Luận văn Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại

MS: LVVH-VHNN018 SỐ TRANG: 138 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1 . Huyền thoại và vai trò của huyền thoại trong sáng tác văn học 1.2 . Toni Morrison – nhà văn của những thân phận nô lệ cùng khổ 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Lịch sử vấn đề 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Bố cục của luận văn 6. Những đóng góp mới của luận văn CHƯƠNG 1: HUYỀN THOẠI – THUẬT NGỮ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1.Giới thuyết về khái niệm 1.1.1. Huyền thoại 1.1.2. Cổ mẫu và ý nghĩa của “những biểu tượng mang tính hằng số” 1.2. Cổ mẫu trong Người yêu dấu 1.2.1. Các hình ảnh 1.2.2. Các motif CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ VĨ ĐẠI VÀ NHỮNG KHỔ NẠN 2.1. Nguyên lí tính Mẫu trong huyền thoại phương Đông và phương Tây 2.1.1. Biểu tượng của sự khởi thủy và quyền lực tối thượng 2.1.2. Biểu tượng của sự trù phú, thịnh vượng 2.1.3. Nạn nhân của sự thiếu công bằng nơi Thượng Đế 2.2. Người mẹ vĩ đại và những khổ nạn trong Người yêu dấu 2.2.1. Baby Suggs thần thánh 2.2.2. Sethe và khát vọng vươn đến tự do, hạnh phúc CHƯƠNG 3: SỰ HIẾN TẾ VÀ TÁI SINH TRONG NGƯỜI YÊU DẤU 3.1. Hiến tế - Tái sinh như là đề tài gốc huyền thoại 3.1.1. Hiến tế - lễ thức thiêng liêng của tín ngưỡng nguyên thủy 3.1.2. Tái sinh – yếu tố tương hỗ trong định thức “chết đi – sống lại” 3.2. Hiến tế - Tái sinh như là một motif trung tâm trong Người yêu dấu 3.2.1. Những con người không mang tầm vóc người và những thân phận bị hiến tế 3.2.2. Người yêu dấu và các cấp độ tái sinh KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf138 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n – một gốc cây không xa những bậc thềm của ngôi nhà 124. Vào lúc đó, giữ cho mắt khỏi nhắm lại không phải là việc quá khó khăn. Cô có thể giữ được như vậy tới hai phút, hoặc hơn. Cổ cô, chu vi không rộng hơn cái đĩa đựng tách, gục xuống và đầu cô chạm vào lớp đăng ten viền váy. Những người đàn bà nốc champagne không vì lí do gì cũng có thể giống như thế. Mũ rơm gãy vành thường lệch sang bên và họ đi xiêu vẹo ở những nơi công cộng, giầy thì tháo ra. Thế nhưng da họ không giống như da người phụ nữ đang thở dốc gần bậc thềm ngôi nhà 124 kia. Cô có làn da trẻ trung, mịn màng và không gợn một nếp nhăn, kể cả nơi đốt ngón tay. [41, tr. 86-87] Kể từ khi có sự hiện diện của người con gái với tên gọi Beloved, cái tên chỉ những ai liên quan đến nó mới thấu hiểu, cái tên gợi nên những điều bị rũ bỏ của cá nhân, gợi nên một quá khứ đau thương của cả dân tộc mà họ không bao giờ muốn nhớ đến, gọi tên hay đối diện. Beloved xuất hiện với vẻ ngoài siêu thực mang những đặc điểm của giây phút cô lìa đời: hơi thở khò khè, khó nhọc như người mắc bệnh hen, đôi bàn tay không có đường chỉ, nước da mịn màng như da trẻ con, ánh nhìn vô hồn, chiếc cổ cứ ngoẹo xuống như chực lìa khỏi thân mình, đầu luôn tựa vào lòng bàn tay như thể nó quá nặng, đôi mí mắt cứ díu lại và toàn thân ướt sũng. Thiếu sinh khí, Beloved vẫn không thay đổi kể từ thời khắc bị tước mất sự sống. Duy chỉ có một điều khá đặc biệt là tuy không tồn tại trong đời thực nhưng đứa trẻ này vẫn lớn từng ngày như thể luôn song hành cùng cuộc sống của mọi người nơi “dương thế”. Để có một cuộc tái sinh đầy khó nhọc, con ma trẻ con, bằng mọi cách, đã chứng tỏ sự “tồn tại” của mình trong ngôi nhà 124. Beloved hiện diện qua nỗi ám ảnh về cái chết của đứa trẻ hằng ngày vẫn không thôi dày vò Sethe, khiến cho mặc dù chị không muốn nhớ, mặc dù chị vẫn đinh ninh một cách tự kỉ rằng cái chết của con gái là cách tốt nhất để giải thoát cho nó thì hồi ức vẫn ngoan cố không buông tha chị. Trong nguyên tác của Người yêu dấu, nhà văn đã rất tinh tế khi dùng từ “rememory” chứ không phải “remember” để chỉ sự trở lại của kí ức. Ai cũng biết rằng đối với những người mang thân phận nô lệ, quá khứ là một điều cần phải nhanh chóng lãng quên. Họ sợ khi đối diện với nó và xấu hổ khi vô tình nghe ai đó nhắc về nó. Những chuỗi ngày nhục nhằn ấy chỉ có thể tồn tại trong họ, ám ảnh họ như quãng “hồi ức” nặng nề mà họ phải đeo mang, hoàn toàn không phải là những kỉ niệm ngọt ngào để đôi lúc nhàn rỗi khiến họ “nhớ lại”. Chính vì vậy mà kí ức của họ cần phải được phục hồi dần dần dưới sự tác động của ngoại lực. Quá trình tìm về với những gì đã qua cũng chính là quá trình họ tìm lại bản thân mình. Nét nghĩa “chủ động” và “đột hiện” trong động từ “remember” (nhớ lại) hoàn toàn không phù hợp với tâm lí của người da màu, cả trong tiểu thuyết lẫn ngoài đời thực. Sự tái hiện của Beloved không chỉ gắn kết giữa tổ tiên và con cháu mà còn thiết lập nên mối liên hệ giữa cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng những người da đen. Và tính cố kết cộng đồng cũng chính là điểm mấu chốt mà Toni Morrison muốn khơi dậy trong hầu hết tiểu thuyết của bà. Tồn tại qua hồi ức của Sethe và những người thân khác, Beloved còn hiện diện trong lời kể, sự bàn tán của mọi người trước cái chết bất thường của cô. Những người hàng xóm tuy vẫn nhớ, vẫn kinh hãi trước cảnh tượng mà họ trông thấy cách đó mười tám năm, họ vẫn không ngớt xì xào về hành vi “tàn nhẫn” của người mẹ trẻ nhưng tất cả đều nằm ngoài phạm vi của ngôi nhà 124. Họ không dám tiếp xúc với những người trong gia đình sau sự kiện kinh khủng ấy và những người phụ nữ cùng với lũ trẻ của 124 cũng tự khép chặt đời mình sau cánh cửa của ngôi nhà chứa đầy sự ngột ngạt. Tất cả, từ sự quấy nhiễu của hồn ma đến thái độ sống tiêu cực của mọi thành viên trong gia đình đã tạo nên bầu không khí u ám và tràn ngập thù hận. Lúc nào ngôi nhà cũng bị vây bủa trong một thứ ánh sáng đỏ ma quái, khiến cho mọi người khi có việc ngang qua đây đều cho ngựa phi nước kiệu và xem đó là việc phải làm. Tuy nhiên, không cam lòng với những thoáng hiện trong phút chốc, con ma trẻ con ngày càng tỏ ra khó chịu và bằng mọi cách chứng tỏ sự hiện hữu của nó trong ngôi nhà. Đầu tiên là sự xuất hiện của những dấu hiệu kì lạ: bàn ghế tự chuyển động, chén bát tự xê dịch, “tấm gương tự dưng vỡ tan khi con mắt nhìn vào nó” [41, tr. 09], chiếc bánh ngọt của Howard hằn những dấu tay tí xíu,… Tất cả đều bị coi là điềm gở cho những người trong gia đình: Denver trở nên khiếm thính sau khi nghe thuật lại cái chết khủng khiếp của chị, Howard và Buglar vì quá sợ hãi trước sự “trả thù” của hồn ma cũng như ngày càng xa cách mẹ nên đã bỏ nhà ra đi. Ít lâu sau đó, Baby Suggs ngã bệnh và chìm đắm trong những suy tưởng về màu sắc. Sethe xa lánh hẳn thế giới xung quanh, trói chặt đời mình với kí ức đau buồn, tìm sự thanh thản trong những lời cầu nguyện. Sau đó là sự chứng kiến của Denver khi có một cái bóng trắng, dấu hiệu hiện sinh đầu tiên của “hồn ma”, ôm ngang người Sethe trong lúc chị mặc niệm. Tần số các hiện tượng bí hiểm xuất hiện ngày càng liên tục và dữ dội. Tiếp nối những sự kiện bất thường là những cuộc chiến quyết liệt giữa Paul D, người đàn ông mang lại luồng sinh khí mới cho ngôi nhà, người quyết tâm giúp Sethe rời xa kí ức, và hồn ma của đứa trẻ, nhân vật luôn cố hết sức buộc chặt Sethe với quá khứ bất hạnh. Beloved xuất hiện đúng lúc 124 sạch không còn một bóng ma quỉ, và đã bắt đầu ra hình thù một cuộc sống. Khi 124 đã tạm quên đi những ngày tháng u ám thì cũng là lúc đứa trẻ hoàn tất cuộc tái sinh đầy đau đớn của nó. Nỗi ám ảnh của quá khứ đã được vật chất hóa qua sự hiện hữu của Beloved. Beloved xuất hiện như để báo hiệu cho sự hoàn tất của “công cuộc tái sinh” đồng thời đánh dấu một thời kì mới sau khi hồn ma “chính thức hiện hình”. Đó là một chặng đường dài từ sự cảm nhận mơ hồ của các giác quan đến cuối cùng là sự hiện hữu bằng xương bằng thịt của một cơ thể sống. Con ma trẻ con trở lại dưới hình hài của một thiếu nữ hai mươi tuổi với nước da mịn màng nhưng thiếu sinh khí. Beloved hiện diện như chưa hề biến mất với quyết tâm đòi lại tình mẫu tử. Quá khứ vô hình đã trở lại bằng xương bằng thịt thử thách lòng dũng cảm của con người khi đối diện với nó. Trong toàn bộ tác phẩm, Beloved là một hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa đặc biệt. Cô là biểu tượng gợi nhớ đến một sự kiện hãi hùng đồng thời cũng là nhân chứng “sống” mà quá khứ “gửi” đến hiện tại tượng trưng cho giai đoạn đau thương nhất của người dân Phi châu sinh sống trên đất Mĩ. Lời kể của Beloved về “nơi ở” của cô trước khi đến 124 cũng trùng khớp sự thật bên trong những chuyến tàu buôn nô lệ: cách người ta xếp những con người chẳng khác nào xếp cá vào hộp theo kiểu úp thìa nhằm tiết kiệm tối đa diện tích, những khoang tàu bẩn thỉu, ngập nước, những xác người chết xen lẫn với người sống cùng chịu đựng một bầu không khí oi bức, ngột ngạt, bỏng rát… Sự đan xen giữ thực và ảo, giữa hiện tại và những tiếng đồng vọng của quá khứ càng khiến cho sự hiện hữu của Beloved trở nên khó lí giải. Sự quấy nhiễu của hồn ma trẻ con trong căn nhà màu xám trắng trên đường Bluestone cũng tương tự như quá khứ ấy đang từng giờ, từng phút vẫn không ngừng quẫy đạp đòi hỏi một thái độ nhìn nhận khác thay vì những ánh mắt lảng tránh, xấu hổ. Người Mĩ gốc Phi, chỉ có dũng cảm đối mặt với kí ức, quyết tâm chữa trị tận gốc căn bệnh “mất trí nhớ toàn quốc”, chỉ khi nào họ tự hào với nòi giống mình, tự trân trọng lịch sử dân tộc mình cho dù quá khứ ấy có tươi sáng hay đen tối đi nữa thì khi ấy họ mới có thể nhận được sự tôn trọng của những người không cùng sắc tộc, mới có thể ngẩng cao đầu hướng đến tương lai, tự tay khép lại những chuỗi ngày u ám đã qua. Trong Người yêu dấu, Beloved xuất hiện như một đại diện đến từ quá khứ với quyết tâm đòi hỏi một thái độ sòng phẳng khi nhìn nhận và đánh giá lịch sử. Theo quan niệm của người Yoruba ở Nigeria, Tây Phi, ông bà tổ tiên hiện diện khắp mọi nơi: trong lòng đất, trong không khí và cả trong con cháu của họ. Sự “tồn tại” của họ là mối dây liên kết những “linh hồn” ở hiện tại với những “linh hồn” của quá khứ. Những lời giáo huấn của họ vượt cả không gian và thời gian – để đến với con cháu. Họ có thể là những vị thánh hoặc là thành viên trong các gia đình có người đã khuất. Họ có khả năng đến được với thế giới trần tục. Họ chính là tổ tiên. Trong Người yêu dấu, khi thế hệ hiện tại tỏ thái độ quay lưng hoặc lẩn tránh quá khứ thì ngay lập tức quá khứ được tái hiện, được vật chất hóa qua hình ảnh của một đứa trẻ. Beloved không còn là bóng ma vô hình ra sức gây chú ý nữa mà đã hiện hữu và đang tham lam chiếm đoạt tình cảm của mọi người. Beloved hiện sinh cũng đồng nghĩa với sự sống của Sethe đang ngày càng cạn kiệt. Chị ra sức bù đắp tình thương cho đứa con gái mà chị biết chắc là đứa trẻ bất hạnh năm xưa khi nó vừa xuất hiện trước mặt chị. Mặc cho Beloved chi phối mọi người bằng sức mạnh ma quái của nó, mặc cho những hờn giận của của con ma trẻ con đang tàn phá ngôi nhà, Sethe chấp nhận tất cả. Giữa Sethe và Beloved dường như có sợi dây vô hình ràng buộc, cho dù họ có hiện hữu bên nhau hay không. Văn hóa Phi châu gọi tên sự gắn bó giữa mẹ và con gái theo kiểu như vậy là “mối quan hệ Àjé”. Theo An abiku – ogbanje Atlas: a pre-text for rereading Soyinka’s Ake and Morrison’s Beloved [96], trong ngôn ngữ của người Yoruba, Beloved là một abiku, tức là một linh hồn trẻ con mà số phận đã định sẵn phải tuân theo qui luật: bị chết sớm và được tái sinh với cùng một người mẹ. Sau khi một đứa trẻ abiku qua đời, bố mẹ của đứa bé ấy sẽ đánh dấu lên cơ thể nó trước khi chôn cất vì như vậy đến khi đứa trẻ tái sinh thì sẽ dễ dàng được cha mẹ nhận biết. Trong Người yêu dấu, Toni Morrison đã đưa ra nhiều dấu hiệu khiến độc giả tin rằng bà đã chịu ảnh hưởng khá lớn bởi tập tục dân gian này: thứ nhất, đứa con gái bị giết của Sethe được “sinh ra” hai lần với cùng một người mẹ. Thứ hai, khi Beloved ngoi lên từ trong nước, biểu tượng của sự vỡ ối, cô mang những đặc điểm của một đứa trẻ (như đã được phân tích). Thứ ba, trước khi giết Beloved, móng tay của Sethe đã cào trúng đầu đứa bé và những dấu vết này xuất hiện trên trán của Beloved khi cô tái sinh. Cuối cùng, đứa trẻ abiku xuất hiện với mục đích dày vò người đã sinh ra nó, Sethe, vì “tội ác” của chị. Hồn ma của đứa trẻ trút giận vào cuộc sống của những người trong gia đình Baby Suggs, đặc biệt là Sethe. Trong đức tin của người châu Phi, sự dằn vặt của tạo hóa như thế này sẽ diễn ra khi con người phạm phải một tội ác nào đó chống lại Thượng Đế hoặc chống lại toàn nhân loại. Vì thế, nỗi đau khổ này xem như một sự trừng phạt. Có lẽ, “tội” của Sethe là quá yêu các con của mình. Tình yêu đó vĩ đại đến nỗi đủ sức giết chết chúng. Hoặc giả, sai lầm duy nhất của cô là đã chủ ý quên đi hành động khủng khiếp mà cô đã thực hiện trong quá khứ khiến cho bây giờ hậu quả đến với cô còn nặng nề hơn gấp bội. Cho dù bị mọi người cố tình chối bỏ thì Beloved, đứa trẻ bất hạnh của quá khứ vẫn ám ảnh hiện tại và yêu cầu được thừa nhận, được yêu thương. Sự hiện hữu mỏng manh, yếu ớt nhưng cũng vô cùng quyết liệt của cô như khẳng định chân lí về tính trường tồn của sự thật, khi mà “một cái đụng chạm nhẹ như tơ” của cô dành cho mẹ “song lại chứa chan bao đòi hỏi” [41, tr. 98]. Tình thương yêu vô bờ của Sethe dành cho đứa con bất hạnh là một sự thật, hành động giết con của chị cũng là thật và hiện tại đứa con ấy đang trở về để được che chở cũng không thể phủ nhận. Với chị, hiện tại chỉ có một điều có ý nghĩa và quan trọng nhất, đó là làm thế nào để Beloved hiểu rằng xưa kia chị tước đoạt mạng sống của nó hoàn toàn xuất phát từ tình mẫu tử. Thời điểm tái sinh của Beloved cũng đồng nghĩa với giây phút Sethe bắt đầu thực hiện cuộc “thanh tẩy” và “chuộc tội”. Càng ngày, vì con, Sethe càng suy kiệt, còn Beloved lại càng “sáng ngời và bóng bẩy” [41, tr. 107]. Hai người đã “thế vai” cho nhau một cách tự nguyện. Có Beloved, tình mẫu tử trong Sethe càng lớn hơn bao giờ hết với quyết tâm bù đắp những mất mát của con. Và thứ tình cảm thiêng liêng ấy một lần nữa lại làm đau chị. Sethe ngày càng nhỏ thó như một đứa trẻ, còn Beloved, đứa con gái yếu ớt ngày nào giờ đây, với sự khát khao tình cảm vô độ, đã khiến cho mọi người trong ngôi nhà 124, nhất là Sethe, không còn kiểm soát được lí trí và hành vi của mình. Nếu hiểu hiến tế như là sự hủy diệt thì từ khi Beloved xuất hiện, Sethe đã dần mất đi sự sống: “bất kì ở đâu, Sethe cũng bị đôi mắt của Beloved liếm, nếm và gặm nhấm” [41, tr. 97]. Một lần nữa, “hiến tế” và “tái sinh” lại đi đôi với nhau để chứng tỏ rằng sáng tạo và hủy diệt vẫn là qui luật bất di bất dịch của vũ trụ. Beloved xuất hiện một cách đường đột và nghiễm nhiên chiếm cảm tình của tất cả mọi người trong nhà bằng yêu sách của cô, trừ Paul D. Thế nhưng không ai có ý định làm rõ sự bí ẩn đằng sau cô gái này mà mặc nhiên chấp nhận cô như một thành viên của gia đình. Họ ra sức chăm sóc, lo lắng, bù đắp cho cô như thể họ thừa biết (hoặc không cần biết) tất cả bí ẩn xung quanh cô gái, như thể đối với họ tình cảnh lang thang của người nô lệ (như họ) là rất đỗi thường tình, và trong những tháng năm tang tóc này, sự sống và cái chết đều trở nên vô nghĩa, hiến sinh và hiện sinh chỉ khác nhau về tên gọi. Đây cũng là một trong những nguyên tắc sáng tác của khuynh hướng huyền thoại hóa trong văn học. Trong thế giới hiện đại, cái bất thường trở nên bình thường và được mọi người mặc nhiên chấp nhận như một lẽ tất yếu. Mỗi một sự “biến dạng” trong cuộc sống đều chứa một thông điệp. Tuy nhiên, thông điệp ấy không nằm trong đặc điểm của hình tượng mà ngầm ẩn phía sau những biến dị, đòi hỏi sự suy ngẫm của độc giả. Sự tái sinh của Beloved đồng thời tái sinh luôn cả kí ức của Sethe, Paul D và Denver mà bấy lâu họ cố tình né tránh. Chiếc hộp thiếc đựng những “kỉ vật” của quãng đời nô lệ giấu trong ngực Paul D đã cầm tù suy nghĩ của anh suốt bao năm qua. Bài báo đưa tin về “tội ác” của Sethe đã dựng nên một thứ chấn song vững chắc hơn mọi song sắt nhà tù đã ngăn mọi người mở lòng với chị. Những lời bàn tán của mọi người về cái chết của Beloved là những âm thanh cuối cùng của cuộc sống mà Denver có thể nghe được. Và “cái gì chết đi muốn sống lại đều phải qua cảm giác đau hết” [41, tr. 63]. Kí ức bấy lâu tưởng như bị chôn vùi mãi mãi đã đột nhiên bật dậy “hồi sinh” một cách mãnh liệt, làm đau mọi người và thậm chí có nguy cơ tước đoạt sự sống của họ. Sethe, Paul D, Denver và tất cả những người nô lệ khác chỉ thực sự được hồi sinh khi họ đủ can đảm “nhớ lại” tất cả những gì đã bị đào sâu chôn chặt trong tiềm thức và đủ dũng khí khơi dậy thứ tình cảm bấy lâu tưởng như đã chết trong họ. Chỉ có tình đồng loại, chỉ có sự đoàn kết và sức mạnh tập thể mới đủ sức xua đi mọi u ám và lấy lại “sinh khí” mà họ đã tự để mất quá lâu. Sự hiện hữu của Beloved dưới hình hài của một cơ thể sống vừa như thách thức ngạo nghễ của quá khứ trước sự bất lực của hiện tại vừa như van nài một thái độ nhìn nhận tích cực đối với những tháng ngày đã qua. Con người không sống bằng quá khứ nhưng cũng không được quay lưng với quá khứ. Beloved, cái tên gọi vang cả kí ức, đã gợi nhớ lại một huyền thoại của người Yoruba. Chuyện kể rằng con khỉ một hôm đã buông lời xúc phạm sư tử và bảo rằng đó là những lời nói mà nó nghe được từ con voi, nhằm khiến cho sư tử và voi đánh nhau. Cũng tương tự, sự hiện diện đầy ma lực của Beloved chính là nguyên nhân gây nên những cuộc xung đột trong gia đình. Và Beloved chỉ chết một lần nữa, chết thực sự khi toàn bộ sức mạnh được tập hợp lại, từ sức mạnh hiện tại đến sức mạnh của tổ tiên trong quá khứ. Beloved ra đi sau khi những mất mát của cô được bù đắp phần nào. Sự “hiến tế” và “tái sinh” trong Người yêu dấu không bị bó hẹp trong ý nghĩa thông thường của nó. “Hiến tế” không diễn ra trong khoảnh khắc mà là sự “tự hủy diệt” dần bản thân, không phải đối với cá nhân mà là sự tồn vong của cả dân tộc. Cũng như vậy, “tái sinh” không mang ý nghĩa “sự sống lại của một sinh thể” mà là “tái sinh kí ức”, qua đó “tái sinh” ý chí, niềm tin và nghị lực cho cả cộng đồng. Paul D được “tái sinh” theo nghĩa như vậy. Những kỉ niệm trong Sethe, Denver, Stamp Paid,… cũng được “tái sinh” theo nghĩa như vậy. Người yêu dấu đã cho ta một bài học quí báu về thái độ nhìn nhận lịch sử: Nếu con người quay lưng với quá khứ vì một lí do nào đó thì sẽ phải đối mặt với những “tặng vật” chẳng mấy ngọt ngào do tương lai đáp trả. Đây không phải là một câu chuyện ma nhằm hù dọa độc giả mà là một khúc ca bi tráng của cả dân tộc Phi châu, đặc biệt là dành cho những người Phi trên đất Mĩ. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Từ khởi thủy cho đến tận ngày nay, huyền thoại luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân loại và đã để lại dấu ấn khá rõ nét trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như tôn giáo, triết học, nghệ thuật… Khi “đi vào” văn học, huyền thoại đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt và sức lan tỏa rộng khắp đối với tất cả các dân tộc trên thế giới. Các hệ huyền thoại trên thế giới vì được hình thành tùy thuộc vào bản sắc văn hóa của mỗi vùng đất sản sinh ra nó nên sự khác biệt giữa chúng là điều tất yếu. Tuy vậy quá trình tương tác giữa các nền văn hóa đã hình thành nên không ít nét tương đồng. Điều này khiến cho các dân tộc trên thế giới hiểu nhau nhiều hơn để từ đó càng thêm hiểu chính mình. Huyền thoại đi qua nhường địa hạt văn học cho các thể loại khác như sử thi, cổ tích, ngụ ngôn,… và sau đó đã tái xuất hiện một cách mạnh mẽ trong giai đoạn văn học cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX như một minh chứng thuyết phục cho sự trường tồn của những gì thuộc về “chân giá trị”. Hòa theo khuynh hướng huyền thoại hóa của giai đoạn văn học giao thoa giữa hai thế kỉ XIX, XX, tiểu thuyết của Toni Morrison được nhìn nhận là một phản ứng quyết liệt trước những bất công không chỉ trong quá khứ mà cả dân tộc châu Phi phải gánh chịu, đồng thời đòi hỏi một thái độ công bằng khi nhìn nhận lịch sử. Người yêu dấu, một trong số những tiểu thuyết gây được tiếng vang của bà đã chuyển tải tinh thần trên một cách thuyết phục. “Huyền thoại hóa văn học”, mượn quá khứ để nói về hiện tại, tác phẩm đã được nâng lên một tầm vóc mới, không chỉ là một tiểu thuyết phản ánh các vấn đề chính trị mà còn có mối liên kết chặt chẽ với không khí cổ xưa, từ đó câu chuyện được kể không còn là vấn đề của một cá nhân hay dân tộc nữa mà đã mang tính nhân loại. 2. Với Người yêu dấu, huyền thoại đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình bằng cách vẫn không thôi đồng vọng vào các sáng tác văn học hiện đại qua các hình ảnh và motif mang tính cổ mẫu. Người yêu dấu là một trong số những tác phẩm vay mượn thành công cổ mẫu nhằm phục vụ hiệu quả cho nội dung mà tác phẩm thể hiện. Đi vào tiểu thuyết hiện đại, biểu tượng huyền thoại được trao cho những lớp nghĩa mới bên cạnh những vỉa tầng ý nghĩa vốn đã vô cùng phong phú tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Bên cạnh đó, việc vận dụng linh hoạt các huyền tích đã khiến cho tác phẩm vượt ra khỏi tầm vóc của một bài tường thuật khô khan về lịch sử mà trở nên vô cùng lung linh, kì ảo bởi sự đa thanh, đa nghĩa do huyền thoại mang lại. 3. Người yêu dấu là bài ca ca ngợi hình ảnh của những người nữ nô lệ da đen vĩ đại và bày tỏ sự đồng cảm với những bất hạnh mà họ phải chịu đựng. Tiếp nối truyền thống đề cao người phụ nữ trong văn hóa dân gian châu Phi kết hợp với những sự kiện mang đậm hơi thở hiện đại, Toni Morrison đã viết nên một thiên tiểu thuyết giàu xúc cảm về những người bà, người mẹ mang thân phận nô lệ nhưng trong họ vẫn tiềm tàng những tính cách vĩ đại vốn đã được hình thành trong “nguyên lí tính Mẫu”, dù trong hoàn cảnh khó khăn của dân tộc thì những đức tính ấy vẫn tỏa sáng và thậm chí còn được phát huy hơn bao giờ hết. Trong tác phẩm, ta thấy được những đại diện tiêu biểu của họ là Baby Suggs và Sethe Suggs, hai thế hệ trong cùng một gia đình, được gắn kết với nhau bởi truyền thống bi hùng của dân tộc. Ngoài ra, đó còn là Denver, và đặc biệt là Beloved, một biểu tượng nghệ thuật đa nghĩa cùng vô vàn những người phụ nữ khác, hữu danh hoặc vô danh. Người yêu dấu là bài ca của người phụ nữ dâng tặng người phụ nữ bày tỏ sự nghiêng mình trước tất cả những gì mà họ đã kiên cường chịu đựng. 4. Thông qua sự hiến tế và tái sinh trong Người yêu dấu, một thời kì đen tối của các dân tộc Phi châu lại hiện về và mang giá trị tố cáo mạnh mẽ. Không chỉ là khúc tráng ca, tác phẩm còn là một lời cảnh báo trực diện dành cho những ai đã từng cam chịu số phận nô lệ và cho cả những ai là hậu duệ của một dân tộc đau thương. Họ, những người Phi sống trên đất Mĩ nếu không dũng cảm đối diện với sự thật đã được lịch sử ghi nhận thì chính họ sẽ tước mất tương lai của bản thân và của những thế hệ con cháu kế tiếp. Người yêu dấu không phải là câu chuyện ma thông thường để hù dọa độc giả, cũng không phải là sự tái hiện đơn thuần các cổ mẫu theo phong trào “huyền thoại hóa” trong văn học của thế kỉ XIX, XX, mà thông qua những giá trị ngỡ như xưa cũ ấy, tác giả đã tạo nên mối dây ràng buộc, không thể chối bỏ giữa quá khứ - hiện tại và tương lai, giữa truyền thống của tổ tiên và sự gìn giữ, tiếp nối của các thế hệ con cháu, qua đó kêu gọi thái độ trân trọng trong đánh giá và nhìn nhận lịch sử. 5. Không chỉ với Người yêu dấu, Toni Morrison mới chứng tỏ khả năng bậc thầy trong việc vận dụng thủ pháp tái huyền thoại hóa trong văn học, trong việc kế thừa và phát huy tinh hoa của các nhà văn đi trước mà ở tất cả các tiểu thuyết của bà, độc giả đều cảm nhận bàng bạc một không khí huyền thoại. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng luận văn chỉ là bước tiếp cận sơ khởi về sáng tác của nữ tiểu thuyết gia này dưới góc độ huyền thoại. Và cũng vì ở giai đoạn tìm hiểu ban đầu nên luận văn khó tránh khỏi sai sót, chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành để những công trình nghiên cứu tiếp theo sẽ trở nên toàn diện hơn. Chúng tôi cũng mong sẽ có cơ hội phát triển những thành quả dù rất nhỏ bé ban đầu lên một tầm cao hơn trong những công trình nghiên cứu kế tiếp. KIẾN NGHỊ Trong bức tranh nhiều màu sắc của nền văn học đa văn hóa Mĩ, văn học Mĩ da đen chiếm một vị trí khá quan trọng và đã đạt được những thành quả đáng kể. Vì những đóng góp của Toni Morrison – một nhà văn Mĩ gốc Phi – đối với thể loại tiểu thuyết nói chung cũng như khuynh hướng “huyền thoại hóa” trong văn học thế kỉ XIX, XX nói riêng, chúng tôi nghĩ rằng nên giới thiệu về nữ tiểu thuyết gia này trong chương trình đào tạo ở bậc đại học trong phần Văn học phương Tây, cụ thể là Văn học Mĩ, qua đó cung cấp cho sinh viên một bức tranh toàn diện hơn về văn học Mĩ nói chung, tiểu thuyết Mĩ gốc Phi nói riêng – một mảng văn học đặc sắc góp phần tạo nên thành công của văn học Mĩ trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Aristote (2007), Nghệ thuật thơ ca, nhiều người dịch, Nxb. Lao Động, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Bakhtin, M. (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu, Nxb. Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 4. Bakhtin, M. (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử - Lại Nguyên Ân - Vương Trí Nhàn dịch, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 5. Barthes, R. (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, Nxb. Tri Thức, Hà Nội. 6. Lê Huy Bắc (biên tập và giới thiệu - 2004), Phê bình – Lí luận văn học Anh – Mĩ, Tập 1, Nxb. Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 8. Chevalier, J. – Gheerbrant, A. (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư chủ biên, Nxb. Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Đào Ngọc Chương (2008), Phê bình huyền thoại, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 10. Lê Đình Cúc (2001), Văn học Mỹ - Mấy vấn đề và tác giả, Tập 1, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. 11. Lê Đình Cúc (biên soạn - 2007), Lịch sử văn học Mĩ, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Đức Đàn (1996), Hành trình văn học Mĩ, Nxb. Văn Học, Hà Nội. 14. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 15. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb. Văn Học, Hà Nội. 16. Hà Minh Đức (chủ biên - 2002), Lí luận văn học, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 17. Nguyễn Trung Đức (1995), Hiệu quả nghệ thuật của Không – Thời gian trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G. G. Mackêt, Tạp chí Văn học (1), tr.28-31. 18. Eliade, M. (2005), Cái thiêng và cái phàm, Huyền Giang dịch - Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Tạp chí Văn học nước ngoài (1-2), tr.186-211, tr.198-222. 19. Faulkner, W. (2007), Âm thanh và cuồng nộ, Phan Đan - Phan Linh Lan dịch, Nxb. Văn Học, Hà Nội. 20. Frazer, J. G. (2007), Cành vàng, Ngô Bình Lâm dịch, Nxb. Văn Hóa - Thông Tin, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật, Hà Nội. 21. Hamilton, E. (2004), Huyền thoại phương Tây, Chương Ngọc dịch, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội. 22. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên – 2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995), Lí luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 24. Lưu Hiệp (2007), Văn tâm điêu long, Phan Ngọc dịch, Nxb. Lao Động, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 25. Lê Huy Hòa - Nguyễn Văn Bình (biên soạn - 2006), Những bậc thầy văn chương, Nxb. Lao Động, Hà Nội. 26. Đoàn Tử Huyến (chủ biên - 2007), 108 tác phẩm văn học thế kỉ XX – XXI, Nxb. Lao Động, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 27. Ilin, I. P. – Tzurganova, E. A. (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ 20, Đào Tuấn Ảnh dịch, Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Jung, C. G. (2000), Bí ẩn của những siêu mẫu, Ngân Xuyên dịch, trong: S. Freud – Jung, C. G. – Bachelard, G. – Tucci, G. – Dundes, V., Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, nhiều người dịch, Nxb. Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội, tr.49-84. 29. Jung, C. G. (2007), Thăm dò tiềm thức, Vũ Đình Lưu dịch, Nxb. Tri Thức, Hà Nội. 30. Kafka, F. (2003), Tuyển tập tác phẩm, nhiều người dịch, Nxb. Hội Nhà văn, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 31. Đinh Gia Khánh (chủ biên - 2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Phương Khánh (2008), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. 33. Nguyễn Phương Khánh (2008), Cấu trúc xoay vòng trong tiểu thuyết “Người yêu dấu” của Toni Morrison, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (05), Đại học Đà Nẵng, tr.96-106. 34. Nguyễn Văn Khỏa (2006), Thần thoại Hi Lạp (trọn bộ), Nxb. Văn Học, Hà Nội. 35. Phương Lựu (chủ biên - 1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 36. Phương Lựu (2001), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb. Văn Học, Hà Nội. 37. Jean – Lyotard, F. (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Ngân Xyên dịch - Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu, Nxb. Tri Thức, Hà Nội. 38. Márquez, G. G. (2003), Trăm năm cô đơn, Nguyễn Trung Đức - Phạm Đình Lợi - Nguyễn Quốc Dũng dịch, Nxb. Văn Học, Hà Nội. 39. Meletinsky, E. M. (2004), Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn - Song Mộc dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 40. Morrison, T. (1995), Mắt biếc, Phan Quang Định dịch, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 41. Morrison, T. (2007), Người yêu dấu, Nguyễn Hải Hà - Nguyễn Thanh Tâm dịch, Nxb. Văn Học, Hà Nội. 42. Morrison, T. (2008), Thương, Hồ Như dịch, Nxb. Phụ Nữ, Thành phố Hồ Chí Minh. 43. Hữu Ngọc (2006), Hồ sơ văn hóa Mĩ, Nxb. Thế Giới, Hà Nội. 44. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên - 2002), Văn học Việt Nam, Văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu, Nxb. Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 45. Nhiều người dịch (2007), Truyện cổ châu Phi, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội. 46. Nhiều tác giả (1997), Almanach – Những nền văn minh thế giới, Nxb. Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội. 47. Nhiều tác giả (2004), Văn học phương Tây, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 48. Nhiều tác giả (2007), Huyền thoại và văn học, Nxb. Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 49. Oppenheimer, S. (2005), Địa đàng ở phương Đông, Lê Sĩ Giảng - Hoàng Thị Hà dịch, Nxb. Lao động, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 50. Hoàng Phê (chủ biên - 2003), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Đà Nẵng. 51. Đắc Sơn (1996), Đại cương văn học sử Hoa Kì, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 52. Storm, R. (2003), Huyền thoại phương Đông, Chương Ngọc dịch, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội. 53. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Trung tâm thông tin Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 54. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Vụ giáo viên, Hà Nội. 55. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội. 56. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 57. Trần Đình Sử (chủ biên - 2008), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, Phần 2, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 58. Lê Văn Sự (2000), Văn học Mĩ – Lược sử và trích giảng, Nxb. Đồng Nai. 59. Nguyễn Thị Hiếu Thiện (2003), Con đường tới tự do của người Mỹ da đen trong nghệ thuật tiểu thuyết Toni Morrison, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 60. Nguyễn Thị Hiếu Thiện (2003), Bí ẩn của những con số trong tiểu thuyết “Người yêu dấu” của Toni Morrison, Tạp chí Khoa học, (31), Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr.116-122. 61. Nguyễn Thị Hiếu Thiện (2003), Toni Morrison – Nữ văn sĩ da đen đầu tiên được giải Nobel văn chương, Tạp chí Khoa học, (33), Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr.157-162. 62. Đỗ Đức Thịnh (biên soạn - 2006), Lịch sử châu Phi (giản yếu), Nxb. Thế Giới, Hà Nội. 63. Đỗ Lai Thúy (1995), Lí giải cái dâm cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ tín ngưỡng phồn thực, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Viện Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội. 64. Đỗ Lai Thúy (giới thiệu - 2001), Phương pháp phê bình huyền thoại học: J. Grimm, “Huyền thoại Đức”; Jean – Yves Tadié, “Gilbert Durant và phương pháp phê bình huyền thoại”; Lê Ngọc Tân, “Huyền thoại trong tiểu thuyết của Emile Zola”, Tạp chí Văn học nước ngoài, (2), tr.184-214. 65. Lê Ngọc Trà (1990), Lí luận và văn học, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 66. Lê Ngọc Trà (chủ biên - 1994), Mĩ học đại cương, Nxb. Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội. 67. Vanspanckeren, K. (2001), Phác thảo Văn học Mĩ (Outline of American Literature), Lê Đình Sinh – Hồng Chương dịch, Nxb. Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếng Anh 68. Bakerman, J. S. (1981), Failures of Love: Female Initiation in the Novels of Toni Morrison, American Literature, 52(4), pp.541–563. 69. Beaulieu, E. A. (2003), The Toni Morrison Encyclopedia, Greenwood Press, Westport, Connecticut, London. 70. Bloom, H. (1990), Modern Critical Views – Toni Morrison, Chelsea House Publishers, New York. 71. Boudreau, K. (1995), Pain and the Unmaking of Seft in Toni Morrison’s “Beloved”, Contemporary Literature, 36(3), pp.447–465. 72. Byerman, K. (2005), Remembering the Past in Contemporary African American Fiction, University of North Carolina Press. 73. Cutter, M. J. (2001), Quiet as it’s kept: Shame, Trauma, and Race in the Novels of Toni Morrison, African American Review, (35), pp.671-672. 74. Dobbs, C. (1998), Toni Morrison’s Beloved: Bodies Returned, Modernism Revisited, African American Review, 32(4), pp.563–578. 75. Eckstein, L. (2006), A love supreme: jazzthetic strategies in Toni Morrison’s Beloved, African American Review, (40), pp.271-283. 76. Fuston – White, J. (2002), “From the Seen to the Told”: The Construction of Subjectivity in Toni Morrison’s Beloved, African American Review, 36(3), pp.461–473. 77. Hall, C. (1994), Beyond the “literary habit”: oral tradition and jazz in “Beloved”, Melus, (19), pp.89-95. 78. Harding, W. – Marin, J. (1994), Reading at the cultural interface: the corn symbolism of “Beloved” (Theory, Culture and Criticism), Melus, (19), 79. Harris, T. (1991), Fiction and Folklore: The Novels of Toni Morrison, University of Tennessee Press. 80. Hayes, E. T. (2004), The named and the nameless: Morrison’s 124 and Naylor’s “the other place” as semiotic chorae, African American Review, (38), pp.669-681. 81. Heffernan, T. (1998), “Beloved” and the problem of mourning, Studies in the Novel, (30), pp.558-573. 82. Heinze, D. (1993), The Dilemma of “Double – Conciousness”: Toni Mirrison, the University of Georgia Press, Athens. 83. Heller, D. (1994), Reconstructing kin: family, history and narrative in Toni Morrison’s “Beloved” (novel), College Literature, (21), 84. Hinson, D. S. (2001), Narrative and community of crisis in Beloved, Melus, (26), pp.147-167. 85. Holden, J. N. – Kirwan (1998), Looking into the self that is no self: am examination of subjectivity in “Beloved”, African American Review, (32), pp.415-426. 86. Honko, L. (1984), The Problem of Defining Myth, Alan Dundes edited, Sacred Narrative – Reading in the Theory of Myth, University of California Press, pp.41-52. 87. Jesser, N. (1999), Violence, Home and Community in Toni Morrison’s “Beloved”, African American Review, 33(2), pp.325–345. 88. Jones, C. M. (1993), “Sula” and “Beloved”: images of Cain in novels of Toni Morrison, African American Review, (27), pp.615-637, 89. Keizer, A. R. (1999), Beloved: Ideologies in Conflict, Improvised Subjects, African American Review, 33(1), pp.105–123. 90. Koolish, L. (2001), “To be Loved and Cry Shame”: a psychological reading of Toni Morrison's Beloved, Melus, (26), pp.169-195, 91. Mbalia, D. D. (1991), Toni Morrison’s Developing Class Conciousness, Associated University Presses, London and Toronto. 92. Mock, M. (1996), Spitting out the seed: ownership of mother, child, breasts, milk and voice in Toni Morrison’s ‘Beloved’ ([De]Colonizing Reading/ [Dis]Covering the Other), College Literature, West Chester University, ownership.html. 93. Morrison, T. (1992), Jazz, Alfred A. Knopf Press, New York. 94. Morrison, T. (1999), Paradise, Vintage Press, Sydney. 95. Morrison, T. (2005), Beloved, Vintage Press, Sydney. 96. Ogunyemi, C. O. (2002), An abiku – ogbanje Atlas: a pre-text for rereading Soyinka’s Ake and Morrison’s Beloved, African American Review, (36), pp.663-678, 97. Osagie, I. (1994), Is Morrison also among the prophets?: "psychoanalytic" strategies in Beloved (Toni Morrison), African American Review, (28), pp.423-440, 98. Peterson, N. J. (2008), Beloved; Character studies, Reference & Research Book News, Continuum Publishing Group. 99. Phelan, J. (1998), Sethe’s choice: ‘Beloved’ and the ethics of reading, Style, (32), pp.318-333. 100. Rowden, T. (1997), Sweet Home: Invisible Cities in The Afro – American Novel, Melus, (22), pp.137-139. 101. Samuels, W. D. and Hudson – Weems, C. (1990), Toni Morrison, Twayne Publishers, Boston. 102. Taylor – Guthrie, D. (1994), Conversations with Toni Morrison, the University Press of Mississippi, the United States of America. 103. Valdes, V. K. (2005), Toni Morrison and Motherhood: A Politics of the Heart, Melus, (30), pp.259-267. 104. Washington, T. N. (2005), The mother – daughter Àjé relationship in Toni Morrison’s Beloved, African American Review, (39), pp.171-188. 105. Wolfe, J. (2004), “Ten minutes for seven letters”: song as key to narrative revision in Toni Morrison’s “Beloved”, Narrative, (12), pp.263-280. PHỤ LỤC TÓM TẮT TIỂU THUYẾT NGƯỜI YÊU DẤU Câu chuyện xảy ra vào những năm tháng trước và sau Nội chiến Nam – Bắc Mĩ. Lúc này, vấn đề buôn bán nô lệ, nhất là nô lệ da đen trở nên vô cùng nhức nhối. Baby Suggs là một phụ nữ da đen bị bán đến Kentucky làm nô lệ. Như hầu hết những phụ nữ nô lệ da đen khác, cuộc đời bà đã hứng chịu nhiều nỗi bất hạnh: làm lụng cực nhọc, bị chủ ngược đãi, bị lạm dụng tình dục,… Sweet Home là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời nô lệ của bà. Tại đây, bà được những chủ nhân da trắng đối xử khá tử tế, được ở cùng với Halle - đứa con trai duy nhất còn sống sót trong số 8 đứa con tất cả - và được giải thoát khỏi cảnh nô lệ khi chấp nhận đánh đổi bằng 5 năm làm việc không công vào những ngày chủ nhật của Halle. Bảy đứa còn lại chính Baby Suggs cũng không rõ tông tích của chúng. Halle, Sixo, Paul A, Paul D và Paul F là năm người đàn ông của Sweet Home cùng chịu chung số phận lệ thuộc. Cuộc sống của họ là sự tiếp nối của những chuỗi ngày làm việc quần quật ngoài đồng, không người thân thuộc, không phụ nữ, cũng không bất kì trò giải trí nào. Được sự tác hợp của mẹ và bà chủ trang trại, Halle may mắn lấy được Sethe – một cô gái da đen cùng cảnh ngộ - và cùng cô có những tháng ngày hạnh phúc tại Sweet Home. Vì không chịu được sự khắc nghiệt của cuộc sống nô lệ ngày càng tù túng, kham khổ kể từ sau cái chết của ông chủ trang trại, dưới sự chỉ huy của Baby Suggs, mọi người quyết định bàn kế hoạch chạy trốn. Baby Suggs cùng ba đứa cháu đi trước và chạy thoát đến Ohio. Sethe và Halle đi sau. Do chứng kiến Sethe bị những đứa cháu của gã Schoolteacher làm nhục nên Halle đã bỏ đi trước và mất tích từ đấy. Sethe lúc này đang có mang 6 tháng đành chịu cảnh đơn độc trên cuộc hành trình đến với tự do, thoát khỏi kiếp nô lệ. Trên đường đi, cô đã sinh con dưới sự giúp sức của Amy – một cô gái da trắng – và lấy họ của cô gái này đặt tên cho con mình (Denver). Cuối cùng Sethe và đứa con gái cũng đến được Ohio với sự giúp đỡ của những người cùng sắc tộc. Những người đàn ông còn lại của Sweet Home cũng chạy trốn nhưng không thoát. Sau khi đến Blue Stone, cả gia đình Baby Suggs được đoàn tụ (trừ Halle) và bắt đầu một cuộc sống mới. Tại đây vào những buổi chiều thứ bảy hàng tuần, Baby Suggs tập hợp mọi người trong làng, nhắc lại những gì khốn khổ mà họ đã từng trải qua, giảng Kinh Phúc Âm cho mọi người và nhen lên trong họ niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng. Vào một ngày nọ, khi chỉ có mình Sethe ở nhà cùng với bốn đứa con, gã thầy giáo (Schoolteacher) cùng một viên cảnh sát và một tên săn nô lệ ập vào nhà định bắt Sethe và những đứa con của chị. Không còn cách nào khác, Sethe kết liễu cuộc đời của Beloved – đứa con gái thứ ba – và làm bị thương ba đứa còn lại. Baby Suggs đã đến kịp lúc để cứu chúng. Vì tội giết con, Sethe phải vào tù. Denver – lúc này còn ẵm ngửa – cũng được mang theo mẹ. Sau khi ra tù, Sethe lại trở về Blue Stone sống cùng Baby Suggs trong ngôi nhà 124 chứa đầy thù hận và nọc độc của một đứa trẻ (Beloved). Vì hành động giết con, chị bị mọi người xa lánh. Hai đứa con trai lớn của chị vì không chịu nổi sự quấy nhiễu của hồn ma cùng nỗi ám ảnh khi xưa về những hành động của mẹ nên đã bỏ đi. Denver sau khi biết được “tội ác” của mẹ qua một đứa bạn cùng lớp đã trở nên khiếm thính trong suốt một thời gian dài. Baby Suggs qua đời sau những năm tháng mong đợi mòn mỏi sự trở về của những đứa con và cháu . Mười tám năm kể từ ngày mọi người bỏ trốn khỏi Sweet Home, Paul D bất ngờ đến 124 tìm Sethe. Sự xuất hiện của anh mang lại một luồng sinh khí mới mẻ cho ngôi nhà. Sethe hạnh phúc hơn, Denver tuy ban đầu tỏ ra khó chịu nhưng sau dần quen với sự có mặt của anh. Kể từ khi Paul D xuất hiện, “hồn ma” trong ngôi nhà ngày càng quấy phá dữ dội. Paul D ra sức đánh đuổi và nghĩ rằng đã trấn áp được nó. Sau khi tham dự ngày hội hóa trang (Carnaval) trở về, Sethe, Daul D và Denver trông thấy một cô gái lạ mặt với dáng vẻ mệt mỏi ngồi ngay trước cửa nhà. Beloved đã “trở về” và muốn được san sẻ tình yêu thương của mọi người. Sethe và Denver ngày càng tỏ ra yêu quí Beloved và không rời cô nửa bước. Paul D không chấp nhận sự hiện diện của cô vì linh cảm thấy điều bất thường. Sau một trân cãi nhau với Sethe về hành động giết con của cô mà anh được Stamp Paid (một người hàng xóm) cho biết, Paul D ra đi. Càng ngày, Sethe càng dành cho Beloved sự quan tâm đặc biệt. Thậm chí cô hi sinh cả sức khỏe, công việc của mình để chăm sóc con gái. Và cũng vì thế mà Sethe ngày càng suy kiệt. Denver lo lắng cầu cứu mọi người ở Blue Stone giúp đỡ. Những người phụ nữ nơi đây quyết định họp nhau lại cùng cầu kinh đánh đuổi hồn ma ra khỏi ngôi nhà 124. Beloved biến mất như chưa hề tồn tại sau khi đã nhận được tình mẫu tử thiêng liêng mà cô bấy lâu khao khát. Sau khi hiểu được động cơ hành động của Sethe, Paul D trở lại vực Sethe thoát ra khỏi sức ám ảnh của hồn ma và cùng cô xây dựng một cuộc sống mới. CÁC SỰ KIỆN CHÍNH TRONG TÁC PHẨM THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN Vì tiểu thuyết được kể theo cấu trúc xoay vòng (circular structure) với nhiều giọng trần thuật đan xen lẫn nhau nên khiến người đọc có cảm giác khá mơ hồ trong việc xác định chính xác thời gian cũng như trình tự diễn ra sự kiện theo trật tự tuyến tính thông thường. Đây cũng là một trong những điểm đặc biệt của nghệ thuật tiểu thuyết Toni Morrison. Trong phần phụ lục này, chúng tôi xin hệ thống lại các sự kiện chính diễn ra trong Người yêu dấu và cả những sự kiện lịch sử làm nền cho câu chuyện để những ai chưa có dịp tìm hiểu kĩ tác phẩm sẽ dễ dàng hơn trong quá trình theo dõi luận văn. Trong phần này, chúng tôi có tham khảo thông tin trên trang web: 1795 – Baby Suggs ra đời. Bà là nữ nô lệ da đen, mẹ chồng của Sethe, người vạch ra kế hoạch đào thoát cho mọi người khi còn ở Sweet Home, thủ lĩnh của phong trào “phục hồi kí ức” cho những người nô lệ ở Cincinnati. Bà được mọi người yêu quí và kính trọng gọi là Vị thánh (Holy). 1803 – Ohio trở thành một bang của Hoa Kì. 1835 – Sethe và Halle ra đời. Cũng trong năm này, Paul D được Sweet Home mua về. 1838 – Gia đình Garner, chủ của Sweet Home, mua Baby Suggs và Halle. 1848 – Sethe đến ở Sweet Home, thuộc hạt Pulaski, Kentucky để thay thế cho Baby Suggs, lúc này đã được Halle chuộc lấy tự do bằng năm năm làm việc không công vào ngày chủ nhật. 1849 – Bà Garner đồng ý cho Halle kết hôn cùng Sethe. Sethe đã bí mật may cho mình một chiếc váy cưới và được bà chủ tặng đôi bông tai bằng ngọc làm quà cưới. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết của hai mẹ con Sethe sau này. 1850 – Howard, đứa con trai đầu lòng của Sethe và Halle, ra đời. Ngày 18 – 09 – 1850, Quốc hội Hoa Kì thông qua dự luật thỏa hiệp gồm Luật về nô lệ bỏ trốn, là một kế sách nhằm “xoa dịu” những bang duy trì chế độ nô lệ lẫn những bang chủ trương bãi nô. 1851 – Buglar, đứa con trai thứ hai được sinh ra. Đây là năm đánh dấu khoảng thời gian hai mươi năm kể từ khi những người nô lệ đầu tiên bỏ trốn lên phía Bắc mở đường cho phong trào giải phóng nô lệ. Cũng trong năm này, ông Garner mất, bà Garner bán Paul F, người anh em cùng mẹ khác cha với Paul D, một trong năm người đàn ông ở Sweet Home, nhằm duy trì cuộc sống nơi đây. 1854 – Beloved, đứa con thứ ba và là con gái đầu tiên của Sethe ra đời vào tháng mười một. 1855 – Những người nô lệ của Sweet Home bỏ trốn nhưng không thành. Sethe bị những đứa cháu của gã Schoolteacher cướp sữa và đây cũng là năm mà Baby Suggs xem như Halle đã chết. Người con trai duy nhất “đáng kể” còn lại của bà đã hóa điên khi chứng kiến cảnh Sethe bị làm nhục và từ đó không ai gặp anh nữa. Sau đó, Sethe, với cái thai sáu tháng, đã một mình vượt sông Ohio. Cô sinh Denver dọc đường với sự giúp đỡ của Amy, cô gái da trắng tốt bụng đang trên đường đến Boston để tìm vải nhung. Cô còn nhận được sự trợ giúp từ ông lão Stamp Paid và Ella để đến được Bluestone. Hai mươi tám ngày sau khi đến nơi ở mới, Sethe tự tay giết chết đứa con gái lớn của mình và định giết luôn cả những đứa còn lại khi cô trông thấy gã Schoolteacher cùng những đứa cháu của hắn tiến đến ngôi nhà 124 với ý định đưa họ trở về cuộc sống nô lệ. 1856 – Paul D bị xích trong suốt tám mươi ba ngày đêm cùng với đoàn tù nhân nô lệ ở Albert, Georgina. 1857 – Paul D bỏ trốn lên phía Bắc, đến Delaware. 1858 – với sự giúp đỡ của ông Bodwin (người trước đây từng giúp Baby Suggs ổn định nơi ở mới), Sethe tìm được công việc nấu nướng tại một nhà hàng. 1860 – Paul D lam việc ở một công ti đường sắt và rời khỏi Delaware. 1862 – Denver xin vào học ở lớp của Lady Jones, một phụ nữ mang dòng máu lai giữa Mĩ và Phi. 1863 – Denver nghỉ học vì một câu hỏi từ bạn cùng lớp về tội ác của mẹ, vốn nỗi ám ảnh bấy lâu của cô bé. Từ đó, Denver không còn nghe thấy gì nữa cho đến khi cô bé cảm nhận được tiếng động do Beloved bò lên thang gác trong nhà mình – năm 1864. 1865 – Howard và Buglar bỏ nhà đi vì không chịu được sự quấy nhiễu của hồn ma. Baby Suggs qua đời. 1866 – Paul D chuyển đến New Jersey. 1873 – Năm mở đầu của tiểu thuyết Người yêu dấu. Tháng tám, Paul D đến 124 và tìm cách đuổi con ma ra khỏi nhà. Vài hôm sau, Beloved xuất hiện và chiếm lấy tình thương của Sethe lẫn Denver. Năm tuần sau khi Beloved đến, Paul D đã làm một việc khiến cho sau này anh phải ân hận là kể cho Sethe nghe về việc Halle chứng kiến cảnh cô bị làm nhục. Điều này khiến Sethe vô cùng giận giữ. Mùa đông năm đó, Beloved tìm cách quyến rũ Paul D. 1874 – Stamp Paid đọc cho Paul D nghe bài báo viết về câu chuyện của Sethe. Sethe và Paul D đã tranh cãi gay gắt vì điều này. Kết cục là anh phải rời khỏi 124. 1875 – Beloved ngày càng tỏ rõ khát vọng độc chiếm Sethe. Nhận thấy mẹ đang bị đe dọa, Denver đến gặp những người hàng xóm để nhờ giúp đỡ. Câu chuyện kết thúc bằng sự biến mất của Beloved. Paul D quay trở lại 124 để giúp Sethe tái hòa nhập với cộng đồng. SƠ ĐỒ HÓA MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC NHÂN VẬT (theo – 32.html) MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Búi sẹo hình cây anh đào trên lưng Sethe (ảnh mang tính chất minh họa). Emily Winslow – một trong những đại biểu cho những nữ nô không chịu khuất phục tại Hội nghị Thế giới năm 1840. Bút tích ghi nội dung của một cuộc mua bán nô lệ: năm trăm đôla mua lấy sự tự do của một người vào năm 1840. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố ở các công trình khác. Người viết luận văn: Đường Thị Thùy Trâm Lớp Cao học Văn học nước ngoài K17 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Thầy giáo hướng dẫn, Tiến sĩ Đào Ngọc Chương Giáo sư Lưu Đức Trung, Phó Giáo sư Lương Duy Trung Các thầy cô Tổ Văn học nước ngoài, các thầy cô Khoa Ngữ Văn Phòng Sau Đại học & Công nghệ trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Gia đình và bạn bè đã tận tình góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2009 Người viết luận văn: Đường Thị Thùy Trâm Lớp Cao học Văn học nước ngoài K17 MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn Mục lục Lời cam đoan MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 Chương 1: HUYỀN THOẠI – THUẬT NGỮ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ............. 27 LIÊN QUAN 1.1.Giới thuyết về khái niệm .......................................................................... 27 1.1.1. Huyền thoại ...................................................................................... 27 1.1.2. Cổ mẫu và ý nghĩa của “những biểu tượng mang tính hằng số” .... 31 1.2. Cổ mẫu trong Người yêu dấu .................................................................. 36 1.2.1. Các hình ảnh ..................................................................................... 36 1.2.2. Các motif .......................................................................................... 48 Chương 2: HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ VĨ ĐẠI VÀ NHỮNG KHỔ NẠN............ 56 2.1. Nguyên lí tính Mẫu trong huyền thoại phương Đông và phương Tây ......................................................................................................... 56 2.1.1. Biểu tượng của sự khởi thủy và quyền lực tối thượng ...................... 57 2.1.2. Biểu tượng của sự trù phú, thịnh vượng............................................ 61 2.1.3. Nạn nhân của sự thiếu công bằng nơi Thượng Đế ........................... 64 2.2. Người mẹ vĩ đại và những khổ nạn trong Người yêu dấu ...................... 66 2.2.1. Baby Suggs thần thánh ..................................................................... 66 2.2.2. Sethe và khát vọng vươn đến tự do, hạnh phúc ............................... 77 Chương 3: SỰ HIẾN TẾ VÀ TÁI SINH TRONG NGƯỜI YÊU DẤU............... 91 3.1. Hiến tế - Tái sinh như là đề tài gốc huyền thoại ...................................... 91 3.1.1. Hiến tế - lễ thức thiêng liêng của tín ngưỡng nguyên thủy .............. 92 3.1.2. Tái sinh – yếu tố tương hỗ trong định thức “chết đi – sống lại” ...... 99 3.2. Hiến tế - Tái sinh như là một motif trung tâm trong Người yêu dấu .... 100 3.2.1. Những con người không mang tầm vóc người và những thân phận bị hiến tế ....................................................................................................... 100 3.2.2. Người yêu dấu và các cấp độ tái sinh ............................................ 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 117 PHỤ LỤC........................................................................................................... 125

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHNN018.pdf