Nói đến việc làm của người lao động là nói đến vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống, người lao động phải thông qua hoạt động sản xuất, chính là người lao động có việc làm. “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thưa nhận là việc làm”
Việc làm là hoạt động tạo ra giá trị, của cải vật chất. Chỉ có thông qua hoạt động, sản xuất con người mưói có điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống. “Lao động là nguồn gốc của mọi của cải”. “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của tàon bộ đời sống xã hội loài người”. Lao động là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Giải quyết việc làm cho người lao động xã hội vừa , là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm việc làm cho người lao động. Nhà nước đã khẳng định “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội.”
Nhà nước hàng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động”.
Trong thực tế để nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn và giải quyết việc làm cho lao động phụ thuộc và liên quan đến nhiều yếu tố, khó khăn và phức tạp nhưng có sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo của chính quyền, sự tham gia đầy trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, xã hội và trách nhiệm của gia đình, bản thân người lao động, chắc chắn công tác lao động - việc làm của huyện Triệu Sơn sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
Xuất phát từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về con người và sự phát triển của con người với tư cách là mục tiêu, và là động lực của phát triển, tiến bộ xã hội coi đó là cơ sở khoa học bền vững thì sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người cùng với việc chăm lo thường xuyên giải quyết việc làm cho con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Trong công cuộc đổi mới theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là một nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp bách. Thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản đó sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn năng lực nội sinh không gì so sánh nổi cho sự phát triển đất nước lâu bền, cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu tố quan trọng trong qúa trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cần tạo việc làm lúc nông nhàn cho hơn 7 vạn lao động nông nghiệp để tăng thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua huyện đã giải quyết việc làm cho một số lực lượng lao động.
Biểu 7: Số người được giải quyết việc làm qua các năm
Đơnvị: Người
Nội dung
1997
1998
Số người được giải quyết việc làm trong năm
5423
6415
Số nữ được giải quyết việc làm trong năm
2445
3080
Tỷ lệ %
45,09
48,01
Nguồn: Số liệu của phòng lao động huyện Triệu Sơn-Thanh Hoá
Số lao động được giải quyết việc làm năm 1997 là 5423 người trong đó vào khu vực Nhà nước là 725 người, đi làm việc ở nước ngoài là 4 người số còn lại là 4694 người đi làm việc tại các thành phố lớn như đi làm may tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng... Huyện có quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động nhưng vì trình độ của người lao động không đáp ứng được với yêu cầu của công việc nên gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm của huyện. Tại huyện có mỏ crôm, đây là nguồn tài nguyên dồi dào nơi đây hàng năm thu hút khoảng 4000 lao động dư thừa song vì trình độ thấp cho nên chỉ khai thác thủ công, hơn nữa khai thác chỉ theo đợt nên việc làm của người lao động không ổn định.
Lao động phân theo ngành kinh tế của huyện trong mấy năm qua được thể hiện ở bảng sau:
Biểu 8: Lao động phân theo ngành kinh tế chủ yếu
Nội dung
1991
1995
1998
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Dân số trung bình
193688
210761
212751
Lao động trong độ tuổi
99846
51,5
109614
52
111356
52,3
Lao động có khả năng LĐ
88940
45,9
100858
47,8
103800
48,8
Lao động đang làm việc
78095
40,3
87002
41,3
95845
45,1
Trong đó:
*Khu vực sản xuất vật chất
74190
95
82565
94,9
90830
94,8
+Nông - lâm nghiệp
67350
86,2
73855
85
74630
78
+Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
3700
4,73
4000
4,59
8400
8,75
+Xây dựng cơ bản
1200
1,5
1500
1,8
2600
2,79
+Giao thông vận tải
390
0,5
870
1
1200
1,25
+Thương mại dịch vụ
620
0,8
1300
1,5
2800
2,92
+Sản xuất vật chất khác
930
1,2
1040
1,2
1200
1,25
*Khu vực không sản xuất vật chất
3905
5
4437
5,1
5015
5,24
+Giáo dục - đào tạo
1557
1,99
1707
1,96
1967
2,05
+Văn hoá - TDTT - y tế
653
0,84
696
0,81
808
0,74
+Quản lý nhà nước+tổ chức
703
0,4
684
0,8
850
0,86
+Các ngành không sản xuất vật chất khác
992
1,27
1350
1,5
1202
1,56
Nguồn: Theo số liệu của phòng LĐTBXH của huyện
Qua bảng trên ta thấy phần lớn lao động của huyện tập trung vào khu vực sản xuất vật chất trong đó ngành nông - lâm nghiệp có 74630 người chiếm 78% song trình độ chuyên môn kỹ thuật lại thấp. lao động trong công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,75%.
Lao động làm việc trong các ngành xây dựng cơ bản chiếm 2,25% làm việc trong ngành giao thông vận tải chiếm 1,25%. Ngoài ra làm việc trong ngành thương mại dịch vụ và các ngành sản xuất vật chất khác chiếm 4,17%.
Ta thấy rằng lực lượng lao động phân bố không đều giữa các ngành các lĩnh vực sản xuất, tạo nên sự mất cân đối trong phân bố và sử dụng nguồn lao động. ở khu vực sản xuất vật chất lao động chiếm một tỷ trọng lớn nhất là trong nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Đây là các ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tổng sản lượng của các ngành này thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản lượng của huyện. Vì vậy cần quan tâm hơn nữa tới trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Khu vực không sản xuất vật chất lao động làm việc trong các ngành y tế giáo dục, quản lý nhà nước, công tác Đảng, đoàn thể ... chiếm 5,24% nhưng lao động trong lĩnh vực này chủ yếu là lao động có trình độ và chuyên môn kỹ thuật.
Đối với lĩnh vực không sản xuất vật chất để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới nền kinh tế cả nước trong tinh giảm biên chế hành chính, nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ công nhân viên nguồn lao động trong các ngành này qua các năm vẫn tăng nhưng về chất lượng cũng được quan tâm hơn. Các ngành giáo dục đào tạo và y tế, nguồn lao động được tăng lên qua các năm như ngành giáo dục năm 1991 toàn huyện có 1557 người đến năm 1995 là 1707 người và năm 1998 đã có 1967 người. Điều này chứng tỏ Triệu Sơn đã có rất nhiều cố gắng và quan tâm tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ những người làm công tác giáo dục. Đội ngũ những người làm công tác y tế cũng được bổ sung hàng năm để đáp ứng yêu cầu phòng và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người lao động.
Trong những năm tiếp theo Triệu Sơn cần có biện pháp cụ thể thiết thực để phân bổ nguồn lao động cho phù hợp đúng quy luật. Cần phải tăng cường hơn nữa lực lượng lao động ở lĩnh vực không sản xuất vật chất, đặc biệt là công tác giáo dục, y tế, văn hoá xã hội để đáp ứng yêu cầu hưởng thụ về tinh thần của nhân dân đang đòi hỏi ngày một nâng cao hơn nhu cầu nâng cao dân trí cũng như nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại chỗ cho người lao động để phát triển kinh tế xã hội của huyện Triệu Sơn ngày một tốt hơn.
Qua số liệu ở biểu trên ta thấy phần lớn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Quy mô tạo việc làm theo ngành của huyện còn rất thấp. Còn quy mô tạo việc làm theo vùng kinh tế còn nhiều hạn chế. Vùng đồng bằng của huyện chủ yếu là làm nông nghiệp, vùng núi huyện có chủ trương trồng mía, chè cũng thu hút được một số lao động mặc dù vậy năng suất lao động không cao và người lao động vẫn thiếu việc làm. Vì vậy mà đời sống của nhân dân bốn xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn hơn so với các xã khác trong huyện.
Tuy nhiên trong mấy năm qua thành tựu nổi bật, tạo ra bước ngoặt trong phân công và sử dụng lao động là đã từng bước giải phóng tiềm năng lao động. Người lao động trở thành người chủ thực sự trong hoạt động sản xuất-kinh doanh trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ phát triển đa dạng các hình thức hợp tác trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra động lực to lớn phát triển kinh tế giải quyết việc làm và sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Hiện nay ở huyện kinh tế hộ gia đình đang giữ vai trò chủ đạo, đồng thời cũng xuất hiện nhiều hinh thức hợp tác tự nguyện tổ chức sản xuất-kinh doanh theo hướng tổng hợp lợi dụng ưu thế của các điều kiện môi trường sinh thái để phát triển dịch vụ và phi nông nghiệp nhất là khôi phục các làng nghề như tre đan ở xã Dân lực. .. Phân công lao động ngày càng đi vào chuyên môn hoá (trong phạm vi quy mô hộ gia đình) ngưòi nào thạo việc gì thì làm việc ấy, cơ cấu kinh tế đang từng bước thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên tình trạng việc làm ở huyện cũng là vấn đề lớn và rất gay gắt vì:
Lao động của huyện có xu hướng tăng lên bị nèn chặt trong đơn vị diện tích đất canh tác đang có xu hướng giảm dần. Cơ cấu lao động cuả huyện rất lạc hậu và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm chạp. Về cơ bản vẫn là sản xuất tự cung, tự cấp hệ số sử dụng ruộng đất bình quân thấp. Song song với quá trình dồn lao động trên một đơn vị diện tích đất canh tác lại diễn ra quá trình tách rời lao động với đất đai và tài nguyên do quá trình phân bố dân cư và lao động không đều nên khó khăn cho huyện trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Còn nếu có việc làm thì việc làm của lao động ở huyện hiện nay rất kém hiệu quả, năng suất lao động thấp đời sống còn nhiều khó khăn như tình trạng nhà máy chè trên vùng đồi.
Qua điều tra đại bộ phận nông dân trả lời nếu một hộ gia đình chỉ làm trồng trọt cùng lắm là đủ ăn. Trong thực tế người lao động thiếu việc làm nhất là lao động trong nông nghiệp điều này tương đương với hệ số sử dụng thời gian lao động thấp. Thời gian lao động thừa nhưng vẫn có thất nghiệp với tỷ lệ cao. Từ thực trạng trên cần nâng cao năng suất xã hội, giảm nhanh tình trạng thiếu việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm của người lao động. Đồng thời đẩy mạnh sự hỗ trợ của huyện đối với những vùng khó khăn, vùng nghèo để tạo sự đồng đều trong phát triển kinh tế thu nhập và đời sống.
Biểu 9: Số lượng lao động có việc làm của huyện Triệu Sơn
Đơn vị: Người
STT
Chỉ tiêu
1989
1998
Lực lượng lao động
83.118
108.016
1
Số người có việc làm
74.867
95.845
2
Thất nghiệp
8.251
12.171
Trong nguồn lao động của huyện ngoài số người trong độ tuổi lao động ta phải kể đến số người ngoài độ tuổi lao động có khả năng lao động. Qua số liệu biểu trên cho ta thấy lực lượng lao động năm 1998 là 108016người và năm 1989 là 83118 người. Trong khi đó Triệu Sơn là một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu mà ruộng đất hàng năm là không tăng, có năm lại phải giảm do phải giành ra một số diện tích gieo trồng để cấp đất xây dựng nhà ở của nhân dân. Số lao động tăng lên qua các năm đòi hỏi phải được tạo ra việc làm để có thu nhập, ổn định đời sống. Vì vậy giải quyết tốt vấn đề việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động ở huyện là một vấn đề hết sức lớn. Chính sách về lao động là chính sách về con người, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức của các cấp các ngành trong toàn huyện. Chính sách về tạo việc làm không chỉ liên quan đến thu nhập đến đời sống của người lao động mà còn liên quan đến tất cả các mặt hoạt động khác của xã hội như an ninh trật tự toàn xã hội, văn hoá tinh thần. Thất nghiệp không có thu nhập chính đáng, đời sống khó khăn là cha đẻ của mọi tệ nạn xã hội. Do vậy sức ép về lao động và việc làm hết sức gay gắt, nó góp phần một tiếng chuông báo động về sự bùng nổ dân số.
Trên thực tế thực trạng về việc làm ở huyện cũng có những thuận lợi và khó khăn.
+ Thuận lợi:
Trên cơ sở thực hiện các chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế huyện Triệu Sơn đã có bước đổi mới và phát triển theo hướng tích cực đó là xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước kinh tế hộ phát triển, sức lao động được giải phóng, được khuyến khích tự do làm giầu xứng đáng. Các loại hình hợp tác xã được chuyển sang chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình, các ngành như ngân hàng, kho bạc chuyển hướng đầu tư phục vụ cho vay phát triển sản xuất, lấy hộ làm đối tượng cho vay.Do vậy đã góp phần tích cực giải quyết được việc làm cho người lao động. Có được những thuận lợi trên là nhờ các nguyên nhân sau:
Một là: Nhận thức về việc làm và cách giải quyết việc làm của cấp uỷ-chinh quyền địa phương và người lao động đã có sự thay đổi cơ bản tích cực.
Nhà nước: Tạo môi trường thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và giải quyết việc làm cho người khác.
Huyện chủ trương phủ xanh đất trống, đồi trọc thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường thâm canh tăng vụ, đặc biệt là vụ đông, khuyến khích du nhập ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vào nông thôn để tạo thêm việc làm mới cho người lao động.
Với người lao động: Được khuyến khích việc giao nhận đất rừng, đồi trọc để trồng, chăm sóc bảo vệ qua đó có thêm việc làm đồng thời cũng gốp phần thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Được hỗ trợ vay vốn được chuyển giao tri thức làm ăn được tự do tìm việc làm theo quy định của luật pháp nhằm phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng.
Hai là: Huyện đã tích cực thu hút vốn đầu tư trong nướccũng như nước ngoài để phát triển sản xuất. Nhờ đó nhiều lao động đã có được việc làm ổn định, lâu dài.
Cụ thể là:
-Dự án 327 : 9 tỷ đồng
-Dự án nhỏ giải quyết việc làm: 600 triệu đồng
-Dự án Việt-Tiệp : 400 triệu
-Dự án tầm nhìn thế giới của Hội phụ nữ huyện.
-Dự án phát triển nguyên liệu mía đường Lam Sơn
-Dự án phát triển sản xuất hộ gia đình thu hút hơn 40 tỷ đồng từ ngân hàng nông nghiệp:
-Dự án hỗ trợ hộ nghèo vay vốn đầu tư cho sản xuất bằng tín chấp từ ngân hàng người nghèo.
Ba là: Đã phát triển nhiều hình thức mô hình tổ chức sản xuất giải quyết việc làm phong phú, đa dạng ở cơ sở với sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng như: Hội làm vườn V.A.C, phong trào thanh niên lập nghiệp, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt mô hình phát triển kinh tế trang trại bắt đầy đã định hình và thu hút vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình này cơ hội, điều kiện tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Bốn là: Các trung tâm dịch vụ việc làm ở trong và ngoài tỉnh, sự phát triển và mở rộng các khu công nghiệp trong nước, hình thành các vùng kinh tế mới đã lạo điều kiện hàng năm cho số lao động chuyển đi làm việc ở huyện ngoài từ 1500-2000 người góp phần phân bổ lại lao lao động của địa bàn huyện và trong phạm vi cả nước.
+ Khó khăn:
Thứ nhất: Triệu Sơn là có tập quán canh tác là sản xuất nông nghiệp có bốn xã miền núi. Điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lao động thủ công chính, sản xuất phụ thuộc vào mùa vụ mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi bức báchvề vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Tỷ lệ thời gian lao động mới đạt 70%. Việc du nhập nghề mới vào nông nghiệp nông thôn rất khó khăn, sản phảm làm ra giá thành lại cao, mẫu mã không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng dẫn đến ế đọng không tiêu thụ được. Mặt khác cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khó thu hút vốn đầu tư bên ngoài nên không tạo được việc làm cho người lao động.
Hơn nữa trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp nên không đáp ứng yêu cầu của công việc. Do đó huyện gặp phải trở ngại trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong huyện.
IV- Quan hệ lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn.
Về chất lượng lao động của huyện.
Qua sản xuất đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Thường xuyên được dự tập huấn các lớp học ngắn ngày về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đã nâng cao được trình độ chuyên môn do vậy đã tạo ra được năng suất lao động tương đối caolàm cho kinh tế gia đình phát triển. Số hộ giàu ngày càng tăng từ 12% năm 1991 lên 26% năm 1998. Nhiều hộ đã tích luỹ được vốn sản xuất, mở mang hnà xưởng ,trang trại thu hút thêm lao động vào làm việc góp phần đáng kể trong công tác giải quyết việc làm ở địa phương. Số hộ nghèo đối giảm từ 29% trong năm 1993 xuống còn 17% năm 1998. Đạt được những thành tựu này là do người lao động có được việc làm tạo ra thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân trong huyện.
Giữa lao động và việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo ra nhiều việc làm là chúng ta sử dụng tốt nhất nguồn lao động hiện có. Lao động luôn luôn gắn với việc làm và ngược lại. Nguồn lao động nói chung và nguồn lao động của huyện nói riêng không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc... Tất cả những yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chât số lượng nguồn lao động và được đánh giá bằng một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động. Chất lượng nguồn lao động của huyện cũng có những tiến bộ đáng kể. Như trên đã biết thông qua tích luỹ kinh nghiệm được dự tập huấn các lớp... mà người lao động có được việc làm và việc làm với năng suất lao động cao.
Lao động và việc làm luôn kết hợp và đi đôi với nhau có lao động thì phải giải quyết việc làm.
Thật vậy khi xem xét nguồn lao động, cơ cấu nguồn lao động bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động có hiệu quả những người lao động phải được đào tạo phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý. Trên thực tế cơ cấu ngành nghề của huyện chưa hợp lý, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp nên thu hút phần lớn số lao động phổ thông làm việc ở khu vực đó.
Lao động và việc làm có ảnh hưởng lẫn nhau. Triệu Sơn có lực lượng lao động đông đảo nếu phân bổ không hợp lý giữa các ngành và các vùng cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng, thì lực lượng lao động đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội cho huyện mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển. Kinh tế huyện còn chậm phát triển như vậy là việc sử dụng nguồn lao động chưa đạt hiệu quả cao tương đuơng với chưa giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động. Mặt khác Triệu Sơn là một huyện sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa, nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu với hai nguồn lực quý giá nhất là lao động và đất đai, chúng ta phải tìm mọi cách sử dụng có hiệu quả các nguồn đó và nhất là nguồn lao động. Nông nghiệp ở huyện còn nhiều tiềm năng cần được khai thác (đất trống, đồi trọc vùng núi...) rất cần đến nguồn nhân lực quý nhất-con người, nhưng do thiếu các phương tiện và điều kiện cơ bản nên nguồn lực này chưa được phát huy bị lãng phí và từ một lợi thế nguồn lực này đã trở thành áp lực xã hội gay gắt. Vì vậy vấn đề đặt ra có lao động thì phải tạo ra việc làm cho người lao động, mà có việc làm thì đời sống của người lao động mới được cải thiện. Nhưng thực tế nảy sinh ra quan hệ thừa thiếu lao động giả tạo, thừa lao động phổ thông, nhưng lại thiếu lao động có trình độ học vấn đã qua đào tạo nghề nghiệp. Nhu cầu đối với loại lao động này ngày càng lớn nhất là tại các khu lao động công nghiệp, khu chế xuất. Hàng năm huyện có đưa một số lao động đi làm tại Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh song vì chất lượng nguồn lao động có hạn nên hiệu quả việc làm chưa cao. Do chất lượng lao động của huyện quá thấp, nhận thức về việc làm của người lao động trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường còn hạn chế, nảy sinh tư tưởng muốn làm thầy ở đa số học sinh, việc tuyển sinh học nghề, tuyển dụng công nhân gặp nhiều khó khăn, khả năng đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật tại chỗ không có. Bởi lẽ đó lực lượng lao động bổ sung vào nông nghiệp nông thôn hiện nay sẽ không đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tương lai, cơ hội để lao động nông thôn tìm việc làm ở các khu công nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trở ngại.
Trên thực tế, trên địa bàn huyện hiện nay nguồn lao động đông về số lượng nhưng còn hạn chế về chất lượng lao động, đại bộ phận là lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hay trình dộ chuyên môn kỹ thuật còn quá ít và rất thiếu. Do vậy hạn chế lớn đối với việc phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ tại địa bàn mất đi một cơ hội tạo việc làm thu hút lao động trong lĩnh vực này. Mặc dù một trong những điểm đáng quý của người lao động là cần cù chịu khó và sáng tạo. Chúng ta mới chuyển qua cơ chế thị trường người lao động trong nông nghiệp còn chưa thực sự thích nghi với quan hệ cung cầu lao động, ít chủ động còn ỷ lại và mang tính tự phát, thiếu linh hoạt, chưa có tác phong sản xuất lớn, kiến thức thị trường kém, kinh nghiệm quản lý kém nhất là bốn xã miền núi của huyện.
Vì thế hạn chế trong việc tìm việc làm. Lao động và việc làm luôn tác động qua lại lẫn nhau. Sử dụng nguồn lao động hợp lý và phù hợp với trình độ khả năng của họ là đã giải quyết được việc làm cho người lao động. Sử dụng nguồn lao động là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế huyện. Sử dụng nguồn lao động thực chất là một quá trình đưa các bộ phận của người lao động xã hội vào các hoạt động của các ngành trong nền kinh tế hay giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện. Đặc điểm nguồn lao động của huyện là nguồn lao động chiếm một tỷ lệ cao trong tổng dân số của huyện, nguồn lao động tăng nhanh qua các năm. Song để sử dụng hết được nguồn lao động nói khác đi là người lao động có việc làm thì số lượng, chất lượng phải phù hợp với việc làm. Nhưng khó khăn thực tế là nguồn lao động lại phân bố không đều giữa các lĩnh vực, các ngành sản xuất, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm một tỷ lệ cao, lao động có chuyên môn kỹ thuật lại chiếm một tỷ lệ thấp không phù hợp để tạo việc làm. Trong khi đó các ngành khác như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ . . .chưa có điều kiện phát triển để thu hút thêm lao động. Tạo việc làm bằng cách mở đường mới cho kinh tế hộ phát triển tập trung lao động vào sản xuất. Nhận thức được công tác giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước của toàn xã hội và của người lao động. Vì thế ngoài những biện pháp cụ thể của Nhà nước như mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hiện đã xây dựng các dự án khai hoang phủ xanh đất trống đồi trọc, cho vay với lãi xuất ưu đãi tạo việc làm, chính quyền địa phương các cơ sở, người lao động đã chủ động sáng tạo tìm việc làm. Chiến lược con người là một trong những chiến lược quan trọng nhất phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm. Vì vậy chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. Các lớp xoá mù chữ được tổ chức hàng loạt tới tận các xã miền núi và đã đạt được những kết quả đáng kể. Đặc biệt chương trình kế hoạch hoá gia đình làm giảm dân số cũng như giảm được lượng lao động được tuyên truyền giáo dục tới từng hộ gia đình. Hơn nữa còn mở rộng các hình thức đào tạo nghề tạo điều kiện cho địa bàn huyện thu hút lao động đáp ứng nhu cầu việc làm thành thị.
Ngày nay lao động và việc làm đang là vấn đề lớn, đang được quan tâm là chính sách lớn cần giải quyết của quốc gia. Lao động và việc làm luôn đi cùng nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Có lao động thì phải có việc làm cho họ, mà lao động gắn với mỗi con người trong cuộc sống con người không thể thiếu hoạt động lao động, lao động đó là cái cốt. Để giải quyết việc làm cho người lao động cần phải quan tâm đến số lượng, chất lượng nguồn lao động.
Phần III
các giải pháp giải quyết mối quan hệ lao động và việc làm giai đoạn 2000-2010
Tình hình của tỉnh Thanh Hoá ảnh hưởng đến lao động việc làm trong huyện.
Quy hoạch đến năm 2010 của tỉnh. Huyện Triệu Sơn không nằm trong khu phát triển công nghiệp tập trung của tỉnh.
Các doanh nghiệp của tỉnh trong thời kỳ sắp xếp tổ chức lại sản xuất kinh doanh. Vì vậy cơ hội chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ thương mại rất thấp.
I- Dự báo lao động và việc làm trong thời gian tới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm nguồn lao động mức trung bình trong thời gian 2000-2010 như sau:
-Yếu tố làm tăng lao động trong một năm.
Yếu tố làm tăng lao động là do số đến tuổi lao động, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ trở về, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học... Đây là các yếu tố làm tăng bổ xung vào nguồn lao động của huyện hàng năm.
Số đến tuổi lao động: 5200 người.
Bộ đội hoàn thành nghĩa vụ trở về 300 người.
Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học bổ túc không có điều kiện học tiếp cần việc làm 1400 người.
Học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề về huyện tìm việc làm: 100 người.
Ngoài ra lao động ngoài huyện đến tìm việc làm: 1000 người
Tổng cộng số lao động tăng: 8000 người /năm.
-Yếu tố lao động giảm trong một năm:
Những người hết khả năng lao động, những người đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự, học sinh đi học phổ thông và bổ túc ...
Cũng như các yếu tố làm tăng đây là các yếu tố làm giảm nguồn lao động của huyện:
Giảm do hết khả năng lao động : 1500 người.
Đi nghĩa vụ quân sự : 300 người.
Đi học phổ thông trung học và bổ túc : 1700 người.
Đi học các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp: 300 người.
Đi làm việc ngoài huyện 1900 người.
Tổng lao động giảm 5700 người.
-Dự báo lao động:
Cân đối người lao động tăng-giảm thì số lao động tăng hàng năm là: 2300 người.
Cụ thể: Lao động năm 2000 sẽ là 108300 người chiếm tỷ lệ 49,2% dân số.
Lao động năm 2005 là 119800 người chiếm tỷ lệ 53% dân số
Lao động năm 2010 sẽ là 128000 người chiếm tỷ lệ 54,4% dân số.
Mặt khác trong thời gian tới do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp phục vụ nông thôn phát triển sẽ thay thế hạn chế dần số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp. Từ đó sẽ làm dôi dư một lực lượng lao động phổ thông đáng kể. Dự tính một năm số lao động cần việc làm tăng là 1000 người/năm.
+Dự báo dân số và lao động.
Biểu 10: Dân số và lao động trong những năm tới.
Đơn vị: Người
Nội dung
2000
2005
2010
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1.Dân số trung bình
216000
226000
235000
2.Lao động trong độ tuổi (chỉ tiêu 2/1)
116000
54
127800
56
136000
58
3.Lao động có khả năng LĐ (chỉ tiêu 3/1)
108300
49
119800
53
128000
54
Nguồn: Số liệu dự báo của UBDS và phòng lao động TBXH huyện Triệu Sơn.
Như vậy mỗi năm phải phấn đấu giải quyết việc làm cho từ 3500 chỗ làm việc mới trở lên. Đồng thời phải có giải pháp nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động trong nông thôn thì mới đảm bảo được việc làm cho người lao động. Qua đó từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.
Qua bảng số liệu trên cho thấy đến năm 2005 cần giải quyết cho 11500 chỗ làm việc và năm 2010 cần giải quyết cho 19700 chỗ làm việc.
+Dự báo phân bổ lao động cho các ngành kinh tế quốc dân
Căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội phấn đấu để đạt cơ cấu ngành trong GDP đến năm 2000và 2010 ta có thể dự báo phân bổ lao động trong các ngành như sau:
Biểu 11: Lao động phân bổ theo các ngành kinh tế
Đơn vị: Người
Nôi dung
2000
2005
2010
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Lao động đang làm việc
99600
100
109300
100
118000
100
Khu vực sản xuất vật chất
94420
94,8
103600
94,7
111600
94,6
Nông - lâm nghiệp
77180
77
80900
74
83000
73
Công nghiệp - TT công nghiệp
8960
9
13100
12
17720
15
Xây dựng cơ bản
2790
2,8
3200
2,9
3500
3
Giao thông vận tải
1290
1,3
1600
1,5
2400
2
Thương mại dịch vụ
2910
2,9
3400
3
3520
3
Sản xuất vật chất khác
1290
1,3
1400
1,3
1500
1,3
Khu vực không sản xuất vật chất
5180
5,2
5800
5,3
6400
5,4
Giáo dục - đào tạo
2364
2,4
2344
2,14
2546
2,2
Văn hoá - TDTT - y tế
820
0,8
1020
0,9
1290
1,1
Quản lý nhà nước+tổ chức
850
0,9
860
0,78
820
0,7
Các ngành không SX vật chất khác
1146
1,2
1576
1,44
1794
1,5
Nguồn: Số liệu dự báo của phòng lao động-TBXH huyện Triệu Sơn
Theo số liệu dự báo về trình độ của người lao động được biến đổi như sau:
Biểu 12: Trình độ văn hoá của người lao động trong những năm tới
Đơn vị: Người
Nội dung
2000
2005
2010
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Lao động đang làm việc
99600
109300
118000
Lao động được đào tạo
11950
12
16395
15
29500
25
-Đại học
490
0,49
750
0,68
1000
0,84
-Cao đẳng trung học
1980
1,98
2400
2,19
2950
2,5
-Sơ cấp công nhân kỹ thuật
9480
9,5
13245
12,1
25550
21,65
Nguồn: Số lượng dự báo của phòng lao động-TBXH huyện Triệu Sơn
II- Các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa lao động và việc làm
Giải quyết việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động là một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và nền sản xuất xã hội ở bất kỳ một quốc gia một hình thái kinh tế xã hội nào. Nó đóng góp một vai trò to lớn đối với việc phát triển một nền kinh tế toàn diện trong việc ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của người lao động và của toàn dân.
Giải quyết việc làm, sử dụng hựop lý nguôn lao động ở Triệu Sơn là phải trên cơ sở vận dụng tổng hợp lý luận về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động hợp lý vào địa phương, đặc điểm về dân số nguồn lao động và điều kiện phát triển kinh tế của huyện phải xuất phát từ yêu cầu của mọi lĩnh vực sản xuất,mọi thành phần kinh tế và các ngành nghề sản xuất.
Xuất phát từ phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản về phát triển kinh tế-xã hội của huyện từ nay đến năm 2010.
A- Phương hướng, mục tiêu
1- Phương hướng
Chiến lược phát triển nguồn lao động phải đặt trong chiến lược kinh tế-xã hội phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó phát triển nguồn lao động vừa là mục tiêu vừa là động lực là nguồn lực quan trọng nhất của sự nghiệp xây dựng đất nước,của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó có nghĩa là giải quyết việc làm, sử dụng tối đa năng lực của nguồn lao động và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 của huyện Triệu Sơn là căn cứ, tiêu chí quan trọng nhất để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ.
Vấn đề đặt ra lớn nhất trong chiến lược phát triển nguồn lao động là làm cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động luôn phù hợp với nhau trong từng bước phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lao động để nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao.
Xây dựng hệ thống chính sách, cơ chế, nguồn lực để phát triển nguồn lực đúng với tầm của nó nhằm phát triển và sử dụng có hiệu quả năng lực của nguồn lao động tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Chính sách đó phải hướng sử dụng toàn bộ lao động trên cơ sở số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
2 - Mục tiêu.
Mục tiêu tổng quát về chiến lược phát triển nguồn lao động-tạo việc làm: Được hiểu như là quyết sách có tính định hướng của quản lý Nhà nước về nguồn lao động cấp huyện cho một thời kỳ, cho một giai đoạn dài (5-10 năm), trong đó thể hiện rõ quan điểm, chủ trương, cơ chế, chính sách phạm vi đối tượng những cân đối và giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Mục tiêu tổng quát phát triển nguồn lao động - giải quyết việc làm trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động với tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực như: có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có trình đọ văn hoá, kỹ thuật công nghệ cao, có tác phong công nghiệp và đạo đức lối sống lành mạnh. Thực chất là phát triển và sử dụng một đội ngũ liên tục kếa tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu cơ bản lâu dài: Từ nay đến năm 2010 là tạo mở việc làm mới, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động có nhu cầu việc làm, đều có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, ưu tiên hộ chính sách. Phấn đấu nâng mức sống của diện chính sách bằng và cao hơn mức sống trung bình ở địa phương.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Mỗi năm tạo việc làm mới để thu hút từ 3500 đến 4000 lao động có việc làm.
+ Năng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao độngở nông thôn lên 75% vào năm 2000 và 80% vào năm 2010.
+Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 12% vào đầu năm 2000 và 25% vào năm 2010.
+Xoá đói giảm nghèo xuống còn 10% vào đầu năm 2000 và chống tái đói nghèo giảm xuống dưới mức 10% hộ vào năm 2005 và 2010.
B - Các giải pháp.
1- Các giải pháp về nguồn lao động.
Chiến lược phát triển nguồn lao động phải đặt ra rtong chiến lược kinh tế- xã hội.
Vấn đề đặt ra lớn nhất trong chiến lược phát triển nguồn lao động là làm cho cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động luôn phù hợp với nhau.
Về mặt số lượng: Phát triển nguồn lao động phải bắt đầu từ chính sách dân số cho phù hợp với phát triển kinh tế (từ tháp dân số trẻ sang tháp dân số trươngr thành). Mặt khác giảm bớt số lượng lao động trong huyện bằng cách đưa lao động đi lam việc ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Khi đầu tư vào sản xuất một mặt hàng nào đó huyện phải lựa chọn công nghệ thích hợp. Hiện nay huyện có nguồn lao động đông đảo nênlựa chọn công nghệ ít vốn mà sử dụng nhiều lao động, tránh lãng phí thời gian lao động lúc nông nhàn.
+Về chất lượng lao động: Cần chú ý đến chính sách giao dục hướng nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Một chiến lược giải quyết việc làm là cùng với đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn phải đào tạo, bồi dưỡng lao động tài trợ thoả đáng cho các cơ sở dạy nghề để trước mắt nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 12 năm 2000. Trong những năm tới cần đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và đội ngũ công chức thạo việc. Để đạt được mục tiêu cơ cấu trình độ của lao động từ năm 2000-2010 cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:
-Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 4 của BCH Tw Đảng khoá VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để toàn xã hội mà trước hết là các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội quán triệt và có nhận thức đối với sự nghiệp đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật- Yếu tố quan trọng có tính chất quyết định để phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở đó có chủ trương, chính sách đầu tư thoả đáng cho sự nghiệp đào tạo nhân lực để phát triểntheo đúng vai trò “Quốc sách hàng đầu”.
-Tổ chức xây dựng và phê duyệt một số đề án chiến lược phát triển đào tạo nguôn lực của huyện từ năm 2000-2010.
Trên cơ sở đánh giá nguồn nhân lực hiện có, có chính sách kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng và đào tạo đội ngũ lao độngcó trình độ chuyên môn, nghề nghiệp đã qua đào tạo đồng thời xây dựng kế hoạch chiến lược để đào tạo đội ngũ lao động mới có trình độ có chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển của những năm tới.
- Tiến hành rà soát quy hoạch hệ thống dạy nghề, xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng cơ sở dạy nghề, đảm bảo dạy nghề gắn với việc làm. Hình thành một số trung tâm đa hệ, đa ngành. Nâng cấp trung tâm dịch vụ việc làm cấp huyện.
- Lập lại trật tự kỷ cương trong dạy nghề, thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề, quản lý chất lượng đào tạo để gắn đào tạo với sử dụng, vừa tránh tốn kém mà còn nâng caochất lượng nguồn lao động. Mọi cơ sở dạy nghề phải có đủ cơ sở vật chất...
Đẩy mạnh công tác đào tạo bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm nâng cao, tăng nhanh chất lượng, chất lượng đội ngũ lao động nông thôn nhất là miền núi.
Vấn đề bức xúc đặt ra là nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo việc làm cho họ nâng cao dân trí, học vấn, được đào tạo nghề nghiệp, tiếp xúc với các loại hình dịch vụ mới. Để giải quyết vấn đề này tự bản thân chính quyền địa phương không thể giải quyết được, vì vậy Nhà nước phải ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo nông thôn bằng cách:
Ưu tiên đầu tư cho giáo dục ở nông thôn xây trường lớp, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục(sách giáo khoa, đồ dùng phục vụ giảng dạy). Huyện có chính sách tiền lương thoả đáng đối với giáo viên nhất là 4 xã miền núi của huyện để họ yên tâm công tác.
Huyện đôi khi không có sức hút với lao đông được đào tạo. Nhiều sinh viên huyện sau khi tốt nghiệp không muốn trở lại huyện . Do đó có chính sách hỗ trợ giúp đỡ sinh viên, học sinhvới những điều kiện nhất định để học tập trở về phục vụ tại huyện.
2- Các giải pháp về việc làm.
Quan điểm về giải quyết việc làm:
Việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội tổng hợp mà không chi là vấn đề kinh tế hay xã hội đơn thuần. Do đó, Tạo việc làm phải hướng vào mục tiêu phát triển nguôn nhân lực, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ trên địa bàn lãnh thổ. Mặt khác, nói đến tạo việc làm phải đáp ứng yêu cầu dịch chuyển kinh tế và cơ cấu lao động, đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bảo đảm việc làm cho người lao động là mục tiêu xã hội hàng đầu. Giải quyết việc làm , bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có cơ hội, có việc làm đặc biệt là thanh niên, lao động nữ, hộ chính sách hộ đói nghèo, hộ khó khăn người tàn tật, yếu thế trong xã hội, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về là trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp, của nhà nước và toàn xã hội.
Mục tiêu giải quyết việc làm phải được cụ thể hoá trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của huyện, của xã, của các ngành, các tổ chức xã hội. Trong đó phải khai thác mọi tiềm năng để đảm bảo những điều kiện tương xứng nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định.
Tạo việc làm phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để giải quyết việc làm. Tuy vậy tăng trưởng kinh tế là kết quả của sự phát triển theo chiều rộng và tăng năng suất lao động. Bởi vậy cần phải lựa chọn mô hình phát triển phù hợp vừa phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn đồng thời tạo được nhiều việc làm cho người lao động, thực hiện công bằng trong phân phối kết quả của quá trình phát triển.
Các giải pháp.
Một là: Thực hiện tốt chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo việc làm ở nông thôn trên cơ sở phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã nhằm tạo việc làm mới (giải quyết việc làm tại chỗ).
Đối với nông nghiệp: Thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng vòng quay của đất ưu tiên phát triển mô hình trang trại.
Cụ thể:
+ Đối với vùng núi: Phát triển trang trại vườn rừng, trang trại chăn nuôi đại gia súc, kết hợp trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, phát triển mạnh cây công nghiệp như: mía, chè... Tiếp tục đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các nông trường theo hướng giao, đất giao rừng cho người lao động.
+ Đối với vùng đồi: Phát triển trang trại vườn đồi theo hướng Nông-Lâm kết hợp, phát triển mạnh diện tích cây mía để làm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đường Lam Sơn.
+ Đối với vùng đồng bằng: Phát triển trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hoá để thu hút thêm nguồn lao động nông nhàn.
Đây là vùng đông dân ít đất, chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình, thu hút lao động vào thâm canh tăng vụ, nâng hệ số sử dụng đất lên trên hai vòng trong năm. Đầu tư quy hoạch các vùng lúa trọng điểm, các vùng chuyên canh rau màu tạo ra hàng hoá phục vụ người tiêu dùng. Để phát triển cho kinh tế nông thôn phát triển, tạo điều kiện đưa tiến bộ khoa hoc kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và đời sống, cần tăng cường mở rộng và phát triển hệ thống các trung tâm khuyến nông...
- Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển mạnh mẽ việc làm phi nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ(chủ yếu công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng ), khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Tổ chức và quản lý tốt việc khai thác quặng Crôm mít theo đúng quy hoạch.
- Trong xây dựng cơ bản: Tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, đô thị hoá nông thôn bằng cách phát triển thi trấn, thị tứ, hợp tác xã dịch vụ nhằm mục đích thu hút lao động tại chỗ tạo điều kiện cho việc làm ổn định.
Hai là: Tổ chúc dạy nghề tại địa bàn huyện để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Củng cố hoàn thiện trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, tiến tới thành lập trung tâm dạy nghề của huyện đủ sức cả về cơ sơ vật chất và năng lực thầy, thợ nhằm đạt được hai nhiệm vụ.
+ Nhiệm vụ thứ nhất là dạy nghề, chuyển giao công nghệ mới vào nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện, kể cả kỹ thuật nghiệp vụ và năng lực quản lý kinh tế trong nông thôn. Đặc biệt là kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong tương lai.
+ Nhiệm vụ thứ hai là dạy nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm phục vụ cho lực lượng lao động trẻ có nhu cầu tìm việc làm ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh để đảm bảo sử dụng lao động đúng nghề được đào tạo.
Ba là: Tổ chức dịch vụ việc làm ( tạo việc làm ngoài huyện). Tổ chức mạng lưới dịch vụ việc làm của huyện đủ mạnh để:
+ Tư vấn lựa chọn nghề, nơi học nghề.
+ Tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
+ Trao đổi thông tin về thị trường lao động.
+ Tư vấn lập dự án tự tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm
+ Tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm.
+ Giới thiệu việc làm, bố trí việc làm và các dịch vụ khác có liên quan đến việc làm.
Bốn là: Tổ chức, quản lý tốt việc cho vay vốn để giải quyết việc làm từ các nguồn:
- Vốn vay từ ngân hàng nông nghiệp.
- Vốn vay từ ngân hàng phục vụ người nghèo
- Vốn vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ tao việc làm
- Vốn vay từ các quỹ hội
- Khai thác tốt nguồn vốn tự có nhàn rỗi trong nhân dân .
Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm: Đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi là người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký để tạo việc làm mới hoặc việc làm thêm, các tổ chức sử dụng lao động nhận thu hút người thất nghiệp, thiếu việc làm đã đăng ký do các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề cho người tàn tật vào học nghề hoặc nhận họ vào làm việc.
Năm là: Thực hiện xã hội hoá vấn đề giải quyết việc làm.
Trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, khuyến khích các ngành các cấp và các gia đình, cá nhân khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia phát triển việc làm. Xã hội hoá các hoạt động tình nghĩa từ thiện cùng với chính sách của Nhà nước để giúp đỡ các gia đình chính sách. Do trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài đã để lại nhiều hậu quả cho xã hội ở huyện có nhiều người trong độ tuổi lao động là thương binh, bệnh binh. Ngoài ra các đối tượng xã hội như người bị tàn tật. Các đối tượng này cần phải có việc làm phù hợp có thêm thu nhập nhằm nâng cao mức sống của đối tượng xã hội và nó thể hiện rõ nét tính ưu việt của chế độ ta. Tuỳ theo đối tượng mà huyện tổ chức việc làm thích hợp như tổ chức các cơ sở sản xuất riêng của từng đối tượng với chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, mặt bằng... hoặc hình thành các trung tâm xã hội tổng hợp, các trung tâm giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và tổ chức việc làm cho họ. Các hình thức tạo việc làm đặc thù này không những đã có tác dụng tích cực về kinh tế, mà còn góp phần quan trọng giải quyết vấn đề xã hội ở huyện.
Các giải pháp về chính sách:
Xây dựng hệ thống chính sách, cơ chế nguồn lực để phát triển nguồn lực đúng với tầm của nó nhằm sử dụng có hiệu quả năng lực nguồn lao động. Xây dựng các chính sách nhưng chính sách đó hướng vào sử dụng toàn bộ lao động trên cơ sở số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
Nhà nước hỗ trợ vốn thông qua tín dụng ưu đãi cho người lao động nông thôn để họ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, mở mang các ngành nghề phi nông nghiệp nhằm tạo ra việc làm cho bản thân và tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Nhà nước xây dựng các chương trình phát triển kinh tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng các khu công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Đây là hình thức mới xây dựng kinh tế Nhà nưởctên địa bàn nông thôn. Khâu chế biến sau thu hoạchlà khâu cần sự hỗ trợ đầu tư lớncủa Nhà nước, vì hiện nay nông sản xuất khẩu của chúng ta chưa được hế biến tinh bằng công nghệ hiện đại nên xuất khẩu rất hạn chế kể cả số lượng, chất lượng và giá cả.
Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn nông thôn, nhằm tạo thêm việc làm, phát triển kinh tế nông thôn.
Các chính sách thu hút vốn đầu tư:
+ Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng(đường xá, điện, nước...) ở nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào nông thôn. Chính sách này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và năng xuất lao động, từng bước cải thiện đời sống cho cư dân trong huyện.
+ Cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà trong cấp giấy phép kinh doanh cho các nhà đầu tư. Thực hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với các nhà đầu tư về nông thôn, kể cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
+ Giảm thuế cho các nhà đầu tư vào các khu vực nông thôn.
+ Thực hiện chinh sách tin dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư.
+ Tao điều kiện thuận lợi trong cấp và cho thuê mặt bằng với giá ưu đãi cho các nhà đầu tư về nông thôn.
Huyện Triệu Sơn có quặng Crôm mít cần tạo điều kiệnvà áp dụng các chính sách trên để thu hút các nhà đầu tư vào đó khai thác để phát triển kinh tế và thu hút lao động.
Nhà nước có chính sách khuyến khích trợ giúp trong khôi phục phát triển làng nghề nhằm phát triển việc làm phi nông nghiệp. Làng nghề truyền thống được khôi phục phát triển không chỉ tạo thêm nhiều chỗ làm mới mà còn tăng thêm thu nhập tao nguồn hàng hoá, giảm số hộ thuần nông, mô hình cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn.
Sự giúp đỡ của Nhà nước đối với các làng nghề có thể thực hiện bằng các hình thức:
- Hỗ trợ về vốn và tín dụng ưu đãi để khuyến khích sự phát triển.
- Miễn giảm thuế cho người lao động để họ tham gia vào sản xuất, miễn giảm ở đây là miễn giảm cho người nghèo. Như ở các làng nghề Nhà nước tạo diều kiện giúp đỡ vốn để phát triển, miễn giảm thuế đầu vào. Giúp họ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tránh trường hợp hàng hoá làm ra bị ứ đọng không tiêu thụ được. Nhất là nghề đan tre ở một số xã của huyện. Đây là một trong những chính sách tốt để tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động nghèo.
- Giúp họ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhà nước điều chỉnh chính sách ruộng đất giúp tạo việc làm cho nông dân nghèo.
Nhà nước khuyến khích đầu tư và phát triển khoa học công nghệ ở nông thôn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ và khuyến khích chuyển giao công nghệ vào nônh thôn và nông nghiệp để thu hút lực lượng lao động qua đào tạo về nông thôn làm việc. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án phát triển kinh tế nông thônvà đầu tư phát triển khoa học ở nông thôn.
Phát triển các trung khoa học công nghệ về nông nghiệp và nông thôn như các trạm về nghiên cứu cây trồng, vật nuôi để chuyển giao giống lúa mới cho người nông dân.
Tổ chức lồng ghép và thực hiện tốt các chương trình và dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo để vừa tạo điều kiện phát triển nhanh kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động, ổn định thu nhập đời sống, từng bước được nâng cao cho các hộ nông dân.
Tiêp tục bổ xung và hoàn thiện hệ thống các chính sách và luật pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động, thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Các giải pháp trên cần được tiến hành đồng bộ để bổ sung và hỗ chợ cho nhau nhằm phát triển sản xuất, tạo việc làm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn, sử dụng nguồn lao động ở nông thôn một cách có hiệu quả. Tổ chức xây dựng, bổ sung các chính sách việc làm và tuyên truyền kiểm tra đánh giá chương trình. Nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về dịch vụ việc làm, chính sách dạy nghề gắn với việc làm; chính sách vay vốn tạo việc làm: chính sách hỗ trợ tài chính tạo việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó Triệu Sơn phải tổ chức thực hiện tốt các chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra từ cấp huyện đến các cơ sở, địa phương.
+ Cấp xã, thị trấn: Căn cứ vào mục tiêu và tình hình cụ thể của từng địa phương để xây dựng chương trinh phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm cho kế hoạch hàng năm và giai đoạn 2000-2010. Qua đó xây dựng các dự án hoặc hướng dẫn các hộ xây dựng dự án phát triển kinh tế hộ. Đặc biệt ưu tiên kinh tế trang trại, các xí nghiệp kinh tế vừa và nhỏ, đề xuất những vấn đề cần hỗ trợ, từ đó điều tra đánh giá số lượng và chất lượng lao động giải quyết việc làm tại cơ sở, địa phương, số nhười cần tìm việc làm trên địa bàn huyện hoặc ngoài huyện theo thứ tự ưu tiên.
+ Cấp huyện: Nghiên cứu xây dựng dự án trên phạm vi toàn huyện. Trước hết ưu tiên xây dựng các dự án sau:
-Xây dựng nhà máy chế biến nông sản để kích thích phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Dự án xây dựng trung tâm dạy nghề cấp huyện.
- Dự án xây dựng hệ thống dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện.
kết luận
Nói đến việc làm của người lao động là nói đến vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống, người lao động phải thông qua hoạt động sản xuất, chính là người lao động có việc làm. “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thưa nhận là việc làm”
Việc làm là hoạt động tạo ra giá trị, của cải vật chất. Chỉ có thông qua hoạt động, sản xuất con người mưói có điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống. “Lao động là nguồn gốc của mọi của cải”... “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của tàon bộ đời sống xã hội loài người”. Lao động là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Giải quyết việc làm cho người lao động xã hội vừa , là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm việc làm cho người lao động. Nhà nước đã khẳng định “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội...”
Nhà nước hàng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động”.
Trong thực tế để nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn và giải quyết việc làm cho lao động phụ thuộc và liên quan đến nhiều yếu tố, khó khăn và phức tạp nhưng có sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo của chính quyền, sự tham gia đầy trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, xã hội và trách nhiệm của gia đình, bản thân người lao động, chắc chắn công tác lao động - việc làm của huyện Triệu Sơn sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
Xuất phát từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về con người và sự phát triển của con người với tư cách là mục tiêu, và là động lực của phát triển, tiến bộ xã hội coi đó là cơ sở khoa học bền vững thì sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người cùng với việc chăm lo thường xuyên giải quyết việc làm cho con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Trong công cuộc đổi mới theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là một nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp bách. Thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản đó sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn năng lực nội sinh không gì so sánh nổi cho sự phát triển đất nước lâu bền, cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Mai Quốc Chánh và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế lao động - Nhà xuất bản giáo dục năm 1998
Giáo trình tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp - Nhà xuất bản giáo dục năm 1994
Nghiên cứu lý luận: Số 7 năm 1999; số 10 năm 1998
Sách chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam - Nguyễn Hữu Dũng - Trần Hữu Trung
Tạp chí lao động và xã hội số 7/1999; số 10/1998
Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 1994
Niên giám thống kê của huyện Triệu Sơn Thanh Hoá năm 1989, 1995, 1998
Báo cáo dân số của UBDS-KHHGĐ huyện Triệu Sơn Thanh Hoá năm 1989, 1998, 1999
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29803.doc