Luận văn Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận: Khi đối diện với những sự vật, hiện tượng, con người luôn tìm cách trả lời câu hỏi “đó là cái gì”. Bất kỳ một hiện tượng mới nào cũng đều làm con người quan tâm và lý giải theo một cách thức nào đó. Khi con người nhận thức rõ ràng về một vấn đề, về một sự kiện nào đó, con người sẽ có thái độ phù hợp và đúng mực. Từ nhận thức và thái độ đúng đó, con người sẽ có hành vi tương thích. Nghiên cứu nhận thức và thái độ của một cá nhân hay của một cộng đồng về một vấn đề nào đó sẽ giúp chủ thể nghiên cứu có cái nhìn rõ ràng hơn về đối tượng nghiên cứu. Người công nhân trong giai đoạn mới đang được tiếp cận với nhiều khuynh hướng tác động khác nhau, nếu nhận thức được hình thành nhanh chóng dựa trên những yêu cầu khách quan và thái độ của người lao động được xác lập một cách đúng đắn về các khuynh hướng mới thì người lao động sẽ tự tin và hăng hái hơn khi đối diện với các khuynh hướng ấy. Tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là một dạng tương tác mới có thể làm người lao động đón nhận hoặc phản đối tùy thuộc vào nhận thức của họ như thế nào. Nhận thức đúng về tư vấn tâm lý sẽ làm người lao động dễ dàng hình thành thói quen tư vấn tâm lý, xem tư vấn như một dịch vụ bình thường có thể mang lại cho họ nhiều điều bổ ích. 1.2. Về thực tiễn: - Nhiều nghiên cứu về tư vấn tâm lý đã được thực hiện trên nhiều mức độ và qui mô khác nhau, trong đó có công trình “Nghiên cứu thực trạng tham vấn tâm lý tại TP. HCM” do nhóm của Thạc sĩ Đỗ Văn Bình và tiến sĩ Trần Thị Giòng thực hiện năm 2003. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy hiện nay nhu cầu tư vấn tâm lý đã có chiều hướng tăng lên, mỗi trung tâm tư vấn tâm lý bình thường có khoảng 360 đến 650 thân chủ/tuần. - Đối với mỗi cá nhân, khi xã hội phát triển, cuộc sống ở các đô thị lớn càng trở nên sôi động, với các hình thức sinh hoạt đa dạng, trong những “căn nhà ống” đa chức năng, với sự bùng nổ thông tin và các dịch vụ ảo hình thành mạnh mẽ, khả năng làm việc của con người được phát huy tối đa mà có rất ít thời gian bồi dưỡng sức lao động để tái sản xuất thì nguy cơ bị hội chứng stress, nhiễu tâm, rối loạn tâm thần ngày càng tăng cao. Cơn lốc của nền kinh tế thị trường “đổ bộ” vào mọi ngõ ngách, len lỏi trong mỗi gia đình đã tạo ra những cú sốc cho các quan hệ. Riêng mỗi gia đình, với những giá trị truyền thống bị biến đổi, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, nhận thức, lối sống giữa các thế hệ trong gia đình. Xung đột nảy sinh, làm tắc nghẽn các giao lưu tình cảm ở gia đình, tiêu biểu nhất là xung đột vợ - chồng, xung đột cha mẹ - con cái, làm nảy sinh nhiều vấn đề về mặt tâm lý, xã hội mà quan trọng nhất là vấn đề hình thành nhân cách con người. - Đối với các doanh nghiệp, từ khi Nhà nước mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp ra đời làm cho nền kinh tế thị trường phát triển, kéo theo sự phát triển vũ bão của các doanh nghiệp: từ doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và cả các công ty nước ngoài. Cả nước hiện có hơn 208.000 doanh nghiệp, là một bức tranh sinh động về sức bật kinh tế của Việt Nam. Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi đó đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, đem lại những thay đổi đáng kể trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái của nó, gây nên những khó khăn, thách thức lớn cho sự phát triển xã hội. Cơ chế thị trường dẫn đến sự phân hoá xã hội, đặc biệt về mặt thu nhập, tạo ra sự chênh lệch giữa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, thất nghiệp ngày càng gia tăng, sự du nhập các luồng văn hóa không lành mạnh làm thay đổi không ít những quan niệm, chuẩn mực trong xã hội và làm lung lay các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp, Tất cả đều góp phần tạo nên mâu thuẫn, xung đột và tác động tiêu cực đến đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy, tư vấn là một loại hình dịch vụ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và con người Việt Nam, với những thói quen sống, đặc điểm tâm lý của một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đã xây dựng một mối quan hệ hạn hẹp, co cụm sau lũy tre làng, nền kinh tế bao cấp trì trệ và nặng hành chánh, bệnh thành tích, cùng biết bao những lề thói trong hành xử, trong văn hóa, phong cách sống và cả những kỹ năng làm việc Sự khác biệt giữa môi trường làm việc đầy năng động, sáng tạo, luôn biến ảo và thay đổi với một bên là sự trì trệ, bảo thủ và cục bộ về cơ cấu tổ chức, thói quen làm việc, đặc tính tâm lý đã làm cho mỗi cá nhân trong tổ chức doanh nghiệp phải đối đầu với một thực tế như là “cú sốc tương lai”. Người ta chưa quen làm việc dưới áp lực cao, làm việc theo nhóm, theo dự án, chưa quen làm việc theo những nguyên tắc dây chuyền, chuyên môn hóa cao. Vì vậy, con người nhanh chóng mệt mỏi, căng thẳng, vi phạm những nguyên tắc an toàn lao động, tác phong làm việc không chuyên nghiệp, ứng xử không phù hợp, không có kỹ năng. Con người cảm thấy bị stress, và như thế, hàng loạt những vấn đề mâu thuẫn trong đội ngũ nhân sự ở các doanh nghiệp đã xảy ra. Đó là một vấn đề gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp, cho sự phát triển và hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam với thế giới. Qua nghiên cứu thực trạng về nhu cầu tư vấn tâm lý và chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động do Hội Tâm lý Thành phố phối hợp với Công ty Hồn Việt thực hiện tháng 3-2006, khảo sát trên 531 người lao động và 28 nhà doanh nghiệp cho thấy: + Trong 531 người lao động có 253 người (chiếm 48%) cho rằng vai trò của nhà tâm lý trong doanh nghiệp là rất cần thiết và 234 người (chiếm 44%) cho là cần thiết. + Trong 28 nhà doanh nghiệp có 9 người (chiếm 32%) cho là rất cần thiết và 16 người (chiếm 57%) cho là cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nóng bỏng trước thực tế trên, muốn tìm hiểu người lao động hiện nay có suy nghĩ như thế nào về dịch vụ tư vấn, họ có sẵn sàng đón nhận dịch vụ tư vấn chưa, người nghiên cứu chọn hướng nghiên cứu với đề tài: “Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp” 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở để hình thành các quyết định, các phương pháp chăm sóc tinh thần cho người lao động. - Thực hiện áp dụng mở rộng các hình thức tư vấn tâm lý cho người lao động ở các doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề về lý luận nhận thức, thái độ của người lao động trên những mức độ nhất định. - Làm rõ khái niệm tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thái độ tích cực để người lao động ủng hộ việc thực hiện tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, các biện pháp phát triển tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: - 239 người lao động làm việc tại các doanh nghiệp (175 nghiên cứu thực trạng, 64 thực nghiệm) - 80 nhà quản lý các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh (20 nghiên cứu thực trạng, và 60 thực nghiệm) 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức và thái độ của người lao động về nội dung, hình thức tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: - Phương pháp tiếp cận hệ thống, logic - Phương pháp tiếp cận lịch sử 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Nghiên cứu tài liệu - Điều tra bằng An-ket - Phỏng vấn - Thử nghiệm tư vấn trong doanh nghiệp để so sánh sự khác biệt giữa nhận thức, thái độ của người lao động trước và sau khi được thụ hưởng dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp - Toán thống kê 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn: Nghiên cứu nhận thức và thái độ của người lao động về công việc tư vấn tâm lý như một dịch vụ không chuyên tại các doanh nghiệp. 6.2. Phạm vi: Nghiên cứu trên địa bàn TP. HCM. 7. Giả thuyết nghiên cứu 7.1. Người lao động tại các doanh nghiệp có nhận thức và thái độ chưa rõ ràng về tư vấn tâm lý, họ chỉ mới biết đơn giản, chưa hiểu rõ về dịch vụ này. 7.2. Sau khi tổ chức dịch vụ tư vấn tâm lý ở doanh nghiệp, nhận thức và thái độ của người lao động về dịch vụ này có thay đổi theo hướng tích cực. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương. - Chương 1: Cơ sở lý luận - Chương 2: Giới thiệu cách thức tổ chức và nghiên cứu nhận thức và thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp - Chương 3: Thực trạng nhận thức và thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

pdf93 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng sống tốt nhưng tỉ lệ lựa chọn không cao. Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy, người lao động cho rằng tư vấn tâm lý mang lại rất nhiều những giá trị cho con người trong cuộc sống nhưng đó chỉ là những hiểu biết có tính chất kinh nghiệm và chưa chính xác 3.2.3. Hiểu về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp: Bảng 3.9: Nhận thức về mục tiêu của tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Mục Tiêu Của Tư Vấn Tâm Lý Trong Doanh Nghiệp Tần số (f) Tỉ lệ % Xếp Hạng Giúp nhân viên có nơi giải tỏa tâm trạng âu lo trong công việc ở công ty 16 9.7 4 Giúp lãnh đạo hiểu những lo lắng trong công việc của nhân viên 53 32.1 1 Giúp nhân viên có nơi chia sẻ những khó khăn trong đời sống tình cảm 48 29.1 2 Giúp lãnh đạo hiểu hoàn cảnh cá nhân của nhân viên để thông cảm cho họ 39 23.6 3 Nâng cao hiệu quả lao động của nhân viên 5 3.03 5 Gắn kết mối quan hệ giữa mọi người trong công ty 4 2.42 6 Nhiều người lao động cho rằng rất cần được chăm sóc đời sống tinh thần. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về mục tiêu của tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp thì nhận thức của người lao động hết sức đơn giản và theo khuôn mẫu có sẵn vì có đến 32.1% người lao động cho rằng tư vấn tâm lý giúp lãnh đạo hiểu những bức xúc trong công việc của nhân viên, 29.1% người lao động thừa nhận tư vấn tâm lý giúp nhân viên có nơi chia sẻ những khó khăn trong đời sống tình cảm, 23.6% người lao động cho rằng tư vấn tâm lý giúp lãnh đạo hiểu hoàn cảnh cá nhân của nhân viên để thông cảm cho họ. Riêng, nhu cầu giải tỏa bức xúc trong công việc của nhân viên thông qua tư vấn tâm lý chỉ có 9.7% người lao động lựa chọn. Dù tỉ lệ ở các lựa chọn là không cao nhưng nhìn một cách tổng thể, thông qua tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, người lao động mong muốn lãnh đạo hiểu hoàn cảnh và những bức xúc của nhân viên trong công việc (32.1% và 23.6%) đồng thời bản thân người lao động cũng có thể giải tỏa những bức xúc trong công việc và trong đời sống cá nhân. Như vậy, có thể nói nhận thức của người lao động về mục đích tư vấn trong doanh nghiệp cũng chưa thực rõ nét mà chỉ là những nhận định chủ quan . 3.2.4. Chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp: Bảng 3.10: Hình ảnh chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Hình Ảnh Chuyên Viên Tâm lý Trong Doanh Nghiệp Tần số (f) Tỉ lệ % Xếp Hạng Luôn lắng nghe, chia sẻ, gợi mở cho mọi người 17 10.3 5 Luôn động viên tinh thần làm việc của mọi người theo yêu cầu 92 55.8 2 Có nhiều hiểu biết nhưng chẳng giai quyết được việc gì cho ai 16 10.9 4 Có thể giúp hóa giải mọi xung đột, rắc rối trong công ty 73 44.2 3 Người làm theo yêu cầu của giới chủ để tăng thêm lợi nhuận cho công ty. 134 81.2 1 Gắn kết các thành viên trong công ty 1 0.6 6 Theo kết quả ở bảng 3.10, 81,2% người lao động cho rằng chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là người làm theo yêu cầu của giới chủ để giới chủ có thể thực hiện công việc quản lý dể dàng hơn. Kế đến, 55.8% người lao động đồng ý chuyên viên tư vấn tâm lý phải luôn động viên tinh thần làm việc của mọi người và đặc biệt 44. 2% người lao động hình dung chuyên viên tư vấn tâm lý trong vai trò người hóa giải khi có xung đột xảy ra trong công ty. Với tỉ lệ rất thấp, 10.9% và 10.3% người lao động cho rằng chuyên viên tư vấn tâm lý là người có nhiều hiểu biết nhưng không làm được gì và là người luôn biết lắng nghe, gợi mở vấn đề để người lao động bộc bạch và tìm kiếm giải pháp. Kết quả trên cho thấy, người lao động tuy đánh giá cao vai trò của chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp nhưng lại chưa hiểu rõ công việc của chuyên viên tư vấn và có sự nhầm lẫn giữa việc hỗ trợ và việc định hướng tư tưởng. Bảng 3.11: Đức tính và năng lực của chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Đức Tính, Năng Lực Của Chuyên Viên Tâm lý Trong Doanh Nghiệp Tần số (f) Tỉ lệ % Xếp hang Là người hiểu biết rộng, có trình độ cao 111 67.3 1 Có sự cảm thông với nhân viên trong công ty 97 58.8 3 Là người nổi tiếng 110 66.7 2 Biết chấp nhận người khác 92 55.8 4 Chân thành quan tâm đến người khác 91 55.2 5 Sẵn lòng giúp đỡ người khác 90 54.5 6 Tôn trọng những tâm sự, giữ bí mật tuyệt đối cho nhân viên 58 35.2 7 Gương mẫu trong lối sống 24 14.5 8 Có khả năng làm chủ cảm xúc tốt 03 1.8 9 Tương ứng với những ý kiến trong kết quả thu được ở bảng 3.11, người lao động đã thể hiện nhận thức của mình đối với những đức tính và năng lực cần phải có ở một chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, cụ thể: Về đức tính: có sự cảm thông trọn vẹn với nhân viên trong công ty (58.8%), biết chấp nhận người khác (55.8%), sẵn lòng giúp đỡ người khác (54.5%) Về năng lực: là người hiểu biết rộng, có kỹ thuật tư vấn tốt (67.3%). Riêng vấn đề tôn trọng những tâm sự, giữ bí mật tuyệt đối cho nhân viên dù tỉ lệ không cao nhưng cũng có 35.2% người lao động lựa chọn. Đặc biết có đến 67.3% và đây cũng là tỉ lệ lựa chọn cao nhất cho rằng chuyên viên tư vấn tâm lý phải là những người hiểu biết rộng, có trình độ cao, và cũng có đến 66.7% cho rằng chuyên viên tư vấn tâm lý là những người nổi tiếng. Như vậy có thể nói nhận thức của người lao động về đội ngũ chuyên viên tư vấn vẫn chưa thật sự rõ nét, nhận thức của họ chỉ dựa vào sự quan sát và kinh nghiệm của mình mà thôi, do đó chưa hoàn toàn chính xác. Bảng 3.12: Vai trò của chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Vai Trò Của Chuyên Viên Tâm Lý Trong Doanh Nghiệp Tần số (f) Tỉ lệ % Xếp Hạng Làm sứ giả hòa bình trong các cuộc xung đột phe nhóm ở công ty 82 49.7 3 Giải đáp thắc mắc về tình yêu – hôn nhân – gia đình 71 43.0 5 Xây dựng những tiêu chuẩn về công ty để hỗ trợ cho Ban Giám đốc 115 69.7 1 Giúp chủ doanh nghiệp và người lao động tìm được tiếng nói chung 111 67.3 2 Giúp chủ doanh nghiệp hiểu những bức xúc của người lao động 73 44.2 4 Báo cáo chuyên đề thú vị 24 14.5 6 Thay mặt công đoàn quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên 11 6.6 7 Theo kết quả ở bảng 3.7, hai mục tiêu cơ bản mà người lao động xác định khi triển khai tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là giúp lãnh đạo hiểu những khó khăn của người lao động và bản thân người lao động có thể giải tỏa những bức xúc của mình trong công việc và trong đời sống cá nhân thì tương ứng ở bảng 3.12, có 67.3% người lao động cho rằng chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp và người lao động tìm được tiếng nói chung, 44.2% người lao động cho rằng chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp hiểu những bức xúc của người lao động. Tuy nhiên, với tỉ lệ cao nhất, 69.7% người lao động xác định chuyên viên tư vấn tâm lý đóng vai trò là người có trách nhiệm xây dựng các qui tắc, các tiêu chuẩn nhằm hỗ trợ Ban Giám đốc điều hành công ty tốt hơn. Kết quả trên cho thấy mặc dù rất quan tâm đến lĩnh vực tư vấn tâm lý nhưng người lao động lại vẫn nghi ngại chuyên viên tư vấn sẽ là “người tay trong “ của Ban giám đốc. 3.2.5. Nội dung cần được tư vấn trong doanh nghiệp: Bảng 3.13: Nội dung cần được tư vấn trong doanh nghiệp Những vấn đề cần được tư vấn trong doanh nghiệp Tần Số Tỉ Lệ Phần Trăm (%) Xếp Hạng Vấn đề xung đột, mất đoàn kết nội bộ 85 51.5 2 Vấn đề stress nơi công sở 82 49.7 3 Vấn đề mất cân bằng tâm lý trong đời sống cá nhân 86 52.1 1 Vấn đề về mối quan hệ không thuận lợi giữa Sếp – Nhân viên 71 43.0 4 Vấn đề tăng doanh thu của công ty 02 1.2 5 Tương ứng với kết quả thu thập ở trên, đối với những vấn đề cần được tư vấn trong doanh nghiệp, 52,1% người lao động cần được tư vấn về vấn đề mất căn bằng tâm lý trong đời sống cá nhân, 51.5% người lao động có nhu cầu tư vấn về vấn đề xung đột, mất đoàn kết nội bộ và 49.7% người lao động cho rằng stress nơi công sở là một vấn đề cần được tư vấn, riêng mối quan hệ không thuận lợi giữa sếp và nhân viên thì có 43.0% người lao động lựa chọn. Cá biệt, có 1.2% người lao động nghĩ rằng cần được tư vấn để tăng doanh thu của công ty. Dù tỉ lệ lựa chọn không cao (đa phần dưới 50%) nhưng những nội dung cần được tư vấn của người lao động theo kết quả ở bảng 3.13 đã phản ánh phần nào những vấn đề mà người lao động đang gặp phải như: stress, quan hệ đồng nghiệp không thuận lợi, mất cân bằng tâm lý,… 3.2.6. Hình thức tư vấn trong doanh nghiệp: Bảng 3. 14: Nhận thức về hinh thức tư vấn trong doanh nghiệp Hình Thức Tư Vấn Tâm Lý Tần Số Tỉ Lệ % Xếp Hạng Tư vấn qua điện thoại 34 20.6 2 Tư vấn trực tiếp tại phòng tư vấn ở công ty (hoặc đến phòng tư vấn) 114 69.1 1 Tư vấn qua báo, đài 5 3.0 4 Tư vấn qua hộp thư 8 4.8 3 Tại một nơi yên tĩnh vừa có thể tư vấn vừa có thể thư giãn 4 2.4 5 Theo kết quả ở bảng 3.14, tư vấn trực tiếp tại phòng tư vấn ở công ty (hoặc đến phòng tư vấn) là hình thức tư vấn được đa số người lao động lựa chọn (69.1%), kế đến là hình thức tư vấn qua điện thoại (20.6%). Điểm đặc biệt là có 2.4% người lao động lựa chọn một nơi yên tĩnh vừa có thể tư vấn vừa có thể thư giãn. Các hình thức tư vấn khác như qua báo, đài, qua hộp thư không được nhiều người lao động lựa chọn. Như vậy qua ý kiến ở bảng 3.14, người lao động nghĩ rằng công việc tư vấn nếu được thực hiện ở phòng tư vấn sẽ thuận lợi hơn, điều này chứng tỏ họ có nhu cầu được tư vấn trực tiếp tại công ty hơn là bằng các hình thức tư vấn khác. 3.3. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TƯ VẤN TÂM LÝ TRONG DOANH NGHIỆP Bảng 3.15: Quan niệm chung của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Quan Niệm Về Nghề Tư Vấn Tâm Lý Trong Doanh Nghiệp Tần Số Tỉ Lệ Phần Trăm (%) Xếp Hạng Sẽ là một nghề mới được xem như một vị trí công việc độc lập trong công ty 11 6.7 4 Không thể phát triển vì ở Việt Nam chưa ai biết đến nghề này 75 45.5 2 Tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp chưa là thói quen phố biến ở Việt Nam 26 15.8 3 Sẽ phát triển mạnh mẽ trong các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới 02 1.2 6 Tư vấn tâm lý không phải là một nghề 8 4.8 5 Tư vấn tâm lý rất khó phát triển trong các doanh nghiệp tại Việt Nam 88 53.3 1 Nhu cầu được chăm sóc tinh thần của người lao động thông qua tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là một nhu cầu rất lớn và rất bức thiết. Tuy nhiên khi trả lời về tương lai của họat động này thì đa số lớn người lao động lại không tin cậy lắm khi có đến 53.3% không tin tưởng vào sự phát triển của hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, đây cũng là lựa chọn nhiều nhất của người lao động về vấn đề này. Và cũng có đến 45.5% người lao động băn khoăn về nghề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp khi cho rằng nghề này khó phát triển trong doanh nghiệp vì ít ai biết đến trong hoạt động tư vấn trong doanh nghiệp . Mặt khác cũng có 15.8% người lao động cho rằng hoạt động tư vấn tâm lý trong các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa phải là thói quen của người lao động, người lao động có thể tới các trung tâm tư vấn ngoài xã hội để thực hiện việc tư vấn theo nhu cầu của mình. Kết quả trên cho thấy, một phần khá lớn người lao động chưa hoàn toàn tin tưởng thật sự vào hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Bảng 3.16: Thái độ của người lao động về việc thiết lập phòng tư vấn tâm lý tại doanh nghiệp Thiết Lập Phòng Tư Vấn Tâm Lý Tại Doanh Nghiệp Tần Số Tỉ Lệ Phần Trăm (%) Xếp Hạng Rất hoan nghênh vì đây là nhu cầu rất lớn của mọi người 13 7.9 4 Nếu được chăm sóc đời sống tinh thần mọi người sẽ làm việc hiệu quả 13 7.9 4 Có chuyên gia tâm lý giúp đỡ, mọi người sẽ thông hiểu, gắn bó nhau hơn 63 38.2 3 Không thể tin được, trong quan hệ công việc ở công ty không nên tin ai 91 55.2 2 Chia sẻ những bí mật cá nhân sợ bị sếp biết, ảnh hưởng không tốt 120 72.7 1 Không thể làm được vì chủ doanh nghiệp không đầu tư vị trí này trong công ty 03 1.8 6 Theo kết quả ở bảng 3.16, có đến 72.7% người lao động lo lắng về tính an toàn và độ tin cậy về bảo mật khi được tư vấn, họ sợ rằng những thông tin và bí mật cá nhân sẽ bị tiết lộ, qua đó ban giám đốc có thể gây khó khăn cho họ sau này. Có đến 55.2% người lao động cho rằng những mối quan hệ trong công ty không thể chia sẻ được với ai kể cả với chuyên viên tư vấn, điều này cho thấy, họ vẫn còn thái dộ hoài nghi về hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Tuy vậy cũng có 38.2% người lao động nhận thấy có chuyên gia tâm lý giúp đỡ, mọi người sẽ thông hiểu, gắn bó nhau hơn. Những ý kiến này có thể cho nhận định rằng, người lao động có nhu cầu tư vấn tâm lý nhưng việc tổ chức tư vấn trực tiếp trong công ty đối với họ còn quá mới mẽ, do đó họ vẫn còn băn khoăn về vấn đề này. 3.3.1. Ý kiến của người lao động về việc đào tạo chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp: Bảng 3.17: Ý kiến của người lao động về việc đào tạo chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Đào Tạo Chuyên Viên Tư Vấn Tần Số Tỉ Lệ % Xếp Hạng Rất thích học tâm lý và sẽ tham gia nếu có cơ hội và được tài trợ kinh phí 121 73.3 1 Không có điều kiện về thời gian, kinh phí nhưng rất thích được đào tạo 28 17.0 3 Biết mình thiếu kiến thức, kỹ năng tâm lý mà không biết học ở đâu 29 17.6 2 Không biết học xong có tìm được vị trí làm việc trong công ty để ứng dụng 21 12.7 4 Không tin mình có khả năng làm 10 6.1 5 chuyên viên tâm lý sau khi học xong Không học, vì không tin chất lượng giảng dạy của chương trình 01 0.6 6 Việc trang bị kiến thức, kỹ năng tâm lý cho người lao động là một trong những cách chăm sóc tinh thần cho người lao động và nâng cao năng lực cho chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp (nếu có), chính vì vậy, có đến 73.3% người lao động cho rằng rất thích học tâm lý và sẽ tham gia nếu có cơ hội và được tài trợ kinh phí. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhỏ người lao động vẫn dao động về tương lai của mình sau khi tham gia đào tạo, cụ thể: không biết học xong có tìm được vị trí làm việc trong công ty để ứng dụng (12.7%), không tin mình có khả năng làm chuyên viên tâm lý sau khi học xong (6.1%). Kết quả này cho thấy người lao động thích được làm chuyên viên tư vấn tâm lý nhưng họ vẫn chưa hình dung được chuyên viên tư vấn sẽ làm gì do họ có quan niệm rất đơn giản về tư vấn tâm lý. 3.3.2. Ý kiến của người lao động về người phù hợp nhất đảm nhiệm vai trò chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp: Bảng 3.18: Người đảm nhiệm vai trò chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Người Đảm Nhiệm Vai Trò Chuyên Viên Tâm Lý Trong Doanh Nghiệp Tần Số Tỉ Lệ Phần Trăm (%) Xếp Hạng Chuyên viên tâm lý làm việc dộc lập từ bên ngoài vào công ty 63 38.2 2 Cán bộ công đoàn trong công ty 21 12.7 3 Cán bộ nhân sự trong công ty 66 40.0 1 Lãnh đạo trong công ty 13 7.9 4 Đồng nghiệp cùng bộ phận 02 1.2 5 Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy, đối với người đảm nhiệm vai trò chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, với tỉ lệ lựa chọn dưới 50%, bản thân người lao động vẫn chưa thật sự tìm ra. Cụ thể, đối với cán bộ nhân sự trong công ty, có 40% người lao động lựa chọn, đối với chuyên viên tâm lý làm việc độc lập từ bên ngoài vào công ty, có 38.2% đồng ý. Tương tự, đối với cán bộ công đoàn tỉ lệ là 12.7% và đối với lãnh đạo, tỉ lệ là 7.9%. Bảng số liệu cũng cho thấy thái độ của người lao động có lúc không nhất quán với nhận thức về công việc tư vấn trong doanh nghiệp. Về nhận thức họ cho rằng việc tổ chức các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là nhằm mục đích tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp và họ có vẻ mơ hồ về điều này, nhưng về thái độ người lao động lại tỏ chấp nhận cán bộ công đoàn làm nhà tư vấn hơn người ở ngoài. Điều này cho thấy người lao động chưa thật sự quan tâm nhiều đến dịch vụ tư vấn tâm lý và chưa thật sự thoải mái, chưa thật cụ thể khi nhận xét về vấn đề này Tóm lại, qua tổng hợp các phiếu điều tra phản ánh ý kiến của người lao động, có thể nhận thấy rằng, nhận thức của người lao động về hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp còn khá đơn giản, thậm chí sơ sài. Người lao động vẫn hiểu rằng dịch vụ tư vấn tâm lý chỉ là chuyện “gỡ rối tơ lòng’, chỉ là dịp để thổ lộ chuyện riêng tư, đặc biệt là chuyện yêu đương. Mặt khác, người lao động tuy không phản ứng với việc mở rộng các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp nhưng cũng không hoàn toàn ủng hộ. 3.4. Thực nghiệm so sánh sự thay đổi về nhận thức và thái độ của người lao động đối với hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Bảng 3.19. Mức độ nhận thức ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm Mức độ nhận thức(%) Rõ ràng Ít rõ Không rõ Đối tượng SL % SL % SL % Trung bình P - value Nhóm người lao động Nhóm thực nghiệm 04 13.33 13 43.33 13 43.33 07.36 Nhóm đối chứng 05 14.70 14 41.17 15 44.11 07.48 .064 Nhóm nhà quản lý Nhóm thực nghiệm 04 13.33 12 40.00 14 46.66 08.32 Nhóm đối chứng 03 10.00 14 46.66 13 43.33 08.16 .081 Kết quả phân tích cho thấy trước khi thực nghiệm mức độ nhận thức về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp ở các nhóm thực nghiệm và đối chứng không cao (điểm trung bình của các nhóm chỉ trong phạm vi 7.0 đến 8.0 thể hiện rằng người lao động nhận thức chưa rõ về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp). Ngoài ra các trị số p-value đều lớn hơn 0.05 nên sự chênh lệch điểm trung bình của các nhóm thực nghiệm và đối chứng không có ý nghĩa thống kê. Như vậy trước khi thực nghiệm, các nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đồng nhau về mức độ nhận thức về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Đó là điều kiện cần thiết để có thể xác định sự chuyển biến mức độ nhận thức về vấn đề này trong các nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi được tư vấn thử nghiệm Bảng 3.20. Nhận thức của các nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm Các trị số kiểm định ý nghĩa Đối tượng Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số trung bình Giá trị t P- value Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Nhóm TN1 07.36 14,12 03.10 02.85 1.63 1.49 8.297 .000 Nhóm ĐC1 07.48 09.31 02.98 02.74 1.75 1.72 1.140 .258 Nhóm TN2 09.12 15.03 02.76 02.18 1.86 1.06 9.516 .000 Nhóm ĐC2 08.97 10.03 03.33 03.20 1.67 1.71 0.418 .677 Kết quả đo lường điểm trung bình chứng tỏ sau thực nghiệm mức độ nhận thức về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp trong các nhóm thực nghiệm đã gia tăng từ mức không rõ (điểm trung bình nhỏ hơn 13) đến ít rõ và khá rõ (điểm trung bình lớn hơn 13). Trong khi đó, ở các nhóm đối chứng điểm trung bình chuyển biến theo hướng tăng lên nhưng không rõ rệt. Bảng 3.20 cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm thực nghiệm người lao động và nhà quản lý đã tăng lên khá cao sau thực nghiệm (trên 13 điểm). Sự gia tăng này có ý nghĩa thống kê với giá trị P <0.05. Như vậy sau thực nghiệm mức độ nhận thức của người lao động trực tiếp và gián tiếp trong các nhóm thực nghiệm đậm nét hơn so với trước khi thực nghiệm. Nói cách khác, khi thực hiện các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp tất cả các nhóm thực nghiệm đều thể hiện được sự thay đổi theo hướng nhận thức rõ hơn về tư vấn tâm lý. Điều này có nghĩa là, các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp đã phát huy được tác dụng của mình Bảng số liệu cũng cho thấy mức độ nhận thức về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm chuyển biến không đáng kể ,do các trị số P> 0.05 nên sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là những thay đổi về nhận thức ở các nhóm đối chứng có thể do các tác động ngẫu nhiên chứ không theo một khuynh hướng hay qui luật nào cả. Có thể nói khi không được tham gia các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, người lao động ở các nhóm đối chứng không nâng cao được nhận thức của họ về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là, việc thực hiện các dịch vụ tư vấn tâm lý tại các doanh nghiệp ở các nhóm thực nghiệm có giá trị thực tiễn và mang lại những chuyển biến rất rõ ràng. Sau thực nghiệm, điểm trung bình của các nhóm thực nghiệm cao hơn một cách có ý nghĩa so với điểm trung bình của nhóm đối chứng (các trị số P đều nhỏ hơn 0.05). Kết quả này cho thấy tác dụng hữu hiệu của các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Nếu như trước khi thực nghiệm, các nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự tương đồng với nhau về mức độ nhận thức về tư vấn tâm lý thì sau quá trình thực nghiệm, dưới ảnh hưởng của các dịch vụ tư vấn tâm lý mức độ nhận thức ở nhóm thực nghiệm đã tăng cao hơn so với nhóm đối chứng (không tham gia dịch vụ tư vân tâm lý). Như vậy khi thực hiện các dịch vụ tư vấn tâm lý trong các doanh nghiệp mức độ nhận thức của người lao động về tư vấn tâm lý được nâng cao. Các dịch vụ tư vấn đã tạo được sự thay đổi tích cực trong nhận thức của người lao động. Bảng 3.21. Thái độ về tư vấn tâm lý ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm Thái độ(%) Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Đối tượng SL % SL % SL % Trun g bình P - valu e Nhóm người lao động Nhóm thực nghiệm 05 16.66 13 43.33 12 40.00 08.26 Nhóm đối chứng 04 11.76 17 50.00 13 38.23 08.18 .077 Nhóm nhà quản lý Nhóm thực nghiệm 05 16.66 12 40.00 13 43.33 08.12 Nhóm đối chứng 04 13.33 15 50.00 11 36.66 08.96 .094 Kết quả cho thấy trước khi thực nghiệm thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp ở các nhóm thực nghiệm và đối chứng không cao (điểm trung bình của các nhóm chỉ trong phạm vi 8.0 đến 8.9) thể hiện rằng người lao động chưa hoàn toàn ủng hộ việc tổ chức dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Ngoài ra các trị số p-value đều lớn hơn 0.05 nên sự chênh lệch điểm trung bình của các nhóm thực nghiệm và đối chứng không có ý nghĩa thống kê. Như vậy trước khi thực nghiệm, các nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đối thống nhất với nhau về thái độ đối với tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Bảng 3.22. Thái độ của các nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm Các trị số kiểm định ý nghĩa Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số trung bình Đối tượng Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Giá trị t P- value Nhóm TN1 08.26 14,36 03.33 02.25 1.22 1.71 8.125 .000 Nhóm ĐC1 08.18 09.01 03.18 02.22 1.34 1.36 1.100 .298 Nhóm TN2 09.12 15.03 02.76 02.18 1.61 1.16 9.341 .000 Nhóm ĐC2 08.97 10.03 03.33 03.20 1.45 1.41 0.327 .629 Kết quả đo điểm trung bình chứng tỏ sau thực nghiệm thái độ về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp trong các nhóm thực nghiệm đã rõ ràng hơn từ mức không đồng ý (điểm trung bình nhỏ hơn 14) đến đồng ý (điểm trung bình lớn hơn 14) Trong khi đó, ở các nhóm đối chứng điểm trung bình chuyển biến theo hướng tăng lên nhưng không rõ rệt. Bảng 3.22 còn cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm thực nghiệm người lao động và nhà quản lý đã tăng lên khá cao sau thực nghiệm (trên 14 điểm). Sự gia tăng này có ý nghĩa thống kê với giá trị P <0.05. Như vậy sau thực nghiệm thái độ của người lao động trong các nhóm thực nghiệm trở nên rõ ràng hơn, tích cực hơn so với trước khi thực nghiệm. Nói cách khác, khi thực hiện các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp tất cả các nhóm thực nghiệm đều thể hiện được sự thay đổi theo hướng ủng hộ dịch vụ tư vấn tâm lý. Điều này có nghĩa là, các dịch vự tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp đã phát huy được tác dụng của mình Bảng số liệu cũng cho thấy thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm chuyển biến không đáng kể, do các trị số P>0.05 nên sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là những thay đổi về thái độ ở các nhóm đối chứng có thể do các tác động ngẫu nhiên và không phải do một tác động nào. Có thể nói khi không được tham gia các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, người lao động ở các nhóm đối chứng không thay đổi được thái độ của họ về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là, việc thực hiện các dịch vụ tư vấn tâm lý tại các doanh nghiệp ở các nhóm thực nghiệm có giá trị thực tiễn và mang lại những chuyển biến rất rõ ràng. Sau thực nghiệm, điểm trung bình của các nhóm thực nghiệm cao hơn một cách có ý nghĩa so với điểm trung bình của nhóm đối chứng (các trị số P đều nhỏ hơn 0.05). Kết quả này cho thấy tác dụng hữu hiệu của các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Nếu như trước khi thực nghiệm, các nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự tương đồng với nhau về thái độ đối với tư vấn tâm lý thì sau quá trình thực nghiệm, dưới ảnh hưởng của các dịch vụ tư vấn tâm lý thái độ của nhóm thực nghiệm đã tích cực hơn so với nhóm đối chứng (không tham gia dịch vụ tư vấn tâm lý). Như vậy khi khi thực hiện các dịch vụ tư vấn tâm lý trong các doanh nghiệp thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý được thay đổi theo hướng tích cực. Các dịch vụ tư vấn đã tạo được sự thay đổi tích cực trong thái độ của người lao động. Tiểu kết chương III Kết quả nghiên cứu ở chương III cho thấy, trong các doanh nghiệp, người lao động chưa có nhận thức và thái độ rõ ràng về các hoạt động tư vấn tâm lý. Đa số còn nhầm lẫn tư vấn và khuyên bảo, tư vấn và nhỏ to tâm sự. Người quản lý trong doanh nghiệp có nhận thức và thái độ rõ hơn người lao động trực tiếp nhưng vẫn chưa hoàn toàn cụ thể. Một số cho rằng việc thực hiện các dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp chỉ mang lại lợi ích cho giới chủ và nhà quản lý, người lao động chỉ là phương tiện để nhà quản lý thực hiện ý định của mình mà thôi. Sau khi được tổ chức các dịch vụ tư vấn tâm lý ngay tại các doanh nghiệp, nhận thức và thái độ của người lao động đã có thay đổi đáng kể. Người lao động đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tư vấn tâm lý, bày tỏ sự tin cậy vào dịch vụ tư vấn tâm lý. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 1.1. Về nhận thức của người lao động đối với tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp: - Đối với hoạt động tư vấn tâm lý nói chung: + Mặc dù cả người lao động trực tiếp và doanh nghiệp đều nhận thức rõ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp có thể cải thiện đời sống tinh thần nhưng bản thân họ vẫn chưa thực sự hiểu cặn kẽ về hoạt động tư vấn tâm lý. Họ vẫn suy nghĩ rằng tư vấn tâm lý là đưa ra giải pháp, cho lời khuyên bổ ích hoặc chỉ là trò chuyện, giải trí. + Đa phần người lao động cho rằng tư vấn tâm lý mang lại rất nhiều những giá trị cho con người trong cuộc sống nhưng đó chỉ là những hiểu biết có tính chất kinh nghiệm và chưa chính xác. - Đối với hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp: Nhận thức của người lao động về mục đích tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp chưa thực sự rõ nét. Nó chỉ mới dừng lại ở những nhận định mang tính chủ quan, đơn giản và khuôn mẫu. - Đối với chuyên viên tư vấn tâm lý: + Về khả năng đáp ứng của chuyên viên tư vấn: Đa phần người lao động đều cho rằng khả năng đáp ứng từ phía chuyên viên tư vấn tâm lý là không tương xứng (ít về số lượng và yếu về chất lượng). + Về công việc của chuyên viên tư vấn tâm lý: Do chưa có sự nhận thức cặn kẽ về hoạt động tư vấn tâm lý nên người lao động không hình dung được công việc của một chuyên viên tư vấn tâm lý. Trong nhận thức của người lao động, có sự nhầm lẫn giữa việc hỗ trợ và việc định hướng tư tưởng. + Về vai trò của chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp: Người lao động e ngại chuyên viên tư vấn tâm lý là “người tay trong” của Ban Giám đốc dù họ rất quan tâm đến tư vấn tâm lý. + Về phẩm chất và năng lực của chuyên viên tư vấn tâm lý: Đa phần người lao động chưa thực sự rõ nét khi xác định những đức tính và năng lực cần cần phải có của một chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Chủ yếu, họ chỉ dựa vào cảm giác và kinh nghiệm cá nhân. - Về hình thức tư vấn: Mặc dù việc tổ chức tư vấn trực tiếp tại công ty đối với người lao động còn khá mới mẻ nhưng người lao động mong muốn được tư vấn trực tiếp tại công ty nhiều hơn các hình thức tư vấn khác. 1.2. Về thái độ của người lao động đối với tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp: - Sự giải tỏa bức xúc trong đời sống tinh thần chủ yếu mang tính cảm tính và chưa được đầu tư nên họ mong muốn được tham gia vào hoạt động cụ thể đặc biệt là tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. - Tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là hoạt động còn khá mới mẻ và chưa nhận được sự đầu tư đúng mức của chủ doanh nghiệp chính vì vậy khi được khảo sát, đa phần người lao động chưa hoàn toàn tin tưởng vào hoạt động tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. - Đối với đội ngũ chuyên viên tư vấn tâm lý, người lao động không đánh giá cao về phẩm chất và năng lực. 1.3. Kết luận rút ra từ thực nghiệm: Sau khi được tổ chức các dịch vụ tư vấn tâm lý ngay tại các doanh nghiệp, nhận thức và thái độ của người lao động đã có thay đổi đáng kể. Người lao động đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tư vấn tâm lý, bày tỏ sự tin cậy vào dịch vụ tư vấn tâm lý 2. Kiến nghị: 2.1. Với hội tâm lý thành phố Hồ Chí Minh: - Tăng cường hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp chăm sóc đời sống tinh thần người lao động thông qua các buổi nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn tư vấn tâm lý cho đội ngũ nhân viên phụ trách. - Chuẩn hóa đội ngũ chuyên viên tư vấn tâm lý đang hoạt động tại các cơ sở, trung tâm tư vấn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. - Chú trọng và mở rộng đào tạo có chất lượng đội ngũ chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. - Tăng cường phối hợp với các tổ chức, các trường đại học trong và ngoài nước trong việc đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn tâm lý nói chung, chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp nói riêng. - Xây dựng quy chế nhằm giám sát chất lượng của các cơ sở, trung tâm tư vấn tâm lý đang hoạt động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. - Thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn và dài hạn nhằm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn tâm lý. - Gắn kết các cơ sở, trung tâm tư vấn tâm lý trong suốt quá trình hoạt động. - Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về nghề tư vấn tâm lý. 2.2. Với các nhà quản lý 2.2. 1. Đối với doanh nghiệp: - Chú trọng, quan tâm đến công tác chăm sóc đời sống tinh thần người lao động thông qua nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức sân chơi, tổ chức các buổi cáo cáo chuyên đề tâm lý, xây dựng bản tin nội bộ,… - Đầu tư kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phụ trách hành chính nhân sự, cán bộ công đoàn về kiến thức, kỹ năng tâm lý, tư vấn tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc đời sống tinh thần người lao động. - Nối kết người lao động với các dịch vụ tư vấn tâm lý nhằm chăm sóc đời sống tinh thần người lao động một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua đó nâng cao nhận thức của người lao động về nghề tư vấn tâm lý nói chung tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp nói riêng. - Phối hợp với các tổ chức, đơn vị chuyên môn có liên quan trong lĩnh vực tâm lý, tư vấn tâm lý để nâng dần chất lượng hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần người lao động. 2.2.2. Đối với cơ quan chức năng: - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vị trí chuyên viên tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. - Tăng cường giám sát vấn đề chăm sóc đời sống tinh thần người lao động thông qua quy chế, điều lệ cụ thể. - Tạo điều kiện để các trường đại học mở chuyên ngành tư vấn tâm lý nhằm phụ vụ một cách tốt nhất nhu cầu của xã hội đặc biệt là nhu cầu được tư vấn tại các doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Bá Đạt (2003), “Về tư vấn tâm lý hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục, (số 63) 2. Trần Thị Minh Đức (2000), “Quan niệm về tư vấn tâm lý”, Tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (số 6) 3. Trần Thị Minh Đức (2000), “Bàn về thuật ngữ tư vấn”, Tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (số 6) 4. Trần Thị Minh Đức (2003), “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tế”, Tạp chí Tâm lý học, (số 2) 5. Bùi Thị Xuân Mai (2003), “Bàn về thuật ngữ: tư vấn, tham vấn và cố vấn”, Tạp chí Tâm lý học, (số 4) 6. Bùi Thị Xuân Mai (2005), “Tham vấn - một dịch vụ xã hội cần được phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học, (số 2) 7. Trần Thị Thu Mai (2003), “Nhu cầu tư vấn học đường tại các trường phổ thông trung học trong TP. HCM hiện nay”, kỷ yếu Hội thảo Khoa học Viện nghiên cứu giáo dục Đại học Sư Phạm TP. HCM. 8. Trần Văn Thức (2005), “Nhu cầu tham vấn Tâm lý của học sinh trường bán công Nguyễn Tất Thành - Thành phố Hà Nội”, Kỷ yếu Hội thảo đổi mới giảng dạy - nghiên cứu và ứng dụng TLH - GDH, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 9. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về tư vấn tâm lý - Lý luận - thực tiễn và định hướng phát triển (2006) Tiếng Anh: 10. Martin Milton (1995), The development of counseling psychology in a clinical psychology service. 11. ED Neukrug (1999), The world of counselor, an introduction to the counseling profession, Brooks/Cole publishing company, international Thomson publishing company, USA. 12. Richard D.Parsons (2004), The school counselor as consultant, Brooks/Cole Publishing company, international Thomson publishing company, USA. 13. John J.Schmid (2003), Counseling in schools, Pearson Education, Inc, USA. 14. David I. Williams, Judi A. Irving (1995), Theory in counseling 15. C. Edward Watkins, JR. Vicki L. Campbell (1990), Testing in Counselling Practice, Lawrence Erlbaum Associates Publishers. PHỤ LỤC PHIẾU CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Thưa anh/chị, Phiếu này nhằm tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của người lao động đang là công nhân/nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp (công ty, nhà máy). Các anh/chị không phải nêu thông tin cá nhân. Phiếu này không nộp trực tiếp cho nơi làm việc của các anh/chị. Cảm ơn các anh/chị đã cộng tác cùng chúng tôi. 1. Đối với anh/chị, mức độ nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần trong doanh nghiệp là: (chọn 1 ô) Rất cần thiết Cần thiết Có cũng được, không cũng được Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết 2. Ơ nơi làm việc, anh/chị thường chia sẻ những bức xúc trong đời sống tâm lý với ai? (có thể chọn nhiều ô) Đồng nghiệp thân thiết Đồng nghiệp làm cùng bộ phận Cán bộ công đoàn Cán bộ nhân sự Lãnh đạo Không chia sẻ với ai Với đối tượng khác (xin ghi rõ) ……………………………………………………………………… 3. Theo anh/chị, mức độ am hiểu về kiến thức tâm lý của cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự, lãnh đạo trong doanh nghiệp là (mỗi hàng chọn một ô) Rất am hiểu Am hiểu Tạm được Không am hiểu Hoàn toàn không am hiểu Cán bộ công đoàn Cán bộ nhân sự Lãnh đạo 4. Theo anh/chị, trong doanh nghiệp có cần chuyên viên tâm lý không? (chọn 1 ô) Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết 5. Theo anh/chị, chuyên viên tâm lý trong doanh nghiệp đóng vai trò nào trong số vai trò sau đây: (có thể chọn nhiều ô) Giúp mọi người giải tỏa khó khăn trong đời sống tâm lý Giúp chủ doanh nghiệp hiểu những bức xúc của người lao động Giúp chủ doanh nghiệp thuyết phục người lao động Giúp người lao động thể hiện quyền lợi Giúp chủ doanh nghiệp và người lao động tìm được tiếng nói chung trong giải quyết mâu thuẫn Vai trò khác (xin ghi rõ) ………………………………………………………………………… 6. Theo anh/chị, trong thời điểm hiện nay, người phù hợp nhất đảm nhiệm vai trò chuyên viên tâm lý trong doanh nghiệp là ai? (chọn 1 ô) Chuyên viên làm việc độc lập Cán bộ công đoàn Cán bộ nhân sự Lãnh đạo Người khác (xin ghi rõ) …………………………………………………………………………… PHIẾU CÂU HỎI DÀNH CHO CÁN BỘ NHÂN SỰ, CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN. Thưa anh/chị cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý nhân sự, Phiếu này nhằm tìm hiểu nguy cơ xảy ra xung đột trong doanh nghiệp và giải pháp khắc phục. Đồng thời, cũng nhằm tìm hiểu nhu cầu nâng cao hiểu biết và kỹ năng tâm lý của các anh/chị đang làm việc trực tiếp với công nhân/nhân viên. Các anh/chị không phải nêu thông tin cá nhân. Phiếu này không nộp trực tiếp cho nơi làm việc của các anh/chị. Cảm ơn các anh/chị đã cộng tác cùng chúng tôi. 1. Theo anh/chị, ở nơi làm việc, người lao động thường chia sẻ những bức xúc trong đời sống tâm lý với ai? (có thể chọn nhiều ô) Đồng nghiệp thân thiết Đồng nghiệp làm cùng bộ phận Cán bộ công đoàn Cán bộ nhân sự Lãnh đạo Không chia sẻ với ai Người khác (xin ghi rõ) …………………………………………………………………………… 2. Anh/chị nhận thấy người lao động có hài lòng với vai trò của cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự trong công ty, nhà máy: (chọn 1 ô) Rất hài lòng Hài lòng Khá hài lòng Không hài lòng Hoàn toàn không hài lòng 3. Theo anh/chị, mức độ am hiểu kiến thức tâm lý của cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự, lãnh đạo trong doanh nghiệp là: (mỗi hàng chọn một ô) Rất am hiểu Am hiểu Tạm được Không am hiểu Hoàn toàn không am hiểu Cán bộ công đoàn Cán bộ nhân sự Lãnh đạo 4. Theo anh/chị, nhu cầu nâng cao hiểu biết về tâm lý con người của cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự, lãnh đạo là: Rất cần Cần Cũng cần Không cần Hoàn toàn không cần Cán bộ công đoàn Cán bộ nhân sự Lãnh đạo 5. Theo anh/chị, có cần chuyên viên tâm lý trong doanh nghiệp không? (chọn 1 ô) Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết 6. Theo anh/chị, chuyên viên tâm lý trong doanh nghiệp đóng vai trò nào trong số vai trò sau đây: (có thể chọn nhiều ô) Giúp mọi người giải tỏa khó khăn trong đời sống tâm lý Giúp chủ doanh nghiệp hiểu những bức xúc của người lao động Giúp chủ doanh nghiệp thuyết phục người lao động Giúp người lao động thể hiện quyền lợi Giúp chủ doanh nghiệp và người lao động tìm được tiếng nói chung trong giải quyết mâu thuẫn Vai trò khác (xin ghi rõ) ……………………………………………………………………… 7. Theo anh/chị, trong thời điểm hiện nay, người phù hợp nhất đảm nhiệm vai trò chuyên viên tâm lý trong doanh nghiệp là ai? (chọn 1 ô) Chuyên viên làm việc độc lập Cán bộ công đoàn Cán bộ nhân sự Lãnh đạo Người khác (xin ghi rõ) ………………………………………………………………………… DANH SÁCH HỌC VIÊN CÁC LỚP PEB THAM GIA THỰC NGHIỆM Nhóm thực nghiệm: S T T HỌ VÀ TÊN NGÀY SINH EMAIL 01 Nguyễn Thị Hoài Diễm 20/10/1981 02 Phạm Thị Mỹ Duyên 06/03/1981 duyenbksg@yahoo.com 03 Nguyễn Cảnh Hiền 26/03/1978 sales@bkc.vn 04 Lê Thị Kim Hoa 11/02/1973 Ptheresa1102@gmail.com 05 Đặng Thanh Hương 21/03/1973 huongbksg@yahoo.com 06 Hoàng Văn Huy 12/04/1985 Huy2tech@yahoo.com 07 Hàn Ngọc Lan 11/07/1977 08 Chu Võ Kim Long 30/05/1979 Sales.drm@gmail.com 09 Võ Thị Nang 1958 10 Nguyễn Huỳnh Nhân 14/05/1987 11 Ngô Việt Nữ 19/04/1974 ngovietnu@yahoo.com 12 Đào Kim Oanh 23/03/1958 Ttnn1369@yahoo.com 13 Dương Tấn Phát 18/11/1985 Kowhh2003@yahoo.com 14 Lê Thị Ngọc Quyên 19/09/1977 15 Nguyễn Đức Tài 12/09/1984 Taidc29@yahoo.com.vn 16 Lê Thao 07/08/1981 thaomgm@gmail.com 17 Đoàn Phú Phương Thảo 05/03/1978 Thao.doan@eden.vn.com 18 Nguyễn Thị Song Thi 21/11/1977 N songthi@yahoo.com 19 Nguyễn Vũ Anh Thùy 20/12/1972 ngvuanhthuy@yahoo.com 20 Phan Thị Ngọc Trinh 28/01/1974 trinhptn@bkc.vn 21 Tăng Thị Thanh Vân 10/04/1972 vanttt@anphucorp.com.vn 22 Võ Hoàng Việt 21/07/1977 viethoang@anphucorp.com. vn 23 Trần Phi Vũ Phivutran@gmail.com 24 Nguyễn Thành Kiên 28/11/1976 thanhkien@e-island.com.vn 25 Lê Thị Xuân Giang 10/02/1983 Baobinh2007@yahoo.com 26 Phan Minh Báu 17/02/1983 Pmbau2007@yahoo.com 27 Nguyễn Thị Lâm Hà 12/12/1985 lamhanguyen@gmail.com 28 Nguyễn Hoàng Hải 28/05/1980 Henryhai@trungtamnuochoa. com 29 Huỳnh Thị Ngọc Hân 07/02/1986 Ngochan0702@yahoo.com 30 Lê Hoàn Lân 22/01/1969 Adamde00@yahoo.com Nhóm đối chứng STT HỌ VÀ TÊN NGÀY SINH EMAIL 01 Lâm Thanh Long 03/12/1978 02 Lâm Thị Mai 05/08/1954 Mai thuylam@yahoo.com 03 Trần Thị Thùy Nga 20/07/1966 04 Võ Văn Nghĩa 23/10/1979 nghiavov@gmail.com 05 Hồ Lê Thị Xuân Ngọc 09/11/1984 Holexuanngoc@gmail.com 06 Nguyễn Thị Phụng 1973 Phungtt97@yahoo.com.vn 07 Nguyễn Lê Phương 19/06/1980 Nlphuong80@vnn.vn 08 Vương Hoàng Phương 17/04/1981 phuongbksgbh@yahoo.com 09 Nguyễn Thị Như Quỳnh Nhu-quynhbk@yahoo.com 10 Mai Hữu Tài giaphuco@hcm.vnn.vn 11 Huỳnh Thị Thanh Thảo 15/02/1985 12 Lương Huỳnh Khánh Trân 20/101974 khanhtran@virhcm.com.vn 13 Nguyễn Nguyên Trang 14/10/1964 Trannguyen1410@yaoo. com 14 Vũ Tuyết Vân 23/10/1981 Vu tuyet van@bat.com 15 Nguyễn Thị Lê An 22/12/1982 ntlan@yahoo.com 16 Nguyễn Thị Mai Trinh 1971 17 Nguyễn Thị Ngọc Ân icandybo@gmail.com 18 Phan Xuân An 01/09/1984 Anxuan83@yahoo.com 19 Ngô Tiến Dũng 09/01/1984 Hoanghon2002vn@yahoo. com 20 Đỗ Văn Hào 18/03/1982 haodv@fast.com.vn 21 Lưu Thị Diễm Hồng Idhong68@yahoo.com 22 Lê Khắc Hòa email@hnp-peb.com 23 Trần Văn Huân 11/06/1982 quanghuy@thanhnien.com 24 Nguyễn Cát Đăng Huy 20/07/1978 email@hnp-peb.com 25 Lê Thị Làn 10/06/1967 26 Nguyễn Hoàng Nam 23/06/1976 Nam.nguyen@biebl- design.com 27 Tạ Thị Tuyết Nga 13/05/1975 ngattt@yahoo.com 28 Nguyễn Phú Nhuận 16/07/1975 Phunhuang7@yahoo.com.v n 29 Nguyễn Thị Ngọc Phượng 12/04/1973 Christina12041973@yahoo. com 30 Huỳnh Văn Thiện Thanh 16/10/1970 email@hnp-peb.com 31 Huỳnh Thị Hồng Thủy 1976 lituongltd@yahoo.com 32 Nguyễn Văn Tiềm 04/04/1981 tiemnv@fast.com.vn 33 Trần Thị Ngọc Trâm 24/12/1979 Thienloctrans@yahoo.com. vn 34 Nguyễn Thị Thu Trang 28/04/1985 Thutrang284@yahoo.com DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA THỰC NGHIỆM 1. Công ty TNHH Quảng Cáo Sao Thế Giới - 17C2 Phan Tây Hồ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 2. Công ty TNHH địa ốc Đất Lành - 24 Phổ Quang - Phường 2 - Quận Tân Bình 3. Công ty TNHH xây dựng - tư vấn - thương mại Huỳnh Nguyễn Phùng - 27C9 - Đường Hoa Lan - Phường 2 - Quận Phú Nhuận - Tp. Hồ Chí Minh 4. Công ty in ấn, thiết kế, quảng cáo NewVision - K7/K300 - Cộng Hòa - Phường 4 - Quận Tân Bình. 5. Công ty điện tử bách khoa Sài Gòn - 12/47 Cư xá Lữ Gia - Quận 11 - Tp. Hồ Chí Minh CẢM ƠN ĐÔI CÁNH Đường Thiên Khuê - Tháng 7-2007 - Art Finish tạp chí ... Tôi đến với Hồn Việt vào một dịp hết sức tình cờ. Và cuộc sống của tôi đã đảo lộn từ chữ tình cờ ấy - một sự đảo lộn “dữ dội mà dịu êm”. Một năm trước khi Hồn Việt ra đời, tôi đang sống trong cảm giác trên tay mình không còn gì đáng giá cả. Như người “có bệnh thì vái tứ phương”, mỗi ngày tôi kể câu chuyện của mình cho một chuyên viên tư vấn, mong tìm được lối thoát. Thế nhưng, bế tắc này nối theo bế tắc khác, tôi thấy mình như đang ở giữa một cuộn chỉ rối, chẳng có cách nào tháo gỡ mà không bị tổn thương. Và rồi trong cơn khủng hoảng ấy, tôi đã gặp Chị. Chị đã song hành cùng tôi suốt 3 tháng trong đủ vai trò: một chuyên gia tư vấn, một người dẫn đường, một bác sĩ, một người chị, một người bạn lớn… Chị gửi tặng tôi quyển sách “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”. Cầm quyển sách trên tay, đọc lời đề tặng của Chị - người mà tôi chưa từng biết mặt - tôi cảm thấy cuộc đời này vẫn chưa “đen thui” như mình nghĩ. Ai đó bảo rằng mọi cuộc gặp gỡ trên đời này đều hữu ý. Nếu thế thì chắc hẳn có người đã cố tình “gửi” Chị đến để cứu tôi. Chính xác phải dùng từ “cứu” vì khi ấy tôi là một người đi lạc. Tôi không yếu đuối và điên khùng đến mức nghĩ tới chuyện tự sát, nhưng tôi quá yếu đuối để được sống là chính mình. Chị không dắt tay tôi đi mà để tôi tự bước. Chị không tiên đoán cho tôi biết trước mặt là vườn hoa hồng hay vực sâu, nhưng Chị cho tôi một ngọn nến để tôi biết dưới chân mình là gì. Một ngày tháng Tám, soi mình trong gương, tôi tự hỏi tại sao một cô gái thông minh, dễ thương như tôi lại có thể “chết chìm” chỉ vì con tàu mình đang đi bị đắm? Với sự động viên của Chị, tôi đã đi lại từ bước đầu tiên. Cuộc hành trình để trở lại là một tôi của ngày trước không đơn giản. Tôi mất một tháng để lấy lại 4kg quý báu mà mình đã phung phí sau nhiều ngày “uống một hộp sữa trừ ba bữa ăn”. Thêm một thời gian nữa, tôi lấy lại lòng tin của sếp cùng các đồng nghiệp. Mọi người vẫn cho rằng một con bé vừa gầy, vừa u buồn như tôi không thể nào “sống sót” trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh của một tòa soạn báo. Nhưng đời đã thay đổi khi tôi thay đổi. Tôi không còn là một cô gái u sầu và trông đáng chán nữa. Chấp nhận bỏ lại những gì không đáng luyến tiếc ở sau lưng, tôi tìm cho mình một chữ “hướng”. Đúng, tôi cần một hướng đi mới, hướng nhìn mới, một sự nhận thức mới. Hai tháng sau, tôi được thăng chức. Đó quả là một ngày kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Có ba người tôi gọi điện báo tin vui ấy ngay sau khi nhận quyết định chuyển công tác, Chị là người đầu tiên. Tôi- mất-tất-cả chỉ trong một buổi sáng đã trở thành tôi-có-tất-cả: một công việc thú vị, đầy thử thách với thu nhập cao, một môi trường sống mới, những người bạn mới và một tình yêu mới. Tuyệt vời! Sau này, khi đã chính thức giã từ chiếc điện thoại và những cuộc nói chuyện thâu đêm với các chuyên viên tư vấn, tôi có dịp gặp Chị “bằng xương bằng thịt”. Lúc ấy, Hồn Việt sắp chào đời. Tôi rất ấn tượng với slogan “Vì tâm hồn Việt”, với biểu tượng một vòng tay ôm trọn trên logo của công ty. Cũng như trước kia Chị tin rằng tôi sẽ có những gì tôi muốn, tôi tin rằng Chị và những cộng sự sẽ đạt được những gì mình muốn với mục tiêu rất đẹp: Vì tâm hồn Việt. Bằng lòng tin ấy, tôi đã trở thành một trong những học viên đầu tiên của lớp PEB, cấp độ I, khóa I. Sau 22 buổi học, tôi có thêm những kiến thức phong phú về lĩnh vực tâm lý mà tôi yêu thích. Kiến thức ấy hỗ trợ không ít trong những trang bài mà tôi biên tập. Hơn thế nữa, tôi đã nhận ra rằng mọi sai lầm bấy lâu nay của mình đều bắt đầu bằng hai chữ: NHẬN THỨC. Tại sao tôi buồn? Vì tôi chưa nhìn thấy nỗi buồn của mình thật vô nghĩa, trong khi cuộc sống còn biết bao điều ý nghĩa. Có thể khóc vì tình yêu nhưng không cần phung phí nước mắt cho sự phản bội. Với 5 tiếng đồng hồ lang thang như người “chết rồi” ngoài đường, tôi có thể làm được khối việc có ích: 1 tiếng để dạo nhà sách và mua một quyển sách hay, 2 tiếng để ra quán cà-phê thân thuộc trò chuyện với một người bạn “đặc biệt” và 2 tiếng để… ngủ cho khỏe. Thế tại sao trước đây tôi thất bại trong công việc? Vì tôi chưa nhận ra “làm việc để hạnh phúc chứ không phải để khổ đau” (lời giảng của thầy Hiệp). 25 tuổi, tôi còn quá trẻ để tìm kiếm những sự thay đổi có lợi cho mình, thay vì cố gắng chịu đựng cho qua ngày tháng. Đã đến lúc tôi cần xác định mình làm việc vì điều gì. Tiền? Thế thì tiêu chuẩn lương cao đặt lên hàng đầu, mọi thứ khác không quan trọng, áp lực cũng chấp nhận. Lòng đam mê? Vậy hãy làm việc hết lòng, ai nói gì không quan trọng. Và tại sao trước đây tôi cho rằng cả thế giới quay lưng với mình? Vì tôi chưa thấy chính mình đang quay lưng với thế giới. Không ai bỏ tôi cả. Gia đình vẫn đây. Bạn bè vẫn đây. Đồng nghiệp vẫn đây. Một người quay lưng với ta đâu có nghĩa là tất cả mọi người quay lưng với ta. Tôi tự nhắm mắt rồi bảo rằng: “Tối quá!”, trong khi mặt trời vẫn sáng trước mặt. “Chỉ cần nhìn sự việc theo chiều hướng khác, bạn sẽ hành động theo cách khác và nhận một kết quả khác”, tôi đã rút ra điều ấy. Mọi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những khó khăn, nhưng vô cùng xứng đáng. Tôi đã và đang từng bước học cách làm chủ cảm xúc của mình, làm chủ cuộc đời mình. Làm điều mình thích rất dễ, chẳng hạn như thích đi xem phim, ta chỉ cần đến rạp mua vé. Làm điều mình muốn đôi khi cần có điều kiện thuận lợi, ví dụ như muốn mở quán ăn, ta cần chút vốn, tay nghề… Nhưng có lẽ khó hơn cả là làm được điều mình nên làm, trong khi tình cảm và lý trí “chiến đấu” quyết liệt với nhau. Chỉ có tia sáng của nhận thức mới giúp tôi khống chế được những suy nghĩ tiêu cực trong đầu mình. Hai tháng - khoảng thời gian không dài, không ngắn, vừa đủ cho một khóa học, vừa đủ để tôi rút tỉa được những điều cần thiết. Một cô bạn thân bảo: “Từ nay H tư vấn cho T nhé!”. Tôi trả lời: “Chưa đâu. Để trở thành một chuyên viên tư vấn tâm lý không đơn giản, thành nhà tư vấn “pro” lại càng không dễ chút nào. H cần nhiều thời gian hơn nữa”. Có thể tôi cần thêm hai năm để trở thành chuyên viên tư vấn và cần hai mươi năm để được công nhận là nhà tư vấn giỏi, nhưng với hai tháng, tôi đã thay đổi cảm nhận của những người xung quanh về mình. Tôi bắt đầu nói chuyện với sếp một cách tự tin hơn, điều mà trước đây tôi cảm thấy khó khăn. Ngày trước, tôi thường khóc khi bị sếp và đồng nghiệp hiểu lầm. Giờ tôi đã biết chứng minh “Tôi là ai” một cách nhẹ nhàng mà thuyết phục. Bỗng nhiên mọi người không còn là các-đồng-nghiệp của tôi mà trở thành những-người-bạn-làm-chung-công-ty. Sự thay đổi từ trong nhận thức đã cho tôi một cái nhìn mới trong cách cư xử với mọi người. Tôi đã học thêm được một điều từ PEB: Nếu không thể trở thành người để người khác thích, ít nhất bạn phải trở thành người để người khác cần. Và cả câu “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong bài giảng của thầy Công Vinh cũng mở ra cho tôi những sự lựa chọn tích cực hơn và thoáng hơn. Những giá trị có được sau khóa học đã khơi dậy trong tôi một nguồn sức mạnh mà bấy lâu tôi chưa khám phá: sức mạnh tinh thần. Tôi chưa thành đạt, nhưng tôi đã thành công bằng sự nhận thức mới của mình. “Em đã khác trước rất nhiều”. “Em vẫn là em chứ, Chị?”. “Em đã là em!”. Tôi đã trở lại là tôi, yêu cuộc đời bằng chính hơi thở của mình, nhìn thấy được những đổi thay xung quanh, nghe được mùi đất nồng khi cơn mưa đầu tiên về thành phố, cảm nhận được một bản nhạc hay và cười được những nụ cười rất tươi. Tôi đã giã từ những tháng ngày “không biết, không nghe, không thấy”. Cuộc đời quả nhiên đã thay đổi khi nhận thức của tôi chịu mặc áo mới. Tôi viết trong nhật ký: “Mình đã lột xác hóa thành bướm”. Dẫu hành trình của tôi còn rất dài và chắc chắn sẽ còn những lúc vấp ngã “bươu đầu sứt trán”, nhưng tôi biết mình sẽ luôn có trong tay những gì tốt đẹp nhất. Chị và Hồn Việt đã chắp cho tôi một đôi cánh để bay đến nơi mà tôi thích, tôi muốn, tôi cần, vấn đề là tôi học bay như thế nào. Cảm ơn đôi cánh ấy!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH007.pdf
Tài liệu liên quan