MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, trưởng thành và gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới, từ một nước nông
nghiệp là chủ yếu, chuyển mình thành một nước công nghiệp theo xu hướng hiện đại. Giai cấp
công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong những năm đổi mới,
giai cấp công nhân đã có những bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đang tăng nhanh về số lượng,
ngày càng đa dạng về cơ cấu, đồng thời chất lượng đội ngũ được nâng lên. Cùng với các giai cấp
khác, giai cấp công nhân đã đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Về mặt sản xuất, giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản, chủ yếu có vai trò to lớn trong nền kinh tế
quốc dân. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi mới đi
vào chiều sâu, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước
ta rất quan tâm đến tầng lớp công nhân đang trực tiếp lao động trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất. Trong Nghị Quyết TW Đảng số 20-NQ/TƯ [55] “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ban hành 28/01/2008 có
nêu rõ mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân đến năm 2020 là: “Tiếp tục xây dựng giai cấp công
nhân mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của
giai cấp công nhân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân (về nhà ở tại các khu
công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh và văn hóa, cơ sở nuôi dạy trẻ )”
Để đáp ứng mục tiêu đề ra, Nhà nước đã cho phép xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu chế
xuất ở nhiều vùng miền trên cả nước, và TP. Hồ Chí Minh là một trong những nơi có nhiều khu
công nghiệp, khu chế xuất nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều lao động trẻ tập
trung làm việc và sinh sống tại đây. Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên được xây
dựng tại Việt Nam năm 1991, có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của TP.HCM, tại
đây thu hút trên 90.000 công nhân lao động. Chính vì số lượng công nhân sinh sống và làm việc
đông đúc như vậy đã đặt ra cho những nhà quản lý, người sử dụng lao động, chính quyền địa
phương nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đảm bảo cho công nhân có đủ điều kiện vật chất và tinh
thần để làm việc. Thực tế hiện nay cho thấy, các nhà đầu tư trong khu chế xuất chỉ quan tâm đến phát triển sản
xuất, kinh doanh và tăng lợi nhuận mà không bị ràng buộc trách nhiệm phải chăm lo đến điều kiện
làm việc, ăn, ở, hưởng thụ văn hoá của công nhân. Một số tổ chức công đoàn tại khu chế xuất có tổ
chức các hoạt động văn hoá cho công nhân, song còn rất khiêm tốn. Điều kiện làm việc, ăn ở của
công nhân chưa được cải thiện nhiều, họ không được hưởng ưu đãi gì nhiều từ chủ lao động.
Những năm gần đây, rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập những vấn đề xảy
ra trong giới công nhân, chẳng hạn trên những trang web: www.tuoitre.vn , www.vietbao.com hoặc
www.vietnamnet.vn cho thấy bi kịch sống thử của công nhân, quen nhau, yêu vội, sống thử, quan
hệ buông thả dẫn đến tỉ lệ nạo phá thai trong giới nữ công nhân tăng cao. Những kết quả thống kê
từ các bài viết trên các trang web đã cho thấy tại bệnh viện Từ Dũ số công nhân nạo phá thai chiếm
30%, Bệnh viện Hùng Vương 10%, Bệnh viện Đồng Nai con số lên đến 65% [54]. Đáng lưu ý hiện
nay con số này ngày một tăng nhanh, tại Trung tâm y tế Quận 7 có những trường hợp công nhân
nạo phá thai đến 6 lần [55]. Tác giả Lý Hà [52] cho biết: Trong năm 2009 tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất có 216 vụ đình công tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
mà nguyên nhân xuất phát từ phía người sử dụng lao động. Đồng tác giả Lê Thanh Hà, Yến Trinh,
Thi Ngôn [53] có bài “Đời sống tinh thần của công nhân nhạt như bát canh công nhân” ta thấy đời
sống tinh thần của công nhân rất nghèo nàn, đi làm về suốt ngày chỉ quanh quẩn tại nơi ở trọ, ngủ
vùi để lấy sức tiếp tục làm việc, hoặc tụ tập tán ngẫu, không có ti vi để xem, ngại ra đường vì xe
đạp cọc cạch mặc dù những thông tin lấy được từ các trang web, bài báo hiện nay vẫn chưa đủ để
cho chung ta thấy đầy đủ đời sống tinh thần của công nhân hiện nay tại khu chế xuất nhưng cũng
phần nào nói lên đuợc hiện trạng cuộc sống tinh thần hiện nay. Vì vậy, hiện trạng này cho thấy
trách nhiệm của những nhà quản lý (chủ đầu tư, chính quyền địa phương nơi có công nhân sinh
sống ) cần phải có sự thống nhất trong việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của công
nhân. Nhà quản lý cần nắm được những nhu cầu thực sự của công nhân về công việc, nhà ở, tiền
lương và cả nhu cầu đuợc chia sẻ, đuợc lắng nghe những vấn đề nảy sinh trong đời sống tinh thần
của họ. Nếu kịp thời lắng nghe, chia sẻ thì công nhân sẽ có sự cân bằng về đời sống tinh thần, qua
đó họ sẽ an tâm hơn khi làm việc, bảo đảm tái tạo sức lao động đáp ứng cho mục tiêu CNH-HĐH
của đất nước.
Từ những vấn đề đã được trình bày ở trên cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân ở
các khu chế xuất chưa được nghiên cứu một cách khoa học và bài bản. Chính vì vậy, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại
TP.HCM” là đề tài nghiên cứu của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại
TPHCM. Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công
nhân.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Công nhân khu chế xuất Tân Thuận
- Nhà quản lý các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận
- Chủ nhà trọ cho công nhân thuê
- Cán bộ Phường phụ trách về đời sống của người dân tại khu chế xuất Tân Thuận T.P Hồ
Chí Minh.
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nội dung:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân ở các
khía cạnh:
+ Nhu cầu tham vấn tâm lý từ các cá nhân và các tổ chức bên ngoài
+ Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý
+ Nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân được nảy sinh trong mối
quan hệ với người khác và công việc
Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu
chế xuất Tân Thuận.
- Khách thể:
200 công nhân và 45 nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nhà trọ, cán bộ Phường tại khu chế
xuất Tân Thuận
- Địa bàn: Công nhân và nhà quản lý doanh nghiệp hiện đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận
Quận 7 TPHCM, chủ nhà trọ cho công nhân thuê, cán bộ Phường nơi công nhân đăng kí thường
trú.
- Thời gian:
Tháng 09/2009 tháng 09/2010
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Công nhân có nhu cầu tham vấn tâm lý và có sự khác biệt về nguyên nhân hình thành nhu
cầu tham vấn tâm lý giữa các nhóm công nhân theo giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân.
- Công nhân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý, nhưng do có những khó khăn
về kinh tế và do dịch vụ tham vấn tâm lý còn ít, nên đa số công nhân vẫn chưa có điều kiện thỏa
mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của mình.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
6.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về: nhu cầu, đặc điểm của nhu cầu, các loại nhu cầu, tham
vấn và tham vấn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân, đặc điểm tâm lý của công
nhân
6.2 Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận.
6.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất
Tân Thuận.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý
của công nhân và nhu cầu sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân tại khu chế xuất Tân
Thuận hiện nay. Đề tài sử dụng hai phương pháp sau:
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu sử dụng hai bảng hỏi, được
thu trên hai nhóm khách thể. Bảng hỏi thứ nhất gồm 14 câu điều tra trên 200 công nhân hiện đang
làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công
nhân và nhu cầu sử dụng với các dịch vụ tham vấn tâm lý. Bảng hỏi thứ hai gồm 9 câu, lấy ý kiến
trên nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nhà trọ và cán bộ Phường về thực trạng nhu cầu tham vấn và
nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn của công nhân hiện nay.
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn: sử dụng phương pháp phỏng vấn với 10 người công nhân
trong số khách thể 200 công nhân có tham gia trả lời trên bảng hỏi, nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhu
cầu tham vấn tâm lý của công nhân và xác định thêm nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý
hiện nay của công nhân như thế nào.
7.3 Phương pháp thống kê: sử dụng thống kê toán học bằng phần mềm SPSS for Windows
11.5.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý
- Xác định thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý và nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm
lý của công nhân trong khu chế xuất Tân thuận.
- Đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân, giúp công
nhân có đời sống tinh thần tốt đẹp hơn.
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông
nhân với các mối quan hệ trên ở mức độ thấp đến trung bình.Trong mối quan hệ gia đình, họ cho
rằng nguyên nhân chính là công nhân “lo lắng về vấn đề chi tiêu trong gia đình” (ĐTB=3.24), tiếp
theo là “buồn phiền khi không hòa hợp với anh, chị, em chồng (vợ)” (ĐTB=2.82), “căng thẳng khi
vợ chồng không hiểu nhau” (ĐTB=2.67), “mệt mỏi khi vợ chồng bất đồng trong cách sống”
(ĐTB=2.56), “mệt mỏi khi bất đồng trong việc nuôi dạy con cái” (ĐTB=2.53), “buồn phiền khi
không hòa hợp với ba mẹ chồng (vợ)” (ĐTB=2.33) và cuối cùng mới đến “căng thẳng khi xảy ra
bạo hành” (ĐTB=2.22). Nhìn chung, những xung đột tâm lý của công nhân mà họ nhận xét đúng
với những xung đột tâm lý mà công nhân có, tuy nhiên “lo lắng về vấn đề chi tiêu trong gia đình”
nhà quản lý, chủ nhà trọ, cán bộ Phường đôi khi nhìn thấy mức độ khó khăn của công nhân thấp
hơn những gì họ gặp phải, còn những vấn đề khác trong gia đình được họ nhận xét cao hơn.
Đối với bạn bè, người yêu: nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân
theo họ là do “mệt mỏi khi bất đồng quan điểm với bạn bè” (ĐTB=2.84), “những thắc mắc liên
quan đến vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản” (ĐTB=2.67) thấp hơn so với khảo sát trên công
nhân, tiếp theo là vấn đề “mệt mỏi khi không hòa hợp với người yêu” (ĐTB=2.64), “lo lắng về vấn
đề quan hệ tình dục trước hôn nhân” (ĐTB=2.49) điều này khó mà lý giải bởi vì, có thể công nhân
không trung thực trong đánh giá hoặc cũng có thể, những nhà quản lý, chủ nhà trọ, cán bộ Phường
họ chủ quan trong cách nhìn nhận sự việc, chỉ nhìn một vài hiện tượng mà họ khái quát lên.
Bảng 2.25 Ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL từ gia đình, bạn
bè và người yêu
Nội dung
Mức độ
ĐTB
Thứ
hạng
KBG
%
HK
%
TT
%
TX
%
RTX
%
Lo lắng về vấn đề chi tiêu trong
gia đình
4.4 11.1 46.7 31.1 6.7 3.24 1
Căng thẳng khi vợ chồng không
hiểu nhau
15.6 20.0 46.7 17.8 0.0 2.67 4
Căng thẳng khi vợ (chồng) vô
trách nhiệm
26.7 17.8 44.4 8.9 2.2 2.42 9
Mệt mỏi vì vợ chồng bất đồng
trong cách sống
24.4 13.3 51.1 4.4 6.77 2.56 6
Căng thẳng khi xảy ra bạo hành
(chồng đánh vợ hoặc vợ đánh
chồng)
35.6 17.8 35.6 11.1 0.0 2.22 11
Mệt mỏi khi bất đồng trong việc
nuôi dạy con cái
22.2 17.8 44.4 15.6 0.0 2.53 7
Buồn phiền khi không hòa hợp
với anh-chị-em chồng (vợ)
22.2 11.1 37.8 20.0 8.9 2.82 3
Buồn phiền khi không hòa hợp
với ba, mẹ chồng (vợ)
31.1 17.8 42.2 4.4 4.4 2.33 10
Căng thẳng khi bất đồng quan
điểm với bạn bè
4.4 24.4 53.3 17.8 0.0 2.84 2
Mệt mỏi khi không hòa hợp với
người yêu
13.3 28.9 40.0 15.6 2.2 2.64 5
Những thắc mắc liên quan đến
vấn đề giới tính và sức khỏe
sinh sản
26.7 22.2 26.7 24.4 0.0 2.67 4
Lo lắng về vấn đề quan hệ tình
dục trước hôn nhân
28.9 8.9 40.0 11.1 11.1 2.49 8
Như vậy, kết quả khảo sát ý kiến của NQLDN, CNT, CBP cho thấy: Trong mối quan hệ từ
gia đình, bạn bè, và với người yêu, công nhân thường “lo lắng về vấn đề chi tiêu trong gia đình”,
“buồn phiền khi không hòa hợp với anh, chị ,em bên chồng (vợ)”, “căng thẳng khi vợ chồng không
hiểu nhau” và “những thắc mắc liên quan đến vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản”.
2.3.5.2 Nguyên nhân hình thành từ nơi làm việc
- Nguyên nhân hình thành từ công việc
Bảng 2.26 Ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL từ công việc.
Nội dung
Mức độ
ĐTB
Thứ
hạng
KBG
%
HK
%
TT
%
TX
%
RTX
%
Lo lắng về lương thấp 4.4 13.3 22.2 44.4 15.6 3.53 2
Lo sợ bị thất nghiệp 6.7 22.2 28.9 20.0 22.2 3.29 3
Mệt mỏi về thời gian làm việc
nhiều
0.0 11.1 35.6 37.8 15.6 3.58 1
Không an tâm về điều kiện an
toàn lao động
11.1 11.1 44.4 26.7 6.7 3.07 4
Khó khăn khi làm công việc
không phù hợp
11.1 17.8 37.8 26.7 6.7 3.00 5
Không hài lòng về vấn đề lien
quan đến phúc lợi xã hội
11.1 13.3 53.3 8.9 13.3 3.00 5
Lo lắng về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ
8.9 28.9 44.4 11.1 6.7 2.78 6
Bảng 2.26 cho thấy, NQLDN, CNT, CBP nhận xét nguyên nhân hình thành nhu cầu tham
vấn tâm lý của công nhân trong công việc, đó chính là những xung đột tâm lý như: “mệt mỏi về
thời gian làm việc nhiều” (ĐTB=3.58, thứ hạng 1), mức độ cao; “lo lắng về lương thấp”
(ĐTB=3.53, thứ hạng 2), mức độ cao; “lo sợ bị thất nghiệp” (ĐTB=3.29, thứ hạng 3), mức độ trung
bình; “không an tâm về điều kiện an toàn lao động” (ĐTB=3.07, thứ hạng 4), mức độ trungg bình,
cùng xếp thứ hạng 5 và ĐTB=3.00 là “khó khăn khi làm công việc không phù hợp” và “không hài
lòng về vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội”; “lo lắng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ”
(ĐTB=2.78, thứ hạng 6). Nhìn chung, ba nguyên nhân chính hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý
của công nhân được những nhà quản lý, chủ nhà trọ, cán bộ Phường nhận xét tương đối trùng với ý
kiến của công nhân, nhưng ở mức độ tương đối thấp hơn. Những nguyên nhân sau tuy có khác nhau
về thứ tự xếp hạng, nhưng với ý kiến nhận xét thì có mức độ tương đối cao hơn.
- Nguyên nhân hình thành từ quan hệ với đồng nghiệp.
Bảng 2.27 Ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL từ quan hệ với
đồng nghiệp
Nội dung
Mức độ
ĐTB
Thứ
hạng
KBG
%
HK
%
TT
%
TX
%
RTX
%
Căng thẳng khi bất đồng quan
điểm với cấp trên
6.7 40.0 33.3 20.0 0.0 2.67 3
Căng thẳng khi bất đồng quan
điểm với đồng nghiệp
2.2 15.6 53.3 24.4 4.4 3.13 1
Căng thẳng khi bị đồng nghiệp
hiểu lầm
11.1 13.3 55.6 20.0 0.0 2.84 2
Bảng 2.27 cho thấy: NQLDN, CNT, CBP cho rằng nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL
của công nhân trong mối quan hệ với đồng nghiệp là do có những xung đột tâm lý là “căng thẳng
khi bất đồng quan điểm với đồng nghiệp” với ĐTB=3.13; “căng thẳng khi bị đồng nghiệp hiểu
lầm” với ĐTB=2.84; “căng thẳng khi bất đồng quan điểm với cấp trên” với ĐTB=2.67. Có sự khác
nhau trong cách đánh giá những nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân
trong mối quan hệ với đồng nghiệp, họ đánh giá công nhân có xung đột với đồng nghiệp nhiều hơn
với cấp trên, chính vì vậy trong mối quan hệ với đồng nghiệp thường gây nên những lo lắng, căng
thẳng nhiều hơn so với cấp trên.
Như vậy, kết quả khảo sát ý kiến của NQLDN, CNT, CBP cho thấy: công nhân có xung đột
tâm lý là “mệt mỏi về thời gian làm việc nhiều”, “lo lắng về lương thấp”, “lo sợ bị thất nghiệp” và
“căng thẳng khi bất đồng quan điểm với đồng nghiệp”
2.3.5.3 Nguyên nhân hình thành từ các mối quan hệ khác.
Bảng 2.28 Ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL từ quan hệ với nơi
ở trọ và chính quyền địa phương
Nội dung
Mức độ
ĐTB
Thứ
hạng
KBG
%
HK
%
TT
%
TX
%
RTX
%
Lo lắng về tiền thuê nhà mỗi
tháng
11.1 17.8 17.8 40.0 13.3 3.27 1
Không hài lòng về điều kiện vệ
sinh
8.9 8.9 57.8 15.6 8.9 3.07 2
Không an tâm về điều kiện an
ninh, trật tự không tốt
6.7 22.2 51.1 17.8 2.2 2.87 3
Mệt mỏi về môi trường không
yên tĩnh
6.7 17.8 60.0 13.3 2.2 2.87 3
Lo lắng về vấn đề về giấy tờ tùy
thân chưa đầy đủ
15.6 20.0 46.7 15.6 2.2 2.69 6
Mệt mỏi vì quy định của chủ nhà
trọ quá nghiêm khắc
20.0 13.3 35.6 24.4 6.7 2.84 5
Bảng 2.28 cho thấy, nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL của công nhân trong mối quan
hệ tại nơi ở trọ ở mức độ trung bình, không cao như chính sự đánh giá của công nhân, phải chăng
họ đã không đánh giá đúng mức những xung đột tâm lý mà người công nhân gặp phải, chẳng hạn
về “lo lắng về tiền thuê nhà mỗi tháng” có quá cao so với đồng lương ít ỏi của công nhân, hoặc
những người chủ cho thuê nhà trọ, những người đang công tác tại Phường ít quan tâm đến đời sống
sinh hoạt của dân nhập cư. NQLDN, CNT, CBP vẫn biết sự khó khăn của công nhân trong sinh
hoạt hằng ngày và ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống của họ, chính vì vậy họ nhận thấy tiền
thuê nhà là áp lực đầu tiên của công nhân (ĐTB=3.27), “không hài lòng về điều kiện vệ sinh”
(ĐTB=3.02, thứ hạng 2), “không an tâm về điều kiện an ninh trật tự và mệt mỏi vì môi trường
không yên tĩnh” xếp thứ 3 (ĐTB=2.87). Nhìn chung, sự nhận xét về mức độ những xung đột tâm lý
với các vấn đề trên có thể chưa cao nhưng khá đầy đủ.
Như vậy, ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL của
công nhân xuất phát từ gia đình là “lo lắng về chi tiêu trong gia đình” và “căng thẳng khi không
hòa hợp với anh chị em”; từ nơi làm việc thì nguyên nhân chính là do “mệt mỏi về thời gian làm
việc nhiều”, “lo lắng về lương thấp”, “căng thẳng khi bất đồng quan điểm với đồng nghiệp”; từ các
mối quan hệ khác nguyên nhân chính là “căng thẳng khi bất đồng quan điểm với bạn bè”, “những
thắc mắc liên quan đến vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản”, “lo lắng về tiền thuê nhà mỗi tháng”
2.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA
CÔNG NHÂN
2.4.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp.
Từ lý luận về nhu cầu và nhu cầu tham vấn tâm lý của con người nói chung và công nhân
khu chế xuất Tân Thuận nói riêng. Ở con người luôn tồn tại các loại nhu cầu từ vật chất đến tinh
thần. Xét trong quá trình phát triển nhân cách của con người, nhu cầu luôn tồn tại từ thấp đến cao
và không ngừng phát triển. Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân là một trong những nhu cầu
tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người.
Từ thực trạng công nhân có nhu cầu tham vấn tâm lý, nhu cầu này ở mức độ cao, nhưng chỉ
tồn tại ở phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý thông qua tâm sự, chia sẻ từ bạn bè, đồng
nghiệp, người thân. Công nhân có nhu cầu sử dụng với các dịch vụ tham vấn tâm lý chuyên nghiệp,
tuy nhiên vẫn còn những yếu tố chủ quan và khách quan tác động ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng
các dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân. Nếu không kịp thời khắc phục những yếu tố ảnh hưởng
tiêu cực này và không kịp thời đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân sẽ phát sinh ra
những cảm xúc tiêu cực, làm cho đời sống tinh thần của công nhân không được thoải mái, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Từ thực trạng những nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân đó là
do công nhân có xung đột tâm lý, mà những xung đột tâm lý này xuất hiện từ mối quan hệ trong
cuộc sống của họ, mối quan hệ từ gia đình, từ nơi làm việc, từ bạn bè, người yêu, tại nơi ở trọ và
với chính quyền địa phương.
Từ ý kiến của các nhà quản lý, chủ nhà trọ, cán bộ Phường, những người có mối liên hệ,
trực tiếp tác động đến sinh hoạt thường ngày của công nhân.
Từ những ý kiến, mong muốn của công nhân khu chế xuất Tân Thuận đối với dịch vụ tham
vấn tâm lý được khảo sát thông qua bảng hỏi và qua trò chuyện trao đổi, phỏng vấn.
2.4.2 Một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất
Tân Thuận.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của công nhân về bản thân và về các dịch vụ tham vấn
tâm lý
Từ kết quả nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận
cho thấy: công nhân có nhu cầu tham vấn tâm lý ở mức độ cao nhưng chỉ tham vấn thông qua
những mối quan hệ công nhân tiếp xúc hằng ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hiểu biết
của công nhân về các dịch vụ tham vấn tâm lý thấp, và mức độ công nhân đến liên hệ tại trung tâm
tham vấn hay các hình thức tham vấn hiện nay rất ít. Vì vậy, cần tổ chức tuyên truyền, quảng cáo
thông qua các kênh truyền hình, sóng phát thanh, hay trên những bản tin trong công ty về các hình
thức tham vấn tâm lý khác đang hoạt động hiện nay, cần cung cấp cho công nhân kiến thức về lợi
ích của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và khi nào bản thân cần đi tham vấn tâm lý.
Kết quả cho thấy, công nhân có tâm lý e ngại khi nói chuyện của mình cho người lạ biết và
chưa có thói quen đi tham vấn tâm lý khi có xung đột trong cuộc sống. Vì vậy cần tạo điều kiện cho
công nhân có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với các dịch vụ tham vấn tâm lý, nhằm hình thành thói
quen chia sẻ những xung đột tâm lý và xóa bỏ tâm lý e ngại khi nói chuyện của mình cho người lạ
biết.
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy công nhân vẫn có xu hướng âm thầm chịu đựng khi có xung
đột tâm lý, vì vậy cần thường xuyên mở những lớp dạy kỹ năng sống cho công nhân, nhằm nâng
cao sự hiểu biết và ứng phó của công nhân khi họ gặp xung đột trong cuộc sống.
Biện pháp 2: Kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của công
nhân
Từ kết quả công nhân có nhu cầu được sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý và mong muốn
của công nhân đối với các dịch vụ tham vấn tâm lý, cần phải:
- Mở các phòng tham vấn tâm lý cho công nhân tại các doanh nghiệp, khi mở các phòng
tham vấn tại các doanh nghiệp cần chú ý đến thời gian hoạt động, tuổi, giới tính và kinh nghiệm
của tham vấn viên cho phù hợp với mong muốn của công nhân.
- Tạo những đường dây điện thoại để công nhân tham vấn tâm lý khi có nhu cầu, những
đường dây điện thoại làm việc tất cả thời gian trong ngày nhằm đáp ứng kịp thời mọi lúc cho công
nhân.
- Thành lập những trang web tham vấn tâm lý riêng cho công nhân
- Có thêm nhiều kênh phát thanh trực tiếp tham vấn tâm lý.
- Tổ chức thường xuyên những buổi nói chuyện chuyên đề về tâm lý, giới tính và sức khỏe
sinh sản cho công nhân
Biện pháp 3: Tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế để công nhân đi tham vấn tâm lý.
Do không có tiền nên công nhân dù có nhu cầu tham vấn tâm lý họ cũng không có điều kiện
để tìm đến các dịch vụ tham vấn chuyên nghiệp, vì vậy cần tạo điều kiện cho công nhân tham vấn
tâm lý bằng cách:
- Các doanh nghiệp cho công nhân tham vấn trực tiếp tại các phòng tham vấn hay gọi điện
thoại đến các trung tâm tham vấn miễn phí.
- Mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân tại các doanh nghiệp, để khi có
xung đột tâm lý mà bản thân không giải quyết được, họ sẽ sử dụng thẻ bảo hiểm đó đến các dịch vụ
tham vấn khác bên ngoài mà không cần tốn thêm bất cứ kinh phí nào.
- Có chính sách về lương bổng phù hợp với đời sống của công nhân hiện nay, nhằm loại bỏ
những áp lực lo lắng về kinh tế trong gia đình, hay lo lắng về tiền thuê nhà hằng tháng.
Biện pháp 4: Tạo điều kiện về thời gian cho công nhân đi tham vấn tâm lý
Các doanh nghiệp cần tạo thời gian cho công nhân để họ đi tham vấn tâm lý khi họ có nhu cầu
bằng cách:
- Cho công nhân nghỉ làm để tham vấn tâm lý khi nhận thấy họ bị áp lực trong cuộc sống.
- Mở những chương trình tham vấn tâm lý qua Radio vào những giờ nghỉ giải lao để công
nhân có thể gọi đến tham vấn.
- Các phòng tham vấn tâm lý cho công nhân tại các doanh nghiệp nên hoạt động thường
xuyên, đặc biệt là vào hai ngày cuối tuần.
Biện pháp 5: Hạn chế những nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công
nhân
Có những nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân xuất phát từ
những yếu tố khách quan như lương bổng, vấn đề nhà ở, điều kiện sinh hoạt ăn ở chưa tốt, đời sống
tinh thần của công nhân nghèo nàng, vì vậy cần:
- Cải thiện đời sống vật chất cho công nhân, bằng cách tăng lương cho công nhân, xây dựng
thêm nhiều khu nhà lưu trú và có cách quản lý thích hợp nhằm thu hút công nhân đến ở.
- Thường xuyên tổ chức các câu lạc bộ nói chuyện chuyên đề về tâm lý, giới tính, sức khỏe
sinh sản cho công nhân trong công ty hay ở địa phương. Tạo sân chơi lành mạnh cho công nhân,
mở những câu lạc bộ khiêu vũ, thể thao, ca hát… để công nhân giải tỏa những lo lắng trong cuộc
sống.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Nhu cầu là sự đòi hỏi của chủ thể về một đối tượng nào đó, cần được thỏa mãn để con
người có thể tồn tại và phát triển. Có nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao, nhu cầu là nguồn gốc
tích cực thúc đẩy con người chủ động hoạt động. Nhu cầu có tính đối tượng, tính ổn định, tính chu
kỳ, có phương thức thỏa mãn riêng, có trạng thái ý chí xúc cảm và mang bản chất xã hội. Trạng thái
nhu cầu xuất hiện khi cơ thể mất cân bằng, thiếu hụt cái gì đó (các chỉ số sinh lý), là nguyên nhân
thúc đẩy con người tích cực hoạt động để làm dịu sự căng thẳng, mất thăng bằng.
Nhu cầu tham vấn tâm lý là sự đòi hỏi tất yếu của bản thân khi gặp phải những xung đột tâm
lý mà bản thân cần có sự trợ giúp của nhà tham vấn để tìm ra một giải pháp mang tính khả thi. Nhu
cầu tham vấn tâm lý là nhu cầu bậc cao của con người. Nhu cầu tham vấn tâm lý xuất hiện khi con
người có những xung đột trong tâm lý, những xung đột này có thể xảy ra bên trong bản thân của
mỗi người, có thể xung đột với các mối quan hệ bên ngoài.
Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân là nhu cầu mong muốn cùng nhà tham vấn trò
chuyện, chia sẻ, đồng cảm, trợ giúp trước những xung đột tâm lý mà họ gặp phải nhưng không giải
quyết được. Nguyên nhân xuất hiện nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân là do có những xung
đột tâm lý xảy ra trong mối quan hệ trong cuộc sống, xuất phát từ gia đình, tại nơi làm việc hay
trong các mối quan hệ khác. Khi xuất hiện nhu cầu tham vấn, thông qua phương thức thỏa mãn nhu
cầu này, công nhân sẽ được cung cấp thông tin, được tháo gỡ những khó khăn, được tôn trọng…
Khi tham gia vào các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý, có những yếu tố gây cản
trở khiến cho công nhân không thể tìm đến các dịch vụ tham vấn hiện nay.
1.2 Kết quả khảo sát trên công nhân và NQLDN, CNT, CBP cho thấy:
Công nhân có nhu cầu tham vấn tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân ở mức
cao. Tuy nhiên, chỉ dừng ở hình thức tham vấn tâm lý với một cá nhân mà công nhân tiếp xúc hằng
ngày, như tham vấn qua bạn bè cùng ở trọ, tham vấn qua anh chị em trong gia đình và đồng nghiệp.
Còn hình thức tham vấn tâm lý thông qua một tổ chức chuyên nghiệp như: tham vấn tại các phòng
tham vấn, tham vấn qua cán bộ phường, công đoàn hay luật sư, được công nhân lựa chọn ở mức độ
thấp.
Mức độ công nhân biết và liên hệ các dịch vụ tham vấn tâm lý hiện nay thấp. Chính vì vậy,
công nhân có nhu cầu tham vấn tâm lý nhưng mức độ sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý hiện
nay dưới mức trung bình, chủ yếu tham vấn qua báo chí, radio và trên internet.
Công nhân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý mang tính chất chuyên nghiệp,
thông qua mong muốn của công nhân cần thiết có phòng tham vấn tâm lý. Hình thức tham vấn tâm
lý được công nhân mong muốn nhất là tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn tâm lý và tham vấn
qua điện thoại. Công nhân mong muốn được tham vấn tâm lý vào hai ngày cuối tuần, yêu cần tham
vấn viên lớn tuổi, có kinh nghiệm và cùng giới tính với mình và phòng tham vấn tâm lý đặt nơi nào
cũng được.
Khảo sát ý kiến của NQLDN, CNT, CBP về nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý
hiện nay cho thấy: Mức độ công nhân sử dụng các dịch tham vấn tâm lý hiện nay chủ yếu tham vấn
qua báo chí, radio và internet; đa số công nhân không biết địa chỉ của các phòng tham vấn tâm lý;
công nhân rất cần cung cấp các dịch vụ tham vấn tâm lý; vị trí mở phòng tham vấn tâm lý cho công
nhân ở đâu cũng được; ngoài hình thức tham vấn trực tiếp thì tham vấn qua điện thoại cũng thích
hợp cho công nhân. Hầu hết ý kiến của NQLDN, CNT, CBP đều đồng ý mở phòng tham vấn tâm lý
cho công nhân.
Do có những yếu tố khách quan, như không có tiền, không có thời gian, không có địa chỉ
tham vấn tin cậy, hay những nguyên nhân chủ quan như không có thói quen chia sẻ những khó
khăn trong tâm lý, e ngại khi nói chuyên của mình cho người khác biết, nên dù có nhu cầu tham
vấn tâm lý và có nhu cầu được sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý, công nhân vẫn không có điều
kiện để tiếp xúc.
Kết quả khảo sát ý kiến của công nhân và NQLDN, CNT, CBP về nguyên nhân hình thành
nhu cầu tham vấn tâm lý: trong cuộc sống công nhân gặp rất nhiều xung đột tâm lý, nhiều nhất là
trong mối quan hệ với bạn bè cùng ở trọ, với đồng nghiệp và anh chị em trong gia đình. Cụ thể,
trong gia đình công nhân gặp xung đột tâm lý nhiều nhất là “lo lắng về vấn đề chi tiêu trong gia
đình, căng thẳng khi vợ chồng không hiểu nhau”; tại nơi làm việc, trong công việc và đồng nghiệp
xung đột tâm lý diễn ra thường xuyên nhất là “mệt mỏi vì thời gian làm việc quá nhiều, lo lắng về
lương thấp, căng thẳng khi bất đồng quan điểm với đồng nghiệp”; Trong những mối quan hệ khác
như: tại nơi trọ và chính quyền địa phương có xung đột tâm lý “lo lắng về tiền thuê nhà mỗi tháng,
không an tâm về điều kiện sinh hoạt”, trong mối quan hệ với bạn bè và người yêu có xung đột tâm
lý “căng thẳng khi bất đồng quan điểm với bạn bè, căng thẳng khi người yêu không quan tâm”.
Có sự khác biệt theo giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân về nguyên nhân hình thành nhu
cầu tham vấn tâm lý của công nhân từ gia đình và trong các mối quan hệ khác. Cụ thể: những xung
đột tâm lý trong gia đình nữ luôn cao hơn nam, những người công nhân lớn tuổi và có gia đình
xung đột tâm lý nhiều hơn những công nhân trẻ tuổi và chưa có gia đình; trong các mối quan hệ
khác: bạn bè và người yêu thì nữ có xung đột nhiều hơn nam về những vấn đề thắc mắc liên quan
đến giới tính, những người trẻ tuổi thì có xung đột với bạn bè và người yêu nhiều hơn những người
lớn tuổi và có gia đình.
2. KIẾN NGHỊ
2.1 Đối với lãnh đạo cấp thành phố
Có những chính sách, chủ trương cụ thể chỉ đạo ban quản lý các khu chế xuất chăm lo đến
đời sống cho người lao động, xây dựng thêm nhiều khu nhà lưu trú cho công nhân, chăm lo đời
sống tinh thần cho công nhân hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất hiện nay.
Thường xuyên kiểm tra công tác công đoàn tại các doanh nghiệp, đề nghị công đoàn thực
hiện hết chức năng của mình, gắn kết công đoàn cơ sở và công đoàn thành phố và với công nhân.
Có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các quận, phường quan tâm sát đến đời sống của công nhân
nơi mình phụ trách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động an tâm làm việc, thắt chặt an
ninh, trật tự tại những nơi có công nhân lưu trú.
Khuyến kích các doanh nghiệp có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người
lao động, chẳng hạn khuyến kích đầu tư các văn phòng tham vấn tâm lý, khuyến khích ban lãnh
đạo các khu công nghiệp mở những lớp bồi dưỡng kỹ năng sống cho công nhân.
Tăng cường giám sát vấn đề chăm sóc đời sống tinh thần người lao động thông qua quy chế,
điều lệ cụ thể.
2.2 Đối với lãnh đạo các Phường có công nhân sinh sống
Quan tâm đến đời sống của công nhân hiện nay, tạo điều kiện nơi ăn ở, an ninh, trật tự thắt
chặc. Cần thường xuyên kiểm tra, đề nghị công đoàn trong doanh nghiệp hay những nhà quản lý
quan tâm hơn đến đời sống tinh thần công nhân
Hội phụ nữ địa phương và Đoàn thanh niên nên phối hợp thường xuyên hơn nữa với nhà
quản lý trong khu chế xuất, chủ nhà trọ và các dịch vụ tham vấn tâm lý hiện nay tổ chức những
buổi nói chuyện chuyên đề về tâm lý, giới tính, những câu lạc bộ thể thao, khiêu vũ…. cho công
nhân tham gia.
2.3 Đối với chủ doanh nghiệp
Chú trọng, quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần của người lao động thông qua nhiều hình
thức đa dạng: tổ chức sân chơi, tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề về tâm lý, xây dựng bản tin nội
bộ….
Đầu tư kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phụ trách hành chính nhân sự, cán bộ công
đoàn về kiến thức, kỹ năng tham vấn tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc đời sống tinh thần
cho người lao động.
Nối kết người lao động với các dịch vụ tham vấn tâm lý chăm sóc đời sống tinh thần cho
người lao động một cách nhanh chóng, hiệu quả, thông qua đó nâng cao nhận thức của người lao
động về nghề tham vấn tâm lý.
Phối hợp với các tổ chức, đơn vị chuyên môn có liên quan trong lĩnh vực tham vấn tâm lý để
nâng dần chất lượng chăm sóc sức khỏe tinh thần của người lao động.
Công Đoàn cần phát huy hết vai trò của mình, quan tâm hơn nữa đến đời sống của người
công nhân để khi có xung đột tâm lý trong công việc, đồng nghiệp, bạn bè thì kịp thời giúp đỡ, chia
sẻ.
Tăng lương cho công nhân để giảm bớt những gánh nặng chi tiêu trong gia đình hay các chi
phí sinh hoạt khác của công nhân.
2.5 Đối với chủ nhà trọ
Cần phối hợp với chính quyền địa phương tạo môi trường sống cho công nhân tốt hơn nữa,
nâng cấp phòng trọ, thắt chặt an ninh trật tự… chung tay góp sức với nhà quản lý, cán bộ Phường
chăm lo đời sống tinh thần của công nhân tốt hơn.
2.6 Đối với cơ sở tư nhân có văn phòng tham vấn tâm lý
Cần quảng cáo, tuyên truyền về hình thức hoạt động tham vấn tâm lý hiện nay, nâng cao chất
lượng tham vấn tạo địa chỉ tin cậy cho công nhân tìm đến tham vấn khi họ có nhu cầu.
Chủ động liên hệ với lãnh đạo công ty thành lập những phòng tham vấn tâm lý, có những
đường dây điện thoại tham vấn miễn phí, hoặc tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề về tâm lý,
giới tính trong công ty hay tại địa phương.
2.7 Đối với công nhân
Cần chủ động tìm đến các dịch vụ tham vấn tâm lý khi có nhu cầu, nâng cao sự hiểu biết về
các dịch vụ tham vấn tâm lý hiện nay.
Chủ động tham gia các hoạt động tham vấn tâm lý, các buổi sinh hoạt chuyên đề hay những
câu lạc bộ do các ban ngành đứng ra tổ chức góp phần phong phú hơn đời sống tinh thần.
Khi có nhu cầu tham vấn tâm lý cần tìm hiểu các thông tin về hình thức tham vấn và dịch vụ
tham vấn tâm lý qua các phương tiện thông tin để kịp thời liên hệ. Bên cạnh đó cần xóa đi suy nghĩ,
tâm lý e ngại sợ người khác biết mình đi tham vấn tâm lý… làm ảnh hưởng đến việc đi tham vấn
tâm lý của bản thân.
Chủ động liên hệ với các tổ chức Công Đoàn tại nơi làm việc hay Đoàn thanh niên, Hội phụ
nữ tại địa phương để tìm sự giúp đỡ, chia sẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Bắc (2006), “Nhu cầu tư vấn tâm lý và giáo dục từ góc nhìn của sinh viên cao đẳng
sư phạm TP.HCM”, Hội thảo khoa học quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục – Lý luận, thực tiễn và
định hướng phát triển”, TP.HCM
2. Bùi Đình Bôn (1999), Giai cấp công nhân, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Lao Động.
3. Trần Thị Giồng, Nguyễn Văn Bình (2003), “Nhu cầu thực trạng tham vấn tại TP.HCM”, Hội
thảo khoa học quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục – Lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển”,
TP.HCM
4. Hoàng Chúng (1983), Phương Pháp Thống Kê Toán Học Trong Khoa Học Giáo Dục, NXB GD
5. Trịnh Chiến (2006), “Một vài nét về trung tâm tư vấn học đường ở Singapore”, Hội thảo khoa
học quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục – Lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển”, TP.HCM
6. Lê Thanh Hoàng Dân (1974), Phân Tâm học, NXB Trẻ
7. Lê Thị Ngọc Dung (2006), “Hoạt động tư vấn tâm lý giáo dục – Thực trạng và giải pháp”, Hội
thảo khoa học quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục – Lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển”,
TP.HCM
8. Trịnh Thị Minh Dung (2005), Bước đầu tìm hiểu stress nghề nghiệp của nữ công nhân tại một số
khu công nghiệp Biên Hòa, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, ĐHSP TP.HCM
9. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
10. Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQG Hà Nội.
11. Trần Thị Minh Đức (2003), “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tế”, Tạp
chí Tâm lý học, (số 4)
12. Hoàng Thị Thu Hà (2003), Nhu Cầu Học Tập Của Sinh Viên Sư Phạm, Luận Án Tiến Sỹ Tâm
Lý Học, HN 2003
13. Phạm Minh Hạc (1995), Một Số Vấn Đề Tâm Lý Học, NXBGD, Hà Nội
14. Phạm Minh Hạc (dịch và giới thiệu) (2003), Một số công trình tâm lý học của A.N. Leonchiev,
NXB Giáo Dục, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên) (2004), Một số vấn đề nghiên cứu về nhân cách,
NXB Chính trị Quốc Gia
16. Bùi Văn Huệ (chủ biên), Vũ Dũng (2003), Tâm lý học xã hội, NXB ĐHQGHN
17. Freud Sigmund (1969), Nghiên cứu phân tâm học, NXB An Tiêm, SG.
18. Ngô Đình Qua, Nguyễn Thượng Chí (2006), “Nhu cầu tư vấn tâm lý – giới tính của học sinh
một số trường trung học tại TP.HCM”, Hội thảo khoa học quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục – lý
luận, thực tiễn và định hướng phát triển”, TP. HCM.
19. Hồ Thanh Bình, Phạm Minh Hạc: Dịch từ tiếng Nga (1978), Tâm Lý Học Liên Xô, Nhà Xuất
Bản Tiến Bộ Matxcơva
20. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
21. Mai Hữu Khuê (1993), Tâm lý học trong quản lý nhà nước, NXB LĐ, HN
22. Leonchiev A.N (1989), Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, NXB GD, Hà nội.
23. Lomov. Ph (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, NXB Đại Học Quốc
Gia, Hà Nội.
24. Bùi Thị Xuân Mai (2003), “Bàn về thuật ngữ: Tư vấn, tham vấn và cố vấn”, Tạp chí Tâm lý học
(4), tr.39-41.
25. Bùi Thị Xuân Mai (2007), “Có nên đồng nhất tham vấn với tư vấn và trị liệu tâm lý”, Tạp chí
Tâm lý học (4), tr.46-52.
26. Bùi Thị Xuân Mai (2005), Tham vấn - một dịch vụ cần được phát triển ở Việt Nam, Tạp chí
Tâm lý học (25)
27. Đỗ Hạnh Nga (2010), Nghiên cứu xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi thiếu niên về
thần tượng, Đề tài cấp ĐHQG-HCM, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
28. Petrovxki, A.V (1982), TLH lứa tuổi và TLH sư phạm, NXBGD, TP. HCM
29. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
30. Nguyễn Thị Tâm (2008), Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tham vấn tâm lý
trong doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP TP.HCM, SG
31. Huỳnh Mai Trang (2007), Thực trạng hoạt động tham vấn học đường ở các trường trung học ở
nội thành thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP TP. HCM, SG.
32. Trần Văn Thức (2005), “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường bán công Nguyễn Tất
Thành – Thành phố Hà Nội”, Kỷ yếu Hội thảo đổi mới giảng dạy – nghiên cứu và ứng dụng TLH-
GDH, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
33. Trần Trọng Thủy (1996), Bài giảng tâm lý học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.
34. Lê Minh Thuận (1996), Mối quan hệ giữa nhu cầu thành đạt với tính cách của học sinh tuổi
thiếu niên ở một số trường học tại TP Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Đại học Sư phạm
TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn.
35. Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn tâm lý căn bản, NXB Lao Động
36. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại Học Sư Phạm,
TPHCM.
37. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý học, NXB Văn hóa thông tin, HN.
38. PGS.TS. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
39. Cơ quan phổ thông giáo lý đại đạo (2009), Khái quát về tâm lý học, tài liệu học tập nội bộ. [27]
40. Bộ GD và ĐT (2003), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Hà Nội.
41. Bộ GD và ĐT (1995), Tâm Lý Học Đại Cương, Hà Nội
42. Hội Tâm Lý Học TP.HCM, Công Ty Hồn Việt (2006), Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý và
chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động, TP.HCM
43. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam – UNICEF Việt Nam (2002), Tài liệu tập huấn
đào tạo giảng viên về công tác tham vấn, Hà Nội.
44. Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt, Trung tâm từ điển
ngôn ngữ Hà Nội (2000)
Tiếng Anh
45. Cappuzzi, D. & Gross, D. R (2001), Introduction to the counseling Profession (3rd Edition)
Published by the Allyn anh Bacon, Inc.
46. Corey, G. (2005), theory and practice of counseling & psychotherapy (7rd Edition) Published
by the Brooks/cole – Thomson Learninh, Inc.
47. Beck Robret C. (1978), otivation: Theories and Principles, second Edition, Prentice Hall, Inc.
Englewood Clifft, New Jersey.
48. Haller B. Von (1977), Psychology, Mellon University Happer & Row, Pulishers New York,
Evanston and London.
49. Montemayor, R. & Hanson, E.(1985), A natanuralistic view of conflict between adolescents
and their parents and sibling, journal of Early Adolescence 5:23
Website
50. Maslow Abraham (1943), Understanding Human Motivantion,
internet
51.
nhan/20867553/271/
52.
53.
long.html
54.
tinh-tan-cho.html
55.
56.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân là một việc làm cần thiết, thông qua đó
tìm ra một số các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân, giúp cho
công nhân có đời sống tâm lý tốt đẹp hơn. Vì vậy, xin các anh (chị) vui lòng giúp đỡ bằng cách
cho ý kiến trả lời một số câu hỏi sau:
1. Trong cuộc sống anh (chị) thường có những mâu thuẫn với những ai?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2. Trong mối quan hệ với những người xung quanh, anh (chị) thường gặp những vấn
đề mâu thuẫn nào?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
3. Trong công việc, anh (chị) thường có những vấn đề mâu thuẫn nào gây khó khăn
cho anh, chị?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
4. Khi gặp những mâu thuẫn trong cuộc sống, anh (chị) nhờ ai giải quyết?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
5. Lý do mà anh (chị) không đến các dịch vụ tham vấn tâm lý hiện nay để giải quyết
những vấn đề mà mình gặp phải?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Chân thành cảm ơn các bạn!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho công nhân)
Các anh (chị) thân mến!
Phiếu thăm dò ý kiến này có mục đích tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. Anh (chị)
hãy trả lời những câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống tương ứng với câu mà anh (chị) cho là phù
hợp với ý kiến của mình, với những câu có chừa chỗ trống anh (chị) hãy viết câu trả lời vào đó.
Anh (chị) hãy cho biết một số thông tin dưới đây:
Giới tính: Nam □ Nữ
Anh (chị) là: Công nhân □Quản lý
Chủ nhà trọ □Cán bộ phường
Tuổi : 18tuổi22tuổi 23tuổi27tuổi Trên 27tuổi
Tình trạng hôn nhân: Độc thân □ Đã kết hôn, chưa có con
Đã kết hôn, có con □ Ly hôn
Nơi làm việc:……………………………………………………………………………………
1. Anh (chị) thường có những mâu thuẫn trong quan hệ với người xung quanh là:
11. Ý kiến
………………
………………
………………
………………
………………
………
………………
………………
………………
………………
………………
……………
2. Trong
mối quan hệ với đồng nghiệp và công việc, anh (chị) thường gặp những vấn đề nào?
ST
T
Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 Lo lắng về lương thấp
2 Lo sợ bị thất nghiệp
3 Mệt mỏi về thời gian làm việc nhiều
4 Không an tâm về điều kiện an toàn lao
động
5 Khó khăn khi làm công việc không phù
hợp
6 Không hài lòng về vấn đề liên quan đến
phúc lợi xã hội
7 Lo lắng về trình độ chuyên môn nghiệp
vụ
8 Căng thẳng khi bất đồng quan điểm với
cấp trên
9 Căng thẳng khi bất đồng quan điểm với
đồng nghiệp
10 Căng thẳng khi bị đồng nghiệp hiểu lầm
11. Ý kiến khác: ………………………………………………………………….....................
……………………………………………………………………………………………
3. Trong mối quan hệ với nơi ở trọ và với chính quyền địa phương, anh (chị) thường gặp những vấn
đề nào?
St
t
Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 Lo lắng về vấn đề tiền thuê nhà mỗi tháng
2 Không hài lòng về điều kiện vệ sinh
3 Không an tâm về điều kiện an ninh, trật tự
Stt Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên
1 Ông bà
2 Cha mẹ
3 Anh, chị ,em
4 Bạn bè
5 Đồng nghiệp
6 Cấp trên, nhà quản lý
7 Vợ (chồng)
8 Con cái
9 Người yêu
10 Chủ nhà trọ
11 Chính quyền địa phương
4 Mệt mỏi vì môi trường không yên tĩnh
5 Lo lắng về giấy tờ tùy thân chưa đầy đủ
6 Mệt mỏi vì quy định của chủ nhà trọ quá
nghiêm khắc
7. Ý kiến khác: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………
4. Trong mối quan hệ với gia đình, anh (chị) thường gặp những vấn đề nào?
S
tt
Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 Lo lắng về vấn đề chi tiêu trong gia đình
2 Căng thẳng khi vợ chồng không hiểu nhau
3 Căng thẳng khi vợ (chồng) vô trách nhiệm
4 Mệt mỏi khi vợ chồng bất đồng trong cách
sống
5 Căng thẳng khi xẩy ra bạo hành (chồng
đánh vợ hoặc vợ đánh chồng)
6 Bất đồng trong việc nuôi dạy con cái
7 Buồn phiền khi không hòa hợp với anh-
chị-em chồng (vợ)
8 Buồn phiền khi không hòa hợp với ba, mẹ
chồng (vợ)
9. Ý kiến khác: …………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
5. Trong mối quan hệ với bạn bè và với người yêu anh (chị) thường gặp những vấn đề nào?
S
tt
Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thườn
g
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 Căng thẳng khi bất đồng quan điểm với
bạn bè
2 Buồn phiền khi người yêu không quan
tâm
3 Căng thẳng vì bị lừa dối trong tình yêu
4 Mệt mỏi vì gia đình người yêu ngăn cấm
5 Những thắc mắc liên quan đến vấn đề giới
tính và sức khỏe sinh sản
6 Lo lắng về vấn đề quan hệ tình dục trước
hôn nhân
7. Ý kiến khác:…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
6. Nhu cầu tham vấn của anh (chị) khi phải đối điện với những mâu thuẫn trong các mối quan hệ với
những người xung quanh?
Stt Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 Âm thầm chịu đựng
2 Tự mình chủ động giải quyết
3 Tìm hướng giải quyết thông qua phương
tiện thông tin
4 Nhờ bạn bè can thiệp
5 Nhờ người thân trong gia đình can thiệp
6 Nhờ đồng nghiệp can thiệp
7 Nhờ Công đoàn công ty can thiệp
8 Nhờ cán bộ Phường can thiệp
9 Tìm đến Luật sư
10 Tìm đến chuyên viên tham vấn
11. Ý kiến khác:………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
7. Anh (chị) hãy cho biết mức độ sử dụng các nguồn cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý:
Stt Nguồn Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 Tham vấn tại trung tâm tham vấn
2 Tham vấn trên truyền hình
3 Tham vấn qua Radio
4 Tham vấn qua báo chí
5 Tham vấn trên Internet
6 Tham vấn qua tổng đài điện thoại 1088
7 Chương trình tham vấn của một tổ chức
xã hội
8 Tham vấn qua Cán bộ phường (Hội phụ
nữ, Hội chữ thập đỏ…..)
9 Tham vấn qua Đoàn thanh niên, Công
đoàn
10. Ý kiến khác:…………………………………………………………………………………
8. Anh (chị) có biết địa chỉ của các phòng tham vấn tâm lý hoặc các dịch vụ tham vấn cụ thể nào
không? Có biết Không biết
Nếu biết anh (chị) có bao giờ đến, liên hệ để tham vấn chưa?
Thường xuyên Một vài lần Chưa bao giờ
9. Lý do anh (chị) không sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý là:
St
t
Lý do Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Lưỡng
lự
Đồng ý Rất đồng
ý
1 Không có tiền
2 Không có phương tiện đi lại
3 Không có thời gian
4 Phòng tham vấn quá xa nơi làm việc
5 Không có thông tin về dịch vụ tham vấn
tâm lý
6 Không có địa chỉ tham vấn tin cậy
7 Không có thói quen chia sẻ những khó
khăn về tâm lý
8 E ngại khi nói chuyện của mình cho
người khác biết
9 Sợ người khác biết mình đi tham vấn tâm
lý
10.Ý kiến khác:…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
10. Theo ý kiến của anh (chị), có cần thiết mở phòng tham vấn tâm lý không?
□ Có □ Không □ Không ý kiến
11. Theo ý kiến của anh (chị), phòng tham vấn tâm lý nên mở ở đâu?
□ Tại nơi làm việc □ Tại nơi ở trọ □ Ở đâu cũng được
Ý kiến khác:……………………………………………………………………………………
12. Anh (chị) muốn được tham vấn tâm lý theo hình thức nào?
□Tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn tâm lý
□Tham vấn trực tiếp tại nơi làm việc
□Tham vấn trực tiếp tại nhà
□Tham vấn qua điện thoại
□Tham vấn qua báo chí
□Tham vấn qua radio
□Tham vấn qua internet
□Tham vấn qua truyền hình
Hình thức tham vấn khác:…………………………………………………………………………
13. Theo ý kiến của anh (chị), thời gian hoạt động của phòng tham vấn tâm lý hoặc các dịch vụ tham vấn
tâm lý là:
□ 12 ngày trong tuần □ 35 ngày trong một tuần
□ 7 ngày trong tuần □Thứ 7 và Chủ nhật
14. Anh (chị) muốn chuyên viên tham vấn tâm lý là:
Giới tính
□ Nam □ Nữ
□ Nam cũng được, nữ cũng được □ Cùng giới tính với mình
Tuổi tác
□ Trẻ tuổi □ Lớn tuổi □ Trẻ tuổi cũng đưoc, lớn tuổi cũng dược □ Không y kiến
Kinh nghiem chuyen vien tham van
□ Có nhiều kinh nghiệm
□ Không quan tâm đến kinh nghiệm của tham vấn viên
□ Không ý kiến
Cảm ơn các anh (chị)!
PHỤ LỤC 3
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho nhà quản lý doanh nghiệp)
Các anh (chị) thân mến!
Phiếu thăm dò ý kiến này có mục đích tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. Anh (chị)
hãy trả lời những câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống tương ứng với câu mà anh (chị) cho là phù
hợp với ý kiến của mình, với những câu có chừa chỗ trống anh (chị) hãy viết câu trả lời vào đó.
Anh (chị) hãy cho biết một số thông tin dưới đây:
Giới tính: □ Nam □ Nữ
Anh (chị) là: Quản lý □ Chủ nhà trọ □ Cán bộ phường
Tuổi : 18tuổi22tuổi □ 23tuổi27tuổi Trên 27tuổi
Nơi làm việc:…………………………………………………………………………………
10. Theo anh (chị), công nhân thường có những mâu thuẫn nào trong quan hệ với người xung quanh
là:
12.Ý kiến
……………
……………
……………
……………
……………
……………
………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
…………………
11. Theo ý kiến của anh (chị), trong mối quan hệ với đồng nghiệp và công việc công nhân gặp những
vấn đề nào?
ST
T
Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 Lo lắng về lương thấp
2 Lo sợ bị thất nghiệp
3 Mệt mỏi về thời gian làm việc
nhiều
4 Không an tâm về điều kiện an
toàn lao động
5 Khó khăn khi làm công việc
không phù hợp
6 Không hài lòng về vấn đề liên
quan đến phúc lợi xã hội
7 Lo lắng về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ
8 Căng thẳng khi bất đồng quan
điểm với cấp trên
9 Căng thẳng khi bất đồng quan
điểm với đồng nghiệp
10 Căng thẳng khi bị đồng nghiệp
hiểu lầm
11.Ý kiến khác: …………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….........................
12. Theo ý kiến của anh (chị), trong mối quan hệ với nơi ở trọ và với chính quyền địa phương, công
nhân gặp những vấn đề nào?
S Nội dung Không Hiếm Thỉnh Thường Rất
stt Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 Ông bà
2 Cha mẹ
3 Anh, chị ,em
4 Bạn bè
5 Đồng nghiệp
6 Cấp trên, nhà quản lý
7 Vợ (chồng)
8 Con cái
9 Người yêu
10 Chủ nhà trọ
11 Chính quyền địa phương
t
t
bao giờ khi thoảng xuyên thường
xuyên
1 Lo lắng về vấn đề tiền thuê nhà mỗi
tháng
2 Không hài lòng về điều kiện vệ sinh
3 Không an tâm về điều kiện an ninh, trật
tự
4 Mệt mỏi vì môi trường không yên tĩnh
5 Lo lắng về giấy tờ tùy thân chưa đầy đủ
6 Mệt mỏi vì quy định của chủ nhà trọ quá
nghiêm khắc
8. Ý kiến khác:…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
13. Theo ý kiến của anh (chị), trong mối quan hệ với gia đình, với bạn bè và với người yêu công nhân
gặp những vấn đề nào?
Stt Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
1 Lo lắng về vấn đề chi tiêu trong gia
đình
2 Căng thẳng khi vợ chồng không hiểu
nhau
3 Căng thẳng khi vợ (chồng) vô trách
nhiệm
4 Mệt mỏi khi vợ chồng bất đồng trong
cách sống
5 Căng thẳng khi xẩy ra bạo hành
(chồng đánh vợ hoặc vợ đánh chồng)
6 Bất đồng trong việc nuôi dạy con cái
7 Buồn phiền khi không hòa hợp với
anh-chị-em chồng (vợ)
8 Buồn phiền khi không hòa hợp với ba,
mẹ chồng (vợ)
9 Căng thẳng khi bất đồng quan điểm
với bạn bè
10 Căng thẳng khi không hòa hợp với
người yêu
11 Những thắc mắc liên quan đến vấn đề
giới tính và sức khỏe sinh sản
12 Lo lắng về vấn đề quan hệ tình dục
trước hôn nhân
13. Ý kiến khác:…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
14. Theo ý kiến của anh (chị), khi gặp những mâu thuẫn trong các mối quan hệ trên công nhân có nhu
cầu tham vấn như thế nào?
Stt Nội dung Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên
1 Âm thầm chịu đựng
2 Tự mình chủ động giải quyết
3 Nhờ bạn bè can thiệp
4 Nhờ người thân trong gia đình can
thiệp
5 Nhờ đồng nghiệp can thiệp
6 Nhờ Công đoàn công ty can thiệp
7 Nhờ cán bộ Phường can thiệp
8 Tìm đến Luật sư
9 Tìm hướng giải quyết thông qua
phương tiện thông tin
10 Tìm đến chuyên viên tham vấn
11. Ý kiến khác:……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
15. Theo ý kiến của anh (chị), mức độ thường xuyên người công nhân sử dụng các nguồn cung cấp
dịch vụ tham vấn là:
St
t
Nguồn Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên
1 Tham vấn tại trung tâm tham vấn
2 Tham vấn trên Truyền hình
3 Tham vấn qua Radio
4 Tham vấn qua báo chí
5 Tham vấn trên Internet
6 Tham vấn qua tổng đài điện thoại
1088
7 Chương trình tham vấn của một tổ
chức xã hội
8 Tham vấn qua Cán bộ phường
(Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ…..)
9 Tham vấn qua Đoàn thanh niên,
Công đoàn
10.Ý kiến khác:…………………………………………………………………………………
16. Anh (chị ) hãy cho biết ý kiến :
stt Nội dung Có Không Không ý kiến
1 Công nhân có biết địa chỉ của các phòng
tham vấn hoặc các dịch vụ tham vấn tâm
lý
2 Công nhân có cần cung cấp dịch vụ tham
vấn tâm lý
3 Anh (chị) có đồng ý với việc mở phòng
tham vấn tâm lý cho công nhân
17. Anh (chị) hãy cho biết, địa điểm mở phòng tham vấn tâm lý cho Công nhân tại nơi nào là thích
hợp?
□ Tại nơi làm việc Tại nơi ở trọ Ở đâu cũng được
Ý kiến khác:………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
18. Theo ý kiến của anh (chị), ngoài hình thức mở phòng tham vấn tâm lý, Công nhân có cần những
hình thức dịch vụ tham vấn khác không?
STT Hình thức tham vấn Có Không Không ý
kiến
1 Tham vấn qua điện thoại
2 Tham vấn qua báo chí
3 Tham vấn qua radio
4 Tham vấn qua internet
5 Tham vấn trên truyền hình
Hình thức tham vấn khác:………………………………………………………………
Cảm ơn các anh (chị)!
PHỤ LỤC 4
PHIẾU PHỎNG VẤN
Phần I: Thông tin cá nhân:
1.1 Độ tuổi:
1.2 Giới tính:
1.3 Tình trạng hôn nhân:
1.4 Thành phần bản thân:
Phần II: Nội Dung
1 – Anh (chị) hãy kể một số trường hợp mâu thuẫn trong tâm lý mà gây khó khăn cho anh chị
trong cuộc sống?
2 – Khi gặp những vấn đề mâu thuẫn trong tâm lý, nó ảnh hưởng đến cuộc sống của anh (chị)
như thế nào?
3 – Anh (chị) thường làm thế nào để làm thoát khỏi những vấn đề đó?
4 – Anh (chị) có tìm đến những người có chuyên môn để tham vấn cho những vấn đề của mình
không?
4.1 Nếu có thì trong trường hợp nào?
4.2 Nếu không thì vì sao anh (chị) không tìm đến họ để tham vấn?
Cảm ơn các anh chị!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH035.pdf