Trong thời gian tới để cho kinh tế hộ nông dân sản xuẩt nông sản hàng hoá tiếp tục phát triển em xin có một số kiến nghị sau:
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về đất đai, trong đó lưu ý đẩy nhanh tiến độ giao đất lâu dài cho các hộ nông dân.
- Đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng về đất cho các hộ nông dân để cho họ yên tâm đầu vào sản xuất.
`- Do chu kỳ sản xuất kinh doanh các loại nông sản phẩm dài ngày. Do vậy, thời hạn vay vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi. Nhà nước cần tăng thêm vốn đầu tư trung hạnvà dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân.
- Có chính sách ưu đãi như: chính sách cho thuê, giao thầu đất đai, chính sách thuế .để khuyến khích các hộ nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.
- Tiếp tục quy hoạch tổng thể những vùng sản xuất chuyên môn hoá tập trung quy mô lớn từ đó có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, ngư nghiệp, các hộ nông dân là các vệ tinh cung cấp nguyên nhiệnvật liệu cho các nhà máy chế biến.
-Tiếp tục hoàn thành cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động nông nghiệp.
- Hỗ trợ cung ứng các máy móc thiết bị cho sản xuất-kinh doanh ở hộ nông dân dưới hình thức trợ giá, trả góp .
- Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác hình thành và phát triền để làm tốt các dịch vụ cung ứng đầu vào và đầu ra.
Sau hơn 3 thực tập ở phòng kinh tế ở huyện Từ Sơn -tỉnh Bắc Ninh. Em thực sự lớn lên rất nhiều về kiến thức cũng như trình độ lý luận và tầm nhìn và đánh giá nói chung của một nhà quản lý vĩ mô.
74 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn -Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân tố sau: số nhân khẩu ở nông thôn tăng về tuyệt đối trong những năm qua, tốc độ tăng dân số vẫn ở mức cao nên quá trình chia tách hộ nông dân cũng tiếp tục tăng theo, nhu cầu về đất ở cũng tăng năm 2000 diện tích đất ở là 567.44 ha và năm 2001 là 573 ha do sự tách hộ nông dân tăng lên cần ở riêng đặc xu hướng lấy đi đất nông nghiệp sẽ mạnh hơn phục vụ cho quá trình đô thị hoá ở nông thôn và phát triển khu công nghiệp, khu sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống, các công trình giao thông, thuỷ lợi, khu thương mại -dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác năm 1995 chỉ là 951,64ha và năm 2000 là 1158,84 ha. Mặt khác nữa là, để đảm bảo cho sự phát triển của chính ngành nông nghiệp, nông nghiệp cũng phải lấy đi đất nông nghiệp của để xây dựng kết cấu hạ của nông nghiệp, thêm nữa một số đất đai nông nghiệp cũng bi mất đi do tác động huỷ hoại của con người và tự nhiên. Trong khi đó lao động nông nghiệp thu hút vào các hoạt động phi nông nghiệp rất hạn chế.
Về sở hữu đất đai, một đặc điểm khá nổi bật của các hộ nông dân trong giai đoạn hiện nay là các hộ nông dân không có quyền sở hữu ruộng mà chỉ có quyền sử dụng. Theo quy định của luật đất đai thì quyền sở hữu thuộc về toàn dân. Bởi vậy việc tích tụ và tập trung đất đai để nâng cao quy mô canh tác của hộ nông dân. Tuy hộ nông dân có 5 quyền sử dụng đất là: quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, chuyển đôi, quyền thế chấp sử dụng đất đai nhưng vì công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thực sự chưa phát triển, dịch vụ cũng vậy cho nên việc chuyển nhương hạn chế.
Nhưng rõ ràng để phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá thì tất yếu phải tích tụ và tập trung ruộng đất đến một quy mô nhất định. Vấn đề là nên có một tỷ lệ hộ nông dân sản xuât mang tính tiểu nông thì vừa và làm như thế nào để giảm bớt. ở đây vai trò của chính sách vĩ mô của nhà nước có ý nghĩa quyết định mà đặc biệt là chính sách ruộng đất; bên cạnh đó để mở rộng quy mô canh tác của các hộ nông dân là tuỳ thuộc vào khả năng giải phóng lao động nông nghiệp ở hộ nông dân và quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn.
2.2.2.2. Lao động.
Hộ nông dân trước hết là một đơn vị tổ chức lao động. Trong công việc đồng áng, các hộ nông dân dựa vào lao động trong gia đình là chủ yếu. Về quy mô hộ nông dân thì bình quân có 4,56 nhân khẩu trong đó có 2-3 lao động.
Hộ nông dân bao gồm một cơ cấu tuổi tác, giới tính, lao động, nghề nghiệp khác nhau. Cơ cấu này cho phép các hộ nông dân sử dụng nguồn nhân lực một cách linh hoạt theo nhiều chiều một cách có hiệu quả. Đây là sự khác nhau giữa hộ nông dân và các đơn vị kính tế khác.
Về đặc điểm lao động trong hộ nông dân.
+ Nhóm tuôỉ từ 15-24 chiếm khoảng 38,43%.
+ Nóm tuổi từ 15-34 chiếm khoảng 68,89%.
+ Nhóm tuổi dưới 44 chiếm khoảng 85,16%.
Như vậy, đa số lao động đều rất trẻ nên có ưu điển là khẳ năng tiếp thu khoa học công và kỹ thuật nhanh và sức lao động khoẻ tuy nhiên do lao động trẻ và lao động trong nông nghiệp vất vả và lương thấp nên lao động này cũng không muốn ở lại với sản xuất nông nghiệp, nguồn lao động trong các hộ nông dân khá dồi dào. Nếu kể cả 8,2% người quá tuổi lao động và 12% từ 10 - 14 tuổi tham gia vào sản xuất nông nghiệp thì lực lượng lao động trong các hộ nông dân không phải là nhỏ và phân bố bình quân nhân khẩu và lao động của các hộ nông dân ở các vùng cũng rất khác nhau. (xem bảng 9).
Xu hướng biến động của bình quân nhân khẩu và lao động của các hộ nông dân ở các vùng có xu hướng giảm dần về nhân khẩu/ hộ nông dân và tăng dần về về lao động /hộ nông dân; thể hiện năm 1999 của huyện là 4,19 nhân khẩu/ hộ nông dân nhưng năm 2001 thì nhân khẩu/hộ nông dân chỉ còn là 4,17 nhân khẩu và lao động của huyện cũng biến đổi theo các hộ nông dân năm 1999 thì lao động/hộ nông dân là 2,19 lao động và 2001 thì lao động/hộ nông dân là 2,23 lao động và sự biến động bình quân nhân khẩu và lao động của hộ nông dân là khác nhau ở các vùng trong huyện. Sự giảm tỷ lệ bình quân nhân khẩu/ hộ nông dân cụ thể là 2001/1999 thì tỷ lệ giảm cao nhất là xã Phù Chẩn và xã Hương Mạc lần lượt là 2,9% và 2,7% và tỷ lệ nhân khẩu giảm thấp nhất là xã Tương Giang chỉ chiếm 0,2%; đặc biệt là xã Châu Khê có tỷ lệ tăng là 0,5%. Bình quân lao động cũng có sự biến động giữa các vùng khác nhau; tỷ lệ tăng cao nhất về bình quân lao động/ hộ nông dân là xã Đình Bảng chiếm tỷ lệ là 1,9% và thấp nhất vời tỷ lệ tăng lao động/ hộ nông dân là xã Hương Mạc với tỷ lệ là 0%. ảnh đến kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá giảm nhân khẩu của hộ nông dân thì giảm khẩu phần ăn của hộ làm tăng tỷ trọng hàng hoá, tăng số lao động trong hộ thì giảm chi phí cho việc thuê lao động ở ngoài giảm tiền thuê lao động.
Bảng 9. Bình quân nhân khẩu và lao động của hộ nông dân ở các xã trong huyện Từ Sơn.
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
ĐVT
1999
2001
01/99
Huyện
Số nhân khẩu
Người
4.19
4.17
0.995
Số lao động
Người
2.19
2.23
1.018
Phù Chẩn
Số nhân khẩu
Người
3.90
3.79
0.971
Số lao động
Người
2.10
2.15
1.023
Hương Mạc
Số nhân khẩu
Người
4.44
4.321
0.973
Số lao động
Người
2.11
2.11
0.00
Tam Sơn
Số nhân khẩu
Người
3.98
3.97
0.997
Số lao động
Người
2.00
2.10
1.050
Phù Khê
Số nhân khẩu
Người
4.16
4.14
0.995
Số lao động
Người
2.28
2.30
1.008
Tương Giang
Số nhân khẩu
Người
4.06
4.03
0.992
Số lao động
Người
2.23
2.26
1.013
Đồng Nguyên
Số nhân khẩu
Người
4.27
4.25
0.995
Số lao động
Người
2.17
2.19
1.009
Tân Hồng
Số nhân khẩu
Người
4.19
4.17
0.995
Số lao động
Người
2.3
2.32
1.008
Châu Khê
Số nhân khẩu
Người
4.35
4.37
1.005
Số lao động
Người
2.24
2.27
1.013
Đình Bảng
Số nhân khẩu
Người
3.80
3.76
0.989
Số lao động
Người
2.10
2.14
1.019
Đồng Quang
Số nhân khẩu
Người
4.67
4.67
0.996
Số lao động
Người
2.47
2.47
1.016
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Từ Sơn.
Một lao động nông nghiệp của hộ nông dân phải nuôi từ 2-3 nhân khẩu. Đây là một khó khăn của hộ nông dân trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Trong điều kiện năng suất lao động nông nghiệp còn rất thấp.
Trình độ lao động nông nghiệp của các hộ nông dân chủ yếu là tự đào tạo và truyền kinh nghiệp thực tế cho thế hệ sau. Về trình độ kiến thức về nông nghiệp chỉ có 1,25% là lao động được đào tạo ở các trường công nhân kỹ thuật nông nghiệp, 2,5% lao động được đào tạo qua các trường trung học chuyên nghiệp, 0,82% được đào tạo qua các trường cao đẳng, đại học về nông nghiệp.
Số lao động này chủ yếu là cán bộ quản lý các hợp tác xã, và cán bộ quản lý các cơ quan nhà nước về quản lý nông nghiệp. Tỷ lệ trên là rất thấp và khó khăn cho các hộ nông dân khi tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của lao động ở hộ nông dân là hầu hết lao động của hộ nông dân không được xem là lao động dưới hình thức hàng hoá hay nói cách khác là sức lao động đó không phải là hàng hoá. Lao động này chủ yếu tự phục vụ sản xuất ở hộ nông dân nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất của hộ nông dân. Mục đích sản xuất của hộ nông dân không phải chủ yếu là kiếm lợi nhuận. Đặc biệt trong điều kiện môi trường sản xuât ngặt nghèo hặoc những năm mất mùa, thì lao động nông nghiệp vẫn duy trì sự cân bằng tối thiểu bằng cách hạn chế tiêu dùng và gắng sức kiếm sống cho gia đình với chi phí lao động rất lớn. Chính đặc điểm trên đã hạn chế người nông dân bước vào nền kinh tế thị trường và họ thường bị thua thiệt trong thương trường.
Một đặc điểm nổi bật của việc sử dụng thời gian lao động của các hộ nông dân là việc sử dụng quỹ thời gian lao động còn rất thấp chỉ có 18% số lao động của các hộ nông dân làm việc trên 210 ngày trong một năm, 21% lao động chỉ làm dưới 90 ngày trong một năm. Trừ những lúc thời vụ, lao động của các hộ mới làm việc từ 4-5 giờ một ngày. Trong những lúc thời vụ khẩn trương thì nhu cầu lao động của các hộ vượt khả năng đáp ứng lao động của hộ nông dân nên xuất hiện hình thức đổi công, liên kết giữa các hộ nông dân và thuê mướn lao động để kịp thời vụ sản xuất.
Về cơ cấu lao động trong các hộ nông dân theo nghề nghiệp thì bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động bán nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu lao động của các hộ nông dân của huyện Từ Sơn đã thay đổi theo chiều hướng lao động nông nghiệp sang lao động bán nông nghiệp do trên địa bàn có nhiều làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển, do nằm ở giữa tam giác kinh tế là Hà Nội ,Hải Phòng, Quảng Ninh và có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện thuận lợi cho việc thương mại giữa các tỉnh. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo nghề nghiệp diễn ra mạnh mẽ như chuyển sang lao động thương mại, lao động công nghiệp và lao động ở các ngành phi nông nghiệp khác ngày càng tăng nên việc sử dụng lao động triệt để hơn và góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
2.2.2.3. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
Khả năng tích tụ, tập trung vốn của đại bộ phận các hộ nông dân là thấp. Các hộ nông dân sản xuất trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng, số vốn lưu động đầu tư cho sản xuất mới chỉ ở mức thấp từ 1000000-1300000 đồng. Các hộ nông dân thường thiếu vốn sản xuất ở đầu vụ do đầu vụ các hộ nông dân cân một lượng vốn để mua các loại giốngcây trồng và vật nuôi và các tư liệu phục vụ cho sản xuất và thuê mướn nhân công.
Mặt khác chu kỳ sản xuất nông nghiệp thường kéo dài thời gian và chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên lớn nên việc chu chuyển nguồn vốn chậm và rủi do lớn do đó hạn chế nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp nên càng thiếu vốn, trong khi đó nguồn vốn tự có của hộ nông dân chỉ đap ứng từ 40-50% tổng số vốn cần thiết. Nguồn tích luỹ của hộ nông dân không phaỉ dựa trên nền nông nghiệp thặng dư ; sự tích luỹ này do sự chắt bóp của nông dân có khi bán một phần khẩu phần ăn của nông dân và sự tích luỹ từ nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp.
Trong khi đó vốn tự có của hộ nông dân thiếu cho sản xuất thì vốn đầu tư của nhà nước cho nông nhgiệp - lâm nghiệp vẫn ở thấp (22%) không tương xứng so với nông nghiệp đóng góp cho đất nước và có hiện tượng ngày càng giảm. Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu thông qua các dự án phát triển nông thôn như dự án xoá đói giảm nghèo,dự án phát đàn bò sữa, nạc hoá đàn lợn và xây dựng các đường giao thông và công trình thuỷ lợi. Tuy nhà nước đã thực hiện giảm thuế, miễn thuế nông nghiệp đầu tư lại cho nông nghiệp đã thúc đẩy quá trình kiên cố kênh mương.
Nguồn từ hệ thống tín dụng và ngân hàng đã đáp ứng vốn cho các hộ từ 10% lên đến 20% tổng số vốn cần thiết cho sản xuất do hệ thống tín dụng và ngân hàng được tổ chức tốt hơn, lãi xuất vay vốn được hạ thấp, đơn giản hoá các thủ tục vay hơn, nhà nươc có chính sách cho hộ nông dân dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp đã thúc đẩy các hộ nông dân tiếp cận hơn rễ dàng hơn từ nguồn vốn này.
Nguồn vốn vay tư nhân chiếm khoảng 5-6% tổng số vốn cần thiết cho sản xuất, nguồn vay này ngày càng có xu hướng giảm do việc tính lãi xuất quá cao.
Nguồn vốn từ nước ngoài ở huyện Từ Sơn cho nông nghiệp hầu như là không có mà chỉ đầu tư vào các ngành công nghiệp
2.2.2.4. Về công cụ sản xuất của các hộ nông dân.
Hệ thống công cụ sản xuất của các hộ nông dân là một trong những nguồn vốn cố định của hộ nông dân, mặt khác nó phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật - công nghệ cho sản xuất những phương tiện là thước đo của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Do hạn chế về quy mô canh tác và khả năng tích luỹ về vốn nên trang bị của hộ nông dân vẫn ở mức thấp, vốn cố định bình quân của mỗi hộ nông dân từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Vốn cố định của các hộ nông dân chủ yếu bao gồm: máy tuốt lúa, bình bơm thuốc sâu, máy cày và bừa, trâu và bò, máy kéo, xe cải tiến…Cơ cấu trang bị máy móc và dụng cụ sản xuất của các hộ nông dân thì cư 100 hộ nông dân thì có 4 máy cày bừa (máy cày bừa loại to, vừa, nhỏ), 70% số hộ nông dân có bình bơm thuốc sâu, 60% số hộ nông dân có máy tuốt lúa, 65% số hộ nông dân có xe cải tiến, 5% số hộ nông dân có máy kéo, mức độ bị máy móc thiết bị của các hộ nông dân thường là cũ và lạc hậu, không có máy chuyên dùng thường thì một máy nổ kiêm nhiều chức năng máy bơm nước,máy cày bừa, máy kéo. Mức trạng bị máy móc chủ yếu là máy nhỏ không đủ công xuất.
Hệ thống công cụ phục vụ cho sản xuất,đặc biệt là các công cụ tác động trưc tiếp vào sản xuất ít có sự thay đổi. Nó vẫn mang tính truyền thống.
Nguyên nhân của tình trạng hạn chế trang bị công cụ cho sản xuất ở hộ nông dân là:
- Hạn chế sự phân công lao động ở hộ nông dân.
- Quy mô canh tác nhỏ bé, nhiều mảnh
Sự phát triển của dịch vụ:dịch vụ làm đất, dịch vụ tưới tiêu nước
Hạn chế sự tích tụ tập trung vốn của các hộ nông dân.
2.2.2.5. Kỹ thuật canh tác của các hộ nông dân.(xem bảng 10).
Khác với hệ thống công cụ thì kỹ thuật canh tác của các hộ nông dân có những thay đổi đáng kể: các giống cây, con mới đã đưa vào sản xuất, các tư liệu phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích đã được sử dụng vào sản xuất, sự thay đổi cơ cấu mùa vụ đã diễn ra nhiều vùng. Nhưng nhìn chung kỹ thuật canh tác của các hộ nông dân vẫn mang nặng tính chất truyền thống và chiếm tỷ lệ lớn. Sự phân bố về kỹ thuật canh tác ở các vùng cũng khác nhau.
Đối với trồng trọt thì kỹ thuật canh tác mang tính truyền thống của hộ nông dân ở xã Đình Bảng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 60,7% và hộ nông dân ở xã Đồng Quang chiếm cao nhất là 70,4% và tỷ lệ trung bình của huyện là 66,21%.
Đối với chăn nuôi thì kỹ thuật chăn nuôi truyền thống của huyện chiếm tỷ lệ lớn là 66,69%, trong đó tỷ lệ thấp nhất là xã Đình Bảng chiếm 63,9% và xã Đồng Quang có tỷ lệ kỹ thuật chăn nuôi truyền thống chiếm 71,6%.
Việc quan tâm đến tiến bộ khoa học vào sản xuất thâm canh sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới và kỹ thuật chăm nó. Việc quan tâm đến tiến bộ khao học của các hộ nông dân được phân bố không đều giữa các vùng trong huyện thì xã Đình Bảng bình quân hộ quan tâm đến tiến bộ khoa học lớn nhất huyện chiếm 27,5%và thấp nhất là xã Đồng Quang chỉ có 16,9% bình quân số hộ quan tâm đến tiến bộ khoa học vào sản xuất, trong tỷ lệ bình quân của huyện là 22,6% đối với trồng trọt còn chăn nuôi xã Đình Bảng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 25,3% và thấp nhất vẫn là xã Đồng Quang chiếm 15,9%, tỷ lệ bình quân của huyện là 21,66%.
Trong việc không quan tâm đến tiến bộ khoa học kỹ thuật của các hộ trong huyện chiếm từ 10-13,5%và sự phân bố giữa các vùng khác nhau tỷ lệ thấp nhất là xã Tương Giang chiếm 10%và xã cao nhất là xã Phù Chẩn chiếm 14%, tỷ lệ trung bình của huyện là 11,65%.
2.2.2.6. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân.
Nét chung của hệ thống nông nghiệp truyền thống là các hộ nông dân còn duy trì cơ cấu sản xuất và canh tác theo các phương thức đã hình thành cách đây hàng ngàn năm là cơ cấu sản xuất ít thay đổi, đối với người nông dân với duy trì tập quán sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân mà ít có mục đích để kiếm lợi nhuận nên cơ cấu đó được duy trì khá lâu dài.
Kinh tế hộ nông dân là nền tảng của nông nghiệp huyện Từ Sơn. Nông nghiệp vẫn là hoạt động sản xuất chính của dân cư nông thôn đem lại thu nhập từ 50-55% tổng thu nhập của hộ nông dân.
Cơ cấu sản xuất nội tại của các hộ nông dân đang trong quá trình chuyển dần từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
Cơ cấu sản xuất nông sản của hộ nông dân đang trong quá trình chuyển dịch:
*Sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt - chăn nuôi :
Trong cơ cấu nông nghiệp thì có sự chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi. (xem bảng 11)
Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ chiếm 59,6% tổng giá trị sản xuất nông sản xuống còn 54,5% tổng giá trị sản xuất nông sản, nhưng về tuyệt đối trồng trọt không ngừng tăng trưởng; bình quân tăng mỗi năm là 6,1%.
Xu hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi chiếm từ 34,4% đến 39,9% tổng giá trị sản xuất nông sản, bình tăng mỗi năm là 12,6%. Trong điều kiện giá trị tuyệt đối của sản xuất ngành trồng trọt vẫn tăng là điều hết sức có ý nghĩa. Nó phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông sản xủa các hộ nông dân đang diễn ra theo chiều hướng tích cực. Đưa chăn nuôi lên thành sản xuất chính cân đối với ngành trồng trọt phù hợp với điều kiện hiện nay và mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.
*Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội tại ngành trồng trọt.
Trong cơ cấu nội tại ngành trồng trọt (xem bảng 12) thì cây lương thực vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối về diện tích và giá trị và diện tích gieo trồng của cây lương thực có xu hướng ổn định; năm 1999 là 7680,83 ha chiếm 91,2% tổng diện tích gieo trồng, năm 2000 chiếm 90,7% tổng diện tích gieo trồng, năm 2001 là 7692,4 ha chiếm 91,8% tổng diện tích gieo trồng và năng suất cũng tăng; năm 1999 năng suất lúa là 44,98tạ/ha, năm 2000 là 50,75tạ/ha, năm 2001 là50,8tạ/ha.
Nguyên nhân tăng sản lượng thực trong thời gian qua:
Quá trình thâm canh tăng vụ.
áp dụng ngày càng nhiều loại giống lúa cho năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn ngày chống chịu sâu bệnh tốt. Do sản xuất lương thực phát triển ổn định và đảm bảo vấn đề lương thực trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện để chuyển dịch đa dạng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: diện tích trồng hoa – cây cảnh năm 1999 diện tích trồng chưa đáng kể thì năm 2000 có 5,54 ha, năm 2001 tăng lên là 10,09 ha đã cho thu nhập khá cao gấp nhiều lần lúa, diện tích các loại cây như khoai lang, khoai tây, đậu tương, ngô...đang bị thu hẹp.
*Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội tại ngành chăn nuôi.
Thời gian qua chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định và đạt kết quả cao. Theo số liệu (xem bảng 13) cho thấy trong cơ cấu chăn nuôi hiện nay, nhóm gia súc chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình chiếm 53,2% tổng giá trị sản xuất của sản phẩm chăn nuôi, gia cầm chiếm 15,8%, sản phẩm không qua giết mổ chiếm 11,6% và thuỷ sản chiếm 15,3%. Trong đó, nhóm sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) có tốc độ tăng cao nhất là 7%, tiếp theo là gia súc 6,2%, gia cầm là 3,6% và thuỷ sản 3,4%.
Chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh, nhờ đàn lợn tăng 5,4%, đàn bò tăng 2,9%, số lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 6,7%. Đồng thời, các địa phương và các hộ nông dân còn chú ý đến đổi mới đàn gia súc, nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi theo yêu cầu của thị trường. Chăn nuôi gia súc đặc sản cũng đang có xu hướng phát triển bước đầu cũng cho kết quả đáng kể.
2.2.2.7. Tỷ trọng hàng hoá của các hộ nông dân
Theo (bảng 14) thì thấy quy mô sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân trong huyện còn nhỏ và số lượng ít và có sự chênh lệch về tỷ trọng hàng hoá giữa trồng trọt và chăn nuôi của các vùng trong huyện.
Phân tích so sánh giữa các hộ nông dân của các vùng trong huyện ta có đối với thóc thì tỷ trọng hàng hoá bình quân của một hộ nông dân cao là ở Tam Sơn chiếm 39,6% (12,4 tạ) và Tương Giang chiếm 37% (9,8 tạ) trong tổng sản lượng thóc của hộ nông dân; bình quân tỷ trọng hàng hoá thấp của hộ nông dân ở Tân Hồng chiếm 20% (3,6 tạ) tổng sản lượng thóc của hộ nông dân. Đối với thịt lợn hơi tỷ trọn hàng hoá cao nhất bình quân mỗi hộ nông dân ở Đình Bảng chiếm 91% (227,1 kg) và thấp nhất là ở Hương Mạc chỉ chiếm 84% (93,24 kg). Đối với gia cầm tỷ trọng hàng hoá cao nhất bình quân mỗi hộ nông dân là ở Đình Bảng chiếm 81% (52,9 kg) và thấp nhất là ở Châu Khê chỉ có 79% (19,9 kg).
2.2.2.8. Thu nhập của các hộ nông dân.
Thu nhập là kết quả của sản xuât kinh doanh, vì vậy cơ cấu sản xuât sẽ quyết định đến quy mô và cơ cấu thu nhập. Theo số liệu thống kê của huyện thì năm 1999 cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn là:
Nông nghiệp chiếm 55%.
Công ngiệp - tiểu thủ công nghiệ chiếm 19,6%.
Thu nhập khác chiếm 25,4%.
Trong nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân thì trồng trọt chiếm 60,6% và chăn nuôi chiếm 36,6%, dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi chiếm 2,8%. Cơ cấu nguồn thu của các hộ nông dân từ trồng trọt thì 85,8%thu từ cây lương thực (riêng lúa chiếm 82%) tổng giá trị sản xuất trồng trọt.
Năm 2001 cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn là:
Nông nghiệp chiếm 47,64%.
Công ngiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 26,64%.
Thu nhập khác chiếm 25,72%.
Trong nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp của các hộ nôngdân thì trồng trọt chiếm 60% và chăn nuôi chiếm 37,2%, dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi chiếm 2,6%. Cơ cấu nguồn thu của các hộ nông dân từ trồng trọt thì 80% thu từ cây lương thực (riêng lúa chiếm 78%) tổng giá trị sản xuất trồng trọt, thu nhập từ trồng hoa- cây cảnh thêm đáng kể của các hộ nông dân và làm giảm tỷ trọng độc tôn của cây lúa.
So với cơ cấu thu nhập năm 1999 và cơ cấu thu nhập năm 2001 thì có sự chuyển biến; tỷ trọng thu nhập từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thu nhập khác tăng lên nhanh, tỷ trọng thu nhập nông nghiệp giảm nhưng về tuyệt đối vẫn tăng, thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và thu nhập chính của các hộ nông dân.
2.2.3. Đánh giá về kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với việc phát triển kinh tế hộ nông dân.
2.2.3.1. Những kết quả đạt được.
- Kinh tế hộ nông dân của huyện Từ Sơn không ngừng phát triển trên cơ sở bước đầu kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản xuất theo yêu cầu thị trường được thể hiện năng suất lúa không tăng lên năm 2000 so với năm 1999 tăng 12,82%, và năm 2001 so với năm 2000 tăng 0,09, lạc năng suất năm 2000 so với năm 1999 tăng 5,82%, và năm 2001 so với năm 2000 tăng 29, 61%, rau các loại năng suất tăng bình quân 20%, sản lượng của thịt lợn hơi và gia cầm tăng bình quân hàng năm lần lượt là 7,25% và 40%. Sự đạng hoá sản xuất của hộ nông dân được thể hiện ngoài cây lương thực và màu thì diện tích trồng hoa các loại đã đưa vào sản xuất cũng tăng lên năm 1999 thì diện tích trồng hoa chưa đáng kể thì năm 2000 là 5,4 ha và năm 2001 là 10,09 ha và chăn nuôi trước năm 1999 thì chăn nuôi của các hộ là 10,09 ha, chủ yếu là trâu, bò thường, lợn, cá, gà,...Thì năm 1999 các hộ đã đưa bò sữa vào sản xuất có huyện mới có 5 con và năm 2000 tăng lên 15 con và năm 2001 tăng lên đến 40 con. Nó phản ánh phát triển theo đúng yêu cầu thị trường.
- Trình độ kỹ thuật sản xuất và trình độ sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân ngày càng nâng cao. Đối với trồng trọt trong sản xuất lúa thì khâu chăm sóc mạ đã được nâng cao kỹ thuật sản xuất và khâu làm đòng của lúa, nâng cao kỹ thuật sản xuất trồng hoa đưa kỹ thuật vào để hoa nở vào đúng các nhịp nhu cầu thị trường lớn. Còn chăn nuôi thì áp dụng kỹ thuật để nâng cao năng suất như dùng cám tổng hợp và hoóc môn tăng trưởng; kỹ thuật chăn nuôi gia cầm cũng được tăng lên; kỹ thuật chăm sóc bò sữa......
- Các hộ nông dân ngày càng sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn các yếu tố và tiềm lực của hộ nông dân và điều kiện thuận lợi sản xuất của huyện để sản xuất kinh doanh.
- Thu nhập và đời sống của các hộ nông dân trong huyện ngày càng được nâng cao.
2.2.3.2. Những vấn đề đặt ra gần giải quyết.
- Về sử dụng đất canh tác của hộ nông dân với quy mô canh tác chỉ có 1613,2 m2 thì có 95% là cây hàng năm, trong việc sử dụng đất canh tác diện tích chủ yếu cho việc sản xuất lúa, chiếm trên 90% đất trồng cây hàng năm, và sự chuyển dịch cây trồng chậm chạp đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Quy mô canh tác nhỏ bé lại phân thành nhiều mạnh cần có sự tập trung ruộng đất để sản xuất, tình trạng tập trung ruộng đất của các hộ nông dân trong huyện chưa có một bước nào để tập trung ruộng đất, đòi hỏi cơ quan quản lý cần có biện pháp để tập trung ruộng đất; tình trạng không rời ruộng đất canh tác mặc dù thu nhập của các hộ nông dân có thu nhập từ nguồn khác khá cao và ổn định nhưng các hộ không từ bỏ đất canh tác mặc dù nhỏ bé và manh mún.
- Trình độ kỹ thuật sản xuất của các hộ nông dân còn rất thấp vẫn mang tính chất truyền thống vẫn chiếm trên 60% và tiếp cận thị trường còn chậm chạp và hạn chế.
- Tình trạng thiếu vốn sản xuất của các hộ nông dân để sản xuất hàng hoá đầu tư tăng năng suất cây trồng và vật nuôi; nâng cao chất lượng nông sản.
- Lao động của các hộ nông dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp có tay nghề, không qua đào tạo theo trường mà chủ yếu là tự đào tạo theo kiểu truyền thống "Cha truyền con nối ". Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường đòi hỏi phải có kiến thức về kỹ thuật chuyên môn, trình độ công nghệ để phục vụ sản xuất.
- Các hoạt động hỗ trợ kinh tế hộ nông dân trong huyện còn kém phát triển, đặc biệt công tác khuyến nông và dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Công nghiệp chế biến nông sản của huyện chưa có, chế biến và bảo quản chủ yếu là thủ công.
Những chính sách liên quan trực tiếp tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân trong huyện Từ Sơn. Chính sách đất đai, chính sách tín dụng, thủ tục vay vốn còn rườm rà và chậm chạp
Phần 3.
Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá ở huyện Từ Sơn-Bắc Ninh.
3.1- Quan điểm, phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá ở huyện Từ Sơn.
3.1.1. Quan điểm.
- Phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất canh tác, đồng thời phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển nông nghiệp bền vững ổn định và lâu dài.
- Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại đất canh tác, ruộng trũng, đất vườn, đất nhà ở, ao hồ... Đẩy mạnh sản xuất nông sản có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong huyện, thị xã Bắc Ninh, Hà Nội, các tỉnh khác và xuất khẩu. Đồng thời phấn đấu phát triển chăn nuôi ngang tầm với phát triển trồng trọt.
- Phát triển kinh tế hộ nông dân gắn phát triển kinh tế -xã hội của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp nông thôn, tạo ra việc làm cho lao động nông nghiệp, cải thiện đời sống cho các hộ nông dân góp phần làm ổn định kinh tế chính trị xã hội.
3.1.2. Phương hướng.
3.1.2.1. Phương hướng chung.
*Phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá theo nhu cầu của thị trường nên cần xác định các sản phẩm nông sản của các hộ nông dân là những nông sản gì? tiêu thụ ở đâu? ai là người tiêu dùng nông sản của các hộ nông dân để đem lại kết quả sản xuất tối ưu ,đồng thời phải tuân thủ phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
*Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, kết hợp với tổng kết kinh nghiệm sản xuất trong thực tế nhằm từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá sản xuất của các hộ nông dân.
Sản xuất của các hộ nông dân hiện nay tuy đã đạt được môt số thành tựu nhất định song chưa sử dụng hết tiềm năng của các hộ nông dân và điều kiện thuận lợi của huyện, trong sản xuất các hộ nông dân vẫn chủ yếu dùng các công cụ sản xuất thủ công như cuốc, xẻng, cấy bằng tay... và các kinh nghiệm truyền thống vì thế cần thúc đẩy áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhưng áp dụng công cụ phải phù hợp với trình độ của các hộ nông dân để đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hợp lý có hiệu quả của các công cụ .
*Phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá gắn với cải tạo môi trường, nâng cao giá trị sử dụng đất canh tác của huyện.
Hiện nay việc sản xuất nông sản ở nước ta nói chung và huyện Từ Sơn nói riêng sản phẩm nông sản chưa được sạch mà nhu cầu về nông sản sạch là rất lớn, vấn đề sản xuất nông sản sạch có chất lượng cao là rất cần thiết và nó còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời phải sử dụng triệt đất canh tác.
*Các hộ nông cần chuyển dịch cơ cấu sản xuất giữa trồng trọt và chăn nuôi cho cân đối cần sản xuất theo hướng cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay cơ cấu sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu là trồng trọt (trong trồng trọt thì trồng lúa là chủ yếu ), chăn nuôi còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong sản xuất nông sản của các hộ nông dân, hiện nay huyện đang khuyến khích chăn nuôi bò sữa và nạc hoá đàn lợn trong trồng trọt đang chuyển sang những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt và chuyển dần một phần diện tích đất canh tác sang trồng hoa, cây cảnh cho giá trị kinh tế cao.
*Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất trang trại.
Thực tế phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất trang trại là một mô hình tổ chức sản xuất hàng lớn trong nông nghiệp khi đã tập trung đủ lớn vốn, đất đai, kỹ thuật, trình độ để sản xuất, đây là mô hình tổ chức sản xuất mới ở nước ta đang phát triển tất yếu của các hộ nông dân sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu nông sản ngày càng lớn và chất lượng cao đó là đòi hỏi thích nghi của nền kinh tế thị trường.
*Huyện đang hướng các hộ nông dân sản xuất nông sản đi vào sản xuất thâm canh cao, phát triển theo chiều sâu phù hợp với quy mô và hình thức sản xuất nông sản ở các hộ nông dân.
Hiện nay diện tích đất canh tác có khả năng canh tác của huyện đã sử dụng hầu như hết. Vì vậy không thể mở rộng ra sản xuất nông sản trong khi đó nhu cầu của thị trường về hàng hoá nông sản ngày càng tăng về số lượng, chất lượng nông sản. Do vậy các hộ nông dân chỉ có cách duy nhất là đi sâu vào sản xuất thâm canh.
Để tiến hành sản xuất thâm canh cần phải có các bước chuẩn bị: diện tích đất canh tác, giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu của huyện và giai đoạn phát triển của cây trồng, vật nuôi để xắp xếp cho tốt, bên cạnh đó cần phải có cơ sở hạ từng cần thiết, và các thiết bị cần thiết đế tác động vào từng giai đoạn phát triển của cây tròng vật nuôi nhyưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và giá trị kinh tế cho nông sản. Đồng thời phải tận dụng triệt để các sản phẩm phụ của các cây trồng vật nuôi.
3.1.2.2. mục tiêu cụ thể.
Theo (bảng 15) thì mục tiêu sản xuất nông nghiệp của huyện là giảm diện tích gieo trồng cây lương thực xuống 7846ha năm 2002 xuống còn 7635 ha năm 2005 (diện tích gieo trồng lúa giảm xuống 7600 ha năm 2002 xuống còn 7510 ha năm 2005); diện tích trồng rau tăng lên 450 ha (2002) và 492 ha (2005) và diện tích trồng hoa lên 11 ha (2002) và lên 15 ha vào năm 2005.
Bảng 15. Kế hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện Từ Sơn.
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2005
I. Trồng trọt.
Ha
8352
8271
8195
1. Cây lương thực.
Ha
7846
7745
7635
Lúa
Ha
7600
7570
7510
Cây khác
Ha
246
175
125
2. Cây thực phẩm
Ha
45
49
53
3. Rau.
Ha
450
464
492
4. Hoa.
Ha
11
13
15
II. Chăn nuôi.
1. Đại gia súc.
Con
850
879
940
Bò sữa
Con
80
90
110
2. Thịt lợn hơi.
Tấn
5050
5597
6870
3. Thịt gia cầm.
Tấn
309
540
1730
Nguồn: Phòng kinh tế.
Đối với đại gia súc tăng lên 850 con (2002) và tiếp theo tăng lên 940 con (2005) đặc biệt đối với bò sữa dự tính vào khoảng 80 con (2002) và 110 con (2005). Sản lượng thịt lợn hơi dự tính năm 2002 vào khoảng 5050 tấn và 6870 tấn vào năm 2005 và sản lượng gia cầm 309,6 tấn (2002) và 1730 tấn (2005).
Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân trong huyện Từ Sơn.
* Tăng nhanh tổng giá trị sản phẩm và giá trị sản phẩm hàng hoá. Trong những năm tới dựa trên cơ sở đầu tư nguồn lực và tiền vốn, luận văn của em dự tính kinh tế hộ nông dân ở huyện Từ Sơn phải phấn đấu đạt giá trị tổng sản phẩm nông sản tăng bình quân là 8-9 %/ năm và giá trị sản phẩm hàng hoá tăng bình quân 9-10 %/ năm. Trong đó giá trị trồng trọt tăng 11-12%/ năm, giá trị sản phẩm chăn nuôi tăng 8-9%/ năm.
* Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, yêu cầu từng hộ nông dân phải lựa chọn cho mình những loại cây trồng và vật nuôi phù hợp với yêu cầu thị trường và các điều kiện sinh thái của huyện.
* Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập nhằm nâng cao mức sống của hộ nông dân trong huyện. Từ các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mình và của huyện có thể tạo thêm nhiều việc làm bằng cách đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và mở mang ngành nghề và dịch vụ, thực hiện thâm canh tăng vụ nhằm mở rộng diện tích gieo trồng và nâng cao năng suất.
3.2. Những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuât nông sản hàng hoá ở huyện Từ Sơn
3.2.1. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong nông thôn từng bước phù hợp với cơ chế thị trường.
Vấn đề then chốt của nông nghiệp cần phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay là cần có những giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết quan hệ ruộng đất trong nông thôn. Đây là vấn đề then chốt mà việc giải quyết nó sẽ kìm hãm hoặc thúc đẩy kinh tế hộ nông dân cũng như toàn bộ nền nông nghiệp phát triển do đất đai trong nông nghiệp không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố sản xuất thông thường mà là yếu tích cực của sản xuất ,mà là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
Khi nền kinh tế đang trong bước chuyển sang sản xuất hàng hoá thì các hộ nông dân không thể không tạo ra một phương thức kinh doanh thích ứng với nền sản xuát ấy: sản xuất cái gì? cho ai? sản xuất như thế nào? đó là câu hỏi chi phối toàn bộ các hoạt sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Nhưng tất cả các cái đó đều tuỳ thuộc vào mức độ độc lập tự chủ về kinh tế hộ nông dân.
3.2.1.1. Cần hoàn thiện công phân vùng qui hoạch sử dụng đất đai.
Đối với nước ta nói chung và đối với huyện Từ Sơn nói riêng thì việc phân vùng qui hoạch đất đai theo đúng luật đất đai là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có thời gian và các điều kiện vật chất kĩ thuật và các cấp, các nghành có liên quan.
Tiến hành phân vùng qui hoạch sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng sẽ đảm bảo khai thác được lợi thế sản xuất nông nghiệp của từng vùng, địa phương. Trên cơ sở phân vùng qui hoạch sẽ đảm bảo cho các vùng, địa phương có thể đầu tư đồng bộ để khai thác lợi thế kinh tế của vùng và địa phương cũng như đầu tư pháy triển cơ sở hạ tầng, giao thông, khu công nghiệp chế biến nông sảnvà các cơ sở vật chất phục vụ đời sống v.v...Làm tốt công tác phân vung vùng qui hoạch sẽ giúp các cấp các ngành quản lý và sử dụng đúng mục đích, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp.
Việc phân vùng và qui hoạch sử dụng ruộng đất phải dựa vào các điều kiện để qui hoạch như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, truyền thống của từng vùng, địa phương. Công tác phân vùng sử dụng đất một mặt khai thác ưu thế của vùng, địa phương; mặt khác khai thác tiềm năng và sử dụng tối đa các nguồn lực của vùng.
Hiện nay huyện đang quy hoạch xây dựng các vùng có khả năng sản xuất nông sản hàng hàng hoá như: vùng trồng cỏ để nuôi bò sữa, vùng trồng hoa, vùng sản xuất lương thực để đảm bảo lương thực của huyện, cải tạo ruộng trũng để nuôi tròng thuỷ sản v.v...
Tạo sự ổn định đất đai, không nên coi đất đai như một nguồn phúc lợi công cộng để ban phát cho mọi người như lâu nay để giải quyết vấn đề xã hội, chính trị hơn là vấn đề kinh tế nó tạo ra nhữmg đơn vị sản xuất có quy mô ngày càng nhỏ đi và có tính chất bình quân hoá.
3.2.1.2. Khuyến khích tập trung ruộng đất.
Để hình thành các hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá, các hộ nông dân phải tập trung ruộng đất đến quy mô nhất định. Trên thực tế, do đặc điểm huyện Từ Sơn là huyện thuộc đồng bằng nơi diện tích đất nông nghiệp bình quấn đầu người thấp, lại chia làm nhiều mảnh nhỏ nên rất khó khăn cho việc sản xuất nông sản hàng hóa của các hộ nông dân. Cần có giải pháp nào để giải quyết vấn đề tập trung ruộng đất không phải dùng một biện pháp mà dùng kết hợp nhiều biện pháp, có sự giúp đỡ của chính quyền.
Vì vậy để khuyến khích tập trung ruộng đất phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá cần phải xử lý các vấn đề sau :
- Hoàn thiện các văn bản pháp quy về đất đai, có chính sách về đất đai cho phát triển kinh tế hộ nông dân hợp lý.
- Tập trung ruộng đất qua đấu thầu, thuê khoán của HTX và chính quyền địa phương.
- Tập trung ruộng đất thông qua thuê của tư nhân, dự án.
- Tập trung ruộng đất qua dòng họ.
- Tập trung ruộng đất thông qua chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai thông qua đánh giá kinh tế đất nông nghiệp.
Để thực hiện những nhiệm vụ tập trung đất và giải quyết vấn đề manh mún nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của các hộ nông dân. Thì các nhà quản lý đất canh tác phải xếp hạng từng loại đất nông nghiệp của từng vùng, địa phương, từ đó đưa ra hệ số chuyển đất và giá chuyển nhượng đất. Để xếp hạng đất cần dựa vào 5 căn cứ: chất đất, ví trí của đất, địa hình, điều kiện thời tiết - khí hậu và điều kiện tưới tiêu nước. Mỗi căn cứ có thang điểm riêng do các nhà quản lý đất quy định chung cho cả vùng quản lý để đảm bảo khách quan.
3.2.1.3. Tiến hành kiểm kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo mọi diện tích đều có chủ sử dụng đích thực.
- Tiếp tục triển khai nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cần xác định thời hạn cho thuê đất một cánh linh hoạt và phù hợp hơn nữa. Chính sách quy định thuê đất quá ngăn sẽ dẫn người thuê đất sẽ canh tác theo kiểu bóc lột đất đai, cần có thời gian thuê đất đủ dài để đầu tư vào sản xuất.
- Điều chỉnh lại mức hạn điền cho phù hợp với yêu cầu tập trung ruộng đất chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
- Với đất công quỹ 5% cần có quy định cụ thể cách thức để lại và sử dụng chúng (có thể không cần có đối với nơi không còn đất dự trữ hoặc nhất trí không cần). Những khu đất mặt nước không thể chia cho các hộ được cần có quy định về chế độ sử dụng và quả lý của cộng đồng để ngăn cản sự lấn chiếm và tranh chấp.
- Khi đã giao đất cho hộ nông dân vấn đề sử dụng có hiệu quả là yêu cầu tối cao nhưng tránh trường hợp vì lợi ích của từng đơn vị mà việc sử dụng đất vượt ra ngoài lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp.
*Khẳng định 5 quyền về đất đai: quyền sử dụng, thừa kế, chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp và cho thuê là sự cần thiết nhưng thừa kế, chuyển nhượng phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và tự nguyện có sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó để đất đai là hàng hóa đặc biệt.
3.2.2. Giải pháp về vốn.
Hầu hết các hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá đều cần nhu cầu về vốn, hiện nay sản xuất của các hộ nông dân vốn chủ yếu là tự có chỉ đáp ứng 50% -60% số vốn cần thiết. Để khai thác tiềm năng. Tuy nhiên để phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông hàng hoá cần ngoài vốn tự có còn huy động từ nhiều nguồn khác như vay (anh, chị, em), vay tín dụng, vay tư thương v.v...Vì thế cần có các giải pháp để huy động vốn cho các hộ nông dân sản xuất.
*Vay các người thân với hộ với lãi suất thấp và không tính lãi.
*Đối với nguồn vốn tín dụng: Đây là nguồn vốn khá quan trọng nó đáp ứng từ 40-60% nhu cầu về vốn . Do vậy để tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn này nhanh chóng và dễ dàng thì huyện cần phaỉ tổ chức lại hệ thống quý tín dụng nhân và ngân hàng thuộc quản lý của huyện.
- Đa dạng hóa các nguồn cho vay từ ngân hàng nông nghiệp đến các tổ chức tín dụng như hội phụ nữ ,đoàn thanh niên,hội xoá đói giảm nghèo ,hợp tác xã tín dụng thậm trí cho vay trực tiếp đến hộ nông dân.
- Đơn giản hoá các thủ tục cho vay ,nghiên cứu lại các hình thức thế chấp cho vay ,thời gian vay ,khoản tiền vay như thừa nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp, thực hiện chính sách tín dụng của nhà nước đối với hộ nông dân vay 10 triệu không cần thế chấp chỉ cần đưa ra dự án sản xuất khả thi có chứng nhận của chính quuyền, thời gian vay phải đủ một chu kỳ sản xuất.
- Điều chỉnh mức lãi xuất phù hợp ưu tiện hơp lý nhưng tránh tình trạng cho không, làm việc sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả.
- Mức vốn vay cần linh hoạt với yêu cầu của người vay.
*Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Nguồn vốn này cần cần thông qua các chương trình dự án xây dựng cơ sở hạ từng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, thông qua các chương trình khuyến nông để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện các chương trình cải tạo giống như trương trình sinh hoá đàn bò, nạc hóa đàn lợn, sản xuất lúa lai, hỗ trợ vốn cho các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện.
3.2.3. Giải pháp về về nguồn nhân lực .
Muốn chuyển nhanh nền nông nghiệp của huyện ta sang sản xuất hàng hoá và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, vấn đề có tính chất quyết định và cũng là đòi hỏi bức bách của chúng ta giờ đây là phải nâng cao nhanh trình độ của người lao động nông nghiệp do lao động của các hộ nông dân chủ yếu là lao động phổ thông và có tính chất "cha truyền con nối" và bình quân đất nông nghiệp/1lao động nông nghiệp thấp cần có giải pháp giải quyết vấn đề lao động .
* Huyện Từ Sơn là huyện có nhiều làng nghề truyền thống nên khuyến khích các nghề truyền thống phát triển để thu hút lao động trong nông nghiệp sang làm nghề truyền thống để giảm bớt gánh nặng lao động trong nông nghiệp .
* Liên hệ với các tỉnh khác để chuyển lao động nông nghiệp đi làm kinh tế mới để giải phóng lao động nông nghiệp của huyện.
* Đào tạo nghề cho các ngành phi nông nghiệp để chuyển lao động nông sang.
* Bồi dưỡng kiến thức sản xuất-kinh doanh nông nghiệp cho lao động nông nghiệp thông qua:
- Mở các lớp học cơ bản về kiến thức kinh tế thị trường và kỹ thuật - công nghệ sản xuất, chế biến nông sản.
- Bồi dưỡng kiến thức thông qua các hoạt động tham quan, khảo sát các hộ làm kinh tế giỏi để học kinh nghiệm.
- Bồi dưỡng kiến thức thông qua: sách, báo, tivi, đài phát thanh .v.v...
3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ.
Khoa học công ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất qua trọng trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong các hộ nông dân, tiến bộ khoa học công nghệ có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân. Vì vậy cần áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi cần có các giải pháp:
- Nhà nước cần đầu tư vào cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông sản.
- Khuyến khích các hình thức liên kết, hợp tác trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đồng thời có chiến lược chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các hộ nông dân một cách hợp lý.
- Định hướng cho các hộ nông dân bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái của vùng, địa phương nhưng vẫn đảm bảo quy hoạch kinh tế của huyện
- Cần xây dựng các vườn ươm cây giống, trung tâm cung cấp con giống để đảm bảo cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt. Tổ chức các dịch vụ kỹ thuật như bảo vệ thực, thú y, thuỷ lợi.v.v...
- Bên cạnh đó cần xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống khuyến nông cơ sở ở các xã. Đây là một vấn đề không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá.
3.2.5. Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ từng nông thôn có ý nghĩa quan trọng và là tiền đề cho việc sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lục của huyện. Trước hết là, xây dựng các cụm kinh tế văn hoá và đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình như đường giao thông, công trình thuỷ lợi, điện sinh hoạt và sản xuất, nước sạch, chợ, trường, trạm xá,v.v...Các cụm kinh tế văn hoá này là khởi điểm thực hiện đô thị hoá khu vực nông thôn trên cơ sở sản xuất phát triển mà đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Bên cạnh đó, cần hỗ trợ nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường giao thông tiến hành điện khí hoá nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhà nước có tính chất khởi đầu trên cơ sở đó tập trung huy động nguồn nội lực, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cùng tham gia xây dựng cơ sở hạ từng nông thôn.
3.2.6. Giải pháp về chế biến và bảo quản nông sản.
Sản phẩm nông sản là những sản phẩm tươi sống nên vấn đề chế biến và bảo quản là rất cần thiết để nâng cao giá trị nông sản phẩm. Hiện nay ở huyện Từ Sơn cũng như nhiều nơi khác đại bộ phận nông sản chưa thông qua chế biến hoặc chỉ thông qua sơ chế ban đầu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Kỹ thuật bảo quản nông sản còn rất thô sơ, nhiều nông sản bị giảm chất lượng đáng kể sau khi thu hoạch, làm giảm đáng kể kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân.
Trong những năm tới với sự phát triển sản xuất của các hộ nông dân và nâng cao nhu cầu của người tiêu dùng thì yêu cầu chế biến và bảo quản nông sản càng trở nên cấp thiết. Do vậy trong những năm tới huyện Từ Sơn cần chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và sơ chế nông sản ở những công đoạnvà mức độ phù hợp với mỗi loại nông sản cụ thể, tập trung cá thể sơ chế và chế biến quy mô nhỏ thành quy mô lớn. Mặt khác cần chú trọng vấn đề bảo quản nông sản một cách tốt nhất để hạn chế tối đa hao hụt và hư hỏng không đáng có.
3.2.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản.
Như ta thấy để các hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá thì nông sản phẩm của các hộ nông dân phải được bán trên thị trường. Thị trường là nơi để thúc đẩy, tạo cơ hội cho các hộ nông dân sản xuất nông sản hàngb hóa phát triển. Từ đó khi nào thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và phát triển thì sản xuất nông sản phẩm cũng ổn định và phát triển.
Trong quá trình đổi mới nhà nước ta đã tháo gỡ những trướng ngại do lịch sử để lại tạo điều kiện cho thị trường nông sản phát triển bên cạnh đó cần có các giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy thị trường tiêu thụ nông sản phát triển như:
- Nâng cao chất lượng nông sản để đứng vưỡng để đánh bại các nông sản nhập từ địa phương khác và nhập từ nước ngoài (chủ yếu là nông sản Trung Quốc) trên thị trường huyện.
- Huyện cần xây dựng các chợ để tiêu thụ nông sản tại chỗ, tham gia các cuộc triển lãm nông sản do trong nước, quốc tế tổ chức để mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài.
- Xây dựng hệ thống thị trường các kênh thu mua phong phú đa dạng.
Hiện nay các hộ nông dân tiêu thụ nông sản chủ yếu do các tư thương nên bị ép giá thấp nên cần khuyến khích các doanh nghiệp thương mại của mại thành phần kinh tế tham gia vào tiêu thụ nông sản.
- Nhà nước cần có các chính sách để làm hành lang pháp lý cho các hộ nông dân và các doanh nhân tham gia vào tiêu thụ nông sản.Chính sách trợ giá nông sản để cạnh tranh và cần có kho đệm để điều tiết hàng hóa nông sản.
Kết luận và kiến nghị
Sự ra đời và phát triển của hộ nông dân sản xuất theo hướng hàng hoá hiện nay là động lực mới thúc đẩy nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Hầu hết các hộ nông dân đều có ưu thế nổi bật là huy động được cac nguông lực như: nguồn vốn trong nhân dân ,cả trí tuệ .v.v...từ đó có thể khai thác được nhiều tiềm năng về đất đai và mặt nước ...Tạo được việc làm cho người lao động ở nông thôn, sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa xoá bỏ sản xuất mang tính tự cung tự cấp của các hộ nông dân. Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các hộ nông dân.
Trong những năm qua đa số các hộ nông dân đã đưa một số giống cây trồng, vạt nuôi mới bước đầu cho năng suất, giá trị kinh tế vượt trội, tạo ra nhiều nông sản và có chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Góp phần xoá đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.
Trong xu thế phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuẩt hàng hoá ở huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh là xu hướng đúng đắn, dù mới có điều kiện phát triển nhưng đã thúc đẩy về số lượng, quy mô, phương thức sản xuất không ngừng tăng của các hộ nông dân theo thời gian. Điều đó chứng tỏ kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá đã huy động và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.
Phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn là hướng đi đúng đắn, nó cho phép mở ra con đường phát triển mới của nông thôn Từ Sơn, nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước hình thành các khu kinh tế mới, tập trung góp phần từng bước xây dựng nông thôn mới theo con đường CNH-HĐH của cả nước.
Trong thời gian tới để cho kinh tế hộ nông dân sản xuẩt nông sản hàng hoá tiếp tục phát triển em xin có một số kiến nghị sau:
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về đất đai, trong đó lưu ý đẩy nhanh tiến độ giao đất lâu dài cho các hộ nông dân.
- Đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng về đất cho các hộ nông dân để cho họ yên tâm đầu vào sản xuất.
`- Do chu kỳ sản xuất kinh doanh các loại nông sản phẩm dài ngày. Do vậy, thời hạn vay vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi. Nhà nước cần tăng thêm vốn đầu tư trung hạnvà dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân.
- Có chính sách ưu đãi như: chính sách cho thuê, giao thầu đất đai, chính sách thuế ...để khuyến khích các hộ nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.
- Tiếp tục quy hoạch tổng thể những vùng sản xuất chuyên môn hoá tập trung quy mô lớn từ đó có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, ngư nghiệp, các hộ nông dân là các vệ tinh cung cấp nguyên nhiệnvật liệu cho các nhà máy chế biến.
-Tiếp tục hoàn thành cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động nông nghiệp.
- Hỗ trợ cung ứng các máy móc thiết bị cho sản xuất-kinh doanh ở hộ nông dân dưới hình thức trợ giá, trả góp ...
- Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác hình thành và phát triền để làm tốt các dịch vụ cung ứng đầu vào và đầu ra.
Sau hơn 3 thực tập ở phòng kinh tế ở huyện Từ Sơn -tỉnh Bắc Ninh. Em thực sự lớn lên rất nhiều về kiến thức cũng như trình độ lý luận và tầm nhìn và đánh giá nói chung của một nhà quản lý vĩ mô.
Để kết thúc luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Văn Khôi, các thầy cô trong khoa và các bác, cô, chú, anh, chị trong phòng kinh tế huyện Từ Sơn -Bắc Ninh. Đã giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
tài liệu tham khảo.
1.Nguyễn Đức Thịnh-Hộ “hàng hoá”-xu hướng phát triển của kinh tế hộ-nckt-số 6/1993.
2.Nguyễn Văn Huân-kinh tế nông hộ:khái niệm –vị trí –vai trò và chức năng- nckt-số 2/1993.
3.PGS-TS Hoàng Việt - Phát triển kinh tế hộ với công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn-KTVPT-số12/96.
4.Nguyễn Điền - kinh tế hộ nông dân thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá- NCKT-Số3/98.
5.Nguyễn Điền, Trần Hữu Quang-kinh tế hộ nông dân đang thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp phát triển- KT và PT-số12/96.
GS-ts Nguyễn Thế Nhã-phát triển của kinh tế hộ nong dân:xu hướng tiến bộ và thách thức- KT và PT-số12/98.
Kinh tế nông nghiệp - Giáo trình đại học kinh tế quốc dân-nhà xuất bản nông nghiệp -Hà Nội 1996.
Khuynh hướng, phân hoá hộ nông dân trong phát triển sản xuất hàng hoá -Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương -nhà xuất bản chinh trị quốc gia -Hà Nội-1995.
Nguyễn Đạt - Đầu tư hỗ trợ của nhà nước cho nông nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình - Nhà xuất bản khoa học xã hội-Hà Nội-1995
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29897.doc