm tiền cho nhiều vào. Tiền bạc không hẳn là cả hạnh
phúc nhưng là một phần lớn của hạnh phúc. Giàu là đủ rồi, việc gì cứ phải có
tài mới là sung sướng? Mặc kệ cho thiên hạ tài, mình cứ giàu sụ vào. Ai tài cứ
cho người ta tài. Nhưng mà anh thì anh không được cho anh là tài‟‟. Kiếm
tiền là việc chính đáng, ở đời con người ta sống và học tập cốt cũng để kiếm
tiền, đó chẳng phải là mục đích mà ai cũng theo đuổi sao. Nguyễn Tuân lại
dùng giọng khinh bạc của mình để chửi vào mặt những kẻ kiếm tiền, bởi có
chút tiền lại chúng lại tưởng là mình sẽ mua được tất cả, kể cả tài năng, danh
tiếng, để thiên hạ phải ngưỡng mộ mình. Chúng thật là lố bịch quá‟‟. [58,
332]
“Từ nay về sau đứa nào cứ đến đấm cửa nhà anh để mở mồm khen anh
là một người tài thì anh phải từ chối những lời sàm bậy đó và đãi nó một số
tiền rất hậu rồi đuổi nó ra. Nếu nó còn đến để vu khống anh ngay ở nhà anh
nữa, thì cứ trói phăng nó lại. Đời sẽ khen anh là người có liêm sỉ”. [58, 333]
Nguyễn Tuân phê phán bọn thống trị giàu có ở góc độ thẩm mỹ chứ
không phải là từ quan điểm giai cấp. Chúng xấu xa là vì chúng coi thường cái
đẹp, thẩm mỹ chứ chưa phải vì chúng áp bức bóc lột sức lao động người
nghèo. Nguyễn Tuân đã khéo léo tạo những tình huống không liên quan đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
nghệ thuật để nói đến nghệ thuật, dè bỉu hết lời những bọn lái buôn mà lại cứ
muốn làm nghệ thuật, đúng là nực cười quá đi… “Anh há chẳng được trông
thấy những cái thảm trạng gây nên bởi một chú lái buôn cứ đòi đốt trầm nắn
phím. Đau lòng. Anh há chẳng được chứng kiến những cuộc tàn sát thi ca của
những ông lãnh binh sính làm thơ”.[58, 333]
“Con người ở cái thời buổi này, nó thấy mình kém nó thì nó cười, nó
sướng, ấy vậy mình mà hơn nó thì ngay lập tức chúng lồng lộn lên, chúng
muốn rằng mình phải kém chúng‟‟. [58, 335] Không thương tiếc, Nguyễn
Tuân đã phân tích mổ xẻ ý nghĩ của lớp người này, vạch trần tâm địa của
chúng.
“Ở đời có những người chỉ muốn mình khuất nhục trước mặt họ một tị
là họ hả hê lắm. Họ cứ lồng lộn tức tối với mình, chỉ vì cái lẽ là họ thấy mình
nghênh ngang không dây dưa gì với họ. Lắm khi không quen thuộc gì, không
thù, không oán gì, chẳng ai làm hạnh làm hại gì chúng nó, mà động thấy mình
là chúng nó cứ như nuốt chửng được mình đi. Mình đâm nghi. Thì ra chúng
nó ghét mình, chỉ vì mình lúc nào cũng có bề ngoài phong lưu, chỉ vì trong
khi mình đang túi bụi sống cho mình, mình đã vô tình không để ý đến chúng
nó một chút. Nào có phải mình ngạo nghễ gì. Nhưng mà ai biết rằng nó định
cầu thân với mình. Chẳng lẽ cứ phải ngồi lù lù ở giữa nhà, đóng khăn áo vào,
chỉ đi ra đi vào hoài hoài để chờ tiếp những người cầu thân với mình hay sao,
đừng làm ăn gì nữa, đừng đi đâu nữa hay sao?”.[58, 335]
Ngay cả thứ tình bạn giả dối cũng bị Nguyễn đem ra mổ xẻ để chửi vào
mặt bọn người lắm của hợm hĩnh. Với chúng tình bằng hữu có là gì, bạn bè ư,
bạn bè gì chứ. Tất cả chỉ là sự giả tạo bề ngoài bao bọc cho những suy nghĩ
đen tối bên trong. Nguyễn Tuân đã mượn lời của Hoàng nói với Nguyễn để
cảnh báo cho Nguyễn biết về tình bạn đầy giả dối, toan tính đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
“Người ta lại còn phàn nàn những là “Gặp nhau tiếc rằng khí muộn
quá. Được bắt tay nhau, trao danh thiếp cho nhau thì mặt trời gần lặn về tây,
thì chợ đã gần tàn”. Nghe chúng nó nói thế trong đầu ông, ông đã tưởng rằng
nếu sớm gặp chúng, chúng sẽ cho không ông một cái tòa nhà nào rồi. Tính
ông đa tình. Tôi biết! Lúc chia tay ông dùng dằng. Trở về nhà ông, ông nhớ
tấm cảm tình của một người vừa chia tay. Ông nghĩ về tấm lòng vừa rồi trong
thiên hạ mà ông đâm ra hối, tự mình cư đòi trách móc mình cho kỳ được đến
thâu canh: “Té ra suýt nữa mình cô phụ đến một tấm thịnh tình của thế gian”.
Ngay ngày mai, ông đi tìm cái người bạn nhất kiến đêm qua để đáp lễ. Rồi
ông mới ngã ngửa người ông ra khi ông biết rằng người đang đi vắng ấy hiện
đang nói xấu ông ở một chỗ nào đó. “Tưởng thằng cha ấy thế nào kia, chứ
cũng vậy vậy thôi. Đêm qua nó vừa đánh chén, nghe hát với moa. Được cái
nó nói chuyện cũng hay hay. Có nó đi bên cạnh những lúc giễu qua đám
đông, hay là ngồi bày mặt ra ở một chỗ nào, trông cũng bài trí ra phết. Nhưng
mà phải đi lại với nó luôn luôn, thế nào rồi cũng nó hỏi vay tiền. Thằng ấy
hay “đả” tiền lắm nhá”. [58, 336, 337]
Việc Nguyễn Tuân sử dụng một loạt những câu có cấu trúc lặp có tác
dụng nhấn mạnh lời cảnh báo, khuyên răn nghiêm khắc của Hoàng với
Nguyễn. “Ông đã chết bỏ đời ông chưa? Ông đã thấy ông dại chưa? Ông
tưởng là người ta yêu ông, quý ông, trọng ông, kính ông lắm, nên người ta tìm
đến ông. Ông đã bị lừa. Người ta buôn ông, đã mượn ông bày bên cạnh người
ta. Ông đã làm vui cho người ta. Ông là một người bạn phùng phường tác hý
của người ta. Người ta đã trả công ông bằng một bữa phở tái, bằng một chầu
hát trên một cái chiếu rượu rách. Vậy mà người ta đã dám coi thường ông
trong buổi đầu. Một lần, hai lần, lần thứ ba, người ta lấn thêm một tý đất nữa.
Người ta sẽ cho người ta cái quyền gọi ông là mày. Mày khó tính lắm. Mày
phải đọc những sách này này...Mày phải làm những việc như thế này mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
phải. Mày...mày...vân vân. Đời nó mới đóng một cái triện nhận thực ngay vào
cái tình giao du đó và đời nó bảo rằng ông là bạn thân của người ta. Ông cãi
đi ? Nếu không thế sao cái thằng kia nó lẻn được vào đời tâm tưởng của riêng
ông và dám làm cố vấn cho ông, đòi hường dẫn cho tính tình ông, và tọc
mạch đến cả những món ăn tinh thần của ông‟‟. [58, 337]
Cho dù có phải làm mếch lòng người khác thì Nguyễn cũng phải nói
thật những suy nghĩ, đánh giá của mình về hạng người bất tài, thậm chí điều
này có thể gây nguy hiểm cho chàng, có người đòi đánh Nguyễn vì Nguyễn
thật thà quá. Cuộc trò chuyện giữa ba người, Nguyễn, Hoàng và Lựu là sự
tung hứng đầy khéo léo, bổ sung cho ý kiến của nhau hoàn hảo.
„„Nếu thực anh ta là người có tài thì khi nào tôi nói xấu anh ta không tiếc
nhời như thế. Đứng trước một cái chân tài, thì người khinh bạc đến đâu cũng
trở nên trung hậu. Tôi vốn là người biết phục thiện chứ có dám làm điều quấy
bao giờ. Đấy anh ta ngồi đấy. Dốt hay tài, trông đó thì biết. Chị trông vào cái
gương to dựng ngay trước mặt anh ta, ở trên vách kia thì tiện hơn. Đấy chị
xem, cái mặt đó ở trong gương đúng là một cái mặt không có chữ chứ ?‟‟.[58,
334]
„„...trông anh chàng ấy ngu độn và phàm phu thật. Cái trán bóng và đen,
và dô như thế, chỉ có đi buôn bè là hợp thôi‟‟. [58, 334]
Hoàng đã đem chuyện của mình mà nghĩ tới chuyện của đời, „„Khi mà
con tằm đã rút hết ruột rồi ! Khi mà người ta đã nói hết được rồi những cảm
giác, những tình cảm chỉ tới với ta một lần ! Sống thêm nữa là tham, là lạm
dụng cuộc phù sinh. Chàng không hiểu tại sao người ta sống lâu quá- lâu đến
nỗi đã khô hết nhựa sống trong mình, - đã không biết nhục, lại còn thích được
mặc một cái quần vóc điều, tự nhiên ngồi ở giữa cái nhà mình để cho người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
chung quanh đến chúc thọ, tế sống nữa. Sống lâu nhiều khi chỉ là mình bêu
diếu mình‟‟. [58, 340]
Nguyễn Tuân có mối bất hòa với những thị hiếu và phong tục tư sản,
ông đã định nghĩa nghệ thuật là: „„Để tránh một cái buồn không có manh mối
sắp xâm chiếm tất cả lòng chàng, Hoàng bèn làm việc- làm một công việc mà
những con buôn quen sống với đổi chác hàng họ và buôn Tần bán Sở đều gọi là
vô ích‟‟. [58, 346]Trong cái xã hội ấy thì ngay cả hạng con buôn cũng muốn
làm nghệ thuật vậy thì giá trị của nghệ thuật là ở đâu, cái gì có thể tạo nên giá
trị của nghệ thuật, những toan tính, bon chen tầm thường của hạng buôn Tần
bán Sở trong cuộc sống hằng ngày có làm nên cảm hứng sáng tạo cho chúng
không.
Nguyễn Tuân chế nhạo những kẻ chỉ ưa hình thức bề ngoài : „„Tôi đã
thấy một người bạn tôi sắm một cái ví những ba chục, góc bịt vàng tây, về
nhà anh ta đem lấy bàn là điện ra là mươi tờ năm đồng và tờ hai chục cho
thực phẳng bỏ vào ngăn ví có thứ tự, trông đẹp đáo để. Thỉnh thoảng ngồi
buồn anh ta nhớ cái ví, lại giở ví ra đếm những tờ giấy bạc càng để lâu càng
phẳng phiu. Những tờ giấy bạc ấy không bao giờ anh ta tiêu đi. Nhiều người
ghét mắng anh ta thậm tệ. Nhưng ví thử tôi có dịch tôi vào địa vị anh ta, tôi
cũng không nỡ tiêu hết giấy bạc đi ; trông cái ví xinh xắn thế, giấy bạc phẳng
phiu thơm tho như có ướp nước hoa, ai nỡ lìa‟‟.[58, 322] Người ta cần có một
cái ví xinh xắn với những tờ tiền là phẳng phiu thơm mùi nước hoa để khoe
với thiên hạ, chứ nếu có cần phải tiêu thì chỉ rút ví ra thôi chứ lại không lấy
tiền ấy trong ví mà tiêu.
Cũng trong truyện Nhà Nguyễn, Nguyễn Tuân đã dũng cảm, không hề
che dấu khi tự nói về sự vô trách nhiệm của mình với cha me, vợ con. Nguyễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Tuân đã viết rất thực về chuyện của mình, không ngại ngùng khi phanh phui
sự bất hiếu với gia đình. Nguyễn Tuân tự khinh bạc chính mình.
Ta thấy được điều đó qua lời Hoàng : „„Ông nên nhớ rằng ông là bố
một lũ trẻ con vừa giai vừa gái rồi đấy nhé! Cái thứ người như ông lẽ ra bây
giờ chỉ được mặc toàn đồ đen và phải để râu cho nó chỉnh con người lại. Lời
nói vô tư của Lựu : Này, cứ kể chị Nguyễn chị ý cũng giỏi đấy chứ nhỉ. Cả
năm anh ấy đi hoài. Một năm kể những ngày ở nhà, đem cộng lại thì chừng
cũng chỉ được một tháng‟‟.[58, 325]
Ông bà Tú đã mưu tính mua mảnh đất ở Cầu Mới khi nghĩ đến đứa con
trai trưởng của mình tức là Nguyễn. Tính Nguyễn lông bông, cuộc đời của
Nguyễn lại càng khó định quá. Ông cụ bất lực nên cũng không tỏ ý gì giữ đứa
con hoang tàng ấy ở bên cạnh. Nhưng sự cô đơn, lanh lẽo của tuổi già đã
khiến ông muốn thằng con của mình đừng lăng băng sống một cách vô
thường ngoài gia đình nữa, ông cụ hiểu rằng mình là người sinh ra nó nhưng
thời đại mới chính là người định cho nó tất cả những tính nết kia. Mỗi dịp tết
nhất hay có việc nhà, Nguyễn cũng chỉ về độ vài ngày rồi lại sổng mất. Có
Nguyễn ở nhà, ông cụ Tú và Tuế- vợ Nguyễn mừng một cách sợ sệt kín đáo
như là bắt được tý của trời rớt xuống. Nói lên lại sợ động và hỏng. Hễ động
thì Nguyễn lại đi ngay. Nếu tỏ ý giữ ở nhà thì ngay lúc ấy, dẫu cơm canh có
gần bưng ra rồi, Nguyễn cũng cứ đùng đùng xách va ly ra tàu. Thế là ông cụ
Tú quyết định làm cho Nguyễn cái nhà để đánh bẫy ông con trời đánh của cụ
vào cái trong thê nhi. Trăm thứ phải lo cho việc xây nhà đều một tay bà Tú
làm hết. Bà cụ chuẩn bị kỹ lưỡng từ thợ thuyền, vật liệu thức ăn mang từ
trong Thanh ra để dùng trong thời gian làm nhà. Bà cụ còn cẩn thận đến nỗi
mang theo ra Hà Nội ba con gà sống và đôi vịt. Người ngồi cùng toa xe, đã
khổ vì cái vại dưa đặt ở giữa toa xe, lại bị đinh tai nhức óc vì đôi vịt nữa. Họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
trách bà cụ sao tha lắm thứ thế. Nhưng bọn họ đâu hiểu được nỗi khổ của bà
cụ khi khăn gói ra thủ đô xây nhà cho con, lại còn trách móc bà cụ.
„„Hỡi các người cùng đi chung một chuyến tàu với bà cụ Tú ! Các
người có được bao nhiêu độ lượng, hãy lấy tất cả mà đãi bà cụ, thương bà cụ
và câm cái mồm đi ! Các người há chẳng biết đấy là một bà mẹ can đảm và
căn cơ bao nhiêu năm nay mới lần ra được cái xứ Bắc để làm cho đứa con hư
thân ấy một cái nhà ! Và con người ta đứng trước cái tình mẫu tử như thế, há
chẳng nên tán thành và kính nhường và đừng nên ganh tỵ một chỗ ngồi‟‟. [58,
359] Trách người, nhưng Nguyễn cũng trách chính mình. Đã để bà mẹ già
phải lọ mọ xa xôi, lần mò ra Hà Nội làm nhà cho đứa con hư thân một cái
nhà, mong sao cho nó lần này hiểu và dừng chân đi thôi.
Lời trách móc của bà cụ Tú : „„Anh thử nghĩ xem, từ ngày anh ra ở Hà
Nội đến giờ, anh đã đem về nhà những cái gì ? Anh nói rằng anh làm báo. Tôi
chẳng biết báo là cái gì nhưng mỗi chuyến anh về, anh lại báo hại tôi một ít
tiền. Lũ con anh, từ cái tã cũng lại đến gái già này. Tôi khổ lắm anh ạ. Bấy
nhiêu tuổi đầu rồi mà vẫn phải lo nghĩ mãi. Đến bao giờ thì tôi mới được rảnh
thân để theo người ta mà đi hội đền chùa hở anh ? Anh còn nhớ cái lần anh
lồng lộn mãi lên để mở hàng sách ? Không được hai năm, gần hai nghìn bạc,
đã thấm chưa hở giời ?‟‟.[58, 365] Chẳng có ai thật như Nguyễn Tuân, dũng
cảm đem chính câu chuyện cuộc đời mình ra mà viết, cho thiên hạ tha hồ
thỏa mãn trí tò mò, mặc cho họ bình phẩm, dò xét.
Mẹ con hết cằn nhằn lại đâm ra cãi nhau. Nguyễn đã bỏ đi. Và đêm đó
đã qua đêm với một người đàn bà lạ. Hơn một tháng rưỡi trôi qua, ngôi nhà ở
Cầu Mới đã hoàn thành, tiễn mẹ ra ga, chàng bâng khuâng như một khán giả
ngồi sững lịm trước một cảnh chót vở kịch đang hồi hộp mà đã hạ màn. Thế
nhưng, ngôi nhà tâm huyết của bà cụ Tú và sự tính toán đưa Nguyễn vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
trong thê nhi đã thất bại. Khi hai vợ chồng Hoàng và Lựu đi về Cầu Mới tìm
Nguyễn thì mới hay tin, ngôi nhà ấy đã được cho thuê. Theo lời của người
thuê nhà thì hàng tháng gửi tiền thuê nhà vào trong Thanh còn Nguyễn thì
chưa đến đây một lần, nhưng vẫn giữ lại một căn buồn chứa toàn sách. Câu
chuyện về ngôi nhà ở Cầu Mới cũng là để Nguyễn Tuân tự trách mình, tự
khinh bạc chính mình, chưa báo đáp được gì cho cha mẹ, không lo lắng được
gì cho vợ và đàn con của mình. Vậy là bao nhiêu suy tính của ông bà cụ Tú đã
thất bại, ngôi nhà ở Cầu Mới rốt cuộc đã không giữ chân được Nguyễn. Phải
chăng vì đời còn nhiều bất công quá, nên Nguyễn chưa thể ở nguyên một chỗ
mà sống cho riêng mình, Nguyễn vẫn phải lao đi để vạch trần nó.
Trong Đôi tri kỷ gượng, giọng điệu khinh bạc của Nguyễn Tuân lại
biểu hiện ở một góc độ khác, nhà văn đem mình đối lập với cả xã hội, đi
ngược lại với đạo đức truyền thống.
„„Chẳng lập ngôn, chẳng lập đức- ở cái thế kỷ bố láo này, ai dám cả gan
nói đến chữ đức- chàng lập ngôn như vậy‟‟.[58, 390]
Đôi khi nhà văn đã dùng cả những lời ngạo ngược, khó nghe, để đem
mình đối lập với cái xã hội tầm thường. Nguyễn đã thành thực trong cái
bướng bỉnh, sự thành thực tàn bạo đó đã làm cho những người xung quanh
tưng tức và từ Nguyễn : Người ta cho rằng văn của Nguyễn khó đọc quá vì nó
cầu kỳ, trúc trắc, thậm chí có người đã nói mát rằng văn của Nguyễn quả là đi
trước thời đại, những người đồng thời không theo kịp và nên kìm cái đà của
mình lại thì hơn. Nhưng „‟Nguyễn cứ lập ngôn một cách bướng bỉnh. Đời nó
ngu thế, không bướng thì sao có được ?‟‟.[58, 391] Đã thế Nguyễn lại làm
sách để ghi lại những cái lố bịch mà sự chung dụng mỗi ngày càng vạch rõ
thêm, người ta lại càng không thể tha thứ cho chàng được nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Những con người ưa sống an phận, nhẫn nhục, cam chịu, sống mờ,
không có bản sắc riêng đã bị chàng coi như là đã chết và bị đả kích không
thương tiếc bằng giọng văn tàn nhẫn, cay nghiệt:
Mợi đã tìm mọi cách để làm bạn tri kỷ của Nguyễn, xem ra Mợi và
Nguyễn mãi mãi cứ chỉ là một đôi tri kỷ gượng. Vì Nguyễn thẳng thắn quá,
những gì chướng tai gai mắt ông đều phản ứng lại. Nguyễn đã không vì
những tình cảm Mợi dành cho mình mà không lên tiếng phê phán, có phàn
mỉa mai những tứ thơ của Mợi.
„„Mợi lại làm thơ nữa. Con người như thế mà cũng bắt thiên hạ in thơ
mình thì có gan không ? Đọc tập thơ Mợi, Nguyễn đã lấy làm khó chịu quá.
Thơ gì mà như cục gạch thế này ?
Hắn nếu có bỏ nghiệp văn theo nghiệp võ, làm đến Đại tướng thì có
mạt kiếp cũng không dám hành binh bằng một cuộc đại tấn công nào. Chỉ có
đánh úp vặt vặt mà thôi‟‟. [58, 393]Với Nguyễn thì nghệ thuật không có sự dễ
dãi, đã là nghệ thuật phải thể hiện những phẩm chất để xứng đáng là nghệ
thuật. Nghệ thuật cũng chính là cái hay cái đẹp. Đã không có tài thì đừng nên
bước chân vào nghệ thuật. Kẻo không có tài thì suốt đời chỉ làm một cây bút
vô danh, lãng phí thời gian một cách vô ích.
Giọng điệu khinh bạc của Nguyễn Tuân trước cách mạng dù biểu hiện
như thế nào, có khi rõ ràng, có khi nhẹ nhàng, mà thâm sâu đều bắt nguồn từ
cảm hứng phê phán những cái xấu xa, thối nát của xã hội, những con người
không muốn tự thay đổi cuộc đời, số phận của mình, mà chấp nhận sự sắp xếp
của xã hội, cho dù có bị áp bức, chèn ép vẫn không phản kháng. Là khinh bạc
đấy nhưng lại mang ý nghĩa tích cực, lành mạnh hóa xã hội và thanh lọc tâm
hồn con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Trên văn đàn công khai mười lăm năm trước Cách mạng tháng Tám,
Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng
coi trọng. Thạch Lam tuy có viết truyện dài, nhưng tài năng nghệ thuật của
ông chủ yếu bộc lộ ở truyện ngắn. Nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Nói đến
Thạch Lam người ta vẫn nhớ truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài và một số
truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi là mẫu mực được”.
Khác với giọng điệu và ngôn ngữ của truyện ngắn Nguyễn Tuân đa
dạng, nhiều sắc màu, mang tính trào phúng, giễu nhại, khinh bạc, giọng điệu
và ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam đậm chất trữ tình. Mỗi truyện ngắn
Thạch Lam có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình, gợi sự thương
cảm trước số phận của những con người nhỏ bé hiền lành mà bất hạnh. Một
giọng văn rất đỗi bình dị mà tinh tế đầy ưu ái. Thạch Lam có sự nhất quán
trong giọng điệu và niềm cảm xúc. Niềm yêu thương trân trọng đối với con
người của ông đã tạo cho giọng văn ông hơi thở ấm áp. Ngay cả khi kể về sự
oan trái của cuộc đời, Thạch Lam cũng luôn giữ con người đứng bên này của
bờ vực yêu thương cam chịu. (Đói, Trong buổi tối chiều, Tối ba mươi).
Cái giọng khinh bạc của Nguyễn Tuân như đã phân tích ở trên, có gốc
rễ từ chính xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ, đã đẻ ra những hạng
người vô nhân đạo, chà đạp lên nghệ thuật chân chính như hạng con buôn mà
cũng muốn thử sức tham gia vào nghệ thuật. Hay con người quen ưa giả dối,
xu nịnh nên chúng xứng đáng nhận sự khinh bạc của Nguyễn Tuân.
3.2.2. Giọng điệu hoài tiếc
Xét về các giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng thì
giọng điệu khinh bạc là nổi trội độc đáo nhất. Nhưng bên cạnh đó không thể
không kể đến giọng điệu hoài tiếc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Nguyễn Tuân đã chọn cho cuộc sống thực của mình ở ngoài đời là ra
đi, đi xa thật xa khỏi quê hương, đất nước, nơi mà xã hội Tây Tàu nhố nhăng,
đồi bại. Nhưng đi xa mà Nguyễn không nguôi nỗi nhớ quê nhà, và có lẽ bởi
càng đi xa thì tấm lòng An Nam lại hướng về tổ quốc. Giọng khinh bạc của
Nguyễn có đủ mọi hình thức thể hiện, đa dạng lắm, cũng là để chửi vào sự
suy đồi về mọi mặt của xã hội. Xê dịch dường như đã không mang Nguyễn
Tuân thoát khỏi cõi trần này được rồi. Thế nên cũng dễ hiểu khi ông quay trở
lại với những gì cổ xưa, truyền thống.
Tập truyện đầu tay của Nguyễn Tuân Vang bóng một thời khiến cho
người đọc tỉnh táo nhất cũng bị cuốn vào không khí cổ kính, huyền ảo đó.
Theo thời gian, những thú chơi tao nhã, truyền thống của Việt Nam dần mai
một theo thời gian và lối sống Tây hóa cũng ảnh hưởng đến con người hiện
đại. Bằng tài năng của mình Nguyễn Tuân đã làm sống dậy cả một thời xa
xưa của dân tộc. Để đắm mình, thưởng thức những thú vui tao nhã như đánh
thơ, thả thơ, chơi hoa, uống trà. Nguyễn Tuân đã dùng toàn bộ tâm sức tuổi
trẻ của mình vào cây bút để dựng nên không khí cổ xưa hoàn hảo. Độc giả đã
bước vào thế giới ấy khó mà thoát ra được. Có khi cuốn sách đã rời khỏi tay
mà đầu óc vẫn lang thang nơi xa xưa.
Trong bài: “Đọc lại Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân” Phan cự Đệ
có viết: “Nguyễn Tuân làm cái việc của một người đi khơi lại đống tro tàn của
dĩ vãng, tìm lại cái đẹp ngày đã qua một thời vang bóng. Cảm tưởng của
người đọc khi gấp sách lại là ngậm ngùi, tiếc nuối một cái gì đã mất hút vào
xa xưa”.[48, 271]
Có khá nhiều nhà văn chọn con đường giống với Nguyễn Tuân, họ là
những nhà văn lãng mạn, nhưng giai đoạn này họ chưa nhìn thấy con đường
ánh sáng ở phía trước nên tìm cách quay về quá khứ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Trong công cuộc hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX, các nhà văn
cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa phương Tây, nhóm Tự lực văn đoàn có
xu hướng sử dụng từ thuần Việt trong tác phẩm của mình, những nhà văn
khác như cây bút hiện thực Nam Cao, nhà văn đậm chất lãng mạn Thạch Lam
cũng cố gắng hạn chế việc dùng từ Hán Việt cho câu văn giản dị, trong sáng,
dễ hiểu và tiếp cận gần gũi hơn với công chúng độc giả. Nhưng Nguyễn Tuân
lại ngược lại, ông chọn cho mình một lối đi riêng. Ông sử dụng rất nhiều từ
Hán Việt, không phải bỗng dưng mà nhà văn lại chọn lựa như vậy. Đó là
dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Muốn tái hiện lại không khí cổ kính xa
xưa thì trước hết ngôn ngữ cũng phải đậm chất truyền thống. Việc sử dụng từ
Hán Việt của Nguyễn Tuân trong rất nhiều tác phẩm đã đạt đến trình độ điêu
luyện. Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học. Gia
đình ông thành đạt từ nho học. Và bản thân Nguyễn Tuân không thích làm
những điều giống người khác, các nhà văn khác cứ chạy theo Tây học thì ông
quay về truyền thống. Những gì Nguyễn Tuân thể hiện trong Vang bóng một
thời không phải chỉ để thỏa mãn thói ngông của mình mà để nhớ tiếc những
giá trị đẹp đẽ ấy đang bị cuộc sống hiện đại cuốn đi.
Trong Đánh thơ, giọng hoài tiếc không ít lần được vang lên. Ngay mở
đầu của truyện đã dẫn người ta quay về với quá khứ: “ Giữa quãng cuối đời
Thành Thái và đầu đời Hoằng Tôn Tuyên hoàng đế, đất Thuận Hóa có ba
người đàn bà rất đẹp và rất lẳng lơ.
Bằng cái sắc, bằng tiếng ca, bằng cái tiểu xảo, bằng cái duyên lúc kín đáo,
lúc lộ liễu, ba người đàn bà đẹp ấy đã thừa tô điểm cho xứ Huế một thời”.[58,
99]
Cuộc đời của Mộng Liên và Phó Sứ như một câu chuyện nhẹ nhàng,
man mác, nhưng mà buồn. Phó Sứ đã chết thế là chỉ còn một mình Mộng Liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
trên cõi đời, trở thành người đàn bà góa, đang tìm người giữ đàn cho mình.
Cái chết của Phó Sứ như đánh dấu sự kết thúc những cuộc đánh thơ, mang tri
thức ra làm trò chơi nhưng cả người thắng và người thua không ai để ý đến sự
thắng thua ấy. “Trúng cơn gió độc, ông Phó Sứ hóa ra ma chết đường. Mộ để
sát ngay bên đường thiên lý. Cái giống ma trơi này, sẽ thiêng vô cùng. Rồi
đây những lúc thanh vắng, những lúc trăng gió bãi ngàn, hồn ma tha hồ mà
trêu ghẹo khách bộ hành cô Kinh đấy ông ạ. Cám cảnh cho lão, đâu có bậc
thời sĩ quê vùng Ngũ Quảng có làm đôi câu đối điếu. Xin đọc ông nghe:
Ra Bắc vào Nam, trăng gió đề huề thơ một túi
Lên đèo xuống ải, mây mưa đánh đổ cuộc trăm năm” [58, 108]
Trước cách mạng, Nguyễn Tuân và Thach Lam đều là hai nhà văn
thuộc dòng văn học lãng mạn chủ nghĩa. Nhận vật của Thạch Lam thật nhỏ
bé, tội nghiệp, họ thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp.
Trong truyện ngắn của ông, người ta thường bắt gặp hình ảnh phố huyện, chợ
huyện như: Hai đứa trẻ, Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê… Dường như họ thu mình
lại trước thực tại để xót xa mình và thương người, để buồn rầu hồi tưởng về
quá khứ. Họ không dám nhìn vào tương lai mà mang nặng một mặc cảm mờ
mịt trong lòng khi nghĩ về mai sau. Những con người nhỏ bé ấy bao giờ cũng
được cũng được Thach Lam bao bọc trong một không khí trữ tình trìu mến.
Nhân vật của Thạch Lam cho dù là ai thì ở họ vẫn ẩn chứa đạo đức truyền
thống của dân tộc. Chính vì vậy mà không phải ngẫu nhiên, năm 1940, khi tập
truyện đầu tay Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân được in, Thạch Lam đã
nhận ra ở đó sự gần gũi về mặt đạo đức, cho dù ông có những ý kiến không
đồng tình về mặt câu từ của Nguyễn Tuân. Trên báo Ngày nay, số ra 15-6-
1940, ông khen ngợi Vang bóng một thời nói chung và Ngôi mả cũ nói riêng
“truyện ngắn hay nhất của toàn tập‟‟ do nó gợi cho chúng ta hương vị cũ kỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
và nhẫn nại của sự hi sinh. Dường như lúc đó là lúc Thạch Lam nhận ra mình
và Nguyễn Tuân có chí hướng, quan niệm giống nhau: đi tìm chỗ dựa cho con
người ở những giá trị ổn định trong quá khứ.
Ngòi bút của Thạch Lam cũng phảng phất chút vang bóng một thời của
Nguyễn Tuân, nhưng trữ tình và bình dị, man mác hơn. Nguyễn Tuân viết về
những thú chơi tao nhã, nhân vật của ông phải là người tài hoa, tài tử. Cũng
chính giọng điệu hoài tiếc của Nguyễn Tuân mà trước cách mạng, người ta đã
thường chê Nguyễn Tuân đã thi vị hóa quá khứ, không kích thích tinh thần
đấu tranh cho thực tại tốt đẹp hơn., có tư tưởng thoát ly giữa giữa thời kỳ
nước sôi lửa bỏng. Thế nhưng nhấm nháp những chén trà xưa, vui với thú
đánh thơ, thả thơ, hay thậm chí sở thích kỳ lạ ném bút chì của Phó Kình trong
Một đám bất đắc chí, hay cái tài chém đầu người của Bát Lê trong Chém treo
ngành cũng mang giọng điệu hoài tiếc về cái xa xưa. Thể hiện trên những
trang viết của Nguyễn Tuân là phong vị xưa, không khí của quê hương đất
nước. Nhà văn đã níu quá khứ ở lại với mình, với ông quá khứ là nơi hội tụ
những tinh túy của tâm hồn Việt, văn hóa Việt. Trong Vang bóng một thời
người ta hiểu biết thêm về cách pha, cách thưởng thức một ấm trà, trong Chữ
người tử tù là tài viết chữ tuyệt đẹp của Huấn Cao. Hay trong cả những truyện
yêu ngôn, giọng hoài tiếc vẫn vang lên văng vẳng trong tâm hồn mỗi độc giả.
Cô Dó trong Xác ngọc lam là hiện thân của thần Dó, là vị thần hộ mệnh làm
nên vẻ đẹp của giấy nhà họ Chu. Hay trong Khoa thi cuối cùng, giúp ta biết
cách chọn một tờ giấy, cây bút, thỏi mực cho những sĩ tử bước vào khoa thi.
Mở ra cả một khung cảnh thời bút nghiên.
3.2.3 Giọng điệu triết lý
Văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống con người, thể hiện tâm tư,
tình cảm, mơ ước, khát vọng của nhà văn. Tác phẩm văn học là nơi để nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
văn ký thác, khẳng định quan điểm của mình về nhân sinh, lý tưởng thẩm mỹ.
Những tác phẩm văn học có chiều sâu luôn dành cho độc giả những điều mới
mẻ để phát hiện, chiêm nghiệm về chính mình.
Vấn đề Nguyễn Tuân đặt ra trong Loạn âm là lối sống ân nghĩa có
trước có sau, mối quan hệ của con người trong gia ân và thụ ân. Ông Kinh
Lịch và vị quan ôn họ Lương dưới cõi âm là bạn học cũ. Khi còn trên cõi
dương gian, quan ôn họ Lương chính là anh khóa Lương, học trò của cụ Đắc
cha ông Kinh Lịch. Lúc còn nhỏ vẫn hay điếu đóm cho thầy, được thầy hết
mực thương yêu như con đẻ vậy. Nhưng chẳng may ra đi mà vẫn chưa làm
rạng danh thầy. Nay cái ân tình ấy, quan ôn họ Lương muốn đền đáp cho
người bạn học và cũng là con trai ân nhân dưỡng dục của mình nên đã tiết lộ
danh sách nạn nhân bị bắt làm phu đinh ở cõi âm để ông Kinh Lịch cứu vớt
họ hàng thân thích và những ai đã giúp đỡ mình. Ông Kinh Lịch đã một mực
từ chối vì cho rằng đó là việc của giời, việc số mệnh, khiến quan ôn họ Lương
sự giận dỗi quả là đã rõ: “ Thế thực huynh phụ bụng tôi nhiều quá. Lòng cố
nhân ngay thẳng quá, điều đó thực là đáng quý. Nhưng từ sau phút này chia
tay, lộn về dưới âm, bụng tôi không đành chút nào. Và như thế này tức là
huynh không muốn cho tôi lui tới cửa nhà thầy nữa đây”. Biết khó mà khước
từ, ông Kinh Lịch chỉ xin cho tên tiểu bộc của mình, “cố nhân gia ân cho mà
không nhận thì thật là lỗi với bạn bằng hữu”. Giọng điệu triết lý vang lên tha
thiết như hằn sâu vào lòng người, đề cao con người sống biết trước biết sau,
có ân trả ân.
Trong Khoa thi cuối cùng, hai anh em ông Đầu Xứ đều nổi tiếng hay
chữ. Thế nhưng trong khoa Ất Mão trước, ông Đầu Xứ Anh đã bị loại ngay ở
vòng đầu kỳ kinh nghĩa. Lúc đang làm bài thì “Một người đàn bà trẻ, xõa tóc,
ẵm con, hiện lên ngay dưới lều, ngay chỗ đầu chõng, kêu khóc giữ rịt lấy tay
không cho viết quyển nữa. Gào khóc chán, người đàn bà ấy lại lấy mớ tóc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
quất vào mặt ông cứ bỏng rát lên”.[58, 186] Rồi cứ lấy nghiên mực mà hắt
vào quyển của ông Đầu Xứ. Có người lấy được bản thảo của ông mang về
“hơi văn đi mạch như thế, có vào đến kỳ hội thi cũng cứ lọt”. Ba năm sau,
khoa thi Mậu Ngọ cũng là khoa thi cuối cùng được tổ chức, từ những kì thi
sau thì chữ Hán chỉ còn là thứ xa xỉ phẩm trong học vấn của một lớp người thì
ông Đầu Xứ Em cũng lều chõng lên đường, với ước mong thành đạt trên con
đường công danh, mang vinh hoa về cho gia đình, dòng họ. Dường như cơn
mưa ác nghiệt đã dự báo trước số phận của ông Đầu Xứ Em. Cứ hễ động ngòi
bút lên mặt quyển để viết là ông Đầu Xứ Em lại đau bụng. Những tờ đinh
vàng được ông Đầu Xứ Anh cẩn thận bỏ trong tráp và dặn khi nào thấy khang
khá thì mang ra đốt cũng không xóa tan được mối thù hận năm xưa. Đến lượt
ông Đầu Xứ Em oan hồn lại hiện lên quấy phá khiến ông hỏng thi. Từ thời Cụ
Huấn- thân sinh ra hai ông Đầu Xứ đã mang lấy trách nhiệm về cái chết của
một người nàng hầu nổi tiếng tài hoa. Thế nên, cái ân oán đó cứ theo đuổi đến
tận đời con, đời cháu, nhất quyết không chịu buông tha. “Nó còn đi thi, cô còn
báo mãi”. Người thiếp ấy không chỉ muốn làm cho anh em ông Đầu Xứ bị
hỏng thi mà nỗi uất hận trong lòng bấy lâu tích tụ lại dâng thành đỉnh điểm,
cô còn muốn cho cả nhà họ phải chịu tội chết vì phạm húy. Với Khoa thi cuối
cùng, người đọc dễ nhận thấy giọng điệu triết lý sâu xa của Nguyễn Tuân.
Điều mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả là sự quả báo đời cha ăn mặn đời
con khát nước. Vì sự sai quấy của người cha đã ảnh hưởng đến tương lai của
các con mình. Khoa thi cuối cùng còn có tên gọi khác là Báo oán. Ân đền
oán trả, đó là triết lý nhân sinh muôn đời của nhân dân ta, thể hiện ước mơ về
lẽ công bằng ở đời, nhắc nhở con người sống phải có trước có sau, tích phúc
đức cho con cháu đời sau.
Nguyễn Tuân viết nhiều về cái chết của kiếp tài hoa, tài tử. Cái chết và
người tài tử như có mối quan hệ với nhau, một vòng luẩn quẩn vô định. Với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
nhân vật Ấm Đới trong Đới roi, Nguyễn Tuân muốn gửi đến người đọc triết
lý về sự tha hóa của kiếp rong chơi tài hoa tài tử. Cái chết của chàng đã khẳng
định nhân cách, lòng tự trọng của chàng với cuộc đời, để ở cõi âm chàng vẫn
là một hồn ma nặng lòng với nghệ thuật, say tiếng đàn lời ca. Cặp đôi Phó Sứ-
Mông Liên trong Đánh thơ cũng là một đôi tri kỉ tài hoa tài tử, nguyện đem
cuộc đời cống hiến cho những đêm phiêu bạt theo những vần thơ. Để rồi ông
Phó Sứ đã bất ngờ trúng cơn gió độc mà hóa ra ma chết đường. Qua cái chết
của những con người tài tử ấy, Nguyễn Tuân muốn đề cập đến triết lý nhân
sinh sâu xa. Cũng như cái đẹp, thân phận kiếp tài hoa tài tử thật mong manh,
họ đón nhận những cái chết như là định mệnh. Nhưng cái chết ấy lại giúp Ấm
Đới giữ được lòng tự trọng của mình, không chấp nhận sự thương hại của kẻ
khác. Phó Sứ đã ra đi để lại sự tiếc nuối của người đời. Còn lại Mộng Liên
đang tìm người giữ cho cây đàn. Để rồi lại rong ruổi khắp bốn phương với lời
ca, túi thơ. Cái chết là sự kết thúc cuộc sống ở cõi đời nhưng lại là sự giải
thoát, là sự khởi đầu cho một kiếp sống mới.
Cụ Lê Bích Xa trong Lửa nến trong tranh là người yêu cái đẹp, biết
thưởng thức cái đẹp. Trước khi được về hưu để vỡ đồn điền trồng cà phê ở hai
vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, cụ là quan công sứ của nhiều tỉnh Trung Bắc lưỡng
kỳ. Cụ có nhiều bức đẹp và lạ, nhưng cũng có nhiều bức trông rất quái lạ như
là có trò phù thủy dính vào. Một số người là chỗ thân tình được cụ cho xem
tranh, lúc trở ra đều ngơ ngác ít nhiều, họ cho là cụ Lê có ảo thuật hoặc không
thì cái người vẽ tranh đó cũng là nhà ảo thuật gia. Là người nắm trong tay cả
một sản nghiệp lớn nhưng niềm đam mê của cụ không phải là sự giàu có, hư
vinh hào nhoáng như những kẻ trọc phú quan tham khác. Ở cụ có cái cốt tài
tử, tình cảm đặc biệt với tranh cổ, việc sưu tầm tìm kiếm những bức tranh quý
dường như làm cụ thấy cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Nhà cụ có rất nhiều
tranh, tưởng như đấy là một nhà ảo thuật chứa tranh Tầu, điều đó chứng tỏ thú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
đam mê sưu tầm tranh không phải là sự bộc phát, sở thích một sớm một chiều
mà là cả một quá trình, trong một thời gian dài. Tiền thu về sau mỗi vụ cà
phê, cụ đều đem ra để mua tranh hết. Thế nên có người ngờ rằng việc mở đồn
điền của vị Tây già chỉ là một cái cớ, còn mục đích của cụ phải là một bảo
tàng viện cổ họa Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu. Trong một lần nói chuyện
với Dăng- một vị Tây lai trẻ giúp mình trong việc soạn tranh, tìm tranh cụ Lê
Bích Xa đã không khỏi xót xa, ngậm ngùi, đầy nuối tiếc khi nhắc đến chuyện
để tuột mất một bức tranh quý. Nguyên hồi cụ còn ở chức chủ hiến vùng
Hưng Yên, có một người Chánh tổng huyện Ân Thi có đem dâng cho cụ một
bức tranh để gỡ khỏi vụ án hình. Nhưng hồi bấy giờ cụ là một vị quan yêu cái
lương tâm nghề nghiệp và còn trẻ nên cụ chưa để bụng vào đồ cổ. Cụ Lê Bích
Xa đã không ngần ngại đưa cho Dăng một số tiền lớn để đi lùng tìm mua bằng
được bức tranh vẽ ông tướng già năm xưa. Sau khi tìm được bức tranh đã
khiến cho ông chủ của mình phải mất ăn mất ngủ vì nó, Dăng đã trầm ngâm
trước bước tranh, cậu không hiểu được tại sao cụ Lê Bích Xa lại bỏ ra số tiền
lớn đến vậy chỉ để mua một bức tranh như thế. “Cậu ngắm mãi hình người
trong lòng bức tranh trung đường. Cậu chỉ thấy nét mặt ông Tướng Hàn Kỳ là
tươi đẹp quắc thước. Chỉ có thế thôi.” Một bức tranh như vậy thì đã là họa sĩ
ắt phải vẽ được. Đến lúc trả tiền cho dù đó không phải tài sản của mình mà
Dăng cứ ngần ngừ, không muốn trao nó cho ông Chánh Thuận- chủ nhân của
bức tranh cổ. Cho dù có lần, chàng còn dùng tiền nhiều gấp bao nhiêu ngần ấy
chỉ đổi lấy một mảnh sứ vỡ. Hay tin Dăng đã tìm mua được vật quý, cụ Lê đã
soạn sẵn một bữa tiệc lớn cho riêng hai người cụ và Dăng. Còn đám dân đồn
điền cũng được hưởng lây cái niềm vui của cụ, nghỉ những ba ngày mà vẫn ăn
cả lương. Cả đồn điền cà phê xao xuyến, cụ Lê Bích Xa vui. “Tường đã đóng
sẵn một cái đinh mới. Cái đinh ấy chờ bức tranh cổ đã từ mấy bữa nay” cho
thấy cụ Lê đã mong đợi bức tranh Dăng mang về như thế nào. Suốt bao ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
tháng nay, cụ phải day dứt, nhớ tiếc vì để tuột mất bức tranh ấy. Vậy mà giờ
nó sắp trở về với cụ, một vị chủ nhân mới biết trân trọng và hết mực yêu quý
nó. Cái đẹp phải nằm đúng chỗ thì mới tỏa sáng hết vẻ đẹp ẩn chứa bên trong
của mình. Nhưng đến khi phát hiện ra bức tranh mà Dăng mang về không
phải là bức tranh nguyên bản mà đã bị tháo mất ruột tranh rồi. Một điều mà cụ
không ngờ tới, xót xa quá. “Mặt người sưu tầm đồ cổ có những nét chìm
đường nổi của suy nghĩ và thương tiếc”. Theo lẽ thường, nếu phát hiện ra bức
tranh bị đánh tráo thì người mua sẽ bắt đền để đòi lại số tiền bỏ ra mua tranh.
Một người yêu nghệ thuật như cụ Lê Bích Xa chỉ hận tiếc mình đã chẳng có
duyên với bức tranh ấy, với cụ nó không phải là một bức tranh cổ mà là vật
báu, giờ biết ở đâu mà tìm. Người đã biết chơi cái ruột tranh đó, hẳn không vì
vàng bạc mà nhường lại cho ông, vì chắc chắn đó cũng phải là người yêu và
hiểu nghệ thuật. Một đêm ròng cụ Lê không ngủ, ngồi đối diện với bức tranh
cổ càng thêm xót xa. Bức tranh ấy là của Lỗ Hường Diên người tỉnh Mân-
Trung Quốc. Tranh vẽ một ông Tướng và một ngọn nến cháy soi xuống một
cuốn sách mở của ông lão Tướng. Tất cả giá trị huyền ảo của tranh là thu vào
ngọn nến. Nếu đánh diêm châm vào thì nến sẽ cháy sáng như một ngọn nến
của cuộc đời thật tại chúng ta. Châm lửa vào đầu nến của tranh thì tranh sáng
bừng lên, chỉ có ngọn nến là cháy chứ tranh vẫn âm u nguyên vẹn, lửa nến
sáng nhưng không làm hại gì đến đời vật chất của tranh. Muốn cho tranh trở
lại bình thường thì thổi tắt phụt ngọn nến đi. Nếu bức tranh không bị tháo ruột
đi thì có thể treo mãi nó trong nhà, dùng ngọn nến mà chơi thay đèn, đêm đêm
thắp lên. Câu chuyện về bức họa cổ như nhắc nhở người đời, trong cuộc sống
tiền rất quan trọng. Con người ta tưởng rằng đồng tiền có thể mua lại tất cả
nhưng tiền không thể mua được cái đẹp. Cái đẹp nghệ thuật là vô giá, cái đẹp
lung linh, lồ lộ ra đấy nhưng cũng vô cùng huyền ảo, tưởng rằng đã chạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
được mà lại vụt biến mất. Con người luôn hướng đến cái đẹp, việc đi tìm cái
đep chân chính là cuộc săn lùng vô cùng gian nan không có hồi kết.
Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên nhiều lần được Nguyễn
Tuân đề cập đến trong truyện ngắn của mình. Tình cảm ấy đơn thuần là tình
yêu thiên nhiên như trong Vườn xuân lan tạ chủ: “Từ khi lan vắng chủ, từ khi
hoa không người nâng giấc, giống cỏ quý kia cũng quyết tạ theo tri kỉ, thề
không ở lại với thế gian. Vả chăng người giai nhân đã đi, cái hào hoa cũng
tận. Cái thuật cất rượu khê bên làng Vĩnh Trị, cũng không ai truyền lại cho ai
nữa, để lại một mối tiếc cho làng men mỗi khi nhắc tới phong vị hồi cận đại”,
Tình cảm ấy được nâng lên như triết lý nhân bản sâu sắc trong Xác ngọc lam.
Cậu Năm nhà họ Chu ở ven hồ Lãng Bạc nghe được chuyện đồn về cô Dó ở
rừng Bồ Hoành, bèn quyết định đi tìm cô Dó xem thực hư thế nào. Thế
nhưng, đã nhiều ngày trôi qua mà cậu vẫn chưa được gặp cô Dó, có lẽ cái
giống tình xưa nay vẫn là thế, lúc không thì chẳng sao mà khi một bên đã hơi
hiểu đến tình ý thì y như là e lệ thẹn lánh rồi bày ra cái trò bất diệt đi trốn đi
tìm. Nhưng rồi cảm tấm chân tình của cậu Năm, cô Dó đã tạm biệt vùng quê
thượng ngàn của mình để theo chồng xuống Trung Châu. Nhà cậu Năm họ
Chu vốn chuyên làm nghề giấy, ở giữa một con sông và cái hồ rộng, lại có
hòn đá nghè giấy. Cô Dó ngày thì ẩn mình trong hòn đá nghè giấy, đêm đêm
lại hiện ra giúp chồng thổi linh hồn cho mỗi tờ giấy gió. Từ đấy, lò chế giấy
nhà cậu Năm họ Chu làng Hồ Khẩu biết một kỷ nguyên mới- giấy tự nhiên
thơm đẹp lên và bỏ xa sự cạnh tranh của nghìn vạn người sống bằng vỏ dó đó.
Cậu Năm trăm tuổi đi rồi, chỉ còn lại cô Dó một mình. Đêm đêm cô ngồi ở
ven hồ Gươm, hồ Tô Lịch gửi nhớ thương người chồng yêu quý đã trở về với
cát bụi qua những khúc hát buồn. Cô vẫn ở lại giúp con cháu của chồng làm
giấy, nên giấy nhà họ Chu tiếng tăm vẫn vang khắp nơi. Cho đến khi bị đánh
tráo trao nhầm tay kẻ trọc phú hợm của và cô đã ra đi mãi mãi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Hãy biết nâng niu, trân trọng thiên nhiên, đối xử một cách có văn hóa với
thiên nhiên, đó chính là bước quan trọng để biết yêu con người. Huyện Khỏe đã
vô tình trước cái chết của cô Dó, chính điều đó đã làm Chiêu Hiện nhận ra mình
đã thờ nhầm chủ và rời khỏi nhà Huyện Khỏe mà không lời từ biệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Tuân là một trong những cây đại thụ của văn học Việt Nam
hiện đại. Suốt đời mình, Nguyễn Tuân lao động miệt mài, bền bỉ để tạo ra
những trang viết độc đáo, tài hoa, uyên bác. Đặc biệt thành công với thể văn
tùy bút, nâng thể loại này thành một thể văn sang trọng, phóng túng nhưng
Nguyễn Tuân cũng là một cây truyện ngắn xuất sắc. Cho dù đến nay việc
nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Tuân vẫn còn nhiều khoảng trống nhưng
nhìn chung các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều khẳng định trong lĩnh
vự truyện ngắn Nguyễn Tuân vẫn là một tài năng đích thực.
2. Là nhà văn nghiêng về duy mĩ, Nguyễn Tuân yêu cái đẹp thờ phụng
cái đẹp. Cũng bởi thế ông luôn ca ngợi những con người tài hoa, tài tử chí khí
hơn người, coi thường danh lợi, những kẻ tiểu nhân. Truyện ngắn Nguyễn
Tuân trước cách mạng là cả một niềm tâm sự u uất chứa đựng một cái nhìn
bất mãn với thời cuộc. Cũng bởi thế, ông chỉ tìm thấy mình, tìm thấy cái đẹp
trong một thời vang bóng. Cái đẹp tài hoa, tài tử được Nguyễn Tuân nâng
thành cái đẹp tuyệt đối. Cái đẹp ấy chỉ có ở lớp người “đặc tuyển”, những kẻ
thực bụng liên tài. Sau cách mạng, Nguyễn Tuân có sự thay đổi về tư duy
nghệ thuật và giờ đây ông nhìn thấy cái đẹp ở khắp mọi nơi trong cuộc sống.
3. Nguyễn Tuân là nhà văn có ý thức nghiêm túc về nghề nghiệp, nghề
văn là nghề của chữ và cái nhìn nghệ thuật ấy chi phối nghệ thuật sử dụng
ngôn từ của ông. Văn chương Nguyễn Tuân vì thế không phù hợp cho sự đọc
nhanh, đọc vội mà phải nghiền ngẫm, suy nghĩ mới thấy cái hay, cái đẹp trong
lớp sóng ngôn từ của ông. Nhiều khi văn chương Nguyễn Tuân xuất thần, làm
sửng sốt và mê lòng người. Cách sử dụng từ ngữ của ông cũng không nhòe
lẫn với bất cứ ai. Ông thích sự sáng tạo từ ngữ theo quy luật lạ hóa của nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
thuật. Ông thích sử dụng lớp từ Hán Việt vì nó phù hợp với không khí sang
trọng, cổ xưa trong văn ông, nhưng nhà văn sử dụng theo cách riêng của
mình. Những từ Hán Việt đôi khi kết hợp với những chữ Nôm bình dân làm
câu văn trở nên gần gũi, mềm mại, uyển chuyển hơn. Những câu trần thuật
không khi nào chỉ là trần thuật đơn thuần mà luôn chứa đựng sự miêu tả, diễn
đạt sâu sắc, đa dạng những cung bậc cảm xúc của con người.
4. Giọng điệu trong văn Nguyễn Tuân rất đa dạng. Trước cách mạng,
Nguyễn Tuân đã thể hiện sự bất hòa với xã hội đương thời bằng giọng điệu
trào phúng kết hợp với giọng điệu khinh bạc đầy vẻ châm chọc, chế nhạo
những điều chướng tai, gai mắt. Bên cạnh đó là giọng điệu hoài tiếc, man mác
buồn, nhớ tiếc quá khứ xa xưa với bao nỗi niềm, tâm trạng, cùng những triết
lý nhân sinh sâu sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aristote (1997), Nghệ thuật thi ca - Tạp chí Văn học nước ngoài, 1.
2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn
Nguyễn Du.
3. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đốtxtoiepki, NHà xuất bản Giáo
dục Hà Nội, Trần Đình Sử- Vương Trí Nhàn dịch.
4. Diệp Quang Ban (1983), Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, Nhà xuất bản
Giáo dục.
5. Diệp Quang Ban (1988), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt, Nhà
xuất bản Giáo dục.
6. Diệp Quang Ban- Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản
Giáo dục.
7. Nam Cao (2000), Truyện ngắn ( tuyển chọn), Nhà xuất bản Văn học Hà
Nội
8. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Đình Chú (1997), Văn học Việt Nam những năm 20 của thế kỉ,
Hợp tuyển văn học Việt Nam, Tập 5, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội.
10. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội Hà Nội.
11. Trương Đăng Dung (2000), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nhà xuất
bản Văn học Hà Nội.
12. Phan Cự Đệ (1995), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tập 1, 2, Nhà xuất
bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
13. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào “Thơ mới”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
14. Phan Cự Đệ (1994), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930- 1945, Nhà xuất
bản Giáo dục Hà Nội.
15. Phan Cự Đệ- Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam 1945- 1975, Nhà
xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nhà xuất bản Văn học.
17. Nguyễn Đăng Điệp (2005), Nguyễn Tuân- chuyên viên tiếng Việt, Chân
dung nhà văn Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục
18. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội.
19. Hà Văn Đức (1992), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Luận án PTS.
20. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học- học văn, Nhà xuất bản Giáo dục.
21. Đỗ Đức Hiểu ( 1994), Đổi mới phê bình văn học, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau.
22. Đào Duy Hiệp (1999), Những quan niệm của nước ngoài về truyện ngắn
và đọc truyện ngắn hiện đại, Tạp chí văn học nước ngoài số 5.
23. Nguyễn Công Hoan (1992), Chân dung văn học, Trường viết văn Nguyễn
Du Hà Nội.
24. Nguyễn Công Hoan (2002), Truyện ngắn chọn lọc, Tập 2 (Lê Minh biên
soạn), Nhà xuất bản Hội nhà văn.
25. Nguyễn Thái Hòa (1997), Dẫn luận phong cách học, Nhà xuất bản Giáo dục.
26. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nhà xuất
bản Giáo dục Hà Nội.
27. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nhà
xuất bản Giáo dục.
28. Thạch Lam (1940), Phê bình Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Báo
Ngày nay số 212.
29. Thạch Lam (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội.
30. Thạch Lam (1999), Truyện ngắn chọn lọc, Nhà xuất bản Hội nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
31. Phong Lê (1976), Văn và người, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội.
32. Hoàng Như Mai ( 1999), Chân dung và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục
Hà Nội.
33. Nguyễn Đăng Mạnh (1973), Lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945, Nhà
xuất bản Giáo dục.
34. Nguyễn Đăng Mạnh (1991), Chân dung văn học, Nhà xuất bản Thuận
Hóa, Trường Đại học Sư phạm Huế.
35. Nguyễn Đăng Mạnh (1991), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
36. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách. Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
37. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Lời giới thiệu Nguyễn Tuân (Nguyễn Tuân
toàn tập, Tập 1), Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, tr 25-119.
38. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn hiện đại chân dung và phong cách,
Nhà xuất bản Trẻ.
39. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), Phê bình văn học trong tình hình mới, Văn
nghệ số 5.
40. Nguyễn Đăng Mạnh (1995), Thử điểm qua 40 năm phát triển của phê
bình văn học – Một thời đại văn học mới, Nhà xuất bản văn học.
41. Nguyễn Đăng Mạnh(1990), Vài suy nghĩ về phê bình văn học- Các vấn đề
của khoa học văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.
42. Nhiều tác giả (2005), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.
43. Nhiều tác giả (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới, Tư tưởng và
quan niệm, Nhà xuất bản Văn học.
44. Nhiều tác giả (1997), Nguyễn Tuân người đi tìm cái đẹp (Hoàng Xuân
tuyển chọn), Nhà xuất bản Văn học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
45. Nhiều tác giả (1986), Các nhà văn nói về văn, Hai tập, Nhà xuất bản Văn
học
46. Nhiều tác giả, Công việc viết văn, Trường viết văn Nguyễn Du, H, 1985
47. Nhiều tác giả (1976), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
48. Nhiều tác giả (2007), Nguyễn Tuân về tác giả và tác phẩm (Tôn Thảo
Miên tuyển chọn và giới thiệu), Nhà xuất bản Giáo dục.
49. Vương Trí Nhàn(1986), Lời giới thiệu con người Nguyễn Tuân qua truyện
dài quê hương, tr 5- 23, Nhà xuất bản Hải Phòng.
50. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội Hà Nội.
51. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Tập 2, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội Hà Nội.
52. Vũ Trọng Phụng (1987), Tuyển tập, Nhà xuất bản Văn học.
53. Vũ Trọng Phụng (1997), Số đỏ, Nhà xuất bản Văn học.
54. Trần Đình Sử (2005) Tuyển tập, Nhà xuất bản Giáo dục.
55. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nhà xuất bản
Giáo dục Hà Nội.
56. Trần Đình Sử (1998), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo
dục Hà Nội.
57. Nguyễn Tuân (1982), Tuyển tập (2 tập), Nhà xuất bản Văn học.
58. Nguyễn Tuân (2006), Truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học.
59. Nguyễn Tuân (2000), Toàn tập, Tập 1, Nhà xuất bản Văn học.
60. Nguyễn Tuân (2000), Toàn tập, Tập 2, Nhà xuất bản Văn học.
61. Nguyễn Tuân (2000), Toàn tập, Tập 3, Nhà xuất bản Văn học.
62. Nguyễn Tuân (2000), Toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Văn học.
63. Nguyễn Tuân (2000), Toàn tập, Tập 5, Nhà xuất bản Văn học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc319.pdf