Luận văn Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới

MS: LVVH-VHVN044 SỐ TRANG: 170 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2008 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. Lý do, mục đích chọn đề tài: 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3. Phương pháp nghiên cứu: 4. Lịch sử vấn đề: 5. Đóng góp mới của luận văn: 6. Kết cấu của luận văn: Chương 1. NHÌN CHUNG HAI CHẶNG ĐƯỜNG SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG SỰ VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945 TỚI NAY 1.1. Hai chặng đường của tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 tới 1985 1.1.1. Chặngđường1945 - 1985 1.1.2. Chặng đường từ 1985 tới nay 1.2. Ma Văn Kháng và hai chặng đường tiểu thuyết của ông (trước và sau Mùa lá rụng trong vườn) 1.2.1. Ma Văn Kháng - đường đời, đường văn 1.2.2. “Mùa lá rụng trong vườn” - 1985, mốc đánh dấu sự chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1.2.3. Nguyên nhân của sự chuyển biến Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan 1.2.4. Chặng thứ nhất: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng trước “Mùa lá rụng trong vườn” 1.2.5. Chặng thứ hai: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng sau “Mùa lá rụng trong vườn” 1.3. Ma Văn Kháng - nhà văn có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam 1.3.1. Một nhà văn góp công khai phá đề tài miền núi 1.3.2. Một trong những nhà văn tiên phong thời kì đổi mới Chương 2. CHUYỂN BIẾN VỀ NỘI DUNG CẢM HỨNG TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI 2.1. Từ thâm nhập, mô tả hiện thực miền núi trong chiến tranh đến khám phá cuộc sống, xã hội thành thị thời cơ chế thị trường 2.1.1. Hiện thực cuộc sống, xã hội miền núi 2.1.2. Từ thâm nhập, mô tả hiện thực cuộc sống, xã hội miền núi trong chiến tranh đến khám phá hiện thực cuộc sống, xã hội thành thị thời cơ chế thị trường 2.2. Từ chủ đề chiến tranh cách mạng đến chủ đề cuộc sống đời thường thời kì đổi mới 2.2.1. Miền núi thời kì đấu tranh xây dựng đất nước 2.2.2. Từ chủ đề chiến tranh cách mạng đến chủ đề cuộc sống đời thường thời kì đổi mới 2.3. Từ hình tượng thế giới nhân vật trữ tình sử thi đến hình tượng thế giới nhân vật đa dạng trong xã hội thành thị 2.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 2.3.2. Những thay đổi về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng: Từ thế giới con người thi vị, đậm chất hùng ca đến thế giới con người thời “cơ chế thị trường” ngổn ngang và nhiều xáo trộn. Chương 3. CHUYỂN BIẾN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI 3.1. Từ tiểu thuyết miêu tả, phản ánh mang chất sử thi lãng mạn sang tiểu thuyết phân tích chính luận về đời tư thế sự 3.1.1. Cảm hứng sử thi lãng mạn trữ tình trong tiểu thuyết về miền núi của Ma Văn Kháng 3.1.2. Từ cảm hứng sử thi lãng mạn trữ tình trong tiểu thuyết về miền núi sang cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết về thành thị 3.1.3. Bút pháp miêu tả, phản ánh 3.1.4. Từ bút pháp miêu tả, phản ánh sang bút pháp phân tích diễn biến tâm lý 3.1.5. Bút pháp miêu tả ngoại hình nhân vật đặc sắc, hấp dẫn 3.2. Từ tiểu thuyết “đơn thanh” tiến gần đến tiểu thuyết “đa thanh” 3.2.1. Giọng ngợi ca hào hùng của người kể chuyện bên ngoài 3.2.2. Từ giọng ngợi ca hào hùng của người kể chuyện bên ngoài đến giọng phê phán của người kể chuyện nhập vai nói bằng tiếng nói bên trong 3.2.3. Giọng triết lý bên cạnh giọng trào tiếu, châm biếm, mỉa mai 3.3. Bước chuyển của ngôn ngữ nghệ thuật 3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ mang đậm phong vị miền núi 3.3.2. Từ ngôn ngữ giàu chất thơ mang đậm phong vị miền núi đến ngôn ngữ đa điệu của đời sống thị dân thời mở cửa KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf170 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
the thé: “Tiên sư bố chúng mày nhé, hai thằng khốn nạn...”[46, tr.66], gọi chúng “đồ đểu”, “đồ mất dạy” nhưng sau đó lại thành bạn, bắt chuyện thân mật với chúng ngay được. Cô khen ông Hảo làm được ối tiền, vớ bẫm, rồi giáng một câu sẫng sược khi nói về ba Trọng: “Ba anh... tưởng thế nào, hóa ra về hưu, ngồi nhà chơi. Đụt quá!”[46, tr.69]. Gọi những bà béo là “những đụn thịt”, cô Trình bị tật là “cái chấm phẩy”(ĐCKCGGT)… Những từ ngữ này xuất hiện khá nhiều có lẽ nhà văn muốn phơi bày thực trạng của Hà thành vốn thanh lịch giờ bát nháo, hổ lốn, đang tồn tại những con người vô văn hóa. Ma Văn Kháng sử dụng nhiều ca dao thông dụng, đặt vào lời các nhân vật một cách tự nhiên, sát nghĩa tạo nên sự gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Nhưng hầu hết là những câu mang sắc thái, giọng điệu khác thường đầy vẻ hằn học, cay cú của nhân vật hoặc là sự bất mãn, ngông ngược mang nghĩa tiêu cực nhiều hơn như Lý, Xuyến, Loan, Thưởng, Thuật… Do đó, nó vừa tạo nên sự gần gũi trong lời ăn tiếng nói, lại vừa giàu hình ảnh: “Voi đú chuột chù cũng đú, trạng chết thì chúa cũng băng hà”, “Đói no có thiếp có chàng, còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình”, “Một ngày tựa mạn thuyền rồng, còn hơn chính thất nằm trong thuyền chài”, “Vợ anh đẹp như cá chép kho tương, kho đi kho lại nó trương phềnh phềnh”, “Chẳng được miếng thịt miếng xôi, cũng được lời nói cho tôi bằng lòng”... Những tục ngữ, thành ngữ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn: “Đen như cột nhà cháy”, “áo gấm đi đêm”, “Đau đẻ còn chờ sáng trăng”, “Hàng bấc thì qua hàng quà thì tới”, “Thiên thẹo mẹo giậu”, “Ích kỉ hại nhân”, “Bánh đúc bày sàng”, “Yên bề gia thất”, “Khôn ngoan chẳng lọ thật thà”, “như ma lem”, “Ăn nhờ ở đậu”, “Gẫy đũa gẫy bát”, “Thủng nồi trôi rế”… Tiếng lóng, tiếng chửi thể hiện sự bất mãn của nhân vật nhưng có lẽ cũng là sự bất mãn của chính nhà văn trước cuộc sống đầy phức tạp, gian trá. Đối với những kẻ lấy việc buôn phe, làm ăn bất chính thì ngôn từ của họ là thứ từ ngữ đầu đường xó chợ của kẻ ăn trên ngồi trốc, mánh khóe thủ đoạn, dâm tục, lỗ mãng, vênh vang tự mãn. Chẳng hạn ngôn ngữ của Xuyến (ĐCKCGGT) là thứ ngôn ngữ chua ngoa, khinh bạc, hỗn xược với cả chồng: “Không về thì lấy gì mà đổ vào mồm. Rõ chết đến đít mà còn sĩ. Thanh với cả bạch”[44, tr.26], ra hiệu bằng cách đập nắp thùng gạo mỗi khi Tự có khách, cạnh khóe, mỉa mai sự kém cỏi của anh… Xuyến vừa sẵn sàng chửi nhau tay đôi với Quỳnh, Trình lại vừa có thể nhún mình như thuộc hạ, khép nép trước những bà bạn giàu có “Tay Xuyến mân mê cái bát úp. Mắt Xuyến lúc hấp háy háo hức, lúc lóng lánh nghi ngại”[44, tr.300]. Bà Nhuần (MMH), một con buôn kì tài luôn coi mình là người chủ gia đình vì kiếm được nhiều tiền. Từ ngữ của bà là thứ từ ngữ của con buôn, lúc chửi khéo thì tay chống nạnh, vuốt mép, môi dưới thưỡi dài ra với giọng mát mẻ đầy vẻ giễu cợt mỉa mai: “Mài cái đẹp mà ăn được đấy. Không như ma vật thì có cái hốc xịt mà bỏ vào nồi, bác ơi! Gớm, nghe thư bác gái ở bên Ba di viết về mà chóng cả mặt. Nước người ta sướng như thiên đường thế chứ. Mình có loại... vét đĩa”[46, tr.204]. Ngôn ngữ của Thưởng là thứ ngôn ngữ của gã “phe” trùm trâng tráo, bất cần, ta đây và sòng phẳng cả trong tình yêu. Hắn hất hàm về với Loan về phía ông Nhuần đang nằm ngáy trên xích lô: “Ông bô được cái đức ngủ quên trời quên đất”. Gã bảo Loan: “Thế là em khôn đấy. Hiện đại đấy. Còn anh anh sẽ làm cho đời em sung sướng. Lúc này phải sướng. Đứa nào ngu đứa ấy khổ. Anh mà làm em khổ, hoặc em tìm nơi sung sướng hơn, em cứ nhẹ nhàng rời bỏ anh, anh cho phép. Sòng phẳng chưa nào”[46, tr.202]. Sự đa dạng trong cách sử dụng ngôn từ đã tạo nên dấu ấn riêng cho nhà văn. KẾT LUẬN Ma Văn Kháng là một nhà văn thành công, có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam với những tác phẩm có giá trị. 1. Với những sáng tác về miền núi, càng đọc càng thấy hay, đọc nhiều lần sẽ thấy nổi lên những vấn đề mà mảng đề tài về miền núi chưa nhiều. Đó là một giai đoạn lịch sử nhiều biến động mà chưa có nhà văn nào khai thác, một hiện tượng lịch sử quái gở nhất trong lịch sử Việt Nam: phỉ nổi loạn. Nổi bật là hình ảnh những con người miền núi hiền hậu, chất phác, thật thà chìm trong ngu muội khổ đau nhưng vẫn âm ỉ một ước muốn đổi đời. Đó là những chàng trai miền núi đôn hậu, trong sáng, giàu lòng thương người, đau khổ trước những mất mát, ngu muội của dân tộc mình, trong lòng nung nấu một quyết tâm giải phóng như Pao, Pùa, A Sinh, anh em Seng, Tếnh, miền củ họ Tẩn... Đọc văn Ma Văn Kháng, người đọc sẽ nhớ mãi hình ảnh những cán bộ tận tụy vì dân bản, chấp nhận gian khổ để mang lại sự bình yên, ấm no cho dân bản như Lê Chính, Châu, Tâm, Na, Tích... và cả thầy giáo Thiêm với cuộc chiến đấu với con chữ thời bình. Đi mang cái chữ, ánh sáng tới cho con người nơi đây mà gặp bao trắc trở còn hơn chiến đấu với kẻ thù. Người đọc cũng được tận mắt chứng kiến đường đời của những tên thổ ty bạo chúa mang bộ mặt khác nhau nhưng đều chung một dạ hiểm ác, gian giảo và bất nhân. Những tên thổ phỉ dị hợm về hình hài, dị dạng méo mó về nhân tính, gây nên bao tội ác vì lòng hám danh, tham vọng và ngu muội. Mặc dù không phải là một nhà văn phong tục như Tô Hoài nhưng đọc những tiểu thuyết về miền núi của Ma Văn Kháng người đọc có thể hiểu được rất nhiều phong tục tập quán lạ, mang đậm bản sắc của người dân tộc. Nhà văn đã đưa người đọc đến với những phiên chợ vùng cao sặc sỡ sắc màu của vòng bạc, của váy áo các thiếu nữ, những điệu múa nhịp nhàng, những tiếng sáo, điệu khèn sâu lắng réo rắt gọi bạn tình, những tiếng hát làm nức lòng của kẻ nhớ quê, được chứng kiến những lễ hội vui tươi: hội tủa cheo, hội nào sồng; những buổi cúng ma, những lễ nghi cầu kì mang nặng hủ tục: cúng ma tươi, ma khô, ma làm người ốm... Những trang viết về người phụ nữ Hmông là những trang viết trữ tình nhất nhưng cũng buồn tủi nhất. Sống trong một xã hội còn mang nặng hủ tục, bất công vai trò của người phụ nữ không bước qua khỏi cái bếp. Họ bị coi rẻ, khinh khi, suốt ngày chỉ biết làm lụng như trâu ngựa. Đau đớn hơn họ lại bị hủ tục “cướp vợ” cướp đi chức phận làm vợ và không chỉ một lần mà nhiều lần rơi vào thảm cảnh như thế. Dẫn dắt người đọc đi qua những biến cố, sự kiện lịch sử, tìm hiểu nhiều vấn đề về cuộc sống con người nơi đây ta càng thêm hiểu, yêu thương cảnh vật, con người nơi đây, càng thấy quý tấm lòng đối với cách mạng của họ. Như vậy, với những gì mà Ma Văn Kháng đã làm được, nhà văn đã góp phần làm phong phú cho mảng đề tài về miền núi. sự gắn bó, khám phá tìm tòi và tài nghệ của nhà văn. Nhà văn thật sự đã có công lớn trong việc khai thác mảng đề tài này. 2. Nhưng có lẽ đóng góp của Ma Văn Kháng phần nhiều lại nằm ở giai đoạn sau khi nhà văn từ miền núi trở lại thành thị. Có một sự thay đổi lớn về cả nội dung đề tài lẫn nghệ thuật thể hiện trong những tiểu thuyết của ông. Với (MMH), một nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng Ma Văn Kháng đã phá vỡ được quy luật trong văn học rằng mỗi nhà văn chỉ có thể viết trên một vùng đất nhất định. Đó chính là biểu hiện của một tài năng. Một phong cách miền núi sẽ tạo nên những sắc thái mới cho chính tác phẩm của mình khi chuyển hướng xuống đô thị vùng đồng bằng. Quả thật, cái sắc thái mới ấy chính là sự phê phán một lớp người vốn đã mang trong mình những dục vọng tầm thường nay bản chất ấy lại càng có cơ hội phát triển dẫn tới thoái hóa về đạo đức nhân phẩm, là lòng cảm thông sâu sắc với số phận của những người tài trong nghề nghiệp, đẹp trong nhân cách nhưng cuộc đời không mỉm cười với họ. Cuộc sống thành thị thời mở cửa đã làm con người thay đổi. Phải chăng xã hội đang biến chuyển, cuộc sống vốn khó nay lại càng khó khăn hơn, con người phải lo toan nhiều thứ hơn nên họ đã quên đi tư cách làm người, bon chen, tìm cách đạp đổ người khác để đạt được mục dích của mình. Từ những con người vì tập thể, vì cộng đồng, những con người miền núi dễ mến nay trước mắt nhà văn là những con người hoàn toàn khác. Một xã hội với những con người đầy dục vọng nhỏ nhen, hèn hạ, những con người bỉ tiện, gian manh, xảo trá, những con người dâm ô đểu cáng đầy mưu mô thủ đoạn... Đào sâu vào các hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống nhà văn cũng đồng thời muốn cảnh báo lương tâm của cả xã hội. Tuy nhiên, theo ông không phải tất cả mọi con người đều xấu xa. Bên cạnh những người xấu vẫn có những người tốt, cạnh những kẻ bất tài vô dụng vẫn là những người có năng lực thật sự, những người giỏi nổi trội vượt bậc, cạnh những trò bỉ ổi, tiến thân bằng chạy trọt, nịnh hót vẫn có những tấm lòng ngay thẳng thà chấp nhận khó khăn chứ không chịu hạ mình. Đặt song song tồn tại hai dạng người đối lập nhau cũng là ý đồ của tác giả với mong muốn xã hội sẽ bớt đi những con người xấu và những con người tài giỏi, đức độ sẽ được phát huy năng lực của mình. Đề cập tới đề tài truyền thống gia đình đang có những biến động, Ma Văn Kháng là nhà văn đầu tiên có công đưa truyền thống gia đình vào trong văn học, một vấn đề nhạy cảm khi xã hội đang có nhiều thay đổi, con người có nguy cơ quên đi những giá trị truyền thống bao đời của dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề mà ông muốn gửi gắm là giữ gìn truyền thống nhưng không có nghĩa là rập khuôn, giữ cả những thứ đã lỗi thời, cổ hủ không phù hợp mà phải biết thay đổi cho phù hợp với thời đại, với hoàn cảnh của mỗi gia đình. Bên cạnh đó sự quan tâm chăm sóc, lòng bao dung của các thành viên trong gia đình sẽ là liều thuốc giúp những thành viên có nguy cơ đi chệch chuẩn mực đạo đức biết dừng lại. 3. Về mặt nghệ thuật, trong những tiểu thuyết viết về miền núi, nhà văn đã thành công với bút pháp tả thực. Người đọc được đến với miền đất hoang sơ mà dữ tợn, khắc nghiệt, theo chân các nhân vật đi vào những lâu đài của những tên thổ ty hung tàn nhờ cướp bóc của dân, rong ruổi trên những nẻo đường chinh chiến đầy gian nan cùng các cán bộ miền xuôi… Cảm hứng sử thi lãng mạn là âm hưởng chung của cả một giai đoạn văn học kháng chiến hào hùng của dân tộc ta. Tiểu thuyết về miền núi của Ma Văn Kháng cũng mang âm hưởng ấy. Cuộc chiến đấu nào cũng khó khăn gian khổ nhưng cuộc chiến đấu ở mảnh đất này còn gian khổ hơn gấp bội. Tuy vậy, bên cạnh những ngày tháng chiến đấu gian nan mà bi hùng ấy họ lại được sống trong tình cảm thương mến tin yêu của bà con, được quây quần sum họp bên nhau. Nhà văn còn thành công khi làm bật lên cái không khí hào hùng của cuộc hội quân hoành tráng. Nó vừa lạ lẫm vừa lớn lao, làm nức lòng những con người tham gia như một ngày hội dù trong lòng còn ngổn ngang những suy nghĩ khác nhau. Trong những tiểu thuyết về thành thị, Ma Văn Kháng đã có những cách tân đáng kể, làm phong phú cho văn học hiện đại thời kì đổi mới, đã tiến gần đến loại tiểu thuyết đa thanh. Cảm hứng phê phán đã thay bằng cảm hứng trữ tình lãng mạn. Không còn thứ tình yêu trong sáng, giàu chất thơ của các chàng trai cô gái miền núi mà thay vào đó là những dục vọng thú tính tầm thường, bẩn thỉu, không gian lãng mạn nay thành những cuộc đụng độ va chạm, chửi bới ngay chốn công quyền, những con người vì lợi ích tập thể thay thế bằng lợi ích cá nhân, những người ngay thẳng bằng những kẻ thủ đoạn xảo trá... của con người thành thị thời cơ chế thị trường. Nhà văn đã thành công đáng kể khi đi sâu tìm hiểu, khám phá tâm lý phức tạp trong nội tâm của người phụ nữ, của loại người thô sơ, đơn giản. Nghệ thuật miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường như những thước phim được lồng vào làm tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn cho tác phẩm. Ma Văn Kháng khác với các nhà văn khác khi miêu tả nhân vật. Tính cách nhân vật được ông miêu tả thông qua tướng hình chứ không phải ngoại hình. Nhà văn đã tạo nên một thế giới nhân vật đa dạng từ những nhân vật quái dị như thổ ty, thổ phỉ của miền núi đến những nhân vật góc cạnh, phản bội, tha hóa trong xã hội thành thị. Sự thay đổi về giọng điệu cũng là những chuyển biến lớn trong sáng tác của ông. Sự nhập vai, hóa thân vào nhân vật để nói lên tiếng nói của chính mình khiến nhà văn có thể bộc lộ tất cả những nỗi niềm, những bức xúc về nhân tình thế thái. Giọng triết lý, chiêm nghiệm xuất hiện hơi nhiều nhưng mang sắc thái riêng của nhà văn, thể hiện sự suy ngẫm của chính tác giả về tình đời, tình người. Bên cạnh đó giọng trào tiếu, mỉa mai lại thể hiện sự đau xót của một con người có tâm đối với cuộc sống này. Sức hấp dẫn của một số tiểu thuyết còn nằm ở sự khéo léo lồng vào những giai thoại, những câu chuyện thú vị, để nhân vật sống trong hồ ức của quá khứ… đã tạo nên điểm đặc sắc cho tác phẩm. Từ kiểu ngôn ngữ mang đậm sắc thái miền núi chuyển sang thứ ngôn ngữ dung tục, xô bồ, bát nháo của dân thành thị nhà văn đã chứng tỏ được sự thâm nhập của mình vào lớp người này. Đây đó trong nhiều tác phẩm, người đọc vẫn nhận ra sự thâm sâu, ẩn ý của tác giả trong từng lời nói. Việc sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ... khiến cho ngôn ngữ nhân vật gần với ngôn ngữ đời thường, quen thuộc với lớp từ của người Việt. 4. Như vậy, Ma Văn Kháng đã cống hiến hết sức mình, đã dành trọn cái tâm cho sự lựa chọn nghiệp văn của mình. Số lượng tác phẩm của ông đã chứng minh điều đó. Cùng với những chuyển biến về nội dung và nghệ thuật, nhà văn đã tự làm mới cho mình, đã đóng góp lớn cho văn học hiện đại Việt Nam. Với những thành công mà nhà văn đã đạt được, Ma Văn Kháng sẽ còn tiếp tục bước trên con đường nghệ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (1997), “Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua”, Văn học 1975 - 1985 Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn. 2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 3. Mai Huy Bích (1988), “Đấu tranh trong gia đình trong văn xuôi những năm gần đây”, Văn nghệ (23). 4. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Văn học (4). 5. Nguyễn Thị Bình (2003), “Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Văn học (4). 6. Nguyễn Thị Bình (2006), “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỉ 80 đến nay”, Văn học sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Phú Bình (1996), Bản sắc dân tộc miền núi trong “Truyện ngắn Tây Bắc” và “Truyện miền Tây của Tô Hoài”, Luận văn thạc sĩ Trường ĐHSP. TPHCM. 8. Bộ chính trị ban chấp hành TW Đảng CSVN (1987), Nghị quyết 05 về văn hóa, văn nghệ. Nxb Sự thật, Hà Nội. 9. Bùi Kim Chi, Nguyễn Việt (1990), “Tiểu Thuyết “Đám cưới không có giấy giá thú” Khen và chê”, Văn nghệ (21). 10. Nguyễn Minh Châu (2000), Truyện ngắn tuyển chọn, Nxb Văn học. 11. Trần Cương (1982), “Điểm sách “ Mưa mùa hạ”, Văn học (5). 12. Trần Cương (1985) “Mùa lá rụng trong vườn”, Nhân dân (6). 13. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Tập1), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội. 14. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Tập 2), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội. 15. Phan Cự Đệ (1995), “Năm mươi năm văn xuôi cách mạng 1945-1995”, Văn học (11). 16. Phan Cự Đệ (1997), “Mấy vấn đề lý luận của văn xuôi hiện nay”, Văn học 1975- 1985 Tác phẩm và dư luận, Nxb Giáo dục. 17. Nguyễn Đăng Điệp (2003), “Cảm nhận Đầm sen của Ma Văn Kháng”, Vọng từ con chữ, Nxb Văn học. 18. Nguyễn Thị Kiều Giang (2006), Đặc trưng truyện ngắn Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 19. Nguyễn Hà (2000), “Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80”, Văn học (3). 20. Nguyễn Thị Hồng Hà (2003), Những đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam cuối những năm 80 đầu những năm 90, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHKHXH và NV TP. HCM. 21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 22. Đàm Mỹ Hạnh (1984), “Năng lực nhận thức cuộc sống của nhà văn, một biểu hiện của tài năng sáng tạo văn học”, Văn học (5). 23. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Heghen, Phan Ngọc dịch (1999), Mĩ học, Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Hiền (2007), Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 26. Nguyễn Văn Hiếu (2006), “Một vài khuynh hướng vận động của điểm nhìn trong văn xuôi việt Nam sau 1975”, Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 27. Tô Hoài (2006), Truyện Tây Bắc, Nxb Văn học. 28. Nguyễn Thị Huệ (1998), “Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80”, Văn nghệ (2). 29. Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐHKHXH và NV TP. HCM. 30. Trần Bảo Hưng (1986), “Đọc Mùa lá rụng trong vườn”, Văn hóa nghệ thuật (7). 31. Trần Bảo Hưng (1993), “Đọc heo may gió lộng”, Văn nghệ (47). 32. Dương Thu Hương (1988), “Bên kia bờ ảo vọng” (Tiểu thuyết), Nxb Phụ nữ. 33. Mai Hương (1993), “Nhìn lại văn xuôi 1992”, Văn học (3). 34. Lê Thị Hường (1995), “Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay”, Văn học (4). 35. Dương Hướng (2000), “Bến không chồng” (Tiểu thuyết), Nxb Hội nhà văn. 36. Nguyễn Văn Kha (2002), Văn học cảm nhận và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội. 37. Ma Văn Kháng (1995), “Cao hơn cả là tình yêu”, Văn nghệ (9 - 10). 38. Ma Văn Kháng (1999), “Tôi viết truyện ngắn”, Văn nghệ quân đội (4). 39. Ma Văn Kháng (2001), “Mấy suy nghĩ về tiểu thuyết”, Nhân dân (ngày 26.5). 40. Ma Văn Kháng (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn Hà Nội. 41. Ma Văn Kháng (2002), “Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế”, Văn nghệ (46). 42. Ma Văn Kháng (2000), Vệ sĩ của quan châu - Truyện ngắn Ma Văn Kháng (Tập 1), Nxb Thanh niên, Hà nội. 43. Ma Văn Kháng (2000), Mẹ già - Truyện ngắn Ma Văn Kháng (Tập 1), Nxb Thanh niên, Hà nội. 44. Ma Văn Kháng (2003), Tiểu thuyết 1, Nxb Công an nhân dân. 45. Ma Văn Kháng (2003), Tiểu thuyết 2, Nxb Công an nhân dân. 46. Ma Văn Kháng (2003), Tiểu thuyết 3, Nxb Công an nhân dân. 47. Ma Văn Kháng (2003), Tiểu thuyết 4, Nxb Công an nhân dân. 48. Ma Văn Kháng (2003), Tiểu thuyết 5, Nxb Công an nhân dân. 49. Ma Văn Kháng (2003), Tiểu thuyết 6, Nxb Công an nhân dân. 50. Nguyễn Khải (1984), “Văn xuôi trước yêu cầu của cuộc sống mới”, Văn nghệ quân đội (1). 51. Nguyễn Khải (2001), Gặp gỡ cuối năm, (Tuyển tập tiểu thuyết Tập 1), Nxb Thanh Niên. 52. Tôn Phương Lan (Sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu) (2000), Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa Học Xã Hội. 53. Tôn Phương Lan (2006), “Một số vấn đề trong văn xuôi thời kì đổi mới”, Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề thực tiễn và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 54. Phong Lê (1986), “Con người mới và nhân vật tích cực - mục tiêu theo đuổi và nhận diện của văn học chúng ta”, Văn học 1975 - 1985 tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn. 55. Phong Lê (1996), “Nhận định Ma Văn Kháng với “Côi cút giữa cảnh đời”, Luận chiến văn chương, Nxb Văn Học. 56. Phong Lê (2006), “Văn học Việt Nam trước và sau 1975- nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực”, Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb giáo dục. 57. Nguyễn Văn Long (2003), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng tám, Nxb Giáo dục. 58. Nguyễn Văn Lưu (1986), “Bàn thêm về mùa lá rụng trong vườn”, Văn Nghệ (25). 59. Nguyễn Văn Lưu (1996), “Sống rồi mới viết” (Hồi ức của Ma Văn Kháng), Luận chiến văn chương, Nxb Văn Học. 60. Lê Lựu (2002), Thời xa vắng (Tiểu thuyết), Nxb Hội nhà văn. 61. Phương Lựu, Lê Ngọc Trà, Trần Đình Sử (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục. 62. Nguyễn Đăng Mạnh , Nguyễn Đình Chú, Nguyên An (1992), Tác giả văn học Việt Nam (Tập 2), Nxb Giáo dục. 63. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), “Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển”, Văn học 1975- 1985 Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn. 64. M.Bakhtin (2003), Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn. 65. Nguyên Ngọc (1991), “Văn xuôi sau 1975 thử thăm dò một đôi nét về quy luật phát triển”, Văn học (4). 66. Lã Nguyên (1999), “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, (Lời giới thiệu về truyện ngắn Ma Văn Kháng), Nxb Thanh Niên. 67. Lã Nguyên, “Diện mạo văn học Việt Nam 1945 – 1975( Nhìn từ góc độ thi pháp thể loại), 68. Bảo Ninh (2000), Nỗi buồn chiến tranh (Tiểu thuyết), Nxb Văn học. 69. N. Poxpêlop (1998), (Trần Đình Sử dịch), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 70. Nhiều tác giả (1990), “Thảo luận về tiểu thuyết “Đám cưới không có giá thú”, Văn Nghệ (6). 71. Nhiều tác giả, (1990), “Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay”, Văn Nghệ (14). 72. Nhiều tác giả, (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb sự thật, Hà Nội. 73. Ngô Văn Phú, Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách (1999), Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX (Tập 2), Nxb Hội Nhà Văn. 74. Huỳnh Như Phương (1994), Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học trên những tín hiệu mới, Nxb Hội nhà văn. 75. Trần Đăng Suyền (1979), “Đọc đồng bạc trắng hoa xòe”, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Văn Nghệ (49). 76. Trần Đăng Suyền (1983), “Một cách nhìn cuộc sống hiện nay” (Vài suy nghĩ nhân đọc tiểu thuyết “Mưa mùa hạ” của Ma Văn Kháng), Văn nghệ (15). 77. Trần Đăng Suyền, (1984), “Cuộc chiến tranh tiễu phỉ ở “Vùng biên ải”, Văn Nghệ Quân Đội (3). 78. Trần Đăng Suyền (1985), “Ma Văn Kháng với “Mùa lá rụng trong vườn”, Văn Nghệ (40). 79. Trần Đăng Suyền (1985), “Phải chăm lo cho tất cả mọi người”, Văn Nghệ (40). 80. Trần Đình Sử (1997), “Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và hình tượng con người trong văn học ta thập kỉ qua”, Văn học 1975- 1985 tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn. 81. Trần Đình Sử (1999), “Văn học cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 trong tiến trình văn học dân tộc thế kỉ XX”, Năm mươi năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb ĐHQG Hà Nội. 82. Trần Hữu Tá (1989), “Về vấn đề định hướng của văn học trong tình hình hiện nay”, Văn học (5). 83. Hà Công Tài, Phan Diễm Phương (Tuyển chọn và giới thiệu) (2002), Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 84. Đỗ Ngọc Thạch (1985), Đọc “Vùng biên ải” của Ma Văn Kháng. 85. Hồ Anh Thái (2003), Họ trở thành nhân vật của tôi, Nxb hội nhà văn. 86. Nguyên Thanh (1987), “Ngày đẹp trời” - Tính dự báo về những tình thế xã hội, Văn nghệ (21). 87. Vân Thanh (1986), “Một mảng đời trong cuộc sống hiện nay qua “Mùa lá rụng trong vườn”, Văn học (3). 88. Vân Thanh (1986), “Mấy ý nghĩ về “Mùa lá rụng trong vườn”, Văn Nghệ quân đội. 89. Bùi Việt Thắng (1997), “Văn xuôi hôm nay”, Văn học 1975- 1985 Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn. 90. Bùi Việt Thắng (1999), “Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975”, Năm mươi năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám, Nxb ĐHQG Hà Nội. 91. Bùi Việt Thắng (2006), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhìn từ góc độ thể loại”, Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 92. Ngô Thảo, Lại Nguyên Ân (1985), Nhà văn Việt Nam chân dung tự họa, Nxb Văn Học. 93. Ngô Thảo (1997), “Bản lĩnh và cá tính sáng tạo - đòi hỏi đối với văn học và nhà văn”, Văn học 1975- 1985 Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn. 94. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học tổng hợp TP.HCM. 95. Nguyễn Ngọc Thiện (2000), “Một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn sáng tạo”, Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, Nxb Hội nhà văn. 96. Nguyễn Ngọc Thiện (2003), “Lời giới thiệu tiểu thuyết về đề tài miền núi của Ma Văn Kháng”, Tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Tập 1), Nxb Công an nhân dân. 97. Nguyễn Huy Thiệp (2005), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Hội nhà văn. 98. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ. 99. Bích Thu (1995), “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống motif chủ đề, Văn học (4). 100. Bích Thu, 2006, “Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975”, Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 101. Trần Mạnh Thường (2003), Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Hội nhà văn. 102. Hoàng Tiến, 1980, “Đọc “Đồng bạc trắng hoa xòe”, Văn học (1). 103. Nguyễn Văn Toại (1984), “Một vài biểu hiện đặc điểm dân tộc qua một số tiểu thuyết miền núi”, Văn học (1). 105. Nguyễn Văn Toại (1979), “Tiểu thuyết Rừng động và vấn đề thể hiện con người miền núi trong sáng tác văn học”, Văn học (1). 104. Nguyễn Văn Toại (1983), “Đọc các sáng tác của Ma Văn Kháng nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn”, Văn học (5). 106. Đinh Quang Tốn (1997), “Ma Văn Kháng với “Đám cưới không có giá thú”, Tản mạn và chính kiến văn chương, Nxb Văn học. 107. Lê Ngọc Trà (1980), “Tư tưởng lí luận của nhà văn và sáng tác văn học”, Văn nghệ (34). 108. Lê Ngọc Trà (chủ biên), Lâm Vinh, Huỳnh Như Phương (1994), Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 109. Lê Ngọc Trà, Phùng Quý Nhâm (1997), Lý luận văn học, Đại học Sư phạm Tp. HCM 110. Lê Ngọc Trà (2002), “Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới”, Văn học (2). 111. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và Văn học, Nxb Văn học. 112. Ngọc Trai (1982), “Mưa mùa hạ”, Văn học (5). 113. Lý Hoàn Thục Trâm, 2002, Sự khám phá và thể hiện xung đột trong tiểu thuyết Việt Nam những năm 1980, Luận án tiến sỹ, Trường ĐHKHXH và NV TPHCM. 114. Nguyễn Khắc Trường (2000), “Mảnh đất lắm người nhiều ma” (Tiểu thuyết), Nxb Văn học. 115. Hoàng Thị Văn (2000), Đặc trưng truyện ngắn 1975 - 1995, Luận án Tiến sỹ, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM. 116. Văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa văn nghệ (Từ đại hội VI đến Đại hội VII) (1993), Nxb Sự thật, Hà Nội. 117. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1987), Nxb Sự thật, Hà Nội. PHỤ LỤC 1 (Tóm tắt 7 tiểu thuyết được khảo sát trong luận văn) 1. ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE Tác phẩm đặt trong bối cảnh miền núi giai đoạn đầy biến động. Một vùng đất khó khăn hiểm trở, khắc nghiệt vì thiên tai, vì phong tục tập quán lạ hậu, nhận thức của con người ngu muội. Nay, trên mảnh đất này con người lại phải đối đầu với những kẻ thù nguy hiểm. Bên ngoài là quân Tưởng, Nhật, Pháp thay nhau cai trị nay thêm quân Pháp đang lăm le tiến vào xâm lược đứng đầu là Phơ - Rô- Pông, một kẻ già đời, lọc lõi trong chiến trận, rành rọt về vùng đất và con người nơi đây đang thực hiện âm mưu lợi dụng thổ ty để tiến hành xâm lược. Trong bản, những thổ ty như Nông Vĩnh Yêng, Hoàng Văn Chao, La Văn Đờ cùng tay chân của chúng như Châu Quán Lồ, Hoàng Văn Tường… tác oai tác quái gây bao tội ác, đưa ra những luật lệ vô lý như thu tô, phu dịch, đóng thóc gà thóc khách, cày ruộng công, phạt vạ… đưa ra những lời đồn, những câu chuyện về hổ dữ khiến dân chúng hoang mang, lo sợ. Họ bỏ bản với hi vọng vua Hmông xuất hiện sẽ không cần làm, sẽ sung sướng. Thêm vào đó, quốc dân Đảng bại trận đứng đầu là đảng trưởng Vũ Khanh và Triệu Đại Lộc đang tìm mọi cách dụ dỗ, lôi kéo bắt bớ những người dân vô tội như Tích, ông Bằng, ông Lìu… khiến họ hoang mang, lo sợ. Chúng tra tấn, đánh đập dã man những chiến sĩ cộng sản như Tâm, nhạc sĩ Quang Ngọc… nhưng không thành. Bị quân giải phóng đánh đuổi chúng trốn chạy, ẩn nấp cướp bóc, hãm hiếp bà con nơi đây. Cướp nổi loạn khắp nơi, xưng danh gây họa: Voòng Sắt, Man Di Khai Sáng… Ở các bản Can Chư Sủ, Pha Linh, Pa Kha… khó khăn, hiểm họa cũng đang rình rập từng gia đình. Lão Pâu vợ chết, vì phạm tội nuôi lợn đực mà bị treo cổ nhưng may mắn thoát chết. Gia đình Hố pẩu họ Giàng dồn dập xảy ra bao tai họa: con cả chết vì ngu muội, đứa con dâu bị em chồng (Lử) hiếp nên ăn lá ngón tự vẫn, bà Xóa chết vì già cả bệnh tật, con cái mỗi đứa một nơi. Trước tình hình ấy, các cán bộ miền xuôi được cử lên công tác với nhiệm vụ giải phóng vùng đất này. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Lê Chính, thủ lĩnh của cuộc cách mạng cùng Tâm, Đắc, Na, Tích…, sự giúp đỡ của cụ đầu tộc làng Nhuần Tẩn Mê Lòn, sự đồng lòng của nhiều con người hướng thiện, các cán bộ đã tập hợp được dân chúng trong một cuộc hội quân lớn mạnh chưa từng thấy chuẩn bị đánh quốc dân đảng. Dù trong dám quân ấy mỗi kẻ có một toan tính, âm mưu kế sách nhưng đều đồng nhất một tâm nguyện giải phóng. Cuộc chiến đấu chống quân quốc dân đảng diễn ra ác liệt. Tuy trong hàng ngũ cán bộ có kẻ sa ngã như Vận: phản bội, bắt bớ, giết hại dân lành gây hoang mang trong lòng người nhưng nhờ lòng quyết tâm, yêu thương chân thành của đa số họ, cuộc chiến đã thắng lợi. Lê Chính được bầu làm chủ tịch. Các chức vụ, quyền lợi cũng được phân cho các thổ ty. Tuy nhiên, khi thấy quyền cai trị không còn được như trước, thổ ty quay ra phản bội, câu kết với Pháp gây phỉ. Cuộc chiến đấu bước sang trang mới với những khó khăn thử thách: Cuộc chiến tranh tiễu phỉ. 2. VÙNG BIÊN ẢI Cuộc chiến đấu của đồng bào dân tộc bước sang một giai đoạn mới với nhiều khó khăn, thử thách. Thổ ty quay lưng hoàn toàn với cách mạng, nhận viện trợ của Pháp, lợi dụng những tên ngu muội, máu tham quyền lực nổi phỉ. Phỉ đã đồng loạt nổi lên khắp nơi như một bệnh dịch. Đứng đầu là trùm phỉ Châu Quán Lồ và Giàng A Lử. Mỗi tên có đường đời khác nhau nhưng cùng chung bản chất: tham lam, dâm dục, độc ác man rợ. Lồ sống trong một gia đình có ông nội: Lồ Pláy gia trưởng, ngu muội luôn kích động máu bạo ngược, nổi loạn của hắn. Lồ theo La Văn Đờ gây tội ác: Hành hình người dã man, giết người, cướp của, hãm hiếp bất kì nggười đàn bà nào mà hắn gặp. Tuy nhiên hắn lại được lòng người Hmông vì thanh thế lãy lừng (đồn trưởng, được Đờ tin tưởng) trai tráng, phụ nữ ngưỡng mộ theo hắn cả đàn, được tin là có ngọc trời giấu trong nách, theo hắn sẽ sung sướng, nói chuyện được với trời… Bị cách mạng truy lùng, hắn trốn chui trốn nhủi nhưng cuối cùng cũng phải trả giá bằng phát súng của Tếnh, người có cha và anh trai bị hắn hành hình dã man. Lử hung bạo, tàn ác, theo quốc dân Đảng, cướp bóc, theo Pháp trở thành trùm phỉ gây bao tội ác. Trông hắn như con quỷ dữ, bị mọi người sợ hãi, xa lánh. Hắn giết lão Pâu để cướp, bắn chết họa sĩ Trọng, nhạc sĩ Quang Ngọc, ám sát Chính… Trong nhà, hắn và Pao là hai thế đối nghịch. Pao theo cách mạng, nhân hậu bị Lử bắt hai lần quyết giết chết nhưng nhờ sức mạnh của nỗi đau, lòng căm thù mà thoát được. Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng gặp khó khăn vì phỉ đông hàng ngàn tên, là dân bản địa thông thuộc núi rừng, được Pháp viện trợ. Trong khi đó lực lượng của ta mỏng, trong hàng ngũ cán bộ có kẻ tha hóa khiến lòng dân hoang mang, nghi ngờ, lảng tránh, không hợp tác. Bằng sự nhẫn nhục, lòng thương yêu chân thành, gần gũi, tận tình, khuyên giải của các chiến sĩ cách mạng, phỉ lần lượt ra hàng. Hố pẩu Giàng Lầu dần nhận ra ánh sáng của cách mạng. Chính ông đã chỉ đường cho cách mạng chỗ ẩn nấp của Lử, Pùa, em Lử đã bắn chết hắn vì không muốn hắn gây thêm tội ác. 3. GẶP GỠ Ở LA PAN TẨN Thầy giáo Thiêm tình nguyện lên bản Xả Hồ, một bản xa xôi hẻo lánh nhất của huyện với mục đích mang con chữ đến với dân bản. Đã có bao người thầy đến rồi đi vì không thể chịu đựng được sự khắc nghiệt. Ở đó, Thiêm đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn của một vùng đất xa xôi hẻo lánh. Sống gần giũ với họ, Thiêm càng thấu hiểu nỗi khổ nhục vì nghèo đói, vì ngu muội, thất học. Thiêm đã phải lặn lội vác cái kẻng sắt dưới suối về thay cho cái mõ tre câm vừa làm tín hiệu vừa báo thức gọi học sinh đi học tới mức kiệt sức. Với quyết tâm, nhiệt huyết xây dựng “tòa lâu đài văn hóa” trên mảnh đất này, Thiêm đã đặt ra kế hoạch cho riêng mình. Một mình đi đến từng nhà, vận động cả cha mẹ lẫn học trò đến trường. Ban đầu, trường chỉ độc một lớp do dân bản góp sức v à một mình Thiêm đảm nhiệm tất cả các lớp. Bao lần được rồi tan, học sinh vì đường xa, vì phải giúp cha mẹ làm nương, vì những trận mưa lũ ập xuống xóa hết mọi công sức mà Thiêm đổ xuống. Cuối cùng, Thiêm cũng ươm mầm được một số học trò, đưa chúng ra tỉnh học ở trường nội trú. Tỉnh hỗ trợ đưa thêm cô giáo Thúy và ông bí thư Đường Xuân Ân xuống giúp Thiêm. Ông ta vừa thô thiển đến khó hiểu, vừa dâm dục, phá hoại. Cô giáo Thúy đem lòng yêu Thiêm nhưng không được đáp lại nên đã dan díu với ông bí thư vừa để trút nỗi bực dọc với Thiêm, vừa để thỏa mãn dục vọng. Những tưởng mục đích của anh sẽ thành sự thật vì đã mười lăm năm bám trụ, cũng đã có được mấy lớp học trò ưu tú đến nỗi huyện cũng phải kinh ngạc không tin được nhưng chỉ sau một đêm khi phỉ tràn về phá phách, cướp bóc, bắt bớ, giết hại... mọi thứ dường như đã chấm hết. Thiêm kiệt sức phải trở về quê trong niềm day dứt đớn đau. Nhờ sự động viên của ông nội, cha Thiêm, những người đã từng làm thầy, họ vẫn tin Thiêm sẽ làm được những dự định ngày nào. Bên cạnh đó, những lá thư của lớp học trò thành đạt mà Thiêm ươm mầm ngày nào gửi về khiến anh xúc động, bồi hồi với những tình cảm mà người dân ở đó dành cho mình. Thiêm lại một lần nữa thử sức mình. 4. MƯA MÙA HẠ Kĩ sư Trọng có năng lực, sống ngay thẳng, đạo đức. Sau nhiều lần thuyên chuyển công tác, Trọng được chuyển về cơ quan phòng chống lụt bão của tỉnh. Nơi ấy còn có Nam trưởng phòng có tài, được nhiều người yêu mến, ủng hộ Trọng trong việc nghiên cứu công trình diệt tổ mối trong thân đê. Đối lập với Trọng và Nam là Hưng đểu cáng, vô tâm, năng lực hạn chế, là ông Chánh bảo thủ, nguyên tắc. Chúng tìm đủ mọi cách để hại anh: Hưng thiết kế sai dẫn tới vụ sập cống Lợi Toàn gây họa năm nào. Hắn chỉ mong cho Nam (bị ung thư giai đoạn cuối) sớm chết để hắn thay chức trưởng phòng, lấy cắp hồ sơ trốn tội vụ sập cống. Hắn cùng với ông Chánh không cho Trọng tiếp tục nghiên cứu đề tài, giấu nhẹm đơn xin vào Đảng của Trọng... Trong tình yêu, Trọng lại gặp bất hạnh khi Loan, người con gái xinh đẹp nết na, yêu Trọng ngày nào nay trở thành người chanh chua, độc địa, ác miệng đặc biệt là mê tiền bỏ Trọng chạy theo Thưởng, một gã trai tơ giàu sụ nhờ tài gian lận, mánh khóe, chạy phe móc ngoặc với các chủ cửa hàng bách hóa... Bỏ qua tất cả những mất mát, ngăn cản, Trọng vẫn quyết thực hiện mục tiêu của mình: bỏ cơ quan xuống vùng đê để thực hiện đề tài. Trong khi xã hội đang có nhiều thay đổi, con người càng trở nên xấu đi, tha hóa trước cám dỗ của đồng tiền: Gia đình Loan vẫn sống đầy đủ nhờ tài buôn bán của bà Nhuần, những đứa con cũng được mẹ huấn luyện thành những đứa sành sỏi, lão họa sĩ hàng xóm suy đồi về đạo đức luôn chửi rủa tục tĩu, gạ gẫm cả hai mẹ con bà Nhuần... thì vẫn còn có những người tốt như người đeo kính trắng tặng cho thư viện những cuốn sách quý, ủng hộ Trọng, cô Thuận chủ tịch xã nơi Trọng làm việc luôn hết lòng với bà con, ông Ruân canh điếm bộc trực nhưng tốt tính... Tuy Nam mất vì bạo bệnh, Trọng ra đi trong lần gồng mình bảo vệ khúc đê yếu nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng mọi người, được tôn kính. Trọng được lập đền thờ, công trình nghiên cứu của anh vẫn được tiếp tục. Cha Trọng tuy mất con nhưng thấy tin ở cuộc đời hơn. Ông đã trở lại trường đại học tiếp tục làm việc, góp sức cho đời. 5. MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN Gia đình ông Bằng, một gia đình chính gốc Hà Nội vốn được coi là gia giáo, nền nếp: ông giáo Bằng mực thước, coi trọng truyền thống gia đình, năm anh con trai anh là liệt sĩ, anh trung tá quân đội, anh nhà báo, anh học nước ngoài, những cô con dâu đảm đang, tình nghĩa, nhân hậu nay đang có những biến động lớn. Phượng, cô con dâu thứ ba - vợ anh Luận chuyển lên thủ đô để sống gần chồng bỏ nhưng phải bỏ lại đứa con cho bà ngoại chăm sóc vì chưa có điều kiện. Anh Đông về hưu sống đơn giản, hời hợt, vô tâm trong mọi việc, suốt ngày chỉ vùi đầu vào tổ tôm. Đứa con tên Cừ hư hỏng từ nhỏ, coi thường lễ giáo, gia phong của gia đình. Lớn lên, xa gia đình, sống tự do vô lối giờ lại đào nhiệm, bỏ vợ con trốn ra nước ngoài cùng người tình. Cô con dâu Lý - vợ Đông vốn sắc sảo giỏi giang giờ tỏ ra quá quắt. Đặc biệt sau những ngày Tết, trở lại cuộc sống ngày thường, gia đình ông Bằng bắt đầu trở nên nặng nề, ảm đạm. Vợ Cừ bị nghỉ việc không nơi nương tựa, dắt hai đứa con thơ lên tá túc. Căn nhà càng thêm chật chội. Mọi khó khăn đổ hết lên đầu Phượng. Đi làm về, chị phải nhận thêm việc, hai vợ chồng phải chắt bóp, dè xẻn trong sinh hoạt. Biến đổi lớn nhất là Lý, con người có nội tâm phong phú, phức tạp lúc tỏ ra thương người, chia sẻ, cảm thông nhưng cũng có thể trở nên cay nghiệt, độc ác lạ thường. Được chuyển sang khâu chạy vật tư, Lý còn liên kết làm ăn bất chính với gã trưởng phòng kiếm được nhiều tiền. Chị cùng gã đi công tác xa lại được gã chăm sóc, chiều chuộng, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp mặn mà trong khi Đông không còn mang lại niềm kiêu hãnh vợ của ông trung tá nữa nên Lý tỏ ra bất cần, ta đây, chanh chua, nanh nọc, coi thường, hay gây sự với người khác nhất là vợ Cừ và Phượng. Đông bắt đầu cảm thấy lo lắng khi thấy Lý đi lâu ngày chưa về. Đông đau đớn, giận dữ, cuồng nộ, khi phát hiện ra những vụ làm ăn, chia chác với ai đó của Lý và những bài thuốc nam tránh thai trong sổ ghi chép của Lý. Nhưng hòa trong không khí những ngày Tết của dân tộc, sum vầy cùng con cháu, ông Bằng dù biết những gì đang diễn ra nhưng cũng cố quên đi, giữ vững bản lĩnh của mình. Ông ra đi nhưng vẫn tin tưởng ở cuộc sống, con người như Luận đầy nghị lực, bản lĩnh, Phượng nhân hậu, thương người, có chị Hoài - cô con dâu trưởng dù đã có gia đình khác nhưng vẫn quan tâm, tình nghĩa với gia đình này: đón vợ con Cừ về quê cưu mang, bà lang Chí tốt bụng chữa bệnh và tận tình chia sẻ tâm sự với ông... Trải qua một mùa lá rụng cuối cùng Cừ cũng nhận ra sai lầm của mình khi lưu lạc nơi đất khách, phải trả giá bằng cái chết, Đông thay đổi cách nhìn đời từ “Đời có g ì là phức tạp lắm đâu” sang “Cuộc sống phức tạp lắm chứ không đơn giản đâu”, còn Lý có lẽ đang mong chờ sự tha thứ của mọi người để trở về. 6. ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ Ngôi trường trung học số 5 nhìn bề ngoài tưởng đẹp như những chùm hoa phượng nở mỗi khi hè về nhưng thực chất bên trong không hề yên tĩnh trong thời buổi cơ chế thị trường. Một loạt những con người mang danh nghĩa là thầy nhưng xấu xa, đê tiện, bỉ ổi một cách trắng trợn. Hiệu trưởng Cẩm xuất thân ba đời nghề mõ làng nhờ thời thế và may mắn và năng nổ trong công tác đoàn mà từ một anh dạy thể dục được cử đi học đại học. Chọn môn địa cho dễ nhưng rốt cuộc lại chuyển qua văn vì khoa thiếu cán bộ. Học thì dốt, thi rớt nhưng vẫn tốt nghiệp loại ưu. Dạy dở, bao chuyện tiếu lâm cười ra nước mắt. Cẩm lại háo sắc, dâm dục gây ra bao vụ lăng nhăng. Là một lãnh đạo nhưng Cẩm chỉ thích che đậy cái dốt, chạy theo thành tích, trở thành kẻ đạo tặc khi lén lút đột nhập vào phòng để bài thi của học sinh để sửa điểm. Bị phát hiện nhưng hắn đã giở ngay trò đổ tội cho người khác, vẫn được xách cặp đi chia sẻ thành tích... Dương, bí thư vô lo chỉ chăm quét bụi, nâng niu những tấm giấy khen trên tường, bảo thủ nguyên tắc một cách rởm đời. Thầy Thuật giỏi toán, hai lần đi thi nghiên cứu sinh bị trượt chỉ vì lí lịch nên Thuật trở nên bất mãn. Thuật lao vào dạy thêm, nuôi chó để nhảy đực và giàu lên nhanh chóng. Thuật phải trả giá khi học sinh không làm được bài trong kì thi tốt nghiệp, bị Cẩm chửi bới trở nên kích động, ngộ dại phải vào nhà thương điên. Cô giáo Thảnh dạy hóa trơ trẽn, tự cho mình là cú vọ, đi dạy mà chỉ chờ kì nghỉ để nịnh nọt xin phiếu đi chơi với người tình. Còn cuộc đời thầy giáo Tự dạy văn là một chuỗi dài những đau thương mất mát. Khi còn là ông thầy của một ngôi trường miền trung du, anh đã bị đố kị, vùi dập, là nạn nhân của một vụ trả thù, bị đẩy ra chiến trường một cách vô lý. Trở về với tấm thân tàn, Tự lại gặp lục đục trong quan hệ vợ chồng. Xuyến bỏ việc thủ thư chuyển sang buôn bán, kết giao với những kẻ giàu có nhưng bẩn thỉu, dâm tục: những bà béo, gã Quỳnh hàng xóm... ngày càng cáu bẳn, tỏ ra khinh thường chồng, theo trai... Trong môi trường ấy, trên căn gác được coi là kho báu với hàng trăm cuốn sách quý, thầy giáo Tự vẫn vẫn say sưa với những áng văn, xa lánh thói dung tục, tầm thường giữ được bản chất đẹp đẽ của một người thầy, được học trò yêu mến, tín nhiệm. Anh đã phải tằn tiện trong chi tiêu, bán chiếc xe đạp, bán những cuốn sách quý... nhưng vẫn không vừa lòng Xuyến. Anh phải bỏ nhà đến tá túc tại trường với ông Thống bảo vệ. Bi kịch tột đỉnh khi anh và ông Thống bị Cẩm lật ngược tình thế đổ tội chữa điểm khiến ông Thống gục ngã, còn Tự đau đớn đành chia tay với mái trường, chia tay vì một cuộc hôn phối “không có giấy giá thú”. 7. NGƯỢC DÒNG NƯỚC LŨ Khiêm, một nhà giáo, nhà văn có tài, có nhân cách đạo đức nhân cách nhưng rơi vào bi kịch đau đớn. Trong gia đình, anh là một người chồng bị phản bội. Thoa, vợ anh lăng loàn với nhiều người nhưng anh đã bỏ qua, chuyển về Hà Nội để tránh tiếng và mong Thoa thay đổi. Nhưng môi trường mới lại khiến Thoa càng dễ dàng sa ngã. Chị bỏ đi buôn chuyến dài ngày bỏ mặc chồng con, theo trai, thậm chí còn dâm đãng, đê tiện tới mức làm tình ngay trước mắt Khiêm khi anh đang ốm liệt giường. Trong cơ quan, khi còn giữ chức phó phòng của một cơ quan xuất bản, anh cưu mang, cứu giúp cho Liệu, gã có biệt danh “xỏ nhầm giầy” vì anh trai phản bội tổ quốc, bỏ qua cái lý lịch ấy cho hắn kết nạp Đảng, định cho hắn lên chức phó phòng vì thấy hắn có năng lực. Anh đã nhận cái Tí Hợi vào làm vì thấy tội nghiệp cho thân hình “oắt xà lai”, “cái quái thai ngâm dấm ” của nó, coi nó như con... Vây quanh anh còn là Quanh với biệt danh “cóc cụ mắt lé” giả tạo, nham hiểm đang nhăm nhe chức trưởng phòng của Khiêm, Phô - tổng cục trưởng từng bị Khiêm đuổi học vì mất dạy nay lại là cấp trên của anh, đang tìm cách trả thù, đám cận vệ của Phô cũng không khác gì chủ cũng bộ mặt và tâm địa ghê sợ. Nơi ấy chỉ có Hoan, một người vừa đẹp mặn mà ở tuổi bốn mươi, vừa có nhiều tài lẻ là đứng về phía anh. Nhận thấy sự bất lợi của anh trong cơ quan, Hoan khuyên anh nhiều lần. Cuộc đời Hoan cũng gặp nhiều trắc trở. Được nhiều người yêu mến nhưng kẻ yêu thì sợ mất chức hoặc bất hạnh, kẻ vì háo sắc, nhục dục. Khi gặp Khiêm, chị yêu anh bằng một tình yêu chân thành, cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn, cái hay trong văn của anh. Nhưng Hoan lại bị vợ Khiêm rạch mặt trong vụ đánh ghen, bỏ cơ quan ra đi, sẩy thai... Bước đường cùng, Hoan đã buôn thuốc phiện, bị theo dõi, bị bắt nhưng may mắn thoát chết. Khiêm bị mất chức, trở về quê trên chuyến đò ngược dòng đối đầu với dòng nước lũ quái đản, Khiêm cảm nhận được sự quyết tâm dốc sức đối mặt của cha con người lái đò trong dòng nước xoáy cũng như Khiêm phải đối đầu với những sóng gió của cuộc đời. Hoan đã lần theo dấu vết mà Khiêm không biết vô tình hay hữu ý để lại trong hai truyện ngắn. Đó là dấu vết mà họ đã giao ước với nhau như dấu lông ngỗng mà nàng Mị Châu để lại cho Trọng Thủy đi tìm. Những kẻ xấu xa đã phải trả giá: Vợ Khiêm chết trong một lần đi phá thai lậu, tổng cục đang bị truy xét để định tội, số sách của Khiêm mà chúng định thủ tiêu đã được Hoan tình cờ mua lại được. PHỤ LỤC 2 (Ảnh tư liệu) Hình 1: NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG Hình 2: Nhà văn Ma Văn Kháng và nhà báo Nguyễn Anh Nông Hình 3: Hoạ sĩ Giáng Hương, phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT và Ban giám đốc Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du: Phan Hồng Giang (Chủ tịch), Ma Văn Kháng (Phó Chủ tịch) , Vũ Quần Phương (Phó Chủ tịch). Hình 4: Các nhân vật trong phim “Mùa lá rụng”- Chuyển thể từ tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng. Hình 5: Một cảnh trong phim “Mùa lá rụng”. Hình 6: Ruộng bậc thang của người HMông. Hình 7: Hội gầu tào của người Hmông. Hình 8: Chợ tình Hmông Hình 9: Múa khèn Hình 10: Bộ tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng - NXB. CAND năm 2006. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU.................................................................................................1 Chương 1. NHÌN CHUNG HAI CHẶNG ĐƯỜNG SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG SỰ VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945 TỚI NAY .....................................................................12 1.1. Hai chặng đường của tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 tới 1985.......................................................................................12 1.1.1. Chặngđường1945 - 1985.............................................12 1.1.2. Chặng đường từ 1985 tới nay .....................................15 1.2. Ma Văn Kháng và hai chặng đường tiểu thuyết của ông (trước và sau Mùa lá rụng trong vườn)....................................18 1.2.1. Ma Văn Kháng - đường đời, đường văn.....................18 1.2.2. “Mùa lá rụng trong vườn” - 1985, mốc đánh dấu sự chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng.......23 1.2.3. Nguyên nhân của sự chuyển biến ...............................24 Nguyên nhân khách quan............................................24 Nguyên nhân chủ quan ...............................................25 1.2.4. Chặng thứ nhất: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng trước “Mùa lá rụng trong vườn”.................................27 1.2.5. Chặng thứ hai: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng sau “Mùa lá rụng trong vườn” ..........................................28 1.3. Ma Văn Kháng - nhà văn có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam..................................................................................30 1.3.1. Một nhà văn góp công khai phá đề tài miền núi.........30 1.3.2. Một trong những nhà văn tiên phong thời kì đổi mới ..............................................................................32 Chương 2. CHUYỂN BIẾN VỀ NỘI DUNG CẢM HỨNG TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI ...............................................................................36 2.1. Từ thâm nhập, mô tả hiện thực miền núi trong chiến tranh đến khám phá cuộc sống, xã hội thành thị thời cơ chế thị trường...........................................................................36 2.1.1. Hiện thực cuộc sống, xã hội miền núi.........................36 2.1.2. Từ thâm nhập, mô tả hiện thực cuộc sống, xã hội miền núi trong chiến tranh đến khám phá hiện thực cuộc sống, xã hội thành thị thời cơ chế thị trường .........................................................................41 2.2. Từ chủ đề chiến tranh cách mạng đến chủ đề cuộc sống đời thường thời kì đổi mới.......................................................46 2.2.1. Miền núi thời kì đấu tranh xây dựng đất nước............46 2.2.2. Từ chủ đề chiến tranh cách mạng đến chủ đề cuộc sống đời thường thời kì đổi mới ........................51 2.3. Từ hình tượng thế giới nhân vật trữ tình sử thi đến hình tượng thế giới nhân vật đa dạng trong xã hội thành thị...........56 2.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học...............................................................................56 2.3.2. Những thay đổi về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng: Từ thế giới con người thi vị, đậm chất hùng ca đến thế giới con người thời “cơ chế thị trường” ngổn ngang và nhiều xáo trộn. .............................................................................58 Chương 3. CHUYỂN BIẾN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI ...............................................................................87 3.1. Từ tiểu thuyết miêu tả, phản ánh mang chất sử thi lãng mạn sang tiểu thuyết phân tích chính luận về đời tư thế sự..............................................................................................87 3.1.1. Cảm hứng sử thi lãng mạn trữ tình trong tiểu thuyết về miền núi của Ma Văn Kháng ......................87 3.1.2. Từ cảm hứng sử thi lãng mạn trữ tình trong tiểu thuyết về miền núi sang cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết về thành thị ...............................................92 3.1.3. Bút pháp miêu tả, phản ánh.........................................96 3.1.4. Từ bút pháp miêu tả, phản ánh sang bút pháp phân tích diễn biến tâm lý...........................................99 3.1.5. Bút pháp miêu tả ngoại hình nhân vật đặc sắc, hấp dẫn................................................................................105 3.2. Từ tiểu thuyết “đơn thanh” tiến gần đến tiểu thuyết “đa thanh”.......................................................................................109 3.2.1. Giọng ngợi ca hào hùng của người kể chuyện bên ngoài............................................................................110 3.2.2. Từ giọng ngợi ca hào hùng của người kể chuyện bên ngoài đến giọng phê phán của người kể chuyện nhập vai nói bằng tiếng nói bên trong............112 3.2.3. Giọng triết lý bên cạnh giọng trào tiếu, châm biếm, mỉa mai .............................................................122 3.3. Bước chuyển của ngôn ngữ nghệ thuật ...................................125 3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ mang đậm phong vị miền núi ......................................................................125 3.3.2. Từ ngôn ngữ giàu chất thơ mang đậm phong vị miền núi đến ngôn ngữ đa điệu của đời sống thị dân thời mở cửa ..........................................................128 KẾT LUẬN.............................................................................................135 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................140 PHỤ LỤC................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT (ĐBTHX) : Đồng bạc trắng hoa xòe (ĐCKCGGT) : Đám cưới không có giấy giá thú (GGƠLPT) : Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (MMH) : Mưa mùa hạ (MLRTV) : Mùa lá rụng trong vườn (NDNL) : Ngược dòng nước lũ (VBA) : Vùng biên ải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN044.pdf