MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong ngữ pháp tiếng Việt, từ trước đến nay, vấn đề phân biệt các kiểu
câu vẫn đang là vấn đề chưa được thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học. Việc
phân loại các kiểu câu chủ yếu theo hai cách.
– Có muốn ăn bánh không?
– Có muốn ăn roi không?
Một câu như Ối giời ơi sao mà đẹp thế! hoàn toàn có thể là một câu cảm
thán nhưng cũng có thể là một câu mỉa mai. Câu Muốn chết hả? là câu để
quát mắng còn câu Sao còn đứng đực ra đấy? là câu mệnh lệnh nhưng ta thấy
cả hai câu vừa nêu đều có hình thức của câu nghi vấn.
Mục đích nói năng của phát ngôn chỉ được khám phá một cách có hệ
thống kể từ khi nhà triết học người Anh J. L. Austin (1911-1960) viết cuốn
How to do things with words? đặt ra vấn đề câu ngôn hành, xem xét câu nói
như là hành dộng. J. L. Austin gọi ý định của người nói được thực hiện bằng
lời là hành động ngôn trung. Đó là các hành động như: ra lệnh, yêu cầu, xin
lỗi, cảm ơn Như vậy, gắn liền với vấn đề câu ngôn hành là vị từ ngôn hành.
2. Điểm qua các công trình liên quan đến đề tài
2.1. Các nhà nghiên cứu nước ngoài
2.1.1. J. L. Austin
Có thể nói rằng nhà triết học người Anh J. L. Austin được xem là người
đặt nền móng cho việc phát hiện nghĩa tương tác xã hội, hay nghĩa liên nhân
của câu nói, vào năm 1955. Ông trình bày 12 chuyên đề ở trường Đại học
Tổng hợp Harvard (Mỹ). Những chuyên đề này được tập hợp lại xuất bản
thành sách với nhan đề How to do things with words (hành động như thế nào
bằng lời nói), xuất bản năm 1962, hai năm sau ngày tác giả qua đời. Cuốn
sách này năm 1970 được dịch sang tiếng Pháp với nhan đề Quand dire, c’est
faire (Khi nói tức là làm).
J. L. Austin nhận thấy rằng, cho đến thời gian đó, các nhà logic và các nhà
ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định,
trần thuyết, xác tín, miêu tả), xem chúng là đối tượng nghiên cứu cơ bản. Đây
là những câu về mặt ngữ nghĩa đều có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn chân
ngụy còn những phát ngôn khác, mặc dù rất giống với những phát ngôn khảo
nghiệm về hình thức nhưng không thể đánh giá nội dung theo tiêu chuẩn chân
ngụy. Chẳng hạn những câu như:
Cannibalism is wrong. (Tục ăn thịt người là sai.)
Hoặc:
Monet is a better painter than Manet. (Họa sĩ Monet giỏi hơn họa sĩ
Manet).
tùy theo phong tục và thẩm mỹ riêng của từng người mà được coi là đúng hay
sai, và nói chung, là không thể xác định được là đúng hay sai.
J. L. Austin phê phán cái gọi là Ngụy thuyết miêu tả, tức khuynh hướng
nghiên cứu chỉ chú trọng đến nghĩa miêu tả của câu, là loại nghĩa có thể kiểm
nghiệm theo chân ngụy khi đối chiếu với thực tế. Nhấn mạnh đến chiều kích
liên nhân, hay chiều kích tương tác mang bản chất xã hội trong ý nghĩa của
câu nói, J.L. Austin đề nghị chia câu nói thành hai loại: câu tường thuật
(constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định (có thể
đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy), còn câu ngôn hành là phát ngôn mà khi
nói ra chúng, người nói đã đồng thời làm một điều gì đó hơn là nêu một nhận
định về một điều gì đó. Thử xem hai câu: Tao hứa từ nay sẽ không hút thuốc
lá nữa và Mời cụ lớn xơi nước ạ, chúng ta thấy người nói chẳng hề nêu ra một
nhận định nào hết mà chỉ đơn giản là thực hiện các hành động “hứa” và
“mời”. J. L. Austin cho rằng những câu này không phải là những câu giả-
khẳng định, cũng không phải là những câu vô nghĩa. Chúng được phát ngôn
ra không nhằm trình bày một kết quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về các sự
vật, sự kiện, chúng không phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm
một việc gì đó, chẳng hạn việc hỏi, việc mời, việc đánh cuộc
Như vậy ta thấy rằng nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật miêu tả và
phát ngôn ngôn hành, J. L. Austin đã phát hiện ra bản chất hành động của
ngôn ngữ.
Tuy nhiên vốn không phải là một nhà ngôn ngữ học cho nên sau đó J. L.
Austin đi đến từ bỏ sự phân biệt về hai loại câu này (câu tường thuật miêu tả
đối lập với câu ngôn hành) để khẳng định rằng, tất cả các câu đều là ngôn
hành sau khi phân biệt các biểu thức ngôn hành tường minh và các biểu thức
ngôn hành hàm ẩn. Ông cho rằng một câu ngôn hành không nhất thiết phải sử
dụng một vị từ ngôn hành. Ông viết: “Tuyệt nhiên không nhất thiết một câu
ngôn hành phải được thực hiện trong một hình thái được coi là bình thường
như vậy nói “ Đóng cửa lại đi!” rõ ràng là cũng có tính ngôn hành, cũng là
thực hiện một hành động đúng như khi ta nói “Tôi ra lệnh cho anh đóng của
lại”.
J. L. Austin phân loại ra năm phạm trù hành động ngôn từ:
1. Phán xử (Verditives, verditifs) Đây là những hành động đưa ra lời phán
xét (verdicts) về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển
nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán miêu
tả, phân tích, đánh giá, phân loại, cho là, nêu đặc điểm
2. Hành xử (Exercitives, exercitifs). Đây là những hành động đưa ra
những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra
lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, khuyến cáo
và các hành vi ngôn ngữ như: bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc, bế mạc,
cảnh cáo, tuyên ngôn.
3. Cam kết (Commissives, commissifs). Những hành động này ràng buộc
người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng
mong muốn, giao ước bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia
một phe nhóm.
4. Trình bày (Expositives, expositifs). Những hành động này được dùng
để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như
khẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn ví dụ, chuyển
dạng lời, báo cáo các ý kiến .
5. Ứng xử (Behabitives, comportementaux). Đây là những hành vi phản
ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng
cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành động hay số phận của người khác:
xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước,
nguyền rủa, nâng cốc, chống lại, thách thức, nghi ngờ
Bảng phân loại của J. L. Austin được xem về cơ bản là phân loại từ vựng
các động từ ngôn hành tiếng Anh.
2.1.2. J. R. Searle
Cũng như J. L. Austin và các tác giả khác, J. R. Searle tiến hành phân loại
các động từ ngôn hành. Ông còn chỉ ra những hạn chế trong bảng phân loại
của J. L. Austin vì ông cho rằng J. L. Austin không định ra các tiêu chí phân
loại, do đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. J. R. Searle cho rằng
trước hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại
các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với
các hành động ngôn từ thì có thể giải tỏa được tình trạng giẫm đạp lên nhau
của các phạm trù. (Xem Đỗ Hữu Châu 2005)
J. L. Searle phân lập được năm loại hành động ngôn từ. Đó là các hành
động:
1. Tái hiện (Representatives). Yếu điểm ngôn trung (illocutionary point) là
miêu tả lại một sự tình đang được nói đến. Hướng khớp ghép là lời-hiện thực,
trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một
mệnh đề. Các mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy. Cần
chú ý có một số động từ có khả năng biểu thị hành động ngôn từ mà nội dung
mệnh đề có thể đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy nhưng không quy về các
xác tín bình thường. Ví dụ than thở, khoe cũng nói lên các nội dung mệnh đề
nhưng lực ngôn trung của chúng khác với lực của phát ngôn miêu tả, khẳng
định, tường thuật thông thường ở chỗ người phát ngôn thực hiện chúng là vì
lợi ích của mình. Kết luận, suy diễn cũng là xác tín nhưng ngoài yếu điểm
ngôn trung chung với tái hiện chúng còn có thêm các chỉ dẫn về mối quan hệ
giữa nội dung tái hiện đó với phần còn lại của diễn ngôn hay của ngữ huống.
2. Cầu khiến (Directive): (ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép). Yếu điểm ngôn
trung của loại này là ở chỗ người nói dùng ngôn từ để khiến người nghe làm
một việc gì. Nội dung mệnh đề chính là cái hành động đó. Hỏi cũng là một
hành động cầu khiến.
3. Hứa hẹn (Commissives) (hứa hẹn, tặng, biếu). J. R. Searle chấp nhận
cách định nghĩa của J. L. Austin: “người nói cam kết sẽ thực hiện một hành
động nào đó”. Đó là nội dung mệnh đề phát ngôn. Hứa hẹn và cầu khiến đều
có một hướng chung là thích nghi hiện thực với lời lẽ, nhưng ở cầu khiến thì
do người nghe làm, còn ở hứa hẹn là do người nói làm.
4. Bày tỏ (Expressives): Yếu điểm ngôn trung là bày tỏ một trạng thái tâm
lý đối với một sự tình được chỉ rõ trong nội dung mệnh đề, như “cảm ơn”,
“xin lỗi”, “lấy làm tiếc”. Nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính
chất nào đó của người nói hay người nghe. Ở đây không có sự thích nghi giữa
lời nói và hiện thực. Chẳng qua sự tình được giả định là thực hữu.
5. Tuyên bố (Declarations) (tuyên bố, buộc tội). Yếu điểm ngôn trung của
loại này là hành động ngôn từ, nếu được thực hiện đúng quy cách và nếu
người nói có đủ tư cách đưa đến sự tương ứng giữa nội dung mệnh đề và hiện
thực. Nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Đây là những lời ngôn hành.
2.1.3. Anna Wierbicka
Anna Wierbicka trong tác phẩm English Speech Act Verbs (1987) dùng
ngôn ngữ ngữ nghĩa để giải nghĩa 270 động từ ngôn hành trong tiếng Anh,
270 động từ này được quy về 37 nhóm sau đây:
1. Nhóm ra lệnh (Order)
2. Nhóm cầu xin (Ask 1)
3. Nhóm hỏi (Ask 2)
4. Nhóm mời gọi (Call)
5. Nhóm cấm (Forbid)
6. Nhóm cho phép (Permit)
7. Nhóm biện luận (Argue)
8. Nhóm trách mắng (Reprimand)
9. Nhóm giễu (Mock)
10. Nhóm phê phán (Blame)
11. Nhóm buộc tội (Accuse)
12. Nhóm công kích (Attack)
13. Nhóm cảnh báo (Warn)
14. Nhóm khuyến cáo (Advise)
15. Nhóm cho tặng (Offer)
16. Nhóm khen ngợi (Praise)
17. Nhóm hứa hẹn (Promise)
18. Nhóm cám ơn (Thank)
19. Nhóm tha thứ (Forgive)
20. Nhóm than phiền (Complain)
21. Nhóm cảm thán (Exclaim)
22. Nhóm đoán định (Guess)
23. Nhóm gợi ý (Hint)
24. Nhóm kết luận (Conclude)
25. Nhóm kể (Tell)
26. Nhóm thông tin (Inform)
27. Nhóm tóm tắt (Sum up)
28. Nhóm chấp nhận (Admit)
29. Nhóm xác tín (Assert)
30. Nhóm củng cố (Confirm)
31. Nhóm nhấn mạnh (Stress)
32. Nhóm tuyên bố (Declare)
33. Nhóm rửa tội (Baptize)
34. Nhóm ghi chú (Remark)
35. Nhóm trả lời (Answer)
36. Nhóm thảo luận (Discuss)
37. Nhóm trò chuyện (Talk)
2.2. Các nhà nghiên cứu trong nước
Đến nay đã có nhiều nhà Việt ngữ học có những công trình nghiên cứu
công phu về câu ngôn hành như Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện
Giáp, Nguyễn Đức Dân, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Hiệp, . Ngoài ra còn
có các luận văn, luận án của các sinh viên, nghiên cứu sinh cũng tập trung
nghiên cứu về câu ngôn hành như Nguyễn Văn Lập, Cao Thị Quỳnh Loan,
Võ Thị Ngọc Duyên
Đỗ Hữu Châu nghiên cứu rất kĩ lưỡng về phát ngôn ngôn hành. Ông công
nhận sự tồn tại của hai loại câu ngôn hành là câu ngôn hành tường minh và
câu ngôn hành hàm ẩn theo tư tưởng sau này của J. L. Austin. Đỗ Hữu Châu
cho rằng câu ngôn hành tường minh là câu có chứa biểu thức ngữ vi
1
, trong
đó có lõi là động từ2
ngữ vi. Theo ông động từ ngữ vi là những động từ có thể
thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn. Xét theo khả năng có thể hay
không có thể được dùng với chức năng ngữ vi trong các biểu thức ngữ vi, ông
chia các động từ nói năng tiếng Việt ra làm ba loại:
Thứ nhất là động từ miêu tả hành vi ở lời
3
. Ví dụ: khoe, chế giễu
Thứ hai là động từ ngữ vi chỉ dùng trong chức năng ngữ vi. Ví dụ: phỉ
thui, đa tạ
Thứ ba là động từ vừa dùng trong chức năng ngữ vi vừa dùng trong chức
năng miêu tả. Ví dụ: hứa, hỏi
Cũng dựa trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết hành động ngôn từ của J. L.
Austin, Diệp Quang Ban chia vấn đề câu ngôn hành tiếng Việt ra làm hai loại.
Đó là câu sử dụng hành động nói trực tiếp và câu sử dụng hành động nói gián
tiếp. Câu sử dụng hành động nói trực tiếp lại bao gồm hai kiểu câu là câu
1
Tức performative.
Cao Xuân Hạo dịch là ngôn hành.
2
Cao Xuân Hạo gọi là vị từ.
3
Tức illocution. Cao Xuân Hạo dịch là hành động ngôn trung.
ngôn hành tường minh và câu ngôn hành hàm ẩn. Còn câu sử dụng hành động
nói gián tiếp là trường hợp câu có đặc điểm cấu tạo về thức có thể được sử
dụng không đúng với chức năng (mục đích nói) vốn có của nó, như dùng câu
nghi vấn để nhận định một sự việc nào đó, dùng câu trình bày để hỏi , chẳng
hạn như Thứ ấy kiếm ở đâu cho ra được, Sao mà ồn thế
Cao Xuân Hạo cho rằng: “Câu ngôn hành là một loại câu trần thuật tự biểu
thị”, nó biểu thị chính cái hành động mà động từ làm hạt nhân của câu đó gọi
tên, “được thực hiện trong khi nói nó ra và chính bằng cách nói nó ra”. Kiểu
câu này sử dụng một loại động từ chỉ hành động mà J. L. Austin gọi là vị từ
ngôn hành. Cao Xuân Hạo không thừa nhận dạng phát ngôn ngôn hành hàm
ẩn. Ông phân tích rất kĩ: “Nếu ta thừa nhận sự tồn tại của phát ngôn ngôn
hành hàm ẩn thì tất cả các phát ngôn đều có tính ngôn hành”. Vì phát ngôn
nào cũng có thể hiểu là được mở đầu bằng Tôi xin nói rằng và do đó “việc
phân biệt ra loại câu ngôn hành trở thành hoàn toàn vô nghĩa lí”. Ông cũng
đưa ra các “điều kiện nhất định khá ngặt nghèo” để một vị từ gọi là vị từ ngôn
hành có được tính ngôn hành của nó: 1. chủ ngữ là ngôi thứ nhất (chủ ngữ có
thể ẩn), 2. vị từ có thể dùng ở thì hiện tại, 3. bổ ngữ tiếp nhận hành động phải
là ngôi thứ hai.
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam không thực hiện việc phân loại các loại
hành động ngôn hành. Hoặc có chăng chỉ là phân biệt vị từ ngôn hành có
biểu thức ngôn hành (khuyên, cam đoan, ) và vị từ ngôn hành không cần có
biểu thức ngôn hành (cảm ơn, chào, xin lỗi) mà thôi. Mặc dù về cơ bản các
nhà Việt ngữ học có cùng quan điểm khi công nhận dạng thức đặc biệt của vị
từ ngôn hành và giá trị ngôn trung của nó nhưng vấn đề nhận dạng vị từ ngôn
hành và vấn đề ngữ nghĩa, ngữ dụng của nó thì có những quan điểm khác
nhau.
Ở đây, luận văn theo quan điểm của Cao Xuân Hạo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Chẳng hạn, trong các ví dụ sau đây:
– Cô Út về quê, mình gởi lời hỏi thăm hai bác ở quê nhé!
– Tao ra điều kiện cho mày là mày sẽ cưới vợ, nếu không tao sẽ từ
mày, còn gia tài tao thề là sẽ bán và tiêu xài hết, tao sẽ không để lại cho mày
một xu nhỏ! (Trích Cô tiểu thư nông dân – A. Puskin – Nguyễn Duy Bình
dịch) thì gởi lời hỏi thăm, ra điều kiện rõ ràng là biểu thức ngôn hành. Nếu
viện cớ đây là ngữ vị từ, chứ không phải là vị từ, để gạt ra khỏi đối tượng
nghiên cứu, thì sự “chặt chẽ” này chỉ làm nghèo đi kết quả nghiên cứu mà
thôi.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê ngôn ngữ
Luận văn thống kê các vị từ ngôn hành trong tiếng Việt, kể cả một số ít vị
từ ngày nay không còn thấy xuất hiện trong giao tiếp hằng ngày nữa như: bái
biệt, bá cáo
Phương pháp miêu tả
Luận văn tập trung phân tích ngữ liệu để rút ra những nhận xét, kết luận
đến các vấn đề có liên quan đến câu ngôn hành và vị từ ngôn hành.
Phương pháp phân tích
Dựa trên nguồn ngữ liệu thu thập được và khảo sát từ thực tế luận văn
phân tích các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của từng vị từ ngôn hành một
để làm rõ được tính chất ngôn hành của nó.
4.2. Nguồn ngữ liệu
Về nguồn ngữ liệu, luận văn chủ yếu dựa vào ba cuốn từ điển, đó là Từ
điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Kim
Thản chủ biên, và Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên.
Các phát ngôn trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong các tác phẩm văn
học, tục ngữ, ca dao được sử dụng làm dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề
được khảo sát.
5. Bố cục của luận văn
Trên cơ sở xác định mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, ngoài
phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm hai chương.
Chương 1 dành để trình bày về lý thuyết hành động ngôn từ và khái niệm
câu ngôn hành. Từ đó, luận văn đặt vấn đề nhận diện vị từ ngôn hành, những
điều kiện để một phát ngôn trở thành phát ngôn ngôn hành và những vị từ
trong phát ngôn đó trở thành vị từ ngôn hành và một số vấn đề chung về ngữ
nghĩa và ngữ dụng của vị từ ngôn hành.
Chương 2 là từ điển vị từ ngôn hành tiếng Việt, gồm 189 mục từ. Đây là
phần trọng tâm của luận văn cho nên nó cũng chiếm dung lượng lớn nhất. Ở
chương này, luận văn tiến hành khảo sát từng vị từ ngôn hành một để tìm hiểu
giá trị ngữ nghĩa của chúng thông qua những ví dụ cụ thể.
Phần Kết luận tổng kết nội dung của luận văn, nêu những hạn chế, khó
khăn mà luận văn chưa đạt được. Cuối cùng là danh mục 40 tài liệu tham
khảo.
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4040 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngữ nghĩa, ngữ dựng của vị từ ngôn hành tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tục ngữ)
– Đố anh chi sắc hơn dao,
Chi sâu hơn biển chi cao hơn trời?
(Ca dao)
Đồng tình: Đây là một vị từ được từ điển tiếng Việt diễn giải có hai
nghĩa. Xét theo nghĩa từ vựng thì đồng tình chỉ một hành động được thực hiện
bên trong chủ thể phát ngôn, nó là một vị từ nội động. Tuy nhiên, xét về mặt
ngữ dụng, luận văn nhận thấy đồng tình thường được dùng với nghĩa là ủng
hộ và tán thành. Và nó thường được thể hiện bằng lời nói.
Nghĩa thứ nhất: Cùng có một ý, một lòng như nhau. Với nghĩa này, khi
được tỏ ra bằng lời và một cách trực tiếp thì đồng tình là một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Xin chủ soái ở lại đánh Tây với nhân dân! Anh em chúng tôi đồng
tình theo chủ soái!
Trong phát ngôn trên, thì đồng tình là một vị từ ngôn hành.
Nghĩa thứ hai: Tán thành và tỏ bằng lời.
Ví dụ:
– Tôi đồng tình với quan điểm đó của anh!
Ở phát ngôn trên, thì đồng tình cũng là một vị từ ngôn hành.
Đồng ý: có cùng ý kiến như ý kiến đã nêu.
Với nghĩa này, đồng ý chưa thể là một vị từ ngôn hành được. Vì đồng ý là
có cùng ý kiến, là quá trình diễn ra bên trong chủ thể phát ngôn, là vị từ nội
động, chưa phải là hành động bằng lời. Do đó ở ví dụ Tôi đồng ý với quan
điểm của anh, “tôi” có thể bị đối tượng tiếp nhận nghi ngờ: “Ông ấy bảo đồng
ý nhưng chắc gì là ông ấy đã đồng ý”.
Như vậy, đồng ý chưa phải là một vị từ ngôn hành.
Nhưng, đồng ý còn một nghĩa nữa mà không thấy ghi nhận trong từ điển.
Đó là chấp thuận, chấp nhận một điều gì đó được yêu cầu. Với nghĩa này, thì
đồng ý là một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Thưa bố, con xin phép bố cho con đến nhà bạn Lan học nhóm ạ!
– Đi học nhóm à? Được, bố đồng ý!
Trong phát ngôn trên, thì đồng ý rõ ràng là một vị từ ngôn hành.
Ép buộc: dùng quyền lực bắt phải làm điều gì đó hoàn toàn trái với ý
muốn.
Ép buộc thường gặp trong câu tường thuật hơn là trong câu ngôn hành. Vì
khi cần ép buộc ai đó làm điều gì, người nói (thường là cấp trên hoặc là người
có thẩm quyền) thường dùng những từ như: yêu cầu, đề nghị, v.v. cho lịch sự
hơn. Hoặc giả khi cần tỏ ra cứng rắn hơn, người ta thường dùng ra lệnh. Tuy
nhiên việc dùng từ ép buộc trong câu ngôn hành vẫn có khả năng xảy ra:
Ví dụ:
Một vị lãnh đạo nói với một cán bộ thuộc cấp dưới quyền mình sau khi
người này vướng vào một vụ bê bối:
– Việc không hay của anh đã ảnh hưởng xấu đến cơ quan, tôi ép buộc
anh phải từ chức. Nếu không tôi buộc phải cách chức anh.
Trong phát ngôn trên thì ép buộc là một vị từ ngôn hành.
Cần nói thêm rằng, ép buộc có khả năng trở thành một vị từ ngôn hành
nhưng ép thì không. Bởi vì ép là tác động đến, nhằm làm cho người khác phải
miễn cưỡng nghe theo, làm theo. Xét về mặt ngữ dụng, ép được dùng trong
câu tường thuật vì nó là vị từ nói năng chứ hầu như không thấy ở câu ngôn
hành. Hoặc giả ở câu phủ định:
Ví dụ:
– Không muốn thì thôi, tôi không ép!
Nhưng bình thường không ai nói:
– Tôi ép anh phải làm việc đó!
Hay:
– Mẹ ép con phải lấy thằng ấy vì nó là người tốt.
Như vậy, ép buộc là một vị từ ngôn hành, còn ép thì không phải là một vị
từ ngôn hành.
Giao hẹn: nêu rõ điều kiện đặt ra với ai đó trước khi làm việc gì.
Ví dụ:
– Tôi giao hẹn cho anh là phải trả tiền đúng hạn cho tôi thì tôi mới
giao giấy tờ cho anh!
Trong phát ngôn trên thì giao hẹn là một vị từ ngôn hành.
Cần lưu ý thêm là mặc dù giao hẹn và giao kèo có gần gũi nhau về mặt ý
nghĩa nhưng giao hẹn là một vị từ ngôn hành còn giao kèo thì không. Bởi vì
giao kèo được dùng trong câu tường thuật như Hai bên giao kèo với nhau,
chứ không ai nói rằng: Tôi giao kèo với anh là anh phải đúng hạn. Mặt khác,
giao kèo còn là một danh từ, ví dụ ký giao kèo, bản giao kèo.
Giới thiệu: cho biết vài điều cần biết, như tên họ, nghề nghiệp, chức
vụ... về một người nào đó để bắt đầu làm quen với nhau.
Ta xem các ví dụ:
– Tôi xin tự giới thiệu: tôi tên Lan sinh viên năm thứ hai trường Đại
học sư phạm, xin được làm quen với các bạn.
Hay:
– Xin trân trọng giới thiệu Bộ trưởng Nguyễn Văn H. lên phát biểu ý
kiến.
Ta thấy ở hai phát ngôn trên, người nói đang thực hiện hành động giới
thiệu bằng lời nói và bằng chính từ giới thiệu. Như vậy, nó là một vị từ ngôn
hành.
Gởi lời hỏi thăm: Đây là một ngữ vị từ không thấy ghi nhận trong từ
điển tuy vẫn tồn tại trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt.
Gởi không phải là một vị từ ngôn hành nhưng gởi lời là một vị từ ngôn
hành.
Ví dụ:
– Cô Út về quê, mình gởi lời hỏi thăm hai bác ở quê nhé!
Tương tự như vậy, gởi lời chào cũng là một vị từ ngôn hành.
Hoan hô: phát ra tiếng reo vui tán thưởng bằng lời hoặc bằng cách vỗ
tay.
Nếu A!, Ồ!, Chao ôi!, v.v. chỉ là những tiếng reo (hay kêu) chứ chưa thể là
hành động thì hoan hô đã được chuyển nghĩa thành một vị từ biểu thị hành
động “hoan hô”.
Trong trường hợp “hoan hô” được thược hiện bằng lời, thì vị từ hoan hô
một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Hoan hô các cầu thủ đội tuyển Việt Nam!
– Ý kiến rất hay, hoan hô!
Hoan nghênh: Có hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: đón chào với thái độ vui mừng.
Ví dụ:
– Chúng tôi hoan nghênh các đại biểu về dự đại hội.
Nghĩa thứ hai: tiếp nhận với thái độ vui vẻ, thích thú.
Ví dụ:
– Tôi xin hoan nghênh mọi ý kiến đánh giá, phê bình.
Cả ở hai nghĩa trên, hoan nghênh đều có khả năng làm vị từ ngôn hành.
Hoan nghinh: (cũng như hoan nghênh)
Kết án: (tòa án) định tội và tuyên bố hình phạt.
Ví dụ: Lời chủ tọa phiên tòa:
– Tòa kết án bị cáo Lê Văn A hai mươi tháng tù ngồi.
Trong phát ngôn trên, lời kết án chính là hành động kết án.
Kết luận: Với nghĩa “đưa ra cái ý cuối cùng đã đạt tới, rút ra từ những
sự kiện hay lập luận nhất định”, kết luận là một vị từ ngôn hành.
Ví dụ: Một cô gái nhận định về bạn trai của một cô bạn:
– Hai ba lần liên tục lỗi hẹn với cậu như thế, tớ kết luận là anh ta
chẳng yêu cậu đâu!
Hay:
– Tớ kết luận tên Nam chính là thủ phạm gây ra nhiều vụ mất cắp tiền
ở phòng trọ chúng ta.
Khai mạc: mở đầu cuộc hội nghị, đêm biểu diễn, cuộc triển lãm, v..v
Khai mạc có khả năng trở thành một vị từ ngôn hành khi được phát ngôn
trực tiếp. Ta xem ví dụ sau:
– Tôi xin khai mạc cuộc hội nghị của chúng ta hôm nay.
Trong phát ngôn trên, thì khai mạc là một vị từ ngôn hành.
Kháng án: chống lại bản án của tòa án để yêu cầu được xét xử lại.
Ví dụ: Lời bị can trong phiên tòa sau khi nghe đọc bản án:
– Bị can kháng án! Bị can nhận thấy bản án đó không hợp lý.
Trong phát ngôn trên, người nói đang thực hiện hành động kháng án. Như
vậy, kháng án là một vị từ ngôn hành. Cần lưu ý là kháng án là vị từ ngôn
hành còn kháng cáo không phải là vị từ ngôn hành vì kháng cáo là chống án
lên tòa án cấp trên để yêu cầu được xét xử lại. Như vậy việc kêu cứu lên tòa
án cấp trên phải là một quá trình chứ không thể thực hiện được bằng lời nói
mà cụ thể là bằng cách nói từ kháng cáo đó ra.
Khước từ: từ chối, không nhận với một sắc thái biểu cảm trang trọng.
Khước từ là một vị từ ngôn hành khi sự khước từ đó được thực hiện bằng
lời nói và bằng cách nói trực tiếp từ khước từ.
Ví dụ:
– Cảm ơn sự tín nhiệm của mọi người đã trao chức vụ ấy lại cho tôi.
Nhưng vì lý do sức khỏe không cho phép, tôi xin khước từ!
Kiếu: tỏ lời xin lỗi để ra về, để không dự hoặc không nhận lời mời.
Đây là một vị từ có tính chất kiểu cách, lại là một từ cũ, ngày nay ít thấy
dùng. Kiếu là một vị từ ngôn hành thường được sử dụng ở dạng phát ngôn
trực tiếp.
Ví dụ:
– Thôi! Thôi! Tôi xin kiếu!...Đừng vòi nữa. Tôi đã giao hẹn tôi chỉ có
hai đồng bạc.
(Nam Cao – Làm tổ)
Hay:
– Thế thì đệ kiếu! Đệ phải về kẻo hết tàu điện.
(Nam Cao – Đời thừa)
Kiếu từ: (xem cáo từ)
Lệnh: Đây vốn là một danh từ, là điều cấp trên truyền xuống cho cấp
dưới phải thi hành nhưng trong phát ngôn hàng ngày, nó có khả năng chuyển
loại từ từ danh từ sang vị từ. Trong trường hợp đó, lệnh có khả năng trở thành
vị từ ngôn hành.
Ví dụ: Lời cấp trên:
– Tôi lệnh cho đồng chí phải có mặt ở ban chỉ huy đúng 3 giờ chiều
nay!
Lệnh là một vị từ ngôn hành thường được đúng trong phát ngôn nhưng
đồng thời nó còn được thực hiện bởi văn bản viết, như văn bản có tính pháp
luật, do chủ tịch nước ký.
Ví dụ:
– Lệnh ân xá.
– Lệnh tổng động viên.
Hay giấy cho phép làm một việc gì:
Ví dụ:
– Lệnh xuất kho.
– Lệnh khám nhà.
Lêu lêu: Đây là một từ không thấy ghi nhận trong từ điển tiếng Việt.
Lêu lêu là một hành động trêu chọc và bằng cách nói ra từ lêu lêu, vì vậy nó
có khả năng trở thành vị từ ngôn hành. Lêu lêu có nguồn gốc là một cảm thán
từ nhưng dần dần chuyển nghĩa thành vị từ.
Ví dụ:
– Mẹ ơi, anh Tí lêu lêu con kìa!
Trong ví dụ sau đây, lêu lêu là một vị từ ngôn hành.
– Lêu lêu cu Tí, cu Tí lớn rồi mà còn đái dầm!
Miễn: Với nghĩa là “khỏi làm, khỏi chịu hay đừng làm”, miễn chỉ động
thái của ngôi thứ hai và không phải vị từ ngôn hành, như trong các ví dụ sau:
– Không phận sự miễn vào.
– Xin miễn hỏi.
Nhưng với nghĩa “cho phép để khỏi phải chịu, khỏi phải làm” thì miễn chỉ
động thái của ngôi thứ nhất, như ở ví dụ sau:
– Trẫm miễn lễ cho các khanh!
Và trong trường hợp này, miễn là sự cho phép của ngôi thứ nhất, và nó có
thể trở thành một vị từ ngôn hành.
Miễn nghị: (tòa án) bỏ, không xét xử một bản án và tha cho bị can.
Ví dụ: Lời chủ tọa phiên tòa trong buổi xét xử:
– Chúng tôi miễn nghị cho bị can Nguyễn Văn A.
Trong phát ngôn trên, thì rõ ràng miễn nghị là một vị từ ngôn hành.
Miễn nhiệm: cho thôi không tiếp tục chức vụ nào đó trong bộ máy nhà
nước; trái với bổ nhiệm.
Ví dụ: Lời một vị cán bộ trong ban lãnh đạo hội đồng quản trị:
– Tôi miễn nhiệm quyền giám đốc đối với anh Nguyễn Văn A vì những
sai phạm của anh ta trong thời gian qua.
Trong phát ngôn trên thì miễn nhiệm là một vị từ ngôn hành.
Miễn tố: miễn truy tố trước tòa án.
Miễn tố là một vị từ ngôn hành được dùng trong phát ngôn trước tòa và
đồng thời cũng có thể được dùng trong văn bản viết.
Ví dụ: Lời chủ tọa phiên tòa:
– Tòa miễn tố đối với bị can Nguyễn Văn A vì xét thấy hành vi của bị
can Nguyễn Văn A chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hành sự, vả lại bị can A
đã thành khẩn khai báo.
Hay một văn bản có nội dung miễn tố cho một bị can nào đó để khỏi bị
truy tố trước tòa.
Miễn trừ: miễn cho khỏi (thường nói về những điều quy định theo pháp
luật).
Đây là một vị từ ngôn hành thường được sử dụng ở dạng văn bản viết.
Ví dụ:
– Miễn trừ thuế.
– Miễn trừ trách nhiệm hình sự.
Mời: Với nghĩa “bày tỏ sự mong muốn ai đó làm việc gì với thái độ lịch
sự, trân trọng” này thì mời là một vị từ ngôn hành. Những câu mời luôn luôn
là những câu ngôn hành.
Ví dụ:
– Mời bác xơi nước ạ!
– Mời bạn đi xem phim với mình tối nay.
– Hôm nay tớ mời cậu đến nhà tớ dùng cơm, nhà tớ có giỗ.
Mượn: Trong năm nghĩa của mượn, nghĩa “nhờ ai làm giúp việc gì” có
thể làm cho từ này trở thành vị từ ngôn hành.
Ví dụ: Lời người dì nói với đứa cháu.
– Mượn cháu viết hộ dì lá đơn!
Hay:
– Tôi xin mượn anh ngồi họ trong lễ hỏi của cháu Hồng nhà tôi.
Trong hai phát ngôn trên, thì mượn là một vị từ ngôn hành.
Ngăn: Với nghĩa “chặn lại, không cho tiếp tục hoạt động’, ngăn có khả
năng trở thành một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Tôi ngăn anh đấy, đừng cãi nhau nữa!
Phát ngôn trên là một câu ngôn hành và ngăn là một vị từ ngôn hành.
Cần lưu ý thêm là: ngăn có điều kiện để trở thành một vị từ ngôn hành,
nhưng ngăn cản và ngăn cấm thì không thể trở thành một vị từ ngôn hành vì
tuy ngăn cản, ngăn cấm cũng có nghĩa là giữ lại, không cho tiếp tục hoạt
động, phát triển nhưng lại là từ có tính chất khái quát. Chính vì thế, ngăn cản
và ngăn cấm thường dùng trong câu tường thuật.
Nghiêm cấm: cấm ngặt, hoàn toàn không cho phép.
Ví dụ:
– Bố nghiêm cấm các con không được hút thuốc lá.
– Cô nghiêm cấm tình trạng đánh nhau trong lớp học của chúng ta,
nếu em nào vi phạm sẽ bị kỷ luật nặng.
Ngoài việc được sử dụng trong phát ngôn, nghiêm cấm còn được dùng
trong văn bản viết.
Nhắc: Trong ba nghĩa của từ này, có hai nghĩa có khả năng làm cho
nhắc trở thành vị từ ngôn hành.
Nghĩa thứ nhất: nói ra cho người khác nhớ.
Ví dụ:
– Tôi nhắc cho anh nhớ là anh còn nợ tôi 2 triệu đồng đấy nhé!
Nghĩa thứ hai: nói lại để người khác ghi nhớ mà thực hiện, mà làm đúng.
Ví dụ:
– Bố nhắc con là khi đi ngủ phải đóng cổng lại nghe chưa!
Nhắn: báo tin nhờ người khác nói lại hoặc phương tiện trung gian nào
đó chuyển hộ.
Nhắn là một hành động có thể của người phát ngôn đóng vai người nhắn,
tức người nhờ truyền tin, mà cũng có thể là hành động của người được nhờ
nhắn, tức nhân vật trung gian. Khi nhắn là một hành động của người phát
ngôn thì nhắn có khả năng trở thành vị từ ngôn hành.
So sánh hai phát ngôn:
– Người thương ơi em nhắn một điều
Dẫu mà mai quán chiều lều cũng ưng
(Ca dao)
– Cậu về nhà nhắn với nhỏ Lan là mình cần gặp nó gấp nhé!
Ví dụ thứ nhất là câu ngôn hành và nhắn là một vị từ ngôn hành. Còn ví
dụ thứ hai thì không phải là câu ngôn hành vì việc nhắn sẽ là hành động của
ngôi thứ hai.
Cần nói thêm là nhắn nhe không phải là vị từ ngôn hành vì đây là vị từ có
tính chất khái quát.
Nhấn mạnh: nêu bật lên để làm cho người khác quan tâm chú ý hơn.
Xét ở góc độ ngữ dụng học, chúng ta thấy rằng nhấn mạnh không phải chỉ
là một vị từ nói năng như đe dọa, mắng, nịnh,... Kèm theo các phát ngôn có
giá trị tương ứng với mỗi thái độ, hành động mà nhấn mạnh còn được dùng
như một vị từ ngôn hành; nó được thực hiện bằng chính cách nói nó ra, hay
nói cách khác, bản thân nhấn mạnh là một hành động. Xét các ví dụ:
(1) Vronky nhấn mạnh: – Anna, tôi muốn hỏi, tôi cần biết là cô muốn gì ở
tôi?
(L. Tônxtôi – Anna Karenina, Nhị Ca dịch)
(2) Lời một vị lãnh đạo công ty:
– Để thương hiệu sản phẩm công ty chúng ta đứng vững trên thị
trường có tính cạnh tranh khốc liệt này, đòi hỏi chúng ta cần phải cố gắng
thực hiện tốt các khâu. Ở đây, tôi nhấn mạnh vấn đề chất lượng sản phẩm.
Trong hai phát ngôn trên, thì nhấn mạnh ở phát ngôn (1) chỉ là một hành
động nói năng. Còn ở phát ngôn (2) thì nhấn mạnh là một vị từ ngôn hành.
Nhận: Trong năm nghĩa của từ này, có hai nghĩa có khả năng khiến
nhận trở thành vị từ ngôn hành.
Nghĩa thứ nhất: đồng ý và hứa làm theo yêu cầu.
Ví dụ:
– Được, tớ nhận là tớ sẽ giúp cậu việc ấy!
Nghĩa thứ hai: chịu là có, là đúng, thừa nhận.
Ví dụ:
– Em xin nhận lỗi vì đã đánh bạn Lâm trong giờ Lý hôm qua.
– Tớ nhận là hôm đó tớ có hơi nóng nảy, cậu bỏ qua cho tớ nhé!
Nhận lời: đồng ý theo lời yêu cầu hay đề nghị.
Ví dụ:
– Em xin nhận lời, anh yêu ạ!
Nhờ: Với nghĩa “yêu cầu người khác làm giúp cho việc gì’, nhờ có khả
năng làm thành một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Lan ơi, chị nhờ em bật hộ chị cái bóng đèn lên nào!
– Nhờ anh chuyển hộ tôi gói quà này về cho cháu.
Cần lưu ý thêm là nhờ có thể làm một vị từ ngôn hành nhưng nhờ cậy và
nhờ vả thì không phải là vị từ ngôn hành. Vì đây là những từ có tính chất khái
quát.
Nói: Đây là một vị từ có rất nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa có tính
chất ngôn hành. Nghĩa đó được từ điển tiếng Việt giải nghĩa là: phát ra thành
tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp.
Xét theo lý thuyết hành động ngôn từ, với nghĩa trên, nói vừa là một vị từ
nói năng vừa có khả năng làm thành một vị từ ngôn hành. Ở đây, chúng tôi
chỉ xét trường hợp nói là một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Tôi nói cho cô biết tôi không phải là thằng ở của cái nhà này.
(Nguyễn Khải – Một trường hợp ly dị)
Trong phát ngôn trên thì nói là một vị từ ngôn hành. Tuy nhiên có những
trường hợp nói là một vị từ nói năng nhưng rất dễ nhầm lẫn với vị từ ngôn
hành. Chẳng hạn, ta xét đoạn đối thoại sau:
Anh chồng to giọng:
– Cô mà không đoảng thì còn ai đoảng? (1)
Vợ anh nhìn anh ngỡ ngàng, rồi chị hỏi lại:
– Có phải anh vừa nói tôi là người rất đoảng, phải không? (2)
Anh hét lên:
– Tôi nói! Tôi nói! Tôi nói chứ còn ai nói! (3)
(Nguyễn Khải – Một trường hợp ly dị)
Trong phát ngôn (3) nói là một vị từ nói năng chứ không phải là một vị từ
ngôn hành. Vì câu nói Tôi nói của anh chồng có ý nghĩa là “Tôi đã nói”. Điều
mà anh ta đã nói chính là phát ngôn (1). Như vậy phát ngôn (3) là một chuỗi
câu tường thuật chứ không phải là những câu ngôn hành.
Phản bác: gạt bỏ quan điểm, ý kiến của người khác bằng lí lẽ.
Theo như cách giải nghĩa trên đây thì phản bác chưa phải là vị từ ngôn
hành vì sự phản bác phải được thực hiện bằng lí lẽ. Nhưng nhiều dẫn chứng
cho thấy phản bác còn là biểu thức ngôn hành.
Ví dụ:
– Tôi phản bác luận điệu vu cáo đó!
– Tôi phản bác ý kiến đó của anh!
Trong hai phát ngôn trên, thì chủ thể phát ngôn đang thực hiện việc phản
bác bằng cách nói nó ra, và như vậy phản bác là một vị từ ngôn hành.
Phản đối: chống lại bằng hành động hoặc lời nói.
Ví dụ:
– Tôi phản đối chính sách Apacthai, chính sách đó đã cắt ngang xã hội
Nam Phi mà không dựa trên cơ sở luân lý, đạo đức nào!
(Trích Gerald Gordon – Hãy để ngày ấy lụi tàn, Hoàng Túy và Đắc Lê dịch)
Phạt: bắt phải chịu một hình thức xử lý nhất định vì phạm lỗi.
Ví dụ: Cô giáo nói với một học sinh vi phạm:
– Cô phạt em phải viết kiểm điểm vì tội đánh nhau trong lớp.
Hay: Lời chủ tọa phiên tòa:
– Tòa phạt bị cáo Nguyễn Văn A hai năm tù ngồi.
Trong hai phát ngôn trên, thì phạt là một vị từ ngôn hành.
Phân công: giao cho (ai đó) làm một việc nhất định nào đó.
Ví dụ:
– Tôi phân công thầy Hùng làm giáo viên chủ nhiệm lớp 10A1.
– Mẹ phân công chị Hoa tưới rau còn em Nụ cho lợn ăn, chiều mẹ về
mà hai chị em làm không xong là có đòn đấy!
Rõ ràng trong hai phát ngôn trên thì phân công là một vị từ ngôn hành.
Phê bình: Đây là một vị từ có nhiều nghĩa.
Nghĩa thứ nhất: xem xét, phân tích đánh giá ưu điểm và khuyết điểm.
Nghĩa thứ hai là: nêu lên khuyết điểm để góp ý kiến để chê trách.
Nghĩa thứ ba là: nhận xét và đánh giá, làm công việc gọi là phê bình học.
Nếu căn cứ theo ba nghĩa trên thì phê bình chưa phải là một vị từ ngôn
hành. Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta còn thấy người ta phê bình
bằng cách nói câu có từ phê bình ra:
Ví dụ:
– Tôi phê bình thái độ thiếu trách nhiệm của đồng chí.
Chính là ông ta đang thực hiện việc phê bình.
Và đây chính là trường hợp mà phê bình trở thành một vị từ ngôn hành.
Phê phán: vạch ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án.
Người ta có thể phê phán bằng những phát ngôn không có vị từ phê phán
nhưng trong trường hợp mà người ta phê phán bằng cách trực tiếp nói nó ra
trong điều kiện của câu ngôn hành thì nó là vị từ ngôn hành.
Ví dụ: Cô giáo nói trước lớp sau một kỳ thi học kỳ kém chất lượng:
– Cô phê phán thái độ học tập thiếu trách nhiệm của các em!
Hay:
– Tôi phê phán kiểu làm ăn theo lối bao cấp của các anh!
Trong hai phát ngôn trên, thì phê phán là một vị từ ngôn hành.
Phỉ thui: Đây là một vị từ có tính chất khẩu ngữ mang ý nghĩa bác bỏ,
có lẽ có nguồn gốc từ một cảm thán từ (giống như lêu lêu, hoan hô). Vị từ này
không thấy ghi nhận trong từ điển tiếng Việt. Người ta thường dùng phỉ thui
để quở trách một ý kiến nào đó bị cho là xui xẻo, không may mắn.
Ví dụ:
– Phỉ thui cái mồm anh! Cứ hễ mở miệng là nói gở!
Phủ nhận: không thừa nhận là đúng, là có thật.
Phủ nhận thường là vị từ nói năng, nhưng trong nhiều trường hợp, nó là
một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Tôi phủ nhận tin đồn đó!
– Tôi phủ nhận lời khai của bị cáo A vì lời khai đó không đúng sự thực.
Trong hai phát ngôn trên thì phủ nhận là một vị từ ngôn hành.
Quy định: định ra để (ai đó) phải theo, phải thực hiện.
Đây là một từ vừa có giá trị là một vị từ vừa có giá trị là một danh từ. Xét
vai trò là một vị từ, quy định có khả năng trở thành một vị từ ngôn hành.
Ví dụ: Ông bố nói với con:
– Tao quy định cho mày đúng 9 giờ tối phải có mặt ở nhà, còn trước
đó thì muốn đi đâu thì đi!
Hay:
– Cô quy định cho lớp một tuần nữa là phải nộp bài tập.
Trong hai phát ngôn trên thì quy định là một vị từ ngôn hành.
Quyết: Đây là một vị từ có đến bốn nghĩa.
Nghĩa thứ nhất: định dứt khoát làm việc gì, sau khi đã cân nhắc. Ví dụ:
Chí đã quyết.
Nghĩa thứ hai: nhất định thực hiện bằng được điều đã định, không kể khó
khăn, trở lực. Ví dụ: Quyết không lùi bước, Tinh thần quyết thắng.
Nghĩa thứ ba: (có tính chất khẩu ngữ) từ dùng để nhấn mạnh thêm ý phủ
định dứt khoát. Ví dụ: Sự thật quyết không phải như vậy.
Nghĩa thứ tư: khẳng định dứt khoát việc gì. Đây là nghĩa có khả năng làm
cho quyết trở thành một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Tôi quyết với anh đó là sự thật. Chính tôi đã tận mắt chứng kiến.
Hay:
– Tôi quyết với anh là tôi sẽ giữ kín bí mật.
Sở dĩ phải viện ra cả ba nghĩa còn lại của quyết vì nghĩa thứ tư rất ít được
dùng.
Quyết định: định ra một cách dứt khoát việc sẽ làm.
Quyết định vừa là danh từ vừa là vị từ. Với tư cách là vị từ, quyết định có
khả năng trở thành một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Thôi thế thì tôi quyết định: con Natalia sẽ lấy thằng Ả Rập!
(A. Puskin – Người da đen của Piốt đại đế, Hoàng Tôn dịch)
Hay:
– Tôi quyết định hạ giá sản phẩm đó.
Quyết định còn được thực hiện ở văn bản viết.
Ra điều kiện: nêu cho người khác biết, thường với yêu cầu phải chấp
hành, phải thực hiện.
Đây là một ngữ vị từ không thấy ghi nhận trong từ điển tiếng Việt, tuy vẫn
thông dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Ví dụ:
– Tao ra điều kiện cho mày là mày sẽ cưới vợ, nếu không tao sẽ từ
mày, còn gia tài tao thề là sẽ bán và tiêu xài hết, tao sẽ không để lại cho mày
một xu nhỏ! Tao cho mày ba ngày để suy nghĩ, và trong thời gian ấy chớ có
liều lĩnh mà dàn mặt ra trước tao!
(Trích A. Puskin – Cô tiểu thư nông dân, Nguyễn Duy Bình dịch)
Hay:
– Tao ra điều kiện cho mày: hễ thi trượt đại học thì hoặc về chăn bò
hoặc đừng vác mặt về đây!
Ta thấy ở hai phát ngôn trên tính ngôn hành của vị từ ra điều kiện được
thể hiện rất rõ.
Ra lệnh: đưa ra mệnh lệnh.
Ra lệnh là một vị từ ngôn hành thường được sử dụng ở dạng nói.
Ví dụ: Lời một vị chỉ huy:
– Tôi ra lệnh cho tất cả các đồng chí phải có mặt tại phòng chỉ huy lúc
9 giờ!
Hay:
– Ta ra lệnh cho ngươi trong ba ngày phải đem được đầu của tên
tướng giặc đó về đây!
Rút lui ý kiến: xóa bỏ một ý kiến đã đưa ra.
Đây là ngữ vị từ không thấy xuất hiện trong từ điển. Sự “rút lui ý kiến”
trong một số ngữ cảnh (thường là trong một cuộc họp, hội nghị, v.v.) được
thực hiện bằng cách nói thẳng ra. Và trong trường hợp đó, rút lui ý kiến là một
vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Tôi xin rút lui ý kiến.
Rước: mời (với tính chất kiểu cách).
Với nghĩa này, rước là một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Rước cụ xơi nước ạ!
– Xin rước bác dùng cơm đi ạ!
Sức : (Quan lại) truyền lệnh bằng văn bản cho dân, cho cấp dưới.
Ví dụ:
Quan tri huyện huyện X.X. sức hương lí xã Ngũ Vọng tuân cứ.
…
Vậy sức các thầy phải thông báo cho dân làng biết và phải thân dẫn đủ
một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện.
… Nay sức
Lê Thăng
(Nguyễn Công Hoan – Tinh thần thể dục)
Tạ lỗi: tỏ lời xin lỗi một cách trân trọng.
Khi được thực hiện bằng cách nói trực tiếp, thì tạ lỗi sẽ trở thành một vị từ
ngôn hành.
Ví dụ:
– Tôi xin tạ lỗi với anh vì đã không đi dự lễ cưới của anh được.
Tạ ơn: tỏ lòng biết ơn một cách trân trọng.
Cũng như tạ lỗi ở trên, để “tạ ơn” ai, ta có nhiều cách thể hiện hoặc bằng
cách biếu xén quà cáp, v.v. hoặc tỏ chính bằng lời. Trong trường hợp “tạ ơn”
bằng cách nói chính cái từ tạ ơn đó ra, thì tạ ơn sẽ trở thành một vị từ ngôn
hành.
Ví dụ:
– Xin tạ ơn ông bà đã giúp đỡ gia đình cháu lúc túng quẫn.
Tạ từ: chào từ biệt.
Ví dụ:
– Tôi phải lên đường ngay kẻo tối. Xin tạ từ!
Tác hợp: làm cho kết đôi với nhau thành vợ chồng.
Tác hợp có khả năng trở thành một vị từ ngôn hành, chỉ có điều không
phải ai cũng có thể thực hiện được việc tác hợp bằng lời và không phải bất cứ
lúc nào thì tác hợp cũng có thể thực hiện được mà việc tác hợp phải là người
được giao quyền ấy và trong trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn, trong ngày đám
cưới, lúc làm lễ gia tiên, mà ông chủ hôn trịnh trọng tuyên bố:
– Hôm nay, tôi xin tác hợp cho hai cháu Thanh và Nga nên duyên
chồng vợ.
Trong phát ngôn trên, rõ ràng tác hợp là một vị từ ngôn hành vì ông chủ
hôn đang làm cái việc tác hợp bằng cách nói ra câu trên.
Cũng cần nói thêm, tác hợp là một từ cũ, ngày nay ít thấy dùng, việc thành
vợ thành chồng phải có chứng nhận của cơ quan hành chính, và trong ngày
cưới không nhất thiết phải có nhân vật chủ hôn. Nhưng ngày xưa, thì lời tác
hợp của ông chủ hôn có ý nghĩa quyết định trong việc thành duyên của đôi
trai gái.
Thách: nói khích nhằm làm cho người khác dám làm một việc gì đó có
tính chất đương đầu hoặc thi tài với mình.
Ví dụ:
– Tôi thách anh nhảy được qua cái hố này đấy!
– Mình thách cậu giải được bài toán này đấy.
Trong hai phát ngôn trên thì thách là một vị từ ngôn hành.
Cần chú ý thêm là mặc dù thách là một vị từ ngôn hành nhưng thách thức
và thách đố thì không phải là những vị từ ngôn hành. Vì thách đố là đố làm
điều gì đó nói một cách khái quát như: Đề thi năm nay có tính chất thách đố
học sinh, v.v. Còn thách thức là thách một cách khái quát chung chung như:
Thách thức thi đấu; giọng thách thức.
Thách cưới: Từ điển tiếng Việt giải nghĩa thách cưới là: ra điều kiện
cho nhà trai về sính lễ để gả con gái cho.
Thách cưới là một vị từ ngôn hành mặc dù nó ít được sử dụng trong câu
ngôn hành do từ này gợi đến một vấn đề vật chất vốn rất tế nhị. Điều đó giải
thích tại sao thách cưới thường gặp hơn trong câu tường thuật. Chẳng hạn:
Hai đứa nó mê nhau lắm, nhà gái cũng bằng lòng gả nhưng họ thách cưới
nặng quá, thằng con lão ý muốn bán vườn.
(Nam Cao – Lão Hạc)
Chứ bình thường không ai nói một câu ngôn hành như: Nhà gái chúng tôi
xin thách cưới một triệu đồng.
Tuy nhiên, điều ấy không ảnh hưởng đến khả năng làm một vị từ ngôn
hành của vị từ thách cưới. Và thậm chí chúng ta còn bắt gặp nó trong một vài
ngữ cảnh.
Ví dụ:
– Muốn cưới con gái phú ông à? Ta thách cưới thế này: gấm lót đàng,
vàng treo ngõ. Bảo con bà lo liệu được thì đưa sang đây làm lễ vấn danh!
(Truyện Sọ dừa – Cổ tích Việt Nam)
Như vậy, mặc dù ít được sử dụng nhưng thách cưới vẫn là một vị từ ngôn
hành.
Thề: nói chắc, hứa chắc một cách trịnh trọng, viện ra vật thiêng liêng
hay cái gì quý báu nhất (như danh dự, tính mạng) để đảm bảo.
Thề là vị từ ngôn hành nếu điều kiện ngôn hành được đảm bảo. Các ví dụ:
– Tôi thề là tôi không biết gì cả.
– Thề có quỷ thần chứng giám, tôi sẽ trả thù.
– Tôi thề tôi mà nói dối anh thì tôi là đồ con chó!
Cần lưu ý là các từ có ý nghĩa thề nhưng có tính chất khái quát chung
chung như: thề bồi, thề nguyền, thề ước, thề thốt thì không phải là những vị từ
ngôn hành.
Thí: Đây là một vị từ có nhiều nghĩa.
Nghĩa thứ nhất: cho một cách khinh bỉ, như: thí cho mấy đồng.
Nghĩa thứ hai: cho làm phúc, như: bát cháo thí.
Nghĩa thứ ba: chịu mất, chịu bỏ quân để cứu gỡ một nước cờ trong chơi
cờ. Đây là nghĩa mà chúng tôi nhận thấy có khả năng trở thành vị từ ngôn
hành.
Ví dụ:
– Tôi thí con mã!
Hay:
– Mình thí cho cậu con chốt đấy!
Rõ ràng trong hai phát ngôn trên, thí là một vị từ ngôn hành.
Thỉnh: mời rước.
Ví dụ:
– Xin thỉnh sư thầy vào điện ạ!
– Xin thỉnh quý ngài vào nhà!
Ta thấy ở hai phát ngôn trên thì thỉnh là một vị từ ngôn hành.
Thỉnh cầu: xin điều gì với người bề trên có quyền thế.
Ví dụ:
– Xin thỉnh cầu ngài tha cho mạng sống!
– Hạ thần xin thỉnh cầu bệ hạ!
Thỉnh giáo: xin dạy bảo cho.
Ví dụ:
– Con xin thỉnh giáo thầy ạ!
Thỉnh nguyện: bày tỏ nguyện vọng với chính quyền về một việc chung
nào đó.
Thỉnh nguyện là một vị từ có thể làm một vị từ ngôn hành nhưng nó lại
thường được sử dụng trong văn bản viết.
Ví dụ:
– Đơn thỉnh nguyện.
Thỉnh thị: xin ý kiến, chỉ thị của cấp trên để giải quyết việc gì.
Ví dụ: Trong cuộc họp với lãnh đạo, một người nói:
– Đây là một công việc quan trọng, chúng tôi xin thỉnh thị cấp trên ạ!
Trong phát ngôn trên, thỉnh thị là một vị từ ngôn hành.
Thừa nhận: Đây cũng là một vị từ có hai nghĩa. Cả hai nghĩa đó đều có
khả năng làm cho thừa nhận trở thành vị từ ngôn hành.
Nghĩa thứ nhất: chịu nhận là có thật, là mình đã có phạm khuyết điểm sai
lầm nào đó.
Ví dụ:
– Tôi thừa nhận khuyết điểm của mình. Hôm ấy tôi có nóng tính quá
nên ra nông nỗi.
– Thưa bố, con thừa nhận là mình đã sai lầm khi đã không nghe lời bố.
Nghĩa thứ hai: đồng ý nhận là đúng với sự thật, hợp lẽ phải, hợp pháp,
không hoặc không còn phủ nhận hay nghi ngờ.
Ví dụ:
– Tôi thừa nhận cháu Nguyễn Thị N chính là con đẻ của tôi.
– Tôi thừa nhận với anh rằng anh đã nói đúng, việc ấy không đơn
giản.
Như vậy, ở cả hai nghĩa, thừa nhận đều là những vị từ có khả năng trở
thành vị từ ngôn hành.
Thửa: đặt làm (một vật) theo những yêu cầu riêng.
Ví dụ: Một người nói với ông thợ mộc:
– Tôi xin thửa một cái tủ thờ đẹp!
Tiến cử: giới thiệu người có tài năng để được sử dụng.
Ví dụ:
– Tôi xin tiến cử ông Nguyễn Văn A vào Ban chấp hành công đoàn.
Trong phát ngôn trên, tiến cử là một vị từ ngôn hành.
Tố cáo: Đây là một vị từ có hai nghĩa như sau:
Nghĩa thứ nhất: báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết
người hoặc hành động phạm pháp.
Nghĩa thứ hai: vạch trần hành động xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết
nhằm ngăn chặn.
Ở cả hai nghĩa trên, tố cáo đều có khả năng làm một vị từ ngôn hành. Tuy
nhiên đây là một vị từ chỉ có tính ngôn hành trong ngữ huống là trước cử tọa,
hay cơ quan có thẩm quyền. Chẳng hạn, một người đứng trên diễn đàn và nói
với cử tọa rằng:
– Tôi tố cáo hành động dã man đó trước pháp luật.
Thì phát ngôn trên chính là một hành động tố cáo.
Còn trong một cuộc đối thoại bình thường giữa hai ba người trong sinh
hoạt hằng ngày thì tố cáo không có tính chất của một vị từ ngôn hành.
Ví dụ: Một người nói:
– Tôi tố cáo anh.
Phát ngôn đó không phải là hành động tố cáo, mà chỉ là sự đe dọa. Vì
vậy tố cáo lúc này không phải là một vị từ ngôn hành.
Trả: Với nghĩa là trả giá thường được nói tắt là trả. Trong ngữ cảnh mà
trả có nghĩa là trả giá, thì trả là một vị từ ngôn hành. Ta xem ví dụ:
– Cái áo này giá bao nhiều?
– Cái đó năm mươi ngàn.
– Tôi trả bốn mươi ngàn đấy, có bán không?
Trong đoạn hội thoại trên, từ trả được sử dụng với nghĩa chính là trả giá,
và nó là một vị từ ngôn hành.
Nhưng từ trả giá thì lại không phải là một vị từ ngôn hành. Vì không ai
nói với người bán hàng rằng: Tôi trả giá cái áo ấy bốn mươi ngàn cả, bởi vì
mặc nhiên cả người bán và người mua đều biết số tiền bốn mươi ngàn hay
năm mươi ngàn chính là giá của chiếc áo đó. Như thế, trả giá chỉ là một vị từ
nói năng.
Trách: tỏ lời không bằng lòng về người có quan hệ gần gũi nào đó, cho
là đã có hành vi, thái độ không đúng, không hay, không tốt đối với mình.
Nghĩa được giải thích trong từ điển tiếng Việt như vậy là hơi hẹp, vì có
những trường hợp người trách và người bị trách không hẳn có quan hệ gần
gũi với nhau. Chẳng hạn:
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ?
Trách người thợ vẽ khéo vô tình.
(Hồ Xuân Hương – Tranh tố nữ)
Trách là một vị từ nói năng, ít dùng trong câu ngôn hành, kiểu như Tôi
trách anh. Tuy nhiên, ít dùng chứ không phải là không có.
Ví dụ:
– Mình trách Lan và cũng trách cả cậu nữa, sinh nhật mình mà cậu
chẳng thèm đoái hoài gì!
Và đặc biệt, trách, được dùng như một vị từ ngôn hành, khá phổ biến
trong văn chương nhất là thơ ca:
Ví dụ: Kim Trọng trách Kiều:
– Trách lòng hờ hững với lòng
Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Hay Tú Xương trách mình trong bài Hỏng thi khoa Quý Mão (1903):
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi!
Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi.
Những từ cũng là “trách” nhưng mang ý nghĩa khái quát như: trách cứ,
trách móc, trách mắng không phải là những vị từ ngôn hành.
Trình: Trong ba nghĩa của vị từ này, có hai nghĩa khả dĩ làm cho trình
trở thành vị từ ngôn hành.
Nghĩa thứ nhất: báo cáo cho người cấp trên biết để xem xét.
Ví dụ:
– Bẩm quan lớn, con xin trình lên cho quan lớn biết là tối qua nhà con
bị mất trộm một con bò ạ!
– Xin trình lý trưởng là tên Năm Thọ đã về làng từ hai hôm nay rồi ạ!
Trong hai phát ngôn trên thì trình là một vị từ ngôn hành.
Nghĩa thứ hai: từ dùng để mở đầu lời nói với cấp trên, tỏ ý tôn kính, lễ
phép.
Đây cũng là một từ cũ, thường được dùng trước một từ xưng hô. Khi ta
nói Trình ông ạ! là ta đang thực hiện cái việc trình ấy bằng cách nói ra câu
trên. Chính vì thế, nó mới mang giá trị của một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Trình cụ lớn, có khách.
– Trình cha, con mới về ạ!
Trình báo: báo cho cơ quan chính quyền hoặc người có trách nhiệm
biết việc xảy ra có liên quan đến trật tự, trị an.
Đây là một từ có ý nghĩa khái quát, tuy nhiên trong hoạt động giao tiếp
hàng ngày, nó thỉnh thoảng được sử dụng như là một vị từ ngôn hành.
Ví dụ: Một người báo công an:
– Xin trình báo với các anh là đêm qua nhà tôi bị kẻ gian cạy cửa vào
và lấy đi hai xe gắn máy.
Trong phát ngôn trên thì trình báo là vị từ ngôn hành.
Tuyên án: công bố bản án trước phiên tòa.
Ví dụ: Lời chủ tọa tại phiên tòa:
– Tòa tuyên án bị cáo Nguyễn Văn A ba năm tù.
Trong phát ngôn trên “tòa” là ngôi thứ nhất, là đại diện những người có
thẩm quyền xét xử. Câu trên là một câu ngôn hành.
Tuyên bố: trịnh trọng và chính thức nói cho mọi người biết.
Ví dụ: Lời chủ tọa:
– Tôi tuyên bố bế mạc hội nghị.
Hay:
– Tôi xin tuyên bố kết quả cuộc thi: Đội A đạt giải nhất, đội B hạng nhì
và đội C đạt giải khuyến khích.
Tuyên cáo: trịnh trọng và chính thức báo cho mọi người biết về một sự
kiện lớn nào đó.
Ví dụ:
– Chúng tôi, chính phủ lâm thời tuyên cáo với quốc dân là sẽ tổ chức
tổng tuyển cử.
Tuyên dương: trịnh trọng và chính thức biểu dương.
Ví dụ: Thầy hiệu trưởng tuyên dương một học sinh trước toàn trường:
– Thầy tuyên dương em Nguyễn Văn Trung là một học sinh có đạo đức
rất tốt, em Trung đã nhặt được một bóp tiền có giá trị lớn và đã giao cho
công an để trả lại cho người bị mất.
Tuyên thệ: trịnh trọng đọc lời thề (thường trong buổi lễ).
Ví dụ:
– Tôi xin tuyên thệ suốt đời trung thành với Tổ quốc, với Đảng.
Từ biệt: chào để đi xa.
Từ biệt có khả năng trở thành một vị từ ngôn hành mặc dù ta thường gặp
nó trong câu tường thuật.
Ví dụ:
– Bây giờ tôi phải lên đường, xin từ biệt.
Vị từ từ biệt khi dùng trong câu ngôn hành thì có tính chất khách sáo, kiểu
cách. Đây là lý do mà từ biệt ít được dùng trong câu ngôn hành nhưng điều
này không ảnh hưởng đến tính chất ngôn hành của nó.
Từ chối: không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu.
Thông thường khi từ chối điều gì, người ta thường dùng một lý do khéo và
tế nhị để nói thay vì nói thẳng là Tôi từ chối. Tuy nhiên từ chối vẫn có khả
năng được dùng trong câu ngôn hành và vì vậy nó vẫn có thể trở thành vị từ
ngôn hành.
Ví dụ:
– Mời anh ghé nhà tôi ăn cơm!
– Mình xin từ chối, mình có việc phải đi ngay bây giờ, dịp khác nhé!
Trong phát ngôn trên, từ chối là một vị từ ngôn hành.
Từ chức: xin thôi không làm chức vụ hiện đang giữ. Đây là một vị từ
ngôn hành.
Ví dụ:
– Hôm nay, trước toàn thể anh em cơ quan, tôi xin từ chức giám đốc vì
thấy mình không đủ năng lực.
Cần nói rõ thêm là trong phát ngôn trên, người nói đang thực hiện hành
động từ chức, cho dù sau đó, ông ta có lại tiếp tục làm giám đốc đi nữa thì
hành động từ chức kia vẫn có giá trị ngôn hành xét theo ngôn ngữ học.
Như thế, giả dụ có ai đó nói rằng: Ông ta từ chức mà thực ra có từ chức
đâu! là không hiểu đúng nghĩa của từ từ chức. Từ chức là xin thôi không làm
nữa, rất khác với việc có làm nữa hay không.
Từ giã: chào người có quan hệ gắn bó thân thiết để đi xa, thường với ý
nghĩa rằng có thể không có dịp quay trở về gặp lại nhau nữa.
Từ giã là một vị từ có khả năng làm một vị từ ngôn hành nhưng do tính
chất khách sáo, kiểu cách của nó nên nó thường được sử dụng trong câu
tường thuật.
Ví dụ:
– Xin từ giã đường phố trắng mưa bay.
(Lời bài hát Người đi ngoài phố).
Trong ví dụ trên, từ giã là vị từ ngôn hành.
Từ khước: (xem khước từ).
Từ tạ: (xem tạ từ).
Tự giới thiệu: nói cho ai đó (hoặc những ai đó) vài điều cần biết về
chính mình như tên họ, chức vụ, nghề nghiệp để bắt đầu làm quen với nhau.
Đây là một ngữ vị từ không thấy ghi nhận trong từ điển tiếng Việt.
Ví dụ:
– Mình xin tự giới thiệu, mình tên Lan, sinh viên năm hai khoa Ngữ
văn trường Sư phạm.
Tự xưng: Với nghĩa “tự giới thiệu tên họ, nghề nghiệp, chức vụ của
mình khi tiếp xúc với người khác”, tự xưng là một vị từ có khả năng trở thành
một vị từ ngôn hành.
Ví dụ:
– Xin tự xưng với cậu, tôi chính là bố cháu Lan đây.
Ủy nhiệm: giao cho người khác làm thay một nhiệm vụ thuộc trách
nhiệm của mình.
Ví dụ:
– Anh Tân, tôi ủy nhiệm cho anh việc đi dự hội nghị lần này đấy!
Ủy nhiệm còn thấy được sử dụng nhiều trong văn bản viết như: Giấy ủy
nhiệm lĩnh tiền ở ngân hàng, Thư ủy nhiệm … Đây là những văn bản có tính
chất ngôn hành.
Ủy quyền: giao cho người khác sử dụng một số quyền mà pháp luật đã
giao cho mình
Ví dụ:
– Tôi ủy quyền cho anh việc điều hành công ty. Tuần sau tôi phải đi
công tác rồi.
– Vì lý do sức khỏe không cho phép, tôi xin ủy quyền cho con tôi là anh
Lê Văn A đứng ra chịu trách nhiệm theo đuổi vụ kiện này.
Trong hai phát ngôn trên, ta thấy ủy quyền là một vị từ ngôn hành. Ngoài
ra, vị từ ngôn hành ủy quyền còn gặp trong các văn bản viết như Giấy ủy
quyền chẳng hạn.
Ủy thác: giao phó cho (người được tin cậy) thay mình thực hiện một
công việc quan trọng nào đó.
Ví dụ: Giám đốc nói với phó giám đốc:
– Việc nâng lương cho toàn thể anh em công nhân vào quý sau, tôi ủy
thác cho anh giải quyết đấy!
Van: cầu xin sự đồng ý, đồng tình bằng những lời khẩn khoản, thiết tha
và với một giọng nhún nhường.
Ví dụ:
– Cháu van ông! Nhà cháu vừa mới ốm dậy, ông tha cho!
(Ngô Tất Tố – Tắt đèn)
– Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
(Nguyễn Bính – Chân quê)
Lưu ý thêm là van lơn, van vỉ, van nài đều không phải là những vị từ ngôn
hành mà chỉ là những vị từ nói năng.
Còn các tổ hợp như van lạy, van vái thì mặc dù vẫn được dùng trong phát
ngôn trực tiếp như: Con van lạy bố, bố tha cho con! hay Con van vái Phật
Trời…vẫn không phải là phát ngôn ngôn hành vì hai vị từ vái và lạy phía sau
mỗi tổ hợp phải được thực hiện bằng hành động phi ngôn ngữ là chắp tay lạy
và vái chứ không chỉ nói là được.
Van xin: cầu xin một cách khẩn khoản, nhẫn nhục.
Ví dụ:
– Con van xin bố! Bố tha cho con! Lần sau con sẽ không dám đánh
nhau nữa đâu ạ!
Trong phát ngôn trên, van xin là một vị từ ngôn hành.
Xác nhận: thöøa nhaän laø ñuùng söï thaät.
Ví duï:
– Toâi xaùc nhaän ñaây chính laø chöõ kyù cuûa toâi.
– Toâi xaùc nhaän laø tuaàn tröôùc anh ta coù ñeán ñaây vaø ôû chôi vôùi gia ñình
toâi hai ngaøy. Sau ñoù, anh ta ñi ñaâu thì toâi khoâng ñöôïc roõ.
Trong hai phaùt ngoân treân thì xaùc nhaän laø moät vị töø ngoân haønh.
Xin: Ñaây laø moät vò töø coù raát nhieàu nghóa trong tieáng Vieät, caû ôû nghóa töø
vöïng vaø nghóa ngöõ phaùp. ÔÛû ñaây, chæ xeùt ñeán tính chaát ngoân haønh cuûa noù
maø thoâi.
Nghóa thöù nhaát: ngoû lôøi yeâu caàu vôùi ngöôøi naøo ñoù ñeå thuyeát phuïc ngöôøi
ñoù vui loøng cho mình caùi gì hoaëc ñoàng yù cho mình laøm ñieàu gì.
Ví duï:
– Bẩm bà, bà dạy thế thật oan con quá… Con xin bà cho được trông
thấy cháu, bà cháu chơi với nhau một lúc. Cũng chẳng còn mấy chốc nữa mà
con chết, con cũng tưởng đi chơi dối già một bận…
(Nam Cao – Một bữa no)
– Thöa thaày! (Em) xin thaày cho em ra ngoaøi ñi veä sinh aï!
– Mình xin caäu ñieáu thuoác!
Trong caùc phaùt ngoân treân thì xin laø moät vò töø ngoân haønh.
Nghóa thöù hai: laøø töø duøng ôû ñaàu lôøi yeâu caàu, ñeå bieåu thò thaùi ñoä khieâm
toán, lòch söï.
Ví duï:
– Xin quyù khaùch giöõ traät töï!
– Xin moïi ngöôøi ñeán ñuùng giôø!
Theo chuùng toâi, ôû nghóa naøy, xin vaãn coøn coù giaù trò cuûa moät thöïc töø. Bôûi
vì neáu löôïc boû xin ôû ñaàu caâu, phaùt ngoân seõ mang yù nghóa khaùc. Nhö vaäy töø
xin vaãn laø moät vò töø ngoân haønh vaø hai caâu treân laø hai phaùt ngoân ngoân haønh
xeùt veà hình thöùc ngöõ phaùp laãn noäi dung.
Nghóa thöù ba: Xin ñöôïc duøng tröôùc vò töø, ñaëc bieät laø vò töø ngoân haønh ñeå
bieåu thò thaùi ñoä khieâm toán, leã pheùp.
Ví duï:
– Xin môøi cuï ngoài aï!
– Toâi xin thoâng baùo laø ngaøy mai coù cuoäc hoïp luùc 7giờ saùng ñaáy!
Trong tröôøng hôïp naøy, xin khoâng phaûi laø vò töø ngoân haønh maø vò töø ngoân
haønh chính laø vò töø lieàn phía sau noù.
Nhö:
– Xin môøi cuï ngoài!
– Xin caùm ôn oâng!
Xin lỗi: xin ñöôïc tha thöù vì ñaõ bieát loãi.
Ví duï:
– Meï ôi, con xin loãi meï vì ñaõ troùt noùi doái, hoâm qua khoâng phaûi con ñi
hoïc phuï khoaù maø laø ñi aên kem vôùi baïn Lan ñaáy aï!
– Toâi xin loãi vì ñaõ lôõ lôøi.
Xin loãi cuõng coù theå duøng nhö laø coâng thöùc xaõ giao duøng ñeå môû lôøi caâu
noùi khi caàn hoûi ngöôøi laï hay laøm phieàn ngöôøi khaùc, v.v. Ñaây cuõng laø moät
nghóa maø töø xin loãi trôû thaønh moät vò töø ngoân haønh töông töï nhö baåm, trình
maø luận văn ñaõ trình baøy.
Ví duï:
– Xin loãi baùc, cho chaùu hoûi maáy giôø roài aï?
– Xin loãi, cho mình nhôø moät tí!
Xin phép: ngoû lôøi thuyeát phuïc ai ñoù ñeå ngöôøi ñoù ñoàng yù cho mình laøm
ñieàu gì.
Ví duï:
– Thöa coâ, em xin pheùp ra ngoaøi ñi veä sinh aï!
– Con xin pheùp boá con ñeán nhaø baïn hoïc nhoùm aï!
Trong hai phaùt ngoân treân thì xin pheùp laø vò töø ngoân haønh.
Yêu cầu: neâu ra ñoøi hoûi vôùi ngöôøi naøo ñoù, toû yù muoán ngöôøi aáy laøm,
bieát raèng ñoù laø vieäc thuoäc nhieäm vuï, traùch nhieäm hoaëc quyeàn haïn, khaû
năng cuûa ngöôøi aáy.
Ví duï:
– Toâi yeâu caàu anh cho xem giaáy tôø!
– Toâi yeâu caàu moïi ngöôøi giöõ traät töï!
Trong hai phaùt ngoân treân thì yeâu caàu laø vò töø ngoân haønh.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu lý thuyết hành động ngôn từ là một đề tài không mới, nó đã
được các nhà ngôn ngữ học trong nước như Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban,
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp… nghiên cứu, phân tích và đã được nhiều
luận văn cao học, tiến sĩ đề cập tới. Tuy nhiên đây vẫn là một vùng đất mới,
rộng lớn mà số lượng người đi khai hoang chưa nhiều, vẫn còn hứa hẹn nhiều
vấn đề hấp dẫn cần khám phá.
Khảo sát giá trị ngữ nghĩa và ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt là
một công việc rất cần thiết và bổ ích để hiểu rõ thêm ý nghĩa đặc trưng của
một lớp vị từ có khả năng làm vị từ ngôn hành.
Mặc dù đang còn rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề câu ngôn hành, như
nên chăng việc công nhận một dạng câu ngôn hành hay tất cả mọi phát ngôn
đều là phát ngôn ngôn hành… thì câu ngôn hành vẫn mặc nhiên tồn tại. Và
câu ngôn hành có lẽ là loại câu quy định nhiều điều kiện nhất trong các loại
câu tiếng Việt, như quy định về người phát ngôn (cũng là người thực hiện
hành động), người tiếp nhận ngôn bản, thì hiện tại mà ngôn bản cũng chính là
hành động được thực hiện…
Trong giới hạn của một luận văn cao học cũng như giới hạn về khả năng
và về thời gian thực hiện, chắc chắn luận văn sẽ có những sai sót yếu kém. Có
những vấn đề mà tác giả luận văn chưa có điều kiện nghiên cứu cũng như có
những chỗ luận văn kiến giải còn chưa thật thuyết phục. Lẽ ra luận văn còn
phải tiếng hành quy các vị từ ngôn hành tiếng Việt về thành từng nhóm (nhóm
cầu khiến, nhóm cam kết, nhóm mời gọi,…) như công việc mà tác giả Anna
Wierzbicka trong quyển English Speech Act Verbs năm 1987 đã làm.
Hy vọng đó là sẽ là định hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong
tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Austin, J. L. (1962). How to do things with words?. Oxford Univertsity
Press.
2. Diệp Quang Ban (2005). Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Giáo dục. Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (2004). Ngữ pháp Việt Nam – Phần câu. Hà Nội: Đại
học Sư phạm.
4. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (1998). Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1.
Hà Nội: Giáo dục.
5. Cao Thị Quỳnh Loan (2000). Một số nhận xét về hiện tượng ngôn hành
trong tiếng Việt và tiếng Anh. Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM.
6. Cao Xuân Hạo (2004). Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng. Hà Nội:
Giáo dục.
7. Cao Xuân Hạo (2003). Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa. Hà Nội: Giáo dục.
8. Cao Xuân Hạo (2003). Tiếng Việt – văn Việt – người Việt. TP. HCM:
Nhà xuất bản Trẻ.
9. Cao Xuân Hạo (2007). “Lòng quyết tâm còn cao hơn núi”. Lao động
Xuân 2007.
10. Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng (2005). Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học
đối chiếu Anh – Việt, Việt – Anh. Hà Nội: Khoa học xã hội.
11. Cao Xuân Hạo – Trần Thị Tuyết Mai (1985). Sổ tay sửa lỗi hành văn. TP.
HCM: Nhà xuất bản Trẻ.
12. Dương Kỳ Đức – Nguyễn Văn Dựng – Vũ Quang Hào (1999). Từ điển
trái nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Khoa học xã hội.
13. Đào Nguyên Phúc (2005). “Những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản
của hai hành vi ngôn ngữ “xin” và “xin phép” (dưới góc nhìn dụng
học)”. Ngôn ngữ và Đời sống, số 8.
14. Đinh Văn Đức (2001). Ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại. Hà Nội: Đại học
Quốc gia.
15. Đỗ Hữu Châu (1981). Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Giáo dục.
16. Đỗ Hữu Châu (2005). Đỗ Hữu Châu tuyển tập, Tập 2, Đại cương – Ngữ
dụng học – Ngữ pháp văn bản. Hà Nội: Giáo dục.
17. Halliday, M.A. K (2004). Dẫn luận ngữ pháp chức năng (bản dịch của
Hoàng Văn Vân). Hà Nội: Đại học Quốc gia.
18. Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng (2007). Dẫn luận ngôn ngữ học. Hà Nội:
Đại học Sư phạm.
19. Hoàng Phê (1998). Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: Đà Nẵng.
20. Lê Kính Thắng (2008). Phạm trù nội động / ngoại động trong tiếng Việt
(so sánh với tiếng Anh). Luận văn TS khoa học ngữ văn, Đại học Sư
Phạm TP. HCM.
21. Lê Ni La (2008). Về loại từ tiếng Việt. Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học,
Đại học Sư Phạm TP. HCM.
22. Lý Toàn Thắng (2005). Ngôn ngữ học tri nhận. Từ lí thuyết đại cương đến
thực tiễn tiếng Việt. Hà Nội: Khoa học xã hội.
23. Lý Toàn Thắng (2002). Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại
cương. Hà Nội: Khoa học xã hội.
24. Lyons J. (2006). Ngữ nghĩa học dẫn luận (bản dịch của Nguyễn Văn
Hiệp. Hà Nội: Giáo dục.
25. Nguyễn Đức Dân (1998). “Biểu thức ngữ vi”. Ngôn ngữ số 2.
26. Nguyễn Đức Dân (2003). Ngữ dụng học, Tập 1. Hà Nội: Giáo dục.
27. Nguyễn Đức Tồn (2006). Từ đồng nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Khoa học xã
hội.
28. Nguyễn Kim Thản (1977). Động từ trong tiếng Việt. Hà Nội: Khoa học xã
hội.
29. Nguyễn Kim Thản chủ biên (2005). Từ điẻn tiếng Việt. TP. HCM: Nhà
xuất bản văn hóa Sài Gòn.
30. Nguyễn Ngọc Ẩn (1995). Trật tự của các thành tố phụ sau trong cấu tạo
của ngữ động từ tiếng Việt. Luận án thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại
học Sư phạm TP. HCM.
31. Nguyễn Như Ý chủ biên (1999). Đại từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Văn hóa
thông tin.
32. Nguyễn Tài Cẩn (1975). Ngữ pháp tiếng Việt – Tiếng, Từ ghép, Đoản
ngữ. Hà Nội: Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
33. Nguyễn Thị Quy (1995). Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của
nó. Hà Nội: Khoa học xã hội.
34. Nguyễn Thị Thu Thủy (2007). Câu ngôn hành trong tiếng Việt và tiếng
Anh (ý nghĩa hành động cầu khiến và cam kết). Luận văn Thạc sĩ
khoa học ngữ văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM.
35. Nguyễn Thiện Giáp (2000). Dụng học Việt ngữ. Hà Nội: Đại học Quốc
gia.
36. Nguyễn Thiện Giáp chủ biên (2005). Lược sử Việt ngữ học, tập 1. Hà
Nội: Giáo dục.
37. Nguyễn Văn Lập (2005). Nghi thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết
hành vi ngôn ngữ (so sánh với tiếng Anh). Luận văn TS Ngữ văn,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM.
38. Nguyễn Văn Tu (2001). Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Giáo
dục.
39. Võ Thị Ngọc Duyên (1999). Một số vấn đề động từ ngữ vi trong tiếng
Việt. Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn TP. HCM.
40. Wierbieka, Anna (1987). English Speech Act Verbs. Sydney, Orlando:
Academic Press.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
LỮ THỊ TRÀ GIANG
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS Hoàng Dũng – người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn thạc sĩ này.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Lữ Thị Trà Giang
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 1: VỊ TỪ NGÔN HÀNH TIẾNG VIỆT – ĐẶC ĐIỂM
NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG
1.1. Hành động ngôn từ và câu ngôn hành ............................................. 14
1.1.1. Hành động ngôn từ .................................................................... 14
1.1.2. Câu ngôn hành .......................................................................... 17
1.2. Vị từ ngôn hành ............................................................................ 20
1.3. Ngữ nghĩa – ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt ................ 21
Chương 2: TỪ ĐIỂN VỊ TỪ NGÔN HÀNH TIẾNG VIỆT ............. 26
KẾT LUẬN ............................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 90
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH020.pdf