Luận văn Những giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010

MỤC LỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC KÊNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ 1.1. Vốn đầu tư và các kênh huy động vốn . 3 1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư . 3 1.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư . 3 1.1.3. Nguồn hình thành vốn đầu tư 5 1.1.3.a. Nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước . 6 1.1.3.b. Nguồn hình thành vốn đầu tư nước ngoài . 7 1.1.4. Các kênh huy động vốn đầu tư 9 1.1.4.a. Ngân sách nhà nước . 9 1.1.4.b. Tín dụng 10 1.1.4.c. Huy động vốn từ các doanh nghiệp 12 1.1.4.d. Huy động từ thị trường vốn . 12 1.2. Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng . 14 1.2.1. Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế 14 1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển du lịch Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. Quá trình phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua . 19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hội và nhân văn để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận . 19 2.1.2. Quá trình phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua 21 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư để phát triển du lịch . 25 2.2.1. Huy động vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước 25 2.2.2. Huy động vốn từ nguồn tín dụng 28 2.2.3. Huy động vốn từ doanh nghiệp 32 2.2.4. Huy động vốn nước ngoài 35 2.2.4.a. Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . 35 2.2.4.b. Huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài 37 2.2.5. Huy động từ thị trường vốn 37 2.3. Một số ý kiến nhận xét Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 . 41 3.2. Định hướng đầu tư cho du lịch Bình Thuận đến năm 2010 44 3.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010 . 47 3.4. Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận 49 3.4.1. Các giải pháp vĩ mô . 49 3.4.2. Các giải pháp của địa phương 54 3.4.2.a. Các giải pháp thúc đẩy huy động vốn đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch . 54 3.4.2.b. Giải pháp huy động vốn để đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch 58 3.4.2.c. Giải pháp huy động vốn từ nguồn tín dụng 59 3.4.2.d. Mở rộng các kênh huy động vốn . 60 3.4.2.e. Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, quảng bá thông tin kêu gọi đầu tư . 60 3.4.2.f. Phát triển nguồn nhân lực để thu hút vốn đầu tư KẾT LUẬN

pdf57 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sân golf 18 lỗ và khách sạn Novotel Phan Thiết. Các năm 1994 và 1995 mỗi năm có 1 dự án với số vốn thấp hơn đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch nghỉ dƣỡng. Các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài này tuy không nhiều nhƣng đã có tác động tích cực trong việc kích thích sự phát triển của ngành du lịch địa phƣơng. Qua việc thu hút du khách nƣớc ngoài và các doanh nhân đến câu lạc bộ Golf và các resort ven biển, các khu du lịch này đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu tiềm năng du lịch dồi dào của Bình Thuận với các nhà đầu tƣ, từ đó tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ trong việc huy động vốn trong nƣớc để đầu tƣ phát triển du lịch một cách nhanh chóng, nhất là phát triển các khu du lịch nghỉ dƣỡng theo mô hình của các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đã làm thành công nhƣ các khu Victoria, Cocobeach… Từ năm 1996 đến năm 2000, do nhiều nguyên nhân, việc huy động vốn FDI bị chững lại, không có dự án đầu tƣ mới nào đƣợc đăng ký vào ngành du lịch, chỉ tiếp tục triển khai các dự án đã đăng ký. Sau khi quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2010 đƣợc phê duyệt, tình hình đầu tƣ có tiến triển khả quan hơn. Năm 2001 có 3 dự án đăng ký với số vốn 2,5 triệu USD. Năm - 34 - 2004 có 4 dự án với số vốn 60,5 triệu USD đƣợc đăng ký. Các dự án này không chỉ tập trung ở thành phố Phan Thiết nhƣ trƣớc mà đƣợc đầu tƣ tại huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, cũng là một địa phƣơng đƣợc chọn để xây dựng khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Nhìn chung, công tác huy động vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển du lịch trong thời gian qua còn khá khiêm tốn. Số dự án không nhiều, mức vốn đầu tƣ thấp, không duy trì đƣợc tính liên tục trong thu hút nguồn vốn rất quan trọng này. Mặc dù đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch địa phƣơng những năm qua, nhƣng nguồn FDI vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và nhu cầu đầu tƣ của tỉnh. Các dự án có quy mô lớn với các sản phẩm du lịch đa dạng, các công trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật của ngành du lịch cần vốn lớn vẫn chƣa đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm. Trong những năm gần đây, lƣợng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn thấp nhiều so với lƣợng vốn đầu tƣ trong nƣớc. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Bình Thuận vẫn thiếu bóng dáng của những nhà đầu tƣ lớn, chuyên nghiệp của nƣớc ngoài. 2.2.4.b. Huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài: Trong những năm qua, để giải quyết tình trạng khó khăn về vốn, Tỉnh Bình Thuận rất chú trọng đến việc huy động các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO), tuy nhiên kết quả đạt đƣợc còn hạn chế do thiếu dự án có hiệu quả, tình hình giải ngân chậm. Nguồn vốn ODA và viện trợ của NGO thƣờng tập trung cho một số công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, các dự án phát triển y tế, văn hoá, giáo dục… ít có ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành du lịch. Các dự án đầu tƣ hạ tầng của du lịch cũng chƣa tiếp cận các nguồn vốn này để đáp ứng một số nhu cầu đầu tƣ cấp bách, vừa góp phần giải quyết nâng cao đời sống cộng đồng, vừa tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ vào du lịch. 2.2.5. Huy động từ thị trường vốn: Mặc dù đƣợc xác định là một kênh quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế xã hội, nhƣng thị trƣờng vốn vẫn chƣa đƣợc tỉnh Bình Thuận - 35 - quan tâm khai thác. Hầu hết các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đều dựa vào nguồn thu của ngân sách địa phƣơng và trợ cấp của trung ƣơng. Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào ngân hàng khi thiếu vốn đầu tƣ. Các biện pháp phát hành chứng khoán để huy động vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch chƣa đƣợc áp dụng tại Bình Thuận. 2.3. Một số ý kiến nhận xét: Qua phân tích tình hình huy động các nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Công tác huy động vốn đƣợc thực hiện khá tốt, số lƣợng vốn đầu tƣ cho du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là vào các năm gần đây (2002 – 2005), đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch địa phƣơng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tiến bộ. - Các kênh huy động vốn từng bƣớc đƣợc đa dạng hóa. Vào những năm trƣớc đây nguồn vốn đầu tƣ cho du lịch chủ yếu là từ ngân sách và các doanh nghiệp nhà nƣớc, thì đến nay việc huy động qua các kênh tín dụng, các doanh nghiệp tƣ nhân, cá nhân trong và ngoài tỉnh, đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong đầu tƣ phát triển du lịch địa phƣơng. - Công tác thu ngân sách địa phƣơng đạt đƣợc một số kết quả nhất định, hàng năm tổng thu ngân sách đều có sự gia tăng hơn năm trƣớc. Việc điều hành chi ngân sách có tiến bộ. Tỉ trọng chi đầu tƣ phát triển trong tổng chi ngân sách ngày càng tăng. Chi đầu tƣ phát triển đã có sự tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung phục vụ các chƣơng trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, trong đó có phát triển hạ tầng du lịch với quy mô ngày càng lớn và tính chất ngày càng đa dạng, tạo nền tảng cơ sở vật chất cho việc phát triển du lịch trong thời gian đến, qua đó tăng sức hấp dẫn đối với các thành phần kinh tế khác đầu tƣ vào du lịch. Tuy đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, nhƣng công tác huy động vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch trong thời gian vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục: - Lƣợng vốn đầu tƣ cho du lịch đã huy động đƣợc trong thời gian qua có tăng nhƣng chƣa đều, gia tăng đầu tƣ chủ yếu là từ khu vực doanh nghiệp tƣ nhân và cá - 36 - nhân trong và ngoài tỉnh. Các kênh huy động khác tăng chậm hoặc giảm sút nhƣ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Vốn đầu tƣ tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Phan Thiết và lân cận, gây nên sự quá tải về hạ tầng, tạo nên sự mất cân đối trong phát triển du lịch giữa các vùng trong tỉnh. Các dự án đầu tƣ chủ yếu tập trung vào các cơ sở lƣu trú, khu nghỉ dƣỡng, do đó chƣa khai thác tốt tiềm năng nhiều mặt của du lịch địa phƣơng nhƣ du lịch tham quan văn hoá, lễ hội, du lịch giải trí, du lịch sinh thái rừng… - Cơ cấu vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc huy động để phát triển du lịch trong thời gian qua chƣa hợp lý, chƣa thể hiện quan điểm vốn trong nƣớc là quyết định, vốn nƣớc ngoài là quan trọng. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đạt thấp và không liên tục, công tác thu hút FDI chƣa tốt, chƣa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào các dự án du lịch cần vốn lớn, sản phẩm đa dạng, có sức hấp dẫn với du khách nƣớc ngoài. - Huy động vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập so với nhu cầu đã làm chậm tiến độ triển khai đầu tƣ vào các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Hiện nay vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng chủ yếu là từ ngân sách nhà nƣớc, mà nguồn thu ngân sách của tỉnh trong thời gian qua và trong vài năm đến cũng còn rất hạn chế. Theo dự tính trong quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Thuận đến năm 2010, khả năng tích lũy từ ngân sách nhà nƣớc để chi cho phát triển hạ tầng của tất cả các ngành trong tỉnh giai đoạn 2001 – 2005 chỉ đƣợc khoảng 949 tỷ đồng, giai đoạn 2006 – 2010 là 1.954 tỷ đồng, trong khi đó dự kiến số vốn cần thiết phải đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sự phát triển của ngành du lịch trong thời gian đến là 1.370 tỷ đồng, và cần phải tập trung thực hiện sớm trong giai đoạn 2006 – 2010 để tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tƣ khác. Vì vậy, ngoài việc bố trí vốn ngân sách nhà nƣớc một cách thoả đáng, tỉnh còn phải tích cực tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác, đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ để đáp ứng yêu cầu cấp bách này. - Tỉnh còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các công cụ huy động vốn quan trọng trên thị trƣờng tài chính nhƣ phát hành trái phiếu, cổ phiếu; chƣa khai thác tốt - 37 - các quỹ hỗ trợ tài chính để phát triển du lịch địa phƣơng. Công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc tiến hành chậm, lƣợng vốn huy động qua cổ phần hoá thấp, các doanh nghiệp đã cổ phần hoá chƣa đủ điều kiện để tham gia thị trƣờng chứng khoán. - Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ thấp, hệ số ICOR tăng cao. Theo số liệu phân tích và tính toán của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thuộc Tổng cục Du lịch thì ICOR du lịch Bình Thuận thời kỳ 1995-2000 là 3 và thời kỳ sau năm 2000 là 3,5. Nhƣ vậy, để việc đầu tƣ phát triển du lịch hiệu quả nhƣ trƣớc thì giai đoạn 2006 – 2010 cần phải huy động một lƣợng vốn đầu tƣ lớn hơn. Vì thế, để thu hút và huy động các nguồn vốn đầu tƣ cần phải có chính sách ƣu đãi, khuyến khích phù hợp cho từng giai đoạn, đồng thời chú trọng tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. - Công tác đền bù giải toả mặt bằng để xây dựng các công trình du lịch trong thời gian qua thực hiện chƣa kịp thời. Đến nay vẫn còn tới 93 dự án đã đƣợc chấp thuận đầu tƣ nhƣng chƣa triển khai xây dựng đƣợc do vƣớng đền bù giải toả. Đây là một trở ngại lớn cần đƣợc khắc phục trong thời gian đến để đẩy nhanh tiến độ đƣa vốn đầu tƣ vào thực hiện, tạo sự yên tâm và phấn khởi cho các nhà đầu tƣ. Tóm lại, công tác huy động vốn cho đầu tƣ phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong thời gian vừa qua đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, tạo nên sự tăng trƣởng cao của du lịch địa phƣơng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít hạn chế, vƣớng mắc cần có giải pháp khắc phục để trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện cho ngành dịch vụ quan trọng này có bƣớc phát triển mới, nhanh và bền vững, thực hiện tốt những định hƣớng chiến lƣợc phát triển đã đề ra. - 38 - Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006– 2010 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 Quan điểm phát triển của ngành du lịch Bình Thuận đƣợc xác định phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của ngành du lịch cả nƣớc, đồng thời góp phần thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010, trong đó chú trọng khai thác mọi tiềm năng để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng ngành du lịch của tỉnh để làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng cao tỉ trọng các ngành công nghiệp – dịch vụ trong GDP toàn tỉnh. Các quan điểm phát triển du lịch trong thời gian đến là: - Ngành du lịch phát triển nhanh, bền vững, đạt hiệu quả về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch của thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc. - Phát triển du lịch đa dạng về loại hình và phong phú về sản phẩm du lịch, phù hợp với yêu cầu phát triển và đặc thù của mỗi địa bàn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, di tích văn hoá – lịch sử, phát huy truyền thống cách mạng, mang tính cởi mở, hiếu khách của con ngƣời Bình Thuận để phát triển du lịch với tốc độ nhanh và bền vững, phù hợp với tốc độ phát triển chung cùa các khu vực và cả nƣớc. - Có chính sách thông thoáng nhằm thu hút mạnh các thành phần kinh tế, trong đó chú ý đầu tƣ váo các dự án lớn, các loại hình và sản phẩm du lịch mới, giải quyết nhiều lao động và tạo điều kiện để phát triển các ngành, các vùng và các lĩnh vực khác. - Phát triển du lịch nhƣng phải bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn trật tự xã hội, đảm bảo các vấn đề xã hội ở địa phƣơng, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển. - Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch. Coi trọng việc bảo vệ môi - 39 - trƣờng sinh thái. Đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng du lịch trong nƣớc và thế giới. - Tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch có trọng tâm trọng điểm, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. - Để thu hút tối đa khách du lịch, trở thành trọng điểm du lịch Quốc gia thì du lịch Bình Thuận phải có ƣu thế vƣợt trội, phát huy các lợi thế cạnh tranh hơn hẳn trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. - Phát triển du lịch phải đảm bảo tính xã hội cao, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, giảm dần sự chênh lệch giữa các vùng miền của tỉnh. Những định hướng chính trong phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2010 là: - Phát triển du lịch theo chính sách mở cửa phát triển của Nhà nƣớc, đảm bảo sau năm 2010 Ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đạt hiệu quả kinh tế cao, tác động hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. - Phát triển du lịch trên cơ sở đảm bảo tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, ổn định và có hiệu quả. Trong đó cần chú trọng đến việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch nhằm đảm bảo đƣợc sự phát triển bền vững. - Hoạt động kinh doanh du lịch phải đồng thời đạt nhiều mục tiêu về kinh tế, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trƣờng. Đặc biệt phải phát huy nâng cao truyền thống văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Mục tiêu phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010: - Phát triển nhanh và bền vững để du lịch Bình Thuận thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu chung của Tỉnh, đồng thời đƣa du lịch Bình Thuận trở thành một trọng điểm du lịch quốc gia, đƣa thành phố Phan Thiết thành đô thị du lịch. - 40 - - Phát triển du lịch với nhiều loại hình, nhiều quy mô phù hợp với các thành phần kinh tế, đối tƣợng du khách trong và ngoài nƣớc. Phát triển du lịch đi đôi với phát triển các ngành nghề khác, từ đó tạo điều kiện phục vụ trở lại cho sự phát triển du lịch. Các mục tiêu cụ thể: Trong những năm gần đây, lƣợng khách du lịch đến Bình Thuận kể cả khách quốc tế và khách trong nƣớc đều tăng cao. Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, cùng xu thế phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh, mục tiêu về khách du lịch đến Bình Thuận sẽ là: + Khách quốc tế: Năm 2005 Bình Thuận sẽ đón khoảng 128.000 lƣợt khách du lịch quốc tế. Năm 2010 đón khoảng 372.054 lƣợt khách quốc tế. + Khách trong nƣớc: Năm 2005 đón 1,12 triệu khách và năm 2010 sẽ đón 2 triệu khách du lịch nội địa. Từ các mục tiêu đón khách du lịch đã đƣợc xác định trong quy hoạch tổng thể, các mục tiêu phát triển chủ yếu của du lịch Bình Thuận trong giai đoạn 2006- 2010 đƣợc xác định và lựa chọn nhƣ sau: Bảng 3.1. MỤC TIÊU ĐÓN KHÁCH DU LỊCH BÌNH THUẬN ĐẾN 2010 Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2005 Dự báo 2006 2007 2010 Tổng số lượt khách đến Lượt 1.250.930 1.450.000 1.750.000 2.450.000 Khách Quốc tế Tổng số lƣợt khách Lƣợt 128.020 217.634 727.043 372.054 Ngày lƣu trú tr.bình Ngày 2,08 2,09 2,10 2,40 Tổng số ngày khách Ngày 266.282 454.855 571.289 892.929 Khách nội địa Tổng số lƣợt khách Lƣợt 1.122.910 1.235.201 1.482.241 2.082.442 Ngày lƣu trú trung bình Ngày 1,38 1,40 1,40 1,80 Tổng số ngày khách Ngày 1.549.616 1.729.281 2.075.138 3.748.396 - 41 - 3.2. Định hướng đầu tư cho du lịch Bình Thuận đến năm 2010: Nhằm phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận một cách đồng bộ và vững chắc, cần có những định hƣớng cơ bản về công tác đầu tƣ nhằm phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tƣ. Những định hƣớng đầu tƣ từ nay đến năm 2010 là: - Đầu tƣ phát triển cơ sở lƣu trú và các công trình dịch vụ du lịch: Hiện nay việc phân bổ các cơ sở lƣu trú chủ yếu tập trung ở các khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né, các khu vực khác hầu nhƣ chƣa có hoặc nếu có thì đa số chƣa đủ tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu của du khách. Vì vậy, định hƣớng đầu tƣ xây dựng cơ sở lƣu trú trong những năm tới cần chú ý ƣu tiên cho những dự án đầu tƣ vào các khu du lịch mới ở các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Thị xã LaGi và huyện Hàm Tân. Các cơ sở lƣu trú phải đƣợc thiết kế phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, đa dạng về kiến trúc nhằm gia tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Bên cạnh đó, để tạo thêm những sản phẩm du lịch đa dạng, một trong những định hƣớng đầu tƣ quan trọng đối với ngành du lịch tỉnh là ƣu tiên cho những dự án đầu tƣ các cơ sở dịch vụ thể thao trên biển, du lịch mạo hiểm (biển, đảo), du lịch nghiên cứu di tích lịch sử - văn hoá, du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, hệ sinh thái rừng, du lịch kết hợp với hội thảo - mitting (MICE), các dịch vụ nhà hàng, các điểm mua sắm phục vụ du khách tại các khu du lịch. - Đầu tƣ phát triển các công trình vui chơi giải trí: Để khắc phục tình trạng các khu vui chơi giải trí còn thiếu thốn và đơn điệu hiện nay, nhằm thu hút du khách đến và lƣu trú dài ngày hơn tại Bình Thuận, cần tập trung đầu tƣ phát triển các khu vui chơi giải trí cho du khách nhƣ: Khu vui chơi giải trí khu vực thành phố.Phan Thiết, Khu vực lặn biển tham quan hệ động thực vật dƣới biển tại khu vực Cù lao Câu huyện Tuy Phong, Khu vui chơi giải trí khu vực Suối Nhum - huyện Hàm Thuận Nam và các điểm vui chơi giải trí tại các khu du lịch tập trung khác. - Đầu tƣ phát triển hệ thống cây xanh phục vụ hoạt động du lịch và bảo vệ môi trƣờng: Các khu du lịch chủ yếu của Bình Thuận đều nằm dọc bờ biển của tỉnh, để tránh những nguy cơ sói lở bờ biển, cát bay, sa mạc hoá … cần phải đầu tƣ phát triển hệ thống cây xanh ven biển, tạo cảnh quan và môi trƣờng trong lành cho các - 42 - khu du lịch. Những khu vực cần phải đƣợc đầu tƣ hệ thống cây xanh gồm: Khu du lịch Lầu Ông Hoàng – Đá Ông Địa, khu Bãi Sau Mũi Né kéo dài đến Hòn Rơm - Long Sơn – Suối Nƣớc (Phan Thiết); Vùng ven biển xã Chí Công, Bình Thạnh, Liên Hƣơng, khu vực ven chân núi Vĩnh Tân (Tuy Phong); vùng ven biển từ Thuận Quý kéo đến Mũi Điện – Khe Gà (Hàm Thuận Nam); Vùng ven biển xã Tân Bình kéo dài đến Ngảnh Tam Tân thuộc khu du lịch Đồi Dƣơng (thị xã LaGi). - Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch: đầu tƣ hạ tầng có tác động quan trọng trong việc thu hút đầu tƣ vào các khu du lịch. Các hạng mục cần ƣu tiên đầu tƣ là: Đầu tƣ hoàn thiện hệ thống đƣờng giao thông ven biển từ Hàm Tân đi Phan Rí (Tuy Phong); đầu tƣ tuyến đƣờng Hàm Thuận – Đông Giang – Đa My và các trục giao thông chính trong các khu du lịch đã đƣợc quy hoạch; đầu tƣ hệ thống cấp nƣớc tập trung cho một số khu du lịch trọng điểm nhƣ Khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né, khu du lịch Tiến Thành – Thuận Quý – Khe Gà, Khu du lịch Bắc Bình; Khu du lịch Cà Ná – Vĩnh Hảo; đầu tƣ hoàn thiện hệ thống lƣới điện trung thế và thông tin liên lạc tới các khu du lịch đã đƣợc quy hoạch. Đầu tƣ xây dựng Ga tàu du lịch, bến tàu du lịch Phan Thiết – Phú Quý. Nghiên cứu hình thành và xây dựng sân bay Phan Thiết. - Đầu tƣ nhằm nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch gồm: Tiến hành điều tra khảo sát, phân loại cán bộ, nhân viên ngành du lịch, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2010; thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ và lao động chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt và chuẩn bị cho lâu dài với nhiều hình thức đào tạo đa dang, chú trọng công tác giáo dục du lịch cho ngƣời dân. - Đầu tƣ cho công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Bình Thuận: đầu tƣ để đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về công tác du lịch, xuất bản các ấn phẩm phục vụ cho tuyên truyền quảng bá về du lịch, thông tin quảng cáo chỉ dẫn các điểm du lịch, cung cấp thông tin cho du khách; tham gia các hội chợ, hội nghị và hội thảo về du lịch trong nƣớc và khu vực để quảng bá du lịch Bình Thuận ra bên ngoài. - 43 - - Đầu tƣ nhằm cải thiện và bảo vệ môi trƣờng tại các khu, địa điểm du lịch gồm: đầu tƣ chỉnh trang đô thị, hoàn thiện hệ thống cấp thoát nƣớc tại các khu du lịch tập trung. Đầu tƣ cho việc thu gom rác thải và xây dựng hệ thông nhà vệ sinh công công tại các điểm du lịch, tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao ý thức văn minh của ngƣời dân tại các khu du lịch. 3.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010: Để đạt đƣợc những mục tiêu phát triển đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tƣ cho ngành du lịch của tỉnh đƣợc xác định trên cơ sở tổng giá trị GDP du lịch đầu kỳ, cuối kỳ và hệ số ICOR. Theo số liệu phân tích và tính toán về chỉ số ICOR du lịch Việt Nam và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên đến năm 2010 là 3,5. Chỉ số ICOR du lịch tỉnh Bình Thuận cũng dao động trong khoảng đó đến năm 2010. Từ đó, tính đƣợc nhu cầu vốn đầu tƣ cần thiết trong thời kỳ 2006 – 2010 của du lịch tỉnh Bình Thuận cụ thể nhƣ sau: Bảng 3.2: DỰ BÁO TỶ LỆ GDP NGÀNH DU LỊCH Tỷ giá: 1USD = 16.000VNĐ Chỉ tiêu Đơn vị tính TH 2005 Dự báo 2006 2007 2010 1. Tổng giá trị gia tăng GDP của tỉnh Tỷ VNĐ 7.604 8.625,3 10.819,5 15.611,4 2.Tốc độ tăng trƣởng trung bình GDP của tỉnh %/năm 13,33 11,90 12,00 13,00 3. Tổng GDP ngành du lịch của tỉnh Tỷ VNĐ 327 807 1.335 2.589 4. Tốc độ tăng trƣởng trung bình GDP du lịch của tỉnh %/năm 34,33 36,22 65,36 24,69 5. Tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh % 4,3 9,36 12,34 16,58 6. Hệ số ICOR chung cả nƣớc 4,5 4,5 4,5 4,5 7. Hệ số ICOR cho du lịch 3,5 3,5 3,5 3,5 8. Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ cho du lịch Tỷ VNĐ 656,32 751,45 1.847,02 4.387,44 Triệu USD 42,34 48,48 119,16 283,06 - 44 - Bảng 3.3: CHỈ TIÊU NHU CẦU ĐẦU TƢ ĐVT: triệu USD STT Nguồn vốn Dự báo 2006 2007 2010 1 Vốn đầu tƣ hạ tầng từ NSNN (10%) 4,85 11,92 28,31 2 Vốn tích luỹ từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh (10%) 4,85 11,92 28,31 3 Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (15%) 7,27 17,87 42,46 4 Vốn đầu tƣ tƣ nhân (15%) 7,27 17,87 42,46 5 Vốn liên doanh trong nƣớc (25%) 12,12 29,79 70,77 6 Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nƣớc ngoài (25%) 12,12 29,79 70,77 Tổng cộng 48,48 119,16 283,06 Bên cạnh nhu cầu vốn đầu tƣ trực tiếp vào cơ sở du lịch, để bảo đảm sự phát triển nhanh và vững chắc cho ngành du lịch, trong giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh cần phải đầu tƣ xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu với tổng số vốn dự kiến khoảng 1.370 tỷ đồng, trong đó các công trình giao thông là 1.047,5 tỷ đồng, các dự án xử lý môi trƣờng 224 tỷ đồng, cấp nƣớc cho các khu du lịch 48,5 tỷ đồng, hệ thống lƣới điện 20 tỷ đồng, hệ thống thông tin liên lạc 15 tỷ đồng, đầu tƣ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá 15 tỷ đồng. Vốn đầu tƣ đƣợc dự kiến huy động từ các nguồn sau: - Ngân sách nhà nƣớc đảm nhiệm chi đầu tƣ cơ sở hạ tầng và chi cho các dự án cần khuyến khích để mở đƣờng thu hút vốn từ các kênh khác đầu tƣ phát triển du lịch. Bên cạnh ngân sách nhà nƣớc, cần tranh thủ nguồn vốn phát triển các vùng du lịch trọng điểm của cả nƣớc trong chiến lƣợc phát triển chung của ngành, tranh thủ nguồn viện trợ ODA, NGO. Khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ vào hạ tầng với các hình thức đa dạng. - Huy động vốn từ nguồn tích luỹ trong hoạt động của ngành. - Huy động vốn đầu tƣ trong nƣớc thông qua các biện pháp khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc để xây dựng các cơ sở lƣu trú, các khu du lịch. - 45 - - Huy động vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bằng các biện pháp kêu gọi đầu tƣ, liên doanh vào các dự án lớn nhƣ xây dựng khu vui chơi giải trí hiện đại, các khu nghỉ dƣỡng cao cấp. - Huy động qua tín dụng ngân hàng và thị trƣờng vốn; lập quỹ đầu tƣ hạ tầng, phát hành trái phiếu công trình, dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn… Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra là phát triển du lịch Bình Thuận nhanh và bền vững, đƣa du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, cần tập trung huy động và sử dụng hiệu quả một lƣợng vốn đầu tƣ lớn từ nhiều nguồn khác nhau với những phƣơng thức đa dạng và linh hoạt. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách mà các ngành, các cấp và ngƣời dân tỉnh Bình Thuận phải thực hiện tốt trong những năm sắp đến. Điều này đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ từ các giải pháp mang tính vĩ mô của Chính phủ, đến các giải pháp của địa phƣơng nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn phục vụ cho sự phát triển của du lịch theo định hƣớng đã đề ra. 3.4. Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận 3.4.1. Các giải pháp vĩ mô: 3.4.1.a. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển: Để thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, Nhà nƣớc cần nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của đất nƣớc, từng vùng, từng địa phƣơng, từ đó Nhà nƣớc có sự đầu tƣ thoả đáng cho du lịch, đồng thời có chính sách liên kết các ngành, các cấp đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của một số khu du lịch trọng điểm nhằm tạo nên sự thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn đầu tƣ để phát triển du lịch. 3.4.1.b. Xây dựng môi trường đầu tư vào ngành du lịch an toàn, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và tăng tính cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài - 46 - Trong tình hình có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nƣớc trong khu vực và trên thế giới về hoạt động du lịch cũng nhƣ thu hút vốn đầu tƣ, đi đôi với sự bất ổn về du lịch do các hoạt động khủng bố cũng nhƣ dịch bệnh. Du lịch Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng cần xây dựng một hình ảnh về ngành du lịch an toàn, hiệu quả: giữ vững ổn định chính trị, kinh tế và xã hội; Bảo đảm an ninh cho du khách và các nhà đầu tƣ, các nhà kinh doanh du lịch; chống khủng bố và khống chế dịch bệnh; giảm giá cung cấp hàng hoá và các dịch vụ thiết yếu nhƣ điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông… xóa bỏ cơ chế hai giá đối với ngƣời trong nƣớc và khách nƣớc ngoài. Nhà nƣớc cần hoàn thiện chính sách thu hút đầu tƣ theo hƣớng tăng cƣờng các chế độ ƣu đãi, đơn giản hoá các thủ tục cấp phép đầu tƣ, cấp quyền sử dụng đất, giải quyết nhanh các thủ tục sau cấp phép để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đã đƣợc cấp phép. Tiến tới cơ chế bình đẳng trong ƣu đãi giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. 3.4.1.c. Hoàn thiện chính sách thuế để thúc đẩy huy động vốn vào ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác chi ngân sách để tăng cường đầu tư phát triển kinh tế: Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế theo hƣớng khuyến khích, thúc đẩy đầu tƣ, tăng cƣờng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích tụ vốn để thay đổi công nghệ, hạ giá thành, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, bồi dƣỡng nguồn thu lâu dài cho ngân sách. Các quy định của Luật thuế phải đơn giản, ổn định dễ thực hiện và dễ kiểm tra. Đồng thời trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay đòi hỏi hệ thống thuế của nƣớc ta cũng phải có sự tƣơng đồng với các nƣớc trong khu vực và các thông lệ quốc tế, nhất là đối với các loại thuế có liên quan đến thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế. Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế có tính bao quát, đánh vào hầu hết các loại hàng hoá và dịch vụ có trên thị trƣờng, nên thuế giá trị gia tăng cần đƣợc quan tâm hoàn thiện để trở thành loại thuế cơ bản tạo nguồn thu ổn định và vững chắc cho ngân sách nhà nƣớc. Luật Thuế GTGT cần đƣợc sửa đổi theo hƣớng - 47 - đơn giản, phù hợp với trình độ kinh tế hiện đại và hƣớng phát triển dài hạn của nền kinh tế: Thuế suất thuế GTGT phải tiến tới áp dụng một mức thuế suất là 10%, bên cạnh thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu. Mở rộng diện nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ trên cơ sở chấn chỉnh hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp theo Luật Kế toán mới ban hành, hạn chế và tiến tới xoá bỏ chế độ khấu trừ khống trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc sử dụng hoá đơn chứng từ trong hoạt động kinh doanh. Đẩy nhanh tốc độ hoàn thuế đi đôi với việc chống các hành vi lợi dụng hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nƣớc. Phát huy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế để không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác hành thu, nâng cao ý thức chấp hành luật thuế cho mọi ngƣời dân. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu mang tính chất điều tiết thu nhập, cần phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng giảm thuế suất để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ từ trong nƣớc và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tƣ nhƣ hiện nay, việc hạ thấp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp có một ý nghiã quan trọng vừa tạo môi trƣờng thuận lợi hấp dẫn đầu tƣ, vừa thúc đẩy các doanh nghiệp tích luỹ vốn để đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu lớn hơn trong tƣơng lai. Bên cạnh đó cần phải đơn giản hoá các quy định về chi phí hợp lý hợp lệ để tính thuế, có chế độ khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn để đầu tƣ mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ. Các loại thuế khác nhƣ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao … cũng cần đƣợc hoàn thiện một cách đồng bộ, vừa nâng cao hiệu quả thu ngân sách, vừa phù hợp với các thông lệ quốc tế cũng nhƣ những cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Về chi ngân sách nhà nước, để nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn, cần thực hành triệt để chính sách tiết kiệm để tăng nguồn vốn đầu tƣ. Nhà nƣớc phải bảo đảm tăng chi cho đầu tƣ phát triển với tỷ lệ cao hơn so với tăng chi thƣờng xuyên, trong đó chú trọng chi đầu tƣ cơ sở hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn của xã hội vào phát triển kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hoá việc cung cấp các dịch vụ công nhằm giảm nhẹ gánh nặng chi ngân sách, thực hiện rộng rãi việc khoán chi đi - 48 - đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cƣờng kiểm tra chống lãng phí, thất thoát trong chi ngân sách nhà nƣớc. 3.4.1.d. Phát triển thị trường tài chính, mở rộng và khai thông các kênh huy động vốn trên thị trường: Phát triển thị trƣờng tài chính bao gồm thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn, trong đó tập trung phát triển thị trƣờng vốn trung và dài hạn. Trƣớc mắt, cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại và xây dựng một hệ thống ngân hàng thƣơng mại vững mạnh, huy động và phân phối vốn có hiệu quả, đa dạng hoá các loại hình tiền gởi tiết kiệm, phát triển dịch vụ thanh toán trong dân cƣ để tăng tiền gởi trong thanh toán, thực hiện tốt công tác bảo hiểm tiền gởi. Mở rộng thị trƣờng tín dụng quốc tế để huy động vốn ngoại tệ qua việc vay vốn, nhận ủy thác và tài trợ để thu hút vốn cho nền kinh tế . Phát triển thị trƣờng chứng khoán trên cơ sở tăng nguồn cung cấp hàng hoá cho thị trƣờng thông qua các biện pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, kể cả cổ phần hoá các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Khuyến khích phát hành các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty để huy động vốn. Sử dụng các biện pháp kích cầu chứng khoán, khuyến khích thành lập các công ty kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tƣ chứng khoán, mở rộng quyền tham gia kinh doanh chứng khoán của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Phát triển thị trƣờng cho thuê tài chính để tạo thêm kênh tài trợ vốn cho các doanh nghiệp bằng việc cho phép các nhà kinh doanh kể cả trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng, hình thành các trung tâm giao dịch, môi giới mua bán máy móc thiết bị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo nhân lực để thúc đẩy phát triển thị trƣờng. 3.4.1.e. Hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô để thúc đẩy huy động vốn: - Hoàn thiện chính sách lãi suất theo hƣớng thị trƣờng, tiến tới tự do hoá lãi suất, lấy quan hệ cung cầu về vốn để quyết định lãi suất kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất trên thị trƣờng trong nƣớc với lãi suất trên thị trƣờng các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế - 49 - giới để mở rộng phạm vi điều tiết vốn của thị trƣờng tài chính Việt Nam. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nên thực hiện những bƣớc đi thích hợp cho việc tiến tới tự do hoá lãi suất nhƣ: tách tín dụng chính sách ra khỏi hệ thống ngân hàng thƣơng mại, xây dựng cấu trúc các loại lãi suất chủ yếu trên thị trƣờng tiền tệ, từng bƣớc xoá bỏ cơ chế công bố lãi suất cơ bản đối với cho vay ngắn hạn và sau đó là đối với cho vay trung hạn và dài hạn. Ngân hàng nhà nƣớc sẽ tăng cƣờng sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trƣờng mở để điều chỉnh lãi suất thị trƣờng. - Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái ổn định, linh hoạt có sự quản lý của nhà nƣớc nhằm đạt hiệu quả cao trong huy động vốn và phát triển xuất nhập khẩu. Từng bƣớc tiến tới tự do hoá tỷ giá hối đoái cho phù hợp với xu thế tự do hoá tài chính và sự hội nhập của nền kinh tế. Tuy nhiên, do chính sách tỷ giá có tác động rất nhạy cảm đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, cho nên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện và có bƣớc đi thích hợp cho quá trình tự do hoá tỷ giá nhƣ củng cố và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, nâng cao tiềm lực dự trữ ngoại tệ quốc gia và xác lập cơ cấu ngoại tệ hợp lý, giảm dần sự can thiệp hành chính vào quá trình hình thành tỷ giá, nới lỏng các biện pháp quản lý ngoại hối tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán quốc tế và chuyển vốn đầu tƣ. 3.4.2. Các giải pháp của địa phương: 3.4.2.a. Các giải pháp thúc đẩy huy động vốn đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch: Vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch chủ yếu là từ ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn chế, một mặt cần phải nâng cao khả năng thu hút vốn của ngân sách và thực hành tiết kiệm chi thƣờng xuyên để tập trung cho đầu tƣ phát triển, mặt khác phải tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ trung ƣơng, các ngành, thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch với nhiều hình thức đa dạng. 3.4.2.a.1. Giải pháp huy động vốn từ ngân sách nhà nước: - 50 - Ngân sách nhà nƣớc là nguồn đầu tƣ quan trọng, có tính định hƣớng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và với ngành du lịch địa phƣơng nói riêng. Để tăng cƣờng thu hút đầu tƣ từ ngân sách, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: + Tổ chức tốt công tác thu ngân sách: Song song với việc hoàn thiện chính sách thuế, địa phƣơng cần áp dụng các giải pháp nhằm bồi dƣỡng nguồn thu, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ thu đúng, đủ, kịp thời và khai thác tốt các nguồn thu, hạn chế thất thu ngân sách: - Tích cực động viên, khai thác nguồn thu từ thuế, phí vào ngân sách nhà nƣớc thông qua việc tạo dựng môi trƣờng tài chính bình đẳng, ổn định, thông thoáng thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó cần quan tâm củng cố doanh nghiệp địa phƣơng. - Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, đặc biệt là doanh nghiệp địa phƣơng cần đƣợc kiên quyết và nhanh chóng sắp xếp lại, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài cần phải thực hiện giao, bán khoán, cho thuê hoặc giải thể, phá sản nếu đủ điều kiện. Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả để thu hút vốn đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ. - Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là bộ phận đang phát triển mạnh về số lƣợng và quy mô, đang đóng góp nguồn thu ngày càng nhiều cho ngân sách, cần phải tăng cƣờng bồi dƣỡng, phát triển và hỗ trợ. Nhà nƣớc cần tạo điều kiện, hƣớng dẫn thực hiện chế độ sổ sách kế toán, quản lý tài chính giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đúng pháp luật và chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách. Tích cực chống các biểu hiện vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ để trốn thuế, lập hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gian dối để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nƣớc. - Đối với các khoản thu phí, lệ phí phải đƣợc quản lý thực hiện nghiêm túc theo quy định của Chính phủ. Các khoản thu phải đƣợc nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc, kịp thời ban hành danh mục thu và mức thu theo đúng quy định không để tồn tại tình trạng tùy tiện trong quản lý và sử dụng. - 51 - - Cần tập trung khai thác các khoản thu về đất. Tăng cƣờng quản lý lập bộ thu thuế nhà đất trên cơ sở đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất theo quy định cuả nhà nƣớc để làm căn cứ thu thuế. Thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất tại các khu du lịch đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tƣ ổn định lâu dài. Đối với diện tích đất đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất, cần lập hợp đồng thuê đất và thu tiền theo đúng quy định, khuyến khích các chủ đầu tƣ nộp tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian đƣợc thuê đất theo quy định của Nhà nƣớc để đƣợc hƣởng các quyền lợi hiện hành. Quản lý chặt chẽ việc thu thuế chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất, chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất hợp pháp và đã đóng đầy đủ các khoản nghĩa vụ với ngân sách nhƣ thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế chuyển mục đích sử dụng đất và lệ phí trƣớc bạ theo quy định. - Để tăng cƣờng huy động vốn vào ngân sách nhà nƣớc, bên cạnh các khoản thu có tính truyền thống, cần sớm ban hành chính sách huy động qua việc phát hành công trái, trái phiếu địa phƣơng dƣới nhiều hình thức, thời hạn và mức lãi suất phù hợp. + Thực hành tiết kiệm để tích lũy vốn cho đầu tư phát triển, hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước: Bình Thuận hiện nay vẫn là tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ƣơng do nguồn thu còn hạn chế, vì vậy một trong những giải pháp quan trọng là thực hành chủ trƣơng tiết kiệm trong chi tiêu, đặc biệt là chi ngân sách để dành vốn chi cho đầu tƣ phát triển. Muốn vậy, cần phải nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc, xây dựng và điều chỉnh tiêu chuẩn định mức chi thƣờng xuyên một cách hợp lý, giảm thiểu các khoản chi chƣa cần thiết, tránh lãng phí ngân sách. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp khoán chi ngân sách ở một số ngành, địa phƣơng trong tỉnh. Thực hiện một số dịch vụ công ở một số lĩnh vực về đô thị, giáo dục, y tế ,văn hoá, thể dục thể thao … để giảm bớt chi thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc. - 52 - Trong công tác quản lý chi ngân sách, cần chú trọng nâng cao hiệu quả bố trí và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trên cơ sở đẩy mạnh việc phân công, phân cấp quản lý cho các ngành và các cấp chính quyền địa phƣơng, đồng thời củng cố nâng cao chất lƣợng của công tác chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện tốt công tác quy hoạch, lựa chọn, phê duyệt dự án, tƣ vấn đầu tƣ. Tăng cƣờng quản lý công tác xây dựng cơ bản, bảo đảm chất lƣợng công trình, chống thất thoát trong đầu tƣ xây dựng vốn là vấn đề bức xúc hiện nay. 3.4.2.a.2. Huy động vốn từ các nguồn khác để phát triển hạ tầng du lịch: Trong điều kiện ngân sách địa phƣơng còn hạn chế, để đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng du lịch, có thể tranh thủ các nguồn vốn sau: - Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch Bình Thuận thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nƣớc, có thể tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của trung ƣơng dành cho đầu tƣ phát triển hạ tầng các khu du lịch trọng điểm trong chƣơng trình thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch cả nƣớc. - Xác định các nhu cầu đầu tƣ cụ thể về cấp điện, phát triển thông tin liên lạc ở các khu du lịch để đề nghị các Tổng công ty Điện lực, Bƣu chính - Viễn thông đầu tƣ và khai thác. Qua đó tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ của các tổng công ty vào hạ tầng các khu du lịch. - Lập danh mục các công trình hạ tầng du lịch có quy mô vừa, thi công nhanh, hiệu quả đầu tƣ cao nhƣ hệ thống giao thông ven biển, giao thông trong nội bộ trong các khu du lịch, hệ thống cấp nƣớc… để kêu gọi các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ theo nhiều hình thức: BOT, BOO… - Lập các dự án kêu gọi viện trợ ODA để đầu tƣ xây dựng một số công trình hạ tầng vừa có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển, vừa cải thiện đời sống dân cƣ trên địa bàn nhƣ: các công trình cấp thoát nƣớc, các nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Phan Thiết và Mũi Né. - Nghiên cứu phát hành trái phiếu công trình, lập các quỹ đầu tƣ hạ tầng đô thị để thu hút vốn xây dựng hạ tầng. 3.4.2.b. Các giải pháp huy động vốn để đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch: - 53 - Việc đầu tƣ phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch nhƣ khu nghỉ dƣỡng, khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm… tại Bình Thuận chủ yếu sẽ do các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc thực hiện. Tình hình thu hút vốn để đầu tƣ cơ sở kinh doanh du lịch hiện đang tiến triển rất khả quan và có thể còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, để nguồn vốn đầu tƣ đƣợc duy trì liên tục và đầu tƣ đúng định hƣớng chiến lƣợc, cần thực hiện các giải pháp sau: 3.4.2.b.1. Thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư trong nước, khuyến khích đầu tư đúng định hướng: Nhanh chóng xây dựng và ban hành quy hoạch chi tiết các khu du lịch trong tỉnh để làm cơ sở định hƣớng cho các nhà đầu tƣ. Chuẩn bị tốt điều kiện về đất đai, hạ tầng để các nhà đầu tƣ có thể nhanh chóng triển khai các dự án đã đƣợc chấp thuận. Một mặt, khuyến khích các dự án đầu tƣ vào các cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô lớn, phát triển các sản phẩm du lịch mới đa dạng nhƣ các loại hình thể thao trên biển, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ phục vụ du lịch. Mặt khác, cần có quy hoạch các khu vực phát triển du lịch cộng đồng, du lịch dã ngoại nhằm thu hút các nhà đầu tƣ có vốn hạn chế xây dựng các cơ sở phục vụ khách có thu nhập thấp và trung bình. Thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi đầu tƣ đã đƣợc Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó tỉnh cũng cần sớm ban hành các ƣu đãi bổ sung để thu hút vốn đầu tƣ phát triển du lịch ở những vùng khó khăn nhƣ các huyện miền núi, hải đảo, các khu du lịch xa trung tâm. Giải quyết hài hòa lợi ích giữa các nhà đầu tƣ và cƣ dân địa phƣơng trong quá trình phát triển du lịch để tạo nên yếu tố thân thiện thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển bền vững. 3.4.2.b.2. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch: Thực trạng những năm vừa qua cho thấy việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển du lịch ở tỉnh Bình Thuận còn nhiều hạn chế, chƣa tƣơng xứng với nguồn - 54 - vốn đầu tƣ trong nƣớc. Vì vậy trong thời gian tới, cần áp dụng nhiều giải pháp để huy động nguồn vốn quan trọng này: - Đẩy mạnh công tác lập danh mục dự án du lịch cụ thể kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài. Ƣu tiên thu hút vốn cho các dự án du lịch có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng sân gofl 18 lỗ ở Hàm Thuận Nam, sân gofl 18 lỗ ở Hàm Tân... - Đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tƣ. Giải quyết tốt các thủ tục sau khi cấp phép, đặc biệt là các vấn đề về đất đai, giải phóng mặt bằng, thủ tục xây dựng và đƣa công trình vào sử dụng. 3.4.2.c. Giải pháp huy động vốn từ nguồn tín dụng : Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Ngoài chi nhánh của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh hiện có trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhƣ Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển, Ngân hàng Công thƣơng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần khuyến khích thành lập các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, hoặc lập chi nhánh của các ngân hàng cổ phần tại Bình Thuận. Nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng bằng cách phát hành đa dạng các loại kỳ phiếu, tín phiếu, tiền gởi tiết kiệm, mở rộng phƣơng thức thanh toán qua ngân hàng. Tập trung nguồn vốn huy động để đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, đơn giản hoá thủ tục để tạo điều kiện cho các danh nghiệp du lịch dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tƣ từ ngân hàng. 3.4.2.d. Mở rộng các kênh huy động vốn: Thực hiện tốt chƣơng trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động trong ngành du lịch để thu hút vốn đầu tƣ. Thành lập các quỹ đầu tƣ hạ tầng du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch của tỉnh tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi, với thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng cho thuê tài chính để huy động vốn đầu tƣ phát triển doanh nghiệp. 3.4.2.e. Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, quảng bá thông tin kêu gọi đầu tư: Tỉnh cần tăng cƣờng giới thiệu tiềm năng du lịch và cơ hội đầu tƣ của mình trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tích cực tham gia các hội chợ, hội thảo, - 55 - triển lãm du lịch trong nƣớc và khu vực. Tham gia các chƣơng trình tuyên truyền, quảng bá du lịch do Tổng cục du lịch chủ trì để giới thiệu hình ảnh hoạt động du lịch Bình Thuận với các nhà đầu tƣ và du khách. Đẩy mạnh việc xuất bản các ấn phẩm giới thiệu chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh, sớm xây dựng website du lịch Bình Thuận, website kế hoạch đầu tƣ để quảng bá thông tin đầu tƣ du lịch trên mạng internet. 3.4.2.f. Phát triển nguồn nhân lực để thu hút vốn đầu tư: Để tăng cƣờng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch địa phƣơng, một trong những giải pháp quan trọng là tỉnh phải có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề về du lịch. Trong thời gian tới cần phải chú trọng các giải pháp sau: - Tiến hành điều tra nhu cầu và thực trạng về số lƣợng và trình độ nghiệp vụ lao động trong ngành để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại. Tăng cƣờng hợp tác liên kết với các trƣờng đại học, các trung tâm đào tạo, dạy nghề về du lịch để đào tạo cán bộ đáp ứng cho các khâu từ lập kế hoạch, quy hoạch du lịch; cán bộ quản lý đến lao động hoạt động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. - Có chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia lành nghề, có trình độ cao cho ngành du lịch. Một mặt cần cử các cán bộ trẻ có trình độ để đào tạo, tu nghiệp trong và ngoài nƣớc. Mặt khác, có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ cao, các chuyên gia du lịch về làm việc tại Bình Thuận. - Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch, tăng cƣờng nhân sự có năng lực cho Sở Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch, các Ban Quản lý khu du lịch để tham mƣu cho UBND Tỉnh về công tác quản lý, đầu tƣ và phát triển du lịch theo đúng định hƣớng đã đề ra. - 56 - KẾT LUẬN Qua phân tích, đánh giá thực trạng và xác định giải pháp thúc đẩy huy động vốn cho đầu tƣ phát triển ngành du lịch Bình Thuận trong giai đoạn 2006– 2010, có thể rút ra những kết luận sau: 1. Với tiềm năng dồi dào về điều kiện tự nhiên, xã hội và nhân văn, ngành du lịch Bình Thuận đang phát triển nhanh chóng và có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. 2. Trong những năm vừa qua, công tác huy động vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch Bình Thuận đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Lƣợng vốn đầu tƣ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện cho ngành du lịch địa phƣơng có những chuyển biến tích cực, đạt tốc độ tăng trƣờng cao so với các ngành kinh tế khác của tỉnh, góp phần đƣa du lịch từ chỗ là một hoạt động của ngành thƣơng mại đã trở thành một ngành kinh tế tƣơng đối hoàn chỉnh, giữ vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của điạ phƣơng. 3. Quá trình huy động vốn cho đầu tƣ phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, vƣớng mắc cần khắc phục. Trong đó nổi bật là sự bất cập trong huy động vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, sự mất cân đối trong thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài, mất cân đối trong thu hút đầu tƣ vào các vùng, các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, vƣớng mắc trong triển khai các dự án đầu tƣ... 4. Để tăng cƣờng huy động vốn cho đầu tƣ bảo đảm cho mục tiêu phát triển du lịch Bình Thuận nhanh, bền vững và đúng định hƣớng trong giai đoạn 2006– 2010, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp: từ các giải pháp vĩ mô nhƣ hoàn thiện chính sách, luật pháp, tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút vốn; hoàn thiện các công cụ kinh tế vĩ mô hỗ trợ huy động vốn... đến các giải pháp mang tính điạ phƣơng nhƣ tổ chức tốt công tác thu hút đầu tƣ, mở rộng các kênh huy động vốn, thực hiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ, giải toả vƣớng mắc về đất đai, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quảng bá thông tin kêu gọi đầu tƣ... Từ những kết luận trên cho thấy, để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2006 – 2010, với mục tiêu đƣa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp trong việc thực hiện những chiến lƣợc phát triển đã đề ra, trong đó công tác huy động vốn phải đƣợc đẩy mạnh để tăng cƣờng đầu tƣ thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh, cân đối và bền vững trong tƣơng lai ./. - 57 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (2002), Giải pháp Tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế TP.Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia. 2. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ. 3. Phan Thúc Huân (2000), Kinh tế học phát triển, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 4. Trần Xuân Kiên (1997), Tích tụ và tập trung vốn trong nước, NXB Thống Kê. 5. Robert Lanquar (2002), Kinh tế du lịch, NXB Thế giới. 6. Dƣơng Thị Bình Minh (1999), Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Giáo dục. 7. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Sử Đình Thành (2002), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống Kê. 8. Hồ Xuân Phƣơng, Đỗ Minh Tuấn, Chu Minh Phƣơng (2002), Tài Chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Tài Chính. 9. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2001), Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê. 10. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê. 11. Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X 12. Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ X, XI 13. Sở Du Lịch Bình Thuận, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2010. 14. Chi Cục Thống kê Bình Thuận, Niên giám thống kê Bình Thuận 2004. 15. Website tỉnh Bình Thuận: www.binhthuan.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45584.pdf
Tài liệu liên quan