Luận văn Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Hà Nội

Nông nghiệp Từ Liêm mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn là ngành trong vị trí quan trọng, cung cấp khối lượng đáng kể cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân, tạo việc làm và là nguồn thu nhập quan trọng của gần 30% dân số trên địa bàn huyện. Trong những năm tới, đổi mới nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp Từ Liêm đã đạt được những thành tựu đáng kể tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng đạt bình quân từ 4- 5%/ năm giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân trên ha đất nông nghiệp đạt từ 52- 59 % triệu/ ha. Sản xuất nông nghiệp đã định hướng theo nền sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất nông nghiệp, ở huyện Từ Liêm phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, năng suất lúa hàng năm thấp hơn so với các huyện ngoại thành Hà Nội, nguồn thu nhập từ cây lương thực hàng năm không thể thúc đẩy đời sống nông dân trong huyện. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một yếu tố cần thiết là phù hợp với nguyện vọng của người nông dân trong huyện khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ như ngày nay. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát huy những tiềm năng sẵn có vùng đặc sản và thiên nhiên ưu đãi tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập xã hội đem lại những hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng GDP hàng năm cung cấp cho thị trường só lượng hàng hoá như hoa, quả tươi, rau gia vị góp phần xoá đói giảm nghèo tạo việc làm ổn định cho nhiều người lao động trong huyện góp phần khắc phục các tệ nạn xã hội, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là tiền đề để thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp- nông thôn. Trên cơ sở bám sát mục tiêu nghiên cứu, lý luận, đánh giá đúng thực trạng đề xuất các giải pháp trong thời gian tới luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thấy rõ được quan điểm, các đặc trưng và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch. Hai là, phân tích đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Từ Liêm những năm qua thấy được hiệu quả kinh tế xã hội của chuyển dịch cơ cấu cây trồng, rút ra những thuận lợi và những vấn đề còn tồn tại của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện nhà. Ba là, đưa ra phương hướng, đề xuất các giải pháp trong thời gian tới.

doc91 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước ta vốn là một nền nông nghiệp nhỏ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiên về trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản chưa phát triển. Điều này thể hiện rõ trong sự phân bổ lao động và cơ cấu giá trị sản lượng kinh tế nông nghiệp. Lao động ngành nông nghiệp trong cả nước chiếm 22.200.000 người trong tổng số 27 triệu lao động nông thôn. Cơ cấu giá trị tổng sản lượng ước tính chiếm khoảng gần 80% giá trị tổng sản lượng kinh tế nông thôn. Vì vậy, chuyển nền nông nghiệp nhỏ lạc hậu nặng về tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá là một xu hướng tất yếu của Từ Liêm nói riêng và nước ta cũng như thế giới nói chung. Vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế là hết sức quan trọng. Do đó, xác định một cơ cấu cây trồng phù hợp với nền kinh tế thị trường là một sự cần thiết tất yếu, Trong nền kinh tế hàng hoá, các quan hệ kinh tế đều được biểu hiện thông qua các quan hệ hàng hoá, tiền tệ và thực hiện thông qua thị trường. Do đó, phải lấy thị trường làm gốc, làm điểm xuất phát cho các dự án phát triển nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Phát triển sản xuất hàng hoá phải gắn liền với thị trường, nhưng phải có sự điều tiết của Nhà nước để cho thị trường hoạt động một cách hoàn hảo. Cây trồng là đối tượng của sản xuất nông nghiệp, muốn phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá với tốc độ nhanh, vững chắc, trước hết phải sử dụng hợp lý nhất các yếu tố về điều kiện tự nhiên: khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn nước…các nguồn lợi về kinh tế xã hội như lao động, vật tư, kỹ thuật, tiền vốn… Việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ tạo điều kiện tăng năng suất và sản lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp ngành trồng trọt vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Do đó, cần phải có chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng của huyện Từ Liêm. Nếu mỗi vùng, mỗi xã có một cơ cấu cây trồng thích hợp kết hợp được giữa trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ một cách hợp lý, có hiệu quả nhất thì sẽ phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng xã trong huyện. Trong điều kiện nước ta hiện nay, xác đinh cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, phải tiến hành nghiên cứu thị trường, làm tốt công tác tiếp thị, dự báo đúng nhu cầu thị trường, có nghĩa là phải nhận thức đầy đủ quan hệ cung cầu, giá cả hàng hoá, đặc điểm của nông sản hàng hoá để phù hợp với các quy luật của nó. 2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải trên cơ sở khai thác sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh của từng vùng của huyện nhà Xuất phát từ lợi thế so sánh của nền kinh tế hàng hoá. Người ta đi tìm và xác định lợi thế so sánh, thế mạnh của mình trong một chủng loại hàng hoá nào đó mà người khác không bằng mình. Vì vậy, sản phẩm của mình có khả năng cạnh tranh trên thị trường, chiếm ưu thế vượt trội so với các sản phẩm cùng loại khác trên tất cả các phương diện từ mẫu mã, chất lượng, giá cả, tính tiện dụng. Nền nông nghiệp của nước ta còn lạc hậu, chất lượng nông sản chưa bằng nhiều nước trên thế giới. Nông sản hàng hoá của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, lợi thế so sánh của ta so với các nước khác không phải là không có và có thể thực hiện được. Lợi thế so sánh của mỗi loại nông sản hàng hoá có thể do điều kiện tự nhiên ưu đãi mang lại, cũng có thể là do bí quyết truyền thống, hoặc do công nghệ hiện đại đem lại. Việc khai thác đầy đủ, tối đa lợi thế so sánh để sản xuất nông sản hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao là một xu hướng tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Từ Liêm nói riêng và nước ta nói chung hiện nay. 3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường Hiệu quả kinh tế xã hội là mục tiêu chủ yếu, là đặc trưng cơ bản của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, nhằm từng bước xoá đói giảm nghèo, tăng hộ giầu, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế – xã hội phải được hiểu một cách toàn diện theo chiều hướng tiến bộ. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả là một sự chuyển đổi trong đó các vấn đề xã hội được giải quyết, đời sống văn hoá xã hội, công bằng xã hội, cơ sở hạ tầng của nông thôn ngày càng phát triển, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Do đó, tạo nên một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với việc chăm lo đời sống nhân dân, giải quyết một cách căn bản các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho nhân dân, tích cực xoá đói giảm nghèo, tăng hộ giàu, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH – HĐH 4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái của huyện và của Thành phố Hà Nội Môi trường sống và môi trường sản xuất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ ngày càng xấu đi. Các tổ chức quốc tế đang đấu tranh cho sự bền vững trong nông nghiệp . Mới đây, các tổ chức quốc tế đã có cuộc hội thảo về “Năng suất xanh” và đưa ra một số giải pháp thời gian tới. Nhiều vùng nông nghiệp sản xuất sạch đã được hình thành và ngày càng phát triển ở nước ta. Với chủ trương không dùng thuốc trừ sâu, không hoặc dùng ít phân hoá học, đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho ngưòi tiêu dùng. Từ Liêm đang đi vào sản suốt một số loại rau an toàn, chất lượng cao nhằm bảo vệ mội trường sinh thái và được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Xu hướng trong thời gian tới Từ Liêm phát triển nền nông nghiệp bền vững được thể hiện một số nét chủ yếu sau: Một là, thoả mãn tốt nhất được nhu cầu của con người về nông sản. Hai là, có khả năng thích ứng với các tiến bộ KHCN ngày càng cao trong nông nghiệp. Ba là, Đảm bảo môi trường sống, môi trường tự nhiên của huyện và Thủ đô Hà Nội không bị phá huỷ mà ngày càng được tái tạo. Hơn lúc nào, hết bảo vệ mội trường đang đặt ra vấn đề sống còn của Từ Liêm nói riêng và nước ta nói chung. Vì vậy, phát triển một nền nông nghiệp bền vững là một xu hướng tất yếu của bất kỳ một quốc gia nào. II. Những căn cứ chủ yếu xây dựng phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện Từ Liêm – Hà Nội Trong những năm tới, để việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Từ Liêm có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện nhà, khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm đi, thì việc sử dụng nó cần tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH. Cơ cấu cây trồng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sau đây là một số căn cứ chủ yếu: 1. Căn cứ vào tiềm năng của huyện Từ Liêm- Hà Nội là một trong năm huyện ngoại thành có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá. Là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển sản xuất nông sản hàng hoá và giao lưu kinh tế với các ngoài vùng, điều kiện thời tiết, khí hậu địa hình, đất đai cho phép phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp với một cơ cấu cây trồng đa dạng và hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung như cây ăn quả, hoa, rau sạch lương thực, thực phẩm để cung cấp cho thị trường nội thành Hà Nội và một số vùng lân cận. Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối tốt. Hệ thống kênh mương ao hồ chứa nước phân bổ đều trên địa bàn huyện. Mạng lưới đường giao thông liên thôn, liên xã thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá. Hầu hết, các tuyến đường đều được rải nhựa và bê tông. Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc ngày càng được mở rộng và phát triển, đặc biệt thuỷ lợi ngày càng được sửa sang, tu bổ và nâng cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, nó lại gần trung tâm Thủ đô Hà Nội, cho nên rất thuận tiện mở rộng và khai thác thị trường này. Đây là, một thị trường có sức mua lớn và nhu cầu nông sản hàng hoá chất lượng cao. Bên cạnh đó, huyện Từ Liêm còn có một nguồn lao động dồi dào với 48.896 người chiếm 48,59% dân số toàn huyện. Trong đó, lao động chưa có việc làm 6.750 người chiếm 6,29% nguồn lao động. Đại bộ phận lao động đều có trình độ dân trí cao, cần cù, chịu khó, sáng tạo, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, nhạy bén với thị trường. 2. Căn cứ vào thị trường Thị trường đầu ra ở đây bao gồm thị trường trong huyện và thị trường ngoài huyện, thậm chí là thị trường xuất khẩu. Thị trường nó hình thành một cách khách quan trên quan hệ cung – cầu. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Nếu nhu cầu thị trường ngày càng lớn thì sẽ thúc đẩy, khuyến khích người nông dân chuyển đổi theo hướng nhu cầu thị trường và ngược lại, đối với sản phẩm nông nghiệp ngoài thị trường trong huyện, trong nước còn có nhu cầu phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, Từ Liêm là một trong những địa phương có vùng sản xuất cây ăn quả như Bưởi Diễn, Cam Canh, Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, hoa, rau an toàn tương đối lớn và chất lượng sản phẩm rất tốt được thị trường Hà Nội và thị trường trong nước rất ưa chuộng. Không những thế mà nông sản này còn được xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Nga, một số nước ASEAN. Hiện nay, Từ Liêm đang khai thác mạnh thị trường nội thành Hà Nội và dự báo nhu cầu về hoa tươi, quả, rau xanh của Thủ Đô trong những năm tới được thể hiện qua biểu sau: Biểu 27. Dự báo nhu cầu thị trường Hà Nội đến 2010 Hạng mục Năm 2005 Năm 2010 định mức BQ/ người Tổng số (tấn) Định mức (BQ/người) Tổng số (tấn) 1. Rau xanh 85 247.920 90 289.800 2. Quả các loại 70 204.170 80 257.600 3. Hoa tươi (ha gieo) 2.000 3.000 Nguồn:phòng kế hoạch –kinh tế&PTNT huyện Từ Liêm 3. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng XHCN. Chiến lược phát triển kinh tế của Từ Liêm là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để xây dựng phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng của Huyện trong tương lai. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, hộ là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo điều kiện giải phóng năng lực sản xuất trong nông thôn, đòi hỏi phải xác định một cơ cấu cây trồng phù hợp, năng động với yêu cầu thị trường của Từ Liêm là một vấn đề đặt ra hiện nay. 4. Căn cứ vào ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của Từ Liêm Ngày nay, KHCN là lực lượng sản xuất trực tiếp, quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong quá trình phát triển kinh tế nói chung. Những thành quả về KHCN đã góp phần giải phóng sức lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm gấp nhiều lần. Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, nông dân huyện Từ Liêm đã đưa những giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm, sức chống chịu sâu bệnh tốt làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm. Những thành quả trên cũng là căn cứ để xây dựng phương hướng sản xuất cây trồng của huyện Từ Liêm trong những năm tới. 5. Căn cứ vào hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Từ Liêm Chuyển dich cơ cấu cây trồng với mục đích tạo ra một cơ cấu cây trồng mới, mang hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng cũ. Từ những số liệu đã trình bày ở chương II, ta thấy thu nhập do trồng hoa, cây ăn quả, rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với cây lúa. Mặt khác, khi mà tốc độ đô thị hoá ở huyện nhà diễn ra một cách mạng mẽ thì đánh giá hiệu quả chuyển dịch của nó càng rõ nét hơn. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng làm tăng tổng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập cho các hộ nông dân trong huyện. Trên đây, là 5 năm cứ chủ yếu để xây dựng phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của Từ Liêm trong thời gian tới ngoài ra nó còn một số căn cứ khác như: căn cứ vào kinh nghiệm và mô hình mới, căn cứ vào chủ trương phát triển nông nghiệp – nông thôn của UBND Thành phố Hà Nội và của UBND huyện Từ Liêm... III. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của Huyện 1. Phương hướng chung Từ những căn cứ thực tế trên, để phát huy những thành tựu kinh tế- xã hội mà nhân dân Từ Liêm đã đạt được trong những năm đầu đổi mới cuả Đảng và Chính phủ trong nông nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải phù hợp với cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2010 và 2020. Trong những năm tới, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần do phát triển đô thị + Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao theo vùng tập trung: Giảm mạnh sản xuất lương thực, tăng cơ cấu lúa thơm, lúa có năng suất cao, tập trung mạnh mẽ phát triển các loại hoa tươi có giá trị cao (ngoài tập đoàn hoa truyền thống, thường xuyên tạo được các loại hoa mới), phát triển mạnh mẽ một số loại cây ăn quả (chú ý những loại đặc sản truyền thống như cam Canh, Bưởi Diễn, Hồng Xiêm Xuân Đỉnh ), phát triển một số loại rau cao cấp, rau sạch đặc biệt là rau gia vị, rau trái vụ và lấm … + Đầu tư hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung sau đây: vùng sản xuất hoa, rau ở Tây Tựu, Liên Mạc, Thượng Cát, vùng cây ăn quả Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, duy trì vùng sản xuất lúa ở Tây Mỗ, Đại Mỗ. Đặc biệt đầu tư xây dựng các vùng quả Phú Diễn, Minh Khai, vùng hoa Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc. + Tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHKT công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm từng bước chuẩn hoá sản phẩm nông nghiệp. Tích cực mở rộng và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp. + Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sạch vừa đảm bảo gia tăng thu nhập ổn định cho cộng đồng nông dân, vừa đảm bảo giữ gìn nâng cấp môi trường sinh thái. Thực hiện thâm canh cao, phối hợp hài hoà giữ thực hiện chuyên canh với việc thực hiện đa canh. + Chuyển dịch cơ cấu cây trồng kết hợp với việc khai thác du lịch sinh thái, vui chơi, nghỉ ngơi của các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội, đặc biệt đối với dân cư khu đô thị và người nước ngoài. 2. Phương hướng cụ thể Mặc dù tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh nhưng nông nghiệp Từ Liêm vẫn phát triển ổn định toàn diện cả 3 ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Nông nghiệp Từ Liêm vẫn tập trung những loại cây có giá trị kinh tế cao nhằm chiếm lĩnh vững chắc thị trường Thủ đô và các tỉnh lân cận cũng như xuất khẩu. Đối với nội bộ ngành trồng trọt, tỷ trọng cây trồng sẽ chuyển dịch như sau vào năm 2010 + Nhóm cây lương thực từ 30% sẽ giảm 15% + Nhóm cây rau thực phẩm từ 3,5% sẽ tăng lên 15% + Nhóm cây ăn quả từ 20,5% tăng lên 30,0% + Nhóm hoa tươi từ 42,0% tăng lên 48,0% + Nhóm cây trồng khác từ 4,5% sẽ giảm xuống còn 1,0% Biểu 28. Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp Hạng mục Năm 2005 Năm 2010 Tổng cộng 100,0 100,0 I. Ngành nông nghiệp 99,9 99,9 1. Ngành trồng trọt 68,0-70,0 63,0-65,0 2. Ngành chăn nuôi+ TS 29,0-31,0 33,0-35,0 3. Ngành dịch vụ 1,0-2,0 2,0-3,0 II. Ngành lâm nghiệp 0,1 0,1 Nguồn: phòng thống kê- huyện Từ Liêm Nhìn vào biểu trên, ta thấy vào năm 2005 thì ngành trồng trọt chiếm 68,0-70,0%; đến năm 2010 giảm xuống 63,0-65,0, ngành chăn nuôi tăng từ 29,0-31,0 năm 2005; đến năm 2010 là 33,0-35,0; ngành dịch vụ tăng lên 1% vào năm 2010, ngành lâm nghiệp không đổi. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng và là một xu hướng chuyển dịch tất yếu của nền nông nghiệp nước ta nói chung và của Từ Liêm nói riêng. Mặc dù vậy, tốc độ chuyển dịch của huyện Từ Liêm còn chậm chưa tương ứng với tiềm năng và vị thế của huyện ngoại thành Thủ đô có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất. 3. Dự kiến của ngành trồng trọt đến năm 2010 3.1. Bố trí sử dụng đất nông nghiệp Biểu 29. Bố trí sử dụng đất nông nghiệp Từ Liêm đến năm 2010 Hiện trạng năm 2002 2005 2010 DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 4009,02 100,00 3255,00 100,00 2555,00 100,00 1. Đất trồng cây hàng năm 3450,03 86,05 2557,75 78,57 1705,00 66,73 1.1. Đất lúa, đất màu 2726,30 68,00 1577,75 48,47 560,00 21,91 1.2. Đất chuyên cây hàng năm 723,73 18,05 980,00 36,10 1145,00 44,81 - Chuyên màu 97,99 2,44 80,00 2,45 80,00 3,13 - Chuyên rau 447,21 11,15 330,00 10,13 300,00 11,74 - Chuyên cây hàng năm 148,53 3,07 570,00 23,53 705,00 27,59 2. Đất vườn tạp 37,39 0,93 12,25 0,38 3. Đất cây lâu năm 237,01 5,91 375,00 11,52 480,00 18,78 - Cây ăn quả 236,40 5,89 372,00 11,42 475,00 18,59 - Cây lâu năm khác 0,61 0,02 3,00 0,10 5,00 0,19 4. Mặt nước NTTS 284,59 7,09 310,00 9,52 370,00 14,48 Nguồn: Phòng thống kê -huyện Từ Liêm Nhìn vào biểu trên, ta thấy năm 2002 tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.009,02 ha giảm xuống 3.255,00 ha vào năm 2005 và năm 2010 còn 2.555,00 ha, do đô thị ngày càng mở rộng, đất đai giành cho nông nghiệp ngày càng giảm, đất trồng cây hàng năm cũng giảm: cụ thể năm 2002 là 3450,03 ha đến năm 2005 là 2.557,75 ha và giảm xuống còn 1705,00 ha vào năm 2010. Trong đó đất lúa là 2726,30 ha chiếm 68,00% năm 2002; năm 2005 là 1577,75 ha chiếm 48,47% và đến năm 2010 là 560,00 ha chiếm 21,91%. Đất trồng cây hàng năm khác năm 2002 là 723,73 ha chiếm 18,05% tăng lên 980,00 ha vào năm 2005 chiếm 36,10 % và tăng lên 1145,00 ha vào năm 2010. Đất vườn ngày càng giảm, đất trồng cây lâu năm đặc biệt là cây ăn quả ngày càng tăng: năm 2002 là 236,40 ha chiếm 5,89%, đến năm 2005 là 372,00 ha chiếm 11,42% và tăng lên 475,00 ha vào năm 2010 chiếm 18,59%. 3.2. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đến năm 2010 Biểu giá 30. Trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt Hạng mục 2005 2010 Giá trị (tỷ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ) Cơ cấu (%) Tổng số 174,90 100,00 175,05 100,00 1. Nhóm cây lương thực 31,40 17,95 12,00 66,86 2. Nhóm cây rau đậu 33,25 19,01 30,00 17,14 3. Nhóm hoa các loại 70,00 40,01 88,00 50,26 4. Nhóm cây lâu năm 34,00 19,44 42,00 24,00 5. Nhóm cây CNNN cây khác và sản phẩm phụ 6,20 3,59 3,05 1,74 Nguồn: Phòng kế hoạch- Kinh tế&PTNThuyện Từ Liêm Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự chuyển dịch ở 5 nhóm cây chính: + Nhóm cây lương thực: Do quá trình đô thị hoá mất đất nông nghiệp để phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, mở rộng khu dân cư, chuyển đổi đất lúa sang đất màu, sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như hoa, cây ăn quả, rau an toàn và nuôi trồng thủy sản. + Nhóm cây rau đậu thực phẩm có sự chuyển dịch tương đối chậm và xu hướng giảm dần tỷ trọng diện tích và giá trị sản xuất đến năm 2010 song về chất có sự thay đổi đáng kể, giảm diện tích rau thông thường, tăng diện tích rau trái vụ, rau an toàn, rau cao cấp và rau gia vị để được giá trị cao/1 đvsp/đơn vị diện tích sản xuất. + Nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh là nhóm cây ngắn ngày khác trong đó chủ yếu là lĩnh vực sản xuất hoa. Tỷ trọng năm 2005 là 40,01% đến năm 2010 tăng lên 50,26% giá trị sản xuất ngành trồng trọt về diện tích năm 2005; diện tích gieo trồng đạt 1500 ha gấp 1,5 lần năm 2000 và đến năm 2010 diện tích hoa tăng lên gấp đôi hiện nay, chiếm hơn 60,0 % diện tích toàn thành. + Nhóm cây có tốc độ tăng trưởng khá là cây dài ngày trong đó chủ yếu là cây ăn quả, tỷ trọng cơ cấu ngành trồng trọt từ 19,44% năm 2005 lên 24% năm 2010 +Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, cây khác và sản phẩm phụ có xu hướng giảm cả về tỷ trọng lẫn cơ cấu. IV. Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng của Từ Liêm trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Hiện nay, tốc độ đô thị hoá ở Từ Liêm diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng, đất nông nghiệp ngày càng mất dần đi, đô thị ngày càng mở rộng. Để chuyển dịch cơ cấu cầy trồng có hiệu quả trong thời gian tới thì chúng ta phải thực hiện một cách đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau: 1. Giải pháp về tài chính, tín dụng Để đạt được mục tiêu kinh tế- xã hội từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong đó có cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và gắn với nhu cầu thị trường thì chúng ta phải đầu tư rất mạnh cho sản xuất, cho phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp- nông thôn. Chúng ta phải thừa nhận rằng sản xuất nông nghiệp cần rất nhiều vốn đầu tư để thực hiện thâm canh, ứng dụng các thành tựu KHCN. Trước hết, là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và hệ thống dịch vụ nông nghiệp nông thôn. Mặt khác, chúng ta phải thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá để nâng cao chất lượng hàng nông sản. Do chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài, thời gian quay vòng vốn chậm, rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Vì vậy, nhu cầu về vốn cho sản xuất nông nghiệp không chỉ đặt ra cho Từ Liêm mà còn cho cả nước nói chung. Hiện nay, tốc độ đô thị hoá ở Từ Liêm diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, đất đai giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, đô thị càng mở rộng thì vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải khai thác triệt để các lợi thế so sánh và hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích. Hiện nay, Từ Liêm phân bổ nguồn vốn như sau: Vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41,8-52,6% trong tổng vốn đầu tư cho khâu giống, đầu tư phát triển dài ngày, phát triển chăn nuôi, cải tạo ruộng chũng. Vốn đầu tư cho cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là đầu tư cho cải tạo, chuyển đổi và kiên cố hoá hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng cho phù hợp với đối tượng sản xuất mới (hoa, cây ăn quả, rau an toàn, thuỷ sản) chiếm từ 33,1-37,2% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư cho bảo quản và chế biến, tập trung các hạng mục: bảo quản rau, hoa, quả…chiếm 5%. Vốn ngân sách chiếm tỷ trọng từ 45,6-46,6% trong tổng vốn đầu tư, tập chung chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng là thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, công tác giống, xây dựng mô hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và vốn sự nghiệp. Vốn vay từ các nguồn, với phương thức khác nhau chiếm tỷ trọng từ 20,5-29,5% trong tổng vốn đầu tư, trong đó tập trung cho các lĩnh vực sản xuất và chế biến. Vốn tự có là tổng hợp mọi nguồn lực được huy động của các doanh nghiệp và hộ nông dân tham gia vào quá trình sản xuất. Trong đó, phải kể tới vai trò quan trọng của sức lao động đã bỏ ra được tính thành tiền của người sản xuất. Đồng thời, Phát huy cao độ khả năng tự huy động các nguồn vốn đầu tư đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu. Với đặc điểm là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, lại nằm gần ở đô thị lớn là Thủ đô Hà Nội nên đầu tư vốn cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, đầu tư theo chiều sâu tức là đi vào những cây trồng có chất lượng cao, giá trị kinh tế cao để mang lại hiệu quả cao nhất. Để làm được điều này thì thời gian tới chúng ta phải thực hiện một số biện pháp sau: Một là, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, vốn tự có để đảm bảo an toàn về vốn. Hai là, thủ tục vay vốn phải đơn giản, tránh gây phiền hà để người nông dân tiếp cận với vốn một cách nhanh và thuận tiện nhất. Ba là, lãi suất cho vay phải ưu đãi vì sản xuất nông nghiệp rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Bốn là, lượng vốn vay và thời gian phải phù hợp với chu kỳ của sản xuất nông nghiệp. 2. Giải pháp về thị trường Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, tất nhiên là thị trường phải là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. Thị trường tiêu thụ nông sản ổn định là yếu tố cực kỳ quan trọng để ổn định. Từ đó, có thể xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý và ổn định trên mỗi vùng, mỗi địa bàn sản xuất phải gắn với thị trường. Như vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý nhất theo hướng sản xuất hàng hoá thì phải xem nhân tố thị trường như là sự sống còn đối với người sản xuất. Do vậy, cần phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nghiên cứu thăm dò thị trường để xác định được nhu cầu thị trường. Tốc độ đô thị hoá ở huyện nhà đang diễn ra một cách mạnh mẽ, trong những năm tới đô thị ngày càng mở rộng. Hơn nữa, lại nằm ngay ở một thị trường rộng lớn, sức mua lớn như ở Thủ đô Hà Nội. Đây là, một thị trường khó tính và đầy tiềm năng. Do đó, chất lượng sản phẩm đòi hỏi khắt khe, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, và những sản phẩm có giá trị cao ngày càng có nhu cầu lớn. Do đó, Từ Liêm phải đi vào đầu tư theo chiều sâu tức là đi vào những loại cây có giá trị kinh tế cao như luá đặc sản, rau an toàn, quả, hoa, cây cảnh…Muốn giá trị sản phẩm nông sản hàng hoá cao thì phải qua chế biến. Do đó, chất lượng sản phẩm tăng thêm, mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng. Trong những năm tới, Từ Liêm cần thực hiện một số vấn đề sau: + Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập hệ thống tổ chức điều hành đồng bộ từ sản xuất đến lưu thông, tới mạng lưới phân phối. + Tăng cường công tác thông tin kinh tế nhất là thông tin về thị trường, giá cả, để người nông dân nắm bắt kịp thời và chính xác. Do đó, xác định được kế hoạch sản xuất. + Có phương án quy hoạch và nâng cấp, xây dựng mới hệ thống chợ trong đó đặc biệt chú ý tới các chợ bán buôn, các chợ đầu mối, là nơi tập trung khối lượng nông sản hàng hoá lớn. + Đi vào các sản phẩm có chất lượng cao, đầu tư theo chiều sâu như hoa, cây ăn quả, rau an toàn, rau gia vị, lúa đặc sản, chế biến các dạng đó thành nhiều dạng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh thị trường huyện, thị trường trong nước. Một số mặt hàng nông sản của huyện đã có mặt ở Trung Quốc, các nước Đông Âu, và một số nước ASEAN. Trong những năm tới, huyện cần mở rộng và tiếp cận thị trường nước ngoài. 3. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Như chúng ta đã biết, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, có thể nói ở đâu có đất đai là ở đó có thể sản xuất nông nghiệp. Do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng thì diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm đi một cách đáng kể trong thời gian tới. Do đó, phải sử dụng đất đai làm sao có hiệu quả nhất trên một đơn vị diện tích. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp mà cụ thể là chuyển đổi đất lúa, đất màu có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây trồng và vật nuôi, thả cá có hiệu quả kinh tế cao hơn. Như phát triển trồng hoa, rau gia vị, cây ăn quả và các mô hình nuôi thuỷ đặc sản, thả cá ở các chân ruộng trũng… Đất đất nông nghiệp cho các quá trình phát triển đô thị trên các loại đất, song tới 75-80% các loại hình đất lúa- lúa màu, các loại đất khác có mất song không đáng kể. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng các loại đất sang trồng các loại cây lâu năm, rau gia vị, hoa và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao hơn sẽ diễn ra đồng thời ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Tiến độ và mức độ của quá trình chuyển đổi đất lúa, màu sang trồng hoa, rau, cây ăn quả và nuôi thả cá đều phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, vào khả năng đầu tư và tổ chức quản lý sản xuất của hộ nông dân, của doanh nghiệp, của huyện và những cơ chế chính sách của Nhà nước và Thành phố. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cần phải tiến hành và thực hiện đồng bộ với các biện pháp liên quan để đem lại giá trị cao, hiệu qủa tổng hợp cả kinh tế xã hội và ổn định lâu dài. Việc chuyển đổi đất chủ yếu từ đất lúa, lúa màu có hiệu quả thấp để chuyển sang trồng hoa, cây ăn quả, rau an toàn khiến cho diện tích đất lúa- lúa màu sẽ giảm đi khá lớn trong các năm tới. Các giải pháp chính cần thực hiện để cho quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp có hiệu quả bao gồm: - Huyện cần có chủ trương hướng dẫn cụ thể các xã, HTX và hộ nông dân được chuyển đổi phương hướng sử dụng đất theo mục tiêu thu được hiệu quả kinh tế cao và bền vững. - Lập các dự án đầu tư theo vùng sản xuất các loại sản phẩm chính của từng xã hoặc từng vùng trên cơ sở đó đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và ban hành các chính sách cụ thể để hình thành vùng cây ăn quả, hoa tập trung, giúp cho quá trình chuyển đổi, sử dụng đất có sự thống nhất giữa người nông dân và cơ quan chỉ đạo. -Huyện và Thành phố cần có chính sách hỗ trợ ưu tiên về thuế và vốn vay đầu tư cho sản xuất, cùng các hướng dẫn về công tác khuyến nông để hộ nông dân sớm tạo ra sản phẩm, thu được hiệu quả kinh tế cao ngay từ các năm đầu. - Đồng thời với chủ trương chung cho chuyển đổi phương hướng sử dụng đất, cần nhanh chóng tiến hành xây dựng các mô hình điểm, để tổng kết rút kinh nghiệm nhân rộng ra đại trà. 4. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn Việc sản xuất hàng hoá luôn gắn liền với cơ sở hạ tầng. Phát triển sản xuất nông nghiệp trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn thì xây dựng cơ sở hạ tầng là việc làm quan trọng và cần thiết. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như thủy lợi, giao thông, điện… và cơ sở hạ tầng xã hội như y tế, văn hoá thể dục thể thao, giáo dục… Căn cứ vào định hướng, mục tiêu và các chỉ tiêu bố trí sản xuất ngành trồng trọt trong quá trình đô thị hoá thì việc củng cố, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong nông nghiệp nông thôn là cần thiết và được đầu tư sớm. Qua trình đô thị hoá, cũng tạo ra những khu đô thị lớn sẽ tạo nên một bước chuyển cấp lớn, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư nói chung và tạo nên những cảnh quan mới, văn minh, hiện đại hơn cho Từ Liêm nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức lớn như môi trường biến đổi, đất đai thu hẹp, nguồn nước giành cho tưới tiêu bị ô nhiễm, chất lượng đất đai ngày càng giảm sút… Vì vậy, trong phát triển cơ sở hạ tầng cần phải lưu ý đến vấn đề đô thị hoá trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. +Thuỷ lợi nội đồng: Đồng thời, với chủ trương kiên cố hoá kênh mương, cần có sự cải tạo nâng cấp hệ thống trạm bơm tưới tiêu đã có với những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, rau an toàn, rau gia vị, cây ăn quả cần có sự cải tạo hệ thống thuỷ nông nội đồng cho phù hợp với đối tượng sản xuất là hoa và rau ( đặc biệt lưu ý đến những tiểu khu sản xuất rau, hoa, cây ăn quả theo công nghệ cao). +Giao thông: Đối với giao thông nội đồng gắn liền với hệ thống kênh mương, từng bước mở rộng và kiên cố hoá các trục giao thông đến các tiểu khu sản xuất, để các phương tiện cơ giới vận tải nhỏ và cơ khí có thể tiếp cận với địa bàn sản xuất tạo điều kiện cho việc cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp – nông thôn – một trong những yếu tố dẫn đến thành công của CNH- HĐH nông nghiệp – nông thôn. Đối với giao thông ngoại đồng: huyện cần đầu tư hơn nữa xây dựng đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn với phương trâm là Nhà nước và Nhân dân cùng làm, huy động mọi nguồn vốn tại chỗ để phát triển giao thông. Hoàn thành việc nhựa hoá toàn bộ các tuyến đường huyện quản lý, phát triển hệ thống giao thông đảm bảo vận chuyển lưu thông hàng hoá được thông suốt. + Điện: điện để phục vụ sinh hoạt nói chung và nông nghiệp nói riêng là biện pháp đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở Từ Liêm. Nhìn chung, về điện ở Từ Liêm hiện nay là rất thuận lợi cho sinh việc hoạt sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc cung cấp điện chưa thực sự đảm bảo ổn định, an toàn. Trong những năm tới, huyện cần đầu tư nâng cấp hơn nữa về mạng lưới điện của huyện nhà để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. +Chế biến nông sản và bảo quản nông sản sau thu hoạch Tìm kiếm, lựa chọn và ứng dụng các công nghệ chế biến bảo quản nông sản phù hợp với quy mô và trình độ khác nhau. Trong đó, đặc biệt chú ý đến những thành tựu công nghệ hiện đại. Việc bảo quản và chế biến nông sản sẽ góp phần làm tăng giá trị sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng. Việc nâng cấp hoàn chỉnh cơ sở chế biến và bảo quản giúp cho hộ nông dân Từ Liêm sản xuất thu lượm hàng hoá, gắn với thị trường nội thành Hà Nội và xuất khẩu, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần trực tiếp cải thiện đời sống nông dân. Đô thị ở Từ Liêm ngày càng mở rộng thì yêu cầu về sản phẩm qua chế biến có chất lượng cao ngày càng tăng. Vì vậy, phải đầu tư theo hướng này. +Đầu tư trực tiếp cho sản xuất: Hỗ trợ hộ nông dân đầu tư xây dựng các nhà kính- nhà lưới- hệ thống nguồn nước và thiết bị điều tiết tưới, thiết bị chiếu sáng để sản xuất hoa, rau cao cấp, quả tươi. Việc đầu tư này, được tiến hành trên cơ sở được tổ chức thực hiện các dự án khả thi của tiểu vùng, khu sản xuất, sản xuất mang tính tập trung, có tính hệ thống đồng bộ đầu tư vào sản xuất đến quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất dẫn đến đầu ra của sản phẩm. Tóm lại, việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ ở Từ Liêm khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ như ngày nay thì phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp –nông thôn góp phần trực tiếp phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng và thuận lợi, làm thay đổi bộ mặt nông thôn tăng cường liên kết công nghiệp-nông nghiệp –dịch vụ. Có như vậy, mới tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý hiệu quả cao. 5. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Ngày nay, KHCN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và vai trò của nó ngày càng quan trọng đối với sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nông nghiệp truyền thống dựa vào kỹ thuật cổ truyền mang tính thủ công và kinh nghiệm truyền thống. KHCN đã tạo ra nhiều vùng nông nghiệp hàng hoá tập trung, thâm canh cao, năng suất sản lượng không ngừng gia tăng, nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao hiệu quả. Việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất sẽ góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý. Sản xuất ngành trồng trọt vốn mang tính thời vụ. Do đó, sản xuất phải có cơ cấu mùa vụ thích hợp; người nông dân có thể dải vụ trong năm tránh rồn rập vào lúc gieo trồng cũng như thu hoạch. Nó giúp nông dân hạn chế thiên tai trong mỗi mùa vụ đối với loại cây trồng có tỷ suất hàng hoá thấp có những giống cây có năng suất cao để chuyển đổi một phần diện tích cây trồng đó sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Ngoài ra ,việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp còn góp phần vào kế hoạch hoá sản xuất đúng tiến độ sản xuất, tránh tồn đọng, hạn chế hao hụt sản phẩm. Do đó, giảm được thiệt hại trong sản xuất. Mặt khác, nếu chúng ta áp dụng KHCN nó góp phần giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Đối với Từ Liêm Hà Nội, là một huyện đặc thù có tốc độ đô thị hoá rất nhanh, đô thị ngày càng mở rộng thì việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp rất cần thiết để có được sản phẩm nông nghiệp đặc sản có chất lượng. Tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh thì đất đai giành cho sản xuất nông nghiệp mất dần đi, đòi hỏi nhu cầu của thị trường ngày càng lớn. Do đó, chúng ta phải áp dụng các thành tựu của KHCN vào sản xuất. Trước hết là cuộc cách mạng sinh học, tạo giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và sạch bệnh và khả năng thích nghi rộng rãi. Qua thực tế, sản xuất ngành trồng trọt trong những năm qua người nông dân đã đi vào những cây trồng có giá trị kinh tế, hiệu quả cao như lúa đặc sản, rau an toàn, hoa quả tươi. Ưu thế của Từ Liêm là ngành trồng trọt có thị trường tiêu thụ rộng lớn (Thủ đô Hà Nội ). Đây là một thị trường có sức mua lớn, nhu cầu đòi hỏi nông sản ngày càng cao. Mặt khác, đô thị của Từ Liêm ngày càng mở rộng với tốc độ nhanh thì người nông dân phải áp dụng tiến bộ KHCN để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao. Trong thời gian tới, Từ Liêm cần giải quyết một số vấn đề sau: ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác vào các khâu phơi sấy, bảo quản chế biến nông sản. Ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh, hoàn thiện mạng lưới khuyến nông, mạng lưới kỹ thuật viên đến từng xã để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác khuyến nông, hỗ trợ nông dân trong sản xuất. Tích cực nhập khẩu các tiến bộ KHCN các vùng trong nước cũng như nước ngoài đưa vào sản xuất. 6. Giải pháp kinh tế vĩ mô Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước là giải pháp cực kỳ quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế quốc gia. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước. Những sách đó là những chính sách lương thực, chính sánh đất đai, chính sách đầu tư tín dụng… + Chính sách đất đai Những quan điểm mới, về ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta đã tạo động lực mới trong quá trình phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Cùng với quá trình hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân đã có tác dụng tốt đối với chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Phần lớn, đất nông nghiệp đều có người chủ cụ thể gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng, đang tạo ra cơ chế hợp lý mới cho việc chuyển đổi kích thích các hộ nông dân đầu tư thâm canh, ứng dụng KHCN vào sản xuất. Hiện nay, đất đai dành cho nông nghiệp trên địa bàn huyện mất dần đi do quá trình đô thị hoá, đất đai đã ít ngày càng ít hơn. Vì vậy, người nông dân, phải sử dụng tiết kiệm đất đai và hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Do đó, chỉ có đi vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao chất lượng tốt, những loại cây đặc sản mà thị trường ưa chuộng cũng như phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, kết hợp với du lịch và sinh thái một cách có hiệu quả. Trong thời gian tới huyện cần: - Giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, đối với cây hàng năm 20 năm, cây lâu năm là 50 năm. - Tiến hành quy hoạch ổn định đất cho các xã trên cơ sở hộ nông dân cần yên tâm đầu tư cho mở rộng sản xuất. - Cần có các hướng dẫn quy định cụ thể cho phép hộ nông dân nhận đất làm trang trại với địa phương còn quỹ đất cho đấu thầu. - Cần có cơ chế chính sách cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng, từ đất có hiệu quả kinh tế thấp, như đất có năng suất thấp, bị hạn, hoặc úng, đất màu, đất bãi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như trồng hoa, rau sạch, cây ăn quả, nuôi thả cá. + Chính sách đầu tư tín dụng Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nông thôn và đầu tư nghiên cứu ứng dụng KHCN cần có chính sách đầu tư ngân sách cho việc duy trì phát triển cây trồng, chi bảo trợ nông nghiệp, hỗ trợ, chuyển giao KHCN… Vì vậy, chính sách về vốn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là rất quan trọng. Các giải pháp về vốn của huyện là: +Ưu tiên cho vay vốn phát triển kinh tế các vùng tập trung sản xuất nông sản hàng hoá (hoa, cây ăn quả…). + Ưu tiên cho vay vốn phát triển các ngành nghề. + Miễn thuế một vài năm đầu cho các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, ngoài nguồn vốn được hỗ trợ được vay ngân hàng với lãi xuất thấp, huyện huy động nguồn vốn của nhân dân, kêu gọi các cá nhân và tổ chức đầu tư vốn. - Chính sách đảm bảo an ninh lương thực Vấn đề an toàn lương thực là chiến lược kinh tế chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, đi đôi với việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt sang cây trồng có giá trị hiệu quả kinh tế cao thì huyện cần phải có chính sách nhằm: + Một là, đảm bảo đủ lương thực cho người dân. + Hai là, đảm bảo cho người nông dân có thu nhập để có thể thanh toán được lương thực cần dùng. + Ba là, đảm bảo cho người nông dân tăng thu nhập đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. +Bốn là, tạo ra nhiều công ăn việc làm và xây dựng nông thôn ngày càng phồn vinh, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. - Chính sách thuế: Thuế thu từ sản xuất nông nghiệp không nhiều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế đối với chuyển dịch cơ cấu cây trồng. 7. Giải pháp về bảo quản và chế biến nông sản Công nghệ chế biến là mắt xích quan trọng nhất nối liền sản xuất hàng hoá, sản xuất với tiêu dùng, chuyển sản phẩm tươi sống thành sản phẩm hàng hoá dưới dạng sơ chế và sơ chế để đưa vào hệ thống lưu thông tạo điều kiện để người nông dân gắn sản xuất với thị trường. Nông sản là sản phẩm của quá trình sinh học nên rất dễ hư hao, hao hụt, giảm chất lượng và tổn thất sau thu hoạch. Vì vậy, cần phải có công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Do nhu cầu của người nông dân, ngày càng tăng và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thì sản phẩm nông nghiệp cần phải qua chế biến mới có những sản phẩm chất lượng tốt. 8. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người nông dân. Học vấn là điều kiện để tiếp thu KHCN. Hiện tại trình độ văn hoá của người nông dân tuy đông về số lượng nhưng chất lượng còn rất thấp. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thì rất cần thiết phải nâng cao dân trí. Muốn nâng cao dân trí cần phải kết hợp nhiều biện pháp cả giáo dục thông qua trường lớp lẫn giáo dục thông qua phát thanh, truyền hình, tập huấn ngay tại đồng ruộng. Từ Liêm là huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Đô thị Từ Liêm ngày càng mở rộng bên cạnh những mặt tích cực nó còn đặt ra vấn đề cần giải quyết như đất đai nông nghiệp mất đi trong một thời gian ngắn sẽ gây những khó khăn lớn cho người nông dân. Họ mất đất nông nghiệp, gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm địa bàn kinh doanh nhất là đối với hộ thuần nông, trình độ học vấn còn hạn chế, thiếu vốn, lao động già yếu. Vì vậy, nâng cao trình độ dân trí cho họ để họ có thể thích nghi được với điều kiện kinh tế thị trường. Trong những năm tới, huyện cần phải có chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng sau: + Quy hoạch đội ngũ, đào tạo dài hạn ở các trường chính quy, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức. + Bồi dưỡng cơ bản những kiến thức về kinh tế thị trường cho cán bộ nông nghiệp để họ có điều kiện hướng dẫn nông dân tiếp cận thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả. + Tập huấn những tiến bộ KHKT cho người nông dân, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chủ trang trại. Phải cho người nông dân nhận thức được vấn đề cho bản thân họ là rất cần thiết. Tóm lại, các giải pháp trên là các giải pháp cơ bản nhất nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong qúa trình đô thị hoá ở Từ Liêm ngoài ra nó còn một số giải pháp khác như: Công tác khuyến nông hỗ trợ sản xuất, đa dạng hoá các ngoại hình sản xuất trong nông nghiệp ( trang trại, hợp tác xã…), công tác tuyên truyền xây dựng các mô hình tổng kết, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp… Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Nông nghiệp Từ Liêm mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn là ngành trong vị trí quan trọng, cung cấp khối lượng đáng kể cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân, tạo việc làm và là nguồn thu nhập quan trọng của gần 30% dân số trên địa bàn huyện. Trong những năm tới, đổi mới nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp Từ Liêm đã đạt được những thành tựu đáng kể tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng đạt bình quân từ 4- 5%/ năm giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân trên ha đất nông nghiệp đạt từ 52- 59 % triệu/ ha. Sản xuất nông nghiệp đã định hướng theo nền sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất nông nghiệp, ở huyện Từ Liêm phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, năng suất lúa hàng năm thấp hơn so với các huyện ngoại thành Hà Nội, nguồn thu nhập từ cây lương thực hàng năm không thể thúc đẩy đời sống nông dân trong huyện. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một yếu tố cần thiết là phù hợp với nguyện vọng của người nông dân trong huyện khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ như ngày nay. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát huy những tiềm năng sẵn có vùng đặc sản và thiên nhiên ưu đãi tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập xã hội đem lại những hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng GDP hàng năm cung cấp cho thị trường só lượng hàng hoá như hoa, quả tươi, rau gia vị… góp phần xoá đói giảm nghèo tạo việc làm ổn định cho nhiều người lao động trong huyện góp phần khắc phục các tệ nạn xã hội, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là tiền đề để thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp- nông thôn. Trên cơ sở bám sát mục tiêu nghiên cứu, lý luận, đánh giá đúng thực trạng đề xuất các giải pháp trong thời gian tới luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thấy rõ được quan điểm, các đặc trưng và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch. Hai là, phân tích đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Từ Liêm những năm qua thấy được hiệu quả kinh tế xã hội của chuyển dịch cơ cấu cây trồng, rút ra những thuận lợi và những vấn đề còn tồn tại của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện nhà. Ba là, đưa ra phương hướng, đề xuất các giải pháp trong thời gian tới. 2. Kiến nghị - Để thực hiện được cơ cấu cây trồng của Từ Liêm cần có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh như hiện nay. - Huyện cần hướng dẫn hộ nông dân định hướng sản xuất tập trung vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tốt, nhất là hoa, rau sạch, lúa thơm, cây ăn quả. - Vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản và tính ổn định của thị trường đặc biệt đối với các loại có thể xuất khẩu vấn đề bảo quản chế biến các loại nông sản có yêu cầu chất lượng cao với các công nghệ phù hợp để có thể sử dụng nguồn lao động dư thừa ở nông thôn. -Tổ chức tập huấn, khuyến nông, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp - NXB Nông nghiệp -2002 2. Giáo trình quản trị kinh doanh Nông nghiệp -NXB Thống kê Hà nội 2001 3. Giáo trình kinh tế nông thôn - NXB Nông nghiệp 2002 4. Dự thảo báo cáo thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất Nông nghiệp Huyện Từ Liêm giai đoạn 2002-2010. 5. Về chuyển dịch cơ cấu trong Nông nghiệp nước ta hiện nay - NXB Nông nghiệp - Hà nội 1994. 6. Đào Thế Tuấn - Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng - NXB Nông nghiệp Hà Nội 1977. 7. Lê Đình Thắng - Phát triển sản xuất một số nông sản ở miền Bắc Việt nam - NXB Nông nghiệp Hà nội 1994. 8. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất Huyện Từ Liêm thời kỳ 2001 - 2010 9. Quy hoạch tổng thể Huyện Từ Liêm thời kỳ 2001 - 2010. 10. Niêm giám thống kê Huyện Từ Liêm từ năm 1997 - 2002. 11. Các báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Từ Liêm 1997-2002. 12. Tóm tắt báo cáo hội thảo quy hoạch phát triển cây ăn quả Hà nội tới năm 2010. 13. Một số tài liệu khác của Huyện Liên quan 14. Tạp chí . - Quản lý Nhà nước số 5 / 2001. - Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1-2010, số 3 -2002, số 15 -2002. - Kinh tế dự báo số 6 -2002. - Tạp chí Kinh tế phát triển số 8 - 1998, số 95- 1998. - Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 6 - 1998. 15. Một số tài liệu khác Phụ biểu 1: Đơn vị hành chính huyện Từ Liêm stt Tên xã, thị trấn Diện tích Dân số (người) Mật độ nguời/km2 Toàn Huyện 7.532,10 189.808 2.520 A Vùng I 2.015,95 75.350 3.737 1 Thị trấn Cầu Diễn 212,55 11.453 5.388 2 Xã Đông ngạc 361,10 17.858 4.945 3 Xã Cổ Nhuế 615,53 17.081 2.776 4 Xã Xuân Đỉnh 555,58 18747 3.375 5 Xã Trung Văn 272,58 10.211 3.746 B Vùng II 2.710,36 55.364 2.043 6 Xã Thượng Cát 388,56 6.107 1.572 7 Xã Liên Mạc 629,29 6.644 1.056 8 Xã Thụy Phương 285,00 1.781 2.520 9 Xã Tây Tựu 528,73 13.547 2,562 10 Xã Minh Khai 483,23 10.309 2.133 11 Xã Phú Diễn 395,55 11.575 2.936 C Vùng III 2804,76 59.086 2.107 12 Xã Xuân Phương 545,64 10.884 1.995 13 Xã Mỹ Đình 456,67 9.300 2.036 14 Xã Tây Mỗ 599,08 10.972 1.831 15 Xã Đại Mỗ 700,31 14.895 2.139 16 Xã Mễ Trì 497,06 13.035 2.622 Nguồn: Phòng thống kê- Từ Liêm Phụ biểu 2: Cơ cấu diện tích cây trồng chính Loại cây trồng 2000 2001 2002 DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) Tổng DTGT 7.550 100,00 6.774 100,00 6.662,5 100,00 1. Cây lương thực 5.489 72,70 4.996 73,75 4.616 69,30 - Lúa 5.424 71,84 4.974 43,43 4.594 68,95 -Ngô 20 0,26 22 0,32 22 0,03 -Khoai Lang 36 0,48 3 0,04 4 0,006 -Khoai Sọ 3 0,04 5 0,07 7 0,01 2. Rau đậu các loại 1046 13,85 874 12,90 983,5 14,76 2.1.Rau các loại 1.041 13,79 868 12,81 981,5 14,73 -Rau muống 296,5 3,93 279 4,12 386,5 0,06 -Cải bắp 5 0,07 4 0,06 0 -Cải các loại 288 3,81 216 3,29 144 0,22 -Đậu rau các loại 6 0,08 6 0,009 -Xu hào 3 0,04 6 0,09 0 -Khoai tây 15 0,2 0 -Rau khác 222 2,94 202 2,98 162 0,24 -Cà chua 12,5 0,16 3,5 005 5,5 0,008 -Bỗu bí mướp 19 0,25 8,5 0,13 1,5 0,002 -Hành tỏi 174 0,230 146 2,15 219 0,33 2.2. Đậu xanh, đen 5 0,07 6 0,09 2 0,03 3. Cây công nghiệp Hà nội 72 0,95 81 1,19 73 0,11 -Đỗ tương 61,0 0,81 68 0,97 58,0 0,09 -Mía 11 0,14 15 0,22 15 0,02 4. Cây HN khác 739 9,79 809 11,94 979 14,69 -Hoa, cây cảnh 735 9,74 808 11,93 978 14,68 -Cây thức ăn gia súc 4 0,05 1 0,01 1 0,01 Nguồn: Phòng thống kê- Từ Liêm Phụ biểu 3: Năng suất cây trồng vụ Đông xuân (Năng suất: ta/ha, sản lượng: Tấn) Loại cây 2000 2001 2002 NS(tạ/ha) SL(tấn) NS(tạ/ha) SL(tấn) NS(tạ/ha) SL(tấn) I. Cây LT Lúa 47,8 12.958,5 44,14 11.608,8 47 11.073 Ngô 28 72,80 8,3 18,26 8,3 18,2 Khoai lang 52 187,20 70 21 88 30 Khoai sọ 116 34,80 136,2 68,1 136 95,2 II. Rau đậu các loại 226 13056,8 1. Rau các loại 1992 109,16 212,59 10438,2 243,73 4886,9 Muống 250,8 4.352,1 244 3.639,7 229 Cải bắp 220,6 110,3 222 88,8 2061 Cải các loại 210 2310 220 266,152 350 đậu rau các loại 139,7 83,8 139,9 125,6 140 Bầu bí mướp 139,8 153,8 140 21 Su hào 140 42 141 84,4 Khoai tây 60 90 Rau khác 136,04 1749 158,3 1995 164 1591 Cà chua 225 135 232 23,1 232 4.099 Hành tỏi 225 1850 244,76 1799 253 4.099 2. Đậu xanh, đen 8 4 8 4,8 8 1,6 III. Câycông nghiệp HN đỗ tương 10 61,41 11,1 73,5 10 58 Nguồn: Phòng thống kê Từ Liêm Phụ biểu 4: Năng suất sản lượng cây vụ mùa Loại cây trồng chính 2000 2001 2002 NS (tạ/ha) SL (tấn) NS (tạ/ha) SL (tấn) NS (tạ/ha) SL (tấn) 1. Cây LT Lúa 39,17 10625 33,09 7758 33,26 7444,5 2. Rau đậu các loại 2.1. Rau các loại 197 9.729 208 7.984 225,77 9121,2 Muống 332 4.078 322 4.189 307,26 5.715 Cải các loại 151 2.692 150 1425 150 810 Bầu bí mướp 249 199 188,6 175 245 36,8 Hành tỏi 190 1710 215 1367 180 1026 Cà chua 214 140 215 53,8 810 52,5 Rau khác 2.2. Đậu xanh, đen 3. Cây công nghiệp Mía 250 275 250 375 250 375 Nguồn: Phòng thống kê Từ Liêm Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37128.doc
Tài liệu liên quan