Luận văn Nhận thức của người dân Thạch Thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường

MỤC LỤC Lời cảm ơn PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Không gian nghiên cứu 2. Thời gian nghiên cứu VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp phân tích tài liệu 2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 3. Phương pháp quan sát 4. Phương pháp phỏng vấn sâu 5. Phương pháp sử lý số liệu VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1. Ý nghĩa khoa học 2. Ý nghĩa thực tiễn VIII. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoá 2. Quan điểm Mác Xít về phép biện chứng duy vật 3. Các lý thuyết nghiên cứu 3.1. Lý thuyết xung đột giá trị 3.2. Lý luận xã hội về xã hội háo 3.3. Lý thuyết về vai trò II. LỊCH SỬ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Một vài nét các công trình nghiên cứu về các di tích lịch sử 2. Một vài nét các công trình nghiên cứu về nhận thức III. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 1. Khái niệm về nhận thức 2. Khái niệm về người dân 3. Khái niệm về giữ gìn 4. Khái niệm về di tích lịch sử 5. Khái niệm về kinh tế thị trường CHƯƠNG II: Tổ chức nghiên cứu I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1. Vài nét về xã Ngọc Trạo - Thạch Thành - Thanh Hoá. 2. Vài nét về di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo II. CÁCH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU CHƯƠNG III. Kết quả ngiên cứu và bàn luận 1. Nhận thức của người dân Ngọc Trạo - Thạch Thành về việc giữ gìn di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường 1. Nhận thức của người dân Ngọc Trạo về quan niệm di tích lịch sử là một phần trong văn hoá truyền thống 2. Thái độ đánh giá của người dân về tầm quan trọng của viện giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo II SỰ BIỂU HIỆN NHẬN THỨC TRONG VIỆC GIỮ GÌN DI TÍCH LỊC SỬ III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC GIỮ GÌN DI TÍCH LỊC SỬ PHẦN III: Kết luận và khuyến nghị: 1. Kết luận 2. Khuyến nghị Tài liệu tham khảo

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức của người dân Thạch Thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiến khu. Số người không tham gia vào việc tu sửa tôn tạo là 12 tương ứng là 8%. Qua đây ta có thể khẳng định rằng số người dân Ngọc trạo tham gia tu sửa tôn tạo di tịch lịch sử là khá cao, điều đó phản ánh được mực độ nhận thức cao của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử. Bởi vì chỉ nhận thức đúng về tầm quan trọng của di tích người dân mới có những hành động tích cực như vậy. Người dân nơi đây tỏ thái độ rất tự hào vì được đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc lưu giữ lại những giá trị văn hoá truyền thống. Người dân nơi đây từ già đến trẻ đều mang trong mình lòng tự hào về truỳên thống quê hương mà họ luôn có ý thức giữ gìn lòng tự hào đó. Tôn tạo và tu sửa các di tích lịch sử là một khía cạnh phản ánh được mức độ nhận thức của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử. Đó là những nhận thức tích cực và đúng đắn cho ta thấy trình độ hiểu biết và tấm lòng cao cả của mỗi người dân Ngọc Trạo. Đa số người dân đã tham gia vào việc tôn tạo tu sửa di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo. Vậy họ đã tham gia bằng hình thức nào? Sau đây là một số hình thức đóng góp của người dân Ngọc Trạo mà chúng tôi đã thu được qua nghiên cứu. Bảng 4: Những hình thức tham gia đóng góp để tôn tạo và tu sữa di tích lịch sử của người dân. Hình thức đóng góp Số lượng Tần xuất Tiền 114 76% Hiện vật 8 5,3% Tuyên truyền giáo dục 34 22,6% Lao động công ích 62 41,3% Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy trong 150 người dân trả lời thì có 114 người tham gia đóng góp để tôn tạo tu sửa di tích bằng tiền tương ứng là 76%. Số người tham gia đóng góp bằng ngày công cũng chiếm tỉ lệ là 41,3%. Hình thức tham gia đóng góp bằng tuyên truyền giáo dục chiến 22,6%. Thấp nhất là hình thức tham gia đóng góp bằng hiện vật chiếm 5,3%. Do đó ta có thể khẳng định rằng hình thức đóng góp chính của người dân là bằng tiền điều này cũng phù hợp với một nền kinh tế thị trường đang tồn tại. Người dân cho rằng nếu đóng góp bằng tiền thì nó gọn nhẹ và người dân không mất thời gian trong công việc của họ. Người dân tham gia đóng góp bằng ngày công cũng chiếm tỉ lệ khá cao 41,3% điều này phản ánh sự tham gia tích cực của người dân không chỉ trên phương diện vật chất mà nó chân trọng hơn là công sức trực tiếp mà mỗi người dân bỏ ra. Ngoài ra người dân tham gia tôn tạo tu sửa di tích còn bằng hình thức tuyên truyền giáo dục 22,6%. Thấp nhất là hình thức đóng góp bằng hiện vật chỉ chiếm 5,3%, điều này cũng dễ hiểu vì không phải người dân nào cũng có hiện vật để đóng góp. Có thể nói người dân tham gia đóng góp trên rất nhiều hình thức để ủng hộ cho việc tôn tạo và tu sữa di tích lịch sử. Qua những biểu hiện về việc đóng góp để tôn tạo tu sửa di tích chiến khu Ngọc trạo có thể thế ngươì dân nơi đây có nhận thức tích cực và đầy đủ về việc giữ gìn di tích lịch sử. Sự đóng góp của người dân trong việc giữ gìn và tôn tạo di tích lịch sử rất da dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Để giữ cho di tịch sử chiến khu Ngọc Trạo được phục hồi và giữ được vẻ trang nghiêm của nó thì đòi hỏi sự đóng góp và bảo vệ của người dân ở mọi lứa tuổi khác nhau. Vậy những độ tuổi khác nhau thì hình thức tham gia đóng góp của họ có như nhau hay không. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta đi vào tìm hiểu bảng tương quan giữa tuổi và hình thức tham gia đóng góp. Bảng 5: Tương quan giữa tuổi và hình thức đóng góp. Hình thức tham gia độ tuổi 20 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 > 60 TL% TL% TL% TL% TL% Tiền 84 76,6 80 81,2 67,8 Ngày công 28 37,4 53,3 53,1 32,1 TT giáo dục 16 26,6 16,1 28,1 25 Hiện vật 1,5 6,6 2,8 6,2 1,7 Qua bảng số liệu trên ta thấy hình thức tham gia đóng góp bằng tiền ở nhóm tuổi 20 - 30 là 84%, nhóm tuổi 31 - 40 là 76,6%, nhóm tuổi 41 - 50 là 80%, nhóm tuổi 51 - 60 là 81,2% và nhóm tuổi trên 60 là 67,8%. Điều này cho ta thấy mức độ đóng góp bằng tiền để ủng hộ việc tu sửa di tích giữ các nhóm tuổi có sự khá đồng đều. Hình thức tham gia đóng góp bằng tiền là rất cao, cao nhất trong những hình thức tham gia đóng góp. Tỉ lệ tham gia đóng góp bằng tiền thấp nhất cũng chiếm 67,8% một con số khá cao so với các hình thức đóng góp khác. Kết quả này là hệ quả của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mà trong đó mọi thứ đều quy ra thành tiền, tất cả đều phải nhanh gọn tiện lợi. Trong hình thức tham gia đóng góp bằng ngày công đã có sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi 20 - 30 số người tham gia đóng góp là 28%, nhóm tuổi 31 - 40 là 37,4%, nhóm 41 - 50 là 53,3%, nhóm tuổi 51 - 60 là 53,1% và nhóm tuổi trên 60 là 32,1%. Qua đây ta thấy rằng đã có sự thay đổi trong việc tham gia đóng góp bằng ngày công giữa các nhóm tuổi khác nhau. Nhóm tuổi tham gia đóng góp bằng lao động công ích nhiều nhất là nhóm tuổi 31 - 40 chiếm 53,3%. trong khi đó nhóm tham gia đóng góp bằng lao động công ích ít nhất là nhóm tuổi 20 - 30 chỉ chiếm 28%. Quả thật đây là điều rất đáng buồn trong việc tham gia đóng góp bằng ngày công của lớp trẻ tuổi cho việc tu sửa di tích lịch sử. Chúng ta có thể tạm giải thích hiện tượng này bằng ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường tới việc lựa chọn hành vi của con người. Những người trẻ tuổi có khả năng kiếm tiền cao hơn những người già chính vì điều này mà thời gian của họ giành cho việc lao động công ích cũng ít đi. Đóng vai trò quan trọng không kém đó là quan niệm về việc đóng góp. Có lẽ đối với lứa tuổi này họ chưa thực sự có được nhận thức sâu sắc về việc cống hiến sức lực trực tiếp của mình cho việc tu sữa bảo vệ di tích lịch sử. Họ quy tất cả về yếu tố kinh tế là chủ yếu, đối với họ đồng tiền mới là quan trọng nhất cho việc tu sửa di tích lịch sử. Chúng ta cần biết một thực tế ở khu vực nông thôn nói chung, đặc biệt là ở các làng xã ở Thạch Thành nói riêng đó là người dân ở đây nghề chính là làm nông nghiệp. Làm nông nghiệp thì theo thời vụ và thời gian nhàn rỗi nhiều, do đó người dân đặc biệt là lứa tuổi trẻ kéo nhau lên các thành phố để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, thậm chí có rất nhiều người bỏ ruộng vườn để đi làm ăn. Lực lượng này lên thành phố chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ở đây. Do đó quan niệm của họ cũng có sự khác biệt so với các lứa tuổi cao. Qua những số liệu trên có thể khẳng định rằng nhóm tuổi ngoài 50 là lực lượng tham gia tích cực và chủ đạo trong việc tôn tạo di tích lịch sử. Lứa tuổi này tham gia đông đảo trên mọi hình thức đóng góp, đặc biệt là hình thức đóng góp bằng ngày công và tuyên truyền giáo dục. Những việc làm tích cực này đã phản ánh một cách rõ nét mức độ nhận thức của người cao tuổi về việc giữ gìn di tích lịch sử. Điều này có thể lí giải đó là lứa tuổi ngaòi 50 công việc đồng áng không còn phù hợp nữa vì vậy họ có nhiều thời gian để tham gia vào các công việc xã hội như tôn tạo các dích lịch sử, tuyên truyền giáo dục con cháu về giữ gìn di tích lịch sử, về các giá trị văn hoá truyền thống. Trong những nhóm tuổi này có nhiều người đã trải qua chiến tranh, tham gia chiến đấu trực tiếp ngoài chiến trường họ đã trải qua những mất mát đau thương và vinh quang. Họ hiểu hơn ai hết những giá trị văn hoá truyền thống mà cha ông họ đã đánh đổi bằng cả xương máu của mình. Họ thấy được trách nhiệm của mình là phải giữ gìn các di tích và truyền lại lòng tự hào đó cho thế hệ mai sau. Bên cạnh đó việc tôn tạo di tích lịch sử đòi hỏi sự tham gia không thể thiếu của người cao tuổi. Đây là công việc đòi hỏi phải có vốn kiến thức hiểu biết về lịch sử, về văn hoá truyền thống. Nhóm tuổi từ 20 - 41 tham gia vào việc giữ gìn di tích lịch sử chủ yếu thông qua hình thức đóng góp bằng tiền, các hình thức khác tham gia ít hơn. Nguyên nhân là do ở nhóm tuổi này họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế thị trường. Họ mãi làm ăn, giành nhiều thời gian cho lao động sản xuất vì vậy ít có thời gian tham gia vào các công việc giữ gìn văn hoá truyền thống. Họ tham gia đóng góp tiền khá tích cực vì hình thức này nhanh gọn tiện lợi. Nhìn chung sự khác biệt về kinh nghiệm vốn sống tuổi tác đã tạo nên sự tham gia tôn tạo di tích lịch sử có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi. Sự biểu hiện nhận thức của người dân không chỉ thông qua các hình thức đóng góp trên mà sự biểu hiện này còn thông qua sự giáo dục của gia đình. Những năm gần đây ở nước ta cũng như trên phạm vi toàn Thế giới người ta nhấn mạnh đến sự phát triển của xã hội, phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá là mục tiêu là động lực của sự phát triển. Trong bối cảnh chung ấy vấn đề văn hoá gia đình, giáo dục gia đình được nâng lên vị trí cao trong nghiên cứu khoa học cũng như trong thực tiễn đơì sống bởi nó gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng như gắn với quá trình giữ gìn bản sắc của văn hoá dân tộc. Gia đình văn hoá và cốt lõi hơn nữa văn hoá gia đình, giáo dục gia đình sẽ là những gì tinh chất nhất giúp chúng hiểu rõ hơn vị thế vai trò của gia đình trong phát triển cũng như những chiến lược liên quan đến gia đình. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc tôn tạo giữ gìn di tích lịch sử. Vậy trong gia đình các bậc cha mẹ thường giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử cho con cái mình như thế nào. Khi tôi đưa ra câu hỏi: Theo ông bà mục đích của việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử là dạy cho con cháu truyền thống như? Kết quả thể hiện trong biểu đồ sau: Biểu đồ 9: Mục đích của việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử: chú giải: Uống nước nhớ nguồn Yêu Quê hương đất nước Lao động cần có sáng tạo Qua biểu đồ trên chúng ta thấy rằng mục đích của việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử là dạy cho con cháu truyền thống uống nước nhớ nguồn chiếm 80%. Số người cho rằng mục đích của việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử là dạy cho con cháu truyền thống yêu quê hương đất nước chiếm 56,6% và phương án lao đông cần cù sáng tạo chiếm 21,3%. Điều này cho ta thấy phần lớn người dân cho rằng giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử không thể không giáo dục cho con cháu truyền thống uống nước nhớ nguồn. Trong những truyền thống quý báu của dân tộc nổi bật lên là truyền thống uống nước nhớ nguồn. Truyền thống này đã được gìn giữ từ đời này qua đời khác trở thành một tình cảm sâu sắc, một lẽ sống của toàn thể nhân dân, một niềm tự hào cao quý của mỗi người dân. Truyền thống uống nước nhớ nguồn đây là một đạo lý cơ bản nhất trong nhân cách mỗi người. Một con người có nhân cách là con người luôn biết hướng về cội nguồn, trân trọng nguồi cội. Hướng về nguồn cội không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã tạo nên nguồn cội mà quan trọng hơn là chúng ta phải biết soi mình vào những tấm gương đó để học tập rèn luyện xây dựng đất nước. Nguồn cội đó không chỉ là lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ mà lớn hơn đó là lòng biết ơn đối với những con người đã tạo nên lịch sử, đã mang lại cho chúng ta cuộc sống yên bình và no ấm ngày hôm nay. Có rất nhiều vĩ nhân trong lịch sử đã tạo nên nguồn cội đó. Từ Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, trải qua Lê Lợi, Nguyễn trãi, Quang Trung cho đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta ngày nay cứ anh hùng sau lại nhắc tới anh hùng trước để học tập noi theo và vươn lên cao hơn nữa. Những tấm gương anh hùng đó đặc biệt được Hồ Chủ Tịch và các đồng chí lãnh đạo Đảng ta luôn nhấn mạnh và nêu cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giáo dục lòng tự hào của chúng ta đối với truyền thồng dân tộc: "Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng". Ở xã Ngọc Trạo huyện Thạch Thành - Tỉnh Thanh Hoá có một di tích lịch sử quan trọng đó là di tích lịch sử văn hoá chiến khu Ngọc Trạo. Nơi đây đã ghi nhận chiến công to lớn của các chiến sĩ, các anh hùng của đội du kích chiến khu trong công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Điều quan trọng hơn chiến khu là nơi sau này các thế hệ con cháu tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới công lao trời biểu của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nơi đây để chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Các anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Hinh, Hoàng Văn Môn, Đỗ Huy Tước, trịnh Huy Môn… Luôn sống mãi trong lòng nhân dân Thạch Thành. Điều này thể hiện ở chỗ các bậc ông bà cha mẹ ở đây luôn coi trọng việc giáo dục con cháu truyền thống uống nước nhớ nguồn. Nói về vấn đề giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn một người dân ở thôn Ngọc trạo cho biết: "Đứa con cả của gia đình tôi làm việc và sinh sống trên thành phố nhưng cứ đến dịp lễ hội kỷ niệm ngày thành lập chiến khu năm nào nó cũng về mang theo cả con cái về thăm ông bà và cho con cái biết được lễ hội truyền thống của quê hương. Đây chính là việc giáo dục cho con cháu truyền thống uống nước nhớ nguồn. Truyền thống uống nước nhớ nguồn là cội nguồn của nền tảng đạo đức. Người việt xưa có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề này nhằm nhắc nhở con cháu không được quên nguồn cội của mình như "Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba" hay như câu "Chim có tổ người có tông sông có nguồn". Những câu ca dao đã nhắc nhở con cháu rằng uống nước phải nhớ tới nguồn, ăn quả phải nhớ người trồng cây. Để tận hưởng những giây phút hoà bình ấm no như ngày hôm nay chúng ta phải biết nhớ ơn những con người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước như các anh hùng liệt sĩ chiến khu Ngọc Trạo. Ngoài ra truyền thống yêu quê hương đất nước cũng được người dân nơi đây đánh giá cao và cho rằng cần phải giáo dục cho con cháu mình. Họ cho rằng quê hương đất nước là nơi mỗi con người sinh ra, lớn lên do đó chúng ta cần phải giáo dục con cái phải biết yêu quê hương đất nước. Đúng vậy tình yêu quê hương đất nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta. Hồ Chủ Tịch đã nói " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi bị sâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiển khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước". Chúng ta tự hào về tổ quốc Việt Nam, một tổ quốc đã hình thành từ rất sớm và đã không chịu khuất phục trước bất cứ một ngoại sâm mạnh mẽ nào, bí quyết của chúng ta chính là lòng yêu nước. Nhân dân ta yêu nước lòng yêu xứ sở quê hương tươi đẹp, yêu nền văn hoá độc đáo. Lòng yêu quê hương đất nước đó đã được cũng cố và rèn luyện trải qua bao lần thử lửa trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Trong nhựng cuộc chiến đấu với những kẻ thù to lớn, độc ác dân tộc ta vẫn tồn tại vững vàng chính là do mọi người đã rèn đức cho mình ngay từ đầu một tình cảm sắt thép đó là lòng yêu quê hương đất nước. Với dân tộc ta tình yêu quê hương đất nước gắn liền với tinh thần xả thân vì nước "Vì nước tấm thân dám tiếc, còn mất cũng cam" (Nguyễn Đình Chiểu). Lòng yêu quê hương đất nước nổi bật lên thành nguyên tắc cao nhất của đạo đức, thành lẽ sống chết của dân tộc ta. Ngày nay chúng ta đang sống trong sự hoà bình, với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước đó là các bậc cha mẹ nên dạy cho con cháu mình phải biết giữ gìn bảo vệ những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng nên. Không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giầu đẹp, sánh vai cùng với năm châu bốn biển. Qua phân tích ở trên chúng ta thấy đa số các bậc cha mẹ ở đây đã cho rằng mục đích của việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử là dạy cho con cháu phải biết truyền thống uống nước nhớ nguồn và yêu quê hương đất nước. Điều đó khẳng định các bậc cha mẹ bước đầu đã thể hiện sự nhận thức đúng về ý thức giữ gìn di tích lịch sử. Người dân ở đây đã thể hiện sự nhận thức đúng về ý thức giữ gìn di tích lịch sử. Vậy họ thường giáo dục con cháu những nội dung gì về ý thức giữ gìn di tích lịch sử. để hiểu rõ vấn đề này tôi đã đưa ra câu hỏi "Theo ông bà việc giáo dục con cháu về ý thức giữ gìn di tích lịch sử thường bao gồm nội dung gì?". Kết quả thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 6: Nội dung giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử. TT Nội dung Tỉ lệ % 1 Tôn trọng di tích 64% 2 Không vẻ bậy vào di tích 58% 3 Không phá hoại của công 64,7% 4 Kể những câu chuyện liên quan đến di tích 79,3% 5 ý khác 16 Qua bảng số liệu trên chúng thấy đa số các khách thể đều nhận thức được các nội dung giáo dục về ý thức giữ gìn di tích lịch sử cho con cháu của họ. Tuy nhiên nhanạ thức của họ về nội dung giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử kể những câu chuyện liên quan đến di tích là cao nhất chiếm 79,3%; Tiếp theo là phương án không phá hoại của công 64,7%, không vẻ bậy vào di tích 58%, Tôn trọng di tích 64.%, ý kiến khác 16%. Các khách thể chọn phương án tôn trọng di tích, không vẽ bậy vào di tích và không phá hoại của công thì họ cho rằng người có ý thức giữ gìn bảo vệ di tích lịch sử thì phải tôn trọng di tích, phải hiểu được rằng mỗi di tích lịch sử đều mang một giá trị về lịch sử về văn hoá. Do đó không nên có những thái độ coi thường di tích vẽ bậy vào di tích và có những hành động phá hoại của công "Bẻ cây cối và đục tường của di tích". Còn các khách thể chọn phương án kể những câu chuyện liên quan đến di tích thì lý giải rằng các bậc cha mẹ nên giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử thông qua những câu chuyện liên quan đến di tích, những tấm gương chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ du kịch Ngọc Trạo, tấm gương hy sinh cao cả cho sự nghiệp chiến đấu và bảo vệ tổ quốc của các anh hùng dân tộc nói chung và các anh hùng liệt sĩ chiến khu Ngọc Trạo nói riêng, để thế hệ con cháu soi vào đó mà phấn đấu học tập noi gương họ, cho thế hệ con cháu hiểu được vai trò và y nghĩa quan trong cuả di tích lịch sử quan trọng này. Nếu làm tốt được điều đó thì thế hệ con cháu sẽ có ý thức bảo vệ giữ gìn di tích lịch sử, luôn tôn trong di tích, không vẽ bậy vào di tích, không phá hoại của công. Một số khách thể chọn phương án khác thì cho rằng chúng ta nên giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử qua những hành vi gương mẫu của cha mẹ, qua những hành vi tốt của những xung quanh. Chúng ta không nên giáo dục con cái ý thứ giữ gìn di tích lịch sử bằng những lý thuyết xuông bắt con cái phải làm thế này thế khác trong khi chính chúng ta không làm tốt những điều đó. Những hành vi của cha mẹ luôn ảnh hưởng đến con cái vì cha mẹ luôn tiếp xúc với con cái, trong mắt các con cha mẹ luôn là tấm gương cho các con học tập. đây cũng làm một nội dung quan trọng cần giáo dục con cái về ý thức giữ gìn di tích lịch sử. Chúng ta chuyển sang xem xét kết quả thu được nhận thức của người dân Ngọc Trạo về giữ vai trò giáo dục con cháu về ý thức giữ gìn di tích lịch sử. tôi có đưa ra câu hỏi: Theo ông bà việc giáo dục con cháu về ý thức giữ gìn di tích lịch sử là của những người nào sau đây? Kết qủa được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7: Nhận thức về người giữ vai trò giáo dục con cháu về ý thức giữ gìn di tích lịch sử. Mức độ Người giáo dục Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Ông bà 63,3% 25,2 17,5 Cha mẹ 94% 6,0% 0 Thầy cô giáo 74,6% 21% 4,4% Trưởng họ 24,6% 48,3% 28,1% Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy đa số người dân được hỏi cho rằng người giữ vai trò thường xuyên giáo dục con cháu về ý thức giữ gìn di tích lịch sử là cha mẹ chiếm 94%, thầy cô giáo chiếm 74,6%. Bên cạnh đó các khách thể còn quan tâm đến vai trò quan trong của ông bà trong việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử cho con cháu chiếm 63,3%. 24,6% còn lại cho rằng trưởng họ là người phù hợp nhất với việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử. Có rất nhiều lý giải xung quanh vấn đề ai là người thích hợp với việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử cho con em mình. Những khách thể cho rằng đó là thầy cô giáo của con họ thì giải thích rằng "Thầy cô giáo là những người có trình độ chuyên môn về giáo dục vì đây là nghề của họ mà. Thầy cô giáo là những người có nhiều thời gian tiếp xúc với các học trò, họ là những người có uy tín mà các học trò thường kính nể. Do đó thầy cô giáo là người giáo dục con cháu về ý thức giữ gìn di tích lịch sử hợp lý nhất. Còn số đông người dân cho rằng chỉ có cha mẹ là người giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử cho con cái tốt nhất thì giải thích rằng cha mẹ là người gần gũi yêu thương con nhiều nhất và họ cũng là người hiểu biết về con cái mình rõ hơn ai hết vì vậy chỉ có cha mẹ là người thích hợp với việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử cho con cái. Ngoài cha mẹ và thầy cô giáo thì ông bà cũng được người dân đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cháu về ý thức giữ gìn di tích lịch sử. Ông bà là những người được con cháu yêu quý và kính trọng và họ cũng là người rất coi trọng các giá trị truyền thống và vì vậy họ cũng coi trọng việc giáo dục cho con cháu các giá trị này. Phương án được người dân lựa chọn thấp nhất đó là trưởng họ. Điều này cũng rẽ hiểu bởi vì trưởng họ là những người có uy tín trong dòng họ và tiếng nói của họ thường có trọng lượng đối với các thành viên trong họ. Tuy nhiên trưởng họ không có nhiều thời gian tiếp xúc với các cháu vì trong một năm chỉ có một ngày giỗ họ để cho mọi người gặp gỡ nhau. Qua phân tích ở trên chúng ta thấy đa số người dân đã nhận thức tương đối về người thích hợp cho việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử. Tuy nhiên để hoạt động giáo dục này đạt được hiệu quả cao nhất thì chúng ta phải biệt kết hợp giưã gia đình nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử cho con cháu mình. Đặc biệt trong các nhà trường các giáo viên khi giảng dạy bộ môn lịch sử thì cũng nên đưa lịch sử ở ngay địa phương mình cụ thể là về các di tích lịch sử để giảng dậy cho học sinh. Nếu là tốt được điều này thì tôi tin rằng ý thức về giữ gìn di tích lịch sử của các em sẽ được nâng cao hơn. Qua quá trình tìm hiểu phân tích ở những phần trên thì ta thấy rằng đa số người dân đã nhận thức tốt về việc giữ gìn di tích lịch sử. Vậy những người dân ở đây họ hiểu biết về các di tích lịch sử thông qua nguồn thông tin nào? Tôi đã đưa ra câu hỏi: Ông bà biết được những công trình, đồ vật có giá trị lịch sử thông qua nguồn thông tin nào? Kết quả thể hiện ở bảng sau. Bảng 8: Nguồn gốc tìm hiểu về các di tích lịch sử. TT Nội dung Tỉ lệ % 1 Gia đình 51,3% 2 Hàng xóm 7,3% 3 truyền thông đại chúng 54,8% 4 Người thân trong gia tộc 6% 5 Chính quyền đoàn thể 34,8% Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy người dân tìm hiểu về di tích lịch sử từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và tỉ lệ tiếp thu từ các nguồn cũng có sự chênh lệch. Cụ thể tỉ lệ số người đánh giá họ biết được về các công trình các đồ vật có giá trị từ các phương tiện thông tin đại chúng là cao nhất chiếm 54,8%. Tỉ lệ số người tiếp thu từ gia đình và đoàn thể cũng chiếm tỉ lệ khá cao 51,3% và 34,8%. Các khách thể hiểu biết về di tích lịch sử qua các phương tiện thông tin đại chúng cho rằng đây là hình thức tiết kiệm được thời gian và phù hợp với người nông dân. Qua các phương tiện thông tin đại chúng ti vi đài phát thanh thì họ có thể vừa xem vừa nghe mà lại làm được những việc khác. Họ có thể vừa ăn cơm vừa xem ti vi, họ cũng có thể vừa làm ngoài ruộng vừa nghe đài truyền thanh của xã. Tóm lại họ cho rằng đây là nguồn thôn tinh giúp họ hiểu biết về các di tích lịch sử. Tỉ lệ người dân tiếp thu kiến thức về di tích lịch sử qua nguồn thông tin từ gia đình cũng khá cao. Chúng ta cũng biết rằng gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên lâu dài nhất đối với mỗi con người. Hiện nay trên phạm vi toàn cầu gia đình được coi như một thiết chế xã hội, một đơn vị tự nhiên cơ bản của xã hội, tế bào của xã hội, là một môi trường nhập thân văn hoá gần gũi thân thiết sống động. cuộc sống con người gắn bó chặt chẽ với gia đình. Từ gia đình con người sinh ra lớn lên trưởng thành và hoà nhập với xã hội. Không chỉ là cái nôi nuôi dưỡng tuổi thơ, gia đình còn là cái nôi để sinh thành, ổn định và hoàn thiện nhân cách trong suốt quá trình vận động phát triển của con người. Chính quyền đoàn thể cũng là nơi người dân tiếp thu những kiến thức về các di tích lịch sử. Chính quyền đoàn thể: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… là môi trường giáo dục lý tưởng, tích tích cực chính trị, ý thức trách nhiệm trong sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, ý thức về việc giữ gìn các di tích lịch sử đã dạng và phong phú hơn cả. Trong môi trường có tổ chức, có kỷ luật này rất nhiều hình thức hoạt động, hình thứ giáo dục vừa nhẹ nhàng vừa sâu sắc. ở đây người dân có thể tổ chức những cuộc giao lưu gặp gỡ các nhân vật lịch sử, những cuộc thi tìm hiểu lịch sử địa phương, của đất nước về văn hoá truyền thống của địa phương, của dân tộc. Nếu làm tốt điều này thì người dân sẽ hiểu biết nhiều hơn về cac di tíc lịch sử và có ý thức giữ gìn di tích lịch sử tốt hơn. Tìm hiểu về nhận thức của người dân về giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử ta thấy người dân ở đây đã nhận thức khá tốt về vấn đề giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu quê hương đất nước, sự tôn trọng các di tích lịch sử… cho con cháu họ. Nhưng con cháu của họ thì có thái độ như thế nào về sự giáo dục này? Để hiểu rõ vấn đề tôi đã đưa ra câu hỏi: "Thái độ của con cháu ông bà trong việc tiếp thu sự giáo dục truyền thống của cha mẹ như thế nào?" Tôi đã nhận thấy rằng con cái đã có thái độ tích cực đối với sự giáo dục của cha mẹ. Sự biểu lộ thái độ tích cực này cho thấy con cái đã có ý thức trong việc tiếp thu các giá trị văn hoá truyền thống từ cha mẹ. Từ sự tiếp thu với thái độ tích cực như vây chắc chắn nhận thức của họ về việc giữ gìn các di tích lịch sử sẽ được nâng cao hơn. Những thái độ của con cái về tiếp thu sự giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống của cha mẹ được thể hiện trong biểu đồ sau: Biểu đồ 10: Thái độ của con cái trong việc tiếp thu sự giáo dục của cha mẹ. Chú giải: Phản đối Thờ Ơ Tiếp thu một phần Tiếp thu tự nguyện Qua biểu đồ trên ta thấy đa số con cái tiếp thu tự nguyện đối với sự giáo dục về các giá trị văn hoá truyền thống của cha mẹ 67,4%. Tỉ lệ con cái chỉ tiếp thu một phần sự giáo dục của cha mẹ về các giá trị văn hoá truyền thống chiếm 24,6%. Tương ứng ở các phương án phản đối và thờ ơ là 2% và 6%. Những số liệu trên giúp chúng ta khẳng định rằng thế hệ trẻ ngày nay đã có nhận thức tương đối tốt về các giá trị truyền thống, đa số họ có thái độ tiếp thu tự nguyện sự giáo dục của cha mẹ mình. Điều này chứng tỏ rằng ngày nay một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang tìm về với tiếng gọi của cội nguồn, không chỉ văn học dân gian mà còn ở các lễ hội truyền thống, tìm hiểu những vấn đề tôn nghiêm và linh thiêng ở chốn chùa chiền, các di tích lịch sử văn hoá. Nhưng vì sao họ lại quan tâm đến cội nguồn lịch sử, tới các giá trị văn hoá truyền thống. Đó là xu thế đối thoại, làm bạn và giao lưu văn hoá ngày càng tăng. Chính trong sự giao lưu này mỗi con người phải tự nhìn nhận lại mình, xem xét và đo lại vốn liếng văn hoá của mình để có cái mà trao đổi giao lưu. Một lý do khác thế hệ trẻ là lớp người năng động ham hiểu biết. Họ biết tham gia tiếp thu những hoạt động nào có ích nhất, có ý nghĩa nhất đối với họ và đối với xã hội. Họ đến với các giá trị truyền thống, tiếp thu các giá trị truyền thống vì đây là nơi tắm mát những tâm hồn, giúp họ lấp đầy những thiếu hụt, có đủ bản lĩnh văn hoá để đi trên con đường học tập làm việc sinh hoạt trong cuộc sống. Dù sao đi nữa thực trạng nguyên nhân và xu hướng của vấn đề cũng bắt đầu cho thấy hiện tại và cả sau này nữa, mối quan tâm của tuổỉ trẻ đối với các lễ hội, với những di tích lịch sử văn hoá ngày càng tăng. Và càng ngày họ càng xác định rõ được động cơ, mục đích, thị hiếu… Khi tiếp nhận ngày càng sâu sắc với các gía trị văn hoá truyền thống. Họ không còn mặc cảm, hẫng hụt, thiếu thốn và có thể vững tin khi nói về gốc gác văn hoá lịch sử, vai trò của họ đối với sự nghiệp bảo tồn, làm giầu và phát huy nền văn hoá dân tộc nói chung và sự nghiệp bảo tồn giữ gìn các di tích lịch sử nói riêng. Thế hệ trẻ những người sẽ cần nắm tương lai nước nhà, họ đang tự lấp đầy những khoảng thiếu hụt tri thức về các giá trị văn hoá truyền thống bằng một thái độ đầy tự giác. Họ tìm hiểu lại kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể, văn hoá cội nguồn của ông cha ta, coi đó là chỗ dựa để họ cất cánh đến tương lai. Nhìn chung thế hệ trẻ hiện nay thực dụng và nhanh nhạy hơn. Họ có khả năng nắm bắt nhiều cái mới với một thái độ hoàn toàn tự tin. Bên cạnh những lớp trẻ tiến bộ còn có những người trẻ tuổi có thái động quay lưng lại với văn hoá, lười biếng học tập lao động, nhiễm những thói sấu như cờ bạc rượu chè, ăn chơi chác táng. Vậy nguyên nhân vì đâu? Vì sự nhiễm độc của lối sống hiện đại, vì bản thân không có chí tiến thủ. Vì ngay cả cha mẹ, thầy cô cũng có những biểu hiện lệch lạc trong giao tiếp ứng sử và vì trong bối cảnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay gia đình và nhà trường, xã hội luôn có những biến động và đổi mới nhanh chóng. Các hình thức giáo dục văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ không chịu đổi mới uyển chuyển, đa dạng phong phú hơn. Nó trở nên cũ kỹ, khô cứng, nghèo nàn không thuyết phục được thế hệ trẻ. Do đó vẫn còn một bộ phận thế hệ trẻ luôn thờ ơ phản đối sự giáo dục của cha mẹ về các giá trị văn hoá truyền thống. Tóm lại để việc giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ đạt được kết quả tốt, phải kết hợp đưa các giá trị văn hoá truyền thống vào các hình thức giáo dục trong và ngoài trường học, giáo dục qua đoàn thể. Nói cách khác, cần chú trọng kết hợp các hình thức giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội trong việc nâng cao tri thức văn hoá trong thế hệ trẻ, tạo nền móng và hành trang cho họ bước vào tương lai. Qua phân tích đánh giá ta thấy cha mẹ thường xuyên giáo dục con cái về các truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu quê hương đất nước, tôn trọng các di tích lịch sử văn hoá. Đa số con cái có thái độ tiếp thu sự giáo dục giá trị truyền thống của cha mẹ một cách tự nguyện. Qua đó biểu hiện nhận thức giữ gìn di tích lịch sử thường xuyên được cũng cố và nâng cao thông qua các hình thức giáo dục. III/ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC GIỮ GÌN DI TÍCH LỊCH SỬ CHIẾN KHU NGỌC TRẠO. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bất kỳ một vấn đề nào đó đều có những nguyên nhân của nó. Tương tự như vậy vấn đề người dân Thạch Thành có nhận thức cao trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân vậy những nguyên nhân đó là gì? Tôi đã đưa ra câu hỏi: "Theo ông bà những nguyên nhân nào sau đây ảnh hưởng đến nhận thức của người dân Thạch Thành trong việc giữ gìn di tích lịch sử chién khu Ngọc Trạo? Kết quả thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 9: Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân trong viẹc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo. TT Nguyên nhân Tỉ lệ % 1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng 91,3% 2 Kinh tế phát triển 83,4% 3 Vai trò của chiến quyền địa phương 78,3% 4 Vai trò của giáo dục gia đình 86% 5 Sự tự ý thức của người dân 71% Qua bảng số liệu trên ta thấy "Quan điểm chỉ đạo của Đảng" ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới nhận thức của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử 91,3%, tiếp đó là các nguyên nhân do kinh tế ngày một phát triển 83,4%, vai trò của giáo dục gia đình 86%, vai trò của chính quyền địa phương 78,3% và sự tự ý thức của người dân 71%. * Quan điểm chỉ đạo của Đảng Đảng và nhà nước ta luôn có sự quan tâm đúng mức với vấn đề văn hoá, đặc biệt là các giá trị văn hoá truyền thống. Ngày nay nền văn hoá, đặc biệt là các giá trị văn hoá truyền thống đang bị chi phối và ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Sự du nhập của nhiều nền văn hoá nước ngoài, sự lai căng văn hoá ngày càng trở thành chào lưu. Bởi vậy việc giữ gìn văn hoá truyền thống trong thời kỳ này là vô cùng quan trọng. Trước tình hình đó Đảng đã đưa ra đường lối chỉ đạo về lĩnh vực văn hoá cho mọi cấp mọi ngành, đó là quan điểm xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng và nhà nước ta luôn nhấn mạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên Thế giới làm giầu thêm kho tàng văn hoá Việt Nam. Đấu tranh chống sự thâm nhập của các loại văn hoá phẩm độc hại để bảo vệ văn hoá dân tộc. Trong bối cảnh giao lưu văn hoá quốc tế ngày càng mạnh mẽ, thì vấn đề tiếp thu có chọn lọc từ tinh hoa văn hoá Thế giới và tinh tuý văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn cũng như phát triển văn hoá, bởi nó không chỉ giúp hoà nhập văn hoá dân tộc với văn hoá quốc tế mà còn giúp giữ gìn bảo vệ phát huy bản lĩnh bản sắc của văn hoá dân tộc trong văn hoá nhân loại. Chính quan điểm chỉ đạo của Đảng đã giúp chính quyền và nhân dân Thạch Thành lựa chọn con đường đi đúng đắn trong việc giữ gìn văn hoá truyền thống nói chung và giữ gìn di tích lịch sử nói riêng. Quan điểm đó đã tác động lớn tới nhận thức của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo, giúp người dân thấy rõ vai trò trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với việc giữ gìn di tích lịch sử. Vì vậy trong nhận thức của người dân Thạch Thành đã có sự định hướng đúng đắn trong việc giữ gìn di tích lịch sử văn hoá chiến khu Ngọc Trạo. điều kiện kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân Thạch Thành trong việc giữ gìn di tích lịch sử. Người xưa đã nói "Có thực mới vực được đạo" câu nói này vẫn đúng trong thời đại ngày nay. Khi mà cuộc sống khó khăn nghèo đói, đi kèm với nó là sự lạc hậu, trình độ dân trí thấp, người dân không có thời gian nghĩ đến cái khác ngoài tìm cách kiếm cái ăn nuôi sống gia đình. Ngày nay trong cuộc sống có nhiều thay đổi so với trước khi, trình độ giáo dục phát triển, nhận thức của người dân có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Đất nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của sự mở cửa, hội nhập đã có nhiều thay đổi trong xã hội và trong nhận thức của mỗi người dân. Người dân Thạch Thành cũng đang bước vào nền kinh tế thị trường như bao vùng quê khác trong cả nước. Nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt Thạch Thành chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, trình độ dân trí cũng được nâng cao. Những sự thay đổi đó đã tác động đến nhận thức của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo. Có một điều cần nhắc đến như một kinh nghiệp tốt, là ở các nước công nghiệp hoá phát triển, thành quả kinh tế cao không mâu thuẫn với thành tựu văn hoá, không làm phương hại đến bản sắc văn hoá truyền thống. và một sự thật là khi tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững thì kéo theo sự tăng trưởng mức sống, điều kiện sống tạo tiền đề cần thiết cho sự gia tăng nhu cầu văn hoá, hoạt động sáng tạo, tái tạo giữ gìn văn hoá truyền thống. Rõ ràng điều kiện kinh tế có vai trò quyết định trong việc thay đổi nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn di tích lịch sử. * Vài trò của chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của mỗi người dân Thạch Thành trong việc giữ gìn di tích lịch sử chién khu Ngọc Trạo. Vai trò đó được cụ thể hoá trong nhiều khía cạnh như sự tuyên truyền giáo dục, sự quản lý của chính quyền địa phương. Huyện uỷ – UBND huyện đã chỉ đạo cho Trung tâm văn hoá huyện phải có nhiều hoạt động tích cực nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo. Một trong những hoạt động đó là việc thông tin tuyên truyền, phổ biến các quan điểm chỉ đạo của Đảng về văn hoá. Làm sao đó để mỗi người dân hiểu được vai trò trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo, một trong những giá trị văn hoá truyền thống quan trọng của địa phương. Những biện pháp quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương cũng góp phần làm hạn chế những hành vi không tốt ảnh hưởng đến di tích. Chính quyền địa phương đã tuyên truyền vận động người dân tham gia đóng góp tiền của, ngày công để tu sửa di tích. Hàng năm trong ngày kỷ niệm thành lập chiến khu 19/9 chính quyền địa phương thường tổ chức các lễ hội để cùng với toàn thể người dân ôn lại những trang sử vẻ vang của địa phương, qua đó giúp họ thấy được vai trò quan trọng của di tích lịch sử từ đó mà gắn bó đoàn kết với nhau hơn. Điều quan trọng hơn là do giúp người dân có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn di tích lịch sử tốt hơn. * Vai trò giáo dục của gia đình: Gia đình cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục các thành viên có ý thức giữ gìn di tích lịch sử. Từ xa xưa ở Việt Nam ông cha ta đã có quan niệm rằng gia đình là gốc của đất nước, gia đình gắn với chỉnh thể làng và nước tạo ra một hệ thống chặt chẽ trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hiện nay trên phạm vi toàn cầu gia đình được coi như một đơn vị tự nhiên cơ bản của xã hội, một tế bào của xã hội. Triển khai và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về việc toàn xã hội chú trọng xây dựng gia đình văn hoá "Xây dựng gia đình ấm no bình đẳng tiến bộ, làm cho mỗi gia đình thực sự là một tế bào lành mạnh của xã hội. phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những gia trị văn hoá truyền thống của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác". Là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong rất nhiều vấn đề thì có lẽ chức năng giáo dục cho mỗi thành viên trong gia đình đặc biệt tạo nên sự nhập thân văn hoá cho các thế hệ con cháu là một vấn đề cần chú ý. Nếu hiểu nhập thân nói chúng như một quá trình, một động thái của cá nhân nhằm thích ứng, thu nhận những giá trị của môi trường sống vào bản thể, đồng thời tác động lại môi trường đó, thì có thể coi sư nhập thân văn hoá của thế hệ con cháu chính là quá trình tiếp thu giáo dục, tự giáo dục trong môi trường văn hoá, trong đó phải kể đến ba môi trường cơ bản: Môi trường gia đình, môi trường nhà trường, môi trường xã hội. Trong đó càng ngày gia đình càng có vai trò vị trí nổi chội, người ta có xu hướng cho rằng giáo dục gia đình cũng như sự nhập thân văn hoá trong gia đình là vấn đề kiên quyết để hình thành nhân cách, nhận thức của con người. Trong mỗi gia đình thì đều có khuôn mẫu văn hoá riêng, dựa trên mỗi khung mẫu văn hoá chung của xã hội. Trong mỗi gia đình thì ông bà cha mẹ có trách nhiệm truyền dạy cho con cháu đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trống cây trong đạo lý đó thì có trách nhiệm phải giữ gìn di tích lịch sử. * Sự tự nhận thức của người dân: Mọi biện pháp tuyên truyền giáo dục sẽ trở nên kém hiệu quả đi nếu mỗi người dân không tự nhận thức cho chính mình. sự tự nhận thức của mỗi người dân đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn di tích lịch sử. Người dân Thạch Thành từ sự giáo dục của gia đình, sự tuyên truyền của chính quyền đã hình thành trong mình lòng tự tôn dân tộc, tự hào mình là con cháu của mảnh đất anh hùng đó. Sự lĩnh hội và thấm nhuần những tư tưởng này đã tạo cho mỗi người dân ý thức giữ gìn di tích lịch sử. Trong suốt quá trình phân tích đánh giá về vấn đề nhận thức của người dân Thạch Thành về vấn đề giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường tôi cũng nhận thấy rằng những phân tích chứng minh trên của mình chưa phải lúc nào cũng phù hợp với thực tiễn, song tôi cũng đã cố gắng đề cập đến những vấn đề cần thiết nhất đang đặt ra trong lý luận cũng như thực tiễn xung quang vấn đề. Do hạn chế về nhiều mặt những phân tích, bàn luận về đề tài chắc chắn chưa đầy đủ vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1- Kết luận: Qua quá trình khảo sát thực tế và quá trình phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu tôi đã đi đến một số kết luận: 1.1. Người dân Thạch Thành đã có nhận thức tương đối đầy đủ về việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường. Người dân đã có ý thức sự hiểu biết về khái niệm văn hoá truyền thống và các phạm trù của nó. Đa số người dân đã quan niệm đúng đắn khi cho rằng di tích lịch sử là một trong những giá trị nằm trong văn hoá truyền thống.Người dân cũng hiểu biệt rất tốt về khái niệm di tích lịch sử thể hiện thái độ đánh giá cao trong việc giữ gìn di tích lịch sử coi đây là công việc rất quan trọng. Tuy có sự khác biệt trong nhận thức giữa người dân ở khu vực nông thôn và người dân ở khu vực thành thị, khác biệt trong nhận thức ở các nhóm người có trình độ học vấn khác nhau hoặc các lứa tuổi khác nhau tuy vậy sự khác biệt đó là không quá lớn. 1.2. Nhận thức của người dân còn được thể hiện qua hành vi. Bằng chứnglà người dân đã tích cực tham gia đóng góp trên mọi phương diện và rất nhiều hình thức đóng góp để tôn tạo tu sửa di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo. Hình thức đóng góp chính của người dân là bằng tiền, ngoài ra người dân còn đóng góp bằng các hình thức khác như đóng góp ngày công, tuyên truyền giáo dục, đóng góp hiện vật vv. Các nhóm tuổi khác nhau thì hình thức tham gia đóng góp cũng có sự khác nhau. Nhóm tuổi ngoài 50 tuổi là lực lượng tham gia chủ đạo và tích cực trong việc tôn tạo di tích lịch sử. Nhóm tuổi này tham gia đông đảo nhất trên mọi hình thức đóng góp đặc biệt là đóng góp bằng ngày công và tuyên truyền giáo dục. Những việc làm tích cực đó đã phản ánh một cách rõ nét mức độ nhận thức của người cao tuổi về việc giữ gìn di tích lịch sử 1.3. Nhận thức của người dân về việc giữ gìn di tích lịch sử có sự đóng góp to lớn của vai trò giáo dục trong gia đình, gia đình đã thực hiện tốt vai trò xã hội hoá của mình. Trong gia đình thì ông bà cha mẹ thường giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử cho con cái như giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu quê hương đất nước, giáo dục con cháu phải biệt tôn trọng di tích lịch sử, không được phá hoại của công vv. Các con cháu đã có thái độ tiếp thu sự giáo dục truyền thống của cha mẹ một cách hoàn toàn tự nguyện. 1.4. Sự nhận thức của người dân trong việc tôn trong các giá trị văn hoá truyền thống đã được nâng cao hơn so với trước đây. Trong cơ chế mở cửa của nền kinh tế thị trường chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao hơn và trình độ dân trí cũng được nâng cao hơn do đó người dân tôn trọng các giá trị văn hoá truyền thống hơn thể hiện trong việc tôn trọng các di tích lịch sử, tham gia đóng góp công sức tiền của cho việc tu sửa giữ gìn di tích lịch sử. 1.5. Sự nâng cao nhận thức của người dân về việc giữ gìn di tích lịch sử xuất phát từ nhiều nguyên nhân đó là nguyên nhân về kinh tế, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn và đặc biệt là sự giáo dục, quản lý của chính quyền địa phương, sự giáo dục của gia đình và sự tự ý thức của người dân. 2- Khuyến nghị: 2.1. Nhà nước cần có chính sách tiền lương phù hợp cho những người làm công tác quản lý các di tích lịch sử, đảm bảo cho họ có mức sống ổn định hơn theo tốc độ tăng trưởng kinh tế để họ phục vụ tốt hơn công tác quản lý giữ gìn di tích lịch sử. 2.2. Nhà nước cần quan tâm đầu tư cho việc phục hồi các di tích lịch sử, lấy đó làm những bảo tàng sống trong việc giáo dục ý thức văn hoá cộng đồng. 2.3. Các cấp các ngành cần phối hợp với ngành văn hoá thông tin làm tốt công tác thông tin tuyên truyền giáo dục về ý thức giữ gìn di tích lịch sử đến người dân. 2.4. Chính quyền địa phương phải nắm vững chủ trương chỉ đạo của Đảng về văn hoá, phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục người dân về truyền thống yêu quê hương, xây dựng tinh thần đoàn kết trong mỗi người dân. 2.5. Nhà trường khi giáo dục các em về môn lịch sử của dân tộc thì nên lồng ghép những trang sử địa phương mình vào để các em hiểu hơn về lịch sử quê hương mình, từ đó các em có ý thức bảo vệ giữ gìn những thành quả mà thế hệ cha ông đã để lại. 2.6. đối với gia đình thì thường xuyên giáo dục con em mình về vai trò trách nhiệm đối với việc giữ gìn di tích lịch sử. Giáo dục về truyền thống yêu quê hương đất nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn. 2.7. Chính quyền địa phương nơi có di tích lịch sử cần có những quy định sử phạt thích đáng đối với những kẻ có những hành động phá hoại đối với di tích lịch sử. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Minh Hạc (chủ biên) Tâm lý học. Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Jean Piaget. Tâm lý học và giáo dục học. Nhà XB Giáo dục. 3. Đỗ Huy. Nhận diện văn hoá việt nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ 20. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội 2002. 4. Phạm mai Hùng. Giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhà xuất bản văn hoá thông tin HN 2003. 5. Nguyễn Hồng Hà. Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ. Vịên văn hoá và nhà xuất ban văn hoá thông tin. 6. Lương Hồng Quang. Dân trí và sự hình thành văn hoá cá nhân. NXB văn hoá thông tin 1999. 7. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá việt nam. NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1996. 8. Cơ sở văn hoá việt nam. NXBGD 1993. 9. Nguyễn Như ý. Đại từ điển tiếng việt. NXB văn hoá thông tin 1999. 10. Tạp chí di sản văn hoá số 1 năm 2002. 11. Tạp chí di sản văn hoá số 3 năm 2003. 12. Từ điển di tích văn hoá việt nam. NXB văn học. Ngô Đức Thọ ( chủ biên).2003. 13. Luật di sản văn hoá và nhgị định hướng dẫn thi hành. NXB chính trị quốc gia HN 2003. 14. Đảng cộng sản việt nam. Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ 9. NXB chính trị quốc gia HN. 15. Trần Quốc Vượng( chủ biên) Cơ sở văn hoá việt nam. NXBGD 1998. 16. Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Thạch Thành. Thạch thành những chặng đường cách mạng . XB tháng 9 năm 1991. 17.Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh Thanh Hoá. Kỉ niệm 40 năm thành lập chiến khu ngọc trạo( 19- 9- 1941 - 19-9- 1981).Xuất bản năm 1982. 18. Huyện Uỷ - HĐND - UBND Huyện Thạch thành. NXB văn hoá thông tin HN 2004. 19. Đào Duy Anh . Việt nam văn hoa sử cương. NXB bốn phương. 1938. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI trường đại học xã hội và nhân văn KHOA TÂM LÝ PHIẾU TRƯNG CẦU DÂN Ý Giữ gìn di tích lịch sử là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Với mong muốn tìm hiểu và làm sáng toả vấn đề này tôi đã chọn đề tài "Nhận thức của người dân Thạch Thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường" làm đề tài khoá luận tố nghiệp của mình. Tuy nhiên, để nghiên cứu của mình có hiệu quả thì những thông tin mà ông (bà) cung cấp cho tôi là rất cần thiết và quý báu. Phiếu trao đổi của chúng toi đã có sẵn các phương án trả lời, ông (bà) chỉ cần đánh dấu (x) vào các phương án mà ông (bà) lựa chọn. Nếu có ý kiến khác xin ông (bà) vui lòng ghi vào (…..). Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác giúp đỡ của ông (bà). Câu 1: Ông bà có cho rằng tham gia vào việc sửa chữa bảo tồn các di tích lịch sử là quan trọng không: 1. Quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Không quan trọng - Nếu quan trọng thì vì sao? 1. Nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn 2. Giáo dục thế hệ trẻ 3.Đây là di tích lịch sử quan trọng 4. Ý kiến khác ……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu 2: Ông (bà) có tham gia vào việc tôn tạo tu sữa di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo không. 1. Có ; 2. Không - Nếu có thì bằng hình thức nào? 1. Bằng tiền 2. Bằng hiện vật 3. Bằng lao động công ích 4. bằng tuyên truyền giáo dục 5. Hình thức khác …………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. Câu 3: Theo ông (bà) thì di tích lịch sử là: 1. Những công trình có giá trị lịch sử. 2. Những đồ vật có giá trị lịch sử. 3. Những tác phẩm có giá trị lịch sử. 4. Những tài liệu có giá trị lịch sử. Câu 4: Theo ông (nà) thì di tích lịch sử có phải là một phần trong văn hoá truyền thống không ? 1. Có 2. không Câu 5: Ông (bà) biết được về những công trình, những đồ vật có giá trị lịch sử thông qua nguồn thông tin nào: 1. Gia đình. 2. Nhà trường. 3. Hàng xóm. 4. Truyền thông đại chúng. 5. Người thân trong gia tộc. 6. Chính quyền đoàn thể. 7. Hình thức khác …………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. Câu 6: Theo ông (bà) việc giáo dục con cháu về ý thức giữ gìn di tích lịch sử là của những người nào sau đây: Mức độ người giáo dục Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Ông (bà) Bố mẹ Thầy, cô giáo Trưởng họ Ý kiến khác ………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. Câu 7: Theo ông (bà) việc giáo dục con cháu về ý thức giữ gìn di tích lịch sử lịch sử thường bao gồm: 1. Tôn trọng di tích. 2. Không vẽ bậy vào di tích. 3. Không phá hoại của công. 4. Kể những câu truyện liện qua đến di tích 5. Ý kiến khác ……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu 8: Thái độ của con cháu ông (bà) trong việc tiếp thu sự giáo dục giá trị truyền thống của cha mẹ: 1. Phản đối 2. Thờ ơ. 3. Tiếp thu một cách tự nguyện 4. Tiếp thu một phần. Xin giải thích rõ vì sao? phản ứng đó như thế nào? ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu 9: Theo ông (bà) mục đích của việc giáo dục ý thức giữ gìn di tích lịch sử là dạy cho con cháu truyền thống: 1. Uống nước nhớ nguồn. 2. Yêu quê hương đất nước. 3. Lao động cần cù sáng tạo Câu 10: Khi nhìn thấy những người dân có hành động phá hoại di tích lịch sử Chiến khu ông (bà) sẽ phản ứng như thế nào? 1. Nhắc nhở khuyên bảo người đó. 2. Báo cho ban quản lý di tích có biện pháp sử lí. 3. Không làm gì cả. 4. Ý kiến khác ……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu 11: So với trước đây ông (bà) có nhận xét gì về việc tôn trọng giá trị truyền thống của người dân hiện nay: 1. Kém trước. 2. Như trước. 3. Hơn trước. Xin giải thích cụ thể :………………………………………………………. ……………………………………………………………………………… Câu 12: Theo ông (bà) những nguyên nhân nào sau đây ảnh hưởng đến nhận thức của người dân Thạch Thành trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo: 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng. 2. Kinh tế phát triển. 3. Vai trò của chính quyền địa phương. 4. Vai trò của giáo dục gia đình. 5. Sự tự ý thức của người dân. 6. Ý kiến khác …………………………… ……………………………………………………………………………… - Những ảnh hưởng trên là tích cực hay tiêu cực? ……………………………………………………………………………… Câu 13: Ông (bà) có kiến nghị và đề xuất gì về vấn đề giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo không ? ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Xin ông (bà) cho biết một số thông tin về bản thân. 1. Giới tính: Nam Nữ 2. Độ tuổi: 20 - 30 31 - 4 41 - 50 51- 60 61 tuổi trở lên 3. Trình độ học vấn: - Tiểu học - THCS - PTTH - Cao đẳng, đại học 4- Nghề nghiệp: - Cán bộ nhà nước - Công nhân - Giáo viên - Buôn bán dịch vụ - Nghề khác: ……………………………………………………………………………… - Buôn bán dịch vụ - Nghề khác: ……………………………………………………………………………… - Buôn bán dịch vụ - Nghề khác ………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (9).doc
Tài liệu liên quan