Luận văn Những giải pháp chủ yếu tái cấu trúc vốn trong quá trình chuyển đổi Tổng công ty Cao Su Việt Nam thành Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. . 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 3 5. Giới thiệu bố cục của luận văn. CHưƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. . 4 1.1.1. Khái niệm về vốn. . 4 1.1.2. Phân loại vốn. 4 1.1.2.1. Căn cứ vào đặc điểm vận động của vốn thì vốn của doanh nghiệp gồm có vốn cố định và vốn lưu động 4 1.1.2.2. Theo nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. . 6 1.1.2.3. Theo yêu cầu đầu tư và sử dụng vốn được chia thành vốn trong doanh nghiệp và vốn doanh nghiệp đầu tư ra bên ngoài. . 1.1.3. Vốn trong doanh nghiệp Nhà nước. 7 1.1.4. Tạo lập vốn của doanh nghiệp nhà nước. . 7 1.2. Cấu trúc vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. . 10 1.2.1. Khái niệm về cấu trúc vốn. . 10 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến . cấu trúc vốn tối ưu . 10 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 11 1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. . 11 1.3.1.1. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. . 11 1.3.1.2. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định. 12 1.3.1.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. . 12 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. . 12 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 13 1.4. Kinh nghiệm thực tế về quản lý vốn doanh nghiệp Nhà nước của một số nước trên thế giới và đối với nước ta hiện nay 13 1.4.1. Kinh nghiệm thực tế về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại một số nước trên thế giới và bài học đối với VN. 13 1.4.1.1. Cấp vốn hoạt động. 14 1.4.1.2. Sở hữu vốn và trách nhiệm hoàn vốn. 14 1.4.2. Kinh nghiệm về xử lý nợ tồn động. 15 1.4.3. Về quản lý vốn DNNN của nước ta hiện nay 16 1.5. Cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay tác động trực tiếp đến quá trình tái cấu trúc vốn trong DNNN . 18 Kết luận chương I. . 19 CHưƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cao su Việt Nam. 20 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty cao su Việt Nam . 20 2.1.1.1. Giai đoạn khôi phục sản xuất (từ năm 1976 đến 1980). . 21 2.1.1.2. Giai đoạn phát triển (từ 1981-1994). . 21 2.1.1.3. Giai đoạn kinh doanh (từ năm 1995 đến nay). . 22 2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cao su Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005 . 22 2.1.2.1. Về sản xuất kinh doanh cao su 22 2.1.2.2. Các ngành sản xuất khác. 25 2.2. Thực trạng về cấu trúc vốn và quản lý vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cao su Việt Nam. 27 2.2.1. Về cấu trúc vốn của Tổng công ty. 27 2.2.1.1. Phân theo lĩnh vực đầu tư 27 2.2.1.2. Phân theo cơ cấu vốn . 28 2.2.1.3.Cổ phần hóa một số các công ty thành viên của Tổng công ty . 28 2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty . 29 2.2.3. Tình hình công nợ của Tổng công ty . 31 2.2.4. Tình hình cổ phần hóa và vốn cổ phần của Tổng công ty . 32 2.3. Thực trạng sử dụng vốn cố định của Tổng công ty . 33 2.3.1. Tổng quan về tình hình sử dụng vốn cố định của Tổng công ty 33 2.3.2. Thực trạng khấu hao tài sản cố định của Tổng công ty cao su. . 34 2.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định . 36 2.4. Thực trạng sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. . 37 2.5. Thực trạng về quản lý vốn đầu tư trong Tổng công ty cao su Việt Nam. 39 2.5.1. Tình hình đầu tư bên trong Tổng công ty cao su. 40 2.5.2. Tình hình đầu tư của Tổng công ty ra bên ngoài. . 40 2.6. Những hạn chế trong quá trình quản lý vốn cấu trúc vốn hiện nay của Tổng công ty cần hoàn thiện khi chuyển sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam . 42 Kết luận chương II CHưƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM 3.1. Định hướng cơ bản về tăng nguồn vốn của Tổng công ty cao su Việt Nam khi chuyển sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 3.2. Các giải pháp nhằm tăng vốn chủ sở hữu của Tổng công ty cao su Việt Nam 45 3.2.1. Cổ phần hóa các đơn vị thương mại dịch vụ thành lập các Công ty cổ phần mới . . 45 3.2.2. Phát triển kênh tạo vốn thông qua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 51 3.2.3. Xây dựng mô hình quản lý phù hợp khi chuyển từ Tổng công ty cao su Việt Nam sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 3.3. Các giải pháp tái cấu trúc vốn của Tổng công ty cao su Việt Nam. . 57 3.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 60 3.4.1. Hoàn thiện cơ chế tài chính của Tập đoàn CN cao su Việt Nam 60 3.4.2. Thành lập Công ty đầu tư tài chính của Tập đoàn CN cao su Việt Nam . 61 3.4.3. Giải pháp về xử lý vốn và tài sản của Tổng công ty cao su khi chuyển sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 62 3.4.4. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn trong Tổng công ty cao su Việt nam 65 3.4.4.1. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn cố định và vốn lưu động 65 3.4.4.2. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư . 66 3.5. Các giải pháp về nguồn nhân lực . 68 Kết luận chương III. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf83 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp chủ yếu tái cấu trúc vốn trong quá trình chuyển đổi Tổng công ty Cao Su Việt Nam thành Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty cổ phần, đặc biệt là công ty cổ phần đại chúng lên vị trí là loại hình công ty ưu việt nhất, thích hợp nhất của thời đại ngày nay. Thích ứng với trình độ phát triển mãnh liệt của lực lượng sản xuất là quy mô sản xuất và vốn đầu tư khổng lồ, thì có thể khẳng định rằng không có phương thức huy động nào có thể đảm đương hữu hiệu bằng việc phát hành chứng khoán - một loại hình huy động trực tiếp và vô cùng nhạy bén trên thị trường chứng khoán. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, Tổng công ty cao su Việt nam trong thời gian qua cũng đã tiến hành cổ phần hóa một số công ty làm ăn có hiệu quả và kết quả đạt được từ các Công ty cổ phần là rất khả quan. Tuy nhiên, trong thời gian tới Tổng công ty cao su Việt nam nên đưa một số công ty cao su hoạt động có hiệu quả và có uy tín trên thị trường ở miền Đông Nam Bộ như: Công ty cao su Dầu Tiếng, Công ty cao su Đồng Nai, Công ty cao su Tân Biên, Công ty cao su Lộc Ninh, Công ty cao su Bình Long và các Công ty công nghiệp chế biến như Công ty chế biến gỗ Thuận An, Công ty công nghiệp xuất nhập khẩu cao su ... lên sàn giao dịch. Thông qua bán cổ phiếu của các công ty lên sàn giao dịch vừa làm tăng giá trị của vườn cây cao su, đồng thời đa dạng hóa chủ sở hữu nhằm giảm rủi ro trong kinh doanh. Thêm vào đó, việc bán cổ phiếu lên sàn giao dịch thì việc quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh 56 có hiệu quả hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các Công ty cao su và hướng tới một cấu trúc vốn tối ưu. 3.2.3. Xây dựng mô hình quản lý phù hợp khi chuyển từ Tổng công ty cao su Việt Nam sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Mô hình tổng công ty đã tồn tại và ngày càng phát triển nhưng chưa thực sự khẳng định được vai trò của nó và đó cũng chưa phải là đích cuối cùng trong tiến trình cải các các DNNN nói chung và với Tổng công ty cao su Việt Nam nói riêng. Mà mục tiêu tiếp theo là phải xây dựng Tổng công ty cao su Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam. Vì vậy, cần phải sắp xếp lại Tổng công ty cao su Việt Nam theo hướng có chọn lọc. Trong luận văn này chúng tôi đề xuất phương án chuyển đổi, tổ chức lại Tổng công ty cao su Việt Nam thành tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con như sau: (1) Một số yêu cầu đối với mô hình công ty me - công ty con của Tổng công ty cao su Việt Nam: - Công ty mẹ - Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam là công ty nhà nước hạng đặc biệt có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; trực tiếp tổ chức quản lý kinh doanh; giữ quyền chi phối các đơn vị thành viên thông qua vốn, nghiệp vụ, thương hiệu, thị trường; quản lý vốn và đầu tư tài chính; làm nồng cốt để các đơn vị thành viên phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. - Công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu theo tên gọi, có địa bàn hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế, có trụ sở chính đặt tại TP.HCM; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2005 và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Tổng công ty cao su Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành. - Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đăng ký vốn điều lệ là tổng số vốn thuộc sở hữu Nhà nước của Tổng công ty cao su Việt Nam hiện nay, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn điều lệ với mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng vốn của thị trường. 57 - Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có nghĩa vụ tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có trách nhiệm xã hội với vai trò là một doanh nghiệp Nhà nước lớn làm nhiệm vụ định hướng thị trường, chuyển giao kỹ thuật mới. (2) Xác định mô hình Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam là tổ hợp của các công ty, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, được thành lập và hoạt động kinh doanh theo luật DNNN, luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân theo pháp luật. Trong Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, các công ty có quan hệ với nhau theo hợp đồng, chi phối nhau qua quan hệ sở hữu về vốn, công nghệ, thị trường và cùng thực hiện những mục tiêu được Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam xác định. Tổng công ty cao su Việt Nam được sắp xếp chuyển đổi thành Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước, Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở cơ quan Tổng công ty cao su Việt Nam hiện nay gồm 4 đơn vị sự nghiệp có thu và Công ty tài chính cao su (Công ty tài chính cao su được sắp xếp chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam). Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ gồm: Văn phòng Tổng công ty cao su Việt Nam và 4 đơn vị sự nghiệp có thu gồm Trường trung học kỹ thuật nghiệp vụ cao su, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, Trung tâm y tế cao su, Báo cao su Việt Nam và Công ty Tài chính cao su. Chức năng của Công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam gồm: - Đầu tư trực tiếp: Tức là Tập đoàn công nghiệp cao su trực tiếp đầu tư và làm chủ đầu tư các dự án. - Đầu tư tài chính: Tập đoàn công nghiệp cao su đầu tư vào các công ty con, các đơn vị sự nghiệp, các Công ty liên kết và các dự án đầu tư. - Điều phối theo mục tiêu: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam chi phối các công ty con, các đơn vị sự nghiệp, các công ty liên kết theo mức độ chiếm giữ vốn điều lệ của các công ty, đơn vị đó theo quy định của Pháp luật, với nguyên tắc các công ty con phát triển theo định hướng chung của toàn Tập đoàn. 58 Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của mô hình công ty mẹ - công ty con của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam - Chủ thể kinh doanh: trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Thiết lập các quan hệ kinh tế giữa Tập đoàn công nghiệp cao su và Công ty con, đơn vị sự nghiệp; Thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các Công ty con và Công ty liên kết; Thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước trực tiếp giao cho Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt như: nhận và quản lý nguồn vốn, tài sản, công tác quản lý nhân sự, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật… Tập đoàn công nghiệp cao su thực hiện vai trò trung tâm, lãnh đạo, quản lý và chi phối hoạt động của các công ty con và các đơn vị sự nghiệp theo quy định của Pháp luật nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Để đạt được mục tiêu đã đề ra khi chuyển Tổng công ty cao su Việt nam thành Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cần tiến hành sắp xếp về công tác tổ chức như sau : Tổng công ty cao su Đồng Nai Công ty mẹ Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam Công ty cao su Dầu Tiếng hoạt động theo mô hình công ty me-con do công ty mẹ giữ 100% vốn Công ty con do công ty mẹ cổ phần chi phối Công ty cháu Tổng công ty công nghiệp cao su Tổng công ty cao su Việt-Lào Công ty do Tập đoàn giữ cổ phần trên 50% Công ty do Tập đoàn giữ cổ phần dưới 50% Công ty liên kết với nước ngoài 59  Chuyển Công ty cao su Đồng Nai thành Tổng công ty cao su Đồng Nai hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Việc chuyển đổi Công ty cao su Đồng Nai thành Tổng công ty cao su Đồng Nai hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam vì các lý do chính sau: + Công ty cao su Đồng Nai nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, trong 40.000 ha đất do Công ty cao su Đồng Nai quản lý đã và sẽ triển khai các dự án cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, khu dân cư, xây dựng các nhà máy sản xuất gỗ và công nghiệp cao su. + Mặt khác, hiện tại Công ty cao su Đồng Nai có sản lượng chiếm 20% tổng sản lượng cao su thiên nhiên của Tổng công ty cao su, sản lượng này có thể tác động đến giá thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong tương lai, khi ngành công nghiệp cao su phát triển thì Công ty cao su Đồng Nai có thể bảo đảm nguồn nguyên liệu với chất lượng ổn định và theo giá chỉ đạo của Tập đoàn công nghiệp cao su để đẩy mạnh ngành sản xuất công nghiệp cao su. Như vậy việc chuyển đổi Công ty cao su Đồng Nai thành Tổng công ty cao su Đồng Nai hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con là bước đi đúng hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam và góp phần làm chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu vốn và cơ cấu kinh tế.  Sắp xếp tổ chức thành lập Tổng công ty công nghiệp cao su: Thành lập Tổng công ty công nghiệp cao su với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tập trung cao các nguồn lực để hình thành và phát triển ngành kinh tế mũi nhọn “công nghiệp cao su”, góp phần tăng giá trị sản phẩm mủ cao su, gỗ cao su, tiến hành mua cổ phần chi phối hoặc nhận chuyển quyền quản lý vốn Nhà nước ở các Công ty cao su Đà Nẵng và Công ty cao su miền Nam, đây là hai công ty nằm ở khu vực phía Nam, thuận lợi trong quản lý và hiện đang có nhu cầu nguồn nguyên liệu ổn định về khối lượng, chất lượng và giá cả. Việc tiếp quản, quản lý các doanh nghiệp này là tiền đề để triển khai các dự án lớn khi đủ điều kiện, thông qua đó từng bước nâng cao kinh nghiệm quản lý, từng bước quảng bá thương hiệu của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó từng bước mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp khác ngoài lĩnh vực truyền thống như 60 thủy điện, ciment, khu công nghiệp, cầu đường phù hợp với năng lực của Tổng công ty trong từng giai đoạn. Như vậy, khi Tổng công ty công nghiệp cao su chính thức đi vào hoạt động thì nó vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu sử dụng vốn của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, nhưng đồng thời nó cũng góp phần hình thành một cơ cấu ngành nghề hợp lý và tạo ra một cấu trúc vốn hợp lý giữa các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.  Thành lập Tổng công ty cao su Việt - Lào: Hiện nay nhu cầu phát triển công nghiệp cao su để tạo ra các mặt hàng tiêu dùng cho thị trường trong nước và phục vụ cho xuất khẩu là rất lớn. Mặt hàng này có tính ổn định lâu dài từ nay cho đến năm 2035. Nên việc mở rộng vùng nguyên liệu bằng cách đầu tư ra nước ngoài trong lúc đất trồng cao su trong nước ngày càng cạn dần là một vấn đề có tính chiến lược. Trong đó có 2 chương trình lớn là đầu tư sang Lào và đầu tư sang Campuchia. Riêng chương trình đầu tư trồng mới cao su ở Lào có thể triển khai nhanh bởi đây là một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây cao su. Tổng công ty cao su Việt Nam đã thành lập Công ty cổ phần cao su Việt - Lào, nhưng trong quá trình chuyển từ Tổng công ty sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì cần phải thành lập Tổng công ty cao su Việt - Lào do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn. Dưới Tổng công ty cao su Việt - Lào là các Công ty thành viên có chức năng trồng, chăm sóc, chế biến cao su và có thể đầu tư vào một số ngành nghề có lợi thế khác của Lào.  Sắp xếp chuyển đổi Công ty cao su Dầu Tiếng thành công ty con do công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường nội địa và thị trường thế giới thì cần phải mở rộng quy mô của Tập đoàn thông qua chuyển một số công ty liên kết thành công ty con của Tập đoàn như Công ty cổ phần sông Côn, Công ty TNHH BOT Bảo Lộc, Công ty MDF Geruco Quảng trị… 61 3.3. Các giải pháp tái cấu trúc vốn của Tổng công ty cao su Việt Nam. Theo dự báo của Hiệp hội cao su thế giới giá bán cao su trên thị trường Thế giới sẽ còn ổn định ở mức cao đến năm 2035. Nên mặc dù doanh thu chưa tăng cao do một số vườn cây còn đang trong thời kỳ KTCB chưa đưa vào khai thác, nhưng trong giai đoạn này Tập đoàn vẫn có lợi thế để đầu tư phát triển vào ngành công nghiệp và dịch vụ nhằm đa dạng hoá ngành nghề, đồng thời nhằm phát huy tối đa những thế mạnh của mình để tiến tới một cấu trúc vốn phù hợp. Nguồn vốn đầu tư được huy động từ nay đến năm 2010 tương đối lớn, sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển của Tổng công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu dự kiến sẽ đạt 22%; và tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước sẽ đạt 23%, trong đó riêng sản phẩm mủ và gỗ cao su sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận trên 30% tính trung bình cho mỗi năm. Với tỷ suất lợi nhuận như trên từ năm 2006 - 2010, nguồn vốn đầu tư hình thành từ lợi nhuận và khấu hao cơ bản là 13.363 tỷ đồng, bình quân 2.672 tỷ đồng/năm. Ngoài ra Tổng công ty cao su sẽ tiến hành cổ phần hoá 7 Công ty cao su Miền Đông; trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối 60%, bán cho các cổ đông thường 30% tương đương diện tích 40.000 ha và cổ đông ưu đãi là 10%. Với giá trị tài sản được xác định để cổ phần hoá là 80 triệu/ha. Dự kiến cổ phiếu trên sàn là 4 chấm thì tổng nguồn vốn huy động từ cổ phần hoá vườn cây trong 5 năm 2006 - 2010 dự kiến tối thiểu sẽ là 12.800 tỷ đồng. Cấu trúc vốn đầu tư được hình thành trong các giai đoạn như sau: Bảng 3.1. Kế hoạch về cấu trúc vốn của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 ĐVT: tỷ đồng Cấu trúc vốn 2006-2010 2011-2015 2016-2020 I. Tổng vốn 34.698 36.500 54.796 II. Nguồn hình thành vốn 1. Từ kinh doanh cao su 26.163 27.133 35.454 - Lợi nhuận 11.093 12.326 16.660 - Khấu hao 2.270 2.807 3.794 - Bán cổ phần 12.800 12.000 15.000 2. Lợi nhuận từ ngành khác 2.030 6.160 15.150 3. Vay 6.505 3.207 4.192 Tỷ lệ vốn cổ phần/tổng vốn 36,88 32,87 27,37 Tỷ lệ vốn vay/tổng vốn 18,74 8,78 7,65 ( Nguồn: Đề án chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt nam thành lập Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam) 62 Giai đoạn 2006 - 2010: Tỷ lệ vốn bán cổ phần / tổng vốn = 36,88%. Tỷ lệ vốn vay / tổng vốn = 18,75%. Giai đoạn 2011 - 2015: Tỷ lệ vốn bán cổ phần / tổng vốn = 32,87%. Tỷ lệ vốn vay / tổng vốn = 8,78%. Giai đoạn 2016 - 2020: Tỷ lệ vốn bán cổ phần / tổng vốn = 27,37%. Tỷ lệ vốn vay / tổng vốn = 7,65%. Như vậy, nguồn vốn tín dụng sẽ giảm dần do tăng lợi nhuận của các ngành công nghiệp, làm tăng tăng vốn chủ sở hữu. Như đã trình bày ở phần trước, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cao su Việt nam bắt đầu khởi sắc từ năm 2002 đến nay, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 5 năm (2001-2005) là 39,43%. Tình hình này đã có tác động đến tình hình tài chính chung của các Công ty cao su, phần lớn các công ty cao su không phải vay vốn lưu động để kinh doanh. Các công ty cao su Miền Đông Nam Bộ có thể tự cân đối được nguồn vốn đầu tư cho chính mình, mà còn có nguồn để góp vốn đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành nghề khác. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu như trên, đồng thời với các biện pháp đầu tư mở rộng vào các ngành nghề khác nhằm làm đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá ngành nghề; dự kiến đến năm 2010 tổng doanh thu của toàn Tổng công ty cao su sẽ đạt khoảng trên 30.000 tỷ đồng, trong đó kinh ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu USD, lợi nhuận và cổ tức được chia là 4.400 tỷ đồng. Như vậy, cơ cấu kinh tế của Tổng công ty cao su khi chuyển sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam có đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau: Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2010 2015 2020 I. Tổng doanh thu tỷ đồng 8.770 30.000 41.505 67.187 1. Nông nghiệp tỷ đồng 7.258 11.950 10.961 15.323 2. Công nghiệp tỷ đồng 851 15.366 25.992 42.034 3. Dịch vụ tỷ đồng 660 2.684 4.552 9.830 II. Cơ cấu doanh thu 1. Nông nghiệp % 82,77 39,83 26,41 22,81 2. Công nghiệp % 9,70 51,22 62,62 62,56 3. Dịch vụ % 7,53 10,72 10,97 14,63 ( Nguồn: Đề án chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt nam thành lập Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam) 63 Tuy nhiên, hiện nay vốn tín dụng trung và dài hạn trong Tổng công ty cao su vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên chi phí vốn đưa vào giá thành lớn. Với mục tiêu là tăng vốn tự có của chủ sở hữu lên 70%-80%, tín dụng khoảng 10%-20%, 10% cổ phiếu ưu đãi. Trong 70% vốn chủ sở hữu, vốn Nhà nước chiếm khoảng 40% còn 30% là vốn của cổ phần thường. Nếu đạt được tỷ lệ 70% vốn chủ sở hữu thì Tổng công ty cao su Việt nam sẽ có được nguồn vốn dồi dào và nó thể hiện tiềm lực kinh doanh vững mạnh của Tổng công ty nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để đạt được một cơ cấu vốn trên thì cần phải có sự nỗ lực điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư giữa các ngành nghề trong Tổng công ty sao cho đạt được cấu trúc vốn tối ưu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong luận văn này chúng tôi đưa ra một số giải pháp tái cấu trúc vốn đối với từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty cao su Việt nam như sau:  Đối với các Công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: Hiện nay vốn Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn, để giảm vốn Nhà nước và tín dụng trong Công ty nông nghiệp thì cần phải tiến hành cổ phần hoá làm tăng vốn cổ phần như vậy sẽ làm đa dạng nguồn vốn của Tổng công ty. Mặt khác, khi các Công ty này hoạt động theo mô hình công ty cổ phần thì việc quản lý và sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, đồng thời cũng làm thay đổi cấu trúc vốn của từng Công ty và Tổng công ty nhằm tiến tới một cấu trúc vốn tối ưu.  Đối với ngành công nghiệp: Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam thành lập Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con trước tiên cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá nhằm tăng vốn cổ phần trong cơ cấu vốn. Với ngành công nghiệp của Tổng công ty khi ta cổ phần hoá các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chỉ giữ 30% vốn Nhà nước, khoảng 40% vốn thuộc sở hữu của cổ đông thường, 10% vốn thuộc sở hữu của cổ đông ưu đãi và khoảng 20% vốn tín dụng. Khi cơ cấu vốn của các Công ty công nghiệp có tỷ trọng vốn Nhà nước thấp thì tính năng động trong hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ cao hơn. Riêng đối với ngành công nghiệp cao su khi cổ phần hoá cần phải tiến hành định giá tài sản đúng với giá thị trường trong kế hoạch dài hạn có thể tiến hành bán 20% cổ phiếu ra sàn giao dịch duy trì 64 khoảng 30% vốn Tổng công ty, 30% vốn cổ đông thường, khoảng 10% vốn thuộc sở hữu của cổ đông ưu đãi và còn lại là vốn tín dụng. Ngoài ra, Tổng công ty cũng nên đầu tư vào một số ngành công nghiệp khác như thuỷ điện dưới dạng đầu tư tài chính ra ngoài ngành, vì thời gian thu hồi vốn của các ngành công nghiệp này nhanh, sản phẩm không có phế phẩm, quá trình sản xuất là quá trình tiêu thụ, không sợ dư thừa sản phẩm, đây là lĩnh vực công nghiệp thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp từ nay đến năm 2010, Tập đoàn cần tập trung củng cố và phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến mủ cao su, gỗ cao su và phát triển các sản phẩm công nghiệp khác, xác định ngành công nghiệp cao su từ sản phẩm cao su nguyên liệu là ngành chủ đạo để tăng tốc độ phát triển công nghiệp.  Các khu công nghiệp: Đây là lĩnh vực đầu tư mới, hiện nay Tổng công ty có ưu thế về vườn cây thanh lý và góp vốn bằng giá trị sử dụng đất. Ngoài vốn điều lệ do Tổng công ty nắm giữ cổ phần chi phối. Phần còn lại chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng. Sau khi các khu công nghiệp đi vào hoạt động cho thu nhập thì có thể tiến hành bán 30% cổ phần trên thị trường chứng khoán nhằm thu hồi vốn để tăng vốn của chủ sở hữu và giảm bớt nguồn vốn tín dụng.  Đầu tư tài chính: Hiện nay Tổng công ty cao su đang đầu tư ra ngoài ngành trên một số lĩnh vực như thuỷ điện, Ciment, thép.... 3.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. 3.4.1. Hoàn thiện cơ chế tài chính của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Xây dựng cơ chế tài chính chuyển Tổng công ty cao su sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một chủ sở hữu trong luật doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ chế tài chính Tổng công ty cao su theo hướng: - Quan hệ giữa Tập đoàn và các Công ty thành viên được thiết lập theo quan hệ kinh tế, phối hợp liên kết theo chiều ngang với quan hệ kinh tế theo chiều dọc. Tập đoàn công nghiệp cao su nhận vốn nhà nước và đầu tư vốn vào các Công ty thành viên thông qua Công ty đầu tư tài chính hay theo mô hình "công ty mẹ - công ty con". - Tập đoàn công nghiệp cao su chi phối các Công ty thành viên theo tỷ lệ vốn góp đầu tư và theo luật định. 65 - Các công ty thành viên nhận vốn của Tập đoàn để kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành và chia lãi cho Tập đoàn theo tỷ lệ vốn góp. - Hội đồng quản trị là người nhận vốn Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về nhiệm vụ phát triển ngành và xã hội, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao. Tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành do Hội đồng quản trị lựa chọn hoặc bãi nhiệm. Như vậy, thì việc tổ chức hoạt động của Tập đoàn mang nặng quan hệ kinh tế giảm quan hệ hành chính làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn công nghiệp cao su. 3.4.2. Thành lập Công ty đầu tư tài chính của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Công ty đầu tư tài chính Nhà nước là DNNN hạch toán độc lập do Nhà nước thành lập để giúp nhà nước thực hiện chức năng kinh doanh các nguồn vốn đầu tư vào tất cả các loại hình doanh nghiệp. Việc thành lập công ty đầu tư tài chính là cần thiết khi nước ta trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Từ đó, chúng sẽ đảm bảo được quyền kinh doanh của Tổng công ty phù hợp với cơ chế mới hiện nay, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, là nhà đầu tư vốn, điều này cũng có nghĩa là chuyển đổi mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước và DNNN cụ thể là chuyển từ cơ chế bao cấp về vốn (cấp vốn không hoàn lại) sang hình thức đầu tư tài chính vào doanh nghiệp. Hay nói cách khác là công ty hoá quan hệ tài chính Nhà nước và doanh nghiệp, tách quyền sở hữu tài sản ra khỏi quyền sử dụng tài sản ở Tổng công ty cao su Việt Nam, chuyển mối quan hệ Nhà nước với doanh nghiệp từ mối quan hệ theo cơ chế “xin - cho” sang quan hệ mang tính đối tác. Như vậy, để phát huy vai trò chủ động của mình Tổng công ty đã thành lập Công ty tài chính, với mục đích là thực hiện huy động vốn, điều hoà vốn và tập trung nguồn vốn để đáp ứng cho các hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, hiện nay Công ty tài chính hầu như chưa thực hiện được chức năng của mình đó là giúp Tổng công ty cao su thực hiện chức năng đầu tư, phát triển và mở rộng quy mô mà mới chỉ thực hiện chức năng như quỹ tín dụng của ngành cao su. 66 Trong thời gian tới khi chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Trên cơ sở Công ty tài chính của Tổng công ty cao su Việt Nam đổi thành Công ty đầu tư tài chính của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam có trách nhiệm nhận vốn của Nhà nước, làm nhiệm vụ đầu tư vốn Nhà nước tại các Công ty con và các Công ty khác mà Tập đoàn có đầu tư vốn nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại các Công ty thành viên thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Công ty đầu tư tài chính của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phải hoạt động theo cơ chế kinh doanh tiền tệ, có như vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tiến tới một cấu trúc vốn tối ưu cho hoạt động của Tập đoàn. 3.4.3. Giải pháp về xử lý vốn và tài sản của Tổng công ty cao su khi chuyển sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Khi thực hiện chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, đồng thời với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các Công ty thành viên là doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần hoặc chuyển đổi thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ có những thuận lợi rất lớn là do đa số các đơn vị thuộc Tổng công ty cao su Việt nam hiện nay kinh doanh có hiệu quả, không có nhiều các tài sản tồn đọng, nợ xấu hoặc các dự án không có khả năng hoàn vốn… Việc xử lý vốn, tài sản sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành khi thực hiện cổ phần hoá. Và trong quá trình thực hiện chuyển đổi cần tuân thủ các nguyên tắc xử lý vốn và tài sản như sau: * Nguyên tắc xử lý vốn: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam được quyền chủ động sử dụng số vốn Nhà nước giao, các loại vốn khác, các quỹ do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu Nhà nước về phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn vốn ; bảo đảm quyền lợi của những người có liên quan đến Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam như các chủ nợ, khách hàng, người lao động theo hợp đồng đã cam kết.  Trong trường hợp Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam sử dụng các quỹ do Tập đoàn quản lý khác với mục đích sử dụng quỹ để phục vụ cho sản 67 xuất kinh doanh, thì phải đảm bảo đủ nguồn để đáp ứng nhu cầu chi của các quỹ đó khi có nhu cầu sử dụng. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.  Ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam được huy động vốn dưới các hình thức: vay vốn; phát hành trái phiếu, cổ phiếu; nhận vốn góp liên doanh, liên kết và các hình thức khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc huy động vốn không làm thay đổi các hình thức sở hữu của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, mà nó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tiến tới một cấu trúc vốn tối ưu. * Nguyên tắc xử lý tài sản:  Tài sản của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam được hình thành từ vốn Nhà nước, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp do Tập đoàn quản lý và sử dụng. Tài sản của Tập đoàn bao gồm: + Tài sản tại Văn phòng Tập đoàn, các đơn vị sự nghiệp và các Công ty, đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tài sản lưu động, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn. + Tài sản của các Công ty con được hình thành từ vốn của Công ty mẹ-Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đầu tư từ vốn vay và nguồn vốn hợp pháp khác do Công ty con quản lý sử dụng.  Tất cả các tài sản thuộc Văn phòng Tổng công ty cao su Việt nam, các đơn vị sự nghiệp, công ty thành viên hạch toán độc lập khi chuyển đổi sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam đều phải được tính bằng giá trị.  Các tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu của văn phòng Tổng công ty cao su Việt nam, của các đơn vị sự nghiệp, Công ty thành viên hạch toán độc lập đều được kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, thực trạng. Tài sản hiện có đã hình thành tài sản do Công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam trực tiếp quản lý thì không đánh giá lại giá trị tài sản. Các trường hợp chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá), bán công ty, đa dạng hoá hình thức sở hữu, dùng tài sản để đầu tư ra ngoài công ty) thì phải đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu. 68  Tài sản thuê, mướn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: Công ty, đơn vị mới hình thành sau chuyển đổi, tổ chức lại có trách nhiệm tiếp tục thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi.  Đối với tài sản dôi thừa, không có nhu cầu sử dụng, ứ đọng chờ thanh lý, tài sản thiếu hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản đều phải được xử lý theo nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành. * Nguyên tắc quản lý tài chính:  Đối với các khoản nợ phải thu của Văn phòng Tổng công ty cao su Việt nam, của các đơn vị sự nghiệp, của Công ty thành viên hạch toán độc lập khi được chuyển sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam thì: Văn phòng Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam; các công ty con hạch toán độc lập và các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được. Đới với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, Văn phòng Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam, các đơn vị sự nghiệp thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam, các Công ty con hạch toán độc lập có trách nhiệm tiếp nhận và được hạch toán giảm vốn chủ sở hữu đối với phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của tập thể, cá nhân.  Đối với các khoản nợ phải trả: Công ty mẹ-Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam mới thành lập, các đơn vị sự nghiệp thuộc Công ty mẹ, các Công ty con có trách nhiệm thừa kế các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ công nhân viên…, thanh toán nợ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các khoản nợ không có người đòi và giá trị các loại tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn chủ sở hữu tại công ty mẹ, các đơn vị sự nghiệp và Công ty con mới được thành lập sau chuyển đổi. Việc xử lý các khoản nợ phải trả của Công ty con là các Công ty Nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần phải thực hiện theo các quy định về cổ phần hóa Công ty nhà nước và Luật doanh nghiệp. 69 3.4.4. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn trong Tổng công ty cao su Việt nam Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Tổng công ty cao su Việt nam, người quản lý phải căn cứ vào đặc điểm vận động của từng loại vốn để có biện pháp quản lý tương ứng như vậy mới phát triển được nguồn vốn của Tổng công ty. 3.4.4.1. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn cố định và vốn lưu động. Qua phân tích ở chương II ta thấy tình trạng tài sản cố định của Tổng công ty cao su Việt Nam hiện trạng vườn cây cao su đang ở trong tình trạng già cỗi năng suất bắt đầu giảm. Trong vài năm tới phải tái đầu tư để thay thế, các vườn này sẽ thanh lý. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, vốn cố định có một số vấn đề cần phải giải quyết sau:  Hiện nay, tỷ trọng tài sản cố định là giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vườn cây cao su, nhà cửa, vật kiến trúc vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Trong đó có một số diện tích đất việc khai thác và sử dụng không hợp lý, đôi khi lại dùng vào những mục đích phi sản xuất trong khi giá trị quyền sử dụng đất vẫn thuộc phần tài sản cuả Tổng công ty. Vì vậy, cần phải rà soát lại điều chỉnh cho hợp lý và cương quyết thu hồi lại những phần đất mà các đơn vị trực thuộc thuộc Tổng công ty sử dụng không đúng mục đích giao lại cho Tổng công ty cao su nhằm đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả.  Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của Tổng công ty cao su cần phải có thái độ dứt khoát trong việc xử lý những tài sản cố định đầu tư sai so với dự án được duyệt ban đầu, như các dây chuyền sản xuất đế giày liên doanh giữa Đài Loan và Công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su ở Biên Hòa, dây chuyền sản xuất đế giày Vĩnh Hội cũng như các loại TSCĐ đã cũ không còn sử dụng hoặc sử dụng không mang lại hiệu quả làm giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty cao su, không nên có tư tưởng còn sử dụng được nên cố gắng sử dụng và cũng không nên dựa trên lý do là nguồn vốn đầu tư bị hạn chế nên phải tận dụng mà phải quan tâm hơn nữa đến giá thành sản phẩm, lợi nhuận và thị trường. Đặc biệt, đối với TSCĐ của Tổng công ty cao su là vườn cây cao su thì cần phải được đầu tư chăm sóc và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh. 70 Về thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động như đã trình bày trong chương II, chúng ta thấy mặc dầu đã có nhiều chấn chỉnh và khắc phục tình trạng quản lý sử dụng vốn kém hiệu quả trong thời gian qua nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Vì vậy luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm chấn chỉnh tình hình này như sau:  Các loại hàng hoá vật tư ứ đọng: Cần phải giải quyết triệt để lượng vật tư hàng hoá tồn kho, kém chất lượng tồn đọng lâu ngày nhằm giải phóng mặt bằng kho bãi, giảm chi phí bảo quản và Tổng công ty sẽ có một khoản vốn được thu về tránh tình trạng vốn “giả” nhằm làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của Tổng công ty cao su, cụ thể: + Đối với những hàng hoá vật tư còn sử dụng được, cho phép các đơn vị trực thuộc công khai bán đấu giá cho mọi đối tượng có nhu cầu trong xã hội. + Đối với những hàng hoá vật tư kém phẩm chất không còn phục vụ được cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thì cần phải cho phép các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty cao su thanh lý, ghi giảm vốn.  Quản lý vốn bằng tiền: Quản lý toàn bộ ngân quỹ của Tổng công ty bao gồm: tiền mặt tại các đơn vị thành viên và tiền gửi ngân hàng. Trong chương II phần nghiên cứu thực trạng quản lý vốn bằng tiền ở Tổng công ty cao su ta thấy hình thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn được áp dụng rộng rãi trong Tổng công ty nên buộc phải dự trữ một lượng tiền mặt khá lớn. Như vậy, chúng ta thấy rõ sự không an toàn, lãng phí và nhiều vấn đề phức tạp khác khi áp dụng hình thức thanh toán này. Trong thời gian tới Tổng công ty cao su cần phải có sự cân đối phù hợp hơn trong việc dự trữ tiền mặt nhằm tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3.4.4.2. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư. Với cơ chế quản lý vốn đầu tư trước kia và hậu quả của nó còn tồn tại cho tới ngày nay ở Tổng công ty cao su Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân là đã làm mất tính độc lập, tự chủ trong vấn đề đầu tư của các đơn vị thành viên. Tổng công ty cao su luôn dành cho mình các cơ hội đầu tư nhưng lại chưa thực sự coi trọng hiệu quả đầu tư và cũng không muốn chịu trách nhiệm về việc đầu tư không hiệu quả. Đây 71 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hậu quả là tình trạng quản lý và sử dụng vốn đầu tư của Tổng công ty cao su không cao, phát sinh công nợ dây dưa và xảy ra tình trạng “dự án chưa hoạt động đã bắt đầu lo trả nợ”. Vì vậy, cần phải có những giải pháp nhằm quản lý vốn đầu tư theo hướng Tổng công ty chủ động lựa chọn hình thức cũng như dự án đầu tư, các đơn vị tham gia góp vốn phải biết rõ ràng tường tận hiệu quả hoặc lường trước những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đầu tư vào các dự án. Đầu tư bên trong Tổng công ty ở đây có nghĩa là đầu tư chiều sâu, đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh tạo điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy cần phải phát triển đầu tư mở rộng quy mô các đơn vị thành viên, mở rộng sản xuất, đầu tư dây chuyền công nghệ mới ... và nhất là đầu tư phải phù hợp với yêu cầu của thị trường tránh đầu tư theo phong trào như một số ngành trong thời gian vừa qua. + Tổng công ty cao su Việt Nam cần có chính sách đầu tư tập trung cho các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực mũi nhọn nhằm tăng cường tiềm lực tài chính, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Để làm được điều đó thì định hướng đầu tư của Tổng công ty cao su cần tập trung hướng vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhằm tiến tới một cấu trúc vốn phù hợp trong các đơn vị thành viên nói riêng và Tổng công ty cao su Việt Nam nói chung. + Tổng công ty cao su cần tự quyết định, đánh giá hiệu quả, tự gánh chịu rủi ro và chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Có nghĩa là Tổng công ty phải chịu trách nhiệm từ khâu xây dựng dự án, đánh giá hiệu quả dự án, tìm nguồn vốn đầu tư, trả lãi nợ gốc và vấn đề bảo toàn và tăng trưởng vốn của Tổng công ty cao su. Đầu tư dài hạn của Tổng công ty cao su Việt Nam là quá trình sử dụng vốn để hình thành nên những tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản tài chính cần thiết đáp ứng cho quá trình hoạt động của Tổng công ty với mục tiêu là xác định định cơ cấu vốn hợp lý nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong một thời gian dài. Vì vậy, việc xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư dài hạn cần phải được cân nhắc một cách thận trọng trên mọi phương diện nhất là vấn đề tài chính. Chính vì vậy khi đầu tư dài hạn cần phải thận trọng, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ sản xuất cao su công nghiệp và đổi mới công nghệ chế biến cao su. Đây là vấn đề hết sức hệ trọng, nó sẽ 72 quyết định chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tổng công ty cần phải tuân thủ đúng quy trình xây dựng dự án từ khẩu thu thập thông tin, xử lý thông tin kết hợp với các phương pháp đánh giá dự án phù hợp như: phương pháp hiện giá thuần (NPV), phương pháp tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR), chỉ số sinh lời (PI), thời gian hoàn vốn (PP)… Trên cơ sở đó, đưa ra những quyết định lựa chọn chính xác và hợp lý như nhu cầu về vốn, nguồn tài trợ cho dự án và nhất là phải đưa ra kết luận về tính hiệu quả của dự án, thời gian hoàn vốn, mức độ rủi ro của dự án.. có nghĩa là dự án phải đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rui ro đồng thời phục vụ cho lợi ích dân sinh. Ngoài ra, Tổng công ty còn đầu tư ra bên ngoài thông qua các hình thức liên doanh liên kết, đầu tư các loại chứng khoán… nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong quá trình mở rộng quy mô của Tổng công ty. Qua phân tích thực trạng chúng ta thấy đây là những hoạt động được Tổng công ty quan tâm và có xu hướng ngày càng phát triển. Bước đầu các hoạt động này đã mang lại những thành quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những cản trở khá lớn cả về cơ chế quản lý của Nhà nước lẫn quản lý hoạt động của bản thân Tổng công ty cao su. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi đề nghị một số giải pháp như: Cần phải xác định chính xác giá trị tài sản đem đi góp vốn và giá trị tài sản bên đối tác góp vốn như dây chuyền công nghệ, hệ thống máy móc, giá trị vườn cây cao su bằng hình thức công khai hoá thông tin và tiếp cận thị trường thông qua phương pháp đấu giá; Tổng công ty không nên tiếp tục cho các đơn vị thành viên góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất. Tổng công ty cao su cần tăng cường đầu tư ra nước ngoài như tiếp tục mở rộng trồng mới cao su ở Lào và nhanh chóng triển khai dự án đầu tư sang Campuchia nhằm khai thác những thế mạnh của các nước láng giềng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty cao su Việt Nam trong quá trình chuyển sang Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. 3.5. Các giải pháp về nguồn nhân lực: Tổng công ty cao su hiện nay có lực lượng công nhân khá đông chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Toàn ngành hiện có khoảng 100.000 CB.CNVC, nhưng theo thống kê của Tổng công ty có 22 người có trình độ trên đại học, hơn 900 người có trình độ đại học và cao đẳng, khoảng 2.000 người có trình độ trung cấp. Lực 73 lượng làm công tác hoạch định các kế hoạch dài hạn, trung hạn cũng như bộ máy tài chính kế toán vừa yếu, vừa thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, lực lượng khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu, đa số đào tạo trước đây ở thời bao cấp, kiến thức về quản lý chưa được cập nhật nên khó khăn trong việc chuyển đổi cơ chế. Do đó Tổng công ty cần tập trung: Về đào tạo: Tổng công ty nên dành một khoản chi phí phù hợp để đào tạo một số các chuyên ngành như công nghiệp chế biến, quản lý chất lượng sản phẩm, vi tính. Đồng thời phải nâng cao trình độ của công nhân. Về đội ngũ làm công tác tài chính: Tổng công ty nên quy hoạch một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nên cử một số có chuyên môn vững đi đào tạo chuyên sâu ở các nước tiên tiến. Có chính sách trọng dụng người tài: Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với nhân tài trong ngành công nghiệp chế biến, trong quản lý ... nhằm thu hút các chuyên gia hàng đầu, tạo nền tảng cho sự phát triển của Tập đoàn công nghiệp cao su khi hội nhập sâu vào thị trường quốc tế. 74 Kết luận chƣơng III. Với vị trí quan trọng của Tổng công ty cao su Việt Nam trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đòi hỏi Tổng công ty phải đủ lực để đứng vững và vươn lên trong tiến trình hội nhập. Chính vì vậy trong những năm qua Tổng công ty cao su đã không ngừng đổi mới, mở rộng ngành nghề sang nhiều lĩnh vực nhằm năng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Để có thể phát triển một cách vững chắc trong thời gian tới thì nền tảng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn, cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Với hệ thống các giải pháp mà tác giả đưa ra trong luận văn này nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn để đạt được mục tiêu tái cấu trúc vốn của Tổng công ty cao su Việt nam một cách phù hợp trong quá trình chuyển đổi thành Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Các giải pháp nêu ra được hệ thống và phối hợp đồng bộ giữa chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước và giải pháp vi mô trong bản thân Tổng công ty cao su cũng như các đơn vị thành viên, nó sẽ tạo điều kiện cho Tổng công ty cao su có khả năng tích tụ và tập trung vốn, đẩy mạnh đầu tư bên trong cũng như đầu tư ra ngoài ngành, đổi mới công nghệ nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty cao su Việt Nam. Ngoài ra, các giải pháp này còn góp phần tạo điều kiện cho Tổng công ty cao su Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định thương hiệu trên thương trường theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 75 KẾT LUẬN Tổng công ty cao su Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân ta. Hiện nay, ngành cao su Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, có ý nghĩa nhiều mặt về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái. Từ ngày thống nhất đất nước đến nay, Tổng công ty cao su Việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu to lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian gần đây đạt lợi nhuận khá cao. Có điều kiện tích tụ và tập trung vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư nhiều ngành nghề trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là tập trung phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, công nghiệp mũi nhọn và dịch vụ. Trong quá trình đổi mới DNNN Tổng công ty đã nhanh chóng tiến hành cổ phần hoá các Công ty thành viên nhằm cấu trúc lại nguồn vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý, sử dụng vốn của Tổng công ty cao su Việt Nam còn bộc lộ nhiều nhược điểm ảnh hưởng đến chiến lược và mục tiêu phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới. Tuy những năm gần đây tình hình quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty cao su Việt Nam có những bước tiến triển nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả nhất là tình hình quản lý vốn cố định, vốn lưu động cũng như vốn đầu tư. Sự mất cân đối trong đầu tư tài sản cố định, tình trạng nợ và chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên, những bất hợp lý trong cơ cấu vốn giữa công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh khác thuộc Tổng công ty cao su Việt nam đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của Tổng công ty khi chuyển thành Tập đoàn công nghiệp cao su hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Để phát huy những thế mạnh và khắc phục những nhược điểm trong quản lý và sử dụng vốn chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp tái cấu trúc vốn nhằm tiến tới một cấu trúc vốn tối ưu để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty 76 cao su Việt Nam trong quá trình chuyển đổi thành Tập đoàn kinh tế mạnh có tiềm lực lớn đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn khác trong khu vực cùng sản xuất những ngành hàng tương tự. Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, những ý kiến nêu trong luận văn là ý kiến chủ quan của tác giả không tránh khỏi những khiếm khuyết trong nhận xét, đánh giá và các đề xuất giải pháp. Tác giả rất mong muốn được học hỏi nhiều hơn để hoàn thiện chuyên môn của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình: 1. GS.TS. Dương Thị Bình Minh và PGS.TS. Sư Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB thống kê. 2. TS. Phan Thị Bích Nguyệt (2006), Đầu tư tài chính, NXB thống kê. 3. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ và tập thể tác giả Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Tài chính doanh nghiệp, NXB thống kê. 4. TS. Bùi Kim Yến (2006), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB lao động xã hội. 5. Anthony Saunders (2001), Financial markets and institutions, Publishing House of Mac Graw Hill. 6. BlaKe David (2000), Financial MarKet Analysis, Mac Graw Hill. 7. Robert S.Pindyck & Daniel L. Rubinfeld - MICROECONOMICS, Prentice Hall international, Inc, third edition. Tài liệu, báo cáo chuyên ngành, tạp chí. 8. Ban biên tập Hiệp hội cao su Việt Nam (2006) ASEAN RUBBER CONFERENCE (2006), Hội nghị cao su Đông Nam Á ngày 9 - 10 tháng 6 năm 2006. 9. Ths. Phạm Xuân Lan (2001), Thị trường cao su Việt Nam hiện trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu cấp bộ. 10.Ths. Mai Chiến Thắng (2001), Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức Tổng công ty cao su Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Mã số 007/2000 11.TS Lê Hồng Tiến (2006), Cao su Việt Nam Thực trạng và giải pháp, NXB Lao động xã hội. 12.Tổng công ty cao su Việt Nam (2006), Đề án chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam thành Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam - Tổng công ty cao su Việt Nam tháng 4 năm 2006. 13.Tổng công ty cao su Việt Nam. Báo cáo quyết toán các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005. 14.Tổng công ty cao su Việt Nam. Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005. 15.Cheslyn Mos teter (2002), South A Fricas - Restructuring of state onwed Enterprises - Published by Fes. Johaner Berg. Asia Derelopment Bank - April (1991), Towards a competitive economy. The energiny rob of the private sector in Indonesia. Manila. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mô hình tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam sau khi hình thành STT Tên đơn vị I Công ty mẹ-Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 1 Văn phòng tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 2 Viên nghiên cứu cao su Việt Nam 3 Trường trung học kỹ thuật nghiệp vụ cao su 4 Trung tâm y tế cao su 5 Tạp chí cao su Việt Nam 6 Công ty Tài chính cao su II Các công ty con do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ 1 Tổng công ty cao su Đồng Nai 2 Tổng công ty cao su Việt – Lào(thành lập mới) 3 Tổng công ty công nghiệp cao su 4 Công ty cao su Dầu Tiếng III Các công con do công ty mẹ-Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam nắm trên 50% vốn điều lệ 1 Công ty cổ phần cao su Bà Rịa 2 Công ty cổ phần cao su Hòa Bình 3 Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 4 Công ty cổ phần cao su Bình Long 5 Công ty cổ phần cao su Phú Riềng 6 Công ty cổ phần cao su Lộc Ninh 7 Công ty cổ phần cao su Đồng Phú 8 Công ty cổ phần cao su Tân Biên 9 Công ty cổ phần cao su Tây Ninh 10 Công ty cổ phần cao su Chư Sê 11 Công ty cổ phần cao su Mang Yang 12 Công ty cổ phần cao su Chư Prông 13 Công ty cổ phần cao su Chư Păh 14 Công ty cổ phần cao su Ea Hleo 15 Công ty cổ phần cao su Krông Buk 16 Công ty cổ phần cao su Kon Tum 17 Công ty cổ phần cao su Bình Thuận 18 Công ty cổ phần cao su Quãng Ngãi 19 Công ty cổ phần cao su Quảng Nam 20 Công ty cổ phần cao su Quảng Trị 21 Công ty cổ phần cao su Hà Tĩnh 22 Công ty cổ phần cao su Thanh Hóa 23 Công ty cổ phần Sông Côn (Thủy điện) 24 Công ty TNHH BOT thuỷ điện Bảo Lộc 25 CTCP đầu tư và phát triển khu công nghiệp Hố Nai IV Các công con do công ty mẹ-Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam nắm dƣới 50% vốn điều lệ 1 CTCP kỹ thuật XDCB và đĩa ốc cao su 2 CTCP kho vận và dịch vụ hàng hóa 3 CTCP Fico Ciment Tây Ninh 4 CTCP đầu tư và xây dựng Cầu Hàn 5 CTCP đầu tư phát triển đô thị và KCN Geruco 6 CTCP Thống nhất 7 CTCP khu công nghiệp Nam Tân Uyên 8 Cty TNHH BOT cơ sở hạ tầng Đồng Tháp 9 CTCP DV thương mại dịch vụ và du lịch cao su 10 CTCP xây dựng và tư vấn đầu tư 11 CTCP đầu tư xây dựng cao su 12 CTCP thủy điện Cửa Đạt 13 Xí nghiệp liên doanh Visorutex (Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam) 0 2000 4000 6000 8000 10000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2 1 5 1 .5 5 1 8 1 3 .7 3 1 8 5 9 .7 9 1 9 9 8 .5 2 2 4 6 0 .3 9 2 2 4 0 .4 8 3 6 0 9 .6 1 5 5 7 2 .2 1 7 2 9 7 .6 1 8 4 6 8 .0 0 5 7 7 .8 3 2 5 8 .4 3 5 1 .2 8 1 6 7 .9 5 3 4 5 .9 1 6 6 .8 3 7 8 4 .3 3 1 5 7 6 .5 4 2 3 8 5 .1 0 3 0 3 4 .0 0 5 9 7 .8 3 6 1 0 .1 3 5 9 9 .3 6 6 0 4 .0 9 6 0 6 .5 7 5 4 6 .6 8 7 9 4 .8 8 8 4 2 .5 3 1 0 1 8 .2 7 1 5 1 3 .5 3 Tỷ đồng Năm Phụ lục 2: Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty cao su Việt Nam Giá trị tổng sản lượng(tấn) Lợi nhuận trước thuế(tỷ đồng) Tổng nhu cầu vốn đầu tư(tỷ đồng) Phụ lục 3: Sản lƣợng khai thác và chế biến cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam (Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam) 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng khai thác(tấn) Sản lượng chế biến(tấn) Phụ lục 4: Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam (Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam) 118.843 132.197 165.889 203.976 220.000 200.823 282.631 270.652 291.591 316.461 70.676 89.205 129.347 166.589 168.000 129.949 155.728 133.872 146.092 165.000 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tiêu thụ(tấn) Xuất khẩu(tấn) Phụ lục 5: Các khoản nộp ngân sách của Tổng công ty cao su Việt Nam (Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam) 346 441 372 195 228 275 254 233 488 811 1131 0 200 400 600 800 1000 1200 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46310.pdf
Tài liệu liên quan