Luận văn Nhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân

NHỊP VĂN XUÔI TRONG KÝ NGUYỄN TUÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Maiacốpxki từng nói Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng chủ yếu của câu thơ. Tuy nhiên, nhịp điệu không là đặc quyền chỉ của thơ. Trong văn xuôi cũng tồn tại nhịp điệu. Nhịp trong văn xuôi không gò bó quá như trong thơ mà tương đối tự do. Văn xuôi có nhịp điệu thường gặp, đặc biệt trong "văn xuôi có chất thơ " (prose poetique). Chưa ai xác định được ranh giới giữa văn xuôi có nhịp điệu và văn xuôi thông thường nên chỉ có thể hiểu nhịp điệu là sự phân bố chỗ ngắt giọng, âm thanh bằng trắc, điểm dừng có vai trò thẩm mỹ, tuy rằng nó độc lập với các vần, luật thơ. Việc nghiên cứu về nhịp điệu của văn xuôi tuy khó khăn hơn, song lại là công việc rất nên được quan tâm, bởi vì thực tiễn văn chương cho thấy nhiều áng văn xuôi khi đưa được nhịp điệu vào thì sức lan tỏa trở nên rộng lớn hơn, biểu cảm mạnh hơn. Những bài ký của Nguyễn Tuân, Thép Mới, Nguyễn Trung Thành, Hoàng Phủ Ngọc Tường, v.v . Chính là những mẫu mực ngày nay cho cách dùng văn chương có nhịp điệu. 1.2. Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong chương trình phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho văn chương Việt Nam thế kỉ XX. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1). Văn nghiệp của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng. Với thể loại ký, Nguyễn Tuân đã tìm được cho mình một hướng đi riêng, mà cho đến nay chưa ai vượt được. Ông được tôn vinh là nhà tùy bút số một Việt Nam. Ông để lại được dấu ấn và tên tuổi của mình chính nhờ thể loại này. 1.3. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn có ý thức khám phá và cống hiến tài năng của mình cho văn chương. Ông đã từng thử sức ngòi bút của mình qua nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết nhưng tuỳ bút là thể loại mà ông thành công nhất. Từ trước tới nay đã có nhiều công trình khảo sát, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Tuân ở nhiều góc độ khác nhau. Song, để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu vào nhịp điệu văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân, làm rõ hơn phong cách Nguyễn Tuân thì chưa có công trình nào thực hiện một cách hệ thống. Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới phương pháp và quan điểm dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là chú ý tích hợp các phương diện nghệ thuật liên quan đến tác phẩm văn học, chúng tôi đã chọn nhịp điệu trong thể ký của Nguyễn Tuân để nghiên cứu. MỤC LỤC MỞ ĐẦU . 1 1. Lí do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 3.1. Mục đích nghiên cứu . 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu . 3 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu . 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của luận văn . 4 7. Cấu trúc luận văn 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN . 5 1.1. Nguyễn Tuân và thể ký 5 1.2. Giới thiệu một số thuật ngữ có liên quan trực tiếp tới đề tài . 10 1.2.1. Ký . 10 1.2.2. Nhịp điệu 16 1.2.2.1. Nhịp điệu là gì? . 16 1.2.2.2. Nhịp văn xuôi và nhịp trong văn xuôi Việt Nam 18 1.2.2.3. Nhịp điệu với nhạc tính và hình tượng trong văn xuôi . 26 1.2.3. Một số phương thức chính thường gặp trong văn xuôi có nhịp . 30 1.2.3.1. Lặp Ngữ âm 31 1.2.3.2. Lặp Từ vựng . 32 1.2.3.3. Lặp Cú pháp . 34 1.2.3.4. Phép Đối 38 1.2.3.5. Cấu trúc Sóng đôi 39 1.2.3.6. Câu đơn Đặc biệt . 40 1.2.3.7. Trường cú 42 Chương 2. NGUYỄN TUÂN TẠO NHỊP CHO KÝ . 45 2.1. Nhận xét chung 45 2.2. Ví dụ minh họa 48 2.2.1. Lặp Ngữ âm 48 2.2.2. Lặp Từ vựng . 49 2.2.3. Lặp Cú pháp . 49 2.2.4. Phép đối . 50 2.2.5. Cấu trúc sóng đôi 50 2.2.6. Câu đơn Đặc biệt 51 2.2.7. Trường cú . 51 2.3. Nhận xét bước đầu về cách tạo nhịp của Nguyễn Tuân trong ký 52 2.4. Tiểu kết . 57 Chương 3. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NHỊP ĐIỆU TRONG KÝ NGUYỄN TUÂN 58 3.1. Tăng cường tiết nhịp nhằm gây ấn tượng nhạc điệu . 58 3.2. Tăng cường tiết nhịp nhằm liên kết chặt văn bản . 63 3.3. Tăng cường tiết nhịp nhằm nhấn mạnh chủ đề . 71 3.4. Tiểu kết . 77 KẾT LUẬN . 78 DANH MỤC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM . 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 84

pdf148 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác phẩm của hai ông luôn có sự đan xen hòa trộn giữa nhịp dồn dập, mạnh mẽ của các câu văn ngắn với nhịp mềm mại, uyển chuyển của các câu văn dài. Điểm khác nhau trong phong cách viết ký hai ông là nếu như Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều câu văn dài thì Nguyễn Trung Thành lại sử dụng rất hạn chế các câu văn dài mà thay vào đó là những câu văn có độ dài trung bình và các câu văn ngắn. Điều đó đã tạo ra những khác biệt nhất định về nhịp điệu trong Đƣờng chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành với các bài ký của Nguyễn Tuân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 Cũng giống như Nguyễn Tuân, trong Đƣờng chúng ta đi , Nguyễn Trung Thành đã sử dụng các phương thức tạo nhịp là: Lặp Từ vựng, Lặp Cú pháp, Lặp Ngữ âm, Cấu trúc sóng đôi, Phép Đối, Trường cú, Câu đơn Đặc biệt. Cụ thể là: * Lặp Ngữ âm - Chúng cố lấy máu ta mong vẽ nên con đường thoát trước cuộc tấn công dồn dập của nhân loại cần lao, chúng cố đốt cháy làng quê ta để mong nhen nhúm chút ánh sáng đen tối đem chúng thoát con đường hầm tắt nghẽn của chúng. Với lòng dạ sói lang đó, chúng đã đổ lên mảnh đất này tất cả những tội ác mà những tên bạo chúa trong suốt lịch sử lâu dài của loài người đã nghĩ ra được. * Lặp Từ vựng - Từ trong đêm mờ xa xôi của lịch sử, hình ảnh cho ông ta, hình ảnh con người Việt Nam suốt hàng trăm thế hệ nối tiếp bao giờ cũng là hình ảnh một con người cầm vũ khí đứng lên trong cuộc chiến đấu trường kỳ và dữ dội để giành và giữ lấy quyền sống của mình. - Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở đó trong một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa mẹ ta đã chôn nhún nhau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu. * Lặp Cú pháp. - Từ trong máu lửa bốn nghìn năm chúng ta đứng dậy và cất tiếng nói: Từ trong máu lửa đỏ cháy cả không gian và thời gian như vậy, tưởng như chỉ có thể là tiếng kêu rú căm hờn, dân tộc ta chỉ có thể nấc lên tiếng khóc xé ruột, xé lòng. - Mỗi một tội ác của kẻ thù, chúng ta tìm lấy một bài học và suy nghĩ. Mỗi một đồng chí thân yêu bị bắt và bị chém, chúng ta lau nước mắt rút lấy bài học đắng cay và suy nghĩ. Mỗi một thân cây bị chặt đứt đem rào ấp chiến lược, chúng ta học và suy nghĩ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 * Phép Đối - Tôi nghe lời, nhắm mắt và mở mắt. - Anh ra tiền tuyến chiến thắng, em ở lại hậu phương sản xuất - Không có hậu phương, đâu cũng là tiền tuyến, không có phía sau, đâu cũng là phía trước. * Cấu trúc Sóng đôi - Máu thắm đượm rãnh cày ta gieo hạt giống, máu thắm đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé, máu thắm đượm con đường nơi đó mẹ ta lau nước mắt ngày tiễn ta ra đi, máu thắm đượm bờ ao em ta ngồi giặt áo trên chiếc cầu nhỏ gập ghềnh. - Đêm này là một đêm chuẩn bị. Ngày mai chúng tôi sẽ ra trận. - Chúng ta suy nghĩ trong cơn đau xé ruột giữa trận đầu đội Phú Lợi. Chúng ta suy nghĩ trước nấm mồ chông sống ba trăm đồng chí và đồng bào Phước Cẩm, Phước Sơn. Chúng ta suy nghĩ trong lao tù đế quốc moi khắp quê ta như nấm đội và trên côn đảo bơ vơ. * Câu đơn đặc biệt - Ngủ đi, ngủ cho ngon. - Điều gì đây? - Chỉ là một giọng hát. - Kỳ diệu biết bao nhiêu. - Mười năm nhớ lại mà lòng dào dạt tự hào! - Ôi mười năm! - Sắp đến lúc rồi! - Khởi nghĩa! Khởi nghĩa! - Làm sao đứng dậy? * Trƣờng cú - Chúng ta nghe những người cộng sản nguyên thủy bốn nghìn năm trước đã theo đức tố Hùng Hương đến sinh cơ lập nghiệp trên bản phù sa sông Hồng, những người nô lệ nổi dậy trong cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương những người nông dân vót nhọn cọc sắt đâm thủng thuyền Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng, những người dân cày chém chết Liễu Thăng dưới chân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 ải Chi Lăng, những người áo vải đã đánh trận phản công vĩ đại của Nguyễn Huệ diệt mấy mươi vạn quân xâm lược Tôn Sĩ Nghị ở Đống Đa. Qua kết quả khảo sát trên và qua việc tìm hiểu tùy bút Đƣờng chúng ta đi "chúng tôi nhận thấy Nguyễn Trung Thành đã vận dụng linh hoạt tất cả các phương thức tạo nhịp. Đó là nét tương đồng giữa Nguyễn Tuân và Nguyễn Trung Thành. Điểm khác biệt giữa hai ông trong việc sử dụng các phương thức tạo nhịp là trong khi Nguyễn Tuân dùng lặp Từ vựng là phương thức chính thì ở Đƣờng chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành lặp Cú pháp và Cấu trúc sóng đôi lại chiếm ưu thế tuyệt đối. Hầu như trong đoạn văn nào của tùy bút Đƣờng chúng ta đi "chúng ta đều bắt gặp phép lặp Cú pháp hoặc Cấu trúc sóng đôi. Nó chiếm khoảng 50% so với các phương thức khác. Chính vì vậy, lặp Cú pháp và Cấu trúc sóng đôi đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, dứt khoát ở tác phẩm của Nguyễn Trung Thành. Lặp Ngữ âm cũng được hai tác giả sử dụng nhưng chúng có số lượng không nhiều. Ở phép đối cả hai ông đều sử dụng kiểu đối trái nghĩa và ở Lặp Ngữ âm, Nguyễn Tuân và Nguyễn Trung Thành cũng sử dụng kiểu lặp vần. Nhờ đó mà nhịp điệu trong các tác phẩm cũng trở nên cân đối, nhịp nhàng. Nếu Nguyễn Tuân thường xuyên sử dụng những câu văn dài thì đến Nguyễn Trung Thanh độc giả sẽ tìm thấy sự khác biệt. Bởi Nguyễn Trung Thành lại thường sử dụng những câu đơn đặc biệt. Những câu văn dài trong tùy bút Đƣờng chúng ta đi xuất hiện ít và chúng đều được tạo thành nhờ phương thức lặp Cú pháp hoặc biện pháp tu từ cú pháp Cấu trúc sóng đôi. Các câu đơn đặc biệt đã góp phần đắc lực trong việc thể hiện nhịp điệu của văn bản nghệ thuật. Bản thân câu đơn đặc biệt thường thiếu đi một trong hai bộ phận chính của câu hoặc cả hai. Vì thế số lượng âm tiết trong câu đơn đặc biệt là rất ít. Bởi vậy chúng đã tạo ra nhịp điệu nhanh, mạnh mẽ cho tác phẩm. Như vậy, nhìn một cách khái quát chúng ta có thể nhận thấy nhịp điệu trong tùy bút Đƣờng chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành là nhịp mạnh, gấp gáp, dồn dập và có cả sự đan xen với nhịp mềm mại, uyển chuyển do những câu văn dài tạo ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 III. Với Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng/ "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" So với các tác phẩm của Nguyễn Tuân, với Cây tre Việt Nam của Thép Mới và với tùy bút Đƣờng chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành thì Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bài ký có dung lượng tương đối dài với nhịp điệu mềm mại, nhịp nhàng, du dương, uyển chuyển. Ai đã đặt tên cho dòng sông? có số âm tiết trung bình giữa các dấu chấm là 48, số âm tiết trung bình giữa các dấu phẩy là 15, số âm tiết trung bình giữa các dấu chấm than là 692, số âm tiết trung bình giữa các dấu câu khác là 76. So với mười ba bài ký của Nguyễn Tuân mà chúng tôi tiến hành tìm hiểu thì Ai đã đặt tên cho dòng sông ? có số âm tiết trung bình giữa các dấu câu là lớn nhất. Điều đó đã góp phần tạo ra nhịp điệu du dương, mềm mại trong bài ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Nhìn vào kết quả trên, chúng ta thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng rất nhiều dấu câu khác như: dấu chấm phẩy, dấu ba chấm, dấu hai chấm...điều đó đã tạo ra nhịp điệu nhịp nhàng cho câu văn. Khác với Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng số lượng dấu chấm than nhiều hơn để góp phần thể hiện tình cảm sâu sắc của mình với dòng sông Hương nói riêng với văn hóa Huế và vẻ đẹp tâm hồn của con người vùng đất cổ kính này nói chung. Có thể nói so với Thép Mới và Nguyễn Trung Thành, Hoàng Phủ Ngọc Tưởng là người có nhiều điểm tương đồng hơn cả với Nguyễn Tuân về việc thường xuyên sử dụng những câu văn dài. Ở bài ký trang văn nào trong bài ký Ai đã đặt tên cho dòng sông ? chúng ta đều có thể bắt gặp các câu văn có độ dài từ 60 âm tiết trở lên. Nếu so sánh Ai đã đặt tên cho dòng sông? với mười ba bài ký của Nguyễn Tuân mà chúng tôi đã tìm hiểu thì Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm có nhiều các câu văn dài nhất. Chính điều đó đã làm nên nét riêng biệt của Hoàng Phủ Ngọc Tường với các tác giả viết ký khác như Thép Mới, Nguyễn Trung Thành. Đọc toàn bộ phần đầu của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, chúng ta không tìm thấy một câu văn ngắn nào. Vì vậy xuyên suốt tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhịp điệu uyển chuyển, du dương, trầm bổng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 Cũng giống như Nguyễn Tuân và các tác giả khác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng bảy phương thức tạo nhịp trong văn xuôi là: Lặp Từ vựng, Lặp Cú pháp, Lặp Ngữ âm, Cấu trúc sóng đôi, Phép Đối, Câu đơn Đặc biệt, Trường cú. Cụ thể là: * Lặp Ngữ âm - Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô giáo Di - gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. - Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất là với tự nhiên và vật giống con người ở đây, và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là mối vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. * Lặp Từ vựng - Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nắng đem ra phơi một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo điếu lục với loại vải vân thưa màu xanh tràm bống lên một màu đỏ ở bên trong tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. - Không thể so sánh sự mất mát này với sự mất mát cảu viện bảo tàng hay một thư viện ở Mỹ. Sự phá hủy những di sản này cũng có tính chất giống như sự mất mát xảy ra đối với nền văn minh châu Âu khi một số công trình của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại vị đổ nát vì các nhà thờ bị phá hoại. * Lặp Cú pháp - Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế và chính Lê - nin grat đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại. Tôi muốn hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay nhưng sông Mê - va đã chảy nhanh quá không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 * Phép Đối - Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, từ những nơi ấy vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. * Cấu trúc Sóng đôi. - Thế kỷ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại cách mạng tháng tám bằng những chiến cống rung chuyển. - Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: tờ xanh biếc thường ngày nó bỗng thay màu thực bất ngờ, "Dòng sông trắng- lá cây xanh " trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên "như kiếm dựng trời xanh " trong khí phách của Cao Bá Quát, từ nơi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu. - Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt hình thành của nó tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. * Câu đơn Đặc biệt - Ai đã đặt tên cho dòng sông? * Trƣờng cú - Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm ao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông muốn như tấm lụa với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 - Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, phía đó nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sống Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng "vâng " không nơi ra của tình yêu. Qua việc tìm hiểu bài ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta nhận thấy nhịp điệu trong tác phẩm của ông và các tác phẩm của Nguyễn Tuân có nhiều điểm giống nhau. Bởi xuyên suốt các tác phẩm đó là nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng. Dựa vào kết quả khảo sát trên, chúng tôi thấy rõ rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp Cấu trúc sóng đôi là chủ yếu. Nó chiếm đến 50% so với các biện pháp khác. Đây là sự khác biệt giữa Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu Cấu trúc sóng đôi là biện pháp chính mà Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng thì đối và câu đơn đặc biệt lại xuất hiện rất ít trong tác phẩm của ông. Chính vì thế trong bài ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?, chúng ta rất ít gặp nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp. Nguyễn Tuân tuy ít sử dụng đối và câu đơn đặc biệt nhưng trong các bài ký của ông, số lượng những câu văn sử dụng hai phương thức tạo nhịp trên vẫn nhiều hơn trong bài ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cho nên, ở tác phẩm của Nguyễn Tuân nhịp điệu văn xuôi phong phú hơn so với Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Mặc dù vậy, tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn luôn hấp dẫn độc giả bằng một ngòi bút tài hoa với những lời văn thật đẹp, thật sang, với nhịp điệu du dương, nhịp nhàng, uyển chuyển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 Phụ lục 4: SƠ LƢỢC VỀ CÁC BÀI KÝ ĐÃ KHẢO SÁT I. Tình chiến dịch Tình chiến dịch là sự hồi tưởng của nhân vật tôi trong quãng thời gian cuối năm 45 đầu năm 46, bài ký viết về những năm tháng hành quân đầy vất vả của những người lính trên con đường số 4. Trời nắng nắng khô. Núi trọc, núi hói. Lính nhễ nhại mồ hôi, mặt đỏ lừ. Thân đạp, chân tỳ, lá chắn, bánh xe...Tôi đã có được ít nhiều kinh nghiệm về việc lấy tai liệu sáng tác vào những dịp theo đơn vị đi nhổ các đồn. Cái tụ điểm quý giá nhất về tài liệu mỗi đồn đánh là ở chỗ không khí chuẩn bị đánh và sắc thái sinh hoạt của dân chúng quanh cứ điểm. Sau trận đánh, trước trận đánh và nhất là phần phối hợp của quân dân chính giữa lúc đánh. Rồi thật tình cờ tôi trở thành cán bộ dân vận. Qua buổi khai hội của dân chúng trong thôn, tôi đã bị phát biểu rất nhiều, tôi hăng say thể hiện những gì mình hiểu biết. Tôi nói liền hai tiếng đồng hồ và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào nơi đây. Và qua đó, tôi thấy tôi trở nên thân mật với người ở bản xóm như là đã quen biết từ lâu lắm. Rồi nó thành hẳn một nếp tình cảm. Vậy là từ cái lần giải thích ngộ nghĩnh với dân chúng do anh Thông tin xã giới thiệu đột ngột, tôi thành thực cảm thấy cái thú sinh hoạt với đông đảo đồng bào Thổ địa phương tuy tôi không nói được tiếng miền núi. Tôi sinh hoạt với dân chúng địa phương được đến dăm thôn trong xã rộng. Ai cũng hẹn trở lại ăn tết. Tình cảm giữa tôi và đồng bào nơi đây ngày càng trở nên sâu đậm. Tôi biết rằng ở đây nhiều đồng bào đã nhớ đến tôi và cả người tôi đã thấm sâu vào cảnh và người mộc mạc đáng yêu nhất vùng này. Con đường số 4 đã được tôi nói được một phần sơ lược nào đó. Con đường ấy đang vui nhộn vặn mình luôn luôn trong hững đêm Cao Bắc đang nhổ đồn và vận động, phục kích, tiếng động vang đến biên giới Bắc và ảnh hưởng sâu xuống Trung Du, đồng bằng và như đợt sóng điện đài vang vang thấu Đồng Tháp Mười. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 II. Suối quặng Bài ký viết về công việc khó khăn và vô cùng vất vả của cán bộ địa chất. Để tìm được những suối quặng người cán bộ địa chất có khi đi liền một tuần, có khi nửa tháng, có khi ba tuần liên miên từ cửa sông cho đến thượng nguồn con suối lạ. Có khi phải bắc thang trèo lên chõm thác, có khi chui luồn qua cái màn nước thác trắng ngần...Những cán bộ địa chất vừa lội, vừa khảo đá, vừa ghi sổ, vừa đánh dấu các mấu quặng. Nhân vật tôi có dịp cùng đi với các cán bộ địa chất. Tôi nhớ đến Tịnh - anh bạn trẻ là đội trưởng của đoàn địa chất 35. Tịnh lúc đầu định hướng học vào nghề y nhưng sau lại xoay sang địa. Tịnh đã đi qua nhiều khu vực tìm kiếm. Càng đi anh càng thấy mình được hiểu sâu thêm về Tổ quốc. Tác giả nhắc đến Hà Giang. Đây là một tỉnh biên giới có cổng trời, rất nhiều cổng giời cứ úp mặt xuống đất mà leo miết và ngẩng đầu lên chỉ thấy có mây gần mây xa. Con đường nơi đây rất khó khăn. Con ngựa chuyên đi lĩnh lương gạo và cốt mìn cho đội cùng xin hàng, không bám được đã cổng giời mà đành đi vòng thúng theo tuyến lũng thấp. Lên được cái cổng giời Long Bánh Chè gối này thì con ngựa cốt mìn phải chết. Bên cạnh đó còn có một cổng giời khác mang tên Con Ngựa Trụy Thai. Con suối sâu hoắm. Nó bé như một thỏi thiếc chuốt dài và nó ánh lạng hệt một thỏi thiếc. Điều đó cho chúng ta thấy giao thông ở Hà Giang vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Tôi đến bản Nậm Nửng. Và ở đây tôi tham gia vào những sinh hoạt của người dân bản Nậm Nửng. Suốt đêm tôi khó ngủ bởi tiếng suối kêu to quá. Nó kêu suốt ngày đêm không lúc nào ngừng. Đội địa chất nơi đây là một đội tìm kiếm. Cứ âm thầm mà phát tuyến, mà đào hào, mà tìm kim loại quý. Nếu bắt đúng mạch, nếu nó có hiểu thì sau đó trận địa thầm lặng này mới trở nên tấp nập hối hả, khi có đội khai thác đóng lại. Trong cuộc chiến đấu thầm lặng này họ là những người dũng sĩ mở đường. Mở đường lặng lẽ nhưng trong im ắng đã chợt bắt thấy cái tiếng của ngày mai. Con suối đã để lại những ấn tượng mạnh trong tôi khiến tôi tương tư đến một viễn cảnh tương lai. Biết đâu nỗi nhớ dữ dội đêm nay của dòng suối lại không là tiếng vui reo khỏe mạnh sắp tới của những ống tuyếc bin chạy điện trắng của một nhà máy lọc quặng luyện kim nào trên đất Hà Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 III. Nhật ký lên Mèo Bài ký là những trang viết của nhân vật tôi trong chuyến đi lên Tây Bắc. Tôi rời đồn biên giới tìm đến cái xóm mèo có dăm sáu gia đình. Ở đây có bà cụ Mèo rất tốt mà người ta quen gọi là cụ Cho Thóc Giống. Hàng ngày, cụ Cho Thóc Giống đi vận động nhân dân, giải thích nhân dân cảnh giác âm mưu địch chống bọn tay sai địch lẻn vào đất ta lừa phỉnh bà con và rủ người đi Lào. Bà cụ Cho Thóc Giống tiếp đãi những người đến đây rất thiện tình. Bữa ăn có rượu ngô và cả một con lợn vừa mới chọc tiết lúc sớm. Gia đình bà cụ có con dâu góa chồng và con gái. Điều mà tôi nhận thấy ở đây là người Mèo thường hay nói đến giời. Khung cảnh ở Tây Bắc rất đẹp và nên thơ. Hình ảnh để lại nhiều ấn tượng trong tôi là hoa ban Tây Bắc. Mùa ban pún hoa, nở rộ lung linh, hoa trắng núi trắng giời, hoa ban nở không kịp rụng. Mùa ban nở tháng hai hoa trắng có tí má hồng xếp hàng sẵn bên đường như một buổi liên hoan đón khách quý vào thăm khu tự trị. Nhân vật tôi đã hồi tưởng lại quá khứ với mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ Việt Minh và đồng bào Mèo trong những năm tháng kháng chiến chống quân Pháp xâm lược qua câu chuyện của đồng chí N... lúc bấy giờ là cán bộ của tỉnh ủy bí mật. Nhân vật tôi nghỉ lại một đêm nửa ngày hôm trước và nửa ngày hôm sau tại nhà vợ một anh bạn Mèo - anh Mùa Si Giàng ở cách thị xã Lai Châu khoảng hai chục cây số. Nhà chị Giàng sống lối đại gia đình, tứ đại đồng đường, bà cố bốn đời năm nay đã 120 tuổi. Ở đây tôi được chứng kiến cuộc sống sinh hoạt bình dị của những người Mèo. Tiếng sáo Mèo là thứ âm thanh độc đáo khiến tôi phải chú ý lắng nghe. Không chỉ có vậy, tôi còn được xem nhảy Mèo. Sớm hôm sau, tôi xin đi. Cả nhà không bằng lòng. Người Mèo quan niệm lên chơi với bạn Mèo phải ở một mình một tuần lễ là ít và đi thì phải đi ngày lẻ. Tôi trở về thủ đô ma càng thấy nhớ mây Mèo, thấy nhớ đôi mắt cô bé Muờ - đôi mắt thăm thẳm xanh lắc hư cái lối nhìn của người lính thủy bói sóng chân trời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 IV. Phố núi Bài ký là những trang viết của nhân vật tôi về Lai Châu. Nước và núi Lai Châu trong cái nhìn của tôi đúng là "sơn thủy hữu tình", chỗ nào cũng đều như là cắm được giá vẽ xuống mà vẽ ngay tại trận. Khung cảnh thiên nhiên ở Lai Châu thật huyền ảo với mây xốp tùng cụm nhỏ đang bốc dần lên. Trên thân đèo nhìn xuống lũng chóe vàng, mây trắng giống như những cánh hoa thêu nổi trên tấm lụa lúa chín. Lai Châu đóng tỉnh ngay trên sông Đà, ngay chỗ hợp lưu mấy ngả sông. Lai Châu có bến đò, có phố trông ra bờ sông. Tỉnh chưa có máy truyền thanh chưa có loa phóng thanh và chưa có điện. Trong kháng chiến, số phận nó không giống mọi số phận các thành phố khác các tỉnh thành thị trấn ngói gạch khác. Chưa ai kịp tiêu thổ nó thì nó đã là một nơi Pháp chiếm đóng lại ngay trước khi toàn quốc kháng chiến. Buổi sớm ở phhos Lai Châu nhất định là vui hơn buổi tối. Chợ ở đây không có phiên nhưng sớm nào cũng họp ở đầu phố nhiều nha gạch cổ hai tầng. Chợ nơi đây có đủ các mặt hàng. Phở chua, bánh rán đủ cả hàng quà. Cá anh vũ, cá dầm canh. Chiếu dệt bằng sợi mây, bồ đem đựng quần áo, ghế mọt, cóm khẩu...Ở phố Lai Châu, ở giữa sân bay Lai Châu, tôi đã làm quen với một anh du kích cũ vùng tề Vĩnh Phúc lên đây từ 1949, 1950. Trong sự cảm nhận của mình, tôi cảm thấy phố Lai Châu vẫn còn dư âm của núi rừng. Tôi đến công trường Phiêng Thín của Lai Châu vào lúc gần tan buổi làm chiều. Tôi thấy núi và sông Lai Châu đẹp lắm. Tiếng thác nước dòng sông dưới kia vẫn réo ào ào. Cuộc sống của Lai Châu trung cổ, ngày nay đã chính thức có chị nữ đảng viên Thái Trắng. Khắp nơi người nông dân Thái tổ cày cấy đều xin được lên hợp tác xã. Cuộc sống đồng rừng ấy không ăn rau rừng một cách tự nhiên chủ nghĩa nữa mà đã bắt đầu với thói quen trông rau cỏ cho tươi lành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129 V. Cây tre bạn đƣờng Bài ký viết về một anh bạ chí thân trong chín năm ròng kháng chiến là cây tre. Cây tre có mặt ở nơi của Tổ quốc từ Nam Quan đến Cà Mau, tư rừng sâu qua đồng ruộng bát ngát mênh mông cho ra đến biển cả bất cứ chỗ nào cũng có bóng dáng của cây tre. Họ hàng cây tre đông đúc. Tre lộc ngộc, tre làng ngà, tre Mạnh Tông, tre Mỡ, tre đá. Tầm vông. Lồ ô. Tre bông nam Bộ...Cây tre là một nguồi bạn thường trực trong đời sống sinh hoạt của con người Việt Nam. Cây tre đã dự vào đời sống tinh thần của nhân dân trong kiến trúc, văn chương, âm nhạc. Cây tre gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc ta. Từ đời vua Hùng Vương, Thánh Gióng đã dùng tre có trên chiến trường để đánh giặc Ân khi roi sắt bị gẫy. Khi Vua Quang trung đánh tan giặc xâm lăng nhà Thanh, lúc tiến quân qua đèo Ba Đội, cây tre đã có mặt trong cuộc hành quân, đã biến mình thành một cây đàn, thành những sợi dây trống quân...Cho đến khi Tây sang chiếm nước ta, cây tre đã dự phần vào những trận oanh liệt như trận Ba Đình. Nhưng đến kháng chiến, chúng ta mới thấy hết được tài hoa của cây tre, mới nhận rõ được đức tính của cây tre ngày càng gắn bó với những con người yêu cuộc sống, yêu tự do trên mảnh đất này. Tư năm 1940, cây tre đã tham dự vào cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cùng với du kích miền núi. Anh đã là những trái bom nứa có thành tích phá lô - cốt La Hiên, anh là những ống mìn tre củ du kích Võ Nhai đánh phục kích trên đường rừng. Đối với cuộc sống, anh góp phân rất nhiều lúc còn xanh tươi cũng như lúc đã vàng khô. Cây tre rộng rãi quen với cuộc sống, có nhiều lúc lại ra hoa, ra hột. Hột tre, đồng bào Nam Bộ xay giã ăn như hạt gạo. Anh rộng lượng, cung ứng khả năng mình một cách vô điều kiện, nhưng anh cũng rất nhũn nhặn, ít đòi hỏi. Trong cuộc sống hiện đại, cây tre vẫn có những tác dụng lớn lao. Ngày nay, trong các công trình kiến thiết nứa và tre vẫn có mặt không ngừng ở khắp các công trường. Cùng với thời gian và chiều dài của lịch sử, cây tre vẫn mãi gắn bó mật thiết với con người ở mọi thời đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130 VI. Đƣờng lên Tây Bắc Bài ký viết về quãng đường lên Tây Bắc trong đó nhân vật tôi là người tham gia. Tôi bắt gặp những nghĩa trang liệt sỹ hai ven đường, nhắc lại những trận ta đánh địch tơi bời trên con đường nó rút quân từ thị xã Hòa Bình về Hà Nội 1952. Ngã ba Chăm phía tay trái tôi là con đường vượt lên dốc Cun của cán bộ kháng chiến về họp khu Ba. Tô ngủ lại ở Suối Rút. Suối Rút thời Pháp thuộc là cái chặng nghỉ của những người bị đi đầy lên đường ngược có lính khố xanh giải đi. Suối Rút cũng là nơi những người tù cộng sản vượt ngục Sơn La chia tay với người Thái giác ngộ cách mạng. Đất Xồm Lồm trước đây chỉ một màu trúc võ cỏ cháy, nồng lên cái mui khổ đói. Hàng ngày đường không có tiếng nói của người đi. Toàn cỏ dại và củ riềng. Giờ đây, cuộc đời có tổ chức có trật tự, công khai có Đảng, cuộc đời mới đang bén rễ đâm chồi mạnh, và nơi đây đang kết tinh nhiều giống hoa. Xuống gần hết dốc Chiềng Đông, bên tay phải đã thấp thoáng cái lườn đỏ con đường liên tỉnh lộ số 13 từ Bờ Đậu Thái nguyên sang chỗ ngã ba Cò lòi. Đi trên đường 41 mà từ nay ta thống nhất tên gọi mà gọi là đường quốc lộ số 6. Cuộc sống ngày nay ở hai ven đường cái chính xứ số 6 và tít lên đầu đường quốc lộ từ đây càng thêm phong quang càng thêm đậm đà. Dọc Châu Mộc và châu Yên, những quán tự giác mọc mãi lên ở ven đường, ở mé suối đã phần nào biểu thị niềm tin vô hạn lúc bấy giờ. Khỏi thủ phủ khu Tự trị trên chục cây thì cảnh bắt đầu chuyển cảnh. Đã bắt đầu leo đèo Pha Đin. Đèo Pha Đin thuộc vào loại những đèo vừa cao vừa đẹp của cả miền Bắc miền Nam nước ta. Từ chân Pha Đin, vào Điện Biên, từ Tuần Giáo vào, đường 42 dữ hơn. Suối ác hơn, phong cảnh lầm lì. Đến bản Nà Tấu phong cảnh rộng hẳn ra. Những dấu vết của trận Điện Biên Phủ vẫn còn rơi rớt lại. Hố bom một tấn nay thành giếng ăn. Cánh đồng lịch sử Mường Thanh hiền lành như một cái nồi đồng điếu khổng lồ. Mảnh đất và cuộc sống của những con người nơi đây đang từng ngày thay da đổi thịt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131 VII. Đƣờng vui Sau Toàn quốc kháng chiến trong vô số hình ảnh quanh ta thì hình ảnh con đường, những con đường đập mạnh vào mắt ta tâm óc ta nhiều nhất. Con đường quốc lộ chiến sự, con đường tản cư của dân chúng tìm an toàn khu, và những con đường mật lộ giao thông với các nước láng giềng. Con đường - đường đê, đường máng, đường ruộng, đường núi va thứ nhất là những ngff tắt lối mòn - đã là bao trang nhật ký thấm thía. Đã có rất nhiều lần nhân vật tôi vui với con đường. Trên những con đường khu trong và khu ngoài tôi đã vui, cố gắng lấy lại tìm lại sức khỏe. Tôi tin con đường. Đoi dép cao su trở thành người bạn đường với tôi qua mọi khó khăn của các con đường. Đôi dép cao su ấy đã thuộc rõ tất cả nết mười ngón chân ít làm cho tôi đau khổ như những đôi dép mới sắm. Nhưng mà đã có người lo xa tập xéo lấm dẫm gai dẫm sỏi. Đến một chặng trường kỳ nào đây, dép rồi cũng có khi thiếu. Xéo lấm trên cỏ rừng cỏ nội ta thấy bàn chân thật thà hơn. Nếu trong chiến tranh con đường mang trên mình sức nặng của con người, của ngựa với hàng hóa. Qua đó nó cũng nói lên những khó khăn gian khổ của con người trong thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược. Ngày nay có những quãng đường những ngã ba ngã tư đã trở thành giảng đường. Trên đương dài chúng ta sẽ gặp cái đau khổ lớn của hiện tại đang thai nghén cho cái sáng tươi ngày tới. Con người với những bộn bề của cuộc sống hàng ngày vẫn tồn tại. VIII. Giữa hai xuân Tác phẩm viết về hai thời điểm là 1946 trước ngày toàn quốc kháng chiến một tháng và 1948 mùa xuân kháng chiến thứ hai. 1946 trước ngày toàn quốc kháng chiến một tháng tác giả nhắc tới khu Năm và núi Buôn Ma Thiêng. Trên núi Buôn Ma Thiêng, cảnh vật và người lính hiểu nhau và giữ lấy nhau qua mấy lần giây thép gai án ngữ nhỡn giới. Cuộc sống của những người lính được hiện lên đầy vất vả và thiếu thốn qua ngòi bút miêu tả của tác giả. Nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132 của giếng thiên tạo nhờ nhờ màu canh hến, uống vào ngọt như thuốc ho trẻ em. Cái mũ sắt lấy của địch dùng làm thau rửa mặt, ấm đun nước, lam xanh chảo xào rau. Bữa cơm sáng ăn với mắm ruốc va củ mai xào với lá tàu bay. Lần đầu tiên trong đời tôi được cầm quả lựu đạn và sống cùng anh em tham gia kháng chiến. Núi Lá, sông Đà Rằng là địa danh tác giả nhắc đến trong bài ký của mình. Cuộc sống của những người lính ở Đò Cả rất khổ. Có những anh em đóng liền mấy tháng ở đây ăn ròng cơm nắm ôi lạnh, rồi ăn vã thịt công bắn được. Canh gác thì thiếu đồng hồ phải lấy Cầy trong đêm mà làm cữ thay phiên. Rời khu Năm tôi xuống Huế. Tháng chạp năm 1946 màu thời gian ở đây không là màu tím nữa, nó đang là một màu quân sự. Phụ nữ, một số đông đã võ trang mặc áo ka ki. Điểm đến tiếp theo là huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Đến năm 1948. Mùa xuân kháng chiến năm thứ hai, gốc đa cổ thụ vẫn còn. Nó không toàn vẹn. Nó chỉ còn là bán thân bất toại. Lưng nó vẫn còn đeo nhiêu ông bình vôi, mình nó còn ôm đồm cái am có mành mành. Một cái miếu con thờ tà thần. Dưới chân cổ thụ, con chó đá mù và cụt mõm vẫn ngồi yên như trong thời cũ. Đã có sự thay đổi thôn ổ giờ mở phố. Đô thị cũ hoang vu san bằng trên đó dây rợ và cỏ dại thay thế dần cho nhân dân rút đi. Những cột lô - mét bây giờ đã thay cho số nhà. Lòng đường nhựa bị xén đến già nửa, đến ba phần tư. Nước ruộng lẹm vào lòng đường. Trên đó nhấp nhô những ngọn rau muống làm mùa đã trổ lên những bông trắng. Khung cảnh đã thay đổi. Bây giờ hoa nở giữa chiến khu. Những khải hoàn môn kết toàn bằng bích đào. IX. Đời lại mấy mƣơi tuổi Bài ký là niềm vui của nhân vật tôi khi theo người lính chứng kiến cái vui của những vùng vừa giải phóng thấy sống trong tranh đấu là một điều vinh dự cho cảm xúc mình. Tôi đã hòa mình vào cuộc sống của những người dân nơi đây. Cuộc sống bình dị. giản đơn nhưng mang ý nghĩa lớn. Đó là sự vươn dậy của mảnh đấy và con người nơi đây sau những năm tháng chiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 133 tranh ác liệt. Cuộc sống của người dân đã trở lại bình thường. Mọi người nô nức gánh gồng kĩu kịt, thúng dỏ ắp đầy thực phẩm quần áo. Lại có cả xẻng cuốc, lại cả trâu lợn gà vịt. Tôi rưng rưng một cái vui thấm thía nhìn hạnh phúc trong đời sống tự do bàng bạc trên mặt sóng và gió đang lùa vào sâu ven bờ giải phóng. Thiên nhiên cũng đổi sắc. Đầu các chỏm núi hai bên sóng vươn lên cái màu đỏ những cây chỏng đang lung linh lá thắm. Thiên nhiên buổi độ ngang sớm mai thênh thang ấy được tô lục chuốt hồng từ bến tự do nầy qua bến giải phóng nọ. Tôi ngắm nhìn thiên nhiên và có những cảm xúc mới lạ. Trong bãi mía um tùm, mấy chị phụ nữ ơi ới gọi nhau đi ăn một đám cưới đời sống mới. Cuộc sống nhộn nhịp của những con người nơi đây đã mang đến những ấn tượng trong lòng nhân vật tôi. Giờ đây đời tươi một mau rau mới ngắt, một màu quả mới hái. Bờ sông không biết dựng từ bao giờ những khẩu hiệu Thi Đua Ái Quốc kết bằng nứa bằng vầu thấp thoáng trong bãi ngô. Ruộng trong xóm kia cũng thấp thoáng những khẩu hiệu Tăng Gia vặn bằng nùm rơm. Máy ngày sau, hỏa lực mình đốt đồn Róm, cháy đỏ cả đêm trong giông lốc bờ sông. Đồn Róm nếu cháy tan gục xuống thì đường thì dứa thì mía cả một hệ thống chất ngọt còn kéo mãi lên đến Bắc Hà. Có lẽ rồi mai kia, đêm đêm dân chúng đến phải đốt thêm đuốc mà họp chợ nổi trên sông Thao thì mới thỏa thuê cho sự buôn bán đi lại một vùng vừa mở rộng. X. Con hồ thủ đô Bài ký viết về hồ Hoàn Kiếm với những cảm nhận của một người con gái Ba Lan. Chị mệnh danh hồ Gươm là một viên ngọc êmơrốt. Hồ năm giữa thủ đô như một viên ngọc êmơrốt nằm giữa một cái nền hộp nữ trang bọc nung xanh hồng, kẻ đường con cờ... Chị đã có những cảm xúc, những ấn tượng trào dâng khi đi quanh hồ Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm gắn bó với mọi người dân không chỉ với người dân Hà Nội mà còn với các bạn chuyên gia quốc tế, với anh chị em tập kết Trị Thiên, khu Năm, Nam Bộ. Ngày chủ nhật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 134 nào, từ chín giờ sớm cho đến năm, giờ chiều ven hồ như mở một cái hội suông. Nhân vật tôi đã chen vào dòng người miền nam cùng mọi người quanh quanh lượn ven hồ, ngửi cái mùi thuốc là rất đậm khói, nghe cái giọng nói sắc sắc nhấn mạnh vào nguyên âm va cảm thấy mình đang đi vào giữa nơi đô hội nào ở miền Nam. Với nhân dân Hà Nội không nơi nào bằng hồ Hoàn Kiếm. Đi từ phía Bắc xuống phía nam thủ đô hoặc có việc phải đi chéo từ một xóm tây bắc thành phố tới một xóm ở phía đông nam con đường đi ấy đều men qua hồ. Người ta thường gặp nhau ở bờ hồ. Hồ Hoàn Kiếm là nơi gặp gỡ của co người. Trong cái thời khắc biểu của một sớm đẹp trời hay một chiều nặng đầu, người ta lạc nhau giữa thủ đô nhưng cứ theo linh cảm mà đi ra nẻo hồ là nơi dễ nối liên lạc được với nhau. Hồ Hoàn Kiếm là trái tim của một thành phố yêu đời, hồ là lá phổi làm thắm tươi dòng máu đập nhanh của gần nửa triệu con người thủ đô Hà Nội đang hàn gắn, chắt chiu và vững tâm xây dựng. Hồ Hoàn Kiếm là nơi ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại của thủ đô và của dân tộc. Hồ là nơi mà con người trút đi những ưu phiền, đau khổ để tiến tới một cuộc sống tươi sáng hơn. Hồ Hoàn Kiếm như là một người bạn thân thiết, dăm bữa đôi tuần vắng mặt là thấy nhớ, thấy thiếu. Nhưng với cái gì thân mật quá, gần kề ta quá nhiều khi ta hay coi nhẹ. XI. Cô Tô Nhân vật tôi cùng những người đi trong đoàn rời Trà Cổ, ra Mũi Ngọc đi Cô Tô. Nếu cát ở Trà Cổ xam xám sền sệt thì đến Mũi Ngọc cát vàng rộm và biển càng hướng ra Cô Tô càng thấy nóng. Sáu ngày ở Cô Tô, tôi cùng mọi người đã được chứng kiến cái cơn bão ập đến vào đêm đầu ở trên đảo. Gió thổi bay cả gối cả chăn, xô băng đi cả chén cả ấm để ngoài hiên gác đảo ủy, gió như quang gạch quang đá vào cửa kính cửa chớp tầng trên tầng dưới cơ quan đảo ủy. Sáng hôm sau tôi cùng mọi người đi xem mò ngọc trai ở đảo Cô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 135 Tô con. Tôi rất vui và thích thú với ngọc trai. Đến tối, nhân vật tôi và các bạn cùng đi đã được nhiều thợ lặn ngọc trai kể chuyện cho nghe về để tìm ngọc trong hai chế độ. Đêm thứ hai ở Cô Tô, trời cao lại thẳm như đáy biển mình vừa tuột tay đánh rớt ngọc mình vào đáy vô biên. Sau đó, tôi chia tay mọi người đến đảo ủy. Nhưng các đồng chí đã chia nhau về hết các cơ sở để chống bão. Ở đây nhân vật tôi được chứng kiến những cơn gió cấp 11 rất mạnh. Gió rít lên rú lên như kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khối thần kinh. Cái gác bê tông mà rung lên như đài chỉ huy một con tàu đi trên sóng cuồng. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Những cơn bão đã qua đi. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mướt, nước biển lại cam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng ròn hơn nữa. Trong ngày thứ năm này, tôi cùng mọi người khăn gói xuống thuyền anh hùng Châu Hòa Mãn mà đi luôn Bắc Loan Đấu. Châu Hòa Mãn còn rất trẻ là chủ nhiệm hợp tác xã Bắc Loan Đấu. Trên đường đi, họ đã ghé vào Bà Tử Loan. Ở bên này có chợ, có cửa hàng mậu dịch, có phố có trường. Nước bể Cô Tô chiều hôm đó xanh quá quắt - cảm nhận của tôi. Ở hợp tác xã Bắc Loan Đầu, tôi gặp lại hầu hết cả đoàn, từ hôm xé lẻ ra mỗi người đi một nơi. Anh chị em ai nấy đều vui vẻ, người nào cũng như tìm thêm được triển vọng cho sức sống giàu đẹp của quần đảo. Ngày thứ sáu, tôi ở trên đảo Thanh Luân. Tôi dậy từ rất sớm, từ canh từ cố đi ra thấu đầu mũi đảo để rình mặt trời lên. Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Sau trận bão, hôm này hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh Hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy 15 gánh nước ngọt cho thuyền anh. Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng nướ ngọt thùng và cong và gánh nôi tiếp đi đi về về. Chị Châu Hòa Mãn địu con trông dịu dàng yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 136 XII. Ngƣời lái đò Sông Đà Tây Bắc là mảnh đất có rất nhiều tài nguyên quí: có vàng, quặng, đồng, đá bông, than, mỡ...Nhưng với nhân vật tôi con người cái vốn người đưa lên Tây Bắc ngày nay còn quí hơn tất cả những của chìm của nổi ở Tây Bắc. Tôi đến Quỳnh Nhai lòng rộn ràng như tấm lòng anh bạn trẻ. Ở đây, tôi đã gặp người lái đò Sông Quỳnh Nhai. Anh người Thái Trắng quê Mường Lay lấy vợ quê ở Mường Chiêng. Anh đội nón cúp bừa, chít khăn môn. Nghe câu chuyện của anh lái đò Quỳnh Nhai kể tôi cảm thấy anh như là một linh hồn muôn thuở của sông nước. Rôi tôi chợt nhớ đến người lái đò sông Lai Châu trước đây. Ông đò Lai Châu ấy làm nghề chở đò dọc suốt sông Đà đã mười năm liền và thôi làm đò đã cũng đã đôi chục năm nay. Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, gượng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông. Nên dòng sông Đà, ông suôi ông ngược đã hơn 100 lần. Sông Đà với ông lái đò ấy như một thiên anh hung ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm thanh chấm câu và những đoạn xuống dòng. Ông thường chở chè cối và thỉnh thoảng cũng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi mói, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ. Ông kể rằng thác sông Đà ác hơn nhiều đèo dốc đường số 6. Ở sông Đà, cát rất hay ăn da người chở đò, cát đục thủng gan bàn chân lỗ rỗ nên lái đò là yếu đôi chân. Trên sông Đà có cả thảy 73 cái thác kể theo dòng nước trôi, tính từ biên giới mà tính xuôi về. Các thác ghềnh vào loại đội dữ nham hiểm nhất là các thác Mắn Hi, Mắn thằm, Hát Nhạt, Hát Lai, Soong Pút Soong, Mom Hát Moong, Hát Tiếu. Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Tôi đã được ông lái đò kể cho nghe các trùng vị thạch trận trên con sông Đà và cuộc chiến đấu của ông với những thác đá nơi đây. Sông đà hiện nên trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 137 cảm nhận của tôi là một con sông hùng bạo và trữ tình. Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bùng nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Con sông Đà gắn liền với cuộc sống của người Thái nơi đây, dù có hung ác hơn thế nữa, người dân vẫn ăn ở đời với nó. Nhân vật tôi lại được ông lái đò Lai Châu kể cho nghe cuộc sống của con người và con Sông Đà ở thời Tây, thời Nhật. Tôi lại tìm đến một cô lái đò dọi đưa gạo kháng chiến từ Quỳnh Nhai về thác Tà Hè đổ lên kho quân lương để được hiểu biết thêm về ý nghĩa kiến trúc của các thuyền then vút đuôi én trên sông Đà. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, sông Đà dì ghẻ rồi sẽ trở nên mẹ hiền lành trở thành người mẹ nhân từ của tất cả người Thái, người Mường, người kinh ở hai ven sông Đà. XIII. Cây Hà Nội Bài ký là những suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật tôi về một số loài cây đặc trưng của Hà Nội. Trong đại hội mùa xuân, có những gốc đại thụ còn ăn nhau những cái bóng nắng, và quanh đấy lại rất nhiều thân cây đang bốc nhựa. Cảm động và hiên ngang nhất là vài cây trông như cành củi rều chôn đứng, nhưng trên thân cây khô mộc, nhú lên một cái mầm, chỉ một cái thôi, nhưng rất sắc rất tươi đầy hẹn ước. Không rõ Thăng Long trước đây, theo sử chép, ngoài thứ cây ổi mà Hoàng Diệu buộc khăn xanh vào mà tuẫn tiết , thì còn những cây gì nữa. Nếu như Thanh Hóa là thành phố của những rặng cây sở thân đầy gai, Hải Phòng là thành phố của cây chói mùa hè hoa đỏ thắm, thì Hà Nội có nhiều me, nhiều sấu với những trẻ em trèo me, trèo sấu ngày xưa. Còn nhiều thứ cây đứng lẻ tẻ khắp Hà Nội như : hoàng lan, ngọc lan, sữa, gạo, lim, đại, đỗ quyên Nhật… Đã có những nhà văn Việt Nam nào đem được cây ta vào sách để bóng cây sóng với bóng nhân vật. Có biết bao cuộc đời người Hà Nội, bao sự kiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 138 thường nhật của người dân thủ đô gắn bó với cây Hà Nội. Văn chương của ta gần đây toàn những khẩu hiệu mà không có bóng cây nào trên đường đi của lũ nhân vật, thì cái văn phong ấy có nên đưa ra làm mẫu mực không? Chúng ta tự hào có thành phố um tùm bóng cây như Hà Nội. Bạn bè quốc tế trầm trồ khen ngợi thủ đô Hà Nội trải qua binh đao khói lửa mà vẫn giữ được hàng cây phố cũ. Cây Hà Nội với nhiều màu vẻ và hình thế đã chinh phục được nhiều người làm nghệ thuật trong và ngoài nước. Lắm lúc tôi muốn rộng lượng tặng huân chương cho một vài cái cây thủ đô vì một số công lao của chúng đối với cuộc sống hằng ngày của người Hà Nội. Ngoài cửa sổ đại hội mấy cây gạo ra hoa tung tóe, có cây rừng rực như châm lửa đốt giời. Nhìn hoa gạo nở tôi nghĩ đến hoa gạo trong văn chương, hoa gạo ở ngoại ô. Tôi muốn đổi cái khẩu hiệu "trăm hoa đua nở " thành "trăm cây ra lộc " bởi cái vinh quang của cây là lúc đâm chồi nảy lộc. Hà Nội còn là địa giới của rừng cây sấu mọc thành hàng dãy phố. Cây sấu hình thù xấu xí nhưng nhiều đức tính. Quả sấu lúc xanh non hay lúc chín đều có một hương vị đặc trưng làm vừa lòng mọi người dân Hà Nội. Cái lúc sấu rụng lá già cũng tỏ ra là một thứ cây có tình, lá sấu gại trên mặt đường nhựa như một lời chào kín đáo. Cây sấu cũng là thứ cây biết nhường nhịn, mùa xuân trăm cây ra lộc hết cả rồi ta mới thấy cây sấu xoè lên nền nắng mới một vài cái nõn nhỏ… Suốt một quãng giữa tháng hai ta đến tháng ba âm lịch này, tôi có cảm tưởng giời thủ đô sáng hơn lên bởi hàng trăm thứ cây phố cứ thay phiên nhau ra lá non. Những hàng cây long não xanh nhẹ lung linh rờn rờn mơn mởn. Toàn thân long não, lộc tươi mát như kết toàn bằng lớp cánh trong chị cào cào và bọ ngựa đang chập chờn trên những cành long não đen rạn. Mỗi tia nắng lạc vào đám này là không muốn đi nữa, không muốn tắt nữa. Tôi đã phàn nàn và tiếc cho anh bạn bận họp nhiều không kịp chiêm ngưỡng cây long não ra lộc. Mỗi loại cây khác nhau nhất là lúc nó ra lộc, bởi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139 qua mất cái lúc màu non có sự phân biệt ấy tức là lá cây nào rồi cũng xanh um cả lên rất giống nhau. Để đền bù cho anh bạn nhỡ mất một cơ hội học tập thẩm mĩ từ cuốn sách thiên nhiên, tôi đưa anh bạn đến một trường học phố Quang Trung ngắm lộc bàng. Lộc bàng đẹp như cây nến xanh nghển mình lên chờ có người thắp cho. Lá bàng cũng như lá mít, mình dày, nhưng lộc bàng non lọc ánh sáng rất k, thân lá trong suốt như miếng kính quan lục và duyên dáng như một cái đĩa ngọc hình quả vả. Mùa đông bàng rụng hết lá và có cái dáng khỏe của một người thể tất đến những đòi hỏi của chung quanh. Hai đứa chúng tôi khoác tay nhau đi xem cây sấu ban đêm thay áo mới. Lá sấu vàng cứ thế rụng xuống như mưa, phủ đầy cả đôi vai pho tượng xám trong vườn hoa. XIV. Cây tre Việt Nam (Thép Mới) Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre gắn bó với người dân Việt Nam. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân. "Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm " Trong mỗi gia đình nôn dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày. Giang chẻ lạt, buộc mềm khít chặt như những mối tình quê cái thuở của các em bằng những que chuyền đánh chắt. Tre được dùng để làm chiếc điếu cày là bạn với người già. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và mang nhiều phẩm chất quí báu của người dân Việt Nam đó là: bất khuất, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 140 Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Cây tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre già măng mọc. Măng mọi trên phù hiệu ở ngựa thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nứa, tre còn mãi với dân tộc Việt Nam chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình. Ngày mai trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn rước lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi. XV. Đƣờng chúng ta đi (Nguyễn Trung Thành) Nhân vật tôi là nhân vật trong tùy bút "Đường chúng ta đi ". Tôi là một người lính tham gia chiến đấu. Tôi luôn cảm thấy xao xuyến lạ thường khi mới lần nghe vọng lên tiếng hát đậm đà, uyển chuyển của những bản dân ca Việt Nam. Hình ảnh con người Việt Nam suốt hàng trăm thế hệ nối tiếp bao giờ cũng là hình ảnh một con người cầm vũ khí đứng lên trong cuộc chiến đấu trường kỳ và dữ dội để giành và giữ lấy quyền sống của mình. Thế nhưng lạ lùng thay từ trong máu lửa cháy đỏ cả lịch sử, chúng ta lên tiếng nói và tiếng nói ấy lại là tiếng là tiếng hát trữ tình, điềm đạm, trong sáng, duyên dáng và say sưa như một cuộc hẹn hò, xao xuyến như buổi gặp gỡ ban đầu. Tôi đã lên án vạch trần những âm mưu đen tối, bẩn thỉu của bọn đế quốc xâm lược- Chúng cố lấy máu ta mong vẽ lên con đường thoát trước cuộc tấn công dồn dập của nhân loại cần lao, chúng đã đổ lên mảnh đất này tất cả những tội ác mà những tên bạo chúa trong suốt lịch sử lâu dài của loài người đã nghĩ ra được. Để rồi từ đó, tối nêu lên những tấm gương chiến đấu kiên cường của dân tộc ta từ đời vua Hùng Vương. Và Mười năm nay tôi và các đồng chí đã tình nguyện làm đội trinh sát trong đoàn quân rộng lớn những người lao động đau khổ trên trái đất. Để rồi chúng ta đứng dậy! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 141 Ở làng ông tía nhỏ, một đêm kia người ta bắt đầu mài mực. Ở Trà Bồng, rất nhiều mũi tên được tẩm thuốc độc. Ở Bến Tre, có một người phụ nữ đào hầm chông. Tất cả mọi người đều nổi dậy và chúng không kịp chống đỡ nữa. Chúng ta đã sáng tạo ra những cách đánh mới hơn, dữ dội, ác liệt, rập ràng và công hiệu hơn. Mặt trận của chúng ta mở khắp nơi trong rừng sâu trên đồng lúa, giữa đường phố, trên chuyến tàu, trong nhà chùa trong trường học và cả trong trại lính của chúng. Tôi đã gặp rất nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng đó là một chị rất trẻ, nhỏ người - tám năm trời một mình băng hết rừng này, núi nọ đi tìm Đảng tìm đồng chí. Rồi có cả hai em bé giết được tên tay sai Mỹ và làm thương một tên, tôi gặp người chỉ huy trận Điện Ngọc, hai vợ chồng người Đảng viên trên bờ sông Thu Bồn mười năm giấu một khẩu súng đi bắn giặc. Đồng chí nông dân ở xã Thăng Bình - Quảng Nam mười năm giả vờ tê liệt, che mắt giặc gây dựng cơ sở. Thiếu phụ Tam Kỳ tự gài chông đâm thủng ruột tên lính giặc. Và chị du kích Phú Yên chặn xe bắt Mỹ giữa ban ngày. Và còn rất rất nhiều những tấm gương khác nữa. Họ đã sống và chiến đấu anh dũng vì nền độc lập - tự do của dân tộc Việt Nam. XVI. Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng) Bài ký Ai đã đặt tên cho dòng sông ? gồm ba phần. Phần đầu: Là vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sông Hương mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Bên cạnh đó, sông Hương còn mang vẻ đẹp trầm mặc nhất, như triết lý, như cố thi, kéo dài đến mãi hú mặt trời phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia giữa những xóm làng Trung Du bát ngát tiếng gà. Trong cảm nhận của tôi hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Sông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 142 Hương còn là chứng nhân của lịch sử. Trong những thế kỷ trung đại, dòng Hương đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của tổ quốc. Thế kỷ 18, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ 19 với máu của những cuộc khởi nghĩa...Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Phần hai: Những thành tựu khảo cổ học cho biết nằm dưới lòng đất Thành Trung ngày nay, nơi ngã ba Sình, phía tả ngọn sông Hương những di tích của của thành cổ Hóa châu được được xây dựng từ thời viễn cổ. Đây là một địa điểm có vị trí chiến lược quan trọng nơi biên giới phía Nam của nước Việt nam cổ, từng chứng kiến nhiều chiến công chống xâm lược rất oanh liệt của nhân dân ta qua nhiều triều đại phong kiến, Hóa ra sông Hương và thành phố Huế có cả một bề dày lịch sử hết sức oai hùng. Phần ba: Người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm. Ở đây có một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông làm cho làn nước thơm mãi mãi. Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có lẽ huyền thoại trên đã giải đáp câu hỏi ấy chăng? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 143

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_NguyenThanhNga.pdf