Luận văn Nước thốt lốt lên men

MỤC LỤC .iii DANH SÁCH BẢNG v DANH SÁCH HÌNH vi Chương 1 GIỚI THIỆU . 1 1.1. Đặt vấn đề . 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu . 3 2.1.1. Nước thốt lốt 3 2.1.2. Nấm men 4 2.1.3. NaHSO3 8 2.1.4. Acid citric, Na2CO3 8 2.1.5. Đường thốt lốt . 8 2.2. Khái quát về quá trình lên men rượu . 9 2.3. Cơ chế của quá trình lên men . 9 2.4. Động học của quá trình lên men 10 2.5. Sản phẩm phụ và sản phẩm trung gian của quá trình lên men rượu 11 2.5.1. Sự tạo thành acid 11 2.5.2. Sự tạo thành alcol cao phân tử 11 2.5.3. Sự tạo thành ester . 11 2.6. Các vi khuẩn có hại cho nấm men . 12 2.6.1. Vi khuẩn lactic 12 2.6.2. Vi khuẩn acetic . 12 2.6.3. Vi khuẩn butylic và các vi sinh vật khác 13 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men 13 2.7.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ . 13 2.7.2. Ảnh hưởng của acid (pH) . 13 2.7.3. Ảnh hưởng của nồng độ rượu . 14 2.7.4. Ảnh hưởng của số lượng tế bào nấm men 14 2.7.5. Ảnh hưởng của việc thông khí và đảo trộn 14 2.8. Qui trình lên men rượu ngọt và rượu cọ tham khảo . 15 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang số 1 Thành phần hóa học của nước thốt lốt 3 2 Thành phần hóa học của đường thốt lốt .9 3 Bảng đánh giá cảm quan sản phẩm nước thốt lốt lên men 22 4 Thành phần nguyên liệu nước thốt lốt 23 5 Ảnh hưởng của độ Brix ban đầu đến hàm lượng cồn sinh ra 23 6 Sự biến đổi độ Brix theo thời gian lên men ở các nghiệm thức độ Brix ban đầu khác nhau . 25 7 Ảnh hưởng của các tỉ lệ nấm men bổ sung vào đến hàm lượng cồn sinh ra theo thời gian .26 8 Sự biến đổi độ Brix ở các tỉ lệ nấm men khác nhau theo thời gian .27 9 Ảnh hưởng của pH ban đầu đến hàm lượng cồn sinh ra theo thời gian . 28 10 Sự thay đổi độ Brix ở các pH ban đầu khác nhau theo thời gian lên 11 men .29 12 Điểm cảm quan sản phẩm nước thốt lốt lên men của các thành viên 30 Kết quả phân tích nước thốt lốt lên men thành phẩm so với tiêu chuẩn rượu uống của TCVN 5013 - 89 .31

pdf58 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nước thốt lốt lên men, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong dịch lên men, quan sát bằng cách theo dõi sự thay đổi hàm lượng rượu và CO2 tạo thành cũng như sự thay đổi trị số của nồng độ dịch lên men. Quá trình lên men chia làm 3 thời kỳ chính: + Thời kỳ đầu: Khoảng 60 giờ kể từ khi cho nấm men tiếp xúc với dịch lên men. Sự lên men xảy ra rất chậm, đường lên men không đáng kể. + Thời kỳ 2: Đây là thời kỳ lên men chính. Chiếm khoảng 60 – 120 giờ sau thời kỳ đầu. Sự phát triển của nấm men và sự lên men sau mỗi giờ tăng nhanh đáng kể và đạt đến trị số cực đại. + Thời kỳ cuối: Đây là giai đoạn lên men phụ xảy ra rất chậm đồng thời là thời kỳ ổn định tạo mùi cho sản phẩm. Tùy theo phương pháp lên men, loại sản phẩm mà thời gian lên men phụ kéo dài khác nhau không quan sát được. Thời kỳ lên men chính là thời kỳ biến đổi sâu sắc các thành phần trong dịch lên men. Chúng ảnh hưởng đến kết quả của quá trình lên men. Trong giai đoạn này, trong điều kiện bình thường, sau mỗi giờ nồng độ đường trong dịch lên men giảm đi khoảng 1 độ (Brix) tùy loại sản phẩm, dây chuyền sản xuất. 10 2.5. Sản phẩm phụ và sản phẩm trung gian của quá trình lên men rượu 2.5.1. Sự tạo thành acid Trong quá trình lên men rượu luôn tạo các acid hữu cơ bao gồm: Acetic, lactic, citric, pyrovic và succinic nhưng nhiều hơn cả là acetic và lactic. * Acid acetic có thể được tạo thành từ phản ứng oxy hóa khử giữa hai aldehyt acetic - một phân tử bị oxy hóa, phân tử thứ hai sẽ bị khử: CH3CHO + CH3CHO + H2O = CH3COOH + C2H5OH * Acid lactic được tạo bởi pyrovat dehydronase theo phản ứng: CH3CO COOH + NADH2 = CH3CHOHCOOH + NAD * Acid citric theo Lapphon được tạo từ aldehyt acetic phản ứng này được biểu diễn tổng quát như sau: 9CH3OH + 4H2O = (CH2COOH)2 (OH)2COOH + 6C2H5OH. * Acid succinic được tạo thành có thể theo hai con đường: dehydro và trùng hợp hai phân tử acid acetic với một aldehyt acetic: 2CH3-COOH + CH3CHO COOHCH2COOH + C2H5OH. 2.5.2. Sự tạo thành alcol cao phân tử Một trong những sản phẩm phụ quan trọng được tạo thành trong quá trình lên men rượu là các rượu có số nguyên tử carbon lớn hơn hai (gọi chung là alcol cao phân tử). Các alcol này tuy ít nhưng lẫn vào cồn etylic sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm. Đó là các alcol propylic, izoamylic, amylic… hàm lượng của chúng chỉ vào khoảng 0,4 - 0,5% so với cồn etylic nhưng gây cho sản phẩm mùi hôi khó chịu. Các alcol này có tên chung là dầu fusel và chỉ có mùi hôi khó chịu nên gọi là dầu khét. 2.5.3. Sự tạo thành ester Song song với việc tạo ra acid và alcol, dưới tác dụng của enzym esterase của nấm men, các acid và alcol sẽ tác dụng lẫn nhau để tạo ra những este tương ứng. Có thể viết dưới dạng tổng quát sau: R1CH2OH + R2COOH R2COO-CH2R1 + H2O Ví dụ: khi alcol etylic kết hợp với acid acetic là sẽ nhận được este etylic hay acetat etyl: C2H5OH + CH3COOH CH2COOC2H5 + H2O Sự tạo thành este sẽ dễ dàng hơn khi các cấu tử tham gia phản ứng là các aldehyt: 11 R1CHO + R2CHO R1COOCH2R2 Khi đó tất cả biến đổi của aldehyt sẽ được thực hiện mà không cần tiêu tốn năng lượng. Các aldehyt cũng có thể ngưng tụ với nhau để tạo ra chất mới, vừa chứa nhóm - CHO vừa chứa nhóm - OH. CH3CHO + CH3CHO = CH3CHOHCH2CHO Khi tác dụng với alcol etylic, aldhyt acetic sẽ biến thành dietylacetat: CH3CHO + 2C2H5OH CH3CH (OC2H5)2 + H2O Dựa vào các kết quả thu được trong phòng thí nghiệm cũng như trên thực tế sản xuất, người ta nhận thấy rằng, lượng sản phẩm phụ và sản phẩm trung gian tạo thành trong các quá trình lên men, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chúng thay đổi theo nhiệt độ, pH, mức độ sục khí cũng như chủng giống nấm men và cả nguồn nguyên liệu. (Nguyễn Đình Thưởng, 2000) 2.6. Các vi khuẩn có hại cho nấm men Dịch lên men không chỉ là một môi trường dinh dưỡng tốt cho nấm men mà còn cho các vi sinh vật khác. Trong nước, trong không khí cũng như các nguồn nguyên liệu tham gia vào thành phần môi trường luôn chứa một lượng vi sinh vật có hại cho lên men rượu. Các vi sinh vật nếu lẫn vào dung dịch đường, chúng sẽ biến đường thành các sản phẩm khác và do đó làm giảm hiệu suất lên men rượu. Trong điều kiện lên men rượu, thường gặp nhất các loại vi sinh vật sau đây: 2.6.1. Vi khuẩn lactic Đây là loại vi khuẩn yếm khí, chúng gồm có 2 loại: Lactic điển hình và lactic không điển hình. Lactic điển hình sẽ biến đường thành sản phẩm duy nhất là acid lactic C6H12O6 2CH3CHOHCOOH + 18 kcal Vi khuẩn lactic không điển hình sẽ sử dụng đường và tạo ra acid lactic, ngoài ra còn tạo ra một lượng đáng kể các chất khác như: Alcol, acid acetic, cacbonic, diacetyl và aceton. Các sản phẩm được tạo ra phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ pH, mức độ yếm khí… Vì vậy các sản phẩm tạo thành không ổn định. Lactic điển hình có nhiệt độ tối ưu trong khoảng 49 - 51oC, còn lactic không điển hình có nhiệt độ tối ưu trong khoảng 37 - 38oC. 2.6.2. Vi khuẩn acetic Vi khuẩn axetic là loại vi khuẩn háo khí cũng không tạo thành bào tử, có nhiệt độ tối ưu trong khoảng 20 -35oC, tối đa 42oC chúng phát triển tốt trong môi trường có alcol thấp, oxy hóa alcol thành acid acetic 12 C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O + 116 kcal. Trong môi trường không có alcol, vi khuẩn acetic sẽ oxy hóa đường thành acid gluconic. Các vi khuẩn acetic không chỉ oxy hóa alcol acetylic mà còn oxy hóa các alcol khác. Ví dụ như dưới tác dụng của oxy hóa của vi khuẩn acetic, alcol butylic sẽ biến thành acid butyric: CH3CH2-CH2OH CH3CH2-CH2COOH và alcol propylic sẽ biến thành acid propylic: CH3CH2CH2OH CH3CH2COOH Vi khuẩn lactic thường phát triển trên bề mặt dịch lên men để lâu ngày, trong điều kiện lên men rượu chúng ít có khả năng phát triển vì vi khuẩn này rất hiếu khí. 2.6.3. Vi khuẩn butylic và các vi sinh vật khác Nếu lấy dịch quả chưa lên men đem cấy trên hộp đĩa petri trong môi trường thích hợp sẽ phát triển nhiều vi khuẩn có khả năng tạo bào tử. Chúng gồm vi khuẩn butylic, aceton butylic, subtilis… nhưng điều kiện lên men rượu, tất cả các vi khuẩn này không phát triển vì pH tối thích của chúng đều nằm trong môi trường trung tính hoặc kiềm yếu. Vì vậy, nhiễm khuẩn chủ yếu trong lên men rượu chủ yếu là vi khuẩn lactic. ( Nguyễn Đình Thưởng, 2000) 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men 2.7.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động sống của nấm men, cụ thể là nấm men Saccharomyces Cerevisiae trong quá trình lên men rượu. Nấm men phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 30 – 33oC, nhiệt độ tối đa 38oC, tối thiểu là 5oC. Nấm men được nuôi cấy ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu, thường ở 17 – 22oC có hoạt lực lên men rất lớn. Đối với quá trình lên men thì nấm men sẽ chịu được nhiệt độ khá rộng từ 1 – 45oC, nếu nhiệt độ quá 50oC thì nấm men sẽ chết. 2.7.2. Ảnh hưởng của acid (pH) Nấm men có thể phát triển trong môi trường pH từ 2 - 8 nhưng thích hợp nhất là 4 - 4,5. Vi khuẩn bắt đầu phát triển ở pH = 4,2 và cao hơn, khi thấp hơn mức này chỉ có nấm men có thể phát triển được. Vì vậy trong quá trình lên men rượu nên thực hiện pH 3,8 - 4,0. Tuy nhiên có những loài vi khuẩn do quen dần (thuần hóa) với độ pH thấp nên ngoài việc ứng dụng điều chỉnh pH thích hợp còn phải kết hợp sử dụng các chất sát trùng. Khi pH = 8 thì nấm men phát triển rất 13 kém, ngược lại vi khuẩn phát triển rất mạnh. Ở pH = 3,8 nấm men phát triển mạnh thì hầu như vi khuẩn chưa phát triển. Để tạo pH thích hợp trong môi trường nuôi cấy nấm men (kể cả lên men) người ta có thể bổ sung vào môi trường lên men bất cứ một loại acid nào, miễn là anion của acid không gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến trung tâm hoạt động của nấm men. 2.7.3. Ảnh hưởng của nồng độ rượu Quá trình nuôi cấy nấm men chủ yếu là tạo môi trường thích hợp cho nấm men phát triển sinh khối, đạt số lượng theo yêu cầu. Song nấm men cũng thực hiện một quá trình lên men rượu đáng kể (còn phụ thuộc vào không khí). Thường trong dịch nấm men có khoảng 4 - 6% rượu. Nồng độ rượu sinh ra có ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng phát triển của nấm men. Điều này còn phụ thuộc vào thời gian, môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào nấm men và nguyên liệu chuẩn bị môi trường nuôi cấy. Cùng một môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào nấm men cho vào bằng nhau, điều kiện nuôi cấy giống nhau thì nồng độ rượu ban đầu 1% có ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng phát triển của nấm men, từ 4 - 6% có ảnh hưởng xấu. 2.7.4. Ảnh hưởng của số lượng tế bào nấm men Số lượng tế bào nấm men cho vào dịch lên men ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lên men. Nếu số lượng tế bào nấm men cho vào thích hợp thì quá trình lên men diễn ra tốt và hiệu suất thu hồi cao, chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn. Nếu lượng tế bào nấm men cho vào quá ít thì tốc độ lên men chậm, sinh khối tế bào nấm men quá nhiều thì môi trường dịch lên men không đủ cho nấm men phát triển, tế bào nấm men sẽ chết dần, sản phẩm sinh ra mùi lạ, vị lạ đồng thời phí đi một lượng đáng kể men không có ích. 2.7.5.Ảnh hưởng của việc thông khí và đảo trộn Oxy là thành phần không thể thiếu được ở giai đoạn phát triển sinh khối. Tuy nhiên nó lại là nguyên nhân gây hư hỏng cho rượu trong các giai đoạn chế biến còn lại. Mặc dù quá trình lên men rượu là một quá trình lên men yếm khí, nhưng khi lên men nhất thiết trong giai đoạn đầu phải cho dịch lên men tiếp xúc với oxy không khí để cho nấm men sinh trưởng và phát triển (tăng số lượng). Tuy nhiên oxy chỉ có ít trong giai đoạn đầu, khi số lượng tế bào nấm men tăng đến mức độ thích hợp thì phải ngăn cản dịch lên men tiếp xúc với oxy không khí để nấm men có thể chuyển hóa đường có trong môi trường thành sản phẩm rượu. 14 2.8.Qui trình lên men rượu ngọt và rượu cọ tham khảo Dịch hoa Thu hoạch Lên men Lọc Chiết chai Dịch hoa ( tiếng Anh gọi là sap) được thu hoạch bằng cách cắt cách đầu hoa từ 10 – 15 cm để cho dịch chảy xuống, và dùng bình nhựa để hứng dịch, dịch hoa được thu hoạch mỗi ngày. Ở qui trình này vi sinh vật lên men chủ yếu là: Saccharomyces cerevisiae, Schizosaccharomyces pombe, Lactobacillus plantarum và Lactobacillus mesenteroides, sản phẩm tạo thành có pH = 4 và độ cồn từ 4,5 – 5,2. Tuy nhiên các sản phẩm này thường được bán ngay sau khi sản xuất vì thời gian sử dụng rất ngắn. Ngoài ra quy trình này còn được áp dụng để sản xuất một số sản phẩm như: Pulque, ulanzi ( bamboo wine), basi ( sugar cane wine), muratina. ( Internet, 2005) 15 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm, Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học An Giang. 3.1.2.Thời gian thực hiện Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng, từ tháng 02 năm 2005 đến tháng 5 năm 2005. 3.1.3.Thiết bị và dụng cụ Các thiết bị thí nghiệm bao gồm: - Chiết quang kế ( Hiệu ATAGO, 0-32 oBrix, Made in Japan) - Máy đo pH với độ chính xác 0,01 - Cân điện tử với độ chính xác 0,0001g - Các bình lên men - Dụng cụ chưng cất cồn - Cồn kế - Các dụng cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm. 3.1.4.Hoá chất sử dụng - Hoá chất phân tích đường + HCl đđ, 1N + NaOH 30%, 1N, 0,1N + Phenoltalein + Dung dịch chì acetat 30% + Na2SO4 bão hoà + Dung dịch Feling A: CuSO4 tinh thể (69,28g) + nước cất ( vừa đủ 1 lit) + Dung dịch Feling B: Kalinatritactrat (34,6g) + NaOH (100g) + Nước cất ( vừa đủ 1 lit) 16 + Dung dịch sắt (II) sunfat: Fe2(SO4)3 (50g) + H2SO4đđ (200g) + nước cất ( vừa đủ 1 lit) - Hoá chất xác định hàm lượng aldehyt + Dung dịch A: K2HPO4 (3,35 g) + KH2PO4 (15g) + nước cất (vừa đủ 1 lit) + Dung dịch B: Na2SO3 (18g) + H2SO4 1N (150 ml ) + nước cất (vừa đủ 1 lit) + Dung dịch C: Acid Boric (17,5g) + NaOH 1N (800 ml) + nước cất (vừa đủ 2 lit) + Dung dịch Iot 0,1N, 0,01N + Hồ tinh bột 1% - Nguyên liệu : Nước thốt lốt, đường thốt lốt, nấm men. 3.2.Phương pháp thí nghiệm 3.2.1. Phân tích thành phần nguyên liệu 3.2.1.1. Mục đích Phân tích thành phần nguyên liệu là cơ sở để xây dựng phương pháp thực hiện các thí nghiệm tiếp theo sau. 3.2.1.2. Phương pháp thực hiện Nước thốt lốt được mua vào buổi sáng ở Tri Tôn, ngay tại nơi thu hoạch và vận chuyển đến phòng thí nghiệm, sau đó đem đi lọc rồi tiến hành phân tích. Thí nghiệm được tiến hành 2 lần lặp lại và kết quả được tính theo giá trị trung bình. 3.2.1.3. Các chỉ tiêu phân tích - Hàm lượng đường tổng số - Hàm lượng acid toàn phần - pH - Độ Brix 17 Các chỉ tiêu được phân tích theo các phương pháp ở phần phụ chương. 3.2.2.Khảo sát sự ảnh hưởng của pH, độ Brix và tỉ lệ nấm men bổ sung đến quá trình lên men. 3.2.2.1. Mục đích Thí nghiệm được tiến hành ở các giá trị pH, độ Brix khác nhau, qua đó chọn ra thông số tối ưu cho nấm men phát triển cũng như hàm lượng cồn sinh ra là cao nhất. 3.2.2.2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên theo thể thức thừa số 3 nhân tố, 2 lần lặp lại . Nhân tố A: Sự thay đổi pH ở 3 mức độ: A1: pH = 4,5 A2: pH = 5,5 A3: pH = 6,5 Nhân tố B: Sự thay đổi độ Brix ở 3 mức độ: B1: Brix = 18 % B2: Brix = 20 % B3: Brix = 22 % Nhân tố C: Hàm lượng nấm men bổ sung vào ở 3 tỉ lệ: C1: Nấm men = 0% C2: Nấm men = 0,1% C3: Nấm men = 0,2% 18 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nước thốt lốt Thanh trùng ( NaHSO3 140 mg /l) Lọc Phối chế A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 C3 Lên men Làm trong Điều vị 19 Chiết chai Thanh trùng Lão hóa Sản phẩm Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của pH, độ Brix và tỉ lệ nấm men bổ sung đến quá trình lên men 3.2.2.3. Phương pháp thực hiện Nước thốt lốt được mua vào buổi sáng ở Tri Tôn tại nơi thu hoạch, sau đó được thanh trùng bằng hoá chất NaHSO3 với hàm lượng 140 mg/l và vận chuyển đến nơi nghiên cứu, sau đó nước thốt lốt được lọc sạch các tạp chất có trong nước thốt lốt bằng vải lọc, rồi phối chế bằng cách sử dụng acid citric hoặc Na2CO3 để điều chỉnh pH của dịch ban đầu ở các giá trị khác nhau, bổ sung đường thốt lốt để dung dịch đạt độ Brix theo yêu cầu thí nghiệm. Đồng thời bổ sung nấm men với các hàm lượng khác nhau vào dịch ban đầu và khuấy đều để nấm men phân tán đều trong dịch lên men, đậy nắp lại và để lên men ở nhiệt độ thường. Trong thời gian lên men tiến hành đo đạc các thông số như: Độ cồn, độ Brix đến khi quá trình lên men kết thúc. 3.2.2.4.Yếu tố khảo sát - Hàm lượng cồn sinh ra: Sau 2 ngày ghi nhận kết quả 1 lần. - Sự thay độ Brix: Sau 2 ngày ghi nhận kết quả 1 lần. Từ kết quả thu được từ đó chọn ra thông số tối ưu để nghiên cứu thí nghiệm tiếp theo. Các chỉ tiêu được phân tích theo các phương pháp ở phần phụ chương . 20 3.2.3.Thí nghiệm về điều vị sản phẩm 3.2.3.1.Mục đích Tìm ra hàm lượng đường thích hợp bổ sung vào dịch đã lên men để tạo ra sản phẩm có giá trị cảm quan cao về mùi vị. 3.2.3.2.Bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên 1 nhân tố, với 2 lần lặp lại. Nhân tố D: Hàm lượng đường kem bổ sung (dưới dạng dịch sirô). D1 = 0% D2 = 1% D3 = 2% D4 = 3 % Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nước thốt lốt Thanh trùng Lọc Phối chế Lên men Làm trong Điều vị D1 D2 D3 D4 Chiết chai 21 Thanh trùng Lão hóa Sản phẩm Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm điều vị 3.2.3.3.Phương pháp thực hiện Nước thốt lốt sau khi lên men, tiến hành làm trong bằng cách lọc, sau đó tiến hành điều vị bằng đường kem (dưới dạng dịch sirô) bổ sung vào với các hàm lượng khác nhau, tiếp theo đó tiến hành rót chai và thanh trùng ở 70oC trong thời gian 15 phút. Để sản phẩm ổn định 3 ngày rồi tiến hành đánh giá cảm quan. 3.2.3.4. Ghi nhận kết quả Hàm lượng đường thích hợp nhất cho sản phẩm có mùi vị được ưa chuộng nhất. Kết quả được ghi nhận qua bảng nhận xét đánh giá cảm quan. Bảng 3: Bảng đánh giá cảm quan sản phẩm nước thốt lốt lên men Chỉ tiêu Mức độ yêu cầu Điểm Mùi Vị Thích cực độ Thích vừa phải Không thích, không chán Chán vừa phải Chán cực độ 5 4 3 2 1 22 Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.Phân tích thành phần nguyên liệu nước thốt lốt Thành phần của nước thốt lốt được trình bày ở bảng 4: Bảng 4:Thành phần nguyên liệu Chỉ tiêu Kết quả Ghi chú pH 5,25 Độ Brix (%) 14 Acid toàn phần (%) 0,126 Tính dựa vào acid acetic Hàm lượng đường tổng số (%) 12,6 4.2.Ảnh hưởng của pH, độ Brix và tỉ lệ nấm men bổ sung vào đến quá trình lên men Ảnh hưởng của độ Brix ban đầu đến độ cồn sinh ra thể hiện ở bảng sau: Bảng 5:Ảnh hưởng của độ Brix ban đầu đến hàm lượng cồn sinh ra Brix, % Độ cồn, ml cồn / 100ml dung dịch Ngày 0 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 18 20 22 0 0 0 6,639a 6,944a 8,361b 7,389a 7,694a 9,194b 7,556a 7,917a 9,444b Các số liệu thống kê chỉ có ý nghĩa theo cột, các nghiệm thức có ghi chữ giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 23 01 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 Thời gian lên men (ngày) Đ ộ cồ n (m l c ồn /1 00 m l d un g dị ch ) Brix=18% Brix=20% Brix=22% Hình 3: Đồ thị biểu diễn độ cồn tăng theo thời gian lên men ở các nghiệm thức có độ Brix ban đầu khác nhau Từ kết quả thống kê ở bảng 5 và hình 3 cho thấy ứng với độ Brix ban đầu cao thì hàm lượng cồn sinh ra cao. Cụ thể ở độ Brix ban đầu là 18% thì hàm lượng cồn sinh ra là thấp nhất, còn ở độ Brix ban đầu là 20% tuy hàm lượng cồn sinh ra cao hơn so với ở độ Brix ban đầu 18% nhưng sự khác biệt ở đây không có ý nghĩa về mặt thống kê, còn đối với ở độ Brix là 22% thì hàm lượng cồn sinh ra là cao nhất, việc này chứng tỏ ở độ Brix ban đầu 22% thì thích hợp hơn cho quá trình lên men, điều này cũng tương đối hợp lý, bởi vì dựa vào bảng 6 và hình 4 thì ở độ Brix ban đầu là 18% và 22% thì sau 2 ngày lên men, cũng như sau giai đoạn phát triển sinh khối thì hàm lượng đường còn lại rất thấp do tế bào nấm men sử dụng đường để phát triển sinh khối nên đến khi chuyển sang giai đoạn lên men chính thì hàm lượng đường không còn đủ để cho nấm men hoạt động, nên tốc độ lên men giảm và hàm lượng cồn sinh ra thấp. Ngược lại ở độ Brix ban đầu là 22% thì sau giai đoạn phát triển sinh khối, hàm lượng đường còn lại tương đối cao so với ở độ Brix là 18% và 20%, nên đến giai đoạn lên men chính thì quá trình lên men vẫn tiếp tục diễn ra mạnh, kết quả là hàm lượng cồn sinh ra cao hơn so với độ Brix ban đầu là 18% và 20% và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Do đó chúng tôi quyết định chọn độ Brix ban đầu cho dịch lên men là 22%. 24 Song song với sự biến đổi hàm lượng cồn sinh ra là sự biến đổi độ Brix theo thời gian lên men và được thể hiện ở bảng sau: Bảng 6:Sự biến đổi độ Brix theo thời gian lên men ở các nghiệm thức có độ Brix ban đầu khác nhau Brix, % Độ Brix, %Ngày 0 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 18 20 22 18 20 22 9,211a 10,222b 12,322c 8,589a 9,689b 11,633c 8,478a 9,159b 11,478c Các số liệu thống kê chỉ có ý nghĩa theo cột, các nghiệm thức có ghi chữ giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ ý nghĩa 5% 0 4 8 12 16 20 24 0 2 4 6 Thời gian lên men (ngày) Đ ộ B ri x (% ) Brix=18% Brix=20% Brix=22% Hình 4: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ Brix theo thời gian lên men Ngoài độ Brix ra thì tỉ lệ nấm men cũng ảnh hưởng đến quá trình lên men, cũng như là độ cồn sinh ra và sự ảnh hưởng này được thể hiện ở bảng sau: 25 Bảng 7:Ảnh hưởng của các tỉ lệ nấm men bổ sung vào đến hàm lượng cồn sinh ra theo thời gian Nấm men, % Độ cồn, ml cồn/ 100ml dung dịch Ngày 0 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 0 0,1 0,2 0 0 0 6,694a 7,25b 8,00c 7,417a 7,917a 8,917b 7,583a 8,25b 9,028c Các số liệu thống kê chỉ có ý nghĩa theo cột, các nghiệm thức có ghi chữ giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 Thời gian lên men (ngày) Đ ộ cồ n (m l c ồn /1 00 m l d un g dị ch ) Nấm men=0% Nấm men=0,1% Nấm men=0,2% Hình 5: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi độ cồn theo thời gian lên men ở các tỉ lệ nấm men khác nhau Dựa vào bảng 7 và hình 5 cho thấy khi tăng hàm lượng nấm men bổ sung vào dịch lên men thì hàm lượng cồn sinh ra cũng tăng. Cụ thể là khi không bổ sung nấm men (0%) thì hàm lượng cồn sinh ra là thấp nhất, còn đối với tỷ lệ nấm men 0,2% thì hàm lượng cồn sinh ra là cao nhất. Điều này dễ hiểu bởi vì dựa vào bảng 8 và hình 6 cho thấy ở tỉ lệ nấm men 0,2%, hàm lượng tế bào nấm men cao, sinh khối tế bào tăng nhanh, quá trình lên men diễn ra mạnh làm cho độ Brix cũng giảm nhanh sau 4 ngày lên men và giảm rất ít ở ngày thứ 6, nên ở tỉ lệ nấm men này thì quá trình lên men kết thúc sớm hơn so với tỉ lệ nấm men là 0% và 0,1%. Ở tỉ lệ nấm men là 0,1% và không bổ sung ( 0%) thì tế bào nấm men ít, sinh khối tế bào tăng chậm, hàm lượng cồn sinh ra thấp và quá trình lên men kéo dài nên hàm 26 lượng cồn sinh ra ở ngày thứ 6 vẫn còn tăng so với ngày thứ 4. Cũng ở tỉ lệ nấm men này, quá trình lên men dễ bị ảnh hưởng của sự tấn công bởi vi sinh vật khác, đặc biệt là vi khuẩn lactic. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi quyết định chọn tỉ lệ nấm men bổ sung là 0,2% để làm cơ sở cho các thí nghiệm tiếp theo. Đồng thời với sự biến đổi hàm lượng cồn sinh ra là sự biến đổi độ Brix theo thời gian lên men và được thể hiện ở bảng sau: Bảng 8:Sự biến đổi độ Brix ở các tỉ lệ nấm men khác nhau theo thời gian Nấm men , % Độ Brix, % Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 0 0,1 0,2 11,044a 10,578b 10,133c 10,500a 10,089b 9,322c 10,367a 9,956b 9,222c Các số liệu thống kê chỉ có ý nghĩa theo cột, các nghiệm thức có ghi chữ giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa về thống kê ở mức độ ý nghĩa 5% 9 9,4 9,8 10,2 10,6 11 11,4 2 4 6 Thời gian lên men ( ngày) Đ ộ B ri x (% ) Nấm men=0% Nấm men=0,1% Nấm men=0,2% Hình 6: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ Brix theo thời gian lên men ở các tỉ lệ nấm men khác nhau pH của dịch ban đầu cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lên men, cũng như hàm lượng cồn sinh ra, và sự ảnh hưởng này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 9:Ảnh hưởng của pH ban đầu đến hàm lượng cồn sinh ra theo thời gian 27 PH Độ cồn, ml cồn / 100ml dung dịchNgày 0 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 4,5 5,5 6,5 0 0 0 7,556a 7,222a 7,167a 8,778a 8,000b 7,500c 8,917a 8,222b 7,722c Các số liệu thống kê chỉ có ý nghĩa theo cột, các nghiệm thức có ghi chữ giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 Thời gian lên men (ngày) Đ ộ cồ n (m l c ồn /1 00 m l d un g dị ch ) pH=4,5 pH=5,5 pH=6,5 Hình 7: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi độ cồn theo thời gian lên men ở các pH ban đầu khác nhau Mỗi loại nấm men chỉ hoạt động trong những giới hạn pH nhất định. Nấm men bắt đầu lên men từ ngày thứ 2 trở đi, sản sinh ra rượu và một lượng acid hữu cơ làm cho pH môi trường giảm xuống. Kết quả bảng 9 và hình 7 cho thấy, khi tăng pH của dịch ban đầu thì hàm lượng cồn sinh ra giảm xuống. Ở giá trị pH ban đầu là 4,5 thì hàm lượng cồn sinh ra nhanh và đạt trị số cao nhất, còn ở giá trị pH= 6,5 thì hàm lượng cồn sinh ra là thấp nhất, ở pH = 5,5 tuy hàm lượng cồn sinh ra cao hơn so với ở pH = 6,5 nhưng lại thấp hơn so với ở pH = 4,5, và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Sự biến đổi độ Brix theo thời gian lên men ở các pH ban đầu khác nhau được thể hiện ở bảng sau: Bảng 10:Sự thay đổi độ Brix ở các pH ban đầu khác nhau theo thời gian lên men 28 pH Độ Brix , %Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 4,5 5,5 6,5 9,367a 11,011b 11,378c 8,622a 10,422b 10,867c 8,522a 10,266b 10,756c Các số liệu thống kê chỉ có ý nghĩa theo cột, các nghiệm thức có ghi chữ giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 8 8,4 8,8 9,2 9,6 10 10,4 10,8 11,2 11,6 2 4 6 Thời gian lên men (ngày) Đ ộ B ri x (% ) pH=4,5 pH=5,5 pH=6,5 Hình 8: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ Brix theo thời gian lên men ở các pH khác nhau Kết quả ở bảng 10 và hình 8 cho thấy ở giá trị pH = 5,5 và pH = 6,5 thì nấm men phát triển sinh khối không tối đa, lên men chậm, hàm lượng cồn sinh ra không cao. Mặt khác, ở pH = 5,5 và pH = 6,5 khi lên men thường bị nhiễm vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn lactic. Ở giá trị pH = 4,5 thì thích hợp hơn cho sự phát triển của nấm men, cho nên ở điều kiện pH này, quá trình lên men xảy ra nhanh, hàm lượng cồn sinh ra cao. Đồng thời ở giá trị pH = 4,5 hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn lactic và nấm men hoang dại. Do đó, từ kết quả trên chúng tôi quyết định chọn giá trị pH = 4,5 cho dịch lên men ban đầu và để làm cơ sở cho thí nghiệm tiếp theo. 29 4.3.Điểm cảm quan sản phẩm ở thí nghiệm điều vị Điểm cảm quan sản phẩm sau khi điều vị được thống kê như sau: Bảng 11:Điểm cảm quan sản phẩm nước thốt lốt lên men của các thành viên Hàm lượng đường, % Điểm 0 1 2 3 3,05ab 2,9a 4,45c 3,45b Qua kết quả cảm quan ở bảng 11 cho thấy sản phẩm điều vị ở 2% hàm lượng đường kem (dưới dạng dịch sirô) được đánh giá cảm quan là tốt nhất có vị hài hòa. Đối với sản phẩm điều vị ở hàm lượng đường 3% tuy có số điểm cảm quan cao hơn không bổ sung (0%) nhưng sự khác biệt này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê, bởi vì ở cả 2 hàm lượng đường này đều cho sản phẩm chưa có vị hài hòa, do sau khi lên men hàm lượng đường còn lại rất ít, lại không bổ sung thêm đường nên sản phẩm rất nhạt, tương tự ở hàm lượng đường 1% tuy có bổ sung đường nhưng ở hàm lượng thấp nên sản phẩm vẫn còn nhạt. Ngược lại ở hàm lượng đường 3% thì hàm lượng đường bổ sung tương đối nhiều nên sản phẩm hơi ngọt, từ kết quả trên cho thấy ở cả 3 hàm lượng đường 3%, 1% và không bổ sung đường đều cho sản phẩm có vị không hài hòa, giá trị cảm quan thấp. Do đó chúng tôi quyết định chọn hàm lượng đường 2% để điều vị cho sản phẩm. 4.4.Kết quả phân tích sản phẩm nước thốt lốt lên men Kết quả phân tích nước thốt lốt lên men thành phẩm như sau: Bảng 12:Kết quả phân tích nước thốt lốt lên men thành phẩm so với tiêu chuẩn rượu uống của TCVN 5013 - 89 Chỉ tiêu Kết quả Tiêu chuẩn 30 phân tích Độ rượu (%) Andehyt (mg acetaldehyt/ lit rượu 100o) Ester (mg etyl acetat / lit rượu 100o) Furfural 10 40 180 Không có Không quy định ≤ 50 ≤ 200 Vết So sánh kết quả phân tích nước thốt lốt lên men thành phẩm và bảng chỉ tiêu của rượu cho thấy, các chỉ tiêu của nước thốt lốt lên men đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn rượu, từ đó cho thấy sản phẩm nước thốt lốt lên men là sản phẩm đạt chất lượng. 31 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi tiến hành các thí nghiệm và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men nước thốt lốt chúng tôi rút ra được những thông số thích hợp như sau: - Tỷ lệ nấm men cấy bổ sung vào dịch thốt lốt đã xử lý là: 0,2% - Độ Brix ban đầu của dịch lên men cần chỉnh để đạt 22% - pH ban đầu thích hợp cho quá trình lên men là 4,5 - Thời gian kết thúc quá trình lên men là 6 ngày. - Sản phẩm được điều vị ở 2% đường kem (dưới dạng dịch sirô ) để đạt chất lượng cảm quan của sản phẩm. Qui trình đề nghị Nước thốt lốt Thanh trùng ( NaHSO3 140mg/l) Lọc Brix = 22% Phối chế pH = 4,5 Nấm men = 0,2% Lên men Làm trong Điều vị ( 2% đường) Chiết chai Thanh trùng ( 70oC, 15 phút) 32 Để ổn định Sản phẩm Hình 9: Sơ đồ qui trình đề nghị 5.2. Đề nghị Do chưa có điều kiện nghiên cứu hoàn chỉnh sản phẩm nước thốt lốt lên men chúng tôi đề nghị dựa trên các thông số tìm được tiếp tục bố trí thí nghiệm nghiên cứu thêm: - Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình lên men. - Nồng độ chất sát khuẩn thích hợp. - Các biện pháp và điều kiện bảo quản nước thốt lốt lên men. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Công Hậu. 1983. Chế biến rượu vang trái cây gia đình. TP Hồ Chí Minh. NXB Nông Nghiệp. 2. Nguyễn Văn Long. 2002. Nghiên cứu ảnh hưởng của các tác động trong qui trình thu hoạch và chế biến đến chất lượng sản phẩm nước thốt lốt. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Công Nghệ Thực Phẩm. Khoa Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ. 3. Lương Đức Phẩm. 1998. Công nghệ vi sinh vật. Hà Nội. NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 4. Hoàng Xuân Phương. 2004. Thốt lốt trong kinh tế nông thôn miền núi. Tạp chí khoa học công nghệ, Sở khoa học công nghệ môi trường An Giang. Số 5/2004. 5. Smith Jim. 1991. Food Additive User’s Handbook. New York. 6. Trần Minh Tâm. 2000. Công nghệ vi sinh ứng dụng. TP Hồ Chí Minh. NXB Nông Nghiệp. 7. Trần Thị Thanh. 2001. Công nghệ vi sinh. NXB Giáo Dục. 8. Nguyễn Đình Thưởng. 2000. Công nghệ sản xuất và kiểm tra cồn etylic. Hà Nội. NXB Khoa học và kỹ thuật. 9. Nguyễn Văn Tùng. 2003. Nghiên cứu chế biến rượu mận. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Công Nghệ Thực Phẩm. Khoa Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ. 10.Trần Thị Thùy Trang. 2003. Nghiên cứu lên men rượu sơri. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Công Nghệ Thực Phẩm. Khoa Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ. 11.Toddy and Palm wine – Fermented plant saps. Đọc từ: http:///www. itdg. org/ docs/ technical. Information – service/ toddy – palm – wine.pdf. ( đọc ngày 21. 06.2005) 34 PHỤ CHƯƠNG 1. HÌNH ẢNH Hình 10: Nguyên liệu nước thốt lốt Hình 11: Nước thốt lốt đang lên men pc-1 Hình 12: Kết thúc quá trình lên men nước thốt lốt Hình 13: Sản phẩm nước thốt lốt lên men pc-2 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.1. Phương pháp phân tích đường tổng số bằng phương pháp Bertrand 2.1.1. Nguyên lý Glucid trực tiếp khử oxy có tính khử Cu(OH)2 ở môi trường kiềm mạnh, làm cho nó kết tủa dưới thể Cu2O màu đỏ gạch, số lượng Cu2O tương ứng với số lượng gluxit khử oxy. Phương trình phản ứng: RCHO + 2Cu(OH)2  RCOOH + Cu2O + 2H2O Cu2O có tính chất khử oxy, chuyển muối sắt (III) thành muối sắt (II) ở môi trường axit. Dùng KMnO4 để chuẩn độ FeSO4 ở môi trường axit. Từ số ml KMnO4 0,1N dùng để chuẩn độ FeSO4 hình thành, tra bảng tính hàm lượng đường cần phân tích. 2.1.2. Chuẩn bị mẫu - Dùng pipet hút 10 ml dung dịch cần phân tích cho vào bình tam giác, tiếp tục cho thêm 50 ml nước cất vào bình. - Cho vào 5 ml acid HCl đậm đặc, đem đi thuỷ phân. - Trung hoà mẫu bằng dung dịch NaOH có nồng độ giảm dần: 30%, 10%, 1N, 0,1N với chất chỉ thị là phenolphtalein. - Khử tạp chất bằng 7 ml chì acetat 70%. Sau 5 phút cho tiếp từ 18- 20 ml Na2SO4 vào để kết tủa lượng chì acetat dư. - Lọc lấy phần nước trong và lấy dịch lọc để chuẩn độ. 2.1.3. Các bước chuẩn độ - Hút 20 ml hỗn hợp Fehling ( 10 ml Fehling A + 10 ml Fehling B ) cho vào bình tam giác. Cho tiếp 10 ml dịch lọc đã chuẩn bị và 20 ml nước cất, đặt lên bếp điện đun sôi. Đun sôi đúng 2 phút kể từ khi xuất hiện bọt đầu tiên. - Lấy bình ra và để nghiêng cho cặn đồng ( Cu2O) lắng xuống. Gạn lấy phần nước bên trên và rửa kết tủa Cu2O vài lần bằng nước đã đun sôi. Quá trình lọc và rửa được tiến hành trên phễu lọc chân không. - Sau khi gạn hết nước cho vào bình tam giác 20 ml dung dịch sắt (III) sunfat để hoà tan kết tủa Cu2O, thay bình hút lọc cũ bằng bình mới, đổ dung dịch pc-3 trong bình tam giác lên lớp cặn còn lại trên phễu, tráng bình và phễu bằng Fe2(SO4)3 cho đến khi không còn vết Cu2O. - Lấy bình lọc ra và chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt vững bền trong 15 giây. - Từ thể tích KMnO4 0,1N đã dùng tra bảng tính hàm lượng đường theo công thức: X = Trong đó: G1: Số tra bảng G : Khối lượng mẫu 2.2. Phương pháp xác định độ cồn bằng phương pháp chưng cất Rượu thử sau khi chưng cất được đem định lượng ethanol theo phương pháp sau: - Đổ dung dịch cần đo vào ống đong. - Thả từ từ rượu kế vào ống đong và để yên cho rượu kế ổn định vị trí đứng yên cân bằng. - Nhìn giới hạn tiếp xúc giữa rượu kế và bề mặt dung dịch rồi đọc số đo trên rượu kế và đọc nhiệt độ. Tra bảng nhiệt độ và độ rượu tương ứng ta sẽ biết được nồng độ ethanol của dung dịch ở điều kiện chuẩn ( % thể tích cồn ở 20oC ). 2.3. Phương pháp xác định hàm lượng ester theo TCVN 378 - 36 - Hút 10 ml rượu cho vào bình tam giác + 3 giọt phenolphtalein, lắc đều. - Trung hoà bằng NaOH 0,05N. - Thêm 10 ml NaOH 0,1N. - Lắp ống làm lạnh, đặt vào nồi nước đang sôi, đun sôi trong 1 giờ. Lấy ra làm lạnh ngay. - Thêm chính xác 10 ml dung dịch H2SO4 0,1N. - Chuẩn axit dư bằng dung dịch NaOH 0,05N đến màu phớt hồng. - Làm tương tự đối với mẫu trắng. pc-4 G1 * 100 * HSPL G * 1000 Công thức kết quả: Hàm lượng ester tính bằng số ml metyl acetat có trong 1 lít rượu 100o X = V: Thể tích rượu đem phân tích. V1: Thể tích NaOH 0,05N tiêu tốn chuẩn mẫu trắng. V2: Thể tích NaOH 0,05N tiêu tốn chuẩn mẫu thử. 8,8: Số mg etyl acetat ứng với 1 ml NaOH 0,1N. 1000: Hệ số tính chuyển ra lít. 100/C: Hệ số chuyển độ rượu từ C độ về 100 độ. 2.4. Phương pháp xác định hàm lượng aldehyt theo TCVN 378 - 36 - Lấy V thể tích rượu mẫu cho vào bình tam giác 500 ml + 50 ml dung dịch A + 50 ml dung dịch B, để yên trong 20 phút, thêm nước cất đủ 270 ml - Thêm 10 ml NaOH để dung dịch trong bình có pH bằng 2. - Oxy hoá sunfit dư bằng Iot 0,1N với chỉ thị hồ tinh bột đến mức phớt xanh. - Thêm từ từ dung dịch C đến khi pH trong bình có pH = 9,5. - Chuẩn độ sunfit thoát ra bằng dung dịch Iot 0,01N đến màu phớt xanh. - Làm tương tự đối với mẫu trắng. - Tính kết quả: Hàm lượng andehyt tra bằng số mg axetatdehyt trong 1lit rượu 100o theo công thức: X = a: Thể tích dung dịch Iot 0,01N tiêu tốn khi chuẩn mẫu thử. b: Thể tích dung dịch Iot 0,01N tiêu tốn khi chuẩn mẫu trắng. N: Nồng độ đương lượng của dung dịch Iot. V: Thể tích rượu mẫu. 22: Đương lượng gam của acetaldehyt 1000: Hệ số tính chuyển ra lít. 100/C: Hệ số chuyển độ rượu từ C độ về 100 độ pc-5 8,8*( V2- V1)* 1000*100 V * 2 * C 22*(a – b)* N *1000*100 V * C 2.5. Phương pháp định tính furfurol 10 ml rượu chưng cất + 1ml acid acetic đậm đặc, lắc đều, sau đó cho tiếp 10 giọt anilin, để yên khoãng 20 phút, nếu không thấy xuất hiện màu hồng thì không có sự hiện diện của furfurol, nếu dung dịch có màu hồng thì có sự hiện diện của furfurol. 3. XỬ LÝ THỐNG KÊ 3.1. Sự biến đổi hàm lượng rượu sinh ra sau 2 ngày lên men ở các tỉ lệ nấm men khác nhau. Analysis of Variance for Con ngay 2 - Type III Sums of Squares -------------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value -------------------------------------------------------------------------------- MAIN EFFECTS A:Nam men 15.4537 2 7.72685 15.32 0.0000 B:pH 1.59259 2 0.796296 1.58 0.2169 C:Brix 30.3981 2 15.1991 30.14 0.0000 RESIDUAL 23.7037 47 0.504334 -------------------------------------------------------------------------------- TOTAL (CORRECTED) 71.1481 53 -------------------------------------------------------------------------------- Multiple Range Tests for Con ngay 2 by Nam men -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Nam men Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 0 18 6.69444 X 0.1 18 7.25 X 0.2 18 8.0 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 0 - 0.1 *-0.555556 0.476223 0 - 0.2 *-1.30556 0.476223 0.1 - 0.2 *-0.75 0.476223 -------------------------------------------------------------------------------- 3.2.Sự biến đổi độ Brix sau 2 ngày lên men ở các tỉ lệ nấm men khác nhau. Multiple Range Tests for Brix ngay 2 by Nam men -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Nam men Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 0.2 18 10.1333 X 0.1 18 10.5778 X 0 18 11.0444 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 0 - 0.1 *0.466667 0.312825 0 - 0.2 *0.911111 0.312825 0.1 - 0.2 *0.444444 0.312825 -------------------------------------------------------------------------------- pc-6 3.3. Sự biến đổi hàm lượng rượu sinh ra sau 2 ngày lên men ở các độ Brix ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for Con ngay 2 by Brix -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Brix Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 18 18 6.63889 X 20 18 6.94444 X 22 18 8.36111 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 18 - 20 -0.305556 0.476223 18 - 22 *-1.72222 0.476223 20 - 22 *-1.41667 0.476223 -------------------------------------------------------------------------------- 3.4. Sự biến đổi độ Brix sau 2 ngày lên men ở các độ Brix ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for Brix ngay 2 by Brix -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Brix Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 18 18 9.21111 X 20 18 10.2222 X 22 18 12.3222 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 18 - 20 *-1.01111 0.312825 18 - 22 *-3.11111 0.312825 20 - 22 *-2.1 0.312825 -------------------------------------------------------------------------------- pc-7 3.5. Sự biến đổi hàm lượng rượu sinh ra sau 2 ngày lên men ở các pH ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for Con ngay 2 by pH -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD pH Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 6.5 18 7.16667 X 5.5 18 7.22222 X 4.5 18 7.55556 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 4.5 - 5.5 0.333333 0.476223 4.5 - 6.5 0.388889 0.476223 5.5 - 6.5 0.0555556 0.476223 -------------------------------------------------------------------------------- 3.6. Sự biến đổi độ Brix sau 2 ngày lên men ở các pH ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for Brix ngay 2 by pH -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD pH Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 4.5 18 9.36667 X 5.5 18 11.0111 X 6.5 18 11.3778 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 4.5 - 5.5 *-1.64444 0.312825 4.5 - 6.5 *-2.01111 0.312825 5.5 - 6.5 *-0.366667 0.312825 -------------------------------------------------------------------------------- pc-8 3.7. Sự biến đổi hàm lượng rượu sinh ra sau 4 ngày lên men ở các tỉ lệ nấm men khác nhau. Analysis of Variance for Con ngay 4 - Type III Sums of Squares -------------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value -------------------------------------------------------------------------------- MAIN EFFECTS A:Nam men 20.3426 2 10.1713 19.80 0.0000 B:Brix 33.6204 2 16.8102 32.72 0.0000 C:pH 14.9259 2 7.46296 14.53 0.0000 RESIDUAL 24.1481 47 0.51379 -------------------------------------------------------------------------------- TOTAL (CORRECTED) 93.037 53 -------------------------------------------------------------------------------- All F-ratios are based on the residual mean square error. Multiple Range Tests for Con ngay 4 by Nam men -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Nam men Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 0 18 7.44444 X 0.1 18 7.91667 X 0.2 18 8.91667 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 0 - 0.1 -0.472222 0.480667 0 - 0.2 *-1.47222 0.480667 0.1 - 0.2 *-1.0 0.480667 -------------------------------------------------------------------------------- 3.8. Sự biến đổi độ Brix sau 4 ngày lên men ở các tỉ lệ nấm men khác nhau. Multiple Range Tests for Brix ngay 4 by Nam men -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Nam men Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 0.2 18 9.32222 X 0.1 18 10.0889 X 0 18 10.5 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 0 - 0.1 *0.411111 0.324435 0 - 0.2 *1.17778 0.324435 0.1 - 0.2 *0.766667 0.324435 -------------------------------------------------------------------------------- pc-9 3.9. Sự biến đổi hàm lượng rượu sinh ra sau 4 ngày lên men ở các độ Brix ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for Con ngay 4 by Brix -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Brix Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 18 18 7.38889 X 20 18 7.69444 X 22 18 9.19444 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 18 - 20 -0.305556 0.480667 18 - 22 *-1.80556 0.480667 20 - 22 *-1.5 0.480667 -------------------------------------------------------------------------------- 3.10. Sự biến đổi độ Brix sau 4 ngày lên men ở các độ Brix ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for Brix ngay 4 by Brix -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Brix Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 18 18 8.58889 X 20 18 9.68889 X 22 18 11.6333 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 18 - 20 *-1.1 0.324435 18 - 22 *-3.04444 0.324435 20 - 22 *-1.94444 0.324435 -------------------------------------------------------------------------------- pc-10 3.11. Sự biến đổi hàm lượng rượu sinh ra sau 4 ngày lên men ở các pH ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for Con ngay 4 by pH -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD pH Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 6.5 18 7.5 X 5.5 18 8.0 X 4.5 18 8.77778 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 4.5 - 5.5 *0.777778 0.480667 4.5 - 6.5 *1.27778 0.480667 5.5 - 6.5 *0.5 0.480667 -------------------------------------------------------------------------------- 3.12. Sự biến độ Brix sau 4 ngày lên men ở các pH ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for Brix ngay 4 by pH -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD pH Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 4.5 18 8.62222 X 5.5 18 10.4222 X 6.5 18 10.8667 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 4.5 - 5.5 *-1.8 0.324435 4.5 - 6.5 *-2.24444 0.324435 5.5 - 6.5 *-0.444444 0.324435 -------------------------------------------------------------------------------- pc-11 3.13. Sự biến đổi hàm lượng rượu sinh ra sau 6 ngày lên men ở các tỉ lệ nấm men khác nhau. Analysis of Variance for con ngay 6 - Type III Sums of Squares -------------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value -------------------------------------------------------------------------------- MAIN EFFECTS A:Nam men 18.8148 2 9.40741 21.78 0.0000 B:Brix 37.7315 2 18.8657 43.68 0.0000 C:pH 12.9537 2 6.47685 14.99 0.0000 RESIDUAL 20.3009 47 0.431935 -------------------------------------------------------------------------------- TOTAL (CORRECTED) 89.8009 53 -------------------------------------------------------------------------------- Multiple Range Tests for con ngay 6 by Nam men -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Nam men Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 0 18 7.58333 X 0.1 18 8.25 X 0.2 18 9.02778 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 0 - 0.1 *-0.666667 0.440718 0 - 0.2 *-1.44444 0.440718 0.1 - 0.2 *-0.777778 0.440718 -------------------------------------------------------------------------------- 4.14. Sự biến đổi độ Brix sau 6 ngày lên men ở các tỉ lệ nấm men khác nhau Multiple Range Tests for Brix ngay 6 by Nam men -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Nam men Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 0.2 18 9.22222 X 0.1 18 9.95556 X 0 18 10.3667 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 0 - 0.1 *0.411111 0.275647 0 - 0.2 *1.14444 0.275647 0.1 - 0.2 *0.733333 0.275647 -------------------------------------------------------------------------------- pc-12 3.15. Sự biến đổi hàm lượng rượu sinh ra sau 6 ngày lên men ở các độ Brix ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for con ngay 6 by Brix -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Brix Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 18 18 7.5 X 20 18 7.91667 X 22 18 9.44444 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 18 - 20 -0.416667 0.440718 18 - 22 *-1.94444 0.440718 20 - 22 *-1.52778 0.440718 -------------------------------------------------------------------------------- 3.16.Sư biến đổi độ Brix sau 6 ngày lên men ở các độ Brix ban đầu khác nhau. Multiple Range Tests for Brix ngay 6 by Brix -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Brix Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 18 18 8.47778 X 20 18 9.58889 X 22 18 11.4778 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 18 - 20 *-1.11111 0.275647 18 - 22 *-3.0 0.275647 20 - 22 *-1.88889 0.275647 -------------------------------------------------------------------------------- pc-13 3.17. Sự biến đổi hàm lượng rượu sinh ra sau 6 ngày lên men ở các pH ban đầu khác nhau Multiple Range Tests for con ngay 6 by pH -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD pH Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 6.5 18 7.72222 X 5.5 18 8.22222 X 4.5 18 8.91667 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 4.5 - 5.5 *0.694444 0.440718 4.5 - 6.5 *1.19444 0.440718 5.5 - 6.5 *0.5 0.440718 -------------------------------------------------------------------------------- 3.18. Sự biến đổi độ Brix sau 6 ngày lên men ở các pH ban đầu khác nhau Multiple Range Tests for Brix ngay 6 by pH -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD pH Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 4.5 18 8.52222 X 5.5 18 10.2667 X 6.5 18 10.7556 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 4.5 - 5.5 *-1.74444 0.275647 4.5 - 6.5 *-2.23333 0.275647 5.5 - 6.5 *-0.488889 0.275647 -------------------------------------------------------------------------------- pc-14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHuynhMuoiHen.pdf