Công ty cơ giới và xây lắp số 12 là một trong những công ty làm ăn có hiệu quả trông hệ thống các doanh nghiệp Việt nam hiện nay. Từ khi thành lập đến nay công ty đã góp phần cải tạo, nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng nhằm làm thay đổi bộ mặt đất nước đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp trên thị trường lao động nước ta.
Để làm được điều đó là nhờ việc tổ chức quản lý sản xuất thi công có hiệu quả, chất lượng. Một trong những nhân tố cơ bản góp phần vào sự thành công trong thời gian qua là công ty đã mạnh dạn áp dụng cơ chế khoán công trình trong tổ chức sản xuất, thực hiện việc hoàn thiện các phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác tổ chức thực hiện do đó đã giải quyết, tháo gỡ được nhiều vấn đề khó khăn nẩy sinh trong giai đoạn mới.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước những khó khăn cần phải giải quyết việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác khoán công trình là yêu cầu đặt ra, góp phần vào việc tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả hơn, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, khách hàng, tạo lập uy tín của mình trên thị trường xây dựng.
Do thời gian có hạn và phạm vi hạn hẹp của luận văn tôi chỉ đưa ra một số giải pháp cơ bản:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ ở công ty
- Hoàn thiện cơ chế khoán cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế hiện nay, từng bước áp dụng mô hình khoán gọn vào quá trình tổ chức sản xuất ở công ty.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý trong công ty, hướng các bộ phận phòng ban chức năng, phục vụ công tác khoán tạo điều kiện nâng cáo hiệu quả và chất lượng công tác.
- Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng công tác phục vụ cho công tác khoán như công tác chuẩn bị lập hợp đồng khoán, công tác quản lý vật tư, cơ giới, công tác tổ chức thi công, công tác thanh quyết toán công trình.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng khoán công trình ở công ty cơ giới và xây lắp số 12 trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng hình thực khoán công việc
Nhờ thực hiện khoán công việc, trong thời gian qua xưởng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo số lượng xe máy, thiết bị cơ giới phục vụ cho thi công được phản ánh qua biểu 8
Trong năm 1995 mặc du công tác khoán đã được triển khai thực hiện song chưa có định mức, đơn giá chính thức, chi tiết cho từng loại công việc nên chất lượng công tác còn thấp, chưa khuyến khích được cán bộ công nhân viên của xưởng tăng năng suất, tiết kiệm vật tư phục vụ cho công tác sửa chữa
Thời kỳ này máy móc của công ty đã khá cũ (Một số lớn được phục hồ lại là các thiết bị khi còn thi công ở thủy điện Sông Đà)
Số lượng mua mới ít: chỉ mua được 1 xe ôtô KPA 256B, 1 máy ủi. Song nhờ hình thức khoán hợp lý đã khuyến khích xưởng hoàn thành khá tốt công việc: đã sửa chữa, đại tu, phục hồi nhiều thiết bị cơ giới đưa vào hoạt động, phục vụ cho các công trường. Thu nhập của công nhân nhờ đó tăng lên và đạt mức 450.000đ/tháng/người
Năm 1996-1997 do có sự đổi mới trong công tác khoán. Đó là có sự giám sát, quản lý từ công ty, đã xây dựng được định mức 1 số công việc, xác định lại đơn giá theo giá cả thị trường, định mức được một số công đoạn và vật tư kèm theo phục vụ cho sửa chữa được cải thiện công nhân đã có trách nhiệm hơn với công việc
Năm 1997 là năm mở ra các lĩnh vực mới cho công ty, số lượng thiết bị xe tăng lên nhờ sửa chữa và mua mới nên đã đáp ứng phục vụ kịp thời tiến độ thi công ở các công trường. Trong năm đã sửa chữa, bảo dưỡng trên 10 lượt xe, đại tu 2 xe KPA 256B và nhiều máy móc thiết bị khác. Đây là giai đoạn công ty thực hiện khẩu hiệu "chất lượng và hiệu quả" do đó mà công tác khoán được quan tâm chú trọng.
Như vậy nhìn chung việc áp dụng hình thức khoán công việc trong lĩnh vực này đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ.
Việc áp dụng hình thức khoán công việc đã giúp giải quyết nhanh chóng các sự cố về máy móc, các hỏng hóc đảm bảo số lượng xe máy, chất lượng xe phục vụ cho thi công. Công nhân có tinh thần trách nhiệm cao với công việc do thu nhập của họ phụ thuộc vào số công việc hoàn thành, số xe sửa chữa phục hồi. Nhờ đó tăng năng suất, chất lượng sữa chữa tăng lên, thu nhập của công nhân khá cao đạt 700.000đ/thg/người (năm 1997)
Trong thời gian tiếp theo công ty tiếp tục áp dụng hình thức khoán công việc cho xưởng tuy nhiên cần khắc phục một số tồn tại sau góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
+ Trong công tác sửa chữa, vật tư phục vụ cho sửa chữa chưa định mức chặt chẽ nên còn gây nhiều lãng phí, chưa tiết kiệm phần điện năng tiêu thụ, ca máy làm ra sản phẩm
+ Mặc dù thực hiện khoán công việc xong chưa xây dựng được các loại định mức chi tiết nội bộ cho từng loại công việc như công tác hàn cắt, sửa chữa ... hoặc các công đoạn trong quá trình sửa chữa do đó việc qui trách nhiệm, thưởng phạt chưa được thực hiện, công nhân chưa thực sự có trách nhiệm với công việc
+ Chất lượng sửa chữa còn thấp do chưa thành lập bộ phận kiểm tra chất lượng công tác sửa chữa tại xưởng
Để thực hiện nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác thì công việc khắc phục các khó khăn này là cần thiết.
2. Công tác san nền, đóng cọc, khoan nhồi
Đây là lĩnh vực truyền thống của công ty, mặc dù những năm gần đây đặc biệt là năm 1997 công tác cơ giới san nền gặp nhiều khó khăn do giá cả thấp, thị trường cạnh tranh quyết liệt, việc triển khai thi công gặp nhiều khó khăn trở ngại trong các khâu như giải phóng mặt bằng, đền bù, môi trường.
song nhờ thực hiện đổi mới trong nhiều khâu, áp dụng nhiều hình thức, phương pháp quản lý sản xuất thi công đặc biệt là từng bước hoàn thiện cơ chế khoán nhờ đó công ty vẫn phát huy được thế mạnh của mình trong các lĩnh vực này, khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên thị trường
Trong thời gian qua công ty áp dụng khoán cho một số công trình chủ yếu và đã mang lại kết quả tốt như:
+ Công trình san nền nhà máy kính Đáp cầu Hà Bắc (1997)
+ San nền, súc đất nhà máy nhiệt điện Phả lại (1996)
+ San lấp khu công nghiệp NOMURA - Hải phòng (1995)
+ San nền khu làng du lịch Hướng dương-Hải phòng (1997)
+ Đóng cọc, khoan nhồi cho dự án liên doanh NIMAS (1995)
+ Đóng cọc nhà máy ấp trứng Xuân mai-Hà Tây (1997)
+ Đóng cọc nhà máy bia Tiger-Hà tây (1997-1998)
Sau khi thắng thầu các công trình trên công ty đã thực hiện khoán cho các đội. Đội đóng cọc và khoan nhồi. Đội thi công cơ giới đảm nhiệm thi công
Tùy từng loại công trình trên mà công ty áp dụng cách thức giao khoán khác nhau. Hình thức khoán được sử dụng phổ biến là hình thức khoán một số chi phí sản xuất chủ yuế như khoán quĩ lương, khoán phần vật tư, nhiên liệu, khoán phần chi phí sửa chữa nhỏ, một số công trình công ty thực hiện khoán phần chi phí sử dụng máy. Đối với các công trình sử dụng thiết bị, xe máy của công ty thì công ty không khoán máy cho đội mà cho thuê, phần chi phí máy thi công sẽ được trừ đi trong phần giá thành công trình khi thực hiện thanh toán với đội
Có thể hiểu giá giao-nhận khoán theo hình thức khoán các chi phí sản xuất này là tổng chi phí của các chi phí nhân công,vật tư, sử dụng máy, một phần chi phí quản lý của các khối lượng công việc tương ứng, được xác định trên cơ sở định mức hao phí nội bộ của công ty hoặc của nhà nước (trong trường hợp công ty chưa có định mức hao phí nội bộ), đơn giá và mức độ tham góp để hoàn thành sản phẩm
Với hình thức này, sáu khi nhận khoán công trình đội sẽ tổ chức thực hiện thi công trên cơ sở các điều kiện đã thỏa thuân trong hợp đồng khoán, công ty sẽ giám sát, quản lý, cấp phát các điều kiện phục vụ thi công, phối hợp cùng với đội giải quyết các vướng mắc
Công ty thực hiện thanh quyết toán với chủ công trình (bên A) và thực hiện thanh quyết toán với đội. Trong quá trình thi công nếu đội tiết kiệm và hạ được giá thành so với mức công ty khoán thì đội sẽ được hưởng toàn bộ phần chênh lệch này. Ngoài ra đội còn được hưởng một phần lợi nhuận công ty để cho đội tự phân phối.
Chúng ta tìm hiểu qua một số ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ: Công trình san nền nhà máy kính Đáp cầu-Hà bắc
Công ty thực hiện khoán toàn bộ công trình cho đội thi công cơ giới và san nền đảm nhận thi công. Hình thức khoán cho đội là khoán các chi phí sản xuất chủ yếu
+ Khoán toàn bộ quĩ lương cho đội: Quĩ lương được xác định dựa vào khối lượng thực tế thực hiện và đơn giá công ty giao. Công ty tạm ứng cho đội để các đội trả lương theo tiến độ thực hiện
+ Phần chi phí vật tư nhiên liệu:
ở công trình này chủ yếu dùng thiết bị cơ giới để thực hiện do đó chủ yếu là nhiên liệu dầu máy phục vụ cho máy thi công
Công ty cấp nhiên liệu, xăng dầu tại kho của công ty dựa vào hệ thống định mức của công ty đã có và trên cơ sở ước lượng khối lượng thực hiện để cấp phát bảo đảm cho quá trình thi công
+ Phần chi phí máy thi công
ở công trình này đội sử dụng máy, thiết bị thi công của công nên công ty dựa trên cơ sở công xuất, năng suất lam việc thực tế của mỗi máy để thực hiện khoán, phần chi phí máy được trừ vào giá thành công trình khi thanh toán với đội
Riêng phần chi phí sửa chữa nhỏ công ty thực hiện khoán cho đội để đội có trách nhiệm bảo quản sửa chữa xe máy
Từ biểu số 9 và biểu số 10, ta có nhận xét sau:
+ Phần chi phí vật liệu thực tế lớn hơn chi phí công ty dự toán
63.876.370 - 49.748.200 = 14.128.170 đồng
Sự tăng lên này là do
. Khối lượng thực hiện thực tế lớn hơn khối lượng dự toán ban đầu
. Giá cả phần nhiên liệu có sự thay đổi trong quá trình thi công so với lúc dự toán: giá dầu máy, dầu phụ tăng lên 500đ/lít
ở đây phần nhiên liệu do công ty cấp phát tại kho nên công ty đã chịu sự chênh lệch này
. Trong thực hiện ở các cự ly đội đã sử dụng dầu máy vượt định mức cụ thể là 7lit/chuyển (công ty giao khoán 6lit/chuyến). Qua xem xét đánh giá tình hình thực tế trong khi thực hiện công ty thanh toán cho đội theo mức 7lit/chuyến
+ Phần chi phí tiền lương
Công ty chỉ xác định đơn giá nhân công và dựa vào khối lượng thực tế để thanh toán cho đội (khối lượng dự toán lập ra chỉ để quản lý việc ứng trước tiền lương, các điều kiện khác cho đội)
Công ty thanh toán số tiền công cho công nhân trực tiếp:
7500 + 1283 + 6000 + 1524 + 500 + 649 + 500 + 2158 = 21.170.000 đồng
còn kỹ thuật , đội trưởng hưởng lương theo chế độ qui định của công ty. Phần tiền lương được thanh toán theo hợp đồng lương hàng tháng cho đội
+ Phần chi phí máy thi công
. Công ty dựa vào khối lượng thực tế thực hiện và đơn giá máy thực hiện hoàn thành một đơn vị khối lượng để tính phần chi phí máy. Do đó có sự biến động chỉ là do khối lượng thực tế thực hiện lớn hơn dự toán
. Công ty thanh toán cho đội phần chi phí sửa chữa nhỏ theo số chuyến thực tế thực hiện và đơn giá đã thỏa thuận trong hợp đồng khoán. Có sự biến động giữa dự toán và thực tế là do số chuyến thực hiện lớn hơn
+ Số tiền còn phải nộp trả cho công ty
10.000.000 - 6.212.600 = 3.787.400 đồng
ở công trình này về cơ bản đội đã thực hiện theo định mức công ty lập ra, ít có trường hợp vượt quá định mức khoán ban đầu. Tuy nhiên chưa tiết kiệm, giảm giá để hưởng phần chênh lệch giữa giá thực hiện và giá giao khoán
Nhìn chung việc áp dụng hình thức khoán một số chi phí sản xuất chính cho đội để đội đảm nhận thực hiện là phù hợp
+ Tạo điều kiện cho công ty giảm thấp được khoản chi phí trong quá trình thực hiện, công ty có thời gian tiến hành phân tích các hoạt động thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tìm kiếm đấu thầu công trình
+ Phát huy khả năng của đội, tạo thu nhập cho đội bằng các hình thức khuyến khích
+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa đội và công ty để thực hiện thi công công trình
Tuy nhiên qua công trình trên còn bộc lộ một số tồn tại sau
. Công tác xác định định mức các chi phí, đơn giá thực tế cần phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình, điều kiện thực tế tại khu vực có công trường thi công để tránh tình trạng đội bị thiệt do những khó khăn trong thực tế phát sinh
+ Cần quan tâm hơn tới việc khoán phần chi phí sửa chữa nhỏ nhằm bảo quản tốt thiết bị cơ giới, xe máy
+ Với các công trình ở xa kho cung ứng nhiên liệu của công ty, cần tính toán phần chi phí vận chuyển, giá cả ở từng địa phương, nếu thấy không có lợi có thể khoán cho đội tự lo liệu trên cơ sở giao định mức và đơn giá cho đội
+ Cần nâng cao chất lượng công tác lập dự toán nộ bộ, giá giao khoán cho đội và công tác lập hợp đồng khoán
Ví dụ 2: Công trình đóng cọc bê tông cốt thép nhà máy áp trứng tại Xuân mai-Hà tây (1997)
Công ty sau khi thắng thầu đã thực hiện khoán công trình cho đội đóng cọc và khoan nhồi với hình thức là khoán một số chi phí sản xuất chủ yếu
+ Khoán toàn bộ quĩ lương cho đội
Quĩ lương được xác định dựa vào khối lượng thực tế thực hiện và đơn giá nhân công công ty giao. Công ty tạm ứng để đội thanh toán cho công nhân
+ Phần nhiên liệu dầu máy
Công ty thực hiện khoán cho đội tự lo liệu theo định mức và đơn giá đã thỏa thuận trong hợp đồng khoán
+ Phần chi phí sử dụng máy
Trong quá trình thi công đội sử dụng máy đóng cọc D308 và D382, cần cẩu các loại. Công ty giao định mức cho mỗi máy, ddựa vào đơn giá và định mức, khối lượng thực tế thực hiện để tính phần chi phí máy. Phần chi phí này được trừ vào giá thành công trình khi thanh toán với đội
Đội tự tổ chức thực hiện, chịu sự giám sát, quản lý của công ty
Qua biểu số 11, 12, ta có nhận xét sau:
+ Phần chi phí vật tư, nhiên liệu
ở công trình này do xa công ty do vậy đội tự đảm nhận cung ứng phần vật tư, nhiên liệu
Phần chi phí vật tư nhiên liệu có sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị dự toán và giá trị thực tế: cụ thể là chi phí thực tế vật tư nhiên liệu của máy D308 thấp hơn so với chi phí dự toán
Đối với máy D382 thì chi phí thực tế lại cao hơn so với dự toán
Nguyên nhân
* Do khối lượng dự toán và thực tế không giống nhau
. Máy D308: có sự chênh lệch 6000 - 5022 = 978 m cọc
(trong đó dự toán là 6000 m cọc)
. Máy D382: có sự chênh lệch: 6244 - 4000 = 2244 m cọc
(trong đó dự toán 4000 m cọc)
Có sự chênh lệch trên là do: công tác dự toán, ước lượng chưa làm tốt; việc điều động sử dụng máy còn gặp khó khăn, trong quá trình thực hiện thi công máy D308 phải sửa chữa
* Có sự chênh lệch về giá vật liệu giữa dự toán và thực tế đội tự mua
Nhiên liệu búa giao 1.500đ/lit thực tế mua 1.400đ/lit
Dầu phụ giao 1.500đ/lit thực tế mua 1.500đ/lit
Que hàn cọc giao 1.700đ/kg thưc tế mua 8.000đ/kg
Như vậy bằng cách khoán cho đội tự lo liệu phần vật tư nhiên liệu có khả năng có lợi cho đội do tận dụng giá cả địa phương tháp
* Về định mức vật tư nhiên liệu
Có sự chênh lệch giữa định mức khoán và định mức thực tế thực hiện. Máy D308 định mức khoán 0,7lit/m thực tế thực hiện 0,9lit/m; Máy D382 phần nhiên liệu búa định mức khoán 0,5lit/m thực tế thực hiện 0,7lit/m
Công ty không thực hiện thanh toán phần vượt định mức này cho đội mà đội phải chịu
Phần chi phí tiền lương
Công ty khoán quĩ lương cho đội trên cơ sở đơn giá nhân công ghi trong hợp đồng khoán 3000đ/m cọc (máy D308
3000đ/m cọc (máy D382)
và khối lượng thực tế thực hiện để thanh toán cho đội, còn bộ phần gián tiếp, búa trưởng, máy trưởng hưởng lương theo chế độ qui định của công ty
+ Phần chi phí sử dụng máy
Có sự chênh lệc giữa dự tóan và thực tế thực hiện
Do định mức sử dụng máy không thực hiện đúng:
Đối với máy D308: định mức giao 300m/ngày, thực tế 200m/ngày
Đối với máy D382: định mức giao 200m/ngày, thực tế 300m/ngày
Trong quá trình thực hiện công ty đã không thực hiện khoán phần chi phí sửa chữa do đó đã ảnh hưởng tới công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy phục vụ cho thi công
Nhìn chung việc áp dụng hình thức khoán các chi phí sản xuất chủ yếu cho đội là hợp lý
+ Việc khoán gọn quĩ lương tạo điệu kiện cho đội tự điều chỉnh về cán bộ công nhân, sắp xếp tổ chức thi công một cách hợp lý do đó thu nhập trung bình của công nhân trong đội khá cao: 500.000đ/tháng/người
+ Việc khoán phần chi phí vật tư nhiên liệu cho đội tự lo liệu đã tạo điều kiện cho đội tự tìm kiếm được các nguồn có giá thấp hơn, phục vụ kịp thời cho thi công, góp phần hạ giá thành công trình
+ Đây là công trình ở xa công ty việc khoán cho đội đã tạo điều kiện cho công ty giảm bớt các chi phí, phát huy khả năng của đội, khuyến khích tính năng động sáng tạo cho đội
Tuy nhiên cần khắc phục một số tồn tại sau:
+ Công tác lập dự toán, giá giao khoán còn hạn chế dẫn tới việc bị động trong nhiều khâu như tạm ứng, điều động sử dụng máy, nhân công ...
+ Việc giao khoán phần nhiên liệu cần phục vụ thi công như ở công trình trên là hợp lý song trong nhiều công trình chưa chú trọng định mức khoán phần nhiên liệu nên còn gây lãng phí nhiều
+ Trong quá trình thi công có sử dụng thiết bị máy thi công của công ty. Công ty cần chú trọng khoán phần chi phí sửa chữa nhỏ để hạn chế việc công nhân chỉ cố gắng khai thác máy để tăng năng suất không có ý thức trách nhiệm bảo quản, sửa chữa
+ Thực tế như ở công trình trên còn có sự chênh lệch định mức tiêu dùng nhiên, vật liệu giữa định mức khoán và thực tế thực hiện cần xem xét, đánh giá điều kiện thực tế để tránh gây thất thiệt cho đội
3. Công tác đúc cọc và xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng
Trong năm 1997 công tác cơ giới san nền truyền thống đặc biệt khó khăn do giá cả rất thấp, thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, việc triển khai thi công gặp nhiều khó khăn . Để có công việc ổn định trong năm 1997 công ty đã chuyển hướng sang công nghệ làm đường giao thông, đúc cọc, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng
Tuy đây là lĩnh vực mới đối với công ty song nhờ những thành công trong việc khoán các công trình trong các lĩnh vực san nền, đóng cọc, khoan cọc nhồi ... công ty đã mạnh dạn áp dụng khoán các công trình trong lĩnh vực mới này và đã đem lại nhiều thành công, cụ thể là ở một số công trình tiêu biểu trong thời gian qua
+ Công trình xây dựng trung tâm tiếng Pháp của trường ĐHBK Hà nội (1997)
+ Công trình xây dựng tường rào nhà bảo hiểm y tế Hưng yên (1997)
+ Công trình trường PTCS Phủ lý (1997-1998)
Sau khi thắng thầu công trình, công ty thực hiện khoán cho đội xây dựng và sản xuất cấu kiện bê tông đảm nhiệm thi công
Thực hiện khoán cho đội, công ty cũng sử dụng hình thức khoán theo các khoản mục chi phí sản xuất chủ yếu - là hình thức hiện nay công ty đang áp dụng phổ biến cho các loại công trình
Chúng ta tìm hiểu cụ thể qua ví dụ sau
Ví dụ 1: Công trình xây dựng tường rào nhà bảo hiểm y tế tỉnh Hưng yên (1997)
Công ty thực hiện khoán cho đội theo hình thức khoán các chi phí sản xuất chủ yếu
* Bên giao khoán: Công ty cơ giới và xây lắp số 12
+ Giao thiết kế kỹ thuật, mặt bằng để thi công
+ ứng vốn theo tiến độ công trình, mức tối đa = 70% giá trị hợp đồng
+ Kiểm tra việc thực hiện về khối lượng, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện, thanh toán theo khối lượng thực tế thực hiện
+ Thanh toán cho chủ công trình theo đúng qui định
* Bên nhận khoán: Đội trưởng đội xây dựng
+ Tự tổ chức sản xuất bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn
+ Tạm ứng tiền mua vật tư, thuê nhân công theo qui định và thanh quyết toán có chứng từ hóa đơn hợp lệ
+ Báo cáo kịp thời các vướng mắc để cùng công ty giải quyết, xác nhận khối lượng với bên A theo đúng hợp đồng để thu hồi vốn
Để lập dự toán các khoản mục chi phí để khoán cho đội thực hiện như biểu số 13 các phòng ban chức năng của công ty đã phối hợp để thực hiện
+ Chi phí nhân công: công ty trên cơ sở ước lượng khối lượng công việc thông qua phân tích, bóc tách bản vẽ và gía công nhân thực tế tại khu vực tỉnh Hưng yên để dự toán chi phí nhân công
Đối với bộ phận gián tiếp như đội trưởng, tổ trưởng hưởng lương theo chế độ của công ty
+ Chi phí vật tư nhiên liệu: trên cơ sở số tiền tạm ứng của công ty cấp theo tiến độ thực hiện, đội tự lo liệu các nguồn vật tư phục vụ kịp thời cho công trình trên cơ sở định mức công ty giao (định mức 44/UBXD ngày 20 tháng 2 năm 1988) và đơn giá vật tư theo thi trường được thống nhất
+ Chi phí máy: Để dự toán phần chi phí máy căn cứ vào khối lượng công việc của công trình phân loại công việc do máy đảm nhiệm. Dựa vào từng loại công việc xác định được định mức chi phí sử dụng máy cho từng đơn vị công việc
Thực hiện thi công công trình đội tự thuê máy để thực hiện thi công
Qua biểu số 13, 14, ta có nhận xét sau:
+ Công tác lập dự toán như bóc tách bản vẽ, xác định khối lượng tương đối chi tiết do có sự chênh lệch giữa dự toán và thực tế tương đối ít điều này phản ánh sự phối hợp giữa các phòng ban trong công tác lập hợp đồng khoán
+ Các chi phí có sự chênh lệch giữa giá giao khoán và giá thực tế do đơn giá và khối lượng thực tế lớn hơn so với dự toán. Công ty thực hiện thanh toán cho đội theo giá thực tế
Nhờ áp dụng khoán nên năng suất lao động tăng lên 1,2 - 1,5 lần so với trước đây, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên đạt 750.000 đ/tháng.người
Công tác cung ứng vật tư, nhiên liệu tại chỗ đã góp phần cho đội chủ động trong sản xuất thi công, đáp ứng kịp thời tiến độ thi công
+ áp dụng hình thức khoán theo các khoản mục chi phí sản xuất là rất phù hợp trong điều kiện hiện nay và tính chất đặc điểm của công trình
Tuy nhiên qua công trình trên bộc lộ một số tồn tại:
+ Công tác lập định mức, lập dự toán dự, chuẩn bị hợp đồng khoán còn chậm, sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng chưa đồng bộ. Việc lập định mức công ty dựa vào hệ thống định mức 44/UBXD ngày 20/2/1988 đã khá cũ. Do đó công ty rất cần thiết phải điều chỉnh để cho phù hợp với điều kiện hiện nay
+ Phần đơn giá cần phải nắm bắt thông tin cụ thể về giá cả vật tư, nhiên liệu ở từng địa phương để thanh toán cho đội
+ Do công trình ở xa công ty nên công việc báo cáo định kỳ giải quyết các vướng mắc phát sinh còn chậm. Việc quản lý giám sát cần chặt chẽ hơn phối hợp với đội để thực hiện
4. Với công tác làm đường giao thông
Đây là lĩnh vực rất mới với công ty, năm 1997 do những khó khăn đặt ra và thực hiện việc mở rộng sản xuất, công ty đã triển khai sang lĩnh vực làm đường giao thông. Trong thời gian qua đã thực hiện một số công trình
+ Công trình làm đường thuộc tỉnh Hưng yên (1997)
+ Công trình đường quốc lộ số 5 đi Hải phòng (1997-1998)
Tuy là lĩnh vực mới song cán bộ công nhân viên của công ty đã nhận thức được yêu cầu của công việc và điều kiện thực tế hiện nay. Vì vậy đối với hầu hết các công trình công ty thực hiện đều khoán cho đội thi công cơ giới làm đường đảm nhận thực hiện
Ví dụ 1: Công trình làm đường tỉnh Hưng yên
Công ty thực hiện khoán cho đội thi công cơ giới và làm đường đảm nhiệm thi công. Hình thức khoán áp dụng là khoán một số chi phí sản xuất chủ yếu
+ Phần chi phí vật tư nhiên liệu
. Phần nhiên liệu phục vụ máy thi công được cấp theo định mức tại kho của công ty
. Phần vật liệu như đá các loại, cát vàng, cát đen, nhựa đường, xi măng ... khoán cho đội tự đảm nhận cung ứng trên cơ sở định mức giao và đơn giá theo giá thị trường. Công ty cấp tiền tạm ứng ( 70% giá trị công trình theo tiến độ thi công để tạo kinh phí cho đội
+ Phần chi phí máy thi công
. Công ty cho thuê máy móc, phần chi phí sẽ được trừ vào giá thành công trình khi thực hiện thanh toán với đội
. Khoán phần chi phí sửa chữa nhỏ cho đội
+ Chi phí nhân công
Khoán toàn bộ quĩ lương cho đội và được thực hiện thanh toán theo khối lượng thực hiện
Qua biểu 15, 16, ta có nhận xét sau:
Việc áp dụng mô hình khoán các chi phí sản xuất trên đã giúp công ty quản lý chặt chẽ các khâu trong quá trình thực hiện cả đội và công ty cùng tập trung vào quản lý, giám sát, thực hiện thi công
Do một mặt là lĩnh vực mới vả lại qui mô công trình tương đối lớn việc dự toán của công ty còn có sự chênh lệch nhiều so với giá trị thực hiện song để hạn chế nhược điểm đó công ty đã tăng cường công tác giám sát, quản lý chỉ thực hiện thanh quyết toán cho đội các chứng từ hợp lệ, có có sở: Theo bảng 16 công ty dựa vào đơn giá thực tế của khu vực để thực hiên thanh toán cho đội chứ không dựa hoàn toàn vào giá dự toán
Hiện nay các công trình ngày càng xa khu vực Hà nội, thị trường các yếu tố phục vụ sản xuất như vật tư, nhiên liệu máy móc thi công được mở rộng và có sự chênh lệch về giá cả giữa các địa phương. Để phát huy hơn nữa tính chủ động sáng tạo của các đội trong việc khai thác các nguồn có lợi nhất. Công ty từng bước xác định giá giao khoán cho các đội cụ thể là giá bao gồm tổng các chi phí về nhân công, vật tư, sử dụng máy, một phần chi phí quản lý của các khối lượng công việc tương ứng, được xác định trên cơ sở định mức hao phí, đơn giá và mức độ tham góp để hoàn thành sản phẩm của bên nhận khoán
Có như vậy mới đáp ứng được các đòi hỏi trong tình hình mới, điều kiện cụ thể hiện nay, phù hợp với cơ chế thị trường
+ Đây là lĩnh vực mới đối với công ty song mô hình khoán áp dụng cho công trình xây dựng khá thành công trong thời giam qua, nhờ có sự quyết tâm, mạnh dạn của tập thể cán bộ công nhân viên đã đạt được.
Kết quả đáng khích lệ đặc biệt là năm 1997 đã nâng tỷ trọng của công tác làm đường lên c hiếm tới 80% trong các công việc của công ty. Để phát huy hơn nữa lĩnh vực này trong thời gian tới công ty cần lập ra các đội chuyên sâu về làm đường có định biên ổn định nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phục vụ tốt công tác khoán
III/. Đánh giá tình hình thực hiện khoán công trình ở công ty LICOGI12
1. Những kết qủa mà công ty đã đạt được trong công tác khoán
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng mô hình khoán vào sản xuất thi công. Từ nhiều năm nay công ty cơ giới và xây lắp số 12 đã vận dụng cơ chế khoán trong việc thực hiện khoán các công trình, hạng mục công trình cho các tổ, đội nhờ đó mà đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ
+ Hoàn thành tốt các công trình trong thời gian qua bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng công trình đặc biệt là các công trình của nhà nước và công trình có vốn đầu tư nước ngoài: như công trình nhà máy kính Đáp cầu, nhà máy xi măng Tiên sơn, Bút sơn, thực hiện thi công khu công nghiệp điện tử Hanel - Hà nội, khu chế xuất Sóc sơn Hà nội, công trình đường quốc lộ số 5 đi Hải phòng ...
Tùy từng công trình cụ thể mà công ty áp dụng các hình thức khoán khác nhau, phù hợp với tính chất đặc điểm của công trình, với điều kiện thực tế và khả năng của đội nhận khoán. Song có thể đánh giá cao hình thức khoán các chi phí sản xuất chủ yếu mà công ty áp dụng. Hình thức khoán này một mặt đã tạo ra tính chủ động trong sản xuất thi công của đội, phát huy khả năng của đội tận dụng các điều kiện có lợi nhất phục vụ cho thi công, mặt khác qua đó công ty cũng đóng vai trò quản lý giám sát qua những chỉ tiêu, báo cáo cụ thể, giải quyết kịp thời các vướng mắc tạo điều kiện cho đội hoàn thành nhiệm vụ
Có thể khẳng định việc lựa chọn hình thức khoán, mô hình khoán hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoàn thành nhiệm vụ sản xuất thi công, nâng cao hiệu quả sản xuất, khắc phục được những khó khăn thực tế đang đặt ra cho đội
+ Thông qua công tác khoán đã góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên với kết quả chung của đội, của công ty, khai thác, tận dụng mọi tiềm năng, lợi thế về các mặt phục vụ tốt cho quá trình sản xuất thi công, góp phần nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, đáp ứng các đòi hỏi trong tình hình mới hiện nay
+ Thông qua công tác khoán góp phần tinh giảm, sắp xếp lại hệ thống tổ chức bộ máy một cách có h iệu quả hơn từ công ty cho đến các đội: thực tế trong thời gian qua đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại bộ phận quản lý gián tiếp đã giảm, tăng cường nhân lực cho bộ phận sản xuất trực tiếp, đã có sự phân chia chức năng nhiệm vụ cho các phòng ban phục vụ công tác khoán của công ty, góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập cung cho đội và công ty
Cũng nhờ áp dụng cơ chế khoán công trình đã mở ra cho công ty nhiều lĩnh vực công việc mới mà thực tế khi áp dụng các hình thức khoán trong các lĩnh vực mới này đã đem lại cho công ty nhiều thành công
Trên đây là một số kết quả chung mà công ty đã đạt được trong sản xuất. Có thể nói hình thức khoán công trình là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến và có hiệu quả, đóng góp phần lớn vào việc hoàn thành các hạng mục công trình, công trình công ty thực hiện
Tuy nhiên cần khắc phục một số tồn tại sau:
2. Một số tồn tại cần khắc phục trong công tác khoán ở công ty LICOGI 12 hiện nay
* Mặc du công ty áp dụng cơ chế khoán vào quá trình sản xuất thi công đã khá lâu từ năm 1992 song việc hoàn thiện cơ chế khoán trong giai đoạn hiện nay là cần thiết bởi các lý do
+ Việc xác định mô hình khoán chưa ổn định. Hiện nay tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm loại hình công việc mà công ty áp dụng mô hình khoán nhiều loại chi phí sản xuất hay khoán gọn do đó ảnh hưởng tới công tác tổ chức lực lượng cán bộ công nhân viên, ảnh hưởng tới các công tác phục vụ cho sản xuất thi công như công tác lập kế hoạch, cung ứng vật tư, công tác quản lý cơ giới, công tác thực hiện thi công ...
+ Việc áp dụng các hình thức khoán còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả của hình thức chẳng hạn khi áp dụng hình thức khoán công việc hay khoán một số chi phí sản xuất chủ yếu song chưa có hệ thống định mức kinh tế nội bộ do đó chưa phát huy được các ưu điểm của mỗi hình thức
+ Công tác lập định mức nội bộ chưa hoàn thiện, rất nhiều loại công việc chưa có định mức cụ thể mà còn dựa chủ yếu vào hệ thống định mức của nhà nwóc đã khá cũ không phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Do đó việc lập giá dự toán gặp khó khăn
+ Hoạt động của bộ máy quản lý chưa thực sự hiệu quả để thực hiện cơ chế khoán toàn diện nhất là hiện nay công ty chưa thực sự áp dụng hình thức khoán gọn là một trong những hình thức tiên tiến và có nhiều ưu điểm nổi bật song bản thân nó yêu cầu một bộ máy quản lý có hiệu quả
Lý do chủ yếu của tồn tại trên là
+ Thời gian qua do có sự thay đổi trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo nên ảnh hưởng tới tư tưởng của cán bộ công nhân viên và công việc kế tiếp của công ty
+ Các phòng ban chức năng, các bộ phận chưa có sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả, chưa kịp thời giải quyết các vướng mắc nhằm phục vụ tốt cho thực hiện cơ chế khoán
+ Bộ phận gián tiếp còn nhiều trong khi đó bộ phận sản xuất trực tiếp các cán bộ công nhân kỹ thuật của đội còn rất thiếu, cần có sự tinh giảm để tăng cường cho bộ phận sản xuất trực tiếp
+ Thu nhập giữa bộ phận trực tiếp và bộ phận gián tiếp còn cần có sự điều chỉnh. Một mặt khuyến khích bộ phận sản cuất trực tiếp, mặt khác gắn trách nhiệm của bộ phận gián tiếp vào kết quả thực hiện bở vì trong quá trình quản lý sản xuất thi công bộ phận quản lý gián tiếp đóng vai trò ảnh hưởng tới kết quả sản xuất. Vì vậy không lý do gì bộ phận gián tiếp lại hưởng lương không phụ thuộc vào kết quả sản xuất tốt hay xấu còn bộ pận trực tiếp thì thu nhập lại phụ thuộc vào kết quả sản xuất. Đây là một bất hợp lý
* Những năm gần đây nhất là năm 1996, 1997 do tình hình thực tế đặt ra, công ty đã chuyển hướng sang một số lĩnh vực sản xuất mới như khoan cọc nhồi, thi công đường giao thông, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Vấn đề khó khăn nẩy sinh hiện nay là đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa được sắp xếp hợp lý, chưa thành lập các đội chuyên sâu, chưa định biên ổn định do đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả công việc
Lý do chủ yếu của tồn tại trên là
+ Vì là lĩnh vực mới nên việc điều chỉnh, sắp xếp lại cần có thời giànva có sự nghiên cứu cụ thể
+ Số lượng cán bộ kỹ thuật chuyên sâu vào từng lĩnh vực mới của công ty chưa nhiều do đó thời gian qua một mặt tiếp tục thực hiện sản xuất thi công mặt khác công ty cử các cán bộ công nhân đi bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghệ, học nghề thứ 2 để tăng cường cho lĩnh vực mới này
* Mặt tồn tại nữa đó là các công tác phục vụ cho thực hiện khoán chưa được làm tốt như công tác lập kế hoạch, lập dự toán, công tác quản lý vật tư, thiết bị xe cơ giới, nhân công ... do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả công tác khoán ở công ty
* Do năng lực thực tế, tay nghề, trình độ quản lý trong thực hiện thi công của đội còn hạn chế về nhiều mặt do đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất thi công. Việc nâng cao hiệu quả và chất lượng khoán công trình cần lưu ý quan tâm tới vấn đề nay.
Phần thứ ba
Những giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao chất lượng khoán công trình ở
công ty cơ giới và xây lắp số 12
Từ việc phân tích các tồn tại và nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó trong thực hiện khoán công trình ở công ty trong thời gian qua. Tôi xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác khoán công trình ở công ty trong giai đoạn hiện nay.
Thứ nhất:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ ở công ty.
Như chúng ta đã biết hệ thống định mức lkinh tế kỹ thuật nội bộ có vai trò quan trọng trong công tác quản lý chỉ đạo thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở để tiến hành công tác khoán trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù công ty thực hiện cơ chế khoán từ năm 1992 song cho đến nay hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật chưa hoàn thiện, trong quá trình thực hiện công ty chủ yếu dựa vào hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá của Nhà nước ban hành do đó chưa hạn chế được các tồn tại, các mặt thiếu sót của hệ thống định mức và đơn giá này.
Việc xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ là cần thiết. Hệ thống định mức này cần dựa trên hệ thống định mức cơ bản của Nhà nước song cần xử lý một cách linh hoạt cho phù hợp với thực tế của công ty.
Trong giai đoạn hiện nay, để phục vụ tốt cho công tác khoán công trình công ty cần xây dựng hệ thống định mức cho các công việc
* Đối với xưởng sửa chữa và đại tu xe máy: cần xây dựng định mức chi tiết cho các công tác như trên, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy... làm cơ sở cho giao khoán công việc
* Xây dựng định mức các chi phí sản xuất trong khoán công trình:
Bao gồm: Định mức lao động, định mức sử dụng máy, định mức vật tư nhiên liệu.
Khi xây dựng hệ thống định mức này, một mặt dựa trên các định mức cơ bản của Nhà nước mặt khác dựa vào điều kiện thực tiễn ở công ty, hệ thống định mức đã sử dụng trong thời gian qua làm căn cứ để xây dụng được hệ thống định mức phù hợp với tình hình thực tế ở công ty.
* Hoàn thiện hệ thống định mức đang sử dụng trong một số loại hình công việc, đặc biệt là những công việc mang tính truyền thống của công ty, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện trong tình hình hiện nay.
Để thực hiện được các biện pháp trên cần thực hiện một số điều kiện sau:
+ Theo dõi sát sao quá trình xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ và thực tế thực hiện để hoàn thiện nó
+ Tiến hành phân tích đặc điểm, tính chất công việc, các nội dung công việc, làm căn cứ cho việc xây dựng định mức.
+ Nắm được các thông tin về giá cả thị trường nhanh chóng và chính xác, nắm bắt được các thông tin của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành có liên quan tới công tác xác lập và xây dựng hệ thống định mức và đơn giá phù hợp (có thể thông qua đội thực hiện người trực tiếp cung ứng các đầu vào...)
+ Thay đổi và hoàn thiện cơ chế quản lý trong nội bộ của công ty, khuyến khích tối đa tính chủ động sáng tạo của các đội, nhưng đồng thời không khoán trắng cho đội, công ty phải nắm được những vấn đề như đầu váo, tình hình thực hiện đầu ra để thực hiện chức năng điều phối chung cho toàn công ty.
Thứ hai:
Hoàn thiện cơ chế khoán cho phù hợp với tình hình sản xuất. Thực tế hiện nay, từng bước áp dụng mô hình khoán gọn vào quá trình tổ chức sản xuất ở công ty.
Trong hoạt động sản xuất việc bổ sung lựa chọn một hình thức, một mô hình khoán luôn được đặt ra nhằm đáp ứng và giải quyết được các yêu cầu của công việc, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc và cách làm đó cũng nhằm từng bước phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường.
Hiện nay có rất nhiều mô hình khoán có thể áp dụng trong tổ chức sản xuất: mô hình khoán lương, mô hình khoán chi phí nhân công và nguyên liệu chính, phụ, mô hình khoán nhiều loại chi phí, mô hình khoán gọn.
Việc hoàn thiện cơ chế khoán hiện nay chính là việc xác định một mô hình khoán phù hợp với đặc điểm tính chất công việc, điều kiện thực tế ở công ty và nâng cao hiệu quả công tác thực hiện
Như phần trước đã đề cập, hiện tại công ty đang áp dụng mô hình khoán nhiều loại chi phí. Đây là một mô hình khá tiên tiến trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình ở công ty còn một số tồn tại cần khắc phục như đã đề cập.
Nội dung cụ thể là: Trong thời gian trước mắt, công ty tiếp tục áp dụng mô hình khoán nhiều loại chi phí, coi đây là môt hình chủ yếu áp dụng cho các loại hình công việc cụ thể song cần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, thực hiện.
* Đối với công tác đúc cọc, xây dựng
Công ty áp dụng hình thức khoán nhiều loại chi phí sản xuất như quỹ tiền lương, khoán chi phí vật tư nhiên liệu, chi phí sử dụng máy... dựa trên cơ sở thiết kế và điều kiện thi công thực tế khoán cho đội.
* Đối với các lĩnh vực như đóng cọc, san nền, khoan nhồi
Đây là lĩnh vực truyền thống của công ty, công ty tiếp tục khoán theo hình thức nhiều loại chi phí song trong thời gian thi công nếu đội sử dụng thiết bị, máy thi công của công ty thì cần khoán thêm khoản mục chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí bảo dưỡng máy nhằm hạn chế việc khai thác không có ý thức trách nhiệm bảo quản máy của công nhân, nhằm sử dụng, quản lý thiết bị xe máy một cách tốt hơn.
* Đối với công tác làm đường, xây dựng
Đây là các lĩnh vực mới mà công ty mới tham gia, khi thực hiện khoán cần căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật và công nghệ thi công, điều kiện thi công thực tế, các nguồn giá cả vật tư để xác định giá giao khoán cho đội trên cơ sở đó đội tự lo liệu các điều kiện để phục vụ thi công, công ty chỉ quản lý, giám sát qua hệ thống chỉ tiêu cơ bản, các yêu cầu thoả thuận trong hợp đồng khoán để kịp thời giải quyết các vướng mắc trong tổ chức thực hiện thi công.
+ Đối với bộ phận sản xuất trực tiếp công ty nên thành lập các đội chuyên sâu cho từng lĩnh vực có định biên ổn định nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khoán và quản lý. Dựa vào các kết quả phân tích, đánh giá trên trong thời gian tới công ty nên thành lập:
. 02 đội xây dựng
. 02 đội san nền và làm đường
. 01 đội đúc cọc
. Các máy đóng cọc và khoan nhồi nên định biên cụ thể cho từng tổ máy để nâng cao tính chuyên sâu và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với vật tư thiết bị.
* Đối với xưởng sửa chữa, đại tu xe máy
Công ty cần tiếp tục áp dụng hình thức khoán công việc song cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện định mức chi tiết cho các công việc thành lập bộ phận kiểm tra chất lượng công tác sửa chữa tại xưởng
Bên cạnh công ty chủ yếu áp dụng hình thức khoán theo các chi phí chủ yếu, từng bước triển khai việc áp dụng mô hình khoán gọn những công trình có qui mô nhỏ, địa bàn thi công ở xa cho các đội có khả năng độc lập tổ chức thi công như đội xây dựng nhằm một mặt giảm bớt khối lượng công việc của các phòng ban, tập trung các công trình, hạng mục công trình lớn đồng thời với hình thức đó tạo được tính chủ động sản xuất kinh doanh cho đội, tạo nguồn thu nhập cho đội.
Để thực hiện giải pháp này cần:
+ Tạo ra sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban chức năng và đội cùng thực hiện bằng cách phân chia chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, phòng ban cùng hướng vào phục vụ công tác khoán chung của công ty.
+ Hoàn thiện và xây dựng hệ thống định mức, đơn giá nội bộ làm cơ sở cho việc thực hiện khoán công trình một cách khoa học và có hiệu quả
+ Giáo dục tư tưởng cho toàn thể cán bộ công nhân viên quán triệt
+ Cử các cán bộ có tay nghề, kinh nghiệm, có khả năng kiểm tra, quản lý để giám sát tình hình thực hiện ở đội kịp thời báo cáo với công ty.
Riêng đối với việc triển khai mô hình khoán gọn cần
+ Phân chia rõ nhiệm vụ, quyền hạn của công ty và đội trong việc quản lý, giám sát và tổ chức thực hiện
+ Cần xác lập tỷ lệ nộp khoán hợp lý trên cơ sở có xem xét đến công trình đó là do đối tự tìm kiếm hay công ty để tính toán tỷ lệ nộp khoán ( hay mức thu nộp)
+ Cần thiết phải đánh giá xem xét khả năng của đội trong việc đảm nhận thực hiện thi công công trình.
Thứ ba:
Hoàn thiện cơ chế quản lý trong công ty, hướng các bộ phận, phòng ban chức năng phục vụ công tác khoán tạo điều kiện nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác.
Việc hoàn thiện cơ chế quản lý hơn là một công việc đặt ra đối với hầu hết các đơn vị hiện nay. Trong thực tế cơ chế quản lý của công ty cơ giới và xây lắp số 12 đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế; phục vụ cho việc áp dụng chế độ khoán trong tổ chức sản xuất thi công. Song đứng trước những khó khăn, tồn tại như chúng ta đã đề cập cần hoàn thiện theo những mặt sau:
+ Hoàn thiện cơ chế quản lý trong giai đoạn hiện nay thì yếu tố quan trọng nhất là cần qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban, tránh tình trạng chồng chéo, làm thay nhau, cần chuyên môn hoá công việc đối với mỗi cán bộ trong từng phòng ban
+ Hưóng các bộ phận phòng ban chức năng cùng tập trung vào phục vụ công tác khoán theo chức năng của mình có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
Để làm được như vậy cần qui định cụ thể như sau:
* Trách nhiệm quyền hạn của phòng kinh tế kế hoạch
+ Lập các loại định mức, xác định khối lượng dự toán, giá dự toán làm cơ sở cho việc lập hợp đồng.
+ Lập hợp đồng khoán cho các đội, chủ công trình, hướng dẫn theo dõi việc thanh quyết toán hợp đồng
+ Lập kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm, đôn đốc các tổ, đội, chủ công trình thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
+ Kiểm tra, thống kê khối lượng, xác định đơn giá, thực hiện thanh toán các khoản chi phí, hợp đồng
+ Hướng dẫn kiểm tra giải quyết các vướng mắc trong thực hiện thi công
* Phòng cơ giới vật tư
+ Quản lý thiết bị, máy móc, vật liệu phục vụ đáp ứng kịp thời cho thực hiện thi công
+ Phối hợp cùng với phòng kế hoạch, phòng thi công lập định mức về vật liệu, máy móc... tham gia thanh quyết toán hợp đồng khoán
* Phòng thi công
+ Lập dự toán thi công, biện pháp thi công những công tác chủ yếu cho từng công trình, trích duyệt làm cơ sở giao khoán cho chủ công trình đội, tổ và thực hiện quản lý trong quá trình thi công.
+ Thực hiện bóc tách bản vẽ phối hợp với các phòng ban để lập định mức, giá dự toán, khối lượng thực hiện một cách chính xác
* Phòng tổ chức hành chính:
+ Quản lý, tổ chức bộ máy của công ty, điều đồng lực lượng công nhân của công ty cho các đội, tổ, chủ công trình đảm bảo quá trình thực hiện thi công.
+ Hướng dẫn quản lý việc sử dụng công nhân và hợp đồng thuê lao động
+ Hướng dẫn kiểm tra, quản lý việc chấm công, chia lương, trả lương hợp lý theo đúng chế độ
* Trách nhiệm quyền hạn phòng tài vụ
+ Quản lý vốn, cho vay, tạm ứng tiền cho các tổ, đội nhận khoán theo đúng tiến độ thi công
+ Thực hiện thanh quyết toán cho các tổ đội trên cơ sở các chứng từ hợp lệ.
Để thực hiện biện pháp trên cần tạo ra các điều kiện:
+ Tiêu chuẩn hoá lại cán bộ, phân chia nhiệm vụ của từng cán bộ đảm nhiệm từng lĩnh vực công việc trong các phòng ban
+ Tình giảm bộ phận quản lý gián tiếp tăng cường lực lượng cho bộ phận sản xuất trực tiếp.
+ Giáo dục chính trị tư tưởng để mọi người hiểu rõ mục tiêu của công việc và tự giác góp phần tham gia
+ Thực hiện khuyến khích rõ ràng trong từng khâu.
Thứ tư:
Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng công tác phục vụ cho công tác khoán. Như công tác chuẩn bị lập hợp đồng khoán, công tác quản lý cơ giới vật tư, công tác tổ chức thực hiện thi công, công tác thanh quyết toán.
Như đã đề cập ở phần trước, hầu hết các công tác này còn nhiều vướng mắc, tồn tại, do đó mà chất lượng và hiệu quả thực hiện chưa cao, ảnh hưởng tới công tác khoán ở công ty, khắc phục được các tồn tại này mới có thể giải quyết được các khó khăn trong giai đoạn hiện nay nhất là trong một số lĩnh vực mới.
+ Với công tác chuẩn bị lập hợp đồng:
Đây là khâu đầu tiên của quá trình thực hiện khoán song nó lại có ý nghĩa quyết định, là tiền đề cho cả 2 bên nắm được nhiệm vụ quyền hạn của mình: bên nhận khoán tổ chức thực hiện, bên giao khoán theo dõi, giám sát, kiểm tra. Do vây
. Các phòng ban cần phối hợp lẫn nhau, làm tốt chức năng của mình trong việc lập biện pháp thi công, bóc tách bản vẽ, lập các định mức đơn giá phù hợp nhanh chóng kịp thời làm cơ sở cho việc lập hợp đồng.
. Hiện tại công ty chỉ mới qui định tạm thời chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng ban, cần phê chuẩn để giao trách nhiệm cho từng bộ phận đảm nhận một khâu nào đó phục vụ tốt cho công tác khoán.
+ Với công tác quản lý cơ giới vật tư
. Về quản lý vật tư, cần tăng cường biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ việc xuát, nhập vật tư nhất là các vật tư giao khoán gọn cho đội cần kiểm tra cả về số lượng, chất lượng, giá cả để quản lý và đề xuất biện pháp quản lý
. Về quản lý máy móc thiết bị cơ giới:
- Cần quan tâm tới công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị xe cơ giới, bằng các biện pháp như lập các bộ phận kiểm tra giám sát công tác sửa chữa tại xưởng.
- Lập lịch trình cho việc bảo đảm thiết bị phục vụ cho thi công, cho việc quản lý chặt chẽ thiết bị cơ giới.
- Như trên đã nêu cần tăng cường đưa thêm phần chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí bảo dưỡng vào hợp đồng khoán
+ Với công tác tổ chức thi công: bên nhận khoán
Phải xây dựng cụ thể kế hoạch, tổ chức, lập các phương án và biện pháp thi công công trình công ty để thống nhất kế hoạch đảm bảo cho việc cung ứng cács điều kiện phục vụ thi công , giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Thực hiện thi công theo từng giai đoạn, đảm bảo đúng tiến độ. Trong quá trình thi công đội nhận khoán cần báo cáo kịp thời các chỉ tiêu như khối lượng thực hiện, tình hình các điều kiện đảm bảo thi công cho công ty, công ty cần tăng cường kiểm tra, giám sát tránh tình trạng khoán trắng cho đội để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình
+ Với công tác thanh quyết toán
Công tác này là khâu cuối cùng song nó lại là khâu khá quan trọng phản ánh lại kết quả các khâu trước, để thực hiện tốt công tác cần:
. Công ty cần phối hợp với đội đánh giá lại tình hình thực tế không nên cứng nhắc căn cứ vào các chỉ tiêu khoán ban đầu.
. Chỉ thực hiện thanh toán các chi phí có chứng từ hoá đơn hợp lệ còn các khoản không được giải trình hợp lý công ty cần xem xét lại để qui trách nhiệm cho đội hoặc cá nhân nào đó.
. Khi thực hiện thanh toán cần có sự phối hợp với cả bên chủ đầu tư (bên A) để thực hiện tốt công tác
Thực hiện giải pháp này cần thực hiện
. Để nâng cao hiệu quả chất lượng các công tác trên rât cần việc qui định cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban
. Tăng cường giáo dục tư tưởng tới toàn thể cán bộ công nhân viên để tập trung vào giải quyết công việc
. Có chế độ hợp lý đối với những bộ phận phòng ban thực hiện tốt công việc.
Thứ năm:
Hoàn thiện phương pháp phân phối thu nhập
Hiện nay ở công ty do thực hiện chế độ khoán do đó đối với bộ phận sản xuất trực tiếp hưởng thu nhập theo kết quả khối lượng hoàn thành thực tế:
Tiền lương công nhân = Đơn giá tiền công x Q khối lượng hoàn thành thực tế
Còn đối với bộ phận gián tiếp công ty vẫn tiến hành trả lương theo thời gian do đó nó có nhược điểm là chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc. Để hạn chế nhược điểm này đội nên trả lương theo phương pháp hạng thành tích cụ thể theo công thức:
Lương theo hạng thành tích
=
Lương theo thời gian
x hệ số hạng thành tích
Tuy nhiên để tính được theo phương pháp này cần căn cứ vào bảng phân hạng dưới đây:
Hạng
A
B
C
Hệ số
1.2
1
0.7
Tiêu chuẩn xếp hạng được căn cứ vào các yếu tố như: ngày công làm việc trong tháng, tinh thần lao động, ý thức trách nhiệm công tác... cụ thể:
* Hạng A: hệ số 1.2
- Ngày công làm việc thực tế >= 27 công/tháng
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
- Bảo đảm kỹ thuật, an toàn lao động
- Có ý thức bảo quản vật tư thiết bị, không để hư hỏng mất mát
- Không bị hình thức kỷ luật nào từ khiển trách trở lên
* Hạng B: hệ số 1
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Ngày công làm việc thực tế =< 26 công/tháng
- Các tiêu chuẩn khác như hạng A
* Hạng C: hệ số 0.7
- Chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, còn thiếu sót trong khi thực hiện nhiệm vụ
- Ngày công làm việc thực tế =< 23 công/tháng
- Không có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, an toàn lao động
Phương pháp này là kết hợp giữa phương pháp trả lương theo thời gian kết hợp với hình thức bình xét, phân loại nó có ưu điểm là kết hợp hài hoà giữa thưởng và phạt tạo động lực cho người lao động, khuyến khích công nhân làm việc tích cực, tăng năng suất lao động. Rút ngắn tiến độ thi công công trình đồng thời còn có thể tiết kiệm được quỹ lương cho tổ hoặc đội.
Ví dụ:
Biểu số 15 trả lương theo phương pháp hạng thành tích. Nhìn vào biểu ta thấy khi áp dụng phương pháp này tổ tiết kiệm được sô tiền là:
2047388 - 2053352= - 5964 đồng.
Để thực hiện được biện pháp cần:
+ ở tổ, đội cần có sự theo dõi, giám sát để có nhận xét và đánh giá chính xác khách quan.
+ Giáo dục trả lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên góp phần thực hiện tốt công tác.
+ Công ty cần phối hợp với tổ, đội để thực hiện quản lý giám sát
Còn riêng đối với bộ phận phòng ban công ty cần sắp xếp lại các phòng ban sao cho gọn nhẹ và trả quỹ lương theo công việc của từng phòng ban theo biên chế, tiến tới xây dựng một cơ chế khoán gián tiếp để bảo đảm thu nhập cho bộ phận gián tiếp.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm từng bước hoàn thiện mô hình, cơ chế khoán và nâng cao hiệu quả chất lượng công tác khoán công trình ở công ty cơ giới và xây lắp số 12. Tôi tin rằng nếu các biện pháp trên được thực hiện sẽ có tác dụng khắc phục những vướng mắc, khó khăn đang đặt ra cho công ty.
Phần kết luận
Công ty cơ giới và xây lắp số 12 là một trong những công ty làm ăn có hiệu quả trông hệ thống các doanh nghiệp Việt nam hiện nay. Từ khi thành lập đến nay công ty đã góp phần cải tạo, nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng nhằm làm thay đổi bộ mặt đất nước đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp trên thị trường lao động nước ta.
Để làm được điều đó là nhờ việc tổ chức quản lý sản xuất thi công có hiệu quả, chất lượng. Một trong những nhân tố cơ bản góp phần vào sự thành công trong thời gian qua là công ty đã mạnh dạn áp dụng cơ chế khoán công trình trong tổ chức sản xuất, thực hiện việc hoàn thiện các phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác tổ chức thực hiện do đó đã giải quyết, tháo gỡ được nhiều vấn đề khó khăn nẩy sinh trong giai đoạn mới.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước những khó khăn cần phải giải quyết việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác khoán công trình là yêu cầu đặt ra, góp phần vào việc tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả hơn, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, khách hàng, tạo lập uy tín của mình trên thị trường xây dựng.
Do thời gian có hạn và phạm vi hạn hẹp của luận văn tôi chỉ đưa ra một số giải pháp cơ bản:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ ở công ty
- Hoàn thiện cơ chế khoán cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế hiện nay, từng bước áp dụng mô hình khoán gọn vào quá trình tổ chức sản xuất ở công ty.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý trong công ty, hướng các bộ phận phòng ban chức năng, phục vụ công tác khoán tạo điều kiện nâng cáo hiệu quả và chất lượng công tác.
- Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng công tác phục vụ cho công tác khoán như công tác chuẩn bị lập hợp đồng khoán, công tác quản lý vật tư, cơ giới, công tác tổ chức thi công, công tác thanh quyết toán công trình.
Với những biện pháp trên tôi hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, chất lượng khoán công trình ở công ty cơ giới và xây lắp số 12 trong giai đoạn hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên ở công ty cơ giới và xây lắp số 12 và các thầy cô giáo trong khoa QTKD tổng hợp đặc biệt là PGS. PTS Đồng Xuân Ninh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế xây dựng - Trường ĐHXD Hà nội - 1996
Kinh tế quản lý kinh doanh xây dựng - Nhà xuất bản KHKT - 1996
Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp - ĐHKTQD Hà nội - 1995
Giáo trình quản trị nhân lực - Đại học KTQD Hà nội - 1996
Giáo trình kinh tế lao động - Đại học KTQD Hà nội - 1997
Giáo trìnhquản trị kinh doanh tổng hợp - 1997
Đơn giá XDCB thành phố Hà nội - 1994
Định mức dự toán XDCB của nhà nước - 1994
Hội thảo công tác khoán - Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - 1995
Các tài liệu ở công ty cơ giới và xây lắp số 12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23324.doc